Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời sự Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Nền giáo dục Thụy Điển và bài học cho Việt Nam


Chuyên luận của TS Lê Tự Hỷ – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM.

Đối chiếu với hiện tình giáo dục của nước ta, chúng ta sẽ thấy thế nào? Có cách biệt quá xa với đường lối của ta không? Liệu chúng ta có rút được kinh nghiệm nào từ mô hình giáo dục của Thụy Điển không? Đó là những câu hỏi mà người viết bài này mong những vị có thẩm quyền quyết định và thực hiện chính sách giáo dục từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất ở nước ta suy nghĩ để góp phần hữu hiệu vào công cuộc cải cách giáo dục nước nhà.
0

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Việt Nam lần đầu tiên nhập khẩu gạo

Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, đã bắt đầu mua lúa từ đối thủ Ấn Độ lần đầu tiên trong hàng thập kỷ sau khi giá lúa nội địa tăng lên mức cao nhất trong 9 năm qua giữa bối cảnh nguồn cung nội địa hạn chế.

0

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Ngăn sông trữ ngọt cho đồng bằng sông Cửu Long

Theo GS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, một trong những giải pháp giữ nước ngọt hiệu quả là biến những dòng sông trở thành hồ trữ ngọt.


GS.TS Nguyễn Quốc Dũng (bên phải ngoài cùng) trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam về giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Ảnh: NNVN.

Chấp nhận sống chung với hạn, mặn

Theo GS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, ĐBSCL là một trong 5 vùng trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học đã tính toán rằng, với kịch bản biến đổi khí hậu trung bình, đến năm 2100 mực nước biển dâng lên 70cm.

Nhưng ở Việt Nam, tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tiến hành đo độ lún ở ĐBSCL tại 3 điểm của Cà Mau trong nhiều năm và đưa ra con số tốc độ lún bình quân ở vùng đất này khoảng 2,5cm/năm. Như vậy, 100 năm nữa ĐBSCL sẽ lún 2,5m. Thậm chí, có dự đoán còn cho rằng ĐBSCL chỉ còn tồn tại khoảng 80 năm.

Tất nhiên đó mới chỉ là dự đoán và hơi cực đoan, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, vì chương trình của GIZ đang tiếp tục đo ở các vùng khác, chứ không thể lấy kết quả đo của Cà Mau để khái quát cho cả vùng đồng bằng rộng lớn.


Năm 2020, nước mặn xâm nhập sâu kỷ lục vào đất liền tại các tỉnh ven biển miền Tây Nam bộ. Ảnh: Quang Dũng.

Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn là ĐBSCL đã và sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi nước biển dâng và biến đổi khí hậu, vì cao độ của vùng đất này thấp. Chúng ta có thể liên tưởng đến Hà Lan, quốc gia phần lớn nằm ở độ cao dưới mực nước biển (lại còn có những vùng người ta phải đắp đê sau đó hút nước ra, chẳng hạn như sân bay Amtesdam nằm ở độ cao thấp hơn mực nước biển khoảng 7 – 8m).

Từ năm 1953, sau trận lũ lịch sử, người Hà Lan đã đẩy mạnh đắp đê lấn biển, nhưng những sáng kiến trị thủy của Hà Lan không phải lúc nào cũng đúng ngay từ đầu. Ví dụ, họ làm đê ngăn mặn, nhưng một thời gian sau, nhận thấy những con đê chính là tác nhân tác động xấu đến môi trường. Về sau, Hà Lan phải mở đê (bằng cách mở cống) để trả lại dòng chảy tự nhiên, chỉ khi nào cần thiết (bão trên biển Bắc) mới đóng cống lại.

Ở Việt Nam, gần đây chúng ta nhận thức mới được vấn đề này và đã chuyển từ khái niệm ngăn mặn sang kiểm soát mặn, thích ứng với mặn. Các cống thủy lợi đã dần khép kín một vùng rộng lớn, để giữ nước ngọt trong kênh rạch, ngăn mặn ngoài sông trong một giai đoạn ngắn. Phần lớn thời gian trong năm trả về trạng thái lưu thông tự nhiên.

Ngăn sông trữ ngọt - giải pháp hay

Để kiểm soát mặn ở ĐBSCL thì cần làm tốt hai việc. Thứ nhất phải nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo hạn mặn để chủ động ứng phó. Thứ hai phải có hệ thống dự báo khí tượng thủy văn dài hạn và có mô hình thủy lực tính hệ thống sông ngòi vùng ĐBSCL được nghiên cứu và hoàn thiện dần trong nhiều năm.

Hiện nay, rất mừng là mỗi xã vùng ảnh hưởng ở ĐBSCL đều được trang bị thiết bị đo mặn; công tác dự báo sớm về hạn, mặn do đó cũng khá chính xác. Nhờ đó trong vụ đông xuân 2019 – 2020, chúng ta đã thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy lịch gieo cấy sớm hơn khoảng 1 tháng để né hạn hán, xâm nhập mặn.


GS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: NNVN.

Nếu hạn mặn lịch sử năm 2016 có hơn 400.000 ha cây trồng bị thiệt hại vì nhiễm mặn, thì năm 2020, hạn mặn khốc liệt hơn 2016 nhưng diện tích bị ảnh hưởng thiệt hại chỉ khoảng 57.000 ha.

Những năm qua, chúng ta đã đầu tư và sớm đưa vào những công trình kiểm soát mặn lớn như cống Ninh Quới, cống Xuân Hòa, cống Vũng Liêm... Trong đó, 6 công trình lớn đã vượt tiến độ hoàn thành trước 6 – 14 tháng, đã hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát mặn vụ đông xuân 2019 – 2020, với diện tích khoảng 300.000 ha.

Về mặt công trình, trước đây sử dụng các cửa van tự động thủy lực để ngăn mặn, giữ ngọt. Với loại cửa tự động này chúng ta không chủ động trong việc vận hành. Từ 2 năm trước, Bộ NN-PTNT đã cho thay đổi các cửa van tự động thành cửa van phẳng, có thể đóng mở bất kỳ lúc nào. Có nghĩa là, khi độ mặn nước sông cho phép thì mở cửa lấy nước vào kênh.

Đến nay, Bộ NN-PTNT đã cho sửa trên 100 cống như vậy, chưa kể số các địa phương tự làm. Sắp tới còn tiếp tục làm. Còn các cống mới xây dựng thì tất nhiên là đều dùng loại có thể chủ động đóng mở.

Bộ NN-PTNT cũng đã đầu tư xây dựng các cống lớn để kiểm soát mặn, bao cho cả vùng lớn. Ví dụ như xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé tổng mức đầu tư trên 3.300 tỷ đồng phát huy hiệu quả trực tiếp cho trên 380.000ha của 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.


Một số địa phương ở ĐBSCL đã đắp đập tạm để ngăn mặn và giữ ngọt trên các sông cụt, qua đó trữ được nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ảnh: Quang Dũng.

Nếu cống Cái Lớn – Cái Bé đi vào vận hành, chúng ta chỉ đóng khoảng 15 ngày để ngăn mặn vào thời kỳ triều cường cao, còn lại là mở liên tục quanh năm. Hệ thống thủy lợi này sẽ giữ được một số lượng nước ngọt khổng lồ cho 4 tỉnh nói trên.

Bộ NN-PTNT cũng tiếp tục đầu tư hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi lớn, ví dụ như hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre. Tiếc rằng, do còn 1 cống không kịp tiến độ nên mùa khô vừa qua Bến Tre bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, phải cấp cứu bằng đập tạm. Tôi tin rằng, đến thời kỳ hạn hán, xâm nhập mặn năm 2021, khi hệ thống kiểm soát mặn vùng Bắc Bến Tre hoàn chỉnh thì tỉnh này sẽ thu hẹp rất nhiều diện tích ảnh hưởng do thiên tai.

Có thể nói, ngăn sông tạo hồ trữ ngọt đang là một giải pháp chống hạn mặn hiệu quả ở ĐBSCL trong thời gian qua.

Công trình trọng điểm Cái Lớn - Cái Bé

Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé triển khai xây dựng tại huyện Châu Thành và huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, gồm: cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với quốc lộ 61. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, do Bộ NN-PTNT là cấp quyết định đầu tư, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 là chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Quy mô, công trình cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, gồm 11 khoang. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông tải trọng 30T (HL93).

Nhiệm vụ của dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên. Vùng hưởng lợi của dự án giai đoạn 1 với diện tích tự nhiên là hơn 384.000 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là trên 346.000 ha. Kết hợp với tuyến đê biển Tây, tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng… Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/ngan-song-tru-ngot-cho-dong-bang-song-cuu-long-d264196.html
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Âm mưu dùng 'Tứ Sa' để thay thế đường lưỡi bò của Trung Quốc

Với chiến lược "Tứ Sa", Trung Quốc âm mưu yêu sách vùng biển còn lớn hơn cả khu vực giới hạn trong "đường lưỡi bò", nhưng cả hai đều không có cơ sở pháp lý và cố ý nhập nhằng.

Trung Quốc đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể mới ở Biển Đông. Ảnh: AFP.


Trong bài viết được đăng trên chuyên trang Maritime Issues hồi cuối tháng 4, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc.

"Trong khi cộng đồng quốc tế có thể chọn cách cười nhạo những yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc hoặc theo dõi và lên tiếng chống lại những nỗ lực của họ nhằm viết lại luật quốc tế, thì những nước im lặng sẽ phải đối mặt với hậu quả hiển nhiên là một trật tự thế giới mới chỉ có lợi cho một nước và gây bất lợi cho tất cả".

"Yêu sách vô căn cứ" mà vị chuyên gia hàng đầu Việt Nam về luật biển, nguyên phó viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao, nhắc đến là cái mà Trung Quốc gọi là "Nam Hải chư đảo", hay "Tứ Sa", đề cập đến các đảo, đá và thực thể khác ở Biển Đông.

Trong động thái mà bà Lan Anh cho là có liên quan đến yêu sách này, Trung Quốc hôm 19/4 đã công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 80 thực thể ở Biển Đông.

Vị chuyên gia cho rằng dù chưa rõ Trung Quốc sẽ gộp 80 thực thể mà họ nói là mới phát hiện này vào Hoàng Sa hay Trường Sa, điều "tương đối chắc chắn" là Trung Quốc xem chúng thuộc "Nam Hải chư đảo" và vì vậy có thể tạo ra quyền và lợi ích trên biển.

Chiêu sách mới "Tứ Sa"


Lập luận "Tứ Sa" được đề cập một cách không chính thức vào tháng 8/2017 bởi Mã Tân Dân, người khi đó là vụ phó Vụ Điều ước và Luật pháp thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một cuộc họp kín với các quan chức Mỹ ở Boston, để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

"Tứ Sa" bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Bắc Kinh gọi tương ứng là Tây Sa và Nam Sa), bãi ngầm Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh gộp chung gọi là "quần đảo Trung Sa", cùng nhóm đảo Pratas mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Đông Sa".

Trước đó, Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường chín đoạn" hay "đường lưỡi bò" để tuyên bố chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông, bao gồm các nhóm thực thể nói trên và vùng biển lân cận.


Trung Quốc âm mưu dùng "Tứ Sa" để tạo lớp vỏ mới cho "đường lưỡi bò". Đồ họa: Washington Beacon.

Tuy nhiên, cái gọi là "đường lưỡi bò" đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào năm 2016, khiến Trung Quốc, dù tuyên bố không thừa nhận phán quyết, vẫn cần phải xây dựng yêu sách và lập luận mới.

"Ngay cả các luật sư quốc tế Trung Quốc cũng biết rằng đường lưỡi bò không có cơ sở trong luật quốc tế", tiến sĩ Zachary Abuza, nhà nghiên cứu về chính trị và an ninh Đông Nam Á tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington D.C., nói với Zing.

"Vì vậy, nếu họ là luật sư thông minh, họ sẽ cố thuyết phục thân chủ của mình áp dụng chiến lược có căn cứ pháp luật hơn một chút".

Chiến lược đó chính là "Tứ Sa", dù nguồn gốc của cách tiếp cận này không phải mới.

Trên thực tế, "Tứ Sa" là cách diễn đạt nôm na cho cái mà Trung Quốc từ lâu đã gọi là "Nam Hải chư đảo", tức "các đảo ở Nam Hải", theo cách nước này gọi Biển Đông.

Trong công hàm gửi Tổng thư ký LHQ hôm 17/4, Trung Quốc lấy lý lẽ "dựa trên UNCLOS" để đòi các quyền và lợi ích với "Nam Hải chư đảo", cũng như các quyền và lợi ích ở Biển Đông dựa trên các tập quán lịch sử và luật pháp quốc tế, theo bà Lan Anh.

Dùng "Tứ Sa" để có vẻ phù hợp với UNCLOS


Vị chuyên gia luật biển cho rằng Trung Quốc đưa ra "Tứ Sa" để những yêu sách của họ về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với "Nam Hải chư đảo" có vẻ "phù hợp hơn" với ngôn ngữ của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tránh sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.

Thay vì tuyên bố "chủ quyền lịch sử" đối với vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò", Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc mà họ xem là đảo.

"Trung Quốc đang cố giảm bớt vai trò của 'đường lưỡi bò' vì đó là sự xấu hổ và không nước nào chấp nhận yêu sách đó", James Kraska, giáo sư về luật biển quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ, trả lời Zing.

"Họ chuyển hướng sang 'Tứ Sa' vì nó có thể giúp họ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý xung quanh các nhóm đảo này".

Về bản chất, hai yêu sách này chỉ là "bình mới rượu cũ". Thông qua việc kết luận rằng các nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán rộng đến 200 hải lý, Trung Quốc vẫn đang yêu sách các vùng biển mà ghép lại sẽ có phạm vi gần như không khác biệt, thậm chí còn rộng hơn, so với vùng biển bên trong "đường lưỡi bò", theo các chuyên gia.

"Tôi nghĩ việc Trung Quốc đề cập đến 'Tứ Sa' chỉ là cách để chuyển hướng chú ý vốn tập trung vào 'đường lưỡi bò' mà thôi. 'Đường lưỡi bò' vẫn nằm đó", Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách có trụ sở tại California, nói với Zing.

"Đó là cách để Trung Quốc nói họ có chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các cấu trúc và vùng biển trong giới hạn họ tự đặt ra".

Xét trên góc độ luật pháp quốc tế, yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò". Hay nói cách khác, Trung Quốc vẫn dựa trên việc diễn giải tùy tiện luật pháp quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát toàn bộ các cấu trúc và vùng biển ở Biển Đông.

Xét trên góc độ luật pháp quốc tế, yêu sách "Tứ Sa" cũng là một phiên bản mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, giống như yêu sách "đường lưỡi bò".


Đá Chữ Thập, một thực thể thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Ảnh: AP.

Không có đường cơ sở với các điểm và cấu trúc của "Tứ Sa"


Nội hàm của Tứ Sa bao gồm yêu sách về chủ quyền với các nhóm đảo và yêu sách về các vùng biển.

Đối với yêu sách vùng biển, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục thiết lập đường cơ sở bao quanh các cấu trúc thuộc các nhóm đảo, như đã làm với Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng). Từ đường cơ sở đó, Trung Quốc sẽ yêu sách vùng lãnh hải lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cũng như không loại trừ yêu sách thềm lục địa, cho cả 4 nhóm đảo.

Theo các chuyên gia, các quy định trong UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên không cho phép Trung Quốc thiết lập đường cơ sở đối với bất cứ nhóm đảo nào thuộc "Tứ Sa", dù là đường cơ sở quần đảo hay đường cơ sở thẳng.

Việc không nêu rõ phạm vi từng nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" được cho là để ngỏ cho khả năng Trung Quốc tùy tiện sáp nhập các cấu trúc mới vào các nhóm đảo này.

Ngoài ra, phán quyết của tòa quốc tế năm 2016 cũng bác bỏ khả năng vẽ đường cơ sở thẳng đối với Trường Sa, cũng như khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng của các cấu trúc thuộc Trường Sa và Scarborough.

Những kết luận này cũng sẽ áp dụng với các nhóm đảo còn lại trong "Tứ Sa".

Đối với yêu sách về chủ quyền các nhóm đảo, việc không nêu rõ phạm vi từng nhóm đảo thuộc "Tứ Sa" được cho là để ngỏ cho khả năng Trung Quốc tùy tiện sáp nhập các cấu trúc mới vào các nhóm đảo này, cho dù đó là cấu trúc chìm hay nửa nổi nửa chìm.

Với nhận định đó, việc Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn, như một cách khẳng định chủ quyền, đối với 80 cấu trúc "mới phát hiện" ở Biển Đông, bao gồm 55 thực thể địa lý dưới đáy biển, gây ra những quan ngại về dã tâm của Bắc Kinh.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, đã xác định vị trí các cấu trúc với tọa độ được Trung Quốc công bố.

Đáng chú ý là 55 thực thể địa lý dưới đáy biển đều nằm trong vùng 200 hải lý của Việt Nam và nằm ngoài khá xa vùng 12 hải lý của bất cứ cấu trúc nổi nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, theo bà Lan Anh.

Vị trí 80 cấu trúc ở Biển Đông mà Trung Quốc mới công bố tên gọi: màu đỏ là các cấu trúc mà Trung Quốc gọi là đảo, còn màu xanh là các cấu trúc chìm dưới mực nước biển. Đồ họa: Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao/từ Maritime Issues.


"Quỹ đạo mới nhất của các yêu sách, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các cấu trúc chìm dưới nước và các quyền lợi trên biển từ 4 nhóm đảo xa xôi ở Biển Đông, thách thức các quy tắc cơ bản của luật pháp quốc tế", chuyên gia luật biển viết trên Maritime Issues.

Đặt trong bối cảnh diễn dịch yêu sách "Tứ Sa", bà Lan Anh cho rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với 55 thực thể này "có thể báo hiệu rằng Trung Quốc đã tích lũy đủ sức mạnh và sự tự tin để chống lại luật pháp quốc tế, đồng thời tự đặt ra luật của riêng họ".

"'Tứ Sa' là một lăng kính mà qua đó các yêu sách dài hạn đầy tham vọng của Trung Quốc đối với Biển Đông được phơi bày hoàn toàn", bà viết.

"Bất kể bao nhiêu 'Sa', có thể là 2 'Sa' phổ biến như Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc 3 như tên của thành phố 'Tam Sa' chỉ ra, hoặc 4 bao gồm cả Pratas và Macclesfield, tham vọng lâu dài của Trung Quốc là tối đa hóa các yêu sách chủ quyền trên biển".

Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc ngang nhiên đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông


"Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật phát quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời câu hỏi của Zing về vấn đề này tại họp báo thường kỳ chiều 23/4.


"Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối", ông Thắng nói thêm.


Nguồn: https://zingnews.vn/am-muu-dung-tu-sa-de-thay-the-duong-luoi-bo-cua-trung-quoc-post1080452.html
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam


Đến nay trên thế giới ghi nhận gần 2 triệu 650 nghìn ca nhiễm virus corona, trong đó gần 186 nghìn ca tử vong. Với số ca nhiễm hơn 855 nghìn và gần 48 nghìn ca tử vong, Hoa Kỳ đã trở thành nước có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất trên thế giới. Và số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Trong khi đó, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cả một tuần đến ngày thứ Sáu. Tính đến sáng 26-4, tổng số ca nhiễm virus của Việt Nam là 270. Làm thế nào một quốc gia có gần 100 triệu dân với diện tích lãnh thổ nhỏ, đường biên giới dài với Trung Quốc và các mối liên hệ quốc tế sôi động, nhưng có thu nhập bình quân không phải cao nhất và hệ thống y tế chưa phát triển cao lại có thể đạt được kết qua này? Cả thế giới muốn biết câu trả lời.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Việt Nam đã cho thấy rõ rằng, hệ thống quản lý hoạt động rất hiệu quả. - Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg nhận xét. - Nghệ thuật quản lý là sử dụng các nguồn lực hạn chế để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đất nước rất nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các mối đe dọa chính đã được xác định, và tất cả các nỗ lực đều nhằm phòng tránh đến mức tối đa nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh".

Ngay vào ngày 28 tháng 1, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo hoạt động này, tập hợp năng lực chuyên môn của đội ngũ bác sĩ để đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ, và dựa trên những khuyến nghị này Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đó là việc cách ly tất cả những người mắc bệnh, nguyên tắc cách ly đối với những người tiếp xúc với người nhiễm. Các biện pháp này nhanh chóng dẫn đến kết quả cụ thể, bởi vì nếu xuất hiện các triệu chứng trong quá trình kiểm dịch, người này ngay lập tức được cách ly điều trị tại bệnh viện. Sau đó bệnh nhân bị hạn chế liên lạc. Ở Việt Nam có mức độ huy động sức dân rất cao và trình độ quản lý rất cao. Ở nước này, chính phủ quan lý các quá trình, chứ không phải quá trình quản lý chính phủ. Có thể nói, trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, Việt Nam đã sử dụng hệ thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, trong đó nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Tiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.


Cơ sở của hệ thống này đã được phát triển trong các cuộc kháng chiến, và tiềm năng huy động sức dân được duy trì và được sử dụng đầy đủ trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Không phải ngẫu nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chống dịch như chống giặc.

Bây giờ hệ thống này được hiện đại hóa, cải tiến, có sử dụng các công nghệ thông tin và Internet. Việt Nam phát triển và sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19, sử dụng các ứng dụng để người dân khai báo y tế nhằm chủ động cho công tác phòng dịch. Tuy nhiên, điều chính trong hệ thống này là khối đại đoàn kết toàn dân, tính kỷ luật cao và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình huống này. Chính quyền cung cấp cho người dân vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, và người dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chính quyền.

Chống dịch như chống giặc

Trong khi đó ở Hoa Kỳ những nhà truyền giáo trên TV nguyền rủa virus, ở nhiều quốc gia ngươi dân coi lệnh “cách ly xã hội” như một biện pháp hạn chế tự do hoặc sử dụng thời gian này để giải trí, mà sau đó họ phải trả giá đắt. Ở một số quốc gia tiền công được sử dụng không phải để bảo vệ hiệu quả người dân, mà để tổ chức những chiến dịch đáng ngờ.

Kết quả của tất cả điều này là số ca nhiễm và số ca tử vong ngày càng tăng. Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực để tạo ra một hệ thống rõ ràng, mạch lạc và minh bạch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bênh và phát hiện sớm các ca nhiễm, hệ thống này đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Toàn bộ người dân nhận ra sự nghiêm trọng của mối đe dọa. Trước đây người Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, bây giờ họ cho toàn thế giới thấy một tấm gương về cuộc đấu tranh vì sức khỏe của toàn dân, chuyên gia Nga nói.

Nguồn: https://vn.sputniknews.com/vietnam/202004268972231-he-thong-do-ho-chi-minh-tao-ra-giup-danh-bai-covid-19-tai-viet-nam/
0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Việt Nam lên tiếng trước phát ngôn đe dọa của Trung Quốc về Biển Đông

"Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc" về Biển Đông, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết.


Trung Quốc xây dựng công trình trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. ẢNH: MAI THANH HẢI

Chiều nay, 23.4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao (tổ chức bằng hình thức trực tuyến), Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước Công hàm ngày 17.4 của Trung Quốc, và phát ngôn của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng vào các buổi họp báo 20.4 và 21.4.

Theo đó, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết, như đã nêu tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 9.4, việc Việt Nam gửi công hàm tại Liên Hợp Quốc là việc bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.

"Trước việc Trung Quốc lưu hành một số công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không phù hợp với luật pháp quốc tế; cùng các yêu sách biển ở Biển Đông, trái với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNLCOS), Việt Nam đã lưu hành công hàm tại Liên Hợp Quốc để bác bỏ các yêu sách này, như đã được nêu trong nhiều văn bản của Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế liên quan", ông Ngô Toàn Thắng nhấn mạnh.

"Việt Nam cũng đã giao thiệp với Trung Quốc để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của Việt Nam, bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc", ông Thắng nói thêm.

Trước đó, ngày 10.4, Việt Nam lưu hành công hàm để khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông với các nước liên quan khác. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng một lần nữa nhắc lại việc Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với quy định và luật pháp quốc tế.

Là quốc gia ven biển, Việt Nam được hưởng đầy đủ các vùng biển tại Biển Đông được xác lập trên cơ sở UNCLOS. Mọi yêu sách biển trái với UNCLOS, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam, là không có giá trị, theo ông Thắng.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhắc lại quan điểm của Việt Nam: tất cả các quốc gia có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia, không sử dụng hoặc đe đọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế để chống lại toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

"Trên tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng giải quyết tranh chấp với các quốc gia liên quan thông qua đàm phán cũng như các biện pháp hòa bình khác, kể cả các biện pháp quy định tại UNCLOS", ông Thắng nhấn mạnh.

Trước đó, tại buổi họp báo ngày 20.4, khi được hỏi về phản ứng trước việc Việt Nam phản đối chính quyền Trung Quốc lập 2 quận để quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã có những luận điệu ngang ngược, đe dọa đối với Việt Nam.

Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục luận điệu sai trái về chủ quyền với cái gọi là "Tây Sa" và "Nam Sa", cho rằng Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông, thậm chí đe dọa Trung Quốc sẽ "sử dụng các biện pháp cần thiết" để bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc.

Nguồn: Thanh Niên
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Ai chống lưng, bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?


(16/04/2020)- Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, ông Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) và vợ là bà Nguyễn Thị Dương bị điều tra về về tội Cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, chuyện không đơn giản như thế.

Vợ chồng đại gia Đường Nhuệ vốn nổi tiếng ở Thái Bình với hoạt động kinh doanh tín dụng đen, cho vay nặng lãi đòi nợ thuê, bảo kê, mua bán bất động sản. Dân địa phương coi hai vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương như trùm mafia nhưng lại dễ dàng qua mắt được chính quyền địa phương. Liệu có hay không thế lực ngầm đứng sau chống lưng bảo kê cho vợ chồng đại gia Đường Nhuệ?

Ở đất Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương từ lâu đã nổi tiếng không phải bởi kinh doanh lành mạnh mà là hoạt động cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản kiểu “lấy thịt đè người”. Với những lý lịch và những hoạt động bất hảo đó, nhiều người tự hỏi, liệu có hay không thế lực “chống lưng” cho những đại ca giang hồ này?

Mới đây, việc Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam cặp vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi) và Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) - thường được gọi là vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” - để điều tra về tội "cố ý gây thương tích" đã làm nhiều người dân trên địa bàn tỉnh này khấp khởi vui mừng. Người dân hy vọng cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ những hoạt động phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này mà trước đó, người dân từng tố cáo nhưng không có kết quả.

Được biết, hai vợ chồng Đường - Dương đã từng có thời gian sinh sống tại nước ngoài, tuy nhiên cả hai đã về nước khoảng 10 năm trước. Khi đến với nhau, đôi bên đều đã có gia đình và con cái riêng.

Theo ông N.X.C. (57 tuổi, một "dân xã hội" đã "gác kiếm") chia sẻ với Tuổi Trẻ, khi mới bước chân vào giới "giang hồ", nghề chính của cặp vợ chồng Đường - Dương là đòi nợ thuê và cho vay nặng lãi.

Theo thời gian, nhiều người dân và hộ kinh doanh ở Thái Bình dần khiếp đảm trước cái tên "Đường Nhuệ". Lý do là bởi dưới trướng vợ chồng "đại ca" này có sự phục vụ của những thanh niên mới lớn sẵn sàng liều mình, thậm chí là cả những đàn em có “máu mặt”.

Ông C. cho biết, trong số những nạn nhân của “Đường Nhuệ” là Công ty Lâm Quyết tại TP Thái Bình. Năm 2019, vợ chồng giám đốc công ty này có vay của người ngoài một số tiền nhưng vì trục trặc trong giấy tờ lúc vay, lúc trả nên xảy ra mâu thuẫn. Bên cho vay sau đó đã nhờ Đường Nhuệ đòi nợ giúp.

Thời gian sau, một nhóm người xăm trổ, mang theo “hàng lạnh” kéo đến Công ty Lâm Quyết đập phá đồ đạc, đuổi công nhân ra ngoài rồi lấy đi tài liệu, sổ sách, ghi âm và nhiều bằng chứng thể hiện việc trả nợ của công ty này đối với người cho vay.

Qua nhiều cuộc điện thoại được ghi âm lại, người được cho là Đường Nhuệ liên tục đe dọa sẽ lấy mạng của ông Nguyễn Văn Lẫm (giám đốc công ty) nếu ông này không chấp nhận sang nhượng công ty lại cho Nguyễn Xuân Đường.
Ông Lẫm đã nhiều lần trình báo cơ quan chức năng để xin được bảo đảm an toàn tính mạng cho gia đình nhưng không có kết quả. Sau đó, chính vợ chồng ông Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị khởi tố về tội "lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản"!

Năm 2014, một nạn nhân khác của đại gia Đường Nhuệ cũng từng mang đơn đi nhiều nơi để tố cáo đối tượng này nhận đòi nợ thuê và đánh người gây thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở công an phường trên địa bàn TP Thái Bình.

Công an TP Thái Bình khi đó đã ra quyết định khởi tố vụ án "cố ý gây thương tích". Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do chưa xác định được bị can trong vụ án trên và hết thời hạn điều tra.

Đường Nhuệ cho đàn em xăm trổ đi đấu giá bất động sản

Nói về việc tại sao cặp vợ chồng này lại “phất” lên nhanh chóng như thế, ông C. cho biết, nguyên nhân nằm ở việc chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản nhưng không phải qua con đường làm ăn chân chính, mà thông qua việc đe dọa công khai khi đi đấu giá đất tại khắp các huyện trong tỉnh Thái Bình, thậm chính ngay trước mặt cả cơ quan chính quyền.

Trong việc đấu thầu đất ở Thái Bình, cặp vợ chồng Đường – Dương có thể nói là "đấu ở đâu là trúng ở đó". Có thể liệt kê mốt số khu đất mà gia đình đại gia này tham gia đấu giá như: đất Nhà máy Bia Ong cũ ở phố Lý Thường Kiệt, dãy shophouse sau Bệnh viện Đa khoa Lâm Hoa, khu dân cư tại xã Bình Nguyên và xã Vũ Ninh thuộc huyện Kiến Xương...

Những người từng đi đấu giá những khu đất trên cho biết, cặp vợ chồng này thường sự dụng “chiêu bài” là huy động một lượng lớn “đàn em” xăm trổ đến địa điểm đấu giá. Nếu có người mua hồ sơ, đôi vợ chồng này sẽ cho người đến đe dọa để họ tự rút lui.

Nếu người mua vẫn không chịu rút lui, các đối tượng sẽ tiếp tục khủng bố tinh thần, thậm chí hành hung nếu cần thiết. Bằng cách này, vợ chống Đường – Dương thường "một mình một ngựa" trong cuộc đấu giá.

Có thể kể đến vụ đấu giá đất tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương thời gian gần đây. Khu dân cư này có 46 lô đất nhưng có đến 700 hồ sơ đăng ký mua. Thế nhưng đến khi chốt lại, một mình Công ty Đường Dương trúng đến 30 lô đất, 16 lô còn lại dành cho 700 hồ sơ khác "đấu nhau".

Nhằm xây dựng "hình ảnh", đôi vợ chồng đại gia này công khai trên các trang mạng các hoạt động xây cất nhà lầu, sở hữu hàng trăm bất động sản, chơi siêu xe, tổ chức những bữa tiệc lớn với hàng trăm, hàng nghìn quan khách. Ngoài ra, gia đình này cũng kết giao với những cầu thủ, ca sĩ, diễn viên có tiếng để tạo vỏ bọc doanh nhân thành đạt cho mình.

Bên cạnh đó, vợ chồng đại gia Đường - Dương cũng "làm màu" trước công chúng với những hình ảnh đi làm từ thiện, làm công ích, giúp đỡ người nghèo với số tiền ủng hộ lên tới hàng tỉ đồng.

Thời gian vừa qua, đại gia Nguyễn Xuân Đường, tự xưng là võ sư Đường Nhuệ, cũng tham gia một số phim phát trên mạng như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ, Tỷ phú đè đại gia...

Chuyên gia tội phạm nói về vụ bắt vợ chồng đại gia Đường Nhuệ

Liên quan đến vụ án vừa được Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Bình khởi tố điều tra liên quan hai vợ chồng đại gia Đường Nhuệ, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học cho rằng, nhờ nắm được tình hình dư luận tại chỗ, nên việc bắt giữ ông Nguyễn Xuân Đường, bà Nguyễn Thị Dương và các đối tượng liên quan được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của Ban lãnh đạo mới, Công an tỉnh Thái Bình.

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, đây cũng giống nhu kỳ vọng của người dân Đồng Nai đối với ngành Công an tỉnh này, sau những cuộc ra quân tấn công vào các đường dây bảo kê xe quá tải hay triệt phá những hang ổ tội phạm trong thời gian gần đây.

Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu nhận định với Lao Động, nhiều khả năng vụ án “Nguyễn Xuân Đường cùng đồng bọn” có thể không dừng lại ở phạm vi một vụ án cố ý gây thương tích đơn thuần. Vì ngay sau khi nhóm này bị bắt giữ, có rất nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật của họ xảy ra trong những năm vừa qua tại Thái Bình, nhưng chưa được phát hiện, điều tra làm rõ.

“Qua những thông tin đó, có thể hình dung đây là một ổ nhóm hoạt động kiểu xã hội đen, lộng hành, công khai”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Dư luận và báo chí phản ánh ổ nhóm do vợ chồng đại gia Nguyễn Xuân Đường cầm đầu đã thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm, như hoạt động tín dụng đen cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Nhất là những hành vi sai phạm về đấu giá đất đai, kinh doanh bất động sản.

“Một số người hiểu chuyện tại Thái Bình đã kể với tôi về những thủ đoạn mua đấu giá đất “bách phát, bách trúng” của Bất động sản Đường Dương. Chẳng hạn như việc sử dụng lực lượng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm doạ buộc các nhà thầu khác phải “bán sới” khỏi các cuộc đấu giá đất” chuyên gia Đào Trung Hiếu chia sẻ.

Nhân sự việc lần này, vụ hành hung gây thương tích đối với bà Đinh Thị Lý xảy ra ngay tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình vào sáng 18.11.2014, đã bị tạm đình chỉ điều tra vào năm 2015, cũng đã được báo chí đào xới lại.

Trong hoạt động điều tra hình sự, đã có những “đại án” được bắt đầu, khai thông từ những vụ việc nhỏ. Bằng hành động trấn áp ổ nhóm tội phạm này, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là bước “đột phá khẩu” để Công an tỉnh Thái Bình điều tra mở rộng, làm rõ hàng loạt các vấn đề khác có liên quan”, Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay.

Vị chuyên gia tâm lý học tội phạm với nhiều năm công tác trong lĩnh vực điều tra hình sự cũng chỉ rõ, việc các tổ chức tội phạm hoạt động dưới vỏ bọc công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đang rất phổ biến trong xã hội hiện nay.

“Trong quá trình hoạt động, nhằm tạo dựng các mối quan hệ với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước để thuận lợi trong công việc làm ăn, hay để che giấu đi những hoạt động phạm tội trong thế giới ngầm, họ cần những bộ mặt “sạch sẽ”, ông Hiếu chỉ rõ.

Theo đó, việc tích cực làm từ thiện, nhân đạo, cùng nhiều công nghệ lăng xê qua nhiều hình thức giúp những đối tượng này “che mắt” dư luận và chính quyền.

Vị chuyên gia tâm lý tội phạm lấy minh chứng từ vụ của ổ nhóm Dương văn Khánh tại Hà Nội, Nguyễn Ngọc Minh (Minh Sâm) ở Bắc Ninh, trước khi bị bắt giữ đều rất nổi tiếng về các hoạt động từ thiện, nhân đạo, lấy bình phong “mạnh thường quân” để quyên góp ủng hộ tiền của, vật chất cho cộng đồng.

“Đối với ổ nhóm tội phạm vừa bắt tại Thái Bình, từ những thông tin đã được dư luận và báo chí phanh phui trong mấy ngày qua, có lẽ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại động cơ thực sự của những hoạt động từ thiện đó”, Trung tá Đào Trung Hiếu nhận định.

Với những hành vi “coi trời bằng vung” như vậy trong suốt hơn chục năm qua, dự luận đang đặt ra câu hỏi liệu có hay không thế lực đứng ra “chống lưng” cho đôi vợ chồng đại gia này? Đây là vấn đề mà cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.

Theo Sputnik News
0

Facebook xoá Trường Sa, Hoàng Sa khỏi bản đồ Việt Nam

(16/04/2020)- Trong phần thiết lập chạy quảng cáo của Facebook, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa bị xoá khỏi bản đồ Việt Nam và gộp vào đường biên giới Trung Quốc.


Facebook từng dùng bản đồ tương tự hai năm trước và phải xin lỗi người dùng Việt Nam về sự cố.

Tối 15/4, người dùng mạng xã hội phát hiện Facebook dùng bản đồ mô tả sai về chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Cụ thể, trong phần tạo quảng cáo, nếu xác định khu vực là Việt Nam, sẽ không có hai quần đảo này trên bản đồ. Nhưng khi xác định khu vực Trung Quốc, hai quần đảo lại xuất hiện.

Ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) cho biết Cục đã yêu cầu Facebook sửa. "Họ đã kiểm tra và thông báo đây là lỗi khi cập nhật bản đồ", ông Tự Do nói.

Người dùng mạng xã hội Việt Nam đang kêu gọi Facebook chỉnh sửa lại thông tin chính xác. Nhiều người đã vào phần nhận xét ứng dụng trong App Store và cửa hàng CH Play để phản hồi. Cộng đồng mạng đang kêu gọi nhau vào "vote" 1 sao cho Facebook.

"Facebook đang sử dụng bản đồ Openstreetmap do bên thứ ba phát triển. Đây là bản đồ mở, có thể chỉnh sửa thông tin theo mã nguồn. Bản đồ hiện tại được chỉnh sửa 4 ngày trước bởi tài khoản tên Kalc", tài khoản Cường Nguyễn bình luận.

Ngay sau đó, một người dùng khác đã vào bản đồ, "đưa" Trường Sa, Hoàng Sa về lại chủ quyền của Việt Nam, theo công ước quốc tế. Tuy nhiên, đến sáng 16/4, phần này lại bị sửa lại. Hai quần đảo không còn xuất hiện khi xác định khu vực là Việt Nam.

Chiều 16/4, đại diện Facebook cho biết đã nhận được thông tin về việc ghi sai bản đồ Trường Sa, Hoàng Sa vào lãnh thổ Trung Quốc. "Chúng tôi đã được thông báo về một lỗi kỹ thuật liên quan đến bản dùng trong các công cụ chọn mục tiêu quảng cáo tại Việt Nam. Vấn đề này đã được khắc phục. Chúng tôi rất xin lỗi vì bất kỳ sự nhầm lẫn nào đã gây ra", người phát ngôn của Facebook nói.

Tuy nhiên, bản cập nhật của Facebook chỉ không làm nổi bật đường biên giới của các quốc gia. Khi chọn xác định khu vực Việt Nam hay Trung Quốc đều không thấy hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Người phát ngôn của mạng xã hội này nói: "Facebook giữ quan điểm trung lập tại những khu vực tranh chấp lãnh thổ hoặc các vùng địa lý nhạy cảm khác".


Bản cập nhật của Facebook thêm dòng mô tả về việc không nêu nổi bật đường biên giới của quốc gia trên bản đồ, nhưng vẫn không hiện Hoàng Sa, Trường Sa khi chọn Việt Nam.

Trước đó vào tháng 7/2018, Facebook cũng gặp lỗi tương tự khi xác định sai lệch chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Đại diện mạng xã hội này thừa nhận đây là lỗi kỹ thuật và sửa lại bản đồ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc xử lý của Facebook, kiên quyết không để xảy ra các trường hợp tương tự.

Theo VnExpress
0

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Những mất mát đau đớn của đồng bằng sông Cửu Long

(11/04/2020)- Sự phát triển nào cũng dẫn theo đánh đổi. Nhưng sự phát triển bây giờ đầy những hối tiếc, không bền vững và gần như không thể phục hồi khi ngày càng hiện rõ tác nhân con người đã thực hiện những hành vi nghịch thiên. Nhiều câu hỏi vẫn còn day dứt, đang chờ các quyết sách mới hơn.


Bài viết của tác giả Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu.

Lần đầu từ Sài Gòn về đất Tây Đô, tôi ráng đếm xem mình phải qua bao nhiêu cây cầu lớn nhỏ. Nhưng đến Cai Lậy thì tôi bắt đầu bối rối, con số trở nên loạn xạ.

Do hoàn cảnh chiến tranh, tôi vào miền Nam rất sớm, đến nay cũng xấp xỉ nửa thế kỷ. Lần đầu tiên vào vùng châu thổ sông Cửu Long, ấn tượng tuổi thơ tôi là đi đâu cũng gặp nước. Từ Tây Đô, lúc đó mang tên tỉnh Phong Dinh, tôi có dịp theo sông, rạch về các nơi. Tôi ngỡ ngàng khi đứng bên bờ kinh xáng Xà No mênh mông nước, thầm nghĩ người Pháp sao đào được con kinh lớn, thẳng tắp như vậy. Rồi đi ghe xuôi ngược dòng sông Hậu, ghé cồn Phong Nẫm mua trái cây thiệt ngon, ngọt và rẻ. Xoài bán theo chục, không phải chục 10 trái là mỗi chục là 14 trái, thậm chí 16 trái. Ghé bến đò Kế Sách rồi qua cù lao Nhơn Mỹ, tôm cá ê hề, bán rẻ như cho. Người bán chẳng có cân lượng gì, cứ lấy rổ xúc ra, bán theo mớ.

Đi ngược dòng lên vùng Châu Đốc, thăm Bà chúa Xứ, thăm mộ cụ võ tướng Nguyễn Văn Thoại, nghe kể chuyện đào kinh Vĩnh Tế. Chiều về, ngồi xếp bằng trên bến thuyền ăn cơm với mắm ruột cá lóc kho tiêu, rau luộc tập tàng, dưới nước nghe cá vẫy bên be xuồng. Khi trời về đêm, trăng sáng loáng thoáng trên dòng nước, tôi mơ màng ngủ với tiếng hò văng vẳng đâu đó bên tai: “Hò ơ… Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc/ Xứ nào dốc bằng xứ Nam Vang/ Đói no em chịu cùng chàng/ Xuống sông ra biển, lên ngàn cũng theo…”.

Lúc ấy, bạn đi đường, thấy khát đều có thể ghé nhà nào đó uống nước trong cái khạp đầu ngõ một cách tự nhiên mà không cần xin phép gia chủ. Gặp chủ nhà đang ăn cơm, bạn có thể được mời vào ăn không hề khách sáo. Người có ruộng phía trong đều có thể điều đình chủ ruộng bên ngoài xẻ con mương dẫn nước từ sông rạch vào ruộng của mình mà không phải mua lại phần đất đào mương gì cả. Mùa gặt lúa, người nghèo có thể xin gặt mót lúa ruộng hay nuôi vịt chạy đàn vào từng ô ruộng ăn lúa, ăn ốc, ăn rau. Mùa nước nổi, họ có thể bắt cá bất cứ nơi nào trên đồng ruộng mênh mông với khái niệm “điền tư, ngư công”. Khái niệm chia sẻ nguồn nước từ lâu như một quy ước bất thành văn của miền này.

Khi đến mùa nước nổi, nước tràn trề phủ kín các cánh đồng, gần như không ai còn mua bán cá nữa. Ai cùng bắt cá dễ dàng, cá linh, cá lòng long, cá chốt,… nhiều vô số kể. Nông dân mùa nước nổi (lúc đó người ta không dùng từ mùa lũ) trở thành ngư dân. Tôi vô cùng bối rối với hàng chục tên ngư cụ và phương cách bắt cá thật lạ lùng. Người dân quê hiểu từng tính nết các loài thuỷ sản mới có những kiểu đóng đăng, chài lưới, giăng câu, đăng ven, rồi câu rê, câu cặm, đặt lờ, đặt dớn, đặt lọp, đẩy côn, chất chà, chụp đìa, tát mương, đắp tàu,…

Những năm tháng miền quê xưa thật thanh bình, tôi bắt đầu học cách phân biệt các phương ngữ dân gian của miền sông nước Cửu Long, nhiều lúc phải thật tinh tế mới tránh được lẫn lộn. Dường như không nơi nào khác ở Việt Nam, các tên gọi liên quan vùng đất ngập nước phong phú hơn ở đây: sông cái, rạch, kinh, mương, xẻo, ao, đìa, hào, bàu, lung, láng, đồng, vũng, bãi, đầm, gò, gành, ngọn, doi, vịnh, cồn, cù lao, hòn, đảo,…

Tùy tính nết, đặc điểm dòng nước, người ta có các tên gọi: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước cường, nước kém, nước nổi, nước lụt, nước trầm, nước bạc, nước son, nước đục, nước nhảy, nước chụp, nước đứng, nước ngược, nước xuôi, giáp nước, nhồi nước, xiết nước, rải nước,…

Tùy nguồn cung cấp và chất lượng nước thì có những từ: nước trời, nước mưa, nước sông, nước cây, nước ngầm, nước lung, nước đìa, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, nước phèn, nước than bùn,…

Dòng Cửu Long từ ngàn năm đã miệt mài mang từng hạt phù sa bồi đắp vùng đất này, xưa kia là xứ hoang vu nê địa, đầy chướng khí. Trên bờ thì cọp, rắn, dưới nước thì cá sấu, muỗi mòng, đỉa, đồng lụt mêng mông vào suốt mùa mưa, mùa khô nước mặn phèn chua. Ông cha chúng ta, những người tiên phương khai hoang mở đất, cứ bám theo bờ sông mà lập làng, nương theo sinh thái tự nhiên, con nước thuỷ triều mà tìm sinh kế phù hợp. Dần dần miền châu thổ trở nên trù phú, đông đúc. Sự thay đổi đặc điểm tổ chức hành chính, chính sách khai thác thiên nhiên và phân bố dân cư qua nhiều thời đại, thể chế làm bộ mặt vùng châu thổ dần biến đổi.

Với chính sách đẩy mạnh sản xuất lương thực, lúa gạo hơn ba thập kỷ qua, tính chất sông nước dần dần khác đi. Với mục tiêu chiến lược có thật nhiều lúa, những cánh đồng bị cắt vụn ra bằng những con kênh ngang dọc. Chữ nghĩa nôm na ngày trước cũng bị đổi theo các văn bản chẳng biết từ lúc nào. Kinh bị đổi thành kênh, mùa nước nổi thành mùa lũ, nước lớn – nước ròng thành triều lên – triều xuống. Vụ lúa mùa, vụ màu thì thành vụ Hè thu, vụ Đông xuân, vụ Xuân hè theo như miền Bắc mặc dầu ở miền đồng lụt Cửu Long này chỉ có duy nhất hai mùa mưa, nắng, chẳng có Xuân Hạ Thu Đông gì cả. Gọi cách này để tiện thống nhất trên cả nước, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, có những nơi lệch thời vụ do lệch nguồn nước cả ba tháng trời, vẫn bị gọi chung một tên.

Cái tiếc nuối hiện nay là những con sông, vùng lung đìa không còn như xưa. Nước sông ngày càng ô nhiễm do nông dân phải gia tăng sử dụng phân bón hoá học, nông dược trong canh tác và nuôi thuỷ sản. Nhiều nơi hệ thống đê đập, cống ngăn mặn, giữ ngọt đã chặn dòng chảy. Nhiều hệ sinh thái trở nên nghèo nàn, tôm cá dần ít đi, nước không chảy tự nhiên được trở nên ao tù, rác rến, độc chất tích tụ. Nông sản nhiều hơn nhưng đầy thuốc kích thích, hóa chất bảo quản. Con cá lóc đồng ít đi, thay bằng cá nuôi, mập béo hơn nhưng thịt vừa bở, vừa hôi. Về vùng sông nước, ruộng đồng thật buồn khi thấy người dân phải khoan lấy nước ngầm mà uống, trẻ con không còn biết bơi sông, nô đùa với các trò chơi đồng quê. Đi trên sông nước bây giờ, mấy ai trong giới thương hồ còn nhớ đến điệu hò đưa đẩy năm xưa? Nếu có hát hò thì đi đâu cùng thấy cái loa karaoke ầm ĩ tra tấn xóm làng. Tinh thần chia sẻ lợi ích nguồn nước ngày càng ít đi. Hàng hoá nông sản dù phong phú hơn, không còn mùa nào thức nấy như xưa kia mà cây trái hoa màu gần như hiện diện quanh năm. Lúa mùa, lúa nổi biến mất, nhường chỗ cho lúa thâm canh ngắn ngày trồng suốt ba vụ trong năm. Dưa hấu, thanh long không còn là những đặc sản mùa nắng mà cả mùa mưa người ta vẫn trồng. Bông điên điển mùa lũ vẫn có trong chợ mùa khô.

Mất mát nhất phải kể đến sự suy giảm chất lượng môi trường. Dòng nước trong lành trở nên khan hiếm, kế đến là biến dạng văn hoá, tập quán xưa kia. Người nông dân vùng châu thổ, nơi từng được khoác cho chiếc áo “bảo đảm an ninh lượng thực quốc gia” và một phần thế giới vẫn thuộc nhóm nghèo, vẫn hoài nghi: trồng cây gì, nuôi con gì, mua bán ở đâu.

Sự phát triển nào cũng dẫn theo đánh đổi. Nhưng sự phát triển bây giờ đầy những hối tiếc, không bền vững và gần như không thể phục hồi khi ngày càng hiện rõ tác nhân con người đã thực hiện những hành vi nghịch thiên. Nhiều câu hỏi vẫn còn day dứt, đang chờ các quyết sách mới hơn.

Theo VnExpress
0

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Dự trữ ngoại hối đã lên hơn 84 tỷ USD

Đây là thông tin vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay (10/4).


Như vậy, so với cuối năm 2019, Việt Nam đã mua vào thêm hơn 5 tỷ USD.

Thống đốc cho biết, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì ổn định vĩ mô, trong đó tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các bộ, ngành liên quan, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cũng như các Bộ ngành, giá một số mặt hàng thiết yếu, lạm phát đã có xu hướng giảm. Theo đánh giá, năm nay, có khả năng kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Chính phủ đã đề ra.

Về tỷ giá, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tác động quốc tế cũng như diễn biến trong nước.

Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, tỷ giá đồng Việt Nam biến động trong biên độ khoảng 1,3 – 1,5%; có thể nói là ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỷ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng.

“Ngành ngân hàng cũng như Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ, giữ ổn định được tỷ giá để đảm bảo củng cố được niềm tin của thị trường và các nhà đầu tư. Chúng tôi cũng sẵn sàng các phương án can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết liên quan đến các diễn biến bất lợi.

Từ đầu năm đến nay, chúng ta chưa phải can thiệp ngoại tệ vào thị trường. Với nguồn lực dữ trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay là trên 84 tỷ USD, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô”, Thống đốc khẳng định.

Như vậy, so với cuối năm 2019, Việt Nam đã mua vào thêm hơn 5 tỷ USD.

Cũng theo Thống đốc, có thể nói, các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá trong những năm qua là yếu tố hết sức then chốt để tăng sức chống chịu của nền kinh tế.

Các chuyên gia nước ngoài cũng như đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, nếu không có sự ổn định vĩ mô duy trì được trong những năm vừa qua thì tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế Việt Nam sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Việc chúng ta tập trung kiểm soát tốt lạm phát thời gian vừa qua cũng đã góp phần rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Đây cũng là nền tảng quan trọng và then chốt, là cơ sở để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn sau dịch.

Trong thời gian tới, Thống đốc cho biết, ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung các nỗ lực để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn nữa để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong đó củng cố các nền tảng vĩ mô, tạo điều kiện tiếp tục các giải pháp phục hồi sau dịch bệnh.
0

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Hải cảnh Trung Quốc đe dọa Biển Đông

Trong số tàu hải cảnh hộ tống nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN, có một tàu vũ trang lớn.


Tàu CCG 3901 và tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực bãi Phúc Tần - Tư Chính
0

Việt Nam có hèn nhát ở Bãi Tư Chính? - Ls. Hoàng Duy Hùng


Nửa Vòng Trái Đất TV phỏng vấn Luật sư Hoàng Duy Hùng từ Thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ.
0

Quan hệ Việt Đức ấm lại? - RFA


Tân đại sứ Đức trình quốc thư cho ông chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, Philippines cho đóng dấu bản đồ Biển Đông lên hộ chiếu khách TQ, TT Duterte sẽ nêu phán quyết của PCA ra với chủ tịch Tập Cận Bình
0

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

[TV 2] Kênh tin tức - Thời sự và âm nhạc ***


Video: Kênh tin tức, thời sự và âm nhạc. Cập nhật tự động,...
0