Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Rostec – Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Ông Sergey Chemezov – TGĐ Rostec tuyên bố Tập đoàn hàng đầu của Nga về công nghiệp quốc phòng này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển công nghệ vũ trụ.


Thông cáo báo chí vừa phát đi từ Tập đoàn Rostec cho biết họ sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các chương trình công nghệ hàng không vũ trụ. Theo đó, với năng lực vượt trội, Tập đoàn Rostec có thể giúp Việt Nam trong Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho tới năm 2020.

Rostec đang có sự phát triển nhanh chóng và năng động trong ngành công nghiệp vũ trụ, tích hợp hiệu quả thành tựu công nghệ từ nhiều lĩnh vực khám phá không gian. Trong đó:

– Động cơ (tên lửa đẩy) được sản xuất bởi Liên hiệp chế tạo động cơ thống nhất (UEC) đã đưa các tàu vũ trụ Soyuz lên không gian.

– Technodinamika sản xuất các hệ thống hỗ trợ sự sống và sinh hoạt cho các phi công và phi hành gia, bao gồm cả bộ đồ chuyên dùng cho phi công vũ trụ Orlan-MKS.

– Hệ thống quang học thiết kế bởi Shvabe được lắp đặt trên các vệ tinh thám sát trái đất và chúng cũng được sử dụng phổ trên các phương tiện giám sát chủ yếu trên thế giới.

– RT‑Chemcomposite chế tạo vật liệu composit độc đáo có khả năng chịu được siêu trọng tải và nhiệt độ lớn.

“Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác truyền thống lâu dài hết sức hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực khám phá không gian, và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án của các bạn Việt Nam”, ông Sergey Chemezov – TGĐ Tập đoàn Rostec vui mừng bày tỏ.

“Rostec có nền tảng vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp tích hợp để ứng dụng vào những chương trình không gian của Chính phủ Việt Nam”.

Vì thế, thông qua Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (thành viên của Tập đoàn Rostec) và trên cơ sở mối quan tâm các đối tác (nước ngoài), các doanh nghiệp chế tạo tên lửa – công nghệ vũ trụ Nga thiết kế và phóng những phương tiện vũ trụ với nhiều ứng dụng khác nhau.

Đồng thời các thành viên của Rostec còn sản xuất những hệ thống điều khiển mặt đất để quản lý điều hành tàu vũ trụ và chế tạo nhiều tổ hợp để tiếp nhận và xử lý dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ cũng như cung cấp cho đối tác nước ngoài những dữ liệu bản đồ không gian dựa trên kết quả từ các cuộc khám phá vũ trụ.

Bên cạnh đó, Rosoboronexport cũng hỗ trợ đào tạo chuyên gia cho các nước đối tác để tiếp thu quy trình xử lý và phân tích những dữ liệu nhận được từ các phương tiện thám sát trái đất.

Rosoboronexport sẵn sàng đề xuất các dự án độc đáo một cách toàn diện và hiệu quả dành cho đối tác, ví dụ cụ thể như đưa nhà du hành vũ trụ người Malaysia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-30MKM cho nước này.

Tính đến nay, Rosoboronexport đã hỗ trợ thành công trong việc đưa 30 phương tiện không gian từ 14 quốc gia lên vũ trụ, bao gồm cả các quốc gia như Anh, Đức, Italia, Trung Quốc, Na Uy, Thụy Điển và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Theo Thời Đại
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nga sắp mang xe tăng đến Việt Nam, chuyện gì đang xảy ra?

Chỉ trong vòng vài tuần trở lại đây, các kênh truyền hình lớn của Nga liên tiếp công bố những hình ảnh về xe tăng T-90 Việt Nam, cả khi lắp ráp lẫn khi chạy thử, bắn đạn thật.


Xe tăng thế hệ mới – nhu cầu có thực của Lục quân Việt Nam

Xe tăng – xương sống và là mũi nhọn đột kích cơ giới chủ yếu của Lục quân Việt Nam có số lượng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các loại T-54, T-55 và T-62 xuất xứ từ Liên Xô cùng một số xe tăng chiến đấu chủ lực khác.

Tuy nhiên, hầu hết các xe này đã cũ, xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, thậm chí có nhiều xe còn có tuổi đời lớn hơn cả tuổi của những chiến sĩ trong kíp xe tăng. Phụ tùng thay thế khan hiếm khiến công tác đảm bảo kỹ thuật cho số xe tăng này gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, với tính năng hạn chế do được chế tạo từ lâu, những xe tăng này nếu không qua nâng cấp để hiện đại hóa, kéo dài tuổi thọ thì chúng có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu vận hành, chiến đấu trong môi trường tác chiến hiện đại.


Xe tăng T-54, T-55 vẫn đang là xương sống của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam.

Trước nhu cầu cấp bách, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quan tâm đầu tư vào việc nâng cấp hiện đại hóa một số xe tăng T-54, T-55 dưới sự trợ giúp của đối tác nước ngoài.

Tuy nhiên, so với những dòng xe tăng thế hế mới mà các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang sản xuất hàng loạt, đưa vào sử dụng rộng rãi thì với số lượng xe qua nâng cấp không nhiều thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Vì thế, song song với việc nâng cấp hiện đại hóa các xe tăng cũ, Lục quân Việt Nam đã bắt đầu được ưu tiên hơn trong việc mua sắm một số vũ khí trang bị hiện đại, tiệm cận với trình độ của thế giới, trong đó có hợp đồng mua 64 chiếc xe tăng T-90 từ Nga, thuộc phiên bản T-90S và T-90SK chỉ huy.

Hợp đồng này đã đ.a’nh dấu một bước ngoặt lớn trong việc đẩy nhanh hiện đại hóa một số quân binh chủng mũi nhọn, trong đó có Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Xe tăng T-90S/SK thứ 59 của Việt Nam đang được chế tạo.

Ngày về đã rất gần?

Tới tháng 10 này, các kênh truyền hình lớn của Nga như Russia 24, Kênh truyền hình số 1,… đồng loạt công bố những hình ảnh khiến người yêu quân sự Việt Nam nức lòng. Đó là việc những chiếc xe tăng T-90 của Việt Nam đã thành hình, lắp ráp hoàn chỉnh.

Cụ thể, các xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên dành cho Việt Nam đã hoàn thành gần như đầy đủ các công đoạn, đã được thử kín nước tại Nhà máy và đưa ra thử nghiệm trên thao trường ở tốc độ cao, có bắn đạn thật để đ.a’nh giá kỹ thuật, nghiệm thu kỹ thuật để chuẩn bị bàn giao cho khách hàng.

Như vậy, có thể thấy, trong thời gian ngắn sắp tới những chiếc xe tăng T-90 thuộc lô đầu tiên sẽ lên đường về Việt Nam và sớm được đưa vào biên chế của các đơn vị thuộc Binh chủng Tăng – Thiết giáp.


Hình ảnh những chiếc T-90 với màu sơn giống những chiếc T-90S/SK dành cho Việt Nam.

Hiện chưa rõ phía Nga sẽ giao các xe tăng T-90 Việt Nam bằng phương thức nào, tuy nhiên có thể dự đoán phương thức vận chuyển sẽ là đường biển, mặc dù thời gian lâu hơn nhưng lại là phương án tiết kiệm nhất, chở được số lớn xe tăng cùng lúc.

Do Nhà máy Uralvagonzavod (UVZ), nơi chế tạo những chiếc xe tăng T-90 cho Việt Nam nằm sâu trong nội địa Nga, cho nên trước khi lên tàu về nước bằng đường biển, có thể các xe tăng này sẽ hành quân bằng đường sắt tới cảng.

Công việc này đã quá quen thuộc với phía Nga vì Nhà máy Uralvagonzavod nói riêng và Quân đội Nga nói chung có rất nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển bằng đường sắt đối với các vũ khí trang bị hạng nặng, trong đó có xe tăng, vượt hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn km an toàn.

Hy vọng cuối năm nay hoặc đầu sang năm, xe tăng T-90 sẽ chính thức đặt xích lên dải đất hình chữ S, đ.a’nh dấu bước chuyển mình lớn của Lục quân Việt Nam, đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu của cán bộ chiến sĩ Binh chủng Tăng thiết giáp và những người yêu quân sự Việt Nam.

Theo Soha
0

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Nga giúp Việt Nam tăng sức mạnh quân sự khiến Trung Quốc lo ngại

Báo chí Trung Quốc rất chú ý theo dõi từng chương trình hợp tác quốc phòng cụ thể giữa Việt Nam và Nga. Các khí tài quân sự tối tân mà Nga trang bị có thể giúp Việt Nam “phô diễn” sức mạnh quân sự.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ông Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Nga ông Sergey Shoigu

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Nga đã tiến hành hội đàm và ký kết văn kiện mới tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng Việt — Nga trong giai đoạn mới, cho thấy quan hệ Việt — Nga đang rất tốt đẹp.
0

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Tại sao Mỹ tìm cách "kết bạn" với Việt Nam ?

Tài liệu tham khảo

Hoa Kỳ đang tìm kiếm tình hữu nghị với Việt Nam. Và tích cực đến nỗi thậm chí còn cố gắng thuyết phục Hà Nội từ bỏ mua vũ khí Nga và chuyển sang mua của Mỹ. Báo "Defense News" vài ngày trước đưa tin, dẫn từ một nguồn tin ẩn danh trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

0

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Tướng Lê Văn Cương giải thích vì sao VN hạn chế mua vũ khí Mỹ

Tuy Việt Nam quan tâm mở rộng quan hệ đối tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, cho đến nay Hà Nội vẫn không vội mua vũ khí của Mỹ, mặc dù Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ năm 2016.


Một chiến sĩ Hải quân Việt Nam đeo khẩu AK-47 trong buổi Lễ thượng cờ 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Quang Trung, Trần Hưng Đạo
0

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Nga sẵn sàng lắp tên lửa Klub cho chiến hạm của Việt Nam

Giám đốc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk cho biết Nga sẵn sàng lắp hệ thống tên lửa hành trình Klub cho các tàu hộ vệ Gepard của Việt Nam, trong khi có tin nói Trung Quốc tức giận vì điều này.


Các tên lửa Klub được thiết kế cho các chiến hạm với khả năng đánh trúng các mục tiêu trên biển và trên bộ.

Năm 2011, Nga đã bàn giao hai tàu hộ vệ Gepard cho Việt Nam, và hai chiếc khác hiện đang được đóng tại nhà máy Zelenodolsk.

Hồi tháng Năm, một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng khiếu nại, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội.

Các nhà quan sát tình hình khu vực nhận định rằng việc Hà Nội mua loại tên lửa của Nga là một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam nhằm đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải leo thang.

Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300 km và vì thế, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm và chiến hạm.

Việt Nam chưa lên tiếng trước các thông tin về tên lửa Klub của Nga nhưng các quan chức nước này từng nói rằng việc mua sắm các loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, chỉ nhằm mục đích phòng thủ, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế.

Theo Spunik, Want China Times
0

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Báo Nga phản bác Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Tờ báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.

Ngày 1/6, trên trang mạng của tờ báo Nga “Gazeta.ru” có đăng bài bình luận – phân tích của nhà báo Vladimir Koriaghin về những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc tiến hành việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bài báo có nhan đề “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận”, với hơn 2.500 từ, phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây... để khẳng định tính phi lý của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.


Ảnh chụp màn hình tờ báo Nga và bài báo nói về Hoàng Sa

Mở đầu, bài báo nêu vấn đề: Bất đồng giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông đang gây ra những xung đột về lãnh thổ, trong đó một bên là CHND Trung Hoa. Và “Gazeta.Ru” tìm ra lịch sử các xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam khi lý giải vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Với đề mục “400 năm không Trung Quốc”, bài báo đã dẫn ra một số cứ liệu địa lý, lịch sử để khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa trong mấy thế kỷ gần đây không có trong bản đồ của Trung Hoa thời cổ lẫn kim. Tác giả nêu vị trí kinh độ, vĩ độ, rồi nêu một điểm đáng ghi nhận trong tập bản đồ cổ của Việt Nam từ Thế kỷ thứ 17, khẳng định trong đó lần đầu tiên nhắc đến tên “Cát Vàng” (tức “Hoàng Sa”) và quần đảo “Spratli”.

Theo các cứ liệu lịch sử, vào năm 1721, một Công ty của Việt Nam mang tên “Công ty Hoàng Sa” đã được thành lập nhằm khai thác các đảo trong vùng Biển Đông cũng như cử các đội tàu tới đó. Trong khi đó thì trong tất cả các tư liệu cùng thời của Trung Quốc, không hề có chữ nào nhắc tới Spratli hay Paraseli.

Bài báo còn đưa ra những tư liệu lịch sử nói về sự có mặt liên tục của Việt Nam qua các thời kỳ và đến tận đầu thế kỷ 19, khi Thực dân Pháp đô hộ và lập từ điển Latin – An Nam thì quần đảo Hoàng Sa vẫn được lấy theo tên gọi “Cát vàng” của Việt Nam. Một câu chuyện được dẫn ra để chứng minh việc Trung Quốc không hề có vai trò gì ở đây là vào cuối thế kỷ 19, trong khu vực Hoàng Sa xảy ra tại nạn với 2 chiếc tàu của Vương Quốc Anh chở nhiều tài sản quý. Người dân Trung Quốc thuộc tỉnh Hải Nam đã chiếm hết số tài sản này, khiến người Anh nổi giận. Nhưng khi đó, người Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bởi thế Chính quyền nước này không chịu trách nhiệm gì về những việc xảy ra trên quần đảo này.

Sau những phân tích đó, tác giả bài báo cho rằng, những hành động của Trung Quốc gây mâu thuẫn và tranh chấp trong khu vực Hoàng Sa là do tư tưởng bá quyền của Trung Quốc. Tác giả tiếp tục đưa ra những cứ liệu lịch sử để vạch ra những hành động sai trái của Trung Quốc khi từng bước “Hán hóa” quần đảo Hoàng Sa.

Từ chỗ cho ra bản đồ hành chính mới của Trung Quốc năm 1933 gọi quần đảo Spratli và Parasel là Nam Sa và Tây Sa... rồi đến việc vào năm 1947 Trung Quốc chính thức tuyên bố các tên gọi Nam Sa và Tây Sa cho các quần đảo mà Trung Quốc chiếm trước khi người Pháp cùng người Việt Nam ra giải giáp vũ khí của quân Nhật sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Tiếp đó là nhiều sự kiện khác nữa, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn được tác giả bài báo nhắc lại thông qua sự kiện xảy ra vào tháng 1/1974. Khi đó Trung Quốc đã dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát và bắt đầu chuẩn bị khai thác trong khu vực Spratli.

Tác giả bài báo dùng cụm từ “Bắc Kinh đốn củi” để nói về quan điểm không thay đổi của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Thời gian đó, khi dầu mỏ và khí đốt được tìm thấy vào đầu những năm 1990 cách không xa quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đứng ngồi không yên.

Đã xảy ra những va chạm ở phạm vi cục bộ trên vùng Biển Đông trong nhiều năm, nhưng không dẫn đến đụng độ quân sự.

Rồi đến sự kiện giàn khoan Hải Dương – 981. Tác giả bài báo, Vladimir Kuriaghin khẳng định Trung Quốc đã để xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung Quốc. Tác giả dẫn ra những hành động, lời phát biểu của cộng đồng quốc tế cũng như của người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc đã không đưa ra những phản hồi xây dựng đối với những đòi hỏi hợp pháp từ phía các đại diện của cộng đồng thế giới.

Cũng trong bài báo của mình, tác giả Kuriaghin trích dẫn ý kiến của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đôngvà quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thông qua cuộc trao đổi của họ với “Gazeta.Ru”, để lý giải về bản chất của những gì đang diễn ra và triển vọng giải quyết xung đột. Đó là Grigori Locshin, Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Ivan Melnikov, Phó Chủ tịch Thứ Nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Duma Quốc gia Nga (tức Hạ Viện); Giáo sư Viện Hàn lâm Quốc phòng Australia Carl Thayer, một trong những chuyên gia uy tín nhất trong nghiên cứu Biển Đông; Nicolai Kolesnic, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức Xã hội liên vùng các cựu chiến binh Nga tại Việt Nam; Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Peterburg Vladimir Kolotov và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Ilya Usov....

Qua các ý kiến này, việc làm của Trung Quốc càng bị khẳng định là sai trái, gây bất ổn trong khu vực. Dư luận chung đều lo ngại diễn biến căng thẳng này và bày tỏ mong muốn các bên giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình.

Đặc biệt, trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu: “Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga xuất hiện một mối nguy hiểm (đây quả thực là nguy hiểm), rằng Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì sẽ là sai lầm”./.

Theo Điệp Anh
VOV-Moscow
0

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Nga mở đường bay tới Vịnh Cam Ranh

13/11/2012- Hàng không Nga chuẩn bị mở đường bay trực tiếp từ Chelyabinsk tới Cam Ranh, Khánh Hòa.


Thành phố Chelyabinsk nằm tại vùng núi Ural ngăn cách châu Âu và châu Á. Thành phố này là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Nga.

Hãng tin Interfax-Ural cho hay hôm thứ Hai 12/11 rằng ngay mùa đông này, sẽ có các chuyến bay định kỳ từ Chelyabinsk tới Cam Ranh.

Tuy nhiên hãng này không cho biết tần suất các chuyến bay.

Trước đây, Hàng không Vladivostok cũng đã có các chuyến bay đưa khách Nga từ Vladivostok và Khabarovsk tới Cam Ranh, nhưng không thường xuyên.

Mục tiêu là thúc đẩy khách Nga đi du lịch ở miền Trung Việt Nam.

Gần đây cũng có thông tin nói Nga đang vận động để xây dựng một cơ sở nghỉ dưỡng ở Cam Ranh.

Địa chỉ quen thuộc

Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung đã trở nên quen thuộc với người Nga kể từ khi quân đội Nga được quyền sử dụng quân cảng Cam Ranh.

Theo một thỏa thuận ký giữa hai nhà nước, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Trong tình hình mới, Vịnh Cam Ranh sẽ là nơi Việt Nam lập căn cứ tàu ngầm và sự tham gia của người Nga, quốc gia sản xuất tàu ngầm cho Việt Nam, là không thể tránh khỏi.

Hải quân Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần sử dụng cơ sở dịch vụ của cảng Cam Ranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã bắt đầu chuyến thăm Việt Nam tháng Sáu năm nay ở Cam Ranh.

Nguồn: BBC
0

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Nga-Việt: Đàm phán việc thành lập căn cứ mới ở Cam Ranh

08/11/2012- Chủ đề thành lập căn cứ dành cho các tàu Nga ở Cam Ranh đang tiếp tục bàn bạc, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã nói với các nhà báo.


Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập căn cứ cho các tàu Nga ở Cam Ranh – ông Medvedev cho biết - Đây là chủ đề của chương trình nghị sự và đang tiếp tục thỏa thuận."

Thủ tướng nói thêm rằng hai bên đã xác định được với các đối tác và phía Việt Nam sẽ tự quyết định cách hợp thức mối quan hệ với các đối tác. “Chủ đề này đã và sẽ được tiếp tục được thảo luận. Tôi nghĩ rằng nó sẽ có kết quả tích cực", Đài Tiếng nói nước Nga cho hay.

Báo Đất Việt dẫn tin Itar-Tass nói Việt Nam đã quyết định hình thức hợp tác trong vấn đề này. Thủ tướng Nga đánh giá việc hợp tác là khả quan.


Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev lạc quan với khả năng Nga quay lại Cam Ranh

Trước đây, Liên Xô/Nga từng thiết lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh. Vịnh có thể tránh được bão từ biển Đông nhờ một bán đảo dài chừng 30km. Với địa thế của mình, Cam Ranh được coi là cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới.

Thời chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một trong những căn cứ hậu cần lớn của Mỹ. Người Mỹ đã xây dựng sân bay và một cảng biển hiện đại tại Cam Ranh. Sân bay Cam Ranh là nơi đóng quân của phi đội máy bay tiêm kích chiến thuận số 1 và phi đội máy bay vận tải của Mỹ.

Hồi tháng 6-2012, Trang Defense-update nói Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Panetta đã trình bày rõ ràng ​​rằng Washington mong muốn cảng Cam Ranh mở cửa cho tàu chiến Mỹ. Panetta nói rằng Hoa Kỳ hy vọng sẽ "làm việc với các đối tác của chúng tôi như Việt Nam để có thể sử dụng bến cảng như thế này khi chúng tôi di chuyển tàu từ các cảng trên bờ biển phía Tây hướng tới các trạm của chúng tôi ở đây, trong Thái Bình Dương".

Ông đã nói rằng "việc cho phép tàu chiến Mỹ vào Vịnh Cam Ranh là một phần quan trọng của mối quan hệ này (Việt-Mỹ) và chúng ta thấy một tiềm năng to lớn cho tương lai". "Làm việc với Việt Nam để phát triển vịnh Cam Ranh thành một cảng thương mại quốc tế có lợi nhuận, Mỹ hy vọng sẽ thuyết phục các nhà lãnh đạo Việt Nam cho Hoa Kỳ tiếp cận quân sự sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận của vịnh.

Tuy nhiên, Việt Nam và Hoa Kỳ không đạt được thỏa thuận cho phép tàu chiến Mỹ vào Cam Ranh do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề "nhạy cảm" giữa Việt Nam và Trung Quốc ( Hà Nội chủ trương đối ngoại hòa bình, Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước, "không theo nước này để chống nước kia",... trong khi Mỹ đang xây dựng "Vòng cung lửa" để bao vây Trung Quốc).

Tháng 5/1979, Việt Nam và Nga ký một bản thỏa thuận sử dụng cảng Cam Ranh như một điểm bảo dưỡng cho các tàu Hải quân Liên Xô trong thời gian 25 năm.

Từ năm 1989, tàu chiến Liên Xô bắt đầu rút khỏi căn cứ.

Sau khi Hải quân Nga hoàn toàn rút khỏi Cam Ranh vào tháng 5/2002, Việt Nam tuyên bố sẽ không cho quân đội bất kỳ nước nào thuê Cam Ranh làm căn cứ.

Ngày 12/12/2009, Việt Nam mở cửa sân bay quốc tế tại Cam Ranh./.

1

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Việt-Nga: Nhiều thỏa thuận hợp tác

7/11/2012- Việt Nam và LB Nga sẽ mở rộng hoạt động trong thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ của nhau. Đây là một trong những nội dung hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev tại Hà Nội sáng nay.

Thông báo với báo chí kết quả hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hai bên nhất trí tăng cường đối thoại chính trị tin cậy, tạo động lực cho hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng, đào tạo, khoa học công nghệ…

An toàn cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Đề cập một số trọng điểm về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, hai bên nhất trí thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh hơn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư và phát triển, đồng thời sớm khởi động đàm phán và ký kết FTA giữa Việt Nam và liên minh thuế quan (gồm LB Nga, Khazacxtan và Belarus).


Ảnh: Reuters

Thủ tướng Medvedev cũng nhấn mạnh, kim ngạch trao đổi hàng hóa song phương tăng thường xuyên, với 9 tháng năm 2012 tăng 1,5 lần là cơ sở bền vững để đạt được những mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015.

Hai bên cũng đề cập đến dự án hợp tác trọng điểm là xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai bên sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân này “an toàn, hiệu quả và chất lượng”, qua đó đưa hợp tác kỹ thuật lên tầm cao mới về chất.

Thủ tướng LB Nga cho biết Nga “chủ trương dựa vào những tiêu chuẩn thống nhất về chất lượng và những đòi hỏi nghiêm túc về an toàn khi xây dựng” đối với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên này ở Việt Nam.

Cùng với dự án trên, Thủ tướng Việt Nam cho biết, Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để các bộ ngành, các doanh nghiệp hai nước không ngừng mở rộng hoạt động trong thăm dò và khai thác dầu khí trên lãnh thổ của nhau.

Thủ tướng Nga cho rằng dầu khí là lĩnh vực hợp tác then chốt giữa hai nước, ngoài dự án hàng đầu là liên doanh Vietsopetro, hai bên đã xúc tiến các dự án mới như ở Việt Nam của tập đoàn Gazprom…

Hai Thủ tướng cũng nhất trí tiếp tục mở rộng quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch.

Thủ tướng Việt Nam phát biểu: “Tôi tin tưởng rằng với khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới được xác lập, với ý chí của lãnh đạo hai nước, cùng nỗ lực và sự triển khai đồng bộ của các bộ ngành địa phương và doanh nghiệp, quan hệ Việt Nam - LB Nga sẽ ngày càng được tăng cường và củng cố, đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi nước, góp phần tích cực vào hòa bình ổn định và thịnh vượng trong khu vực”.

Trong khuôn khổ hoạt động tại Hà Nội, chiều cùng ngày, Thủ tướng Nga đến khai mạc bàn tròn các doanh nghiệp Việt Nam - LB Nga, hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Ông Dmitri Medvedev rời Hà nội tối nay.

Vietnamnet

Nga và Việt Nam ký thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng không gian vũ trụ

Nga và Việt Nam thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng không gian vũ trụ vì mục đích hòa bình. Các thỏa thuận liên chính phủ tương ứng đã được ký kết hôm nay theo kết quả cuộc gặp tại Hà Nội của thủ tướng Nga Dmitri Medvedev và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trong quá trình hội kiến, hai vị thủ tướng cũng đã thảo luận về triển vọng mở rộng hợp tác năng lượng và quyết định thành lập nhóm làm việc cấp cao song phương về các dự án đầu tư ưu tiên.


Thủ tướng chính phủ Liên bang Nga Dmitri Medvedev đến Việt Nam hôm thứ Ba trong chuyến thăm chính thức đã đặt vòng hoa ở Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại thủ đô Hà Nội.

Trong buổi lễ cũng có sự tham dự của các nhân viên Trung tâm khoa học công nghệ và nghiên cứu nhiệt đới Việt-Nga.

(Tiếng nói nước Nga)

Quan hệ với Việt Nam là ngoại lệ

"Đối với Việt Nam chúng tôi coi là trường hợp ngoại lệ, bởi tôi nhận thấy tính chất đặc biệt trong mối quan hệ của chúng ta", Thủ tướng Nga D.Medvedev nói khi trả lời phỏng vấn của VTV.

Hồi sinh hợp tác Việt - Xô

VTV: Gần đây lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí việc hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và kỹ thuật quân sự, xin Thủ tướng cho biết Chính phủ hai nước sẽ triển khai những thoả thuận này thế nào?

Thủ tướng D.Medvedev: Nếu nói về những triển vọng thì tôi có thể đề cập tới triển vọng trong việc cung ứng khí tự nhiên hoá lỏng. Theo tôi, điều này không thể không thu hút sự chú ý của các bạn Việt Nam. Đặc biệt là khí hoá lỏng được cung ứng từ các xí nghiệp ở vùng phía đông Siberi và Viễn Đông. Đây cũng là đề tài về triển vọng hợp tác.

Nếu nói về hợp tác kỹ thuật quân sự thì thực tế trong những năm gần đây chúng ta đã có một bước tiến căn bản. Tôi còn nhớ cách đây 3 năm đã khôi phục lĩnh vực hợp tác này ở cấp độ lớn hơn, khi đó có chuyến thăm của đoàn đại biểu Việt Nam và tôi đã gặp Chủ tịch nước Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng và một số đồng nghiệp khác nữa. Theo tôi, kết quả là mức độ hợp tác kỹ thuật quân sự đã được cải thiện một cách căn bản. Chúng ta đã làm hồi sinh tinh thần hợp tác đã từng có trước đây trong quan hệ giữa chúng ta, trong thời kỳ hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam. Đó là tinh thần mang tính đối tác, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục tinh thần đó, mở rộng thêm quy mô hợp tác và tất nhiên là với sự hiểu biết về những cam kết quốc tế của chúng tôi trong từng lĩnh vực tương ứng.

(Theo VTV)



0

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

ThT. Medvedev: Nga sẵn sàng mở rộng hợp tác kỹ thuật-quân sự với VN


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev

05/11/2012- Nga muốn củng cố hợp tác quân sự với Việt Nam. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Dmitry Medvedev đưa ra trước thềm chuyến thăm Việt Nam vào ngày 7/11 được truyền thông Nga loan tải.

Ông Medvedev nói Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác hơn nữa với Hà Nội và việc gia tăng mức độ hợp tác quân sự song phương này tuân thủ các cam kết quốc tế của hai nước trong những lĩnh vực liên quan.

Thủ tướng Nga nói thêm rằng tăng cường quan hệ hữu nghị và phát huy sự hiểu biết lẫn nhau là một việc làm rất hữu ích.

Vẫn theo lời ông Medvedev, Nga là một quốc gia vừa ở Châu Âu vừa thuộc Châu Á, và vì vậy, Nga sẽ làm tất cả mọi việc có thể để củng cố vị trí của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà cụ thể là phát huy hợp tác với Việt Nam.

Trang web Đài tiếng nói nước Nga viết: "Nga sẵn sàng mở rộng qui mô và khối lượng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự và tiếp tục đào tạo chuyên gia cho Việt Nam.

Thủ tướng LB Nga Dmitry Medvedev tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn của cơ quan Thông tấn Việt Nam, truyền hình VTV và đài phát thanh "Tiếng nói Việt Nam", trước khi người đứng đầu Chính phủ Nga tiến hành chuyến thăm Việt Nam vào những ngày 6-7 tháng 11.

Ông Medvedev nói thêm rằng Nga dự định tiếp tục sự nghiệp đào tạo chuyên gia cho Việt Nam, kể cả các sĩ quan quân đội, “nếu phía Việt Nam mong muốn”.

Theo lời ông, công tác này thắt chặt quan hệ hữu nghị và giúp cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau, “kể cả trong những tình huống nảy sinh khi vận hành các thiết bị kỹ thuật quân sự". Như nhận định của người đứng đầu nội các Nga, những năm gần đây trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự của hai nước có nhiều bước tiến đáng kể."


Theo VOA/ VOR
0

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Thời báo Hoàn Cầu lo ngại Việt - Nga thân thiết

05/11/2012- Tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) mới đây đã có bài phân tích mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga đồng thời nêu câu hỏi: Tại sao Nga-Việt tìm kiếm mối quan hệ thân thiết hơn vào lúc này? Phải chăng Nga muốn có chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Á nên đã giúp Việt Nam tự tin hơn trong các mối quan hệ ở khu vực?


Tên lửa siêu âm chống hạm Yakhont sử dụng cho hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion Nga cung cấp và hổ trợ Việt Nam sản xuất

Bài báo có tiêu đề “Sự lớn mạnh của Việt Nam trong khu vực gắn liền với đổi mới quan hệ với Nga” tác giả là giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện quốc phòng Australia cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Nga đang ngày càng phát triển với cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Theo ông Thayer, việc Việt Nam và Nga nâng mối quan hệ đối tác chiến lược lên thành đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm Nga vào tháng 7/2012 vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đặt ra câu hỏi cho các nhà phân tích: Tại sao Việt – Nga tìm kiếm mối quan hệ thân thiết hơn vào lúc này?

Bài báo của Thời báo Hoàn cầu cho biết, Nga đã trở thành nước đặt đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam vào năm 2001 và mối quan hệ này ngày càng phát triển cùng với sự phục hồi của kinh tế Nga cũng như vị thế của Nga trên trường quốc tế. Theo bài báo, phải chăng Tổng thống Nga V.Putin đã chủ động trong việc thúc đẩy sự trở lại châu Á của Nga và việc nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là phục vụ mục đích này?


Chiến đấu cơ đa năng SU-30 MK2 hiện đại nhất của Không quân Việt Nam do Nga cung cấp.

Bài phân tích của giáo sư Thayer cũng chỉ rõ 4 điểm nổi bật trong mối quan hệ Việt – Nga là: Hợp tác dầu khí, Hợp tác năng lượng thủy điện và điện hạt nhân, Hợp tác thiết bị quân sự và công nghệ và cuối cùng mới là hợp tác thương mại đầu tư.

Trong số 4 lĩnh vực này, nổi bật nhất là hợp tác giữa 2 nước về năng lượng và quân sự. Việt Nam và Nga đã thành lập liên doanh dầu khí (Vietsopetro) vào năm 1981, liên doanh này đã hoạt động khá hiệu quả trên vùng thềm lục địa của Việt Nam và gần đây là ở Nga. Liên doanh này đã được gia hạn đến năm 2030 đồng thời chính phủ Việt Nam cũng nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho các liên doanh khác hoạt động như Rusvietpetro, Gazpromviet và Vietgazprom trong việc mở rộng thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt.

Chưa hết, mới đây Nga cũng đã đồng ý cho Việt Nam vay khoản 10,5 tỷ USD với lãi suất thấp để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên (Ninh Thuận 1). Nga cũng đồng thời là nhà cung cấp thiết bị quân sự, vũ khí và công nghệ lớn nhất của Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam và Nga sẽ cùng sản xuất tên lửa hành trình chống tàu và dự kiến Việt Nam sẽ đặt mua nhiều máy bay chiến đấu SU-30 đa chức năng hơn nữa từ Nga.

Tháng 8 vừa qua, Nga đã cho triển khai 6 tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên để giao cho Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Một phần của gói thỏa thuận này bao gồm Việt Nam cho phép Nga xây dựng một cơ sở sửa chữa tàu tại cảng Cam Ranh và đào tạo thủy thủ tàu ngầm cho Việt Nam.

Về thương mại và đầu tư, dù kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn nhưng kim ngạch song phương đã đạt hơn 2 tỷ USD vào năm 2011. Hai nước hy vọng đạt kim ngạch 5 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm 2020. Hiện Nga đang đứng ở vị trí thứ 23 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Sau những phân tích này, tờ Thời báo Hoàn cầu tiếp tục đặt câu hỏi: Phải chăng Việt Nam và Nga đang tìm cách cân bằng với Trung Quốc (Việt Nam) và với Mỹ (Nga) tại khu vực Biển Đông?


Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mà Việt Nam mua từ Nga giúp tăng cường năng lực Hải quân nhân dân Việt Nam.

Thời báo Hoàn cầu nhận định, hỗ trợ quân sự của Nga sẽ giúp cho năng lực quốc phòng của Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể và điều này sẽ khiến cho Trung Quốc trở nên “mệt mỏi” hơn. Tuy nhiên, bài báo cũng cho biết tuyên bố chung được đưa ra trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nêu rõ, các tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình mà không cần sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Bài báo kết luận, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ song phương cùng có lợi nhưng điều đáng nói là Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Theo Infonet
0

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Nga thành lập trung tâm phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng của Bộ Quốc phòng tại Cam Ranh


24/10/2012- Nga dự định thành lập trung tâm lớn phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng của Bộ Quốc phòng tại Cam Ranh (Việt Nam), Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tướng Nikolai Makarov nói với các phóng viên sau cuộc đàm phán với đối tác của mình từ Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ.

"Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập một trung tâm nghỉ dưỡng tại Cam Ranh, tìm thấy những điểm mà đôi bên cùng chấp nhận được, hiện đang chuẩn bị tài liệu để tiếp tục thực hiện dự án này", - ông nói. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Trung tâm sẽ được sử dụng cùng với phía Việt Nam.

Tiếng nói nước Nga
0

Có gì trong Hội đàm quân sự cấp cao Việt - Nga?

24/10/2012- Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, sẽ có cuộc thảo luận tại Moscow về các vấn đề hợp tác quân sự, bảo đảm an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các hãng thông tấn đưa tin ông Tỵ rời Hà Nội đi Nga hôm 20/10 theo lời mời của Đại tướng Nikolai Makarov, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.

VOR dẫn nguồn tin từ Ban thông tin báo chí Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin không cung cấp thời gian chính thức diễn ra cuộc họp.

Theo thông tin đăng tải trên VOR, tại cuộc họp, hai bên sẽ trao đổi về tình trạng và triển vọng hợp tác quân sự kỹ thuật giữa hai nước.

Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết: "Theo chương trình làm việc ở Nga, phái đoàn quân sự Việt Nam sẽ tham gia buổi lễ khởi công đóng tàu ngầm dành cho Việt Nam tại nhà máy Admiralteisky (St Petersburg)".

Ngoài ra, phái đoàn quân sự Việt Nam cũng sẽ thăm Lữ đoàn cơ giới số 5 thuộc Quân khu Tây của Nga (đóng tại Alabino) để làm quen với việc tổ chức đào tạo quân sự và hoạt động thường nhật của các đơn vị.

Đoàn của ông Đỗ Bá Tỵ và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga theo lịch trình cũng có các buổi tiếp xúc và đàm phán ở Moscow " về các vấn đề hợp tác quân sự và bảo đảm an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Chưa rõ trong chuyến đi này, ông Tỵ có bàn với phía Nga về việc mua thêm vũ khí, khí tài hay không.

Các nhà sản xuất vũ khí của Nga nhận định rằng Việt Nam đang cần hiện đại hóa hệ thống phòng không, và điều này có nghĩa là "phía trước còn những hợp đồng nhiều tỷ đôla cung cấp các tổ hợp tên lửa chống máy bay S-300 và chiến đấu cơ của Nga".

Truyền thông Nga nói một trong các lĩnh vực hai bên đặc biệt quan tâm và bàn tới trong chuyến đi là 'hợp tác đào tạo và hợp tác kỹ thuật quân sự'.

Việt Nam đang mong muốn Nga giúp huấn luyện quân nhân, đặc biệt đội ngũ vận hành sáu tàu ngầm hạng kilo mà Việt Nam đã đặt mua của Nga.

Trước đó, tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác quân sự - kỹ thuật diễn ra hôm 18-10 tại Moscow, giới chức Nga khẳng định, Việt Nam có mọi điều kiện để trong triển vọng sắp tới trở thành đối tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật-quân sự ở Đông Nam Á.

Tiềm năng lớn

Hãng thông tấn Ria Novosti tường thuật ý kiến đưa ra từ phiên họp gần đây của Ủy ban liên Chính phủ Nga-Việt về hợp tác kỹ thuật-quân sự, đánh giá rằng trong vòng bốn năm tới đây, Việt Nam sẽ trở thành đối tác chính của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.

Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) được nói đã đưa ra ước tính rằng trong giai đoạn 2012 - 2015, Việt Nam sẽ vươn lên chiếm vị trí thứ ba trong số các nước đối tác của Nga, sau Ấn Độ và Venezuela. Mua bán vũ khí là một trong các mảng chính của quan hệ hợp tác này.

Bốn năm trước, vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về Algeria và Trung Quốc.

Novosti nói chỉ trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã mua của Nga 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, một số hệ thống tên lửa phòng không S-300, tổ hợp cơ động ven biển Bastion với hệ thống tên lửa siêu thanh tự định vị chống tàu Yakhont và tổ hợp tên lửa phòng không Igla.

Ngoài ra còn có một cơ số đáng nể tàu ngầm diesel hạng kilo hiện đại.

Igor Korotchenko, chuyên gia từ TsAMTO, được dẫn lời nói: "Nhờ có vũ khí Nga, Việt Nam củng cố lực lượng hải quân của mình, yếu tố hết sức quan trọng đối với đất nước hiện nay, trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên vùng Biển Đông".

http://vietnamese.ruvr.ru/2012...

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/596...
0

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Nga chỉ bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ quân sự ở Cuba


29/7/12- Hôm nay một số báo điện tử giật tít là Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam. Nhưng mấy ngày nay tôi theo dõi tin tức (cả trên báo Nga) thì không thấy có tin nào cho biết là Nga sẽ mở lại "căn cứ quân sự" ở Việt Nam, chỉ có 1 bài đăng trên Vibay blog"Khả năng" Nga lập căn cứ hải quân ở Việt Nam dựa theo một số thông tin trên báo Nga (có dẫn nguồn). Báo chí Nga không hề khẳng định là Nga sẽ mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam mà chỉ cho biết là Nga sẽ lập căn cứ hậu cần hải quân ở Cam Ranh. Vậy thì bác bỏ cái gì?

Hôm nay, cơ quan truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, cho hay "Nga không có kế hoạch về căn cứ quân sự ở Cuba". Nội dung như sau:

Nga không có kế hoạch để xây dựng một căn cứ quân sự ở Cuba, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm thứ bảy.
 
Lavrov nói rằng một căn cứ quân sự Nga ở Cuba là "không được bàn bạc", nhưng tàu của Hải quân Nga, thực hiện nhiệm vụ trên khắp thế giới, cần có các cơ sở hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ.
 
"Thực hiện các chuyến ghé thăm cảng, tái bổ sung (năng lượng, lương thực,...), cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên. Chúng tôi đã thảo luận về các khả năng như vậy với bạn bè Cuba của chúng tôi", ông nói.
Hết bản tin.

Nhưng hãy xem xét diều này:

Tàu chiến Nga sẽ thực hiện các chuyến ghé thăm cảng, tái bổ sung (năng lượng, lương thực,...), cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi nhưng trong thời gian bao lâu ? Có bao nhiêu tàu ghé thăm ? Mức độ luân phiên tàu đến các cảng ở Cuba như thế nào? Giả sử luôn có sự hiện diện của 5-10 cái gọi là "Tàu chiến Nga thực hiện các chuyến ghé thăm cảng, tái bổ sung (năng lượng, lương thực,...), cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi" ở Cuba thì sao ?

Tương tự như vậy:

Việt Nam cho phép Nga mở cơ sở hậu cần hải quân để sửa chữa tàu hải quân. Vậy thì, tàu chiến Nga (cũng là tàu hải quân) có được đến Cam Ranh sửa chữa không ? Có cơ quan quốc tế nào có thẩm quyền để thẩm định tàu chiến Nga hư hõng ở mức độ nào thì được vào Cam Ranh sửa chữa không? Có qui định tối đa bao nhiêu tàu "hư hõng" đến Vịnh Cam Ranh trong cùng một thời điểm không? Giả sử cùng lúc có 5-10 tàu chiến "hư hõng" đến Vịnh Cam Ranh để "sửa chữa" trong 2-3 tháng và luân phiên (tàu chiến "hư hõng") như vậy thì sao?

Viết thêm:

Lắm mưu, nhiều chiêu

Chủ tịch Trương Tấn Sang hứa: "Riêng LB Nga, với tư cách bạn bè truyền thống, đối tác chiến lược, thì chắc chắn cũng có những sự ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ ở cảng (Cam Ranh) này".

Nghĩa là, Mỹ không phải là đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống thì không được ưu tiên. Trong khi Việt Nam muốn nâng quan hệ Việt-Mỹ lên mức đối tác chiến lược và bỏ lệnh cấm vận vũ khí thì Mỹ đặt áp lực, ra điều kiện nhân quyền với Việt Nam mặc dù Mỹ rất thèm muốn sử dụng quân cảng Cam Ranh.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn để ngõ khả năng cho tàu hải quân các nước đến sử dụng dịch vụ ở cảng Cam Ranh. Mỹ nên xem xét lại điều này nếu không muốn thấy Nga tiếp tục hưởng lợi ở đây.

Căn cứ hải quân không thể bị tấn công



Quân cảng Cam Ranh không chỉ được sử dụng làm quân cảng hậu cần cho tàu hải quân các nước mà còn là căn cứ tàu chiến, tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân việt Nam (ta thấy Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ luôn neo đậu ở đây). Giả sử có chiến tranh xảy ra trên biển Đông, đối phương muốn triệt tiêu sức mạnh của hải quân Việt Nam thì phải dùng tên lửa đánh phá quân cảng Cam Ranh nhưng nó không thể làm được vì Nga, Mỹ và sắp tới có thể là Ấn Độ, Nhật Bản,... đang ở đây. Vịnh Cam Ranh, đương nhiên, trở thành căn cứ hải quân không thể bị tấn công của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam có khả năng "kháng chiến trường kỳ" trên biển Đông.

Không phải thiên vị, nhưng lịch sử đã chứng minh người Việt lắm mưu, nhiều chiêu. E rằng Đế quốc xâm lược Trung Quốc sẽ là nạn nhân kế tiếp của Quân đội ND Việt Nam nếu Bắc Kinh dám manh động làm càng.


Tham khảo các nguồn:

http://en.rian.ru/world/20120728/174829638.html

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Viet-Nam-cho-phep-tau-Nga-vao-khu-vuc-dan-su-o-Cam-Ranh/20127/225030.datviet

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120727_sang_russia.shtml

2

Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho Việt Nam


29/7/12- Theo yêu cầu của phía Việt Nam, vào ngày thứ Bảy (28/07) đã diễn ra cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Interfax đưa tin dẫn nguồn phòng thông tin báo chí Bộ Quốc phòng Nga. Trong cuộc hội đàm, hai bên đã thảo luận các vấn đề và triển vọng phát triển hợp tác quân sự, kỹ thuật quân sự.

Phòng thông tin báo chí cho biết, cuộc trao đổi đã đề cập tới những hướng hợp tác như cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho lực lượng vũ trang Việt Nam, đào tạo đội ngũ chuyên viên Quân đội nhân dân Việt Nam tại các trường quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có mặt ở Nga trong thành phần đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang dẫn đầu thăm và làm việc chính thức tại Liên bang Nga.

Tiếng nói nước Nga

5

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Khả năng Nga thành lập căn cứ hải quân ở Việt Nam

27/7/12- Nga đang đàm phán để thiết lập căn cứ hải quân ở hai nước cựu đồng minh chiến tranh lạnh, Cuba và Việt Nam, khi Tổng thống Vladimir Putin cam kết cải tổ quân sự lớn nhất của đất nước kể từ thời kỳ Xô viết.

"Chúng tôi đang làm việc để thành lập căn cứ hải quân bên ngoài nước Nga", Phó Đô đốc Viktor Chirkov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với cơ quan truyền thông nhà nước Nga RIA Novosti, được hải quân Nga xác nhận. "Chúng tôi mong muốn thiết lập căn cứ tiếp tế ở Cuba, Seychelles và Việt Nam."


Quan sát viên Đài tiếng nói nước Nga đã đề nghị Chủ tịch Việt Nam cho ý kiến về tình hình với cảng Cam Ranh, nơi trong thập niên từng bố trí cơ sở hỗ trợ kỹ thuật cho các hạm tàu Liên Xô, và sau đó là tàu Nga. Thời gian gần đây, trong phương tiện truyền thông của các quốc gia khác nhau xuất hiện nhiều đề xuất giả định đa dạng về hải cảng này. Đại diện Đài "Tiếng nói nước Nga" cũng nêu câu hỏi và nhận được ý kiến giải đáp của Chủ tịch Việt Nam về tương lai cảng Cam Ranh.


Vài giờ sau cuộc phỏng vấn này, Phó Tham mưu trưởng Lực lượng Hải quân LB Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov thông báo rằng Nga đang xem xét khả năng tổ chức căn cứ tàu chiến ở ba nước, trong đó có Việt Nam. "Chúng tôi đang tiếp tục công việc về đảm bảo căn cứ hậu cần hải quân bên ngoài Liên bang Nga. Trong phạm vi công tác này, ở cấp quốc tế, đang hoạch định vấn đề thành lập trạm đảm bảo hậu cần-kỹ thuật trên lãnh thổ Cuba, quần đảo Seychelles và Việt Nam”, - vị chỉ huy Hải quân Nga cho biết.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói, "Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Nga cơ hội để lập cơ sở hậu cần tại cảng Cam Ranh".

Tuy nhiên, một bản tin của Baltinfo.ru cho hay, "Phó Đô đốc Hải quân Nga Viktor Chirkov quyết định tiếp tục phát triển tàu ngầm "Harmony". Điều này đã được thông báo trên RIA News.
...

Tiếp tục sản xuất vũ khí cho các tàu ngầm hải quân để triển khai ở Cuba, Seychelles và Việt Nam. Vấn đề này đang được đàm phán."


Kế hoạch mở rộng quân sự ra nước ngoài của Nga tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ với Mỹ tại thời điểm hai đối thủ siêu cường trước đây đang có bất hòa trong các kế hoạch lá chắn tên lửa Mỹ và chiến tranh ở Syria. Chính phủ của ông Putin có kế hoạch dành 23 nghìn tỉ rúp ($ 712 tỷ đô la Mỹ) để chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ này, bao gồm 4,4 nghìn tỉ rúp trong năm tới, tăng 19%.

"Có rất nhiều căng thẳng giữa Washington và Moscow hiện nay về vấn đề Syria đang tạo ra rất nhiều cảm giác xấu trong mối quan hệ giữa hai nước", ông Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích quốc phòng độc lập tại Moscow nói, "Điều này sẽ được một số người ở Mỹ cho là gấu Nga gầm gừ trong hang ổ của nó".

Nga có nguy cơ mất đi cơ sở quân sự duy nhất ở nước ngoài từ thời Liên Xô cũ, một cơ sở tiếp tế hải quân tại cảng Tartus ở Syria khi tổng thống Bashar al-Assad đang chiến đấu cho sự sống còn với một cuộc nổi dậy 17 tháng.

"Lằn ranh đỏ"

Tướng Norton Schwartz của Không quân Mỹ, trong năm 2008, đã cảnh báo Nga không được vượt qua một "Lằn ranh đỏ" bằng cách triển khai các máy bay ném bom tại Cuba, nơi mà việc triển khai các tên lửa của Liên Xô đã đưa Moscow và Washington tới xung đột hạt nhân vào năm 1962.

Tướng Schwartz nhận xét sau khi tờ báo Izvestia cho biết Nga có kế hoạch để xây dựng một cơ sở tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược ở đảo quốc Xã hội chủ nghĩa để trả đũa kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ. Bộ Quốc phòng Nga, sau đó, đã bác bỏ báo cáo trên.

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cho biết nước ông đã sẵn sàng cho phép Nga thiết lập một cơ sở dịch vụ trong Vịnh Ramh, một căn cứ hải quân Xô Viết cũ, mặc dù Việt Nam không cho bất cứ quốc gia nào thuê lãnh thổ của mình, trong một cuộc phỏng vấn được phát bởi Đài Tiếng nói nước Nga. Chủ tịch Sang đã tổ chức các cuộc hội đàm với Thủ tướng Dmitry Medvedev tại Moscow ngày hôm qua và dự kiến ​​sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở thành phố nghỉ mát Sochi hôm nay. Lãnh đạo Cuba Raul Castro đã hội đàm với Thủ tướng Putin tại Moscow hồi đầu tháng này. Các cuộc gọi (của phóng viên) đến Đại sứ quán Cuba tại Moscow đã không được trả lời. (*)

'Tin Mừng'

Nga không có nguồn lực hải quân cho một sự hiện diện thường trực bên ngoài lãnh hải của họ, với chỉ có khoảng 30 tàu chiến lớn tách ra từ năm đội tàu, do đó, khả năng mở căn cứ tiếp tế không có nghĩa là một mở rộng quyền lực hàng hải Nga, Felgenhauer nói.

"Nhưng đây là tin tốt cho hải quân Mỹ", đang tìm kiếm thêm kinh phí, Felgenhauer nói. "Họ có thể cảnh báo lên Quốc hội rằng Nga đang cố gắng để có được một sự hiện diện trên khắp thế giới."

Mỹ có kế hoạch để tăng sức mạnh hải quân ở Thái Bình Dương khi Lầu Năm Góc tái cân bằng lực lượng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cho biết trong tháng Sáu. Phó đo đốc Chirkov cho biết hôm qua rằng Nga có thể có thêm 10-15 tàu hải quân trong năm nay, bao gồm tàu ​​khu trục và tàu ngầm hạt nhân, theo RIA Novosti.

Theo thỏa thuận chấm dứt cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, Liên Xô rút tên lửa của mình và cam kết không đặt tên lửa tấn công trên đảo quốc Xã hội chủ nghĩa, nằm cách Vịnh Mexico 145 km (90 dặm) về phía nam Florida.

Hợp tác quân sự Nga - Cuba đã kết thúc vào năm 2002 sau khi Nga đóng cửa căn cứ radar tại Lourdes, trung tâm thu thập thông tin tình báo duy nhất của Nga tại Tây bán cầu, đã được hoạt động từ những năm 1960.

Nguồn: Bloomberg, Tiếng nói nước Nga, Baltinfo.ru

Đài tiếng nói nước Nga gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là "Tổng thống"

Trong bài Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Nga cảng Cam Ranh để tạo ra căn cứ hậu cần, Đài tiếng nói nước Nga gọi Chủ tịch nước Việt Nam là "Tổng thống":

"Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Nga cơ hội để tạo ra cơ sở hậu cần tại cảng Cam Ranh. Tuy nhiên, Việt Nam không có ý định chuyển lãnh thổ của mình cho các căn cứ quân sự nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", Tổng thống của Việt Nam Trương Tấn Sang. Đối với Nga, Việt Nam có sự hợp tác lâu dài và quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác này sẽ phát triển trong tương lai, ông nói. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ ưu tiên Nga ở Cam Ranh, bao gồm cả sự phát triển của hợp tác quân sự. Tuy nhiên, ông nhắc lại: Kamran là cảng Việt Nam. Trước đây, Hải quân Liên Xô (Liên bang Nga) có cơ sở tại Việt Nam (Cam Ranh) và Syria (Tartous). Bây giờ chỉ có cơ sở tại Tartus. Hôm thứ Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti của Nga Tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Viktor Chirkov nói rằng Nga đang xem xét vấn đề thành lập các điểm dịch vụ hậu cần tại Cuba, Seychelles và Việt".

Không biết là vô tình hay cố ý?
0

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Người Việt ở Moscow kêu cứu


Moscow có nhiều xưởng may trái phép của người Việt

18/7/12- BBC nhận được nhiều cuộc điện thoại của công nhân may Việt Nam ở Moscow nói họ bị đánh đập và ngược đãi.

Những người gọi điện thoại nói họ nằm trong số 160 công nhân làm việc tại một xưởng may của hãng mang tên Vinastar và họ phải làm việc tới 16-18 tiếng mỗi ngày.

Một trăm người trong số này đang đòi về Việt Nam nhưng không được chủ lao động, người họ nói tên Tuân, cho phép.

"Có những hôm chúng tôi phải làm việc tới bốn, năm giờ sáng," một nam giới nói.

"Mỗi tháng kiếm được 7-8.000 rúp thì ăn đã hết 6.000.

"Có những người làm hai năm chưa có đồng nào gửi về Việt Nam.

"Khi đi chúng tôi xác định đi làm nuôi gia đình, con cái, giờ đi làm không công."

Trong số những người đang lao động tại Vinastar có người đi qua Công ty Đầu tư Xây dựng Cổ phần số 1 ở Hà Nội.

'Lò tống tiền'

BBC được biết đại diện của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam cũng đã tới xưởng may nhưng bất đồng giữa chủ lao động và người làm công từ Việt Nam vẫn không được giải quyết.

Mẹ của một trong các lao động Việt Nam ở Moscow nói con bà và hàng trăm người khác sống như 'thời nguyên thủy' ở Moscow.

Bà Phạm Thị Nhi, 50 tuổi, nói con gái bà đã sang Nga làm nghề may từ một năm nay nhưng không kiếm được xu nào và giờ còn phải nhờ gia đình gửi tiền chuộc để có thể về lại Việt Nam.

Bà Nhi cũng nói cô Doãn Thị Mỹ, 27 tuổi, và con rể bà Nguyễn Tiến Sáng, 35 tuổi, đã bị đánh và đưa đi trong ngày 17/7.

Theo bà Nhi, con gái bà đã bị lừa "bán cho côn đồ" ở Nga vì công ty đưa người đi không thông qua Bộ Lao động Việt Nam.

Bà cũng nói hợp đồng làm việc tám tiếng với mức lương 400-500 đô một tháng sang tới Nga đã bị bác đi và người lao động phải ký hợp đồng làm việc 12 giờ một ngày với mức lương thấp hơn.

Tuy nhiên trên thực tế các công nhân may cáo buộc có những hôm họ chỉ được ngủ ba tiếng mỗi ngày trong khi phải ăn đồ 'thiu thối'.

Bà Nhi cũng nói bà đã liên hệ với các cơ quan của Việt Nam trong đó có Bộ Ngoại giao và Bộ Công an nhưng cho tới nay tình hình có vẻ tồi tệ hơn.

Bà nói về thân nhân đang ở Nga:

"Hai vợ chồng nó đi nó để lại đứa con nhỏ hai năm cho tôi nuôi.

"Bây giờ chúng nó đánh đập, bóc lột sức lao động và lại bắt chuộc người như vậy thì tiền đâu.Người nông dân không có.

"Nói đúng nghĩa nó là cái lò tống tiền chứ không phải công ty gì nữa.

"Bây giờ cứ mỗi công nhân cực khổ không chịu được ra về là phải bằng ấy tiền.

"Thậm chí có công nhân làm ở đó bốn năm rồi mà không có tiền gửi về cho gia đình.

"Vợ không tin chồng, bỏ chồng vì chồng không gửi tiền về, nghĩ là chồng đi theo gái."

Tình trạng công nhân Việt Nam bị ngược đãi khi sang lao động tại Nga không phải là chuyện hiếm.
Nhiều người tới Nga với visa du lịch và ở lại làm việc trong nhiều năm.

Nguồn: BBC
0

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Tổng thống Nga gửi điện chia buồn với Việt Nam về tai nạn xe khách


19/5/12- Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện cho Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bày tỏ sự chia buồn về tổn thất sinh mạng con người trong vụ nạn xe hơi ở miền Trung, - như thông tin từ Cơ quan báo chí điện Kremlin. Trong bức điện, Tổng thống Putin nhờ chuyển lời thông cảm sâu sắc tới gia đình các nạn nhân và ông chúc những người bị thương nhanh chóng bình phục. Như các phương tiện truyền thông trong nước đưa tin, do nguyên nhân chưa rõ, đêm rạng sáng thứ Sáu một chiếc xe buýt chở khách đã rơi từ trên cầu xuống dòng sông Sêrêpôk ở miền Trung Việt Nam. 34 người tử nạn, còn ít nhất 25 người khác bị thương.
2

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

“Vietgazprom" khoan giếng thứ ba ở mỏ Báo Vàng trên thềm lục địa Việt Nam


17/4/12- Công ty liên doanh điều hành Nga-Việt (JOC) "Vietgazprom" đã bắt đầu khoan giếng thăm dò thứ ba trong mỏ Báo Vàng trên thềm lục địa Việt Nam, - như thông báo của Gazprom International điều hành các dự án ở nước ngoài của tập đoàn "Gazprom". Dự kiến là khoảng thời gian dành cho hoạt động khoan, nghiên cứu địa vật lý và thử nghiệm phát hiện những đối tượng triển vọng sẽ là 3 tháng. Các kết quả khoan thăm dò và thử nghiệm sẽ được sử dụng để tính toán trữ lượng của khu mỏ.

Tàu Searcher, mà từ đó tiến hành công tác khoan, vào cuối tuần trước đã đến điểm khoan từ Singapore, nơi nó trải qua kỳ sửa chữa và tu bổ. JOC "Vietgazprom” trong đó đại diện về phía Nga là Gazprom International, là nhà điều hành đề án nước ngoài duy nhất của Tập đoàn cổ phần "Gazprom" thăm dò, khảo sát và khai thác mỏ hydrocarbon, đang tiến hành khoan trong khuôn khổ hợp đồng dầu-khí trên lô số 9.112, văn bản ký kết năm 2000 giữa "Gazprom" Nga và Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, Tổng công ty thăm dò và sản xuất dầu khí PVEP và Công ty cổ phần "Gazprom Zarubezhneftegaz"

http://vietnamese.ruvr.ru/2012_04_16/71933366/
0