Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013
Xuất khẩu Su-35 cho TQ sẽ là thảm họa cho cả Nga, Biển Đông, Hoa Đông
Máy bay chiến đấu Su-35 tại triển lãm hàng không (ảnh tư liệu) |
Ngày 21 tháng 11, tác giả Harry Kazianis, chủ biên tạp chí "Lợi ích quốc gia" có bài viết cho rằng, Nga xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc có rủi ro rất rõ ràng, dù sao trong thị trường vũ khí trang bị tương lai, cạnh tranh lẫn nhau về khoa học công nghệ với nước này hoàn toàn không phải là việc tốt, hơn nữa lợi ích của Nga và Trung Quốc sẽ không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau như vậy.
Bài viết cho rằng, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc khiến cho người ta tương đối đau đầu. Trước hết, hai nước ký kết hiệp định tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là điều có thể lý giải, cách làm này rõ ràng phù hợp lợi ích quốc gia của hai nước. Trung Quốc cần nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó Nga muốn xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.
Đối với Trung Quốc, đó chính là nhập khẩu dầu mỏ, họ muốn “thoát khỏi” nguy cợ bị các nước khác phong tỏa các eo biển hẹp – nơi mà dầu khí nhập khẩu được vận chuyển đi qua và trở về Trung Quốc. Nhập khẩu dầu mỏ của Nga rõ ràng là một sự lựa chọn tốt; trong khi đó, đối với Nga, hiện nay họ buộc phải xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên cho nước ngoài.
Nhưng, bài báo dẫn tờ "Want Daily" Đài Loan cho rằng, việc Nga xuất khẩu trang bị quân sự tiên tiến nhất cho Trung Quốc (hiện nay, hai nước vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán có liên quan hoàn toàn không có ý nghĩa gì, ít nhất không có nhiều ý nghĩa đối với Nga).
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Ông Kazianis nhiều lần cho rằng, Nga có rất nhiều lý do từ chối xuất khẩu cho Trung Quốc, cho dù là một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất. Mọi người đều biết, Nga từng xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1992, chính phủ Trung Quốc đã chi 1 tỷ USD đặt mua máy bay chiến đấu Su-27 của Nga, khi đó là máy bay trình độ tiên tiến, sau đó lại mua thêm 200 chiếc, trong đó phần lớn máy bay chiến đấu được lắp ráp ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi lô khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được bàn giao, thỏa thuận sản xuất bị hủy bỏ. Moscow lên án Bắc Kinh sao chép máy bay chiến đấu Su-27, đặt tên nó là J-11 hoặc J-11B. Được biết, Trung Quốc ít nhất cũng đã sao chép một loại máy bay chiến đấu khác, đó là Su-33, và đặt tên nó là máy bay chiến đấu J-15, hiện đang cho bay thử trên tàu sân bay Liêu Ninh và sắp được định hình sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phủ nhận những cáo buộc này. Năm 2010, truyền thông Mỹ từng có bài viết cho rằng, Trung Quốc cho biết những máy bay chiến đấu này hoàn toàn không phải là sản phẩm sao chép. Theo bài báo: "Họ không thể nói J-11B chỉ là sản phẩm sao chép. Giống như tất cả điện thoại di động nhìn qua đều rất giống, nhưng phát triển công nghệ rất nhanh. Mặc dù nó nhìn rất giống, nhưng tất cả bên trong không thể hoàn toàn giống nhau".
Máy bay chiến đấu J-11, J-11B được cho là sao chép trái phép Su-27 Nga |
Theo bài viết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tự tin khi đăng đàn giải thích rằng: "Quy luật phát triển quân sự thế giới là khách quan, nguyên lý của rất nhiều vũ khí trang bị là tương đồng, một số phương pháp chỉ huy và bảo đảm cũng tương tự.
Vì vậy, chỉ thông qua so sánh đơn giản mà cho rằng “Sơn Trại” Trung Quốc đã sao chép công nghệ tàu sân bay của nước ngoài, quan điểm này nếu không phải là sự tấn công có chủ ý, thì ít nhất không phải là chuyên nghiệp".
Kazianis cho rằng, hiện nay việc mua bán vũ khí mà Trung-Nga đang đàm phán rất giống giao dịch máy bay chiến đấu Su-27 trước đây. Theo tờ "Want Daily" Đài Loan, "là một phần của hợp đồng, Trung Quốc hy vọng Nga có thể cam kết xây dựng một trung tâm sửa chữa ở Trung Quốc", hơn nữa, "chuyên gia Trung Quốc muốn được cố vấn Nga đào tạo, có năng lực bảo trì và sửa chữa máy bay chiến đấu Su-35".
Ông chỉ ra, trên thực tế, điều này buộc Nga phải cung cấp rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng cho Trung Quốc, trong khi đó, các biện pháp đề phòng tái diễn sự kiện Su-27 của Trung Quốc lại rất ít. Tuy giao dịch này sẽ đem lại lượng tiêu thụ to lớn cho công nghiệp quân sự Nga, nhưng xét đến lợi ích lâu dài, cộng với quan hệ Nga-Trung trong lịch sử hoàn toàn không phải là mẫu hình của hòa bình và thịnh vượng, Moscow có thể cần cân nhắc, tính toán kỹ về giao dịch này.
Đối với Trung Quốc, nhìn từ nhiều yếu tố, loại giao dịch này rất hấp dẫn. Kazianis chỉ ra, Trung Quốc từ trước đến nay lạc hậu trên phương diện sản xuất động cơ máy bay chiến đấu, cho dù chỉ cần tháo dời sản phẩm quân sự mới của Nga thì Trung Quốc cũng có thể “thu lợi”.
Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sao chép Su-33 Nga |
Về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đang được dư luận quan tâm, Mỹ là nước duy nhất triển khai máy bay thế hệ thứ năm hiện nay, hơn nữa còn xảy ra các loại sự cố. Ông còn cho biết, đối với Bắc Kinh, để hoàn thiện máy bay chiến đấu tàng hình, sở hữu một loạt máy bay chiến đấu truyền thống hơn có giá trị lớn hơn.
Hơn nữa, xét đến hành trình của máy bay chiến đấu Su-35 tương đối xa, nhìn vào một khoảng thời gian rất dài, loại máy bay chiến đấu này "sẽ phát huy vai trò quan trọng trong tuần tra lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, biển Hoa Đông.
Trên thực tế, nhìn vào các cuộc thảo luận có liên quan đến tư tưởng "tác chiến trên không-trên biển" phát động tấn công chiều sâu (tung thâm) của Trung Quốc, về lâu dài, nhập khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến hoàn toàn không phải là một khoản đầu không đáng đối với Bắc Kinh.
Đối với Nga, rủi ro của giao dịch máy bay chiến đấu giữa Trung-Nga là rõ ràng. Cạnh tranh khoa học công nghệ với nước này trên thị tường vũ khí trang bị nhiều lợi nhuận tuyệt đối không phải là một việc tốt. Kazianis cho rằng, mặc dù khoản giao dịch này hiện xem ra có thể có lợi, nhưng trong tương lai bất lợi trong cạnh tranh với rất nhiều hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ là một thảm họa.
Trung Quốc "phản bội" thì Nga làm thế nào?
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 21 tháng 11 đăng bài viết "Báo Nhật chia rẽ giao dịch Su-35 Trung-Nga: Trung Quốc quay giáo tấn công thì làm thế nào".
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Su-35 Nga |
Bài viết dẫn mạng rusnews ngày 19 đưa tin, tại Triển lãm hàng không Dubai, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ Nga (Rostech) Sergei Chemezov cho biết, năm nay sẽ không ký kết hợp đồng máy bay chiến đấu Su-35 với Trung Quốc.
Nguồn tin từ Nga tiết lộ, hợp đồng có liên quan có thể ký kết vào năm 2014, thời gian bàn giao là cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Được biết, trọng điểm đàm phán là Trung Quốc đưa thêm các yêu cầu mới, muốn mua máy bay chiến đấu Su-35 phù hợp với quy định của họ, chứ không phải mua phên bản chế tao cho Không quân Nga.
Đối với việc Nga chuẩn bị bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, tờ tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 19 có bài viết cho rằng: "Xét đến Trung Quốc ăn cắp công nghệ quốc phòng Nga trong lịch sử, cách làm đến nay của Moscow khiến người ta rất khó lý giải, bởi vì hiện nay Nga lấy trang bị tốt nhất để bán cho Trung Quốc".
Nhìn lại quá khứ, bài báo cho rằng, lần trước Nga bán rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Trung Quốc từng đạt thỏa thuận với Nga nhập khẩu rất nhiều máy bay Su-27 (lên tới 200 chiếc), nhưng do họ đã sao chép Su-27, đặt tên là J-11, J-11B, bị Nga chỉ trích, nên Trung Quốc đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 |
Bài viết cho rằng, đến nay, thỏa thuận bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc (đang đàm phán) rất giống với thỏa thuận bán máy bay Su-27 trước đây. Trên thực tế, về cơ bản, do không có biện pháp ngăn chặn tái hiện "sự kiện sao chép Su-27", Nga sẽ “cho không” Trung Quốc rất nhiều kiến thức công nghệ và kỹ năng.
Đối với Bắc Kinh, máy bay chiến đấu Su-35 có thể lượn lờ lâu hơn ở các khu vực tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng, Nga sẽ mất rất nhiều hợp đồng do đối mặt với hàng sao chép giá rẻ Trung Quốc trong tương lai.
Bài viết cho rằng: "Lợi ích của Nga-Trung có thể không phải lúc nào cũng thống nhất, nếu có một ngày Nga buộc phải ứng phó vói công nghệ quân sự từng bán cho Bắc Kinh thì đây sẽ là một việc đáng tiếc".
Thông tin tư liệu về Su-35
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay chiến đấu Su-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư được nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay Su-27, có thân lớn hơn một chút so với Su-27, có tính cơ động tốt hơn. Ngoài sự thay đổi về ngoại hình, Su-35 thiết bị điện tử hàng không hiện dại mới và hệ thống điều khiển tiên tiến hơn. Đây là một trong những khác biệt quan trọng nhất của máy bay Su-35 so với Su-27.
Trung Quốc còn gặp khó khăn trong chế tạo động cơ hàng không. Trong hình là động cơ WS-10 Thái Hành do Trung Quốc tự sản xuất. |
Su-35 dù khá giống với Su-27 về ngoại hình, nhưng lại khác hoàn toàn về năng lực tác chiến. Máy bay chiến đấu Su-35 còn được cho là máy bay thế hệ thứ tư, gần đạt tới trình độ máy bay thế hệ thứ năm, được các chuyên gia gọi là thế hệ 4++.
Máy bay chiến đấu Su-35 có ưu thế tương đối lớn trước các máy bay cùng lớp, ưu thế hơn máy bay chiến đấu Typhoon châu Âu và Rafale Pháp, F-15, F-16 và F-18 Mỹ về tính năng kỹ chiến thuật, có thể đối phó thuận lợi với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ như F-35 và F-22A.
Được biết, Trung Quốc và Nga đã đạt được "thỏa thuận khung" về mua bán vũ khí trang bị quan trọng, trong đó Nga sẽ chế tạo 4 tàu ngầm tiên tiến AIP lớp Lada cho Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc sẽ mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc mua trang bị kỹ thuật quân sự quan trọng của Nga sau 10 năm "cách biệt".
Cũng liên quan đến mua bán vũ khí trang bị Trung-Nga, tuần san "Người đưa tin công nghiệp quân sự" Nga ngày 13 tháng 11 cho rằng, Nga và Trung Quốc đang tiến hành "chơi cờ" xung quanh máy bay chiến đấu đa năng mới nhất Su-35, hai bên đang tiến hành đàm phán kỹ thuật, tạm thời chưa đạt được thỏa thuận về điều kiện cung ứng máy bay.
Theo bài báo, Trung Quốc đã không tăng số lượng mua, mà còn đặt ra các yêu cầu mới, muốn chế tạo máy bay theo yêu cầu của họ, chứ không phải là phiên bản Su-35S của Không quân Nga. Được biết, quyết định bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc đã sớm được đưa ra.
Nga bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc được cho là hại nhiều hơn lợi. |
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013
Viettel muốn sản xuất cả tên lửa
Các nhà nghiên cứu đang hoàn tất các công đoạn để cuối năm 2013 đưa máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam. (1)
Những chiếc máy bay không người lái quân sự của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ đáp ứng các nhiệm vụ quân sự và hoạt động phù hợp địa hình, thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.
Đại tá Đỗ Văn Lập - Giám đốc Trung tâm Khí cụ bay - hào hứng kể với phóng viên Vietnam+ về những chiếc máy bay không người lái đầu tiên - cũng là bước đi đầu tiên để đơn vị này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ xứng tầm với cái tên “khí cụ bay” của nó.
Theo lời ông Lập, trung tâm được giao nhiệm vụ từ tháng 11.2011 thì đến tháng 12.2012, những chiếc máy bay không người lái hoàn chỉnh đầu tiên đã được bay thử nghiệm trên bầu trời Việt Nam. Thậm chí, máy bay còn hoạt động dọc sườn núi trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, mây mù.
Chỉ tay vào chiếc máy bay không người lái hạng nhẹ VT-Patrol đặt ở Trung tâm Khí cụ bay, đại tá Lập giới thiệu: “Máy bay VT Patrol với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26kg, bay tự động với khả năng truyền thông tin, hình ảnh theo thời gian thực. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu bài bản, từ cấu hình khí động, kết cấu đến hệ thống điều khiển. Ngay đến màu máy bay cũng phải chọn lựa kỹ càng để phù hợp với nhu cầu tác chiến trong quân sự”.
Quá trình thử nghiệm cũng đã giúp các chuyên viên nghiên cứu của Viettel rút ra nhiều kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện sản phẩm. Tiêu biểu, họ đã xác định và tiến hành khắc phục hiện tượng đóng băng ở một số bộ phận trong máy bay khi bay ở nhiệt độ dưới 15 độ C, độ ẩm trên 90%...
Ngoài ra, vật liệu của máy bay cũng được họ nghiên cứu, chế tạo bằng vật liệu composite hàng không chất lượng cao để bảo đảm độ bền, nhẹ.
Thực tế cho thấy, máy bay VT-Patrol có khả năng bay với vận tốc từ 100 đến 150km/giờ, cự ly hoạt động 50km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m.
Đã thành công bước đầu, thế nhưng mục tiêu của “người Viettel” không dừng lại ở đó.
Định hướng sản phẩm của Viettel chính là sản xuất ra những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ, phục vụ cho trinh sát cấp chiến dịch, chiến lược... Xa hơn nữa là các thiết bị tối tân khác như tên lửa để nhằm tăng cường khả năng phòng vệ cho đất nước.
Bởi thế, ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm Khí cụ bay đã xác định phải làm chủ công nghệ lõi như chế tạo máy bay, hệ thống điều khiển tự động, khả năng bảo mật số liệu, thông tin... luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện, hệ thống bảo mật lớp ngoài cùng của đơn vị này có thể bảo đảm an toàn thông tin, kể cả trong trường hợp chúng ta nhập khẩu một số chi tiết, thiết bị từ nước ngoài.
Vẫn theo lời “cơ trưởng” của Trung tâm Khí cụ bay, vấn đề cơ bản phát triển của hệ thống điều khiển là thiết kế phần cứng, phần mềm (định vị, dẫn đường theo chương trình, kiểm soát trạng thái hoạt động của máy bay, kiểm soát được quá trình bay). Những vấn đề này, ''người Viettel'' cũng đã và đang làm chủ.
Hiện nay, đội ngũ các cán bộ nghiên cứu của Viettel vẫn đang hoàn tất một số công đoạn để cuối năm 2013 sẽ chính thức cho ra mắt sản phẩm máy bay không người lái phục vụ cho mục đích quân sự đầu tiên ở Việt Nam. Song song quá trình nghiên cứu sản xuất, đơn vị này cũng làm việc với một số đơn vị trong quân đội để triển khai vận hành thử nghiệm trong thực tế trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Theo TTXVN
(1): Vào mỗi cuối năm, Quân đội Việt Nam hay tổ chức tập trận qui mô lớn. Liệu lần này có UAV của Viettel tham gia?