Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Special post. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Special post. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Cách duy nhất để Việt Nam tự bảo vệ

(TuanVietNam.net) Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình, và quan trọng hơn, phải quyết tâm và gấp rút đổi mới để xây dựng VN thành một quốc gia hùng mạnh.

Suốt từ đầu tháng 5, dư luận trong và ngoài nước dậy sóng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, người láng giềng "môi hở răng lạnh" của chúng ta, bất chấp luật pháp quốc tế, mang máy bay, tàu chiến xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Lòng yêu nước quật cường của người Việt Nam lại được thổi bùng lên, trên khắp năm châu bốn biển. Dù còn khác nhau về chính kiến nhưng tất cả người Việt, đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, hay ở nước ngoài, đều chung một ý chí: quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Ai ai cũng trăn trở: "Làm sao để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia?" Nhiều ý kiến cho rằng cách tốt nhất để tự bảo vệ là chúng ta phải tự mạnh lên về mọi mặt. Ý kiến đó thật xác đáng. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể tự bảo vệ mình.

Trong thế giới sức mạnh quân sự ngày càng được sử dụng nhiều hơn để thôn tính lãnh thổ hay áp đặt ý chí của nước này lên nước khác, thì không còn cách nào khác là nước nhỏ cũng phải mạnh. Là con cá nhỏ trong đại dương đầy rẫy cá to, muốn không bị cá to nuốt chửng thì cá nhỏ phải có nọc độc, rất độc để cá to phải nể sợ.

Chúng ta không thể trông chờ ai đó ra tay cứu giúp, nước nào đó "động binh" đến ứng cứu nếu xảy ra chiến sự. Nước nào cũng hành xử trên nguyên tắc quyền lợi quốc gia của họ. Nếu ai đến cứu chúng ta, thì chắc chắn chúng ta phải trả cái giá nào đó. Trong lịch sử Việt Nam, các thế lực phản dân cầu nước ngoài tới cứu, kết cục trở thành bù nhìn trong tay ngoại bang. Kể cả dựa vào một nước lớn, vẫn có nguy cơ khi nước lớn thay đổi ưu tiên lợi ích quốc gia, nước nhỏ có thể bị bán đứng.


Trên đảo An Bang - Trường Sa. Ảnh: Kiên Trung

Các định chế quốc tế, khu vực cũng không hỗ trợ chúng ta được nhiều. Vì những đại diện quốc gia ở các định chế đó, trước hết phải phục vụ lợi ích quốc gia của họ. Những gì đang diễn ra gần đây chứng tỏ điều đó. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần cung cấp thông tin trung thực để dư luận thế giới hiểu rõ bản chất hành động của Trung Quốc và ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta. Và không còn cách nào khác là tự lực, tự cường.

Trong cả hai cuộc chiến tranh trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý khắp năm châu, trên dưới một lòng, muôn người như một, với tinh thần "Tổ quốc trên hết", quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược giành độc lập, tự do.

Sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá, mấy triệu người Việt đã ngã xuống và đến hôm nay bom đạn vẫn còn rải rác ở nhiều nơi trên đất nước, nên người Việt chúng ta yêu quí hòa bình hơn ai hết. Nhưng chúng ta phải khỏe mới bảo vệ được hòa bình, giữ gìn được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta yếu, kẻ mạnh sẽ áp đặt ý chí của họ lên chúng ta và buộc chúng ta phải theo luật chơi của họ. Ngay bây giờ đây chúng ta đang cần hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề. Nhưng người láng giềng lớn hơn đã không cho chúng ta được yên.

Nhân dân Trung Quốc chắc chắn cũng không muốn chiến tranh. Trung Quốc đang xây dựng đất nước; chiến tranh không mang lại lợi ích gì cho họ. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc cũng đang phải đương đầu với nhiều vấn đề: bất bình xã hội vì bất bình đẳng do quá trình phát triển kinh tế gây ra, vấn đề dân tộc, vấn đề môi trường, vấn đề an sinh xã hội. Vùng nông thôn rộng lớn còn rất kém phát triển, thậm chí nhiều nơi lạc hậu. Đó là những quả bom nổ chậm ngay trong lòng Trung Quốc.

Bản thân nền kinh tế Trung Quốc cũng còn bấp bênh với các khoản nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương; sản phẩm của Trung Quốc ngày càng mất uy tín trên thị trường thế giới, và ngay ở Việt Nam. Trung Quốc cũng lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài. Chiến tranh chắc chắn sẽ gây ra làn sóng rút vốn của các doanh nghiệp FDI, mà ngay hiện nay đang có xu hướng rút khỏi Trung Quốc vì nhiều lý do.

Chúng ta cũng không nên quá sợ hãi đòn trừng phạt kinh tế nào đó của Trung Quốc. Đúng là nếu xảy ra chuyện đó, ta sẽ gặp một số khó khăn. Nhưng phía Trung Quốc cũng không phải không thiệt hại. Họ cũng cần thị trường để bán hàng, nhất là số hàng rẻ tiền chất lượng kém mà họ đã tạo ra. Họ cũng có lợi ích từ các dự án của họ ở Việt Nam. Chúng ta vẫn còn nguồn lực chưa khai thác hết, hoặc chưa sử dụng hiệu quả. Ví dụ nguồn kiều hối hàng chục tỉ đô la mỗi năm, nguồn tài chính dưới nhiều dạng còn đọng trong dân có thể còn lớn hơn nguồn kiều hối, và nếu chúng ta chấm dứt việc sử dụng lãng phí các nguồn lực thì chúng ta thừa sức bù lại những thiếu hụt do một đòn kinh tế nào đó gây ra.

Hơn nữa, với truyền thống yêu nước sâu đậm, người dân Việt Nam, mà phần lớn đã trải qua chiến tranh, đã chịu đựng gian khổ, hy sinh to lớn, sẵn sàng thắt lưng buộc bụng một lần nữa để xây dựng đất nước vững mạnh, miễn là của cải chung không rơi vào túi bọn tham nhũng.

Cách hành xử của Trung Quốc lần này càng làm cho người Việt Nam hiểu rõ hơn bản chất của họ. Những lời lẽ hoa mỹ, ru ngủ xưa nay được họ dùng để mô tả mối quan hệ láng giềng giữa hai nước đã bị xổ toẹt khi họ ngang nhiên đặt dàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa của Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận.

Họ đã "thăm dò" Việt Nam từ lâu

Tại sao họ chọn thời điểm này? Họ cho rằng thế giới đang bận rộn về nhiều vấn đề lớn ở các khu vực, dư luận quốc tế sẽ không chú ý việc họ làm.

Họ đã nghiên cứu và hiểu chúng ta rất rõ. Họ cho rằng chúng ta đang yếu, không chỉ vì kinh tế đang gặp khó khăn chồng chất, không chỉ vì họ có số máy bay, tàu chiến nhiều hơn ta. Mà chính họ đã thấy những vết rạn trong xã hội của ta.

Hành động của họ lần này là kết quả của một quá trình thăm dò từ lâu, qua những lần "tàu lạ" đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam, leo thang thành các vụ bắn cháy tàu cá, bắt ngư dân của ta trong lãnh hải của Việt Nam... Họ tưởng rằng ta đã nhiều lần "một điều nhịn mong chín điều lành" thì lần này cũng sẽ như vậy. Và cứ như thế họ lấn dần, gặm nhấm lãnh thổ và lãnh hải của ta. Nếu ta không cương quyết đáp trả thì sẽ mãi mãi phải chịu chấp nhận sự ngang ngược ngày càng tăng của họ.

Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam không mới, và sẽ còn diễn ra dài dài, chừng nào Việt Nam chưa đủ mạnh để chặn đứng bàn tay của họ và thu hồi những thước đất, nước đã mất. Vì vậy chúng ta phải kiên trì và dứt khoát đòi Trung Quốc chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc này không thể khoan nhượng.

Đây cũng là lúc nhìn lại dân mình. Qua biến cố này, ta càng thấy rõ: Dân là gốc. Trước nguy cơ chủ quyền quốc gia bị đe dọa, dân ta, thuộc đủ thành phần, tầng lớp, lứa tuổi hừng hực tinh thần yêu nước, "Quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ" bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Đó là nguồn sức mạnh cốt lõi, vô tận và không thế lực nào có thể đánh bại của dân tộc ta trong bất kỳ thời đại nào.

Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, người Việt Nam lại gạt bỏ những khác biệt, bất đồng, trên dưới một lòng, đoàn kết thành một khối chống trả quyết liệt kẻ xâm lược, giành thắng lợi cuối cùng. Tuyệt đối không có kẽ hở nào, có vết rạn nứt nào để kẻ thù khai thác. Những thế lực nhăm nhe thôn tính Việt Nam bằng cách này, hay cách khác hãy nhớ lấy bài học đó!

Cũng trong cơn nguy biến, người Việt Nam rất bình tĩnh, sáng suốt và đưa ra được những quyết sách mạnh bạo, những thay đổi, cải cách dũng cảm, sâu rộng mang tính đột phá mà trong điều kiện yên bình, thuận lợi không có được.

Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, và quan trọng hơn, phải quyết tâm và gấp rút đổi mới để xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng mạnh, mà sức mạnh đó trước hết phải là sức mạnh tổng hợp của một dân tộc gắn kết, muôn người như một, trên dưới đồng lòng, gạt bỏ lợi ích cá nhân, hy sinh vì nghĩa lớn. VN có pháp lý, có chính nghĩa tạo nên sức mạnh đấu tranh và cùng với đó là xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự.

Xuân Thành (Cán bộ hưu trí, quận Bắc Từ Liêm, HN)
0

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Tàu Trung Quốc ngang ngược đâm tàu Việt Nam

Ngoài video clip được Bộ Ngoại giao Việt Nam và Cảnh sát biển công bố vào chiều 7.5, những hình ảnh mới nhất cho thấy các tàu Trung Quốc cực kỳ ngang ngược đâm vào tàu VN, làm hư hỏng một số tàu Cảnh sát biển.

0

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Mộc miên: Xối xả niềm thương nhớ


12/3/12-Hoa mộc miên (hay hoa gạo) bắt nguồn từ lời ước nguyện của trái tim trinh nữ khi người yêu đi xa mãi không về.Ngày ngày cô gái đã leo lên ngọn cây nêu, để ngóng, để đợi. Người yêu nàng bị giữ lại thiên đình làm Thần Mưa .

Rồi nàng xin Ngọc Hoàng biến cây nêu thành loài cây có rễ bám sâu, ngọn cao để nàng có thể nhìn thấy người yêu, dải vải đỏ chàng buộc cổ tay nàng trước lúc đi xa, nàng xin biến thành bông hoa đỏ để người yêu có thể nhận ra nàng.

Thoả nguyện, nàng gieo mình từ trên cao xuống.

Thời thơ ấu, tôi vẫn thường hay thắc mắc, vì sao cây hoa gạo thường đứng một mình? Chẳng bao giờ thấy hai cây hoa gạo đứng gần nhau.

Mộc miên có màu đỏ xối xả - xối xả nỗi niềm thương nhớ... Chàng trai trong truyền thuyết xưa có nhìn màu hoa - sợi dây đỏ trên cổ tay cô gái để tìm được lối về?

Hoa mộc miên/ hoa gạo

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Cô đơn như chim lạc bầy

Hoa mộc miên/ hoa gạo

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Đỏ rực ngay cả trong một ngày mưa

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Hoa gạo bên những khung cửa sổ nhà tập thể

Hoa mộc miên/ hoa gạo
... rớt xuống mái hiên

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Chờ đợi.....

Hoa mộc miên/ hoa gạo

Hoa mộc miên/ hoa gạo

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Xối xả nỗi niềm thương nhớ

Hoa mộc miên/ hoa gạo
Một bức tranh


Bài hát Hoa Mộc Miên
Theo Kienthuc.net.vn
0

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Ấn Độ và Việt Nam: Ở giữa Trung Quốc và Mỹ


Vào tuần này, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Manmohan Singh. Kết quả chính của chuyến thăm là việc ký kết hiệp định hợp tác thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.

Thỏa thuận của Việt Nam và Ấn Độ liên quan tới khu vực thềm lục địa tiếp giáp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trường Sa, được Trung Quốc đặt tên Nam Sa, là một trong những lãnh thổ mà Trung Quốc tranh chấp quyền sở hữu với các nước láng giềng. Xung khắc về lãnh thổ cản trở triển vọng phát triển kinh tế của khu vực giàu tài nguyên biển, trực tiếp gây trở ngại cho tự do hàng hải trong vùng. Vụ việc đáng ghi nhớ đã xảy ra vào cuối năm 2011, khi tàu Ấn Độ thăm Việt Nam buộc phải rời khỏi Biển Đông trước sự đe dọa tấn công của Hải quân Trung Quốc, - chuyên gia Boris Volkhonsky, Viện Nghiên cứu chiến lược Nga nhớ lại.

“Thực tế, vấn đề không giới hạn trong quan hệ song phương của Trung Quốc với từng quốc gia sở hữu hải phận ở Biển Đông hoặc thậm chí quan hệ cùng lúc với tất cả các nước này. Trong những năm gần đây, Biển Đông trở thành vũ đài địa chính trị lớn, lôi kéo cả các quốc gia ở xa khu vực. “Sự mở mang chiến lược” mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố cuối năm 2011 có nghĩa Mỹ sẽ không đứng ngoài các tranh chấp lãnh thổ vốn không liên quan đến họ.”

Trong luồng chính sách mang đặc thù kiềm chế Bắc Kinh, Mỹ tìm cách đặt cược vào tất cả những quốc gia tồn tại bất đồng với Trung Quốc. Đó là lý do trong những năm gần đây, họ chủ động gần gũi với Việt Nam, quốc gia mà họ ra sức đối đầu vũ lực trong những năm 60 - 70 của thế kỷ trước và gây nên nhiều tổn thất to lớn ở đây.


Hoa Kỳ cũng dành cho Ấn Độ một vị trí đặc biệt trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, như những kinh nghiệm trước đây đã chỉ ra, Hoa Kỳ hoàn toàn coi thường lợi ích các nước khác khi ràng buộc họ vào chính sách của mình. Chẳng hạn khi Washington gây áp lực với Delhi, đòi Ấn Độ ủng hộ chế độ trừng phạt Iran. Nhập khẩu dầu mỏ Iran giảm, ảnh hưởng không chỉ bản thân Iran mà tác động tiêu cực tới cả Ấn Độ, dẫn đến tăng giá nhiên liệu và giá hàng tiêu dùng. Ông Boris Volkhonsky tiếp tục nhận xét:

“Trong bối cảnh này, việc tìm kiếm một "phương hướng thứ ba" thật cần thiết. Đó là hợp tác giữa các quốc gia có lợi ích không liên quan đến cuộc đối đầu địa chính trị của hai nhà khổng lồ Mỹ và Trung Quốc. Và sự hợp tác Ấn Độ-Việt Nam chính là thí dụ điển hình mà các nước khác có thể noi theo. Quan trọng đó phải là sự hợp tác cùng có lợi, không nhằm chống lại các nước thứ ba.”

Những năm gần đây, dường như ít ai còn để ý tới Phong trào Không liên kết, từng đóng vai trò nổi bật trên vũ đài chính trị thế giới thời kỳ "chiến tranh lạnh". Phải chăng đã tới lúc giai đoạn lịch sử mới đòi hỏi sự khôi phục một cơ chế tương tự.

Nguồn: Tiếng nói nước Nga


Phát hành DVD "Biển đảo quê hương 3"

(VOH) - Hãng phim Trẻ, Nhà văn hóa Thanh niên và Báo Tuổi trẻ phối hợp thực hiện, phát hành DVD “Biển đảo quê hương 3” gây quỹ "Góp đá xây Trường Sa" bắt đầu từ hôm nay 21/11.

Chương trình nhằm kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

DVD “Biển đảo quê hương 3” được thực hiện với nhiều ca khúc, những bài thơ viết về Trường Sa và biển đảo với sự tham gia tình nguyện của gần 400 văn nghệ sĩ và 3.000 cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, lực lượng vũ trang, đoàn viên, công nhân, học sinh, cán bộ công chức… Đặc biệt có sự giao lưu của nhiều vị lãnh đạo Thành ủy, UBND, các Sở, ban ngành và cán bộ Đoàn - Hội.

Hãng phim Trẻ và các đơn vị trong Ban tổ chức sẽ phát hành 7.000 đĩa DVD trong hệ thống trên toàn quốc, trong đó, 1.000 đĩa DVD được gửi tặng các chiến sĩ tại các vùng biên giới, hải đảo nhân dịp đón xuân 2014; 6.000 đĩa còn lại sẽ được bán để ủng hộ chương trình "Góp đá xây Trường Sa".


Ca sĩ Nhật Tinh Anh cùng 600 TNXP hát và thu hình cho DVD "Biển đảo quê hương 3" - Ảnh: TTO.

VOH
1

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Viettel muốn sản xuất cả tên lửa

TTXVN cho biết định hướng sản phẩm của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ, phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược... Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.


Máy bay không người lái hạng nhẹ VT Patrol. (Nguồn: Viettel)

Các nhà nghiên cứu đang hoàn tất các công đoạn để cuối năm 2013 đưa máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam. (1)

Những chiếc máy bay không người lái quân sự của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ đáp ứng các nhiệm vụ quân sự và hoạt động phù hợp địa hình, thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.

Đại tá Đỗ Văn Lập - Giám đốc Trung tâm Khí cụ bay - hào hứng kể với phóng viên Vietnam+ về những chiếc máy bay không người lái đầu tiên - cũng là bước đi đầu tiên để đơn vị này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ xứng tầm với cái tên “khí cụ bay” của nó.

Theo lời ông Lập, trung tâm được giao nhiệm vụ từ tháng 11.2011 thì đến tháng 12.2012, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Thậm chí, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù.

Chỉ tay vào chiếc máy bay không người lái hạng nhẹ VT-Patrol đặt ở Trung tâm Khí cụ bay, đại tá Lập giới thiệu: “Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu bài bản, từ cấu hình khí động, kết cấu đến hệ thống điều khiển. Ngay đến màu máy bay cũng phải chọn lựa kỹ càng để phù hợp với nhu cầu tác chiến trong quân sự”.

Quá trình thử nghiệm cũng đã giúp các chuyên viên nghiên cứu của Viettel rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện sản phẩm. Tiêu biểu, họ đã xác định và tiến hành khắc phục hiện tượng đóng băng ở một số bộ phận trong máy bay khi bay ở nhiệt độ dưới 15 độ C, độ ẩm trên 90%...

Ngoài ra, vật liệu của máy bay cũng được họ nghiên cứu, chế tạo bằng vật liệu composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ.

Thực tế cho thấy, máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m.


Hình ảnh trinh sát quang – hồng ngoại thu được từ VT Patrol. (Nguồn: Viettel)

Đã thành công bước đầu, thế nhưng mục tiêu của “người Viettel” không dừng lại ở đó.

Định hướng sản phẩm của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ, phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược... Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.

Bởi thế, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm Khí cụ bay đã xác định phải làm chủ công nghệ lõi như chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin... luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị này có thể bảo đảm an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp chúng ta nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài.

Vẫn theo lời “cơ trưởng” của Trung tâm Khí cụ bay, vấn đề cơ bản phát triển của hệ thống điều khiển là thiết kế phần cứng, phần mềm (định vị, dẫn đường theo chương trình, kiểm soát trạng thái hoạt động của máy bay, kiểm soát được quá trình bay). Những vấn đề này, ''người Viettel'' cũng đã và đang làm chủ.

Hiện nay, đội ngũ các cán bộ nghiên cứu của Viettel vẫn đang hoàn tất một số công đoạn để cuối năm 2013 sẽ chính thức cho ra mắt sản phẩm máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam. Song song quá trình nghiên cứu sản xuất, đơn vị này cũng làm việc với một số đơn vị trong quân đội để triển khai vận hành thử nghiệm trong thực tế trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.

Theo TTXVN

(1): Vào mỗi cuối năm, Quân đội Việt Nam hay tổ chức tập trận qui mô lớn. Liệu lần này có UAV của Viettel tham gia?
1

Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"

Bài viết của GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, đăng trên BBC.

Phản ứng cứu trợ nhanh chóng của Hoa Kỳ trước sự tàn phá của cơn bão Haiyan ở Philippines là kết quả của sự tập luyện nhuần nhuyễn về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai của quân đội Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ bắt đầu chú trọng tới cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai sau Chiến tranh Lạnh khi hai hoạt động này nằm trong số các vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia nhấn mạnh tới.

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.

Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái độ của chính quyền Myanmar.

Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.

Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và các hoạt động tương hỗ.

Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay một dạng quan hệ nào khác.

Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.
Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.

"Ba không"

Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.

Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.

Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.

Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc phòng.

Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.



Khả năng ứng phó trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.

Hoa Kỳ cũng thúc đẩy hợp tác và hoạt động tương hỗ trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ ở cả Việt Nam và Philippines.

Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.

Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.

Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.

Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.

Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.

Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.

Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.

Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.
5

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Việt Nam - Ấn Độ tăng hợp tác dầu khí, quốc phòng

Việt Nam và Ấn Độ vừa ký kết nhiều hiệp ước trong đó có thỏa thuận tăng cường hợp tác dò tìm và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Nhật báo Người Việt dẫn nguồn Hindustan Times cho hay.


Bắc Kinh luôn ngang ngược tuyên bố 80% Biển Đông như “ao nhà” của mình bất chấp sự phẫn nộ của các nước khác trong khu vực. Việc Việt Nam và Ấn Độ ký kết hợp tác như vậy sẽ khó tránh khỏi sự khó chịu thêm và phản ứng từ phương bắc.

Các thỏa hiệp tăng cường hợp tác dò tìm và khai thác dầu khí Biển Đông Ấn Độ – Việt Nam được ký kết hôm Thứ Hai 20/11/2013 sau cuộc hội đàm quan hệ nhiều mặt giữa thủ tướng Manmohan Singh và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN về các vấn đề khu vực và những phương cách nâng cao mối quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ năm 2007.

“Cả Ấn Độ và Việt Nam nằm ở khu vực có tiềm năng lớn lao nhưng cũng có rất nhiều thử thách. Chúng tôi cùng có chủ đích hợp tác với các nước khác trong khu vực để có một Á châu ổn định hòa bình và thịnh vượng. Vì vậy, chúng tôi xây dựng mối quan hệ toàn diện với một lịch trình rộng rãi về hợp tác song phương và khu vực”. Bản thông cáo báo chí phổ biến sau cuộc hội đàm nói như vậy.

Theo hãng tin Ấn PTI, Việt nam cho công ty dầu khí ONGC Videsh Limited dò tìm và khai thác thêm một lô nữa trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Không thấy tin tức cho biết lô đó nằm ở đâu, có dính vào cái “Lưỡi Bò” hay không. Bắc Kinh sẽ nhảy dựng lên nếu chuyện này xảy ra.

Chỉ thấy tin cho biết Bản Ghi Nhớ giữa Tập Đoàn Dầu Khí quốc doanh Việt Nam và công ty ONGC Videsh Limited (OVL) nói hai bên hợp tác dò tìm, phát triển và sản xuất tài nguyên dầu khí ở hai nước với các đầu tư mới của OVL tại một số lô tại Việt Nam. Tập đoàn Petro Vietnam cũng được mới tham dự các lô đấu thầu công khai ở Ấn và ở các nước thứ ba.

Nhưng theo tin báo Hindustan Times, Việt Nam nhượng cho Ấn dò tìm dầu khí tại 7 lô trên Biển Đông. OVL đã ký hợp đồng sản xuất dầu với Petro Việt Nam tại lô 6.1 mà sản xuất thương mại bắt đầu từ năm nay. Công ty OVL đã từng được cấp phép dò tìm tại các lô 127 và 128 từ năm 2006 nhưng họ đã từ bỏ lô 127 vì không tìm thấy gì. Còn lô 128 thì cũng dự tính bỏ cuộc khi hết thời hạn dò tìm vào năm tới với lý do “kỹ thuật và thương mại” không có lợi.

Các lô 127 và 128 có cái “Lưỡi Bò” vắt chéo qua nên Bắc Kinh từng lên tiếng đe dọa trả đủa. Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh từng bắn tiếng hồi thúc Ấn Độ “tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Trung quốc và và ngừng dò tìm dầu khí” trên Biển Đông.


Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố chống đơn phương dò tìm và phát triển dầu khí trên các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông nhưng lại không chịu đàm phán tranh chấp đa phương mà chỉ muốn điều đình tay đôi để dễ dùng thế nước lớn chèn ép.

Dù bị Bắc Kinh đe dọa, Hà Nội có lần đã tuyên bố Ấn Độ có quyền theo đuổi dò tìm và phát triển dầu khí ở những lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

Tuần trước, nhân chuyến thăm viếng Việt Nam của tổng thống Nga Vladimir Putin, Petro Vietnam đã ký một số hợp đồng hợp tác với một số đối tác Nga, trong đó có bản ghi nhớ về việc công ty Nga Rosneft tham gia lô 15-1/05 thềm lục địa Việt Nam.

Hợp tác quốc phòng

Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và Bộ trưởng Quốc phòng RK Mathur đã đồng ý tăng cường hợp tác trong xây dựng năng lực chiến đấu, các dự án chung và đào tạo.

Ấn Độ đã đồng ý đào tạo 500 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam và sẽ chuyển giao bốn tàu hải quân theo hạn mức tín dụng 100 triệu USD.

Thủ tướng Singh nhấn mạnh: "Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng, an ninh và nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa. Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc hiện đại hóa, đào tạo quốc phòng và lực lượng an ninh."

Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo gọi hợp tác quốc phòng là một "trụ cột quan trọng" của đối tác chiến lược và nhất trí gia tăng đối thoại quốc phòng, đào tạo và diễn tập, cho tàu chiến cập cảng , xây dựng năng lực và trao đổi các vấn đề chiến lược.

Về khinh tế, biên bản ghi nhớ chính thức hóa quyết định của Việt Nam trao cho công ty Tata Power một dự án nhiệt điện trị giá 1,8 tỷ USD và một thỏa thuận hàng không có thể dẫn tới việc thành lập các đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia.
2

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

YJ-91: “Lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.

Tên lửa Kh-31P được bắn đi từ máy bay chiến đấu Su-30MK.
Tên lửa Kh-31P được bắn đi từ máy bay chiến đấu Su-30MK.

Gần đây, 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc đã tập trận “Cơ động số 5” tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lực lượng hải quân Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) thả neo, tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng Trung-Nhật đang chạy đua sức mạnh phòng thủ qua các cuộc tập trận lớn. Đáng chú ý, Nhật Bản đóng mới 2 tàu khu trục Aegis thì Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa “tiêu diệt” tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.


Một trong các tàu khu trục Nhật Bản trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

“Tạo thế cờ vây” Trung Quốc

Đài Truyền hình CNN của Mỹ nhận định, khu vực Tây Thái Bình Dương đang diễn ra thế đối kháng quân sự. Trước đây, Nhật Bản và quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản lo ngại nhất chính là các loại tên lửa dẫn đường và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây Mỹ liên tục thử nghiệm thành công các loại tên lửa chống tên lửa, chính điều này đã giúp Mỹ, Nhật tăng thêm niềm tin “đối chọi” với Trung Quốc

Hãng tin Reuters nhận định, Mỹ tăng cường cung cấp hỗ trợ hệ thống chiến đấu Aegis cho tàu chiến ở hải quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã đạt được hợp đồng trị giá 1 tỉ USD để nâng cấp hệ thống Aegis, sẽ thiết kế nghiên cứu một loại tàu chiến Aegis thế hệ mới.


Nhật Bản đã được trang bị tên lửa đánh chặn "siêu hạng" SM-3 trên tàu chiến.

Tạp chí quân sự của Nga cho biết, ngoài Nhật Bản, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp hệ thống Aegis cho Hàn Quốc và Ấn Độ, hòng “tạo thế cờ vây” Trung Quốc trên biển. Gần đây, hải quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đóng tàu khu trục Aegis cỡ trung có lượng dãn nước 5.600 tấn.

Đối mặt với “thế cờ vây Aegis” của Mỹ như vậy, Trung Quốc sẽ có biện pháp như thế nào? Con át chủ bài đó chính là các loại tên lửa chống radar mới, có thể tiêu diệt radar AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis.

Trung Quốc làm thế nào để khắc chế Aegis?

Tháng 12.1997, một lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 - đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 quả Kh-31P từ Nga.
Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sản xuất Kh-31P của Nga để chế tạo loại tên lửa này với định danh YJ-91 trong giai đoạn 2003-2004.

Trung Quốc chính thức giới thiệu tên lửa chống radar YJ-91 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010. Tên lửa chống radar kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của không quân Trung Quốc.


Trung Quốc mua một số lượng lớn tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để sao chép công nghệ tạo ra mẫu YJ-91.

Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến. Truyền thông Nga nhận định, “điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của tàu chiến Nhật Bản đang phải đối mặt với “lưỡi hái tử thần”.

Tên lửa của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang hình thành thế đối kháng. Trong khi Mỹ liên tục nâng cấp hệ thống Aegis thì Trung Quốc cũng không ngừng cải tiến YJ-91. Giới chức nước ngoài nhận định, tên lửa chống radar YJ-91 là khắc tinh của hệ thống chiến đấu Aegis.

YJ-91 dài 4,7m, trọng lượng 0,6 tấn, đường kính thân 360mm, trọng lượng phần chiến đấu nặng 90kg.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định, YJ-91 về khả năng sát thương và tốc độ bay thì cao hơn hẳn so với tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM của Mỹ. Đặc biệt, tầm phóng của tên lửa YJ-91 vượt 150km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.

Tuy vậy, nhược điểm của YJ-91 đó là vấn đề trọng lượng. Trọng lượng đạn quá nặng, do vậy cần loại máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ chống radar, trong khi đó trọng lượng tên lửa AGM-88 của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng của YJ-91.


Cường kích JH-7 không quân - Hải quân Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa chống radar YJ-91.

Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc, đặc biệt là các loại tên lửa chống radar, trong đó phải kể đến tên lửa PL-16.

Tên lửa PL-16 với trọng lượng phóng chỉ khoảng 360kg, tầm phóng khoảng 80km (xa hơn 30km so với tên lửa AGM-88 của Mỹ), tốc độ tối đa 2.280km/h, sử dụng tấn công các radar phòng không, có thể trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10, J-8, J-7…

Ngoài ra, còn có tên lửa chống bức xạ LD-10, với đường kính khoảng 203mm, trọng lượng 20kg, tầm bắn khoảng 70km. Tên lửa này thích hợp trang bị cho nhiều loại máy bay hiện nay của Trung Quốc.

Theo Kiến Thức
0

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Video: “Voi sắt” Lữ đoàn 203 xung trận tiêu diệt căn cứ địch

(QĐND Online - 17/11/2013) – Đột kích nhanh, hỏa lực mạnh, tự bảo vệ tốt là ưu điểm vốn có của xe tăng. Khi nhìn vào những chiếc xe tăng đồ sộ được phủ bạt nằm hiền từ trong nhà xe thì ít ai hình dung được sự dũng mãnh của nó khi tham chiến.


Mời độc giả xem xe tăng của Lữ đoàn 203 dũng mãnh xung trận, phối hợp với các lực lượng tiêu diệt đối phương.



Nguồn Video: Báo Quân đội Nhân dân
0

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Ấn Độ có thể bán tên lửa đối đất Pragati cho Việt Nam

Trích dẫn các nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, hãng tin INN của nước này tiết lộ rằng, cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ có thể cung cấp hệ thống tên lửa chiến thuật Pragati (một biến thể xuất khẩu của tên lửa Prahaar) cho Việt Nam.

Tên lửa chiến thuật Pragati
Tên lửa chiến thuật Pragati

"Tên lửa chiến thuật Pragati có tầm bắn từ 60 - 170km và có thể được cung cấp cho Việt Nam" - theo các nguồn tin thân cận của DRDO. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có thể là một đối tác tiềm năng khác quan tâm đến tên lửa của Ấn Độ. Tuy nhiên, INN đã loại trừ khả năng này, bởi Seoul đang sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật MGM-140 (viết tắt là ATacMS) của Mỹ.

Được biết, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã ra mắt tên lửa chiến thuật mới Pragati tại cuộc Triển lãm công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ quốc tế Seoul International Aerospace and Defence (Seoul ADEX 2013) ở Hàn Quốc. Trong đó, DRDO tuyên bố rằng, họ đã được chính phủ phê duyệt cho phép xuất khẩu loại tên lửa chiến thuật này cho những bạn bè thân thiết, nếu như họ quan tâm tới Pragati.

Loại tên lửa mới này có thân dài 7,4 m và đường kính 0,42 m, mang đầu đạn thường nặng 200kg. Pragati sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống ống phóng tự động (MLS). Cùng một lúc Pragati có thể phóng từ 2-6 quả tên lửa tùy theo thiết kế. Tốc độ phóng các tên lửa chỉ cách nhau 5 giây.

Tên lửa Pragati sử dụng kết hợp lực đẩy véc-tơ và kiểm soát khí động học để ổn định trong quá trình phóng lên và quỹ đạo bay để đạt được bán kính lệch mục tiêu nhỏ hơn 20 mét. Pragati được dẫn đường bằng sự kết hợp giữa hệ thống định vị quán tính Gyro Laser Ring (RLG) và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Hệ thống Pragati được triển khai nhanh chóng với khả năng bắn hàng loạt rocket nhờ vào hệ thống điều khiển gồm một lệnh tác chiến và 4 nút điều khiển qua cáp quang và liên kết không dây LOS. Hệ thống tên lửa được gắn với loại xe có khả năng di động cao HMV với 6, 4 hoặc 3 trục, tùy thuộc vào trọng lượng và số lượng ống phóng sử dụng tương ứng.

Ngoài ra hệ thống ống phóng còn được kết cấu hệ thống khớp trục và điện cơ tự động cho phép nó ổn định triển khai hoạt động nhanh chóng. Nó có khả năng triển khai trong chế độ độc lập hoặc chế độ tập trung.

Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu Pragati - chính phủ đã cho phép cung cấp tên lửa này đến các quốc gia thân thiện. Theo tuyên bố của phó giám đốc DRDO, công ty Ấn Độ Tata đã phối hợp phát triển Pragati cho quân đội nước này. Pragati có thể được coi là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Prahaar, báo Times of India cho hay.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/inn-an-do-co-the-ban-ten-lua-pragati-cho-viet-nam-2358960/
1