Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật Lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vật Lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Những tiên tri đáng sợ của thiên tài Stephen Hawking

Thiên tài vật lý học người Anh Stephen Hawking đã đưa ra một số lời "tiên tri" đáng sợ, trong đó có dự đoán về ngày tận diệt của Trái đất. Giáo sư Stephen Hawking đã qua đời ở tuổi 76, hãy cùng chúng tôi điểm lại những tiên tri nổi tiếng của ông qua bài viết dưới đây.

Nhà khoa học nổi tiếng Stephen Hawking được biết đến với những công trình đột phát trong vật lý và vũ trụ học.

Trong các lý thuyết xuất sắc của mình, nhà khoa học đã cố gắng giải thích cách thức vũ trụ của chúng ta hoạt động một cách rất sâu sắc. Nhưng đôi khi những dự đoán của ông về tương lai của Trái đất và loài người vô cùng bi quan.

Theo tờ BS, dưới dây là những điều đáng sợ nhất do Hawking dự đoán về tương lai ngày tàn của Trái đất.


Trái đất sớm muộn sẽ bị hủy diệt trong khoảng hai thế kỷ nữa. Đây là một trong những tiên tri đáng sợ của Stephen Hawking.


Theo ông, con người với bản tính tham lam, ích kỷ nên sẽ khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất. Chính vì vậy, trong khoảng 200 năm nữa, con người có thể bị tận diệt do suy kiệt nguồn tài nguyên do tốc độ tăng dân số tăng nhanh.


Đứng trước nguy cơ này, Stephen Hawking khuyên con người nên tìm hành tinh khác có sự sống để sinh tồn, nhằm giảm thiểu gánh nặng lên Trái đất.


Thiên tài vật lý này cũng tiên đoán một cuộc chiến tranh hạt nhân lớn sẽ khiến Trái đất diệt vong

Stephen Hawking tiên đoán về nguy cơ có khả năng xảy ra cuộc chiến giữa con người với người ngoài hành tinh. Theo đó, Stephen Hawking cảnh báo về nguy cơ này: “Những người hàng xóm ngoài hành tinh có thể không thân thiện như chúng ta tưởng tượng khi họ thông minh và ghê gớm hơn con người dẫn đến một cuộc chinh phục hay xâm chiếm trái đất có thể được diễn ra. Nền văn hóa của người ngoài hành tinh có thiên hướng du canh du cư, không cố định một chỗ. Chính vì vậy, họ cố gắng tìm cách chinh phục và xâm chiếm bất cứ hành tinh nào mà họ tìm được”.


Một dự đoán khác của Stephen Hawking đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AL) sẽ tạo ra mối đe dọa diệt vong lớn nhất đối với sự phát triển của nhân loại.


Cùng quan điểm đó, Ray Kurzwei - Giám đốc kĩ thuật của Google dự đoán sự phát triển trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua con người vào năm 2045.

Thêm vào đó, Elon Musk - Giám đốc của tập đoàn công nghệ khai phá không gian cũng nhận định rằng: "Với trí tuệ nhân tạo, chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ". Chính vì vậy, ông hy vọng các nước phải cẩn thận, nhìn nhận và nghiên cứu lại về trí tuệ nhân tạo.

Vũ trụ sẽ đi đến hồi kết: Trong tác phẩm cuối cùng hoàn thành hai tuần trước khi chết, Hawking dự đoán rằng vũ trụ của chúng ta cuối cùng sẽ mờ dần vào bóng tối vì tất cả các ngôi sao sẽ hết năng lượng. Đó là lý do tại sao theo ý kiến của ông, chúng ta rất cần đến các vũ trụ khác càng sớm càng tốt nếu muốn sống sót.

Vũ khí hạt nhân sẽ tiêu diệt loài người: Theo quan điểm của Hawking, sự gây hấn và hành vi phi lý là những đặc điểm tồi tệ nhất của con ngươìcần phải loại bỏ. Tuy nhiên, ngày nay không hề có dấu hiệu giảm bớt xung đột và sự phát triển của công nghệ quân sự, vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể dẫn chúng ta đến những hậu quả tai hại, có thể là sự kết thúc của thế giới này.

Theo Kiến Thức/Infonet
0

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Cách quấn, sửa chữa động cơ điện cơ bản và đầy đủ nhất


Động cơ điện 3 pha, còn có tên gọi khác là motor điện 3 pha. Video giới thiệu cách quấn, sửa chữa động cơ điện cơ bản và đầy đủ nhất.
0

[Video] Công thức tính số vòng dây quấn biến áp


Quấn biến áp cách tính công thức số vòng dây, công thức tính toán công suất của biến áp, cách tính số vòng dây, cỡ dây để quấn biến thế
0

Tính toán số vòng dây Máy Biến Áp 1pha tần số 50Hz.

Để quấn được máy biến áp thì chúng ta cần phải lưu ý mấy vấn đề cơ bản sau đây : + Công suất biến áp + Điện áp đầu vào + Điện áp đầu ra + Tổn hao của máy biến áp + Quan trọng hơn nữa cần để ý đến vật tư quấn máy biến áp[separator]
I ) Cấu tạo máy biến áp
+ Thứ 1 : Nó có 1 cuộn dây sơ cấp. Đây là cuộn dây đầu vào
+ Thứ 2 : Cuộn dây sơ cấp. Đây là cuộn dây đầu ra
+ Thứ 3: Lõi sắt hay Ferit.
II ) Tính toán các thông số của máy biến áp
a) Xác định thiết diện thực của lõi sắt (trụ) : So (cm2) Do các lá thép hình chữ E ghép lại có lớp các điện nên do đó ta phải trừ đi cái lớp cách điện đó do đó thì thiết diện thực của lõi sắt sẽ là :
So = k.S
Với S là thiết diện của phần giữa lõi sắt (Vuông hay chữ nhật ):
 S = a.b (cm2)
(Đây là thiết diện tử thông móc vòng xuyên qua các bộ cuộn dây) k= 0.9 đối với lá thép E có bề dầy là 0.35mm k=0.93 đối với lá thép E có bề dầy là 0.5mm k= 0.8 - 0.85 nếu lá thép bị han rỉ và lồi lõm
* Công suất của biến áp theo thiết diện thực:
P = (S0/1.1)2 ==> So = sqrt (P) / 1.1
Thông thường mọi người hay chọn lõi hình vuông hay chữ nhật nên ta có độ rộng của bản :
c = sqrt (So)
Từ đó ta chọn công suất biến áp cần quấn ==> Xác định được kích thước của lõi sắt.
b) Tính số Vòng/Von : nv Cái này ta phải chọn cảm ứng từ B hay từ thông và dựa theo công thức tính sức điện động ta sẽ tính được số vòng/ von
nv = 45 / B.So (V/von)
Hệ số dẫn từ thông lấy trong (35-50). Nhưng theo kinh nghiệm thấy mọi người chọn 45.
B ở đây là cảm ứng từ nó được chọn theo lá thép kĩ thuật điện tùy thuộc vào lường silic trong thép nhưng mà thông thường giá trị B này từ (1T đến 1.2T) và có khi là từ (1.4T - 1.6T)
c) Xác định số vòng dây quấn Để xác định được số vòng dây quấn ta phải biết được điện áp đầu vào và điện áp đầu ra cần lấy.
+ N1 là số vòng dây quấn của cuộn dây sơ cấp + N2 là số vòng dây quấn của con dây thứ cấp + U1 là điện áp đầu vào + U2 là điện áp đầu ra
Theo công thức tính ta sẽ được như sau : N1 = U1.nv N2 = 1.1.U2.nv Giá 1.1 đây là giá trị chênh lệch công suất do tổn thất
d) Tính toán tiết diện của dây quấn thứ cấp và sơ cấp Tiết diện của dây quấn được chọn theo mật độ dòng điện J. Mật độ dòng điện J được chọn phù hợp để phù hợp với điều kiện làm việc và nhiệt độ của dây dẫn trong khoảng cho phép. Tôi có tham khảo 1 số cách chọn mật độ dòng nhiệt J theo công suất + Với J = 4 (A/mm2) - Công suất từ (0 - 50 VA) + Với J = 3.5 (A/mm2) - Công suất từ ( 50 - 100VA) + Với J = 3 (A/mm2) - Công suất từ (100 - 200VA) + Với J = 2.5 (A/mm2) - Công suất từ ( 200 - 250VA) + Với J = 2 (A/mm2) - CÔng suất từ ( 500 - 1000VA) + Với biến áp công suất thấp ta có thể chọn J = 5 - 10 (A/mm2)
Từ đó ta tính được thiết diện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp + Thiết diện dây quấn sơ cấp
s1 = I1/J
+ Thiết diện dây quấn thứ cấp
s2 = I2/J
Các giá trị I1 và I2 ta có thể biết và tính được dựa vào mối quan hệ giữa số vòng dây sơ cấp thứ cấp và điện áp sơ cấp và thứ cấp. Tính nốt đường kính của dây nhờ vào thiết diện của dây : (Do ta chọn dây đồng là hình tròn nên ta tính được như sau ) + Cuộn sơ cấp : d1 = 2.sqrt(s1/3.14) + Cuộn thứ cấp : d2 = 2.sqrt(s2/3.14) Ngoài ra còn chi li cho 1 máy biến áp thì nó còn cả hệ số lấp đầy, tính khuôn đúc...! Như vậy để quấn được biến áp thì chúng ta cần phải biết những thứ trên để quấn được biến áp mong muốn. Do quấn bằng thủ công sẽ không được chặt và nhiều khe hở nên hiệu suất của biến áp sẽ giảm và tổn hao sẽ lớn.
Bài tập: cho 1 MBA có chiều dày xếp tôn là a =5cm; bản rộng b=3cm;điện áp vào 220v; điện áp ra 12v dùng để nạp ác quy xe máy
- bước 1: tính tiết diên có ích của lõi thép=a*b=5*3=15 (cm2)
- bước 2: tính số vòng/vôn:50/15=3.3 vòng
Số vòng cuộn sơ cấp:220*3.3=726 vòng Số vòng cuộn thứ cấp:12*3.3=40 vòng
- bước 3: tính tiết diện dây quÂn:
Công suất của máy biến áp:P=S2/1,44=225/1.44=156w Dòng điện cuộn sơ:i1=p1/u1=156/220=0,7A Công su¸t của quận thứ cấp:P2=P1*0,9=156*0,9=140w Dòng điện thư cấp:I2=P2/U2=140/12=11,7A
bước 4: Tính tiết diện dây quấn :
Dây quấn sơ:căn bậc 2 cua rI1/3,14=0,7/3,14=0,50mm2 Dây quấn thứ cấp:căn bậc 2 của 11,7/3,14=2,0mm
 
Tính toán quấn máy biến áp 1 pha tần số 50Hz
  • Cung Cấp Bởi "Giáp Qb's"
    Kết Quả
    Chương trình tham khảo tính toán các thông số của máy biến áp
    Nguồn : alculator-electric.blogspot.com Tác giả : ngongochuy89@gmail.com
    0

    [Video] Giới thiệu một số loại tụ điện thường gặp


    Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Đây là linh kiện phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã được nghe ở đâu đó. Chẳng hạn như môn học vật lý hay cuộc sống hằng ngày.
    0

    [Video] Nguyên lý hoạt động của tụ điện


    Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Đây là linh kiện phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã được nghe ở đâu đó. Chẳng hạn như môn học vật lý hay cuộc sống hằng ngày.
    0

    Tụ điện là gì? Công dụng và nguyên lý làm việc của tụ điện

    1 - Tụ điện là gì?

    Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong các mạch lọc, mạch dao động và mạch truyền dẫn tín hiệu xoay chiều. Đây là linh kiện phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã được nghe ở đâu đó. Chẳng hạn như môn học vật lý hay cuộc sống hằng ngày.


    Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần nắm rõ những ý chính sau đây:
    + Tụ điện có tên gọi tiếng anh là Capacitor và được viết tắt là chữ "C".
    + Tụ điện là một linh kiện có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện hay tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường.
    + 2 bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi điện môi (dielectric) - là những chất không dẫn điện như giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica...
    + Có nhiều loại tụ điện khác nhau và nó được phân loại dựa trên cấu tạo của tụ điện.
    + Khi 2 bề mặt có sự chênh lệch về điện thế, nó cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Các bề mặt sẽ có điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.
    + Người ta coi tụ điện là một ắc qui mini bởi khả năng lưu trữ năng lượng điện. Tuy nhiên, cấu tạo của tụ điện cũng như nguyên lý làm việc của tụ điện với ắc qui hoàn toàn khách nhau. Hãy xem chi tiết điều này ở phần tiếp theo.
    + Đơn vị của tụ điện là Fara. Cách quy đổi 1 Fara:

    1F = 10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara

    Ký hiệu của tụ điện là gì?


    2 - Cấu tạo của tụ điện

    Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.


    Chi tiết cấu tạo của tụ điện

    Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,...

    Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

    Các loại tụ điện phổ biến:

    - Tụ hóa: là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 0,4700 µF

    - Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF

    - Tụ xoay: Đúng như tên gọi, cấu tạo của tụ điện này giúp nó có thể xoay để đổi giá trị điện dung

    - Tụ Li ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

    Hai bề mặt hay 2 bản cực trong cấu tạo tụ điện có tác dụng cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp của tụ điện. Vậy, thực hư nguyên lý hoạt động của tụ điện là gì?

    3 - Nguyên lý hoạt động của tụ điện


    Nguyên lý hoạt động của tụ điện

    Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng nó không có khả năng sinh ra các điện tích electron. Đây cũng là điểm khác biệt lớn của tụ điện với ắc qui.

    Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là điều cơ bản trong nguyên lý làm việc của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.

    Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

    4 - Công dụng của tụ điện

    Tụ điện có tác dụng gì? Từ những nguyên lý tụ điện trên đây chắc bạn đã phần nào hiểu được những tác dụng của tụ điện rồi chứ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn muốn giải thích công dụng của tụ điện được rõ hơn.

    - Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc qui. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.

    - Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều (điện dung của tụ càng lớn) thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.

    - Hơn nữa, do nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.

    - Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

    Và nhiều hơn nữa những công dụng của tụ điện nữa mà Kocher muốn chia sẻ. Chính vì tác dụng của tụ điện có quá nhiều ưu điểm đến việc lưu trữ và khả năng lọc, phóng nạp nên nó được ứng dụng vào thực tế với rất nhiều công trình.

    5 - Ứng dụng của tụ điện trong thực tế


    Tụ điện trong bếp từ

    Tụ điện dùng để làm gì? Với những công dụng tụ điện trên đây, người ta có thể ứng dụng tụ điện vào thực tế:

    + Ứng dụng của tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.

    + Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuyếch đại được sử dụng

    + Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử

    + Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,...

    + Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng
    + .... và nhiều hơn nữa những tác dụng của tụ điện như xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,...

    Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bếp từ đều được trang bị một tụ điện. Nó không chỉ là một trong năm linh kiện quan trọng nhất trong mỗi thiết bị điện từ. Mà còn là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bo mạch của bếp từ.

    Từ bài viết Tụ điện là gì? Công dụng và nguyên lý làm việc của tụ điện bếp từ mà Kocher đã tổng hợp trên đây. Chúng tôi mong rằng, từ những kiến thức chia sẻ trên đây về tụ điện, tầm quan trọng của linh kiện này trong bếp từ.
    0