Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Trung Quốc sẽ trắng tay vì muốn độc chiếm biển Đông


(20/04/2020)- Trung Quốc hiện đang muốn lợi dụng tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19 để đẩy nhanh kế hoạch độc chiếm biển Đông.

Tờ South China Morning Post ngày 18-4 đưa tin chính quyền Trung Quốc (TQ) đã bất ngờ thông báo thành lập cái gọi là hai huyện đảo Tây Sa và Nam Sa trực thuộc TP tam Sa để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam (VN). Phía VN đã không ngừng phản đối các động thái vi phạm pháp luật mà TQ đã thực hiện suốt thời gian qua.

Sẽ còn gia tăng hành động phi pháp

Bình luận về động thái của Bắc Kinh, TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS), cho rằng TQ muốn gửi đi thông điệp là họ sẽ không bao giờ từ bỏ các yêu sách về chủ quyền ở khu vực biển Đông. “Rõ ràng Bắc Kinh có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa ý đồ từ chiếm giữ bất hợp pháp thành một lãnh thổ dưới quyền kiểm soát hành chính” - ông Trung nói.

TQ đã và đang dần biến khu vực (mà TQ gọi là) TP Tam Sa thành những khu vực có người cư trú lâu dài với khoảng 1.800 người. Việc TQ vô lý thành lập hai quận mới để chính thức hóa quan điểm của họ là các thực thể mà TQ đang chiếm giữ có khả năng duy trì sự sống cho người cư ngụ.

GS Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Maine (Mỹ), nhận định hành động lần này nằm trong chuỗi sự kiện mà Bắc Kinh đã tính toán từ trước. Mục đích của TQ là tiếp tục khẳng định chủ quyền theo yêu sách đường chín đoạn (hay đường lưỡi bò), bất chấp Tòa Trọng tài đã bác bỏ vào năm 2016.

Trong khi đó, chuyên gia quốc phòng Collin Koh thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore) thì cho rằng: “Rõ ràng là TQ đang tìm kiếm thêm lợi ích trên biển Đông trước khi Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) được ban hành. Ngay cả nếu COC không được thông qua, TQ khi đó cũng đã có một thế đứng vững chắc hơn rất nhiều trên biển Đông.


Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: AMTI

Lợi bất cập hại

Dù thừa nhận rằng mọi hành động của TQ đều có toan tính trước nhưng giới quan sát cũng đồng thuận rằng dịch COVID-19 tạo ra một khoảng trống để Bắc Kinh lợi dụng gây hấn ở biển Đông. Thêm vào đó, đại dịch gây ra một cuộc khủng hoảng tại TQ. Vậy nên “chuyển lửa ra biển Đông” cũng là một kế sách, tuy không còn mới nhưng là dễ hiểu với TQ.

Mặt khác, việc leo thang căng thẳng ở biển Đông cũng là giải pháp để TQ gây áp lực trên bàn đàm phán COC. Song song đó, các thông tin về việc thiết lập các cơ quan hành chính trên sẽ được TQ dùng để tuyên truyền, tạo cớ nhằm gây bất an cho lực lượng chấp pháp, ngư dân, tàu thuyền các nước qua lại biển Đông. Đầu tháng 4-2020, tàu hải cảnh của TQ đã đâm chìm tàu cá của VN, tạo ra sự bức xúc lớn không chỉ từ VN mà còn trong cộng đồng quốc tế. Việc lập ra các quận đảo có thể là bước đầu để TQ đẩy mạnh các hoạt động bắt nạt tương tự.

TQ chắc chắn sẽ tăng cường nguồn lực để quản lý hai huyện đảo mới thành lập, biến các đơn vị hành chính này thành “vùng đệm ở tuyến đầu” để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh ở các khu vực xung quanh. Ngoài ra, hai huyện đảo sẽ giúp TQ rộng đường phối hợp và liên lạc với các lực lượng đang đồn trú trái phép trên hai quần đảo của VN.

KANG LIN, Phó Giám đốc chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia TQ (CNI)

Tuy nhiên, TQ có thể phải trả giá đắt hơn họ nghĩ. Chuỗi hành vi của TQ trên biển, đi cùng với những bê bối liên quan dịch COVID-19 (xuất phát từ TQ) khiến niềm tin của cộng đồng quốc tế với chính quyền Bắc Kinh suy giảm trầm trọng. Không thiếu các chỉ trích “thừa nước đục thả câu” nhắm vào lãnh đạo TQ suốt thời gian qua. Việc lập ra các quận đảo đi cùng các hành vi bắt nạt sẽ là “cọng rơm cuối làm gãy lưng con lạc đà”, khiến các nước phản ứng mạnh.

Đầu tiên sẽ là các nước trong khu vực. VN, trong vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020 (và có thể kéo dài sang năm 2021 vì ảnh hưởng của dịch) và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chắc chắn sẽ có những bước đi ngoại giao quan trọng. Các nước ASEAN, trước các mối đe dọa an ninh do TQ tạo ra, chắc chắn sẽ không ngồi yên. Các “liên minh mềm”, ví dụ hợp tác về pháp lý, kinh tế, ngoại giao để đối trọng các hành xử sai trái của TQ là điều hoàn toàn khả dĩ và đang được kỳ vọng rộng rãi.

Một “nước Mỹ trên hết” ở xa khó chống lại TQ. Tuy nhiên, các sáng kiến về an ninh - quốc phòng, kinh tế với sự tham gia của các nước khu vực do Mỹ hậu thuẫn chắc chắn sẽ khiến TQ phải dè chừng.

Biển Đông là tuyến hàng hải vô cùng quan trọng, gắn liền lợi ích toàn cầu. Một khi niềm tin của các nước vào TQ suy giảm thì bằng nhiều cách khác nhau, họ sẽ có phản ứng tiêu cực với Bắc Kinh. Điển hình là việc cắt giảm đầu tư, chuyển hướng giao thương - hợp tác, lên án làm suy yếu hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm và ảnh hưởng” mà TQ đang cố gắng theo đuổi. Mất niềm tin dễ dẫn đến việc TQ trắng tay và điều đó có vẻ không còn xa khi TQ vẫn hành xử phi pháp như lâu nay.

Biển Đông: Cách ứng phó Trung Quốc ‘xâm lấn vùng xám’

Trước một loạt hoạt động đơn phương gây rối của đội ngũ phức hợp các tàu hải cảnh, dân quân biển và tàu khảo sát hải dương Trung Quốc (TQ), biển Đông dường như đã chuyển sang giai đoạn 3 của chiến lược “xâm lấn vùng xám” mà TQ đã triển khai nhất quán từ năm 2009.

Hai giai đoạn đầu là xây dựng lực lượng (2009-2014) và cải tạo thực địa (2015-2018). Trong đó, TQ gây áp lực đơn lẻ với từng nước và chỉ tập trung ở khu vực trung tâm biển Đông. Ở giai đoạn 3, TQ lại tăng cường tần suất và mở rộng quy mô của các hoạt động xâm lấn cùng lúc sang cả năm khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ), còn gọi là “vành đai EEZ”, của các nước láng giềng Đông Nam Á.

Đây cũng là “giai đoạn nước rút” của chính phủ TQ trước thời hạn kết thúc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) với ASEAN vào năm 2021. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 bùng nổ đã gián tiếp tạo nên các “khoảng trống quyền lực” trên biển Đông do hầu hết các nước đều đang tập trung chống dịch. Đây là hai nguyên nhân khiến TQ đẩy nhanh các hoạt động đơn phương phi pháp với tâm thế “thừa nước đục thả câu”.

Dĩ nhiên tư duy “nước rút” sẽ tạo nên điểm yếu, đó là nóng vội, từ đó gây nên những tính toán nhầm lẫn. Sự kiện tàu khảo sát HYDZ-8 đi dọc theo EEZ của Việt Nam (VN) để đến hoạt động ở khu vực EEZ của Indonesia, Malaysia và Brunei lúc này sẽ như một giọt nước tràn ly. Nó gián tiếp thúc đẩy các nước láng giềng Đông Nam Á thấy rõ đã đến lúc “tối lửa tắt đèn có nhau” - một kịch bản sẽ khiến TQ thêm khó khăn trên bàn đàm phán COC nói riêng và mặt trận pháp lý nói chung.
Hơn nữa, với các nền tảng hợp tác an ninh biển đã ký kết với Philippines (tháng 5-2018), Indonesia (tháng 6-2019), Malaysia (tháng 8-2019)... VN dường như đang kiện toàn mạng lưới liên lạc và hợp tác chấp pháp trên biển của riêng các nước ASEAN. Cùng với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2020, VN hoàn toàn có đủ cơ sở tiến hành ba biện pháp như sau:

Thứ nhất, phối hợp với các nước thiết lập hồ sơ những vụ vi phạm của các tàu khảo sát hải dương, tàu chấp pháp và dân quân biển TQ trên các vùng biển liên quan đến “vành đai EEZ” của các nước ASEAN trên biển Đông. Song song đó, VN đẩy mạnh cùng các nước lưu hành công hàm phản đối các vi phạm của TQ trên Liên Hiệp Quốc.
Thứ hai, phát triển các sáng kiến về tuần tra chung trên biển Đông giữa lực lượng cảnh sát biển các nước ASEAN (như Malaysia, Philippines, Indonesia...) và cân nhắc sự tham gia mở rộng của các cường quốc bên ngoài dưới sự điều phối của ASEAN.

Thứ ba, củng cố và tăng cường hợp tác khai thác dầu khí và tài nguyên khác với các nước trong và ngoài khu vực (như Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật…) ở các “vành đai EEZ” để gia tăng hiện diện lợi ích kinh tế của các cường quốc, từ đó nâng cao thế đối trọng và phản ứng quốc tế với các hành vi TQ xâm phạm “vành đai EEZ” này.

Với gói giải pháp trên, TQ càng xâm lấn trên biển Đông thì áp lực trên cả mặt trận tâm lý, pháp lý và truyền thông cho chính họ sẽ ngày càng lớn. TQ muốn duy trì phương châm “cường quốc có trách nhiệm” thì trước nhất phải ngừng ngay các hoạt động phi pháp để xây dựng lại từ đầu hình ảnh đó ở biển Đông.

ThS LỤC MINH TUẤN, nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu quốc tế (SCIS) ĐH KHXH&NV TP.HCM


Theo PLO
0

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam về Biển Đông

(21/04/2020)- Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 21/4 nói rằng họ vừa “giao thiệp nghiêm khắc” để đáp trả điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở Biển Đông”, theo tin của Reuters và The Beijing News.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng

Tin cho hay ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng kể từ cuối tháng 3 vừa qua, Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi một số công hàm tới Tổng Thư ký LHQ, “liên tục tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp” tại Biển Đông, cũng như “cố phủ nhận” chủ quyền và các quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”, ông Cảnh Sảng tuyên bố, vẫn theo tin của Reuters và The Beijing News.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp đến nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào cố phủ nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông dưới bất kỳ hình thức nào đều là “vô hiệu” và “chắc chắn sẽ thất bại”, bản tin của Reuters và The Beijing News cho biết.

“Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông]”, ông Cảnh Sảng nói.

Theo quan sát của VOA, cho đến khi bản tin này được đăng, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, như VOA đã đưa tin, Việt Nam đã phản đối những nỗ lực bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, bao gồm cả việc gửi tuyên bố chủ quyền đến LHQ.

Một số nhà phân tích và quan sát nhận định với VOA rằng cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” trong tuyên bố hôm 21/4 của phía Trung Quốc là rất đáng lưu ý vì nó có hàm ý đe dọa, cũng như không loại trừ việc Trung Quốc tiến tới sử dụng biện pháp quân sự.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng 4 ngày, Trung Quốc nói bóng gió đến việc sử dụng vũ lực, theo thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu lâu năm về Biển Đông.

Ông Việt nhắc đến công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc gửi đến Tổng Thư ký LHQ để phản đối Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” ở quần đảo Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nhận định với VOA về những tín hiệu liên tiếp phát đi từ Trung Quốc trong ít ngày qua:

“Rất có khả năng là lúc này, Trung Quốc có thể sẽ có hành động mạnh tay hơn ở khu vực Biển Đông.

Nguồn: VOA
0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Việt Nam quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông


(11/04/2020)- Trung Quốc lợi dụng Covid-19 gây căng thẳng ở Biển Đông: Liệu Việt Nam, Philippines và Malaysia có cùng nhau đoàn kết chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông?

Vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam chỉ là để Trung Quốc phô trương cơ bắp, thị uy sức mạnh và khẳng định quyền bá chủ ở Biển Đông trong khi cả thế giới đang vật lộn chống lại đại dịch Covid-19.

Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để làm căng thẳng tình hình ở Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong Đông Nam Á trên tuyến hàng hải thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực.

Về diễn biến mới trên Biển Đông, theo GS. Carl Thayer và PGS. Batongbacal, với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Nhưng để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác. Theo đó, Việt Nam phải tiếp tục phản đối bất kỳ hành động trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi Bắc Kinh có những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc muốn thị uy sức mạnh khi đánh chìm tàu cá Việt Nam?

Asia Times mới đây có bài phân tích của tác giả Richard Javad Heydarian (Giáo sư chính trị tại Đại học hàng đầu Philippines De La Salle - học giả nghiên cứu uy tín về Biển Đông) liên quan đến việc chính quyền Bắc Kinh tranh thủ chớp lấy cơ hội khi cả thế giới đang dồn sự chú ý đến coronavirus để “khẳng định chủ quyền lịch sử”, uy vũ sức mạnh và quyền bá chủ ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.

Khi các quốc gia Đông Nam Á đang vật lộn quay cuồng chống lại dịch bệnh Covid-19, đồng thời, nhóm tàu chiến và căn cứ quân sự của Hải quân Hoa Kỳ cũng đang ở trong thế yếu trước nguy cơ bùng phát và lây lan virus corona, đe dọa tính mạng nhiều người, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của các bên thì Trung Quốc lại đang dùng mọi cách tận dụng cuộc khủng hoảng “dịch bệnh chết chóc” như thứ cơ hội chiến lược nhằm khẳng định quyền kiểm soát ở Biển Đông.

Với việc không một quân nhân nào của lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hay những đơn vị hữu quan khác được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2, cường quốc châu Á này đang ngày càng “phô trương cơ bắp” thông qua loạt cuộc tập trận lớn của Quân đội, Hải quân, Không quân PLA nhằm củng cố quyền kiểm soát những thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Theo Asia Times, mục đích mà Trung Quốc muốn hướng đến là rất đa dạng và khó lường, điển hình như gần đây nhất, Bắc Kinh muốn giám sát chiến lược Biển Đông và “đánh phủ đầu” yêu sách chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu thế hơn.

Ngày 2 tháng 4, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa. Tàu cá mang số hiệu QNg-90617 TS, công suất 420 CV do ngư dân Trần Hồng Thọ (sinh năm 1987 ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) làm chủ phương tiện đăng ký hành nghề lặn. Tàu cá này xuất bến tại Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ vào ngày 20 tháng 3 để ra vùng biển quần đảo Hoàng Sa hành nghề, trên tàu có 8 lao động.

Theo ghi nhận, khi bị tông chìm, có 3 tàu cá gồm tàu cá mang số hiệu QNg-90045 TS do ngư dân Đặng Tằm làm chủ phương tiện, tàu cá QNg-90399 TS do ngư dân Đặng Dũng làm chủ phương tiện và tàu cá QNg-90929 TS do ngư dân Nguyễn Thành Linh làm chủ phương tiện chạy đến để cứu hộ nhưng khi đến nơi thì không thấy phương tiện và ngư dân đi trên tàu cá QNg-90617 TS mà thấy một tàu sắt màu trắng của nước ngoài (Trung Quốc) đang xuất hiện tại đây. Ba tàu cá tiếp tục tìm kiếm nhưng không phát hiện được tàu cá QNg-90617 TS cùng các ngư dân bị nạn, nên ngư dân Đặng Tằm đã gọi điện thông báo sự việc đến cơ quan chức năng.

Trước đó, tối ngày 2 tháng 4, ông Phùng Bá Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cũng xác nhận địa phương đã nhận tin báo của anh Nguyễn Thành Linh (chủ tàu QNg 90929) báo về phía tàu Trung Quốc đã trao trả 8 ngư dân trên tàu của anh Trần Hồng Thọ.

“Sau khi tàu của anh Thọ bị tông chìm, ba tàu của ngư dân đến cứu thì tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến 8 giờ, tàu Trung Quốc bắt giữ trái pháp luật hai trong ba tàu đến cứu về đảo Phú Lâm. Họ giữ tại đây đến 16 giờ 30 mới trao trả 8 lao động trên tàu của anh Thọ và để hai tàu này đi”, ngư dân Nguyễn Thành Linh cho biết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cáo buộc tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định chính tàu cá của Việt Nam đột ngột chuyển hướng và đâm mạnh vào ram Tàu Hải cảnh của Trung Quốc.

Bà Hoa Xuân Oánh cũng khẳng định Bắc Kinh chỉ muốn chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc với các quốc gia khác, và sẽ không biến dịch bệnh thành bất kỳ loại vũ khí hoặc công cụ địa chính trị nào.

“Chính tàu cá Việt Nam đâm vào Tàu Hải cảnh của chúng tôi và bị chìm - tất cả 8 thủy thủ đoàn đã được giải cứu”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Quân (Zhang Jun) bình luận về vụ việc này.

“Chúng tôi đã kêu gọi Việt Nam thực hiện nghiêm túc những biện pháp để tránh các sự cố tương tự xảy ra trong bối cảnh hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ngày càng gia tăng thường xuyên ở vùng biển Hoàng Sa”, ông Trương Quân nói.

Học giả Philippines: Trung Quốc lợi dụng khủng hoảng coronavirus để dễ chiếm Biển Đông

Bình luận trên Asia Times, nhà nghiên cứu Biển Đông Richard Javad Heydarian cho biết, đại dịch coronavirus bắt nguồn từ Trung Quốc đang khiến nền kinh tế Philippines đối mặt với hàng loạt nguy cơ, thách thức, sự đình trệ và xu hướng suy thoái, cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tình hình kinh doanh, sản xuất, đời sống xã hội nước này, càng làm tăng thêm sự tức giận và bất bình giữa những người dân Philippines cũng như giới quan chức. Tất cả đều cảm thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng để giành lấy quyền bá chủ trên các vùng biển và thực thể mà Manila tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

“Có những lo ngại đồng thời rằng bệnh dịch coronavirus có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) để bảo vệ đất nước chống lại các cuộc nổi dậy và các nhóm khủng bố ở các vùng cực nam và ngoại vi, cũng như bên ngoài Trung Quốc , phía nam Biển Hoa Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương”, học giả Philippines bình luận.

“Trong khi Philippines đang vật lộn với tình hình Covid-19 diễn biến leo thang, Trung Quốc đồng thời đẩy mạnh quá trình quân sự hóa Đá Vành Khăn”, Asia Times cho biết.

Chưa hết, Trung Quốc cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các căn cứ quân sự Subic và Clark chiến lược của Philippines hơn 100 hải lý.

Mỹ, Philippines lên tiếng ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định rằng tàu Hải cảnh Trung Quốc đã có hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và đe dọa tính mạng cũng như làm tổn hại tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

“Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.

Ngày 03/04/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Vụ việc đánh dấu lần thứ hai trong 12 tháng qua, lực lượng Hải giám, dân quân biển của Trung Quốc đã khiêu khích, đánh chìm tàu cá của những “đối thủ” quốc gia Đông Nam Á khác.

“Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi đã cho thấy niềm tin vào tình bạn đã bị mất như thế nào qua vụ việc như vậy, và niềm tin đã được tạo ra nhiều thế nào bởi hành động nhân văn của Việt Nam trực tiếp cứu mạng sống của ngư dân Philippines của chúng tôi", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ.

Trong tuyên bố phát ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh rằng các ngư dân nước này cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc và sẽ mãi ghi nhớ hành động nhân đạo của Việt Nam khi cứu vớt các ngư dân Philippines.

“Chúng tôi đã không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam về hành động đó. Và với suy nghĩ trên, chúng tôi đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết”, Manila khẳng định.

Bộ Ngoại giao Philippines đồng thời cũng nhấn mạnh rằng các sự cố như vừa xảy ra với tàu cá Việt Nam khiến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc bị xói mòn trong bối cảnh hai bên đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Cũng trong một động thái ủng hộ Việt Nam và chỉ trích “thói bắt nạt” của Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 9/4 ra tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc trong vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc va chạm và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam tại khu vực gần đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.

“Hành vi của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị ép buộc và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực nhằm đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Lầu Năm Góc tuyên bố.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh đại dịch Covid-19 cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, vì điều đó tạo điều kiện cùng giải quyết mối đe dọa chung theo cách minh bạch, tập trung và hiệu quả.

Lầu Năm Góc cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế những hành động gây mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực toàn cầu tập trung đối phó với đại dịch, hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản.

Việt Nam Philippines lẫn Malaysia sẽ cùng chống Trung Quốc ở Biển Đông?

Mặc dù vẫn còn đó những quan điểm khác biệt trong vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam, Philippines lẫn Malaysia đều gắn kết nhau một cách tự nhiên trên góc độ đặt trọng tâm sâu sắc vào luật pháp quốc tế.

Sau sự kiện Trung Quốc sử dụng tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông để phản bác công hàm của hai nước Philippines và Malaysia, ngày 30/3, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.

“Luật lệ dựa trên luật pháp sẽ có lợi cho Việt Nam, Philippines và Malaysia hơn nhiều so với luật rừng, nơi kẻ mạnh săn đuổi và chiến thắng kẻ yếu”, đó là ý kiến khẳng đinh của PGS Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển (Đại học Philippines) bình luận với Tuổi Trẻ cho hay.

Dù được ký ngày 30 tháng 3, đến ngày 7 tháng 4 thông tin về công hàm của Việt Nam mới được phổ biến. Đây cũng là quãng thời gian Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc tới vụ việc tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi (Việt Nam) ở vùng nước gần Hoàng Sa ngày 2 tháng 4.

Theo GS Carl Thayer, lý do mà nội dung đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) rất khó được thông qua cũng là vì bản thân Bộ Quy tắc này không định nghĩa được khu vực hàng hải ở Biển Đông mà nó sẽ áp đặt tính ràng buộc, bởi ngay cả trong nội bộ ASEAN cũng chưa nhất trí về hiện trạng khu vực này.

Dẫn chứng về vấn đề này, GS Thayer cũng nhấn mạnh, trong công hàm ngày 12/12/2019, Malaysia liên tục khẳng định đó chỉ là bản đệ trình một phần, và nó "không ảnh hưởng tới việc phân định thềm lục địa" và "không ảnh hưởng tới lập trường của các nước liên quan tới tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải".

“Điều đó để ngỏ khả năng Malaysia, Philippines và Việt Nam có thể phân định khu vực chồng lấn để giải quyết tranh chấp. Philippines và Việt Nam hiện đang "cùng tông" đối với chuyện tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài (The Hague, Hà Lan) trong việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc. Một lập trường nhất trí của ba nước sẽ có ích cho việc cô lập Trung Quốc về chính trị nhưng không làm thay đổi hiện trạng trên thực địa”, GS Thayer nhận định.

Cũng đồng ý với quan điểm này, PGS Jay Batongbacal của Philippines cũng khẳng định, không phải Việt Nam, Philippines và Malaysia đang "đoàn kết" chống lại Trung Quốc nếu hiểu theo lẽ thông thường.

“Rõ ràng mỗi nước vẫn hành động độc lập với nhau và không nhất thiết nhất trí với từng chi tiết khi đưa ra một lập trường đơn nhất khi đối mặt với Trung Quốc”, - ông Batongbacal nhận định.

PGS Batongbacal không cho rằng động thái của các nước trong thời gian vừa qua là “đoàn kết” theo nghĩa ba nước này đã “nhất trí một cách có ý thức” để cất lên tiếng nói duy nhất, hoặc đưa ra một lập trường chung nhất trong các tranh chấp.

“Tôi nghĩ chúng ta chưa đến thời điểm cố ý và chủ động phối hợp cho các quyết định, chính sách và hành động về vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng cái chúng ta đang chứng kiến là một sự nhất quán tự nhiên, hợp lôgic trong lập trường của mỗi bên, vốn dĩ đang là kỳ vọng vì tất cả đều cam kết với quy định pháp luật và đang đặt trọng tâm sâu sắc vào luật pháp quốc tế”, - PGS Batongbacal đưa ra quan điểm.

Theo ông Batongbacal, vì Việt Nam, Philippines hay Malaysia đều là các nước nhỏ, đang phát triển với sức mạnh quân sự và chính trị còn hạn chế hơn các nước lớn nên việc chú trọng luật quốc tế là tinh thần phù hợp. Việc tuân thủ luật pháp, bảo vệ và lên tiếng theo lẽ phải là điều kiện và nhu cầu hiển nhiên để đảm bảo lợi ích quốc gia.

“Đối với các nước này, tuân thủ luật pháp quốc tế đã được đồng thuận và áp dụng lên tất cả mọi người là yêu cầu cần thiết để họ đảm bảo sự độc lập và chủ quyền”, PGS Batongbacal nhấn mạnh.

Việt Nam không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông: Cần cơ sở pháp lý

Liên quan đến công hàm mới nhất gửi Liên Hiệp Quốc, tại họp báo chiều ngày 9 tháng 4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là điều bình thường, thể hiện lại lập trường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

“Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này”, bà Hằng nói.

Đồng thời đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là “giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.

Nhiều học giả quốc tế cũng nhận xét, công hàm ngày 30.3 của Việt Nam là động thái đúng đắn, phù hợp và cần thiết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong vấn đề biển đảo.

GS Thayer nhấn mạnh, Việt Nam phải tiếp tục phản đối bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh khi nước này có những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Theo chuyên gia này, việc cung cấp “một dấu vết pháp lý trên giấy” là rất cần thiết để chứng minh tính nhất quán của Việt Nam trong lập trường về Biển Đông, đặc biệt là trong một thời gian dài.

Cả hai GS Thayer lẫn PGS Batongbacal đều cho rằng, với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Mặc dù vậy, để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác.

PGS Batongbacal nhận định, những vi phạm mới nhất của Trung Quốc như vụ đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp hàng hải, triển khai nghiên cứu khoa học trên biển ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và mới đây nhất là đâm chìm tàu cá Việt Nam, tất cả đều có thể là cơ sở cho những đơn kiện trong tương lai.

Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng đơn kiện chỉ là một công cụ pháp lý. Biện pháp này phải được cân nhắc hết sức cẩn thận và phối hợp với những hành động ngoại giao và chính trị. Tất cả phải được tiến hành đồng thời và độc lập trong giai đoạn xét xử vụ kiện. Bên thưa kiện phải xem nó là một phần trong khuôn khổ một chiến lược rộng lớn hơn.

“Vì thế, bất kỳ động thái hay diễn biến nào trong vụ kiện cũng phải được phối hợp với chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như chính sách ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc và các khía cạnh khác trong mối quan hệ song phương này", - PGS Batongbacal kết luận

Theo Sputnik News
0

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Vụ đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường



VTC Now | Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ và bồi thường vụ đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi tại khu vực đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
0

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Biển Đông: Chứng lý không thể chối cãi của Việt Nam

Nếu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những hành vi ngang ngược trên Biển Đông thì khả năng thắng của Việt Nam còn cao hơn Philippines năm 2016.


Vị trí của bãi Tư Chính/Nam Côn Sơn so với các đảo trên Biển Đông
Nguồn: Phan Văn Song/Đồ họa: Du Sơn


Việt Nam và thế giới đang theo dõi và quyết liệt phản đối nhóm tàu Trung Quốc tiến hành thăm dò địa chấn trái phép tại khu vực bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam cũng như thông tin về hành vi quấy rối hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp tại lô 06-01 Bồn trũng Nam Côn Sơn. Đến nay, trong các tuyên bố ngày 19 và 25.7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập trong Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế”, đồng thời nhấn mạnh: “Vị trí của lô 06-01 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc nhiều lần xâm phạm chủ quyền Việt Nam và tạo nên các sự đã rồi như xâm chiếm, cải tạo các đảo, đá và thực thể trên Biển Đông, Việt Nam cần xem xét tất cả giải pháp, trong đó có giải pháp pháp lý, tức kiện ra tòa. Một trong các biện pháp là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc ở Phụ lục VII của UNCLOS liên quan đến bãi Tư Chính và Nam Côn Sơn. Đây là cách mà Philippines làm năm 2016 và đã thắng kiện.

Nếu đưa ra tòa thì khả năng thắng của Việt Nam sẽ còn cao hơn vì khu vực bãi Tư Chính và Nam Côn Sơn cách Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa hơn 200 hải lý. Đảo lớn gần nhất với Tư Chính và Nam Côn Sơn là Trường Sa Lớn, mà đây chỉ là đảo lớn thứ tư ở Trường Sa. Phán quyết năm 2016 đã khẳng định Ba Bình không tạo cho Trung Quốc cơ sở để đòi quyền về EEZ hay thềm lục địa, vì vậy các thẩm phán giờ đây khó có thể cho rằng Trường Sa Lớn có vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, có thể nói bãi Tư Chính/Nam Côn Sơn không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của một thực thể nào đang thuộc quần đảo Trường Sa. Ngược lại, vùng Tư Chính/Nam Côn Sơn nằm hoàn toàn trong các vòng tròn 200 hải lý từ các đảo Dinh, Phú Quý, Côn Sơn của Việt Nam.

Kết quả của phiên tòa sẽ khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam, cũng như giới hạn hay ít nhất sẽ làm rõ bán kính ảnh hưởng trong các tuyên bố phi lý của Trung Quốc đòi quyền về EEZ từ các thực thể đang tranh chấp ở Trường Sa. Từ đó, đóng khung vùng biển có khả năng bị tranh chấp, dẫu sao vẫn nhỏ hơn nhiều so với đường chữ U chiếm hơn 80% Biển Đông của Trung Quốc. Kết quả này cùng với kết quả phiên tòa giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016 một lần nữa khẳng định sự vô lý và phi pháp của yêu sách đường chữ U.

Dĩ nhiên chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc cũng không phải là chiến thắng sau cùng vì họ sẽ khó từ bỏ tham vọng lâu đời của mình. Tuy nhiên nó sẽ khẳng định lập trường chính nghĩa rõ ràng của Việt Nam, được công nhận bởi bạn bè quốc tế. Tranh thủ dư luận quốc tế cũng là điều quan trọng trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, góp phần làm thất bại mưu đồ tung hỏa mù, biến cái không tranh chấp thành tranh chấp của Trung Quốc. Ngoài ra, thêm một phán quyết bất lợi từ Tòa trọng tài quốc tế sẽ khiến Trung Quốc e dè hơn trong các hành vi xâm lấn trên Biển Đông.

Trong giải quyết tranh chấp, kiện là cách văn minh và duy lý, văn minh hơn cái cách mà Trung Quốc đang làm. Lâu nay, về ngoại giao, chúng ta có phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến”, ngụ ý cần kiên định, nắm những nét lớn và không sa vào những diễn biến tức thời. Nếu vậy thì có thể thấy rằng những diễn biến trên Biển Đông từ ít nhất 10 năm nay khẳng định nét quan trọng là tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có vế thứ hai ít được nhắc đến hơn là “Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”, tức cần biết tâm của người dân là gì để lấy làm tâm của mình. Trong vấn đề Biển Đông, tâm của người dân có lẽ chưa bao giờ rõ hơn.

Nguồn: Thanh Niên
0

Báo Mỹ: Trung Quốc múa gậy ở Biển Đông

Hôm 28/7 báo The Hill của Mỹ có đăng bài “Trung Quốc múa gậy ở Biển Đông” của James Holmes – một chuyên gia về hàng hải thuộc trường Naval War College.



Trước hết, tác giả James Holmes cho rằng cuộc tranh chấp giữa Iran và Vương quốc Anh, mỗi nước đã giam giữ một tàu chở dầu của nhau đang khiến thế giới chú ý và quên mất chuyện Trung Quốc tạo sóng ở Biển Đông. Tác giả tự hỏi tại sao hai chuyện nóng trên biển lại xảy ra trong thời gian quá gần nhau như thế. Phải chăng là có kẻ lợi dụng điểm nóng ở chỗ khác để hành động của mình bớt bị chú ý.

Hành động của Trung Quốc ở gần bãi Tư Chính được tác giả cho rằng “Trung Quốc đang cố gắng củng cố quyền kiểm soát 80 đến 90% Biển Đông, bao gồm cả vùng biển được phân bổ cho các nước láng giềng Đông Nam Á theo “hiến pháp đại dương” chính là Công ước về Luật Biển (UNCLOS).

Đây là một chiến lược hành động dài hơi của Trung Quốc. Trở lại năm 2009, Bắc Kinh đã đệ trình bản đồ lên Liên Hợp Quốc khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi của họ” trên vùng biển trong “cái đường chín đoạn của họ” (ngoặc kép là cách mỉa mai của tác giả), bao quanh 80 đến 90% Biển Đông. Chủ quyền có nghĩa là một chính phủ được thực thi luật pháp trong không gian địa lý được phân định theo biên giới. Nói cách khác, đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền quyết tuyên bố quyền ra lệnh cho tàu và máy bay Trung Quốc và nước ngoài có thể và không thể làm gì trong đường chín đoạn - giống như luật pháp Trung Quốc chi phối những gì công dân và người nước ngoài được làm trong biên giới Trung Quốc trên đất liền.

Bài báo cũng khẳng định rất mạnh mẽ Trung Quốc đã sai khi xâm phạm chủ quyền nước khác khi dẫn chi tiết: Trong tháng này, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 đã đậu gần bãi Tư Chính. Giáo sư danh dự Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam từ Đại học New South Wales, giải thích, vùng nước xung quanh bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), một vành đai 200 hải lý ngoài khơi (tính từ đường cơ sở) được phân chia cho các quốc gia ven biển theo quy định của UNCLOS.

Từ đó, James Holmes khẳng định: "Đặc quyền là đặc quyền, Hà Nội, chứ không phải Bắc Kinh, mới duy nhất được hưởng quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên từ cả dưới nước và đáy biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáy biển trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí đốt có thể khai thác". (lưu ý tác giả khẳng định rõ một lần nữa bãi Tư Chính là vùng biển của Việt Nam).

Hiện tại bãi Tư Chính, Việt Nam đang rất kiềm chế và làm đúng phần việc của mình. Bài báo trên The Hill viết: Bãi Tư Chính không có các tàu chiến mang tên lửa hù dọa nhau và cũng không có máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời dọa dội bom. Thay vào đó, như báo cáo từ tờ Straits Times có trụ sở tại Singapore, lực lượng bảo vệ bờ biển 2 bên đã đối mặt quanh Haiyang Dizhi 8. Tàu cảnh sát biển hiện diện ở đây chứ không phải là tàu chiến. Cảnh sát được vũ trang nhẹ hoặc không vũ trang thường hoạt động trong khu vực nằm dưới quyền tài phán của nước mình. Họ thi hành luật pháp quốc gia, giải cứu người đi biển khỏi nguy hiểm và thực hiện các công việc hành chính. Ít khi họ tham gia chiến đấu.

James Holmes viết “Bắc Kinh và Hà Nội đang cố gắng gửi thông điệp rằng họ có quyền đưa ra các quy tắc điều chỉnh với những gì xảy ra ở vùng biển ngoài khơi Việt Nam (lưu ý tác giả lần thứ 3 trong bài khẳng định bãi Tư Chính là vùng biển của Việt Nam).

ại sao không điều hải quân tàu xám - cây gậy lớn - để phát đi thông điệp đó? Vâng, hải quân chiến đấu cho những thứ đang tranh chấp; Tại sao phải thừa nhận có tranh chấp? Cảnh sát biển quản lý vùng biển thuộc về mình. Bằng cách triển khai các tàu vệ bờ biển vỏ trắng - cây gậy nhỏ - cả hai đã tuyên bố, và trên thực tế hiện trường, rằng họ đang thực thi luật pháp ở vùng biển nơi họ có quyền làm như vậy”.

Như vậy, theo cách viết của James Holmes trong trường hợp này thì cảnh sát biển và các lực lượng chấp pháp của chúng ta đã cư xử đúng với nhiệm vụ và bổn phận của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của nước nhà. Còn Trung Quốc thì ráng đóng kịch hành động tại một nơi không thuộc về họ.

Trong tâm thế của kẻ làm việc bất minh, Trung Quốc vẫn đặt tay lên cây gậy lớn tức là phòng trường hợp dùng sức mạnh quân sự. Việc này được James Holmes mô tả là Trung Quốc thủ sẵn lực lượng máy bay, tên lửa trên bờ và hải quân phía sau sẵn sàng yểm trợ. Trên thực tế là ngay trước đó, Trung Quốc đã tập trận rầm rộ và phóng thử tên lửa trên Biển Đông gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Với kiểu tay múa gậy nhỏ (cảnh sát biển), tay dứ gậy lớn (hải quân), James Holmes đánh giá Trung Quốc có tùy chọn leo thang từ đấu gậy nhỏ sang gậy lớn nếu thuận lợi. Còn Việt Nam có ít lựa chọn như vậy. Theo James Holmes, nếu Cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt có sống lại dù không bao giờ chấp nhận mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng ông cũng phải ngả mũ trước chiến thuật múa gậy nhỏ, dứ gậy to của Trung Quốc. Tổng thống Theodore Roosevelt là người rất thích câu châm ngôn “Nói năng nhẹ nhàng và cầm cây gậy to sẽ giúp bạn đi xa” và từ cây gậy đã trở thành thuật ngữ chính sách ngoại giao của Mỹ sau này.

Để đối phó với Trung Quốc mưu mô thâm hiểm như vậy, thì tác giả trong phần kết bài cho rằng Việt Nam cần phải tìm kiếm cho mình những đồng minh dám liều chơi tới cùng (nguyên văn là: allies bearing brickbats).

Vụ Bãi Tư Chính

Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp song Trung Quốc lại cho rằng bãi này nằm trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” - một yêu sách phi lý đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên là vô hiệu nhưng Bắc Kinh hoàn toàn phớt lờ. Gần đây, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông này.

Ý kiến của Bộ Ngoại giao Việt Nam

Về phía Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm 25/7 khẳng định:

"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế".

Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, với mục tiêu trên, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

"Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Nguồn: The Hill, Sputniknews

Link: https://thehill.com/opinion/national-security/454402-china-swings-a-small-stick-in-the-south-china-sea

0

Biển Đông: Vì sao Việt Nam không kiện TQ ra toàn án quốc tế?


Vì sao Việt Nam không kiện Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển Đông? Phân tích của nhà báo người Mỹ gốc Việt Đỗ Dzũng, cộng tác viên báo Người Việt, STBN.

Nguồn: Nua Vong Trai Dat TV
0

Hành động của Trung Quốc 'đẩy Việt Nam vào vòng tay của Mỹ'


Tư liệu: Bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố về biển Đông trên Twitter (@PressDept_MoFA)

Trung Quốc và Việt Nam lẽ ra là những đối tác tự nhiên của nhau bởi vì hai nước chia chung ý thức hệ cộng sản, nhưng theo một chuyên gia của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) thì những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông đang đẩy Việt Nam, một nước cựu thù trở thành một đồng minh của Mỹ.

Đó là ý kiến của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore (ISEAS Yusof Ishak) trong một bài bình luận đăng trên báo South China Morning Post ngày 25/7/2019.

Bài báo lược qua những diễn biến mới đây trên Biển Đông.

Đối đầu trên biển

Căng thẳng không ngừng leo thang giữa hai nước anh em xã hội chủ nghĩa sau khi Trung Quốc điều tàu khảo sát địa chất Hải dương 8 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam liên doanh với các nước khác trên các vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam, theo định nghĩa của Công ước Quốc tế về Luật biển 1982.

Hà nội tố cáo Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính, lọt thỏm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận, trong khi Bắc Kinh vẫn đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông.

Việt Nam lần này phản ứng mạnh mẽ và công khai một cách bất thường. Một mặt gửi tàu cảnh sát biển tới bãi Tư Chính để thách thức tàu hải cảnh Trung Quốc, mặt khác chính thức phản đối Trung Quốc, và còn kêu gọi “tất cả các bên liên quan trong cộng đồng quốc tế hãy góp phần duy trì trật tự, hòa bình và ổn định trên Biển Đông”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc và “mạnh mẽ đòi Trung Quốc phải ngưng mọi hoạt động bất hợp pháp, rút tàu ra khỏi các vùng biển của Việt Nam.”

Ngày hôm sau, dường như để đáp ứng lời kêu gọi của phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố bày tỏ quan tâm về “hành động cậy mạnh đe dọa Việt Nam và ngăn cản các hoạt động từ lâu của Việt Nam, thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí ở Biển Đông”. Tuyên bố của Mỹ hối thúc Bắc Kinh hãy “ngưng hành vi bắt nạt của mình và tự chế, tránh các hoạt động có tính cách khiêu khích và gây bất ổn.”

Tuyên bố của Mỹ muốn chỉ ra rằng các quyền lợi của Hà nội và Washington giờ đã tụ về một điểm. Hai bên đều muốn thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, mà cả hai nước cho là quá tham lam. Việt Nam lẽ đương nhiên muốn bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hàng hải của mình trong Biển Đông, trong khi Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm hãm cao vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực, thách thức vị thế cường quốc số 1 của Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp đặt nghi vấn về tính hợp lý của chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ông nói vào thời điểm khi mà cường quốc đang lên ở Châu Á cần đến các nước bạn và đồng minh để đối phó với những sự đối đầu của Hoa Kỳ, thì Bắc Kinh lại đẩy Việt Nam ra xa, vào vòng tay của Mỹ.

Ông đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam phải cân nhắc những sự nhạy cảm về an ninh của Trung Quốc, trong khi nước này không lý gì tới những quan tâm an ninh chính đáng của Việt Nam? Trong khi đó thì Hoa Kỳ đang mở rộng vòng tay, mời gọi Việt Nam tham gia một cấu trúc an ninh liên kết khu vực, có thể giúp Việt Nam mặc cả với Trung Quốc và được hưởng những lợi ích qua các nỗ lực của Hoa Kỳ tăng sức cho các đối tác khu vực, về cả mặt kinh tế lẫn quân sự, để kiềm hãm Trung Quốc.

Nguy cơ xung đột

Hệ thống truyền thông ABC của Úc bày tỏ lo ngại về nguy cơ xung đột bùng nổ trong khu vực vì những sự xung đột ở cả Biển Đông và biển Hoa Đông. Bài báo “‘Ready to fight’: Tensions escalate in South China Sea”, tạm dịch “Sẵn sàng úng chiến: Căng thẳng leo thang ở Biển Đông” đăng ngày 26/7, viết:

“Châu Á đã nhảy vọt một bước tới gần thảm họa. Máy bay chiến đấu của 4 nước đối đầu nhau trên không phận một hòn đảo đang tranh chấp. Việt Nam đang thách thức một tàu trinh sát có hành vi khiêu khích của Trung Quốc, và Philippines kêu gọi Hoa Kỳ, nước đã ký hiệp ước phòng vệ hỗ tương, hãy bảo vệ Philippines.”

Nguồn: VOA Tiếng Việt
0

Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc chép lỗi sai của bản đồ Anh để tạo 'đường 9 đoạn'

Chuyên gia Bill Hayton dẫn chứng tài liệu cho thấy "đường 9 đoạn" là một yêu sách rất mới, xuất phát từ việc Trung Quốc sao chép lỗi sai trong bản đồ của Anh.


Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam tháng 10/2017. Ảnh: CSIS.

Yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc có nguồn gốc từ sự thiếu hiểu biết và nhầm lẫn nghiêm trọng về Biển Đông của Trung Quốc trong giai đoạn 1933 - 1947, học giả Bill Hayton từ viện Chatham House của Anh khẳng định tại Hội thảo về Biển Đông lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ (CSIS) tổ chức tại Washington ngày 24/7.

Hayton dẫn các tài liệu và minh chứng lịch sử từ Trung Quốc cho thấy Trung Quốc chỉ bắt đầu quan tâm đến Hoàng Sa từ năm 1909, sau khi có thông tin Nhật Bản chiếm đóng và khai thác đảo Pratas, nằm gần Đài Loan. Đầu tháng 6/1909, Trung Quốc bắt đầu tổ chức đoàn khảo sát đi Hoàng Sa (nơi Việt Nam đã xác lập chủ quyền từ thế kỷ 17) và nêu yêu sách với quần đảo. Tuy nhiên, sau chuyến khảo sát và nhiều năm sau đó, Trung Quốc không quan tâm và có bất cứ động thái gì để thể hiện "chủ quyền" với quần đảo này, thậm chí Trung Quốc còn coi Hoàng Sa là cái "bẫy chết người", thường xuyên làm đắm tàu thuyền nước ngoài.

Cho tới ngày 14/7/1933, sau khi Pháp, lúc đó là chính quyền bảo hộ cho Việt Nam, khẳng định có chủ quyền với các thực thể ở Trường Sa, nội bộ Trung Quốc hoàn toàn không hay biết về sự tồn tại của Trường Sa, vẫn nhầm tưởng Trường Sa và Hoàng Sa là một. Trong một văn bản Bộ Hải quân Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 19/7/1933 nhằm xác minh thông tin về việc Pháp khẳng định chủ quyền với Trường Sa, bộ này khẳng định "sau khi khảo sát, không thấy có đảo nào ở 10 độ vĩ Bắc, 150 độ kinh Đông giữa Việt Nam và Philippines".

Tuy nhiên, vì nghi ngờ kết luận trên của Bộ Hải quân, chính phủ Trung Quốc lúc đó thành lập một "Uỷ ban điều tra về bản đồ đất nước" và đã tiến hành 25 cuộc họp từ giữa năm 1933 đến cuối năm 1934. Ủy ban này lập nên một danh sách 132 đảo được coi là của Trung Quốc ở Biển Đông.


Bill Hayton tại hội thảo của CSIS ở Mỹ ngày 24/7. Ảnh: CSIS.

Theo Hayton, danh sách này được sao chép và biên dịch hoàn toàn từ tiếng Anh sang tiếng Trung từ một Bản đồ Thuỷ Văn về Biển Đông do Anh vẽ năm 1906. Trong bản danh sách sao chép đó, các tên đảo được phiên âm sang tiếng Trung từ tên tiếng Anh. Ví dụ, bãi James Shoal được dịch và phiên âm thành Bãi Tăng mẫu, Vanguard Bank (bãi Tư Chính của Việt Nam) thành Bãi Tiền vệ (sau này đổi tên thành Vạn An Bắc).

Trong quá trình sao chép và phiên âm, Trung Quốc vô tình sao chép cả các lỗi và nhầm lẫn từ Bản đồ Thuỷ Văn của người Anh mà không hay biết. Nhiều thực thể trong danh sách không tồn tại trên thực địa vẫn được Trung Quốc đưa vào danh sách.

Cho tới năm 1933, Trung Quốc chưa bao giờ quan tâm, có yêu sách, và cũng chưa bao giờ khảo sát toàn bộ Biển Đông.

"Tuy nhiên, người Anh biết rõ các nhầm lẫn của mình nên đã nhận ra các nhầm lẫn y hệt trong danh sách đảo mà Trung Quốc sao chép", Bill Hayton nói.

Một bằng chứng khác về việc Trung Quốc hoàn toàn không có thông tin về các thực thể ở Biển Đông là Trung Quốc đã máy móc dịch tên đảo và hiểu sai hoàn toàn bản chất các thực thể ở Biển Đông. Bãi ngầm, trong tiếng Anh gọi là "shoal", đã được Trung Quốc dịch thành Bãi (滩 - Tan) và hiểu đó là các đảo, bãi nổi.


Bản đồ quần đảo châu Á, do Công ty Eastward Stanford xuất bản năm 1918.

Vì nhầm tưởng các bãi ngầm Tăng Mẫu (James shoal) và Vạn An Bắc (Vanguard bank) là bãi nổi, năm 1936, Bạch Mai Sơ, một nhà địa lý học Trung Quốc đã vẽ một đường nét liền bao quanh các "đảo" trên Biển Đông, lấn sâu xuống phía nam và phía tây Biển Đông để thể hiện cái gọi là chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc. Bản Đồ của Bạch Mai Sơ sử dụng có nguồn gốc từ bản đồ năm 1918 của Anh về Biển Đông.

"Sự thiếu hiểu biết và sai lầm nghiêm trọng của Trung Quốc về Biển Đông đã khiến 'đường 9 đoạn' có hình thù như hiện nay", Hayton nhận định.

Trịnh Tư Ước và Phó Giác Kim, hai sinh viên giúp Bạch Mai Sơ vẽ đường chữ U liền đoạn sai lầm nói trên, đã được tuyển dụng vào Bộ Nội vụ Trung Quốc vào năm 1946 và được giao nhiệm vụ xác lập biên giới quốc gia sau khi Thế chiến II kết thúc. Dựa trên bản đồ đường chữ U sai trái mà họ hỗ trợ vẽ năm 1936, họ đã tiếp tục dựng lên bản đồ đường chữ U 11 đoạn đầu tiên cho chính phủ Trung Quốc vào năm 1947.


Bản đồ đường chữ U đầu tiên Bạch Mai Sơ xuất bản năm 1936 là đường quy thuộc các "đảo" ở Biển Đông. Ảnh: Bill Hayton.

Yêu sách này cũng đã liên tục thay đổi trong nửa đầu thế kỷ 20. Hayton cho rằng nếu vào những năm 1930 - 1950, Trung Quốc thực sự hiểu biết về trạng thái địa lý các thực thể trên Biển Đông, đường chữ U mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông có thể bé hơn nhiều lần so với đường chữ U hiện nay.

"Minh chứng lịch sử nêu trên cho thấy cái gọi là yêu sách 'đường 9 đoạn' hiện nay của Trung Quốc là một yêu sách rất mới xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và các nhầm lẫn của Trung Quốc về Biển Đông", theo Bill Hayton. Hayton thậm chí còn cho rằng "đường 9 đoạn" còn ít tuổi hơn cả bố mẹ của ông, "chứ không phải đã có từ nghìn đời nay như Trung Quốc thường nói".

Hayton cho rằng nhầm lẫn của Trung Quốc trong lịch sử là nguồn gốc chính của tranh chấp Biển Đông hiện nay. Vì vậy, một hướng tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông hiện nay là làm rõ sự thật lịch sử.

"Đài Loan là nơi lưu trữ tất cả các hồ sơ của Trung Quốc những năm 1930 - 1940. Họ có thể nắm giữ chìa khoá quan trọng cho tranh chấp Biển Đông hiện nay", Hayton gợi ý.

Trường An/ VnExpess (từ Washington D.C)
0

Hạ viện Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng bắt nạt Việt Nam ở Biển Đông

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc rút tàu và chấm dứt hành vi bắt nạt, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.


Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Eliot L. Engel. Ảnh: AFP.

"Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc còn đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực", Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 26/7 ra tuyên bố.

Ông Engel cho biết kể từ khi các thông tin về việc tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc vào EEZ Việt Nam phủ sóng trên truyền thông từ tuần trước, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu nhưng Bắc Kinh cố tình phớt lờ.

"Kiểu quấy rối này là mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Những sự cố như thế này chứng tỏ Trung Quốc ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế", ông nói thêm.

"Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khu vực để lên án hành vi hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy trì trật tự và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức tất cả tàu khỏi vùng biển của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này", Engel tuyên bố.

Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS.

Trong cuộc họp báo ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng "tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định", đổ ngược cho "các thế lực bên ngoài", trong đó có Mỹ, "từ lâu đã đưa ra những bình luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích".

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 cũng ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", bày tỏ ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.

Phương Vũ/VnExpress
0

[TV 3] Tin Biển Đông: Đối đầu Bãi Tư Chính



Bã Tư Chính: Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất số 8 của TQ đang được các tàu đánh cá vỏ thép "Quỳnh Tam Sa Ngư" bảo vệ. Những tàu này được cho là thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

Tin tức về vụ đối đầu xung quanh bãi Tư Chính, Nhà giàn DK1, Lô dầu khí 06.1.
0

Gia hạn hoạt động giàn khoan ở Bãi Tư Chính, Việt Nam tiếp tục cứng rắn trước Trung Quốc


Giàn khoan Hakuryu 5 hoạt động trên Biển Đông vào ngày 29/4/2018.

Việt Nam vừa ra thông báo rộng rãi về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính, một động thái được cho là “bất tuân” tiếp theo của Hà Nội sau khi khước từ yêu cầu của Bắc Kinh hồi tháng 6 là rút lại giàn khoan này, dẫn đến việc Bắc Kinh thực hiện lời đe dọa “hành động mạnh” bằng việc đưa tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực, theo tiết lộ của một chuyên gia nghiên cứu với VOA.

Trong khi các dữ liệu theo dõi cho thấy tàu thăm dò Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động gần khu vực Bãi Tư Chính ở Biển Đông bất chấp phản đối từ phía Việt Nam và chỉ trích của Mỹ, một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội rút giàn khoan ở khu vực này đi và đổi lại, Trung Quốc sẽ rút các tàu của họ. Nhưng Việt Nam bác bỏ đề nghị này.

Trao đổi với VOA hôm 25/7, TS. Hà Hoàng Hợp xác nhận thông tin về những đòi hỏi của Trung Quốc hồi tháng 6.

“Đúng là họ có trao đổi với một số nơi ở Việt Nam điều kiện như thế”, TS. Hà Hoàng Hợp khẳng định với VOA. “Họ đòi Việt Nam phải bắt công ty Nhật và công ty Nga phải rút khỏi chỗ đấy. Nếu không rút thì họ sẽ có hành động mạnh”.

Trung Quốc đã thực hiện lời đe dọa bằng cách đưa con tàu dài 88 met, rộng 20,4 met, với tổng trọng tải 6.918 tấn đến “thăm dò” trong khu vực gần Bãi Tư Chính kể từ ngày 3/7. Vụ việc đã đẩy căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông năm 2014.

Thông báo của Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam, thuộc Bộ Giao thông Vận tải, được truyền thông Việt Nam trích dẫn ngày 25/7 cho biết hoạt động khoan của khu vực Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn do công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của Công ty Rosneft của Nga) “dự kiến kéo dài đến hết ngày 15/9/2019”.

Trang Twitter IndoPacific_SCS_Info, nơi thường xuyên cập nhật tin tức về Biển Đông, nói rằng hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 lẽ ra chấm dứt vào ngày 30/7 theo như kế hoạch ban đầu, nhưng “Việt Nam không lùi bước”.

Theo phân tích của TS. Hà Hoàng Hợp, động thái thông báo gia hạn từ phía Việt Nam là “có và không” liên quan đến căng thẳng ở Bãi Tư Chính.

TS. Hà Hoàng Hợp nói việc gia hạn là do các công ty khai thác dầu khí của Nga, Nhật thực hiện và Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ra thông báo là để tàu bè đi lại có thể tránh xa khu vực này.

Hợp đồng ban đầu nói có khả năng [hoạt động khai thác] kéo dài 60-90 ngày. Mà bắt đầu khoan từ ngày 29/6 tới giờ chưa được một tháng, thì phải khoan thêm thì mới đạt kết quả về mặt kỹ thuật”, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

Còn yếu tố “có liên quan”, theo ông, là vì Trung Quốc đã từng yêu cầu Việt Nam rút giàn khoan này đi nhưng phía Việt Nam khước từ.

Theo chuyên gia của Viện Nghiên Đông Nam Á ISEAS, động thái thông báo gia hạn hoạt động từ phía Việt Nam tái khẳng định một lần nữa rằng đòi hỏi của Bắc Kinh là “không hợp lý”.

Người Nga đã khai thác ở chỗ đó từ năm 2013, sau khi mua lại cổ phần từ công ty BP của Anh quốc và một cố phần nhỏ của công ty Conoco Philips. Từ đó đến giờ họ làm rất tốt, và ai cũng khẳng định khu vực đó là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không tranh cãi được”.

Trong một diễn tiến cùng ngày 25/7, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng lặp lại lần thứ 3 rằng Việt Nam “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền” và đã trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc về hoạt động của Hải Dương Địa Chất 8. Đây được xem là phản ứng mạnh nhất từ trước đến nay từ phía Việt Nam liên quan đến những vụ xung đột căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo VOA
0

Bộ Ngoại giao nói về khu vực bãi Tư Chính, giàn khoan DK1 đang bị Trung Quốc xâm phạm

Nói về vị trí lô dầu khí 06-1 tại bãi Tư Chính và giàn khoan DK1 mà Việt Nam đang khai thác nhưng bị nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lô 06-1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là vụ việc nghiêm trọng”.


Nghe:


Chiều 25/7, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo giới bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới diễn biến căng thẳng trên Biển Đông và hành động gây hấn của Trung Quốc tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam.

Theo đó, hàng loạt câu hỏi liên quan đến vụ việc được đặt ra: Vị trí hiện tại của nhóm tàu Hải Dương 8 Trung Quốc là ở đâu? Cho đến thời điểm này Việt Nam đã làm gì để giải quyết xung đột? Trong trường hợp những nỗ lực ngoại giao và biện pháp Việt Nam đã làm trong thời gian qua chưa đem lại hiệu quả thì bước tiếp theo Việt Nam sẽ làm gì để giải quyết bất đồng?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh vụ việc nghiêm trọng này đã được đề cập trong các phát biểu trước đây. Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán như đã được xác lập tại Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

“Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối phía Trung Quốc, yêu cầu các tàu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.” - bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ quan điểm.

Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, các lực lượng chức năng Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật, duy trì hòa bình ổn định, đảm bảo tự do hàng không, hàng hải, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế.

“Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên vì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.” - bà Hằng nhấn mạnh.


Lô 06-1 Việt Nam đang khai thác, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (ảnh: PVN)

Trước đề nghị xác định vị trí lô 06-1 gần bãi Tư Chính và giàn khoan DK1 mà Việt Nam đang khai thác nhưng bị nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc gây hấn, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Lô 06-1 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

Châu Như Quỳnh/ Dân Trí
0

Việt Nam kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay tuyên bố Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích theo UNCLOS ở Biển Đông, đồng thời hoan nghênh đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: BNGVN


Nghe:


"Về vụ việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các phát biểu trước đây. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đã được xác lập tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở của luật pháp quốc tế", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói trong họp báo hôm nay.

Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về các biện pháp của Việt Nam sau khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Người phát ngôn nêu rõ Việt Nam đã có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.

"Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới", bà Hằng nói.
0

Vì sao Trung Quốc gây hấn tại bãi Tư Chính của Việt Nam?

Đây là nhận định được GS. TS. Luật sư Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, đưa ra trong bối cảnh, trong những tuần qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.


Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang có những hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Ảnh: SCMP.


Nghe:


Phép thử cho tham vọng lâu dài

Theo Giáo sư Diến, vấn đề Biển Đông cũng như tham vọng độc chiếm Biển Đông đã được Trung Quốc lên chiến lược và “lập trình” từ rất lâu và được phôi thai ngay từ khi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) với tham vọng vươn lên làm bá chủ thế giới.

Để đạt được tham vọng này, Trung Quốc phải trở thành cường quốc biển, phải độc chiếm và thống trị Biển Đông - kho tài nguyên thiên nhiên (hải sản và khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt, băng cháy) giàu có và tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới. Vì vậy, ngay trong tuyên bố của mình năm 1958, khi ban hành Luật về Lãnh hải, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa” (trên thực tế là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Trong các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc, ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, đều khẳng định, Biển Đông là “bể cá vàng” là “con đường sinh mệnh” là “yết hầu” của Trung Quốc. Đặc biệt là sau báo cáo của Ủy ban Kế hoạch Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc từ năm 1969 dự báo Biển Đông là một nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc bệt là dầu mỏ và khí đốt, Trung Quốc bắt đầu “để mắt” đến Biển Đông.

Đến năm 1992, Trung Quốc ngang ngược ký hợp đồng thăm dò dầu khí trên bãi Tư Chính của Việt Nam với một công ty tư nhân của Mỹ tên là công ty Crestone. Hợp đồng phi pháp này đã bị Việt Nam và cả Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phản đối. Đến năm 2009, Trung Quốc chính thức đệ trình lên Liên Hợp Quốc yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp, “nuốt trọn” gần như toàn bộ Biển Đông, vi phạm các chuẩn tắc cơ bản Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc mà Trung Quốc đã cam kết.

Trung Quốc muốn “giải cơn khát năng lượng ngày càng tăng với cấp số nhân” và đảm bảo về mặt an ninh năng lượng để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế rất mạnh với tham vọng vươn lên siêu cường và “Cảnh sát trưởng thế giới”. Các chuyên gia và nhà cầm quyền Trung Quốc từ lâu đã dự báo về sự “khát năng lượng” của nước này. Hiện nay, Trung Quốc đang nhập khẩu tới gần 60% dầu mỏ, đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 66,6% và đến năm 2040 sẽ là 75%.

Hơn thế nữa, khoảng hơn 7 năm nay, xung đột tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi mà gần đây nhất là những diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Iran, nơi lượng dầu mỏ của Trung Quốc chủ yếu được nhập về qua eo biển Hormuz, khiến Trung Quốc cảm thấy bất an. Nếu căng thẳng leo thang, Iran hoàn toàn có thể tính đến phương án phong tỏa eo biển này. Điều này khiến Trung Quốc gặp muôn vàn khó khăn khi chính các chuyên gia của nước này ước tính, tổng dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc không vượt quá 10-15 ngày.

Cũng theo Giáo sư Diến, hành vi của Trung Quốc ở bãi Tư Chính chính là cách để nước này “thử phản ứng” của Việt Nam như đã từng xảy ra khi nước này kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hồi năm 2014. Trung Quốc cũng muốn thông qua hành động này để “nắn gân” Mỹ trong bối cảnh hai bên vẫn đang có tranh chấp về thương mại.

Trong khi đó, theo Giáo sư Diến, soi chiếu từ vị trí địa lý để xem xét trên khía cạnh pháp lý, đặc biệt là chiểu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) – bản “Hiến pháp về Đại dương” và Phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12/7/2016, được thành lập theo UNCLOS 1982 – bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hành động pháp lý- “nỏ thần” thời hiện đại của Việt Nam

Giáo sư Diến giải thích, bãi Tư Chính (mà Trung Quốc gọi là bãi Vạn An Bắc) nằm cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Trong khi đó, theo UNCLOS, một quốc gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý và có vùng thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý và tối đa là không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đằng sau 2.500m nước một khoảng cách là 100 hải lý.

Như vậy, vùng thềm lục địa của Trung Quốc không thể kéo dài đến bãi Tư Chính. Không thể nói bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc. Trong khi đó, cũng chiểu theo UNCLOS, bãi Tư Chính nằm trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12/7/2016, cũng đã bác bỏ yêu sách phi lý đường lưỡi bò của Trung Quốc, đồng thời nêu rõ các thực thể ở ngoài khơi Biển Đông, bao gồm một số thực thể ở Trường Sa chỉ có thể có lãnh hải 12 hải lý; không một thực thể nào có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS).

Từ lâu, Việt Nam cũng đã thực hiện quyền chủ quyền đối với bãi Tư Chính. Ngay từ năm 1971, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã cho tiến hành phân lô đấu thầu thăm dò khai thác. Năm 1988, Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng đã phân lô và mời các nhà thầu nước ngoài đến thăm dò, khai thác dầu khí tại đây.

Đến năm 1994, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng với một công ty năng lượng lớn của Mỹ là ExxonMobil để khai thác lô dầu khí ở bãi Thanh Long cùng nằm trong phạm vi bãi Tư Chính. Từ năm 1989 cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập Cụm Kinh tế, Khoa học và Dịch vụ có các trạm, nhà chòi, giàn khoan và đèn biển để tạo thuận tiện và hỗ trợ cho giao thông hàng hải, đánh bắt hải sản, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam đã thực hiện quyền chủ quyền đối với bãi Tư Chính hoàn toàn phù hợp với pháp luật cũng như theo đúng UNCLOS.


Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam.

Theo Giáo sư Diến: “Hành vi của Trung Quốc là đi ngược lại hoàn toàn phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông- nơi Trung Quốc từng thực hiện chính sách 3 không: “Không thừa nhận thẩm quyền, không tham gia tố tụng và không chấp nhận phán quyết” nhằm vô hiệu hóa trên thực địa phán quyết Tòa Trọng tài Quốc tế ngày 12/7/2016, được thành lập theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Điều này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng dẫm đạp lên các nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế và cho thấy sự ngang ngược và nguy hiểm của những âm mưu và các hành vi này”.Trong khi đó, trong những ngày qua, các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã có những hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu của Việt Nam ở bãi Tư Chính. Các cơ quan chức năng Việt Nam đã sử dụng mọi biện pháp để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động của mình. Trên thực địa, các lực lượng chấp pháp Việt Nam cũng đã dùng các phương tiện, thiết bị, kể cả loa phát bằng tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh để tuyên bố hành động của Trung Quốc là vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam nhưng vẫn bị phía Trung Quốc trắng trợn phớt lờ.

Để đối phó với những hành động sai trái của Trung Quốc, Giáo sư Diến cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên giải quyết tranh chấp trên Biển Đông dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật, dựa trên các cơ sơ pháp lý bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, UNCLOS, thỏa thuận giữa ASEAN với Trung Quốc và nhận thức chung của lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Giáo sư Diến khẳng định: “Các biện pháp pháp lý là giải pháp căn cơ, bền vững và lâu dài, văn minh, phù hợp với sự thật khách quan, phù hợp với xu thế chung của nhân loại và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đây cũng là giải pháp ưu việt nhất, tối ưu nhất, là “bảo kiếm”, là “nỏ thần” của Việt Nam thời hiện đại. Việc chậm trễ sử dụng các biện pháp pháp lý có thể khiến chúng ta phải trả giá nặng nề hơn”.

Theo Hương Giang-Trần Khánh/ VOV.vn
0

Ba việc “rất quan trọng” Việt Nam phải làm để đấu tranh với Trung Quốc

Đại sứ Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc trao đổi với PV Dân trí về việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển phía nam của Việt Nam (bãi Tư Chính) và bối cảnh Bắc Kinh “phớt lờ” yêu cầu của chúng ta về chấm dứt các hành vi vi phạm.


Nghe:


- Phóng viên: Thưa Đại sứ, những ngày qua Trung Quốc gia tăng hoạt động phi pháp, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đặc biệt tại bãi Tư Chính. Xin Đại sứ cho biết những ảnh hưởng của tình hình này tới cục diện Biển Đông và quan hệ hai nước?

- Đại sứ Phạm Quang Vinh: Chúng ta phải khẳng định rất rõ ràng rằng, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982. Các tàu của Trung Quốc đã xâm phạm vào vùng biển hợp pháp của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, và là điều không thể chấp nhận được.

Việt Nam chủ trương hòa bình, hòa hiếu, mong muốn vun đắp quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Do đó, chúng ta cần phải nói rõ với Trung Quốc về những vi phạm đó, Việt Nam không thể chấp nhận và vận động để công luận lên tiếng phản bác những hành động phi pháp này.

Mặt khác, Trung Quốc thường viện dẫn, thậm chí sử dụng vị thế, sức mạnh, để áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” phi lí của mình. Đây là điều trái với luật pháp quốc tế và bị thế giới bác bỏ.

- Trung Quốc tiếp tục đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” và cố tình bành trướng nhằm độc chiếm Biển Đông. Nhiều ý kiến cho rằng những hành động gây hấn của Trung Quốc là để tạo áp lực “bắt buộc” các nước phải công nhận “đường lưỡi bò” phi pháp. Đại sứ có bình luận gì?

- Câu chuyện cần nhấn mạnh ở đây là luật pháp quốc tế và luật pháp quốc tế phải được tuân thủ, dù đó là ai. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc không chỉ trái với luật pháp quốc tế, mà còn làm phức tạp thêm tình hình, vì nó xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước, mưu toan biến những vùng biển hợp pháp của nước khác thành khu vực của Trung Quốc hay khu vực có tranh chấp.

Hơn nữa, chính “đường lưỡi bò” phi lí và chính sách áp đặt bằng sức mạnh nêu trên đã làm gia tăng căng thẳng, mở rộng tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông, tới việc hợp tác, xây dựng lòng tin ở khu vực. Đây là điều không ai có thể chấp nhận. Dư luận thế giới, các nước trong và ngoài khu vực, cộng đồng quốc tế đều phản bác, không chấp nhận yêu sách phi lý này của Trung Quốc.

Đại sứ Phạm Quang Vinh trao đổi với PV Dân trí về việc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển phía nam của Việt Nam
Cũng phải nhấn mạnh rằng, Phán quyết của Tòa án quốc tế ngày 12/7/2016, nhất là phần đã tuyên về áp dụng Công ước Luật biển là một phần của luật pháp quốc tế và sẽ mãi giữ nguyên giá trị pháp lý, trong đó khẳng định Công ước Luật biển không chấp nhận “các yêu sách lịch sử” và hoàn toàn bác bỏ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Biển đông là khu vực địa chiến lược, rất quan trọng về giao thông hàng hải, hàng không và thông thương thương mại, kinh tế quốc tế. Do đó, tất cả các nước đều có lợi ích và cần nỗ lực đóng góp vào việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh hàng hải ở Biển Đông.

- Năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lần này, Trung Quốc điều nhóm tàu đi sâu vào thềm lục địa và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng cả về tính chất và mức độ, thưa Đại sứ?

- Chúng ta không nên võ đoán, nhưng có một điểm cần lưu ý là Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm vùng biển các nước. Một khi có vi phạm đối với chủ quyền biển đảo của mình thì chắc chắn chúng ta phải bảo vệ, lên tiếng với Trung Quốc, với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7 là rất xác đáng, thể hiện rõ chính nghĩa, chủ trương hòa bình, kiên quyết bảo vệ các vùng biển hợp pháp của mình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với việc luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Hành động của Trung Quốc xâm phạm vùng biển hợp pháp của các nước, mưu toan biến những vùng biển hợp pháp của nước khác thành khu vực của Trung Quốc hay khu vực có tranh chấp
Mặt khác, như trên đã nhấn mạnh, Biển Đông không chỉ là lợi ích của các nước trong khu vực mà còn là lợi ích của tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, để bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông đòi hỏi các nước đều phải có trách nhiệm, có tiếng nói.

Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai rất phù hợp, khéo léo và kiên quyết, tổng hợp các biện pháp, thể hiện được sự chính nghĩa, chủ trương hòa bình, hòa hiếu và nhấn mạnh luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển.

- Trên thực tế, Bắc Kinh “phớt lờ” quan điểm và thiện chí của chúng ta về hòa bình, hòa hiếu. Đông đảo nhân dân Việt Nam đang kỳ vọng về những hành động mạnh mẽ để yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoàn toàn những hoạt động phi pháp. Theo Đại sứ, Việt Nam cần phải làm gì?

- Chúng ta cần phải đặt lại câu hỏi mà báo nêu trên, cái chính, đó là làm sao vừa giữ hòa bình, vừa bảo đảm chủ quyền biển đảo hợp pháp của mình. Có nhiều việc phải làm, nhưng có ba việc rất quan trọng cần làm trong bối cảnh hiện nay.

Một là, Việt Nam phải kiên trì đối thoại với Trung Quốc, nói rõ chủ trương hòa bình, quan hệ, nhưng chúng ta cũng cần phản bác và nói rõ vi phạm, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Hai là, công luận, áp lực của quốc tế là rất quan trọng, vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục thông tin, vận động công luận, cả với khu vực và thế giới, phản đối những hành vi vi phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Ba là, lực lượng chức năng của Việt Nam phải tiếp tục hiện diện và thực thi pháp luật trên biển.

Trung Quốc cũng phải thể hiện trách nhiệm, cũng là vì chính lợi ích, vị thế, môi trường cho phát triển của mình, thì Trung Quốc phải tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng lòng tin và xây dựng môi trường láng giềng hòa bình - thân thiện trong khu vực một cách thực chất và hiệu quả.

- Mới đây lực lượng Tuần duyên Mỹ khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ với Cảnh sát biển Việt Nam đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng hiện diện quân sự, đồng thời sẽ có những động thái cụ thể nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm của Trung Quốc. Đại sứ đánh giá như thế nào về sự hợp tác này?

- Ở đây có hai việc cần phân biệt rất rõ: Một là, hợp tác chung, vì hoà bình, ổn định ở khu vực, ta đã làm với nhiều nước, cả với ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ... Hai là, ta nhất quán chủ trương không đi với nước này để chống lại nước khác.

Chính sách quốc phòng an ninh của chúng ta là hoà bình, tự vệ và bảo vệ tổ quốc. Ta đã tranh thủ nhiều nước để xây dựng năng lực của mình bao gồm cả về năng lực an ninh hàng hải, chấp pháp trên biển. Ta cũng tham gia các hoạt động hợp tác của ASEAN ở khu vực.

ASEAN, các nước trong và ngoài khu vực đã có nhiều hình thức và đang đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác trên biển, nhằm tăng cường hiểu biết, xây dựng lòng tin, ứng phó với các thách thức, nhất là an ninh phi truyền thống như tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tiên, chống cướp biển hay các loại tội phạm khác.

Biển Đông không chỉ là lợi ích của các nước trong khu vực mà còn là lợi ích của tất cả các nước trên thế giới. Vì vậy, để bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông đòi hỏi các nước đều phải có trách nhiệm, có tiếng nói.
Cần nhấn mạnh thêm ở đây là các nước cần nỗ lực, hợp tác đóng góp vào duy trì và bảo đảm trật tự, hoà bình, an ninh trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

- Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Theo Dân Trí
0