Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018
LHQ : Tổng thống Philippines cần được kiểm tra tâm thần
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014
Hàng vạn người dân mittinh phản đối Trung Quốc trên 5 tỉnh thành 11-5-2014
Người dân TP. Hồ Chí Minh mittinh phản đối Trung Quốc tại góc đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu lúc 9 giờ sáng ngày 11-5-2014.
TP.HCM, HÀ NỘI: những đoàn người càng đi càng nối dài
Khoảng 7g30 sáng nay, hàng ngàn người dân TP.HCM đã tập trung ở Nhà hát TP.HCM để phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam.
Nhân dân Thủ đô Hà Nội tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại Vườn hoa tượng đài Lê Nin trước cửa Đại sứ quán TQ tại đường Hoàng Diệu Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng
Nhân dân Thủ đô Hà Nội tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại Vườn hoa tượng đài Lê Nin trước cửa Đại sứ quán TQ tại đường Hoàng Diệu Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng
Nhân dân Thủ đô Hà Nội tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại Vườn hoa tượng đài Lê Nin trước cửa Đại sứ quán TQ tại đường Hoàng Diệu Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng
Xem thêm ảnh:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/606847/nguoi-dan-tp-hcm-%C2%A0ha-noi-%C2%A0hue-da-nang-mittinh-phan-doi-trung-quoc.html#ad-image-10
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140511/nguoi-dan-tuan-hanh-phan-doi-trung-quoc-xam-pham-chu-quyen-cua-viet-nam.aspx
http://xuandienhannom.blogspot.co.uk/2014/05/tuong-thuat-truc-tiep-tu-ha-noi-bieu.html
Tại các quán cà phê dọc đường Phạm Ngọc Thạch, Hai Bà Trưng và quanh hồ Con Rùa những người dân biết được thông tin có tuần hành phản đối Trung Quốc đã có mặt từ rất sớm.
Đúng 8g15, đoàn tuần hành đã đi từ nhà hát TP, dọc đường Đồng Khởi, đến nhà thờ Đức Bà, qua phía Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM trên đường Hai Bà Trưng. Đoàn càng đi càng đông, càng dài. Nhiều người dân đã dắt xe máy đi bộ theo đoàn.
Đến khoảng 9g, đoàn tuần hành chia làm hai nhánh. Một nhánh tiếp tục đi về phía hồ Con Rùa, một nhánh đi về hướng đường Đinh Tiên Hoàng.
Vào khoảng 9g40, cả hai đoàn đã nhập lại thành một ở trước Nhà hát TP.HCM.
Những băng rôn, biểu ngữ và những tiếng hô vang dội gây xúc động lòng người: Việt Nam, Việt Nam hòa bình, Phản đối hành động trái phép, ngang ngược của Trung Quốc.
Cuộc tuần hành diễn ra trong không khí ôn hòa, trật tự với lượng người tham gia mỗi lúc mỗi đông hơn: từ người lớn tuổi đến những em bé, từ sinh viên học sinh đến công nhân, nhân sĩ trí thức…
Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã sử dụng ấn phẩm Tuổi Trẻ in tặng bạn đọc trong sáng nay để bày tỏ ý kiến phản đối Trung Quốc.
Vào 10g, trước cửa Nhà hát TP.HCM đông nghẹt với hàng ngàn người cầm biểu ngữ trên tay hô to Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa.
Trước cửa Nhà hát TP.HCM, những biểu ngữ cỡ lớn được giăng lên. Người dân đồng thanh hát Quốc ca và tiếp tục hô Viêt Nam, Việt Nam.
Một nhóm đã tách ra đi theo hướng Lê Lợi tiếp tục buổi tuần hành.
* Tại Hà Nội, sáng ngày 11- 5, tại công viên Lê Nin (Hà Nội) hàng nghìn người dân đã mang theo cờ, khẩu hiệu, băng rôn phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 ở khu vực đặt quyền kinh tế của Việt Nam
Ghi nhận đến 10g sáng cùng ngày tình hình mittinh luôn trong trạng thái ôn hòa và không có hành động quá khích
* Huế - Đà Nẵng: nhân sĩ, trí thức tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc
Sáng 11-5, đông đảo nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ Huế đã tập hợp tại công viên Tứ Tượng ven bờ sông Hương của Huế, mittinh ôn hòa phản đối hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Có rất nhiều băng rôn, biểu ngữ lên án hành động ngang ngược, trái phép của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đề nghị kiện Trung Quốc ra Toà án Quốc tế…
Thay mặt nhóm mittinh, PGS, TS Bửu Nam đọc bản tuyên bố của các nhân sĩ trí thức. Bản tuyên bố nêu những điều sau:
Điều 1: Cực lực lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm trắng trợn hải phận của Việt Nam, trước dư luận quốc tế và trước quốc dân đồng bào.
Điều 2: Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD981 ra khỏi hải phận của Việt Nam.
Điều 3: Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi thuộc về Tổ quốc thiêng liêng Việt Nam”.
Nhóm mittinh ôn hoà ngay sau các tuyên bố và kêu gọi chia sẻ tại công viên Tứ tượng, đã tuần hành trên đường Lê Lợi của Huế trước sự chứng kiến, hưởng ứng của đông dảo người dân thành phố.
Đoàn vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu lên án, đả đảo hành động ngang ngược của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan HD981 đặt trái phép trên vùng biển của Tổ quốc Việt Nam.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát biểu: “Năm 1946, Bác Hồ nói rằng: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ. Tinh thần đó và tình hình đó lại lặp lại lúc này đối với Tổ quốc chúng ta. Vì vậy chúng tôi, một số anh em trí thức, văn nghệ sĩ ở Huế bày tỏ thái độ và hành động. Chúng tôi tin rằng, nhân dân TP Huế sẽ chia sẻ và ủng hộ thái độ của chúng tôi. Thái độ của chúng tôi là: Trường Sa Hoàng Sa mãi mãi là của VN. Đả đảo thái độ hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông, lên án và yêu cầu rút ngay giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của VN !”.
* Tại Đà Nẵng: Sáng 11-5, từ sáng sớm, rất đông người dân Đà Nẵng đã tập trung trước tượng đài 2/9 (TP Đà Nẵng) để phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam.
Sau khi thắp hương cho các anh hùng liệt sĩ tại tượng đài 2/9, hàng chục người đã xuống đường hô vang khẩu hiệu: Phản đổi Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc rút ngay giàn khoan khỏi Việt Nam…
Cùng với đó, nhiều người còn mang theo các khẩu hiệu phản đối hành vi sai trái của Trung Quốc.
Đoàn người mittinh di chuyển từ tượng đài 2/9 trên đường Bạch Đằng đến trước UBND TP Đà Nẵng.
Quảng Nam: Ngư dân mittinh phản đối Trung Quốc
Sáng 11-5, gần 600 ngư dân thuộc bốn xã ven biển Bình Dương, Bình Minh, Bình Nam, Bình Hải (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã tập trung tại trụ sở UBND xã Bình Minh, mít tinh phản đối hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Chương trình do nghiệp đoàn nghề cá của bốn xã phối hợp tổ chức.
Tập trung tại trụ sở UBND xã Bình Minh từ sáng sớm, nhiều ngư dân đã bày tỏ bức xúc khi được xem những hình ảnh, clip chiếu lại với hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của nước ta.
Tại buổi mittinh, ông Hồ Thanh Hưởng, chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Minh, thay mặt cho hàng trăm ngư dân ven biển Quảng Nam, dõng dạc đọc to những yêu cầu của ngư dân: “Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã gây bức xúc cho người dân Việt Nam. Chúng tôi là những ngư dân, kịch liệt phản đối hành động vi phạm của Trung Quốc. Đề nghị phía Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi khu vực lãnh hải Việt Nam, dừng ngay hành động khiêu khích gây cản trở ngư trường làm ăn của ngư dân.
Tại buổi mittinh, nhiều ngư dân đã giương cao những tấm băng rôn, khẩu hiệu có những dòng chữ: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; Trung Quốc không được cản trở ngư dân Việt Nam đánh bắt cá; Việt Nam quyết giữ vững chủ quyền biển đảo; Mọi sự chịu đựng của Việt Nam là có giới hạn…”
Dòng người xếp hàng ngay ngắn đi quanh các tuyến đường ở xã Bình Minh, giơ cao băng rôn, khẩu hiệu, miệng hô to những câu phản đối Trung Quốc.
Ông Nguyễn Tấn Hải (47 tuổi, ngư dân thôn Hà Bình, xã Bình Minh, thuyền viên tàu Đna- 91 067), quả quyết: “Chúng tôi sẽ bám sát ngư trường Hoàng Sa, tiếp tục khai thác, đánh bắt hải sản và bảo vệ ngư trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, quyết tâm không lùi bước trước sự gây hấn, ngang ngược của Trung Quốc”.
Trước đó, ngày 10-5, 15 tàu thuyền cùng với hơn 100 ngư dân huyện Núi Thành đã xuất quân ra khơi, quyết tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
PHẠM VŨ - H. ĐIỆP -Q.THẾ - V.ĐỒNG - THÁI LỘC - NGỌC HIỂN - ĐOÀN CƯỜNG - LÊ TRUNG
Trên báo chí quốc tế:
Looming Street Protests a Test for Vietnam
Popular anger towards China a test for Vietnam (+video)
Vietnam Allows Anti-China Protest Over Oil Rig
Theo AP thì đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở Việt Nam sau sự cố tàu thăm dò của Việt Nam bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi năm 2011. Khi đó, chính quyền Việt Nam cho phép biểu tình trong một vài tuần nhưng sau đó đã dùng biện pháp trấn áp khi các cuộc tập hợp này chĩa mùi dùi vào phía chính quyền.
Theo miêu tả của AP thì trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 11/5 có diễn giả đứng trên xe cảnh sát lên án hành động của Trung Quốc, đài truyền hình nhà nước có mặt tại chỗ ghi lại diễn biến và có những người tung khẩu hiệu ghi: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân."
Tàu Trung Quốc ngang ngược đâm tàu Việt Nam
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
Đổi dầu lấy hợp tác quân sự
Bản đồ các lô dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa. Việt Nam cho Ấn đặc quyền dò tìm và phát triển một số lô mà không phải qua đấu thầu. (Hình: Internet)
Báo Hindu ở New Delhi cho hay, Việt Nam tặng (offer) cho Ấn Độ 7 lô để thăm dò dầu khí mà không phải qua đấu thầu. Điểm đặc biệt là các lô này không nằm ở các khu vực Việt Nam đang phải tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung quốc trên Biển Đông.
Trong số các lô đó, không kể một lô Việt Nam được Uzbekistan (tiểu quốc trung Á nằm phía bắc Afghanistan) cấp phép dò tìm và phát triển nay cho Ấn Độ hợp tác, 5 lô nằm ở phía nam và các lô còn lại nằm ở vịnh Bắc phần.
“OVL dự tính nghiên cứu các dữ kiện (tiềm năng dầu khí) của các lô đó và có quyền chọn một hay một số, hoặc lấy hết hay không lấy lô nào”. Báo Hindu dựa vào nguồn cung cấp tin của họ để nói như vậy.
Theo nguồn tin này, OVL có đặc quyền 3 tháng để thẩm định các lô 17, 41 và 43. Rồi trong trường hợp nhìn thấy khả năng lợi ích thương mại thì cho Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Việt Nam (PVN) đề nghị hợp đồng phân chia quyền lợi. Đồng thời OVL cũng có đặc quyền như thế đối với các lô 10 & 11-1 và 102 & 106/10.
Lô 17 nằm ở phía nam Vũng Tàu. Lô 41 ở tây nam Rạch Giá, lô 43 ở phía tây Cà Mau. Lô 10&11-1 ở bồn trũng Nam Côn Sơn trong khi lô 102&106/100 ở phía đông Hải Phòng.
Việt Nam từng để công ty OVL, công ty con của tập đoàn dầu khí quốc doanh Ấn ONGC (Oil and Natural Gas Corps) , dò tìm và khai thác hai lô 127 và 128 thuộc khu vực Bồn trũng Phú Khánh ngoài khơi miền Trung Việt Nam bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh vì có cái “Lưỡi Bò” vắt dọc qua. Tuy nhiên, OVL đã bỏ lô 127 vì không thấy mạch dầu khí khả thi và cũng dự trù bỏ lô 128 vào năm tới khi hết hạn đặc quyền, cũng với lý do tương tự.
Hiện OVL đang nắm giữ 45% cổ phần tại lô 6.1 (bồn trũng Nam Côn Sơn), chia lợi tức sản xuất của mỏ khí đốt ước lượng 2.1 tỉ mét khối mà hiện nay họ đã đầu tư vào đây $415 triệu.
Khi thấy báo chí loan tin có thỏa hiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ về hợp tác dầu khí trên Biển Đông nhân chuyến thăm viếng của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, hôm Thứ Năm 21/11/2013, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đưa ra các phản ứng dè dặt chứ không có gì đe dọa mạnh bạo như những lần phản ứng trước.
“Quan điểm của Trung quốc về vấn đề Biển Đông (họ gọi là biển Hoa Nam) là rõ rệt và không thay đổi.” Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trả lời một câu hỏi trong buổi họp báo, “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan làm thêm những điều dẫn đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Cho phép dò tìm và khai thác mà không phải qua thủ tục đấu thầu quốc tế là một đặc ân không phải dễ xảy ra nếu không có gì đổi lại cho Hà Nội. Hôm Thứ Tư 20/11/2013, báo chí Ấn Độ cho hay nước này cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam $100 triệu để nâng khả năng hiện đại hóa quân đội.
“Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp cho Việt Nam hiện đại hóa và huấn luyện các lực lượng quân đội và an ninh, kể cả việc cấp tín dụng $100 triệu USD để mua sắm trang bị quốc phòng”. Thủ tướng Manmohan Singh loan báo nhân chuyến thăm viếng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tin về việc hai nước thảo luận khoản tín dụng $100 triệu để mua 4 tàu tuần cao tốc (do một công ty Ấn đóng) đã có từ năm 2010 nhưng đến nay mới chính thức ngã ngũ. Ngoài chuyện bán trả góp cho Việt Nam 4 tàu tuần, Ấn Độ còn thỏa thuận huấn luyện cho Việt Nam khoảng 500 sĩ quan, chuyên viên hải quân và phi công khu trục.
Theo báo chí quốc tế, phía Việt Nam muốn được Ấn Độ cho tham gia vào chương trình phát triển hỏa tiễn siêu thanh Brahmos mà quốc gia này đang phát triển chung với Nga. Đây là loại hỏa tiễn có các phiên bản trang bị trên cả tàu chiến, tàu ngầm và máy bay khu trục mà Hà Nội rất muốn vì nó uy lực hơn hỏa tiễn 3M-54E tốc độ cận âm của Nga chế tạo được trang bị cho tàu chiến, tàu ngầm của Việt Nam. Tuy nhiên không thấy có nguồn tin nào có chi tiết nhiều hơn đối với chuyện này.
Ngoài chuyện dành cho Ấn Độ ưu đãi đặc biệt về dầu khí, Hà Nội cũng để cho công ty Tata của Ấn Độ xây dựng một nhà máy nhiệt điện 1,200MW dự tính tại Long Phú (Sóc Trăng). Tata từng gặp nhiều khó khăn trong dự án thành lập một nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh suốt từ năm 2008 đến nay hiện vẫn còn bị “treo”. (TN)
Theo Người Việt
Xuất khẩu Su-35 cho TQ sẽ là thảm họa cho cả Nga, Biển Đông, Hoa Đông
Máy bay chiến đấu Su-35 tại triển lãm hàng không (ảnh tư liệu) |
Ngày 21 tháng 11, tác giả Harry Kazianis, chủ biên tạp chí "Lợi ích quốc gia" có bài viết cho rằng, Nga xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc có rủi ro rất rõ ràng, dù sao trong thị trường vũ khí trang bị tương lai, cạnh tranh lẫn nhau về khoa học công nghệ với nước này hoàn toàn không phải là việc tốt, hơn nữa lợi ích của Nga và Trung Quốc sẽ không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau như vậy.
Bài viết cho rằng, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc khiến cho người ta tương đối đau đầu. Trước hết, hai nước ký kết hiệp định tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là điều có thể lý giải, cách làm này rõ ràng phù hợp lợi ích quốc gia của hai nước. Trung Quốc cần nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó Nga muốn xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
Đối với Trung Quốc, đó chính là nhập khẩu dầu mỏ, họ muốn “thoát khỏi” nguy cợ bị các nước khác phong tỏa các eo biển hẹp – nơi mà dầu khí nhập khẩu được vận chuyển đi qua và trở về Trung Quốc. Nhập khẩu dầu mỏ của Nga rõ ràng là một sự lựa chọn tốt; trong khi đó, đối với Nga, hiện nay họ buộc phải xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên cho nước ngoài.
Nhưng, bài báo dẫn tờ "Want Daily" Đài Loan cho rằng, việc Nga xuất khẩu trang bị quân sự tiên tiến nhất cho Trung Quốc (hiện nay, hai nước vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan hoàn toàn không có ý nghĩa gì, ít nhất không có nhiều ý nghĩa đối với Nga).
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Ông Kazianis nhiều lần cho rằng, Nga có rất nhiều lý do từ chối xuất khẩu cho Trung Quốc, cho dù là một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Mọi người đều biết, Nga từng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1992, chính phủ Trung Quốc đã chi 1 tỷ USD đặt mua máy bay chiến đấu Su-27 của Nga, khi đó là máy bay trình độ tiên tiến, sau đó lại mua thêm 200 chiếc, trong đó phần lớn máy bay chiến đấu được lắp ráp ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi lô khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được bàn giao, thỏa thuận sản xuất bị hủy bỏ. Moscow lên án Bắc Kinh sao chép máy bay chiến đấu Su-27, đặt tên nó là J-11 hoặc J-11B. Được biết, Trung Quốc ít nhất cũng đã sao chép một loại máy bay chiến đấu khác, đó là Su-33, và đặt tên nó là máy bay chiến đấu J-15, hiện đang cho bay thử trên tàu sân bay Liêu Ninh và sắp được định hình sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận những cáo buộc này. Năm 2010, truyền thông Mỹ từng có bài viết cho rằng, Trung Quốc cho biết những máy bay chiến đấu này hoàn toàn không phải là sản phẩm sao chép. Theo bài báo: "Họ không thể nói J-11B chỉ là sản phẩm sao chép. Giống như tất cả điện thoại di động nhìn qua đều rất giống, nhưng phát triển công nghệ rất nhanh. Mặc dù nó nhìn rất giống, nhưng tất cả bên trong không thể hoàn toàn giống nhau".
Máy bay chiến đấu J-11, J-11B được cho là sao chép trái phép Su-27 Nga |
Theo bài viết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tự tin khi đăng đàn giải thích rằng: "Quy luật phát triển quân sự thế giới là khách quan, nguyên lý của rất nhiều vũ khí trang bị là tương đồng, một số phương pháp chỉ huy và bảo đảm cũng tương tự.
Vì vậy, chỉ thông qua so sánh đơn giản mà cho rằng “Sơn Trại” Trung Quốc đã sao chép công nghệ tàu sân bay của nước ngoài, quan điểm này nếu không phải là sự tấn công có chủ ý, thì ít nhất không phải là chuyên nghiệp".
Kazianis cho rằng, hiện nay việc mua bán vũ khí mà Trung-Nga đang đàm phán rất giống giao dịch máy bay chiến đấu Su-27 trước đây. Theo tờ "Want Daily" Đài Loan, "là một phần của hợp đồng, Trung Quốc hy vọng Nga có thể cam kết xây dựng một trung tâm sửa chữa ở Trung Quốc", hơn nữa, "chuyên gia Trung Quốc muốn được cố vấn Nga đào tạo, có năng lực bảo trì và sửa chữa máy bay chiến đấu Su-35".
Ông chỉ ra, trên thực tế, điều này buộc Nga phải cung cấp rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng cho Trung Quốc, trong khi đó, các biện pháp đề phòng tái diễn sự kiện Su-27 của Trung Quốc lại rất ít. Tuy giao dịch này sẽ đem lại lượng tiêu thụ to lớn cho công nghiệp quân sự Nga, nhưng xét đến lợi ích lâu dài, cộng với quan hệ Nga-Trung trong lịch sử hoàn toàn không phải là mẫu hình của hòa bình và thịnh vượng, Moscow có thể cần cân nhắc, tính toán kỹ về giao dịch này.
Đối với Trung Quốc, nhìn từ nhiều yếu tố, loại giao dịch này rất hấp dẫn. Kazianis chỉ ra, Trung Quốc từ trước đến nay lạc hậu trên phương diện sản xuất động cơ máy bay chiến đấu, cho dù chỉ cần tháo dời sản phẩm quân sự mới của Nga thì Trung Quốc cũng có thể “thu lợi”.
Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sao chép Su-33 Nga |
Về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đang được dư luận quan tâm, Mỹ là nước duy nhất triển khai máy bay thế hệ thứ năm hiện nay, hơn nữa còn xảy ra các loại sự cố. Ông còn cho biết, đối với Bắc Kinh, để hoàn thiện máy bay chiến đấu tàng hình, sở hữu một loạt máy bay chiến đấu truyền thống hơn có giá trị lớn hơn.
Hơn nữa, xét đến hành trình của máy bay chiến đấu Su-35 tương đối xa, nhìn vào một khoảng thời gian rất dài, loại máy bay chiến đấu này "sẽ phát huy vai trò quan trọng trong tuần tra lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông.
Trên thực tế, nhìn vào các cuộc thảo luận có liên quan đến tư tưởng "tác chiến trên không-trên biển" phát động tấn công chiều sâu (tung thâm) của Trung Quốc, về lâu dài, nhập khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến hoàn toàn không phải là một khoản đầu không đáng đối với Bắc Kinh.
Đối với Nga, rủi ro của giao dịch máy bay chiến đấu giữa Trung-Nga là rõ ràng. Cạnh tranh khoa học công nghệ với nước này trên thị tường vũ khí trang bị nhiều lợi nhuận tuyệt đối không phải là một việc tốt. Kazianis cho rằng, mặc dù khoản giao dịch này hiện xem ra có thể có lợi, nhưng trong tương lai bất lợi trong cạnh tranh với rất nhiều hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ là một thảm họa.
Trung Quốc "phản bội" thì Nga làm thế nào?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Báo Nhật chia rẽ giao dịch Su-35 Trung-Nga: Trung Quốc quay giáo tấn công thì làm thế nào".
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Su-35 Nga |
Bài viết dẫn mạng rusnews ngày 19 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Dubai, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ Nga (Rostech) Sergei Chemezov cho biết, năm nay sẽ không ký kết hợp đồng máy bay chiến đấu Su-35 với Trung Quốc.
Nguồn tin từ Nga tiết lộ, hợp đồng có liên quan có thể ký kết vào năm 2014, thời gian bàn giao là cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Được biết, trọng điểm đàm phán là Trung Quốc đưa thêm các yêu cầu mới, muốn mua máy bay chiến đấu Su-35 phù hợp với quy định của họ, chứ không phải mua phên bản chế tao cho Không quân Nga.
Đối với việc Nga chuẩn bị bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, tờ tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 19 có bài viết cho rằng: "Xét đến Trung Quốc ăn cắp công nghệ quốc phòng Nga trong lịch sử, cách làm đến nay của Moscow khiến người ta rất khó lý giải, bởi vì hiện nay Nga lấy trang bị tốt nhất để bán cho Trung Quốc".
Nhìn lại quá khứ, bài báo cho rằng, lần trước Nga bán rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Trung Quốc từng đạt thỏa thuận với Nga nhập khẩu rất nhiều máy bay Su-27 (lên tới 200 chiếc), nhưng do họ đã sao chép Su-27, đặt tên là J-11, J-11B, bị Nga chỉ trích, nên Trung Quốc đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 |
Bài viết cho rằng, đến nay, thỏa thuận bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc (đang đàm phán) rất giống với thỏa thuận bán máy bay Su-27 trước đây. Trên thực tế, về cơ bản, do không có biện pháp ngăn chặn tái hiện "sự kiện sao chép Su-27", Nga sẽ “cho không” Trung Quốc rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng.
Đối với Bắc Kinh, máy bay chiến đấu Su-35 có thể lượn lờ lâu hơn ở các khu vực tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng, Nga sẽ mất rất nhiều hợp đồng do đối mặt với hàng sao chép giá rẻ Trung Quốc trong tương lai.
Bài viết cho rằng: "Lợi ích của Nga-Trung có thể không phải lúc nào cũng thống nhất, nếu có một ngày Nga buộc phải ứng phó vói công nghệ quân sự từng bán cho Bắc Kinh thì đây sẽ là một việc đáng tiếc".
Thông tin tư liệu về Su-35
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay chiến đấu Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay Su-27, có thân lớn hơn một chút so với Su-27, có tính cơ động tốt hơn. Ngoài sự thay đổi về ngoại hình, Su-35 thiết bị điện tử hàng không hiện dại mới và hệ thống điều khiển tiên tiến hơn. Đây là một trong những khác biệt quan trọng nhất của máy bay Su-35 so với Su-27.
Trung Quốc còn gặp khó khăn trong chế tạo động cơ hàng không. Trong hình là động cơ WS-10 Thái Hành do Trung Quốc tự sản xuất. |
Su-35 dù khá giống với Su-27 về ngoại hình, nhưng lại khác hoàn toàn về năng lực tác chiến. Máy bay chiến đấu Su-35 còn được cho là máy bay thế hệ thứ tư, gần đạt tới trình độ máy bay thế hệ thứ năm, được các chuyên gia gọi là thế hệ 4++.
Máy bay chiến đấu Su-35 có ưu thế tương đối lớn trước các máy bay cùng lớp, ưu thế hơn máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu và Rafale Pháp, F-15, F-16 và F-18 Mỹ về tính năng kỹ chiến thuật, có thể đối phó thuận lợi với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ như F-35 và F-22A.
Được biết, Trung Quốc và Nga đã đạt được "thỏa thuận khung" về mua bán vũ khí trang bị quan trọng, trong đó Nga sẽ chế tạo 4 tàu ngầm tiên tiến AIP lớp Lada cho Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc sẽ mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mua trang bị kỹ thuật quân sự quan trọng của Nga sau 10 năm "cách biệt".
Cũng liên quan đến mua bán vũ khí trang bị Trung-Nga, tuần san "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 13 tháng 11 cho rằng, Nga và Trung Quốc đang tiến hành "chơi cờ" xung quanh máy bay chiến đấu đa năng mới nhất Su-35, hai bên đang tiến hành đàm phán kỹ thuật, tạm thời chưa đạt được thỏa thuận về điều kiện cung ứng máy bay.
Theo bài báo, Trung Quốc đã không tăng số lượng mua, mà còn đặt ra các yêu cầu mới, muốn chế tạo máy bay theo yêu cầu của họ, chứ không phải là phiên bản Su-35S của Không quân Nga. Được biết, quyết định bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc đã sớm được đưa ra.
Nga bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc được cho là hại nhiều hơn lợi. |
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á
Bài diễn văn mà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đọc hôm thứ tư là diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách Á Châu Thái Bình Dương của một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Barack Obama bị buộc phải hủy bỏ chuyến đi để dự hộïi nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia và các chuyến viếng thăm Malaysia, Brunei và Philippines.
Ngoại trưởng John Kerry đã đi thay cho ông Obama, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ, vì vụ chính phủ đóng cửa từng phần kéo dài 16 ngày, đã nêu lên những câu hỏi mới về chính sách tái cân bằng của Mỹ.
Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, bà Susan Rice cho biết Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư. Bà cũng nói rằng mọi người không nên nghi ngờ gì về cam kết của Hoa Kỳ.
Tái cân bằng sang Á Châu Thái Bình Dương tiếp tục là một nền tảng của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama. Bất kể có bao nhiêu điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm cam kết bền bỉ của chúng tôi đối với khu vực vô cùng quan trọng này. Bạn bè của chúng tôi ở Á Châu xứng đáng, và sẽ tiếp tục nhận được, sự chú tâm của chúng tôi ở mức độ cao nhất.
Bà Rice cho hay các mục tiêu ngắn hạn của ông Obama bao gồm những tiến bộ lâu bền về tăng cường an ninh, thúc đẩy sự thịnh vượng và thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền.
Bà nói rằng các mối quan hệ đồng minh và sự phân bổ sức mạnh của Mỹ, và “việc nâng cấp và đa dạng hóa những sự giàn xếp an ninh” có mục đích làm cho khu vực này an toàn hơn, bao gồm việc bố trí 60% chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 2020.
Về vấn đề Trung Quốc, bà Rice nói rằng Hoa Kỳ muốn áp dụng một mô hình mới của các mối quan hệ nước lớn, để “quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong lúc tăng cường sự hợp tác về những vấn đề mà đôi bên có quyền lợi chung ở Á Châu và những nơi khác.”
Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì những nguyên tắc cơ bản.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục cổ xúy cho sự tôn trọng thể chế pháp trị, nhân quyền, tự do tôn giáo và những nguyên tắc dân chủ. Đây là những khát vọng chung của tất cả mọi người và chúng tôi sẽ làm việc này ngay cả vào những lúc, và đặc biệt là vào những lúc, mà việc này không dễ dàng hay không tiện lợi."
Bà Rice cũng cho biết việc duy trì áp lực để Bắc Triều Tiên tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân là một thí dụ của sự trùng hợp về quyền lợi của Mỹ và Trung Quốc.
Bà nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với điều kiện là cuộc thương thuyết có tính chất khả tín và bàn tới toàn bộ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
"Những mưu toan của Bình Nhưỡng nhằm tiến hành đối thoại trong lúc giữ nguyên những yếu tố then chốt của chương trình vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được và sẽ không thành công."
Khi nói tới những vụ tranh chấp ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông, mà bà gọi là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực và quyền lợi của Mỹ, bà Rice hối thúc các nước liên hệ tăng cường sự tiếp xúc và bác bỏ những hành động cưỡng ép và xâm lấn.
Về vấn đề Miến Điện, bà Rice đã nêu ra những tiến bộ như cải cách chính trị và việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị. Bà nói rằng Washington lạc quan về tình hình của quốc gia Đông Nam Á này, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, như khắc phục những mối căng thẳng và bạo động giữa các sắc dân.
"Nếu tiến bộ tiếp tục cho tới cuối nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng thống Obama chúng tôi hy vọng là chúng tôi đã giúp Miến Điện tái lập vị thế của một nước lãnh đạo khu vực và là một nền dân chủ tuy non trẻ nhưng năng động và thịnh vượng."
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ những người hoạt động cho cải cách chính trị và dân chủ “từ Campuchia cho tới Fiji” và sẽ giúp đỡ các nước tăng cường các định chế và tôn trọng pháp quyền.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ
Tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh thử nghiệm đối kháng tàu ngầm Nga trên biển
Trên vùng biển Baltic, Hải quân Nga đang tiến hành thử nghiệm một chiếc tàu ngầm diesel-điện Kilo nâng cấp, được trang bị với hệ thống vũ khí, thiết bị thông tin liên lạc và sonar mới. Phi hành đoàn có thể nghe và phát hiện ra hàng chục nguồn âm thanh khác nhau được phát ra từ các tàu ngầm tương tự, nhưng không hề bị kẻ thù phát hiện.
Tàu ngầm Project 877 Kilo mang tên Lipetsk (B-177) thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, sau khi được nâng cấp đã tham gia vào Hạm đội Baltic để tiến hành các thử nghiệm cùng với chiếc tàu ngầm Project 636.1 Varshavyanka mang tên HQ-183 TP. Hồ Chí Minh do nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga đóng cho Hải quân Việt Nam. Trong cuộc thử nghiệm, tàu ngầm Lipetsk đóng vai mô phỏng lực lượng tàu ngầm của đối phương để kiểm tra hệ thống, bao gồm cả hệ thống tên lửa trang bị trên tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Cuộc thử nghiệm cũng tiến hành huấn luyện di tản kíp thủy thủ trên tàu, nhờ sự hỗ trợ của một phương tiện cứu hộ.
Kể từ khi được đưa vào hoạt động, các tàu ngầm diesel-điện Kilo chưa từng gặp phải tai nạn nghiêm trọng nào và được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có độ tin cậy tốt nhất thế giới. Đặc biệt hơn, khả năng di chuyển cực êm và bất ngờ xuất hiện tiêu diệt đối phương khiến Kilo được mệnh danh là "Hố đen".
Các tàu ngầm diesel tuy không thể hoạt động dài ngày dưới nước so với tàu ngầm hạt nhân, nhưng lại có một lời thế quan trọng, chúng chạy rất êm khi di chuyển dưới nước, khiến đối phương không thể phát hiện ra. Trong khoang, tàu ngầm Kilo được trang bị những hệ thống vũ khí mới nhất, hệ thống thông tin liên lạc và sonar mới, mà còn được ví như là "tai và mắt" của tàu ngầm.
Roman Sagitov, một kỹ thuật viên sonar cho biết, tàu ngầm Kilo Lipetsk có thể phân loại chính xác hàng chục nguồn âm thanh cùng lúc. Những cải tiến mới trên con tàu giúp nó có thể ở dưới nước liên tục tới 20 ngày hoặc hơn thế.
Đối với các tàu ngầm Kilo Nga đóng cho Hải quân Việt Nam (biến thể Kilo 636.1), lần đầu tiên nhà sản xuất đã thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến. Các hệ thống vũ khí, sonar và các miếng gạch cách âm trên tàu cũng đã được cải tiến đáng kể, giúp nó có khả năng tác chiến vượt trội so với các biến thể Kilo 877EKM và Kilo 636 trước đó.
Cần lưu ý rằng, tàu ngầm Lipetsk của Hải quân Nga thuộc Project 877 và thuộc dòng Kilo đầu tiên. Chính vì vậy, con tàu dù có nâng cấp triệt để đi chăng nữa cũng không thể so sánh được với các tàu ngầm Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam về mức độ hiện đại. Chỉ trong khoảng 1 - 2 tháng nữa, chúng ta sẽ tiếp nhận "sát thủ giấu mình" Kilo đầu tiên và tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến trên và dưới mặt biển.
Theo Soha News
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013
Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng
Giang Trạch Dân (trái), Lý Bằng (phải) và ba lãnh đạo khác bị cáo buộc tội ác diệt chủng người Tây Tạng.
Tòa án quốc gia ở Madrid nhận thấy có thẩm quyền điều tra vì một trong số các nguyên đơn là Thubten Wangchen, một người Tây Tạng lưu vong mang quốc tịch Tây Ban Nha ; và tư pháp Trung Quốc không mở điều tra về vụ kiện này.
Từ năm 2005, tư pháp Tây Ban Nha có thẩm quyền trên toàn cầu để truy tố các tội phạm hàng loạt như tội diệt chủng, với điều kiện là chưa được điều tra tại nước liên quan.
Trong phán quyết hôm qua, tòa án Madrid nhận định có « những dấu hiệu cho thấy có sự tham gia » của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba lãnh đạo khác vào thời đó vào tội ác diệt chủng người Tây Tạng. Đó là do « trách nhiệm về chính trị và quân sự của từng người trong suốt một thời kỳ dài được điều tra ». Xét các yếu tố trên, tòa án Madrid « cho rằng cần thiết phải ra lệnh truy nã quốc tế » đối với họ.
Đơn kiện chủ yếu do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và quỹ « Nhà Tây Tạng » đệ trình, tố cáo năm người này về tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố đối với nhân dân Tây Tạng » trong thập niên 80-90.
Ba bị cáo khác là cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (1992-2000) Trần Khuê Nguyên (Chen Kuiyuan), và cựu Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình thập niên 80 Bành Bội Vân (Peng Pelyun).
Hôm 11/10, tòa án Madrid đã mở rộng điều tra đến cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì không còn được quyền đặc miễn từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Cũng như các nguyên đơn, tòa án Tây Ban Nha cho rằng Hồ Cẩm Đào, nguyên Bí thư Tây Tạng, « có thẩm quyền và quyền hạn đủ để tiến hành một loạt các hoạt động trong những chiến dịch nhắm vào việc quấy nhiễu nhân dân Tây Tạng ». Và ông Hồ Cẩm Đào « là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, trong nhiều chiến dịch đàn áp khác nhau ở vùng này trong những năm 1988-1992 ».
Hơn nữa, tòa án nhắc lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhắm vào việc loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của đất nước Tây Tạng, bằng cách áp đặt lệnh thiết quân luật, cưỡng bức di dời, tung ra các chiến dịch triệt sản hàng loạt, tra tấn các nhà ly khai ».
Hôm nay Bắc Kinh cho biết đã đòi hỏi Madrid « làm rõ » về lệnh truy nã này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết « hết sức bất bình và kiên quyết phản đối các định chế liên quan của Tây Ban Nha ». Bắc Kinh hy vọng chính quyền Tây Ban Nha sẽ không « tiến hành những hành động có thể gây tổn hại cho Trung Quốc và cho quan hệ hai nước ».
Theo RFI
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013
Ấn Độ triển khai 8 vạn binh sĩ đối phó Trung Quốc
Ấn Độ đã có 3 quân đoàn tấn công, trong số 13 lực lượng tương tự của một quân đội với tổng quân số 1.13 triệu binh sĩ, được triển khai chủ yếu để răn đe Pakistan, đặt căn cứ tại Panagarh ở Tây Bengal (có thể cơ động sang mặt trận Trung - Ấn).
Lực lượng mới được gọi là Quân đoàn 17 sẽ được triển khai cùng với cơ sở hạ tầng dự kiến kéo dài trong 7 năm với chi phí khoảng 90 triệu Rupee.
"Các sĩ quan và binh lính đã được chỉ định đến các đơn vị mới", một sĩ quan quân đội Ấn Độ cho biết.
Với các trung đoàn tăng- thiết giáp bổ sung mới và các đơn vị bộ binh có căn cứ ở Ladakh , Sikkim và Uttarakhand kết hợp với Quân đoàn 17 mới, lần đầu tiên Ấn độ có khả năng khởi động một cuộc phản công vào Tây Tạng trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc, báo cáo viết.
Trong năm 2009-10, Ấn Độ đã triển khai 2 sư đoàn bộ binh (35.000 binh lính và 1.260 sĩ quan) đặt tại Lekhapani và Missamari ở khu vực Assam. Nhiệm vụ của 2 sư này là bảo vệ Bang Pradesh.
Các lực lượng mới sẽ giúp Ấn Độ tăng cường răn đe trước các âm mưu thôn tính lãnh thổ Ấn Độ của Trung Quốc.
Hiện tại Trung Quốc đang "tích cực" tăng cường khả năng quân sự ở Tây Tạng với ít nhất năm căn cứ không quân hoạt động đầy đủ, một mạng lưới đường sắt rộng lớn và hơn 58.000 cây số đường giao thông cho phép Trung Quốc di chuyển hơn 30 sư đoàn ( mỗi sư với hơn 15.000 lính ) cơ động nhanh chóng dọc giới tuyến Ấn - Trung. Tỷ lệ quân số giữa Trung Quốc và Ấ Độ dọc biên giới là 3:1.
Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013
Cảnh sát biển đóng mới tàu trinh sát 500CV
Việt Nam đã đóng được nhiều tàu tuần tra hiện đại trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển. Ảnh Canhsatbien.vn
Đại diện chủ đầu tư, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển, và đại diện nhà thầu, Đại tá Hoàng Sỹ Chung, Giám đốc công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Minh (Tổng cục CNQP), đã tiến hành ký kết hợp đồng.
Tại buổi ký kết, hai bên đã thảo luận kỹ các điều khoản của hợp đồng và thống nhất ký vào biên bản hợp đồng đóng mới tàu trinh sát TS-500CV chiếc số 1, đảm bảo đúng thủ tục theo quy định.
Được biết TS-500CV là loại tàu vỏ thép, có chức năng nhiệm vụ là: Trinh sát, thực thi pháp luật trên biển; khai thác thủy, hải sản, kết hợp làm kinh tế và các nhiệm vụ khác được giao.
Những năm gần đây, Cảnh sát biển Việt Nam đã được trang bị các loại tàu hiện đại như: ĐN-2000, TT-120, TT-200, TT-400, TK-3500, K-206, cùng vũ khí, khí tài đồng bộ, tiên tiến.
Tàu cảnh sát biển đa năng ĐN-2000 có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tàu còn thực hiện chức năng tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2.200 tấn.
Lễ ký kết hợp đồng đóng mới tàu trinh sát 500CV chiếc số 1.
Tầm hoạt động của tàu ĐN-2000 tới 5000 hải lý, có khả năng hành trình liên tục 40 ngày đêm trên biển và hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12. Các loại tàu tuần tiễu cao tốc TT-120, TT-200, TT-400 kết cấu vỏ thép có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, khả năng tự động hóa, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng lớn.
Chẳng hạn, tàu TT-400 chịu sóng đến cấp 10; tàu TT-200 có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1.800 hải lý. Ưu điểm nổi bật đối với các tàu tuần tiễu cao tốc trang bị cho Cảnh sát biển Việt Nam là đều được đóng ở các nhà máy đóng tàu trong nước, có khả năng nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ, lắp đặt vũ khí, khí tài phù hợp với điều kiện tác chiến của ta.
Các tàu đóng mới có trang bị kỹ thuật hiện đại, tự động hóa cao và khả năng tích hợp được nhiều loại vũ khí, khí tài tiên tiến. Cùng với lực lượng, phương tiện trên biển, cảnh sát biển nước ta còn được trang bị các loại máy bay tuần thám biển và khí tài đồng bộ hiện đại.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
Ai đang chuẩn bị chiến tranh?
Khẩu chiến sẽ biến thành khai hỏa
Ngày 30/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc “chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột” khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây được coi là phản ứng của Bắc Kinh trước tuyên bố hôm 29/10 của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi ông Itsunori Onodera coi hành động xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình với chiến tranh và điều này đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới.
Thời báo Hoàn Cầu cũng coi Mỹ là “kẻ đứng sau giật dây” Nhật Bản khiêu khích Trung Quốc” bởi Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á; đồng thời nhấn mạnh, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc “chế áp khiêu khích của Tokyo”. Theo giới phân tích, sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại được dịp tái “dậy sóng” khiến dư luận quan ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột vũ trang có thể được châm ngòi bất kỳ lúc nào.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: Tokyo nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “nỗ lực của Trung Quốc” trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao. Đáp lại tuyên bố này, ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Tokyo đừng xem nhẹ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân.
Ngày 27/10, Thủ tướng Shinzo Abe lại tuyên bố: “Sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực”. Đây rõ ràng là cảnh báo trực tiếp nhằm vào Trung Quốc bởi Tokyo thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh tìm cách thay đổi nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Trường đại học Thanh Hoa Lưu Giang Vĩnh cho rằng, phát biểu hôm 27/10 của ông Shinzo Abe đánh dấu việc Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu khẳng định mạnh mẽ về mối đe dọa đến từ Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước thúc đẩy Nhật Bản trở thành lực lượng cốt lõi “kiềm chế Trung Quốc”.
Ngày 28/10, người ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố: những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ. Bà Hoa Xuân Doanh cũng chỉ trích những phát biểu gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe liên quan đến việc Trung Quốc âm mưu dùng vũ lực thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
Cũng trong ngày 28/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho rằng, chỉ cần một máy bay của Trung Quốc bị bắn rơi, các mối thù hận “trong sâu thẳm” giữa hai nước sẽ bùng phát, cục diện Đông Bắc Á sẽ sụp đổ theo hiệu ứng dây chuyền, xung đột Trung - Nhật rất có thể diễn biến thành một cuộc chiến tranh cục bộ. Còn theo ông Lưu Kiến Dũng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc Trường đại học Thanh Hoa, Trung Quốc: Nhật Bản đang triển khai một cuộc chiến tâm lý và dư luận. Trong khi đó, Giáo sư Ngưu Trọng Quân thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tuy cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn có xung đột, nhưng rất khó để tránh những vụ khai hỏa nhầm!
Những động thái đáng ngại
Ngày 29/10, 2/5 tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần đảo Okinawa (giữa đảo Yonaguni và Iriomote) của Nhật Bản sau khi tham gia tập trận ở Thái Bình Dương. Trước đó (28/10), Trung Quốc lại “gây hấn” với Nhật Bản bằng việc điều các tàu tuần duyên đến khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, sẽ dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.
Cũng trong ngày 29/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã cáo buộc những hành động của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông đang đe dọa đến hòa bình. Ông Itsunori Onodera coi việc trong tới 3 ngày liên tiếp, 4 máy bay quân sự Trung Quốc (2 máy bay ném bom và 2 máy bay cảnh báo sớm) liên tục bay qua lại eo biển Miyako nằm giữa đảo Okinawa và Miyako buộc Tokyo phải điều chiến đấu cơ cất cánh là động thái rất không bình thường. Do đó, Nhật Bản sẽ có những phản kháng thích đáng nhằm tránh những ảnh hưởng an ninh từ việc máy bay của Trung Quốc xâm nhập vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng cảnh báo, Bắc Kinh không nên chọc giận Tokyo.
Theo kênh truyền hình quốc gia Nhật Bản Nippon Hoso Kyokai, các máy bay của không quân Trung Quốc bị phát hiện ở gần không phận Okinawa trong 3 ngày liên tiếp và theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho 4 phi cơ bay thành đội hình trên khu vực phòng không của nước này. Trước đó, Tokyo từng cảnh báo, sẽ bắn hạ các máy bay tuần tra xâm nhập không phận Nhật Bản. Theo nhận định của bà Chikako Ueki, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ dọa suông bởi các quy định áp dụng cho máy bay có người lái khi xâm phạm không phận của một quốc gia cũng có thể được áp dụng trong trường hợp máy bay không người lái.
Ngày 28/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, để đối phó với những hoạt động hải dương của Trung Quốc, Tokyo đang cân nhắc nhập máy bay trinh sát không người lái MQ-8 Fire Scout (hơn 160 chiếc), để kéo dài thời gian bay trinh sát, nâng cao khả năng giám sát tàu chiến và máy bay Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, Tokyo đã sử dụng máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Được biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng vừa công bố bản báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ năm 2014, trong đó đặc biệt là kế hoạch mua sắm và triển khai vũ khí, trang bị hiện đại (của 3 lực lượng hải, lục và không quân) để đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tokyo còn đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự liên hợp Thái Bình Dương với lực lượng không, hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ ở Hawaii.
Cũng trong ngày 28/10, Đài Truyền hình NHK Nhật Bản đưa tin, 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đang triển khai diễn tập đối kháng chiến đấu thực tế biển xa mang tên “Cơ động-5” ở vùng biển phía nam Okinawa, Nhật Bản (từ 18/10 đến đầu tháng 11). Đây được coi là động thái nhằm kiềm chế Nhật Bản bởi Tokyo và Bắc Kinh đang đối đầu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động của 3 hạm đội kể trên đã bị tàu chiến và máy bay do thám của nước ngoài theo dõi chặt chẽ. Hành trình bay của máy bay ném bom Trung Quốc luôn bị máy bay nước ngoài bám theo, biên đội tàu chiến Trung Quốc cũng bị tàu chiến nước ngoài bám sát trong cự ly gần. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, hoạt động và huấn luyện của máy bay Trung Quốc, trong đó có máy bay không người lái ở vùng biển có liên quan ở biển Hoa Đông phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Theo mạng Tạp chí Forbes của Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe đang mạnh dạn dẫn dắt Nhật Bản bước lên con đường độc lập về ngoại giao và quốc phòng. Trong khi đó tờ Học giả ngoại giao của Nhật Bản, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng kiêu căng, gây thù chuốc oán với các nước xung quanh và Bắc Kinh luôn áp dụng chính sách “chia để trị” đối với các nước láng giềng, nhưng hiện kiên quyết gạt Philippines và Nhật Bản ra khỏi “cuộc chơi”. Bởi Bắc Kinh cho rằng, Tokyo và Manila đều là đồng minh của Mỹ và không có biên giới đất liền với Trung Quốc.
Các nước hữu quan nâng cao cảnh giác
Ngày 29/10, Tân Hoa xã dẫn bài của trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” cho rằng, 5 năm tới, Ấn Độ có kế hoạch chi hơn 2 tỉ USD, mở rộng biên đội máy bay không người lái (UAV), trong đó có máy bay không người lái cỡ nhỏ (mini), để nâng cao năng lực tình báo, thông tin và giám sát biên giới. Trong tháng 10/2013, Lục quân Ấn Độ đã phát thư mời thầu để mua 49 máy bay không người lái nhằm theo dõi, giám sát và thu thập tin tức tình báo theo thời gian thực đối với các hoạt động, điều động nhân viên hoặc xe cộ, nhận biết mục tiêu và tin tình báo điện tử - thư tín. Và biên giới Ấn - Trung là một trong những địa chỉ ưu tiên của vấn đề này. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng từng cho rằng, Ấn Độ đã thể hiện sự kiên nhẫn của mình trong quan hệ với Trung Quốc về một loạt vấn đề, trong đó có tranh chấp biên giới.
Ngày 30/10, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, theo đó 2 nước tiếp tục tăng cường giao lưu quân sự, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển toàn diện và sẽ tập trận chung với sự tham gia của hải, lục, không quân trong năm 2014. Tờ The Straits Times từng dẫn lời ông Hishammuddin Hussein về việc xây dựng một căn cứ hải quân và thành lập lực lượng thủy quân lục chiến ở Bintulu. Và những động thái mới của Malaysia trên Biển Đông thời gian gần đây là tín hiệu cho thấy quyết tâm của Kuala Lumpur trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải của mình. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, mục đích thành lập căn cứ hải quân tại đây là nhằm bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và các vùng biển lân cận. Căn cứ hải quân thành lập mới ở Bintulu rất gần bãi cạn James ở cực Nam quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi Trung Quốc từng tập trận bất hợp pháp trong năm nay.
Ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy khu trục hạm tàng hình mới nhất USS Zumwalt (có giá lên đến 3,5 tỉ USD) để phục vụ trong các chiến dịch bí mật. Đây được coi là động thái nhằm khẳng định vị thế độc tôn trên biển của Mỹ. Nhưng trước đó (25/10), trang web của Đài Phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã viện dẫn quan điểm của ông Zbigniew Brzezinski, chuyên gia địa - chính trị nổi tiếng của Mỹ lại cho rằng, Washington đang đứng trước nguy cơ mất địa vị bá chủ thế giới. Thông tin này xuất hiện cùng thời điểm giới truyền thông Mỹ bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau, đồng thời cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan thì vị thế của Washington càng bị thu hẹp.
Về phần mình, Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, Tư lệnh cụm tàu sân bay tấn công USS George Washington có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản cho biết, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ có tác dụng làm dịu những căng thẳng âm ỷ và các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh, sẽ có mặt ở Biển Đông nếu xảy ra xung đột. Ngày 28/10, tờ Philstar của Philippines đưa tin, Tập đoàn sản xuất máy bay AgustaWestland của Anh và Italia đã giành được gói thầu cung cấp 8 chiếc trực thăng tấn công AW-109 Power, trị giá 3,44 tỉ peso (khoảng 60,256 triệu USD) cho không quân Philippines. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo đã xác nhận thông tin này và cho rằng, số trực thăng này có thể được bàn giao vào năm tới nếu ngân sách sớm được phân bổ. Đây được coi là động thái tiếp theo kế hoạch nâng cấp quốc phòng của Philippines để đối phó với âm mưu độc bá Biển Đông của Trung Quốc.
Ngày 28/10, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) đăng bài “Ba lý do ngoại giao về Senkaku/Điếu Ngư nên bí mật” của chuyên gia khoa học chính trị Mira Rapp-Hooper ở Đại học Columbia (Mỹ). Theo chuyên gia Mira Rapp-Hooper, Bắc Kinh và Tokyo chắc chắn muốn thương thảo về việc tổ chức một cuộc gặp cấp cao để giải quyết căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hai bên hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, có ít nhất 3 lý do để hy vọng việc này sẽ tiếp tục. Thứ nhất, vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư liên quan đến yếu tố tình cảm dân tộc rất lớn. Thứ hai, các thông tin gần đây cho thấy hai nước không phải lần đầu tiến hành ngoại giao bí mật về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Thứ ba, ngoại giao bí mật có thể là một công cụ quan trọng vì các nước Đông Á và Mỹ rất quan tâm đến bản chất của thỏa thuận về Senkaku/Điếu Ngư. |
http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/ai-dang-chuan-bi-chien-tranh.html
Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013
Lãnh đạo Quốc hội Mỹ: “Phải chặn đứng âm mưu chiếm đoạt Biển Đông”
Trong một cuộc điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại về những đe dọa của các tuyên bố hàng hải do Trung Quốc đưa ra có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và an ninh hàng hải, Chủ tịch Rohrabacher khẳng định, những hành động này của Bắc Kinh là có chủ ý, đã được chuẩn bị từ lâu nhằm mục đích mở rộng sự kiểm soát đối với những vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á thông qua các “chiêu bài” khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.
Chính sách “Trục châu Á” sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Mỹ không xóa bỏ được những mối đe dọa ở khu vực này, ông Chủ tịch tiểu ban nói.
Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cũng cho rằng việc sử dụng sức mạnh và áp lực bằng quân sự trong việc theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.
Sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh và hành vi đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ những lợi ích của mình và do đó làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh của Mỹ trong khu vực, vị chuyên gia này nói.
Trong thời gian qua, Nhật Bản đã liên tục kiềm chế để không sử dụng bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc nhăm nhe giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng khả năng của một biến cố quân sự ngày càng tăng, ông nói.
Các lực lượng của Philippines cũng đang bị Trung Quốc đánh bật khỏi những vùng biển truyền thống và thậm chí là bị ép phải từ bỏ cả những vùng biển nằm trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của mình (EEZ).
Steven Mosher, một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân khẩu học ở châu Á cho rằng, Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp cai trị bằng sức mạnh đối với người dân của họ vào việc đối xử với các nước láng giềng nhỏ và yếu của họ.
Điều này phần nào lý giải cho thái độ rất ngạo mạn và xem nhẹ các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong quá trình Trung Quốc đang nhắm đến mưu đồ thôn tính các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Mosher cho biết.
Đến nay, chỉ duy nhất có sự hiện diện liên tục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên sự bảo lãnh của Hạm đội 7 của Mỹ là còn giữ được thế ngang ngửa với Trung Quốc. “Nếu không Hạm đội 7, rất có thể Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Biển Tây Philippines” ông Steven Mosher nói.
http://infonet.vn/The-gioi/Lanh-dao-Quoc-hoi-My-Phai-chan-dung-am-muu-chiem-doat-Bien-Dong/118428.info
Việt Nam sẽ tập trận chung với Malaysia
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein, ông đã thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm thứ Sáu 01/11 tại Hà Nội về những nỗ lực nhằm thiết lập đường dây trực tiếp nối liền Căn cứ Hải quân Vùng biển số 1 của Malaysia đặt ở Kuantan với Bộ phận chỉ huy Hải quân Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết là việc thành lập đường dây nóng này sẽ cho phép hai nước liên lạc ngay với nhau trong trường hợp xẩy ra bất kỳ vấn đề nào trên biển. Bên cạnh đó, Malaysia cũng mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy việc hình thành cơ chế Hợp tác Công nghiệp Quốc phòng ASEAN.
Bộ trường Quốc phòng Malaysia đã ghé Hà Nội sau ba ngày công du Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Hishamuddin thăm Việt Nam kể từ khi ông được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia vào tháng Năm vừa qua.
Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam lần này, hai nước cũng đã đồng ý để tăng cường quan hệ quốc phòng, từ việc tổ chức các cuộc họp hàng năm ở cấp lãnh đạo, cho đến vấn đề trao đổi nhân sự trong giáo dục đào tạo, tiến hành tập trận chung, hợp tác thêm trong lãnh vực mới công nghiệp quốc phòng và tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh hàng hải.
Xin nhắc lại quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia rất tốt, kể cả trong lãnh vực đồng khai thác dầu khí ngoài khơi, cho dù hai bên vẫn có tuyên bố chủ quyền đối kháng nhau tại khu vực quần đảo Trường Sa.
http://www.nst.com.my/nation/general/malaysia-vietnam-may-link...
Vũ khí Trung Quốc có thể diệt tàu ngầm Kilo
Vũ khí ngầm cơ bản của các xuồng tuần tiễu chủ yếu là bom chìm (khoảng 24.310 quả bom chìm phản lực và bom chìm), số lượng bom chìm khoảng 2500 quả. Xuồng tuần tiễu có nhiệm vụ chống ngầm các khu vực ven biển, vùng nước quanh các căn cứ quân sự Hải quân.
Trên biển lớn, tiềm lực chống ngầm của hải quân PLA là các loại vũ khí chống ngầm và đài sonar trinh sát, tìm kiếm tầu ngầm trang bị cho các tàu khu trục và khinh hạm. Đài sonar hiện đại nhất là tổ hợp sonar "DUBV-23" (phiên bản Trung Quốc là "SJD-8/9").
Đây là tổ hợp sonar trung tần do Pháp sản xuất được lắp trên tàu khu trục “Chu Hải” năm 1991. Tổ hợp sonar chống ngầm có khả năng phát hiện, xác định và theo dõi tàu ngầm ở chế độ chủ động – thụ động, khoảng cách phát hiện mục tiêu đến 20 km.
Tổ hợp sonar "DUBV-23" được lắp cho các khu trục hạm khu trục hạm lớp Lữ Đại, lớp Lự Hộ - 052, Lữ Hải- 051, Lữ Châu 051C, các tàu Quảng Châu, Lan Châu, Thẩm Dương thuộc lớp tàu 052C Lương II, hai chiếc khinh hạm dự án 054. Số lượng tàu trang bị "DUBV-23" chiếm khoảng 15,6% khu trục hạm.
Tổ hợp "DUBV-43" phao kéo được trang bị cho hai khu trục hạm lớp Lữ Hộ, khu trục hạm Chu Hải, và một khu trục hạm lớp Lữ Đại. 4 khu trục hạm "Sovremennyi" nhập khẩu từ Nga được lắp đặt tổ hợp sonar "Platina MS-E" tầm xa phát hiện tàu ngầm từ 10 – 15 km.
Tổng số các tàu có sonar là 14 khu trục hạm và 2 khinh hạm, chiếm 21% tổng số khu trục hạm của Trung Quốc. 15 khu trục hạm còn lại và 46 khinh hạm được lắp sonar phiên bản cũ từ năm 1950 "EH-5" của Liên Xô chiếm61% và "S-07H" Trung Quốc chiếm 18%.
Khu trục hạm "Sovremennyi"
Không quân chống ngầm hạm đội của Trung Quốc là các máy bay trực thăng. Có 14 khu trục hạm và 17 khinh hạm có sàn đỗ trực thăng, chiếm khoảng 40% tổng số tàu khu trục. Ba loại trực thăng chống ngầm được sử dụng là "Z-9А, -С", "Ка-28" và "Z-8". "Z-9А" là trực thăng của Pháp AS 565 "Panther" lắp đặt thiết bị dò tìm "Thomson" ngư lôi chống ngầm "244S" của Ý.
Tiếp theo Trung Quốc sản xuất "Z-9С" theo lisence trực thăng AS 365N "Dauphin II" của Pháp, mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm.
Trực thăng đa nhiệm "Ка-28"là máy bay chống ngầm thuộc biên chế của các khu trục hạm dự án 956E và 956EМ. Đến năm 2006 Hải quân PLA có 11 chiếc Ka-28. Tổng số trực thăng chống ngầm có 42 chiếc bao gồm 19 chiếc "Z-9А, -С" và 4 chiếc "Ка-28" trên tàu khu trục, 19 chiếc "Z-9А,-С" trên khinh hạm.
Trực thăng chống ngầm Z-9C Trung Quốc
Lực lượng không quân tuần biển – chống ngầm Hải quân PLA có 4 chiếc thủy phi cơ "SH-5", 8 chiếc máy bay tuần biển "Y-8X" và 23 máy bay trực thăng "Z-8" và "SA 321Ja "Super Frelon" của Pháp. Máy bay tuần biển "Y-8X" là phiên bản An – 12 bán kính hoạt động 5620 km, trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại và vũ khí chống ngầm (bom chìm, ngư lôi).
Trực thăng Z-8 có tầm bay khoảng 830 km, thời gian hoạt động liên tục là 2,5 h. Theo nhiều nguồn tin, Hải quân PLA đang muốn mua thêm 15 máy bay chống ngầm lưỡng cư "Бе-200" nhằm tăng cường khả năng chống ngầm trên biển lớn.
Lực lượng chống ngầm mạnh nhất của Trung Quốc là các tàu ngầm được trang bị các đài sonar và ngư lôi chống ngầm.
Hiện nay, các đài sonar trang bị cho tàu ngầm là đài sonar "Eledon" của Pháp, nhập khẩu năm 1976. Đài có anten "TSM 2233" bao gồm anten thụ động xác định khoảng cách "DUUX-5" "Fenelone" và anten chủ động "Velox M5/M7". Khoảng cách phát hiện tàu ngầm từ 20 – 30 km phía trước.
Sonar "Eledon" lắp trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Xia, Hán và tàu ngầm diesel lớp Minh, riêng tàu ngầm lớp Minh còn lắp thêm các anten bên sườn "DUUX-2" tầm hoạt động là 1200 m.
Trên các tàu ngầm diesel dự án 877 và 636 lớp Kilo được trang bị sonar "CIM-400E - EM", khả năng phát hiện mục tiêu tàu ngầm trên khoảng cách 16 km, xác định và dẫn bắn 2 mục tiêu, theo dõi 12 mục tiêu.
Vũ khí chống ngầm hiện đại chủ yếu của Hải quân Trung Quốc là ngư lôi chống ngầm các loại, bao gồm có ngư lôi Yu – 4A cỡ đạn 533m , Tect – 71, Yu – 7, A-244 cỡ đạn 324 dành cho không quân chống ngầm. Các ngư lôi đều có thể hoạt động ở độ sâu từ 5 – 400m. Trung Quốc còn sở hữu tên lửa chống ngầm 91RE1 thuộc tổ hợp Club- N.
Ngư lôi chống ngầm A 244 của Ý
Trên các khu trục hạm và khinh hạm lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực 12 ống phóng "FQF-2500" 213-mm, cơ số đạn 120. Các khu trục hạm nhập khẩu từ Nga lắp đặt tổ hợp 6 ống phóng 305-mm "РBU-1000", cơ số đạn 48.
ực lượng chống ngầm hải quân PLA thực tế chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ các cụm chiến hạm và các vùng nước, các căn cứ hải quân ven biển và hải đảo. Với vũ khí trang bị chống ngầm hiện có, Hải quân Trung Quốc chưa đủ tiềm lực để thống trị các vùng nước lớn như Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Flot.com)
Báo Đất Việt
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013
Việt Nam, Malaysia tăng cường hợp tác trên biển
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Tun Hussien duyệt đội danh dự. (Ảnh QĐND)
Hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng và hướng tới ký kết văn bản tuần tra chung giữ hải quân hai nước. Qua đó, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Malaysia tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước trong thời gian tới, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như trao đổi đoàn; giao lưu các cấp, nhất là ở cấp cao; thiết lập cơ chế đối thoại về Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng và họp Nhóm Công tác chung cấp Cục Đối ngoại; tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sỹ quan hai nước...
Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Hishammuddin nói: "Tôi cũng chuyển tải ý định của chúng tôi muốn Malaysia và Việt Nam hợp tác nhằm thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các nước ASEAN thành hiện thực".
"Điều này nhằm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các thành viên ASEAN, để chúng ta sẽ không phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ bên ngoài ASEAN", ông nói.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 1/11, đúng vào dịp kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Về phương diện quốc phòng, năm 2008, hai nước đã ký hiệp ước hợp tác quốc phòng – một dấu mốc đánh dấu mối quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng nâng cao và đi vào chiều sâu.
Trước chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã tới thăm chính thức Trung Quốc và hội đàm với người đồng cấp Thường Vạn Toàn. Kết quả nổi bật của chuyến thăm này là hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng thông qua các cuộc tập trận chung, bắt đầu từ năm 2014, trao đổi sĩ quan hải quân và các nguồn lực công nghiệp quốc phòng để chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.
Theo Petrotimes, Bernama
Nhật Bản bác bỏ phản đối của Trung Quốc về cản trở tập trận
Tokyo cho rằng, việc Bắc Kinh gửi văn bản ngoại giao chính thức phản đối hành động của Nhật Bản là không thể chấp nhận được và rằng Tokyo đã hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước đó, hôm 31/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là “hành động khiêu khích nguy hiểm” của phía Nhật Bản khi theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông Yang không cho biết cụ thể địa điểm chính xác nơi diễn ra cuộc tập trận.
Phản ứng trước lời cáo buộc và những chỉ trích gay gắt của phía Trung Quốc nói trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Itsunori onodera hôm qua đã tuyên bố trước cánh phóng viên rằng, Nhật Bản không làm bất kỳ điều gì để can thiệp vào cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra ở vùng biển phía đông nam dãy đảo Sakishima. Đây là khu vực nằm về phía nam quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
"Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động giám sát, đề phòng thông thường, phù hợp với luật pháp quốc tế. Quan điểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được”, ông onodera nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng onodera cho hay, quan điểm trên của Tokyo đã được chuyển đến cho phía Bắc Kinh và rằng Nhật Bản kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình.
Sau những lời phản bác đầy mạnh mẽ nói trên, Bộ trưởng onodera cũng có hành động làm dịu tình hình bằng phát biểu, sự việc vừa rồi cho thấy hai nước Trung, Nhật cần phải xây dựng một cơ chế liên lạc rõ ràng hơn. "Đối với Trung quốc, việc tiến hành các cuộc tập trận định kỳ không phải là hành động bất hợp pháp trong khi việc chúng tôi có những bước đi thận trọng là hợp lẽ tự nhiên, tôi tin là như vậy. Vì thế, việc hai nước thiết lập một đường dây nóng là quan trọng để tránh sự hoài nghi và thiếu tin tưởng”, ông onodera nói thêm.
Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang xấu đi một cách nghiêm trọng vì cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, tàu thuyền và máy bay hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.
Trong tuần vừa rồi, giới lãnh đạo hai nước lại xảy ra một cuộc khẩu chiến dữ dội trong đó Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, Tokyo sẵn sàng đối đầu quyết liệt hơn với Bắc Kinh và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động phá vỡ thế nguyên trạng nào trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc cảnh báo về viễn cảnh chiến tranh với Nhật Bản.
ANTĐ/ Soha News
Chế tạo khối điều khiển cho tên lửa diệt hạm P-21/22
Hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E là một bộ phận quan trọng của Tổ hợp tên lửa P-21, P-22 trên tàu Project 1241RE, dùng để điều khiển bắn tên lửa trên tàu. Hệ thống sử dụng linh kiện điện tử từ những năm 1970-1980.
P-21/22 là định danh biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình chống tàu P-15M Termit do Liên Xô phát triển, hiện được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE và tàu cao tốc tên lửa Osa của Việt Nam. Loại tên lửa này đạt tầm bắn xa đến 80km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.
Trong quá trình khai thác, sử dụng, hệ thống đã bộc lộ nhiều nhược điểm như dễ hư hỏng, độ tin cậy, ổn định hoạt động không cao; vật tư, phụ tùng thay thế khan hiếm, chi phí cao. Để khắc phục những khó khăn trên, cần phải nghiên cứu cải tiến các thiết bị theo hướng vi mạch, bán dẫn hóa các thiết bị điện tử hoặc chế tạo mới các thiết bị với các linh kiện điện tử công nghệ cao thông dụng trên thị trường nhằm thay thế thiết bị điện tử cũ.
Đề tài “Thiết kế, chế tạo khối GRU-2203 cho tổ hợp tên lửa P-21, P-22” do Đại tá, TS Phạm Trung Dũng (Học viện Kỹ thuật quân sự) làm chủ nhiệm, được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đó. Sau một thời gian thực hiện, đề tài hoàn thành đạt kết quả khá.
Với việc thay thế các module điện tử đã giúp hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E hoạt động ổn định tốt hơn; đồng thời giúp cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật trên tàu thuận lợi trong kiểm tra, sửa chữa, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Được áp dụng vào thực tế từ năm 2011, sản phẩm của đề tài, khối GRU-2203 được các cán bộ chuyên ngành kỹ thuật đánh giá cao, là sản phẩm sử dụng các linh kiện điện tử công nghệ mới có độ ổn định và tin cậy cao. Kết quả và sản phẩm của đề tài có khả năng nhân rộng, sản xuất số lượng lớn để phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các tàu hải quân.
Theo báo Quân đội Nhân dân/ Kiến Thức
Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013
VN có hơn 200 bệ tên lửa sẵn sàng nhấn chìm tàu địch
Hiện đại hóa, đa dạng hóa nhanh chóng lực lượng tàu chiến
Những năm gần đây, lực lượng Hải quân Việt Nam được ưu tiên đầu tư, trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh các phương tiện tuần tra như tàu tuần tra, máy bay tuần thám và các thiết bị trinh sát như radar thế hệ mới, các tổ hợp tác chiến điện tử cùng các máy bay tác chiến biển thì các tàu mang tên lửa là lực lượng được đầu tư mạnh mẽ nhất.
Trước hết, phải tính đến các chiến hạm Gepard 3.9. Hiện nay, Hải quân Việt Nam đã đưa vào trang bị 2 tàu, mỗi tàu 8 tên lửa hiện đại Kh-35, như vậy đã có 16 tên lửa.
Chưa kể hiện nay, Nga đã khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam từ ngày 24/9/2013. Hai tàu mới này theo thông báo của nhà máy là sẽ có trang bị hiện đại hơn, đồng thời nâng cao về mặt tác chiến chống ngầm. Hai tàu Gepard dự kiến sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016-2017.
Tiếp theo đó là 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, mỗi tàu mang 8 tên lửa hiện đại Exocet của Pháp. Ngày 23/8/2013, báo chí Hà Lan đưa tin nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD). Hai tàu này chưa rõ thời gian bàn giao, nhưng chiếc thứ nhất dự đoán sẽ được bàn giao trước năm 2016.
Lực lượng tàu tên lửa tiếp theo là chiếc BPS-500 được trang bị 8 tên lửa Kh-35E. Mặc dù theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đóng 10 tàu này, nhưng hiện tại chỉ hoàn thành 1 tàu. Nguyên nhân là do có lẽ hiệu quả không cao bằng các tàu lớp Molniya.
Lực lượng được xem là đội phản ứng nhanh của Việt Nam chính là các tàu Molniya dự án 12418. Hiện nay, đã có 2 tàu đưa vào trang bị. Theo kế hoạch, sẽ có 6 tàu nữa được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Hai tàu đầu tiên đóng tại nhà máy Ba Son đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. 4 tàu còn lại của hợp đồng sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2015.
Như vậy đến năm 2015, Hải quân Việt Nam sẽ có trong biên chế 8 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya, mỗi tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E tầm bắn 130 km, không loại trừ sẽ có biến thể mới nhất Kh-35 UE tầm bắn 220 km.
Một lực lượng mang tính đột phá tiếp theo là các tàu ngầm Kilo 636. Chiếc đầu tiên theo thông báo sẽ được bàn giao vào ngày Kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga (7/11). Theo kế hoạch, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Số vũ khí mỗi tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn.
Ngoài ra chưa kể các tên lửa thế hệ cũ P-15, P-21 được trang bị trên các tàu khác.
Không dưới 200 bệ tên lửa chống hạm sẵn sàng nhấn chìm tàu địch
Bây giờ chúng ta sẽ thống kê xem, tại một thời điểm bất kỳ, trên Biển Đông, Việt Nam có thể có tối đa bao nhiêu tên lửa chống hạm nằm trên bệ phóng sẵn sàng ngăn chặn những kể xâm chiếm chủ quyền.
Ngay tại thời điểm hiện tại, chúng ta đã có 16 tên lửa trên 2 tàu Gepard, 32 quả trên 2 tàu Molniya và 8 quả trên tàu BPS-500, tất cả đều là tên lửa hiện đại Kh-25E. Như vậy tổng là 54 quả, có thể không nhiều nhưng với sự hỗ trợ của các lực lượng không quân hải quân, chúng có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong giai đoạn ngắn hiện nay.
Số lượng tên lửa này sẽ tăng lên một các nhanh chóng sau một vài năm nữa. Tới năm 2015, sau khi hoàn thành thêm 6 tàu Molniya chúng ta sẽ có 8 tàu với tổng cộng 128 tên lửa, cùng với 16 tên lửa trên hai tàu Gepard, 8 tên lửa trên BPS-500 và 12 tên lửa chống hạm trên 3 tàu Kilo. Như vậy, tổng cộng số tên lửa có thể sẵn sàng là 164 tên lửa.
Nếu đến hết năm 2016, so với 2015, sẽ tăng thêm 3 tàu Kilo với 12 tên lửa và ít nhất 1 tàu SIGMA với 8 tên lửa, khi đó tổng số tên lửa là 184 tên lửa.
Đến năm 2017, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu Gepard với 16 tên lửa chống hạm, nâng số tên lửa chống hạm tổng cộng lên 200 quả với các loại Kh-35E tầm bắn 130 km, Exocet tầm bắn 180 km, Kh-35UE tầm bắn 220 km, 3M54E tầm bắn 220 km.
Bên cạnh đó, các ngư lôi, thủy lôi từ cả tàu mặt nước và tàu ngầm có thể gây cho đối phương những thiệt hại không ngờ tới. Đó là chưa kể các tổ hợp tên lửa bờ hết sức uy lực như Bastion, Redut, Ruzbeh tầm bắn tới không chỉ ngăn chặn địch xâm phạm bờ biển mà còn có thể hợp đồng tác chiến tung ra các đòn tiêu diệt đối phương. Việt Nam còn có một lực lượng nữa là các máy bay không quân hải quân, chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm và giáng xuống tàu chiến đối phương những đòn hủy diệt từ bầu trời.
Với lượng tên lửa "khủng" như vậy, mật độ hỏa lực tập trung cao, Việt Nam sẽ đủ sức giữ vững chủ quyền biển đảo, ngăn chặn âm mưu của những kẻ muốn thôn tính Biển Đông.
Theo Soha News
Khép lại vấn đề phục hồi căn cứ hải quân của Nga tại Cam Ranh
"Theo tôi, vấn đề này đã được đóng lại. Chúng tôi rời khỏi đó có nghĩa là đã đi hẳn,” - ông nói.
Tuy nhiên, ông Naumkin bày tỏ quan điểm rằng Việt Nam sẽ cho phép Nga sử dụng cảng như là một điểm dịch vụ hậu cần cho tàu của Hải quân, giống như cảng Tartus của Syria.
"Có thể tàu chiến và tàu của chúng tôi đến đó để tiếp nhiên liệu, nhận tiếp tế và sửa chữa nhỏ," – ông Naumkin nói.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng và an ninh Viktor Ozerov nói rằng thượng nghị sĩ ủng hộ việc khôi phục lại căn cứ hải quân tại Việt Nam. Năm 1979, Moscow và Hà Nội đã ký một thỏa thuận trong thời gian 25 năm về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là căn cứ của Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó đã trở thành trạm hậu cần 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại cảng có thể hiện diện đồng thời 10 tàu nổi, 8 tàu ngầm với cơ sở nổi, 6 tàu phụ trợ của Hải quân. Trong năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hợp đồng với Việt Nam và rút về trước thời hạn. Các binh sĩ cuối cùng của Nga rời vịnh Cam Ranh tháng 5 năm 2002.
Theo VOR
Úc và Mỹ nghe lén cả Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN
Sự việc này khiến Trung Quốc và nhiều nước ASEAN giận dữ lên tiếng chỉ trích.
Fairfax dựa vào nguồn báo Đức Der Spiegel căn cứ tài liệu rò rỉ của cựu điệp viên CIA và NSA, Edward Snowden cho biết, một chương trình thu thập thông tin bí mật gọi là Stateroom gồm tòa đại sứ của 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, và New Zealand.
Theo đó tòa đại sứ Úc tại châu Á đảm nhiệm việc nghe lén nước chủ nhà, sau đó chia sẻ thông tin thu được cho nhóm 5, gọi là "Năm con mắt".
Theo Fairfax, các tòa đại sứ Úc có nhiệm vụ thu thập tin tức, bao gồm tại Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam), Bắc Kinh (Trung Quốc), Dili (Đông Timor), và Cao ủy Úc tại Kuala Lumpur (Malaysia) và ở Port Moresby (Papua New Guinea).
Fairfax căn cứ trên nguồn tài liệu của Der Spiegel và phỏng vấn vài cựu quan chức tình báo, cho biết các tòa đại sứ nói trên của Úc đã thâm nhập các cuộc gọi điện thoại và dữ liệu internet trên khắp châu Á.
Tài liệu của Snowden cho biết các thiết bị nghe lén thường giấu rất kỹ, như ăng ten thường giấu trong các kiến trúc giả hoặc ngụy trang trên mái nhà.
Ông Des Ball, một chuyên viên tình báo cao cấp của Úc nói với hãng tin AP rằng ông thường ngụy trang ăng ten trên mái 5 tòa đại sứ Úc ở châu Á, nhưng không nói là ở nước nào.
Ông cũng tỏ ra ngạc nhiên với thông tin của báo Der Spiegel, vì nhiều nước vẫn thường dùng tòa đại sứ của họ vào việc nghe lén và do thám nước chủ nhà.
Tổng hành dinh của NSA (Mỹ), nơi thực hiện các vụ nghe lén toàn cầu và hợp tác nhiều nước cùng do thám - Ảnh: itproportal.com
Trước thông tin của Fairfax, Bộ Ngoại giao và kinh tế Úc từ chối đưa ra bình luận.
Còn Thủ tướng Úc, Tony Abbott tuyên bố: "Mỗi cơ quan chính quyền Úc, mỗi viên chức Úc ở trong nước hay nước ngoài đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật".
"Trung Quốc đặc biệt quan ngại về báo cáo này và yêu cầu có sự giải thích rõ ràng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói.
Trong thông báo phát ra ngày 31/10, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa cho biết "Indonesia không thể chấp nhận và phản đối mạnh mẽ tin tức về sự tồn tại của các cơ sở nghe lén viễn thông tại Tòa đại sứ Mỹ ở Jakarta".
Bộ trưởng Nội vụ Malaysia, Ahmad Zahid Hamidi cho biết chính phủ xem đây là vấn đề nghiêm trọng và sẽ điều tra liệu Tòa đại sứ Mỹ ở Kuala Lumpur được dùng làm căn cứ do thám. Đảng đối lập ở Malaysia cùng ngày 31.10 đã yêu cầu chính phủ ra phản đối mạnh mẽ với tòa đại sứ Úc và Mỹ.
Còn Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan, Thiếu tướng Paradorn Pattanathabutr cho biết chính phủ Thái Lan đã tuyên bố với phía Mỹ rằng do thám là một loại tội ác theo luật pháp của Thái Lan, và Thái Lan sẽ không hợp tác với Mỹ nếu được yêu cầu hợp tác nghe lén.
Nhưng ông tỏ ý nghi ngờ tòa đại sứ Úc có khả năng nghe lén, vì Mỹ có nhiều tài nguyên và nhân lực hơn Úc.
Theo Báo mới/Tin Nóng/ TNO