Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông trong tâm bão cuộc đọ sức Mỹ - Trung


Liệu Hoa Kỳ có quay trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không ? Trung Quốc và Mỹ đọ sức ở đại hội đồng Y tế Thế Giới, ai thắng ai thua ? Tương lai nào cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan ? Tăng ngân sách quốc phòng, phải chăng Trung Quốc muốn tiếp tục khẳng định thế siêu cường ? Và Hồng Kông, thời kỳ tự do sắp chấm dứt ? Trên đây là những câu hỏi lớn trong tháng Năm này.

Tin âm thanh:



Việt Nam khó có thể để Mỹ trở lại vịnh Cam Ranh

Tháng Năm chập chờn bóng đen một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc khẩu chiến giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Lời đồn thổi rộ lên từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/2020 cho rằng Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam chẳng khác gì như châm thêm dầu vào lửa.

Theo phân tích của chuyên gia người Úc, Carl Thayer, giáo sư danh dự Học Viện Quốc Phòng Úc với ban tiếng Anh đài RFI, điều này khó thể xảy ra do chính sách « Ba Không » của Việt Nam. Ông cũng ghi nhận là số lần tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam ngày một nhiều : « Về vịnh Cam Ranh, vài năm gần đây, Hoa Kỳ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa tại Việt Nam ».

Dù vậy, giáo sư Carl Thayer thận trọng cảnh báo : « Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ ».

WHO : Trung Quốc ghi một điểm trước Mỹ ?

Ngày 19/05/2020, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) kết thúc cuộc họp đại hội đồng trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đối chọi nhau gay gắt về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 và cách xử lý cuộc khủng hoảng của WHO, bị Mỹ tố cáo là « theo đuôi » Trung Quốc.

Trước sức ép của Mỹ, WHO thông qua một nghị quyết yêu cầu « đánh giá độc lập và khách quan » hoạt động của cơ quan này trong công cuộc đối phó với dịch Covid-19. Nhưng nghị quyết này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong vòng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức.

Về điểm này, chuyên gia địa chính trị Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS đánh giá như sau :

« Trên bình diện ngoại giao, đương nhiên Trung Quốc đã thắng. Một phần là vì cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu Trung Quốc tìm ra được vác-xin, đây sẽ được xem như là tài sản chung của thế giới, và như vậy sẽ được đưa ra sử dụng đại trà. Cam kết này còn nhằm chống lại những tuyên bố của lãnh đạo người Anh hãng dược Sanofi, cho rằng vác-xin tìm được trước hết sẽ dành cho thị trường Mỹ. Tiếp đến là do sự vắng bóng của Trump đã nhường chỗ cho Trung Quốc.

Chúng ta có thể nghĩ rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng là bên thắng cuộc trong lần họp này. Cuộc họp gây quỹ mà Liên Hiệp Châu Âu tổ chức hôm 08/5 để tìm nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu một vác-xin đã thành công, quyên góp được 8 tỷ euro. Và châu Âu đã đưa ra được một hình ảnh đa phương, không bị nghi ngờ giấu giếm như Trung Quốc, hay có sự thèm muốn trá hình. Do Hoa Kỳ thoái lui, sự có mặt của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định sự hiện diện của phương Tây, và như vậy cũng nhằm không để Trung Quốc là cường quốc duy nhất độc chiếm địa bàn. »

Chuyên gia Anh : « Bắc Kinh không tha thứ cho tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn »

Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khẳng định người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi « Hòa bình, Bình đẳng, Dân chủ và Đối thoại » cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.

Ông Steve Tsang, chuyên gia ngành Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) trường Đại học Luân Đôn, trả lời câu hỏi đài RFI nhận định về tương lai quan hệ hai bên bờ eo biển trong bốn năm tới sẽ không mấy gì sáng sủa hơn so với bốn năm vừa qua.

« Trong bốn năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một sự tiếp nối nếu không muốn nói là xuống cấp trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn dĩ đã rất căng thẳng. Đài Loan là một ví dụ điển hình cho thấy làm thế nào một đất nước dân chủ, về văn hóa và chủ yếu là người Hoa, đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng Covid-19.

Đây chính là một sự tương phản rõ nét trước sự bất lực của Trung Quốc hồi đầu mùa dịch. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng tỏ ra khó chịu và tức giận, chắc chắn sẽ không tha thứ cho Thái Anh Văn về việc đã chống dịch thành công và tái đắc cử trên cơ sở một cương lĩnh không chấp nhận quan điểm của Trung Quốc về Đài Loan ».

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc : Vẫn tăng cho dù khủng hoảng kinh tế.

Khóa họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc ngày 22/05/2020, sau hơn hai tháng rưỡi bị trễ vì dịch bệnh Covid-19 đã tập trung mọi sự chú ý của giới quan sát. Lần đầu tiên Trung Quốc không thông báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thông lệ. Ngược lại, Bắc Kinh cho biết duy trì mức tăng ngân sách quốc phòng ở mức 6,6%.

Theo nhận định của ông Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, Viện Montaigne với đài RFI, bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn, công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc vẫn được tiếp tục.

« Những năm gần đây, mối tương quan giữa ngân sách quốc phòng và tăng trưởng kinh tế là khá mạnh. Thường thì tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức tăng quốc phòng một điểm. Ví dụ như trong năm 2019, mức tăng chính thức cho quốc phòng là 7,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế là 6,5%.

Năm nay, chúng tôi vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng có thể dự đoán bởi vì Ngân hàng Thế giới đưa ra con số là -3%, nhưng con số này có thể còn tệ hơn nữa. Tín hiệu mà Trung Quốc muốn đưa ra là quốc phòng vẫn là yếu tố được bảo đảm, tránh không bị tác động của khủng hoảng kinh tế, tiếp tục được tăng cường, đồng thời gởi đến quốc tế một tín hiệu về sức mạnh và ổn định. »

Hồng Kông : Quy chế « Một quốc gia, Hai chế độ » đã chấm dứt ?

Đỉnh điểm thời sự tháng Năm là cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông lại trỗi dậy, với việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia mới. Đạo luật nghiêm cấm và trừng phạt mọi hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn, và lật đổ » chế độ sẽ được áp đặt với Hồng Kông. Người dân đặc khu hành chính lên án đây là một biện pháp bóp nghẹt « các quyền tự do ». Hoa Kỳ lập tức phản ứng dọa rút « quy chế ưu đãi thương mại » đối với Hồng Kông.

Trên đài RFI, ông Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp, chuyên gia về chính trị Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đã « thất hứa » với chính những cam kết của mình đưa ra vào thời điểm Anh Quốc nhượng địa.

« Đây là một sự thay đổi sâu rộng đến mức người ta không khỏi nghi ngờ việc gìn giữ công thức "Một nhà nước, Hai chế độ". Luật Cơ Bản – một dạng Hiến pháp của Hồng Kông ghi rất rõ là Luật quốc gia, tức là luật của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không thể áp dụng ở Hồng Kông ngoại trừ các lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng. Luật an ninh vùa được thông qua chẳng liên quan gì đến ngoại giao cũng như quốc phòng cả. Hơn nữa, lúc đầu, chính quyền Hồng Kông từng nói là không thể sửa đổi Luật Cơ Bản Hồng Kông trong một sớm một chiều, thế rồi chỉ trong một đợt nghỉ cuối tuần, họ đã thay đổi ý kiến.

Việc thông qua dự luật về an ninh cho thấy là Bắc Kinh hoàn toàn coi thường những cam kết mà họ đã đưa ra vào năm 1984 và năm 1990 khi thiết lập Luật Cơ Bản và muốn áp đặt đạo luật này ở Hồng Kông vì Trung Quốc hiểu rõ là người dân Hồng Kông đang đứng dậy chống lại mọi hành động can thiệp của Bắc Kinh. Và nhất là chính quyền Hồng Kông hiện nay tuân theo lệnh của Bắc Kinh, đã hoàn toàn bất lực không làm được bất kể điều gì để có được ảnh hưởng đối với xã hội Hồng Kông. »

Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-viet-nam-trung-quoc-hoa-k%E1%BB%B3-dai-loan-hong-kong-xung-dot
0

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Thế giới động vật thuyết minh Khám phá rừng mưa nhiệt đới Việt Nam


Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của một số lượng các loài sinh vật nhiều hơn tất cả các quần xã sinh vật khác cộng lại. Khoảng 80% đa dạng sinh học được biết đến có thể được tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới.
0

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Ảo tưởng xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

(Sau khi giới thiệu các bài viết liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Diễn đàn nhận được nhiều ý kiến cùng chủ đề. Xin giới thiệu thêm ý kiến sau như là góp ý cho dự án đặc biệt này)
.

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h dựa trên tính toán của các chuyên gia Đức và Hà Lan đã dấy lên tranh luận về con số cách biệt 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải.

Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây:
1. Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Nên không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

2. Đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800 km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.

3. Công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là "động lực phân tán" tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản, là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.

TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông Tổng giám đốc TEDI cho thấy Bộ Giao thông Vận tải có những cách nhìn chưa đúng sau đây.


Đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tài hàng hóa như thế nào, giá cả ra sao?

I. Vận tải hàng hóa là yêu cầu tiên quyết

Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.

Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, bất cứ đề xuất nào ở tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì cũng bắt buộc phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.
Bởi vậy, tuyến đường có vận tốc 350km/h hiện nay của Bộ GTVT đề xuất không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học - là vi phạm tiên đề.

II. Những đánh giá không đúng của TEDI

Thứ nhất, do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP.HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP.HCM.

Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h 30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1 h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1 h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.

Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.

Thứ hai, các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng và tự trở thành mù quáng.

Thứ ba, vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà TEDI có tình bỏ qua là một sai lầm nghiêm trọng.

Thứ tư, nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới.

Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 - 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.

Thứ năm, không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá thành vé cao, dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.

Thứ sáu, thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.

Thứ bảy, kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.

Thứ tám, ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng đã lan nhiễm vào mọi ngóc ngách của nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong, cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”,…

Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu - Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, còn có những người ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh - lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài, mà còn thế chấp cả tài nguyên, đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.

III. Tổng mức xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h không quá 20 tỷ USD.

Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.

IV.Thời gian xây dựng 10 năm

Với bất cứ công trình kinh tế nào thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ USD, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.

Để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ USD và thời gian xây dựng dưới 10 năm.

Kết luận

1. Xây đựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h là phương án duy nhất đúng cho Việt Nam.
2. Ưu tiên công nghệ châu Âu là nơi có hệ thống đường sắt tốc độ 200km/h phát triển rộng rãi nhiều năm và giàu kinh nghiệm.
3. Đặt mục tiêu xây dựng trong 10 năm.

4. Giới hạn cận trên cho tổng chi phí đầu tư là 20 tỷ đô la.

5. Mở thầu quốc tế dành cho các công ty Âu – Mỹ - Nhật về thiết kế, tư vấn, giám sát.

6. Chỉ có các công ty Việt Nam tham gia xây dựng đường sắt Bắc – Nam dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát quốc tế.
Đừng nghĩ rằng các công ty tư nhân Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên không thể xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Họ biết cách thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế, mua thiết bị và điều hành xây dựng, cùng chuyển giao công nghệ ở mức giá hợp lý. Mức giá của các công ty tư nhân khi phải tự bỏ tiền túi sẽ thấp hơn mức giá của nhà nước từ 2, 3, 4 lần, mà chất lượng lại đảm bảo theo dự kiến. Khác với nhà nước là chủ đầu tư, giá thành đắt gấp 2,3,4 lần nhưng chất lượng vẫn không xác định.

Vấn đề xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ nào, cách thức như thế nào, giá thành ước lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào, đã rất rõ ràng. Người quyết định có tầm nhìn sáng suốt sẽ cao hơn mọi lời của tư vấn. Còn đối với tầm nhìn phụ thuộc vào tư vấn thì câu hỏi mãi chạy vòng quanh. Và số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu
0

Nước sông Mekong thấp kỷ lục, ĐBSCL bị đe dọa


VTC Now | Bên cạnh những yếu tố chủ quan từ kế hoạch các đập thủy điện tại thượng nguồn thì hạn hán được coi là nguyên nhân lớn nhất khiến mực nước sông Mekong ở mức thấp kỷ lục như hiện nay.
0

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Mỹ – Anh đã giúp chế độ Khmer Đỏ chống Việt Nam như thế nào?

Khmer Đỏ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng Campuchia sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam?


Lời người dịch:

Thập niên 80 là một thập niên quyết liệt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh mà Anh và Mỹ đã giở hết những ngón nghề hạ lưu bỉ ổi nhất để chiếm thượng phong, từ liên kết với đại cường Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế cả đôi bên và cô lập Liên Xô, vừa cùng với độc tài, khủng bố trên khắp thế giới đè bẹp những phong trào tiến bộ đòi độc lập tự do trên khắp thế giới, để giữ chặt vùng kiểm soát của mình, vừa đánh lén trả thù, ném đá dấu tay để thỏa mãn thú tính.

Chiến tranh Lạnh là cuộc đấu mưu. Về mặt này thì người Nga thua đứt đuôi mỗi anh Trung, Anh, Mỹ! Và hơn thế nữa, người ta nói ‘Hai đánh một không chột cũng què’, mà trong câu chuyện Chiến tranh Lạnh tới hồi kết này là ba đánh một — Tam kiếm hợp bích, xa luân chiến — thì chết là cái chắc!

Ở nơi mà đã cho đế quốc Mỹ một thất bại hiếm hoi cay đắng, Việt Nam, Mỹ đã vớ được một cơ hội trả thù ngàn vàng khi Việt Nam đem quân vào Campuchia dẹp bỏ chế độ Khmer Đỏ, SAU KHI họ đã nhiều lần tấn công vào đất Việt Nam giết hại hàng ngàn dân thường và tàn phá làng mạc, và thực hiện một chính sách diệt chủng trên đất họ, trong đó có người Việt Nam.

Bài dưới đây là một thí dụ nữa về những hoạt động dơ dáy bẩn thỉu ngoài sức tưởng tượng của hai chiến hữu lâu năm mặt người lòng thú Anh-Mỹ và Trung Quốc thời thập niên 80 ở Campuchia. Họ đã ban bố ‘tự do, dân chủ, nhân quyền’ cho dân nước này bằng cách ủng hộ cái ghế của Polpot ở Liên Hợp Quốc và tài trợ, trang bị vũ khí, huấn luyện, nuôi dưỡng tàn quân Khmer Đỏ đóng trên đất Thái trong suốt 10 năm, SAU KHI những vụ thảm sát giệt chủng của Khmer Đỏ đã được đưa ra ánh sáng!

Tôi còn nhớ lúc nhỏ nghe nói bộ đội Việt Nam sang Miên bị thuơng vong vì mìn rất nhiều, lên tới hàng chục ngàn, và chính mắt tôi đã thấy những người như vậy khi cùng trường đi thăm bệnh viện Quân khu 7. Thời đó có bài hát “Vết chân tròn trên cát” nghe thật mủi lòng. Khmer Đỏ là một nhóm ô hợp mới lên trong thời gian ngắn đã bị quân đội Việt Nam đánh thắng dễ dàng lúc đầu. Họ không được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng sau những gì họ đã gây ra cho đất nước đó. Như vậy cái gì đã giúp họ sống sót sau ngần ấy năm và gây thương vong đáng kể cho bộ đội có những chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường lâu năm của Việt Nam? Câu trả lời nằm trong bài dưới đây.

Bài viết này có từ năm 2000, tác giả đã nhắc tới việc tổ chức phiên tòa tội phạm quốc tế xét xử những người cầm đầu Khmer Đỏ. Đến nay (2007) đã 7 năm, phiên tòa đó vẫn chưa xảy ra! Tại sao? Vì những kẻ tòng phạm là những người khoác áo đại gia nói chuyện nhân nghĩa đứng đầu thế giới. Mỹ tấn công Iraq năm 2003, Saddam Hussein bị bắt cuối năm đó, đã bị ra tòa và xử tử hình vào tháng 12/2006, trong điều kiện nội chiến và đánh nhau với quân nước ngoài vẫn có thể tiến hành được! Nhưng tòa xử lãnh đạo Khmer Đỏ vẫn chưa nhúc nhích!


——————————————————————-

Những đồng minh của Polpot ở Mỹ và Anh

Tác giả: John Pilger (nhà báo và nhà làm phim tài liệu điều tra đoạt giải Pulitzer người Australia)

17 tháng Tư năm nay (2000), là 25 năm từ khi Khmer Đỏ của Polpot tiến vào Phnom Penh. Trong lịch của sự cuồng tín, đó là Năm Số Không; khoảng hai triệu người, một phần năm dân cư của Campuchia, sẽ chết như một hệ quả của ngày hôm đó. Để đánh dấu ngày kỷ niệm này, tội ác của Polpot sẽ được nhắc đến, gần như một hành động mang tính nghi thức cho những người tò mò về những trò chính trị đen tối và không giải thích được. Đối với những người cầm chịch của sức mạnh phương tây, những bài học đúng sẽ không được rút ra, vì không có những kết nối nào sẽ được dẫn tới họ và tới những người đi trước của họ, những người đã từng là đối tác kiểu Faust (nhân vật huyền thoại thời trung cổ đã bán linh hồn cho ác quỉ để đổi lấy kiến thức và sức mạnh) với Polpot. Tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật, nếu không có sự đồng lõa của phương Tây, Năm Số Không có thể đã chưa bao giờ xảy ra, hay sự đe dọa trở lại của nó đã không được nuôi dưỡng lâu dài đến như vậy.

Những tài liệu giải mật của chính phủ Mỹ để lại rất ít nghi ngờ rằng việc ném bom bí mật và bất hợp pháp lên lãnh thổ nước Campuchia trung lập lúc đó bởi Tổng thống Richard Nixon và Henry Kissinger giữa 1969 và 1973 đã gây ra chết chóc và tàn phá trên bình diện rộng, và nó đã tạo điều kiện cho sự hình thành sức mạnh của lực lượng Polpot. “Họ đang sử dụng thiệt hại gây ra bởi những vụ ném bom B52 như là đề tài chính để tuyên truyền” Giám đốc hoạt động của CIA tường trình tháng 2/1973. “Cách tiếp cận này đã dẫn đến sự tuyển mộ thành công thanh niên. Dân chúng nói rằng chiến dịch tuyên truyền đã có hiệu quả với những người tị nạn trong những vùng là mục tiêu của B52.” Qua việc thả một khối lượng bom tương đương với năm quả bom ở Hiroshimas lên một cộng đồng nông dân, Nixon và Kissinger đã giết chết ước tính khoảng một nửa triệu người. Năm Số Không bắt đầu, trên thực tế, là với họ (Nixon và Kissinger); việc ném bom bừa bãi là một chất xúc tác cho sự nổi lên của một nhóm bè phái nhỏ, Khmer Đỏ, mà chủ trương là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mao và nếp sống thời Trung cổ trước đó không có sự ủng hộ trong đại chúng.

Sau hai năm rưỡi nắm quyền, Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt nam vào Ngày Lễ Noel, 1978. Và những tháng năm sau đó, Mỹ cùng với Trung Quốc và những đồng minh của họ, đáng chú ý là chính phủ Thatcher (Thủ tướng Anh lúc đó), đã chống lưng cho Polpot đang đào tị trên đất Thái. Ông ta là kẻ thù của kẻ thù của họ: Việt Nam. Công giải phóng Campuchia của nước này đã không thể được công nhận, vì họ ở bên kia chiến tuyến của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đối với người Mỹ, bây giờ đang ủng hộ Bắc Kinh chống lại Moskva, có một bàn thua cần phải gỡ cho mối nhục của họ khi phải tháo chạy khỏi Sài Gòn trên những mái nhà.

Về việc này, Liên Hiệp Quốc đã bị lạm dụng bởi những cường quốc. Mặc dù chính phủ Khmer Đỏ (“Kampuchea Dân chủ”) đã ngừng tồn tại từ tháng Giêng, 1979, những người đại diện của nó vẫn được phép tiếp tục chiếm giữ cái ghế của Campuchia tại Liên Hợp Quốc; Thực vậy, Mỹ, Trung quốc và Nước Anh đã đòi hỏi như thế. Cùng lúc đó, một lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an lên nước này đã làm tăng thêm sự khốn khổ mất mát của một đất nước đang bị tổn thương nặng nề, trong khi Khmer Đỏ đang đào tị thì gần như muốn gì được nấy. Vào 1981, cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski, nói: “Tôi động viên người Trung hoa hỗ trợ Polpot”. Nước Mỹ, ông ta thêm rằng, “nháy mắt công khai” khi Trung quốc gửi vũ khí cho Khmer Đỏ.

Sự thật là Mỹ đã bí mật tài trợ cho Polpot lúc đang đào tị từ tháng Giêng, 1980. Qui mô của sự hỗ trợ này — 85 triệu USD từ 1980 đến 1986 — đã được tiết lộ ra qua một bức thư gửi tới một thành viên của Ủy ban Quan hệ Nước ngoài của Thượng viện. Trên biên giới Thái Lan với Campuchia, CIA và các cơ quan tình báo khác thiết lập một cơ quan gọi là Nhóm Cứu cấp Campuchia, mà nhiệm vụ là bảo đảm hàng cứu trợ nhân đạo sẽ đến những khu của Khmer Đỏ trong những trại tị nạn và bên kia biên giới. Hai người Mỹ làm việc cứu trơ, Linda Mason và Roger Brown, sau đó viết “Chính phủ Mỹ nhấn mạnh rằng Khmer Đỏ phải được nuôi… Mỹ thích việc nuôi cơm cho Khmer Đỏ đó được hưởng dưới uy tín của hoạt động cứu trợ mà cả thế giới biết đến. “Dưới sức ép Mỹ, Chương trình Thực phẩm Thế giới đã trao hơn 12 triệu USD giá trị thực phẩm cho quân đội Thái Lan để chuyển qua cho Khmer Đỏ; “20.000 tới 40.000 kháng chiến quân Polpot đã hưởng lợi”, Richard Holbrooke, trợ lý bộ trưởng ngoại giao Mỹ lúc đó, viết.

Tôi chứng kiến điều này. Đi cùng đoàn xe của Liên Hợp Quốc gồm 40 xe tải, Tôi đến một khu căn cứ hoạt động của Khmer Đỏ ở Phnom Chat. Người chỉ huy cơ sở này là Nam Phann, một người khét tiếng, được nhân viên cứu trợ biết đến với cái tên “Đồ tể” và “Himmler của Polpot”. Sau khi đồ cung cấp đã được bốc dỡ hết, ngay dưới chân mình, ông ta nói “Cám ơn bạn rất nhiều, và chúng tôi muốn có thêm nữa”.

Trong tháng Mười Một của năm đó, 1980, tiếp xúc trực tiếp giữa nhà Trắng và Khmer Đỏ đã được bố trí khi Bác sĩ Ray Cline, một cựu phó giám đốc của CIA, làm một cuộc viếng thăm bí mật đến một trụ sở hoạt động chính của Khmer Đỏ. Lúc đó Cline là một cố vấn về chính sách đối ngoại trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống vừa đắc cử là Reagan. Đến năm 1981, một số chính phủ trên thế giới đã trở nên rõ ràng khó chịu với trò đố chữ của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục công nhận cái chế độ đã chết từ lâu của Polpot. Cần phải làm một cái gì đó để cải thiện tình hình. Năm sau đó, Mỹ và Trung Quốc sáng chế ra Liên minh của Chính phủ Dân chủ Campuchia, mà thực sự không phải là một Liên minh, cũng không phải Dân chủ, hay là một Chính phủ, hay hiện hữu trên đất Campuchia. Nó là cái mà CIA gọi là “Một ảo tưởng bậc thầy”. Hoàng tử Norodom Sihanouk được chỉ định làm cái đầu của nó; ngoài ra không có gì khác nhiều cả. Hai nhóm “không cộng sản”, nhóm một là những người theo Sihanouk, thì được dẫn dắt bởi con trai của Hoàng tử là Norodom Ranariddh, nhóm thứ hai là Mặt trận Giải phóng Quốc gia của người Khmer, mà về ngoại giao và quân sự, bị khống chế bởi phe Khmer Đỏ. Một trong số những bạn thân của Polpot, Thaoun Prasith, là người điều hành văn phòng đại diện của họ tại Liên Hợp Quốc ở New York.

Ở Bangkok, người Mỹ cung cấp cho “liên minh” này những kế hoạch tác chiến, đồng phục, tiền và tình báo từ vệ tinh; vũ khí thì đến trực tiếp từ Trung quốc hay từ phương tây, theo đường Singapore. Phe không cộng sản đáng xấu hổ trên đã trở thành cái cớ cho phép Quốc hội — được thúc đẩy bởi một người cuồng tín về Chiến tranh Lạnh là Stephen Solarz, một chủ tịch ủy ban có thế lực — phê duyệt 24 triệu USD giá trị viện trợ cho “kháng chiến”.

Cho đến 1989, vai trò của Anh ở Campuchia vẫn còn nằm trong bí mật. Những tường trình đầu tiên xuất hiện trên tờ Sunday Telegraph, viết bởi Simon O’Dwyer- Russell, một phóng viên ngoại giao và quốc phòng có những tiếp xúc nghề nghiệp và gia đình gần gũi với SAS (lực lượng đặc biệt của Anh). Ông ta tiết lộ rằng SAS đang huấn luyện lực lượng do Polpot cầm đầu. Không lâu sau đó, tờ Jane’s Defense Weekly lại cho biết rằng việc huấn luyện của Anh cho những thành viên “không cộng sản” của “liên minh” đó đã được thực hiện “tại những căn cứ bí mật trên đất Thái trong hơn bốn năm rồi”. Huấn luyện viên được cử đến từ SAS, “Tất cả bọn họ đều là những nhân viên quân sự đang tại ngũ, cựu chiến binh của cuộc xung đột Falklands, được dẫn dắt bởi một đại úy”.

Việc huấn luyện ở Campuchia đã trở thành riêng của Anh sau khi vụ “Irangate”, vụ vũ khí đổi con tin, vỡ lở ra ở Washington vào năm 1986. Nếu Quốc Hội biết được chuyện người Mỹ có dính dáng đến chương trình huấn luyện bí mật ở Đông Dương, chưa nói đến việc đó là huấn luyện cho lực lượng Polpot”, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho O’Dwyer- Russell cho biết, “Cái bong bóng đó chắc đã bay ngay lên. Đó là một trong những vụ dàn dựng ăn ý cổ điển giữa Thatcher và Reagan”. Hơn nữa, Margaret Thatcher đã vuột miệng, trước sự kinh ngạc của Bộ Ngoại giao, rằng “những người ôn hòa hơn trong lực lượng Khmer Đỏ sẽ phải đóng vai trò nào đó trong chính phủ tương lai”. Vào 1991, tôi phỏng vấn một thành viên của Đội “R” (đội dự bị) của SAS, một người đã từng phục vụ ở vùng biên giới. “Chúng tôi đã huấn luyện Khmer Đỏ về rất nhiều những nội dung kỹ thuật — rất nhiều về mìn,” anh ta nói. “Chúng tôi đã sử dụng mìn nguyên thủy đến từ Kho Đạn dược Hoàng gia ở nước Anh, đi qua đường Ai-cập để đổi nhãn mác… Chúng tôi thậm chí còn huấn luyện họ về tâm lý. Lúc đầu, họ muốn đi vào làng để chém người thôi. Chúng tôi đã bảo họ cách làm sao để cảm thấy thư thái hơn…”

Bộ Ngoại giao đã phản ứng trước những thông tin này bằng cách nói láo. “Nước Anh không có một sự giúp đỡ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào cho các đảng phái ở Campuchia”, một nghị viên phát biểu. Thủ tướng Anh lúc đó, Thatcher, viết cho Neil Kinnock, “Tôi xác nhận rằng không có sự liên can nào giữa chính phủ Anh dưới bất kỳ hình thức nào tới việc huấn luyện, trang bị hay hợp tác với Khmer Đỏ hay những nhóm đồng minh với họ.” Vào 25 tháng Sáu, 1991, sau hai năm chối quanh, chính phủ cuối cùng cũng phải thừa nhận rằng SAS đã bí mật huấn luyện “quân kháng chiến” từ 1983. Một tường trình bởi Asia Watch đã mô tả chi tiết: SAS đã dạy “cách sử dụng những thiết bị nổ tự tạo, bẫy và chế tác, sử dụng những thiết bị kích nổ chậm”. Tác giả của bản tường trình, Rae McGrath (người cùng đoạt Giải thưởng Nobel Hoà bình từ cuộc vận động quốc tế về mìn), viết trên tờ Guardian rằng “Việc huấn luyện của SAS là một chính sách phạm tội vô trách nhiệm và đê tiện”.

Khi cuối cùng, một “lực lượng gìn giữ hoà bình” của Liên Hợp Quốc cũng đã đặt chân đến ở Campuchia vào 1992, bản hiệp ước bán linh hồn cho ác quỉ đã lộ rõ hơn bao giờ hết. Được gọi đơn thuần nhẹ nhàng là một “thành phần trong cuộc chiến”, Khmer Đỏ được chào đón quay trở lại Phnom Penh bởi viên chức của Liên Hợp Quốc, nếu không phải là bởi người dân. Một chính khách phương tây, người đã giành công kiến tạo “tiến trình hoà bình”, Gareth Evans (ngoại trưởng Úc lúc đó), lên tiếng trước bằng việc yêu cầu nên có một cách tiếp cận “vô tư” đối với Khmer Đỏ và đặt ra câu hỏi rằng liệu gọi việc họ làm là diệt chủng có phải đã tạo ra “một viên đá cản đường rõ ràng” không.

Khieu Samphan, thủ tướng của Polpot trong thời gian những năm diệt chủng, tiếp nhận dàn chào của quân đội Liên Hợp Quốc với người chỉ huy của họ, tướng người Australia John Sanderson, đứng bên cạnh ông ta. Eric Falt, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc ở Campuchia, nói với tôi: “Mục tiêu của tiến trình hoà bình là cho phép [Khmer Đỏ] gầy dựng lại tiếng tăm.”

Hệ quả của việc nhúng tay vào của UN là việc tách ra không chính thức ít nhất một phần tư Campuchia cho Khmer Đỏ (theo bản đồ quân sự của Liên Hợp Quốc), cùng sự tiếp tục của một cuộc nội chiến âm ỉ và cuộc bầu cử của một chính phủ bị chia rẽ hết thuốc chữa giữa “hai thủ tướng” Hun Sen và Norodom Ranariddh.

Chính phủ Hun Sen kể từ sau đó đã thắng cuộc bầu cử thứ hai một cách dứt khoát. Một người độc đoán và đôi khi thô bạo, tuy vậy theo tiêu chuẩn Campuchia vẫn là ổn định lạ thường, chính phủ được dẫn dắt bởi một người bất đồng quan điểm với Khmer Đỏ cũ, chạy trốn sang Việt Nam từ những năm 1970, đã giải quyết xong những thoả thuận với những nhân vật lãnh đạo thời Polpot, đáng chú ý là nhóm ly khai của Ieng Sary, trong khi từ chối những người khác việc miễn tố.

Một khi chính phủ Phnom Penh và Liên Hợp Quốc có thể đồng ý về một khuôn mẫu, một tòa án tội ác chiến tranh quốc tế sẽ có nhiều khả năng tiến hành. Người Mỹ không muốn có sự tham gia nhiều của người Campuchia; mối quan tâm của họ thật dễ hiểu vì không chỉ có Khmer Đỏ sẽ bị buộc tội.

Luật sư Campuchia bảo vệ Ta Mok, người lãnh đạo quân Khmer Đỏ bị bắt năm ngoái, đã nói: “Mọi người ngoại quốc liên quan phải được gọi ra trước tòa án, và sẽ không có những ngoại lệ… Madeleine Albright, Margaret Thatcher, Henry Kissinger, Jimmy Carter, Ronald Reagan và George Bush… Chúng tôi sẽ mời họ tới để nói cho thế giới biết rằng tại sao họ đã hỗ trợ cho Khmer Đỏ”.

Đó là một nguyên lý quan trọng, mà Washington và Whitehall, hiện thời nếu đang nuôi dưỡng những tên bạo chúa tay dính đầy máu ở nơi nào đó trên thế giới, thì nên ghi nhớ lấy.

Theo DIEHARD CAT
0

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

Sai lầm của Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Truyền thông thế giới tiếp tục thảo luận về việc Việt Nam được cho là nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, viết về thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ và những biện pháp trừng phạt có thể từ phía Hoa Kỳ.


Bloomberg cho biết rằng, theo ước tính của Capital Economics Ltd., nếu Trump đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, y như ông làm với hàng hóa từ Trung Quốc, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội sẽ giảm 25%, tương đương với hơn 1% GDP.

Nhưng, đã từ lâu các nhà lãnh đạo Việt Nam làm việc tích cực để bảo vệ đất nước khỏi các cú sốc thương mại, loại bỏ sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào, kể cả Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Hà Nội đã ký hơn một chục hiệp định thương mại tự do, ví dụ, theo thỏa thuận với EU vừa được ký kết, 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu.

Cũng như Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình cuối cùng cung cấp cho Việt Nam quyền tiếp cận miễn thuế vào các thị trường như Canada và Nhật Bản để xuất khẩu nhiều sản phẩm.

Và tạp chí có uy tín The Wall Street Journal lưu ý rằng, chính sách thương mại của ông Trump làm thay đổi nguồn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thay vì giảm khối lượng hàng nhập khẩu.

Trong những tháng gần đây, việc áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, nhưng tổng thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2018 đã đạt mức cao kỷ lục.

Các nhà sản xuất đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không chuyển đến Mỹ. Trong khi xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Hoa Kỳ giảm 12,3% từ tháng 1 đến tháng 5, xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng 36,4%. Theo báo cáo của ADB, Mỹ thậm chí có thể bị thiệt hại do sự chuyển hướng thương mại quốc tế.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu chính sách áp thuế lan rộng khắp thế giới, việc làm ở Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đó các nước đang phát triển ở châu Á sẽ có nhiều việc làm. Thiệt hại của Mỹ có thể lên tới 30 nghìn việc làm trong ngành điện tử, 48 nghìn trong ngành sản xuất máy công nghiệp và hơn 50 nghìn trong nông nghiệp.

Xinhua đưa tin rằng, các tổ chức tài chính nước ngoài đang gia tăng sự hiện diện và tăng vốn tại Việt Nam, và mức tiền lương tối thiểu ở Việt Nam sẽ tăng trong năm 2020.
0

Một kiến giải về phạm vi sinh sống của người Việt cổ

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.

Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.

Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.


Lãnh thổ nước Xích Quỷ

Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.

Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.

Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.

Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.

Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.

Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”

Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.

Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.

Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”

Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.

Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:

Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.

Nghĩa là:

Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.

Phía trong miếu có câu đối:

Giang thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.

Nghĩa là:

Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,
Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).

Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục). (Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.

Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:

1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.

2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.

3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.

Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:

Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.

Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.

Theo TTVN
0

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Công bố quốc tế về giải trình tự gen người Việt gây bất ngờ

Nghiên cứu cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt và khác xa hệ gene của người Hán, thông tin vừa được VnExpress đăng tải.


Các nhà nghiên cứu phát hiện 25 triệu biến dị sau khi giải trình tự gene ở người Kinh. Ảnh: DNAtix.

Công trình nghiên cứu về bộ gene người Việt do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Vinmec về Công nghệ tế bào gốc và gene thực hiện vừa công bố trên tạp chí di truyền quốc tế Human mutation. Các phân tích gene của nhóm nghiên cứu cho thấy người Kinh và các dân tộc khác ở Đông Nam Á có cùng tổ tiên.

Kết quả từ các phân tích gene khác nhau đều thống nhất và củng cố giả thuyết người dân di cư từ châu Phi sang châu Á theo lộ trình từ phương Nam đến phương Bắc thay vì từ phương Bắc xuống Nam. Các dữ liệu cũng cho thấy người Kinh và người Thái có cấu trúc hệ gene tương tự nhau và quan hệ tiến hóa gần gũi.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu và giải trình tự toàn bộ hệ gene và vùng gene của 305 người Kinh, kết hợp với dữ liệu gene của 101 người đã công bố trước kia, phát hiện 25 triệu biến dị, trong đó hơn 99% biến dị có tần suất lặp lại trên 1%. Nghiên cứu cũng hé lộ một số lượng lớn biến dị gọi là đột biến bệnh lý và cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt, khác xa hệ gene của người Hán. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở tham chiếu cho nhiều nghiên cứu Y - Sinh tiếp theo về sức khỏe người Việt có liên quan đến hệ gene.

Theo nhóm nghiên cứu, các biến dị cấu trúc trong dân số người Kinh tuy đóng vai trò thiết yếu trong nghiên cứu hệ gene nhưng đã không được thực hiện trong đề tài này. Lý do là các phương pháp tính toán hiện nay nhằm phát hiện biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có tỷ lệ sai khá cao.

Do đó, các biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có thể không đáng tin cậy. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu những phương pháp khác như phép lai di truyền so sánh vi mô để xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị cấu trúc cho người Kinh và dân cư Đông Nam Á.

Nguồn: VnE
0

"Mất thể diện quốc gia, dân tộc": Flores mang cờ Việt Nam sang Trung Quốc thách đấu Từ Hiểu Đông

"Flores không được mang cờ Việt Nam đi thách đấu Từ Hiểu Đông!". Việc Flores mang theo quốc kỳ Việt Nam tới võ đường kickboxing, tìm gặp Từ Hiểu Đông đang vấp phải những phản ứng dữ dội từ người hâm mộ, VnExpress phản ánh.

"Đây là lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc", Pierre Francois Flores nói trước võ đường, nơi Từ Hiểu Đông từng học kickboxing tại Bắc Kinh. "Trước đây, tôi từng tới Hong Kong. Tôi đến đây để thách đấu Từ Hiểu Đông. Hai năm trước, anh ta từng hạ võ sư Thái cực quyền Ngụy Lôi, sau đó là nhiều võ sư võ truyền thống khác, trong đó có Vịnh Xuân. Những trận đấu ấy đã làm tổn hại danh tiếng của Vịnh Xuân".

Theo chia sẻ của sư phụ Flores, đại sư Nam Anh, võ sư người Canada bay sang Bắc Kinh chiều 9/7 để tìm gặp Từ Hiểu Đông, dựa trên địa chỉ mà những môn sinh của Vịnh Xuân Nam Anh cung cấp. Sáng 10/7 và 11/7, chuẩn võ sư sinh năm 1976 đã tìm tới võ đường Từ từng học kickboxing ở quận Triều Dương, Bắc Kinh nhưng không gặp được võ sĩ MMA.

Trong video đăng trên Facebook cá nhân, Flores cầm cờ Việt Nam và nói muốn nhân danh võ truyền thống Việt Nam thách đấu Từ. Võ sư 43 tuổi chia sẻ:

"Vịnh Xuân là môn phái có hàng trăm năm lịch sử và rất nhiều hệ phái khác nhau. Nhánh Vịnh Xuân tôi theo học ở Việt Nam. Sư phụ tôi cũng là người Việt Nam. Tôi đến đây cùng cờ Việt Nam để đại diện cho phái Vịnh Xuân Nam Anh".

Trước khi sang Trung Quốc tìm Từ, Flores đã gây nhiều ồn ào. Chuẩn võ sư Vịnh Xuân trở lại Việt Nam từ nửa cuối tháng 6/2019, với mục đích tỷ thí cùng HC vàng boxing SEA Games 28, Trương Đình Hoàng, nhưng bất thành. Sau đó, Flores thắng võ sĩ tán thủ nghiệp dư Lưu Cường ở Hà Nội. Vì trận đấu, hai bên lời qua tiếng lại. Flores nói, chưa dùng nửa sức khi thi đấu, còn Lưu Cường chỉ trích phía bên kia trì hoãn giờ thi đấu, đến sai hẹn, và khẳng định không thua võ sư Vịnh Xuân.

Sau trận đấu này, Flores nói dừng tỉ thí võ ở Việt Nam và sang Trung Quốc tìm gặp Từ Hiểu Đông. Nói trước võ đường kickboxing ở Bắc Kinh, võ sư người Canada nhấn mạnh:

"Từ Hiểu Đông là một võ sĩ dũng cảm, nhưng tôi tự tin vào khả năng của mình. Tôi đoán được thực lực của anh ta và có thể nhìn ra sớm kết quả".

'Flores không được mang cờ Việt Nam đi thách đấu Từ Hiểu Đông'

Nhiều người bày tỏ, đây chỉ là trận đấu mang tính cá nhân giữ Flores và Từ Hiểu Đông, không phải giữa võ cổ truyền Việt Nam với MMA, hành động của võ sư Vịnh Xuân Canada ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của tinh hoa võ thuật Việt Nam, thậm chí có người còn coi việc này tác động xấu đến thể diện quốc gia dân tộc.

"Tôi phản đối Flores. Ông có thể đến thách đấu với tư cách cá nhân, hoặc với tư cách đệ tử Vịnh Xuân. Đó là việc của ông. Nhưng ông không được phép mang cờ Việt Nam đi thách đấu như thế. Ông không đủ tư cách đại diện cho Việt Nam đi thi đấu", bạn đọc Anh vu bày tỏ.

"Trận đấu này chỉ mang tính chất cá nhân giữa Flores và Từ Hiểu Đông. Giữa một người học võ Vịnh Xuân Nam Anh với một võ sĩ MMA nghiệp dư. Đây không phải là trận đấu giữa võ sĩ Việt Nam với võ sĩ Trung Quốc. Cũng không phải giữa võ cổ truyền Việt Nam với MMA", tài khoản Duy Tran nêu quau điểm.

"Tại sao ông ta lại cầm lá cờ Việt Nam? Mục đích là gì? Ông chỉ đại diện cho cá nhân ông hoặc môn phái thôi, chứ không thể đại diện cho Việt Nam", Lee_Zenky đặt vấn đề.

"Sư phụ marketing đây rồi. Cầm cờ Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của số đông? Bản thân mình cũng chờ đợi trận đấu này diễn ra, tuy nhiên đừng đưa cờ Việt Nam vào đây vì ông Flores này chẳng có tư cách gì đại diện cho Việt Nam cả", tài khoản Ngọc Thiện bày tỏ.

Ông đại diện cho phái Vịnh Xuân Nam Anh, đi đánh với họ Từ thì tôi ủng hộ nhưng đừng cầm cờ Việt Nam, chuyện này đã đi quá xa rồi", Dohongquan707 nói.

"Đấu với tư cách cá nhân hoặc môn phái thôi, đâu phải đại diện cho Việt Nam mà đem cờ làm chi? Chiêu trò tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ Việt Nam? Anh có thể thách đấu với tư cách cá nhân, không nên cầm cờ Việt Nam vì anh không thể đại diện cho Việt Nam được", tài khoản có nickname Saigon khẳng định.
0

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Giai thoại về cuộc đấu phép giữa Cao Biền và thần Long Đỗ

Thế kỷ 9, Cao Biền được triều Đường cử sang làm Tiết độ sứ ở An Nam. Đây là một viên quan được cho là rất giỏi phong thủy, đã trấn yểm nhiều long mạch của nước ta. Tuy nhiên Cao Biền đã phải chịu thất bại khi gặp linh khí đất Thăng Long.



Thần Long Đỗ là một trong bốn vị thần linh thiêng ở Thăng Long – Hà Nội. Ngày nay, đền thờ thần còn gọi là đền Bạch Mã nằm ở số 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã cũng chính là một trong Thăng Long Tứ Trấn nổi tiếng ở đất kinh kỳ. Sự tích về thần Long Đỗ gắn chặt với các sự kiện lớn của đất Thăng Long. Bởi thế, ngài còn được coi là Thành hoàng của kinh đô. Một trong những sự tích ly kỳ nhất về thần Long Đỗ được dân gian truyền tụng là việc phá sự trấn yểm của Cao Biền.

Cuối thời Đường, sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên. Những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan tuy cuối cùng đều bị đàn áp song đã làm lung lay thêm cái nền đô hộ mấy trăm năm của giặc phương Bắc. Trong bối cảnh ấy, Cao Biền được triều Đường cử sang làm tiết độ sứ cai trị dân ta (năm Bính Tuất – 866 theo Đại việt sử ký toàn thư, kỷ thuộc Tùy Đường).

Sử sách và cả truyện dân gian truyền miệng nói khá nhiều về viên Tiết độ sứ này. Xung quanh nhân vật này hiện lên những ánh hào quang lung linh thần thoại. Người ta truyền rằng, sau khi đã yên vị chức Tiết độ sứ ở An Nam, Cao Biền bèn cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Hễ thấy chỗ đất nào có “long mạch” (chỗ đất tốt khi táng mồ mả ông bà vào đó thì con cháu sau này phát đế vương) thì dùng tà phép trấn yểm hết để người Việt mãi mãi không vùng lên được. Nào là chuyện vãi hạt đậu thành binh lính, nào là việc trồng cây, đào hào để phá long mạch. Các câu chuyện cổ tích, thần thoại thì luôn luôn hấp dẫn về sự tài phép và luôn được người kể thêu dệt thêm cho nên lại càng lung linh huyền ảo.

Cao Biền tài phép là thế nhưng rồi y cũng phải bó tay chịu thất bại ở ngay trong chính đất Đại La – thủ phủ mà y chọn để cai trị nước ta. Trong sách Việt Điện U Linh có một giai thoại kể rằng: Khi Cao Biền đang cho đắp thành Đại La thì thấy trời đất tối đen lại, một vị thần ngồi trên lưng rồng vàng lượn quanh thành mới đắp một vòng. Y rất là run sợ, vội đem vàng và đồng đúc thành một tượng theo hình dáng vị thần trong mơ rồi dùng bùa để trấn yểm. Đêm đó, Cao Biền nằm mơ thấy vị thần ấy nói rằng: Ta là thần Long Đỗ, tinh anh của khí thiêng sông núi nơi đây việc gì mà phải trấn yểm. Sáng hôm sau, Cao Biền sai người đi xem lại những chỗ đã trấn yểm thì thấy đồng sắt đều tan nát cả. Sau đó, Cao Biền sợ hãi lập đền Long Đỗ thờ thần ở trong thành. Đánh giá về giai thoại này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần cho rằng, đó là một biểu hiện phản kháng trong lĩnh vực văn hóa. Nếu như nhà Đường cố tạo cho Cao Biền nhiều tài phép để hù dọa dân ta, thì “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, dân ta cũng có một vị thần không sợ tài phép của Cao Biền.

Gần 200 năm sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) cũng lại có một giai thoại nữa liên quan đến thần Long Đỗ. Khi nhà vua đi thuyền từ Hoa Lư ra đến thành Đại La, thuyền vừa cập bến thì thấy rồng vàng bay lên bèn đổi tên Đại La thành Thăng Long. Việc đầu tiên Thái Tổ quan tâm là xây dựng Thăng Long thành một trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Triều đình đã xuất nhiều tiền của, huy động nhiều sức dân để đắp thành Thăng Long. Nhưng quái lạ là thành cứ đắp xong thì lại bị sụt lún. Nghe tiếng thần Long Đỗ linh thiêng, nhà vua đến cầu khấn. Sau đấy, vào một buổi sáng từ đền thờ thần Long Đỗ hiện ra một con ngựa trắng đi từ đền ra quanh khu vực thành đang đắp. Ngựa đi một vòng để lại dấu chân rồi trở về đền và biến mất. Nhà vua y dấu chân ấy xây thành thì thành không bị sụt nữa. Từ đấy đền có tên nữa là đền Bạch Mã.

Thực ra đây là một mô típ đã có từ thời cổ. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ngoại kỷ còn chép chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Khi ấy, thành cứ xây xong lại đổ xuống. Sau thành chỉ đứng vững được khi xây theo dấu chân thần Kim Quy. Nhà chép sử nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn rằng: chuyện rùa vàng có đáng tin không? …. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè dặt sức dân, cho nên thần minh nhập vào rùa vàng để răn bảo, thế chẳng phải là làm cho dân oán trách quá mà đến thế ư?

Thần Long Đỗ hay thần linh nào nữa cũng đều ở tâm linh con người mà ra. Đó chẳng qua là sự phản ánh những tâm tư nguyện vọng và cả sự phản kháng của người dân trước những thực tế xã hội. Chính người dân Thăng Long đã gắn bó với thủ đô ngàn năm tuổi này. Và cũng từ thế giới tâm linh của họ mới xuất hiện những vị thần linh luôn có mặt mỗi khi Thăng Long nói riêng và dân tộc nói chung đứng trước những bước ngoặt quyết định.

Theo BẢO TÀNG LỊCH SỬ
0

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Màn hát Quốc ca đáng kính nể của NHM ĐT Bóng Đá Việt Nam


Đây là màn hát Quốc ca tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trong trận bán kết lượt về giữa Việt Nam và Philippines ngày 06/12/2018.
1

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Foxconn xem xét đưa nhà máy sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang Việt Nam


Công nhân tại một nhà máy của Foxconn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Foxconn, công ty lắp ráp iPhone lớn nhất của tập đoàn Apple, đang xem xét đưa nhà máy của họ tới Việt Nam.
0

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói về việc kỷ luật ông Chu Hảo

"Chính trị suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước cử tri


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTX.
0

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Chiếc ô tô đầu tiên do Việt Nam sản xuất năm 1958

Sau 60 năm chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam được sản xuất mang tên 'Chiến Thắng', ngày 2/10/2018, 2 chiếc xe hơi thương hiệu Việt lại tái xuất nhưng trong một triển lãm lớn nhất thế giới Paris Motor Show.

Ngày 2/10, sự xuất hiện của 2 mẫu ô tô VinFast đã đánh dấu 1 kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nhưng ít ai biết được, trước đó ngành công nghiệp ô tô đã ghi nhận 2 thương hiệu ô tô của Việt Nam.

“Siêu xe” Chiến Thắng 1958

Vào năm 1958, nhà máy Chiến Thắng đã quyết định sản xuất một chiếc ô tô nhỏ theo cách của ta. Ngày đó, nhiệm vụ sản xuất ô tô được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe.


Chiếc ô tô Chiến Thắng được dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp.

Trong một lần nói về chiếc ô tô “made in Việt Nam” đầu tiên, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cho biết, chiếc ô tô Chiến Thắng là mồ hôi công sức của cả một tập thể. Chiếc ô tô Chiến Thắng có thể nhận gọi là chiếc ô tô đầu tiên do người Việt chế tạo.

Thiếu tướng Vũ Văn Đôn đến với ngành công nghệ, chế tạo ô tô từ lúc còn rất trẻ. Năm 1949, khi đó mới hơn 20 tuổi và vừa tốt nghiệp trường Kỹ nghệ thực hành (một trường cơ khí của Pháp), Thiếu tướng Đôn đã được Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng thời kỳ đó là ông Tạ Quang Bửu giao cho làm Giám đốc Nha Sự vụ Cục Quân giới.

Đến năm 1954, ông Vũ Văn Đôn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý xe (Bộ Quốc phòng) và ông quyết tâm làm bằng được chiếc ô tô đầu tiên của người Việt.

Đúng ngày 22/12/1958, tại nhà máy Chiến Thắng đã cho ra mắt chiếc ô tô đầu tiên (4 chỗ ngồi) do người Việt Nam sản xuất. Mặc dù xe được lắp ráp từ nhiều linh kiện khác nhau, tỷ lệ nội địa hóa chưa đạt 100%, song nó không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ.

Chiếc ô tô Chiến Thắng được làm dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp. Các bộ phận như thân máy, nắp máy, chế hòa khí, bơm xăng, bơm dầu được các thợ chiến trường mày mò tìm mẫu, tạo khuôn mẫu trước, sau đó đúc gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí cho thật tinh xảo.

Có những chi tiết phải đúc đi, đúc lại rất nhiều lần mới thành công. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ đống phế liệu chiến tranh của Pháp “nấu” đúc lại. Đến phần chế tạo trục guồng của máy bàn phải dùng một trục bánh tàu hỏa, đo đạc lấy kích thước, vẽ mẫu chuẩn. Chỉ riêng cái “trục guồng quay” này, cả tổ tiện, nguội, mài... phải “đánh vật” lăn lộn làm suốt đêm ngày mất gần hai tuần lễ.

Tuy nhiên, có những chi tiết không thể làm được và phải lắp đồ ngoại, đó là: Nến điện, dây điện, hệ thống đồng hồ và chỉ thị, bóng điện, hệ thống kính, săm lốp và vòng bi.

Họa sĩ Diệp Minh Châu đã giúp đỡ nhà máy về tạo dáng và màu sắc. Ông còn bỏ tiền mua ngà voi làm núm còi, trên đó khắc nổi hình chùa Một Cột. Ông làm một tượng nhỏ bằng thạch cao người chiến sĩ cầm cờ để nhà máy đúc đồng gắn lên nắp capô.

Chiếc xe có biểu tượng của chữ V, có thể hiểu là “Việt Nam” hay “Victory” (Chiến Thắng). Chính vì lẽ đó, chiếc ô tô “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 chính thức được ra đời.


Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc.

Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc ô tô đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến xem và động viên: "Ta đã sản xuất được xe con. Từ nay về sau cần nghiên cứu, sản xuất xe vận tải để phục vụ đất nước". Khi được đề nghị nhận chiếc xe, Hồ Chủ tịch từ chối: "Cảm ơn các chú đã quan tâm đến Bác, tặng Bác chiếc xe này. Nhưng hiện nay, Bác đã có xe đi rồi. Vậy các chú giúp Bác tặng lại chiếc xe này cho thương binh. Các chú ấy cần chiếc xe mới và tốt thế này hơn Bác".

Mục đích của việc sản xuất ô tô Chiến Thắng 1958 là để giải quyết nhu cầu giao thông tăng cao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thống nhất đất nước.

Quốc khánh năm 1959, ô tô con "Chiến Thắng" do quân đội chế tạo được xếp vào đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình.

Huyền thoại ô tô “Trường Sơn”

Không chỉ sản xuất ra chiếc Chiến Thắng, Việt Nam đã có thời điểm tự mình sản xuất ra những chiếc xe máy. Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc. Ấp Bắc có tốc độ trung bình đạt 50 - 60 km/giờ, tiếng nổ giòn và rất khỏe, chạy đường gồ ghề rất tốt.

Với sự thành công nhất định, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cùng tập thể các đồng chí trong ngành đã quyết tâm làm một chiếc xe ô tô “thực sự của Việt Nam”. Không còn chắp vá linh kiện như chiếc Chiến Thắng.

Chiếc ô tô thứ 2 được đặt tên là “Trường Sơn”. Trong đó, nhà máy Z159 phụ trách làm piston (pit - tông), vòng bi, cần số; Nhà máy Z179 làm sắt xi, gầm xe.

Một ngày cuối năm 1971, gần như toàn thể cán bộ trong Cục Quản lý xe tập hợp ở Văn Điển để xem xe chạy thử. Kết quả ngoài mong đợi, xe không hề có trục trặc gì xảy ra. Đó là chiếc xe hoàn hảo nhất với phần lớn thiết bị do Việt Nam chế tạo. Mấy hôm sau, chiếc xe được điều “đi B” và nó đã hoạt động tốt cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_h%C6%A1i_Chi%E1%BA%BFn_Th%E1%BA%AFng
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Trong dài hạn, Việt Nam có hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?


Tổng cầu của kinh tế thế giới sẽ giảm nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Khi đó, lợi ích của một nền kinh tế có độ mở cao và phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam còn là một dấu hỏi lớn.
Dấu hỏi cho tăng trưởng trong dài hạn


Số liệu chính thức của Chính phủ Trung Quốc cho biết, GDP quý III của nước này chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ chậm nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Con số này cũng thấp hơn dự báo trước đó (6,6%) và thấp hơn mức tăng GDP quý II (6,7%).

Trong bối cảnh Mỹ đơn phương áp thuế suất cao đối với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, các sản phẩm của Việt Nam đã có sự tăng trưởng xuất khẩu đáng kể vào thị trường Mỹ. Thủy sản, dệt may, đồ gỗ, thép,… là những mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu lớn. Đây cũng là những lợi ích về thương mại được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới.

"Tuy nhiên, lợi ích trong dài han vẫn là dấu hỏi. Mọi dự đoán đang đặt ở giả định tổng cầu của Mỹ không đổi. Như nhiều dự báo, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ ảnh hưởng khoảng 0,5 điểm phần trăm đến tăng trưởng kinh tế thế giới. Nếu tăng trưởng của Mỹ, Trung Quốc và toàn thế giới giảm, thì tổng cầu cũng giảm. Khi đó, ngay cả những ngành được hưởng lợi (hiện tại) cũng chưa chắc đã còn được hưởng lợi" – ông Võ Trí Thành nói.

Về sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, chiến lược "Trung Quốc + 1" của nhiều tập đoàn có thể diễn ra nhanh hơn dưới tác động của chiến tranh thương mại. Đây là chiến lược đã được đề ra từ một thập kỷ trước, khi giá nhân công tại Trung Quốc có xu hướng tăng.

Theo ông Võ Trí Thành, về dài hạn, Việt Nam cũng không chắc là nơi sẽ hấp thụ dòng vốn đầu tư rời bỏ Trung Quốc. Dòng vốn này đòi hỏi Việt Nam phải có kết cấu hạ tầng tốt, nhân công có kỹ năng phù hợp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

"Nhiều nhà kinh tế nói rằng kinh tế Mỹ đang tăng trưởng hơi nóng, trên mức tiềm năng thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp thấp. Đây lại là lý do để FED muốn tăng lãi suất. Tranh cãi ở đây là tốc độ tăng, mức độ tăng. Còn trước sau gì FED cũng sẽ tăng và dần dần tăng lãi suất" – ông Võ Trí Thành chia sẻ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, có thể dễ dàng nhìn nhận sự dịch chuyển của dòng vốn khi quan sát thị trường chứng khoán Việt Nam.

"Tháng 6/2018, các nhà đầu tư đã tăng rút vốn ở các thị trường mới nổi khi ông Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế, bắt đầu cuộc chiến thương mại. Mức độ lên giá của đồng USD không nhiều khiến cho các nhà đầu tư không còn mặn mà với việc đầu tư ra nước ngoài và chuyển sang co cụm. Điều này cũng giải thích cho xu hướng bán dòng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân như nhà đầu tư nước ngoài rút vốn về nước, quỹ đầu tư tại Việt Nam nhận thấy rủi ro đã bán cổ phiếu để bảo toàn vốn và có thể chuẩn bị trước cho việc các nhà đầu tư rót vốn vào quỹ sẽ thực hiện rút vốn" – ông Nguyễn Đức Hùng Linh phát biểu tại Hội thảo "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hướng đi nào cho nhà đầu tư" mới được tổ chức.

Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, ảnh hưởng tốt hoặc xấu của chiến tranh thương mại đến nền kinh tế Việt Nam là không rõ ràng vì độ mở hiện nay lớn. Các nhà đầu tư phải đề phòng rủi ro từ xa và giảm tỷ trọng đầu tư xuống đến một mức nào đó. Vẫn có những người thực hiện lệnh mua nhưng xu hướng hiện tại là bên bán mạnh hơn nên thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, việc mức độ giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều. Có lúc Dow Jones (Mỹ) giảm 3% thì Vn-Index chỉ giảm 1% cho thấy sự tự tin của thị trường chứng khoán Việt Nam "tốt hơn mặt bằng chung".

Bên cạnh đó, nếu dòng vốn đầu tư "Trung Quốc +1" chọn Việt Nam, bất động sản khu công nghiệp sẽ là lĩnh vực thu hút được vốn. Nhưng số vốn FDI đăng ký trong tháng 10 lại xuống thấp so với các tháng trước.

Ngành dệt may, được cho là hưởng lợi từ chiến tranh thường mại Mỹ - Trung, đã tăng trưởng tới 17,3%. Mức tăng này cao nhất trong nhiều năm, là hệ quả của việc Trung Quốc giảm tỷ trọng gia công giá rẻ từ nhiều năm trước và sự dịch chuyển của các nhà máy sang Việt Nam. Tuy nhiên, việc này cũng không cho thấy sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất.

Trên thực tế, chủ doanh nghiệp sở hữu đồng thời nhà máy dệt may tại Việt Nam và Trung Quốc đã quyết định tăng sản lượng ở nhà máy Việt Nam. Nếu dịch chuyển cả chuỗi sản xuất, ngành dệt may khó có thể tăng trưởng cao và trong một thời gian ngắn như vậy. Đặc điểm này của ngành dệt may cũng đang tác động đến giá cổ phiếu hiện nay.

"Các công ty chứng khoán sẽ bị giảm lợi nhuận vì thanh khoản thị trường giảm. Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng vì chúng ta phải nâng lãi suất để bảo vệ đồng VND. Nâng lãi suất lại khiến cho biên lợi nhuận của ngân hàng hẹp lại. Cùng với mức tăng trưởng tín dụng năm nay được giám sát chặt chẽ để bảo vệ nền kinh tế, giữ lạm phát,… lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm và giá cổ phiếu ngân hàng cũng giảm thấy rõ. Trong chiến tranh thương mại, ảnh hưởng rất sâu rộng và chúng ta phải theo dõi kỹ" – ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết.


Ông Nguyễn Tiến Dũng, Văn phòng Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Từ phía cơ quan quản lý, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) nhận thấy tâm lý nhà đầu tư mới là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường. Nhiều nhà đầu tư không hiểu rõ bản chất các quyết định mua và bán của khối ngoại. Qua giám sát dòng tiền, UBCK cho biết khối ngoại thực hiện lệnh bán rất nhiều nhưng chỉ một phần tiền được rút về. Phần lớn số tiền vẫn được các quỹ đầu tư quốc tế để lại Việt Nam để tiếp tục đầu tư.

"UBCK luôn theo dõi tình hình thị trường, liên hệ với một số thị trường quốc tế để xem sự sụt giảm do tác động gì, tác động tâm lý như thế nào, các lĩnh vực diễn biến ra sao. Bản thân công ty chứng khoán cũng nắm bắt rất rõ. Tuy nhiên, có những lúc các công ty chứng khoán, môi giới xúi giục nhà đầu tư bán ra vào thời điểm này và mua vào ở thời điểm kia. Chúng tôi đã phải khuyến cáo.

Tôi chia sẻ thật là có nhiều công ty chứng khoán lành mạnh, nhưng cũng có công ty chứng khoán tuyên bố không có cơ sở như việc nói rằng thị trường sẽ về 800 điểm ngay lúc thị trường được 1.000 điểm. Như thế là tạo tâm lý cho nhà đầu tư và về mặt đạo đức là không được. Ở các nước, không một môi giới nào đưa ra nhận định như thế được, họ sẽ bị phạt. Sắp tới, trong xây dựng pháp luật, chúng tôi sẽ đưa thêm quy định về việc này" – ông Nguyễn Tiến Dũng, Văn phòng Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Nguồn: Tri Thức Trẻ
0

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Rostec – Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ

Ông Sergey Chemezov – TGĐ Rostec tuyên bố Tập đoàn hàng đầu của Nga về công nghiệp quốc phòng này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển công nghệ vũ trụ.


Thông cáo báo chí vừa phát đi từ Tập đoàn Rostec cho biết họ sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các chương trình công nghệ hàng không vũ trụ. Theo đó, với năng lực vượt trội, Tập đoàn Rostec có thể giúp Việt Nam trong Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho tới năm 2020.

Rostec đang có sự phát triển nhanh chóng và năng động trong ngành công nghiệp vũ trụ, tích hợp hiệu quả thành tựu công nghệ từ nhiều lĩnh vực khám phá không gian. Trong đó:

– Động cơ (tên lửa đẩy) được sản xuất bởi Liên hiệp chế tạo động cơ thống nhất (UEC) đã đưa các tàu vũ trụ Soyuz lên không gian.

– Technodinamika sản xuất các hệ thống hỗ trợ sự sống và sinh hoạt cho các phi công và phi hành gia, bao gồm cả bộ đồ chuyên dùng cho phi công vũ trụ Orlan-MKS.

– Hệ thống quang học thiết kế bởi Shvabe được lắp đặt trên các vệ tinh thám sát trái đất và chúng cũng được sử dụng phổ trên các phương tiện giám sát chủ yếu trên thế giới.

– RT‑Chemcomposite chế tạo vật liệu composit độc đáo có khả năng chịu được siêu trọng tải và nhiệt độ lớn.

“Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác truyền thống lâu dài hết sức hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực khám phá không gian, và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án của các bạn Việt Nam”, ông Sergey Chemezov – TGĐ Tập đoàn Rostec vui mừng bày tỏ.

“Rostec có nền tảng vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp tích hợp để ứng dụng vào những chương trình không gian của Chính phủ Việt Nam”.

Vì thế, thông qua Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (thành viên của Tập đoàn Rostec) và trên cơ sở mối quan tâm các đối tác (nước ngoài), các doanh nghiệp chế tạo tên lửa – công nghệ vũ trụ Nga thiết kế và phóng những phương tiện vũ trụ với nhiều ứng dụng khác nhau.

Đồng thời các thành viên của Rostec còn sản xuất những hệ thống điều khiển mặt đất để quản lý điều hành tàu vũ trụ và chế tạo nhiều tổ hợp để tiếp nhận và xử lý dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ cũng như cung cấp cho đối tác nước ngoài những dữ liệu bản đồ không gian dựa trên kết quả từ các cuộc khám phá vũ trụ.

Bên cạnh đó, Rosoboronexport cũng hỗ trợ đào tạo chuyên gia cho các nước đối tác để tiếp thu quy trình xử lý và phân tích những dữ liệu nhận được từ các phương tiện thám sát trái đất.

Rosoboronexport sẵn sàng đề xuất các dự án độc đáo một cách toàn diện và hiệu quả dành cho đối tác, ví dụ cụ thể như đưa nhà du hành vũ trụ người Malaysia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-30MKM cho nước này.

Tính đến nay, Rosoboronexport đã hỗ trợ thành công trong việc đưa 30 phương tiện không gian từ 14 quốc gia lên vũ trụ, bao gồm cả các quốc gia như Anh, Đức, Italia, Trung Quốc, Na Uy, Thụy Điển và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Theo Thời Đại
0