Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Bốn yếu tố giúp Singapore đẩy lùi vấn nạn tham nhũng

Singapore hiện là quốc gia trong sạch nhất châu Á, là nước đứng thứ 4 thế giới trong bảng xếp hạng các nước có tỷ lệ tham nhũng thấp.
Singapore
0

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Tổng hợp về đảo chính và biểu tình đẫm máu ở Myanmar 2021, TQ có vai trò gì?


Cuộc đảo chính Myanmar năm 2021 bắt đầu vào sáng ngày 1 tháng 2 khi các chính khách dân cử thuộc đảng cầm quyền, Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, trong chính phủ dân sự của Myanmar bị Tatmadaw—tức Quân đội Myanmar—phế truất và trao lại quyền lực cho chính quyền quân phiệt.
0

Đưa chó lên mặt trăng và nghịch lý làm giàu thời COVID

Khi đại dịch trở lại và đa số chúng ta đang trở nên nghèo đi rõ rệt, thì rất nhiều người nghĩ về một chuyện có vẻ là trên trời vào lúc này: làm giàu.

0

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Lãnh đạo Thượng viện Mỹ thúc đẩy dự luật đối phó Trung Quốc

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ đề nghị các nhà lập pháp soạn thảo dự luật để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh leo thang.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer (Ảnh: Getty)
0

Bill Gates: 'Đừng đầu tư Bitcoin, trừ khi nhiều tiền hơn Elon Musk'

Bill Gates không lạc quan về Bitcoin và cảnh báo người đầu tư vào tiền ảo này nên suy nghĩ lại, trừ khi họ có nhiều tiền hơn Elon Musk.

"Elon có rất nhiều tiền và anh ấy cũng rất sành sỏi", Bill Gates nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. "Nếu bạn có ít tiền hơn Elon, bạn nên đề phòng".

Bill Gates. Ảnh: Reuters.
0

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Một nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?

Vì sao Donald Trump lồng lộn trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ? Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự có chỗ đứng tại Mỹ, và một nước Mỹ theo chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào?


Nguồn: What Would a Socialist America Look Like? / Politico Magazine / 2018/09/03.

Biên dịch: Đoàn Hiểu Linh / Redsvn.net.


Chỉ cách đây một thập kỷ, “chủ nghĩa xã hội” còn là từ bị coi thường trong chính trị Mỹ. Những tranh cãi về giá trị của nó hầu hết chỉ giới hạn trong các blog khó hiểu, các tạp chí chuyên sâu và các đảng chính trị ở bên kia Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gần đây, Bernie Sanders, Alexandria Ocasio-Cortez và nhiều chính trị gia khác đã thổi một luồng sinh khí mới vào danh từ này, bổ sung thêm vào các tranh cãi chính trị chính thống một tầm nhìn khác biệt cho nền kinh tế Mỹ. Trước khi hết một nửa nhiệm kỳ, các chính trị gia như Ocasio-Cortez, Rashida Tlaib của Michigans, James Thompson của Kansas đã tự hào xác nhận mình là thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (Democratic Socialists of America – DSA), nhóm xã hội chủ nghĩa lớn nhất đất nước này với số thành viên tăng mạnh kể từ chiến dịch chạy đua vào Nhà trắng của Sanders năm 2016.

Đối với độc giả Fox News, đó là những cơn ác mộng, chưa kể những đảng viên Dân chủ thất thường còn sợ sự xa lánh của các cử tri vốn đã quen với chủ nghĩa tiệm tiến (incrementalism) thời hậu Lyndon B. Johnson của đảng này. Tuy vậy, theo một cuộc trưng cầu hồi tháng 8, lần đầu tiên kể từ khi viện nghiên cứu Gallup đặt vấn đề này, đã có nhiều đảng viên dân chủ chấp thuận chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.

Có phải chủ nghĩa xã hội đã thật sự đến với nước Mỹ, và nó sẽ như thế nào? Tạp chí Politico Magazine đã mời các nhà văn, chuyên gia chính sách, chính trị gia xã hội chủ nghĩa cùng thảo luận. Các câu trả lời của khách mời cũng đa dạng như chính phong trào xã hội chủ nghĩa. Điều tốt nhất mà phong trào này đang phản ánh là những chân trời chính trị mở rộng trong một thế giới mới dũng cảm, thế giới thời hậu Donald Trump.

*

Nếu nó đủ tốt cho những Bắc Âu, nó cũng đủ tốt cho chúng taMatthew Bruenig, người sáng lập Dự án Chính sách của Nhân dân (People’s Policy Project), một viện cố vấn cấp tiến

Có một cách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, đó là sao chép định chế kinh tế ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy. Các nước này là những nơi liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu về hạnh phúc, phát triển con người và sự thỏa mãn toàn diện. họ có những thị trường lao động mang tính tổ chức cao, các nhà nước phúc lợi chung và tỉ lệ sở hữu vốn tư bản công tương đối cao.

Để chuyển sang định hướng Bắc Âu, nước Mỹ nên thúc đẩy công đoàn hóa hàng loạt trong lực lượng lao động, gia tăng bảo vệ pháp lý trong các điều khoản trọng tài và cho phép công nhân giành được một số ghế trong ban quản trị doanh nghiệp công ty mà họ đang làm việc, như thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã đề nghị gần đây.

Nói về phúc lợi nhà nước, đất nước này nên xây dựng hệ thống bảo hiểm sức khỏe quốc gia, tương tự như đề nghị “Chăm sóc y khoa cho Tất cả” (Medicare for All) của một số đảng viên Dân chủ, kéo dài kỳ nghỉ thai sản của các bậc phụ huy tương lai, trợ cấp cho mỗi trẻ em trong mỗi gia đình 300 USD mỗi tháng, cung cấp miễn phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi mẫu giáo. Nước Mỹ cũng nên trợ cấp nhà ở cho những người thu nhập thấp và gia tăng phúc lợi tối thiểu cho những quan chức cao cấp về hưu, những người về hưu non vì không còn khả năng làm việc.

Để gia tăng quyền sở hữu công về tư bản, chính phủ nên thiết lập một quỹ của cải xã hội và từ từ lấp đầy quỹ này bằng các tài sản tư bản mua trên thị trường mở. Theo thời gian, lợi nhuận từ quỹ có thể được chia sẻ cho mọi người dân Mỹ như các khoản thanh toán chung, hoặc dùng làm doanh thu chính phủ tổng quát. Chính phủ nên xây dựng ít nhất 10 triệu đơn vị nhà ở xã hội thuộc sở hữu công dành cho nhiều mức thu nhập để gia tăng quyền sở hữu công và thúc đẩy sự gia tăng nguồn cung nhà ở tại các khu vực đô thị đắt đỏ có giới hạn mà nhiều người đang rất cần.

*

Chủ nghĩa xã hội dân chủ là mở rộng sự dân chủDavid Duhalde, quản lý bầu cử cao cấp của Cuộc cách mạng của chúng ta (Our Revolution), một tổ chức phi lợi nhuận cấp tiến lấy cảm hứng từ Bernie Sander

Nội dung quan trọng thường bị bỏ qua về cách thiết lập chủ nghĩa xã hội là sự mở rộng danh sách những người ra quyết định trong xã hội và cách thức họ làm điều đó, trong đó có quyền sở hữu dân chủ tại nơi làm việc. Chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Mỹ cũng nói về việc mở rộng dân chủ nhiều như bất kỳ thứ gì khác.

Trong ngắn hạn, cũng như người theo đường lối tự do, những người xã hội chủ nghĩa muốn bảo vệ, gia tăng và mở rộng các dịch vụ xã hội và hàng hóa công. Chúng ta đã làm thế, tuy nhiên, không phải vì những chương trình đó là nhân đạo, mà là để chuyển lên nền dân chủ xã hội, nơi mà cuộc sống của nhân dân ít phải tuân theo các ý muốn bất ngờ của thị trường tự do. Chăm sóc sức khỏe chung và sự đảm bảo công việc, hai ý tưởng mới mẻ mà trong thực tế đang được thảo luận ở Thượng viện tháng 9 vừa qua sẽ chỉ là những bước đầu tiên hướng tới nền dân chủ xã hội.

Thiết lập chủ nghĩa xã hội dân chủ nghĩa là dân chủ hóa quyền sở hữu vốn, cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu bạn làm việc ở đâu, bạn nên có tiếng nói về cách thức nơi đó hoạt động. Ở cấp độ công ty ngày nay, điều này là khả thi nhờ các công đoàn, các hội đồng công nhân và các ban giám đốc được bầu cử. Ngoài ra, nếu lao động của bạn tạo ra lợi nhuận, trong chế độ chủ nghĩa xã hội, bạn sẽ có cổ phần quyền sở hữu và một tiếng nói dân chủ về cách nơi làm việc của bạn đang hoạt động.

Các hợp tác xã và doanh nghiệp công như Mondragon ở xứ Basque, hợp tác xã Jackson ở Mississippi và Red Emma’s ở Baltimore đem lại cho chúng ta một vài nét sơ lược về các quyền sở hữu kiểu này. Loại hình nền kinh tế được dân chủ hóa sẽ trao quyền tự chủ cho các cộng đồng bị bỏ rơi trong lịch sử, và sẽ là nền tảng của bất kỳ nước Mỹ xã hội chủ nghĩa nào.

*

Hãy gọi nó bằng bất cứ từ gì bạn muốn, nó là việc làm cho các cộng đồng trở nên bình đẳng hơnRashida Tlaib, ứng viên của Đảng Dân chủ tại Quận quốc hội thứ 13 của Michigan

Với tôi, chủ nghĩa xã hội là sự đảm bảo cho các chính sách chính phủ đặt nhu cầu con người lên trước lòng tham của doanh nghiệp và chúng ta xây dựng các cộng đồng nơi mà mọi người đều có một cơ hội để nỗ lực. Tôi kháng cự lại các tên gọi, kể cả những người có thể miêu tả tôi một cách rõ ràng là “cấp tiến”, bởi vì tôi cảm thấy một khi truyền thông bắt đầu định nghĩa bạn, thay vì để cho những hành động của bạn cất tiếng nói, bạn bắt đầu đánh mất đi một chút nào đó hình ảnh “bạn là ai”. Tôi tự hào là một thành viên của Các nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA) ở Vùng đô thị Detroit bởi vì họ đang làm những điều tương tự như tôi. Có thể kể ra một số việc như: Một mức lương đủ sống cho mọi người, loại bỏ ICE (Abolish ICE – một phong trào chính trị đề nghị loại bỏ cơ quan thực thi hải quan và nhập cư Mỹ) và đảm bảo chăm sóc sức khỏe chung.

Chúng ta đang cố gắng xây dựng những cộng đồng nơi sự giáo dục mà bạn tiếp cận, những công việc bạn có thể có đều không phụ thuộc vào mã bưu chính, chủng tộc hay giới tính của bạn. Mọi người không nhất thiết phải tìm kiếm một đại diện “xã hội chủ nghĩa dân chủ” hay “cấp tiến”, nhưng họ cũng không sợ những từ đó, họ chỉ đang tìm một chiến binh sẽ đặt nhu cầu của họ lên trên lợi nhuận doanh nghiệp và không bao giờ lùi bước. Vì vậy, nếu người khác muốn gọi tôi là một nhà xã hội chủ nghĩa dân chủ dựa trên việc tôi chiến đấu vì lợi ích chung làm cho tất cả chúng ta tốt đẹp hơn, thì điều đó ổn với tôi, nếu không thì chắc chắn tôi sẽ không nói chuyện với họ.

Nhưng tôi định nghĩa bản thân mình qua những thấu kính độc đáo của chính tôi: Tôi là một người mẹ chiến đấu vì công lý cho tất cả. Cuối cùng, tôi đang cố gắng xây dựng các liên minh và truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động xây dựng một xã hội nơi mà mọi người ai cũng có cơ hội phát triển. Đó chính là chủ nghĩa xã hội mà tôi hứng thú.

Chủ nghĩa xã hội sẽ là phương thuốc sửa chữa sự tước đoạt có tính hệ thống với người da màu – Connie M. Razza, giám đốc nghiên cứu và chính sách tại Viện cố vấn Demos.

Một nền kinh tế Mỹ công bằng hơn, hay có tính xã hội chủ nghĩa dân chủ hơn, sẽ yêu cầu tái cơ cấu các cấu trúc đã tước đoạt của cải và những nguồn lực khác khỏi các cộng đồng người da màu một cách có hệ thống. Để hiểu rõ những cấu trúc đó, chúng ta có thể nhìn lại hàng trăm năm người châu Âu đã lấy đất từ người Mỹ bản địa và biến người châu Phi thành nô lệ cũng để lấy đất của họ, hoặc có thể nhìn lại chuyện cách đây 10 tháng, Đảng Cộng hòa đã thông qua một dự luật cắt bỏ thuế để làm lợi cho các nhà tài trợ lớn của họ với cái giá phải trả là lợi ích của người nghèo, người lao động (dự luật cải cách thuế được Thượng viện Mỹ thông qua tháng 12/2017 giảm thuế thu nhập cho các cá nhân và gia đình ở mọi cấp độ thu nhập và thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% còn 21% cho tới năm 2026 – Người dịch).

Ngoài ra, một hệ thống mới sẽ điều chỉnh cách cư xử với các doanh nghiệp, công nhận điều gì đã được xem là đúng: Chúng tôi đầu tư vào các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng mà các doanh nghiệp phụ thuộc bởi vì các doanh nghiệp phục vụ chúng tôi. Trong tình hình bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế như hiện nay, chúng ta đã chuyển giao quyền lực cho các doanh nghiệp. Luật lệ phù hợp và thuế công bằng giúp các doanh nghiệp dễ dàng tập trung các nguồn lực, dù đó là tiền (với công ty tài chính), điện (với công ty năng lượng), công nghệ, thực phẩm… và phân phối chúng tới nơi chúng thật sự cần đến.

Một điều quan trọng là một tương lai công bằng yêu cầu mọi người đều có tiếng nói bình đẳng trong nền dân chủ Mỹ – sự công bằng trong tiếp cận bỏ phiếu, tự do khỏi mọi rào cản hạn chế thái quá. Nến tài chính công thông minh sẽ giúp các cử tri có thể tham gia một cách có ý nghĩa bằng cách tài trợ cho các ứng viên và cho phép mọi công dân có năng lực đều có cơ hội chạy đua vào các văn phòng. Không nên để sức mạnh đồng tiền giúp những người giàu có thêm nhiều là phiếu. Một nền kinh tế – chính trị công bằng hơn sẽ thừa nhận rằng chỉ có tiếng nói là tiếng nói, và cơ hội để gây ảnh hưởng đến cách tư duy của các đại diện là thông qua sự chắc chắn của các ý tưởng.

*

Xã hội chủ nghĩa dân chủ nghĩa là quyền sở hữu dân chủ với nền kinh tếPeter Gowan, thành viên tổ chức phi lợi nhuận tiến bộ Democracy Collaborative (Cộng tác Dân chủ)

Một chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ nên sở hữu những tài sản độc quyền tự nhiên như các tiện ích, vận tải đường sắt, cung cấp các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, chăm sóc trẻ em, ngân hàng, và xây dựng phúc lợi nhà nước chung loại bỏ đói nghèo thông qua việc đảm bảo thu nhập tối thiểu, hỗ trợ người khuyết tật, người già và gia đình có con nhỏ.

Nhưng chúng ta phải đi xa hơn điều đó. Chúng ta cần khảo sát để thiết lập sở hữu dân chủ trên một nền kinh tế rộng lớn hơn, và loại bỏ sự phụ thuộc của chúng ta vào những ngành công nghiệp lệ thuộc vào sự ô nhiễm và chiến tranh để tồn tại. Cần có các chiến lược cho phép công nhân các ngành nhiên liệu hóa thạch, hàng không, quốc phòng tái sử dụng cơ sở vật chất của họ cho việc sản xuất hữu ích có tính xã hội nhiều hơn.

Một ví dụ là Lucas Plan ở Anh quốc, nơi công nhân thiết kế và xuất bản một “kế hoạch doanh nghiệp thay thế” khả thi, bao gồm việc cấp vốn cho các ngành năng lượng tái chế, vận tải công, công nghệ y tế. Chúng ta cần một cơ chế để chuyển đổi tài sản doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội định hướng khu vực được kiểm soát bởi các cổ đông đa dạng và có trách nhiệm, những người sẽ dần dần chuyển giao quyền sở hữu ra khỏi những nhóm người vô trách nhiệm để hướng về các tổ chức bao gồm số đông dân chúng.

Một nước Mỹ theo xã hội chủ nghĩa dân chủ sẽ là một xã hội mà ở đó, của cải và quyền lực được phân phối đồng đều rất nhiều, và ít có tội ác, ít sự cô đơn và sự bỏ rơi. Chủ nghĩa xã hội dân chủ nhắm tới sự giải phóng năng lực và sự sáng tạo con người, không chỉ ở Mỹ mà là ở tất cả các quốc gia có giới tư bản bóc lột và xâm chiếm vì lợi nhuận của các tỉ phú ở đất nước chúng ta.
.
*

Đó là việc trao cho mọi người một tiếng nói trong việc ra quyết địnhMaria Svart, giám đốc toàn quốc của tổ chức Những nhà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Mỹ (DSA)

Sức mạnh tập thể là chìa khóa cho hình ảnh của chủ nghĩa xã hội Mỹ, bởi vì chủ nghĩa xã hội dân chủ dựa trên nền tảng quan trọng là: Chúng ta không có bản đồ chi tiết cho con đường này, vì vậy mở rộng nền dân chủ bao gồm tất cả chúng ta vừa là phương tiện vừa là mục đích.

Vấn đề của chủ nghĩa tư bản không chỉ là một hệ thống vận hành bằng tầng lớp tinh hoa giàu có, thèm khát lợi nhuận vốn và luôn đem lại sự bất ổn, hay việc nó bỏ rơi những tầng lớp xã hội nghèo đói trên đường phố. Vấn đề là nó phụ thuộc vào chế độ độc tài của người giàu. Sự khác biệt cơ bản mà chúng ta kỳ vọng ở một xã hội xã hội chủ nghĩa là tất cả chúng ta đều sẽ có tiếng nói trong những quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta. Nơi làm việc sẽ được sở hữu bởi các công nhân điều hành chúng, hơn là một ông chủ được ủy quyền.

Hệ thống chính trị sẽ có tính dân chủ thật sự hơn là hệ thống được điều hành bởi những người đã mua các chính trị gia. Đời sống gia đình sẽ dân chủ hơn, và sẽ không có ai phải phụ thuộc vào một người kiếm tiền chỉ để sống sót, bởi vì các dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe có sẵn cho tất cả mọi người, và được điều hành dưới sự giám sát của cộng đồng. Cuối cùng, đầu tư chính phủ sẽ là dân chủ, hơn là được quyết định bởi các nhà tài trợ doanh nghiệp hay các tay chơi phố Wall. Nói cách khác, khi đó chúng ta sẽ có sự tự do đích thực, trong khi các lựa chọn sẵn có với chúng ta hiện tại lại phụ thuộc vào cảm giác bất chợt của một vài người.

*

Nó đơn giản hơn nhiều: Bảo hiểm xã hộiSamuel Hammond, giám đốc nghiên cứu đói nghèo và phúc lợi ở Viện Cố vấn thị trường tự do Niskanen Center

Gần một thế kỷ sau khi cố Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký quyết định thông qua đạo luật An sinh Xã hội (ngày 14/08/1935), đạo luật này vẫn là di sản lâu đời nhất của ông, giúp cho hơn 22 triệu người về hưu thoát khỏi đói nghèo mỗi năm, và bảo vệ thêm hàng triệu người khỏi rủi ro của việc sống lâu hơn số tiền tiết kiệm của họ. Tuy vậy, nhìn chung, chúng ta không xem An sinh Xã hội là “xã hội chủ nghĩa”.

Vì sao chúng ta không nên làm vậy? Không chỉ vì An sinh Xã hội là chi tiêu chính phủ lớn nhất (chiếm 1/3 ngân sách, gần 1.000 tỷ USD mỗi năm), mà còn vì việc thiết lập An sinh Xã hội có nghĩa là, kể cả những tín đồ của chủ nghĩa cá nhân khỏe mạnh nhất nước Mỹ cuối cùng cũng phải tuân thủ nghĩa vụ công dân của anh ta/cô ta.

Thái độ tích cực của doanh nhân Mỹ và một nhà nước đa dạng khổng lồ đến từ việc là đất nước của những người nhập cư, những điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ không bao giờ có được thương hiệu uy tín cao về dân chủ xã hội mà ai đó có thể tìm thấy ở Bắc Âu. Tuy nhiên, thành công của An sinh Xã hội đem lại một gợi ý gồm hai từ về cách thức mà nước Mỹ có thể trở nên “xã hội chủ nghĩa” hơn chỉ sau một đêm: Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là tập hợp công các rủi ro mà các thị trường vật lộn để duy trì chúng, từ các điều kiện y tế tồn tại trước khi được bảo hiểm cho đến việc đột ngột mất việc. Nó có thể được thực hiện một cách có hiệu quả bởi bất kỳ chính phủ nào đủ năng lực cắt giảm các chi phiếu. Và trong khi tính quan liêu của các nhà quản trị An sinh Xã hội có thể rất khó chịu, dường như bảo hiểm xã hội tương thích một cách hoàn hảo với thương hiệu đa chủng tộc uy tín thấp của nước Mỹ. Điều này cho thấy là con đường phía trước của các nhà xã hội chủ nghĩa Mỹ không phải là chiếm lấy phố Wall, mà là những con đường ở Hartford, Connecticut – thủ đô ngành công nghiệp bảo hiểm của đất nước này.

*

Hãy quên đi nền dân chủ xã hội. Nước Mỹ đã sẵn sàng cho chủ nghĩa xã hội thật sựJoe Guinan, giám đốc điều hành Next System Project (Dự án Hệ thống kế tiếp) thuộc tổ chức Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)

Khi chủ nghĩa xã hội đến Mỹ, nó sẽ không phải là chủ nghĩa xã hội “một cỡ cho tất cả” – dù nó sẽ có những khát vọng và những khía cạnh tổng quát. Nó sẽ được thực hiện từ dưới lên, thay vì áp đặt từ trên xuống, tuân theo các truyền thống tốt nhất của nước Mỹ – có thể thu hút nhiều thí nghiệm đa dạng ở các “phòng thí nghiệm dân chủ” địa phương và nhà nước, giống như New Deal (các chương trình và dự án khôi phục sự giàu có của nước Mỹ trong thời kỳ Đại khủng hoảng kinh tế từ 1933-1935 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt).

Nó sẽ có tính dân chủ, phi tập trung hóa và tập thể quyết định (cho phép mọi người đều tham gia quyết định). Nó sẽ cắm rễ vào sự công bằng tình dục, giới tính, chủng tộc, gợi lại câu thơ của Langston Hughes (trong bài thơ Let America be America Again / Để nước Mỹ lại là nước Mỹ) về một vùng đất “chưa bao giờ, nhưng phải là – vùng đất mà mọi người đều tự do”.

Nó sẽ tháo gỡ, thay vì áp đặt một trại cải tạo Mỹ như hiện tại – thể chế bỏ tù hàng loạt theo chủng tộc có tỉ lệ dân số ở tù cao nhất thế giới. Nó sẽ là việc sống một cách an toàn, khôn ngoan và sống tốt trong một cộng đồng đang phát triển, trong sự đoàn kết với muôn loài, thay vì đi quá xa những biên giới sinh thái để theo đuổi việc tích lũy tài chính.

Đây sẽ là chủ nghĩa xã hội thật sự, thay cho nền dân chủ xã hội hay chủ nghĩa tự do, bởi vì nó sẽ xã hội hóa phương tiện sản xuất, mặc dù không phải tất cả các loại hình phương tiện đó đều tập trung trong tay nhà nước. Thay cho của cải tập trung sẽ là sự phân tán quyền sở hữu rộng rãi. Thay cho các thị trường toàn cầu không xung đột sẽ là nền kinh tế địa phương có tính tái luân chuyển, tập thể quyết định, cắm rễ. Thay cho các tập đoàn đa quốc gia bóc lột sẽ là công ty thuộc sở hữu chính quyền, cộng đồng, công nhân. Thay vì tư hữu hóa bán tài sản thì sẽ là vô số các doanh nghiệp công dân chủ. Thay cho việc tạo ra tín dụng tư nhân bởi các ngân hàng thương mại và tài chính nhà đầu tư sẽ là sức mạnh tiềm năng to lớn của các ngân hàng công và tài chính chính phủ tự chủ, những thứ khiến chúng ta nhớ đến Abraham Lincoln và Franklin D. Roosevelt.

*

Một giải pháp thay thế mới mẻ cho hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì nhưng phải tự doThomas Hanna, giám đốc nghiên cứu của Democracy Collaborative (Hợp tác Dân chủ)

Một hình thức chủ nghĩa xã hội thực tiễn ở Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ xảy ra khi quyền sở hữu dân chủ thay thế và thế chỗ mô hình doanh nghiệp bóc lột thống trị hiện nay. Không có một hình thức sở hữu dân chủ duy nhất nào là lý tưởng mà có nhiều hình thức đa dạng: Sở hữu nhà nước đầy đủ, sở hữu nhà nước từng phần, sở hữu chính quyền/địa phương, sở hữu nhiều cổ đông, sở hữu công nhân, sở hữu hợp tác người tiêu dùng, sở hữu hợp tác nhà sản xuất, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân địa phương bền vững.

Bất chấp mọi tu từ về “thị trường tự do”, hệ thống tư bản chủ nghĩa Mỹ là bất kỳ điều gì ngoại trừ thị trường tự do. Hệ thống đó đã phụ thuộc nặng nề vào liều thuốc chính sách, quy định, sự quản trị chính phủ và những can thiệp đi kèm ở các cấp độ khác nhau – thậm chí trong một số trường hợp còn giống với hoạch định mềm, ví dụ như trong khu vực trang trại.

Một mặt, không thể tránh khỏi việc một số hỗn hợp thị trường và hoạch định sẽ là một đặc điểm của một hệ thống xã hội chủ nghĩa Mỹ, với sự tham gia có tính dân chủ hơn trong việc quyết định các ưu tiên dài hạn ở địa phương, khu vực và quốc gia một cách lý tưởng, ít nhất là lúc ban đầu. Mặt khác, nó sẽ có tính hợp lý cao hơn trong những nỗ lực hướng đến sự phát triển kinh tế công bằng về mặt địa lý, chưa kể việc xoay sở với hiểm họa biến đổi khí hậu đang gia tăng.

*

Một nhà nước phúc lợi hoàn toàn, một thị trường lao động được chuyển hóa và sở hữu nhà nước về các phương tiện sản xuấtRyan Cooper, nhà báo của The Week

Động lực đạo đức cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể là chủ nghĩa quân bình lấy từ John Rawls (1921-2002, một nhà triết học chính trị và đạo đức người Mỹ theo truyền thống tự do), chúa Jesus hay bất kỳ ai. Mục đích cơ bản sẽ là sử dụng của cải được phát triển bởi hoạt động tập thể của nền kinh tế đại diện cho toàn bộ dân chúng, bởi vì thật không công bằng khi để một thiểu số tinh hoa ngốn sạch phần thu nhập và của cải cực lớn trong khi hàng triệu người không có tiền hoặc chỉ vừa đủ sống.

Nhìn chung, có ba mục đích chính của chính sách xã hội chủ nghĩa là có ý nghĩa nhất.

Đầu tiên là một nhà nước phúc lợi hoàn toàn mà trong đó nhà nước sẽ nắm bắt từng nhóm người vừa mất việc hoặc không thể làm việc – thất nghiệp, trẻ em, sinh viên, người già, khuyết tật, người cần sự chăm sóc v..v. Khi hoàn thành, nhà nước phúc lợi sẽ loại bỏ động cơ tư bản chủ nghĩa là làm việc do bị đe dọa không có tiền, và thay thế nguy cơ đó bằng lời mời gọi về chỗ làm việc, đào tạo và hơn thế nữa.

Thứ hai, đó sẽ là một thị trường lao động đã chuyển hóa có tính cấp tiến, trong đó hầu như mọi công nhân đều có mặt trong công đoàn, có hợp đồng công đoàn, khác biệt lương giữa lao động phổ thông và có trình độ được thu hẹp mạnh mẽ, và công nhân sẽ nắm từ 33-50% số ghế ban giám đốc doanh nghiệp. Đó là quyền sở hữu nhà nước trực tiếp về phương tiện sản xuất, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp nhà nước có năng suất, quốc gia hóa một số công ty chủ chốt, hoặc biến một số lớn các tổ chức doanh nghiệp thành các quỹ của cải xã hội (như Alaska đã làm).

Điều cuối cùng là cái cơ bản nhất, theo tôi nghĩ, đó là chính sách xã hội chủ nghĩa cần thiết để thật sự đánh đổ sự bất công. Ngày nay, một phần ba tổng thu nhập quốc gia chảy vào tư bản mà quyền sở hữu của nó ngày càng được tập trung vào ít người hơn. Trên thực tế, tất cả mọi sự tăng trưởng 1% thu nhập của top đầu kể từ năm 2000 đều là của tư bản.

*

Thị trường tự do không đủ để giải quyết những vấn đề chúng ta đối mặtSean McElwe, nhà văn và đồng sáng lập tổ chức Data for Progress (Dữ liệu cho Phát triển)

Chủ nghĩa xã hội về cơ bản là một ý tưởng đơn giản, đó là các giá trị dân chủ nên định hướng nền kinh tế của chúng ta hướng tới việc tối đa hóa sự phát triển con người, thay vì tích lũy tư bản. Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận những quyết định mà chính phủ của chúng ta dành riêng cho người da trắng giàu có, và chúng ta không nên chấp nhận những quyết định về nền kinh tế của chúng ta được thực hiện theo cách đó.

Về mặt lịch sử, nhóm người da trắng giàu có không phải là những người phục vụ tốt nhất cho các lợi ích chung của nhân loại.

Khi nền kinh tế của chúng ta không dân chủ, việc chính phủ có sự dân chủ là một điều bất khả thi. Chúng ta không thể lèo lái xã hội của chúng ta hướng tới sự thỏa mãn tối đa một cách có hiệu quả khi các lợi ích của tư bản được đặt lên trên các lợi ích được chia sẻ của cộng đồng.

Lấy ví dụ về biến đổi khí hậu, một bài toán đơn giản. Các doanh nghiệp lớn nhất của chúng ta có nguồn cung nhiên liệu hóa thạch mà nếu bị đốt cháy sẽ đẩy mật độ carbon toàn cầu lên cao hơn hai lần ngưỡng nguy hiểm. Lựa chọn cũng đơn giản: Nhân loại tồn tại, và các công ty viết giấy xóa nợ, hoặc các công ty duy trì lợi nhuận và sự sống loài người bị tuyệt chủng.

Các nhà xã hội chủ nghĩa khác với các đảng viên Dân chủ tự do như thế nào?

Đầu tiên, các nhà xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng chỉ thị trường thôi thì không đủ để giải quyết các vấn đề chúng ta đang gặp phải. Hiện nay, vốn hóa thị trường của một vài công ty nhiên liệu hóa thạch cũng đủ để được ưu tiên hơn ý chí của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ ý chí của cử tri Mỹ. Hơn nữa, một nền kinh tế phải được đưa ra khỏi những bàn tay thị trường, không chỉ là sản xuất năng lượng mà cả chăm sóc sức khỏe, thông qua liều thuốc xã hội chủ nghĩa hóa.

Thứ hai, những người xã hội chủ nghĩa nhận ra rằng, một nhà nước phúc lợi dựa trên chế độ thực dân không phải là một mục tiêu tiến bộ. Mỹ, theo lưu ý của nhiều chính trị gia dân chủ, là quốc gia giàu nhất thế giới. Sự giàu có đó được xây dựng trên bạo lực tồi tệ và giết chóc trên phạm vi toàn cầu. Đó là nguồn lợi nhuận của đế chế. Một nền chính trị xã hội chủ nghĩa sẽ nỗ lực vì một nền tảng phân phối thu nhập toàn cầu tiến bộ hơn.

Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng, nếu không có sự kiểm soát dân chủ với tư bản và sự kết thúc của chế độ thực dân, các mục tiêu của chủ nghĩa cấp tiến sẽ không được hoàn thành. Những người xã hội chủ nghĩa tranh luận rằng chủ nghĩa tư bản không tương thích với dân chủ. Với những ai không đồng ý, chúng tôi đặt ra một câu hỏi đơn giản: Nơi nào sẽ được quét dọn sớm hơn, vốn hóa thị trường của ExxonMobil hay thành phố Miami (thành phố này bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Irma vào tháng 9/2017 – Người dịch)?

ĐOÀN HIỂU LINH / REDSVN.NET
0

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Vụ George Floyd hủy hoại những nỗ lực của Mỹ bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền trên thế giới

Hình ảnh một người Mỹ da đen bị một viên cảnh sát da trắng ghì gáy đến ngạt thở, rồi cái chết của George Floyd dẫn đến bạo động và hỗn loạn lan từ Minneapolis đến nhiều thành phố lớn trên toàn nước Mỹ đang làm « suy yếu nền dân chủ Hoa Kỳ ».


Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Robert O'Brien hôm 01/06/2020 nêu đích danh Trung Quốc, Iran và trong một chừng mực nào đó là nước Nga, « Những đối thủ của Mỹ sẽ lợi dụng khủng hoảng này để gây thêm chia rẽ nhằm làm suy yếu nền dân chủ của Hoa Kỳ » . Đó là những quốc gia thường xuyên bị Washington chỉ trích trà đạp nhân quyền. Thượng nghị sĩ Marco Rubio, lãnh đạo ủy ban tình báo Thượng Viện Mỹ và là một đồng minh của tổng thống Trump báo động nhiều tài khoản trên các mạng xã hội ít nhiều liên quan đến « ba đối thủ nước ngoài » của Mỹ đang « đổ thêm dầu vào lửa, châm ngòi cho bạo động ».

Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif không ngần ngại cho rằng hình ảnh George Floyd bị cảnh sát « ghì gáy », gây « áp lực tối đa » phản ánh lối hành xử của chính quyền Trump nhắm vào 80 triệu dân Iran. Tại Matxcơva phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Maria Zakharova mỉa mai cho rằng như thường lệ mỗi lần có vấn đề Mỹ luôn quy trách nhiệm cho Nga, lần này cũng vậy Washington rồi sẽ tìm cách giải thích vụ án mạng dẫn tới bạo động lần này cũng do Nga « xúi giục ».

Nhưng đáng chú ý hơn cả là phản ứng của Bắc Kinh trong bối cảnh Mỹ-Trung tranh hùng trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chiến lược, ngoại giao... Biển Đông, Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng … Hoa Vi, virus corona hay Tổ Chức Y Tế Thế Giới … là muôn vàn những mặt trận Washington-Bắc Kinh đang đọ sức với nhau. Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội xoáy vào « điểm nhậy cảm » của đối phương.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong hai ngày họp báo liên tiếp đã trở lại với bạo động tại Hoa Kỳ khi nêu lên câu hỏi « Tại sao Washington luôn ca ngợi các cuộc xuống đường ở Hồng Kông nhưng lại xem người biểu tình chống tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ là những kẻ bạo loạn ? ».

Cũng ông Triệu kêu gọi Hoa Kỳ « chấm dứt kỳ thị chủng tộc và bảo vệ các cộng đồng thiểu số » trong lúc Quốc Hội lưỡng viện Mỹ đã có dự luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, tố cáo Bắc Kinh « giam giữ tùy tiện, tra tấn và sách nhiễu » cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi.

Hình ảnh cảnh sát Mỹ hành hung một George Floyd, hay những người biểu tình ở Minneapolis, và kể cả một số phóng viên Mỹ và quốc tế đến đưa tin, đang vô hiệu hóa những chỉ trích của Washington lên án Bắc Kinh ban hành luật an ninh Hồng Kông. Đạo luật này vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua hôm 28/05/2020 nhằm « ngăn cản, chận đứng và trừng phạt mọi hành vi đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia, như các hoạt động ly khai, lật đổ chế độ, khủng bố và sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài ».

Điều tai hại hơn nữa, theo phân tích của nhà báo Dorian Malovic, tổng biên tập chuyên về châu Á thuộc báo Công giáo La Croix, lập trường cứng rắn của tổng thống Donald Trump dọa triển khai quân đội để « dẹp loạn », « tái lập trật tự » bằng « luật pháp » vô hình chung « bật đèn xanh » cho ông Tập Cận Bình huy động quân đội đàn áp người biểu tình Hồng Kông, nhất là vào dịp đêm Canh Thức tưởng niệm các nạn nhân Thiên An Môn. Từ năm 1989 tới nay, người dân Hồng Kông luôn tổ chức tưởng niệm phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu.

Dù vậy như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Robert O'Brien, ghi nhận khác biệt giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ là « viên cảnh sát đã gây ra cái chết cho George Floyd sẽ bị điều tra, truy tố và sẽ xét xử trong một cách công bằng ». Khác biệt thứ nhì quan trọng không kém là « những người Mỹ biểu tình ôn hòa không sợ bị tống giam ».

Không một ai ngây thơ để có thể tin rằng, Iran, Trung Quốc hay Nga chỉ trích chính quyền Trump vì muốn bênh vực những cộng đồng người Mỹ gốc Phi đang bị phân biệt đối xử và kỳ thị. Có điều như cựu tổng thống Barack Obama ghi nhận « sức mạnh của Hoa Kỳ có được bởi nước Mỹ luôn là tấm gương sáng cho thế giới noi theo ». Khủng hoảng lần này và chủ trương của Nhà Trắng đang làm mất uy tín của nước Mỹ trong công cuộc « bảo vệ nhân quyền ».

Nhà cựu ngoại giao có uy tín của Mỹ Richard Haass trên mạng xã hội Twitter lo ngại rằng vụ án mạng George Floyd và dư âm kèm theo tạo cơ hội cho một số quốc gia trên thế giới « thách thức » Hoa Kỳ. Nhưng có lẽ hình ảnh hay uy tín của nước Mỹ ở thời điểm này không phải là ưu tiên của Donald Trump. Ông chỉ theo đuổi một mục tiêu: trong 5 tháng nữa, vẫn giữ được Nhà Trắng. Trên mạng Twitter tổng thống Mỹ viết hàng chữ hoa « 3 Tháng 11 ».


Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200603-v%E1%BB%A5-george-floyd-h%E1%BB%A7y-ho%E1%BA%A1i-nh%E1%BB%AFng-n%E1%BB%97-l%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-t%E1%BB%B1-do-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-nh%C3%A2n-quy%E1%BB%81n-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi
0

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông


Đại sứ Mỹ tại LHQ gửi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không phù hợp với luật pháp quốc tế".

"Hôm nay, Mỹ phản đối các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông tại Liên Hợp Quốc. Chúng tôi coi những yêu sách này là bất hợp pháp và nguy hiểm. Các quốc gia thành viên phải đoàn kết để duy trì luật pháp quốc tế và tự do trên biển", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/6 viết trên Twitter.


Công hàm do Mỹ gửi lên LHQ để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông

Ông đăng kèm công hàm do Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft gửi lên Tổng thư ký Antonio Guterres, nói về công hàm số CML/14/2019 Trung Quốc gửi cho Liên Hợp Quốc ngày 12/12/2019 để phản đối đệ trình của Malaysia lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) cùng ngày.

"Mỹ xác định các yêu sách hàng hải này không phù hợp với luật pháp quốc tế theo Công ước về Luật Biển 1982", công hàm có đoạn viết. Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công hàm phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng tải trên trang web của văn phòng pháp chế.

Trong công hàm ngày 12/12/2019, Trung Quốc cho biết nước này "có chủ quyền" với quần đảo ở Biển Đông, "bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa". Trung Quốc cũng nhắc đến "quyền lịch sử" ở Biển Đông.

Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 30/3, Việt Nam gửi công hàm lên LHQ, phản đối công hàm nói trên của Trung Quốc, khẳng định yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
0

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Vụ Minneapolis leo thang, nước Mỹ 'nghẹt thở'

Trong tuần vừa qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, bắt đầu từ Minneapolis - St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York.


Người biểu tình bỏ chạy khi cảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông ở Washington, DC

Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên "Tôi không thể thở" - I can't breathe.

Câu nói trên của nạn nhân đã trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình trên nước Mỹ trong tuần qua.

Sự việc được ghi lại qua điện thoại cầm tay, nhưng cảnh sát viên gây chết người không bị điều tra hay truy tố ngay.
Trước sự chậm trễ của văn phòng công tố viên địa phương, người dân Minneapolis đã xuống đường biểu tình đòi công lý cho nạn nhân trong những ngày sau đó và nhiều đêm đã có bạo động, trụ sở cảnh sát địa phương bị đốt, nhiều cơ sở thương mại bị đập phá, trong đó có một số cơ sở do người Việt làm chủ.

Thống đốc tiểu bang Minnesota cùng thị trưởng thành phố Minneapolis họp báo kêu gọi dân chúng tránh có hành vi bạo động và cho biết nhiều kẻ chủ mưu phá hoại, gây bạo động là đến từ những nơi khác.

Đã quá trễ?

Mấy ngày sau cái chết của George Floyd công tố viên mới ra lệnh bắt giam và khởi tố cảnh sát viên Derek Chauvin với tội giết người cấp độ 3.


Đốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ Minneapolis

Nhưng đã quá trễ. Việc đòi công lý cho George Floyd đã làm nổi lên phong trào biểu tình chống kỳ thị và nhanh chóng lan toả ra nhiều nơi.

Trong cuối tuần qua đã có biểu tình diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi đã có bạo động gây thiệt hại cho các cơ sở thương mại nơi khu phố chính của thành phố.

Tại miền Bắc California, từ thứ Sáu tuần qua đã có biểu tình ở San Jose, San Francisco và Oakland.

Ban ngày các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà, nhưng khi bóng tối phủ xuống thì bắt đầu có bạo động và nhiều cơ sở thương mại lớn như Target, Walgreen, Best Buy, Home Depot bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy đồ.

Nhiều nơi trong vùng Vịnh San Francisco đã có giới nghiêm từ tối Chủ Nhật 31/5 cho đến sáng ngày thứ Hai.

Riêng San Jose, Thị trưởng Sam Liccardo ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng trong vòng một tuần lễ, bắt đầu từ tối Chủ Nhật 31/5.

Không như nhiều cuộc biểu tình trước đây ở vùng Vịnh San Francisco trong những năm qua, từ Phong trào 99%, Occupy Wall Street, cho đến biểu tình đòi công lý cho Oscar Grant - một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Oakland - tuy cũng có phá hoại cơ sở thương mại, chặn đường xa lộ, những cuộc biểu tình đang diễn ra có nhiều bạo động nhắm vào những cơ sở thương mại lớn và lan ra cả những thành phố nhỏ trong vùng.

'Bạo loạn, hôi của'

Trong ba đêm cuối tuần qua, các cửa hàng Target, Home Depot, Best Buy, Walgreen, cửa hàng bán xe Mercedes, Honda trong vùng đã bị đập cửa kính để người hôi của tràn vào lấy mọi thứ.

Hình ảnh trên tivi cho thấy nhiều người da trắng dùng gậy sắt, dùng xà beng đập cửa kính các cơ sở thương mại lớn trên phố chính Broadway ở thành phố Oakland trong đêm thứ Bảy.


Tại San Franciso, trung tâm thương mại Union Square cũng có những cửa hàng bị đập cửa kính.

Thành phố bé nhỏ Emeryville ngay cạnh Oakland có các tiệm Best Buy, Trader's Joe, Bev Mo bị hôi của. Một vài cửa tiệm của người Việt cũng bị ảnh hưởng.

Qua tối Chủ Nhật, nhiều nơi từ Walnut Creek, Pleasant Hill đến San Leandro là những thành phố nhỏ trong vùng với những cửa hàng lớn bị phá và hàng hoá bị dọn sạch.

Khu thương mại của nhiều thành phố trong vùng Vịnh San Francisco nay đều có cửa hàng được bao bọc bằng ván ép vì không biết khi nào sẽ có bạo động xảy đến.

Chuyện cướp bóc như xảy ra trong mấy ngày qua thì không lan tràn trong những lần có biểu tình trước đây và thường tập trung ở San Francisco, Oakland hay Berkeley. Nay đã lan ra nhiều thành phố nhỏ và nhiều nơi đã ban hành lệnh giới nghiêm đêm Chủ Nhật vừa qua.

San Jose với đông người Việt sinh sống đang có lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng và kéo dài trong một tuần. Giới chức an ninh hy vọng bảo vệ được khu thương mại Santana Row và Fair Valley Mall trong những ngày tới.


Các cửa hàng bị cướp phá tại Philadelphia, Pennsylvania

'Lên án, đổ tội'

Trước tình trạng vô luật pháp và phá hoại, hôi của lan tràn khắp nơi, Tổng thống Donald Trump lên án nhóm ANTIFA (anti Facist) gây ra bạo động và cho đó là một nhóm khủng bố nội địa.

Ông yêu cầu cơ quan FBI điều tra các hoạt động của nhóm.

Đây là nhóm từng hoạt động chống lại chính sách của Tổng thống Trump qua nhiều hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles ở California hay trên Portland ở tiểu bang Oregon. Trong những cuộc biểu tình trước, thành viên của nhóm luôn mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen.

Cuối tuần qua đã có biểu tình tại hơn 70 thành phố trên toàn nước Mỹ.

Cảnh sát địa phương không còn kiểm soát được an ninh nên xảy ra tình trạng vô luật pháp với xe bị đốt, cơ sở thương mại bị đập phá, hôi của.


Điểm tưởng niệm George Floyd ở gần nơi ông tử vong khi đang bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis

Nhiều nơi có lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng và hàng nghìn vệ binh quốc gia đã được lệnh sẵn sàng để bảo vệ an ninh cho khu vực.

Vì lời cứu cầu của người đàn ông da đen George Floyd: "I can't breathe" - Tôi không thở được - không được cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin đáp ứng, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng nghẹt thở.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và nhà báo tự do đang sinh sống và làm việc tại vùng Vịnh San Francisco, California.


Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52878856
0

Giải mã chiến lược cơ hội của Trung Quốc trong đại dịch COVID-19

Hành động nguy hiểm và dễ được thực hiện nhất của Trung Quốc sẽ là liên kết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với viện trợ y tế và kinh tế cho các nước đang phải đối phó với dịch COVID-19.


Bài viết của tác giả Abraham Denmark, Giám đốc Chương trình Châu Á tại Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson. Charles Edel, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Sydney. Siddharth Mohandas, trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm An ninh Mỹ mới. Bài viết được đăng trên tạp chí War on the Rocks

Mặc dù luận điệu gay gắt và những lời buộc tội lẫn nhau của Washington và Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện đang tràn ngập các tít báo, nhưng những gì đang diễn ra trên khắp khu vực ngoại vi phía Đông và phía Nam Trung Quốc trong vài tuần qua cũng không kém phần quan trọng. Vào thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ca ngợi sự hào phóng trong cách tiếp cận của nước này đối với COVID-19, số lượng sự cố giữa Trung Quốc và các nước láng giềng lại đang có sự gia tăng đáng chú ý. Bắc Kinh đã sử dụng các lực lượng hải quân và bán quân sự cũng như các chiến dịch thông tin ngày càng tinh vi nhằm gia tăng căng thẳng, thăm dò phản ứng và đánh giá xem họ có thể “được nước lấn tới” đến mức nào.

Điều này làm dấy lên câu hỏi về ý định thực sự của Trung Quốc. Phải chăng Bắc Kinh đã thực sự đi theo cách tiếp cận hợp tác mới với các nước láng giềng? Họ có đang tìm cách lợi dụng sự hỗn loạn thời COVID-19 để khẳng định các lợi ích của mình một cách mạnh mẽ hơn hay không? Hay đây đơn giản chỉ là một sự mở rộng – dù mang tính cơ hội – của chiến lược vốn có từ trước đại dịch của Trung Quốc?

Đại dịch COVID-19 đã không làm suy giảm các hoạt động địa chính trị – trên thực tế, dịch bệnh dường như còn làm gia tăng những căng thẳng vốn có. Việc hiểu rõ liệu Trung Quốc có thay đổi chính sách đối ngoại hay không, và nếu có thì như thế nào, đóng vai trò trọng yếu trong việc đánh giá những diễn biến trong khu vực ngoại vi của Trung Quốc và những dự định tiếp theo của Bắc Kinh. Mỹ và các đồng minh cần trả lời những câu hỏi này nhằm chuẩn bị một phản ứng phù hợp. Điều này đến lượt nó lại đòi hỏi chúng ta phải hiểu rõ những hành động của Bắc Kinh trước cuộc khủng hoảng và suy nghĩ kỹ về những điều thực sự có thể báo hiệu sự thay đổi đáng kể hướng tới một chính sách đối ngoại mang tính đối đầu hơn.

Những động thái mới nhất của Trung Quốc

Các tàu và máy bay của Trung Quốc đã có mặt trong một loạt sự cố gần đây trên khắp vùng biển lân cận nước này. Mặc dù không có thương vong, nhưng những sự cố này chắc chắn đã đe dọa tới tính mạng con người. Xét tới việc những sự cố này có liên quan tới hai đối thủ chính của Trung Quốc trong khu vực là Nhật Bản và Việt Nam, cùng với đó là Đài Loan, cần xem xét tới khả năng Bắc Kinh coi đại dịch COVID-19 là cơ hội để thúc đẩy lợi thế trong giai đoạn các hoạt động địa chính trị bị xao nhãng.

Vào giữa tháng 3/2020, một phi đội máy bay của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan – đường phân giới không chính thức giữa Đài Loan và Trung Quốc – trong một cuộc tập trận, nhằm mục đích đe dọa Đài Loan thông qua việc phô diễn năng lực của Trung Quốc trong việc tiến hành các hoạt động ban đêm, đồng thời thăm dò khả năng phản ứng của Đài Loan. Mặc dù các tàu và máy bay của PLA vẫn hoạt động trong khu vực sát Đài Loan trong nhiều năm, nhưng tần suất và sự quyết đoán của các hoạt động này đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây: Sự cố mới nhất này là lần thứ tư trong vòng 2 tháng, máy bay của PLA buộc Không quân Đài Loan phải cất cánh khẩn cấp và tiến hành ngăn chặn. Xét tới việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sắp nhậm chức nhiệm kỳ hai, cùng với đó là việc sự ủng hộ đối với nguyên tắc “Một nước, hai chế độ” của Bắc Kinh đang suy giảm ở Đài Loan, những hành động này thậm chí có khả năng sẽ trở nên phổ biến và quyết liệt hơn.

Cuối tháng 3/2020, một tàu cá Trung Quốc đã va chạm với tàu khu trục của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Vụ va chạm đã khiến tàu khu trục bị thủng, nhưng tàu này đã có thể tự di chuyển và thủy thủ đoàn cũng không bị thương vong. Bắc Kinh tuyên bố rằng một ngư dân Trung Quốc đã bị thương và đổ lỗi cho tàu Nhật Bản trong sự cố này, kêu gọi Nhật Bản hợp tác ngăn chặn những sự cố trong tương lai. Không ai rõ liệu tàu Trung Quốc có thuộc lực lượng dân quân biển của nước này hay không. Đây là một lực lượng được Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả là “lực lượng dự bị dân thường có vũ trang sẵn sàng được huy động” và “đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động ép buộc nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến đấu”.

Gần đây, tại Biển Đông cũng xảy ra một vài sự cố có liên quan tới các tàu Trung Quốc. Vào đầu tháng 3/2020, một tàu cá Việt Nam neo đậu gần một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa – vốn được cả Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền – đã bị một tàu Trung Quốc truy đuổi và phun vòi rồng, khiến tàu cá bị chìm do va phải đá. Thủy thủ đoàn đã được một tàu cá khác của Việt Nam cứu. Hà Nội tuyên bố rằng tàu cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm phải. Đầu tháng 4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với vụ việc và kêu gọi Trung Quốc “duy trì tập trung ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm chiến đấu chống đại dịch toàn cầu và ngừng lợi dụng sự mất tập trung hoặc sự dễ tổn thương của các nước khác để mở rộng các tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của mình ở Biển Đông”. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lưu ý rằng kể từ khi đại dịch bùng phát, “Bắc Kinh cũng đã công bố việc thành lập các ‘trạm nghiên cứu’ mới tại các căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập và đá Subi, và đã cho máy bay quân sự đặc biệt hạ cánh trên đá Chữ Thập”. Gần đây nhất, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) – một trong số những tàu đã quấy rối một tàu thương mại của Philippines vào tháng 9/2019 – được nhìn thấy đã tuần tra gần bãi cạn Scarborough, đại diện cho nhiều tàu khác của CCG đã và đang tuần tra ở hầu hết các khu vực bị tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông.

Những sự cố này phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Đó có phải là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang bị phân tâm do COVID-19 và cuộc suy thoái kinh tế lịch sử phát sinh từ đó, và các chỉ huy hiếu chiến ở địa phương đang tự mình thách thức các giới hạn hay không? Hay đây chỉ là kết quả của việc Trung Quốc đưa vào sử dụng nhiều tàu và máy bay hơn, dẫn tới sự gia tăng có thể đoán trước về số lượng các sự cố và hoạt động? Mặc dù những lời giải thích này đều hợp lý, nhưng trên thực tế, yếu tố thúc đẩy các hành động của Trung Quốc nhiều khả năng là tính liên tục.

Những sự cố này không phải là chưa từng xảy ra, và khả năng là chúng không cho thấy một chiến lược mới của Trung Quốc sau đại dịch. Trái lại, những sự cố này nhất quán với cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Tập Cận Bình. Ngay từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát, cách tiếp cận này đã thể hiện sự linh hoạt, tính quyết đoán và một mong muốn duy nhất là lợi dụng sự suy yếu và phân tâm của các nước bên ngoài để thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc.

Hơn một thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn nhận môi trường an ninh bên ngoài của họ nhìn chung là thuận lợi, mở ra “cơ hội chiến lược hiếm có” mà nhờ đó Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu cốt yếu là phục hưng dân tộc thông qua sự phát triển kinh tế và xã hội, hiện đại hóa quân sự và mở rộng sức ảnh hưởng trong khu vực và trên toàn cầu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Bắc Kinh đã nhận thấy cơ hội mở rộng sức mạnh địa chính trị của mình so với Mỹ, tuy nhiên lại không tìm cách gây xung đột rõ ràng với Mỹ hay các đồng minh của nước này.

Kết quả là Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc sử dụng các chiến thuật “vùng xám”, tìm cách từng bước thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc thông qua sự mơ hồ và các chiến thuật được thiết kế sao cho không kích động các biện pháp trả đũa quân sự. Những hoạt động này cũng là hành vi thăm dò, nhằm tìm hiểu xem Trung Quốc có thể đi bao xa mà không phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã sử dụng cách tiếp cận này nhằm gia tăng sức ép đối với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và thúc đẩy những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông, đối đầu với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Trong suốt thời gian này, cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với hoạt động địa chính trị khu vực đã thích ứng với các điều kiện cụ thể, linh hoạt trước các xu hướng chiến lược rộng lớn hơn và tận dụng cơ hội khi nhận thấy điểm yếu hay sự xao nhãng của các đối thủ. Những hành động của Trung Quốc không phải là canh bạc liều lĩnh như người ta tưởng ban đầu. Trái lại, đó là những sự thăm dò đã được dự tính trước nhằm tìm cách xác định điểm yếu và cơ hội. Trung Quốc điều chỉnh sức ép một cách thận trọng sao cho phù hợp với một tình huống nhất định nhưng không nhất thiết đi quá xa.

Cách tiếp cận này phản ánh một câu châm ngôn: “Hãy lấy lưỡi lê mà thăm dò: Nếu gặp thép, hãy dừng lại. Nếu gặp bùn nhão, hãy nhấn sâu hơn”. Trong nhiều trường hợp, Bắc Kinh đã tiếp tục nhấn sâu hơn khi nhận thấy rằng những hành động của họ không có khả năng gây ra phản ứng đáng kể. Tuy nhiên, khi sự quyết đoán của Trung Quốc gặp phải sự chống đối kiên quyết, Bắc Kinh lại không phản ứng bằng cách leo thang như người ta dự đoán.

Bắc Kinh đã thể hiện sự linh hoạt khi phải đối mặt với sự phản đối kiên quyết. Có thể kể đến những ví dụ như phản ứng của Nhật Bản trước việc Trung Quốc triển khai vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào năm 2013 và việc cựu Tổng thống Obama được cho là đã vạch ra “giới hạn đỏ” đối với Tập Cận Bình về bãi cạn Scarborough vào tháng 3/2016. Hơn nữa, phản ứng của Ấn Độ trước các hoạt động của Trung Quốc ở cao nguyên Doklam đã không dẫn tới chiến tranh.

Những hành động gần đây của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và Biển Đông cho thấy sự tiếp nối của cách tiếp cận linh hoạt và mang tính cơ hội này. Trong bối cảnh Mỹ do dự trong phản ứng trong nước và không thể dẫn dắt một phản ứng quốc tế thống nhất, còn Đông Nam Á đang khốn đốn vì dịch COVID-19, thì Bắc Kinh chắc chắn có không gian để thúc đẩy lợi thế và tìm kiếm cơ hội khẳng định các lợi ích của mình. Hơn nữa, những mối quan ngại ngày càng gia tăng rằng quân đội Mỹ có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan tới sự sẵn sàng của nhiều tài sản hải quân có khả năng sẽ khẳng định những nhận thức của Bắc Kinh rằng tình hình đang có lợi cho việc thúc đẩy chủ nghĩa cơ hội. Quả thật, phiên bản tiếng Anh của trang mạng chính thức của PLA đã cho đăng một bài bình luận tuyên bố rằng “sự bùng phát của COVID-19 đã làm suy giảm đáng kể năng lực triển khai tàu chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Ngoài ra, một bài viết khác cũng tuyên bố rằng không có quân nhân Trung Quốc nào mắc COVID-19 và đại dịch đã “thay vào đó cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Trung Quốc”.

Những hành động sau đại dịch của Trung Quốc cho thấy rõ Bắc Kinh đang tìm cách chứng tỏ với thế giới rằng PLA không hề bị COVID-19 tác động (mà trên thực tế rất có thể là không phải như vậy). Thông điệp đó là nhằm nhấn mạnh rằng đây không phải là lúc tìm cách lợi dụng sự tập trung của Trung Quốc vào việc ngăn chặn dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế và duy trì sự ổn định chính trị trong nước. Đồng thời, Bắc Kinh có khả năng sẽ lợi dụng những sự cố này để thăm dò các đối thủ nhằm tìm ra dấu hiệu cho thấy sự yếu kém và mất tập trung, tìm kiếm cơ hội thay đổi nguyên trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Mặc dù đại dịch có thể là nguyên nhân gây ra hành vi này, nhưng đó không phải là một chiến lược mới. Trái lại, đó là sự phản ánh chủ nghĩa cơ hội và sự quyết đoán, vốn là dấu hiệu đặc trưng cách tiếp cận của Trung Quốc trước đại dịch. Trong tương lai, Mỹ và các bên tham gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần lường trước rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục những hành vi mang tính cơ hội của mình.

Các dấu hiệu leo thang cần lưu ý

Việc cho rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là đang theo đuổi chiến lược cơ hội lâu dài ở các khu vực ngoại vi không có nghĩa là khó có khả năng leo thang. Tuỳ thuộc vào cách Bắc Kinh đánh giá mức độ yếu kém của các quốc gia trong khu vực và sự xao lãng của Washington, Trung Quốc có thể xác định rằng giờ chính là lúc phải thúc đẩy các tham vọng của họ trong khu vực tới giới hạn xa nhất có thể.

Các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách nên tìm kiếm một loạt dấu hiệu đáng lưu ý để xác định liệu chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông, có bước sang một giai đoạn mới và leo thang hơn hay không.

Nỗ lực mang tính quyết định nhằm thay đổi nguyên trạng

Điều quan trọng nhất mà Trung Quốc có thể làm để lợi dụng tình hình hỗn loạn do dịch COVID-19 gây ra rõ ràng sẽ là thực hiện các hành động mang tính quyết định nhằm cố gắng đẩy các bên tuyên bố chủ quyền khác ra khỏi các cấu trúc địa hình trên biển mà nước này nắm quyền kiểm soát trên thực tế về mặt quân sự hoặc hành chính. Một hành động như vậy không nhất thiết phải là một nỗ lực mới của Trung Quốc, mà có thể chỉ là mở rộng nỗ lực hiện thời một cách hợp lý. Ví dụ, đảo Thị Tứ là một cấu trúc địa hình do Philippines kiểm soát nhưng lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã không ngừng tuần tra quanh đảo này suốt 16 tháng qua. Đây là ví dụ điển hình cho một nỗ lực toàn diện của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự di chuyển và hoạt động tiếp tế của Philippines tại đây, với mục tiêu khiến Philippines không thể bảo vệ được lập trường của mình đối với đảo này. Quả thực, lý do duy nhất khiến Bắc Kinh chưa thực hiện động thái như vậy là vì định hướng chiến lược của Philippines vốn đã ngả sang Trung Quốc được một thời gian, và Trung Quốc đơn giản là không muốn cản trở điều đó. Một động thái leo thang khác mà Trung Quốc có thể cân nhắc là mở rộng các đường biên giới trên biển bằng cách vạch ra các đường cơ sở liền mạch bao quanh quần đảo Trường Sa, từ đó khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển thậm chí còn rộng hơn nhiều trên Biển Đông. Một động thái như vậy sẽ đẩy mạnh cuộc chiến pháp lý của Bắc Kinh ở Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng với các nước tuyên bố chủ quyền bị ảnh hưởng, có lẽ đáng chú ý nhất là Việt Nam.

Các hoạt động quân sự hóa mới

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành nỗ lực xây dựng đảo trên quy mô lớn vào năm 2014, nước này đã liên tục bổ sung cơ sở hạ tầng và tài sản quân sự cho các cấu trúc địa hình mở rộng mà họ đã xây dựng ở Biển Đông, trong đó bao gồm các đường băng, nhà chứa máy bay và các cảng mới để phục vụ cho các loại máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và tên lửa chống hạm tối tân, cùng các mạng lưới radar – dù Tập Cận Bình đã công khai cam kết không quân sự hóa Biển Đông. Mặc dù các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc đã được tiến hành, nhưng bất kỳ tài sản quân sự tấn công nào mới được bổ sung tại các cấu trúc địa hình do Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông cũng sẽ là một dấu hiệu leo thang khác đáng chú ý. Các khả năng này bao gồm việc giới thiệu các các năng lực tác chiến đổ bộ, các tàu hải quân hoặc tàu cảnh sát biển của Trung Quốc neo đậu tại các cấu trúc địa hình mới được quân sự hóa, và ra mắt các hệ thống chiến đấu siêu thanh hoặc chống ngầm mới, mà mỗi trường hợp trong số đó đều tăng cường khả năng triển khai quân sự của Trung Quốc và đưa nước này tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát hiệu quả khu vực Biển Đông.

Tăng cường các biện pháp truyền thông

Một dấu hiệu khác cần lưu ý là đường lối công khai và quyết liệt hơn trong cả các tuyên bố chính thức lẫn từ các cơ quan truyền thông nhà nước về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với khu vực này, Biển Đông nói chung và các cấu trúc địa hình nói riêng. Hình thức tuyên truyền này là biện pháp hữu ích nhằm đánh lạc hướng sự chú ý ra khỏi tình trạng hỗn loạn đang diễn ra trong nước có liên quan đến dịch COVID-19, đồng thời làm suy yếu ý chí chính trị của các nước tuyên bố chủ quyền khác. Mặc dù không cần thiết, nhưng Trung Quốc đã thực hiện các động thái lớn ở Biển Đông một cách gần như hoàn toàn lặng lẽ, do đó việc thay đổi cách thức tuyên truyền chính thức, dù không nhất thiết phải có, sẽ là một dấu hiệu hàng đầu hữu ích cho thấy giai đoạn mới của chủ nghĩa cơ hội của nước này.

Chủ nghĩa cơ hội theo chiều ngang

Mặc dù các dấu hiệu cần chú ý nêu trên hầu như chỉ nhắc tới các hành động quyết liệt chống lại những nước phản đối các tuyên bố mở rộng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng Trung Quốc cũng có thể lợi dụng thời cơ này để củng cố và mở rộng những lợi ích thu được từ các nước thân thiện trong khu vực. Ứng viên rõ ràng nhất ở đây là Campuchia, với mối quan hệ ngày càng sâu sắc và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Bắc Kinh. Dù Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhiều lần khẳng định rằng việc cho phép các lực lượng nước ngoài vào đất nước là vi phạm hiến pháp, nhưng ông có thể khôn khéo thay đổi cách diễn giải hiến pháp theo nhiều cách khác nhau. Bất chấp các quan ngại về bệnh dịch, Trung Quốc và Campuchia vừa hoàn thành cuộc tập trận chung kéo dài 2 tuần, và việc mở rộng các căn cứ tiền quân sự của Bắc Kinh tại Campuchia sẽ là cách thức thẳng thừng nhất để nâng cao vị thế sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Một động thái không bao hàm tuyên bố lãnh thổ của bất kỳ nước nào khác, sẽ là thách thức mà Mỹ và các nước khác khó đối phó, và sẽ có tác động chiến lược đáng kể đến Biển Đông theo một số cách khác nhau.

Sự có qua có lại liên quan đến Biển Đông

Có lẽ hành động nguy hiểm và dễ được thực hiện nhất của Trung Quốc sẽ là liên kết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với viện trợ y tế và kinh tế cho các nước đang phải đối phó với dịch COVID-19. Trung Quốc cho đến nay không hề ngần ngại liên kết các khoản viện trợ để đối phó với dịch bệnh và các dự án trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của nước này, và sẽ không mất quá nhiều thời gian để các nước nâng những liên kết này lên cấp độ “cùng sản xuất” liên quan đến việc đặt cọc năng lượng hoặc nhượng bộ quyền tiếp cận một số cấu trúc địa hình ở Biển Đông cho Trung Quốc. Philippines một lần nữa sẽ là mục tiêu tiềm năng cho những nỗ lực như vậy, dù các lô thăm dò dầu khí hiện do Việt Nam và các nước khác sở hữu cũng sẽ là một trọng tâm tiềm năng. Theo thời gian, hình thức liên kết này chỉ ngày càng phát triển. Vì Mỹ và các nền kinh tế châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra, Mỹ có thể dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ nhận ra và tìm cách khai thác một cánh cửa cơ hội đang rộng mở.

Nói tóm lại, chiến lược đầy tính cơ hội của Trung Quốc có nhiều cách để triển khai trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19, và việc cẩn thận lưu ý đến những dấu hiệu nêu trên có thể giúp dự đoán giai đoạn leo thang tiếp theo.

Cách thức đối phó với chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc

Sự quyết đoán của Trung Quốc sẽ không biến mất. Quả thực, xét tới những căng thẳng đang diễn ra ở eo biển Đài Loan và số tài sản ngày càng gia tăng của lực lượng quân đội, cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông, sẽ càng có khả năng xảy ra các sự cố trong tương lai theo thời gian. Tuy nhiên, khi những thách thức này trở nên nghiêm trọng hơn, Mỹ sẽ càng cần phải thể hiện khả năng thiết lập một nghị trình quốc tế và dẫn dắt các nước còn lại trong khu vực phối hợp đối phó với sự quyết đoán và chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc. Nói cách khác, nếu Trung Quốc định tiến lên, thì Mỹ phải đảm bảo rằng họ sẽ đụng phải lá chắn thép.

Trước hết, Mỹ cần làm rõ ràng họ sẽ không tha thứ cho bất kỳ nước nào đang cố gắng lợi dụng đại dịch hiện nay để thay đổi nguyên trạng. Washington cần đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng thế giới cần phải ổn định nếu muốn giải quyết thành công cuộc khủng hoảng hiện nay, và các đồng minh và đối tác của Mỹ trên thế giới phải nhắc lại thông điệp này. Tuy vậy, ở châu Á, lời nói cần phải đi đôi với hành động. Bất kỳ thông điệp nào cũng cần phải được hậu thuẫn bằng những nỗ lực thể hiện ý chí và khả năng chống lại chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc thông qua việc tiếp tục nhịp độ hoạt động đều đặn trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tiến hành các hoạt động đa phương phối hợp với các đồng minh và đối tác trong khu vực chẳng hạn như kết hợp các cuộc tuần tra trên biển và trên không, nhưng không được phép khiến binh lính gặp phải rủi ro.

Một câu hỏi then chốt là các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông – đặc biệt là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia – phản ứng ra sao trước chủ nghĩa cơ hội này. Đây có thể là một cơ hội để Mỹ tăng cường quan hệ với các nước này và giúp họ có đủ khả năng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Điều này sẽ đòi hỏi Mỹ phải cung cấp cho các nước tuyên bố chủ quyền các năng lực, cơ sở hạ tầng và huấn luyện cần thiết để giám sát các vùng biển của họ, đồng thời cản trở nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định các lợi ích của mình mà không gây nguy cơ leo thang. Về mặt ngoại giao, Washington có thể hỗ trợ các nước láng giềng của Trung Quốc trong việc cố gắng đàm phán một bộ quy tắc ứng xử mạnh mẽ và có hiệu lực pháp lý, dựa trên nền tảng là luật pháp và các chuẩn mực quốc tế vốn có sao cho phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài tại La Hay năm 2016 về Biển Đông.

Về mặt kinh tế, Mỹ có cơ hội giúp đỡ Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc bằng cách theo đuổi các thoả thuận mở rộng thương mại, đầu tư song phương và đa phương. Một khía cạnh của chiến lược này có thể bao gồm việc mô phỏng một sáng kiến của Nhật Bản, nước mới đây đã tuyên bố kế hoạch phân bổ 2 tỷ USD nhằm khích lệ các công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Xét tới xu hướng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan và Đông Nam Á vốn đã bắt đầu từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát, nỗ lực này có thể hỗ trợ các lực lượng thị trường cố hữu.

Cuối cùng, điều quan trọng là Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của nước này phải hiểu rằng Trung Quốc không hề thay đổi cách tiếp cận của mình. Chủ nghĩa cơ hội và sự quyết đoán được thể hiện trong nhiều tháng qua trên thực tế đã tồn tại trong nhiều năm. Tuy vậy, Washington sẽ tự lừa dối chính mình nếu tin rằng Trung Quốc sẽ không lợi dụng tình hình hiện tại. Ngay cả khi phải đối mặt với những tổn thất to lớn do dịch bệnh mới, Mỹ cũng không thể hành động như thể địa chính trị và sự cạnh tranh đã tạm dừng. Có chăng, sự cạnh tranh trong tương lai ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở nên mạnh mẽ hơn, và Mỹ cần đi đầu trong việc đối phó với xu hướng này.

Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
0

Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông trong tâm bão cuộc đọ sức Mỹ - Trung


Liệu Hoa Kỳ có quay trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không ? Trung Quốc và Mỹ đọ sức ở đại hội đồng Y tế Thế Giới, ai thắng ai thua ? Tương lai nào cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan ? Tăng ngân sách quốc phòng, phải chăng Trung Quốc muốn tiếp tục khẳng định thế siêu cường ? Và Hồng Kông, thời kỳ tự do sắp chấm dứt ? Trên đây là những câu hỏi lớn trong tháng Năm này.

Tin âm thanh:



Việt Nam khó có thể để Mỹ trở lại vịnh Cam Ranh

Tháng Năm chập chờn bóng đen một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc khẩu chiến giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Lời đồn thổi rộ lên từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/2020 cho rằng Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam chẳng khác gì như châm thêm dầu vào lửa.

Theo phân tích của chuyên gia người Úc, Carl Thayer, giáo sư danh dự Học Viện Quốc Phòng Úc với ban tiếng Anh đài RFI, điều này khó thể xảy ra do chính sách « Ba Không » của Việt Nam. Ông cũng ghi nhận là số lần tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam ngày một nhiều : « Về vịnh Cam Ranh, vài năm gần đây, Hoa Kỳ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa tại Việt Nam ».

Dù vậy, giáo sư Carl Thayer thận trọng cảnh báo : « Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ ».

WHO : Trung Quốc ghi một điểm trước Mỹ ?

Ngày 19/05/2020, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) kết thúc cuộc họp đại hội đồng trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đối chọi nhau gay gắt về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 và cách xử lý cuộc khủng hoảng của WHO, bị Mỹ tố cáo là « theo đuôi » Trung Quốc.

Trước sức ép của Mỹ, WHO thông qua một nghị quyết yêu cầu « đánh giá độc lập và khách quan » hoạt động của cơ quan này trong công cuộc đối phó với dịch Covid-19. Nhưng nghị quyết này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong vòng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức.

Về điểm này, chuyên gia địa chính trị Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS đánh giá như sau :

« Trên bình diện ngoại giao, đương nhiên Trung Quốc đã thắng. Một phần là vì cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu Trung Quốc tìm ra được vác-xin, đây sẽ được xem như là tài sản chung của thế giới, và như vậy sẽ được đưa ra sử dụng đại trà. Cam kết này còn nhằm chống lại những tuyên bố của lãnh đạo người Anh hãng dược Sanofi, cho rằng vác-xin tìm được trước hết sẽ dành cho thị trường Mỹ. Tiếp đến là do sự vắng bóng của Trump đã nhường chỗ cho Trung Quốc.

Chúng ta có thể nghĩ rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng là bên thắng cuộc trong lần họp này. Cuộc họp gây quỹ mà Liên Hiệp Châu Âu tổ chức hôm 08/5 để tìm nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu một vác-xin đã thành công, quyên góp được 8 tỷ euro. Và châu Âu đã đưa ra được một hình ảnh đa phương, không bị nghi ngờ giấu giếm như Trung Quốc, hay có sự thèm muốn trá hình. Do Hoa Kỳ thoái lui, sự có mặt của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định sự hiện diện của phương Tây, và như vậy cũng nhằm không để Trung Quốc là cường quốc duy nhất độc chiếm địa bàn. »

Chuyên gia Anh : « Bắc Kinh không tha thứ cho tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn »

Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khẳng định người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi « Hòa bình, Bình đẳng, Dân chủ và Đối thoại » cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.

Ông Steve Tsang, chuyên gia ngành Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) trường Đại học Luân Đôn, trả lời câu hỏi đài RFI nhận định về tương lai quan hệ hai bên bờ eo biển trong bốn năm tới sẽ không mấy gì sáng sủa hơn so với bốn năm vừa qua.

« Trong bốn năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một sự tiếp nối nếu không muốn nói là xuống cấp trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn dĩ đã rất căng thẳng. Đài Loan là một ví dụ điển hình cho thấy làm thế nào một đất nước dân chủ, về văn hóa và chủ yếu là người Hoa, đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng Covid-19.

Đây chính là một sự tương phản rõ nét trước sự bất lực của Trung Quốc hồi đầu mùa dịch. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng tỏ ra khó chịu và tức giận, chắc chắn sẽ không tha thứ cho Thái Anh Văn về việc đã chống dịch thành công và tái đắc cử trên cơ sở một cương lĩnh không chấp nhận quan điểm của Trung Quốc về Đài Loan ».

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc : Vẫn tăng cho dù khủng hoảng kinh tế.

Khóa họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc ngày 22/05/2020, sau hơn hai tháng rưỡi bị trễ vì dịch bệnh Covid-19 đã tập trung mọi sự chú ý của giới quan sát. Lần đầu tiên Trung Quốc không thông báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thông lệ. Ngược lại, Bắc Kinh cho biết duy trì mức tăng ngân sách quốc phòng ở mức 6,6%.

Theo nhận định của ông Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, Viện Montaigne với đài RFI, bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn, công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc vẫn được tiếp tục.

« Những năm gần đây, mối tương quan giữa ngân sách quốc phòng và tăng trưởng kinh tế là khá mạnh. Thường thì tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức tăng quốc phòng một điểm. Ví dụ như trong năm 2019, mức tăng chính thức cho quốc phòng là 7,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế là 6,5%.

Năm nay, chúng tôi vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng có thể dự đoán bởi vì Ngân hàng Thế giới đưa ra con số là -3%, nhưng con số này có thể còn tệ hơn nữa. Tín hiệu mà Trung Quốc muốn đưa ra là quốc phòng vẫn là yếu tố được bảo đảm, tránh không bị tác động của khủng hoảng kinh tế, tiếp tục được tăng cường, đồng thời gởi đến quốc tế một tín hiệu về sức mạnh và ổn định. »

Hồng Kông : Quy chế « Một quốc gia, Hai chế độ » đã chấm dứt ?

Đỉnh điểm thời sự tháng Năm là cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông lại trỗi dậy, với việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia mới. Đạo luật nghiêm cấm và trừng phạt mọi hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn, và lật đổ » chế độ sẽ được áp đặt với Hồng Kông. Người dân đặc khu hành chính lên án đây là một biện pháp bóp nghẹt « các quyền tự do ». Hoa Kỳ lập tức phản ứng dọa rút « quy chế ưu đãi thương mại » đối với Hồng Kông.

Trên đài RFI, ông Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp, chuyên gia về chính trị Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đã « thất hứa » với chính những cam kết của mình đưa ra vào thời điểm Anh Quốc nhượng địa.

« Đây là một sự thay đổi sâu rộng đến mức người ta không khỏi nghi ngờ việc gìn giữ công thức "Một nhà nước, Hai chế độ". Luật Cơ Bản – một dạng Hiến pháp của Hồng Kông ghi rất rõ là Luật quốc gia, tức là luật của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không thể áp dụng ở Hồng Kông ngoại trừ các lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng. Luật an ninh vùa được thông qua chẳng liên quan gì đến ngoại giao cũng như quốc phòng cả. Hơn nữa, lúc đầu, chính quyền Hồng Kông từng nói là không thể sửa đổi Luật Cơ Bản Hồng Kông trong một sớm một chiều, thế rồi chỉ trong một đợt nghỉ cuối tuần, họ đã thay đổi ý kiến.

Việc thông qua dự luật về an ninh cho thấy là Bắc Kinh hoàn toàn coi thường những cam kết mà họ đã đưa ra vào năm 1984 và năm 1990 khi thiết lập Luật Cơ Bản và muốn áp đặt đạo luật này ở Hồng Kông vì Trung Quốc hiểu rõ là người dân Hồng Kông đang đứng dậy chống lại mọi hành động can thiệp của Bắc Kinh. Và nhất là chính quyền Hồng Kông hiện nay tuân theo lệnh của Bắc Kinh, đã hoàn toàn bất lực không làm được bất kể điều gì để có được ảnh hưởng đối với xã hội Hồng Kông. »

Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-viet-nam-trung-quoc-hoa-k%E1%BB%B3-dai-loan-hong-kong-xung-dot
0

Covid-19 : Thái Lan thông qua gói kích cầu gần 60 tỷ đô la

Quốc Hội Thái Lan hôm Chủ Nhật 31/05/2020 cho phép chính phủ ban hành kế hoạch gần 60 tỷ đô la hỗ trợ kinh tế, khắc phục hậu quả khủng hoảng Covid-19. Tổng sản phẩm nội địa tại quốc gia có trọng lượng lớn thứ nhì Đông Nam Á này dự trù sụt giảm từ 6 đến 7 % trong năm 2020. Nguyên nhân chính là virus corona làm tê liệt toàn bộ ngành du lịch Thái Lan.


Đại hoàng cung Bangkok, Thái Lan, vắng bóng du khách do dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 30/03/2020

Thông tín viên đài RFI Carol Isoux từ Bangkok cho biết thêm về gói kích cầu lớn nhất mà chính phủ Thái Lan chưa từng ban hành từ trước tới nay :

"Đây là một chương trình cho phép chính phủ Thái Lan đi vay đã được gần như toàn thể các đại biểu Quốc Hội thông qua. Khoản hỗ trợ này ưu tiên rót vào những lĩnh vực bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, giúp đỡ những người đi làm không hợp đồng, những người buôn gánh bán bưng, giới phục vụ trong các phòng mát-xa, quán bar mà tất cả đến nay vẫn phải đóng cửa. Chính phủ cũng dành ưu tiên cho giới nông gia, khuyến khích họ hiện đại hóa và đa dạng hóa khâu sản xuất. Tuy nhiên kế hoạch quy mô hỗ trợ kinh tế nói trên chủ yếu nhằm giúp đỡ ngành du lịch, nhất là du lịch nội địa. Giá thuê phòng khách sạn tại Thái Lan trong tháng 7 tới đây sẽ được giảm 50 % để khuyến khích dân Thái đi tham quan đất nước.

Đối với ông Top Jurayub, chủ nhân trẻ đứng đầu một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ chỉ là một giọt nước, không thấm vào đâu so với những khoản đầu tư về cơ cấu và kỹ thuật cần thiết đối với một lĩnh vực cần phải sáng tạo, đổi mới hoàn toàn. Top Jurayub nêu bật những thay đổi cần thiết : « chủ khách sạn sẽ phải thích nghi, cần đầu tư vào những dịch vụ không cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhận phòng qua điện thoại hay qua mạng cloud … tránh số lượng khách quá đông ở quầy lễ tân của khách sạn ».

Theo dự báo, GDP Thái Lan trong năm nay sụt giảm 6 %. Giới quan sát lo ngại một làn sóng thất nghiệp và nghèo khó dâng cao với những hậu quả nặng nề đối với người dân.

Nguồn: RFI
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Âm mưu dùng 'Tứ Sa' để thay thế đường lưỡi bò của Trung Quốc

Với chiến lược "Tứ Sa", Trung Quốc âm mưu yêu sách vùng biển còn lớn hơn cả khu vực giới hạn trong "đường lưỡi bò", nhưng cả hai đều không có cơ sở pháp lý và cố ý nhập nhằng.

Trung Quốc đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông. Ảnh: AFP.


Trong bài viết được đăng trên chuyên trang Maritime Issues hồi cuối tháng 4, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc.

"Trong khi cộng đồng quốc tế có thể chọn cách cười nhạo những yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc hoặc theo dõi và lên tiếng chống lại những nỗ lực của họ nhằm viết lại luật quốc tế, thì những nước im lặng sẽ phải đối mặt với hậu quả hiển nhiên là một trật tự thế giới mới chỉ có lợi cho một nước và gây bất lợi cho tất cả".

"Yêu sách vô căn cứ" mà vị chuyên gia hàng đầu Việt Nam về luật biển, nguyên phó viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao, nhắc đến là cái mà Trung Quốc gọi là "Nam Hải chư đảo", hay "Tứ Sa", đề cập đến các đảo, đá và thực thể khác ở Biển Đông.

Trong động thái mà bà Lan Anh cho là có liên quan đến yêu sách này, Trung Quốc hôm 19/4 đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông.

Vị chuyên gia cho rằng dù chưa rõ Trung Quốc sẽ gộp 80 thực thể mà họ nói là mới phát hiện này vào Hoàng Sa hay Trường Sa, điều "tương đối chắc chắn" là Trung Quốc xem chúng thuộc "Nam Hải chư đảo" và vì vậy có thể tạo ra quyền và lợi ích trên biển.

Chiêu sách mới "Tứ Sa"


Lập luận "Tứ Sa" được đề cập một cách không chính thức vào tháng 8/2017 bởi Mã Tân Dân, người khi đó là vụ phó Vụ Điều ước và Luật pháp thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp kín với các quan chức Mỹ ở Boston, để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

"Tứ Sa" bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Bắc Kinh gọi tương ứng là Tây Sa và Nam Sa), bãi ngầm Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gộp chung gọi là "quần đảo Trung Sa", cùng nhóm đảo Pratas mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Đông Sa".

Trước đó, Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường chín đoạn" hay "đường lưỡi bò" để tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông, bao gồm các nhóm thực thể nói trên và vùng biển lân cận.


Trung Quốc âm mưu dùng "Tứ Sa" để tạo lớp vỏ mới cho "đường lưỡi bò". Đồ họa: Washington Beacon.

Tuy nhiên, cái gọi là "đường lưỡi bò" đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016, khiến Trung Quốc, dù tuyên bố không thừa nhận phán quyết, vẫn cần phải xây dựng yêu sách và lập luận mới.

"Ngay cả các luật sư quốc tế Trung Quốc cũng biết rằng đường lưỡi bò không có cơ sở trong luật quốc tế", tiến sĩ Zachary Abuza, nhà nghiên cứu về chính trị và an ninh Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington D.C., nói với Zing.

"Vì vậy, nếu họ là luật sư thông minh, họ sẽ cố thuyết phục thân chủ của mình áp dụng chiến lược có căn cứ pháp luật hơn một chút".

Chiến lược đó chính là "Tứ Sa", dù nguồn gốc của cách tiếp cận này không phải mới.

Trên thực tế, "Tứ Sa" là cách diễn đạt nôm na cho cái mà Trung Quốc từ lâu đã gọi là "Nam Hải chư đảo", tức "các đảo ở Nam Hải", theo cách nước này gọi Biển Đông.

Trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ hôm 17/4, Trung Quốc lấy lý lẽ "dựa trên UNCLOS" để đòi các quyền và lợi ích với "Nam Hải chư đảo", cũng như các quyền và lợi ích ở Biển Đông dựa trên các tập quán lịch sử và luật pháp quốc tế, theo bà Lan Anh.

Dùng "Tứ Sa" để có vẻ phù hợp với UNCLOS


Vị chuyên gia luật biển cho rằng Trung Quốc đưa ra "Tứ Sa" để những yêu sách của họ về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với "Nam Hải chư đảo" có vẻ "phù hợp hơn" với ngôn ngữ của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Thay vì tuyên bố "chủ quyền lịch sử" đối với vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò", Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc mà họ xem là đảo.

"Trung Quốc đang cố giảm bớt vai trò của 'đường lưỡi bò' vì đó là sự xấu hổ và không nước nào chấp nhận yêu sách đó", James Kraska, giáo sư về luật biển quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, trả lời Zing.

"Họ chuyển hướng sang 'Tứ Sa' vì nó có thể giúp họ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý xung quanh các nhóm đảo này".

Về bản chất, hai yêu sách này chỉ là "bình mới rượu cũ". Thông qua việc kết luận rằng các nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán rộng đến 200 hải lý, Trung Quốc vẫn đang yêu sách các vùng biển mà ghép lại sẽ có phạm vi gần như không khác biệt, thậm chí còn rộng hơn, so với vùng biển bên trong "đường lưỡi bò", theo các chuyên gia.

"Tôi nghĩ việc Trung Quốc đề cập đến 'Tứ Sa' chỉ là cách để chuyển hướng chú ý vốn tập trung vào 'đường lưỡi bò' mà thôi. 'Đường lưỡi bò' vẫn nằm đó", Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách có trụ sở tại California, nói với Zing.

"Đó là cách để Trung Quốc nói họ có chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các cấu trúc và vùng biển trong giới hạn họ tự đặt ra".

Xét trên góc độ luật pháp quốc tế, yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò". Hay nói cách khác, Trung Quốc vẫn dựa trên việc diễn giải tùy tiện luật pháp quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát toàn bộ các cấu trúc và vùng biển ở Biển Đông.

Xét trên góc độ luật pháp quốc tế, yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò".


Đá Chữ Thập, một thực thể thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Ảnh: AP.

Không có đường cơ sở với các điểm và cấu trúc của "Tứ Sa"


Nội hàm của Tứ Sa bao gồm yêu sách về chủ quyền với các nhóm đảo và yêu sách về các vùng biển.

Đối với yêu sách vùng biển, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục thiết lập đường cơ sở bao quanh các cấu trúc thuộc các nhóm đảo, như đã làm với Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng). Từ đường cơ sở đó, Trung Quốc sẽ yêu sách vùng lãnh hải lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cũng như không loại trừ yêu sách thềm lục địa, cho cả 4 nhóm đảo.

Theo các chuyên gia, các quy định trong UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên không cho phép Trung Quốc thiết lập đường cơ sở đối với bất cứ nhóm đảo nào thuộc "Tứ Sa", dù là đường cơ sở quần đảo hay đường cơ sở thẳng.

Việc không nêu rõ phạm vi từng nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" được cho là để ngỏ cho khả năng Trung Quốc tùy tiện sáp nhập các cấu trúc mới vào các nhóm đảo này.

Ngoài ra, phán quyết của tòa quốc tế năm 2016 cũng bác bỏ khả năng vẽ đường cơ sở thẳng đối với Trường Sa, cũng như khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của các cấu trúc thuộc Trường Sa và Scarborough.

Những kết luận này cũng sẽ áp dụng với các nhóm đảo còn lại trong "Tứ Sa".

Đối với yêu sách về chủ quyền các nhóm đảo, việc không nêu rõ phạm vi từng nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" được cho là để ngỏ cho khả năng Trung Quốc tùy tiện sáp nhập các cấu trúc mới vào các nhóm đảo này, cho dù đó là cấu trúc chìm hay nửa nổi nửa chìm.

Với nhận định đó, việc Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn, như một cách khẳng định chủ quyền, đối với 80 cấu trúc "mới phát hiện" ở Biển Đông, bao gồm 55 thực thể địa lý dưới đáy biển, gây ra những quan ngại về dã tâm của Bắc Kinh.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, đã xác định vị trí các cấu trúc với tọa độ được Trung Quốc công bố.

Đáng chú ý là 55 thực thể địa lý dưới đáy biển đều nằm trong vùng 200 hải lý của Việt Nam và nằm ngoài khá xa vùng 12 hải lý của bất cứ cấu trúc nổi nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, theo bà Lan Anh.

Vị trí 80 cấu trúc ở Biển Đông mà Trung Quốc mới công bố tên gọi: màu đỏ là các cấu trúc mà Trung Quốc gọi là đảo, còn màu xanh là các cấu trúc chìm dưới mực nước biển. Đồ họa: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao/từ Maritime Issues.


"Quỹ đạo mới nhất của các yêu sách, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc chìm dưới nước và các quyền lợi trên biển từ 4 nhóm đảo xa xôi ở Biển Đông, thách thức các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế", chuyên gia luật biển viết trên Maritime Issues.

Đặt trong bối cảnh diễn dịch yêu sách "Tứ Sa", bà Lan Anh cho rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với 55 thực thể này "có thể báo hiệu rằng Trung Quốc đã tích lũy đủ sức mạnh và sự tự tin để chống lại luật pháp quốc tế, đồng thời tự đặt ra luật của riêng họ".

"'Tứ Sa' là một lăng kính mà qua đó các yêu sách dài hạn đầy tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông được phơi bày hoàn toàn", bà viết.

"Bất kể bao nhiêu 'Sa', có thể là 2 'Sa' phổ biến như Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc 3 như tên của thành phố 'Tam Sa' chỉ ra, hoặc 4 bao gồm cả Pratas và Macclesfield, tham vọng lâu dài của Trung Quốc là tối đa hóa các yêu sách chủ quyền trên biển".

Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc ngang nhiên đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông


"Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật phát quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời câu hỏi của Zing về vấn đề này tại họp báo thường kỳ chiều 23/4.


"Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối", ông Thắng nói thêm.


Nguồn: https://zingnews.vn/am-muu-dung-tu-sa-de-thay-the-duong-luoi-bo-cua-trung-quoc-post1080452.html
0

Báo cáo mới của Mỹ về Covid-19 “lật tẩy Trung Quốc”

Các quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc “che giấu mức độ bùng phát của dịch bệnh Covid-19 để dự trữ vật tư y tế cần thiết nhằm đối phó với dịch bệnh này”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters


Hôm 4-5, AP công bố một báo cáo tình báo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) gồm 4 trang đề ngày 1-5, trong đó phân tích: "Trong khi hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2, Trung Quốc tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu vật tư y tế. Họ cố gắng che đậy việc đó, làm xáo trộn và trì hoãn việc cung cấp dữ liệu thương mại của mình".

Báo cáo cũng tiết lộ rằng cho tới cuối tháng 1, Bắc Kinh trì hoãn thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm. Qua đó, họ có thể đặt hàng vật tư y tế từ nước ngoài. Lượng nhập khẩu khẩu trang, áo choàng phẫu thuật và găng tay của Trung Quốc sau đó tăng mạnh.

Hôm 3-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho các quan chức tình báo nước ông vì không làm rõ mức độ nguy hiểm của Covid-19 sớm hơn.

Trước đây, ông chủ Nhà Trắng từng suy đoán Trung Quốc có thể đã "để xổng virus SARS-CoV-2 do sai sót". Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết vẫn đang xem xét giả thuyết này.

Phát biểu trên đài ABC hôm 3-5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "không có lý do nào để ông tin virus SARS-CoV-2 bị lây lan một cách có chủ ý". Tuy nhiên, ông nói thêm: "Hãy nhớ rằng Trung Quốc từng lây nhiễm (dịch bệnh) cho thế giới và họ có lịch sử vận ​​hành các phòng thí nghiệm không đạt chuẩn. Đây không phải là lần đầu tiên virus lây lan bởi trục trặc của phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tôi có thể khẳng định rằng có nhiều bằng chứng chỉ ra (virus SARS-CoV-2) bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở TP Vũ Hán" – ông Pompeo nhấn mạnh.


Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc tố ông Pompeo "bịa đặt" vì không trưng ra bằng chứng cụ thể.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho đài Fox News biết Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị nghiêm trọng nhất đối với Mỹ trong thế kỷ tới. "Chính phủ ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với đại dịch này. Chúng tôi biết họ đã che đậy nó" - ông Cruz nói.

Tính đến ngày 4-5 (giờ GMT), số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Mỹ lần lượt là 1.187.768 và 68.587 ca, còn ở Trung Quốc là 82.877 và 4.633 ca.

Trên toàn cầu, số ca nhiễm đã lên tới 3.563.686, số ca tử vong là 248.145 và số ca hồi phục là 1.153.847, theo trang web thống kê worldometer.info.

Theo Người Lao Động
0