Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vệ tinh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vệ tinh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Tập đoàn Nhật Bản sẽ cung cấp vệ tinh quan sát cho Việt Nam

Dự kiến Tập đoàn điện tử NEC của Nhật sẽ cung cấp vệ tinh, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho kỹ sư, nhân viên vận hành


Vệ tinh của NEC phát triển dự định sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023

Tờ Nikkei Asian Review ngày 22.4 đưa tin Tập đoàn điện tử NEC của Nhật Bản vừa đạt thỏa thuận cung cấp vệ tinh cho Việt Nam trị giá 20 tỉ yen (4.384 tỉ đồng).

Dự kiến sẽ sớm được công bố, đây là thỏa thuận đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu vệ tinh quan sát của một công ty Nhật, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho các kỹ sư và nhân viên vận hành tại Việt Nam.
Theo NEC, trạm mặt đất sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội. Toàn bộ dự án ước tính trị giá 50 tỉ yen lấy từ nguồn vốn ODA dưới hình thức vay lãi thấp.

Dự kiến vệ tinh sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023 bằng tên lửa Epsilon của Tập đoàn hàng không IHI (Nhật). Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết thời điểm phóng có thể sẽ dời lại nếu dịch Covid-19 kéo dài gây trở ngại cho các kỹ sư Nhật và Việt Nam triển khai dự án.


NEC tập trung vào lĩnh vực phát triển và vận hành các tàu vũ trụ khoa học cỡ nhỏ như tàu thám hiểm thiên thạch Hayabusa-2

Các chuyên gia cho rằng NEC đang muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài do ngân sách trong lĩnh vực không gian tại Nhật ít tăng trưởng, trong khi Việt Nam là đối tác chiến lược.

Vệ tinh sẽ được giao cho Việt Nam nặng 570 kg và sẽ được đưa lên quỹ đạo tầm thấp ở độ cao khoảng 500 km nhằm quan sát tác động của biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ công tác ứng phó với thảm họa thiên nhiên.

Thỏa thuận về cung cấp vệ tinh trên đánh dấu bước phát triển mới của NEC, tập đoàn thiết bị viễn thông và nhà thầu quốc phòng có bề dày 120 năm hoạt động. Lĩnh vực không gian chiếm khoảng 2% trong doanh thu 3.000 tỉ yen hằng năm của NEC.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tap-doan-nhat-ban-se-cung-cap-ve-tinh-quan-sat-cho-viet-nam-1214403.html
0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon vào cuối năm 2018

Vệ tinh Micro Dragon đã chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát Trái đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50cm. Sau khi phóng lên vũ trụ, Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Đồng thời, phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển. Vệ tinh Micro Dragon cũng sẽ thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên Trái đất.


Dự án vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
0

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Vệ tinh F-1 đã được đưa vào không gian

21/7/12- Sáng nay tên lửa đẩy đã đưa phi thuyền của Nhật Bản lên quỹ đạo trái đất, mang theo vệ tinh của FPT, đánh dấu lần đầu tiên một vệ tinh do Việt Nam sản xuất lên vũ trụ.


Vệ tinh F-1 của tập đoàn FPT đã bay lên quỹ đạo sáng nay. Ảnh: Trọng Thư.

Vụ phóng phi thuyền HTV-3 diễn ra lúc 9h06 tại Nhật Bản khi mây xuất hiện khá nhiều trên bầu trời. Tên lửa đẩy, có khối lượng 560 tấn, bay theo hướng đông nam, nghĩa là nó hướng ra phía biển của Nhật Bản. Toàn bộ quá trình phóng diễn ra trong khoảng 15 phút. Sau khoảng thời gian đó, bồn chứa nguyên liệu rắn của tên lửa tách ra và tên lửa đạt vận tốc 3.615 km/giây.

Vào lúc 9h13, tên lửa đạt độ cao 200 km. Tới 9h21, tàu HTV-3 tách thành công khỏi tên lửa và tự bay bằng động cơ của nó, đồng nghĩa với việc chuyến bay của vệ tinh F-1 diễn ra thuận lợi.

Phi thuyền vận tải chở 5 tấn hàng hóa, bao gồm vệ tinh F-1, sẽ cập Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Từ đây, các nhà du hành sẽ điều khiển cánh tay máy thả F-1 cùng các vệ tinh nhỏ khác vào không trung.

Vệ tinh của FPT có hình dáng một khối lập phương cạnh 10 cm và nặng 1 kg, do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

VNE
0

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Việt Nam vay 129 triệu USD mua vệ tinh thứ 3

27/6/12- Theo hãng tin Reuters, Nhà Trắng ngày hôm qua cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ mở rộng khoản cho vay 125,9 triệu USD cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để mua một vệ tinh viễn thông và truyền hình do Mỹ sản xuất.


Cả hai vệ tinh của Việt Nam đến nay đều do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.

Người phát ngôn của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ, Phil Cogan cho biết khoản vay cần được Tổng thống phê chuẩn bởi Việt Nam là nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, chứ không phải do tính chất nhạy cảm đặc thù của các công nghệ liên quan.

Theo ông Cogan, luật pháp Mỹ yêu cầu phê chuẩn của Tổng thống do các khoản cho vay trên 50 triệu USD của Ngân hàng Xuất nhập khẩu tới các nước xã hội chủ nghĩa là có liên quan tới lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đồng thời, dự kiến chào bán cũng phải trình Quốc hội xem xét phê duyệt trong vòng 35 ngày, sau đó Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ sẽ thông qua.

Tháng trước, VNPT đã phóng thành công vệ tinh viễn thông thứ hai. Cả hai vệ tinh của Việt Nam đến nay đều do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.

Theo VNPT, vốn đầu tư cho Vinasat-2 khoảng 280 triệu USD, trong khi Vinasat-1 là 200 triệu USD. Với Vinasat-2, chỉ có 20% vốn là từ ngân sách của VNPT, 80% còn lại là vốn vay từ ngân hàng đầu tư phát triển và vay thương mại (60%).

Sau khi phóng thành công vệ tinh Vinasat-2, VNPT cho biết dự kiến đến khoảng năm 2015 Tập đoàn này sẽ tiếp tục phóng vệ tinh thứ 3.

Genk.vn
0

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Mỹ phê chuẩn thỏa thuận bán vệ tinh cho Việt Nam

Ngày 25/6, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn cho Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ (EXIM Bank) mở rộng khoản cho vay đến 125,9 triệu USD cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để mua một vệ tinh viễn thông và truyền hình do Mỹ chế tạo.


Phóng vệ tinh Vinasat-2 (Nguồn: arianespace.com).

Phát ngôn viên của EXIM Bank Phil Cogan cho biết việc phê chuẩn là cần thiết. Ông Cogan cho biết theo luật pháp Mỹ, Kế hoạch bán vệ tinh cho VNPT này còn phải trình lên Quốc hội xem xét trong 35 ngày trước khi được hội đồng quản trị của EXIM Bank thông qua.

Theo Reuters, chỉ thị của Tổng thống Obama không nêu tên của đơn vị bán vệ tinh và ông Cogan nói rằng ông vẫn đang xem xét liệu có thể cung cấp tên của công ty bán vệ tinh này hay không.

Ông cho hay: "Chúng tôi hy vọng đây sẽ là sự khởi đầu cho hàng loạt các thỏa thuận từ phía Việt Nam."

Theo ông Cogan, Việt Nam, quốc gia đang tăng trưởng nhanh và đông dân ở Đông Nam Á, có "các nhu cầu khổng lồ về cơ sở hạ tầng", từ lĩnh vực năng lượng tái tạo cho đến đường cao tốc, sân bay hay viễn thông.

http://vtc.vn/311-338428/quoc-te/my-phe-chuan-thoa-thuan-ban-ve-tinh-cho-viet-nam.htm
0

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Mô phỏng vệ tinh F-1 trong không gian

22/6/12- Trong nhiệm vụ dài ngày trên Trạm Vũ trụ quốc tế sắp tới, Phi hành gia Akihiko Hoshide (JAXA) sẽ thực hiện nhiệm vụ phóng vệ tinh nhỏ ra ngoài quỹ đạo với thiết bị J-SSOD.



Các vệ tinh nhỏ được phóng lên lần này bao gồm F-1( do Phòng nghiên cứu không gian - FSpace, Viện Nghiên cứu công nghệ FPT thuộc ĐH FPT, Việt Nam chế tạo), RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat được lắp ghép với với tàu vận tải Kounotori (HTV-3). Tàu HTV-3 sẽ phóng lên quỹ đạo từ trung tâm Tanegashima trên tên lửa đẩy HII-B dự kiến ngày 21/7. Sau khi được phóng lên quỹ đạo, tàu HTV-3 sẽ tách khỏi tên lửa đẩy HII-B thiết lập kênh liên lạc với trạm điều khiển mặt đất và tiến về phía Trạm vụ trũ quốc tế.

Theo VNE

0

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Kế hoạch phóng vệ tinh F-1, Việt Nam sản xuất

11/6/12- Hiện tại, công việc đánh giá độ an toàn bay (flight safety review) của F-1 đã sắp kết thúc, nhóm FSpace cùng với đối tác công ty NanoRacks đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật bên phía tên lửa đẩy đưa ra. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, cuối tháng 6 này F-1 sẽ được chuyển sang Nhật, cùng với 4 vệ tinh nhỏ đi cùng khác (RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat) sẽ được lắp ghép lên tàu vận tải HTV-3/tên lửa đẩy HII-B của Cơ quan không gian Nhật Bản JAXA để chuẩn bị phóng.

Thời điểm phóng dự kiến: 21/7/2012

Địa điểm phóng: bãi phóng Tanegashima, Nhật Bản



Vệ tinh F-1





0