Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Thấy gì về vụ kỳ án Hồ Duy Hải?


Thấy gì qua Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ kỳ án Hồ Duy Hải?

Xem thêm: Kỳ án Hồ Duy Hải: Nhìn lại diễn biến 12 năm
0

Mùa săn 'tôm bay' trên sông Hồng


3g sáng, khi mọi người vẫn còn đượm giấc, những ngư phủ trên sông Hồng đã phải dậy để chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến săn vờ vờ mà nhiều người vẫn quen gọi là tôm bay. Một chiếc thuyền lớn với đồ nghề chỉ là 2 tấm lưới căng ở đầu thuyền. Nhè nhẹ cảm nhận từng đợt sóng sông táp vào mạn thuyền, những ngư phủ người thì chiêu nhẹ ngụm nước chè, người châm điếu thuốc rồi kiên nhẫn ngồi chờ. Một chuyến săn vờ vờ bắt đầu...

Con vờ vờ - quán quân chết yểu

Với những đứa trẻ sông nước, sinh ra và lớn lên với miền quê, đặc biệt là gắn với dòng sông Hồng, những con vờ vờ đã trở thành quen thuộc. Tuy nhiên, với nhiều người, kể cả người Hà Nội cũng hiếm người biết đến loài côn trùng này. Vờ là một loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất. Đại đa số ấu trùng trở thành côn trùng thực thụ, chúng chỉ có thể sống được mấy giờ đồng hồ. Tuổi thọ dài nhất cũng không quá một tuần. Ấu trùng của con vờ sống trong nước, sau mấy lần lặn lội mới thành trùng. Vờ là loại sinh vật rất đặc biệt, mỗi năm chỉ sinh nở 1 lần, từ ấu trùng, lớn lên bằng con chuồn nhỏ, lột xác bay ra rồi không lâu sau đó sẽ chết, nổi trên mặt sông. Mỗi lần xuất hiện, vờ lại đẻ ấu trùng để rồi 1 năm sau thế hệ kế tiếp lại làm nhiệm vụ tương tự như một chu kỳ.

Cô Phạm Thị Ngà (Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội) kể: “Vờ vờ to bằng độ con châu chấu, nhưng trắng muốt, mỏng manh. Vào những hôm sương mù, bọn trẻ xóm tôi đi học, chúng cứ men theo mép nước đến trường. Đường xa hơn đấy, nhưng bọn trẻ vẫn chọn con đường đó. Bởi chúng còn nghịch ngợm và xem vờ vờ. Trước đây, khoảng từ năm 2000 trở về trước, vờ vờ có rất nhiều nhưng bẵng đi một thời gian dài không thấy có, đến khoảng 3 năm trở lại đây thì lại có nhiều”.

Chị Trần Thị Minh Chiến (Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng) bồi hồi nhớ lại: “Ký ức tuổi thơ của tôi hình ảnh những con vờ nổi lập lờ trên mặt sông, có hình dáng như những con chuồn chuồn ớt có màu trắng. Chúng tới tấp bay ra, bay vào khi Vờ đến mùa giao duyên. Thân hình con vờ mềm, có hai cái râu trên đầu giống như châu chấu, vào mùa thu hoạch lúa. Phần cuối bụng mọc ra ba cái lông đuôi. Những cánh vờ rất mỏng manh, mỏng manh như vòng đời của chúng vậy".

Ngày nay, vờ đã không còn nhiều như trước kia. Lý do trực tiếp là bởi sự biến đổi khí hậu, sông Hồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dòng lưu ngày càng cạn kiệt tác động trực tiếp đến môi trường sống của muôn loại phù du khiến cho những con vờ ngày càng vắng bóng. Tuy nhiên, với những người sinh sống gắn với dòng sông Hồng, những con vờ vẫn là một món quà của tự nhiên mang tặng mỗi năm. Hình ảnh con vờ gắn với tuổi thơ của không ít người từ lúc còn là một cậu bé cho đến khi mái tóc đã điểm bạc. Con vờ chỉ thỏa sức tung bay trong “lễ hội tình yêu”, rồi chết trong khoảng mấy tiếng đồng hồ sau đó. Xác của những con vờ tưởng chỉ là loài côn trùng vô nghĩa. Nhưng với những cư dân ở đôi bờ sông Hồng, nó thật giá trị vô cùng. Bởi nó làm sống động trong lòng họ những ký ức tuổi thơ.

Mùa săn vờ trên sông Hồng

Nghe lời kể của những ngư phủ về loài vờ mà như đang nghe về một huyền thoại. Bởi lẽ, kể cả với người Hà Nội cũng không phải ai cũng biết và được thưởng thức món ăn dân dã này. Theo lời giới thiệu của một người quen, tác giả được theo chân một gia đình dân chài để khám phá về một buổi đi săn vờ ban đêm và tìm hiểu thêm về loài vật này.

3g sáng, khi mọi người vẫn còn đượm giấc, những ngư phủ trên sông Hồng đã phải dậy để chuẩn bị đồ nghề cho một chuyến săn vờ vờ mà nhiều người vẫn quen gọi là tôm bay. Một chiếc thuyền lớn với đồ nghề chỉ là 2 tấm lưới căng ở đầu thuyền. Chiếc thuyền săn nhẹ nhàng thả mình ở những tổ vờ giữa sông. Nhè nhẹ cảm nhận từng đợt sóng sông táp vào mạn thuyền, những ngư phủ người thì chiêu nhẹ ngụm nước chè, người châm điếu thuốc rồi kiên nhẫn ngồi chờ. Một chuyến săn vờ vờ bắt đầu.

Ông Trần Văn Nội (Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Con vờ từ xưa, cha ông đã gọi như thế, không biết tại sao nó có tên là con vờ. Nhiều người còn gọi là tôm bay. Người săn vờ phải đi từ sáng sớm và phải đúng thời gian thì vờ mới ra nhiều". Theo lời kể của các ngư phủ, ở Hà Nội hiện nay còn 2 tổ vờ lớn và ngon nhất là ở Ninh Sở (Thường Tín) và ở chân cầu Vĩnh Tuy. Quanh khu vực chân cầu Vĩnh Tuy hiện có khoảng hơn chục thuyền thường xuyên đánh bắt vờ. Loài vật này năm nào cũng có nhưng mỗi tháng chỉ có 1-2 lần để bắt vờ. Người đi bắt phải đi xem trước con nước và dự đoán việc vờ sẽ ra nhiều hay ít vào ngày hôm sau.

Anh Nguyễn Văn Thọ (Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hồi tưởng: "Mỗi năm khi mùa vờ đến người dân làng chài chúng nô nức, hò reo nhau đi hớt vờ. Người lớn dùng cái sào dài từ từ khều, gạt những búi vờ đang nổi dập dềnh trên mặt nước vào rá của mình. Những đứa trẻ con thì khúc khích cười đùa, bì bõm lội và nhặt những con vờ nhỏ góp vào rá vờ của người lớn. Sau một ngày làm việc vất vả sản phẩm của người dân chúng tôi là những rá vờ đầy ắp, trắng muốt trở thành một món đặc sản trong văn hóa ẩm thực. Ngày vờ còn nhiều, có khi chúng tôi chỉ cần thắp một cái đèn lớn, quây lại bằng lưới là hôm sau có khi thu hoạch được cả yến vờ”.

Trước đây, khi còn đánh bắt thô sơ và vờ còn nhiều, người bắt chỉ cần dùng vợt, đứng vợt ở ngay bờ sông cũng kiếm được khối lượng lớn. Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, để đánh bắt được hiệu quả hơn, các ngư phủ đã nghĩ cách chế ra bộ đánh bắt chuyên dụng gồm 2 tấm lưới cỡ lớn đặt ở phía trước mũi thuyền dùng cho săn bắt vờ.

"Trước đây, vờ lột xác rồi chết và trôi dạt vào bờ. Người dân vớt về làm món ăn vẫn ngon bởi vờ vừa mới chết. Xác lột của vờ được gọi là "lư". Khi đánh bắt, nhìn khối lượng tưởng là nhiều nhưng sau khi lọc sạch lư đi thì chỉ còn vài kg" – anh Thọ chia sẻ thêm.

Mùa săn bắt vờ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, thời gian thực để có thể đánh bắt chỉ có thể kéo dài 2-3 tháng. Vờ ngon và béo nhất là khoảng thời gian 2 tuần tính từ giữa tháng 2 âm lịch. Từ đầu tháng 3 âm lịch là vờ bắt đầu gầy hơn do vào gần cuối vụ.

Vờ có thể chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như vờ xào rau muống non, vờ rang tỏi hay sốt cà chua. Nhưng với những ngư dân sống gắn mình với sông nước, vờ chỉ ngon nhất khi được om riềng mẻ cà chua cùng với cá ngạnh, cũng là một loài cá đặc sản của sông Hồng nhưng giờ đây cũng rất hiếm.

Ngày nay, vờ đã không còn nhiều như trước. Bởi lẽ, con vờ đã vượt ra khỏi phạm vi của những ngư phủ, được nhiều người sành ăn biết đến và tìm. Cũng bởi sự biến đổi khí hậu hiện vờ cũng dần trở thành những câu chuyện được truyền miệng nhau. Những giây phút thăng hoa ngắn ngủi của một kiếp phù sinh tích hợp nên những giá trị đặc sắc của sông Hồng khiến người Hà Nội luôn nhớ về ký ức tuổi thơ trong những ngày đi bắt vờ vờ dọc một triền sông.

Trước đây, vờ là món ăn dân dã chỉ truyền nhau trong những người dân chài. Giờ đây, vờ đã trở thành một món ăn đặc sản. Do sự quý hiếm, số lượng đánh bắt ít nên vờ hiện ít khi được bán ở chợ. Với những người sành ăn, họ thường đặt trước các ngư phủ để mua số lượng lớn. Nhiều khi đánh bắt được ít, ngư phủ thường để lại nhà ăn chứ không bán. Ở những đợt cao điểm, vờ có giá bán lên tới 500.000 đồng/kg, thậm chí có thể lên đến tiền triệu ở những lúc hiếm.

Một số hình về cuộc "săn" vờ mà PV ghi nhận:







Nguồn: https://phapluatxahoi.vn/mua-san-tom-bay-tren-song-hong-188328.html
2

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Bắt tạm giam ông già 63 tuổi hiếp dâm bé gái 7 tuổi

Sau khi rủ bé gái 7 tuổi vào nhà chơi, Đinh Khắc Bét đã bế cháu bé vào nhà vệ sinh và thực hiện hành vi xâm hại.


Đinh Khắc Bét tại cơ quan Công an.


Cơ quan CSĐT – Công an TP. Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Khắc Bét (SN 1957, trú tại thôn Ninh Tiếp, xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) để điều tra về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Trước đó, ngày 23/3, Công an huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng) nhận được đơn trình báo của gia đình cháu T.T.N.Q (SN 2013, trú tại xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải) tố cáo ông Bét có hành vi xâm hại tình dục đối với cháu Q.

Cụ thể, vào khoảng 21h ngày 21/2, cháu Q. sang hàng xóm chơi, khi về nhà thì kêu đau rát ở vùng âm hộ. Khi được gia đình hỏi thì cháu Q. kể lại rằng trong lúc đi chơi quanh xóm thì ông Bét rủ vào nhà chơi. Nhân lúc không có ai để ý, ông Bét đã bế cháu vào nhà vệ sinh và thực hiện hành vi xâm hại.

Nhận đơn trình báo, Công an huyện Cát Hải đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.

Ngày 9/4, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Cát Hải đã ra quyết định khởi tố vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đối với Đinh Khắc Bét. Đồng thời, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án lên Công an TP. Hải Phòng để giải quyết theo thẩm quyền.

Ngày 13/4, Cơ quan CSĐT - Công an TP. Hải Phòng đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Đinh Khắc Bét để tiếp tục điều tra làm rõ.

Nguồn: https://baomoi.com/bat-tam-giam-ong-gia-63-tuoi-hiep-dam-be-gai-7-tuoi/c/34898615.epi
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Ai chống lưng, bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?


(16/04/2020)- Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) và vợ là bà Nguyễn Thị Dương bị điều tra về về tội Cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như thế.

Vợ chồng đại gia Đường Nhuệ vốn nổi tiếng ở Thái Bình với hoạt động kinh doanh tín dụng đen, cho vay nặng lãi đòi nợ thuê, bảo kê, mua bán bất động sản. Dân địa phương coi hai vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương như trùm mafia nhưng lại dễ dàng qua mắt được chính quyền địa phương. Liệu có hay không thế lực ngầm đứng sau chống lưng bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?

Ở đất Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương từ lâu đã nổi tiếng không phải bởi kinh doanh lành mạnh mà là hoạt động cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản kiểu “lấy thịt đè người”. Với những lý lịch và những hoạt động bất hảo đó, nhiều người tự hỏi, liệu có hay không thế lực “chống lưng” cho những đại ca giang hồ này?

Mới đây, việc Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam cặp vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi) và Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) - thường được gọi là vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” - để điều tra về tội "cố ý gây thương tích" đã làm nhiều người dân trên địa bàn tỉnh này khấp khởi vui mừng. Người dân hy vọng cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ những hoạt động phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này mà trước đó, người dân từng tố cáo nhưng không có kết quả.

Được biết, hai vợ chồng Đường - Dương đã từng có thời gian sinh sống tại nước ngoài, tuy nhiên cả hai đã về nước khoảng 10 năm trước. Khi đến với nhau, đôi bên đều đã có gia đình và con cái riêng.

Theo ông N.X.C. (57 tuổi, một "dân xã hội" đã "gác kiếm") chia sẻ với Tuổi Trẻ, khi mới bước chân vào giới "giang hồ", nghề chính của cặp vợ chồng Đường - Dương là đòi nợ thuê và cho vay nặng lãi.

Theo thời gian, nhiều người dân và hộ kinh doanh ở Thái Bình dần khiếp đảm trước cái tên "Đường Nhuệ". Lý do là bởi dưới trướng vợ chồng "đại ca" này có sự phục vụ của những thanh niên mới lớn sẵn sàng liều mình, thậm chí là cả những đàn em có “máu mặt”.

Ông C. cho biết, trong số những nạn nhân của “Đường Nhuệ” là Công ty Lâm Quyết tại TP Thái Bình. Năm 2019, vợ chồng giám đốc công ty này có vay của người ngoài một số tiền nhưng vì trục trặc trong giấy tờ lúc vay, lúc trả nên xảy ra mâu thuẫn. Bên cho vay sau đó đã nhờ Đường Nhuệ đòi nợ giúp.

Thời gian sau, một nhóm người xăm trổ, mang theo “hàng lạnh” kéo đến Công ty Lâm Quyết đập phá đồ đạc, đuổi công nhân ra ngoài rồi lấy đi tài liệu, sổ sách, ghi âm và nhiều bằng chứng thể hiện việc trả nợ của công ty này đối với người cho vay.

Qua nhiều cuộc điện thoại được ghi âm lại, người được cho là Đường Nhuệ liên tục đe dọa sẽ lấy mạng của ông Nguyễn Văn Lẫm (giám đốc công ty) nếu ông này không chấp nhận sang nhượng công ty lại cho Nguyễn Xuân Đường.
Ông Lẫm đã nhiều lần trình báo cơ quan chức năng để xin được bảo đảm an toàn tính mạng cho gia đình nhưng không có kết quả. Sau đó, chính vợ chồng ông Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị khởi tố về tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản"!

Năm 2014, một nạn nhân khác của đại gia Đường Nhuệ cũng từng mang đơn đi nhiều nơi để tố cáo đối tượng này nhận đòi nợ thuê và đánh người gây thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở công an phường trên địa bàn TP Thái Bình.

Công an TP Thái Bình khi đó đã ra quyết định khởi tố vụ án "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do chưa xác định được bị can trong vụ án trên và hết thời hạn điều tra.

Đường Nhuệ cho đàn em xăm trổ đi đấu giá bất động sản

Nói về việc tại sao cặp vợ chồng này lại “phất” lên nhanh chóng như thế, ông C. cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản nhưng không phải qua con đường làm ăn chân chính, mà thông qua việc đe dọa công khai khi đi đấu giá đất tại khắp các huyện trong tỉnh Thái Bình, thậm chính ngay trước mặt cả cơ quan chính quyền.

Trong việc đấu thầu đất ở Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương có thể nói là "đấu ở đâu là trúng ở đó". Có thể liệt kê mốt số khu đất mà gia đình đại gia này tham gia đấu giá như: đất Nhà máy Bia Ong cũ ở phố Lý Thường Kiệt, dãy shophouse sau Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, khu dân cư tại xã Bình Nguyên và xã Vũ Ninh thuộc huyện Kiến Xương...

Những người từng đi đấu giá những khu đất trên cho biết, cặp vợ chồng này thường sự dụng “chiêu bài” là huy động một lượng lớn “đàn em” xăm trổ đến địa điểm đấu giá. Nếu có người mua hồ sơ, đôi vợ chồng này sẽ cho người đến đe dọa để họ tự rút lui.

Nếu người mua vẫn không chịu rút lui, các đối tượng sẽ tiếp tục khủng bố tinh thần, thậm chí hành hung nếu cần thiết. Bằng cách này, vợ chống Đường – Dương thường "một mình một ngựa" trong cuộc đấu giá.

Có thể kể đến vụ đấu giá đất tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương thời gian gần đây. Khu dân cư này có 46 lô đất nhưng có đến 700 hồ sơ đăng ký mua. Thế nhưng đến khi chốt lại, một mình Công ty Đường Dương trúng đến 30 lô đất, 16 lô còn lại dành cho 700 hồ sơ khác "đấu nhau".

Nhằm xây dựng "hình ảnh", đôi vợ chồng đại gia này công khai trên các trang mạng các hoạt động xây cất nhà lầu, sở hữu hàng trăm bất động sản, chơi siêu xe, tổ chức những bữa tiệc lớn với hàng trăm, hàng nghìn quan khách. Ngoài ra, gia đình này cũng kết giao với những cầu thủ, ca sĩ, diễn viên có tiếng để tạo vỏ bọc doanh nhân thành đạt cho mình.

Bên cạnh đó, vợ chồng đại gia Đường - Dương cũng "làm màu" trước công chúng với những hình ảnh đi làm từ thiện, làm công ích, giúp đỡ người nghèo với số tiền ủng hộ lên tới hàng tỉ đồng.

Thời gian vừa qua, đại gia Nguyễn Xuân Đường, tự xưng là võ sư Đường Nhuệ, cũng tham gia một số phim phát trên mạng như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ, Tỷ phú đè đại gia...

Chuyên gia tội phạm nói về vụ bắt vợ chồng đại gia Đường Nhuệ

Liên quan đến vụ án vừa được Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra liên quan hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, nhờ nắm được tình hình dư luận tại chỗ, nên việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Đường, bà Nguyễn Thị Dương và các đối tượng liên quan được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của Ban lãnh đạo mới, Công an tỉnh Thái Bình.

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, đây cũng giống nhu kỳ vọng của người dân Đồng Nai đối với ngành Công an tỉnh này, sau những cuộc ra quân tấn công vào các đường dây bảo kê xe quá tải hay triệt phá những hang ổ tội phạm trong thời gian gần đây.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu nhận định với Lao Động, nhiều khả năng vụ án “Nguyễn Xuân Đường cùng đồng bọn” có thể không dừng lại ở phạm vi một vụ án cố ý gây thương tích đơn thuần. Vì ngay sau khi nhóm này bị bắt giữ, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của họ xảy ra trong những năm vừa qua tại Thái Bình, nhưng chưa được phát hiện, điều tra làm rõ.

“Qua những thông tin đó, có thể hình dung đây là một ổ nhóm hoạt động kiểu xã hội đen, lộng hành, công khai”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Dư luận và báo chí phản ánh ổ nhóm do vợ chồng đại gia Nguyễn Xuân Đường cầm đầu đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, như hoạt động tín dụng đen cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Nhất là những hành vi sai phạm về đấu giá đất đai, kinh doanh bất động sản.

“Một số người hiểu chuyện tại Thái Bình đã kể với tôi về những thủ đoạn mua đấu giá đất “bách phát, bách trúng” của Bất động sản Đường Dương. Chẳng hạn như việc sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm doạ buộc các nhà thầu khác phải “bán sới” khỏi các cuộc đấu giá đất” chuyên gia Đào Trung Hiếu chia sẻ.

Nhân sự việc lần này, vụ hành hung gây thương tích đối với bà Đinh Thị Lý xảy ra ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình vào sáng 18.11.2014, đã bị tạm đình chỉ điều tra vào năm 2015, cũng đã được báo chí đào xới lại.

Trong hoạt động điều tra hình sự, đã có những “đại án” được bắt đầu, khai thông từ những vụ việc nhỏ. Bằng hành động trấn áp ổ nhóm tội phạm này, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là bước “đột phá khẩu” để Công an tỉnh Thái Bình điều tra mở rộng, làm rõ hàng loạt các vấn đề khác có liên quan”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Vị chuyên gia tâm lý học tội phạm với nhiều năm công tác trong lĩnh vực điều tra hình sự cũng chỉ rõ, việc các tổ chức tội phạm hoạt động dưới vỏ bọc công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

“Trong quá trình hoạt động, nhằm tạo dựng các mối quan hệ với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước để thuận lợi trong công việc làm ăn, hay để che giấu đi những hoạt động phạm tội trong thế giới ngầm, họ cần những bộ mặt “sạch sẽ”, ông Hiếu chỉ rõ.

Theo đó, việc tích cực làm từ thiện, nhân đạo, cùng nhiều công nghệ lăng xê qua nhiều hình thức giúp những đối tượng này “che mắt” dư luận và chính quyền.

Vị chuyên gia tâm lý tội phạm lấy minh chứng từ vụ của ổ nhóm Dương văn Khánh tại Hà Nội, Nguyễn Ngọc Minh (Minh Sâm) ở Bắc Ninh, trước khi bị bắt giữ đều rất nổi tiếng về các hoạt động từ thiện, nhân đạo, lấy bình phong “mạnh thường quân” để quyên góp ủng hộ tiền của, vật chất cho cộng đồng.

“Đối với ổ nhóm tội phạm vừa bắt tại Thái Bình, từ những thông tin đã được dư luận và báo chí phanh phui trong mấy ngày qua, có lẽ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại động cơ thực sự của những hoạt động từ thiện đó”, Trung tá Đào Trung Hiếu nhận định.

Với những hành vi “coi trời bằng vung” như vậy trong suốt hơn chục năm qua, dự luận đang đặt ra câu hỏi liệu có hay không thế lực đứng ra “chống lưng” cho đôi vợ chồng đại gia này? Đây là vấn đề mà cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Theo Sputnik News
0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Phát biểu gây tranh cãi gay gắt của Lê Mã Lương


Lê Mã Lương tuyên bố sẽ cầm đầu các anh em, gồm những tướng lĩnh quân đội đến "hỏi thăm" Bộ Ngoại Giao VN nếu để mất Bãi Tư Chính. Phát biểu của tướng Lương tại Tọa đàm Khoa Học vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc Tế diễn ra tại Hà Nội, hôm 6/10/2019.
0

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Sự thật khi nhịn ăn 40 ngày điều trị ung thư


VTC14 | Người mắc bệnh ung thư vẫn có 1 quan niệm sai lầm, đó là phải nhịn ăn để hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Và không ít người bệnh đã gánh những hậu quả nặng nề vì quan niệm này. Mới đây, một người phụ nữ ở Hà Nội chỉ còn da bọc xương vì nhịn ăn hơn 40 ngày để điều trị căn bệnh này.
0

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Asanzo khởi kiện báo Tuổi Trẻ ra tòa, yêu cầu bồi thường

Cho rằng báo Tuổi Trẻ xuyên tạc sai sự thật, gây thiệt hại nặng nề, công ty Asanzo đã khởi kiện ra tòa, yêu cầu bồi thường thiệt hại.
0

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Asanzo đang khởi kiện doanh nghiệp giả mạo thương hiệu


VTC1 | Công an TP HCM (PC03) xác nhận cơ quan này đã có quyết định khởi tố vụ án "buôn lậu" đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh nhập hàng Trung Quốc nhưng sau đó dán nhãn mác Asanzo
0

Sự thật khi nhịn ăn 40 ngày điều trị ung thư


VTC14 | Người mắc bệnh ung thư vẫn có 1 quan niệm sai lầm, đó là phải nhịn ăn để hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Và không ít người bệnh đã gánh những hậu quả nặng nề vì quan niệm này. Mới đây, một người phụ nữ ở Hà Nội chỉ còn da bọc xương vì nhịn ăn hơn 40 ngày để điều trị căn bệnh này.
0

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Ảo tưởng xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn nếu người quyết định không có tầm nhìn.

LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

(Sau khi giới thiệu các bài viết liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Diễn đàn nhận được nhiều ý kiến cùng chủ đề. Xin giới thiệu thêm ý kiến sau như là góp ý cho dự án đặc biệt này)
.

Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra con số 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h dựa trên tính toán của các chuyên gia Đức và Hà Lan đã dấy lên tranh luận về con số cách biệt 32 tỷ USD so với 58,7 tỷ USD cho tốc độ 350 km/h của Bộ Giao thông Vận tải.

Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, ông Tổng giám đốc Công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây:
1. Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Nên không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

2. Đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800 km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.

3. Công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là "động lực phân tán" tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản, là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.

TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc - Nam của Bộ Giao thông Vận tải đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Vì thế, không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông Tổng giám đốc TEDI cho thấy Bộ Giao thông Vận tải có những cách nhìn chưa đúng sau đây.


Đường sắt cao tốc Bắc-Nam vận tài hàng hóa như thế nào, giá cả ra sao?

I. Vận tải hàng hóa là yêu cầu tiên quyết

Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.

Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, bất cứ đề xuất nào ở tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì cũng bắt buộc phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.
Bởi vậy, tuyến đường có vận tốc 350km/h hiện nay của Bộ GTVT đề xuất không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học - là vi phạm tiên đề.

II. Những đánh giá không đúng của TEDI

Thứ nhất, do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP.HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP.HCM.

Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h 30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1 h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1 h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.

Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.

Thứ hai, các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng và tự trở thành mù quáng.

Thứ ba, vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà TEDI có tình bỏ qua là một sai lầm nghiêm trọng.

Thứ tư, nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới.

Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 - 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.

Thứ năm, không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá thành vé cao, dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.

Thứ sáu, thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.

Thứ bảy, kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ USD là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.

Thứ tám, ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng đã lan nhiễm vào mọi ngóc ngách của nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong, cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “ Đi tắt đón đầu”,…

Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu - Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, còn có những người ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh - lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài, mà còn thế chấp cả tài nguyên, đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.

III. Tổng mức xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h không quá 20 tỷ USD.

Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.

IV.Thời gian xây dựng 10 năm

Với bất cứ công trình kinh tế nào thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ USD, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.

Để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ USD và thời gian xây dựng dưới 10 năm.

Kết luận

1. Xây đựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/h là phương án duy nhất đúng cho Việt Nam.
2. Ưu tiên công nghệ châu Âu là nơi có hệ thống đường sắt tốc độ 200km/h phát triển rộng rãi nhiều năm và giàu kinh nghiệm.
3. Đặt mục tiêu xây dựng trong 10 năm.

4. Giới hạn cận trên cho tổng chi phí đầu tư là 20 tỷ đô la.

5. Mở thầu quốc tế dành cho các công ty Âu – Mỹ - Nhật về thiết kế, tư vấn, giám sát.

6. Chỉ có các công ty Việt Nam tham gia xây dựng đường sắt Bắc – Nam dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát quốc tế.
Đừng nghĩ rằng các công ty tư nhân Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên không thể xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Họ biết cách thuê chuyên gia nước ngoài để thiết kế, mua thiết bị và điều hành xây dựng, cùng chuyển giao công nghệ ở mức giá hợp lý. Mức giá của các công ty tư nhân khi phải tự bỏ tiền túi sẽ thấp hơn mức giá của nhà nước từ 2, 3, 4 lần, mà chất lượng lại đảm bảo theo dự kiến. Khác với nhà nước là chủ đầu tư, giá thành đắt gấp 2,3,4 lần nhưng chất lượng vẫn không xác định.

Vấn đề xây dựng đường sắt Bắc – Nam tốc độ nào, cách thức như thế nào, giá thành ước lượng bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào, đã rất rõ ràng. Người quyết định có tầm nhìn sáng suốt sẽ cao hơn mọi lời của tư vấn. Còn đối với tầm nhìn phụ thuộc vào tư vấn thì câu hỏi mãi chạy vòng quanh. Và số phận đường sắt Bắc – Nam nói riêng, cùng với số phận đất nước nói chung, cũng chạy vòng quanh theo tư vấn.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu
0

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

Cư dân mạng nói gì về ý kiến lập MXH "made in Vietnam"?


VTC1 | Cư dân mạng đang có luồng ý kiến trái chiều trước thông tin của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về việc cần có mạng xã hội và công cụ tìm kiếm “made in Vietnam”.
0

Việt Nam là nước 'nghèo' nhất đầu tư đường sắt cao tốc?

TTO - Nhiều nước có tiềm lực kinh tế mạnh hơn trong khu vực Asean cũng chưa tính tới việc đầu tư đường sắt tốc độ cao đắt đỏ như Bộ GTVT đề xuất.


Đường sắt VN cần đầu tư nhưng với mức phù hợp, không quá khả năng thanh toán của người dân - Ảnh: T.T.D.

Đề xuất phương án đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Bộ GTVT đạt tốc độ 350 km/h với tổng vốn đầu tư hơn 58,7 tỉ USD là tương đương khoảng 1/4 GDP toàn nền kinh tế.

VN vừa thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp để chạm tới nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.587 USD/năm, GDP của cả nền kinh tế ước đạt 240,5 tỉ USD vào năm 2018.

GS.TSKH Lã Ngọc Khuê, nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, khẳng định nếu đề xuất đầu tư của Bộ GTVT được chấp thuận, VN là nước "nghèo" nhất trên thế giới đầu tư đường sắt cao tốc.

Các quốc gia đã đầu tư đường sắt cao tốc như Nhật Bản, Đức... đều là những nước giàu có hàng đầu trên thế giới. Từng giữ cương vị lãnh đạo trong ngành GTVT, GS.TSKH Lã Ngọc Khuê cho rằng để phát huy tối đa hiệu quả kinh tế các dự án đường sắt cao tốc đã đầu tư, nước Đức đã quyết định giảm tốc độ của các tuyến đường sắt cao tốc từ 320 km/h xuống khoảng 250 km/h.

Bởi điều này còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí thay thế thiết bị trong quá trình chạy tàu. Các đội tàu hỏa ICE3 có tốc độ chạy tàu 320 km/h đang dần được thay thế hết bằng đội tàu ICEx có tốc độ 250 km/h vào năm 2025 theo một chương trình điều chỉnh của Chính phủ Đức.

Vốn đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam 58,7 tỉ USD lớn gấp 50 lần chi ngân sách trung ương dành cho phát triển hạ tầng giao thông bình quân những năm qua. Nếu dự án đường sắt cao tốc được chấp thuận đầu tư trong 30 năm thì ngân sách trung ương, trong bối cảnh rất có hạn hiện nay, không loại trừ phải đình hoãn nhiều dự án khác.

Có tới 80% vốn đầu tư đường sắt cao tốc - khoảng 1.075.567 tỉ đồng (46,96 tỉ USD) - được Bộ GTVT dự kiến huy động từ ngân sách. "Nguồn vốn đầu tư đường sắt cao tốc rất lớn và bối cảnh nợ công áp trần cho thấy rủi ro tài chính khi thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam là không nhỏ" - chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Điều đáng nói hơn, số liệu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng cho thấy dự án không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Kể cả khi tốc độ tàu chạy tối đa theo thiết kế đạt 350 km/h thì thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP.HCM cũng mất khoảng 5 giờ, gấp hơn 2 lần thời gian di chuyển bằng máy bay.

Rõ ràng, trong bối cảnh các hãng hàng không giá rẻ ra đời ngày một nhiều hơn, sẽ rất khó để đường sắt cao tốc cạnh tranh.

Đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần loại trừ "căn bệnh vung tay quá trán" trong đầu tư công. Hệ quả nhiều dự án rơi vào đình trệ, chậm tiến độ... Bộ GTVT nên sớm có giải thích cụ thể hơn về phương án của mình sau khi Bộ KH-ĐT đã phân tích rất kỹ nhiều bất cập, tránh những băn khoăn của dư luận.

"Xài sang" mà không tương ứng với tính khả thi và hiệu quả, trong khi cần tới hàng chục tỉ USD, sẽ tạo nguy cơ không tạo thêm động lực, ngược lại sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Đó là vấn đề cần đặt ra trước khi quyết định đầu tư đại dự án này.

Nguồn: Tuổi Trẻ
0

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Chủ nghĩa xã hội qua góc nhìn của Albert Einstein

Nhiều lần Einstein tự giới thiệu mình là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ít ai biết đến bài báo “Why Socialism?” đăng trong số đầu tiên của tạp chí Monthly Review của Mỹ (số tháng 5-1949).



Albert Einstein (sinh năm 1879 tại Đức, mất 1955 tại Hoa Kỳ) được xem là một trong những nhà vật lý lớn nhất từ trước tới nay. Công trình chính của ông, thuyết tương đối (1905/1915), là xương sống của ngành vật lý hiện đại. Năm 1922, ông nhận Giải Nobel vì những đóng góp quan trọng cho vật lý học lý thuyết, nhất là việc khám phá định luật về hiệu ứng quang điện. Tháng 12-1932 ông sang Mỹ rồi không trở về nước khi Đức Quốc xã giành chính quyền vào đầu năm sau.

Không những là một nhà khoa học vĩ đại, Einstein còn hoạt động tích cực chống chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa quân phiệt. Trước nỗi khổ của dân tộc Do Thái, ông góp phần đáng kể vào việc thành lập và xây dựng nước Israel.

Nhiều lần Einstein tự giới thiệu mình là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ít ai biết đến bài báo “Why Socialism?” đăng trong số đầu tiên của tạp chí Monthly Review của Mỹ (số tháng 5-1949). Trong đó, ông đề cập đến những vấn đề của cả chế độ tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội.


Nguồn: Albert Einstein, Why Socialism? Monthly Review May 2009 [May 1949]

Biên dịch: Phạm Hải Hồ

——————————————

Sự khác nhau giữa khoa học và kinh tế [1]

Một người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có nên bày tỏ quan điểm về chủ nghĩa xã hội hay không? Một loạt lý do khiến tôi nghĩ rằng nên làm việc ấy.

Trước hết, chúng ta hãy xem xét vấn đề từ quan điểm khoa học. Bề ngoài có vẻ như không có sự khác biệt đáng kể nào về phương pháp giữa thiên văn học và kinh tế học: Các nhà khoa học thuộc hai ngành ấy đều cố gắng khám phá những quy luật được chấp nhận rộng rãi cho một nhóm hiện tượng để hiểu càng rõ càng tốt về mối liên kết giữa chúng với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế lại có những khác biệt về phương pháp. Việc khám phá những quy luật chung trong lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn, bởi vì các hiện tượng kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố rất khó được đánh giá riêng biệt. Hơn nữa, như đã biết, kinh nghiệm tích lũy từ đầu giai đoạn gọi là “văn minh” chủ yếu bị ảnh hưởng và giới hạn bởi những vấn đề không chỉ có tính chất kinh tế. Chẳng hạn như đa số các thực thể quốc gia lớn trong lịch sử đều tồn tại nhờ xâm lăng nước khác. Các dân tộc xâm lược đã củng cố vị thế của mình – về pháp lý và kinh tế – là giai cấp có đặc quyền đặc lợi ở nước bị xâm chiếm. Họ nắm giữ độc quyền sở hữu đất đai và cử những người từ tầng lớp của mình vào chức linh mục. Trong vai trò quản lý hệ thống giáo dục, các linh mục đã thể chế hóa tình trạng phân chia giai cấp của xã hội và tạo ra một hệ thống giá trị ảnh hưởng tới hành vi xã hội của người dân mà những người này hầu như không nhận thức được điều đó.

Mặc dù truyền thống lịch sử ấy có thể nói là thuộc về quá khứ nhưng chúng ta chưa thực sự vượt qua cái mà Thorstein Veblen [2] gọi là “giai đoạn cướp bóc” ở nơi nào cả. Các dữ kiện kinh tế quan sát được thuộc về giai đoạn đó và cả những quy luật mà chúng ta có thể rút ra từ chúng cũng không thể áp dụng cho những giai đoạn khác. Vì mục tiêu thực sự của chủ nghĩa xã hội chính xác là để khắc phục và vượt qua giai đoạn nói trên, khoa học kinh tế hiện nay chỉ có thể giúp chúng ta hiểu một ít về xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Lý do thứ hai là, chủ nghĩa xã hội hướng tới mục tiêu đạo đức – xã hội. Nhưng khoa học lại không thể tạo ra những mục tiêu, nó càng không thể gợi cho con người những mục tiêu ấy; trong trường hợp tốt nhất, khoa học chỉ có thể cung cấp phương tiện để đạt tới những mục tiêu nào đó. Trái lại, các mục tiêu lại được những nhân vật có lý tưởng đạo đức cao cả nghĩ ra và – nếu không chết non mà mạnh mẽ, đầy sức sống – chúng sẽ được nhiều người tiếp nhận, phổ biến và quyết định, tuy có phần không chủ ý, sự tiến hóa chậm rãi của xã hội.

Bởi những lý do ấy, chúng ta nên thận trọng, không đánh giá quá cao khoa học và phương pháp khoa học khi xem xét các vấn đề của con người; chúng ta không nên cho rằng chỉ các chuyên gia mới có quyền phát biểu về những vấn đề liên quan đến tổ chức của xã hội.

Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Từ lâu nay, vô số tiếng nói khẳng định rằng xã hội loài người đang trải qua một cuộc khủng hoảng và sự ổn định xã hội bị phá hủy. Đặc điểm của một tình trạng như thế là những cá nhân có thái độ bàng quan, thậm chí đầy ác cảm đối với tập thể lớn hay nhỏ của họ. Để giải thích điều tôi muốn nói, tôi xin kể một kinh nghiệm cá nhân. Cách đây không lâu, tôi thảo luận với một người đàn ông thông minh và thân thiện về hiểm họa của một cuộc chiến tranh mới mà theo tôi, nó đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của nhân loại và chỉ một tổ chức siêu quốc gia (a supra-national organization) mới có thể bảo đảm sự an toàn trước hiểm họa ấy. Đáp lại, người khách của tôi – rất bình thản, lãnh đạm – nói: “Tại sao bạn hết sức chống lại sự biến mất của loài người như vậy?”

Tôi chắc rằng chỉ trước đây một thế kỷ thôi, không ai có thể phát biểu một cách nông nổi như thế. Đó là phát biểu của một người đã nỗ lực tìm sự thăng bằng nội tâm nhưng vô ích và đã mất ít nhiều hy vọng thành công. Đó là biểu hiện của nỗi cô đơn, cách biệt khiến bao người phải đau khổ trong lúc này. Đâu là nguyên nhân của nó? Có lối thoát nào không?

Không khó đặt ra những câu hỏi ấy, nhưng trả lời chúng với một chút chắc chắn là điều khó khăn. Tuy vậy, tôi phải cố gắng hết sức, mặc dù biết rõ những cảm nghĩ và nỗ lực của chúng ta thường trái ngược nhau và khó hiểu vì không thể được diễn tả bằng những công thức đơn giản, dễ dàng.

Con người vừa là một cá thể vừa là thành viên của xã hội. Là một cá thể, con người cố gắng bảo vệ sự sống của mình và người thân cũng như tìm cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân, phát triển năng khiếu bẩm sinh của mình. Là thành viên xã hội, con người cố tìm sự tôn trọng và yêu mến của đồng loại, chia sẻ niềm vui với họ, an ủi họ khi đau buồn và giúp họ cải thiện điều kiện sống. Chỉ sự hiện hữu của các nỗ lực đa dạng, thường trái ngược nhau ấy mới làm nên tính cách riêng của một người và sự kết hợp đặc thù của chúng quyết định mức độ một cá nhân có thể đạt tới trạng thái cân bằng nội tại và góp phần giúp ích cho xã hội. Hoàn toàn có thể là sức mạnh tương đối của hai động lực ấy chủ yếu phụ thuộc vào di truyền. Nhưng rốt cuộc rồi nhân cách vẫn thường được tạo nên bởi môi trường mà một người tình cờ lạc vào trong thời gian phát triển của mình, bởi cấu trúc xã hội mà trong đó anh ta lớn lên, bởi các truyền thống và sự phán đoán của xã hội về những hành vi khác nhau. Đối với con người cá thể, khái niệm “xã hội” trừu tượng có nghĩa là toàn thể các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của người ấy với những người đồng thời và tất cả những người thuộc các thế hệ trước. Con người cá thể có khả năng tư duy, cảm xúc, phấn đấu và làm việc độc lập; nhưng trong đời sống thể chất, lý trí và tình cảm của mình, cá nhân phụ thuộc vào xã hội đến nỗi không thể nào nghĩ đến và hiểu cá nhân bên ngoài khung cảnh xã hội. Chính “xã hội” là cái đem lại cho con người quần áo, chỗ ở, công cụ lao động, ngôn ngữ, các hình thức tư duy và đa số nội dung tư tưởng; con người sống được là nhờ công sức và thành tựu của nhiều triệu người trong hiện tại và quá khứ, tất cả đều ẩn sau cái từ nhỏ nhoi “xã hội”.

Vì thế, sự phụ thuộc của cá nhân vào xã hội là một quy luật tự nhiên, một quy luật – cũng như loài kiến và loài ong – con người không thể xóa bỏ được. Tuy nhiên, trong khi cả quá trình sống của các loài ong kiến bị ràng buộc cho tới từng chi tiết nhỏ bởi bản năng di truyền bất biến, các mẫu hình xã hội và các mối quan hệ tương hỗ của con người dễ biến đổi và nhạy cảm với sự đổi thay. Ký ức, khả năng tạo ra cái mới và năng khiếu giao tiếp bằng lời nói là điều kiện cho con người có những phát triển không chịu sự chi phối của các nhu cầu sinh học. Các phát triển như thế hiện rõ qua những truyền thống, thiết chế và tổ chức; qua văn chương; qua những thành tựu khoa học kỹ thuật; qua những tác phẩm nghệ thuật. Điều ấy giải thích vì sao con người, trong một ý nghĩa nào đó, có thể tự tác động đến đời sống của mình và vì sao trong quá trình này, tư duy và ý chí có thể giữ một vai trò.

Qua đường di truyền, con người khi sinh ra đã có một cơ sở sinh học phải được xem là vững chắc, không thể thay đổi. Nó bao gồm cả các bản năng tự nhiên vốn đặc trưng cho loài người. Ngoài ra, trong cuộc đời mình con người còn tiếp nhận từ xã hội một nền tảng văn hóa qua việc giao tiếp và nhiều loại ảnh hưởng khác. Chính cái nền tảng văn hóa ấy phải chịu thay đổi theo thời gian và chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Với những nghiên cứu đối chiếu các nền văn hóa gọi là “sơ khai”, ngành nhân chủng học hiện đại chỉ rõ rằng hành vi xã hội của con người có thể rất khác nhau và tùy thuộc vào những mẫu hình văn hóa, những cách thức tổ chức chiếm ưu thế trong xã hội. Đây chính là điều mà những ai mong muốn thay đổi số phận con người có thể đặt hy vọng vào: Không phải bởi nền tảng sinh học của mình mà con người buộc phải tiêu diệt lẫn nhau hay cam chịu những điều bất hạnh do con người tự gây ra cho mình.

Nếu chúng ta tự hỏi nên sửa đổi cơ cấu xã hội và quan điểm về văn hóa như thế nào để con người càng hài lòng với đời sống của mình càng tốt, thì chúng ta phải luôn luôn ý thức rằng có những hoàn cảnh không thể nào thay đổi được. Như đã đề cập trước đây, trạng thái sinh học của con người, trên thực tế, không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi. Hơn nữa, những phát triển công nghệ và dân số học trong một vài thế kỷ gần đây đã tạo ra những điều kiện vững bền. Với một mật độ dân số tương đối cao và những vật dụng không thể thiếu cho sự tồn tại của họ, thì một sự phân công tối đa và một bộ máy sản xuất tập trung cao độ là hết sức cần thiết. Thời kỳ mà những cá nhân riêng lẽ hay những nhóm nhỏ có thể hoàn toàn tự cung tự cấp, thời kỳ có vẻ bình dị, yên ả khi hồi tưởng ấy đã vĩnh viễn qua rồi. Chỉ hơi cường điệu nếu khẳng định rằng nhân loại ngay bây giờ đã tạo thành một cộng đồng sản xuất và tiêu dùng toàn thế giới.

Bản chất cuộc khủng hoảng trong thời đại chúng ta

Đến đây, tôi có thể trình bày ngắn về vấn đề đối với tôi là bản chất cuộc khủng hoảng trong thời đại của chúng ta. Nó liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hơn bao giờ hết, con người nhận thức về sự lệ thuộc của mình vào xã hội. Nhưng con người không trải nghiệm sự lệ thuộc ấy như một điều tích cực, một quan hệ hữu cơ, một sức mạnh che chở mình, mà như một mối đe dọa các quyền lợi tự nhiên hay ngay cả đời sống kinh tế của mình. Hơn nữa, con người có một vị trí trong xã hội cho phép các bản năng ích kỷ luôn luôn được nhấn mạnh, trong khi các bản năng xã hội vốn đã yếu thì ngày càng suy yếu hơn. Tất cả mọi người – cho dù họ có vị trí nào trong xã hội đi nữa – đều cảm thấy khổ sở vì quá trình ấy. Vô tình bị trói buộc bởi tính tự kỉ trung tâm, họ cảm thấy bất an, cô độc và mất đi niềm vui chân chất, giản dị và tự nhiên. Con người chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ngắn và đầy nguy hiểm của mình qua sự cống hiến cho xã hội.

Theo quan điểm của tôi, tình trạng vô chính phủ về mặt kinh tế hiện nay là nguồn gốc của sự tha hóa. Trước mắt chúng ta là một cộng đồng sản xuất khổng lồ mà các thành viên không ngừng tìm cách tước đoạt lẫn nhau các thành quả lao động tập thể – không bằng bạo lực nhưng thường bằng sự nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ. Về phương diện này, điều quan trọng là nhận thức rằng các phương tiện sản xuất – tức là toàn bộ khả năng sản xuất cần thiết để làm ra hàng tiêu dùng cũng như tư liệu sản xuất mới – về mặt pháp lý có thể thuộc về tài sản cá nhân và đa số trường hợp cũng là như thế.

Để đơn giản hóa, sau đây tôi sẽ gọi “công nhân” là những người không sở hữu phương tiện sản xuất – mặc dù đó không hẳn là nghĩa thông thường của từ “công nhân”. Chủ sở hữu phương tiện sản xuất giữ một vị trí trong xã hội cho phép ông ta mua sức lao động của công nhân. Với các phương tiện sản xuất, người công nhân làm ra những sản phẩm mới và những sản phẩm này trở thành tài sản của nhà tư bản. Điểm chính yếu trong quá trình ấy là tỉ lệ giữa giá trị thực mà người công nhân tạo ra và tiền công anh ta thực sự nhận được. Nếu như hợp đồng lao động “để ngỏ”, tiền công của người công nhân không được định bởi giá trị thực của sản phẩm mà bởi nhu cầu tối thiểu của anh ta và yêu cầu về sức lao động của nhà tư bản so với số công nhân cạnh tranh việc làm với nhau. Điều quan trọng là nên hiểu rằng ngay cả trong lý thuyết, lương công nhân cũng chẳng được định bởi giá trị sản phẩm do anh ta làm ra.

Tư bản tư nhân có khuynh hướng tập trung vào tay một số ít người – một phần do sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, phần khác do phát triển công nghệ và sự mở rộng phân công lao động đã thúc đẩy quá trình hình thành những đơn vị sản xuất lớn, làm thiệt hại những đơn vị nhỏ hơn. Kết quả của những tiến trình ấy là một tập đoàn tư bản đầu sỏ với quyền lực to lớn mà ngay cả một tổ chức chính trị có cấu trúc dân chủ cũng không kiểm soát được. Thật vậy, các đại biểu của cơ quan lập pháp được bầu bởi những đảng phái chủ yếu nhận tài trợ hoặc ít nhất cũng chịu tác động của những nhà tư bản tư nhân, những người trên thực tế tách biệt cử tri với ngành lập pháp. Hậu quả là các đại biểu nhân dân không bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các bộ phận dân chúng thiệt thòi về mặt xã hội. Hơn nữa, trong điều kiện hiện hữu, tất nhiên các nhà tư bản kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp các phương tiện thông tin chính yếu (báo chí, đài phát thanh, hệ thống giáo dục). Vì thế nên công dân khó có thể, trong đa số trường hợp gần như không thể rút ra những kết luận khách quan và sử dụng các quyền chính trị của mình một cách khôn ngoan.

Tình trạng phổ biến trong một nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư bản được mô tả bởi hai nguyên lý chính: thứ nhất, các phương tiện sản xuất (tư bản) thuộc sở hữu tư nhân, chủ sở hữu được tùy nghi sử dụng; thứ hai, hợp đồng lao động là hợp đồng để ngỏ. Dĩ nhiên không có xã hội tư bản nào là thuần túy theo đúng nghĩa. Đặc biệt cần lưu ý rằng sau những cuộc đấu tranh chính trị gay gắt và dai dẳng, công nhân đã thành công trong việc đảm bảo một hình thức sửa đổi đôi chút của “hợp đồng lao động để ngỏ” cho một số bộ phận công nhân nào đó. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế hiện nay không khác gì chủ nghĩa tư bản “thuần túy” cho lắm.

Sản xuất vì lợi nhuận, không vì lợi ích. Không có một bảo đảm nào để những ai có khả năng và sẵn sàng làm việc đều có thể tìm được việc làm; gần như lúc nào cũng có một “đạo quân thất nghiệp”. Người lao động luôn luôn sợ mất việc làm. Vì những công nhân thất nghiệp và lương thấp không tạo thành một thị trường mang lại lợi nhuận nên việc sản xuất hàng hóa bị giới hạn và hậu quả là tình trạng nghèo khổ. Tiến bộ công nghệ thường khiến số người thất nghiệp tăng thêm thay vì làm giảm gánh nặng công việc cho tất cả mọi người. Cùng với sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, động cơ lợi nhuận là nguyên nhân của sự bất ổn trong quá trình tích lũy vốn và đầu tư, khiến cho ngày càng có nhiều đợt suy thoái nặng nề hơn. Cạnh tranh vô giới hạn khiến lao động bị lãng phí rất nhiều và làm bại liệt ý thức xã hội của những cá nhân mà tôi đã đề cập tới.

Tôi cho rằng tình trạng bại liệt ấy là tai họa lớn nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hệ thống giáo dục của chúng ta phải chịu tổn thất vì nó. Sinh viên bị nhồi sọ là phải nỗ lực cạnh tranh với nhau, họ được tập luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như là bước chuẩn bị cho đường công danh của họ.

Vấn đề tập trung quyền lực trong chủ nghĩa xã hội

Tôi tin chắc rằng chỉ có một phương cách loại trừ tai họa nặng nề đó, ấy là thiết lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kèm theo một hệ thống giáo dục hướng tới những mục tiêu xã hội. Trong một nền kinh tế như thế, các phương tiện sản xuất thuộc về xã hội và được sử dụng theo kế hoạch. Một nền kinh tế kế hoạch điều tiết sản xuất theo nhu cầu sẽ phân phối công việc cho tất cả những ai có khả năng lao động và bảo đảm sinh kế cho mọi đàn ông, đàn bà cũng như trẻ con. Ngoài việc giúp con người khai thác năng khiếu bẩm sinh của mình, hệ thống giáo dục còn cố gắng phát triển trong con người một ý thức trách nhiệm đối với đồng loại, thay vì ca tụng quyền lực và sự thành công như trong xã hội hiện tại của chúng ta.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng một nền kinh tế kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế kế hoạch theo cách hiểu thông thường có thể kèm theo một sự nô dịch hóa cá nhân hoàn toàn. Thành tựu của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có giải đáp cho vài vấn đề chính trị – xã hội vô cùng khó khăn: Xét đến việc tập trung hóa cao độ những lực lượng chính trị và kinh tế, làm thế nào để có thể ngăn ngừa một bộ máy quan liêu có quyền lực tuyệt đối, vô hạn? Làm thế nào để các quyền lợi của cá nhân được bảo vệ và nhờ đó mà một đối trọng dân chủ của bộ máy quan liêu được bảo đảm?

Nhận thức về các mục tiêu và vấn đề của chủ nghĩa là vô cùng quan trọng trong thời kỳ quá độ của chúng ta. Trong điều kiện hiện nay, việc thảo luận các vấn đề ấy một cách cởi mở, tự do là điều cấm kị [3] nên tôi cho rằng sự sáng lập tạp chí này là một dịch vụ công quan trọng.

—————————————————–

Chú thích:

[1] Các tiểu đề và lời chú thích là của người dịch.

[2] Thorstein Veblen (1827-1929): nhà kinh tế học và xã hội học Hoa Kỳ, nghiên cứu về sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền của Mỹ, lý thuyết về xã hội, những quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng v.v. Ông có ảnh hưởng lớn trong giới khoa học kinh tế quốc dân và xã hội học ở Mỹ.

[3] Chắc hẳn Einstein muốn nói đến chính sách chống cộng cực đoan ở Mỹ trong “thời kỳ McCarthy” (1947-1956). Không kể nhiều đảng viên cộng sản và lãnh tụ phái tả, những người bị tình nghi âm mưu lật đổ, phá hoại, hoạt động gián điệp đều là đối tượng của chính sách này. Trong số đó, có nhiều nhà khoa học (ví dụ như Edward Condon, Robert Oppenheimer, Albert Einstein) và nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng (Charlie Chaplin, Thomas Mann, Bertold Brecht, Arthur Miller v.v.). Họ bị theo dõi, thẩm vấn điều tra, cách chức hay trục xuất, thậm chí bị án tù. Nặng nề nhất là trường hợp hai vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg bị kết án tử hình vì tội cung cấp tài liệu làm bom nguyên tử cho Liên Xô, chủ yếu chỉ dựa trên lời khai của một em trai của Ethel. Năm 1953, hai người bị tử hình, bất kể sự phản đối dữ dội trên khắp thế giới.

Theo PRO&CONTRA
0

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Nhận dạng bạn tình không chung thủy

Theo thống kê, cách này hay cách khác, có khoảng 50% người lừa dối bạn tình. Nhà tâm lý học xã hội Madeleine Fugère lập luận rằng có thể giảm bớt nguy cơ ngoại tình nếu ta biết đánh giá đúng về đối tác tiềm năng trước khi bắt đầu mối quan hệ sâu sắc.

Chàng hay nàng trông có giống như người dễ thay lòng đổi dạ?

Câu hỏi này có vẻ ngây thơ. Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên có thể khá đúng. Hơn nữa, có thể xác định xu thế thay đổi thậm chí từ một bức ảnh.

Năm 2012 có công trình nghiên cứu được thực hiện trong đó các đại diện nam và nữ được cho xem tấm ảnh của những người khác giới. Họ cần nêu giả thiết xác suất về chuyện nhân vật trong ảnh liệu có từng lừa dối bạn tình trong quá khứ hay không.

Phụ nữ hầu như không thể nhầm lẫn chỉ ngay vào những người đàn ông không chung thủy. Họ cho rằng vẻ ngoài hùng dũng đầy nam tính là một trong những dấu hiệu cho thấy chàng ta dễ xiêu lòng trước người đẹp lạ.

Trong khi đó đàn ông tin chắc rằng những phụ nữ hấp dẫn thường hay “say nắng” hơn. Hóa ra là trong trường hợp với phái nữ thì vẻ ngoài nhan sắc không phải là yếu tố đầu tiên khi nói về sự thiếu chung thủy.

Người ấy có giọng nói gợi cảm?

Cánh đàn ông ngờ vực về sự nhẹ dạ nông nổi nếu nữ chủ nhân nào có giọng nói cao ngạo kiêu kỳ, còn chị em phụ nữ tin rằng đại biểu nam giới nào có giọng nói trầm thấp dễ tiềm ẩn khả năng phản bội. Và những đoán định này là hợp lý. Các đại diện nam và nữ nếu có giọng nói gợi cảm dễ chịu thường hấp dẫn nhiều người cảm mến hơn và tương ứng họ ẩn chứa nhiều khả năng lừa dối bạn tình. Sẽ thú vị khi dành thời gian cùng với họ, nhưng rồi mối quan hệ lâu dài với người như vậy dễ biến thành nỗi thất vọng.

Người ấy liệu có vấn đề với rượu và ma túy?

Những người nghiện rượu, ma túy hoặc nghiện những thứ khác là đối tác không chung tình. Sự phụ thuộc nói lên vấn đề với khả năng tự kiểm soát: chỉ cần uống vào là người ấy sẵn sàng tán tỉnh khắp lượt và không hiếm khi cuộc tán tỉnh trong hơi men ấy kết thúc bằng cuộc giao hoan.

Làm sao tìm được đối tác chung tình?

Nếu các dấu hiệu ngoại tình tiềm ẩn bộc lộ ngay lập tức, thì chuyện tin chắc rằng đối tác trước mặt ta không thiên về xu hướng phản bội lại chẳng hề dễ dàng.

Nguy cơ phản bội sẽ giảm bớt nếu các đối tác có nhãn quan tôn giáo tương tự và trình độ học vấn ngang nhau. Nếu cả hai đối tác đều làm việc và hỗ trợ nhau thì sẽ ít có cơ hội để người thứ ba chen vào mối quan hệ của họ. Và cuối cùng, những người với tính cách tự tin ít thay đổi đối tác hơn là những ai có vấn đề với mặc cảm vị kỷ luôn cho mình là đẹp nhất.

Trong mối quan hệ hiện tại, những dấu hiệu liệt kê không phải là chỉ dấu ấn định. Về chuyện xác suất ngoại tình lớn đến đâu thì tính năng động của sự phát triển quan hệ thể hiện rõ nhất. Nếu qua thời gian mà sự hài lòng của cả hai đối tác về quan hệ chung không giảm sút, thì xác suất phản bội sẽ nhỏ.
0

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

Một góc nhìn khác về Triệu Đà: Hóa giải những nỗi oan lịch sử

Nỗi oan thứ nhất: Triệu Đà là người phương Bắc. Nỗi oan thứ hai: Triệu Đà dẫn quân Tần xâm lược nước Việt. Nỗi oan thứ ba: Triệu Đà lừa lấy nỏ thần và diệt An Dương Vương…

2

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Công bố quốc tế về giải trình tự gen người Việt gây bất ngờ

Nghiên cứu cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt và khác xa hệ gene của người Hán, thông tin vừa được VnExpress đăng tải.


Các nhà nghiên cứu phát hiện 25 triệu biến dị sau khi giải trình tự gene ở người Kinh. Ảnh: DNAtix.

Công trình nghiên cứu về bộ gene người Việt do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Vinmec về Công nghệ tế bào gốc và gene thực hiện vừa công bố trên tạp chí di truyền quốc tế Human mutation. Các phân tích gene của nhóm nghiên cứu cho thấy người Kinh và các dân tộc khác ở Đông Nam Á có cùng tổ tiên.

Kết quả từ các phân tích gene khác nhau đều thống nhất và củng cố giả thuyết người dân di cư từ châu Phi sang châu Á theo lộ trình từ phương Nam đến phương Bắc thay vì từ phương Bắc xuống Nam. Các dữ liệu cũng cho thấy người Kinh và người Thái có cấu trúc hệ gene tương tự nhau và quan hệ tiến hóa gần gũi.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu và giải trình tự toàn bộ hệ gene và vùng gene của 305 người Kinh, kết hợp với dữ liệu gene của 101 người đã công bố trước kia, phát hiện 25 triệu biến dị, trong đó hơn 99% biến dị có tần suất lặp lại trên 1%. Nghiên cứu cũng hé lộ một số lượng lớn biến dị gọi là đột biến bệnh lý và cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt, khác xa hệ gene của người Hán. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở tham chiếu cho nhiều nghiên cứu Y - Sinh tiếp theo về sức khỏe người Việt có liên quan đến hệ gene.

Theo nhóm nghiên cứu, các biến dị cấu trúc trong dân số người Kinh tuy đóng vai trò thiết yếu trong nghiên cứu hệ gene nhưng đã không được thực hiện trong đề tài này. Lý do là các phương pháp tính toán hiện nay nhằm phát hiện biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có tỷ lệ sai khá cao.

Do đó, các biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có thể không đáng tin cậy. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu những phương pháp khác như phép lai di truyền so sánh vi mô để xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị cấu trúc cho người Kinh và dân cư Đông Nam Á.

Nguồn: VnE
0

Cô dâu Việt thắng kiện cơ quan di trú Hàn Quốc

Tòa tối cao Hàn Quốc cho rằng cô dâu ngoại quốc được tiếp tục cư trú ở nước này nếu ly hôn chủ yếu do lỗi của người chồng.


Một khu phố ở Seoul năm 2017. Ảnh: SBS.

Ngày 10/7, tòa án tối cao Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho một phụ nữ Việt Nam 23 tuổi, người đã kiện cơ quan di trú Hàn Quốc vì họ từ chối cho phép cô tiếp tục ở lại sau khi ly hôn.

Cô này đến Hàn Quốc vào năm 2015 sau khi kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc. Cô bị buộc phải làm việc tại cửa hàng tiện lợi do mẹ chồng điều hành mà không được trả lương và từng bị sảy thai. Vợ chồng cô ly hôn vào năm 2016. Năm 2017, cô xin gia hạn tình trạng là người nhập cư qua hôn nhân nhưng bị cơ quan di trú Hàn Quốc từ chối.

Theo luật Kiểm soát Nhập cư Hàn Quốc, các cô dâu ngoại quốc chỉ có thể gia hạn cư trú nếu chồng chết hoặc mất tích, hoặc nếu họ có thể chứng minh rằng họ không chịu trách nhiệm cho sự đổ vỡ hôn nhân.

Tòa cấp thấp ra phán quyết bất lợi cho người phụ nữ Việt, nói rằng cô phải chịu trách nhiệm một phần cho vụ ly hôn. Tòa cho rằng để tiếp tục cư trú, cô dâu ngoại quốc phải chứng minh được ly hôn là hoàn toàn do lỗi của chồng.

Tuy nhiên, tòa án tối cao Hàn Quốc hôm nay nhận định rằng người nhập cư có thể tiếp tục cư trú sau khi ly hôn, miễn là vợ/chồng Hàn Quốc là bên chịu trách nhiệm "chủ yếu" cho việc ly hôn, thay vì "hoàn toàn" như lập luận của tòa cấp dưới.

Tòa tối cao giải thích rằng nếu áp dụng quyết định của tòa cấp thấp thì vợ/chồng ngoại quốc sẽ không bao giờ dám ly hôn, khiến cho bạn đời có thể lợi dụng quy định này để ngược đãi họ.

Phán quyết của tòa tối cao Hàn Quốc được coi là một bước tiến trong nỗ lực bảo vệ tốt hơn những người nhập cư qua hôn nhân, trong bối cảnh công chúng đang phẫn nộ về vụ cô dâu Việt ở huyện Yeonan, tỉnh Jeolla Nam ngày 4/7 bị chồng Hàn đánh gãy xương vì không nói tốt tiếng Hàn.

Người chồng bị cảnh sát bắt hôm 7/7. Cô dâu Việt bị bạo hành cho biết cô muốn ly hôn và được hưởng quyền nuôi con. Cô mong Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và các cơ quan sở tại hỗ trợ để được cư trú hợp pháp tại Hàn và có thể đưa mẹ đẻ sang Hàn Quốc trợ giúp trong thời gian khó khăn.

Nguồn: VnE
0

Ông Võ Văn Thưởng: Có một thế lực thứ ba cực kỳ nguy hiểm


Theo ý kiến của Ông Võ Văn Thưởng, thế lực thù địch thứ ba cực kỳ nguy hiểm chính những cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất trong nội bộ Đảng và cơ quan nhà nước cùng với những đối tượng phản động, chống đối; cơ hội chính trị bên ngoài. Nhóm thế lực thù địch thứ ba này đã tấn công gây ra không ích thiệt hại cho đất nước.
0

160ha đất tái định cư Thủ Thiêm đã bị "biển thủ" như thế nào?


Theo QĐ 367 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch 160 ha để xây dựng khu tái định cư tại chỗ. Vậy 160 ha phải dành để tái định cư cho người dân ngay cạnh khu đô thị mới đã bị TP.HCM “biển thủ “thế nào? Nguồn: VTC
0

"Mất thể diện quốc gia, dân tộc": Flores mang cờ Việt Nam sang Trung Quốc thách đấu Từ Hiểu Đông

"Flores không được mang cờ Việt Nam đi thách đấu Từ Hiểu Đông!". Việc Flores mang theo quốc kỳ Việt Nam tới võ đường kickboxing, tìm gặp Từ Hiểu Đông đang vấp phải những phản ứng dữ dội từ người hâm mộ, VnExpress phản ánh.

"Đây là lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc", Pierre Francois Flores nói trước võ đường, nơi Từ Hiểu Đông từng học kickboxing tại Bắc Kinh. "Trước đây, tôi từng tới Hong Kong. Tôi đến đây để thách đấu Từ Hiểu Đông. Hai năm trước, anh ta từng hạ võ sư Thái cực quyền Ngụy Lôi, sau đó là nhiều võ sư võ truyền thống khác, trong đó có Vịnh Xuân. Những trận đấu ấy đã làm tổn hại danh tiếng của Vịnh Xuân".

Theo chia sẻ của sư phụ Flores, đại sư Nam Anh, võ sư người Canada bay sang Bắc Kinh chiều 9/7 để tìm gặp Từ Hiểu Đông, dựa trên địa chỉ mà những môn sinh của Vịnh Xuân Nam Anh cung cấp. Sáng 10/7 và 11/7, chuẩn võ sư sinh năm 1976 đã tìm tới võ đường Từ từng học kickboxing ở quận Triều Dương, Bắc Kinh nhưng không gặp được võ sĩ MMA.

Trong video đăng trên Facebook cá nhân, Flores cầm cờ Việt Nam và nói muốn nhân danh võ truyền thống Việt Nam thách đấu Từ. Võ sư 43 tuổi chia sẻ:

"Vịnh Xuân là môn phái có hàng trăm năm lịch sử và rất nhiều hệ phái khác nhau. Nhánh Vịnh Xuân tôi theo học ở Việt Nam. Sư phụ tôi cũng là người Việt Nam. Tôi đến đây cùng cờ Việt Nam để đại diện cho phái Vịnh Xuân Nam Anh".

Trước khi sang Trung Quốc tìm Từ, Flores đã gây nhiều ồn ào. Chuẩn võ sư Vịnh Xuân trở lại Việt Nam từ nửa cuối tháng 6/2019, với mục đích tỷ thí cùng HC vàng boxing SEA Games 28, Trương Đình Hoàng, nhưng bất thành. Sau đó, Flores thắng võ sĩ tán thủ nghiệp dư Lưu Cường ở Hà Nội. Vì trận đấu, hai bên lời qua tiếng lại. Flores nói, chưa dùng nửa sức khi thi đấu, còn Lưu Cường chỉ trích phía bên kia trì hoãn giờ thi đấu, đến sai hẹn, và khẳng định không thua võ sư Vịnh Xuân.

Sau trận đấu này, Flores nói dừng tỉ thí võ ở Việt Nam và sang Trung Quốc tìm gặp Từ Hiểu Đông. Nói trước võ đường kickboxing ở Bắc Kinh, võ sư người Canada nhấn mạnh:

"Từ Hiểu Đông là một võ sĩ dũng cảm, nhưng tôi tự tin vào khả năng của mình. Tôi đoán được thực lực của anh ta và có thể nhìn ra sớm kết quả".

'Flores không được mang cờ Việt Nam đi thách đấu Từ Hiểu Đông'

Nhiều người bày tỏ, đây chỉ là trận đấu mang tính cá nhân giữ Flores và Từ Hiểu Đông, không phải giữa võ cổ truyền Việt Nam với MMA, hành động của võ sư Vịnh Xuân Canada ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của tinh hoa võ thuật Việt Nam, thậm chí có người còn coi việc này tác động xấu đến thể diện quốc gia dân tộc.

"Tôi phản đối Flores. Ông có thể đến thách đấu với tư cách cá nhân, hoặc với tư cách đệ tử Vịnh Xuân. Đó là việc của ông. Nhưng ông không được phép mang cờ Việt Nam đi thách đấu như thế. Ông không đủ tư cách đại diện cho Việt Nam đi thi đấu", bạn đọc Anh vu bày tỏ.

"Trận đấu này chỉ mang tính chất cá nhân giữa Flores và Từ Hiểu Đông. Giữa một người học võ Vịnh Xuân Nam Anh với một võ sĩ MMA nghiệp dư. Đây không phải là trận đấu giữa võ sĩ Việt Nam với võ sĩ Trung Quốc. Cũng không phải giữa võ cổ truyền Việt Nam với MMA", tài khoản Duy Tran nêu quau điểm.

"Tại sao ông ta lại cầm lá cờ Việt Nam? Mục đích là gì? Ông chỉ đại diện cho cá nhân ông hoặc môn phái thôi, chứ không thể đại diện cho Việt Nam", Lee_Zenky đặt vấn đề.

"Sư phụ marketing đây rồi. Cầm cờ Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của số đông? Bản thân mình cũng chờ đợi trận đấu này diễn ra, tuy nhiên đừng đưa cờ Việt Nam vào đây vì ông Flores này chẳng có tư cách gì đại diện cho Việt Nam cả", tài khoản Ngọc Thiện bày tỏ.

Ông đại diện cho phái Vịnh Xuân Nam Anh, đi đánh với họ Từ thì tôi ủng hộ nhưng đừng cầm cờ Việt Nam, chuyện này đã đi quá xa rồi", Dohongquan707 nói.

"Đấu với tư cách cá nhân hoặc môn phái thôi, đâu phải đại diện cho Việt Nam mà đem cờ làm chi? Chiêu trò tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ Việt Nam? Anh có thể thách đấu với tư cách cá nhân, không nên cầm cờ Việt Nam vì anh không thể đại diện cho Việt Nam được", tài khoản có nickname Saigon khẳng định.
0