Việc các nhóm nước cùng ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc có thể tạo ra một hiệu ứng lớn khiến uy tín Bắc Kinh suy giảm mạnh.
Giữa đại dịch COVID-19, báo chí quốc tế dẫn lời chính trị gia và giới học giả từ Đông sang Tây chỉ trích Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”, gây rối biển Đông. Các chỉ trích xuất hiện khi Trung Quốc (TQ) tiến hành hàng loạt động thái leo thang mới tại khu vực.
TQ ngang ngược và vô trách nhiệm
Về thực địa, TQ để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam (VN); chỉa súng radar vào tàu hải quân Philippines; đưa đội tàu khảo sát Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế một số nước và thực hiện các hành động ngờ vực; đặt các trạm nghiên cứu khoa học..
Về yêu sách và thể chế, chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa”; ban hành bản cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (hay còn gọi là tên chính thức) cho hàng chục đảo, đá và thực thể trong lòng biển; đưa công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tình bày yêu sách Tứ Sa – chứa đựng nội hàm là yêu sách đường lưỡi bò mở rộng với tham vọng độc chiếm khoảng trên 90% vùng biển Đông, v.v.
Giới quan sát đồng thuận với nhau rằng: Tất cả hành động trên về bản chất không có gì mới, đều nằm trong kế hoạch tính trước của TQ. Song song đó, cách hành xử này phi pháp một cách trắng trợn, cho thấy TQ là một cường quốc ngang ngược và vô trách nhiệm, đặc biệt đặt trong bối cảnh thế giới đang bận rộn chống dịch COVID-19, vốn xuất phát và bùng nổ từ TP Vũ Hán của TQ.
Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT
Đe dọa uy tín TQ
Câu hỏi đặt ra là trước các sức ép tập thể, TQ có thật sự lo ngại? Có – nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định. Có ít nhất ba lý do để khiến Bắc Kinh lo sợ sức ép từ phía một tập thể các quốc gia.
Thứ nhất, về mặt chính trị, TQ đang cố xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm, “trỗi dậy hòa bình” mà chính quyền Tập Cận Bình đã hứa. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích, với sự khuếch tán thông tin thời Internet, chẳng mấy chốc hình ảnh xấu xí của TQ có thể bị phơi bày.
Hình ảnh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu VN và sự phản đối quyết liệt từ phía VN với chính quyền Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 đã lay động đến chính trường Mỹ, buộc các chính trị gia phải lên tiếng.
Các văn bản ngoại giao chính thức, thể hiện sự đồng cảm và ủng hộ của Philippines sau vụ việc tương tự mà ngư dân Philippines là nạn nhân hồi năm 2019 (may mắn được ngư dân VN cứu), càng khiến TQ bị cô lập trên mặt trận dư luận quốc tế. Nhiều chỉ trích quốc tế nhằm thẳng vào TQ, mô tả “sự suy thoái niềm tin vào trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh” trong việc ứng xử với các nước láng giềng.
TQ đã cố gắng xây dựng “Một Vành đai, Một Con đường” từ Á đến Âu cùng hệ thống ngân hàng hỗ trợ phát triển hạ tầng, cạnh tranh lại các thể chế trước nay của Mỹ, Nhật Bản, v.v. Tuy nhiên, tất cả đều tạo ra tranh cãi, hoài nghi dữ dội từ rất nhiều quốc gia về tính minh bạch và ý đồ chính trị.
Tương tự, trong đại dịch COVID-19, TQ thực hiện “ngoại giao y tế”, tỏ ra hào phóng trong việc viện trợ nhân lực và trang thiết bị y tế cho các nước. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ TQ kém. Song song đó, nhiều nước lo ngại TQ “cho đi một thì đòi lại hai”, tìm cách ảnh hưởng nền chính trị nội địa, nên họ cũng e ngại, thậm chí từ chối nhận sự “giúp đỡ” từ TQ.
Hành xử phi pháp và vô lý ở biển Đông có thể sẽ trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến niềm tin về một cường quốc có trách nhiệm đối với TQ sẽ tiêu tan. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ: Số lượng quốc gia và âm lượng của sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh có bay đủ xa để gióng lên hồi chuông cảnh báo về “mối đe dọa TQ” với khu vực và thế giới hay không.
Ảnh hưởng phát triển kinh tế
Về mặt kinh tế, TQ đang vật lộn với “tứ bề thọ địch”. Cuối tháng 3-2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế TQ trong năm nay có thể ngừng tăng trưởng hoặc chỉ đạt 2,3% do ảnh hưởng của COVID-19. Nếu thành hiện thực thì đây là mức tăng trưởng thấp không thể ngờ, tạo kỷ lục trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, sự thật phía sau còn đáng lo ngại hơn nhiều. Thứ nhất, nợ công TQ đang tăng cao kỷ lục, tạo áp lực lên các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời khủng hoảng – điều mà TQ tỏ ra sành sỏi trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khả năng can thiệp của chính phủ vào quy luật của thị trường giảm đi đáng kể, trong khi các doanh nghiệp “thây ma” (sống lay lắt nhờ hỗ trợ của chính phủ) vẫn chưa có những chỉ dấu phục hồi, phát triển.
Mặt khác, đại dịch đã đánh mạnh vào nền sản xuất của nhiều nước. Một bài học từ việc thiếu nguồn vật tư y tế trong đại dịch chính là: Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia đưa hệ thống sản xuất ra nước ngoài có thể gặp khó khăn khi có thảm họa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch bệnh, các thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, v.v. có thể sẽ được xem xét cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách sản xuất quốc gia. Một phiên bản “Toàn cầu hóa 2.0” đã được một số người nhắc đến: Các nước toàn cầu hóa cũng phải đảm bảo một phần năng lực tự sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Vì thế cho nên, các lợi ích về lao động giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ mà lâu nay TQ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị “xét lại”, ưu tiên cho an ninh quốc gia trong trường hợp thảm họa xảy ra. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước sẽ ít được khuyến khích di chuyển nhà máy sang TQ. Điều đó có thể tạo ra áp lực về thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế sản xuất nội địa. Quan trọng không kém, báo chí nước ngoài đưa tin một số doanh nghiệp Mỹ, từ sau ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-TQ và nay là đại dịch, đã rời TQ vô thời hạn.
Nền sản xuất Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, và có thể bị ảnh hưởng bởi leo thang của nước này ở biển Đông. Ảnh minh họa: MARKET WATCH.
Các rủi ro trong quan hệ Mỹ-TQ ngày càng tăng cao, nhất là khi đối đầu ở biển Đông, biển Hoa Đông và cạnh tranh toàn cầu giữa hai nước ngày càng rõ. Điều đó làm suy giảm phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào TQ, thế nên việc chuyển sang các quốc gia có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây sẽ là lựa chọn ưu thế hơn.
Chín vì thế, nếu một tập thể các quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích TQ kèm theo các động thái “trừng phạt” kinh tế, sẽ khiến TQ lao đao. Mỹ và nhiều nước phương Tây chính là đối tác lớn của TQ, và TQ xem phương Tây là thị trường quan trọng nhất vì giá trị hàng xuất khẩu cao. Kinh tế các nước phương Tây ảnh hưởng vì dịch, và nếu kèm theo ý thức chống lại TQ gia tăng, thì phương Tây có quyền chuyển hướng chọn lựa đầu tư vào các nhà cung cấp ở ASEAN và châu Á khác, thay vì tiếp tục chơi với TQ. Bắc Kinh chắn chắn lo ngại điều này.
Ngăn TQ thiết lập luật chơi riêng
Điều quan trọng thứ ba khiến TQ ngán ngại sức ép tập thể chính là đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. TQ đang theo đuổi đàm phán với mục đích lập ra một cuộc chơi riêng giữa TQ và từng nước ASEAN nhưng mang dáng vóc của tập thể ASEAN, đồng thời đẩy sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia bên ngoài ra khỏi khu vực biển Đông.
Trái lại, nhiều nước ASEAN mong muốn thông qua thể chế này, tạo ra một cuộc chơi công bằng dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có hai điểm mấu chốt mà các nước ASEAN theo đuổi: (i) Nội dung COC phải có tính bao quát phạm vi cả biển Đông chứ không chỉ ở khu vực quần đảo Trường Sa (như TQ mong muốn); và (ii) phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, trong đó phải lượng tính được các biện pháp chế tài nếu một trong các bên vi phạm.
TQ đang lợi dụng mối quan hệ thân thiết với chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (nhiệm kỳ đến 2021), cũng là nước điều phối quan hệ ASEAN-TQ giai đoạn hiện tại, trong đàm phán COC. Bắc Kinh kỳ vọng có thể tạo sức ép thông qua một COC có lợi cho họ vào 2021, khi mà các giai đoạn chiếm, bồi lấp, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa, thể chế hóa biển Đông đã hoàn tất. Vì vậy, các sức ép từ phía các nước trong khu vực và các quốc gia thứ ba có thể tạo nên một làn sóng chống lại TQ. Trong đó, các quốc gia trung dung hoặc đứng ngoài tranh chấp có thể thay đổi quan điểm, chuyển hướng chống TQ. Điều đó càng tạo áp lực cho TQ trên bàn đàm phán COC.
Thậm chí, một sức ép tập thể đủ lớn từ cộng đồng quốc tế có thể là động lực để tạo ra các sáng kiến giải quyết tranh chấp ở biển Đông, có tiềm năng và kỳ vọng không thua kém COC. Trong đó, có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc hay Ấn Độ và châu Âu.
Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng phương Tây, nhất là EU, chỉ mới bắt đầu có ý thức rõ ràng về “mối đe dọa TQ” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc các nước khu vực và thế giới cùng lên tiếng về hành xử phi pháp của TQ có thể thay đổi rõ nét nhận thức EU, điều đó sẽ quyết định đáng kể đến hành xử của các cường quốc này đối với Bắc Kinh.
Nếu các nước biển Đông kết hợp phương Tây trên các mặt trận phát ngôn, kinh tế, an ninh và ngoại giao thông qua các sáng kiến cụ thể, có công cụ thực thi hiệu quả, thì đó sẽ là sự đối trọng rất đáng kể trong việc “ghè chân” TQ ở biển Đông.
Ví dụ: Đồng loạt chỉ trích các hành động sai phạm của TQ qua các kênh khác nhau; hợp tác tuần tra chung, đảm bảo tự do hàng hải và đánh bắt hải sản đúng luật; cùng ban hành các đạo luật trừng phạt kinh tế (từ các nước lớn và có thị trường quan trọng với TQ; v.v. Một mình Mỹ hay chỉ vài nước sẽ là chưa đủ, nhưng một tập thể nhiều quốc gia thì chắc chắn TQ phải dè chừng.
Các nước đồng loạt hành động
Các hành động của TQ ngay tức khắc bị dư luận phản đối, chỉ trích. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Ngô Toàn Thắng hôm 23-4 đã trả lời báo chí liên quan đến công hàm hôm 17-4 của TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng hôm 20 và 21-4 về biển Đông.
Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982. VN đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này. VN cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của VN, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.
Hôm 19-4, VN cũng lên tiếng phản đối hành xử phi pháp của TQ liên quan đến việc lập ra hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán của VN là mạnh mẽ phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN… Các hành vi của TQ như trên không có giá trị và không được công nhận; không có lợi ích cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới.”
Về phía Philippines, hãng tin CNN dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trên Twitter chiều tối 22-4 cho biết: Philippines phản đối TQ về việc đơn phương lập ra hai quận Nam Sa và Tây Sa, xem một phần lãnh thổ của Philippines thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Song song đó, Manila cũng gửi công hàm phản đối việc TQ đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”. “Cả hai hành động nói trên của TQ đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” - Ngoại trưởng Locsin viết.
Malaysia cũng lên tiếng về thông tin đội tàu Địa chất hải dương 8 của TQ hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella của Công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Hôm 23-4, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông, đồng thời các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.
Mỹ và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành động leo thang của TQ giữa lúc thế giới tập trung chống dịch. Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên tiếng chỉ trích TQ liên quan đến các hành xử gây rối ở biển Đông, Washington cử các đội tàu hải quân đến biển Đông, phối hợp với tàu hải quân hoàng gia Úc để tập trận và tuần tra tự do hàng hải.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chien-luoc-ran-de-tap-the-se-ghe-chan-trung-quoc-o-bien-dong-908446.html
0
Giữa đại dịch COVID-19, báo chí quốc tế dẫn lời chính trị gia và giới học giả từ Đông sang Tây chỉ trích Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”, gây rối biển Đông. Các chỉ trích xuất hiện khi Trung Quốc (TQ) tiến hành hàng loạt động thái leo thang mới tại khu vực.
TQ ngang ngược và vô trách nhiệm
Về thực địa, TQ để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam (VN); chỉa súng radar vào tàu hải quân Philippines; đưa đội tàu khảo sát Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế một số nước và thực hiện các hành động ngờ vực; đặt các trạm nghiên cứu khoa học..
Về yêu sách và thể chế, chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa”; ban hành bản cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (hay còn gọi là tên chính thức) cho hàng chục đảo, đá và thực thể trong lòng biển; đưa công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tình bày yêu sách Tứ Sa – chứa đựng nội hàm là yêu sách đường lưỡi bò mở rộng với tham vọng độc chiếm khoảng trên 90% vùng biển Đông, v.v.
Giới quan sát đồng thuận với nhau rằng: Tất cả hành động trên về bản chất không có gì mới, đều nằm trong kế hoạch tính trước của TQ. Song song đó, cách hành xử này phi pháp một cách trắng trợn, cho thấy TQ là một cường quốc ngang ngược và vô trách nhiệm, đặc biệt đặt trong bối cảnh thế giới đang bận rộn chống dịch COVID-19, vốn xuất phát và bùng nổ từ TP Vũ Hán của TQ.
Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT
Đe dọa uy tín TQ
Câu hỏi đặt ra là trước các sức ép tập thể, TQ có thật sự lo ngại? Có – nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định. Có ít nhất ba lý do để khiến Bắc Kinh lo sợ sức ép từ phía một tập thể các quốc gia.
Thứ nhất, về mặt chính trị, TQ đang cố xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm, “trỗi dậy hòa bình” mà chính quyền Tập Cận Bình đã hứa. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích, với sự khuếch tán thông tin thời Internet, chẳng mấy chốc hình ảnh xấu xí của TQ có thể bị phơi bày.
Hình ảnh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu VN và sự phản đối quyết liệt từ phía VN với chính quyền Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 đã lay động đến chính trường Mỹ, buộc các chính trị gia phải lên tiếng.
Các văn bản ngoại giao chính thức, thể hiện sự đồng cảm và ủng hộ của Philippines sau vụ việc tương tự mà ngư dân Philippines là nạn nhân hồi năm 2019 (may mắn được ngư dân VN cứu), càng khiến TQ bị cô lập trên mặt trận dư luận quốc tế. Nhiều chỉ trích quốc tế nhằm thẳng vào TQ, mô tả “sự suy thoái niềm tin vào trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh” trong việc ứng xử với các nước láng giềng.
TQ đã cố gắng xây dựng “Một Vành đai, Một Con đường” từ Á đến Âu cùng hệ thống ngân hàng hỗ trợ phát triển hạ tầng, cạnh tranh lại các thể chế trước nay của Mỹ, Nhật Bản, v.v. Tuy nhiên, tất cả đều tạo ra tranh cãi, hoài nghi dữ dội từ rất nhiều quốc gia về tính minh bạch và ý đồ chính trị.
Tương tự, trong đại dịch COVID-19, TQ thực hiện “ngoại giao y tế”, tỏ ra hào phóng trong việc viện trợ nhân lực và trang thiết bị y tế cho các nước. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ TQ kém. Song song đó, nhiều nước lo ngại TQ “cho đi một thì đòi lại hai”, tìm cách ảnh hưởng nền chính trị nội địa, nên họ cũng e ngại, thậm chí từ chối nhận sự “giúp đỡ” từ TQ.
Hành xử phi pháp và vô lý ở biển Đông có thể sẽ trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến niềm tin về một cường quốc có trách nhiệm đối với TQ sẽ tiêu tan. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ: Số lượng quốc gia và âm lượng của sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh có bay đủ xa để gióng lên hồi chuông cảnh báo về “mối đe dọa TQ” với khu vực và thế giới hay không.
Ảnh hưởng phát triển kinh tế
Về mặt kinh tế, TQ đang vật lộn với “tứ bề thọ địch”. Cuối tháng 3-2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế TQ trong năm nay có thể ngừng tăng trưởng hoặc chỉ đạt 2,3% do ảnh hưởng của COVID-19. Nếu thành hiện thực thì đây là mức tăng trưởng thấp không thể ngờ, tạo kỷ lục trong nhiều thập niên qua.
Tuy nhiên, sự thật phía sau còn đáng lo ngại hơn nhiều. Thứ nhất, nợ công TQ đang tăng cao kỷ lục, tạo áp lực lên các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời khủng hoảng – điều mà TQ tỏ ra sành sỏi trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khả năng can thiệp của chính phủ vào quy luật của thị trường giảm đi đáng kể, trong khi các doanh nghiệp “thây ma” (sống lay lắt nhờ hỗ trợ của chính phủ) vẫn chưa có những chỉ dấu phục hồi, phát triển.
Mặt khác, đại dịch đã đánh mạnh vào nền sản xuất của nhiều nước. Một bài học từ việc thiếu nguồn vật tư y tế trong đại dịch chính là: Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia đưa hệ thống sản xuất ra nước ngoài có thể gặp khó khăn khi có thảm họa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch bệnh, các thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, v.v. có thể sẽ được xem xét cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách sản xuất quốc gia. Một phiên bản “Toàn cầu hóa 2.0” đã được một số người nhắc đến: Các nước toàn cầu hóa cũng phải đảm bảo một phần năng lực tự sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Vì thế cho nên, các lợi ích về lao động giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ mà lâu nay TQ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị “xét lại”, ưu tiên cho an ninh quốc gia trong trường hợp thảm họa xảy ra. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước sẽ ít được khuyến khích di chuyển nhà máy sang TQ. Điều đó có thể tạo ra áp lực về thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế sản xuất nội địa. Quan trọng không kém, báo chí nước ngoài đưa tin một số doanh nghiệp Mỹ, từ sau ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-TQ và nay là đại dịch, đã rời TQ vô thời hạn.
Nền sản xuất Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, và có thể bị ảnh hưởng bởi leo thang của nước này ở biển Đông. Ảnh minh họa: MARKET WATCH.
Các rủi ro trong quan hệ Mỹ-TQ ngày càng tăng cao, nhất là khi đối đầu ở biển Đông, biển Hoa Đông và cạnh tranh toàn cầu giữa hai nước ngày càng rõ. Điều đó làm suy giảm phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào TQ, thế nên việc chuyển sang các quốc gia có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây sẽ là lựa chọn ưu thế hơn.
Chín vì thế, nếu một tập thể các quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích TQ kèm theo các động thái “trừng phạt” kinh tế, sẽ khiến TQ lao đao. Mỹ và nhiều nước phương Tây chính là đối tác lớn của TQ, và TQ xem phương Tây là thị trường quan trọng nhất vì giá trị hàng xuất khẩu cao. Kinh tế các nước phương Tây ảnh hưởng vì dịch, và nếu kèm theo ý thức chống lại TQ gia tăng, thì phương Tây có quyền chuyển hướng chọn lựa đầu tư vào các nhà cung cấp ở ASEAN và châu Á khác, thay vì tiếp tục chơi với TQ. Bắc Kinh chắn chắn lo ngại điều này.
Ngăn TQ thiết lập luật chơi riêng
Điều quan trọng thứ ba khiến TQ ngán ngại sức ép tập thể chính là đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. TQ đang theo đuổi đàm phán với mục đích lập ra một cuộc chơi riêng giữa TQ và từng nước ASEAN nhưng mang dáng vóc của tập thể ASEAN, đồng thời đẩy sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia bên ngoài ra khỏi khu vực biển Đông.
Trái lại, nhiều nước ASEAN mong muốn thông qua thể chế này, tạo ra một cuộc chơi công bằng dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có hai điểm mấu chốt mà các nước ASEAN theo đuổi: (i) Nội dung COC phải có tính bao quát phạm vi cả biển Đông chứ không chỉ ở khu vực quần đảo Trường Sa (như TQ mong muốn); và (ii) phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, trong đó phải lượng tính được các biện pháp chế tài nếu một trong các bên vi phạm.
TQ đang lợi dụng mối quan hệ thân thiết với chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (nhiệm kỳ đến 2021), cũng là nước điều phối quan hệ ASEAN-TQ giai đoạn hiện tại, trong đàm phán COC. Bắc Kinh kỳ vọng có thể tạo sức ép thông qua một COC có lợi cho họ vào 2021, khi mà các giai đoạn chiếm, bồi lấp, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa, thể chế hóa biển Đông đã hoàn tất. Vì vậy, các sức ép từ phía các nước trong khu vực và các quốc gia thứ ba có thể tạo nên một làn sóng chống lại TQ. Trong đó, các quốc gia trung dung hoặc đứng ngoài tranh chấp có thể thay đổi quan điểm, chuyển hướng chống TQ. Điều đó càng tạo áp lực cho TQ trên bàn đàm phán COC.
Thậm chí, một sức ép tập thể đủ lớn từ cộng đồng quốc tế có thể là động lực để tạo ra các sáng kiến giải quyết tranh chấp ở biển Đông, có tiềm năng và kỳ vọng không thua kém COC. Trong đó, có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc hay Ấn Độ và châu Âu.
Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng phương Tây, nhất là EU, chỉ mới bắt đầu có ý thức rõ ràng về “mối đe dọa TQ” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc các nước khu vực và thế giới cùng lên tiếng về hành xử phi pháp của TQ có thể thay đổi rõ nét nhận thức EU, điều đó sẽ quyết định đáng kể đến hành xử của các cường quốc này đối với Bắc Kinh.
Nếu các nước biển Đông kết hợp phương Tây trên các mặt trận phát ngôn, kinh tế, an ninh và ngoại giao thông qua các sáng kiến cụ thể, có công cụ thực thi hiệu quả, thì đó sẽ là sự đối trọng rất đáng kể trong việc “ghè chân” TQ ở biển Đông.
Ví dụ: Đồng loạt chỉ trích các hành động sai phạm của TQ qua các kênh khác nhau; hợp tác tuần tra chung, đảm bảo tự do hàng hải và đánh bắt hải sản đúng luật; cùng ban hành các đạo luật trừng phạt kinh tế (từ các nước lớn và có thị trường quan trọng với TQ; v.v. Một mình Mỹ hay chỉ vài nước sẽ là chưa đủ, nhưng một tập thể nhiều quốc gia thì chắc chắn TQ phải dè chừng.
Các nước đồng loạt hành động
Các hành động của TQ ngay tức khắc bị dư luận phản đối, chỉ trích. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Ngô Toàn Thắng hôm 23-4 đã trả lời báo chí liên quan đến công hàm hôm 17-4 của TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng hôm 20 và 21-4 về biển Đông.
Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982. VN đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này. VN cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của VN, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.
Hôm 19-4, VN cũng lên tiếng phản đối hành xử phi pháp của TQ liên quan đến việc lập ra hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán của VN là mạnh mẽ phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN… Các hành vi của TQ như trên không có giá trị và không được công nhận; không có lợi ích cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới.”
Về phía Philippines, hãng tin CNN dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trên Twitter chiều tối 22-4 cho biết: Philippines phản đối TQ về việc đơn phương lập ra hai quận Nam Sa và Tây Sa, xem một phần lãnh thổ của Philippines thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Song song đó, Manila cũng gửi công hàm phản đối việc TQ đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”. “Cả hai hành động nói trên của TQ đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” - Ngoại trưởng Locsin viết.
Malaysia cũng lên tiếng về thông tin đội tàu Địa chất hải dương 8 của TQ hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella của Công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Hôm 23-4, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông, đồng thời các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.
Mỹ và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành động leo thang của TQ giữa lúc thế giới tập trung chống dịch. Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên tiếng chỉ trích TQ liên quan đến các hành xử gây rối ở biển Đông, Washington cử các đội tàu hải quân đến biển Đông, phối hợp với tàu hải quân hoàng gia Úc để tập trận và tuần tra tự do hàng hải.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chien-luoc-ran-de-tap-the-se-ghe-chan-trung-quoc-o-bien-dong-908446.html