Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử – chiến dịch quyết chiến, chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 – là mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). Ảnh: TTXVN.
Đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, tháng 10/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn – Gia Định với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (26/4/1975). Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Xe tăng của Quân đoàn 1 vượt sông, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 2/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 đánh chiếm sân bay Ông Lĩnh – Bình Chuẩn, ngày 27/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Ngày 9/4/1975, các đơn vị bộ binh và xe tăng thần tốc tiến về giải phóng Xuân Lộc, “cánh cửa thép” – căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Lực lượng tăng-thiết giáp của cánh quân phía Đông Bắc quân giải phóng vượt xa lộ Biên Hòa, phát triển đánh thẳng về Sài Gòn sau khi tấn công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Biên Hòa. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN.
Trên đường tiến về Sài Gòn, quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN.
Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay khi mất Xuân Lộc, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ảnh: TTXVN.
Lực lượng xe tăng và bộ binh Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù (Củ Chi), sáng 29/4/1975, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Lê Trung Hưng/TTXVN.
Sau 4 ngày đêm chiến đấu, đến sáng 30/4/1975, các đơn vị của Sư đoàn 304 đã chính thức tiêu diệt toàn bộ cứ điểm căn cứ Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai) của địch, mở toang “cửa ngõ” cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trong nội thành Sài Gòn. Đây cũng là một trong các trận đánh khốc liệt nhất của quân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Phi đội Quyết thắng tại sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Sư đoàn 5 chặn đánh địch trên Quốc lộ 4 Bến Lức – Long An, mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, ngày 29/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Xe tăng của Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN.
Xe tăng và bộ binh quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN.
Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN.
Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các ra trước Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. ẢẢnh: Tư liệu/TTXVN.
Người Mỹ rời khỏi Việt Nam bằng máy bay trực thăng trên nóc một tòa nhà cách sứ quán Mỹ ở Sài Gòn 500m, ngày 29/4/1975. ẢẢnh: Tư liệu/TTXVN.
Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân Giải phóng và nguy cơ thất bại hiển hiện, Mỹ tiến hành chiến dịch di tản người Mỹ và những người Việt có liên hệ bằng trực thăng khỏi Sài Gòn (chiến dịch Gió lốc – Frequent Wind), bắt đầu từ sáng 29/4 và chấm dứt vào sáng sớm ngày 30/4/1975. Trong vòng gần 20 tiếng đồng hồ, đã có hơn 7.800 người được di tản khỏi Sài Gòn và cuộc di tản này đã trở thành một thảm họa đen trong lịch sử, một hình ảnh về sự thất bại toàn diện của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Lực lượng xe tăng Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) được nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Khoảnh khắc gặp lại mẹ của anh Lê Văn Thức, một trong 36 tử tù Côn Đảo trong ngày trở về đất liền, sáng 4/5/1975 tại Vũng Tàu. Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN.
Nhân dân thành phố Sài Gòn mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN.
Sáng 7/5/1975, hơn 50 vạn nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia Định tổ chức mít tinh mừng thành phố hoàn toàn giải phóng và hoan nghênh Ủy ban quân quản thành phố ra mắt. Trong ảnh: Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt 7/5/1975. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.
Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn – Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN.
áng 13/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.
Theo Vietnamplus
0
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). Ảnh: TTXVN.
Đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, tháng 10/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn – Gia Định với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (26/4/1975). Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Xe tăng của Quân đoàn 1 vượt sông, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngày 2/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 đánh chiếm sân bay Ông Lĩnh – Bình Chuẩn, ngày 27/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Ngày 9/4/1975, các đơn vị bộ binh và xe tăng thần tốc tiến về giải phóng Xuân Lộc, “cánh cửa thép” – căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Lực lượng tăng-thiết giáp của cánh quân phía Đông Bắc quân giải phóng vượt xa lộ Biên Hòa, phát triển đánh thẳng về Sài Gòn sau khi tấn công tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Biên Hòa. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN.
Trên đường tiến về Sài Gòn, quân ta tiêu diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép của địch. Ảnh: Hoàng Thiểm/TTXVN.
Ngày 9/4/1975, quân ta tiến công thị trấn Xuân Lộc, căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông Bắc. Ngày 21/4, quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, cửa ngõ vào Sài Gòn từ hướng Đông Bắc đã được mở. Ngay khi mất Xuân Lộc, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ảnh: TTXVN.
Lực lượng xe tăng và bộ binh Sư đoàn 320 đánh chiếm căn cứ Đồng Dù (Củ Chi), sáng 29/4/1975, mở cánh cửa thép Tây Bắc Sài Gòn để quân ta thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. Ảnh: Lê Trung Hưng/TTXVN.
Sau 4 ngày đêm chiến đấu, đến sáng 30/4/1975, các đơn vị của Sư đoàn 304 đã chính thức tiêu diệt toàn bộ cứ điểm căn cứ Nước Trong (Long Thành, Đồng Nai) của địch, mở toang “cửa ngõ” cho lực lượng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trong nội thành Sài Gòn. Đây cũng là một trong các trận đánh khốc liệt nhất của quân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Phi đội Quyết thắng tại sân bay Thành Sơn (Phan Rang) chiều 28/4/1975 sau khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Sư đoàn 5 chặn đánh địch trên Quốc lộ 4 Bến Lức – Long An, mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, ngày 29/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Xe tăng của Lữ đoàn tăng – thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975. Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN.
Xe tăng và bộ binh quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Mai Hưởng/TTXVN.
Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng xe tăng 4 (cầm cờ, phía trước) cùng 3 chiến sĩ của Lữ đoàn Tăng – Thiết giáp 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, trưa 30/4/1975. Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN.
Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh cùng nội các ra trước Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh Việt Nam, trưa 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Nhân dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng chiếm phủ Tổng thống ngụy, trưa 30/4/1975. ẢẢnh: Tư liệu/TTXVN.
Người Mỹ rời khỏi Việt Nam bằng máy bay trực thăng trên nóc một tòa nhà cách sứ quán Mỹ ở Sài Gòn 500m, ngày 29/4/1975. ẢẢnh: Tư liệu/TTXVN.
Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân Giải phóng và nguy cơ thất bại hiển hiện, Mỹ tiến hành chiến dịch di tản người Mỹ và những người Việt có liên hệ bằng trực thăng khỏi Sài Gòn (chiến dịch Gió lốc – Frequent Wind), bắt đầu từ sáng 29/4 và chấm dứt vào sáng sớm ngày 30/4/1975. Trong vòng gần 20 tiếng đồng hồ, đã có hơn 7.800 người được di tản khỏi Sài Gòn và cuộc di tản này đã trở thành một thảm họa đen trong lịch sử, một hình ảnh về sự thất bại toàn diện của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN.
Lực lượng xe tăng Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) được nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu/TTXVN.
Khoảnh khắc gặp lại mẹ của anh Lê Văn Thức, một trong 36 tử tù Côn Đảo trong ngày trở về đất liền, sáng 4/5/1975 tại Vũng Tàu. Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN.
Nhân dân thành phố Sài Gòn mít tinh chào mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt, ngày 7/5/1975. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN.
Sáng 7/5/1975, hơn 50 vạn nhân dân thành phố Sài Gòn – Gia Định tổ chức mít tinh mừng thành phố hoàn toàn giải phóng và hoan nghênh Ủy ban quân quản thành phố ra mắt. Trong ảnh: Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh mừng Ủy ban Quân quản thành phố ra mắt 7/5/1975. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.
Sáng 15/5/1975, hàng triệu nhân dân Sài Gòn – Gia Định đổ về quảng trường trước trụ sở Ủy ban quân quản thành phố để dự Lễ mừng chiến thắng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ, MTTQ Việt Nam tham dự buổi lễ trọng đại này. Ảnh: TTXVN.
áng 13/5/1975, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục và quân, dân miền Nam ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng dẫn đầu Đoàn đại biểu BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự Lễ mừng chiến thắng tại thành phố Sài Gòn. Trong ảnh: Đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam đón Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Văn Bảo/TTXVN.
Theo Vietnamplus