Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời cuộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời cuộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Đưa chó lên mặt trăng và nghịch lý làm giàu thời COVID

Khi đại dịch trở lại và đa số chúng ta đang trở nên nghèo đi rõ rệt, thì rất nhiều người nghĩ về một chuyện có vẻ là trên trời vào lúc này: làm giàu.

0

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Quan hệ Việt Đức ấm lại? - RFA


Tân đại sứ Đức trình quốc thư cho ông chủ tịch Nguyễn Phú Trọng, Philippines cho đóng dấu bản đồ Biển Đông lên hộ chiếu khách TQ, TT Duterte sẽ nêu phán quyết của PCA ra với chủ tịch Tập Cận Bình
0

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Hồng Hà và kế hoạch xuất khẩu tàu chiến

29/4/12- Thủ lĩnh đóng tàu chiến (TT): - Một giám đốc mang quân hàm đại tá, lãnh đạo một doanh nghiệp nổi tiếng với kỳ tích đóng thành công tàu chiến đầu tiên của VN, mở ra một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược về quốc phòng.

Nghe:

Đại tá Nguyễn Văn Cường (bìa phải) giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khu vực nhà máy trong dịp Thủ tướng về thăm và làm việc (tháng 12-2011) - Ảnh: NGUYỄN VĂN ĐẮC
Đại tá Nguyễn Văn Cường (bìa phải) giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khu vực nhà máy trong dịp Thủ tướng về thăm và làm việc (tháng 12-2011) - Ảnh: NGUYỄN VĂN ĐẮC

Đó là đại tá Nguyễn Văn Cường - giám đốc Công ty đóng tàu Hồng Hà (Nhà máy Z173, thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng).

Dấu ấn quan trọng nhất của vị giám đốc sinh năm 1961 này là hai bước ngoặt mang tính lịch sử của Hồng Hà: đóng tàu xuất khẩu cho một quốc gia có thế mạnh về đóng tàu xuất khẩu và là đơn vị đầu tiên - cũng là duy nhất ở thời điểm này của VN - tự thiết kế công nghệ và đóng thành công tàu chiến.

Không thay đổi, không có tương lai

“Đó là một người luôn gây ngạc nhiên về tầm nhìn chiến lược vượt trội, sự bản lĩnh hiếm có và tinh thần dám mạo hiểm. Những quyết định của giám đốc đều là những bước ngoặt lịch sử của công ty” - đại tá Nguyễn Văn Đắc, chính ủy Nhà máy Z173, nói như thế về người thủ trưởng và cũng là bạn của mình. Chính ủy muốn nhắc về câu chuyện cách đây tám năm, chủ tịch Tập đoàn đóng tàu Rensen (Hà Lan) khi đến thăm Nhà máy Z173 đã bất ngờ hỏi: Z173 có thể sản xuất sản phẩm có sự giám sát của đăng kiểm nước ngoài được không và đưa ra đề nghị về dự án đóng tàu hàng công nghệ cao.

Nhận lời hay từ chối, đó không đơn giản là một câu trả lời. Để đạt được những yêu cầu của đăng kiểm quốc tế, Hồng Hà phải có dấu vôlăng của tổ chức giám sát chất lượng của châu Âu. “Đề nghị của tổng giám đốc Tập đoàn Rensen là một cơ hội lớn và cũng là thử thách đầy áp lực” - đại tá Nguyễn Văn Cường nói. Lãnh đạo các đơn vị bạn hỏi tại sao không tập trung thị trường trong nước mà mạo hiểm đóng tàu xuất khẩu? “Chưa làm, không dám làm thì sao biết có làm được hay không? Ban đầu làm sẽ vấp, sẽ vướng nhiều thứ nhưng đó là điều đương nhiên. Phải vượt qua, càng làm sẽ tự hoàn thiện dần. Mình có năng lực không lẽ giậm chân tại chỗ mãi?” - ông Cường lập luận.

Ý định đóng tàu xuất khẩu đã có trong chiến lược phát triển của giám đốc Công ty Hồng Hà, nhưng thời điểm đó người thủ lĩnh của Z173 đang phân vân giữa hai hướng đi: đầu tư vào con người và trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, làm gia công cho đối tác, tập đoàn; hay là xây dựng nguồn lực cán bộ kỹ thuật thật mạnh, thật giỏi, đủ năng lực làm trực tiếp với các hãng vận tải lớn và các chủ tàu trên thế giới? Ông chọn con đường thứ hai. Nhưng muốn đóng tàu xuất khẩu cho một quốc gia châu Âu thì phải có khoa học, công nghệ và con người.

"Tôi sợ nhất những người không có ý tưởng mới"

Đại tá giám đốc Nguyễn Văn Cường

“Giám đốc là người đã thay đổi hoàn toàn cách làm, cách nghĩ của cả công ty: phải chuyên nghiệp, tiến độ với đối tác là tiền bạc. Ông đã tạo ra tư duy rất quan trọng với mỗi cán bộ, công nhân Hồng Hà là: không thay đổi thì không có tương lai” - chính ủy Đắc cho biết. Một cuộc đại “thay máu” trong cách nghĩ, cách làm diễn ra trong toàn Hồng Hà.

Trao quyền cho trí thức trẻ

Trong quy chế của công ty xuất hiện nội dung mới rất hấp dẫn và lạ: tài trợ toàn bộ chi phí và ưu tiên thời gian cho tất cả đi học văn bằng hai về kỹ thuật và kinh tế. Hồng Hà đưa người đi đào tạo ở những quốc gia châu Âu có truyền thống về đóng tàu theo công nghệ mới và tàu chiến ở Nga. Những người ở nhà được học các lớp có giáo sư, hợp tác với nhiều trường đại học nổi tiếng về kinh tế thị trường, cạnh tranh, tư duy đổi mới...

Các tổ trưởng, tổ phó cũng phải đi học về quản lý, về kinh tế để hiểu được tư duy kinh doanh trong sản xuất. Giám đốc Hồng Hà quan niệm: “Dân kỹ thuật không thể chỉ biết làm kỹ thuật, phải biết làm kinh tế. Người làm sản xuất phải biết kinh doanh vì sản xuất để bán hàng hóa cho người khó tính chứ không phải giao sẵn cho người nhận sẵn.

Sự liên kết sản xuất - tư duy, kinh tế - công nghệ - kỹ thuật... phải có lập luận và kết hợp để đạt tiêu chuẩn và hiệu quả”. Toàn bộ cán bộ phải giỏi tiếng Anh hoặc tiếng Nga. Trợ lý kỹ sư đầu ngành không cần phiên dịch. Công ty lo học phí. Ngay cả công nhân cũng phải biết tiếng Anh để tự tin giao tiếp vì thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài.

Khi đã có sự chuẩn bị đầy tự tin về con người, chiếc tàu vận tải đa năng 2.600 tấn đầu tiên được đặt ky. Tập đoàn Rensen thuê hẳn một nhóm giám sát sang theo dõi rất chặt chẽ, nghiêm ngặt từng công đoạn nhỏ. “Chúng tôi hiểu rằng nếu không ngừng nỗ lực thì sẽ ra đi bất cứ lúc nào. Chúng tôi tự tạo ra sức ép để vươn lên” - thượng úy Nguyễn Thành Trung, phó trưởng phòng sản xuất, nói.

Tháng 11-2006, sau khi tiếp nhận chiếc tàu vận tải đa năng 2.600 tấn đầu tiên, Tập đoàn Rensen quyết định nâng số lượng hợp đồng lên tám chiếc dù lúc đầu chỉ là phương án 2+2 (2 chính thức và nếu làm tốt mới thêm 2 chiếc nữa). Bây giờ Hồng Hà đang thực hiện dự án bốn tàu trọng tải 3.500 tấn cho tập đoàn nổi tiếng này.

Sau khi đóng tàu cho Rensen được một năm, tư duy chọn mặt gửi vàng của giám đốc Công ty đóng tàu Hồng Hà thay đổi. Ông không đánh giá năng lực bằng thâm niên mà bằng các tiêu chí làm việc cho các vị trí đó. Với những sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu nước ngoài, ông Cường đã dám trao cho những người trẻ, năng động đứng đầu các dự án và để những người có kinh nghiệm đứng sau hỗ trợ.

Thế nên việc một kỹ sư mới ra trường 2-3 năm (trẻ nhất sinh năm 1987) làm trưởng nhóm của một dự án trị giá hàng chục triệu euro không phải là chuyện lạ ở Hồng Hà. “Sếp tạo ra một môi trường cho mọi người thật sự muốn cạnh tranh, muốn thăng tiến. Ai có sáng kiến, giám đốc sẵn sàng nghe. Sếp đã tạo ra một không khí văn hóa doanh nghiệp và giúp mọi người nhìn về cái chung nhiều hơn, tự họ thúc đẩy mình” - thượng úy Nguyễn Thành Trung chia sẻ.

Bắt đầu từ nhân viên kinh doanh

Đại tá Nguyễn Văn Cường là một người không thích nói nhiều về bản thân mình. Gặng mãi, ông chỉ kể ngắn gọn: “Bố tôi hi sinh năm 1970. Khi tôi học hết cấp III, gia đình khó khăn, mẹ ốm nặng, chị gái lấy chồng.

Tôi có một em nhỏ, ăn không đủ ăn, làm sao nghĩ đến chuyện đi học. Vậy là đi bộ đội. Năm 1981 tôi nhập ngũ. Hai năm sau được điều về C37, trung đoàn 876, Tổng cục Hậu cần. Tôi thấy mình cần phải học thì mới làm được nhiều việc hơn, cống hiến được nhiều hơn. Nhờ đơn vị tạo điều kiện, tôi mới có thời gian đi học và tốt nghiệp ĐH Kinh tế. Năm 1986, tôi về Công ty đóng tàu Hồng Hà, khởi đầu chỉ là nhân viên kinh doanh”.

Tàu chiến TT400-TP - tàu chiến đầu tiên do VN sản xuất, niềm tự hào của Công ty đóng tàu Hồng Hà - Ảnh: NGUYỄN VĂN ĐẮC
Tàu chiến TT400-TP - tàu chiến đầu tiên do VN sản xuất, niềm tự hào của Công ty đóng tàu Hồng Hà - Ảnh: NGUYỄN VĂN ĐẮC

Khát vọng xuất khẩu tàu chiến

Ngày xưa Hồng Hà chỉ đóng và sửa chữa xuồng cứu nạn cứu hộ, tàu nhôm... nhưng từ cuối năm 2002, họ đã đóng tàu cảnh sát biển, tàu hải quân và hiện là nhà máy chủ lực sản xuất những loại tàu này.

Nhận đóng tàu chiến chỉ với thiết kế sơ bộ là quyết định táo bạo nhất, mạo hiểm nhất đến thời điểm này của giám đốc Nhà máy Z173. Tám năm trước, ngay từ khi lên làm giám đốc, ông Cường đã nghĩ đến việc đóng tàu chiến. “Chúng ta cần có những chiến thuyền rộng về kích thước, nhanh về tốc độ, mạnh về hỏa lực, giỏi về tác chiến. Nhưng nếu không nghĩ đến việc tự đóng mà cứ mua của nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế đất nước. Vì chi phí mua một tàu chiến lên đến hàng chục triệu USD!” - ông cho biết.

Ông đã bàn với ban lãnh đạo Z173 và quyết định: chỉ mua thiết kế sơ bộ rồi tự mình thiết kế, thi công công nghệ. Nếu mua bản thiết kế và chuyển giao công nghệ cho một lớp tàu thì giá lên đến hàng chục triệu USD! “Mua bản vẽ thiết kế sơ bộ chỉ tốn mấy trăm ngàn USD. Còn thiết kế công nghệ thì mình chủ động làm. Giá thành sản xuất một chiếc tàu sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ gần 1 triệu USD” - giám đốc Nhà máy Z173 cho biết.

Vào thời điểm đó, nhiều người bên ngoài không tin Hồng Hà có thể đóng được tàu chiến. Giám đốc Công ty Hồng Hà quyết định: chủ động đàm phán với các đối tác nước ngoài, tự bỏ tiền mua bản thiết kế sơ bộ rồi chứng minh cho chủ đầu tư (Quân chủng hải quân) và Bộ Quốc phòng là Z173 có thể đóng được tàu chiến! Ông bảo: “Chúng tôi đã đóng mới thành công tàu cảnh sát biển TT400, cũng mua thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Vậy tại sao lại không thể đóng được tàu chiến? Tại sao chúng ta không dám đi con đường mà chưa ai dám nghĩ, dám đi trong khi có rất nhiều người tài như vậy?”.

Tháng 8-2011, chiếc tàu chiến TT400-TP đầu tiên “bằng xương bằng thịt” xuất hiện trong niềm xúc động của toàn thể cán bộ, công nhân Nhà máy Z173. Khi nghiệm thu bắn đạn thật (ngày 27-9-2011), tàu chiến TT400-TP đã được đăng kiểm quốc tế công nhận có công nghệ lắp ghép vỏ tương đương thế giới. Ngày 16-1-2012, chiếc TT400-TP đầu tiên đã được bàn giao cho hải quân. “Chúng tôi không chỉ dừng lại việc đóng tàu chiến cho đất nước mình. Xuất khẩu tàu chiến cũng nằm trong chiến lược phát triển của công ty” - giám đốc Công ty Hồng Hà chia sẻ về khát vọng vươn xa hơn nữa của mình.

MY LĂNG

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/489429/Thu-linh-dong-tau-chien.html
-----------------------
0

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Bị xóa tên đảng viên vì chống tham nhũng?

(Người Cao Tuổi-24/4/12) Sự thật đã xảy ra đối với ông Đỗ Kim Đễ, cựu Đảng ủy viên, cựu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã, hiện giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Ngày 6-1-2012, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quỳnh Phụ đã ra Quyết định số 01/QĐ- HU, xóa tên trong danh sách đảng viên đối với ông, với nguyên cớ ba năm liền là đảng viên vi phạm tư cách bị kỉ luật cảnh cáo theo Quy định số 45/QĐ-TW ngày 1-11-2011 của BCH Trung ương Đảng. Điều đáng quan tâm là ba năm liền đảng viên Đỗ Kim Đễ bị thi hành kỉ luật mà nguồn cội lại khởi nguồn từ trách nhiệm của một đảng viên, Chủ tịch Mặt trận cấp cơ sở đứng ra chống tham nhũng, bảo vệ quyền lợi của dân…?

Từ những lá đơn

Đến thời điểm này, ông Đỗ Kim Đễ vẫn còn ôm một tập đơn thư khá dày từ việc khiếu nại hình thức


Đảng viên Đỗ Kim Đễ, Chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Lâm, một nạn nhân trong cuộc chiến chống tham nhũng.

cảnh cáo theo nguyên tắc Điều lệ Đảng đến việc tố cáo những sai phạm về kinh tế tại xã Quỳnh Lâm, từng gửi trong ba năm ròng tới các cơ quan chức năng. Thế nhưng, kết quả chẳng mang lại điều gì tốt đẹp mà bản thân ông lại lĩnh ngay quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên của Huyện ủy Quỳnh Phụ; trong khi ông đang giữ chức Chủ tịch MTTQ xã Quỳnh Lâm.

Từ những phản ánh và phát hiện của công dân, ngay từ năm 2005, ông Đễ đã tổng hợp rồi đề nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quỳnh Lâm làm sáng tỏ việc sử dụng sai phạm trong 158.976.000 đồng nguồn lợi từ đất công ích trong dự án đắp đê Hữu Luộc của Sở NN-PTNT Thái Bình không nộp vào ngân sách xã. Cuối năm 2008, tổng hợp thông qua phát hiện của nhân dân, Thanh tra nhân dân xã đã xác minh UBND xã để ngoài sổ sách, không giao thầu đất công ích nhiều năm ở xóm 7, thôn Ngọc Tiển 5,6 mẫu đất.

Cán bộ địa chính xã đã biển lận 1.891.000 đồng tiền ngân sách, Đại biểu HĐND xã không hoạt động mà vẫn được hưởng phụ cấp, việc khai man lí lịch ứng cử HĐND xã năm 2011. Những nội dung giám sát phát hiện, kiến nghị của MTTQ xã là có cơ sở, tuy nhiên chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết. Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban MTTQ xã là ông Đỗ Kim Đễ bị cô lập, trù úm, mà đỉnh cao là Huyện ủy Quỳnh Phụ xóa tên trong danh sách đảng viên?

Đến những quyết định đầy ẩn khuất?

Căn cứ vào tài liệu do ông Đỗ Kim Đễ cung cấp thì liên tục ba năm (2009-2011) , ông đã phải lĩnh ba quyết định kỉ luật về Đảng. Ngày 19-10-2009, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Quỳnh Phụ ra Quyết định số 18-UBKT thi hành kỉ luật cảnh cáo vì đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, trên cương vị Chủ tịch Mặt trận đã tự hòa giải việc khiếu kiện nội bộ trong dân. Tự ý thay đổi thời gian cuộc họp tiếp xúc cử tri...”.

Tại Quyết định kỉ luật thi hành hình thức cảnh cáo số 06/QĐ-KT, ngày 9-3-2011 với nội dung “vi phạm về nguyên tắc kế toán tài chính trong việc chi 400.000 đồng quà Tết và quà tặng Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên, chưa tự giác nghiêm túc tự kiểm điểm khi phân loại đảng viên năm 2010...”.

Tại Quyết định kỉ luật thi hành hình thức cảnh cáo số 25/QĐ-UB KTHU, ngày 19-12-2011 với nội dung “không chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Gửi đơn đến cơ quan không có thẩm quyền. Chưa nghiêm túc kiểm điểm, tiếp thu phê bình...”.

Chỉ từ ba quyết định kỉ luật bằng hình thức cảnh cáo với nguyên cớ đầy bi hài nêu trên để rồi ngày 6-1-2012, Huyện ủy huyện Quỳnh Phụ chính thức ban hành Quyết định 01/QĐ-HU, xóa tên trong danh sách đảng viên đối với ông Đỗ Kim Đễ, Chủ tịch MTTQ xã Quỳnh Lâm theo Điều 8 Điều lệ Đảng và Quy định số 45/QĐ- TW của Trung ương Đảng, với một lí lẽ duy nhất là “ba năm liền là đảng viên vi phạm tư cách bị kỉ luật cảnh cáo”?

Sau khi nhận được đơn kêu cứu của ông Đỗ Kim Đễ, trước hiện tượng không bình thường này, ngày 16-2-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi thường trú tại Thái Bình có buổi làm việc với Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quỳnh Phụ Nguyễn Quang Cơ, cùng lãnh đạo các phòng ban chức năng của Huyện ủy, được biết: Đến tại thời điểm này, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Quỳnh Phụ chỉ thực hiện tuân thủ đúng theo Quy định 45/QĐ- TW của BCH Trung ương Đảng đối với các đảng viên vi phạm tư cách ba năm liền bị cảnh cáo và hiện tại cũng chưa hề nhận được thông tin nào về nội dung báo cáo, đơn tố cáo những vụ việc tham nhũng tại xã Quỳnh Lâm và các đơn thư khiếu nại về hình thức kỉ luật đảng viên của ông Đỗ Kim Đễ.

Trong khi đó, hồ sơ thu thập lưu giữ của phóng viên đã có đầy đủ các đơn khiếu nại về hình thức kỉ luật đảng viên, báo cáo và đơn tố cáo hành vi tham nhũng, những văn bản giải quyết bước đầu về những tố cáo đó của cấp có thẩm quyền đối với đảng viên, Chủ tịch MTTQ xã Đỗ Kim Đễ.

Đảng viên Đỗ Kim Đễ sinh năm 1965, tham gia quân đội năm 1985, được kết nạp vào Đảng năm 1987, tại E 772, F 242 đặc khu Quảng Ninh. Tháng 10-1987, ông phục viên về địa phương. Năm 1988, ông làm Xóm phó xóm 7, năm 2000 làm Bí thư Chi bộ xóm 7. Từ năm 2002 đến nay là Chủ tịch MTTQ xã, Ủy viên Ủy ban MTTQ huyện Quỳnh Phụ. Năm 2005, ông là Ủy viên BCH Đảng bộ, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Quỳnh Lâm, hội viên Hội CCB Việt Nam.

Xung quanh quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Quỳnh Lâm còn đầy ẩn khuất, khó hiểu; trong khi 158.976.000 đồng và một số sai phạm tại xã Quỳnh Lâm chưa được làm sáng tỏ và xử lí nghiêm minh, khiến nhiều cơ quan báo chí quan tâm và dư luận xã hội bức xúc. Vụ việc nảy sinh đúng dịp chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW 4 (Khóa XI) đang làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng.

Điều tra của Nguyễn Trọng Thắng

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/nguoicaotuoi.org.vn/Chu-tich-MTTQ-Viet-Nam-xa-Quynh-Lam-huyen-Quynh-Phu-tinh-Thai-Binh-Bi-xoa-ten-dang-vien-vi-chong-tham-nhung/8333503.epi
0

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Một dạng hối mại quyền thế mang tính tập thể

18/4/12- SGTT.VN - Một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông công cộng tặng một chiếc ôtô cho bộ Giao thông vận tải. Bộ Tài chính chấp nhận xác định chiếc xe ấy là tài sản công rồi giao cho bộ Giao thông vận tải sử dụng. Nhiều ý kiến cho rằng việc doanh nghiệp tặng tài sản cho cơ quan nhà nước là chuyện hiếm gặp, nhưng không có gì sai.


Chiếc xe bộ trưởng Giao thông vận tải đi và gặp tai nạn hôm 9.4 được cho là chiếc xe do một công ty tặng cho bộ Giao thông vận tải, được bộ Tài chính chấp thuận. Ảnh: Báo Tiền Phong

Đáng chú ý là những chuyện như thế này không thể xảy ra ở các nước tiên tiến; bởi vậy, vô phương tìm kiếm bài học về ứng xử trong trường hợp tương tự ở xứ người để so sánh, rồi đánh giá, phán xét.

Không thể xảy ra, đơn giản vì ở các nước ấy, bộ, sở, nói chung cơ quan đảm nhận chức năng quản lý nhà nước, không phải là những pháp nhân; nghĩa là, nó không có khả năng đứng ra giao tiếp như một chủ thể độc lập trong cuộc sống dân sự. Đặc biệt, nó không có quyền tự nhân danh mình tiếp nhận các tặng vật có giá trị tài sản.

Tư cách pháp nhân thường chỉ được thừa nhận cho những đơn vị sự nghiệp công lập, như trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện, bảo tàng... Có thể nghe nói việc người này, người nọ tặng cho bệnh viện hoặc trường học tài sản, tiền bạc nhiều khi có giá trị rất lớn và đó là việc rất bình thường; còn tặng cho bộ Giáo dục, sở Y tế... thì tuyệt nhiên không.

Không phải tự nhiên mà cùng là cơ quan nhà nước, nhưng nơi này được trao năng lực tự mình giao dịch trong cuộc sống đời thường, còn nơi kia không được. Người ta nói đơn vị sự nghiệp công lập chỉ chuyên cung ứng dịch vụ và không nắm quyền lực công: nó không thể ra một quyết định mang tính chất quản lý nhà nước có lợi cho người này, bất lợi cho người kia, nghĩa là không có điều kiện gây khó dễ cho người dân trong quan hệ quản lý công. Tập trung thực hiện chức năng phục vụ lợi ích cộng đồng, nó cần được trao tư cách pháp lý của một chủ thể độc lập để có được quyền hạn rộng rãi nhất trong việc quản trị dân sự đối với khối tài sản của mình, nhằm mục tiêu cao quý đó.

Không nên hào phóng thừa nhận tư cách “người” cho mọi cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan nắm công quyền: người nào mà chẳng có lợi ích riêng tư để theo đuổi; và nếu có lợi ích riêng tư, đồng thời có quyền lực, thì tự nhiên sẽ xuất hiện nguy cơ lạm dụng quyền lực để phục vụ lợi ích riêng.

Trái lại, cơ quan quản lý nhà nước được trao một phần công quyền. Nếu được coi là một pháp nhân độc lập, cơ quan quản lý nhà nước sẽ vừa là người có năng lực nắm giữ tài sản, vừa là người có quyền thế. Một người như thế khi xuất hiện trong cuộc sống dân sự để giao tiếp sẽ tự nhiên tỏ ra là một kẻ mạnh và khiến người cùng giao dịch với mình, tức là người dân hoặc doanh nghiệp, bị đặt ở vị thế yếu hơn.

Các giao kèo xác lập trong trường hợp này thường có lợi nhiều hơn cho kẻ mạnh. Lợi ích thu được từ đó có thể không đi hẳn vào túi một cá nhân; nó là của pháp nhân cơ quan, hay đúng hơn nữa là của một nhóm người ít nhiều xác định được danh tính, cùng thụ hưởng chung. Muốn nói gì thì nói, đó thực sự là một dạng hối mại quyền thế mang tính tập thể.

Bởi vậy, ở các nước ấy, luật pháp không trao tư cách pháp nhân cho cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý công thực hiện giao tiếp công vụ nhân danh một pháp nhân duy nhất là nhà nước. Nếu cơ quan công, thông qua một vị trí nào đó, mà làm sai và gây thiệt hại cho người khác, thì nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường. Bản thân cơ quan chỉ là một phần của bộ máy nhà nước, đảm nhận một phần chức năng chung của nhà nước và chỉ thực hiện phần chức năng đó, không được làm gì khác.

Với quan niệm như thế, thì không có chuyện một cơ quan quản lý nhà nước lấy tư cách, danh nghĩa cơ quan đi xác lập thoả thuận, giao kèo để cung ứng dịch vụ, tiện ích cho riêng một chủ thể nào đó trong đời sống kinh tế, dân sự.

Cũng không thể có doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó nghĩ đến việc tặng tài sản cho một cơ quan quản lý nhà nước. Nếu muốn, người ta có thể tặng cho nhà nước: sẽ có một cơ quan được chỉ định đứng ra tiếp nhận nhân danh nhà nước.

Trong khung cảnh pháp lý hiện tại, việc doanh nghiệp tặng tài sản cho cơ quan nhà nước không bị coi là sai. Vấn đề, rốt cuộc, là phải xem lại cả một triết lý dùng làm nền tảng cho hệ thống pháp luật về chủ thể đang vận hành.

Điều quan trọng là không nên hào phóng thừa nhận tư cách “người” cho mọi cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan nắm công quyền: người nào mà chẳng có lợi ích riêng tư để theo đuổi; và nếu có lợi ích riêng tư, đồng thời có quyền lực, thì tự nhiên sẽ xuất hiện nguy cơ lạm dụng quyền lực để phục vụ lợi ích riêng.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện

http://sgtt.vn/Goc-nhin/163098/Mot-dang-hoi-mai-quyen-the-mang-tinh-tap-the.html
0

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Việt - Mỹ diễn tập hải quân chung 5 ngày từ 23/4/12

17/4/12- HÀ NỘI: Việt Nam và Mỹ sẽ tổ chức hoạt động hải quân năm ngày "phi tác chiến" vào tuần tới tại thành phố cảng Đà Nẵng, Đại sứ quán Mỹ cho biết, giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).

Tàu chiến Flagship USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 của Mỹ

Tàu chiến Flagship USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 của Mỹ
Flagship USS Blue Ridge

Các bài tập "nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi hơn giữa Mỹ và Việt Nam", theo một tuyên bố từ Hoa Kỳ, ngày càng được xem như là một đối trọng với sự quyết đoán của hải quân Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.

Tàu chiến Flagship USS Blue Ridge thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Chafee, tàu cứu nạn và tàu cứu hộ USNS Safeguard sẽ cập cảng Đà Nẵng từ ngày 23 tháng 4 năm 2012, theo báo cáo của Đại sứ quán Mỹ phát hành vào cuối ngày thứ hai 16/4/12.

Báo cáo (của Đại sứ quán Mỹ) nói rằng chuyến đi "sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và trao đổi kỹ năng trong các lĩnh vực như hàng hải và bảo trì".

Trao đổi này được đưa ra sau khi chuỗi những cuộc đụng độ ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam trong năm nay trên các đảo ở Biển Đông Việt Nam.

Hà Nội và Bắc Kinh có tuyên bố dẫn đến tranh chấp quần đảo Trường Sa và tranh chấp lâu dài ở Quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc tuyên bố tất cả các vùng biển Đông Việt Nam, được cho là bao gồm nhiều dầu mỏ và dự trữ khí đốt và một phần ba thương mại đường biển toàn cầu đi qua khu vực này.

Một số quốc gia châu Á khác đã tranh chấp chủ quyền trên các phần của vùng biển.

Trong nhiều thập kỷ, những tuyên bố chủ quyền là một nguồn gây căng thẳng trong khu vực, nhưng trong năm qua Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn trong việc khẳng định chủ quyền của nó.

Hôm Thứ ba 17/4/12, Philippines cho biết họ đã kháng nghị ngoại giao mới, cáo buộc tàu Trung Quốc quấy rối một tàu nghiên cứu khảo cổ học mang cờ Philippines tại Scarborough Shoal.

Nơi này là cùng một khu vực nơi các tàu Trung Quốc hồi tuần trước chặn một tàu chiến Philippines bắt giữ các thuyền viên của tám tàu ​​đánh cá của Trung Quốc.

Hôm thứ Hai, quân đội Mỹ bắt đầu tập trận 12 ngày với hơn 6.000 người Philippines và lính Mỹ.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói rằng không có lý do cho các cuộc diễn tập để khiêu khích Trung Quốc, nhưng quân đội của nước này đã xác nhận một số các cuộc tập trận sẽ được tổ chức ngoài khơi bờ biển phía tây của Palawan ở vùng biển tranh chấp với Trung Quốc.

Trung Quốc đã bày tỏ tức tối vì sự tập trung gia tăng quân sự của Hoa Kỳ về châu Á, cho biết nó đã không hài lòng với các trò chơi chiến tranh.

Khu vực tranh chấp là một tuyến đường thương mại quan trọng đối với Hoa Kỳ, đã phản đối nỗ lực của Bắc Kinh để giải quyết các mâu thuẫn song phương, liên tục gọi điện thoại thay vì cho "giải quyết hoà bình các tranh chấp.

Trong những năm gần đây, tàu chiến Mỹ đã thường xuyên đến Việt Nam, gần đây nhất vào tháng Bảy năm ngoái (2011), bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.

Nguồn: AFP/ac

Tìm thấy tại: http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1195798/1/.html

* Channelnewasia.com là website của Tập đoàn MediaCorp Pte Ltd, Singapore.

Mỹ, Việt Nam trao đổi các hoạt động hải quân (VNMedia)

Hải quân Mỹ sẽ tham gia các hoạt động trao đổi với Hải quân Nhân dân Việt Nam kéo dài 5 ngày tại cảng Đà Nẵng, bắt đầu từ ngày 23/4 tới.

Lễ mở màn các hoạt động trao đổi giữa hải quân hai nước Mỹ, Viêt sẽ có sự tham dự của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear, Tư lệnh của Hạm Đội 7- Phó Đô đốc Scott Swift, Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam Lê Thành Ân, Chuẩn Đô đốc - Tư lệnh Tom Carney thuộc Lực Lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương; cùng thuyền trưởng các tàu đến Việt Nam lần này.

Chương trình hợp tác kéo dài trong năm ngày giữa hải quân hai nước Việt, Mỹ sẽ tập trung vào các sự kiện phi tác chiến và trao đổi kỹ năng trong các lĩnh vực điều khiển và bảo trì tàu. Các chuyến tham quan tàu, biểu diễn của ban nhạc hải quân Mỹ, các hoạt động cộng đồng và sự kiện thể thao giữa hải quân hai nước cũng sẽ được diễn ra. Các hoạt động này nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn giữa Mỹ và Việt Nam.

Những đơn vị của Mỹ tham gia vào các hoạt động trao đổi hải quân lần này với Việt Nam bao gồm tàu tiên phong của Hạm đội 7 USS Blue Ridge, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chafee, và tàu cứu hộ USNS Safeguard; các thuỷ thủ của lực lương đặc nhiệm 73, Tư lệnh Lực Lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương, đội lặn và cứu hộ lưu động.

VNMedia.vn
1

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Tại sao quan hệ Việt - Trung là quan hệ nhạy cảm?

10/4/12-Trích bài đăng trên Blog Thiếu Long, Ý kiến cá nhân có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo. Một số nhận định cần dẫn nguồn đáng tin cậy.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến quan hệ Việt - Trung là mối quan hệ nhạy cảm và Trung Quốc luôn là bóng ma ám ảnh cho chủ quyền VN và là mối đe dọa lớn nhất cho chủ quyền lãnh thổ VN.

Một cặp mốc giới gần thác Bản Giốc
Một cặp mốc giới gần thác Bản Giốc

Có rất nhiều nguyên nhân vì sao các lãnh đạo VN coi đây là vấn đề nhạy cảm, và trong đó đều là những nguyên nhân khách quan với mong muốn trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu, bao nhiều thành tựu từ Đổi mới, bao nhiêu nỗ lực xây dựng đất nước và hồi phục suy thoái kinh tế toàn cầu trở thành công cốc. Chứ trong đó không có cái gì là từ sự nhát, sợ Trung Quốc, hay hèn như một số người đã lầm tưởng.

Hiện Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có nguy cơ xảy ra chiến tranh với VN nhất. Do địa lý gần gũi thuận lợi, do có mâu thuẫn trực tiếp chủ quyền lãnh thổ và những nguồn lợi kinh tế biển, trong đó có những nguồn dầu ở Biển Đông.

Trung Quốc chưa gây chiến, chưa xâm lược là vì họ vẫn còn đang muốn giữ hòa bình để tập trung phát triển kinh tế và đang chưa có cái cớ nào khả dĩ để mà có thể dùng làm chiêu bài chính trị. Khi phe hiếu chiến lên nắm quyền, thì bất kỳ 1 chuyện nhỏ nào cũng có thể được dùng để khai thác, đào bới, khoét sâu, thổi phồng lên để hình thành 1 chiêu bài chính trị gây chiến.

Đừng tưởng sự dung dưỡng, thả lỏng đối với những chuyện nhỏ không thể tích tụ thành một chuyện lớn, tạo điều kiện cho TQ tuyên truyền thổi phồng, nâng cao quan điểm, leo thang mâu thuẫn, leo thang xung đột, từ khẩu chiến đến chiến tranh lạnh rồi tới xung đột quân sự, rồi tới chiến tranh toàn diện chỉ trong tích tắc (xem cuộc chiến 1979).

Đối với TQ là sự chưa muốn gây chiến. Còn đối với VN là sự hoàn toàn không muốn có chiến tranh lúc này. VN đang "sợ" chiến tranh hơn TQ là vì VN có nhiều thứ để mất hơn TQ, thế yếu hơn TQ, và tiềm lực quân sự, nhất là không quân và hải quân có thể tác chiến trên biển kém xa TQ. Thực lực đôi bên một trời một vực. Thực lực tổng thể đã một trời một vực, thực lực quân sự trên biển và trên không cũng còn một khoảng cách rất xa.

Nếu chiến tranh trên bộ thì TQ chắc chắn sẽ có kết quả tương tự như năm 1979, không có cơ hội nào thôn tính VN. Nhưng nếu là những trận đánh trên biển trong 1 hình thái chiến tranh mới, phụ thuộc nhiều vào sức mạnh vũ khí không quân và hải quân để làm chủ vùng trời và vùng biển thì hầu như chắc chắn VN sẽ thua và bị mất thêm chủ quyền, hầu hết các chuyên gia quân sự quốc tế đều đồng thuận với nhau về điểm này. Bởi vì trên biển và trên không, VN không thể áp dụng chiến tranh nhân dân và khó thể áp dụng chiến tranh du kích như trên bộ.

Trong cuộc chiến, sự thiệt hại của TQ nếu có chỉ sẽ là rất nhỏ so với thực lực tổng thể của họ, họ sẽ tốn thật nhiều lính mà họ có thể đang ngầm muốn chết bớt do nạn dân số và trai thừa gái thiếu, họ đang muốn "tống khứ" bao nhiêu đàn ông TQ đi ra nước ngoài qua nhiều hình thức khác nhau còn không kịp thì họ sẽ không tiếc sinh mạng những người lính. Nhưng VN thì tiếc mạng sống binh sĩ và đồng bào.

Có thể TQ sẽ mất vài tỷ đô la, một phần vũ khí sẽ bị hư hại, một số tàu sẽ chìm, rồi sao? Họ còn bao nhiêu tiền với tiềm lực kinh tế đó và còn bao nhiêu vũ khí khác chưa dùng và họ rất sẵn sàng mua lại hoặc chế mới để bổ sung, hiện họ vẫn đang mua sắm và sản xuất đều đặn.

Dù VN có thể tiếp nối truyền thống lấy ít địch nhiều, nhưng trong 1 cuộc chiến tranh trên biển, dù 1 tàu VN, 1 máy bay VN thiện chiến nhất thế giới thì cao lắm có thể chọi 3 tàu địch, máy bay địch, VN sẽ gây thiệt hại nặng cho địch về vũ khí, mạng đổi mạng với địch,nhưng sau khi ta hết vốn, địch cho bổ sung thì ta sẽ đưa lưng ra chịu đòn. Rồi sẽ có bao nhiêu Gạc Ma khác, có bao nhiêu Vòng tròn bất tử khác, bao nhiêu Quảng Trị khác (Năm 1972, Quân Giải phóng miền Nam không có không quân và hải quân nên trơ trọi chịu trận trước không quân Mỹ và Hạm đội 7 của Mỹ dội bom và pháo kích vào, quân đội ban đầu có cả ngàn người nhưng không còn bao nhiêu người sống sót, nhưng quyết bám đất đến cùng, không bỏ chạy, đó cũng là 1 Vòng tròn bất tử trong thời chống Mỹ.). Rồi ta sẽ mất bao nhiêu bãi Gạc Ma nữa, bao nhiêu người sẽ hy sinh nữa?

Và đáng lo nhất là sau 1 cuộc chiến hết vốn, địch vẫn còn vốn và tiếp tục mua mới, sản xuất với tiềm lực kinh tế đó, còn ta thì biết bao giờ mới xây dựng lại được 1 lực lượng hải quân tạm có tính răn đe như hiện nay? Bao giờ mới có lại những vũ khí hiện đại đó? Những anh bạn "không hèn" có sẵn sàng thắt lưng buộc bụng để cho VN có thể áp dụng chính sách Tiên quân (quân đội trước) như Triều Tiên hay không?

Khi nói, phán, chửi, chê thì rất dễ, không có gì dễ hơn, nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy bao nhiêu chuyện. Đứng ngoài phê phán thì bao giờ cũng là dễ nhất.

Lực lượng hải quân và không quân VN hiện nay tuy đang được hiện đại hóa, nhưng nó vẫn chỉ có tính răn đe, làm cho TQ chùn bước phần nào vì sợ tổn thất vũ khí và tiền bạc, chứ nó chưa đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nếu có 1 cuộc chiến tranh toàn diện tại đây. Hải quân TQ năm 2012 ngày nay không phải là hải quân lạc hậu năm 1988.

Vì những lẽ đó, mới có xu hướng nhường nhịn, lấy đại cuộc làm đầu, 1 câu nhịn 9 câu lành để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực. Vì khi có chiến tranh, VN ít nhiều gì cũng sẽ mất thêm chủ quyền, mất đi năng lực phòng thủ cho sau này, tạo ra thêm nguy cơ mất chủ quyền, bao nhiêu người hy sinh, và sẽ còn nhiều mất mát khác, kinh tế bị ảnh hưởng xấu, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn. Chính những lợi ích dân tộc đó, những lợi ích quốc gia đó của đất nước, mà chúng ta cố gắng không để bất kỳ cái gì biến thành (hoặc có thể để cho TQ sử dụng) một cuộc leo thang mâu thuẫn, xung đột từng bước.

Năm 1992 VN khó khăn lắm mới đấu tranh thuyết phục TQ ký vào hiệp nghị gác lại quá khứ và không tuyên truyền chống nhau, để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ với TQ, xây dựng không khí hòa bình, xua tan không khí chiến tranh lạnh có thể bùng nổ thành chiến tranh nóng bất cứ lúc nào giữa 2 nước. Và lâu nay TQ về cơ bản vẫn ngăn chặn những thông tin về cuộc chiến năm 1979 và hải chiến TS. Bây giờ khi xảy ra cái gì, dù là chuyện nhỏ thôi, chúng nó vin vào đó bảo VN vi phạm hiệp định rồi bật đèn xanh thả lỏng cho giới trẻ, blogger TQ, hoặc chủ động cho truyền thông chính thống tuyên truyền bôi nhọ VN, xúc phạm những anh hùng liệt sĩ VN, xuyên tạc cuộc chiến 1979 và Hải chiến TS, Vòng tròn bất tử, Gạc Ma ... thì có phải là sẽ leo thang xung đột, và xung đột kéo theo xung đột, xung đột này mở ra xung đột kia hay không?

Và VN có thắng nổi một cuộc chiến tranh thông tin với TQ hay không? Thông tấn xã Việt Nam là gì so với Tân Hoa xã, CCTV có chi nhánh khắp thế giới? Cộng đồng mạng VN tỷ lệ so sánh với cộng đồng mạng TQ thế nào, rồi sự khổng lồ áp đảo này sẽ tác động tới quốc tế thế nào?

Trung Quốc không sợ chiến tranh, càng không sợ 1 cuộc chiến trên biển với VN vì họ biết ưu thế của họ và khuyết điểm quân sự của VN chưa đủ thời gian để lấp lại. Và 1 bộ phận bá quyền, bành trướng, phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đó, chúng nó đang chực chờ 1 cái cớ để kiến nghị gây chiến. Loại chống Việt, muốn liên Tây đả Việt, sống ký sinh trên chiến tranh, theo chủ nghĩa sô-vanh đại dân tộc thì TQ lâu nay luôn có, chỉ cần chúng có cái cớ gì đó và chúng lên cầm quyền là xong. Đại hội Đảng TQ sắp đến và chúng ta chưa biết phe nào sẽ lên nắm quyền.

Ông Bạc Hy Lai thuộc phe tả khuynh, chống Tây bị phe hữu khuynh, thân Tây Ôn Gia Bảo, Tập Cận Bình dùng con bài Vương Lập Quân để làm cái cớ cách chức chính là 1 dấu hiệu không hay cho VN. Vì lâu nay phe đậm chất ý thức hệ như Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh luôn có những xu hướng thân VN và chống Tây, chống tư bản hơn, vì lý do ý thức hệ.

Phe thân Tây thì chủ trương "viễn giao cận công" (hòa xa, chống gần). Đó là vì sao ông tổ của Cải cách TQ và thân Mỹ là Đặng Tiểu Bình cũng chính là tên đầu sỏ xâm lược VN trong năm 1979 trong khi phe trung thành với truyền thống, đậm chất ý thức hệ như Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong đều phản đối.

Và còn bao nhiêu thế lực Mỹ - Tây, phản động đang rình rập tìm cách kích động chiến tranh giữa 2 nước từ nhiều động cơ, động lực khác nhau. Đục nước béo cò. Thừa nước đục thả câu.

Không nên thấy biển lặng sóng yên rồi mơ mộng tình hình vẫn đang ổn lắm, tốt lắm, thật ra chiến sự có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Mà một khi xảy ra thì VN chắc chắn sẽ mất thêm chủ quyền và nhiều mất mát khác về vũ khí, năng lực phòng thủ, thực lực tổng thể, kinh tế, sinh mạng con người v.v.

Cách đây 1 tuần NXB Tri Thức ở VN vừa xuất bản cuốn "Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn" của tác giả Lê Hồng Thọ (Mỹ) và nhiều đồng tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy chiến tranh đang chình ình trước mắt, bất kỳ một leo thang nào, một hành động nào dẫn tới leo thang, đều có thể dẫn tới xung đột quân sự và đưa tới chiến tranh quy mô. Đồng nghĩa với việc VN sẽ mất thêm chủ quyền và thêm hàng ngàn người VN sẽ thiệt mạng, đời sống người dân đang khó khăn sẽ còn khó hơn, và bao công lao xây dựng hệ thống quốc phòng trên biển và phục hồi khủng hoảng sẽ trôi sông trôi biển.

Do địa lý gần gũi thuận tiện, Trung Quốc có quan hệ ràng buộc kinh tế rất lớn với VN, là 1 thị trường xuất khẩu khổng lồ của VN, nhất là lương thực, hiện TQ đang là thị trường rộng lớn nhất và thuận tiện nhất cho người VN trong khu vực. Trong đó, Trung Quốc hiện đang nổi lên là một thị trường nhập khẩu gạo ngày càng quan trọng của Việt Nam.

Trong vòng hơn hai tháng qua chỉ riêng Trung Quốc đã nhập khẩu từ Việt Nam 500.000 tấn gạo. Dự báo trong năm nay, TQ có thể nhập khẩu từ Việt Nam ít nhất là 1 triệu tấn gạo. Nếu xảy ra chiến tranh, TQ sẽ học Mỹ ban lệnh cấm vận như thời gian 1979-1992, bao nhiêu nông dân VN sẽ phải chật vật. Năm 1992, VN đã rất khó khăn để phá thế cấm vận của Mỹ - Trung.

Tức là bên cạnh việc mất thêm chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, máu đổ, chết chóc, đời sống dân chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn chồng chất thêm khó khăn, khủng hoảng tài chính quốc tế vừa đẩy đi phần nào sẽ trở lại. Chứ không phải chỉ có đánh nhau đổ máu trên đất liền, trong thành phố thì mới đưa đến đổ vỡ kinh tế.

Việt Nam có hèn không? Muốn biết có hèn không thì cứ nhìn thẳng vào thực tế về những vấn đề chính: Từ khi VN giành lại được độc lập từ năm 1945 tới nay, bất kỳ bọn giặc nào, từ đâu, kéo tới xâm lược là ta đếu đánh chúng ra ngoài, hết giặc này đến giặc khác, trong đó có cả Trung Quốc. Còn khi chúng chưa kéo tới đánh thì ta luôn tuyên bố khẳng định chủ quyền và tuyên bố công khai, chính thức phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền hoặc hành xử chủ quyền trên những vùng tạm chiếm. Và liên tục tăng cường hiện đại hóa quốc phòng, chú trọng vào hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới.

Chúng ta đánh Trung Quốc khi chúng xâm lược, cầm súng bắn vào TQ thì sao gọi là hèn nhát? Có hành động nào dũng cảm hơn thế?

Chúng ta liên tục và thường xuyên hành xử chủ quyền, tổ chức bầu cử, khai thác tài nguyên trên những vùng TQ tuyên bố thì sao gọi là sợ TQ?

Chúng ta liên tục và thường xuyên phản đối cấp quốc gia và quốc tế đối với những tuyên bố của TQ và những hành động hành xử chủ quyền và hợp tác khai thác tài nguyên trong vùng tranh chấp, thì sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục, thường xuyên công khai và chính thức khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà TQ tuyên bố. Bác bỏ và phủ định những tuyên bố chính thức của TQ, sao có thể gọi là hèn nhát?

Chúng ta liên tục nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, mua sắm mới, sản xuất mới, trong khi đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, sao gọi là hèn nhát?

Chúng ta nhiều lần tập trận bắn đạn thật, phóng tên lửa thật ở Trường Sa, trên Biển Đông, ngay trên vùng tranh chấp, sao lại gọi là hèn nhát?

Rõ ràng VN công khai và chính thức, giữa ban ngày ban mặt quang minh chính đại làm những hành động trực tiếp như trên, trong khi TQ và cả thế giới biết VN đang có tranh chấp, bất đồng về biển đảo, lãnh hải, lãnh thổ với TQ, làm sao có thể gọi là hèn được?

Việt Nam luôn đặt chủ quyền lên trên hết, lên trên cả mong muốn hòa bình và kinh tế. Nếu VN đặt hòa bình cao hơn thì đã không có những hành động trên, mà mỗi hành động đều như tát nước vào các tuyên bố và hành động của TQ, trái ngược và đối nghịch, đối chọi chan chát với những lập trường, quan điểm, quyền lợi của TQ, mỗi hành động này đều có thể tạo ra sự leo thang thành xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển. VN ý thức rõ điều đó, nhưng vẫn làm, vì nó là chủ quyền, VN đặt chủ quyền lên trên hòa bình.

Nếu VN đặt kinh tế lên trên chủ quyền thì cũng như đã nói, đã không tốn hàng tỷ đô la mua nhiều vũ khí tối tân, đã không dám làm những cái gì có thể gây ra sự leo thang mâu thuẫn đưa tới xung đột quân sự, gây tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Tất cả những gì liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ thì VN đều đã làm những gì có thể làm, những gì trong khả năng thực tế mà thế và lực VN hiện nay có thể làm. Bất kể nó trái ngược với lợi ích kinh tế hay nguyện vọng hòa bình ổn định của VN trong khu vực. Bất kể nó đi ngược lại với những tuyên bố, khẳng định, quan điểm, lập luận, và lợi ích của TQ.

Nhưng những gì không liên quan tới chủ quyền, bất cứ cái gì khác mà không liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều có thể hy sinh, để bảo vệ chủ quyền và bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh, như những lý do đã phân tích ở trên.

Và bảo vệ hòa bình trong trường hợp này cũng chính là bảo vệ chủ quyền, vì khi có chiến tranh thì VN sẽ mất thêm lãnh thổ, lãnh hải so với tương quan lực lượng quân sự giữa hai bên lúc này. Và sau chiến tranh nguy cơ bị mất thêm, mất tiếp chủ quyền sẽ còn dài dài vì lúc đó VN phải xây dựng lại hệ thống quốc phòng gần như từ đầu, đã cạn vốn.

Cho nên, tất cả những cái gì mà một số "còm sĩ", "phán sĩ" bảo rằng tại sao không dám cái này, tại sao phải nín cái kia, tại sao phải nhịn cái nọ, tại sao phải bảo mật cái này, phải không công bố cái kia v.v. Tất cả những hành động đó không phải là xuất phát từ một tinh thần hèn nhát, mà là xuất phát từ một nhận thức rõ ràng về lợi ích quốc gia dân tộc, về yếu tố lợi - hại của vấn đề, xuất phát từ nhiều lý do khách quan nằm trong mục đích duy nhất đó là lợi ích dân tộc và sự mong muốn bảo vệ chủ quyền và hòa bình ổn định trong nước và khu vực. Đó là những cái chính, những cái cao nhất và quan trọng nhất.

Người làm chính trị có thực tâm và thực tài là những người biết phân biệt giữa cái lợi của một người, cái lợi của một nhóm, và cái lợi tổng thể của cái chung, của dân tộc, đất nước. Và chủ quyền và sự hòa bình chính là cái lợi lớn đó.

Lãnh đạo có tài và có tâm họ đặt nặng và coi trọng vào cái lợi lớn, cái lợi ích chung đó. Họ đặt tình cảm vào cái chung, cái lớn, toàn dân, toàn quốc, nặng hơn cái tình cảm cá nhân với 1 người hay 1 nhóm, cái riêng tư, cục bộ. Đặt nặng cái lâu dài hơn cái nhất thời. Lý trí làm chủ cảm tính.

Họ cũng căm tức như chúng ta, nhưng họ có trách nhiệm khác chúng ta, họ có trách nhiệm gánh vác to lớn, họ không có quyền bị nô lệ cảm xúc, bị cảm tính điều khiển hành động, hành động cốt miễn sao hả dạ, hả giận, hả hê, thỏa mãn, bất chấp tất cả, rồi sau đó thế nào họ mặc kệ, không chịu trách nhiệm. Nếu vậy thì đó mới là một chính phủ vô trách nhiệm. Chiến tranh đổ máu, mất thêm chủ quyền lãnh hải lãnh thổ, thì ai chịu trách nhiệm? Chính họ chứ còn ai!

Cứ "ôn cố tri tân" thì chúng ta sẽ nhìn ra được rất nhiều điều. Lê Lợi sau khi giành được độc lập, lên ngôi vua, không vinh danh tưởng niệm những người lính chém chết Liễu Thăng (tướng Minh chết trận ở Đại Việt) mà lại còn đúc tượng vàng Liễu Thăng bằng tiền thuế của dân để cống cho triều Minh mỗi khi đi sứ (lệ cống người vàng này đến năm 1718 mới hết), xưng thần, tiến cống, xin sắc phong, chấp nhận làm 1 An Nam quốc vương, thần tử trên danh nghĩa, không có căn cước quốc gia chính thức, chấp nhận địa vị phiên thuộc đối với nhà Minh.

Nhưng không có sử gia nào sau này gọi Lê Lợi là hèn, bởi vì sao, bởi vì đó không phải là xuất phát từ tinh thần hèn nhát, Lê Lợi đã bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thực tế cho đất nước, xuất phát từ tinh thần thực tế, từ ý tốt muốn củng cố thái bình, muốn chấm dứt hẳn binh đao để xây dựng Đại Việt, xuất phát từ ý thức "tránh voi không hổ mặt nào", "1 câu nhịn 9 câu lành" v.v. Xuất phát từ lợi ích của quốc gia dân tộc, chủ quyền xã tắc và sự thái bình an lạc của muôn dân.

Ông hiểu rằng nước nó lớn, người nó đông, kinh tế nó mạnh, nó thua ta vài lần thì cùng lắm quân nó chết, kinh tế nó tổn hại một chút, còn dù ta thắng thì sao? Nước non tan hoang, kinh tế đổ vỡ, phải xây dựng lại từ đầu, đất nước kiệt quệ, sức dân khốn cùng. Rốt cuộc cũng vẫn phải nhượng bộ nó vấn đề này vấn đề kia để mưu cầu thái bình để cho quân dân nghỉ ngơi.

Trong thời kỳ chống Trung Quốc (1979-1992), năm 1979 quân ta đánh nhau ác liệt với quân Trung Quốc tại miền Bắc, gây cho chúng tổn thất nặng nề và đánh lui chúng về nước. Nhưng trong thời gian sau đó tới năm 1992 chúng ta vẫn chống Trung Quốc công khai, coi là "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất", nhưng cũng không có những tưởng niệm, vinh danh xứng tầm hay nhắc lại, phổ biến thông tin gì nhiều về cuộc chiến này trong thời gian đó. Nhiều thông tin về những trận đánh nhỏ sau đó để giành lại từng tấc đất của Tổ quốc, ví dụ trận đánh Lão Sơn, đều được bảo mật ngay trong thời kỳ chống Trung Quốc đó.

Năm 1988, sau hải chiến Trường Sa, đài báo VN năm đó cũng không nhắc nhiều. Như vậy có phải là hèn? Ngay cả đánh mà ta còn dám đánh thì sao có thể gọi là hèn? Đánh còn dám đánh, cầm súng bắn thẳng vào lính Tàu mà còn dám thì sao không dám nói, không dám nhắc? Đó, vấn đề là ở chỗ đó, đó không phải là hèn, mà đó là vì chúng ta không muốn leo thang chiến tranh thành một cuộc chiến quy mô lớn, chúng ta cần ổn định chính trị xã hội để xây dựng và bảo vệ nước nhà.

Trong tất cả những hành động đó, có thể thấy rõ ràng là: Xưa nay VN luôn đặt chủ quyền lên trên hết, vì chủ quyền thì khi cần đánh chúng ta vẫn phải đánh, dù những vùng đất mà TQ vẫn còn cố đóng giữ sau năm 1979 không có bao nhiêu giá trị địa lý, đất đai, kinh tế, quân sự, nhưng vì nó là đất tổ tiên, nó là chủ quyền, cho nên ta vẫn đánh để giành lại.

Ta không hy sinh chủ quyền chỉ vì muốn hòa bình. Ta không dùng chủ quyền để đánh đổi hòa bình. Nên ta đã đồng thời vừa đánh để giành lại chủ quyền, vừa bảo mật thông tin để tránh biến nó thành 1 làn sóng phẫn nộ, tạo điều kiện cho Mỹ và phản động khoét sâu và kích động leo thang lên thành 1 cuộc chiến quy mô.

Những năm tháng chống Trung Quốc trong thời gian 1979-1992 đó đã cho chúng ta thấy rất rõ sự nhất quán trước sau như 1 về đường lối chủ trương của Đảng
. Đó là 1. Chủ quyền, 2. Hòa bình. Chúng ta vừa đánh để giành chủ quyền vừa tìm cách giữ cho nó trong sự kiểm soát, không để bất kỳ thế lực thứ 3 nào lợi dụng, khoét sâu, kích động để leo thang cuộc chiến, cố gắng vãn hồi hòa bình, cố gắng tránh xung đột quy mô lớn.

Trong những ngày cuối tháng 2 trong cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam còn dám đánh sâu vào lãnh thổ Trung Quốc, đánh thẳng vào hai thị trấn Ninh Minh thuộc tỉnh Quảng Tây và Malipo thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đó là lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam mà một quân đội Việt Nam đánh vào lãnh thổ Trung Quốc, lần thứ nhất là cuộc "tấn công để phòng thủ" của Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đánh vào Trung Quốc là để tiêu diệt kho hậu cần mà giặc Tống chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt. Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào Trung Quốc là để trả đũa và răn đe. Sự việc này nhiều tài liệu quốc tế đã ghi nhận, nhưng VN lại không tuyên truyền nhiều về nó vì những phức tạp ngoại giao và chính trị, nhưng ngay cả việc đánh vào đất Tàu mà còn dám thì chúng ta nên tự hiểu là VN có hèn hay không.

Ngay sau năm 1975 thì QĐNDVN và Khmer Đỏ đã giao chiến ở biên giới Tây Nam. Quân ta đã từng đánh sâu vào lãnh thổ của chúng để răn đe. Nhưng có nhiều thông tin lúc đó ta cũng đã tạm bảo mật. Không lẽ vậy có nghĩa là ta hèn trước Pol Pot? Cái gì cũng có lý do của nó. Nhưng sự thật cho thấy là ngay cả việc đánh vào đất địch mà ta còn dám, lật đổ kẻ thù ta còn dám, thì chắc chắn không phải là hèn.

Ngày nay cũng vậy, một mặt chúng ta tích cực mua sắm và sản xuất vũ khí, hiện đại hóa hải quân, không quân, liên tục và thường xuyên tuyên bố phản đối những hành động của TQ và khẳng định chủ quyền của VN, để giữ cho những vùng tạm chiếm vẫn là "vùng tranh chấp" theo pháp lý quốc tế (Vì chủ quyền). Mặt khác chúng ta cố gắng duy trì hiện trạng, giữ gìn hòa bình, không để bất cứ sự kiện gì có thể đưa đến leo thang, có thể liên kết với các sự kiện khác trở thành leo thang xung đột rồi bùng nổ chiến tranh (Vì hòa bình).

Và bảo vệ hòa bình trong thời điểm hiện nay cũng chính là bảo vệ chủ quyền (vì tương quan hiện nay mà đánh thì sẽ mất thêm). Cho thấy sự nhất quán của VN từ trước tới nay.

Đảng và Nhà nước Việt Nam vì lợi ích đất nước, vì chủ quyền và hòa bình, quyết tâm nhất quán trước sau như 1, đó là điều chắc chắn. Giặc kéo tới xâm lược thì ta sẽ giáng trả để trực tiếp bảo vệ chủ quyền đất nước. Giặc chưa kéo tới xâm lược thì ta mua sắm, sản xuất mới, hiện đại hóa quân đội, tập trận để răn đe giặc và chuẩn bị cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Và thường xuyên tuyên bố chủ quyền để địch không thể hợp thức hóa, hợp pháp hóa, chính danh hóa, biến vùng tranh chấp thành vùng sở hữu của chúng. Và đồng thời ngăn ngừa những mầm mống có thể gây leo thang xung đột mà không liên quan đến chủ quyền, nhằm bảo vệ hòa bình. Ví dụ, mọi sự tuyên bố chủ quyền có giá trị với luật pháp quốc tế hay các hành động hành xử chủ quyền, tập trận, nâng cấp, mua sắm, chế tạo vũ khí, hiện đại hóa hải quân và không quân tuy rằng sẽ gây leo thang xung đột nhưng nó vẫn cần làm vì nó liên quan trực tiếp với chủ quyền, liên quan tới mục tiêu bảo vệ chủ quyền, mà ta đặt chủ quyền ưu tiên lên trên mong muốn hòa bình.

Nhưng đồng thời, những vấn đề không liên quan tới chủ quyền thì ta có thể hy sinh, tạm gác lại, tạm khép lại v.v. để giữ gìn mục tiêu thứ hai, đó là hòa bình và ổn định, và cũng là để bảo vệ mục tiêu thứ nhất, đó là chủ quyền và lãnh thổ - lãnh hải, vì một khi chiến tranh xảy ra, với tương quan lực lượng hai bên, VN sẽ mất thêm chủ quyền và sau đó sẽ tiếp tục đối phó với nguy cơ mất thêm chủ quyền, sẽ còn mất nhiều thêm và dễ dàng mất thêm chủ quyền dài dài, còn phải nhượng bộ nhiều hơn, vì sau chiến tranh thì vũ khí của chúng ta sẽ gần như sạch vốn, hay ít nhất là yếu kém đi rất nhiều, và công cuộc hiện đại hóa sẽ phải xây lại từ đầu. Trong quan hệ quốc tế cái tư thế và thực lực yếu - mạnh là yếu tố quyết định, xưa nay đều là vậy, thế yếu với thế mạnh khác nhau xa lắm, không thể duy ý chí cái gì cũng coi là như nhau, ngang nhau, cái gì cũng có thể làm được trong một thế yếu, lực yếu, không thể ngây thơ coi mạnh - yếu như nhau và bên yếu có thể hành xử như bên mạnh.

Nhìn lại thời kỳ chống Trung Quốc, nhiều người chê trách ông Lê Duẩn quá cứng rắn nên mới để cho chiến tranh xảy ra, chứ nếu là Bác Hồ thì đã ngoại giao mềm dẻo hơn, kiềm chế hơn, đã giữ được không để leo thang xung đột thành chiến tranh. Ngày nay các lãnh đạo đã rút kinh nghiệm thời Lê Duẩn nên đang làm khác đi, thì cũng lại bị chê trách.

Nếu nhìn lại lịch sử, ôn cố tri tân, thì chúng ta thấy Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc không phải vì VN và TQ cùng ý thức hệ, cùng phe, mà vấn đề này nằm trong một sách lược chung, một chiến lược đối Trung Quốc xuyên suốt từ lịch sử trung đại cho đến nay. Đó là sách lược mềm dẻo, nhẫn nhịn để "cận giao" (hòa gần), có thể nhượng bộ nhiều thứ, xin sắc phong, chấp nhận làm một "thần tử" trên danh nghĩa, thậm chí dùng cả tiền thuế của dân để triều cống v.v. miễn sao giữ được chủ quyền, độc lập và giữ được thái bình, yên ổn. Thời phong kiến nào cũng vậy, kể cả những triều đại, nhà nước anh hùng nhất trong lịch sử VN.

Việt Nam nhẫn nhịn thận trọng trước Trung Quốc không phải vì có cùng ý thức hệ chính trị, hệ tư tưởng chính trị, mà là vì Trung Quốc là một nước mạnh, có sức mạnh kinh tế và quân sự mạnh hơn gấp bội, hiếu chiến, và có vị trí địa lý sát bên, đúng nghĩa "núi liền núi - sông liền sông", và đã có tiền lệ hung hăng gây chiến, lấn chiếm đất đai, xung đột quân sự đẫm máu với nhiều láng giềng, trong đó có Việt Nam. Nói theo kiểu dân dã thì TQ là một "gã hàng xóm khổng lồ" của VN.

Trong Thời đại Hồ Chí Minh những ngày đầu độc lập, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cũng đã nhượng bộ Tàu Tưởng rất nhiều vấn đề (Tàu Tưởng với ta khác ý thức hệ). Cụ thể:

- Khi "Hoa quân nhập Việt", đội quân vô kỷ luật của Trung Hoa Quốc dân đảng cướp phá bà con, cướp gà cướp vịt để ăn nhậu, nhũng nhiễu lương dân. Chính phủ ta lúc đó vẫn ra lệnh cho các lực lượng Dân quân - Tự vệ, du kích địa phương phải đề cao cảnh giác, kiểm soát chúng (với danh nghĩa "bảo vệ" cho chúng), nhưng không được nổ súng trước. Phải kỷ luật tối đa.

- Sau khi trên 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc kéo vào Hà Nội và hoàn thành việc đóng quân ở nhiều vùng trên đất Bắc, thì chúng càng tăng cường lộng hành, tác quái, vô pháp vô thiên. Quân lính ô hợp của Quốc dân đảng cướp phá khắp nơi, bắt gà bắt vịt của dân đem đi nhậu nhẹt. Bọn tay sai người Việt thì dẫn quân Tàu đi lùng giết những người mà chúng gọi là "cộng sản", "theo Việt Minh".

Được hơn 20 vạn quân Tàu chống lưng, các đảng phái phản động tác oai tác quái, dùng xe của Tàu Tưởng chạy khắp đường phố Hà thành bắc loa chửi bới Việt Minh và kể tội chủ tịch Hồ Chí Minh, hô hào tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 1. Các đảng phái theo Tàu liên tục dùng báo chí tuyên truyền đả kích Việt Minh: "Trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản... Chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được, tổ chức các cuộc "tuần hành", bắc loa hô hào kêu gọi tẩy chay bầu cử.

Chúng tổ chức bắt cóc, ám sát ứng cử viên, đảng viên cộng sản, cán bộ Việt Minh (ví dụ ông Trần Đình Long) hay thủ tiêu những cá nhân, tổ chức có cảm tình với chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong ngày tổng tuyển cử Quốc hội lịch sử năm 1946, bọn tay sai Tàu Tưởng mang súng tiểu liên đến Ngũ Xã ngăn không cho đặt hòm phiếu, cấm người dân treo cờ đỏ sao vàng. Người dân Ngũ Xã rủ nhau kéo sang nơi khác bỏ phiếu.

Những tên tay sai của Tàu Tưởng dựa hơi chủ hoành hành đến như vậy nhưng Bác Hồ vẫn nhượng bộ Trung Hoa Dân Quốc mà chấp nhận "bố thí" cho Nguyễn Hải Thần (1 người luôn mặc đồ Tàu, nói tiếng Tàu rành hơn tiếng Việt), Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Tường Tam và những kẻ khác 70 ghế trong Quốc hội mà không cần bầu cử, theo thỏa thuận trước đó giữa ta và Tàu Tưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" đã viết: "Chúng càng biết rõ một cuộc tuyển cử công bằng sẽ không mang lại gì cho chúng."

- Để đối phó với yêu sách và sức ép của Trung Hoa Dân Quốc đòi giải tán quân đội chính quy của VN, chủ tịch Hồ Chí Minh chấp nhận tạm thời nhượng bộ, tháng 11 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, một trong những sách lược chính trị tạm thời làm nhẹ đi tính chất quốc gia, tính chất chính thức của quân đội, tạm thỏa mãn sự đòi hỏi của Tàu Tưởng. Sau khi Tàu Tưởng về nước thì Vệ quốc đoàn mới đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, rồi Quân đội Nhân dân Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào một nước cờ chính trị táo bạo, ký tạm ước và sau đó là hiệp định Sơ Bộ với Pháp, cho phép một bộ phận của quân đội Pháp ra đóng ở miền Bắc để ép Tàu Tưởng rút về nước. Đúng như dự kiến, Tàu Tưởng trước sức ép của quân đội cộng sản Trung Quốc trong nước, không muốn lôi thôi thêm nữa với 2 thế lực mạnh là Pháp và Việt Minh. Đứng trước 2 thế lực mạnh, họ không muốn phiêu lưu thêm nữa ở miền Bắc Việt Nam, đành chấp thuận rút quân. Bác Hồ đã thành công lợi dụng Pháp đẩy Tàu về nước.

Trong lúc quân Tàu rút về, chính phủ Việt Nam đã ra quân lệnh phải "bảo vệ" cho quân Tàu Tưởng đi về an toàn, cấm không được gây hại tới họ, ai vi lệnh sẽ xử theo quân pháp. Trong thời gian đó - trước tình trạng thiếu thốn vũ khí - có nhiều chiến sĩ Vệ quốc đoàn vì tiếc số vũ khí của Nhật bị Tàu đem về gần hết, nên muốn thừa cơ phục kích cướp lấy, trước khi đi nhiều người đã trốn cả cấp chỉ huy, tự ý hành động, có người bị phát hiện và ngăn cấm thì quyết tâm nói nếu bị lộ thì sẽ chấp nhận tử hình. Kết quả nhiều người giả cướp, giả quân phỉ và cướp vũ khí trót lọt. Nhưng cũng có không ít người thất bại, có những trận thua phải chạy về, những chiến sĩ thương vong bị địch lục áo tìm thấy được giấy tờ tùy thân, chúng kéo quân tìm tới các căn cứ của Vệ quốc đoàn vặn vẹo, hạch sách, đòi lại công đạo v.v.

Vì luật pháp, vì chính trị, vì ngoại giao, mà Nhà nước non trẻ đã phải "quân pháp bất vị thân", "đại nghĩa diệt thân", giam những chiến sĩ đó lại và có nhiều trường hợp đành phải tử hình. Nghe thì thấy ác, thấy vô cảm, nhưng là lãnh đạo, là người làm chính trị chân chính, thì đôi khi phải gạt bỏ tình riêng để mà vì cái lợi chung, đặt đại cuộc lên trên hết, lấy đại cuộc làm đầu.

Nói chung, tất cả những sự nhượng bộ từ lịch sử phong kiến tới nay đều vì đại cuộc, vì lợi ích lớn của dân tộc, vì những sách lược chính trị, chiến lược đối ngoại tạm thời. Thời đó chính phủ Hồ Chí Minh cũng bị những kẻ phản động kích động, nâng quan điểm lên rồi mắng nhiếc, chửi rủa là "hèn nhát", "nhục quốc thể", "nhục nhã", "mất mặt", "mất danh dự" v.v. Tay sai của Pháp thì chửi tại sao ta nhường nhịn "kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa". Tay sai của Tàu Tưởng, Nhật thì lại chửi việc ta ký hiệp định Sơ Bộ, họ xuyên tạc rằng đó là "hiệp ước bán nước", "Hồ Chí Minh bán nước cho Pháp" v.v. Nhưng những chiến công hiển hách và những kết quả độc lập - thống nhất - hòa bình sau đó đã cho câu trả lời, đã cho thấy những quyết sách đó là đúng.

Ngẫm nghĩ lại những sự việc trên và thời điểm lịch sử lúc đó, nên tự hỏi, vì sao chủ tịch Hồ Chí Minh không ngại một cuộc chiến với thực dân Pháp bằng e ngại một cuộc chiến với Tàu Tưởng? Trong khi quân Pháp thiện chiến, chuyên nghiệp, vũ khí hiện đại hơn quân ô hợp với những vũ khí lạc hậu của Tàu Tưởng rất nhiều. Đó là vì Bác Hồ hiểu người phương Tây vốn thực dụng và Pháp là bọn ở xa, đánh xong rồi thôi, thua xong rồi thôi. Còn một khi có chiến cuộc với người Trung Quốc, gã hàng xóm khổng lồ ở sát bên cạnh, thì sẽ lắm gay go về lâu dài. Xin lưu ý, năm 1946 Tàu Tưởng vẫn còn rất mạnh ở Trung Quốc và lúc đó vẫn chưa thể biết phe Tưởng hay phe Mao sẽ thắng.

Người làm chính trị luôn lo đến cái lợi lớn của đất nước, cái tổng thể, cái chung nhất, cái lâu dài, cái bền vững, không để những tiểu tiết làm hư đại sự, không vì muốn thỏa mãn những cảm tính, tự ái dân tộc mà làm hỏng đại cuộc.

Vì những lẽ lợi - hại đó, vẫn sẽ có những hạn chế phần nào trong báo chí và dư luận để phục vụ cho sách lược đối ngoại chung đối với Trung Quốc, giữ cho tất cả trong vòng kiểm soát, không leo thang căng thẳng, dần đưa tới mâu thuẫn, từng bước đưa đến xung đột quân sự và chiến tranh quy mô. Đồng thời không để thế lực thứ ba nào lợi dụng tình hình căng thẳng giữa hai bên để trục lợi.

Còn đối với những kẻ phản động, chống cộng ở hải ngoại, từng có "thành tích" bán nước, theo giặc 3 đời vẫn luôn miệng tuyên truyền dối trá nâng quan điểm về những cái gọi là "đại họa mất nước" (?), "Việt Cộng bán nước", "Cộng sản Việt Nam dâng đất bán biển" v.v. thì họ là những kẻ thù hận điên cuồng, u mê mù quáng, không dám chấp nhận sự thật. Chúng ta không quan tâm và không hy vọng gì vào những phần tử này. Khi Việt Nam giữ quan hệ bình thường với Trung Quốc thì họ vẫn sẽ còn tiếp tục bám vào đó, sống ký sinh lên trên đó và tiếp tục chửi bới.

Nhưng nếu Việt Nam chuyển sang chống Trung Quốc như trong giai đoạn 1979-1992 thì cũng không có khả năng nào họ theo VN chống TQ, mà trái lại họ sẽ càng lợi dụng phá thêm và mong muốn TQ chiến thắng, như họ đã từng mong muốn "Trung Cộng đánh thẳng vào Hà Nội giết sạch Việt Cộng" năm 1979. Như họ nhân lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang chống xâm lược mà kích động, tổ chức phá trại cải tạo, vào rừng lập "chiến khu" chống Việt Cộng, khủng bố đặt bom khắp các đô thị miền Nam, thời ấy họ lợi dụng thời cơ khi giặc Tàu đang xâm lược và đánh nhau với Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Bắc thì ở miền Nam thỉnh thoảng vẫn có những tiếng nổ do bọn phản động - khủng bố phá hoại. Bọn Fulro và bọn khủng bố tiền thân của Việt Tân nhân cơ hội chiến tranh đó, đã "đục nước béo cò", "thừa nước đục thả câu" mà thừa cơ đánh phá vào trong nước, đem tiền giả, ma túy, súng đạn vào khủng bố trong nước. Những kinh nghiệm từ lịch sử vẫn còn rành rành ra đó.

Đây là bọn phản quốc và trên thực tế đã chống dân tộc, chống nhân dân, chống đất nước, chống Tổ quốc nhiều đời, nhiều lần trong lịch sử hiện đại, chứ không chỉ có chống Đảng Cộng sản, chống Hồ Chí Minh, chống CNXH, chống CNCS. Vì vậy chúng ta nên tin vào những người có uy tín chống xâm lược, không nên hùa theo những kẻ từng ô danh theo giặc xâm lược, phản bội Tổ quốc.

Họ trung thành với nước Mỹ chứ không phải trung thành với nước Việt. Họ yêu bản thân chứ không yêu nước. Mục đích tối hậu của họ là lật đổ Nhà nước Việt Nam để phục hận sau khi những lợi ích gắn liền với giặc xâm lược của họ bị mất sạch sau khi Việt Nam thắng Mỹ. Họ muốn trở về rửa hận, lấy lại những gì đã mất, để tranh quyền giành ghế, tranh giành quyền lực để được làm ông nọ bà kia. Mối quan hệ phức tạp Việt - Trung chính là một trong những chiêu bài để họ nắm lấy, khai thác, và lợi dụng để thực hiện mục đích tối hậu đó, vì lợi ích riêng của chính bản thân họ, bất chấp lợi ích chung của đất nước và dân tộc.

Họ hô hào kích động chiến tranh vì nếu xảy ra chiến tranh thì chỉ có máu đồng bào trong nước đổ, đất nước VN điêu tàn, kinh tế VN thảm hại, cuộc sống người dân điêu đứng, chứ họ ở bên Mỹ, ở hải ngoại, cách VN nửa vòng trái đất, họ không chịu trách nhiệm và không bị một sự ảnh hưởng nào. Đôi khi vì cái Tôi của mình, một số họ cũng tự thôi miên và tưởng rằng ta đây "yêu nước" thật, không dám nhìn thẳng vào sự thật là họ đang đi ngược lại với quyền lợi dân tộc và đất nước, làm trái lại với những nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Việt Nam, họ dối mình gạt người và lừa gạt cả con cháu, tuy nhiên nhiều người trẻ thế hệ 3, 4 ở hải ngoại sau khi tiếp cận với những thông tin trong nước và các thông tin khách quan quốc tế, cũng đã dần dà hiểu ra vấn đề.

oOo


Việt Nam là đối tượng dễ xảy ra chiến tranh với TQ nhất không hẳn vì VN không được Mỹ chống lưng, mà chủ yếu là vì địa lý gần gũi, thuận lợi và tương quan thực lực quốc phòng giữa hai bên. Lịch sử đã cho thấy dù TQ đang quan hệ với Mỹ như thế nào thì khi cần đánh, thấy đánh được thì họ vẫn đánh, không hề sợ Mỹ. Ví dụ chiến tranh Triều Tiên và những nỗ lực thống nhất Đài Loan trong những năm cuối 1940, đầu 1950. Hay như năm 1974, Mỹ ở ngay trong khu vực, Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang lù lù ngay đó nhưng họ vẫn thỏa hiệp được với Mỹ rồi tiến vào chiếm đóng Hoàng Sa.

Hiện nay, Trung Quốc chưa đánh Đài Loan không phải vì Đài có Mỹ, mà là vì sức mạnh quân sự và khả năng tự vệ của Đài Loan. Họ chưa đánh Philippines không phải vì Phi có Mỹ, mà vì Phi ở xa, Malaysia không có ai chống lưng và tiềm lực quốc phòng không mạnh, nhưng họ cũng chưa đánh vì ở xa, địa lý không thuận lợi, chưa thích hợp. TQ phải vượt qua chướng ngại vật VN rồi mới có thể mở đường ra, dùng các lãnh thổ, lãnh hải của VN làm căn cứ, làm cơ sở, làm bàn đạp, bành trướng xuống Đông Nam Á. Chưa vượt qua nổi VN thì chưa thể bành trướng xuống phương Nam.

Cũng vậy, Trung Quốc chưa đánh Hàn Quốc, Nhật Bản không phải vì Hàn - Nhật có chiếc dù Mỹ, mà vì thực lực quốc phòng của 2 nước này. Nga, Ấn Độ không có Mỹ chống lưng nhưng chưa bị TQ đánh là vì họ cũng có tiềm lực quốc phòng, năng lực tự vệ mạnh mẽ, sức mạnh răn đe đáng kể.

Tất cả những quốc gia trên đều đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, biên giới với TQ nhưng chưa bị tấn công đều không phải nhờ chiếc dù của ngoại bang nào, mà đều vì chính sức mạnh quốc phòng của họ hoặc địa lý của họ chưa thích hợp cho TQ khởi binh. Việc được các ông lớn, nhất là Mỹ chống lưng chỉ làm chùn bước TQ phần nào, nhưng như lịch sử đã cho thấy, khi cần đánh thì họ vẫn sẽ đánh, từ năm 1950 một TQ lạc hậu đã không sợ Mỹ, dám đem 100 vạn quân vào bán đảo Triều Tiêu đánh nhau trực tiếp với Mỹ, thì một TQ hiện đại hóa, kỹ thuật cao, công nghệ tối tân ngày nay cũng sẽ không sợ Mỹ.

Theo thạc sĩ Lê Hồng Hiệp, giảng viên của Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì Việt Nam nên tránh Mỹ và các đại siêu cường, mà nên thiết lập quan hệ an ninh – quốc phòng chiến lược với các thế lực bậc trung.

Đây là điều hợp lý, thường trong quan hệ quốc tế và trong quan hệ con người nói chung, trong bất kỳ mối quan hệ nào, thường thế và lực giữa hai bên phải không quá chênh lệch thì mối quan hệ mới công bằng và dễ có sự chân tình với nhau. Một bên quá mạnh và một bên quá yếu thì khó thể có mối quan hệ công bình, bình đẳng, đến một lúc nào đó nước nhược tiểu kia sẽ trở thành vật hy sinh của "ông bạn lớn", bị "đồng minh" bán rẻ, bán đứng, đâm sau lưng, các "ông lớn" sẽ gạt mình qua một bên để thỏa thuận sau lưng, thỏa hiệp trên lưng với nhau rồi sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của họ.

Tuy nhiên, cái gì cũng có thể có ngoại lệ, căn cứ vào logic thông thường hiện nay, cường quốc quân sự duy nhất trên thế giới ngày nay mà VN có thể xem xét thiết lập một mối quan hệ đồng minh chiến lược chính là Nga. Hai nước có cái tình và có sự ít nhiều tin tưởng nhau (ít nhất là tin rằng 2 bên không làm hại nhau, không có nhu cầu hại nhau) từ thời Liên Xô. Và Việt Nam lâu nay vẫn là bạn hàng, đối tác tin cậy của Liên bang Nga. Không có nhiều quyền lợi, lợi ích mâu thuẫn, trái ngược nhau. Có sự thuận lợi đặc thù về địa lý, Nga - Việt không ở gần nhau và không có mâu thuẫn về lãnh thổ, mà lại có một mối quan hệ chiến lược từ vị trí địa lý, khi 2 nước cùng như một gọng kìm ép Trung Quốc vào giữa. Nếu Việt - Nga kiên quyết giữ mối quan hệ mang tầm chiến lược lâu dài này thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa, kiềm chế và hạn chế phần nào những tham vọng và sự gây hấn của TQ.

Nga không muốn Trung Quốc vượt lên mình quá xa, làm lu mờ đi vai trò của Nga, gạt đi tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Nga trong khu vực, thậm chí trở thành mối đe dọa thường trực của Nga ở phía Nam. Hiện Trung Quốc vẫn đang chiếm giữ nhiều lãnh thổ của Nga nơi biên giới.

http://my.opera.com/thieulongtexas/blog/2012/04/09/tai-sao-quan-he-viet-trung-la-quan-he-nhay-cam

Cám ơn phản hồi của các bạn! Nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, Vibay blog có thể thay đổi nội dung theo quan điểm của đa số bạn đọc thông qua các phản hồi (Không kể các phản hồi bằng tiếng Việt không có dấu vì không có căn cứ để xác nhận chính xác nội dung của các phản hồi đó, mong các bạn thông cảm! ).
24