Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Nhiếp ảnh gia tạo ra ống kính có thể ‘nhìn xuyên’ vật được chụp

Bạn cũng có thể chế tạo được nó tại nhà nếu có đủ thành phần!

Kỹ sư và Youtuber Ben Krasnow tại trang Applied Science mới đây đã đăng tải một video thú vị, giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ (Hypercentric) có khả năng nhìn xuyên thấu sự vật được chụp, cũng như hướng dẫn cách mà mọi người có thể chế tạo nó tại nhà.


Bức ảnh được chụp từ kính siêu văn, mặc dù 2 con cờ có kích thước bằng nhau nhưng ta thấy được chiếc phía sau xuyên qua chiếc được đặt trước

Anh giải thích: “Ống kính siêu văn hoạt động rất khác với những loại ống kính thông thường và thậm chí cả mắt nhìn của con người. Chúng có ‘góc nhìn âm’ giúp tạo ra những bức ảnh rất lạ thường.”


Giải thích một cách đơn giản hơn, những sự vật được đặt ở xa ống kính lại lớn hơn so với những sự vật ở gần, trái với luật góc nhìn trong vật lý thông thường. Chính vì vậy mà nếu đặt 2 sự vật có kích thước bằng nhau song song với ống kính, thì vật ở xa lại hiện ra to hơn vật ở trước, từ đó ta như ‘nhìn xuyên thấu’ được sự vật đặt ở trước.

Để làm được một ống kính siêu văn, ta sẽ cần một ống kính ‘phễu’ tiêu cự 200mm, một ống bê tông dài và một chút kiên nhẫn. Khi đặt máy ảnh phía sau ống kính, càng di chuyển máy ảnh ra xa thì ta sẽ càng tạo ra ‘góc nhìn âm’ lớn, càng khiến cho những vật ở xa trở nên lớn hơn. Nếu như ống muốn làm một ống kính ‘cỡ đại’, thì ta cũng có thể thử nghiệm chế tạo bằng các ống macro loại nhỏ. Nhưng theo anh Krasnow thì kết quả sẽ không được mỹ mãn như trong video vì đường kính của những loại ống kính khác quá nhỏ.
Giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ (Hypercentric) có thể nhìn xuyên sự vật và những bước chế tạo

Theo GenK
0

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Sò nóng lạnh - và những ứng dụng hay

Sò nóng - lạnh là gì?

Tấm bán dẫn siêu công nghệ còn gọi sò nóng - lạnh hay chip peltier là cấu kiện bán dẫn có tính chất làm lạnh một mặt mặt còn lại được làm nóng .Nói rõ hơn là miếng bán dẫn nhỏ, nhẹ và công suất mạnh (50W) này giúp hút nhiệt mặt có chữ kí hiệu phía trên và thải qua bề mặt bên kia => lượng nhiệt năng ở bề mặt bên kia sẽ bằng tổng nhiệt năng hút từ bề mặt có chữ và lượng nhiệt năng chuyển từ điện năng mà ta đặt vào 2 đầu dây của miếng bán dẫn này.

Do đó trong ứng dụng làm lạnh thì ta tản nhiệt tốt cho mặt nóng càng tốt thì mặt bên kia sẽ càng lạnh, có thể xuống âm độ luôn và đóng tuyết. Nếu đặt vào 2 đầu dây 1 điện áp lớn khiến bề mặt bên kia rất nóng mà không có tản nhiệt đủ thì miếng bán dẫn này (Peltier) sẽ bị hỏng do quá nhiệt.


Thông số kỹ thuật :

* Kích cỡ: 4 cm x 4 cm
* I(A): 5 A -10A(mình đã test với dòng 10A làm lạnh rất nhanh )
* Điện áp : 3 V~ 15,4 V (dòng 1 chiều DC)
* Công suất làm lạnh: 50 W, 90 W, 120 W
* Chênh lệch nhiệt độ 2 mặt: ~67°C (do đó mặt nóng được tản nhiệt càng tốt thì mặt lạnh càng lạnh)
* Nhiệt độ làm lạnh tối đa: - 6 °C .( nếu tản nhiêt của bạn tốt )

Có nhiều loại sò nóng lạnh với công suất khác nhau:


Ứng dụng

Bình nóng lạnh
Trong bình nóng lạnh thì 2 mặt của Peltier áp vào 2 bình: 1 bình sẽ được áp vào mặt làm lạnh và bình còn lại áp vào mặt nóng để giải nhiệt nên tạo ra nước nóng => vừa tạo ra được nước lạnh và nước nóng mà không cần làm thêm phần tản nhiệt.

Máy lạnh
Có thể dùng sò nóng lạnh trong những dự án máy lạnh mini cho bể cá, chuồng thú,.....


Ngoài ra cũng có thể dùng miếng trong các sản phẩm làm lạnh ,làm mát như tủ lạnh ,tủ mát ,minibar ,chiller ,cây nước nóng - lạnh ,máy ướp bia ,bộ làm mát bể cá ,bộ tản nhiệt CPU vv... hoặc áp mặt không có chữ (mặt nóng) vào 1 vật tỏa ra nhiệt (Vd: lốc xe máy, mái nhà buổi trưa,...) còn mặt kia cho tiếp xúc với vật có nhiệt độ mát (Vd: miếng nhôm giải nhiệt tiếp xúc với nước hay gió mát,...) thì ta sẽ có 1 điện áp giữa 2 đầu miếng Peltier này => đã tạo được máy phát nhiệt điện mini để thắp sáng đèn led, đồng hồ điện từ, quạt điện mini,...

Cũng có thể ghép nối tiếp nhiều miếng Peltier với nhau để tăng hiệu quả và công suất của chúng với cách ghép cực tính giống như ghép nối tiếp pin.

* Lưu ý
Không được ghép song song những miếng Peltier với nhau, nếu không sẽ vô tác dụng
Khi sử dụng sò nóng lạnh, nếu chưa gắn tản nhiệt cho mặt nóng của sò thì không được cấp điện quá 30s, sẽ làm cháy sò

Nguồn: Arduino.vn
0

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Thủ thuật Android: Cách khôi phục hình ảnh đã xóa trên điện thoại

Lo lắng xóa nhầm hình ảnh trên điện thoại Android của bạn sẽ không còn là nỗi ám ảnh bạn nữa.

Nếu bạn đã từng xóa một album ảnh do nhầm lẫn hoặc smartphone của bạn vô tình xóa mọi thứ khỏi bộ sưu tập thì điều đó không phải là một tai họa, miễn là bạn thực hiện thật nhanh hướng dẫn dưới đây.
0

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Vệ tinh Made by Vietnam sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng 12-2018

Vệ tinh MicroDragon do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) phát triển sẽ được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian vào tháng 12-2018. Thông tin này được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố vào chiều ngày 18-10 tại Hà Nội.

Theo đại diện JICA tại Hà Nội, 36 thạc sĩ ngành Công nghệ vệ tinh của Việt Nam đã được đào tạo tại Nhật Bản để chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển vệ tinh. Đội ngũ này với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu, chế tạo thành công vệ tinh thử nghiệm MicroDragon (50 kg).


Các cán bộ kỹ thuật của VNSC nghiên cứu chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản – Ảnh: VNSC

Đó là một trong những kết quả đạt được của dự án Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất” sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được thực hiện từ năm 2011 do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) thực hiện.

Trong khuôn khổ dự án này, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng sẽ thực hiện một mục tiêu lớn nhất là chế tạo và phóng Vệ tinh LOTUSat-1 và xây dựng công trình Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết: việc xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở thiết bị công nghệ cho phép chúng ta chủ động thu thập liên tục dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám để có thể giám sát đất nước liên tục sẽ góp phần trực tiếp để Việt Nam chủ động phòng chống, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và thảm họa do con người, đồng thời giám sát quản lý tài nguyên, cơ sở hạ tầng; giám sát biển và các hoạt động trên biển…

Theo các chuyên gia, hiện nay muốn chụp ảnh một khu vực nào đó chúng ta phải đặt hàng, sau đó ít nhất 2 ngày mới nhận được, còn nếu chúng ta có vệ tinh quan sát trái đất riêng, mọi việc sẽ được hoàn tất chỉ trong vòng 6-12 tiếng đồng hồ.

Hệ thống vệ tinh quan sát trái đất đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam triển khai trong khuôn khổ dự án này sẽ đảm bảo việc quan sát trái đất trong trường hợp thảm họa khẩn cấp với mọi điều kiện thời tiết khí hậu, xây dựng và xử lý các dữ liệu vệ tinh phục vụ giám sát và cảnh báo sớm thiên tai, các thảm hoạ môi trường.

Đồng thời dự báo sớm sản lượng nông nghiệp, nguồn lợi hải sản, cập nhật hệ thống bản đồ điện tử cho quản lý và quy hoạch đất đai, nghiên cứu và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

“Do làm chủ vệ tinh nên ta có thể chủ động thu thập thông tin và chủ động tăng tần suất theo dõi, chủ động về dữ liệu trong các tình huống khẩn cấp, giảm bớt thiệt hại, góp phần bảo đảm cuộc sống an toàn và sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu”- PGS.TS Phạm Anh Tuấn khẳng định.


Vệ tinh MicroDragon đã sẵn sàng để phóng lên vũ trụ – Ảnh: VNSC

Để hoàn thành mục tiêu này, Dự án đã lựa chọn sử dụng vệ tinh radar có khẩu độ tổng hợp (SAR) với độ phân giải mặt đất cao từ 1m đến 16m cùng Hệ thống trạm mặt đất thu nhận, xử lý và ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh.

Hệ thống vệ tinh SAR là hệ viễn thám dùng cảm biến chủ động với những ưu điểm như không phụ thuộc vào nguồn sáng mặt trời, cho khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm, tăng gấp đôi hiệu suất quan sát trái đất so với vệ tinh dùng cảm biến quang học (chỉ chụp ban ngày).

Vệ tinh cũng có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Đặc điểm này đặc biệt hiệu quả ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung do đặc điểm khí hậu nhiệt đới hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù, đặc biệt khả năng quan sát sẽ cực kỳ hạn chế khi có thiên tai, cũng là lúc mây mù thường xảy ra.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
0

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

[Video] Giới thiệu một số loại tụ điện thường gặp


Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Đây là linh kiện phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã được nghe ở đâu đó. Chẳng hạn như môn học vật lý hay cuộc sống hằng ngày.
0

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Lý thuyết Cảm biến tiệm cận

Tại sao nên chọn Cảm biến Tiệm cận?

Một Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “Công tắc tiệm cận” hoặc đơn giản là “PROX”) phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động một chức năng khác của máy.

Các lợi ích chính của cảm biến tiệm cận công nghiệp là:

  • Vận hành đáng tin cậy ngay cả trong môi trường khắc nghiệt (ví dụ: môi trường ngoài trời hoặc môi trường dầu mỡ)
  • Vận hành/cài đặt đơn giản và dễ dàng
  • Mức giá hấp dẫn (ví dụ: rẻ hơn Cảm biến quang điện)

Ngày nay, cảm biến tiệm cận có mặt trong nhiều loại hình công nghiệp và ứng dụng. Một số ví dụ:

  • Công nghiệp chế tạo ô tô
  • Công nghiệp máy công cụ
  • Công nghiệp chế biến thực phẩm
  • Xe đa dụng (ví dụ: xe tải, máy nông nghiệp)
  • Máy rửa xe

Các loại Cảm biến Tiệm cận



Có 2 loại cảm biến tiệm cận công nghiệp chính là:

Cảm biến tiệm cận cảm ứng phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện từ. Dĩ nhiên, thiết bị chỉ phát hiện được vật kim loại.

Cảm biến tiệm cận điện dung phát hiện các vật bằng cách tạo ra trường điện dung tĩnh điện. Do đó, thiết bị này có thể phát hiện mọi loại vật.

Mặc dù cảm biến cảm ứng chỉ phát hiện được các vật kim loại, chúng phổ biến hơn nhiều trong công nghiệp. Những cảm biến này ít chịu ảnh hưởng của các nhiễu bên ngoài hơn như EMC và – cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng – những cảm biến này rẻ hơn cảm biến điện dung.

Trang tiếp theo sẽ giới thiệu cho bạn một số lý thuyết kỹ thuật về cách vận hành của cảm biến cảm ứng.

Cách vận hành của Cảm biến Cảm ứng

Cảm biến tiệm cận cảm ứng bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một lõi từ ở đầu cảm ứng.  Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát.

Khi vật kim loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.

Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi.

Mạch giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra. vật đã được phát hiện.

Vì nguyên tắc vận hành này sử dụng trường điện từ nên cảm biến cảm ứng vượt trội hơn cảm biến quang điện về khả năng chống chịu với môi trường. Ví dụ: dầu hoặc bụi thường không làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cảm biến.

Đầu ra của Cảm biến Cảm ứng

Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzito có logic NPN hoặc PNP (xem hình bên phải). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.

Trong một số trường hợp cài đặt, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có 2 kết nối (âm và dương). Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây (xem sơ đồ bên dưới).

Thường Mở/Thường Đóng

Cảm biến tiệm cận được chia theo chế độ hoạt động thường mở (NO) và thường đóng (NC) mô tả tình trạng có tín hiệu đầu ra của cảm biến sau khi có hoặc không phát hiện được vật.

  • Thường mở: Tín hiệu điện áp cao, khi phát hiện ra vật; tín hiệu điện áp thấp khi không có vật
  • Thường đóng: Tín hiệu cao khi không có vật; tín hiệu thấp khi phát hiện ra vật.

Ví dụ minh họa ở bên trái trình bày cảm biến tiệm cận DC-2 dây có đầu ra thường mở (NO). Đầu ra hoạt động khi vật di chuyển gần cảm biến.

Di chuyển chuột (=vật) của bạn qua cảm biến để làm bóng đèn sáng

.. bây giờ, hãy xem ví dụ minh họa tương tự với đầu ra thường đóng (NC). Bóng đèn tắt ngay khi vật (chuột) di chuyển đến gần cảm biến.

Cảm biến tiệm cận có cả hai đầu ra NO và NC được gọi là kiểu đối lập.

Lưu ý: Kiểu NO/NC dùng cho cả cảm biến cảm ứng và cảm biến điện dung. Hình này trình bày cảm biến điện dung.

Khoảng cách Phát hiện – Tỷ lệ Tiêu chuẩn

Khoảng cách phát hiện là một thông số kỹ thuật quan trọng khi thiết kế PROX trong máy.

Có ba loại là cảm biến tiệm cận cảm ứng khoảng cách phát hiện ngắn, trung và dài.

Khoảng cách phát hiện được nêu trong thông số kỹ thuật của cảm biến tiệm cận cảm ứng dựa trên mục tiêu chuẩn di chuyển hướng trục của cảm biến. Mục tiêu chuẩn này là một bản thép mềm hình vuông dày 1 mm, vật có thành phần chính là sắt (được xác định theo EN 60947-5-2).

Lưu ý: Đối với các vật di chuyển hướng tâm về phía bề mặt cảm ứng, khoảng cách phát hiện sẽ khác!

Hệ số Giảm Khoảng cách Phát hiện

Tùy thuộc vào loại kim loại được sử dụng, phạm vi phát hiện có thể nhỏ hơn khoảng cách phát hiện định mức. Bảng sau cung cấp mức giảm khoảng cách phát hiện gần đúng của một PROX tiêu chuẩn đối với các vật liệu kim loại khác nhau. Thông tin chi tiết về sự lệ thuộc vào các loại kim loại có trong thông tin kỹ thuật của tài liệu mỗi cảm biến cảm ứng.

Lưu ý: Các cảm biến cảm ứng đặc biệt có khoảng cách không phụ thuộc vào khoảng cách của loại kim loại sử dụng. Chúng còn được gọi là cảm biến tiệm cận “Hệ số 1″.

Ảnh hưởng của Kích thước Vật

Khoảng cách phát hiện cũng chịu ảnh hưởng của kích thước của vật (vật nhỏ hơn sẽ làm giảm khoảng cách phát hiện.

Đồng thời loại và độ dày của lớp mạ cũng ảnh hưởng đến khoảng cách phát hiện thực.

Khoảng cách Phát hiện – Độ trễ

Độ trễ của cảm biến mô tả sự chênh lệch giữa khoảng cách mà cảm biến hoạt động và khoảng cách mà cảm biến trở lại trạng thái ban đầu.

Độ trễ nhỏ cho phép định vị chính xác vật.

Giá trị của độ trễ thường nằm trong khoảng 5-10%.

Cảm biến Cảm ứng Được bảo vệ

PROX được bảo vệ có cấu tạo gồm một tấm chắn quanh lõi từ. Tấm này có tác dụng dẫn trường điện từ đến trước phần đầu.

Cảm biến tiệm cận được bảo vệ có thể được lắp chìm bằng mặt trên bề mặt kim loại, nếu không gian chật hẹp. Điều này cũng có lợi là có thể bảo vệ cảm biến về mặt cơ học.

Tuy nhiên, phạm vi phát hiện bị hạn chế, nhưng có thể lắp cảm biến dễ dàng với các kim loại xung quanh mà không gây ra ảnh hưởng nào.

Cảm biến Cảm ứng Không được bảo vệ

Cảm biến không được bảo vệ không có lớp bảo vệ quanh lõi từ. Sự khác biệt giữa cảm biến được bảo vệ và không được bảo vệ có thể quan sát được một cách dễ dàng.

Thiết kế này cho khoảng cách phát hiện lớn hơn cảm biến tiệm cận được bảo vệ. Cảm biến cảm ứng không được bảo vệ có khoảng cách phát hiện gần gấp đôi so với loại được bảo vệ có cùng kích thước đường kính.

Không thể lắp PROX không được bảo vệ chìm bằng mặt với bề mặt kim loại Do đó, khả năng bảo vệ về mặt cơ học thấp hơn. Vì từ trường mở rộng ra tới cạnh của cảm biến, nên có thể bị ảnh hưởng của những kim loại trong khu vực này. Cảm biến tiệm cận không được bảo vệ cũng nhạy cảm hơn với giao thoa hỗ tương. Nhấp VÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm.

Để tránh trục trặc khi lắp loại cảm biến này, vui lòng làm theo các hướng dẫn có trong bản dữ liệu.

Chọn Cảm biến Cảm ứng

Kết luận: Nếu muốn chọn đúng cảm biến tiệm cận cho một ứng dụng, cần phải lưu ý đến một số điều sau:

  • Điều kiện cụ thể của vật (loại kim loại, kích thước, lớp mạ)
  • Hướng chuyển động của mục tiêu
  • Vận tốc của mục tiêu
  • Ảnh hưởng của kinh loại xung quanh
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ, điện áp, EMC, độ rung, va chạm, độ ẩm, dầu, bột, hóa chất hoặc chất tẩy rửa
  • Khoảng cách phát hiện bắt buộc

Nguồn: banbientan
0

Chế độ hoạt động của cảm biến quang

Cảm biến Quang điện (Photoelectric Sensor, PES) nói một cách nôm na, thực chất chúng là do các linh kiện quang điện tạo thành. Khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của cảm biến quang, chúng sẽ thay đổi tính chất. Tín hiệu quang được biến đổi thành tín hiệu điện nhờ hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (Cathode) khi có một lượng ánh sáng chiếu vào.

 Giới thiệu chung

Trong chương này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu 4 chế độ hoạt động cơ bản của cảm biến quang:

  • Chế độ thu phát
  • Chế độ phản xạ (gương)
  • Chế độ phản xạ khuếch tán
  • Chế độ chống ảnh hưởng của nền

Ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 4 chế độ này: các ưu việt, nhược điểm cũng như một số ví dụ ứng dụng.

Thu phát

Cảm biến dạng thu phát có bộ phát và thu sáng tách riêng. Bộ phát truyền ánh sáng đi và bộ thu nhận ánh sáng. Nếu có vật thể chắn nguồn sáng giữa hai phần này thì sẽ có tín hiệu ra của cảm biến.

Ưu điểm:

  • Khoảng cách phát hiện xa (ví dụ E3Z-T82 được tới 30m), phát hiện tốt trong môi trường nhiều bụi.
  • Khả năng xác định vị trí chính xác của vật thể.
  • Độ tin cậy cao, phát hiện được mọi loại vật thể (trừ loại trong suốt)

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian để chỉnh vị trí lắp đặt.
  • Mất nhiều thời gian nối dây vì có 2 dây riêng biệt

Giá thành sản phẩm ca

Ví dụ ứng dụng:

1. Kiểm soát cổng ra vào: Thông thường cổng ra vào có kính mờ / tối che ngoài. Bởi vậy cần loại thu phát có cường độ sáng cao để xuyên qua lớp kính. Omron đi đầu trên thế giới về loại cảm biến quang sử dụng trong các ứng dụng này.

2. Môi trường khắc nghiệt: ví dụ trạm rửa xe, hoặc môi trường nhiều bụi, cần có cảm biến cường độ sáng cao.

3. Các ứng dụng rộng rãi khác trong tự động hóa công nghiệp, đặc biệt trong trường hợp cần xác định vị trí của vật thể.

Phản xạ gương

Bộ phát truyền ánh sáng tới một gương phản chiếu lăng kính đặc biệt, và phản xạ lại tới bộ thu sáng của cảm biến. Nếu vật thể xen vào luồng sáng, cảm biến sẽ phát tín hiệu ra.

Ưu điểm:

  • Giá thành thấp hơn loại thu phát
  • Lắp đặt dễ hơn loại thu phát
  • Chỉnh định dễ dàng
  • Với vật thể có bề mặt sáng bóng có thể làm cảm biến không phát hiện được, có thể dùng kính lọc phân cực. NhấnVÀO ĐÂY để hiểu rõ hơn về chức năng này.

Nhược điểm:

  • Khoảng cách phát hiện ngắn hơn loại thu phát (E3Z-R: chỉ được 4-5m).
  • Vẫn cần 2 điểm lắp đặt cho cảm biến và gương
  • Cảm biến phản xạ gương loại 2 thấu kính thường không phát hiện được vật ở một số khoảng cách ngắn nhất định. NhấnVÀO ĐÂY để tìm hiểu thêm

Phản xạ gương là dạng cảm biến quang phổ biến nhất trong công nghiệp. Loại này có sự kết hợp tốt các yếu tố như phát hiện tin cậy, khoảng cách vừa đủ và giá thành hợp lý.


Ví dụ ứng dụng:

  • Phát hiện vật trên băng chuyền
  • Các ứng dụng phổ cập trong nhà máy
  • Phát hiện chai nhựa trong (khi dùng loại thích hợp)
  • Kiểm soát cửa / cổng ra vào trong các tòa nhà

Phản xạ khuếch tán

Cảm biến dạng này truyền ánh sáng từ bộ phát tới vật thể. Vật này sẽ phản xạ lại một phần ánh sáng (phản xạ khuếch tán) ngược trở lại bộ thu của cảm biến, kích hoạt tín hiệu ra.

Ưu điểm:

  • Lắp đặt đơn giản, dễ dàng
  • Chỉ cần 1 điểm lắp đặt duy nhất.

Nhược điểm:

  • Khoảng cách phát hiện ngắn (do chỉ phát hiện được một phần ánh sáng phản xạ). Ví dụ loại E3Z-D: có khoảng cách phát hiện tối đa 1m.
  • Tỉ lệ lỗi đen / trắngcao; khoảng cách phát hiện phụ thuộc nhiều vào màu sắc, kích thước, tính chất bề mặt của vật thể. NhấnVÀO ĐÂY để xem sự khác biệt trong khoảng cách phát hiện tối đa của E3Z-D với vật màu đen, màu trắng và vật kim loại không gỉ (SUS).
  • Bởi vậy việc phát hiện vật có thể khó khăn nếu có nền màu đen sau vật. Nhấn VÀO ĐÂY để xem mô phỏng.
  • Độ nhạy và độ tin cậy kém hơn loại Thu phát và Phản xạ gương.

Thông thường, nếu không cần độ chính xác cao, hoặc khó khăn trong việc lắp đặt gương, người ta sẽ dùng loại phản xạ khuếch tán.

Ví dụ ứng dụng:


Ví dụ ứng dụng:

  • Các ứng dụng phổ cập trong nhà máy: như phát hiện vật trên băng chuyền
  • Công nghiệp chế tạo gạch men (dùng loại nguồn sáng rộng)

Hạn chế nhiễu của nền(BGS)

Đây là cảm biến phản xạ khuếch tán đặc biệt. Trong khi loại thường phát hiệntổng lượng ánh sáng nhận được, loại BGS phát hiện góc của ánh sáng phản xạ.Công nghệ này có tên là triangulation (phép đạc tam giác). Bởi vậy, độ nhạy của cảm biến sẽ không phụ thuộc vào màu sắc vật hay nền sau vật.

Để làm điều này, cảm biến dùng 2 điôt cho bộ thu (như hình bên) hoặc 1 mạch điôt/PSD.

Ưu điểm:

  • 1 điểm lắp đặt duy nhất
  • Chính xác và tin cậy hơn loại phản xạ thường (bị lỗi trắng/đen)
  • Có thể chỉnh khoảng cách phát hiện ở 1 mức nhất định

Nhược điểm:

  • Khoảng cách phát hiện ngắn; ví dụ E3Z-LS: chỉ được tối đa 200mm

Cảm biến BGS ngày càng phổ biến hơn trong các ứng dụng công nghiệp vì không cần gương và phát hiện tin cậy. Thông thường cảm biến BGS lắp đặt bên cạnh hoặc bên trên băng chuyền (xem hình mô phỏng).

Lưu ý: vít biến trở của cảm biến BGS dòng E3Z không điều chỉnh ngưỡng/độ nhạy (như các model khác), mà thay đổi vị trí của thấu kính để điều chỉnh khoảng cách phát hiện.

Dark-On và Light-On

Một tính năng liên quan đến cảm biến quang là phản hồi của cảm biến khi phát hiện hoặc không phát hiện thấy ánh sáng. Tính năng này có tên là chế độ Dark-On hay Light-On. Các trang tiếp theo sẽ giải thích kỹ hơn!

Tín hiệu ra của cảm biến sẽ có khi bộ thu không nhận được ánh sáng.

Cảm biến thu phát và phản xạ gương thường hoạt động ở chế độ D-On này. Vật thể ngăn tia sáng và kích hoạt tín hiệu ra.

Tín hiệu ra có khi bộ thu nhận được ánh sáng từ vật thể.

Cảm biến phản xạ và BGS thường hoạt động ở chế độ L-ON này. Bộ thu nhận được ánh sáng phản xạ từ vật thể, và kích hoạt tín hiệu ra.

Hãy xem lần nữa mô phỏng của cảm biến phản xạ và để ý khi đèn LED báo đầu ra sáng.


Nguồn: banbientan
0

Mạch điện đổi nối sao tam giác dùng rơle thời gian

Mạch điện đổi nối sao tam giác dùng rơle thời gian. Khởi động sao/ tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động cơ không đồng bộ có công suất trung bình. Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với sơ đồ tam giác.

khởi động sao tam giác chỉ thỏa mãn khi diện áp làm việc của động cơ phù hợp với lưới điện. Khi khởi động, động cơ được nối sao, lúc này điện áp trên mỗi cuộn dây chỉ là U pha .Sau một khoảng thời gian thì chuyển sang đấu tam giác.lúc này U dây = U pha.


Nhấp vào ảnh nếu bạn muốn xem rõ hơn.

0

Mạch công tắc đèn chiếu sáng cầu thang

Mạch điện cầu thang còn được gọi với tên khác là công tắc đảo chiều hoặc 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn.

Mạch điện được thiết kế đơn giản bắt buộc phải sử dụng cho các nhà cao tầng giúp người sử dụng có nhiều tiện nghi hơn.

Nhờ có bóng đèn sử dụng công tắc điện cầu thang mà việc đi lại ở cầu thang không còn trở nên phiền toái và bất tiện nữa.


CHUẨN BỊ

Cầu chì: 1 cái có chức năng bảo vệ mạng điện khi gặp các sự cố chập cháy mạch điện cầu thang. Dựa vào công suất của đèn để chọn được loại cầu chì có công suất tương ứng. Ví dụ bóng đèn có công suất là 50 – 100W thì loại cầu chì 1A là phù hợp nhất.


Công tắc 3 cực: 2 cái công tắc này bao gồm 1 cực chung và 2 cực ra. Ở một thời điểm thì chỉ có 1 cực đầu ra nối thông với cực vào.


Bóng đèn: 1 cái được sử dụng trong việc thắp sáng không gian khu vực cầu thang.

Để kéo dài thời gian sử dụng và tiết kiệm điện năng hàng tháng thì sử dụng bóng đèn compact hoặc bóng đèn led là phù hợp nhất.

Loại bóng đèn sợi đốt truyền thống tuy có giá thành rẻ lúc mới mua nhưng không có hiệu quả kinh tế lâu dài.

Bóng đèn sợi đốt khi hoạt động phát nhiệt lớn nên nhanh cháy, cộng thêm việc tiêu hao điện năng lớn sẽ khiến chi phí điện năng hàng tháng tăng nhanh.


TIẾN HÀNH ĐẤU CÔNG TẮC ĐIỆN CẦU THANG

Dựa trên sơ đồ mạch điện đã chuẩn bị ta xác định vị trí của bóng đèn là đặt ở giữa cầu thang và cách đều tầng trên với tầng dưới. Ở cầu thang thường được thiết kế chiếu nghỉ nên đây sẽ là vị trí thuận lợi nhất để đặt bóng đèn. Vị trí lắp đặt 2 công tắc là 2 đầu cầu thang của tầng trên và tầng dưới.

Một đầu của nguồn điện lưới 220 VAC (đầu pha âm – dây trung tính) sẽ được cấp vào 1 bên chân của đèn, đầu còn lại nối với tiếp điểm chung của công tắc thứ nhất.

Đầu nguồn điện 220 VAC (pha dương) sẽ nối thông qua cầu chì để tới tiếp điểm chung của công tắc thứ 2. Hai tiếp điểm còn lại sẽ nối với nhau như sơ đồ trên.

0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018

Vệ tinh Micro Dragon đã chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát Trái đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50cm. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Đồng thời, phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển. Vệ tinh Micro Dragon cũng sẽ thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái đất.


Dự án vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
0

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Linh Kiện Điện Tử Bán Dẫn Và Ký Hiệu

Bài 2: Linh kiện điện tử bán dẫn và ký hiệu

1. Diode, Led

 

Trong mạch: diode dùng để nắn dòng, diode zener dùng để ổn áp và Led dùng biến đổi dòng điện ra ánh sáng

 

 

0

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh

Máy điều hòa, máy lạnh, thì chắc ai cũng biếtt Việc sử dụng điều hòa máy lạnh để điều hòa làm mát cho không gian thì chắc hẳng ai cũng sẽ biết. Nhưng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Điều hòa máy lạnh như thế nào ra sao thì chắc có lẽ ít ai có thể biết đến.

Chúng ta hãy cùng nhau đi xem cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào nhé

Cấu tạo của Điều hòa- máy lạnh
Điều hòa Máy Lạnh được cấu tạo chính bởi 02 phần dàn nóng và dàn lạnh

DÀN NÓNG của điều hòa MÁY LẠNH

Dàn nóng của điều hòa máy lạnh (dàn nóng điều hòa) là bộ phận mà ở đó nó trao đổi nhiệt độ cấu tạo bởi các lá nhôm và đồng ghép xít nhau nhằm mục đích tản nhiệt nhanh ra ngoài môi trường. Cho nên dàn nóng được đặt vị trí ngoài trời mưa gió tuy nhiên vị trí đặt dàn nóng còn phải tuân theo nhiều quy luật nếu dàn nóng đặt càng cao thì khả năng tản nhiệt của dàn nóng càng thấp. tránh các trường hợp để ngoài trời mặc kệ mưa gió bảo bùng dàn nóng sẽ mau hư và giảm rất nhiều tuổi thọ và khi lắp đặt cũng không nên lắp đặt dàn nóng tiếp xúc trực tiếp của các tia bức xạ mặt trời nó sẽ làm giảm hiệu quả tản nhiệt của dàn nóng.

Vị trí thích hợp để lắp dàn nóng đó chính là cao cách mặt tường10 cm, và khi đặt vị trí cần phải có vật cản phía trước, và phải có máy che.


Ống dẫn khí ga (ống đồng): Mỗi hãng sản xuất đều có một quy chuẩn sản xuất ống đồng riêng biệt, Ống dẫn gas hay tên gọi khác của ống đồng máy lạnh, đây là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu khi lắp đặt máy lạnh. Ống đồng có tác dụng giúp gas lưu thông từ máy lạnh về cục nóng và ngược lại. Ống đồng này có nhiệm vụ liên kết giữa 02 bộ phận chính của máy lạnh đó là dàn nóng với dàn lạnh, là trung gian để chuyển môi chất lạnh từ dàn nóng vào dàn lạnh. Tùy theo mỗi loại cấu tạo của điều hòa mà khi lắp đặt máy lạnh người thợ sẽ sử dụng kích thước ống đồng khác nhau. Kích thước và độ dài của ống đồng khi lắp đặt máy lạnh có ý rất quan trọng đối với khả năng vận hành của máy nhưng lại không được nhiều người biết và để ý.

Khuyến cáo các Ống đồng cho máy lạnh nên chú ý sử dụng các loại sau:

– Với máy 1 HP (01 Ngựa) có đường kính bên ngoài 10 mm.

– Với máy 1.5 HP (1.5 Ngựa) có đường kính bên ngoài 10 mm hoặc 12 mm.

– Với máy 2 HP (2 ngựa) có đường kính bên ngoài 12 mm.

– Với máy 2.5 HP (2.5 nựa) có đường kính bên ngoài 12 mm hoặc 16 mm.

Dây điện Kết nối: Dây điện kết nối giữa dàn lạnh và dàn nóng để nhận tính hiệu kết nối với nhau để điều khiển thông qua dây điện, thường dây điện được đi chung và phía ngoài ống đồng

Cấu tạo chính dàn nóng: Dàn nóng bao gồm 2 bộ phận chính: máy nén và quạt kiểu hướng trục. Đây là một trong những bộ phận tiêu thụ nhiều điện năng của điều hòa.hao điện hay tiết kiệm điện của một cái máy điều hòa máy lạnh là do dàn nóng quyết định. Nó quan trọng có thể chiếm hơn 90% lượng điện tiêu thụ bạn. còn lại là điện năng tiêu thụ của dàn lạnh không đáng kể khoảng 5%.


Máy nén hay còn gọi là lốc điều hòa không khí, máy đén có tác dụng hút môi chất trong dàn lạnh và sau đó nén áp suất thành dạng lỏng ở dàn nóng, quá trình này nén áp suất từ dạng lỏng sang dạng khí sẽ phát sinh nhiệt độ rất cao.

Motor quạt: nó hoạt động trong quá trình chuyển đổi nén áp xuất tản nhiệt cho dàn ngưng ,cho nên khi máy điều hòa chạy, bạn đứng gần dàn nóng sẽ có luồng gió nhưng rất khô.

Van tiết lưu điện tửcó nguyên tắc cấu tạo của các hãng cũng không giống nhau, mỗi nhà sản xuất họ sẽ thiết kế khác nhau. Nhiệm vụ chính của van tiết lưu là khi môi chất lạnh đi qua nó, thì nó sẽ chuyển những dung môi này từ thể lỏng sang thể khí.

Dây điện động lực:Dây điện động lực hay còn gọi là dây điện nguồn. Dây này thường được nối trực tiếp với giàn nóng từ nguồn điện cung cấp. Tuỳ theo máy điều hòa có công suất như thế nào mà ở đó ta nên sử dụng nguồn điện 1 pha hay là 3 pha.
0

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Nam sinh cấp 3 tự chế máy điều hòa không dùng khí gas

Tạ Hoàng Bảo Việt học sinh trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã sáng chế ra máy điều hoà với tên gọi “Hệ thống làm mát bằng tháp bay hơi". Sáng chế này đã giành giải nhất lĩnh vực cơ khí tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia 2016.


Hệ thống làm mát bằng tháp bay hơi của Bảo Việt thân thiện với môi trường


Sò nóng lạnh (tấm bán dẫn Peltier)

tấm bán dẫn Peltier/ sò nóng lạnh Peltier
Đặt 1 điện áp 1 chiều từ khoảng 1V (viên pin tiểu) đến 12V sẽ làm cho tấm bán dẫn này một mặt nóng bỏng tay, một mặt lạnh tê tay, thậm chí đóng tuyết luôn… Ứng dụng trong công nghệ tản nhiệt, làm lạnh như tản nhiệt CPU, bể cá, tủ lạnh, hồ thủy sinh, máy phát điện mini dùng nhiệt…và chế nhiều thứ khác tùy vào óc sáng tạo của bạn !!!

0