Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học - Công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa học - Công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

10 loại trái cây hàng đầu chống ung thư

VOV.VN - Rất nhiều loại trái cây mang lại tác dụng bất ngờ cho sức khỏe bạn như cà chua, cam, táo, các loại quả mọng...


Các loại quả mọng: Dâu tây, quả việt quất… giàu chất chống oxy hóa và có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, những loại quả mọng chứa ít đường so với các loại trái cây khác nên sẽ tốt cho sức khỏe hơn.


Cà chua: Chứa lycopene và các thành phần chống ung thư khác, cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.


Cam: Những loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin và chất xơ. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, cam còn được biết đến là loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan.


Táo: Chứa hợp chất flavonoid, táo có tác dụng chống ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để phòng bệnh hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường.


Quả bơ: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng đáng kinh ngạc của quả bơ trong việc phòng ngừa một số căn bệnh đáng sợ như ung thư và bệnh tiêu hóa.


Chuối: Bên cạnh tác dụng ổn định lượng đường huyết, chuối còn giàu kali và magie - hai khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.


Nho: Đây cũng là một trong những loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Nho chứa resveratrol - một hợp chất quan trọng có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.


Xoài: Nếu ăn một lượng vừa phải, hợp chất lutein và zeaxanthin trong xoài sẽ có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.


Lựu: Giàu tannin. lựu là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lựu còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư máu.


Đu đủ: Giàu vitamin A, B và E, đu đủ có tác dụng điều hòa huyết áp cũng như đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại trái cây chống ung thư tuyệt vời./.

Theo VOV.VN
0

10 loại trái cây hàng đầu chống ung thư

VOV.VN - Rất nhiều loại trái cây mang lại tác dụng bất ngờ cho sức khỏe bạn như cà chua, cam, táo, các loại quả mọng...


Các loại quả mọng: Dâu tây, quả việt quất… giàu chất chống oxy hóa và có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, những loại quả mọng chứa ít đường so với các loại trái cây khác nên sẽ tốt cho sức khỏe hơn.


Cà chua: Chứa lycopene và các thành phần chống ung thư khác, cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.


Cam: Những loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin và chất xơ. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, cam còn được biết đến là loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan.


Táo: Chứa hợp chất flavonoid, táo có tác dụng chống ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để phòng bệnh hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường.


Quả bơ: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng đáng kinh ngạc của quả bơ trong việc phòng ngừa một số căn bệnh đáng sợ như ung thư và bệnh tiêu hóa.


Chuối: Bên cạnh tác dụng ổn định lượng đường huyết, chuối còn giàu kali và magie - hai khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.


Nho: Đây cũng là một trong những loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Nho chứa resveratrol - một hợp chất quan trọng có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.


Xoài: Nếu ăn một lượng vừa phải, hợp chất lutein và zeaxanthin trong xoài sẽ có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.


Lựu: Giàu tannin. lựu là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lựu còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư máu.


Đu đủ: Giàu vitamin A, B và E, đu đủ có tác dụng điều hòa huyết áp cũng như đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại trái cây chống ung thư tuyệt vời./.

Theo VOV.VN
0

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Não người có thể đoán trước tương lai

Con người sở hữu hai “đồng hồ” nội tại, trang bị cho họ năng lực đoán được tương lai tức thời, và từ đó có thể kịp thời phản ứng trước những sự việc trong vài phần nghìn của giây.


Đó là thời khắc bạn rồ ga ngay trước khi đèn giao thông đổi màu, hoặc khi nào cần phải bắt đầu hát đoạn kế tiếp của bài nhạc yêu thích trước khi nốt nhạc đầu tiên vang lên. Nếu chú ý suy ngẫm, dường như cơ thể bạn biết trước nhiều chuyện và luôn phản ứng sớm hơn một bước.

Theo các chuyên gia của Đại học California tại Berkeley (California, Mỹ), điều này xảy ra do não bộ của con người đang cùng lúc chạy hai “đồng hồ” sinh học. Trong đó, một “đồng hồ” dựa trên những kinh nghiệm được rút tỉa trong quá khứ, và cái thứ hai phụ thuộc vào nhịp sinh học. Khi gộp lại, cả hai đóng vai trò then chốt cho phép chúng ta có thể di chuyển trong thế giới này.

Kết quả nghiên cứu của Đại học California tại Berkeley cho thấy các mạng lưới thần kinh hỗ trợ hoạt động của bộ đôi đồng hồ được phân chia giữa hai bộ phận khác nhau của não, tùy thuộc vào việc bạn đang làm vào thời điểm cụ thể.

“Dù đó là hoạt động thể thao, âm nhạc, hoặc chỉ đơn thuần là quan sát sự vật xung quanh, báo cáo cho thấy (khả năng đoán trước tương lai) vẫn tồn tại theo hai phương thức khác biệt giúp con người đưa ra dự đoán tức thời và năng lực này tùy thuộc vào những vùng khác nhau của bộ não”, theo tác giả Assaf Breska.

Phát hiện mới, được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences journal, cũng cung cấp một khía cạnh mới về cách thức con người nhanh chóng tính toán họ sẽ phải phản ứng như thế nào trong một hoàn cảnh nào đó.

“Cùng với nhau, những hệ thống não trên cho phép con người chúng ta không chỉ tồn tại vào thời khắc này, mà còn tích cực tham gia vào tương lai”, một tác giả khác là tiến sĩ Richard Ivry nhận định.

Để tìm ra sự khác biệt, hai chuyên gia Breska và Ivry đã nghiên cứu khả năng biết trước của người bình thường và người mắc chứng Parkinson cũng như thoái hóa tiểu não.

Họ liên kết một “đồng hồ” với hạch nền (chỉ nhân nằm sâu trong hai bán cầu não) và “đồng hồ” còn lại với tiểu não. Cả hạch nền và tiểu não đều là những khu vực chủ chốt của não có chức năng điều hòa chuyển động và nhận thức.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, các chuyên gia Mỹ phát hiện nếu một trong hai “đồng hồ” vì vấn đề gì đó không được bật lên, “đồng hồ” thứ hai lập tức thế chỗ.

Phát hiện trên mở ra một hướng tiếp cận mới cho những bệnh nhân Parkinson và thoái hóa tiểu não. Theo đó, các chuyên gia có thể điều chỉnh lại môi trường xung quanh để giúp người bệnh tương tác được với thế giới bên ngoài dù bộ não của họ gặp trục trặc.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-nghe/nao-nguoi-co-the-doan-truoc-tuong-lai-1026535.html
0

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Khí hậu như thời cổ đại trên Trái đất có thể sẽ được đánh thức lại

Những bằng chứng cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang đến gần điểm bùng phát trong thế kỷ này có thể đánh thức lại một kiểu khí hậu cổ đại tương tự như El Nino từng xảy ra ở Ấn Độ Dương.

Nếu vượt qua mức giới hạn, lũ lụt, bão và hạn hán có khả năng trở nên tồi tệ hơn và trở nên thường xuyên hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia.


Các mô phỏng trên máy tính về biến đổi khí hậu trong nửa sau của thế kỷ cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể làm xáo trộn nhiệt độ bề mặt của Ấn Độ Dương, khiến chúng tăng và giảm từ năm này sang năm khác mạnh hơn nhiều so với hiện nay. Mô hình rất giống với El Nino, một hiện tượng khí hậu xảy ra ở Thái Bình Dương và ảnh hưởng đến thời tiết trên toàn cầu.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc tăng hoặc giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ vài độ sẽ khiến Ấn Độ Dương hoạt động giống hệt như các đại dương nhiệt đới khác với nhiệt độ bề mặt đồng đều ít hơn trên đường xích đạo, khí hậu thay đổi hơn và với El Nino của riêng nó”, Pedro DiNezio, một nhà khoa học khí hậu tại Viện Vật lý địa cầu thuộc Đại học Texas cho biết.

Theo nghiên cứu, nếu xu hướng ấm lên hiện nay tiếp tục, hiện tượng El Nino xảy ra ở Ấn Độ Dương có thể xuất hiện sớm nhất là vào năm 2050. Kết quả công bố được xây dựng dựa trên một báo cáo năm 2019 bởi nhiều tác giả đã tìm thấy bằng chứng về một El Nino ở Ấn Độ Dương ẩn giấu trong vỏ của sinh vật biển siêu nhỏ, được gọi là forams, sống cách đây 21.000, thời kỳ đỉnh cao của Kỷ Băng hà cuối cùng khi Trái đất lạnh hơn nhiều.

Để chỉ ra liệu một El Nino Ấn Độ Dương có thể xảy ra trong một thế giới nóng lên hay không, các nhà khoa học đã phân tích các mô phỏng khí hậu, phân nhóm chúng theo mức độ phù hợp với các quan sát ngày nay. Khi các xu hướng nóng lên toàn cầu được đưa vào, các mô phỏng chính xác nhất là những mô phỏng cho thấy El Nino Ấn Độ Dương nổi lên vào năm 2100.

Kaustubh Thirumalai, người đứng đầu nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng về một Kỷ Băng hà của Ấn Độ Dương do El Nino cho rằng điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến gió và dòng chảy đại dương ở Ấn Độ Dương trong quá khứ giống như cách mà sự nóng lên toàn cầu ảnh đang hưởng trong các mô phỏng.

"Điều này có nghĩa là Ấn Độ Dương ngày nay trên thực tế có thể bất thường", Thirumalai, trợ lý Giáo sư tại Đại học Arizona, nói.

Ấn Độ Dương ngày nay đang trải qua những đợt biến đổi khí hậu rất nhẹ hàng năm vì những cơn gió thổi nhẹ từ tây sang đông, giữ cho điều kiện đại dương ổn định. Theo các mô phỏng, sự nóng lên toàn cầu có thể đảo ngược hướng của những cơn gió này, làm mất ổn định đại dương và khiến khí hậu biến thành sự nóng lên và làm mát giống như hiện tượng khí hậu El Nino và La Nina ở Thái Bình Dương. Kết quả là các thái cực khí hậu mới trên toàn khu vực, bao gồm cả sự gián đoạn của gió mùa trên Đông Phi và Châu Á.

Thirumalai nói rằng sự phá vỡ các cơn gió mùa sẽ là mối quan tâm đáng kể đối với dân số phụ thuộc vào những cơn mưa hàng năm thường xuyên để trồng trọt.

Trong khi đó đối với Michael McPhaden, một nhà hải dương học vật lý tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, người tiên phong nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu nhiệt đới, báo cáo nhấn mạnh tiềm năng về sự thay đổi khí hậu do con người điều khiển có thể ảnh hưởng không đồng đều đến các quần thể dễ bị tổn thương.

"Nếu phát thải khí nhà kính tiếp tục theo xu hướng hiện tại, vào cuối thế kỷ các sự kiện khí hậu cực đoan sẽ tấn công các quốc gia xung quanh Ấn Độ Dương, như Indonesia, Úc và Đông Phi với cường độ ngày càng tăng. Nhiều quốc gia đang phát triển trong khu vực này có nguy cơ cao đối với các loại sự kiện cực đoan này”, Michael McPhaden nhấn mạnh.

Theo dantri.com.v
0

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Phóng viên BBC sốc khi tận mắt nhìn thấy UFO


Một nhà báo của hãng thông tấn BBC cho biết anh đã bị sốc sau khi nhìn thấy một vật thể bay không xác định (UFO) trên một cánh đồng khi anh đang lái xe tới cơ quan vào buổi sáng sớm.

Phóng viên thể thao uy tín của hãng thông tấn BBC, Mike Sewell tiết lộ anh đã nhìn thấy một vật thể bay có hình chiếc đĩa khi anh đang lái xe ở vùng ngoại ô London vào lúc 4h15. UFO bay trên một cánh đồng gần đường giao thông. Tuy nhiên cảnh sát khu vực cho biết họ không nhận được thông tin nào về sự xuất hiện của UFO.

Trả lời phỏng vấn trên kênh phát thanh Radio Five Live của BBC, phóng viên Mike Sewell đã miêu tả lại khoảnh khắc anh tận mắt chứng kiến UFO bay cách ô tô của anh chỉ vài trăm mét.

“Khi tôi đang lái xe dọc vùng ngoại ô London cánh sân bay Stansted khoảng 20 – 30 km, vào lúc 4h15, tôi đã nhìn thấy một vệt sáng lớn trên bầu trời và đang bay thấp dần xuống cánh đồng. Đó không phải là một máy bay và cũng không phải là một chiếc trực thăng”, anh Mike Sewell kể lại.

“Tôi cảm thấy vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy vật thể bay lạ này. Nó phát ra những chùm tia ánh sáng ở xung quanh. Nó đã hạ cánh xuống cánh đồng và bay vòng tròn ở đó. Tôi vẫn tiếp tục lái xe và mất dấu vật thể lạ sau 2-3 phút.”

Timothy Good, chuyên gia về UFO, cho biết: “Tôi đoán rằng một số người khác cũng sẽ nhìn thấy vật thể bay lạ này như anh Mike Sewell. Tôi cũng ước mình cũng có thể tận mắt chứng kiến. Đó có thể là du thuyền của người ngoài hành tinh, nhưng cũng có thể là một máy bay bí mật của quân đội Mỹ và Anh.”

04/08/2011 Theo Bee (The Sun)

Nguồn: https://khoahoc.tv/phong-vien-bbc-soc-khi-tan-mat-nhin-thay-ufo-34266
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Hệ Mặt Trời đã từng có nền văn minh khác ngoài Trái Đất?

Một trong những câu hỏi mở về sinh học vũ trụ là liệu có sự sống ở đâu đó trong hệ mặt trời nữa không?


Hai nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Avi Loeb ở Trường đại học Harvard và ông Jason Wright ở Trường đại học bang Pennsylvania đều tìm cách trả lời câu hỏi này.

Ông Loeb cho rằng những cổ vật công nghệ từ những nền văn minh đến từ bên ngoài hệ mặt trời có thể tồn tại đâu đó trên Mặt Trăng đủ nhiều để nói lên rằng “chúng tôi tồn tại”.

Ông Wright, một thành viên của Trung tâm các Ngoại hành tinh và Thế giới có sự sống, đã tiến hành nghiên cứu và nhận định một loài sinh vật có trình độ công nghệ đã tồn tại trong hệ mặt trời trước khi loài người xuất hiện trên Trái Đất.

Năm 2016, ông đã tập hợp và trình bày nghiên cứu của mình nói về nguồn gốc và địa điểm những “kỹ thuật tín hiệu” của một nền văn minh như vậy, trong khi các nhà thiên văn học khác tìm kiếm ánh sáng từ các vật thể trong vành đai Kuiper “có thể là đèn hiệu cho biết sự tồn tại của các công nghệ ngoài trái đất, hay chính là các nền văn minh khác ngoài Trái Đất.”

Nguồn gốc và địa điểm của những kỹ thuật tín hiệu của một sinh vật có trình độ công nghệ có thể đã từng xuất hiện trên chính Trái Đất thời cổ đại hoặc trên một hành tinh nào khác, như trên sao Kim trước khi nó là hành tinh khí nhà kính như ngày nay hoặc trên sao Hỏa khi nó còn có nước.

Trong trường hợp sao Kim, sự xuất hiện của khí nhà kính và biến đổi bề mặt có thể đã xóa sạch mọi bằng chứng của sự tồn tại của nền văn minh đó trên bề mặt hành tinh này. Trong trường hợp của Trái Đất, sự bào mòn và sau đó là kiến tạo địa tầng có thể cũng đã xóa đi hầu hết các bằng chứng nếu loài sinh vật đó đã sống cách đây 1 tỷ năm.

Những kỹ thuật tín hiệu bản địa còn lại có thể đã vô cùng xưa cũ, khiến cho việc tìm kiếm địa điểm tồn tại của chúng trở nên rất khó khăn nếu chúng có còn lại ở bên dưới lớp bề mặt của sao Hỏa và Mặt Trăng hoặc nơi nào khác trong hệ mặt trời.

Ông Wright quả quyết rằng “câu trả lời hiển nhiên nhất là biến cố địa chất mà truyền thuyết gọi là cơn Đại hồng thủy, cho dù nó là một sự kiện của thiên nhiên, như là một vụ va chạm thiên thạch ở cấp độ hủy diệt, hay sự kiện tự thân như là thảm họa khí hậu toàn cầu đi nữa.

Trong trường hợp đó là một loài sinh vật du hành không gian từ bên ngoài đến định cư trong hệ mặt trời thì sự kiện biến cố đó chỉ vĩnh viễn xóa sổ loài sinh vật này nếu có rất nhiều thảm họa ở khắp hệ mặt trời diễn ra liên tục gần như cùng một lúc (một loạt các sao chổi hoặc chiến tranh giữa các hành tinh), hoặc nếu việc định cư đó không đủ thỏa mãn cho loài sinh vật này.

Một khả năng khác là đã có một vụ nổ tia gamma hay siêu tân tinh gây ra thảm họa trong toàn bộ hệ mặt trời.

Từ quan điểm khoa học thuần túy, ông Wright cho rằng đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý khi đặt vấn đề liệu sự sống có thể đã hay đang tồn tại ở nơi nào khác trong Hệ Mặt Trời hay không.

Trong một bài báo khoa học năm 2019, nhà vật lý thiên văn học Loeb cùng đồng nghiệp đã trả lời câu hỏi này một cách chắc chắn rằng “có”. Các tác giả nói đến việc tìm kiếm trên bề mặt Mặt Trăng các vật thể liên sao qua thời gian có thể đã đem đến đây những mầm sống từ những môi trường có sự sống khác trong vũ trụ.

Trong bài “Mặt Trăng là lưới đánh bắt sự sống ngoài Trái Đất”, ông viết “việc Mặt Trăng không có khí quyển đảm bảo cho những người đưa tin này chạm được đến bề mặt Mặt Trăng mà không hề bị cháy.

Bên cạnh đó, Mặt Trăng không có hoạt động địa chất chứng tỏ những bằng chứng trên bề mặt sẽ được bảo tồn mà không bị pha trộn với vật chất nằm sâu bên dưới. Như một hộp thư tự nhiên, bề mặt Mặt Trăng thu thập tất cả những vật thể rơi xuống trong vài tỷ năm về trước. Phần lớn những “lá thư” này đến từ bên trong hệ mặt trời”.

Phạm Hường

Theo Daily Galaxy


Link gốc: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/he-mat-troi-da-tung-co-nen-van-minh-khac-ngoai-trai-dat-20200504000733905.htm
0

Tổng thống Donald Trump đặt cược vào nền tảng internet lượng tử

Trong yêu cầu ngân sách năm 2021, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định dành 237 triệu USD kinh phí để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thông tin lượng tử.

Cấu trúc bên trong một nguyên mẫu máy tính lượng tử do IBM phát triển


Trong những năm 1960, chính phủ Mỹ đã tài trợ cho một loạt thí nghiệm phát triển các kỹ thuật đưa thông tin từ máy tính này sang máy tính khác.

Ban đầu, sự kết nối xuất hiện từ thiết bị trong các phòng thí nghiệm đơn lẻ, sau đó các phòng thí nghiệm lân cận đã hình thành nên những liên kết với nhau.

Không bao lâu, mạng lưới kết nối này đã nở rộ giữa các tổ chức nghiên cứu khắp cả nước, thiết lập nguồn gốc của điều mà chúng ta gọi là internet và biến đổi mãi mãi cách mọi người sử dụng thông tin.

Giờ đây, 60 năm sau, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đang đặt mục tiêu làm lại hành trình kỳ diệu này một lần nữa.

Theo CNBC, trong yêu cầu ngân sách năm 2021 đang được Quốc hội Mỹ xem xét, chính quyền ông Trump đã đề xuất cắt giảm tổng chi phí nghiên cứu khoa học gần 10%, nhưng lại tăng chi tiêu cho khoa học thông tin lượng tử khoảng 20%, lên tới 237 triệu USD, trong đó, DOE đã yêu cầu 25 triệu USD để đẩy nhanh sự phát triển của internet lượng tử.

Mạng lưới internet lượng tử được xây dựng sẽ thúc đẩy hành vi phản trực giác của các hạt tự nhiên để vận dụng và chia sẻ thông tin theo những cách hoàn toàn mới.

Với đề xuất ngân sách năm 2021, chính quyền ông Trump đang cố gắng đẩy mạnh nỗ lực nghiên cứu lượng tử, vì không chỉ có Mỹ mà nhiều nước khác hiện cũng theo đuổi lĩnh vực này.

Khoa học đằng sau mạng internet lượng tử

Trong khi lưu lượng truy cập internet hiện đại kết nối trực tiếp giữa các máy tính cổ điển, điện thoại thông minh, máy tính bảng, loa hoặc bộ điều nhiệt, internet lượng tử về cơ bản sẽ mang một đơn vị thông tin khác được gọi là bit lượng tử hoặc qubit.

Qubit đại diện cho một ngôn ngữ khác hoàn toàn, một ngôn ngữ dựa trên hành vi của các nguyên tử, electron, các hạt tự nhiên khác và các vật thể bị chi phối bởi những quy tắc bất thường của cơ học lượng tử.

Các đối tượng này luôn “trôi chảy” tự do và khó nắm bắt hơn nhiều so với đối tác của chúng trong điện toán cổ điển.

Ví dụ, một nam châm ổ đĩa cứng luôn luôn hướng lên hoặc hướng xuống, nhưng không ai có thể biết được hướng đi của electron cho đến khi đo lường.

Các hạt lượng tử cũng có thể được kéo lại với nhau trong một mối quan hệ gọi là rối lượng tử (entanglement).

Các cặp hạt rối lượng tử chia sẻ liên kết mật thiết giống như mối quan hệ giữa hai mặt của một đồng xu, nhưng khác ở chỗ chúng có thể di chuyển ra xa nhau và vẫn duy trì kết nối.

Các nhà khoa học phát triển internet lượng tử

Khoa học thông tin lượng tử hứa hẹn kết hợp các hiện tượng với nhau theo một cách mới, phong phú hơn trong xử lý thông tin, tương tự như việc chuyển từ đồ họa 2D sang 3D.

Ví dụ, các thiết bị lượng tử thông thạo ngôn ngữ của tự nhiên có thể giúp các nhà khoa học thiết kế vật liệu và thuốc bằng cách mô phỏng cấu trúc nguyên tử mà không cần phải kiểm tra tính chất của chúng trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, vẫn còn cần đến hàng năm, thậm chí hàng thập niên để những điều kỳ diệu như vậy diễn ra.

Song, giống như những năm 1960, Bộ Năng lượng Mỹ giờ đây lại gieo hạt giống mới cho mạng lưới internet tương lai tại các phòng thí nghiệm quốc gia.

Ngầm trong lòng đất vùng ngoại ô phía tây bang Chicago là cáp quang dài 52 dặm (hơn 83 km) mở rộng ra hai phòng thí nghiệm bắt nguồn từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne. Đầu năm nay, David Awschalom, kỹ sư lượng tử tại Đại học Chicago, đã giám sát hệ thống thử nghiệm thành công đầu tiên.

“Chúng tôi đã tạo ra những trạng thái rối lượng tử của ánh sáng và cố gắng dùng nó như phương tiện để kiểm tra cách rối lượng tử hoạt động trong thế giới thực, bên dưới các tuyến đường ở Illinois, chứ không phải chỉ ở trong phòng thí nghiệm”.

Thí nghiệm tương tự cũng đang được tiến hành tại Bờ Đông nước Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu đã gửi photon rối lượng tử trên cáp quang kết nối Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven ở New York với Đại học Stony Brook, một khoảng cách khoảng 11 dặm. Các nhà khoa học ở Brookhaven cũng đang thử nghiệm sự truyền không dây của các photon rối lượng tử với khoảng cách tương tự trong không khí.

Việc gửi và nhận các photon rối lượng tử như vậy tương đương với các bộ định tuyến lượng tử, và bước tiếp theo các nhà nghiên cứu cần là một ổ cứng lượng tử để lưu giữ thông tin được trao đổi. Khi các photon mang thông tin từ mạng lưới kết nối, bộ nhớ lượng tử sẽ lưu trữ các qubit đó dưới dạng nguyên tử rối lượng tử, giống như cách ổ cứng hiện tại đang dùng nam châm lật để giữ bit.

Ông Awschalom hy vọng Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne và Đại học Chicago sẽ cùng phát triển bộ nhớ lượng tử trong mùa hè này, đồng thời trong khoảng thời gian đó mở rộng mạng lưới sang một điểm nút khác, đưa Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi ở vùng lân cận vào thế giới lượng tử, kéo dài khoảng cách ra 100 dặm.

Tuy nhiên, trước khi các nhà nghiên cứu mở rộng mạng lưới lớn hơn nữa, họ sẽ cần phát minh ra bộ lặp lượng tử, một loại thiết bị giúp tăng tín hiệu bị suy yếu cho hành trình dài 100 dặm. Và các nhà nghiên cứu hiện cũng đã có một số bộ lặp lượng tử nguyên mẫu đang chạy. “Tuy nó chưa đủ tốt, nhưng chúng tôi đã học được rất nhiều”, kỹ sư Awschalom nói.

Nếu Quốc hội Mỹ phê chuẩn yêu cầu ngân sách dành cho khoa học thông tin lượng tử theo yêu cầu của chính quyền ông Trump, thì tương lai một ngày nào đó mạng lưới internet lượng tử đi từ các phòng thí nghiệm lan rộng khắp cả nước sẽ thành hiện thực.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cong-nghe/tong-thong-donald-trump-dat-cuoc-vao-nen-tang-internet-luong-tu-1217156.html
0

Nhiếp ảnh gia tạo ra ống kính có thể ‘nhìn xuyên’ vật được chụp

Bạn cũng có thể chế tạo được nó tại nhà nếu có đủ thành phần!

Kỹ sư và Youtuber Ben Krasnow tại trang Applied Science mới đây đã đăng tải một video thú vị, giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ (Hypercentric) có khả năng nhìn xuyên thấu sự vật được chụp, cũng như hướng dẫn cách mà mọi người có thể chế tạo nó tại nhà.


Bức ảnh được chụp từ kính siêu văn, mặc dù 2 con cờ có kích thước bằng nhau nhưng ta thấy được chiếc phía sau xuyên qua chiếc được đặt trước

Anh giải thích: “Ống kính siêu văn hoạt động rất khác với những loại ống kính thông thường và thậm chí cả mắt nhìn của con người. Chúng có ‘góc nhìn âm’ giúp tạo ra những bức ảnh rất lạ thường.”


Giải thích một cách đơn giản hơn, những sự vật được đặt ở xa ống kính lại lớn hơn so với những sự vật ở gần, trái với luật góc nhìn trong vật lý thông thường. Chính vì vậy mà nếu đặt 2 sự vật có kích thước bằng nhau song song với ống kính, thì vật ở xa lại hiện ra to hơn vật ở trước, từ đó ta như ‘nhìn xuyên thấu’ được sự vật đặt ở trước.

Để làm được một ống kính siêu văn, ta sẽ cần một ống kính ‘phễu’ tiêu cự 200mm, một ống bê tông dài và một chút kiên nhẫn. Khi đặt máy ảnh phía sau ống kính, càng di chuyển máy ảnh ra xa thì ta sẽ càng tạo ra ‘góc nhìn âm’ lớn, càng khiến cho những vật ở xa trở nên lớn hơn. Nếu như ống muốn làm một ống kính ‘cỡ đại’, thì ta cũng có thể thử nghiệm chế tạo bằng các ống macro loại nhỏ. Nhưng theo anh Krasnow thì kết quả sẽ không được mỹ mãn như trong video vì đường kính của những loại ống kính khác quá nhỏ.
Giải thích về ống kính ‘Siêu văn’ (Hypercentric) có thể nhìn xuyên sự vật và những bước chế tạo

Theo GenK
0

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Tập đoàn Nhật Bản sẽ cung cấp vệ tinh quan sát cho Việt Nam

Dự kiến Tập đoàn điện tử NEC của Nhật sẽ cung cấp vệ tinh, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho kỹ sư, nhân viên vận hành


Vệ tinh của NEC phát triển dự định sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023

Tờ Nikkei Asian Review ngày 22.4 đưa tin Tập đoàn điện tử NEC của Nhật Bản vừa đạt thỏa thuận cung cấp vệ tinh cho Việt Nam trị giá 20 tỉ yen (4.384 tỉ đồng).

Dự kiến sẽ sớm được công bố, đây là thỏa thuận đầu tiên trong lĩnh vực xuất khẩu vệ tinh quan sát của một công ty Nhật, bao gồm cả chi phí phóng, thiết bị mặt đất và tập huấn cho các kỹ sư và nhân viên vận hành tại Việt Nam.
Theo NEC, trạm mặt đất sẽ được xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội. Toàn bộ dự án ước tính trị giá 50 tỉ yen lấy từ nguồn vốn ODA dưới hình thức vay lãi thấp.

Dự kiến vệ tinh sẽ được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023 bằng tên lửa Epsilon của Tập đoàn hàng không IHI (Nhật). Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết thời điểm phóng có thể sẽ dời lại nếu dịch Covid-19 kéo dài gây trở ngại cho các kỹ sư Nhật và Việt Nam triển khai dự án.


NEC tập trung vào lĩnh vực phát triển và vận hành các tàu vũ trụ khoa học cỡ nhỏ như tàu thám hiểm thiên thạch Hayabusa-2

Các chuyên gia cho rằng NEC đang muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài do ngân sách trong lĩnh vực không gian tại Nhật ít tăng trưởng, trong khi Việt Nam là đối tác chiến lược.

Vệ tinh sẽ được giao cho Việt Nam nặng 570 kg và sẽ được đưa lên quỹ đạo tầm thấp ở độ cao khoảng 500 km nhằm quan sát tác động của biến đổi khí hậu nhằm hỗ trợ công tác ứng phó với thảm họa thiên nhiên.

Thỏa thuận về cung cấp vệ tinh trên đánh dấu bước phát triển mới của NEC, tập đoàn thiết bị viễn thông và nhà thầu quốc phòng có bề dày 120 năm hoạt động. Lĩnh vực không gian chiếm khoảng 2% trong doanh thu 3.000 tỉ yen hằng năm của NEC.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tap-doan-nhat-ban-se-cung-cap-ve-tinh-quan-sat-cho-viet-nam-1214403.html
0

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Lạnh gáy xem cảnh người máy chiến đấu


0

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Samsung có thể sẽ giới thiệu điện thoại thông minh có pin graphene

Công ty Hàn Quốc Samsung đang chuẩn bị giới thiệu điện thoại thông minh có pin graphene. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra sớm hơn năm sau.

Theo người trong cuộc, pin carbon mới có thể được sạc đầy trong 30 phút, có kích thước nhỏ hơn và phục vụ lâu hơn. Công ty coi loại pin này là sự thay thế khả dĩ cho pin lithium-ion. Nhưng hiện tại chi phí sản xuất pin graphene quá đắt, chưa thể sử dụng chúng trong các thiết bị đại chúng.

Graphene được gọi là vật liệu của tương lai. Dạng carbon này có độ đàn hồi và độ dẫn cao, có thể sử dụng trong các loại pin nhỏ hơn, nhỏ gọn hơn với công suất lớn và tốc độ sạc cao. Kể từ khi ra đời năm 2004, graphene đã được coi là sự thay thế tốt nhất cho pin lithium-ion.

Samsung từ lâu đã giới thiệu công nghệ sử dụng graphene. Thậm chí còn báo cáo rằng thiết bị đầu tiên có pin carbon mới sẽ là Galaxy Note 10. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. Hiện tại pin graphene chưa đủ dung lượng, hơn nữa việc sản xuất chúng rất tốn kém.

Đồng thời, những người trong cuộc cho rằng Samsung đã có thiết bị thực sự với pin carbon mới và hiện đang làm việc để tăng công suất và giảm chi phí sản xuất. Dự kiến, gã khổng lồ Hàn Quốc có thể chính thức giới thiệu điện thoại thông minh có pin graphene vào năm 2020 hoặc năm 2021.
0

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Đã tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa bất tử

Các nhà khoa học tại Đại học California tại Davis (Mỹ) đã phát hiện ra cơ chế di truyền tái tạo mô ở loài thủy tức sống trong vùng nước ngọt, cơ chế này cho phép động vật phục hồi cơ thể từ một mảnh mô, về bản chất đây là sự bất tử sinh học. Đây là tin đưa của ấn phẩm Science News.

Việc tái tạo polyp có sự tham gia của ba nhóm tế bào gốc, các tế bào này chuyển hóa thành các mô thần kinh, các tuyến và các cơ quan khác. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 25 nghìn tế bào được phân lập từ động vật để xác định gen nào hoạt động trong mỗi tế bào.

Các nhà khoa học đã sử dụng các đầu dò huỳnh quang liên kết với ARN thông tin, sản phẩm trực tiếp của biểu hiện gen, được sử dụng để tổng hợp loại protein tương ứng. Điều này cho phép theo dõi số phận của các tế bào riêng lẻ.

Các nhà sinh học phát hiện ra rằng các tế bào gốc làm phát sinh các tế bào tiền thân, được định vị ở lớp ngoài của mô và hình thành mô thần kinh hoặc biến thành các tuyến. Đồng thời, những thay đổi trong biểu hiện gen xảy ra khi tế bào di chuyển trong cơ thể thủy tức. Điều này cho phép tạo ra một bản đồ phát triển của 12 loại tế bào thần kinh khác nhau và các mô khác.

Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả của công việc khoa học sẽ giúp phát triển các phương pháp mới chữa lành các mô bị tổn thương ở người.
0

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Đã tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa bất tử

Các nhà khoa học tại Đại học California tại Davis (Mỹ) đã phát hiện ra cơ chế di truyền tái tạo mô ở loài thủy tức sống trong vùng nước ngọt, cơ chế này cho phép động vật phục hồi cơ thể từ một mảnh mô, về bản chất đây là sự bất tử sinh học. Đây là tin đưa của ấn phẩm Science News.
0

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Công bố quốc tế về giải trình tự gen người Việt gây bất ngờ

Nghiên cứu cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt và khác xa hệ gene của người Hán, thông tin vừa được VnExpress đăng tải.


Các nhà nghiên cứu phát hiện 25 triệu biến dị sau khi giải trình tự gene ở người Kinh. Ảnh: DNAtix.

Công trình nghiên cứu về bộ gene người Việt do các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Vinmec về Công nghệ tế bào gốc và gene thực hiện vừa công bố trên tạp chí di truyền quốc tế Human mutation. Các phân tích gene của nhóm nghiên cứu cho thấy người Kinh và các dân tộc khác ở Đông Nam Á có cùng tổ tiên.

Kết quả từ các phân tích gene khác nhau đều thống nhất và củng cố giả thuyết người dân di cư từ châu Phi sang châu Á theo lộ trình từ phương Nam đến phương Bắc thay vì từ phương Bắc xuống Nam. Các dữ liệu cũng cho thấy người Kinh và người Thái có cấu trúc hệ gene tương tự nhau và quan hệ tiến hóa gần gũi.

Nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu và giải trình tự toàn bộ hệ gene và vùng gene của 305 người Kinh, kết hợp với dữ liệu gene của 101 người đã công bố trước kia, phát hiện 25 triệu biến dị, trong đó hơn 99% biến dị có tần suất lặp lại trên 1%. Nghiên cứu cũng hé lộ một số lượng lớn biến dị gọi là đột biến bệnh lý và cho thấy sự độc lập về mặt di truyền phản ánh sức đề kháng rất cao của người Việt, khác xa hệ gene của người Hán. Điều này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở tham chiếu cho nhiều nghiên cứu Y - Sinh tiếp theo về sức khỏe người Việt có liên quan đến hệ gene.

Theo nhóm nghiên cứu, các biến dị cấu trúc trong dân số người Kinh tuy đóng vai trò thiết yếu trong nghiên cứu hệ gene nhưng đã không được thực hiện trong đề tài này. Lý do là các phương pháp tính toán hiện nay nhằm phát hiện biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có tỷ lệ sai khá cao.

Do đó, các biến dị cấu trúc từ dữ liệu giải trình tự bộ gene có thể không đáng tin cậy. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu những phương pháp khác như phép lai di truyền so sánh vi mô để xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị cấu trúc cho người Kinh và dân cư Đông Nam Á.

Nguồn: VnE
0

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Một người Mỹ tự chế tạo tên lửa tái sử dụng giống Falcon 9 ( SpaceX )

Joe Barnard là một người Mỹ làm việc trong lĩnh vực quay phim và sản xuất âm nhạc đã tạm gác lại công việc chính của mình để theo đuổi đam mê chế tạo tên lửa nghiệp dư, anh chia sẽ đam mê trên kênh BPS.space của mình.

Sau khi Joe thấy vụ phóng và hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9 (đưa phi thuyền SpaceX vào không gian), anh cũng muốn làm điều đó nên anh ta đã tự mình học mọi thứ có thể về khoa học tên lửa để có được công việc tại SpaceX. Kể từ đó, nhiều công ty đã đến gõ cửa nhà anh ta, nhưng Joe đã quyết định tiếp tục nỗ lực để chế tạo, phóng và hạ cánh tên lửa quy mô đầy đủ chức năng với chi phí và thời gian thử nghiệm như 1 tên lửa thực sự.
1

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Tham vọng điều khiển thời tiết bằng vệ tinh và tên lửa của TQ

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ rằng họ sẽ sử dụng vệ tinh và tên lửa trong một dự án tham vọng nhằm điều khiển thời tiết theo ý mình bất kể các nghi ngờ về hiệu quả của nó.

Dự án Tienhe (Thiên Hà) hoặc được dịch ra tiếng Anh là Sky River có chi phí 19 triệu USD, là thí nghiệm làm mưa nhân tạo lớn nhất thế giới với mục tiêu di chuyển hơi nước bốc lên từ sông Dương Tử về những khu vực khô hơn của đất nước này.


Trung Quốc có kế hoạch đưa 3 mặt trăng nhân tạo lên không gian trong 4 năm tới.
0

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Giới khoa học lên án thí nghiệm tạo ra em bé đổi gien tại Trung Quốc


Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê (He Jiankui), đang giới thiệu cuốn sách của ông, tựa "Gien của con người", Thẩm Quyến, Quảng Đông, ngày 04/08/2016

Vụ một nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra được 2 em bé chỉnh sửa gien đầu tiên trên thế giới đã bị các nhà khoa học ngay tại Trung Quốc và trên thế giới đồng loạt lên án, xem đây là một hành động « trái với đạo lý » và « nguy hiểm ».
0

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Trung tâm hợp tác Nga Việt bí ẩn có những nhiệm vụ gì ?

Nói về vai trò của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga khi tới thăm Trung tâm trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng LB Nga Dmitry Medvedev đã nói rằng nó là độc nhất vô nhị trên thế giới.


Viện nghiên cứu độc đáo này đã được thành lập theo thỏa thuận liên chính phủ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô vào năm 1987. Chỉ một năm sau, tập thể quốc tế đã bắt đầu làm việc. Hôm nay, ngoài văn phòng chính ở Hà Nội, mà hai bên lối vào có các cây xanh do ba vị Chủ tịch Việt Nam đã trồng, Trung tâm còn có hai văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, và mạng lưới các trạm nghiên cứu, thử nghiệm tự nhiên.
0

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Chiếc ô tô đầu tiên do Việt Nam sản xuất năm 1958

Sau 60 năm chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam được sản xuất mang tên 'Chiến Thắng', ngày 2/10/2018, 2 chiếc xe hơi thương hiệu Việt lại tái xuất nhưng trong một triển lãm lớn nhất thế giới Paris Motor Show.

Ngày 2/10, sự xuất hiện của 2 mẫu ô tô VinFast đã đánh dấu 1 kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nhưng ít ai biết được, trước đó ngành công nghiệp ô tô đã ghi nhận 2 thương hiệu ô tô của Việt Nam.

“Siêu xe” Chiến Thắng 1958

Vào năm 1958, nhà máy Chiến Thắng đã quyết định sản xuất một chiếc ô tô nhỏ theo cách của ta. Ngày đó, nhiệm vụ sản xuất ô tô được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe.


Chiếc ô tô Chiến Thắng được dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp.

Trong một lần nói về chiếc ô tô “made in Việt Nam” đầu tiên, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cho biết, chiếc ô tô Chiến Thắng là mồ hôi công sức của cả một tập thể. Chiếc ô tô Chiến Thắng có thể nhận gọi là chiếc ô tô đầu tiên do người Việt chế tạo.

Thiếu tướng Vũ Văn Đôn đến với ngành công nghệ, chế tạo ô tô từ lúc còn rất trẻ. Năm 1949, khi đó mới hơn 20 tuổi và vừa tốt nghiệp trường Kỹ nghệ thực hành (một trường cơ khí của Pháp), Thiếu tướng Đôn đã được Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng thời kỳ đó là ông Tạ Quang Bửu giao cho làm Giám đốc Nha Sự vụ Cục Quân giới.

Đến năm 1954, ông Vũ Văn Đôn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý xe (Bộ Quốc phòng) và ông quyết tâm làm bằng được chiếc ô tô đầu tiên của người Việt.

Đúng ngày 22/12/1958, tại nhà máy Chiến Thắng đã cho ra mắt chiếc ô tô đầu tiên (4 chỗ ngồi) do người Việt Nam sản xuất. Mặc dù xe được lắp ráp từ nhiều linh kiện khác nhau, tỷ lệ nội địa hóa chưa đạt 100%, song nó không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ.

Chiếc ô tô Chiến Thắng được làm dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp. Các bộ phận như thân máy, nắp máy, chế hòa khí, bơm xăng, bơm dầu được các thợ chiến trường mày mò tìm mẫu, tạo khuôn mẫu trước, sau đó đúc gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí cho thật tinh xảo.

Có những chi tiết phải đúc đi, đúc lại rất nhiều lần mới thành công. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ đống phế liệu chiến tranh của Pháp “nấu” đúc lại. Đến phần chế tạo trục guồng của máy bàn phải dùng một trục bánh tàu hỏa, đo đạc lấy kích thước, vẽ mẫu chuẩn. Chỉ riêng cái “trục guồng quay” này, cả tổ tiện, nguội, mài... phải “đánh vật” lăn lộn làm suốt đêm ngày mất gần hai tuần lễ.

Tuy nhiên, có những chi tiết không thể làm được và phải lắp đồ ngoại, đó là: Nến điện, dây điện, hệ thống đồng hồ và chỉ thị, bóng điện, hệ thống kính, săm lốp và vòng bi.

Họa sĩ Diệp Minh Châu đã giúp đỡ nhà máy về tạo dáng và màu sắc. Ông còn bỏ tiền mua ngà voi làm núm còi, trên đó khắc nổi hình chùa Một Cột. Ông làm một tượng nhỏ bằng thạch cao người chiến sĩ cầm cờ để nhà máy đúc đồng gắn lên nắp capô.

Chiếc xe có biểu tượng của chữ V, có thể hiểu là “Việt Nam” hay “Victory” (Chiến Thắng). Chính vì lẽ đó, chiếc ô tô “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 chính thức được ra đời.


Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc.

Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc ô tô đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến xem và động viên: "Ta đã sản xuất được xe con. Từ nay về sau cần nghiên cứu, sản xuất xe vận tải để phục vụ đất nước". Khi được đề nghị nhận chiếc xe, Hồ Chủ tịch từ chối: "Cảm ơn các chú đã quan tâm đến Bác, tặng Bác chiếc xe này. Nhưng hiện nay, Bác đã có xe đi rồi. Vậy các chú giúp Bác tặng lại chiếc xe này cho thương binh. Các chú ấy cần chiếc xe mới và tốt thế này hơn Bác".

Mục đích của việc sản xuất ô tô Chiến Thắng 1958 là để giải quyết nhu cầu giao thông tăng cao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thống nhất đất nước.

Quốc khánh năm 1959, ô tô con "Chiến Thắng" do quân đội chế tạo được xếp vào đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình.

Huyền thoại ô tô “Trường Sơn”

Không chỉ sản xuất ra chiếc Chiến Thắng, Việt Nam đã có thời điểm tự mình sản xuất ra những chiếc xe máy. Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc. Ấp Bắc có tốc độ trung bình đạt 50 - 60 km/giờ, tiếng nổ giòn và rất khỏe, chạy đường gồ ghề rất tốt.

Với sự thành công nhất định, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cùng tập thể các đồng chí trong ngành đã quyết tâm làm một chiếc xe ô tô “thực sự của Việt Nam”. Không còn chắp vá linh kiện như chiếc Chiến Thắng.

Chiếc ô tô thứ 2 được đặt tên là “Trường Sơn”. Trong đó, nhà máy Z159 phụ trách làm piston (pit - tông), vòng bi, cần số; Nhà máy Z179 làm sắt xi, gầm xe.

Một ngày cuối năm 1971, gần như toàn thể cán bộ trong Cục Quản lý xe tập hợp ở Văn Điển để xem xe chạy thử. Kết quả ngoài mong đợi, xe không hề có trục trặc gì xảy ra. Đó là chiếc xe hoàn hảo nhất với phần lớn thiết bị do Việt Nam chế tạo. Mấy hôm sau, chiếc xe được điều “đi B” và nó đã hoạt động tốt cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_h%C6%A1i_Chi%E1%BA%BFn_Th%E1%BA%AFng
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Thuốc chữa dứt HIV sắp ra đời?

Một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh HIV đã vượt qua thử nghiệm giai đoạn 1 và đem lại cho nhóm khoa học gia Mỹ khoản tài trợ 20 triệu USD.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học North Carolina và Hệ thống Y tế quốc gia dành cho trẻ em (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí khoa học Cell Reports công trình mà cả thế giới trông đợi: một loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn cho người nhiễm HIV. Thử nghiệm giai đoạn 1 đã chứng minh tác dụng và độ an toàn của thuốc này.


Thuốc chữa HIV mới có thể đánh thức các tế bào HIV “ngủ đông”, dẫn dụ chúng ra khỏi nơi ẩn nấp để rồi bị tiêu diệt hoàn toàn – ảnh: SHUTTERSTOCK.

Tiến sĩ David Margolis (Đại học North Carolina), một trong các tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết thuốc chữa HIV này là một liệu pháp miễn dịch, tức nó đóng vai trò một kích thích tố hiệu quả giúp hệ miễn dịch cơ thể vùng lên và đánh bại căn bệnh. Liệu pháp miễn dịch đang là hướng đi mới được nhiều nhà khoa học ứng dụng trong các phương pháp điều trị các bệnh nan y khác, ví dụ như ung thư.

Điểm đặc biệt của thuốc chữa HIV mới này là nó có thể dẫn dụ các tế bào HIV ở dạng “ngủ đông” ra khỏi vị trí ẩn nấp, để rồi bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Với các phương pháp trước đây, tế bào HIV “ngủ đông” dường như là bất khả xâm phạm bởi các thuốc cũ không cách gì tìm kiếm và đánh bại được, dẫn đến việc bệnh nhân không bao giờ thoát khỏi căn bệnh cho dù thuốc có giúp đưa bệnh về trạng thái ổn định.

Tiến sĩ Margolis cho biết ông và các cộng sự hy vọng có thể tạo ra thêm nhiều “bệnh nhân Berlin” nữa. “Bệnh nhân Berlin” là một người đàn ông Mỹ tên Timothy Brown, người duy nhất được y văn ghi nhận là được chữa khỏi HIV. Ông Brown đồng thời bị ung thư máu và được chữa bằng cách ghép tủy, điều này vô tình kích hoạt hệ miễn dịch của ông và nó đã chiến thắng luôn căn bệnh HIV một cách kỳ diệu.

Tuy nhiên, sau đó, khi các nhà khoa học nỗ lực lặp lại điều kỳ diệu trên 6 bệnh nhân HIV giai đoạn cuối, nó không hiệu quả và cả 6 người đã chết trong vòng 1 năm sau khi ghép tủy. Vì thế, thuốc chữa HIV mới này kỳ vọng đưa đến một cách tiếp cận liệu pháp miễn dịch an toàn hơn và trúng đích hơn.

Ngay sau khi công bố, các nhà khoa học đã lập tức nhận được tài trợ từ hãng dược phẩm GlaxoSmithKline: họ sẽ cung cấp 4 triệu USD/năm trong vòng 5 năm, tức tổng cộng 20 triệu USD để hỗ trợ nhóm nghiên cứu biến ý tưởng thành hiện thực.

Khoahoc.tv (Theo Người Lao Động)
0