I.
Từ thuở nhỏ, và có lẽ cho đến tận bây giờ, trong lòng tôi luôn có hai nước Trung Hoa khác hẳn nhau. Và thường thì luôn đối lập với nhau.
Đó là một nước Trung Hoa với Tam Quốc Chí, Đông Châu Liệt Quốc, Bạch Cư Dị Đỗ Phủ Lý Bạch với những điển tích điển cố mà năm lớp 6 bắt đầu trung học, trong khi lũ bạn tôi thường phải “struggling”, thiên nan vạn nan cố nhét vào đầu những từ Hán Việt tối nghĩa thì tôi thoải mái nhớ dễ dàng như đọc truyện Kim Dung. Đó là một nước Trung Hoa rất đẹp về văn hóa.
Nghe câu hát ấy của Phạm Duy, ta nghe mùa xuân về đâu đó quanh đây, về trên những thảm cỏ xanh mướt, về trên những bông hoa dại đủ sắc mầu dọc theo con đường chúng ta đi.
Mùa xuân như đến gần thêm chút nữa khi ta nghe câu hát của Tuấn Khanh.
Em ơi xuân đến bên thềm rồi... (“Mùa xuân đầu tiên”)
Mùa xuân đến thật gần. Mùa xuân đã đến bên thềm, mùa xuân đã đến bên em.
Nghe câu hát, tưởng chừng như nghe được cả tiếng bước rón rén của mùa xuân, nghe được cả tiếng gió lay động vạt áo dài lướt thướt của “nàng xuân” chạm vào những bậc thềm cửa, nghe được cả tiếng động nhè nhẹ trong câu lục bát Trần Dạ Từ, như là tiếng bước chân người tình khe khẽ đến bên hiên nhà.
“Anh nằm nghe bước em lên Ngoài song lá động, trên thềm áo bay” (“Khi nàng đến”)
Mùa xuân đến thật gần. Xuân của đất trời, xuân trong lòng người.
12/3/12-Hoa mộc miên (hay hoa gạo) bắt nguồn từ lời ước nguyện của trái tim trinh nữ khi người yêu đi xa mãi không về.Ngày ngày cô gái đã leo lên ngọn cây nêu, để ngóng, để đợi. Người yêu nàng bị giữ lại thiên đình làm Thần Mưa .
Rồi nàng xin Ngọc Hoàng biến cây nêu thành loài cây có rễ bám sâu, ngọn cao để nàng có thể nhìn thấy người yêu, dải vải đỏ chàng buộc cổ tay nàng trước lúc đi xa, nàng xin biến thành bông hoa đỏ để người yêu có thể nhận ra nàng.
Thoả nguyện, nàng gieo mình từ trên cao xuống.
Thời thơ ấu, tôi vẫn thường hay thắc mắc, vì sao cây hoa gạo thường đứng một mình? Chẳng bao giờ thấy hai cây hoa gạo đứng gần nhau.
Mộc miên có màu đỏ xối xả - xối xả nỗi niềm thương nhớ... Chàng trai trong truyền thuyết xưa có nhìn màu hoa - sợi dây đỏ trên cổ tay cô gái để tìm được lối về?
Thơ nhạc: Nguyễn Phước Bảo Định
Trình bày: Quý Hương
Hosting: Kiwi6.com
Nhớ Huế vô cùng áo trắng ai
Cổng trường vui tím nét trang đài
Hương thơ phơi phới trời hoa mộng
Mái tóc u huyền gió nhẹ bay
Nhớ quá đi thôi màu áo trắng
Nón huế bài thơ mang nẻo xưa
Âm vang tiếng guốc trên hè phố
Rộn rã lòng ai bước vội vàng
Em bước sang ngang nắng hạ vàng
Cho ve sầu vọng tiếng than van
Hàng hoa phượng vĩ rưng rưng lệ
Nhưng trống tan trường vẫn điểm vang
Hương Giang con nước buồn đêm lạnh
Lầu hạc trăng soi bóng nội thành
Nơi đây còn mãi hương màu mắt
Theo gió đưa về thắm áo anh
Buổi đó xa rồi xa quá xa.
Tôi nhớ lần nào trong tự bạch cùng tôi
Em yêu những Fugue của Bach
Thời ấy quanh tôi đạn bom sắt thép
Tôi đã không hiểu hết lời em
Âm nhạc vang dưới vòm các thánh đường
Vươn đến cõi vô cùng thanh khiết
Tôi lội giữa máu bùn giết chóc
Tôi chỉ quen với những khúc quân hành
Rồi một ngày kết thúc chiến tranh
Trong căn nhà bị bom đánh sạt
Chiếc quay đĩa giữa bốn bề đổ nát
Tôi tình cờ nghe lại những Fugue
Giữa bao nhiêu những chia xé tan lìa
Những tiếc nuối của một thời tự hủy
âm nhạc vọng như một lời năn nỉ
Xin hãy yêu. Hãy gìn giử tình yêu
Dòng đời trôi xa biết bao nhiêu
Tôi trở lại tìm em không gặp nữa
Chỉ còn lại trên những gì đổ vỡ
Những Fugue như là những vết thương...
Ngô Thế Oanh
Khung Trời Cũ
Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng!
Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Tuệ Sỹ
Đi Vào Cõi Thơ Tuệ Sỹ - Bùi Giáng
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u.... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông :
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Ông bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết :
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tùy
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm ? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ :
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Tôi hoảng vía đề nghị : Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, Nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
Ông đáp : - Để về hỏi lại cô Trí Hải xem có đúng như lời thế chăng.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Cung trời
Hội cũ
Xin xuống giòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì ? - Cung trời hội cũ.
Một hội đạp thanh ? Một hội nao nức ? - "Giờ nao nức của một thời trẻ dại ?".
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...
Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát : một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh.... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
Nhưng mạch thơ đi ngầm. Tiết nhịp âm thầm nhiếp dẫn. Thi sĩ không cần tới một hình dung từ nào cả, vẫn nói được hết mọi người đều "phải nói" với mọi người "muốn nghe" với riêng mình "không thiết chi chuyện nói".
Người thi sĩ xuất chúng xuất thần thường có phong thái khác thường đó. Họ nói tất ít mà nói rất nhiều. Họ nói rất nhiều mà chung quy hồ như chẳng thấy gì hết. Họ nói cho họ, mà như nói hết cho mọi người. Nói cho mọi người mà cơ hồ chẳng bận tâm gì tới chuyện thiên hạ nghe hay chẳng nghe. Nỗi vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng phi giống lối vui buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả (par manque de justice interne).
Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạc. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa đám tang, họ phiêu nhiên đi qua, trông có vẻ như mỉm cười, niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo.
Vua Gia Long ngày xưa đã từng lấy làm quái dị về thái độ Nguyễn Du : "Trẫm dùng người, không phân biệt kẻ Nam kẻ Bắc. Ai có tài thì trẫm trọng dụng (... ...). Cớ sao khanh lại u sầu ít nói suốt năm như thế ?".
Ông vua kia lấy làm lạ là phải lẽ lắm, hợp với lương tri thói thường thiên hạ lắm. Ông không thể hiểu vì sao vị di thần kia cứ miên man như nằm trong cõi mộng thần di, hồn dịch !
Vua đã ban cho chan hòa mưa móc, lộc trọng quyền cao đặc ân thâm hậu như thế, cớ sao Liệp Hộ chưa vừa lòng, vẫn chưa cứ thả mộng chạy lang thang về chân trời hướng khác.
Đáp : Ấy chính bởi đôi mắt nhìn đây mà thấy những đâu đâu.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Đôi mắt ướt ? Đôi mắt của ai ? Vì sao ướt ? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh ?
Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ.
Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối. Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ. Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hòa, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng ?
"Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang"
Áo nào màu xanh ? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối ?
Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ Sỹ vốn xưa kia ở Lào. Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt. Bà mẹ ông thỉnh thoảng cũng trở về Sài Gòn tới chùa viếng ông đem quà cho ông một đôi dép riêng biệt, một tấm khăn quàng riêng tây.
Đôi mắt ướt tuổi vàng
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ ?
Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ ? Dám gác bỏ kệ kinh ? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn ?
Phải có nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ chân tu của Tuệ Sỹ, mới kinh hoàng vì lời nói thăm thẩm đơn sơ nọ. Lời nói như ngân lên từ đáy sâu linh hồn tiền kiếp, từ một quê hương trên thượng du bao la rừng núi gió sương canh chiều nguyệt rung rinh trong đêm lạnh.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Mối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Ta tưởng như nghe ra "cao cách điệu" bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
Thy nhân đã mấy phen ngồi ngó trăng tàn ? Ngồi trên một đỉnh đá ? Bốn bề rừng thiêng giăng rộng ngút ngàn màu trăng xanh tiếp giáp tới chân trời xa xuôi đại hải ?
Đỉnh đá và hạt muối là hai chốn kết tụ tinh thể của núi và biển. Đỉnh đá quy tụ về mọi hương màu trời mây rừng rú. Hạt muối chứa chất cái lượng hải hàm của trùng dương. Đó là cái bất tận của tâm tình dừng sững tại giữa tuết nguyệt phiêu du :
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Một tiếng "buồn chăng" lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường :
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi :
Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh
Tiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ ? Một tuổi xuân chưa vừa ? Một tuổi vàng sớm chấm dứt ? Một tuổi "đá" sớm từ giã mọi yêu thương ?
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn
Bài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đềm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhòa ủ rũ ngục tù.
Chỉ một bài thơ, Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới cũ Đường Thi Trung Hoa tới Siêu Thực Tây Phương./.
13/10/2012- Một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại.
Mạc Ngôn trả lời báo chí ở Cao Mật tối 11-10. Ảnh: Reuters.
Cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.
Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.
Tôi dõi theo Mạc Ngôn và Murakami từ khi sách họ mới vào Việt Nam. Tôi có và đọc gần hết tác phẩm của họ. Cả hai nhà văn này tôi đều thích, thích ngay từ dòng đầu tiên. Điều này cũng hơi lạ, vì tôi vốn dị ứng với lối viết hơi dung tục (như của Mạc Ngôn) và rề rà (như kiểu Murakami). Tôi vẫn thích đọc cái kiểu trong sáng, giản dị, nhẹ nhàng ảnh hưởng của văn học Pháp và Nga.Nhưng không hiểu sao, cả Mạc Ngôn và Murakami tôi đều đọc được. Đọc một mạch đến hết. Có một vài vị thầy của tôi đã nhận xét là cố đọc hai tác giả này chỉ đến 30 trang là bỏ, không tiếp tục được. Đó cũng là một nhận xét của phía độc giả không yêu thích Mạc Ngôn và Murakami vốn không phải là hiếm trong giới học thuật.
Công bằng mà nói, vài năm gần đây, Mạc Ngôn viết xuống tay hẳn. Ba tác phẩm tôi cho là xuất sắc nhất của ông, thường khuyên sinh viên tìm đọc, làm luận văn… là Cao lương đỏ, Phong nhũ phì đồn (Báu vật của đời) và Đàn hương hình. Còn lại, đều chỉ thuộc loại tầm tầm.Tứ thập nhất pháo quá bề bộn. Thập tam bộ, Ếch, Tửu quốc… nhiều motif lặp lại và dài dòng. Rừng xanh lá đỏ và Cây tỏi nổi giận còn thua Nguyễn Ngọc Tư về mức độ da diết và khắc khoải. Chiến hữu trùng phùng thì khỏi nói, quá tệ cả về phong cách lẫn tư tưởng…
Murakami cũng vậy, càng ngày càng trở nên mang tính “thị trường”. Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển theo tôi cũng là ba tác phẩm lớn của ông. Xứ sở diệu kỳ và nơi chốn tận cùng thế giới, tuy mượn kết cấu “phản trinh thám” nhưng không thành công lắm. Người tình Sputnik và Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời chưa đủ sức mạnh về tư tưởng, mang hơi hướm văn học diễm tình quá. Tôi cũng từng phản biện luận văn về Murakami, và tôi cho rằng, trường hợp của Murakami nên được xem xét dưới góc độ thành công của văn học đại chúng hơn là văn học cổ điển, bác học. Vì lẽ tác phẩm của ông như có sẵn công thức để hấp dẫn mọi giới, cảm giác như mình được bao bọc trong một cái lưới êm ái, không dứt ra được mặc dù biết là mình đang bị vào tròng.
Nhưng nói như vậy không phải là chê bai họ. Tôi vốn là người hâm mộ họ. Và đọc họ, vừa với niềm yêu thích, vừa với con mắt của nhà phê bình.
Về Murakami, nhiều người nhận xét là đã chạm vào những vi tế nhỏ nhất của cảm xúc. Ông diễn tả tài hoa tâm trạng của Người: về nỗi thống khổ của một con người sống trong thời đại thừa mứa về vật chất nhưng cô độc và lang thang. Về những tình yêu dằn vặt. Về cái đẹp mong manh vô thường vốn là cảm hứng của các nhà văn Nhật Bổn từ cổ chí kim. Về cái chết tự chọn vốn là đặc trưng của phong cách sống Nhật. Nghĩa là, ông viết về nước Nhật, về người Nhật trong một xã hội quá gần nhau nên ta thấy bóng dáng của mình trong đó. Người đọc các nước đã thổn thức với sách ông, than vãn rằng sao ông tài tình nói thay cảm xúc của họ. Văn ông tài hoa nhưng bình dị. Và điều đó khiến ông nổi tiếng, khiến ông “public” (phổ biến). Và nó là lực cản khiến ông không đến được với giải Nobel, vốn không chuộng tính phổ thông, vốn trao giải vì nhiều lý do khác bên cạnh lý do văn chương (ví dụ như lý do tuổi tác, Murakami còn khá trẻ so với các nhà văn được giải từ xưa đến nay; lý do regional – vùng miền: thông thường, giải Nobel xoay vòng từ Âu, Mỹ, Phi, rồi đến Á; lý do chính trị: năm nào có điểm nóng về cái gì đó, nơi nào đó thì giải Nobel tập trung vào đó)…
Còn Mạc Ngôn, có lẽ là nhà văn Trung Quốc được dịch, được đọc và được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới trong thế kỷ 20, chỉ sau Lỗ Tấn. Giữa Mạc Ngôn và Lỗ Tấn thực ra có nhiều điểm tương đồng tôi sẽ nói sau. Điều đó cho thấy cũng giống như Murakami, ông là người quân bình, đi chênh vênh giữa hai thế văn chương bình dân và văn chương bác học. Văn ông thì dân dã, bỗ bã, thậm chí có lúc suồng sã, dung tục.
Nhưng nó kết hợp những huyền thoại, dân gian Trung Quốc, và tô đậm đời sống Trung Quốc. Nghĩa là, người Trung Quốc có thể tự hào vì có một nhà văn mang bản sắc nước họ đi “đấm xứ người”. Mạc Ngôn từng nhiều lần được mời đi nói chuyện, đọc sách, giới thiệu sách ở những trường đại học lớn trên thế giới. Ông được giảng dạy trong hầu hết các chuyên đề về văn học Trung Quốc đương đại hoặc văn học châu Á đương đại ở đại học các nước. Nhưng người Trung Quốc hiện lên trong tác phẩm của ông thật đáng thương. Tôi không hiểu nhà nước chính thống ở Trung Quốc tự hào về ông, một nhà văn quân đội ở điểm nào, chứ còn, cái làm cho Mạc Ngôn vĩ đại, và gần với Lỗ Tấn, là ở việc khắc họa được thân phận của người Trung Quốc, tao loạn, tan tác vì lịch sử và biến cố, số phận của họ bị vùi dập, bị quăng quật còn hơn cả con muỗi. Con muỗi còn có vũ khí, còn họ, họ hoàn toàn bị động và chìm khuất trong những va đập của lịch sử, của chính trị. Tuy vậy, như bản chất của người Trung Quốc, họ chịu đựng, và quật cường. Người ta thích đọc Mạc Ngôn vì lẽ đó. Nếu như Murakami chú trọng đến tế vi cảm xúc thì Mạc Ngôn đem đến những giằng xé dữ dội của kiếp người. Không ai khổ như nhân vật của Mạc Ngôn, mà cũng không ai dai dẳng, bền bỉ sức sống như nhân vật của Mạc Ngôn. Đó là phong cách Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn lạc quan chứ không bi quan như người Nhật. Người Trung Quốc không hay tìm đến cái chết như người Nhật. Người Trung Quốc gắng gỏi sống, ráng mà sống. “Phải sống”[1]. Như cuộc sống nó vốn là.
Điểm Mạc Ngôn gần Lỗ Tấn, còn là sự dũng cảm. Để viết, và in, và nổi tiếng mà vẫn giữ được cái cốt lõi muốn nói trong tác phẩm của mình ở một đất nước còn chế độ kiểm duyệt xuất bản, thật không dễ. Đọc Phong nhũ phì đồn, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ… thấy ông khá mạnh tay phê phán. Thành ra, dù là một nhà văn quân đội chính thống, cơ hồ Mạc Ngôn không hề ca ngợi chế độ, không trở thành “bồi bút” mà đã nói lên được điều cốt lõi nhất: số phận Trung Quốc tao tác qua những biến thiên lịch sử, thời đại. Điểm này Murakami sướng hơn Mạc Ngôn. Tôi hay tưởng tượng, Murakami vừa thảnh thơi, vừa đi bộ, vừa viết, như một niềm yêu thích, như một thú vui tao nhã. Còn Mạc Ngôn, vừa viết, vừa canh chừng trước sau rình rập, giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây, căng thẳng, hồi hộp, một là đến bờ vinh quang, hai là tan xác…
Về sự dũng cảm này, khi đưa Mạc Ngôn và Murakami lên bàn cân giải Nobel, tôi nghĩ, chọn Mạc Ngôn là đúng.
Nhưng một nhà văn lớn của thời đại, một nhà văn xứng tầm Nobel, danh giá nhất hành tinh, theo tôi, phải là một nhà văn nhân loại. Nghĩa là, nhà văn đó phải thực sự vượt qua ranh giới quốc gia không chỉ theo nghĩa hẹp là sách được xuất bản khắp nơi, mà còn là theo nghĩa rộng: vượt qua những hiềm khích dân tộc, vượt qua sự hẹp hòi của “dân tộc chủ nghĩa”, nhất là ở một đất nước như Trung Quốc, dân tộc tính, chủ nghĩa đại Hán vốn là thâm căn cố đế. Thì Mạc Ngôn, chưa đạt đến mức nhân loại. Với Chiến hữu trùng phùng (Ma chiến hữu), viết về cuộc chiến tranh Trung – Việt năm 1979 mà Mạc Ngôn gọi là “cuộc chiến vệ quốc”, tuy bằng giọng văn ôn hòa, không đến nỗi hiếu chiến, nhưng rõ ràng Mạc Ngôn vẫn đứng trên lập trường nước mạnh, nước lớn “cả vú lấp miệng em”. Nếu muốn xứng tầm là một nhà văn Nobel, rõ ràng, Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi.
23/6/12- Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.
Nghe:
Nhạc sĩ Phạm Duy chụp tại một
ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007.Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.
Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.
Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.
Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.
Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.
Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.
Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..
Trường ca Con đường cái quan, một kiệt tác âm nhạc của Phạm Duy sáng tác năm 1954.
Để có được một động tác tạo hình trong nghệ thuật uốn dẻo (Contortion art), nhào lộn đẹp mắt trên sân khấu, các nghệ sỹ phải khổ luyện hàng năm trời trong phòng tập.
Ngay từ nhỏ, để thỏa mãn đam mê và mơ ước trở thành những ngôi sao uốn dẻo đích thức, các cô gái đã phải nhọc nhằn, uốn mình thực hiện động tác cực kỳ khó khăn theo sự hướng dẫn của giáo viên, HLV.
Và để có được sự thành công, sự khổ luyện đó thường xuyên được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi, nước mắt trên sàn tập…
02/5/12- Bùi Giáng điên. Cũng có điên. Nhưng ông sống vui. Cũng thật vui. Kể chuyện ông, người nghe có thể cười cợt hoặc thèm thuồng, tùy ý, nhưng chắc chắn một điều, người ta không dễ gì quên.
Thi sĩ Bùi Giáng
Những tư liệu trích từ tập sách “Bùi Giáng trong cõi người ta”, cuốn sách tập hợp các bài viết về “Đười ươi thi sĩ” của các nhà nghiên cứu, do dịch giả Đoàn Tử Huyến chủ biên, đã dựng lên một chân dung Bùi Giáng rõ ràng hơn so với những gì người ta đã biết về ông. 45 bài viết, cả chân dung và phê bình, ghi chép nhiều câu chuyện có thật về Bùi Giáng qua cảm nhận người viết, trong đó nhiều người đã tiếp xúc với ông. Đỗ Lai Thúy là cây bút miền Bắc hiếm hoi có bài viết được tập hợp trong sách, bên cạnh những cây bút miền Nam như Bùi Văn Nam Sơn, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thu Bồn, Thanh Tâm Tuyền…
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, họ hàng của Bùi Giáng, từng viết: “Viết đôi lời về Bùi Giáng không bằng đọc thơ Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giang thì thật vui mà thật khó vậy”. Đó là nhận định rất chính xác, đến nỗi về sau hầu như không ai nói về “Đười ươi thi sĩ” mà không trích dẫn câu nói này. Vậy nên, đọc bình về thơ Bùi Giáng thì cũng thích vừa vừa thôi, đọc chuyện kể Bùi Giáng hồi còn sống, còn rong chơi mới thật là thích.
Vậy sống như Bùi Giáng là thế nào? Khi nói về con người ông, nhiều người bảo ông điên. Điên thật. Ông từng vào nhà thương điên. Nhưng điên chỉ là hình thức thể hiện, sự phản chiếu ra ngoài của suy nghĩ trong ông về cuộc sống. Chính ông cũng đã phát biểu quan niệm về sự sống và cái chết, nhân bình một bài thơ của Huy Cận, bài “Chết”. Bùi Giáng viết: “Chúng ta dường như quên mất rằng mỗi người chỉ có một cuộc sống thật xinh, và cuộc sống đó rất có thể bị những thứ tai hại trong hồn ta làm cho méo mó đi… Tiếc sao! Tiếc sao! Một sự sống quá đơn sơ, chúng ta cứ đời đời quên bẵng”.
Cuộc sống, theo Bùi Giáng, “có thể đổi dạng theo lối tuyệt vô hy vọng, hoặc điên cuồng, hoặc rồ dại. Nhưng cuối cùng, phải nên dìu nó về thể thái thanh thản khiêm tòng”. Ông đã sống một cuộc đời có nhiều khoảnh khắc “thanh thản khiêm tòng”, ấn tượng vẫn lưu lại trong ký ức và những câu chuyện của người thân, bè bạn.
Bùi Giáng rất yêu Huy Cận. Khi Marilyn Monroe chết, ông cảm thán: “Phải chi bình sinh nàng có đọc thơ Huy Cận, ắt nàng chẳng phải nên giận phận gì mà vội ngang tàn tính mệnh như thế” [1]. Ông xin chép bài “Nhạc sầu” ra để tặng nàng:
Ai chết đó! Nhạc sầu chi lắm thế…
xong xuôi lại viết: “Nhưng cố nhiên, chép xong rồi thì nên xếp giấy lại, ra đường phố dạo một phen rong chơi… Chẳng nên đăm chiêu dằng dặc. Chẳng nên o bế cái chết”. Khóc than mỹ nhân cũng chỉ bấy nhiêu thôi. Sau cùng, vẫn là rong chơi. Bùi Giáng đến ngày tóc bạc hom hem vẫn ngày ngày lê la trên vỉa hè Sài Gòn. Cuộc sống với ông là thế. “Nên kiệt tận miên bạc bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng”, vì với ông, nếu không làm thế, thì cuộc sống cũng chẳng khác nào cái chết.
Thời ông đi học, hai bài thơ “Chết” và “Nhạc sầu” của Huy Cận đã gây “chấn động dị thường” trong tâm can. Ông bỏ học, chạy về quê chăn dê. Bao nhiêu thơ làm ra, âm thầm tặng hết cho chuồn chuồn châu chấu. “Làm thơ tặng chú bé con/ Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn”. Mấy năm chăn dê chính là khoảng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời của thi sĩ, là lúc ông thực sự có “tâm sự u uất”, muốn xa lánh cuộc đời, theo lời người em trai Bùi Công Luân.
Bùi Giáng có vẻ ngoài kỳ lạ, gặp rồi là khó có thể quên. Nhà báo Nguyễn Vạn Hồng kể lại: “Ông ăn mặc lôi thôi lếch thếch, bầy hầy hết chỗ nói”. Nhà thơ Thanh Thảo tả: “Bùi tiên sinh quẩy cái gì đó trên vai, trông nửa như Bồ Đề Đạt Ma, nửa như… bác hành khất”. Bùi Giáng lại có thời gian đi chăn dê ở Quảng Nam từ khoảng năm 1948, tổng cộng khoảng 3 năm, nhưng ông tự bịa là 15 năm, để tương đương với thời gian lưu lạc của nàng Kiều.
Những thông tin trên có thể khiến người đọc hình dung sai về gia cảnh của Bùi Giáng, vì nghe có vẻ… nghèo. Nhưng thực tế là ngược lại. Ông sinh ra trong một gia đình giàu có ở Quảng Nam, được coi là “một trang công tử”. Năm 1945, Bùi Giáng lấy vợ lần đầu ở tuổi 19, vợ là bà Phạm Thị Ninh xinh đẹp có tiếng, cũng con nhà giàu (nhưng bà sớm qua đời vào năm 1948). Đến khi ông đi chăn dê, cũng là tự bỏ tiền ra mua đàn dê 100 con chứ không phải chăn thuê. Chăn chơi vì yêu dê, không phải để bán hay để thịt vì nhà giàu không cần tiền, theo lời kể của người em rể là Phạm Văn Hòa.
Trong bài viết "Bùi Giáng trong đời tôi", tác giả Phạm Văn Nga, một nhà giáo, kể lại kỷ niệm hồi trẻ gặp gỡ nhà thơ như sau: Năm 1972 tại Sài Gòn, tác giả thấy Bùi Giáng mang một tập sách đến “chào hàng” tại hiệu sách nhưng bị chủ cửa hàng chối đây đẩy. Thấy trong tay ông có hai cuốn “Cõi người ta” và “Hoàng tử bé” của Saint Exupéry còn mới, lại do chính Bùi Giáng dịch, tác giả rụt rè đề nghị mua cho ông. Bùi Giáng chỉ bán nửa giá, bán xong xuôi còn hỏi: “Ê, sao mày không để tiền bao gái, mua sách làm gì?”. Phạm Văn Nga trả lời: “Dạ, tại con thích đọc”.
Thích chí, thi sĩ rủ cậu học trò đi uống rượu, xong còn tặng anh thêm 4 cuốn sách khác của ông, đề tặng như sau: “Kính tặng Ngài Văn Nga”. Ông giải thích: “Tao viết hoa chữ Ngài cho mày bằng Thượng đế vì những thằng mê sách đều xứng đáng là Thượng đế”.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng kể một câu chuyện về Bùi Giáng khi đã già. Có lần ông ra đường chơi, đi qua một đám cưới, thấy cô dâu xinh đẹp quá, liền xông vào đuổi theo khiến cô dâu sợ quá chạy té khói, làm loạn cả đám cưới của nhà người ta. Con cháu hay tin, đến lôi ông về. Ông về, nằm được mấy ngày, lại xúi người nhà mở cửa “để tao đi chơi”.
Thơ Bùi Giáng còn gây nhiều tranh cãi về độ hay dở, có những người không tiếc lời ca ngợi, nhưng cũng có những người cho là không ra gì. Nhưng hơn hết, Bùi Giáng không chỉ là thơ. Con người ông với cách sống, cách chơi, cách yêu kỳ lạ luôn khiến người ta cảm thấy thích thú khi nhắc tới. Chỉ qua thơ ông mà biết ông là điều không thể, và cũng không nên. Vì sẽ thiếu. Khi đã biết về ông, ít ai chưa một lần muốn sống như ông. Vui nhưng mà cũng khó.
[1] Bùi Giáng viết về Huy Cận trong “Đi vào cõi thơ”, trích trong cuốn “Bùi Giáng trong cõi người ta”, Trung tâm VHNN Đông Tây.
Nỗi lòng Tô Vũ (Bùi Giáng)
(Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú)
Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
*
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
*
Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
Bao lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình
*
Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng
*
Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
Gió cây rung trút lá mộng tan lìa
*
Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
*
Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi
*
Chiều đã xuống em đà no nê chắc
Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so
*
Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
Này em Hoa Cà (1) hỡi! chiếc nâu
*
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
*
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi (2)
*
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - Dê hỡi hiểu vì sao?
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
*
Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa?
Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa
*
Và giờ đây một lời thề đã thốt
Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
Cao lời ca bê hê em cùng thốt
Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
*
Và giờ đây hoàng hôn mờ trĩu nặng
Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
Rập ràng về bế hế rập ràng ca
----
(1) Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
(2) Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậỵ
Mai Thanh Hải 18/2/12 - Trong tuyển tập "Văn học dân tộc và miền núi" do Nhà Xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" được giới thiệu cùng 87 bài thơ của các tác giả khác. Tuy nhiên, những dòng giới thiệu về tác giả rất ngắn ngủi: "Dương Soái, dân tộc Kinh; tên khai sinh: Dương Văn Soái; sinh năm 1950; quê quán: tỉnh Hà Nam"...
Tôi lên biên giới phía Bắc tìm hiểu mới biết, tác giả của "Gửi em ở cuối sông Hồng" hiện đang là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.
Xin số điện thoại và gọi xin gặp, ông bỏ cuộc liên hoan, ngồi đợi tôi và rưng rưng kể lại những cảm xúc đã viết thành bài thơ, được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc cho bài hát cùng tên, vẫn nguyên giá trị đến hôm nay.
Vần thơ từ trong lửa
Năm 1979, ông mới tròn 29 tuổi đời và đang công tác tại Đài Phát thanh - truyền hình Hoàng Liên Sơn (khi đó chưa tách 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái), sau khi đã phục vụ thời gian dài trong ngành địa chất và làm thơ, cộng tác với nhiều đầu báo, được khá nhiều giải thưởng về thơ ở cả tỉnh và Trung ương.
Hồi tưởng lại thời điểm tháng 2-1979, ông kể: Hồi đó đúng dịp sau Tết, ông mới đi công tác cả tháng trời tại các xã của mấy huyện vùng cao Văn Chấn. Mù Căng Chải, Nghĩa Lộ...
Mới về đến cơ quan vài ngày và viết xong bài phản ánh về công tác chuẩn bị vào vụ lúa Đông xuân, thì sáng 17/2/1979, ông nhận được tin quân Trung Quốc tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới và ác liệt nhất là khu vực Lào Cai.
Cấp trên yêu cầu: "Phải có ngay bài phản ánh về tình hình" khiến lãnh đạo Đài cuống quýt tìm và rút cục phải gọi "cậu phóng viên trẻ, khoẻ, đi miền núi xa xôi - gian khổ nhiều hơn đi đường nhựa" lên động viên, giao nhiệm vụ "lên ngay biên giới".
Nhận lệnh, ông xách balô, đi nhờ xe bộ đội ngược lên Lào Cai. Buổi chiều 17/2 lên đường, tờ mờ sáng ngày 18/2/1979, ông đã có mặt tại huyện lỵ Cam Đường, Lào Cai (bấy giờ là Hoàng Liên Sơn).
Vừa chân ướt chân ráo, ông đã "dính đủ" trận pháo của đối phương và chứng kiến cảnh 1 chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ Trạm thu phát sóng của Đài Phát thanh bị thương nặng, máu loang đỏ cả nền đất, mấy giẻ xương sườn gãy vụn.
Hết trận pháo, ông đi bộ lên phía súng nổ và ngược dòng người sơ tán lên cây số 4. Ông cùng một số anh em bộ đội tìm ra tuyến trên và chứng kiến cảnh người dân gồng gánh tài sản, ngơ ngác - gào khóc tìm người thân con cái, trên mặt ai cũng biểu lộ sự ngỡ ngàng, không hiểu nổi những gì vừa mới và đang xảy ra ở mảnh đất họ đã "chôn nhau, cắt rốn"..
Đi đến khu vực Cty Dược thị xã Lào Cai, cách biên giới chừng 2 km, bộ đội ta ngăn lại, không cho ông đi tiếp dù có trình bày là phóng viên. Không thể quay lui, ông tìm đến Sở Chỉ huy Tiền phương (SCH) của mặt trận Hoàng Liên Sơn, lúc đó đang đóng tạm tại khu vực Cam Đường, thị xã Lào Cai để... xin vào vùng chiến sự.
Dẫu là "người nhà" nhưng ông vẫn không được phép vào khu vực chiến sự, chỉ được ở lại SCH lấy thông tin, viết bài. Cũng tại đây, ông đều đặn chuyển các tin bài về cho Đài tỉnh kịp thời phát sóng.
Loanh quanh ở SCH, cứ thấy bộ đội, dân quân từ mặt trận về tập trung, ông lại sán đến hỏi han, chi chép làm tư liệu viết bài.
"Kỷ niệm tôi không thể nào quên là gặp những chiến sĩ C117, Công an Vũ trang bảo vệ mục tiêu Thị uỷ rút về SCH thay quân!" - Nhà thơ Dương Soái nghẹn ngào: "Người ở tuyến dưới lên cứ tưởng đồng đội mình hy sinh hết. Khi gặp nhau cứ ôm nhau khóc, mặc cho máu từ các vết thương chảy ròng ròng!".
Các chiến sĩ Công an Vũ trang nói với ông: "Anh là Nhà báo, nói hộ với người thân của là chúng em vẫn sống và đang bảo vệ đất của mình!".
Những ngày ở SCH, nhà thơ Dương Soái đã chứng kiến cảnh các đơn vị bộ đội thay quân, đưa người bị thương về tuyến sau, đưa người còn khoẻ lên tuyến trước và các chiến sĩ tranh thủ gặp gỡ, nhắn nhủ ngay trước khi di chuyển.
Cũng chính ông thành người được bộ đội gửi gắm, nhắn nhủ nhiều nhất. Ai cũng nhờ ông gửi thư, đánh điện về báo tin cho gia đình: Người nhờ chuyển phong thư đã viết sẵn; người lại "bắt" ông ngồi đợi để xin mảnh giấy, cây bút ghi vài chữ về cho gia đình; có người quá vội, chỉ đưa ông mảnh giấy ghi địa chỉ người thân và nhờ "Anh cứ viết báo tin là em vẫn còn sống, vẫn chiến đấu!"; người nói sơ qua nội dung thư và nhờ ông... viết báo tin.
Rút cục, sau mấy ngày ở SCH, những lá thư bộ đội nhờ ông gửi hộ, được đựng đầy chặt chiếc túi 3 đồng, mậu dịch bán lúc bấy giờ.
Hôm rời Lào Cai về Yên Bái, trong lúc ngồi đợi tàu tại sân ga Phố Lu, ông mang thư của bộ đội ra sắp xếp lại: Thư đã có tem, địa chỉ cụ thể; chưa có tem; chưa có phong bì; chưa có nội dung...
Khi đã "phân loại" hàng trăm lá thư, ông ngỡ ngàng bởi hầu hết bộ đội ta đều quê ở các tỉnh nằm dọc theo bờ sông Hồng (Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam...) và đa số thư đều gửi cho vợ, người yêu ở những địa phương nằm dọc sông Hồng.
Ngỡ ngàng và liên hệ đến tình hình chiến sự đầu thắng 2/1979, cảm nhận cái giá rét - gió mùa Đông Bắc hiện tại, nhớ màu nước sông Hồng quanh năm đỏ rực phù sa và tháng 2 đúng mùa con nước... ông quặn lòng nhớ tới vợ con ở Duy Tiên, Hà Nam cũng chung tâm trạng như hàng vạn, hàng triệu người vợ - người mẹ - người yêu khác, đang mong ngóng, lo lắng tin của chồng, con, người yêu nơi biên giới...
Xúc động, Dương Soái ngồi bệt xuống sân ga Phố Lu viết bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" chỉ trong đúng 2 tiếng đồng hồ. "Vừa viết, nước mắt tôi vừa chảy ra giàn giụa!" - Ông đỏ hoe mắt và ngước mắt nhìn cây đào núi nở hồng rực ngoài cửa sổ.
Giữa đường hành quâ
Nhà thơ Dương Soái kể: Về thị xã Yên Bái, ông dành nửa ngày để ra bưu điện cây số 5 gửi điện, viết thư hộ lính và mua tem, phong bì "hoàn thiện" những lá thư chưa đủ "quy chuẩn". Hôm đó, thùng thư bưu điện cây số 5 đầy chật thư bộ đội do ông gửi và cô nhân viên bưu điện đã phải gom thêm bao tải..
Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng" của Dương Soái mãi thời gian sau mới được đăng tải bởi ông lại tất tả ngược lên biên giới phía Bắc làm nhiệm vụ của phóng viên chiến trường.
Ngay sau khi được gửi đi, bài thơ đã được in ở rất nhiều báo, tạp chí và các tuyển tập thơ văn khác và trở thành bài thơ... truyền thống với bộ đội ta lúc đó.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, bài thơ mới trở nên nổi tiếng sau khi được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc với cái tên "Gửi em ở cuối sông Hồng". Dương Soái cũng chỉ biết "đứa con tinh thần" của mình... thành danh khi nghe lời nhắn của 1 người bạn: "Bài thơ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát! Hay lắm!".
Vài năm sau, Dương Soái mới gặp Nhạc sĩ Thuận Yến tại nhà Giám đốc nhà máy Thủy điện Thác Bà, Yên Bái nhân dịp Nhạc sĩ lên công tác.
Nhà thơ rất xúc động khi được biết: Vừa lên đến Yên Bái, Nhạc sĩ Thuận Yến đã hỏi ngay địa chỉ của Dương Soái để tìm gặp cảm ơn và nói lời tri kỉ...
Mặc dù, Nhạc sĩ Thuận Yến đã không giữ nguyên một số câu chữ trong bài thơ của Dương Soái, nhưng vẫn giữ nguyên được hồn của bài thơ và thổi bùng vào trong đó sức sống mãnh liệt. Chẳng thế mà bài thơ - bài hát đó vẫn sống cho đến bây giờ.
Trong lời bình bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", tác giả Ngô Vĩnh Bình đã viết: "Tứ của bài thơ không có gì mới, nhưng lời thơ lại rất mới, rất thời sự và thật Việt Nam. Bài thơ cũng nói về nỗi nhớ của người ở đầu sông với người ở cuối sông nhưng là nỗi nhớ của người lính đang chiến đấu bảo vệ biên cương với người thương nơi quê nhà. Nỗi nhớ, niềm thương được biểu hiện bình dị, nhưng nỗi nhớ, niềm thương ấy cũng thật lãng mạn... Bài thơ đến với đông đảo bạn đọc không chỉ ở sự bình dị mà còn được chắp thêm cánh bởi giàu nhạc điệu và giàu chất dân ca".
Bài thơ hay ! Bài thơ yêu nước nào cũng hay ! Nhưng không nên đặt tiêu đề như thế này, trùng với tên của bài thơ thần trong lịch sử Việt Nam.
Có em bé ba năm không nói được
Nghe giặc thù bỗng nổi giận xung thiên
Vung roi sắt quất vào quân xâm lược
Ông cha ta dạy thế nào là Sơn Hà Xã Tắc
Dù một tấc giang sơn chẳng thể chia lìa (*)
Anh linh núi song đã sản sinh ra những bậc quần thoa
Quyết chém kình ngư đạp cơn sóng dữ
Ta còn đó những trang quốc sử
Một ngàn năm máu vẫn tươi dòng
Nay núi sông gặp buổi long đong
Sao chẳng để dân ta phản kháng
Tổ tiên ta sinh ra không có đảng
Đã hiên ngang nói Nam Quốc sơn hà
Mới làm nên những trận Bạch Đằng
Mới có Đống Đa
Mới dám cự đương với kẻ thù phương Bắc
Khắc vào cánh tay lời nguyền Sát Thát
Quyết hy sinh cho Tổ quốc trường tồn
Ta sinh ra hôm nay vang tiếng anh hùng
Sao miệng ta câm, sao mắt ta mù
Một ngàn năm chẳng hiểu được kẻ thù ?
Cứ vâng dạ những điều bốn tốt
Mười sáu chữ vàng ai đem trói buộc
Để ở đâu và để cho ai ?
Cớ sao ta cuối đầu sợ hải
Không dám kêu hai tiếng Hoàng sa, Trường sa
Ai bảo biển đảo ta không là Nam Quốc sơn hà ?
Ai nói trùng khơi không là máu thịt
Biển ta đó mà khi đi qua cúi mặt
Cá tôm kia không phải của ta sao ?
Con cháu rồng tiên muôn thuở tự hào
Nay ai bảo chúng ta im lặng
Biên cương ta ân sâu nghĩa nặng
Lời Phi Khanh còn đó ngàn thu (**)
Người quay lại lòng đau hơn cắt
Không lẽ ta im lặng để quên đi Bản-Dốc (***)
Ta phải cuối đầu để mất Nam-Quan
Hãy mở mắt nhìn Tân-Cương, Tây-Tạng, Nội-Mông
Cớ làm sao mà ra nông nổi
Đừng để công xưa mai này thành tội
Cháu con ta rồi biết sẽ về đâu?
Nhất quyết ta chẳng thể cúi đầu
Tổ quốc vinh quang phải trường tồn nguyên vẹn
Sống làm sao cho lòng không thẹn
Đừng để bị giúi đầu vào một trang đen
Tổ quốc ơi! Ta có thể ương hèn?
Xin hãy mở mắt hỡi ai vong quốc
Đừng để mai sau một trang quốc nhục
Hãy hét lên : Nam Quốc Sơn Hà!!
Người Quảng Nam N.C
Tháng 6-2011
---------------------------------------------------------------
(*): "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di ". (Lê Thánh Tông)
(**): Nguyễn Phi Khanh (1355?-1428) tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, đến đầu đời Hồ (khoảng năm 1401) đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, sinh khoảng năm 1355 tại Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Quốc Oai,trấn Sơn Nam Thượng. Tổ tiên xa đời của ông vốn ở xã Chi Ngại huyện Phượng Nhãn trấn Kinh Bắc.
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược nước ta. Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đưa về Kim Lăng. Các con của Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng, định cùng theo sang Kim Lăng để phụng dưỡng cha cho trọn chữ hiếu. Nhưng đến biên giới thì Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi hãy trở về tìm cách rửa thẹn cho nước, phục thù cho cha, như thế mới chính là đại hiếu. Nguyễn Trãi đã thực hiện xuất sắc lời dặn này của cha và đánh tan quân Minh.
(***): Thác Bản Giốc.
-------------------------------------------------------
Màu sắc là một phương diện của cái nhìn nghệ thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ . Những nghệ sĩ có phong cách thường có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng, làm nên nét dộc đáo của tác phẩm, của tác giả.
Bài viết này, sẽ tìm đến nghệ thuật sử dụng màu tím trong thơ ca của số nhà thơ quen thuộc của Việt Nam.
Về phương diện hội họa, màu tím là sự pha trộn và hợp thành của màu xanh và màu đỏ. Tím là màu sắc thiên về các khía cạnh của nội tâm, không thích phô trương, tìm đến những ngõ ngách riêng tư của con người, diễn đạt những khung trời nhớ nhung, xa vắng, lẫn khuất đâu đó là những hoài niệm, hoài cảm.
Màu tím của hoa sim, hoa mua, hoa bằng lăng, hoa lục bình, hoa xoan,hoa súng,…đã đi vào thơ ca với những sắc điệu riêng của tâm hồn, với nhiều cách nhìn phong phú, đa dạng, độc đáo. Không ít bài thơ, câu thơ đã nhờ màu tím mà tồn tại với thời gian.
Màu tím là một gam màu ít được các nhà thơ cổ điển Việt Nam dùng.
Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều sử dụng có một lần màu tía ( Muôn hồng nghìn tía đua tươi ), ông không dùng màu tím. Chinh phụ ngâm , “ tác phẩm do hương cống Đặng Trần Côn soạn, nhân đầu đời Cảnh Hưng việc binh đao nổidậy, người đi chinh thú phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra “ ( Phan Huy Chú-Lịch triều hiến chương loại chí ), với 408 câu, có màu xanh, màu trắng, màu vàng, màu hồng và chỉ một lần nói đến màu tía ( Trước gió xuân vàng tía sánh nhau ), lấy tích từ “ cành Diêu đóa Ngụy, hai giống hoa mẫu đơn quí một của họ Diêu màu vàng và một của họ Ngụy màu đỏ tía ( Những khúc ngâm chọn lọc, NXB ĐH và THCN, HN, 1987, trang 55 ). Màu tía là màu đỏ thắm. Tía, theo Đào Duy Anh, là “ sắc đỏ thắm “ ( Tự điển Truyện Kiều, trang 363 ). Đặng Trần Côn vẫn không đưa màu tím vào thơ.
Trong Truyện Kiều, với 3254 câu , Nguyễn Du chưa một lần dùng đến màu tím.
Những điểm nêu trên là điều khá lạ lùng về tư duy nghệ thuật của văn học trung đại, về phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. Trái lại, trong thơ hiện đại, nhiều nhà thơ sử dụng khá quen thuộc màu tím, thậm chí gắn liền tên tuổi của mình với sắc màu này.
Nguyễn Bính có nhiều bài thơ hay viết về Huế. Đó là những bài : Giời mưa ở Huế, Vài nét Huế, Xóm Ngự viên, Thu rơi từng cánh. Tập Mười hai bến nước, còn có số bài thơ viết vào lúc thi sĩ ở Huế, như Hoa với Rượu, Xuân tha hương, Lửa đò,…
Trong số đó, Màu tím Huế là bài thơ phản ánh nhiều cung bậc của Huế. Màu tím là màu có tính đặc trưng của Huế. Đây không phải là điều ngẫu nhiên. Huế vốn nằm gần với Trường Sơn. Về mặt tự nhiên, nói như Xuân Diệu, khi “ngày chưa dứt hẳn” thì bóng chiều đã bắt đầu buông xuống. Giao thoa giữa hai thứ ánh sáng ấy, màu đỏ của hoàng hôn và màu sẩm của buổi chiều, đã tạo nên sắc tím đặc biệt của xứ Huế. Không gian chiều của xứ Huế là không gian của màu tím, nó không giống với bất cứ nơi nào trên nước ta, vì thế, người Huế yêu màu tím. Màu tím đi vào văn chương nghệ thuật của xứ thần kinh là vậy. Nguyễn Bính là người nhận ra nét tím của Huế: Thôi thế là em cách biệt rồi Đường đi mỗi bước một xa xôi Tim tím rừng chiều tim tím núi Tim tím chiều hôm, tim tím mai…
Màu tím nhuộm núi rừng , nhuộm chiều hôm, nhuộm ban mai, nhuộm nhớ mong, nhuộm lên trang giấy tình thư, nhuộm lên nét thương đau của nhớ nhung, của cát bụi kiếp người.
Hai câu kết, vẫn màu tím ấy, cả rừng, cả núi, cả chiều hôm , tím một màu tím Huế rất Nguyễn Bính..
Hữu Loan nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim. Bài thơ đứng vững hơn nửa thế kỷ, trở thành một trong những bài thơ tình hay nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Màu tím hoa sim là tiếng lòng của anh Vệ quốc quân đối với cái chết của người vợ trẻ. Nguyên mẫu cuộc đời đã trở thành nhân vật nghệ thuật, thành thơ ca, thành âm nhạc. Có thể nói không ngoa rằng, nếu bài thơ ấy, tác giả không chọn gam màu chủ đạo là màu tím thì chắc gì đem lại sự rung cảm trong tâm hồn tác giả và người đọc.
Quả vậy, từ chỗ: Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím Áo nàng màu tím hoa sim…
Cho đến những chiều mưa trên chiến trường Đông Bắc, nơi ba người anh “ biết tin em gái mất, trước tin em lấy chồng” và “ đứa em nhỏ lớn lên, ngỡ ngàng nhìn ảnh chị “ , với “ gió sớm thu về gờn gợn nước sông “, với “ cỏ vàng chân mộ chí ”,… là bao nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của người chiến sĩ-thi sĩ : Chiều hành quân Qua những đồi sim Những đồi sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang biền biệt Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa…
Kiên Giang với bài thơ dài Hoa trắng thôi cài trên áo tím, 15 khổ, được nhiều người đọc yêu thích. Bài thơ kể về mối tình học trò. Ngày trước, ngôi trường người con trai theo học đối diện với ngôi giáo đường của người con gái thường đi lễ nhà thờ. Chuông nhạc đạo và chuông nhà trường hòa lẫn, khiến người con trai “làm thơ sầu mộng”, thầm muốn “ để nghe khe khẽ lời em nguyện-thơ thẩn chờ em trước thánh đường”: Mười năm trước , em còn đi học Áo tím điểm tô đời nữ sinh Hoa trắng cài duyên trên áo tím Em là cô gái tuổi băng trinh… Mỗi lần tan lễ hồi chuông đổ Hai bóng cùng đi một lối về E lệ, em cầu kinh nho nhỏ Thẹn thùng, anh đứng lại không đi…
Thế rồi , một ngày kia, em theo chồng :“ Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo, Tiễn nàng áo tím bước vu quy. Dầu vậy, người con trai của mười năm trước : “ Anh vẫn yêu em người áo tím, Nên tình thơ ủ kín trong lòng. Chiến tranh, loạn lac, tình thơ cũng nhạt màu, nhưng than ôi, cũng chiếc xe hoa ngày ấy: Ba năm sau chiếc xe hoa cũ Chở áo tím về trong áo quan Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt Khi anh ngồi kết vòng hoa tang…
Vòng hoa trắng lạnh đó gửi cho người con gái áo tím, với ân tình ngày cũ , dù đã phôi pha nhưng trắng trong, tinh khiết, đẹp như một bài thơ buồn.
Kiên Giang là bạn thơ của Nguyễn Binh trong những năm kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Trong nhiều bài thơ của ông, người đời nhớ và yêu nhất bài thơ dung dị này. Cũng màu tím ấy, vậy mà, với cái nhìn cá thể, một nhà thơ đã để lại trong gia tài văn chương dân tộc những bài thơ độc đáo, lưu giữ mãi với thời gian. Đó là Chế Lan Viên .
Cả tập Điêu tàn, màu sắc chủ đạo vẫn là màu trắng và màu đen. Điều này có lý do của nó về quan niệm thẩm mỹ. Sau Cách mạng tháng Tám, như nhà thơ đã nhiều lần phát biểu, ông đã đi từ “ chân trời một người đến với chân trời tất cả “, đi từ “ câu hỏi hư vô, thổi nghìn nến tắt ” để đến “ bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh “. Bên cạnh một Chế Lan Viên triết luận, bàn về những vấn đề nóng hổi của thời đại và dân tộc, còn là một Chế Lan Viên của đời thường, của tâm hồn dân dã, gắn chặt với máu thịt cuộc sống. Màu sắc trong thơ ông là một con đường riêng, riêng mà lại chẳng riêng chút nào, gây xúc động lòng người một cách sâu lắng. Chế Lan Viên hay nói đến màu tím, đó là màu hoa của Hồ Tây mà nhiều lần thi sĩ tìm đến. Trong bài Hoa súng tím, Chế Lan Viên viết: Từ lúc mê súng tím Mới hiểu hết sen hồng Càng biết yêu mùa hạ Dâng màu sắc song song…
Vẫn là cách so sánh của lòng yêu hoa, mê hoa. “ Mê súng tím “ tức là yêu một loài hoa bình dị, không kiêu sa, lặng lẽ nơi ao đầm quê ta. Tháng năm qua, loài hoa gắn với làng quê Việt ấy, trong một lần bừng thức, lòng hiểu thêm sen hồng, cũng một loài hoa thôn dã, “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “, hai thứ hoa có chung một tấm lòng, một trắng trong, dâng hiến cho đời. Chẳng thế mà nhà thơ mới viết: Dâng sắc màu song song một cách trang trọng, thâm tình. Yêu hoa để yêu đời, hiểu hoa để hiểu đời là vậy !
Cũng tên là Hoa súng tím, viết vào thời điểm của cơn đau thì lại thê thiết hơn. Bài thơ này in trong tập Hoa trên đá, NXB Văn học, 1884, trước lúc mất vài năm: Mỗi lần đau , anh lại đến Tây Hồ Chữa lành anh là hoa súng tím
Hồ đầy hoa , nhụy vàng hương kín, vậy mà, “ cả một mùa qua hoa nở chả ai hay,… ngoài chú vịt trời xao xuyến “ . Không sao, còn có nhà thơ yêu hoa, “suốt cả một ngày lưu luyến” bên hoa. Bài thơ như một tâm sự, như một giãi bày, muốn tìm tri âm, chia sẻ. Dường như là, vào những năm cuối đời, qua bao nỗi thăng trầm của thế sự, qua bao biến chuyển của cuộc đời, Chế Lan Viên nhận ra rằng, nhiều cái bình dị quanh ta, ta bỏ quên, như hoa súng tím khiêm nhường kia : Hoa súng tím An Giang, hoa súng trắng Tây Hồ Những cành hoa chưa ai làm thơ cả Tuổi 64, tôi mới biết màu hoa dân dã Biết hoa rồi, tôi đã sáu mươi tư .
( Hoa súng An Giang )
Một chỗ khác, trước khi mất hai năm, như để cho người đời sau hiểu thêm mình, hiểu thêm những nỗi niềm sâu kín, riêng tư của mình, cũng là sự mong đợi, gửi gắm, nhà thơ viết : Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc Chỉ lặng im sắc tím để mà đau Người ta chỉ biết màu sen anh đỏ rực Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu . ( Hoa súng , 1887 )
Xét đến cùng, cái màu tím kia trong những bài thơ ngắn của Chế Lan Viên là một góc khuất hết sức nhân văn, tìm về sự yên tĩnh của tâm hồn sau bao sóng gió của cuộc đời, cập đến bến bờ của thức ngộ. Dường như là, đằng sau của “ nỗi buồn hoa súng tím “ ấy, Chế Lan Viên muốn gửi gắm cho đời một thông điệp, rằng, bên cạnh một Chế Lan Viên chính luận, còn một mặt nữa của tháp Bayon, mặt ấy - nhà thơ đau đáu bao nỗi niềm, bao tâm sự, cả những điều chưa biết giãi bày cùng ai ! Có lúc cũng ngậm ngùi khôn xiết !
Cao Vũ Huy Miên có bài thơ Hoa tím ngày xưa, được Hữu Xuân phổ nhạc, nhiều ca sĩ hát và công chúng yêu thích. Đây là bài thơ tình nói về con đường của người bạn gái trong tuổi học trò thường đi về, làm nên cảm xúc thơ ca cho chàng trai: Con đường em về ban trưa Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ Tuổi em vừa tròn mười bảy Tóc em vừa chấm ngang vai.
Cũng con đường đó, em về mưa bay, em về thơm hương, tiếng dương cầm rơi nơi đâu , lặng lẽ. Và rồi, tuổi 17 của em qua đi, qua đi chẳng biết bao giờ, để rồi : Trường xưa chẳng còn học nữa… Con đường em về năm xưa Có biết hay chăng bây giờ Hoa tím thôi không còn nữa Chỉ còn ta đứng dưới mưa.
Bài thơ ngắn, dung dị, dễ thương của một thời vụng dại. Chắc là, hoa tím vẫn còn nơi con đường ngày cũ, chỉ có điều , con đường xưa ấy, người của một thời không qua nữa, nên “ hoa tím thôi không còn nữa, chỉ còn ta đứng dưới mưa“.
Nguyễn Sĩ Đại có bài thơ Mực tím viết theo thể thơ lục bát ,cũng là một bài thơ đáng yêu, viết cho tuổi học trò ở thời điểm sắp rời ghế nhà trường phổ thông: Bây giờ mực tím thôi vương Mùa thi đã vãn, sân trường vắng hiu Tiếng ve kêu sốt nắng chiều Cuốn lưu niệm cũ, chữ xiêu xiêu buồn…
Bây giờ mực tím thôi vương “ Bậu về xứ bậu”, lời thương không đành Bây giờ … Thôi xếp áo khăn Gửi hồn mực tím trên cành bằng lăng .
Bài thơ ngắn chỉ 8 câu, có hai lần nói đến “mực tím thôi vương” và ba lần nhấn mạnh đến “bây giờ”. Mỗi lần mỗi khác. Lần sau, mượn câu ca dao : “Rồi mùa tóoc rã, rơm khô/ Bậu về xứ bậu biết nơi mô mà tìm” để bày tỏ nỗi niềm nuối tiếc, bâng khuâng, Tuổi học trò thời nào mà không có những phút giây xao xuyến ấy !
Màu tím vương vương nơi nhiều bài thơ. Đoàn Phú Tứ có : Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát (Màu thời gian ), Anh Thơ, trong Chiều xuân, đã viết: Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời .Tố Hữu, với bài thơ Hoa tím, tặng Nguyễn Tuân, có câu: Thủy chung tình bạn chùm hoa tím. Hoàng Phủ Ngọc Tường với Dù năm dù tháng, được Nguyễn Công Dinh phổ nhạc với tên Cành phù dung cho em, có những câu: Anh ngắt cành phù dung trắng Tặng em niềm vui cầm tay Màu hoa như màu tia nắng Buổi chiều chợt tím không hay…
Phan Vũ trong Em ơi ! Hà Nội phố, Phú Quang phổ nhạc, là một Hà Nội của mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, của “chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua”, của những “con đường vắng, rì rào cơn mưa nhỏ”, của “tan lễ chiều, kinh cầu còn mãi ngân nga” và nữa: Ta còn em cô hàng hoa Gánh mùa thu qua cổng chợ Những chùm hoa tím Ngát mùa thu…
Hoàng Nhuận Cầm cũng có những câu thơ hay về mùa thu và hoa tím: Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi
Còn sót lại trên bàn bông cúc tím
Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi !
( Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến )
Hữu Thỉnh với Biển, nỗi nhớ và em , có câu thơ thật hay: Em đâu phải là chiều Mà nhuộm anh đến tím…
Ngô Văn Phú với Trời đã vào thu…, khi sông không đầy nước, khi mây làm khăn quàng qua vai núi , thì cũng là lúc: Đôi bờ lau lách đìu hiu tím
Gom buồn lên ngọn gió heo may…
Có thể kể ra nhiều bài thơ, câu thơ có chứa màu tím. Cái màu tím ấy đã đem lại cho thơ ca tiếng Việt một sắc thái riêng, một nẻo về riêng của tâm hồn với bao xao xuyến, bao tâm trạng nơi người đọc, góp phần làm nên những tác phẩm hay trong văn chương Việt Nam.