Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Data. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Data. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Cuộc đời chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh

09/12/2012- Xuất phát từ một anh chủ nhiệm hợp tác xã, ông Nguyễn Bá thanh đã để lại những dấu ấn đặc biệt từ khi nhậm chức Bí thư thành ủy Đà Nẵng.


Từ ông chủ nhiệm hợp tác xã…

Xuất phát điểm con đường sự nghiệp của ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng – Nguyễn Bá Thanh là từ một anh chủ nhiệm hợp tác xã.Sinh ngày 8/4/1953 ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.

Con đường công danh sự nghiệp của ông Thanh tiến dần từng bậc, trải qua nhiều vị trí công tác. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ông Thanh công tác tại Hợp tác xã Hòa Nhơn và giữa chức Chủ nhiệm.

Sau đó, ông trải qua các vị trí Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, Giám đốc Nông trường Chè Quyết Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 1996, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Năm 2003, ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu giữ chức vụ Bí thư thành Ủy Đà Nẵng.

Trên cương vị Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh chủ trương thực hiện một số chính sách, xây dựng Đà Nẵng thành thành phố “5 không”, là trung tâm khu vực miền Trung về các mặt – một “thành phố đáng sống”….


Ông Nguyễn Bá Thanh trong một lần thăm BV Sản - Nhi Đà Nẵng

Đến những việc làm khác người

Từ khi giữ chức Bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng, đặc biệt vào hai năm nay trở lại đây, ông Nguyễn Bá Thanh là nhân vật thu hút sự quan tâm của dư luận. Với những phát ngôn thẳng thắn, quyết liệt, những hành động mang tính dấu ấn mà những người tiền nhiệm chưa có điều kiện để làm, ông được dư luận coi như một “hiện tượng”.

Việc làm được coi là “phát súng” đầu tiên của kế hoạch lập lại kỷ cương của ông Nguyễn Bá Thanh là kỷ luật cảnh cáo Giám đốc sở Xây dựng và cách chức Trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng.

Tuyên bố này được ông công bố trong bài phát phát biểu cuối cùng ở cương vị Chủ tịch UBND thành phố trước khi chuyển hẳn sang đảm nhận chức vụ Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, chiều 23/7/2003. Đây cũng là lần đầu tiên một quyết định như vậy được công bố công khai tại kỳ họp HĐND thành phố.

Ông tuyên bố, đây là cách để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ.Từ đó đến nay, những phát ngôn đi đôi với việc làm “gây sốc” tương tự của ông Thanh vẫn được “giữ lửa”.

Tại một buổi nói chuyện với hơn 4.500 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng vào sáng 24/2, ông Nguyễn Bá Thanh từng chỉ rõ: “Do không ai để ý nên ở Văn phòng UBND thành phố đã xuất hiện mấy “ông trời con” chuyên liên lạc với các dự án, làm rối tung lên” và yêu cầu chủ tịch UBND TP xử lý.

Tiếp đó, trước việc người dân liên tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại KCN Thủy sản Âu Thuyền (quận Sơn Trà) nhưng không được giải quyết, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường đến ngủ tại nơi người dân nêu để thấu hiểu nỗi khổ của họ.


http://static9.nguyentandung.org/files/2012/12/nguyen-ba-thanh-dan-091212.jpg

Yêu cầu này được ông Thanh phát biểu thẳng thắn trong buổi chất vấn Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Điểu tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng đầu tháng 7 vừa qua. Kết quả, sau gần một tháng, tình trạng ô nhiễm môi trường ở KCN Thủy sản Âu Thuyền đã được giải quyết.

Ông Nguyễn Bá Thanh xuống từng người dân để ghi nhận phản ánh. Ảnh: Internet
Gần đây nhất, vào cuối tháng 10, khi những bức xúc của người dân về dự án “Mở rộng khu gia đình cán bộ công chức Lữ đoàn 532” lọt đến tai, ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã đích thân vi hành. Sau khi phát hiện, dự án được cấp phép trái quy định cùng nhiều sai trái của cơ quan công quyền địa phương, ông lập tức ra quyết định đình chỉ dự án và yêu cầu truy đến cùng trách nhiệm của những cơ quan, cá nhân liên quan.Không chỉ nghe ngóng dư luận, ông Thanh còn xuống gặp từng người dân để ghi nhận những bức xúc của họ rồi yêu cầu lãnh đạo địa phương xử lý dưới sự giám sát chặt chẽ của ông. Tại buổi đối thoại đầu tiên với người dân làng phong Hòa Vân khi vừa được chuyển vào nơi ở mới trên đất liền (sáng 5/9), ông Nguyễn Bá khẳng định: “Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng”.

Những phát ngôn “bạo miệng”… để đời

Bên cạnh những việc làm cụ thể, ông Thanh “nổi tiếng” với những phát ngôn “bạo miệng”, để đời.

Câu nói gây “sốc” mới nhất của ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng được thốt ra tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII (chiều 6/12).

Sau vài tiếng ông Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Điểu hớn hở thông báo kết quả Đà Nẵng được công nhận nằm trong ‘top” 20 thành phố “sạch nhất thế giới”, ông Thanh thẳng thắn bày tỏ sự “ngạc nhiên”, nghi ngờ về thứ hạng này.

Ông Thanh nói: “Nghe thế giới họ khen mình là một trong 20 thành phố thế này, thế kia về môi trường, tôi không biết mấy thành phố khác còn bẩn đến cỡ nào nữa? Mình đi các nơi, thấy nhiều thành phố hấp dẫn rứa mà răng tự nhiên mình cũng nằm vô một trong 20 thành phố. Không biết mấy ổng chấm kiểu chi mà tui thấy chưa sướng lắm!”.

“Chắc mấy ổng không đi vào cái chỗ mà hôm trước tôi với anh Huy (ông Trần Văn Huy, Bí thư quận uỷ kiêm Chủ tịch UBND quận Thanh Khê) lội vô ở gần ven sân bay. Mấy ổng tới đó chắc không chấm điểm Đà Nẵng đâu. Úi chu cha, đô thị chi rứa mà là đô thị? Ăn ở mất vệ sinh, rác rưới vất tùm lum ra như thế!”, ông Thanh nói thêm.

“Dù muốn hay không thì họ cũng công bố rồi. Mình lỡ “bị” công bố nên phải làm cho tốt hơn, chứ làm không đạt là mang tiếng”, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố.

Cũng trong phiên phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố Đà Nẵng khoá VIII, khi tổng kết những vấn đề liên quan đến nạn cướp giật, đòi nợ thuê, ma túy, ông Thanh khẳng định “Chính quyền phải có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của người dân. Một bộ máy hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống người dân là quá kém, không thể chấp nhận được”.

Tại phiên thảo luận ngày 5/12, khi nhắc đến vụ bọn cướp chặt tay một cô gái trẻ ở TP.HCM, cướp xe máy ngay giữa ban ngày, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nói: “Cái gan của tôi là quất cái án chung thân, kiếm hòn đảo cho ra vĩnh viễn ngoài đó, đừng lưu luyến gì hết!”.

Tổng kết những ý kiến liên quan đến phản ánh cảnh sát giao thông “ăn tiền” của người dân, ông Thanh yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp cảnh sát có hành vi này. “Bắt quả tang cảnh sát giao thông nhận tiền là tước quân tịch, đuổi về nhà chớ không khiển trách chi hết!”, ông Thanh nói.

Trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cũng đã “sở hữu” hàng chục phát ngôn “chính chủ” ấn tượng: “Có những khoản nợ không phải xấu mà là quá xấu”, “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ”, “Cán bộ không nên giống con cá heo biểu diễn chờ cho ăn mới chịu diễn còn không cho ăn thì thôi. Cán bộ như thế là không được!”, “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu”, “Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”, “Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải là thành phố chán sống trong tương lai”.

Có thể nói rằng, với những phát ngôn thẳng thắn và những hành động đi đôi với lời nói của ông Nguyễn Bá Thanh, người dân Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung kỳ vọng nhìn thấy một Đà Nẵng hoàn toàn đổi mới trong thời gian tới.

‘Cướp có vũ khí chống trả là có quyền bắn hạ’

“Tại sao Đà Nẵng không có đua xe? Bởi vì đua thì bị tịch thu xe, bán lấy tiền xây nhà cho người nghèo. Tôi còn “trông” cho nó đua bằng xe ô tô đắt tiền để tịch thu, bán lấy tiền cho nhiều”, Ông Thanh nói.

Đà Nẵng không có đua xe vì dùng luật… tịch thu!

Chiều 6/12, kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII đã kết thúc. Và như thường lệ, khi phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh lại dành khoảng… 2 giờ để “nói vo” không giấy tờ về những vấn đề bức xúc của TP. Và một trong những chủ đề nóng tiếp tục là… tội phạm cướp giật!

“Về vấn đề tội phạm thì nổi cộm lên là ma tuý. Đòi nợ thuê ở Đà Nẵng chưa phải rầm rộ như một số nơi khác nhưng đã bắt đầu phức tạp. Không chỉ từ đây đòi nợ thuê mà còn kéo các nơi khác đến đòi nợ thuê nữa. Tôi đề nghị công an phải xử lý ngay, dập ngay từ đầu. Cứ láng cháng là tính chuyện ngay, xử lý theo quy định pháp luật. Do mình hết. Cái thứ tội phạm ni là phải xử lý mạnh tay!” – ông Nguyễn Bá Thanh nói.

Ông Nguyễn Bá Thanh đặt câu hỏi: “Tại sao TP Đà Nẵng không có đua xe?”. Rồi ông trả lời: “Bởi vì đua thì bị tịch thu xe, bán lấy tiền xây nhà cho người nghèo chứ không nói nhiều, không cãi, không tranh luận. Cứ thế mà làm. Tôi còn “trông” cho nó đua bằng xe ô tô đắt tiền để tịch thu, bán lấy tiền cho nhiều!”.

Ông kể: “Tôi nhớ mãi khi ra Quốc hội có người chất vấn luật nào cho phép Đà Nẵng tịch thu xe đua? Tôi xin thưa Quốc hội chứ luật pháp nào cho phép đua xe? Luật nào cho phép xách xe máy ra đua, táng chết người này người kia lung tung như thế? Chả có luật nào hết, vậy thì áp dụng luật nào? Luật tịch thu! Để đảm bảo quyền được sống của người dân, chính quyền phải bảo vệ. Đâu phải nó đua nó chết mình nó mà còn táng chết người khác nữa. Tịch thu xe về cho mấy ông xe thồ nghèo còn tốt hơn để chúng nó lộng hành!”.

Không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém!

Rồi từ chuyện Đà Nẵng không có đua xe, ông Nguyễn Bá Thanh quay lại chuyện tội phạm: “Những cướp giật, ma tuý, đòi nợ thuê, băng nhóm đánh nhau bằng hung khí… phải xử lý đến nơi đến chốn. Nhất là từ nơi khác đến đây gây án thì càng phải trị mạnh tay, không nhân nhượng. Tất nhiên là phải huy động toàn dân, cả hệ thống chính trị hỗ trợ, phát hiện tội phạm nhưng nòng cốt vẫn là công an”.

Sau khi “mời” Giám đốc Công an TP nhìn sang Singapore, Malaysia, Thái Lan…, ông Nguyễn Bá Thanh đặt câu hỏi: “Họ đâu có suốt ngày kêu “hệ thống chính trị phải vào cuộc” như mình mà sao họ làm tốt hơn mình?”. Và rồi ông lại trả lời: “Bởi vì cảnh sát của người ta làm mạnh tay lắm, luật pháp của người ta nghiêm lắm. Còn mình cứ làm mà sợ dư, thừa nên tội phạm cứ lớn dần lên. Không thể chấp nhận được! Phải bảo vệ cuộc sống của người dân. Chính quyền phải có trách nhiệm cái đó chứ đừng đổ cho ai nữa hết”.

Ông đặc biệt bức xúc khi nhắc lại chuyện cô gái trẻ bị bọn cướp chặt tay cướp xe máy vừa xảy ra ở TP.HCM: “Xấu hổ thật! Một bộ máy khổng lồ, một hệ thống chính trị quá hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém. Không thể chấp nhận được!”.

Và thật khá bất ngờ, ông Nguyễn Bá Thanh cho biết: “Tôi ở trong Quốc hội, sau này có lẽ cũng phải đấu tranh, nghiên cứu sửa đổi lại luật lệ như thế nào. Cướp mà có vũ khí chống trả là có quyền bắn hạ. Phải làm như hồi mới giải phóng, ăn cướp nhan nhản, phải thành lập các đội săn bắt cướp, tiêu diệt để giữ bình yên cho dân. Chừ nhờn dần rồi!”.

Không để CSGT chặn xe giữa đường

Nhân nói chuyện công an, ông Nguyễn Bá Thanh “rẽ” qua chuyện CSGT: “Tôi quan sát thấy lực lượng CSGT của TP có tiến bộ. Bởi vì mỗi anh CSGT đều phải cam kết nếu bị phát hiện nhận tiền “mãi lộ” là bị tước quân tịch, mời về nhà luôn, không xem xét gì hết. Nhưng để cho chắc chắn hơn nữa, tôi đề nghị anh Sơn (ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an TP) nếu thiếu kinh phí phải báo cáo, đề xuất rõ ràng trong quý 1 – 2/2013 phải hoàn thành việc vừa rồi tôi giao mà anh không thực hiện”.

Đó là việc ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu chỉ lập 4 trạm kiểm soát giao thông ở Tuý Loan, chân đèo Hải Vân, Hoà Phước và khu vực Ngũ Hành Sơn – Sơn Trà. Tại mỗi trạm đều khoanh khu vực để CSGT làm việc với các tài xế bị chặn xe kiểm tra, có đặt camera quan sát đàng hoàng.

“Ở trung tâm TP vẫn quan sát hết toàn bộ hành vi của CSGT ở các trạm. Không có chung chi gì hết. Và thôi, anh không để CSGT chặn xe dọc đường nữa. Không đi tuần tra rồi đứng ra giữa đường cầm cây gậy nhắp nhắp. Dễ vi phạm kỷ luật lắm, vì như thế là tạo ra sơ hở. Người ta đi qua các trạm hết rồi, anh muốn kiểm tra gì thì kiểm tra ở các trạm đó đi. Họ được qua trạm rồi thì thôi chứ chặn lại làm chi? Dễ mất cán bộ lắm anh Sơn nhé!” – ông Nguyễn Bá Thanh nhắc nhở.

Ông đưa ra mốc thời gian 30/4 và giao cho Sở TT-TT phối hợp với Công an TP thiết lập 4 trạm CSGT như ông yêu cầu: “Các anh làm văn bản, tôi với anh Văn Hữu Chiến (Chủ tịch UBND TP), anh Võ Duy Khương (Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP) ngồi lại giải quyết kinh phí, ưu tiên ngay trong tháng 12 này để các anh làm. Không đáng bao nhiêu tiền đâu!” – ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.

Tin tổng hợp
0

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Lại Bàn Về ‘Nhạc Vàng’

24/11/2012- LTS: Âm nhạc nếu được quần chúng thưởng thức như một môn nghệ thuật thì nó thuần túy là nghệ thuật. Nhưng nếu bỏ ra các thái độ của người nghe (như là "chảnh" chẳng hạn), khó ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của nó đến người nghe về thái độ sống, về nhân sinh quan, tiềm tàng đi vào tâm thức con người và hoàn thành một mô hình văn hóa. Nếu không thế thì tại sao số đông con trẻ lớn lên trong xã hội Âu Mỹ thường cho rằng nhạc Việt Nam xưa, loại nhạc nằm trong chủ đề bàn dưới đây, nói chung, rất "depressive" (trầm cảm).

Quan niệm về nhạc vàng, nhạc mùi, nhạc sến không phải chỉ có ở trong nước, không phải chỉ có mới sau này. Ở hải ngoại, từ lúc có Karaoke, những xu hướng về nhạc cũng được bộc lộ ít nhiều, không chỉ qua một vài cái bĩu môi, hay mĩm cười bí hiểm. MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng một lần bày tỏ trên Thúy Nga Paris rằng ở miền Nam trước 1975, đã có hai dòng nhạc (vàng) không hề diễn chung một sân khấu. Trước đây nhiều năm, trên báo Người Việt, ký mục gia Bùi Bảo Trúc cũng thú nhận đã từ lâu khinh thường "nhạc mùi" cho là "nhạc sến", và mãi sau này, bất chợt được đắm mình trong âm điệu thê lương đó một cách say sưa, nên có lời "xin lỗi nhạc sến".

Điều này cho thấy các phê phán về âm nhạc thường có tính cách chủ quan. Dù sao, mỗi chủ quan về một môn nghệ thuật cũng đều lý thú. Trong góc nhìn đó, SH xin gửi các bạn đọc một nhận định khác về nhạc vàng. (SH)



Mở Đầu Câu Chuyện:

Cách đây vài năm trong nước bỗng dậy lên cuộc tranh luận về ‘nhạc sến’ mà có thời còn được gọi là ‘nhạc vàng’, ‘nhạc mùi’, ‘nhạc phản động’ vv… của miền Nam trong cuộc chiến. Có hai phe rõ rệt; phe chê thì dùng lập trường chính trị ‘chuyên chính’ của những thập niên 70s hay 80s lên án là nhạc rẻ tiền hạ cấp, ủy mị bi quan của… ‘ngụy quân, ngụy quyền’ (mà ngày nay, thời hội nhập hòa giải, không tiện gọi như thế nữa), tiêu biểu là ông Nguyễn Lưu, rồi gần đây có người nhắc đến bài viết của ông Vương Tâm với bài “Nhạc sến biến dị” xuất hiện trên báo Sức khỏe và Đời sống (1) của Bộ Y tế; phe khen thì hình như là những nhà trí thức, người làm văn học nghệ thuật đã sống vào giai đoạn ấy ở trong Nam và thuộc trường phái ‘xét lại’ (sau khi đã được phép của Nhà Nước) thuộc "Câu lạc bộ Bolero Sài Gòn".

Sau 1975, trong một thời gian dài‘nhạc vàng’ bị cấm triệt để theo chỉ đạo văn hóa chính trị từ Hà Nội, cho mãi đến những năm 1990s khi Việt Nam mở cửa thì nó mới được dần từng bước được cho phép phục hồi.

Chuyện phân biệt‘nhạc vàng’ hay ‘nhạc đỏ’ có thể là để phân biệt theo màu cờ ‘quốc-cộng’ của hai phía lâm chiến từ những năm 1945 kháng chiến chống Pháp và ‘Quốc Gia Việt Nam’ của vua bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên chứ không phải đợi về sau có hai chính phủ Nam Bắc vào 1954 khi có Mỹ nhúng tay vào, mà phần lớn ‘nhạc vàng’ bị lên án đều được sáng tác mạnh theo giai điệu Bolero, Rumba, habanera… ở giai đoạn này. Ngày nay có vị đã hăng say gán thêm cho nó là ‘nhạc sến’ mới rách việc. Hai từ ‘nhạc sến’ và‘nhạc vàng’chỉ xuất hiện càng ngày càng nhiều sau 1975.

Tôi không phải là một nhạc sĩ và sự hiểu biết về nhạc lý rất hạn chế, nhưng tôi lại là người rất mê nhạc và suốt ngày được vây quanh bởi tiếng nhạc du dương dù khi đang làm việc. Tôi không muốn đi sâu vào phần phân tích chuyên môn về âm nhạc hoặc phân tích tính tuyên truyền chính trị của nội dung các bài nhạc đương thời. Tôi chỉ muốn đóng góp một ít nhận xét vào những cuộc tranh luận ồn ào trên báo chí trong nước bấy lâu nay về ‘nhạc sến’ chỉ vì tôi đã sống trong giai đoạn ấy ở miền Nam lúc tuổi còn xanh để có một cái nhìn tương đối vô tư hơn. Có điều cần được khẳng định: Trước 1975 không ai có khái niệm nhập nhằng đánh đồng‘nhạc vàng’với ‘nhạc sến’. Hơn nữa, từ ‘sến’ không hề được dùng để ám chỉ ‘nhạc vàng’. Chúng là hai phạm trù khác nhau.


Hình như chuyện so sánh vớ vẩn về ‘nhạc sang’ và ‘nhạc sến’ đã xuất hiện trong bài “Thánh đường” âm nhạc “dzung dzinh”? của Hữu Trịnh trên báo TT Và VH ngày 2/2/2011 nhân sự kiện hai ca sĩ hàng đầu của‘nhạc vàng’Tuấn Vũ, Hương Lan từ hải ngoại trình diễn hơn 10 đêm tại Nhà hát Lớn Hà Nội trước và sau Đại lễ Một Ngàn Năm Thăng Long. Trong bài ấy ông ta đã ‘ta thán’ rằng “… Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi được nhiều người xem là “thánh đường” âm nhạc của thủ đô - là nơi đáng lý phải dành cho âm nhạc bác học như giao hưởng, thính phòng, những buổi độc tấu của các nghệ sĩ nhạc hàn lâm chứ không phải là nơi dành cho nhạc “sến”. Mà cũng lạ thay, hàng ngàn người “giàu sang” nối nhau đến nghe Tuấn Vũ hát với giá vé phải mua bằng tiền triệu.”

“Nhạc xưa … là những ca khúc trữ tình cách đây trên 30 năm, trên thị trường âm nhạc … được phân thành 2 loại: nhạc “sang” (như của các tác giả Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong…) và nhạc “sến” (của những tác giả như Thanh Sơn, Lam Phương…).”

“Khi công chúng quay lại với nhạc xưa phải chăng là giới nhạc sĩ hiện nay đã không có được những ca khúc làm thỏa mãn nhu cầu nghe của công chúng. Một thị trường âm nhạc bát nháo với những ca khúc đạo nhạc, ca từ nhảm nhí, gây sốc, giai điệu vô cảm… đã nói lên điều đó?”


“Khi Tuấn Vũ và Hương Lan có hơn 10 show diễn cháy vé tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đã có bài viết Khi Đặng Thái Sơn không thể “địch” lại Hương Lan, Tuấn Vũ.”

Viết được nhận xét làm tôi có cảm tưởng là nước ta chưa hề trải qua giai đoạn cùng khổ của chiến tranh và thời bao cấp tem phiếu.

Bối Cảnh

Theo một bài viết của Hà Đình Nguyên thì ông ta muốn tìm ý nghĩa của từ ‘sến’ như thế nào và gán cho “ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ"… Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari-Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau (vài câu nhạc vàng)… Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!”

Rõ là hơi phiến diện. Thực ra vào khoảng 1954, dưới các thỏa hiệp Geneva Pháp đã từng bước rút ra khỏi Việt Nam để Mỹ vào thay thế. Nam bộ vốn là Nam kỳ quốc nên tên dân thành thị và có quốc tịch Pháp thường có kèm tên tây ví dụ Trần Văn Đôn còn gọi là André Đôn, hoặc Nguyễn Khánh còn gọi là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh; còn phái nữ thì ố la la, Marie, Thérésa, Yvonne, vv... Lợi dụng có quốc tịch Pháp một số lớn giàu có di dân sang Pháp, số còn lại với tên tây thường bị dân trong nước chế giểu nên mới có những tên như Marỉ-Sến hay Mari-Phông ten; chứ các chị ‘sen’ thời bấy giờ vốn thất học ở quê lên phố kiếm sống làm gì được phong lưu lãng mạn đến thế. “Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi ‘ô sin’ là con sen, trong Nam gọi là ‘ở đợ’" Trước 1954, ngoài Bắc làm gì đã có ‘ô sin’; danh từ ấy chỉ mới xuất hiện gần đây khi sự giao lưu với Hàn quốc gia tăng.

Trong một bài báo khác của Tuấn Khanh, trên báo Tuổi Trẻ ông cố gắng truy nguyên danh từ Marỉ-Sến. Đúng là từ này phát xuất từ tên nữ tài tử người Áo nổi danh thời ấy ở Hollywood là Maria Schell (1926-2005) và các phim của cô đã được chiếu ở các đô thị miền Nam vào những năm 1950s và 1960s đã làm thổn thức bao trái tim trẻ và tên cô thường được nhắc nhở luôn trong giới trẻ thời ấy và vô tình đi vào… văn học dân gian, chứ thật tình không khởi đi từ chữ ‘sen’, hay ‘con ở’ gì cả; và thế là nhà văn trẻ nổi danh Tuấn Huy đưa luôn vào bài báo của mình. Tôi còn nhớ cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông có tựa là “Ngày Vui Qua Mau” vào khoảng 1962, 1963 đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt vì lối viết bức phá thoát ra khỏi lối viết ‘hàn lâm’ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Thời ấy trong giới trẻ chúng tôi hay dùng từ ‘sến’ như một loại ngôn ngữ chế biến ám chỉ (slang) để tỏ ý chê bai việc gì quê mùa thô kệch, kém phẩm chất, không thời thượng cốt chọc quê bạn bè cho vui. Nó chẳng hề mang ác ý mĩa mai thành phần giai cấp thấp kém nào, nhất là ‘con sen, người ở’ mà trong Nam thường gọi lịch sự hơn là ‘người giúp việc’. Ví dụ ‘sao thằng ấy ăn mặc sến quá’; ‘bài thơ mày làm sến quá’; ‘mày ca sến quá’…

Lịch Sử

Nước ta vốn không có được một nền dân ca đại chúng lâu bền, mà chỉ lưu truyền hạn chế trong vùng miền cục bộ; có lẽ dân tộc nào cũng thế bởi khung cảnh lịch sử xa xưa chưa có các phương tiện truyền tải lan xa như ngày nay. Lại nữa ta cũng chẳng có một điệu nhảy nam nữ cộng đồng tiêu biểu trong các lễ hội như ‘lam-vong’ của các dân tộc bạn Lào, Cam-Bốt, có lẽ vì ảnh hưởng lâu đời của đạo lý cụ Khổng ‘nam nữ thụ thụ bất thân’.

Trên bước đường Nam tiến, cổ nhạc của ta đã pha trộn, xào nấu với rất nhiều cổ nhạc của dân tộc suy vong nhiều nhất là từ âm nhạc Chăm; từ ca trù hay hát ả đào, chầu văn, quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo v.v. của miền Bắc xuôi xuống trung phần với hò mái đẩy, ca huế hay ca lý, nam ai, nam thương, nam bình rồi đến vào nam bộ có hò nện, hát bộ, hồ quảng, cãi lương…

Theo một nhà văn hóa Chăm, Inrasara thì ngay các bài ‘Người ơi, người ở đừng về’ hay ‘Bèo dạt mây trôi’ của quan họ Bắc Ninh cũng vướn chút hơi hám Chăm. GS. Trần Văn Khê lại phân biệt ca Huế có hai loại Quan nhạc (mà ta hay gọi cung đình) để phân biệt với Tục nhạc (dân ca hay dân nhạc). Nhưng có tác giả khác nhận xét: “Văn hóa Nghệ thuật của giai cấp nào đều không là là sản phẩm trí tuệ của nhân dân. Khi đã bác học hóa thì trở thành lối chơi của ông hoàng bà chúa, giới quý tộc (nhạc sang?), khi đã dân gian hóa thì vẫn là sản phẩm trong tổng thể văn hóa dân gian (nhạc sến?) mà thôi.”

Ai cũng đều nhận ra nhạc Huế chịu ảnh hưởng đậm hơn của nhạc Chăm ở vùng đất mới nên nghe có mang một nỗi buồn ai oán dễ khiến người ta chau mày rơi lụy. Hoặc xa hơn nữa vào thời Trịnh Nguyễn, khi chúa Nguyễn Hoàng đem dân vào trấn Thuận Hóa thì vùng này vốn là xa xăm biên địa làm cho lưu dân luôn hoài hương cố quận và tình cảm đã đi sâu vào các ca khúc da diết ấy? Vậy “những… chia ly và mất mát trong tình yêu. Lời hát não nề, than vãn cầu mong được bù đắp … sự lê thê, buồn bã khai thác âm hưởng cổ nhạc theo hướng yếm thế, ru ngủ lòng người tạo nên cảm giác chán chường bế tắc” (theo Vương Tâm, ‘nhạc sến biến dị’) nào phải đợi đến có ‘nhạc vàng’, ‘nhạc sến’ mới hiển lộ?

Khổ nổi các điệu hát theo ngũ cung này rất khó trình diễn cùng với những nhạc cụ cổ khó chơi như đàn kìm, đàn cò, đàn bầu, đàn tranh… nên hầu như chỉ giành cho những lễ hội, cho các nghệ nhân chuyên nghiệp do đó mà dần thất truyền và mai một vì không được phổ biến rộng rãi trong các thế hệ trẻ, có lẽ vì quan niệm lỗi thời ‘xướng ca vô loại’. Ngày nay cổ nhạc của vùng miền chỉ tồn tại trong các sô trình diễn dân ca cho việc phục vụ du lịch. Thấy mà thương!

Tân Nhạc

Khoảng đầu thế kỷ 20, đời sống của giới trẻ trong nước nhất là ở Hà Nội, cái nôi văn học cả nước dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng Âu hóa. Ngoài Bắc Hội Khai Trí Tiến Đức chủ trương "dùng khí cụ và chút ít phương pháp của Âu Tây để hòa những bản đàn cổ" hoặc "bài đàn như trước viết lại cho đúng phương pháp Âu-Tây". Ở Huế thì ảnh hưởng Âu nhạc phát hiện bằng sự thành lập nhóm Tỳ bà với nhạc sư Nguyễn Hữu Ba và trong Nam có nhạc sĩ Trần Quang Quờn đặt bài bản mới phỏng theo cung điệu xưa, sáng chế nhạc khí mới và đặt ra cach chép nhạc riêng; phong trào cải lương làm cho đờn ca tài tử phát triển mạnh theo hướng sân khấu; dùng đàn guitare và violon để đờn Vọng cổ v.v.

Vào thời kỳ này, cùng với phong trào Âu hóa mọi mặt đời sống trong nước, điệu Bolero đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam và hưng thịnh dần vào những năm 1940-1950 với nhịp điệu 4/4 chậm rãi và dìu dặt hơn thay cho nhịp ¾, thì nó như cá gặp nước, dễ học, dễ trình diễn, dễ nhớ, đi thẳng vào câu chuyện, hợp với tâm tình giàu thơ nhạc của dân Việt cho nên nó đã được đón nhận nồng nhiệt. Nhạc cụ thì chỉ cần một chiếc guitar cũng đủ nên đã xuật hiện nhiều nhạc sĩ, ca sĩ tài danh đã thổi hồn Việt vào cho nó để rồi nó… định cư và trở thành ‘nhạc đại chúng’ lúc nào không hay.

Điều đặc biệt ít người để ý đến là điệu Bolero lại dễ ăn khớp với những giòng thơ lục bát của Việt Nam cho nên nhiều bài thơ hay thời tiền chiến đều được phổ nhạc nhuần nhuyển và dễ đi sâu vào lòng đại chúng hơn. Có nhiều bài thơ được quần chúng biết đến rộng rãi đều nhờ các bản ‘nhạc vàng’.

Thế là nền tân nhạc của Việt Nam đã được thiết lập. Nhạc được sáng tác đa số ở Hà Nội trước thời kháng chiến chống Pháp 1945 được gọi là Nhạc tiền chiến, í tai gọi là ‘nhạc sang’. Loại nhạc này thường theo điệu Slow, Boston hoặc Valse buồn lê thê nhưng thiên về lãng mạn mơ mộng cá nhân.

Sau Hiệp định Geneva, đất nước bị chia cắt làm hai phần rồi trở thành hai chính thể đối kháng. Trong khoảng thời gian tương đối dài suốt 5 năm, hai bên VNDCCH phía Bắc và VNCH phía Nam trải qua một giai đoạn hòa bình ngưng bắn để tái thiết và chấn chỉnh. Ngoài Bắc thì chịu ảnh hưởng nặng của khối Cộng sản Trung Xô gặp thời chuyên chính sắt máu của Stalin và Mao nên toàn xã hội phải đặt mình dưới sự kềm kẹp gay gắt. Bằng chứng là những bản nhạc được phát trên đài Hà Nội thời bấy giờ chịu ảnh hưởng nặng của nhạc điệu Trung quốc líu la líu lít đến nay chẳng ai còn muốn nghe lại. Trong Nam thì vốn liếng văn học nghệ thuật đã được di tản theo giòng người di cư đông đảo nên nếu nói đến ‘nhạc vàng’là phải nói đến cái di sản ‘tiểu tư sản thành thị’ của thời Pháp thuộc.

Nguồn Gốc của Điệu Bolero

Di sản ấy vốn đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp và nói rộng hơn là văn hóa tây phương Âu Mỹ và của những trào lưu âm nhạc thế giới thời bấy giờ.

Người ta đã phân biệt nhạc cổ điển Tây phương khởi sự từ 1600 đến 1910 gồm 3 giai đoạn:

1) Giai đoạn Baroque từ 1600 đến 1750, chỉ chuyên trình diễn trong cung đình và nhà thờ. 2) Giai đoạn nhạc cổ điển (1750- 1820), chú trọng đến âm thanh của nhạc cụ hơn là biểu lộ tình cảm nội tâm. 3) Giai đoạn lãng mạn sau cuộc cách mạng Pháp: (1820- 1910), chú trọng về tình cảm cá nhân hay lòng yêu quê hương và điệu Bolero đã xuất hiện trong giai đoạn này. Frédéric Chopin đã để lại một hòa khúc dương cầm trứ danh mang tên ‘Bolero’ Op. 19 viết vào năm 1833 sau khi đến nghe ca sĩ Tây Ban Nha Manuel Garcia trình diễn tại Paris lần đầu.

Như thế Bolero đã khởi đầu trong giai đoạn của giòng nhạc lãng mạn vừa kể, trở thành điệu khiêu vũ đại chúng nhịp 3/4 ở Tây Ban Nha do vũ sư Sebastian Cerezo, với những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.
Đấy là nói theo lối viết lịch sử chiếm đoạt của tây phương, vơ vào những cái hay của người thành của mình. Hình như điệu Bolero bắt nguồn xa hơn nữa từ những di dân nô lệ châu Phi sang các vùng đất mới Mỹ châu và được các nhà thực dân Tây, Bồ du nhập vào mẫu quốc của họ. Bolero dễ bắt nhịp với những thao tác lao động hàng ngày và có thể biến đổi chậm nhanh tùy theo tâm trạng buồn vui của người hát. Bolero truyền thống của Cuba lại phát xuất từ Santiago de Cuba cuối thế kỷ 19 bởi Pepe Sanchez, trở thành điệu Rumba vào năm 1930; và từ đó nẩy thêm các điệu Bolero-Mambo hay nói gọn là Mambo, rồi Bolero-cha hay Cha-cha-cha.

Âm hưởng của Bolero vì thế đã mang nổi buồn bất hạnh của lưu dân bị chèn ép bóc lột. Nó đã được vài nghệ nhân vô danh nào đó hát lên nổi niềm tâm sự của mình theo nhịp gỏ của vật dụng thô sơ quanh một bếp lửa trại ở một xứ sở xa xăm không còn đường về cố quận, và từ đó được lan xa. Vì vậy Bolero luôn tãi đi một câu chuyện buồn được kể theo vần điệu du dương lên bổng xuống trầm.

Dân Phi châu vốn sống gần gũi với thiên nhiên, cần có một thể chất khỏe mạnh để sinh tồn và nhạy bén học được các nhịp điệu của môi trường hoang dã và phổ thành nhạc. Vì thế không lạ gì khi họ rất giỏi về thể thao và âm nhạc. Ngày nay nhạc Phi châu đã trở thành gốc nhạc đại chúng của cả thế giới.
Điệu Tango theo nhịp 2/4 or 4/4 xuất phát từ Nam Mỹ vào khoảng 1911 và dần lan đến Âu Mỹ nhưng rồi bị tàn úa do những cấm cản của các chế độ độc tài quân phiệt đã làm cho Bolero không có đối thủ và lan truyền trên thế giới rộng rãi hơn.

Ở Việt Nam thì bấy giờ nền tân nhạc chỉ mới tập tễnh đi những bước đầu đời. Đến những năm sau 1954 bỗng trong Nam du nhập rộ lên những bản nhạc Bolero trứ danh như Besame Mucho, Histoire d’un amour, Aime-moi, Ciao ciao Bambina, La chanson d'Orphée vv… do nữ danh ca bất hủ của Pháp Dalida qua những đĩa nhựa Barclay làm cho điệu Bolero càng được mến mộ. Dalida còn đặt chân đến Việt Nam trình diễn vào năm 1961 trong thời vàng son của cô. Nếu có kẻ chê ‘nhạc vàng’buồn não nề, thê lương, nghẹn ngào … thì nay ta thử nghe lại các bài Besame Mucho, Historia de un amor theo ngôn ngữ gốc Spanish trình bày bởi Cesaria Evora, Julio Iglesias, Dianna Krall, Layra Fygi ... xem có ngẫn ngơ man mác buồn hay không?

Nước Mắt Trong Cuộc Chiến

Thường dân lúc nào cũng đều vô tội và là nạn nhân trong những cuộc chiến tranh tương tàn. Lịch sử Việt Nam nào có khác và trong những cuộc tranh giành quyền lực khi đất nước bị phân chia dân chúng hai phe đều bị bắt buộc phải cuốn vào cuộc chiến và gánh chịu nhiều hậu quả khốc liệt của chết chóc, ly tán, mất mát và đau buồn thì dĩ nhiên những tình tiết than thân trách vận, những nổi niềm u uất buồn thảm là tâm trạng chung đều được các nghệ sĩ có tài đem vào các tác phẩm văn chương nghệ thuật, trong đó có ‘nhạc vàng’ thành những bản sầu ca. Nhiều người bảo chỉ có các ca sĩ thời danh cũ trong Nam mới thể hiện tuyệt vời các bản sầu ca ấy. Vì sao? vì họ đã từng sống trong giai đoạn ấy và khi họ trình diễn thì cũng như chính họ kể lại một đoạn đời đắng cay sầu thảm của mình. Họ đã thả hồn vào bài nhạc, và người nghe cảm thấy gần gũi và được vuốt ve vì họ cũng cảm nhận có một phần đời lạc loài của mình trong bài hát.

Cũng cùng điệu Bolero nhưng các bản nhạc sáng tác sau này trong nước thời hết chiến tranh không hấp dẫn giới trẻ lẫn già nữa vì không có ‘nổi đau đoạn trường’ của giai đoạn chiến tranh như ca sĩ Trà Mi nhận xét: “Nhạc bây giờ cũng là lời nói (kể chuyện), nhưng nghe nó ngang phè phè. Còn lời của nhạc vàng cũng chỉ là lời nói bình thường thôi, nhưng thấy nó khác, nghe nói không chướng tai.” Các ca sĩ trẻ trong nước tuy đã được đào tạo ‘hàn lâm’ nên vững về thanh nhạc và hát rất hay nhưng khi trình bày những ca khúc ‘nhạc vàng’ vẫn chưa lột hết được ‘phần hồn’ của nó.

Điểm khác biệt giữa ‘nhạc tiền chiến’ và ‘nhạc vàng’ đậm nét ở chỗ: ‘nhạc tiến chiến’ thì lãng mạn, buồn, tiếc nuối với mơ mộng cá nhân xa vời hảo huyền, không có giới hạn của thời gian, như trong nhạc của Văn Cao với Trương Chi, Thiên Thai... còn‘nhạc vàng’cũng lãng mạn nhưng thấm đẫm u buồn của niềm đau tan thương của quần chúng, mang tính thời sự và ai cũng cảm thấy có tâm sự của mình trong ấy. Vì thế phải cần một thời gian dài suy ngẫm, và khi cơ hội đến đúng lúc các thế hệ trẻ sau chiến tranh và đồng bào ngoài Bắc cùng thế hệ ‘nhạc vàng’ mới có sự thông cảm và đồng cảm cho giòng nhạc buồn rười rượi này. Mà lạ lắm, đối với con người thì cái gì nghèo, buồn và dang dở thì nhớ da diết; chớ ít ai than vãn khi vui và đời thì khóc nhiều hơn cười.

Tuy nó có mang đủ thứ âm hưởng buồn não nề, thê lương, nghẹn ngào, đau đớn, tiếc nuối, ngầm chan chứa nổi bất hạnh nhưng nó không hề toát ra nổi uất hận người, hận đời … Nó vẫn còn ẩn mang một khát khao vượt thoát, một sự khoan thứ cao thượng, một sự nâng niu trân trọng tất cả những gì quý giá còn lại, dù là mỏng manh nhất, trong những gì bị coi là đổ vỡ, bị coi là thất bại…
Nên nhớ những bản nhạc Bolero xuất hiện trong Nam vào những năm đầu sau 1954 không thê lương như về sau khi chiến tranh mỗi lúc mỗi gia tăng khốc liệt, tràn từ thôn quê về thành phố, thanh niên phải rời ghế học đường đi ra chiến trường sớm mà sống chết chỉ là đường tơ kẻ tóc, để lại bao tình yêu bị đổ vở. có lẽ thanh niên ngoài Bắc cũng thế mà thôi, nhưng tình cảm bị đè nén bởi chính sách kiên quyết tập trung phục vụ cho chiến tranh giải phóng của Đảng.

Một giòng nhạc, những ca khúc luôn có một dĩ vãng và khi người nghe đã từng trãi nghiệm sống trong giai đoạn ấy thì mối cảm thụ lại càng thêm sâu sắc. Vì thế người ta vẫn còn thích và nhớ nhiều đến ‘nhạc vàng’vì nó đã ghi dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước, chập chờn hư ảo với đói khổ, nghèo nàn, chết chóc, chia ly… mà trong văn học vẫn chưa có tác phẩm nào có tầm, vô tư nói lên được nổi khổ đau không thốt được bằng lời của dân tộc mà không bị vướng víu với lập trường chính trị.‘nhạc vàng’hay ‘nhạc sến’ vẫn sống mãi như điệu Bolero là thế.

Di Sản Của Nhạc Vàng

Sau 1975 khi Việt Nam được thống nhất, và khi Nhà nước bắt đầu chính sách mở cửa giao lưu với thế giới vào những năm đầu 1990s, đất nước ngày càng thay đổi với thế hệ trẻ sau chiến tranh đang khao khát những hình thái nghệ thuật cởi mở thông thóang hơn. Trong môi trường cung-cầu của thị trường kinh tế mới, khi di sản âm nhạc của miền Bắc sau chiến tranh thật nghèo nàn không đủ cung cho nhu cầu mới nên dần dà người miền Nam sử dụng lại những bản ‘nhạc vàng’ gợi nhớ, rồi những băng đĩa từ hải ngoại đua nhau tràn ngập thị trường chui nội địa đã dấy lên một trào lưu ‘tìm về dĩ vãng’. Trước sức ép không ngăn cản nỗi, các nhà lãnh đạo đã khôn ngoan nới dần cho phép phổ biến ‘nhạc vàng’. Họ thấy rằng cấm mà nó vẫn được mọi người sính chuộng thì nên cao tay hơn là ‘cho phép’ cho đắc nhân tâm. Cũng may là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo văn hóa trong nước không đến nổi chật hẹp như ý kiến của các ông ‘vệ binh đỏ’ cở Nguyễn Lưu hay Vương Tâm. Nay với kỷ thuật internet, các trang mạng nổi danh trong nước như NhacCuaTui và Zing đã tải hầu hết những bản nhạc vàng thời danh của miền Nam cũ.

Các chế độ cũ trong Nam thời chiến tranh đã bị xóa tên nhưng những di sản để lại trong nền văn học, nghệ thuật, văn hóa giáo dục với sự đóng góp của quần chúng trong đó có‘nhạc vàng’ không phải là không đáng trân quí. Thói thường xưa nay trong lịch sử nhân loại là dân tộc chiến thắng lại luôn sùng bái những giá trị văn hóa nghệ thuật của kẻ chiến bại; huống chi đây lại là di sản của đồng bào dân tộc. Cho nên cố gán ghép và đánh đồng một giòng nhạc phổ thông đại chúng phát triển mạnh mẽ trong Nam theo trào lưu thế giới vào với những xấu xa của các chế độ chính trị cũ của miền Nam để phê phán bừa bãi là một thái độ kém hiểu biết và thiếu nghiêm túc. Vã lại cái gì tồn tại được lâu dài chắc phải được quần chúng tán thưởng ủng hộ, trong đó có nghệ thuật phi chánh trị; vì thế nên gọi ‘nhạc vàng’ đúng cách là ‘nhạc đại chúng’ (pop music) trong thời chiến tranh.

Trên đời thứ gì cũng đều có hai mặt tương phản hay dở, tồi tốt, đẹp xấu... thì nhạc cũng vậy, có bài làm đắm say lòng người nhưng cũng có bài ‘sến’ hết biết. Hơn nữa mọi sự còn phải tùy duyên gặp thời đúng lúc; ví như có nhiều ca nhạc sĩ tài danh cũ miền Nam khi còn ở trong nước thì phong trào tái diễn ‘nhạc vàng’ chưa được cho phép như Trần Thiện Thanh, Thanh Lan, Phương Hồng Quế… đành phải sống âm thầm; còn những người đã ra đi và trở về đúng lúc thì được kiệu rước trên vai từ Nam ra Bắc như Hương Lan, Tuấn Vũ, Chế Linh, Tuấn Ngọc… Ôi biết làm sao mà đoán trước được lòng người nhưng dĩ nhiên quần chúng thưởng ngoạn thường rất nhạy bén, cái hay sẽ tồn tài bằng mọi cách và cái dở, sến sẽ đi vào thùng rác; chẳng cần đến cơ quan quản lý văn hóa chỉ đường để ‘giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc’ theo lối biện luận dao to búa lớn.

Hiện nay, khi các giọng ca mùi và muộn của ‘nhạc vàng’ đua nhau về nước trình diễn và được đón nhận nồng nhiệt đã không ít người lý giải rằng họ đã gặp may. Thế giới đang bị suy thoái kinh tế, đời sống trong nước thoải mái khá hơn trước nhiều, lại gặp lúc thị trường ca nhạc nội địa đang mệt mỏi giậm chân rại chỗ với các nhạc trẻ và ca sỹ giòng teen chẳng làm nên cơm cháo gì nên họ đã gặp đúng thời vận dù muộn ở buổi xế chiều.

Nhạc Sang và Nhạc Sến

Trong bài “Nhạc sến biến dị” của Vương Tâm lại đưa ra lời nhận xét của nhạc sĩ Đỗ Bảo: "Giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc ở tự mỗi người nghe là còn hạn chế, chẳng hạn so với phần đông nhân dân lao động, lực lượng trí thức vẫn còn vô số người nghe nhạc Sến, nhạc não nùng".

Xin ông tha cho nhân dân được nhờ! “Giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc ở tự mỗi người nghe là còn hạn chế,” Ai, cơ quan nào giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc cho ‘tự mỗi người nghe’? Câu nhận xét sao lủng củng quá. Có vẻ như ông muốn toàn dân phải được được giáo dục để chỉ để thưởng thức nhạc giao hưởng, opera… như ông, mà nay hình như chẳng có mấy ai quan tâm?

Tính cảm thụ nghệ thuật là đặc tính chung tuy có cao thấp của người thưởng ngoạn, nhưng đều hướng về chân thiện mỹ và do đó mà tạo ra luật đào thải tự nhiên từ quần chúng tiêu dùng. Cái gì hay đẹp phục vụ đời sống thường nhật của quần chúng đều được mọi người yêu chuộng nên trường tồn, cái gì chỉ phục vụ cho chính trị nhất thời đều sớm tàn lụi. Bằng chứng là nhạc đại chúng của miền Nam đến nay vẫn còn được yêu chuộng trong khi ‘nhạc đỏ’ chẳng còn ai nhắc nhở.

Sang hay sến còn tùy tâm cảm của người thưởng thức; chẳng nên mang nhận xét tính cá mè một lứa đầy phiến diện như của nhạc sĩ Pháp Hector Berlioz khi nói về nhạc Trung Hoa thì cho là giống "chó ngáp mèo mửa" hay một ông hoàng ở Lahore, Pakistan lại cho nhạc tây phương chỉ là "tiếng sói tru giữa sa mạc".

Cái thói thượng lưu cung đình mà có lẽ nhiều tác giả tranh luận cho là ‘nhạc sang’ vẫn còn đeo đẳng mãi cho đến thời nay, dù thực lố bịch vẫn chưa chịu biến mất. Trong một dịp du lịch châu Âu vào năm 2000, khi đến Vienna thủ đô Áo, trong chương trình tham quan có một buổi nghe nhạc Watlz ở Schoenbrunn Palace Concerts tồn tại từ thời nữ hoàng Maria Theresa của giòng Habsburg, du khách được nhắc nhở phải ăn mặc nghiêm trang chỉnh chu với bộ vét và cà vạt khi đến dự. Có chán không kia chứ!

Thính phòng rộng im phăng phắt, mọi người ngồi như tượng chỉ thỉnh thoảng có tiếng ho nhẹ cố nén xuống của thính giả; trong khi hôm trước đến dự buổi ca vũ dân gian (theo các tác giả kể trên, chắc là loại ‘sến’) Tyrolean Evenings Family Gundolf Show ở Innsbruck thì du khách ăn mặc thoải mái, nốc bia… vô tư; còn đám vũ công nam trên sân khấu thì chỉ độc quần cộc cao lên tận bẹn tay thì vổ chân liên tục rất vui tai, lạ mắt và… tiền (từ du lịch) thì cứ chảy vào như nước. Mọi người đều hả hê thoải mái chẳng còn biết phân biệt đâu là sang và đâu là sến nữa. Mong các nhà tranh luận kiểu ‘vệ binh đỏ’ nên đi ra nước ngoài nhiều để có cái nhìn thực dụng thông thoáng hơn.

Ông Vương Tâm lại thêm “Trước đây ở ta có những lệnh cấm với những bài hát Sến có những lời ca dung tục, bi lụy não nề thì nay càng cần phải làm triệt để hơn. Các cấp các ngành văn hóa có lẽ phải tạo nên nhiều sắc lệnh chặt chẽ hơn để nâng cao chất lượng chương trình biểu diễn hoặc các album được ra đời.” Tôi mong ông sớm được làm quan to về quản lý văn hóa có quyền để ông sớm ra tay quét dọn những tệ nạn vi phạm thuần phong đạo đức, dâm ô trụy lạc, gia tăng bạo lực, giết người bừa bải hiện đang lan tràn trong nước dưới ảnh hưởng của các xã hội bạo lực Âu Mỹ qua internet. Khi nêu ra những đê nghị như trên, không biết ông đã sống vào thời nào? thời chuyên chính vô sản, thời bao cấp tem phiếu hay thời đại điện tử?

Lời phê bình đề nghị trên làm tôi nhớ lại các cáo buộc thiếu đứng đắn của một ông khác Nguyễn Lưu, con của cựu cán bộ cao cấp Nguyễn Xiển, đã viết trên báo rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của nhạc sĩ Phạm Duy, từng làm bộ trưởng văn hóa thời Nguyễn Văn Thiệu, đã xuyên tạc cách mạng tháng 8. Bút sa gà chết, nào có rút lại được? Rõ khổ!

Kết Luận

Các vụ thảo luận ồn ào về ‘nhạc vàng’, ‘nhạc sến’, ‘nhạc phản động’ vv... ở trong nước cho ta thấy có nhiều yếu tố phủ phàng khó chối cãi là: 1) Thái độ chính trị của Nhà Nước trước chính sách giao lưu cỡi mở với thế giới bất khả phản hồi, cho nên việc cho phép‘nhạc vàng’sống lại chỉ là hệ quả. Chính trị luôn là thành tố quyết định đời sống của xã hội. 2) Một số quan văn hóa ‘bảo hoàng hơn vua’, trước đây đã được đào tạo theo lối hàn lâm, lo sợ cho vị trí và quyền lợi của mình nên đưa ra nhiều đề nghị chống đối ‘nhạc vàng’ lỗi thời mang tính phỉ báng thiếu cơ sở. 3) Tình hình yếu kém của nền tân nhạc hiện tại trong nước sau một thời gian dài ‘nhạc vàng’ bị cấm vẫn không tìm được lối thoát nên giòng nhạc và nghệ sĩ cũ vẫn được dân chúng đón chào khi tái ngộ, chứng tỏ giá trị nghệ thuật nhất định của ‘nhạc vàng’. 4) Với trào lưu ảnh hưởng mạnh mẻ của Âu Mỹ qua internet ngày nay, chưa biết nghệ thuật của ta sẽ được gạn lọc như thế nào và đi về hướng nào trong mai sau. 5) Luật đào thải tự nhiên của người thưởng ngoạn trong thời kinh tế thị trường sẽ là người trọng tài vô tư nhẩt. Tương lai của ‘nhạc vàng’ cũng sẽ có giới hạn của nó. Que sera, sera.

Mong các lời luận bàn về ‘nhạc vàng’ một cách tiêu cực của các quan văn hóa (không chức vụ) nên chấm dứt từ đây; và lối đánh đồng ‘nhạc sến’ với‘nhạc vàng’chỉ làm cho mọi người cười cho sự hiểu biết nông cạn của mình cũng nên chấm dứt luôn.

Trần Hải-Âu
Mùa Thanksgiving, 2012.

sachhiem.net
0

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam

22/11/2012- Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.

Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.

Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.


Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc.

Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.

Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.

Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.


Quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại

Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước ASEAN thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.

Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.

Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?

Lê Ngọc Thống
6

Có một Trung Hoa khốn khổ bởi cái đường lưỡi bò

23/11/2012- Trong lúc tàu thăm dò Curiosity của Mỹ đang lục lọi trên Sao Hỏa để tìm nước và vi khuẩn thì Trung Hoa vẫn ngồi chồm hỗm bên bờ Thái Bình Dương, ngày qua ngày thụt thè cái lưỡi bò đỏ lòm từ đầu đến gót Biển Đông. Đây quả là một nghịch lý của lịch sử bởi khi người Trung Hoa quan sát các vì sao cả ngàn năm về trước, nước Mỹ nói riêng và lục địa Châu Mỹ nói chung thậm chí còn nằm ngoài trí tưởng tượng của loài người.


Trong cuộc chiến Việt – Trung năm 1979, hình ảnh của những người lính Trung Hoa không khác là mấy so với chính họ khi can dự vào cuộc chiến hai miền Triều Tiên gần 30 năm trước đó. Nó giống nhau từ cái mũ vải tròn tròn, quân phục rất … tá điền, khẩu súng bắn nhát một hay chiến thuật biển người. Nhưng chỉ sau 5 năm, hình ảnh của họ đã hoàn toàn thay đổi. Điều này cho thấy, công cuộc mở cửa của Trung Hoa đã thành công nhanh chóng như thế nào.


Không phủ nhận rằng thế giới được hưởng lợi một phần từ chính sách cải cách của Trung Hoa. Nhưng trong câu chuyện này, chính Trung Hoa mới là bên được hưởng lợi nhiều nhất. Nhờ nguồn tư bản của nước ngoài, tận dụng thành công những thành tự khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, kết hợp với giá nhân công dồi dào, rẻ mạt, Trung Hoa đã chuyển mình, vượt qua Pháp, Anh, Đức rồi Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu.

Ai nên mang ơn ai? Trung Hoa cần phải cảm ơn thế giới nhiều hơn, trong đó có các nước Đông Nam Á. Thế giới đã góp phần quan trọng trong việc mang lại ấm no cho hơn một tỷ dân chúng. Đây là điều mà quốc gia này đã không làm được trong suốt mấy chục năm trời, kể từ ngày quốc khánh đầu tiên vào năm 1949.

Nhưng một Trung Hoa với chiều dài lịch sử rất dày và vĩ đại; một Trung Hoa được hưởng lợi to lớn từ quá trình toàn cầu hóa đã đáp lại hời hợt và thiếu trách nhiệm đối với nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Chính sách ngoại giao nước lớn, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và mặc cảm lịch sử khó bỏ đối với một cường quốc bá quyền nhiều lần bại trận trước Nhật Bản đã biến Trung Hoa thành một gã nhà giàu to xác, thường xuyên hậm hực, tính tình sốc nổi.

Có lẽ, tự trong đáy lòng, người Trung Hoa cũng chẳng cảm thấy hãnh diện một cách to tát nếu nước này giành lợi thế trước cuộc tranh giành mấy hòn đảo không người ở với Nhật Bản, Philippin, Việt Nam, Malaysia và Bruney. Không ít người Trung Quốc cũng cảm thấy hổ thẹn về đường lưỡi bò; họ thậm chí còn ví von rằng: nếu đường lưỡi bò ấy được hợp pháp hóa, dân chúng mấy nước ven bờ chỉ cần bơi ra ngoài một chút là đã xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Trung Quốc.

Chỉ vì cái lưỡi bò và mấy hòn đảo không người ở, Trung Hoa sẵn sàng bỏ ra cả tỷ đô la để thuê Hunsen nói khống trắng trợn trong Hội nghị cấp cao Asean – Nhật Bản khi khẳng định: toàn thể thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhất trí không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đây là cái giá không tưởng để mua một vết nhơ khó gột rửa trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của Asean.

Chỉ vì cái đường lưỡi bò và mấy hòn đảo không người ở, Trung Hoa sẵn sàng chi ra hàng tỷ đô la mỗi năm cho quân sự nhằm biểu thị, uy hiếp, dằn mặt, giương oai trước mấy nước láng giềng. Lên gân cốt một cách quá mức kèm theo những lời dọa nạt trước mấy anh chàng tí hon thực tế chỉ khiến hình ảnh Trung Hoa trở lên trịch thượng, đáng ghét.

Với ngần ấy tiền, Trung Hoa hoàn toàn có thể đầu tư cho kế hoạch khai thác kim cương, vàng, bạc, titan trên Mặt Trăng, Sao Hỏa hay vô vàn hành tinh khác mà đâu cần cãi cọ với Mỹ hay các nước láng giềng. Hoặc số tiền đó cũng giúp ích đáng kể cho hàng trăm triệu người dân Trung Quôc nghèo khó ở nông thôn hoặc miền Tây xa xôi. Với trí tuệ tích lũy từ hàng ngàn năm lịch sử, Trung Hoa đủ khả năng mang đến sự phồn vinh, giàu có cho dân tộc mình và cho cả nhân loại một cách thân thiện, hòa bình.

Vài thùng dầu, mấy con cá trong lòng Biển Đông chưa bao giờ là nhân tố tạo lên sự thịnh vượng của Trung Hoa. Ném tiền bạc, lòng tin và danh dự vào cái ao tù phương Nam, Trung Hoa đang chủ động tạo ta một cuộc chơi vô bổ và cầm chắc thất bại./.

Phamvietdao.net
0

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Quan hệ Việt-Mỹ: thân nhau cho đến bao giờ?

14/11/2012- (American Review Nov 2012) Sự vươn dậy nhanh chóng của Trung Quốc đã đưa Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng điều này sẽ kéo dài được bao lâu?

Nayan Chanda/American Review
Lê Quốc Tuấn chuyển dịch Việt Ngữ


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngoại trưởng Mỹ bà H. Clinton ngày 10/07/2012 tại Hà Nội

Vui lòng cân nhắc khi xem

Trong những ngày sau khi chiếc trực thăng cuối cùng nhấc mình khỏi bãi đáp trực thăng toà đại sứ Hoa Kỳ, bầu trời Sài Gòn rơi vào im lặng và những người chiến thắng đã bận rộn dương cao màu vàng đỏ tiêu chuẩn của Mặt trận Giải phóng Dân tộc trên cột cờ của các cơ quan đại diện nước ngoài. Riêng toà đại sứ như một pháo đài của Mỹ là không có lá cờ quân giải phóng. Được hỏi về lý do cho ngoại lệ này, một nhân viên từ Hà Nội quả quyết với tôi bằng một nụ cười: "Người Mỹ sẽ quay lại ngay." Như ông giải thích, "Người Mỹ lo lắng về sự bành trướng của Trung Quốc và họ biết, trong lịch sử, Việt Nam đã là rào cản lớn nhất chống lại đường tiến về phương Nam của Bắc Kinh."

Đầu năm nay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã được cấp cho một cuộc tham quan mời gọi đến Vịnh Cam Ranh nổi tiếng vốn đã từng nổi bật trong trí tưởng tượng chiến lược của Mỹ. Điều này không phải là để cho thấy rằng Mỹ và Việt Nam đang ở đâu đó gần với loại hợp tác chiến lược mà những người kể chuyện Việt Nam của tôi từng mơ ước vào năm 1975, nhưng là hành trình ngoằn ngoèo của sự hòa giải và việc tái lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai đối thủ vẫn còn là một câu chuyện hấp dẫn. Câu chuyện ấy cũng cung cấp các bài học có giá trị trong sự tương tác của ba yếu tố - địa chính trị, chủ nghĩa yêu nước và ý thức hệ - từng định hình các biến đổi rực rỡ muôn hình vạn trạng. Lịch sử hai ngàn năm quan hệ yêu ghét của Việt Nam với người láng giềng khổng lồ Trung Quốc, tham vọng quốc gia của mình và mối quan tâm của Đảng Cộng sản cầm quyền để duy trì chế độ có thể giải thích được con đường khó khăn đi đến bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Năm 1975, vào lúc kết thúc cuộc chiến, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tự hào với chiến thắng lịch sử của mình, muốn xây dựng lại đất nước bị tàn phá nhưng lại lo lắng về những dấu hiệu thù địch công khai từ phía Trung Quốc. Từ những cân nhắc đến khía cạnh địa chính trị rộng lớn, mối lạc quan về cuộc phục hồi quan hệ nhanh chóng với Washington có thể là suy nghĩ hợp lý, nhưng lại dựa trên một sự hiểu lầm tổng thể về chính sách năng động của Mỹ. Bất chấp mong muốn khôi phục lại quan hệ với tất cả các cựu thù ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc của Tổng thống Jimmy Carter, cuộc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam đã chứng minh là không thể thực hiện. Carter đã không thể chia sẻ được tâm nhìn xa của Việt Nam và về phần mình Việt Nam đã đánh giá thấp những vết thương chiến tranh tâm lý sâu sắc của Mỹ. Trong khi muốn quan hệ với Washington để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc, Việt Nam lại quá tự hào về cuộc chiến thắng đến mức từ bỏ các chiến lợi phẩm từ cuộc chiến - lời hứa viện trợ tái thiết của Mỹ trong hiệp định hòa bình Paris năm 1973. Sau khi các cuộc đàm phán về bình thường hoá bị sụp đổ vào năm 1978, bối cảnh địa chính trị đã trải qua một sự thay đổi bất lợi đáng kể cho Việt Nam kéo dài gần hai thập kỷ.

Bốn năm sau khi kết thúc của cuộc chiến tranh dài, một lần nữa Việt Nam lại ở trong tình trạng chiến tranh trên nhiều mặt trận phía bắc và phía tây của mình. Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ tấn công vào biên giới phía tây trong năm 1977-78, dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân Campuchia của Việt Nam. Trung Quốc trả đũa bằng một cuộc xâm lược trừng phạt miền Bắc Việt Nam vào năm 1979. Giai đoạn này đã bắt đầu một thời kỳ kéo dài hàng thập kỷ, trong đó Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế ở trong nước và bị cô lập ở bên ngoài. Áp lực của liên minh trên thực tế giữa Mỹ và Trung Quốc và sự hỗ trợ của liên minh do Khmer Rouge lãnh đạo trở nên phức tạp bởi việc mất đi ủng hộ từ Liên bang Xô Viết vốn đang cải tổ. Các cuộc đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ với Mỹ bị sa lầy bởi những yêu cầu bất tận của Mỹ về trách nhiệm với tù binh chiến tranh và các binh sĩ mất tích (MIA) trong chiến tranh. Giới bảo thủ trong chính quyền và quân đội, những người không bao giờ tha thứ cho Việt Nam vì đã sỉ nhục quốc thể Hoa Kỳ, tìm cách khôi phục lại danh dự của đất nước bằng cách phải đưa hài cốt các liệt sĩ về nước và duy trì lệnh cấm vận làm tê liệt thương mại từng áp đặt từ năm 1975. Để ra khỏi các khó khăn kinh tế và bị cô lập ngoại giao, Việt Nam đã phát động công cuộc đổi mới cải cách của mình và bắt đầu rút hết quân ra khỏi Campuchia vào năm 1989.

Vào thời điểm Việt Nam gần rút quân theo yêu cầu của Mỹ, ASEAN và tham dự các cuộc đàm phán về tương lai chính trị của Campuchia, bối cảnh địa chính trị đã thay đổi một lần nữa. Cuộc tái lập quan hệ hữu nghị Trung-Xô và sự cô lập Bắc Kinh của quốc tế sau vụ thảm sát Thiên An Môn không chỉ thay đổi môi trường bên ngoài mà còn dấy lên những lo ngại về an ninh của chế độ. Các cuộc biểu tình lớn ở Trung Quốc, kết thúc trong đàn áp bạo lực tại Thiên An Môn và sự sụp đổ liên tục như những quân cờ domino của những chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tiếp theo sau đó làm vang lên hồi chuông cảnh báo ở Bắc Kinh và Hà Nội. Trong khi hết sức cần viện trợ và thương mại với phương Tây, Việt Nam lại cảnh giác với "diễn biến hòa bình" và sự lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa nhân danh hỗ trợ. Cái gọi là lộ trình bình thường hóa của chính quyền George HW Bush đã bị nhìn vào bằng sự nghi ngờ sâu sắc. Sự thất bại không đạt đưọc bình thường hóa của Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam, bất chấp những nhượng bộ về MIA và rút quân khỏi Campuchia, khiến Hà Nội phải thay đổi quỹ đạo chống Trung Quốc của mình. Một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh bí mật giữa các nhà lãnh đạo đảng Trung Quốc và Việt Nam đã được tổ chức tại Thành Đô vào ngày 4 và ngày 05 tháng 9 năm 1990. Đấy là nền tảng cho cuộc suy giảm dần dần mối xung đột giữa Trung Quốc với Việt Nam và một thỏa thuận để thành lập một chính phủ liên minh tại Phnom Penh dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Với việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc diễn ra, mục tiêu chính của Việt Nam trong việc tìm kiếm quan hệ với Washington là về hợp tác kinh tế. Nhưng Việt Nam vẫn còn đặt nặng vào việc bảo vệ nhằm chống lại mối đe dọa đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trớ trêu thay, chính quyền Dân chủ dưới thời Bill Clinton đã chứng tỏ là cứng rắn hơn với Việt Nam so với thời chính quyền Cộng hòa trước đó. Bị thúc ép bởi các chính trị gia cánh hữu, chính quyền Clinton đã gia tăng áp lực về MIA và các vi phạm quyền con người. Mặc dù giới kinh doanh nhìn thấy cơ hội ở Việt Nam và phối hợp vận động hành lang để buộc Washington cuối cùng phải đồng ý nương nhẹ lập trường của mình. Tháng hai năm 1995, Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam, và lời thông báo khôi phục quan hệ ngoại giao đã đến vào tháng Bảy. Cuối cùng, vào ngày 05 Tháng Tám năm 1995 (30 năm sau khi chiến tranh kết thúc), khi Tổng trưởng Ngoại Giao Warren Christopher kéo ngọn cờ sao sọc lên cao trong toà Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, mối quan tâm chính của Việt Nam đã thay đổi. Không còn là quan tâm đến một liên minh chiến lược như đã từng để mở cửa nền kinh tế ra thế giới và, cụ thể, là để giành được chế độ tối huệ quốc trong thương mại.

Sự dè dặt của Việt Nam được xem như là một đồng minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc đã trở nên rõ ràng trong tháng 3 năm 2000. Bộ trưởng Quốc phòng William Cohen trở thành vị quan chức nội các đầu tiên đến thăm Việt Nam, nhưng Hà Nội đã nỗ lực theo cách riêng của mình để thông báo rằng không hề có thương thảo gì về các mối quan hệ chiến lược. Ngay cả khi Clinton đến Việt Nam vào tháng 12 năm 2000, một chỉ thị mật của Ủy ban Trung ương đã yêu cầu các đảng viên phải hiển thị một "khuôn mặt lạnh" với Clinton. Khoảng cách giữa người dân và Đảng Cộng sản đã không thể lạnh lẽo hơn. Tôi đã chứng kiến hàng ngàn người dân Sài Gòn trẻ tuổi vượt qua các rào cản công an, nhào đến xe tổng thống hò reo "Bill, Bill". Đối với Đảng Cộng Sản, đó là sự kiện Mỹ thuần phục và công nhận Việt Nam chứ không phải là Việt Nam đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ vì mục đích ở Bắc phương. Trong cuộc họp với Clinton, tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã dạy tổng thống một bài học về lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của Việt Nam, và đã chẳng hề bàn thảo gì về hiện tại hay tương lai của mối quan hệ với Hoa Kỳ. Vì thế, Việt Nam đã phải đợi thêm ba năm nữa và chờ sự thay đổi ở môi trường bên ngoài.

Nhiệm kỳ tổng thống Bush lần thứ hai dường như đã di chuyển ra khỏi thái độ hơi nịnh nọt mà Mỹ từng có với Trung Quốc trong sự trỗi dậy của sự cố máy bay gián điệp EP-3. Thậm chí trước cả cuộc căng thẳng vì vụ máy bay do thám, dư luận quan trọng tại Washington đã bày tỏ quan ngại về việc phô trương sức mạnh của Trung Quốc. Zalmay Khalilzad, một trong những tác giả tập báo cáo của tập đoàn RAND, người sau đó trở thành cố vấn an ninh quốc gia, lưu ý rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy hiện diện quân sự tổng thể ở châu Á để đáp ứng với quyền lực gia tăng của Trung Quốc. Bản báo cáo chỉ ra rằng "có một logic cơ bản để hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm ngăn chặn một cuộc dự tranh làm bá quyền trong khu vực của Trung Quốc. Khi Washington bắt đầu tập trung vào việc thay đổi sự cân bằng trong khu vực Đông Á, các quyền lợi của Mỹ tại Việt Nam trở nên có ý nghĩa chiến lược.

Việt Nam cũng lo lắng về áp lực tiếp tục của Trung Quốc ở Biển Đông và ở các tỉnh dọc theo biên giới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng sáu năm 2003, đảng phỏng đoán rằng tình hình ở Đông Á đã phát triển theo hướng bất lợi và phải thực hiện những nỗ lực để phát triển mối quan hệ với Mỹ. "Thế cân bằng đã mất" như Việt Nam đã nói với các quan chức Mỹ. Quan hệ Mỹ Việt rất yếu, trong khi quan hệ với Trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều và ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đã gia tăng. Mối nhận thức lẫn nhau mới này đã dẫn đến chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Việt Nam tới Washington vào tháng 11 năm 2003. Tiếp theo là chuyến ghé cảng đầu tiên của tàu của Hải quân Mỹ USS Vandergrift đến thành phố Hồ Chí Minh.

Cao điểm của mối quan hệ nồng ấm đã đến trong tháng 6 năm 2005, khi Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên được tiếp đãi tại Nhà Trắng. Trong bản tuyên bố chung, George W. Bush và Khải cho biết cả hai cùng "chia sẻ tầm nhìn về hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng ý sẽ hợp tác song phương và đa phương để thúc đẩy các mục tiêu này. Sự bao gồm các cụm từ "khu vực châu Á-Thái Bình Dương" trong thông cáo là ám chỉ công khai duy nhất về các mối quan hệ vượt quá giới hạn song phương hoặc thậm chí có tính khu vực Đông Nam Á. Khải đã ký một thỏa thuận về tình báo an ninh với Hoa Kỳ cho phép hợp tác về chống rửa tiền và tham gia chia sẻ thông tin tình báo với Washington.

Mối quan hệ Mỹ Việt đã trở nên sâu sắc hơn trong bối cảnh sức mạnh và tính quyết đoán ngày càng tăng trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thăm Hà Nội trong một cuộc họp các bột trưởng ASEAN trong năm 2010, ở đó bà đã bày tỏ mối quan tâm của Hoa Kỳ về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, đánh dấu một cấp độ mới của sự hợp tác với Việt Nam. Năm sau, Hoa Kỳ và Việt Nam tham gia vào các cuộc thảo luận để nâng cao mối quan hệ song phương lên một quan hệ đối tác chiến lược. Mối quan hệ về quân sự đã trưởng thành. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam năm 2003 đến Washington đã quyết định rằng các chuyến thăm cao cấp tương tự sẽ diễn ra mỗi ba năm một lần. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ qua lại thăm viếng nhau bốn lần. Chuyến thăm tháng 6 năm 2012 của Leon Panetta đã thu hút chú ý nhiều hơn trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung bị xấu đi. Panetta đã được chào mời đi thăm cảng Cam Ranh, nơi từng là căn cứ hải quân và máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô.

Trong khi mối quan hệ đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, sự tương tác của ba yếu tố tiếp tục chi phối mối quan hệ. Một nướcTrung Quốc với quân sự mạnh mẽ đặt ra một mối đe dọa lớn hơn cho chủ quyền của Việt Nam hơn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn chia xẻ chung sự lo ngại về một mối đe dọa từ phương Tây đến hệ thống chính trị của họ, cùng lúc ấy, tất cả lại cùng muốn tìm kiếm hợp tác kinh tế của Tây phương để xây dựng quốc gia thịnh vượng và mạnh mẽ.

Năm 1978, một nhà ngoại giao Việt Nam, Lưu Doanh Huỳnh, giải thích logic đằng sau cuộc vun trồng quan hệ với Moscow của Việt Nam: "Trong lịch sử, chúng tôi chỉ đã được an toàn với Trung Quốc trong hai hoàn cảnh. Một là khi Trung Quốc yếu và nội bộ bị chia rẽ. Hai là khi họ bị đe dọa bởi những kẻ man rợ từ phía bắc. Trong thời đại hiện nay, người Nga là những kẻ man rợ của chúng tôi . Cùng một logic ấy có thể được áp dụng cho nhu cầu vun xới quan hệ với Mỹ của Việt Nam hiện nay - một người bạn mạnh mẽ để ngăn chặn Trung Quốc quá hung hăng. Như các nhà lãnh đạo Việt Nam thường xuyên nhắc nhở người nước ngoài, một quốc gia có thể chọn bạn của mình nhưng không thể chọn láng giềng. Tuy nhiên điều thú vị là, Việt Nam sẽ xa lánh bất kỳ liên minh quân sự nào với Washington vốn có thể kích động sự thù địch với người láng giềng khổng lồ của mình hoặc làm cho chính phủ Việt Nam bị tổn thương với áp lực của Mỹ về dân chủ và nhân quyền. Cải thiện quan hệ giữa hai nước là có thật nhưng do đó có những giới hạn.

Nguồn: http://americanreviewmag.com/stories/The-slow...
2

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

"Máy bay bà già" Việt Nam làm Mỹ điêu đứng

09/11/2012- Điều hài hước, chiếc máy bay giáng bão lửa lên đầu quân Mỹ lại là thiết kế được người Mỹ đánh giá là loại máy bay cổ lỗ sĩ, vận tải cơ hạng nhẹ Antonov An-2

Huyền thoại An-2

An-2 là máy bay vận tải do cục thiết kế Antonov (Liên Xô) nghiên cứu phát triển và sản xuất từ giữa những năm 1940. Tháng 8/1947, mẫu thử An-2 thực hiện chuyến bay đầu tiên thành công.

Máy bay An-2 được sản xuất dành cho vai trò vận tải hạng nhẹ (chở hàng, chở khách, chở quân dù), hoạt động nông nghiệp (rải thuốc trừ sâu), chữa cháy, bay cứu thương.

An-2 thiết kế với “hai tầng cánh” (còn được gọi là máy bay bà già) và trang bị một động cơ cánh quạt Ash-62IR cho phép đạt tốc độ tối đa 258km/h, tầm bay hơn 800km, trần bay 4.500km.

Tuy có tốc độ bay chậm, nhưng bù lại An-2 chỉ cần đường băng ngắn để cất hạ cánh (khoảng 200m), có thể hoạt động ở đường băng dã chiến. Điều đó làm nó phù hợp hoạt động ở vùng xa xôi, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém. Ngoài ra thời gian chuẩn bị cho chuyến bay rất ngắn (30-40 phút), tuy mức tiêu thụ nhiên liệu tương đối lớn.


Máy bay vận tải "hai tầng cánh" An-2 trong trang bị Không quân Nhân dân Việt Nam.

An-2 được đánh giá là một trong những loại máy bay đáng tin cậy nhất thế giới. Điều đó minh chứng qua những con số sau, trong giai đoạn 1947-2002, hãng Antonov đã sản xuất tới 18.000 chiếc An-2. Sách kỷ lục Guinness đã ghi kỷ lục An-2 là máy bay được chế tạo với thời gian lâu nhất trên thế giới.

Trong tổng số 18.000 chiếc, vài nghìn chiếc được xuất khẩu tới gần 70 quốc gia trên thế giới phục vụ rộng rãi trong mục đích dân sự và quân sự.

Cho tới tận ngày nay, trải qua 65 năm, An-2 vẫn tích cực phục vụ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vẫn chưa có dấu hiệu, “bà già hai tầng cánh” này được cho nghỉ hưu. Thậm chí, gần đây, một số nước còn khôi phục lại An-2 tiếp tục hoạt động.

Những con số này đủ để chứng minh rằng, An-2 xứng đáng được xem là huyền thoại máy bay vận tải trên thế giới.

Máy bay cổ lỗ trút lửa lên quân Mỹ

Ở Việt Nam, An-2 là một trong những máy bay đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. An-2 xuất hiện từ năm 1959 cùng với máy bay Li-2 và Il-14 trong thành phần Trung đoàn Không quân vận tải 919. Những năm đầu hoạt động, An-2 chủ yếu tham gia công tác chở khách, vận tải hàng hóa, huấn luyện quân dù.

Từ giữa những năm 1960, do yêu cầu chiến đấu, Bộ Quốc phòng chỉ thị cho không quân sử dụng An-2 tấn công tàu biệt kích Mỹ - Ngụy thường xuyên xâm nhập miền Bắc thực hiện hành động phá hoại. Vậy là chiếc máy bay vốn được dùng cho hoạt động chở quân, phục vụ nông nghiệp, nay được vũ trang để tấn công trên biển.

Theo đó, máy bay An-2 được cán bộ của ta cải tiến lắp thêm 2 cụm ống phóng rocket cỡ 57mm (mỗi cụm 16 quả rocket), có máy ngắm cơ học để đánh tàu địch. Sau thời gian chuẩn bị kỹ lương, nghiên cứu tìm cách đánh địch ban đêm, đầu 1966 An-2 bắt đầu xuất kích đánh địch.

Đêm 8/3/1966, 2 máy bay An-2 trang bị rocket 57mm cất cánh bay theo đường bay qui định, có radar mặt đất chỉ dẫn kết hợp với quan sát bằng mắt của phi công để tìm mục tiêu. Phát hiện tàu địch cách bờ biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) 20-30km, biên đội triển khai đội hình tấn công đánh chìm 1 tàu địch. Sau trận đầu giành thắng lợi, đoàn 919 tiếp tục dùng An-2 đánh nhiều trận khác.

Ngày 13/6/1966, đội hình 3 An-2 phối hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam tấn công đánh chìm 1 tàu địch, đánh bị thương 2 tàu khác.


An-2 phục vụ huấn luyện nhảy dù cho chiến sĩ Lữ đoàn dù 305. Nguồn: Tư liệu ảnh Bảo tàng Phòng không - Không quân

Một trong những chiến công vang dội của An-2 là đánh trạm radar dẫn đường của Mỹ trên đất Lào, giữa “ban ngày ban mặt”. Trong chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam, Mỹ chọn đỉnh Pa Thí (ngọn núi ở tỉnh Houaphang, Tây Bắc Lào) làm nơi đặt hệ thống định vị dẫn đường đưa máy bay chiến đấu từ các sân bay Thái Lan vào ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Đỉnh Pa Thí như là “con mắt” chỉ đường dẫn lối máy bay địch vượt đoạn đường dài từ Thái Lan sang Việt Nam rồi bay về. Kể từ khi đưa vào hoạt động tới cuối năm 1967, Pa Thí đã chiếm tới 55% phi vụ dẫn đường không kích miền Bắc Việt Nam. Thấy rõ sự nguy hiểm của trạm Pa Thí, quân ta quyết tâm tìm mọi cách tiêu diệt căn cứ này.

Việc dùng bộ binh tấn công căn cứ là bất khả thi, vì trạm đài dẫn đường nằm ở độ cao khoảng 1.700m, có nhiều vách đá gần như thẳng đứng. Không những thế, trạm Pa Thí còn đươc bảo vệ bởi 1.000 lính Hmong tinh nhuệ. Kế hoạch dùng không quân oanh tạc Pa Thí có lẽ tốt hơn cả.

Cuối năm 1967, Trung đoàn 919 được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tấn công tiêu diệt trạm Pa Thí bằng máy bay An-2. Ngày 12/1/1968, phi đội 4 An-2 (lắp rocket 57mm) xuất kích từ sân bay Gia Lâm. Tới khu vực mục tiêu, 4 An-2 lần lượt phóng toàn bộ rocket 57mm đánh trúng mục tiêu. Đài radar dẫn dường ở Pa Thí bị phá hủy cùng một số tên địch bị tiêu diệt.

Có thể nói, trận đánh Pa Thí là đòn đau giáng lên đầu quân xâm lược, không những thế, đòn đánh này được thực hiện bởi loại máy bay mà người Mỹ coi là “cổ lỗ sĩ”.

Hồng Phương

Nguồn: Kiến thức



3

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

“Nam Quốc Sơn Hà”: Chân lý chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam

10/11/2012- (RFI) Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt.


--> Nghe bản tin âm thanh

Thời điểm ra đời bài thơ

Đây là một bài thơ lịch sử phổ biến nhất ở Việt Nam, phổ biến vì nó thể hiện được chân lý toàn vẹn lãnh thổ bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam, dù có nghiên cứu sử hay không, thì người Việt Nam ai mà không biết đến câu : « Sông núi nước nam vua nam ở ». Thế nhưng, đến hiện tại, bài thơ này còn nhiều điểm chưa thống nhất giữa các tài liệu về tác giả, thời điểm ra đời và một số câu chữ trong bài thơ.

Về thời điểm ra đời bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”, hiện tại có hai thuyết khác nhau về thời điểm xuất hiện bài thơ, mà có lẽ là dựa chủ yếu vào hai tài liệu sau đây:

Sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp thời Trần phần “Truyện hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt” chép:

“Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đem binh sang xâm lược nam phương. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lượng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch. Hai bên đối lũy cùng cầm cự với nhau. Đại Hành mộng thấy hai thần nhân hiện trên sông nói rằng: “Anh em thần, một tên là Hống, một tên là Hát, xưa kia theo Triệu Việt Vương, cầm quân chinh phạt nghịch tặc mà lấy được thiên hạ. Về sau Triệu Việt Vương mất nước, Lý Nam Đế triệu hai anh em thần. Bọn thần vì nghĩa không theo được nên uống thuốc độc mà tự tử. Thượng đế thương hai anh em thần có công lại trung nghĩa một lòng mới phong làm quan tướng trong hàng các thần linh, thống lĩnh quỉ binh. Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc cứu sinh linh […] Đêm sau thấy một người dẫn đoàn quỉ áo trắng từ phía nam sông Bình Giang tới, một người dẫn bọn quỉ áo đỏ từ phía bắc sông như Nguyệt lại, cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình trên không, lớn tiếng ngâm rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lai xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.

Quân Tống nghe thấy, xéo đạp lên nhau mà chạy, mạnh ai nấy chạy thoát thân, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống vì thế đại bại mà về”.

Trong khi đó, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lê thì ghi: “Nhà Tống sai tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người. Quách Quỳ lui quân, lại lấy châu Quảng Nguyên của ta (người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Sau đó quả nhiên như thế. (Hai anh em Trương tướng quân, anh tên là Khiếu, em tên là Hát, đều là tướng giỏi của Triệt Việt Vương. [Triệu] Việt Vương bị [Hậu] Lý Nam Đế đánh bại mà mất nước. Nam Đế gọi cho làm quan, hai người đều nói: "Tôi trung không thờ kẻ làm vua đã giết hại chủ mình". Rồi ẩn mình trốn ở núi Phù Long, Nam Đế gọi mấy lần không chịu ra, mới hạ lệnh ai chém được thủ cấp hai người thì thưởng nghìn vàng)”.

Như vậy, một thuyết cho rằng bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” xuất hiện khi vua Lê Đại Hành mang quân cự Tống năm 981, còn theo thuyết còn lại thì bài thơ ra đời khi Lý Thường Kiệt phụng mệnh vua Lý Nhân Tông mang quân chống giặc Tống xâm lăng hồi năm 1076-1077. Thế nhưng, khi đề cập đến bài thơ này đa số sách sử đều cho là gắn liền với trận đánh trên sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt năm 1076-1077. Như sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ hay Việt Nam Sử Lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim đều cho rằng bài thơ xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt.

Dù bài thơ xuất hiện dưới thời Lê hay thời Lý thì đến hiện tại chưa thấy tài liệu nào ghi rằng chính vua Lê Đại Hành hay tướng Lý Thường Kiệt sáng tác bài thơ hoặc đích thân họ đã ngâm bài thơ. Trong cả hai trường hợp các sách đều nói rằng là do ‘”thần nhân” ngâm lên để làm khiếp sợ giặc Tống. Nói về “thần nhân” ngâm bài thơ, thì các sách cũng thống nhất rằng đó là hai thần Trương Hống và Trương Hát. Mà chuyện về hai vị thần này thì còn nhiều điều mờ mịt dù rằng đền thờ hai vị là có thật.

Một bài thơ chống ngoại xâm

Dù là xuất hiện ở thời Lê Đại Hành hay thời Lý Thường Kiệt, thì bối cảnh lịch sử cũng là: đánh đuổi giặc ngoại xâm mà cụ thể ở đây là giặc Tống. Điều đáng chú ý đó là các sách đều ghi nhận là do thần nhân đọc hoặc được vang lên từ trong miếu thần nhân, và mục đích đều là: “đánh đuổi giặc ngoại xâm”, và kết quả đều là: thắng lợi.

Các sách có đề cập đến câu chuyện này đều ghi nhận, khi nghe bài thơ, quân Tống kinh hãi và chạy tán loạn. Vì sao lại sợ hãi đến thế? Trước tiên là vì bài thơ đến từ các thần nhân, trong chuyện Lê Đại Hành thì các thần đích thân ngâm, còn trong chuyện Lý Thường Kiệt thì bài thơ được vang lên từ trong miếu thần. Mà dẫu cho đó là mưu kế Lý Thường Kiệt, thì Lý Thường Kiệt cũng muốn nhờ đến oai thần mà làm khiếp sợ quân xâm lược và Lý Thường Kiệt đã làm được, oai linh của thần nhân đất Việt đã làm khiếp sợ quân thù.

Trong chuyện An Dương Vương mất nước vì để mất nỏ lẩy nỏ thần, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận định trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau: “Chuyện rùa vàng đáng tin chăng? Chuyện thần giáng đất Sần, chuyện đá biết nói cũng có thể là có. Vì việc làm của thần là dựa theo người, thác vào vật mà nói năng. Nước sắp thịnh, thần minh giáng để xem đứa hóa; nước sắp mất, thần cũng giáng để xét tội ác. Cho nên có khi thần giáng mà hưng, cũng có khi thần giáng mà vong. An Dương Vương hưng công đắp thành có phần không dè đặt sức dân, cho nên thần thác vào rùa vàng để răn bảo, chẳng phải là vì lời oán trách động dân mà thành ra như thế ư?”. Nói như thế thì thần ở đây chính là linh khí của núi sông, là lòng dân vậy, thần làm theo ý muôn dân, nếu dân hộ thì thần hộ. Oai thần ở đây chính là oai linh của núi sông Việt Nam. Giặc Tống kinh hãi oai thần tức là kinh hãi cái chí khí bất khuất của dân tộc Việt Nam vậy.

Vì sao quân Tống phải kinh hãi oai thần? Vì quân Tống đã làm trái đạo lý, mà trái đạo lý tức làm làm thần và người cùng oán vậy. Điều trái đạo lý của quân Tống đó là đã xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của một quốc gia.

Còn nhiều dị bản về nội dung bài thơ

Trước hết cần khẳng định rằng bài thơ này không có tên, mà cái tên “Nam Quốc Sơn Hà” là do đời sau mượn bốn chữ ở câu thơ đầu và cũng là tinh thần của cả bài thơ để đặt tên cho bài thơ.

Còn về nội dung của bài thơ, thì đến hiện tại cũng có nhiều dị bản. Đến như hai tài liệu chính yếu liên quan đến câu chuyện nêu trên cũng có chỗ khác nhau.

Lĩnh Nam Chích Quái ghi:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư.
Như hà Bắc Lỗ lại xâm phạm
Bạch nhận phiên thành phá trúc dư.

Dịch nghĩa :

Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì lưỡi gươm sắt sẽ chém tan như là chẻ tre vậy.

Còn Đại Việt Sử Ký toàn thư nhà hậu Lê chép:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Dịch nghĩa :

Đất nước Nam do Hoàng Đế nước Nam ngự trị
Điều hiển nhiên đó đã được ghi rõ trong sách trời.
Nếu như giặc phương Bắc xâm phạm cõi bờ
Thì sẽ chuốc lấy bại vong.

Bản lưu hành rộng rãi trong hiện tại mà Việt Nam Sử Lược Trần Trọng Kim cũng ghi :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

Ta thấy có sự khác nhau là “phân định” và “định phận”. Nếu dùng chữ “định phận” thì có vẻ thụ động hơn, tức được trời đặt để. Trong khi đó, chữ “phân định” thì có tinh thần tự chủ hơn, tức cũng do trời sắp đặt, nhưng mà sắp đặt theo chân lý, theo điều hiển nhiên. Và cũng đúng thôi, xã hội Việt Nam từ thế kỷ 15 bắt đầu chịu sự thống trị của Nho Giáo, mà theo Nho Giáo thì trời là "chân thiện mỹ", là đại diện cho sự hoàn hảo, trời luôn làm điều tốt, điều hợp đạo lý cho con người. Hơn nữa, Nho sĩ ai mà không biết câu “nhân định thắng thiên”, tức nếu người quyết tâm cao thì cũng làm lay chuyển được ý trời. Mộc bản triều Nguyễn, di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu của nhân loại và được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới” vào ngày 30-7-2009, cũng chép là “phân định”.

Như vậy, dùng chữ “phân định” thì có vẻ hào hùng hơn và hợp lý hơn trong bối cảnh lịch sử là làm khiến sợ quân thù và khẳng định chủ quyền quốc gia như tinh thần mà bài thơ muốn truyền tải.

Trong các bản trên, ta thấy có sự khác biệt giữa “Bắc Lỗ”- giặc phương Bắc và “nghịch lỗ” - giặc nói chung. Như vậy, từ một đối tượng ngoại xâm cụ thể là giặc phương Bắc đã đi đến giặc ngoại xâm nói chung. Điều đó cho thấy lập trường rất rõ ràng của người Việt Nam, là không chỉ giặc phương Bắc, mà bất kỳ kẻ ngoại xâm nào cũng không được phép và không thể xâm lược Việt Nam, nếu xâm lược thì sẽ chuốc lấy bại vong.

Bàn về cách dịch bài thơ, sách giáo khoa ở Việt Nam và nhiều tài liệu khác điều chép bản dịch sau đây :

Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời.

Bản dịch này dùng từ “vua” trong khi bản gốc là “đế”. Bản chữ Hán của bài thơ là :

南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛

Ta thấy bản gốc là chữ 帝- Hoàng đế, còn vua thì phải là 王 – vương. Hoàng đế là ngôi cao nhất, ngôi có quyền phong cho nhiều người làm Vua, nhưng Vua thì không bao giờ có quyền phong cho ai làm Hoàng đế. Các vua của ta xưa nay để sánh ngang với triều đình phương Bắc đều xưng là hoàng đế. Tuy vậy, Nho Giáo của ta đề cao thuyết “trọng vương khinh bá”, tức chuộng việc cai trị tốt muôn dân trong nước chứ không có dã tâm đi hiếp đáp nước người, nên dân ta có vẻ đồng nhất hoàng đế và vua, như hay gọi vua Đinh Tiên Hoàng, vua Minh Mạng, hay vua Khang Hy, vua Càn Long… trong khi các vị này đều xưng là hoàng đế. Thế nhưng, nếu ở đây mà dịch Đế là Vua thì chưa thể hiện hết niềm tự tôn và tự tin rất mãnh liệt của tổ tiên ta.

Một bài thơ khẳng định chủ quyền quốc gia

Như vậy, dù còn nhiều tranh cãi về thời điểm ra đời, về tác giả và về nội dung bài thơ, nhưng có một thực tế lịch sử đó là bài thơ đã tồn tại từ bấy lâu nay trong sử sách chính thống và trong dân gian, đó là dù Lê Đại Hành hay Lý Thường Kiệt thì hai vị này cũng đã thật sự đánh bại giặc Tống. Và điều quan trọng hơn hết không phải là lạc vào trong các chi tiết huyền sử, mà cần hiểu được bài học mà tổ tiên ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau.

Liên quan đến chủ đề này, giáo sư sử học Trịnh Văn Thảo thuộc Đại học Aix-Marseille Cộng Hòa Pháp nhận định:

« Trước tiên tôi xin nhắc lại một bản dịch bài thơ mà tạm gọi là của Lý Thường Kiệt, bản dịch của cụ Nguyễn Đổng Chi :

Nước Nam Việt có vua Nam Việt,
Trên sách trời chia biệt rành rành.
Cớ sao giặc dám hoành hành?
Rồi đây bay sẽ tan tành cho coi.

Người ta không biết bài thơ này có phải của danh tướng Lý Thường Kiệt hay không, nhưng chúng ta cần phân biệt huyền sử với khoa học lịch sử. Trong bối cảnh tranh chấp quyết liệt giữa người Việt dưới thời Lý và người Trung Quốc dưới thời Tống, thì ta có thể xem bài thơ này là bản tuyên ngôn độc lập tự chủ của người dân Việt Nam. Theo ý tôi, cái ý nghĩa lịch sử nó sâu sắc hơn là sự kiện lịch sử.

Xem lại bài thơ này ta thấy có ba điểm chính. Điểm đầu tiên là nguyên tắc độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam được phát biểu một cách rõ rệt. Thứ hai là nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Và thứ ba là nguyên tắc về bổn phận thiêng liêng của người Việt là phải bảo vệ tổ quốc của họ. Đó là ba ý chính để có thể suy luận rằng đây có thể là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của quốc gia Việt Nam.

Còn trong bối cảnh thời sự ngoại giao của dân tộc Việt Nam hiện nay và những vấn đề ta phải đương đầu, tôi nghĩ thế này, qua bài thơ ta thấy một chân lý lịch sử rõ rệt là : ai đi ngược lại ba nguyên tắc đó sẽ đi đến thất bại. Nhất là trong bối cảnh quốc tế hiện giờ, ai đi ngược lại chính nghĩa, dựa vào võ lực để xâm lược một xứ nhỏ, đều sẽ thất bại trước lịch sử ».

Tóm lại, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là một lời khẳng định hùng hồn cho một chân lý của tạo hóa là : đất nước Việt Nam là do người Việt Nam làm chủ, đó là chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, bất chấp đó là ai, nếu đi ngược lại chân lý của tạo hóa là xâm lược lãnh thổ Việt Nam (hay của bất kỳ một quốc gia nào) thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Đây cũng chính là tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã được thực tế lịch sử minh chứng suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Nguồn: RFI
1

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Trung Quốc chiến đấu như thế nào: những bài học trong chiến tranh Trung-Ấn, Trung-Việt

07/10/2012- (Newsweek, USA)Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.

Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt.


Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai.

Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979.

Tập trung toàn diện. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cần phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Đó chính là chiến thuật mà họ đã thể hiện qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục tiêu ở đây là buộc kẻ thù phải “giao chiến với kết cục nhanh”. Tập trung toàn diện vào mục tiêu là điểm đặc thù cho tất cả các hoạt động quân sự mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 1949.

Tấn công trước. Bắc Kinh không bao giờ ngần ngại sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương, nếu như có kẻ dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng chiến tranh năm 1962 nhằm mục đích "cho Ấn Độ một bài học nên thân". Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, đã sử dụng ngôn từ tương tự trong năm 1979 trong chuyến thăm tới Washington, khi tuyên bố với Jimmy Carter, đương kim Tổng thống lúc đó rằng “Việt Nam, cũng như Ấn Độ, cần phải bị trừng trị”.

Chờ đợi. Người Trung Quốc tin rằng phải chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc chiến tranh 1962 là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với cuộc khủng hoảng Caribe, đã đưa thế giới đến sát bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Tình hình này làm chuyển hướng sự chú ý của những quốc gia có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Đến khi Hoa Kỳ cho hay về việc đối đầu với Matxcova đã chấm dứt, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương.

Một sơ đồ hành động tương tự đã được sử dụng sau đó. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, khi Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Matxcova, và cuộc chiến tranh Afghanistan làm cho Liên Xô từ bỏ niềm đam mê vào các cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài, Trung Quốc liền xâm chiếm rạn đá ngầm Johnson, một phần của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, với thực tế là Philippines không được bảo vệ, người Mỹ đã buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic Bay và các khu vực khác của quần đảo này, cho phép người Trung Quốc dành quyền kiểm soát rạn san hô Mischif.

Biện minh cho hành động của mình. Bắc Kinh thích ngụy trang những hành động xâm lược của mình bằng các mục đích quốc phòng. Cuộc tấn công vào Ấn Độ năm 1962 được Bắc Kinh chính thức gọi là “phản công để phòng thủ”, và thuật ngữ này sau đó cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như cho việc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, rạn san hô Johnson và rạn đá ngầm Mischif.

Sẵn sàng mạo hiểm. Những hành động liều mạng từ lâu đã là một phần không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho các hoạt động quân sự là điều hiển nhiên cho tất cả, không chỉ dưới thời đại của Mao Trạch Đông, thời kỳ đầy dẫy những thay đổi rắc rối trong chính sách, mà cả khi người rất thực dụng như Đặng Tiểu Bình cũng quyết định xâm lược Việt Nam, bỏ qua khả năng can thiệp từ phía Liên Xô.

http://vietnamese.ruvr.ru
3

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Tướng VNCH và vấn đề buôn bán nha phiến ở miền Nam

CHƯƠNG 91


VẤN NẠN BUÔN BÁN MA TÚY





Đề  tài này được coi như là một phần của vấn nạn tham nhũng, cho nên
đáng lý ra nó phải nằm trong Chương 90. Nhưng vì Chương 90 quá dài, chúng
tôi phải tách riêng phần này ra làm chủ đề cho Chương 91. Phần lớn những dữ
kiện được sử dụng trong đề tài này được căn cứ vào cuốn The Politics of
Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred W. McCoy, (New York:Harper
Colophon Books,1972) và cuốn Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F Kennedy (
bản
tiếng Việt do Phạm Viêm Phương và Mai Sơn chuyển dịch] (Nhà Xuất Bản Tự Do,
2000).


Từ kép “ma túy” trong bài được sử dụng để nói chung cho thuốc phiện và tất cả
các sản phẩm chế biến từ thuốc phiện (opium) hay những chất (substance) mà
tiếng Anh gọi là “narcotic”, “morphin”, “heroin”, v.v… . Tác giả xin thỉnh ý quý vị nếu có một từ khác thích hợp hơn. Đa tạ


Nguyễn Mạnh Quang

 


Ma túy hay thuốc phiện có tác dụng làm cho người hút dễ bị nghiền. Một
khi đã trở thành nghiền rồi, người nghiện luốn luôn thèm khát, đòi hỏi phải
hút đều đều và càng hút nhiều hơn càng cảm thấy lâng lâng cảm khoái. Tình
trạng này làm cho tâm trí của họ lúc nào cũng nghĩ đến phương cách phải có
thuốc đều đều. Cũng vì thế, đối với người nghiền ma túy, có bao nhiều tiền
bạc cũng dành để mua thuốc phiện không cần biết đến tình trạng tài chánh hay
hoàn cảnh túng thiếu của chính bản thân hay gia đình họ. Hậu quả là:


1.- Gia đình họ bị  khánh kiệt.


2.- Vợ con của họ bị điêu đứng khốn khổ.


3.- Đói ăn vụng, túng làm liều. Khi cơn nghiền lên, không có tiền mua
thuốc, họ có thể làm bất cứ chuyện gì (ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo, giết người
đoạt của, lường thày, phản bạn, bán nước, bán vợ, đợ con,  v.v…) để có tiền
mua thuốc phiện.


4.- Nếu không có đủ thuốc hút để thỏa mãn sức mạnh đòi hỏi của cơn
nghiền, cơ thể của người nghiền sẽ bị suy nhược, mất hết nghị lực sinh tồn,
không còn nghĩ đến tương lai của bản thân, không còn nghĩ đến hạnh phúc của
gia đình, bất cần đến những người xung quanh, nói chi đến quốc gia và dân
tộc.


5.- Nếu quốc gia có quá nhiều người như vậy thì  dân nước sẽ không còn ý
chí đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân thao túng tự tung tự tác. Hậu
quả là quốc gia đó sẽ lụn bại, suy vong rồi sớm muộn cũng rơi vào cảnh lệ
thuộc nước ngoài.


Cũng vì thế mà cuối thập niên 1830, Đế Quốc Anh mới tiến hành chính sách
sử dụng thuốc phiện làm băng họai tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Hoa
và đã gây nên cuộc Chiến Tranh Nha  Phiến (1839-1842).


Đây là nguyên nhân TẠI SAO,  từ ngàn xưa, những người hút hay nghiện
thuốc phiện bị coi như là phần tử không tốt cho xã hội, và mọi người đều
muốn lánh xa. Cũng vì thế mà bất kỳ thế lực nào lên nắm chính quyền mà có
lòng vì nước vì dân cũng đều phải ra lệnh triệt đế cấm lưu hành sản phẩm
này.


Điều đau buồn là trong thời Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm và thống
trị nước ta 1858-1945 cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1954, ở
những vùng Liên Minh Pháp –Vatican tạm chiếm và ở miền Nam Việt Nam trong
những năm 1954-1975, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động nhập cảng,
thiết lập các cơ sở  chế biến, tổ chức hệ thống phân phối, khuyên khích mở
các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc
quyền buốn bán sản phẩm này.


Không ai chối cãi được rằng dã tâm của Liên Minh Pháp –Vatican  là  đem
thuốc phiện vào Việt Nam để đầu độc và giảm bớt tiềm năng chiến đấu chống
lại chúng, nhiên hậu, chúng sẽ dễ dàng thôn tính và thống trị  dân ta. Để
đạt được mục đích này, chúng phải tạo điều kiện thuận lợi cho càng nhiều
người càng tốt dễ dàng sử dụng sản phẩm này để cho
họ  sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư hại cả cuộc đời và trở thành
gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, và không còn quan tâm đến sự tồn vong
của đất nước và dân tộc..


Tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, sách sử đều ghi
nhận rằng, chủ trương của Liên Minh Pháp – Vatican trong việc nhập cảng, chế
biên và phân phối thuốc phiện bán cho đại khối quần chúng là để vừa làm tiêu
tan ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, vừa lấy tiền chi
phí cho bộ máy cai trị tại Đông Dương.


Theo dõi vấn đề ma túy ở trên thế giới, người viết nhận thấy rằng, từ đầu
thế kỳ 19 đến ngày nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng có vấn nạn
buôn bán nha phiến. Thường thường, những kẻ chủ mưu nhập cảng, biến chế và
phân phối cho khách hàng tiêu thụ sản phẩm này đều là những tổ chức tội ác
hay những thế lực ngoại thù như trường hợp người Anh nhập cảng nha phiến 
vào Trung Hoa và gây nên cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1839-1842) và Liên Minh
Pháp – Vatican nhập cảng nha phiến vào Đông Dương.

 



NGUỒN GỐC CỦA VIỆC

BUÔN BÁN MA TÚY Ở VIỆT NAM

 


Trước thế kỷ 19,  Việt Nam có một số người hút thuốc phiện, nhưng hầu như
không có vấn nạn buôn bán ma túy. Từ đầu thế kỷ 19, những tầu thuyền chuyên
chở thuốc phiện (hầu hết là của người Anh)  trên đường đưa vào thị trường
Trung Hoa, thường ghé bến ở Việt Nam. Tại đây, bọn con buôn  móc nối được
một số Hoa thương để bán sản phẩm này ở nước ta. Thấy  vậy, vào năm 1820,
triều đình Huế bèn ban hành lệnh đặt việc buôn bán và hút thuốc phiện ra
ngoài vòng pháp luật.


Từ năm 1858, Liên Minh Pháp – Vatican dùng chiến lược nội công ngoại kích
tấn công Việt Nam, quân dân Việt Nam không chống cự nổi. Triều đình Huế bắt
buộc phải chấp nhận ký Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862. Theo hiệp ước này, Nhà
Nguyễn phải chấp nhận 12 điều khoản:


1.- Phải để cho các giáo sĩ Pháp và Tây Ban Nha được tự đi lại truyền đạo
ở trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam.


2.- Nhường cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican ba tỉnh
miền Đông Nam Kỳ (gồm các tỉnh Đồng Nai, Gia Định và Định Tường),


3.- Phải bồi thường cho liên minh giặc một khoản tiền chiến phí là 4
triệu quan (phải trả trong 10 năm), và nhận chịu nhiều điều khoản bất công
khác nữa.


…..


Kể từ đó,  các Hoa Thương được tự do đem thuốc phiện vào bán ở những vùng
do Liên Minh Pháp – Vatican kiểm soát và phải đóng thuế 10% tính theo giá
bán. Cũng từ đó, trên lãnh thổ Đông Dương, quyền lực của Liên Minh Pháp –
Vatican mở rộng đến đâu thì ở đó việc buốn bán nha phiến được hợp pháp hóa.
Như đã nói ở trên, đây cũng là độc kế của Pháp và Vatican là vừa làm cho dân
ta bạc nhược mất hết nhuệ khí của truyền thống “quốc gia hưng vong, thất phu
hữu trách”, vừa có thể thâu nhập được một khoản tiền khá lớn, đài thọ được
một phần nào gánh nặng tài chính chi phí cho bộ máy đàn áp nhân dân ta.


Mấy năm sau, thấy rằng chính sách hợp pháp hóa việc buôn bán thuốc phiện
ở Đông Dương đem lại một số lợi nhuận khổng lồ, chính quyền Bảo hộ bèn quyết
định nắm độc quyền việc nhâp cảng, biến chế, phân phối và khuếch trương các
tiệm bán sản phẩm này cho khách hàng tiêu thụ, đặc biệt nhất là từ thời Toàn
Quyền Paul Doumer 12/1896-4/1889), trở về sau (cho đến năm 1945).


Vào năm 1918, việc làm ăn bất lương này rất thịnh đạt. Trên toàn thể lãnh
thổ Đông Dương có tới 1,512 tiệm hút công khai, và có tới 3,098 tiệm bán lẻ
cung ứng cho khách hàng tiệu thụ. [1] 
Vào năm 1938, riêng những dịch vụ buôn bán thuốc phiện đem lại cho chính
quyền bảo hộ tới  15% của tổng số tiền thâu nhập.


Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) đã ảnh hưởng ít nhiều đến vần đề phân phối
thuốc phiện tại các địa phương và con số khách hàng tiêu thụ. Trong thời gian
này, con số tiệm bán lẻ giảm xuống còn có 2,500 tiệm, nhưng  con số dân
nghiền vẫn còn tới cả 100 ngàn người, và vẫn mang lại cho chính quyền 15%
của tổng số tiền thâu nhập, giống như hồi năm 1938.


Kết luận: Tại Đông Dương, chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican là
thủ phạm của những hành động tội ác:


1.- Nhập cảng  thuốc phiện ,


2.- Thiết lập các cơ sở chế biến,


3.- Tổ chức hệ thống phân phối,


4.- Khuyến khich việc mở mang bán sỉ, bán lẻ và các tiệm hút.


Mục đích của việc làm bất chính và dã man này là để vừa đầu độc dân ta
rơi vào tình trạng nghiện ngập nhằm làm suy yếu tinh thần chống ngoại xâm,
vừa để kinh doanh lấy tiền đài thọ cho bộ máy đàn áp nhân dân ta. Những sư
kiện này cũng được sử gia Alfred W McCoy ghi nhận trong cuốn The Politics of
Heroin in Southeast Asia với nguyên văn như sau:


Sau khi thiết  lập chế độ bảo hộ ở Cao Mên (1863), Trung Kỳ (1883),
Bắc Kỳ (1884) và Lào (1893), người Pháp nắm độc quyền nhập cảng và phân phối
thuốc phiện để lấy tiền tài trợ  gánh nặng chi phí cho bộ máy cai trị tại
thuộc địa. Trong khi việc buôn bán thuốc phiện  ở Nam Kỳ đã thảnh công trong
nhiều năm, sự bành trướng các cơ sở kinh doanh của người Pháp (ở Đông Dương)
vào các thập niên 1880 và 1900  đã tạo nên tình trạng ngân quỹ bị thiếu hụt
trầm trọng cho toàn cõi Đông Dương. Hơn nữa, các chính quyền hổ lốn của năm
thuộc địa riêng rẽ (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Mên và Lào) là một kiểu
mẫu thiếu năng lực, và những bầy đoàn công chức người Pháp đã làm hoang phí
những nguồn lợi tức nhỏ bé của các thuộc địa này. Dù là đã có những  cải
cách hành chánh để hoàn chỉnh những thiệt hại trong những năm đầu thập niên
1890, tình trạng thiếu hụt ngân sách vẫn tiếp tục đe doạ tương lai của Đông
Dương thuộc Pháp
.   


Vào lúc này, Paul Doumer, một chuyên viên phân tích về ngân sách, được
đưa lên nắm giữ chức vụ Toàn Quyền Đông Dương. Ngay khi vừa rời nước Pháp
đến  nhận nhiệm sở  ở Đông Dương vào năm 1897, Toàn Quyền Doumer đã cho tiến
hành một loạt biện pháp cải cách về ngân khoản chi tiêu. Đó là những biện
pháp: Tạm ngưng tuyển mộ các công chức, cắt giảm những khoản chi tiêu không
cần thiết, và tập trung 5 ngân quỹ rời rạc của 5 xứ thuộc địa vào một sở
ngân khố trung ương. Nhưng quan trọng hơn hết là vào năm 1899, Doumer tổ
chức lại công việc làm ăn về thuốc phiện, khuếch trương hệ thống bán sản
phẩm này và làm giảm rất nhiều những khoản chi tiêu khác. Sau khi gom 5 cơ
quan thuốc phiện tự trị lại thành một Sở Độc Quyền Thuốc Phiện, Doumer thiết
lập một nhà máy biến chế thuốc phiện ở Sàigòn để biến chế thuộc phiện sống
Ấn Độ thành thuốc phiện đã hoàn chế cho dân nghiền sử dụng. Nhà máy biến chế
mới này sản xuất một loại thuốc phiện đã hoàn chế có thể cháy mau hơn khiến
cho người hút có thể tiêu thụ nhiều hơn thường lệ. Theo chỉ thị của Doumer,
Sở Độc Quyền Thuốc Phiện mua thuốc phiện với giá rẻ ở tỉnh Vân Nam, Trung
Hoa, để các tiệm bán lẻ và những tiệm hút của chính quyền có thể lôi cuốn
được nhiều khách hàng thuộc giới  lao động nghèo mà họ không có đủ tiền để
sử dụng loại thuốc phiện đắt tiền mang nhãn hiệu Ấn Độ.  Nhà nước lại cho mở
thêm các tiệm hút và các tiệm bán lẻ để  đáp ứng cho nhu cầu khách hàng 
càng ngày càng gia tăng. (Năm 1918) có 1,512 tiệm hút và 3,098 tiệm bán lẻ).
Việc buôn bán thuốc phiện rất là thịnh đạt. 


Là Toàn Quyền Đông Dương, chính Doumerđã hãnh diện tường trình rằng
những cải cách làm tăng thêm tiền thâu nhập về thuốc phiện khoảng 50 phần
trăm trong thời gian bốn năm tại chức của ông ta, chiếm trên 1/3 của tất cả
tiền thâu nhập ở thuộc địa. Tính đến lúc đó, lần đầu tiên trong hơn mười năm
có tiền thặng dư trong ngân khố. Hơn nữa, những cải cách của Doumer còn tạo
cho người Pháp một niềm tự tin mới vào việc đầu tư kinh doanh vào Đông
Dương, và ông ta có thể vận động vay tới 200 triệu Phật lăng để tài trợ cho
nhiều dự án lớn lao. Một phần của những dự án này là dự án làm hệ thống
đường xe lửa ở Đông Dương và nhiều dự án thiết lập nhà thương và trường học.


Thực dân Pháp cũng không có ảo ảnh về cách thức họ tài trợ cho các dự
án phát triển ở Đông Dương. Khi chính quyền loan báo dự án xây đường xe lửa
ngược theo dòng Sông Hồng lên tỉnh Vân Nam ở Trung Hoa, phát ngôn viên của
giới kinh doanh (người Pháp) giải thích một trong những mục đích tiên khởi
của dự án này là:


Điều chú ý đặc biệt là vào lúc người ta sắp sửa bỏ phiếu chuẩn chi
tiền tài trợ cho việc xây cất đương xe lửa đi Vân Nam để tìm phương cách
tăng cường việc buôn bán giữa Vân Nam với Đông Dương… Việc điều hành
thuốc phiện và muối ở Vân Nam có thể được điều chỉnh theo phương cách làm
cho việc buôn bán này dễ dàng và gia tăng khối lượng hàng hóa chuyển vận
bằng đường xe lửa. 


Vào trong các thập niên 1920 và 1930, trong khi các nước trên thế giới
lao vào cuộc chiến chống “tội ác thuốc phiện” , bắt buộc các chính quyền 
thuộc địa khác ở Đông Nam Á phải giảm bớt  dịch vụ độc quyền buôn bán thuốc
phiện, thì  chính quyền Pháp ở Đông Dương vẫn thản nhiên, vẫn tiếp tục theo
đuổi buôn bán thứ hàng hóa tội ác này. Khi cuộc đại Khủng Hoảng Kinh Tế xẩy
ra vào năm 1929 làm cho thuế thâu nhập giảm bớt đi rất nhiều, người Pháp lại
cố gắng nâng mức lợi tức (đã giảm đi) của dịch vụ buôn bán thuốc phiện để
quân bình ngân sách. Lợi tức thâu nhập của  dịch vụ buôn bán thuốc phiện đã
tăng lên đều đều. Vào năm 1938, tiền thậu nhập do việc buôn bán thuốc phiện
mang lại lên tới 15% của tổng số tiền thuế thâu nhập ở thuộc địa tại Đông
Dương – cao nhất ở Đông Nam Á.”
  
[2] 


Biến cố Nhật Bản hất cẳng chính quyền Liên Minh Pháp-Vatican tại Đông
Dương vào chiều tối ngày 9/3/1945 và cuộc Tổng Khởi Nghĩa của nhân dân ta
vào ngày 19/8/1945 làm cho công việc làm ăn bất lương này của  chính quyền
bảo hộ Pháp - Vatican ngưng trệ.


  

A.- MIỀN BẮC:


 

Người viết cố gắng tìm tài liệu nói về vấn đề buôn bán ma túy có liên hệ
với chính quyền Kháng Chiến (1945-1954) do Viêt Minh lãnh đạo và chính quyền
miền Bắc trong những năm 1954-1975, nhưng vẫn không tìm được một tài liệu
nào cả. Đồng thời, lại thấy, các sách giáo khoa môn công dân ở bậc trung
học, đều có ghi lời khuyên dạy “Nghiện hút ma túy sẽ nguy hiểm đến tính
mạng và là gánh nặng cho gia đình và xã hội
.” Như vậy, chính quyền Việt
Nam hiện nay (cũng là chính quyền Kháng Chiến 1945-1954 và chính quyền Bắc
trong những năm 1954-1975) chủ trương tích cực chống việc sản xuất, nhập
cảng, biến chế, phân phối và lưu hành ma túy, ngoại trử việc sử dụng sản
phẩm này trong lãnh vực y khoa.

 



B.- MIỀN NAM:



Như đã nói ở trên, việc buôn bán ma túy ở miền Nam Việt Nam trong những
năm 1954-1975 là do chính quyền miền Nam chủ mưu: điều khiển việc nhập cảng,
bảo trợ việc biến chế, gói thành gói, mở mang các tiệm hút và  phân phối cho
khách hàng tiêu thụ.


Sách sử cho biết,  tại miền Nam Việt Nam, từ năm 1950 cho đến tháng 4 năm
1975, việc buôn bán ma túy đều do các chính quyền Bảo Đại, chế độ cha cố Ngô
Đình Diệm, chính quyền của Tướng Nguyễn Cao Kỳ và chính quyền quân phiệt
Da-tô Nguyễn Văn Thiệu chủ trương bất kể gì là sản phẩm này có tác dụng làm
nguy hại cho nòi giống, dân tộc và tiền đồ của đất nước.


Với những hành động vừa phi pháp, vừa bất nhân và dã man, vừa  hại nước
hại dân, vừa phản dân tộc, các chính quyền miền Nam đã trở thành những tổ
chức tội ác đối với dân tộc Việt Nam và đối với nhân dân thế giới. Chính vì
vậy mà sử gia Alfred McCoy mới gọi chế độ cha cố Ngô Đình Diệm là “Triều
Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu
” (Diem Dynasty and the Nhu
Bandits” (Alfred McCoy, The Heroin in Southeast Asia (New York:
Harper & Row Publishers, 1972), p. 159). Phần trình bày dưới đây sẽ giúp cho
độc giả có cái nhìn thấu đáo về vấn đề này. 



1.- QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN


Trong thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954, Phòng Nhì Pháp chủ trương tái lập
việc làm ăn bất chính này, rồi cấu kết với băng đảng Bình Xuyên do Bẩy Viễn
cầm đầu và toa rập với Quốc Trưởng Bảo Đại để tái lập việc nhập cảng lậu
thuốc phiện, tiến hành các cơ sở biến chế, thiết lập hệ thống phân phối và
mở mang các tiệm hút. Tuy nhiên, có lẽ một phần vì nhân dân ta đã ý thức
được tác dụng nguy hại của ma túy, và một phần vì chiến tranh đang diễn ra
gay go quyết liệt, khiến cho phần lớn dân ta lao vào cuộc chiến, cho nên con
số người nghiện hút không nhiều như những năm trước năm 1945. Vì thế mà
trong những năm 1950-1954, chỉ có hàng trăm (nghĩa là chưa tới một ngàn)
tiệm hút ở vùng Sàigòn - Chợ Lớn. Lẽ dĩ nhiên, dù nhiều hay ít tiệm hút, số
tiền lời của việc làm ăn bất chính này cũng phải chia theo tỉ lệ phần trăm
cho ông Bảo Đại, Phòng Nhì và Sở Liên Lạc Các Đơn Vị Phụ Lực của Pháp tại
Đông Dương. Sự kiện này được sách The Politics of Heroin in Southeast
Asia
  ghi nhận như sau:


Vào một thời điểm sau năm 1950, quân đội Pháp đặc thưởng cho Bình
Xuyên một món hàng béo bở của thực dân. Đó là việc buôn bán ma túy. Bình
Xuyên khởi công biến chế thuốc phiện sống (do người Mèo sản xuất và được các
lực lượng phụ lực Pháp chuyển về Sàigòn), rồi phân phối cho hàng trăm tiệm
hút ở rải rác trong thành phố  Sàigòn Chợ Lớn để cung ứng cho giới dân
nghiền. Họ chia tiền lời của việc làm ăn bất chính theo tỉ lệ đã được ấn
định cho Hoàng Đế Bảo Đại, Phòng Nhì và Quân Đội Phụ Lực của Pháp. Sau này
Đại Tá Lansdale của CIA báo cáo như vậy
.” Nguyên văn: “Some time
after 1950 the French military awarded the Binh Xuyen another lucrative
colonial asset, Saigon ‘s opium commerce. The Binh Xuyen started processing
MACG ‘s raw Meo opium and distributing prepared smokers’ opium to hundreds
of dens scattered throughout the twin cities. They paid fixed percentage of
their profits to Emperor Bao Dai, the 2ème Bureau, and the MAAG commados.
The CIA’s Colonel Lansdale later reported that.”[3]


Thật là vô liêm sỉ đến cùng độ của vô liêm sỉ. Đường đường là một vị lãnh
đạo một chính quyền thường được rêu rao là “chính quyền Quốc Gia” của
những người Quốc Gia chân chính yêu nước” ra đời cùng với “lá cờ
vàng ba sọc đ
ỏ” vào ngày 2/6/1948 để tranh đấu cho tự do dân chủ mà lại
gục mặt xuống đồng lõa với bọn ăn cướp Bình Xuyên và Liên Minh Đế Quốc Thực
Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong việc làm bất chính hại dân hai nước như
vậy! Bộ mặt thật của nhà lãnh đạo đầu tiên của cái gọi là “chính quyền
Quốc Gia
của “những người Quốc Gia chân chính yêu nước” như thế
đó! Và “lá cờ vàng ba sọc đỏ” biểu tượng cho chế độ của  hạng người
lãnh đạo vô liêm sỉ như thế đó!


Qua những sự kiện này, chúng ta có thể nói là “Đừng tin những gì mà
những kẻ tự xưng là “người quốc gia chân chính” làm, mà hãy nhìn vào những
việc làm vô liêm sỉ này và những hành động bán nước cho Liên Minh Đế Quốc
Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican và cho Liên Minh Mỹ - Vatican của bọn
chúng.



2.- CHẾ ĐỘ CHA CỐ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN


Hơn một năm sau khi được Liên Mỹ - Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền với
cuơng vị là thủ tướng vào ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng
cầu dân ý gian lận vào ngày 23/10/1955 với dã tâm truất phế QuốcTrưởng Bảo
Đại để tiếm quyền. Làm xong việc làm phản trắc này, ngày 26/10/1955, Ngô
Đình Diệm tuyên bố miền Nam Việt Nam là nước Cộng Hòa Việt Nam và tự phong
là Tổng Thống, rồi cho mở chiến dịch tuyên tuyền rầm rộ bài trừ các tệ đoan
xã hội, trong đó có việc cấm hút thuốc phiện để làm bức bình phong che đậy
việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô và gia đình trị đang được tiến hành.

Năm 1958, sau khi đã củng cố xong quyền lực, anh em nhà Ngô cho tái lập kỹ nghệ buôn lậu thuốc phiện sống, thiết lập các cơ sở biến chế
và khuếch trương kỹ nghệ này bằng cách cấu kết với các tên đầu nậu Ba Tầu
(trong đó có tên Mã Tuyên) ở Chợ Lớn để mở mang các tiệm hút và các tiệm bán
sỉ bán lẻ sản phẩm này ở Sàigòn Chợ Lớn một cách công khai. Vào khoảng năm
1963, công việc làm ăn phi pháp này của chính quyền Diệm khá phát đạt. Riêng
ở Chợ Lớn, con số tiệm hút hoạt động công khai lên đến 2,500 tiệm. Dưới đây
là đoạn văn của tác giả Alfred McCoy viết trong cuốn The Politics of Heroin
in South East Asia về việc làm bất chính hại dân hại nước này của chế độ cha
cố Ngô Đình Diệm:



Triều Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu
:…Nhưng
Ngô Đình Nhu quyết định  tái lập việc buôn bán nha phiến
đê lấy tiền.
Dù là hầu hết các tiệm hút ở Sàigòn đã đóng cửa cả ba năm rồi, hàng ngàn dân
nghiện người Tầu và người Việt vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu
cho người tiếp xúc với những lãnh tụ của các tổ chức có thế lực của người
Tầu ở Chợ Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối
thuốc phiện nhập cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, hàng
trăm tiệm hút thuốc phiện này đã hoạt động trở lại, và năm năm sau, một
phóng viên của tờ Time – Life lượng định ở Chợ Lớn có tới 2.500 tiệm hút
thuốc phiện họat động công khai
.


Để có thể cung ứng thuốc phiện đầy đủ cho khách hàng tiêu thụ, Ngô
Đình Nhu thiết lập hai hệ thống đường bay khứ hồi từ vùng sản xuất thuốc
phiện sống ở Lào về miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường bay chính là thuê mướn
mấy phi cơ nhỏ của hãng Hàng Không Lào, giao cho tên bất lương Bonaventure
“Rock” Francisci, người Corse, điều khiển. Dù là tối thiểu có đến 4 chiếc
phi cơ nhỏ chuyển vận thuốc phiện lậu từ Lao về miền Nam Việt Nam, nhưng chỉ
có một mình cá nhân Francisci trực tiếp nói chuyện và thương lượng với Ngô
Đình Nhu. Theo Trung Tá Lucien Conein, một cựu viên chức cao cấp CIA ở
Sàigòn, mối liên  giữa Ngô Đình Nhu và Francisci về dịch vụ bất chính này
khởi đầu vào năm 1958. Sau khi Nhu bảo đảm an toàn cho việc đem thuốc phiện
về Sàigòn, hàng ngày, Francisci dùng đoàn máy bay Beechtcrafts hai động cơ
chuyển vận món hàng này về  miền Nam Việt Nam..


Ngoài ra, Ngô Đình Nhu  còn phái nhân viên tình báo đến Lào với nhiệm
vụ là chuyển vận thuốc phiến sống về miền Nam Việt Nam bằng phi cơ của Không
Lực Việt Nam.


Trong khi Ngô Đình Nhu nói chuyện và thương lượng trực tiếp và cá nhân
Francisci, Bác-sĩ
Trần Kim Tuyến trực tiếp điều hành những toán điệp
viên họat động ở Lào. Dù rằng, hầu hết các tài liệu mô tả Nhu như là một lý
thuyết gia chính trị của chế độ Diệm, nhiều người trong nội bộ lại cho rằng
ông tu xuất Trần Kim Tuyến mới thực sự là nhân vật chủ chốt của  kế hoạch
làm ăn bất chính này. Đứng đầu tổ chức mật vụ có danh xưng tàng hình là Sở 
Nghiên Cứu Xã Hội và Chính Trị, Bác-sĩ Tuyến chỉ huy một hệ thống tình báo
rộng lớn bao gồm cả Lực Lượng Đặc Biệt (do CIA tài trợ), Sở An Ninh Quân
Đội, và quan trọng  nhất là Đảng Cần Lao. Qua Đảng Cần Lao, Bác-sĩ Tuyến
tuyền mộ điệp viên và cán bộ chính trị ở trong tất cả các cơ quan trong
chính phủ và trong quân đội. Chính quyền Sàigòn kiểm soát chặt chẽ việc
thăng thuởng, và chỉ những người cộng tác với Bác-sĩ Tuyến mới được thăng
chức mau chóng. Nhờ có những khoản tiền kếch sù do việc buôn bán ma túy, ăn
hôi lộ và các thứ tham nhũng khác, Sở Nghiên Cứu Xã Hội và Chính Trị của
Bác-sĩ Tuyến có thể mướn hàng ngàn phu đạp xích lô, gái nhẩy tại các quán
khiêu vũ và những người bán hàng rong ở ngoài đường phố để làm chỉ điểm viên
cho sở. Nhờ vậy mà ở mỗi một góc đường phố ở  Sàigòn-Cholon đều có chỉ điểm
viên của sở mật vụ của Bác-sĩ Tuyến. Thay vì cho người theo dõi một đối
tượng, Bác-sĩ Tuyên chỉ cần  ra khẩu lệnh cho các chỉ điểm viên tại các góc
phố truyền tin tức của đối tượng cho nhau biết. Nhờ vậy mà sở biết được đầy
đủ những chi tiết về di chuyển, nơi họp mặt  và nội dung các cuộc họp của
đối tượng. Một số các nhà quan sát  cho rằng Bác-sĩ Tuyến có hàng trăm ngàn
nhân viên mật vụ  làm việc toàn phần và bán thời gian. Qua hệ thống mật vụ
tuyệt vời như vậy, Bác-sĩ Tuyến có đầy đù hồ sơ với rất nhiều chi tiết của
tất cả mọi nhân vật quan trọng của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là có cả hồ
sơ của ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu và những hồ sơ này được gửi ra nước ngoài
như là hình thức “bảo hiểm nhân thọ” của mỗi cá nhân.


Vì  có trách nhiệm điều hành phần lớn hệ thống tình báo hải ngoại của
chế độ Diệm, cho nên Bác-sĩ Tuyến có thể ngụy trang hay che giấu những  dịch
vụ mua thuốc phiện ở Lào bằng những công việc bình thường trong hệ thống
tình báo của ông
.” 
[4]


Phần trích dẫn trên đây chỉ là có 2 trong số gần 7 trang nói về việc buôn
bán ma túy trong thời chế độc cha cố Ngô Đình Diệm.


Đồng thời, chính quyền Ngô Đình Diệm còn biến miền Nam thành một trung
tâm cung cấp thuốc phiện sống cho tổ chức Mafia quốc tế tại Marseille chuyên
biến thuốc phiện sống thành bạch phiến rổi chuyển vận  sản phẩm này sang Bắc
Mỹ để phấn phối cho khác hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống tội ác
quốc tế tay ba: (1) Nguồn thuốc phiện sống phát xúat từ miền Nam Việt Nam do
anh em Ngô Đình Diệm cung cấp, (2) trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành
bạch phiến đặt cơ sở tại Marseille (Pháp) do anh em Antoine Guerini nguời
Pháp điều khiển, và (3) trung tâm phân phố bạch phiến tại Bắc Mỹ dưới quyền
điểu khiển của các tay trùm Carlos Marcello, Sam Giancana và Santos
Traficante  Sự kiện này được hai tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee
ghi nhận trong csách Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm như sau.


Và năm 1958, khi Diệm – Nhu tái lập lưu thông thuc phiện về Sàigòn,
Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông ta là
vận chuyển thuốc phiện từ gốc sản xuất ở Lào đi thẳng về Nam Việt Nam bằng
một phi đội máy may riêng của hắn. Nhưng thậm chí có thể kiếm được nhiều
tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng ngàn
con nghiện ở Sàigòn. Việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới
- đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico – ngày càng thất thường và không chắc
chắn vì liên tục bị pháp luật ngăn trở. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho
Guerini bởi vì nó gia tăng thị phân ma túy của y. Chuyện này xẩy ra như thế
nào?


Nhu và Rock Francisici đã thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản.
Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sàigòn cho các ổ hút của Nhu nhưng
hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sàigòn. Tại đây, thuốc
phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại
Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến có chất lượng cap
để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và
Sam
Giancana. Tất cả đều làm giầu trong chuyện này, và ai cũng thấy
được rằng đó là chuyện làm ăn rất an toàn, bởi vì Nhu có thể được coi như
một thứ Bộ TRưởng Tư Pháp của Nam Việt Nam, ông không phải ưu tư hay trả lời
trước bất cứ một cơ quan thi hành pháp luật nào. Ông ta là luật pháp, và ông
ta sử dụng sức mạnh này để đảm bảo cho Francisci và khách hàng của ông ở
Marseille một nguồn cung cấp thuốc phiện ổn định để sản xuất bạch phiến. Một
vụ làm ăn ngon lành.


Với vị trí quyền lực trong chính phủ Nam Việt Nam, Nhu có thể đảm bảo
rằng các máy bay chở đầy thuốc phiện của Francisci (đội lốt vận tải “ngoại
giao”) có thể bay từ Lào đáp xuống Sàigòn và chuyển hàng xong hết mà không
gặp nhiểu kiểm tra phiền toái. Thậm chí Nhu còn tăng năng suất đều đặn trong
hai năm 1961 và 1962 bằng cách huy động Phi Đội Vận Tải số
1 của
riêng ông (chuyên hoạt động tình báo trên không [thỉnh thoảng bay phối hợp
với CIA]) vào việc đó. Giữa năm 1958 và 1963, Sàigòn thực sự trở thành kho
hàng chứa thuốc phiện thô mà phần lớn sẽ chuyển tới Marseille để cuối cùng
thỏa mãn nhu cầu của con nghiện bạch phiến Mỹ.


Tuy nhiên, Nhu còn có những khuyến khích khác cho hợp đồng béo bở này.
Trong lúc các máy bay vận tải thuê riêng của Francisci - thường gọi là Hàng
Không Thương Mại Lào – hàng ngày chở thuốc phiện tới Sàigòn mà không bị luật
pháp gây rắc rối, thì những tay cung cấp nhỏ hơn không được an toàn như vậy.
Lực lượng cảnh sát của Nhu sẽ lập tức hỏi thăm họ vì đã dám lấn sấn (tới 
phạm vi hoạt động) của Francisci.


Anh em Guerini không thể nào phấn chấn hơn trước hợp đồng của
Francisci, và cũng không thể hài lòng hơn về Nhu vì ông đã giúp thực hiện
được hợp đồng đó. Hợp đồng này giúp cho anh em Guerini trở thành những ông
trùm ma túy toàn cầu vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, đồng thời
nó tạo ra một liên minh tội phạm vững như bàn thạch giữa Nhu và tập đoàn
Marseille. Nhu, Diệm và toàn bộ dòng họ Ngô Đình ai cũng nổi lên giầu có
khác thường nhờ vào liên minh này (trong khi vẫn  kiếm được nguồn tài chính
bất minh cần thiết cho cảnh sát và tình báo). Quan trọng hơn thế, anh em tội
phạm Guerini thậm chí còn tích lũy được nhiều của cải hơn, và những khách
hàng chủ yếu của họ - Mafia Mỹ cũng vậy.


Cho nên, về căn bản, tập đoàn Marseille, Mafia Mỹ, và chính quyền Ngô
Đình Diệm đã biến thành nững đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma túy
toàn cầu. Có nghĩa là tiền tỉ, tiền tấn chảy vào túi người nào có dinh dáng,
dĩ nhiên là thế. Và nguồn suối mạnh mẽ không ngừng phát sinh ra tiền bạc và
sức mạnh này chính là Ngô Đình Nhu.
[5]


Giữa tất cả nhũng điều đó, chúng ta có tập đoàn bạch phiến quốc tế,
đặt tổng hành dinh tại Marseille, Pháp, và do anh em Guerini người Pháp điều
hành. Nguồn cung phần lớn nguyên liệu thuốc phiện cho họ thông qua Nhu và kẻ
trung gian là Rock Francisci, cũng là người Pháp
.


Bây giờ chúng ta gặp một người Pháp nữa, giống như Rock Francisci, đã
sống gần như suốt đời ở Đông Nam Á. Người này la Matthew Franchini
.
Bề ngòai ông ta được mô tả như một thương gia trọng nguyên tắc và là chủ
khách sạn đáng kính (ông ta sở hữu khách sạn Continental nổi tiếng ở
Sàigòn). Tuy nhiên, sự thực thì Franchini là bộ não đằng sau các chuyến hàng
thuốc phiện của Rock Francisci từ Sàigòn sang các lò bạch phiến ở Marseille.
Tại sao điều này quan trọng thế? Vì Franchini là một khâu vô giá trong đường
dây chỉ huy của thế giới ngầm Marseille, nếu không muốn nói là đương dây chỉ
huy tập đoàn bạch phiến toàn cầu. Franchini cung cấp cho Marseille sản phẩm
morphine  vốn được Rock Francisci chở thoải mái về Sàigòn (những chuyến này
do Nhu bảo kê).”
[6]  


Ngoai ra, lại cón có  Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Lào, Trần Kim Tuyên và bọn
Cần Lao tin cẩn, người phụ trách chuyển vận thuốc phiện từ Lào về  Sàigòn
nữa.


Theo sự hiểu biết của người viết, tất cả những tên đầu sỏ của hệ thống tổ
chức tội ác quốc tế này đều là  những người thấm nhuần triệt để Ki-tô giáo.


Có thể do việc làm ăn bất lương này, anh em ông Ngô Đình Diệm mới bắt đầu
kết thân sống chết với tên Mã Tuyên, một tên đầu nậu khét tiếng trong bang
Triều Châu ở Chợ Lớn. Xin nhắc lại, cũng vì ma túy có tác dụng làm suy yếu
sức khỏe của con người, làm cho gia đình những người nghiện khốn đốn điêu
linh, và làm cho các quốc gia có nhiều người nghiện trở nên suy nhược, cho
nên hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều nghiêm cấm bán sản phẩm
này cho quảng đại quần chúng, và chỉ cho phép được sử dụng trong phạm vi y
khoa mà thôi. Cũng vì thế mà tác giả Alfred W. McCoy mới gọi chế độ đạo
phiệt gia đình trị Ngô Đình Diệm là “Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng
Ăn Cướp Ngô Đình Nhu
= Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits.”  Alfred W.
McCoy, Ibid., p. 159.



3.- TƯỚNG NGUYỄN CAO KỲ VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN


Khi chế độ cha cố Ngô Đình Diệm bị sụp đổ, việc làm ăn bất lương này
chuyển vào tay băng đảng của Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Sự kiện này được sách The
Politics of Heroin in South East Asia viết như sau:


Dĩ nhiên, việc “Phục hồi hệ thống làm ăn cũ” có nghĩa là làm sống lại
việc tham những trên một bình diện đại quy mô để có tiền mặt chi phí những
món tiền thưởng ban phát cho những nhân viên do thám bán thời gian khi họ
mang lại một nguồn tin tình báo mới. Ông (Nguyễn Ngọc) Loan và những chuyên
viên cảnh sát tình báo nhà nghề đã hệ thống hóa vấn đề tham nhũng và quy
định bao nhiêu tiền cho mỗi cơ quan đặc biệt, mỗi viên chức được giữ lại bao
nhiêu cho riêng cá nhân và bao nhiêu phần trăm dành cho bộ máy chính trị của
Thủ Tướng Kỳ. Cá nhân nào tham nhũng quá đáng thì bị khui ra và sẽ bị xử lý.
Những mánh mung thủ đoạn làm tiền bất chính cũng như việc bảo vệ những việc
làm bất chính này và tiền đút lót đều được kiểm soát chặt chẽ. Sau nhiều năm
quan sát và điều nghiên những hoạt động trong hệ thống tham nhũng của ông
Loan, ông Charles Sweet cho rằng có 4 nguồn tham nhũng chính ở miền Nam Việt
Nam: (1) bán các chức vụ và chỗ làm trong chính quyền, (2) tham nhũng trong
các cơ quan hành chánh (biển thủ, toa rập với các nhà buôn và nhà thầu để ăn
chia theo phần trăm trong các dịch vụ giao dịch giữa nhà buôn hay nhà thầu
với các cơ quan trong chính quyền, hối lộ, v.v…, (3) tham nhũng trong quân
đội (ăn cắp vật liệu, gian lận trong sổ lương lính), (4) buôn bán ma túy.
Ông Sweet kết luận rằng, trong 4 loại làm tiền bất chính trên đây, việc buôn
bán ma túy đem lại nguồn lợi tức bất chính quan trọng nhất.


Là người trung gian (ủy nhiệm) của Thủ Tướng Kỳ, ông Loan chỉ đảm
nhiệm việc chỉ huy tất cả các hình thức tham những ở trên bình diện hành
chánh tổng quát và để lại những vấn để tham nhũng tầm thường nhỏ nhặt, tổ
chức và điều hành cho những người phụ tá đáng tín cậy
.”
[7]


Trên đây là nói về vấn đề buôn bán ma túy trong những năm ông Nguyễn Cao
Kỳ còn nắm quyền thủ tướng (Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương) từ ngày
19/6/1965 cho đến khi ông Nguyễn Văn Thiệu được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa
lên làm Tổng Thống vào ngày 3/9/1967:


Ngày 3/9/1967, nhờ sự tiếp tay của Hồng Y New York là Francis
Spellman (Vatican) và Đại Sứ Ellsworth Bunker, Thiệu được “đắc cử” Tổng
Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) với 34.8% số phiếu.”

[8]



4.- CHẾ ĐỘ QUÂN PHIỆT DA TÔ NGUYỄN VĂN THIỆU VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN


Quyền lực của Tướng kỳ bắt đầu sụp đổ kể từ khi cuộc bầu cử tổng thống
được tổ chức vào ngày 3 tháng 9 năm 1967. Kể từ đó, việc làm ăn bất lương
này dần dần lọt vào tay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tướng Trần Thiện Khiêm
và Tướng Đặng Văn Quang. Với sự hiện diện của hơn 500 ngàn quân Mỹ và nhiều
ngàn quân lính đồng minh của Mỹ như Úc Đại Lợi, Đại Hàn, Phi Luật Tân, Thái
Lan, việc làm ăn này càng phát triển và càng kiếm được nhiều tiền hơn. Cũng
vì thế mà trong thời kỳ này, việc buốn bán ma túy gần như hoạt động công
khai trước mắt người dân và các nhà quan sát quốc tế. Mấy đoạn văn trích dẫn
từ trong sách The Politics of Heroin in Southeast Asia dưới đây sẽ cho chúng
ta một cái nhìn rõ ràng về việc buôn bán ma túy ở miền Nam trong thời ông
Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ và Vatican đưa lên nắm giữ chức vụ tổng thống từ
tháng 9/1967 cho đến ngày 30/4/1975:


Sự gia tăng đột phá về tầm mức và lợi nhuận trong việc buôn bán ma
túy ở miền Nam do thị trường
mới là lính Mỹ càng ngày càng đông cũng
như nhu cầu đã tăng lên của các tổ chức ma túy quốc tế đưa đến kết quả là
gia tăng những băng đảng nhỏ mới xuất hiện để làm ăn trong việc làm phi pháp
này.


Vào khoảng năm 1970, việc buôn bán ma túy ở miền Nam coi như là được
chia làm ba phe đảng quan trọng: (1) Phe Không Quân, (2) Phe chính quyền
(nghĩa là cảnh sát, các cơ quan quan thuế, và cơ quan coi về các hải cảng và
giang cảng) dưới quyền điều khiển của gia đình Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm
càng ngày càng hoạt động mạnh hơn, và (3) quân đội, hải quân và hạ viện
trong Quốc Hội hoạt động cho phe đảng của Tổng Thống Thiệu.


Có lẽ vì sự “liên hệ” với số tiền lợi nhuận quá lớn trong việc làm phi
pháp này, cho nên giữa những phe đảng này có một mối oán cừu đáng kể.


Liên hệ” trong việc buôn bán nha phiến túy ở miền Nam có nhiều hình
thức. Thường thường, những nhân vật quyền thế trong chính quyền và trong
quân đội nắm giữ vai trò cố vấn hoặc người bảo vệ hay bao che cho các tổ
chức của người Tầu Triều Châu chuyên nhập cảng lậu thuốc phiện sống, rồi
biến chế, gói thành gói và phân phối đến các nơi tiêu thụ. (Triều Châu là
người Trung Hoa từ vùng Tô Châu ở miền Nam Trung Hoa, tổ chức này của người
Triều Châu đã kiểm soát phần lớn hệ thống buôn bán ma túy ở Á Châu từ giữa
thế kỷ 19 và nắm giữ một vai trò trong các tổ chức tội ác ở Trung Hoa, tương
tự như tổ chức tội ác của người Sicilian ở Ý Đại Lợi và người Corse ở Pháp.
Chi tiết về các tổ chức này đã được trình bày ở Chương 6 - trong sách The
Politics of Heroin in Southeast Asia.) Sự quan trọng của việc bảo vệ hay bao
che trong việc làm ăn phi pháp này không thể coi thường hay đánh giá thấp
được, vì rằng không có sự bảo vệ hay bao che thì việc buôn bán ma túy không
thể tiến hành được. Đồng thời, những nhân vật quyền thế trong chính quyền và
trong quân đội liên hệ trực tiếp rất nhiều vào việc
nhập cảng lậu ma
túy vào miền Nam Việt Nam. Những quân nhân miền Nam có thể tới gần các phi
cơ, xe chuyển vận nhà binh, tầu thuyền của hải quân mà người Trung Hoa không
thể tới được, và phần lớn những người Việt Nam có quyền thế có rất nhiều
hoàn cảnh dễ dàng để mang nha phiến qua các cửa ải quan thuế và các trạm
kiểm soát ở biên giới hơn là những người Trung Hoa
.”
[9]


Thiệu nắm quyền chỉ huy.- Vào khi quyền lực chính trị của Thiếu Tướng
Kỳ xuống dốc một cách thảm thương, các sĩ quan cao cấp thân Tổng Thống Thiệu
trở thành những nhân vật nổi trong việc buôn bán ma túy ở miền Nam Việt Nam.
Giống như những người tiền nhiệm là Tổng Thống Diệm và Thủ Tướng Kỳ, Tổng
Thống Thiệu đã cố tình tránh né để cho cá nhân ông không mang tiếng vào
những việc tham nhũng về chính trị. Tuy nhiên, người ủy nhiệm của ông là
Tướng Đặng Văn Quang, người nắm giữ vai trò cố vấn tình báo tại Phủ Tổng
Thống, lại liên hệ nặng nề vào những việc làm ô nhục và ghê tởm này. Qua
những sĩ quan cao cấp trung thành với chính ông hay với Tổng Thống Thiệu ở
trong quân đội và hải quân, Tướng Đặng Văn Quang đã thiết lập được một lực
lượng hùng hậu tiếp tay cho ông. Dù là đối với quốc tế, tư thế của Tướng
Quang kém hơn tư thế của Tướng Kỳ, nhưng Tướng Quang nắm quyền kiểm soát hải
quân miền Nam. Thế lực này chứa chấp một tổ chức nhập cảng lậu một số lượng
ma túy rất lớn bằng cách sử dụng các tầu thuyền của hải quân để chuyển vận
và được những nhà hàng hải buôn lậu người Trung Hoa bảo vệ. Trong khi ảnh
hưởng của Tướng Kỳ đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội bị suy yếu
nặng nề, thì quyền kiểm soát quân đội lại lọt vào tay Tướng Quang. Vào lúc
này, phần lớn việc phân phối và bán ma túy cho quân lính Mỹ nằm ở trong tay
quân đội. Hơn nữa, khối dân biểu thân Tổng Thống Thiệu ở hạ viện trong Quốc
Hội đã công khai để lộ ra những hoạt động buôn lậu ma túy, nhưng hình như họ
làm ăn độc lập với Tướng Quang hơn là quân đội và hải quân
.


Vào ngày 15/7/1971, trong Bản Tin Chiều Tối của đài truyền hình BBC,
phóng viên của đài truyền hình này từ Sàigòn là ông Phil Brady nói với khán
thính giả toàn quốc rằng cả Tổng Thống Thiệu và Phó Tổng Thống Kỳ đều dùng
tiền lợi nhuận của buôn bán ma túy để tài trợ cho chi phí vận động tranh cử.
Ông Brady viện dẫn “nguồn tin rất đáng tin cậy” như là nói rằng Tướng Đặng
Văn Quang, cố vấn tình báo của Tổng Thống Thiêu, là “tay buôn bán ma túy lớn
nhất” ở miền Nam Việt Nam. Mặc dù viên chức phụ trách văn phòng báo chí của
Tổng Thống Thiệu công bố bàn văn phủ nhận thẳng thừng lời lên án trên đây và
tố cáo ông Brady “loan tin ngụy tạo để phỉ báng các nhà lãnh đạo chính quyền
miền Nam nhằm hỗ trợ và làm hài lòng Cộng Sản,” nhưng ông ta lại không cố
gắng bảo vệ Tướng Quang, người nổi tiếng là một trong những các ông tướng
bất lương nhất ở miền Nam Việt Nam khi ông tướng này còn là Tư Lệnh Quân
Đoàn IV ở vùng châu thổ Sông Cửu Long.


Tháng 7 năm 1969, phóng viên của tạp chí Time ở Sàigòn điện về văn
phòng tại New York báo cáo về những hoạt động của Tướng Quang ở vùng IV như
sau:


Có báo cáo rằng Tướng Quang đã kiếm được hàng triệu bạc bằng cách bán
những chức vụ trong chính quyền và thâu tiền bất chính tính theo phần trăm
trong việc sản xuất  và bán lúa gạo trong vùng trị nhậm. Có một chuyện nổi
tiếng xẩy ra được ghi rõ ràng trong hồ sơ tham nhũng của ông Tướng này ở
Quân Đoàn IV. Đó là chuyện ông Đại Tá Nguyễn Văn Minh được đưa lên nắm giữ
chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21. Ông đại tá này đã từng là sĩ quan phụ tá cho Tướng
Quang ở Quân Đoàn IV. Vào giờ lễ nhậm chức, người vợ của viên tư lệnh phải
ra đi đứng lên la lớn trước mọi người rằng Đại Tá Nguyễn Văn Minh đã trả cho
Tướng Quang 2 triệu đồng [7,300 Mỹ kim] để được nắm giữ chức vụ này… Sau
cùng, theo sự yêu cầu của người Mỹ, Tướng Quang bị mất chức Tư Lệnh Quân
Đoàn IV.


Cuối năm 1966, Tướng Quang được chuyển về Sàigòn và trở thành tổng
trưởng kế hoạch và phát triển, một chức vụ ngồi chơi xới nước để cứu vớt thể
diện. Ngay sau khi Tướng Thiệu đắc cử Tổng Thống trong kỳ bầu cử được tổ
chức vào tháng 9 năm 1967, Tướng Quang được cho giữ chức vụ phụ tá đặc biệt
về an ninh quân sự và trở thành người ủy nhiệm đặc trách việc làm tiền bất
chính này để gây qũy cho bộ máy chính trị của Tổng Thống Thiệu, giống như
vai trò của Tướng Loan đối với Tướng Kỳ trước đó.


Tuy nhiên, Tổng Thống Thiệu không đặt tin tưởng tuyệt đối vào Tướng
Quang như Tướng Kỳ đối với Tướng Loan. Cá nhân Tướng Loan được Tướng Kỳ trao
cho quyền hành hầu như không giới hạn. Mặt khác, Tổng Thống Thiệu thiết lập
nhiều trung tâm ganh đua nhau về quyền lực ở ngay trong bộ máy chính trị của
ông ta để giữ cho Tướng Quang khỏi có quá nhiều quyền lực. Kết quả là Tướng
Quang chẳng bao giờ kiểm soát được tất cả các băng đảng nho nhỏ thân Tổng
Thống Thiệu như vai trò Tướng Loan trong bộ máy chính trị của Tướng Kỳ. Khi
bộ máy kiểm soát các tổ chức làm tiền phi pháp của Tướng Kỳ ở Sàigòn bị suy
yếu từ sau tháng 6 năm 1968, những băng đảng thân Tổng Thống Thiệu tiến vào
thay thế. Trong tình trạng thay đổi quyền lực chính trị như vậy, Tướng Quang
được nắm quyền kiểm soát lực lượng đặc biệt, hải quân và quân đội, nhưng một
trong những băng đảng khác cũng thân Tổng Thống Thiệu do Tướng Trần Thiện
Khiêm chỉ huy nắm được quyền lực đủ mạnh để dần dần tạo thành một băng đảng
riêng rẽ. Tuy nhiên, ngay từ lúc bắt đầu chiếm được quyền lực vào khi quyền
lực của Tướng Kỳ sụp đổ, hình như quyền lực của phe Tổng Thống Thiệu nằm
dưới quyền điều khiển của Tướng Quang.”


Có bằng chứng cho thấy rằng một trong những nhóm mới bắt đầu nhập cảng
lậu nha phiến vào miền Nam Việt Nam là toán quân trong lực lượng đặc biệt 
của miền Nam (nằm dưới quyền điều khiển của Tướng Quang) hoạt động ở miền
nam nước Ai Lao. Tháng 8 năm 1972, tờ New York Times tường trình rằng có
nhiều chuyến bay chuyển vận ma túy vào miền Nam Việt Nam “có liên hệ với lực
lượng đặc biệt hoạt động trong hệ thống mật dọc theo Đường Mòn Hồ Chí Minh ở
Ai Lao. Có căn cứ ở tỉnh Kontum, phía bắc Pleiku, toán quân đặc nhiệm của
lực lượng đặc biệt này có không đoàn trực thăng và những phi cơ nhẹ thường
xuyên chuyển vận những toán lính phá hoại vào miền Nam Ai Lao và để thực
hiện những phi vụ do thám. Một vài sĩ quan trong toán lực lượng đặc biệt này
nói rằng vào giữa năm 1971 vị chỉ huy của toán lính này bị chuyển đến một
nơi đồn trú khác vì chuyện ông ta liên hệ nặng nề đến việc chuyển vận ma túy
có cơ nguy bị bại lộ
.” [10]



5.- HẠ VIỆN TRONG QUỐC HỘI MIỀN NAM VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN


Kinh tởm hơn nữa là việc buôn bán ma túy không phải chỉ giới hạn trong
ngành hành pháp, cũng không phải chỉ giới hạn trong các binh chủng không
quân, hải quân, lục quân và các đơn vị lực lượng đặc biệt, mà còn lan tràn
sang cả ngành lập pháp. Đoạn văn dưới đây nói về các ông dân biểu trong Quốc
Hội (Ha Viện) làm tay sai cho Nguyễn Văn Thiệu trong hoạt động buôn bán bạch
phiến:


Tại Hạ Viện, Tổng Thống Thiệu trông cậy vào những thành viên của Khối
Độc Lập để lo việc mà cả và trả tiền (cho những dân biểu làm tay sai cho
ông), hơn là chính cá nhân ông thương lượng trực tiếp hay qua các ông tướng
cố vấn quân sự của ông. Khối Độc Lập trong hạ viện được thành lập từ năm
1967, gồm toàn những tín đồ Da-tô người Bắc Kỳ di cư hung hăng chống Cộng.
Mặc dù, trên danh nghĩa là độc lập, nhưng ngay sau khi vừa mới được thành
lập, vị lãnh tụ của khối này là Dân Biểu Nguyễn Quang Luyện đến gặp Tổng
Thống Thiệu và “hứa miệng” là ủng hộ tổng thống để được hưởng những ân huệ
(không nói rõ những thứ ân huệ này.) Khối này có ảnh hưởng ra ngoài cả những
thành viên của khối và tất cả các thành viên của khối đều nắm giữ những chức
vụ quan trọng như là các chức chủ tịch của các ủy ban trong hạ viện, thí dụ
như ủy ban vận động quyên tiền gây quỹ, hay viên chức liên lạc thông tin
những lệnh truyền của trưởng khối cho các thành viên trong khối; vỏn vẹn chỉ
có 19 thành viên, Khối Độc Lập nắm giữ 6 trong số 16 chức vụ chủ tịch ủy ban
tại hạ viện. Thí dụ, trong kỳ thảo luận về luật bầu cử tổng thống vào năm
1971, thành viên của Khối Độc Lập là Dân Biểu Phạm Hữu Giao lo việc vận động
cho điều khoản 10 được thông qua. Điều khoản gây tranh luận sôi nổi này đòi
hỏi cá nhân nào muốn ra ứng cử tổng thống thì phải có tối thiểu 40 chữ ký
của các dân biểu quốc hội. Mục đích của điều khoản này là giúp cho Tổng
Thống Thiệu dễ dàng làm cho Phó Tổng Thống Kỳ không thể ra tranh cử được.
Những ngày đầu trong việc thảo luận điều khoản này, Dân Biểu Phạm Hữu Giao
đã mà cả kèo nài với các dân biểu thuộc các sắc tộc thiểu số là 350 Mỹ kim
một phiếu và phần lớn các phiếu của các dân biểu gốc Cao Mên là 700 Mỹ kim.
Tuy nhiên, vào ba ngày tranh luận sôi nổi sau cùng trước khi bỏ phiếu, giá
tiền mỗi lá phiếu nhẩy vọt lên từ 1,000 tới 1,800 Mỹ kim để tranh thủ cho có
đủ túc số 75 phiếu hầu thông qua điều khoản này.


Trung thành với Tổng Thống Thiệu hình như có nhiều lợi lộc. Không có
dân biểu đối lập nào có liên hệ nghiêm trọng đến một vụ buôn lậu nào. Tất cả
dân biểu tại hạ viện có liên hệ đến việc buôn bán bạch phiến và vàng lậu đều
thuộc Khối Độc Lập hoặc là trong hiện tại hoặc là trong quá khứ. Lý do thật
là đơn giản. Các ông dân biểu đối lập thường thường không có đủ tiền cần
thiết để chi phí cho những chuyến đi xuất ngoại như vậy, và cũng không được
bảo đảm lúc trở về “sẽ được tiếp đãi lịch sự khi đi qua cửa ải quan thuế.”
Tuy nhiên, các ông dân biểu thân chính quyền được tài trợ bằng một khoản
tiền (đặc biệt) hoặc là tiền để dành trong những tháng bỏ phiếu và có quyền
được cấp hộ chiếu xuất ngoại bốn (4) lần trong một năm, một đặc ân dành cho
các dân biểu đuợc xuất ngoại vào những ngày Quốc Hội nghỉ, không nhóm họp.
Kết quả là đã có những buổi vui chơi yến tiệc của các ông dân biểu thân
chính quyền ở ngoại quốc với danh nghĩa bề ngoài là đi công tác cho chính
quyền. Trong năm 1969-1970 các ông dân biểu vui chơi yến tiệc ở ngoại quốc
này đã sử dụng tới 821.000 (821 ngàn) Mỹ kim để mua hàng hóa quốc ngoại. Một
dân biểu thân chính quyền thuộc loại nổi đã lưu lại ở ngoại quốc tới 119
ngày trong năm 1969, 98 ngày trong năm 1970, và 75 ngày trong ba tháng đầu
của năm 1971
.”  [11]



6.- CÁC SƠ ĐỒ BUÔN BÁN NHA PHIẾN TRONG THỜI NGUYỄN VĂN THIỆU


Trên đây chỉ là mấy đoạn trích dẫn từ một vài trang trong cuốn The
Politics of Heroin in South East Asia (của Alfred W. McCoy) dày 375 trang, không kể các trang ghi
chú. Trong cuốn sách này, tác giả dành ra tới 150 trang (từ trang 72 đến
trang 222) để nói về vấn đề ma túy ở miền Nam từ việc nhập cảng lậu sản phẩm
này cho đến các việc thiết lập các cơ sở biến chế, phân phối và mở mang các
tiệm hút ở Sàigon - Chợ Lớn cũng như ở nhiều nơi khác.


Trong số 150 trang nói về việc làm ăn phi pháp này ở miền Nam Việt Nam từ
năm 1950 cho đến năm 1971, tác giả Alfred W. McCoy còn đưa ra 5 bản sơ đồ tổ
chức của những phe đảng của các thế lực cầm quyền ở miền Nam có liên hệ đến
vấn đề  buôn bán ma túy trong thời gian này.


1.- Sơ đồ số 1 nơi trang 97 trình bày tổ chức phụ lực quân và tình báo
Pháp hoạt động kỹ nghệ buôn bán ma túy ở Sàigòn – Chợ Lớn trong những năm
1950-1954. 


2.- Sơ đồ số 2 nơi trang 175 nói về tổ chức quyền lực chính trị của Thiếu
Tướng Nguyễn Cao Kỳ có liên hệ đến những hoạt động buôn bán ma túy ở miền
Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968.


3.- Sơ đồ số 3 nơi trang 191 nói về tổ chức quyền lực chính trị của Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu có liên hệ đến những hoạt động buôn bán nha phiến ở
miền Nam Việt Nam trong những năm 1970-1971.


4.- Sơ đồ số 4 nơi trang 193 nói về tổ chức Hải Quân Việt Nam được thiết
lập trong thời gian miền Nam xua quân sang tấn công Cao Mên vào mùa Xuân
1970. Dĩ nhiên là tổ chức này có liên hệ khắng khít với việc buôn bán ma túy
và nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Đặng Văn Quang.


5.- Sơ đồ số 5 nơi trang 206 nói về tổ chức quyền lực chính trị của gia
đình Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có liên hệ khắng khít với việc buôn bán ma
túy phiến trong những năm 1970-1971 ở miền Nam Việt Nam.


Trong mỗi sơ đồ trên đây, tác giả đều ghi rõ danh tính của từng cá nhân
phụ trách phần vụ nào trong hệ thống quyền lực và liên hệ đến việc buôn bán
ma túy.


Nhìn vào sơ đồ số 1 nơi trang 97 trình bày tổ chức phụ lực quân và
tình báo Pháp hoạt động kỹ nghệ buôn bán ma túy ở Sàigòn – Chợ Lớn trong
những năm 1950-1954, chúng ta thấy đứng đầu trên hết là Bộ Chiến Tranh tại
Pháp chỉ đạo, kế đến là cơ quan thâu thập tài liệu và phản gián, và Đoàn
Quân Viễn Chinh Pháp (tại Đông Dương).


Đoàn Quân Viễn Chinh tại Đông Dương chỉ đạo hai cơ quan: (1) Phòng Nhì,
và (2) Sở Liên Lạc Các Đơn Vị Phụ Lực.


Phòng Nhì nối kết với Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên. Sở Liên Lạc Các Đơn
Vị Phụ Lực chỉ đạo Nhóm Không Vận Biệt Kích Hỗn Hợp. Nhóm này nối kết với
Vùng Bắc (Northern Zone). Tại đây có hai nhân vật quan trọng là Touby Lý
Foung (người H. Mong = Mèo ) và Đèo Văn Long (người Thái).


Hai nhân vật này thâu mua thuốc phiện sống sản xuất tại đia phương để
cung cấp cho Phòng Nhì. Phòng Nhì chuyển cho Nhóm Không Vận Biệt Kích chuyển
vận bằng phi cơ vào Sàigòn để giao cho Bình Xuyên. Bình Xuyên cấu kết người
Tầu Triều Châu ở Chợ Lớn lo việc việc biến chế, gói lại thành từng gói rồi
phân phối đến các tiệm bán sỉ, bán lẻ và cho khách hàng tiêu thụ tại các
tiệm hút do Bình Xuyên quản lý. 


(Cũng nên biết, phần lớn thuốc phiện sống được sản xuất ở vùng Tam Giác
Vàng (nằm trong vùng Đông Nam Miến Điện,Tây Bắc Thái Lan và Tây Bắc Ai Lao)
do đám tàn quân (khoảng 12 ngàn) Quốc Dân Đảng Trung Hoa chạy sang vùng này
chủ mưu và đảm trách.)


Nhìn vào sơ đồ số 2 nơi trang 175 nói về tổ chức quyền lực chính
trị của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1965-1968, chúng ta thấy
có Quân Đội (một số đơn vị trong quân đội), Không Quân, Thương Cảng Sàigòn
và Sở Quan Thuế. Về danh tính của những nhân vật chỉ huy các phần vụ quan
trọng của tổ chức này được nêu đích danh là Bà Nguyễn Thị Lý (chị ruột Tướng
Nguyễn Cao Kỳ), Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia),
Trung Tá Khu Đức Nùng (Biệt phái tại Ai Lao), Tướng Vĩnh Lộc (Tư Lệnh Quân
Đoàn II), Tướng Lê Nguyên Khang (Tư Lệnh Quân Đoàn III), Đại Tá Trần Văn
Thăng (An Ninh Quân Đội), Đại Tá Phan Ngọc Huấn (Giám Đốc Sở CIO), Đại Tá
Nguyễn Thanh Tùng (Mai Đen), Trung Tá Phó Quốc Chụ (Thương Cảng Sàigòn),
Trung Tá Nguyễn Văn Luận (Giám Đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành Sàigòn), Đại Tá
Nguyên Ngọc Xinh (Trường Phòng một cơ quan Cảnh Sát Đô Thành Sàigòn), Thiếu
Tá Lê Ngọc Trụ (Trương Ty Cảnh Sát Quân 5, Sàigòn), ông Nguyễn Văn Lộc (Tổng
Giám Đốc Nha Quan Thuế), Đại Tá Lưu Kim Cương (Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn 33
kiêm Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Tân Sơn Nhất), và Thiếu Tá Phan Phụng Tiên.


Nhìn vào sơ đồ số 3 nơi trang 191 nói về tổ chức quyền lực chính
trị của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những năm 1970-1971, chúng ta thấy
có Quân Đội, Hải Quân và Hạ Viện trong Quốc Hội. Về danh tính của những nhân
vật chỉ huy các phần vụ quan trọng trong tổ chức này được nêu đích danh là
Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư Lệnh Quân Đoàn I), Tướng Lữ Lan (Tư Lệnh Quân Đoàn
II trong những năm 1968-1970), Tướng Ngô Dzu (Tư Lệnh Quân Đoàn II, kế nhiệm
Tướng Lữ Lan), Tướng Nguyễn Văn Minh (Tư Lệnh Quân Đoàn III), Tướng Trần Văn
Hai (Tư Lệnh Quân Đoàn IV), Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang (Tư Lệnh Hải Quân, cố
vấn đặc biệt cho Tướng Đặng Văn Quang về Hải Quân và là Chủ Tịch Ủy Ban Quốc
Gia Chống Ma Túy - hết sức khôi hài - NMQ), Đề Đốc Lâm Nguyên Tánh (Tư Lệnh
Phó Hải Quân và là Chủ Tịch Ủy Ban Chống Ma Túy trong Hải Quân – cũng hết
sức khôi hai - NMQ), Hải Quân Đại Tá Diệp Quang Thùy (Tham Mưu Trưởng Hải
Quân), Hải Quân Đại Tá Nguyễn Thanh Châu (Tư Lệnh Hạm Đội Hải Quân Việt Nam,
tổng hành dinh tại Sàigòn), Đại Tá Hải Quân Nguyễn Hữu Chí (Tư Lệnh Lực
lượng Tuần Duyên, tổng hành dinh tại Nha Trang), cùng các căn cứ hải quân
tại Rạch Sỏi, Tân Châu, Long Xuyên, v.v…


Cũng trong sơ đồ này, chúng ta còn thấy có tên các ông dân biểu tại hạ
viện trong Quốc Hội như Dân Biểu Phạm Hữu Giao (bị bắt ở phi cảng Tân Sơn
Nhất vào tháng 8 và tháng 12 năm 1970 vì tội mang vàng lậu và các hàng hóa
lậu thuế khác), Dân Biểu Võ Văn Mầu (bị bắt ở phi cảng Tân Sơn Nhất vào ngày
10 tháng 3 năm 1971 vì tội mang lậu 9.6 kí lô bạch phiến), Dân Biểu Phạm Chí
Thiện (bị bắt vào ngày 17/3/1971 tại phi cảng Tân Sơn Nhất vì tội mang lậu 4
kí lô bạch phiến), Dân Biểu Nguyễn Quang Luyện (bị bắt ở Bangkok vào ngày
18/3/1971 vì tội mang 15 kí lô vàng lậu), Dân Biểu Nguyễn Văn Chính (bị bắt
vào tháng 9/1970 tại phi cảng Tân Sơn Nhất ví tội mang một triệu bạc Việt
Nam ra khỏi nước). Ngoài các dân biểu có thành tích tội ác kể trên, còn có
Dân Biểu Hoàng Thông và Dân Biểu Trần Kim Thoa cũng ở trong băng đảng này.
(Nhiều chi tiết về thành tích buôn bán vàng và ma tuý của các ông dân biểu
thuộc Khối Độc Lập này được trình bày đầy đủ cơi các trang 201-205 trong
sách The Politics of Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred
McCoy.)


Nhìn vào sơ đồ số 4 nơi trang 193 nói về Tổ Chức Hải Quân có liên
hệ đến vấn đề ma túy  trong thời gian quân đội miền Nam tấn công Cao Miên
vào mùa Xuân năm 1970, chúng ta thấy có Hải Quân Đại Tá Nguyễn Thanh Châu
(Chỉ Huy Trưởng Các Hạm Đội Việt Nam), Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thông (Chỉ
Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Nhiệm Các Giang Thuyền), Đại Tá Hải Quân Diệp Quang
Thùy (Tham Mưu Trưởng Hải Quân Việt Nam), Hải Quân Thiếu Tá Hồ Quang Minh
(Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Giang Thuyền Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long điều hợp
các bộ phận trong khi hành quân). Tất cả các vị sĩ quan này đều liên lạc
trực tiếp với các bộ phận tại Pnom Penh, Neak Luong, Tân Châu và Bình Thủy. 


Nhìn vào sơ đồ số 5 nơi trang 206 nói về tổ chức quyền lực chính
trị của gia đình Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm có liên hệ khắng khít với việc
buôn bán ma túy trong những năm 1970-1971 ở miền Nam Việt Nam, chúng ta
thấy, đứng đầu là Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng chính phủ trong những
năm 1969-1971 – đúng ra còn lâu hơn nhiều - NMQ). Tiếp theo là các bà con về
phía bà Trần Thiện Khiêm và bà con về phía Tướng Trần Thiện Khiêm. Bà con về
phía bà Trần Thiện Khiêm thì có Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu (anh em cột chèo với
Tướng Khiêm, nắm giữ chức Đô Trưởng Sàigòn) và Tướng Trần Thanh Phong (vợ
Tướng Phong và vợ Tướng Khiêm có bà con với nhau). Bà con về phía Tương
Khiêm thì có Trần Thiện Khởi (Giám Đốc Nha Bài Trừ hàng lậu trực thuộc Nha
Quan Thuế - hết sức khôi hài - NMQ), Đại Tá Trần Thiện Thanh (Nắm giữ một
chức vụ tại Sàigon Gia Định mà tác giả ghi nhận là Dep. Gov. Gen. Saigon –
Gia Định), và ông Trần Thiện Phương (Giám Đốc Nha Thương Cảng Sàigòn).


7.- MỘT LỜI KẾT

Sau khi cho ra đời cái gọi là “Giải Pháp Bảo Đại” ngày 2/6/1948, các “chính quyền quốc gia” miền Nam liên tục thả cửa cho dân chúng dùng ma túy trong kế hoạch đầu độc dân ta, và triệt tiêu tiềm năng chiến đấu chống lại thế lực của liên minh giặc. Ngay từ năm 1950, Bảo Đại cũng đã có liên hệ chặt chẽ với vấn đề buôn bán ma túy để được chia chác tiền lời của việc làm bất chính, bất nhân và dã man này..


Sau này, trong những năm đất nước bị chia đôi, người Pháp công nhận chủ
quyền độc lập của dân tộc và rút quân về nước. Kể từ đó, Liên Minh Chính Trị 
Pháp – Vatican tan vỡ. Liên Minh Chính Trị Mỹ - Vatican thành hình, miền Nam
Việt Nam trở thành thuộc địa của cả Hoa Kỳ và Vatican (1954-1975). Quốc
Trưởng Bảo Đại bị truất phế và Ngô Đình Diệm được đưa lên thay thế. Kể từ
đây,  anh em Ngô Đình Diệm và băng đảng Cần Lao nhẩy lên bàn độc múa
may quay cuồng, thi hành chính sách bạo trị, coi nhân dân miền Nam như chó
như ngựa. Cũng vì thế mà sử gia Nigel Cawthorne mới liệt kê Ngô Đình Diệm
vào danh sách của một trăm tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.
[12]

Trong thời kỳ này, việc buôn bán ma túy ở miền Nam được anh em nhà Ngô và 
đảng Cần Lao triệt để khai thác, khuếch trương và coi như một kế sách quan
trọng vào bậc nhất của chính quyền, biến miền Nam thành kho hàng chứa và
cung cấp thuốc phiện sống (thô) cho trung tâm biến chế và sản xuất bạch
phiến ở Marseille rồi chuyển vận sang Mỹ Châu cho khách hành tiêu thụ ở Hoa
Kỳ”. Cũng vì thế mà tác giả Alfred McCoy mới gọi tập đoàn Da-tô Việt gian
này là “Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu =
Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits.” 


Chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm sụp đổ vào ngày 1/11/1963, việc buôn
bán túy lọt vào tay bọn Việt gian đã từng chiến đấu trong đạo quân đánh thuê
cho Liên Minh Pháp - Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954 với những nhân
vật như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Lê Nguyên Khang. Vĩnh Lộc, Nguyễn
Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Hoàng Xuân Lãm, Ngô Du, Lữ Lan 
v.v… và bọn Da-tô Việt gian như Nguyễn Quang Luyện, Phạm Hữu Giao, Nguyễn
Văn Chính, Võ Văn Mầu, Phạm Chí Thiện, Hoàng Thông, v.v…


Nhìn lại từ đầu cho đến cuối, từ ngày được Liên Minh Pháp – Vatican cho
ra đời vào ngày 2/6/1948 cho đến khi ra ngũ tan hàng vào ngày 30/4/1975, 
những nhân vật quan trọng, nắm quyền lãnh đạo của cái gọi là “chính quyền
Quốc Gia”, tự phong là những “người Việt Quốc Gia” đều là những tên Da-tô
Việt gian “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và bọn  Việt gian
đã từng chiến đấu trong đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Pháp – Vatican
trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Những người này đều có liên hệ chặt chẽ
với việc buôn bán ma tuý ở và liên hệ với  nhiều việc làm ăn bất chính khác
ở miền Nam Việt Nam như đã trình bày trong chương sách nói về vấn nạn tham
nhũng trước đây. Thật là nhục nhã!


“Chính quyền Quốc Gia” và “Người Việt Quốc Gia” (với lá cờ vàng ba sọc đỏ
biểu tượng cho cái chính quyền này và bọn người này) là thế đó! Bới thế cho
nên, khi đặt ra vấn đề “lằn ranh Quốc Cộng” và tranh đấu để duy trì “lá cờ
vàng ba sọc đỏ”, thiết tưởng cũng nên nhớ đến những điều ô nhục này. Nếu không biết hay không nhớ những điều này thì quả thật là không biết gì về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, và không nhận diện được giặc thù của đất nước. Không phân biệt được ai là giặc và ai là cha, tức là biến thành những đứa con hoang của đất
nước.

 

 



CHÚ THÍCH


[1] Alfred McCoy, The
Politics of Heroin in Southeast Asia
(New York:Harper Colophon Books,
1972),
p.74.).

[2] Alfred W McCoy, Sđd., pp.
73-75.


Nguyên văn: “Shortly after the French established a protectorate
over Cambodia (1863) and central Vietnam (1883), and annexed Tonkin
(northern Vietnam, 1884) and Laos (1893), they founded autonomous opium
monopolies to finance the heavy initial expenses of coloniale rule. While
the opium franchise had succeeded in putting southern Vietnam on a paying
basis within several years, the rapid expansion of French holdings in the
1880s and 1890s created a huge fiscal deficit for Indochina as a whole.
Moreover, a hodgepodge administration of five separate colonies was a model
of inefficiency, and hordes of French functionaries were wasting what little
profits these colonies generated. While a series of administrative rerforms
repaired much of damage in the early 1890s, continuing fiscal deficit still
threatened the future of French Indochina.


The man of the hour was a former Parisian budget analyst named Paul
Doumer, and one of his solutions was opium. Soon after he stepped off the
boat from France in 1897, Governor-General Doumer began a series of major
fiscal reforms: a job freeze was imposed on the colonial bureaucracy,
unnecessary expenses were cut, and the five autonomous colonial budgets were
consolidated under a centralized treasury. But most importantly, Doumer
reorganized the opium business in 1899, expanding sales and sharply reducing
expenses. After consolidating the five autonomous opium agencies into the
single Opium Monopoly, Doumer constructed a modern efficient opium refinery
in Saigon to process raw Indian resin into smoker’s opium. The new factory
devised a special mixture of prepared opium that burned quickly, thus
encouraging the smoker to consume more opium than he might  ordinarily.
Under his direction, the Opium Monopoly made it first purchases of cheap
opium from China’s Yunnan Province so that government dens and retail shops
could expand their clientele to include  the poorer workers who could not
afford the high priced Indian brands. More dens and shops were opened to
meet expanded consumer demand (in 1918 there were 1,512 dens and 3,098
retailed shops). Business boomed.


As Governor-General Doumer himself has proudly reported, these reforms
increased opium revenues by 50 percent during his four years in office,
accounting for one-third of all colonial revenues. For the first time in
over ten years there was a surplus in the tresury. Moreover, Doumer’s
reforms gave French investors new confidence in the Indochina venture, and
he was able to raise a 200 million franc loan, which financed a major public
works program, part of Indochina’s railrway network, and many of the
colony’s hospital and schools. 


Nor did the French colonists have any illusions about how they were
financing Indochina’s development. When the government announced plans to
build a railway up the Red River valley into China’s Yannan Province, a
spokesman for the business community explained one of primary goal:


It is particulary interesting. At the moment one is about to vote funds
for the construction of a railway to Yannan, to search for ways to augment
the commerce between the province and our territory…. The regulation of
commerce in opium and salt in Yannan might be adjusted in such a way as to
facilitate commerce and increase the tonnage carried on our railway.


While a vigourous international crusade against the “evils of opium”
during the 1920s and 1930s forced other colonial administrations in
Southeast Asia to reduce the scope of their opium monopolies, French
officials remained immune to such moralizing. When the Great Depression of
1929 pinched tax revenues, they managed to raise opium monopoly profits
(which had been declining) to balance the books. Opium revenues climbed
steadily, and by 1938 accounted for 15 percent of all colonial tax revenues
– the highest in Southeast Asia.”


[3] Alfred McCoy, Sđd.,
tr.118.  

[4]Alfred W. McCoy, Ibid., p.
159-161. 


Nguyên Văn: “Diem’s Dynasty and the Nhu’s Bandits.- …But Nhu was
determined to go ahead, and to revive the opium traffic to provide the
necessary funding... Although most of Saigon’s opium dens had been shut for
three years, the city’ s thousands of Chinese and Vietnamese addicts were
only too willing to resume or expand their habits. Nhu used his contacts
with powerful Cholon Chinese syndicate leaders to reopen the dens and set up
a distribution network for smuggled opium. Within a matter of months
hundreds of opium dens had been open reopened, and five years later one
Time-Life correspondent estimated that there were twenty-five hundred dens
operating openly in Sagon‘ s sister city Cholon.


To keep these outlets supplied, Nhu established two pipelines from Laos
poppy fields to South Vietnam. The major pipeline was a small charter
airline, Air Laos Commercial, managed by Indochina most flamboyant Corsican
gangster, Bonaventure “Rock” Francisci. Although there were at least four
small Corsican airlines  smuggling between Laos and South Vietnam, only
Francisci’s dealt directly with Nhu. According to Lt. Colonel Lucien Conein,
a former high ranking CIA officer in Saigon, their relationship began in
1958 when Francisci made a deal Ngo Dinh Nhu to smuggle Laotian opium into
South Vietnam. After Nhu guaranteed his opium shipment safe conduct,
Fracisci’s fleet of twin engine Beechcrafts began making clandestine airdrop
inside South Vietnam on a daily basis.


Nhu supplemented these shipments by dispatching intelligence agents to
Laos with orders to send back raw opium on the Vietnam air force transports
that shuttled back and forth carrying agents and supplies.


While Nhu seems to have dealy with the Corsican personally, the
intelligence missions to Laos were manged by the head of his secret police
apparatus, Dr. Tran Kim Tuyen. Although most account  have portrayed Nhu as
the Diem regime’s Machiiavelli, many insiders feel that it was the
diminitiuve ex-seminary student. Dr, Tuyen, who had the real lust and
capacity for intrigue. As the head of the secret police, euphemistically
titled Office of Social and Political Study, Dr. Tuyen commanded a vast
intelligene network that included the CIA financed special forces, the
Military Security Service, and most importantly, the clandesdtine Can Lao
party. Through Can Lao party, Tuyen recruited spies and political cadres in
every branch of the military and civil bureaucracy. Promotions were strictly
controlled by the central government, and those who cooperated with Dr.
Tuyen were rewarded with rapid advancement. With profits from the opium
trade and other officially sanctioned corruption, the Office and Political
Study was able to hire thousands of cyclo-drivers, dance hall girls (”taxi
dancers”) and street vendors as partime spies for an intelligence network
that soon covers every block of Saigon-Cholon. Instead of maintaining
surveillance on a suspect by having him followed, Tuyen simply passed the
word to his “door to door” intelligence net work and got back precise,
detailed reports on the subject’s  movements, meetings, and converstions.
Some observers think that Tuyen may have had as many as hundred thousand
full and part time agents operating in South Vietnam. Through this
remarkable system Tuyen kept detailed dosiers on every important figure in
the country, including paricularly complete files on Diem, Madame Nhu, and
Nhu himself which he sent out of the country as a form of personal “life
insurance.”


Since Tuyen was responsible for much of the Diem regime’ foreign
intelligence network, he was able to disguise his narcotics dealing in Laos
under the cover ordinary intelligence work.”


[5] Bradley S. O’ Leary và
Edward Lee, Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F. Kennedy [bản tiếng Việt do Phạm
Viêm Phương và Mai Sơn chuyển dịch] (Nhà Xuất Bản Tự Do, 2000), tr 51-53.

[6] Bradley S. O’ Leary và
Edward Lee, Sđd.,tr 306-307.

[7] Alfred W. McCoy., Sđd..,
tr.169.


Nguyên văn: “Putting “the old system back together again,” of
course, meant reviving large-scale corruption to finance each rewards paid
to these part-time agents whenever they dilvered information. Loan and the
police intelligence professionals systematized the corruption, regulating
how much each particular agency would collect, how much each officer would
skim off for his personal use, and what percentage would be turned over to
Ky’s political machine. Exessive individual corruption was rooted out, and
Saigon-Cholon’s vice rackets, protection rackets, and payoffs were strictly
controlled. After several years of watching Loan’s system in action, Charles
Sweet feels that there were four major sources of graft in South Vietnam:
(1) sale of government jobs by generals or their wives, (2) administrative
corruption (graft, kickbacks, bribes, etc.), (3) military corruption (theft
of goods and payroll frauds), (4) the opium traffic. And out of the four,
Sweet concluded that the opium traffic was undeniably the most important
source of illicit revenue.


As Premier Ky’s power broker, Loan merely supervised all of the various
forms of corruption at a general administrative level, he usually left the
mundane problems of organization and management of individual rackets to the
trusted assistants.”


[8] Chính Đạo, Việt Nam
Niên Biểu Nhân Vật Chí
(Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 403.

[9] Alfred McCoy, Ibid., p.
185-186.


Nguyên văn: “The quantum leap in the size and profitability of
South Vietnam’s narcotics trade, due both to the new burgeoning GI market as
well as the increased demand on the part of the international narcotics
syndicates, resulted in a number of new mini-cliques coming into the
traffic.


But by 1970 the traffic appeared to be divided among three major
factions: (1) elements in the South Vietnamese air force, particularly the
air transport wing; (2) the civil bureaucracy (i.e police, customs and port
authority), increasingly under the control of Prime Minister Tran Thien
Khiem’s family; and (3) the army, navy and National Assembly’ lower house,
who answer to President Thieu.  In spite, or perhaps because, of the
enormous amounts of money involved, there were considerable anomosity among
the three major factions.


“Involvement” in the nation’s narcotics traffic took a number of
different forms. Usually it meant that influential Vietnamese political and
military leaders worked as consultants and protectors for chiu chau
syndicates, which actually managed wholesale distribution, packaging,
refining, and some of the smuggling. (Chiu chau are Chinese from the Swatow
region of the southern China, and chiu chau syndicates have controlled much
of Asia’ s iilicit drug traffic since the mid 1800s and have played a role
in China’s organized crime similar to the Scilian in Italy and the Corsican
syndicates in France. (Chapter 6 for more details.) The importance of this
protection, however, should not be underestimated, for without it the heroin
traffic could not continue. Also, powerful Vietnamese military and civil
officials are directly involved in much of the actual smuggling of narcotics
into South Vietnam. The Vietnamese military has access to aircraft, trucks,
and ships that the Chinese do not, and most of the Vietnamese have much
easier time bringing narcotics through customs and border checkpoints than
their Chinese clients.”


[10] Alfred McCoy, Ibid.,
pp. 188-190.


Nguyên văn: “Thieu Takes Comand.- In the wake of Air Vice-Marshal
Ky’s precipitous political decline, ranking military officers responsible to
President Thieu appear emerged as dominant narcotics traffickers in South
Vietnam. Like his predecessors, Pressident Diem and Premier Ky, President
Thieu has studiously avoid involving himself personally in political
corruption. However, his power broker pressidential intelligence adviser
Gen. Dang Van Quang is heavily involved in these unsavory activities.
Working through high-ranking army and navy ofiicers personally loyal to
himself or President Thieu, General Quang has built up a formidable power
base. Although General Quang ‘s international network appears to be weaker
than Ky’s, General Quang does control the Vietnamese navy, which houses an
elaborate smuggling organization that imports large quantities of narcotics
either by protecting Chinese maritime smugglers or by actually using
Vietnamese naval vessels. Ky’s influence among high-ranking army officers
has weakened considerably, and control over the army has now shifted to
General Quang. The army now manages most of the distribution and sale of
heroin to American GIs. In addition, a bloc of pro-Thieu deputies in the
lower house of the National Assembly have been publicly exposed as being
actively engaged in heroin smuggling, but they appear to operate somewhat
more independently of General Quang than the army and navy.


On July 15, 1971, edition of the NBC Nightly News, the network’s Saigon
correspondent, Phil Brady, told a nationwide viewing audience that both
President Thieu and Vice-President Ky were financing their election
campaigns from the narcotics traffic. Brady quoted “extremely reliable
sources” as saying that President Thieu’s chief intelligence adviser, Gen.
Dang Van Quang, was “the biggest pusher” in South Vietnam. Although Thieu’s
press secretary issued a flat denial and accused Brady of “spreading
falsehoods and slanders against leaders in the government, thereby providing
help and comfort to the Communist enemy, he did not try to defend General
Quang, renowned as one of the most dishonest generals in South Vietnam when
he was commander of IV Corp in the Mekong Delta.


In July 1969 Time Magazine’s Saigon correspondent cabled the New York
office this report on Gen. Quang’s activities in IV Corps:


While there he reportedly made millions selling offices and taking a rake
off on rice production. There was the famous incidents, described in past
corruption files, when Col. Nguyen Van Minh was being invested as 21st
Division commander. He had been Quang’s deputy corps commander. At the
ceremony, the wife of the outgoing commander stood up and shouted to the
assembled that Minh had paid Quang 2 million piasters [$7,300] for the
position… Quang was finally removed from Four Corps at the insistence of the
Americans.


General Quang was transferred to Saigon in late 1966 and became minister
of planning and development, a face-saving sinecure. Soon after President
Thieu’s election in September 1967, he was appointed special assistant for
military and security affairs. General Quang quickly emerged as President
Thieu’s power broker, and now does the same kind of illicit fund raising for
Thieu’ s political machine that the heavy-handed General Loan did for Ky.


President Thieu, however, is much less sure of Quang than Premier Ky had
been of General Loan. Loan had enjoyed Ky’s absolute confidences and was
entrusted with almost unlimited personal power. Thieu, on the other hand,
took care to build up competing centers of power inside his political
machine to keep General Quang from gaining too much power. As a result,
Quang has never had the same control over the various pro-Thieu
mini-factions as Loan had over Ky’s appratus. As the Ky apparatus’ s control
over Saigon’s rackets weakened after June 1968, various pro-Thieu moved in.
In the political shift, General Quang gained control of the special forces,
the navy, and the army, but one of the pro-Thieu cliques, that headed by
Gen. Tran Thien Khiem, gained enough power so that it gradually emerged as
an independent faction itself. However, at the very beginning most of the
power and influence gained from Ky’ downfall seemed to be securely lodged in
the Thieu camp under General Quang’s supervision.


There is evidence that one of the first new groups which began smuggling
opium into South Vietnam was the Vietnamese special forces contigents
operating in southern Laos. In August 1971, The New York Times reported that
many of the aircraft flying natcotics into South Vietnam “are connected with
secret South Vietnamese special forces operating along the Ho Chi Minh Trail
network in Laos.” Based in Kontum Province, north of Pleiku, the special
forces “assault task force” has a small fleet of heliccopters, transports,
and light aircraft that fly into southern Laos on regular sabotage and long
range-reconnaissance forays. Some special forces claim that the commander of
this unit was transferred to another post in mid 1971 because his existence
involvement in the narcotics trafic risked exposure.”



[11] Alfred McCoy, Ibid.,
pp. 201-202.


Nguyên văn: “In the lower house, President Thieu relied on members
of the Independence Bloc to do the bargaining and make the payments, rather
than negotiating personally or working through his military advisers.
Consisting almost entirely of North Vietnamese Catholic refugees, this bloc
has maintained a militantly anti-Communist position since it was formed in
1967. Although the bloc is nominally independent, its leader Rep. Nguyen
Quang Luyen met with President Thieu soon after it was formed and “verbally
agreed” to support the president in exchange for unspecified favors. The
bloc has influence far beyond its numerical strength, and all its members
occupy key positions as committee chairmen, fund raisers, or whips; with
only nineteen members, the Independence Bloc controls six out of lower
house’s sixteen committee chairmanships. During the debates over the 1971
election law, for example, it was an Independence Bloc member Pham Huu Giao
who floor managed the passage of article 10. This controversial clause
required a minimum of forty Congressional signatures on every nominating
petition for upcoming presidential election and made it possible for
President Thieu eliminate Ky from the running. Early in the debates, Rep.
Pham Huu Giao reported tied down a few hill tribe votes for as little $350
apiece and most of Cambodian minority’s ballots for a mere $700 each.
However, in the three days of intense bargaining preceding the final
balloting, the price jumped from $1.000 to $1.800 for final handful that
completed the proposal’s winning tally of seventy five votes.


Loyalty to Thieu seems to have its benefits. No opposition members have
even implicated in a sreious smuggling case. All lower house representatives
implicated in the heroin and gold traffic are either present or past members
of the Independence Bloc. The reason for this is simple; opposition deputies
often lack the necessary capital to finance such trips, and are not
guaranteed “courtesy of the port” when they return. However, pro-government
deputies who are bankrolled by an official travel grant or savings from
months of voting the right way are able to take advantage of their four exit
visas per year, a privilege guaranteed all deputies for foreign travel
during the legislative holidays. The result has been an orgy of foreign
junketeering on the part of pro-government deputies. In 1969-1970
junketeering representatives purchased $821.000 worth of foreign currency
for their travel. One pro-government representative was abroad for 119 days
in 1969, 98 days in 1970, and 75 days during the first three months of
1971.”



[12] Nigel Cawthorne,TYRANTS
History’s 100 Most Evil Despots & Dictators
(London:Acrturus, 2004), pp.
167-168.

 

© sachhiem.net





Các bài trong tập sách


▪ 2012-04-17 - VATICAN:CH05 - Đạo Lý Dân Tộc Và Đạo Lý Ca-Tô: Khác Nhau về Chủ Đích Giáo Dục - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-04-09 - VATICAN:CH05 - Phân Biệt Đạo Lý và Tôn Giáo - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-03-21 - VATICAN:CH05 - Đạo Lý Dân Tộc Và Đạo Lý Ca-Tô: Khác Nhau về Cách Truyền Bá Tư Tưởng - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-03-13 - VATICAN:CH05 - Đạo Lý Dân Tộc Và Đạo Lý Ca-Tô: Khác Nhau về Quan Niệm Thần Linh - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-03-06 - VATICAN:CH02 - Tiến Trình Đạo Ki Tô Do Thái Biến Thể Thành Đạo Ki Tô La Mã - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-01-10 - VATICAN:CH01 -Sự Hình Thành "Đạo Phiệt Do Thái" Và "Đạo Ki Tô Do Thái" - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2012-01-10 - VATICAN:CH01a -Đạo Ki-tô Do Thái Ra Đời Vào Khi Nào? - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2011-11-05 - Quan Niệm Về Chính Thống Hay Chính Nghĩa Của Người Lên Cầm Quyền - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:Chương Dẫn Nhập tt - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:Chương Dẫn Nhập - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH92-4 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH92-3 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH92-2 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH92-1 - Vấn Nạn Giáo Hội La Mã - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH91 - Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH8- Phụ Bản - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH63-1g Những Việc Làm Tàn Ngược Của Ông Diệm - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH63-1f Tình Trạng Ngu Dốt Của Ông Diệm - Nguyễn Mạnh Quang -

▪ 2004-08-16 - VATICAN:CH63-1e Những Đặc Tính Chung của Các Tín Đồ Ca-tô - Nguyễn Mạnh Quang -


▪ 1 2 3 >>>

1