Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

La Dalat: Chiếc xe hơi Made in Vietnam vang danh một thời

Từ năm 1970 cho đến 1975, Công ty Xe hơi Sài Gòn đã sản xuất hơn năm ngàn chiếc xe dân dụng La Dalat tại Việt Nam với mức độ nội địa hóa lên đến 40%.

Vào năm 1936, hãng chế tạo xe của Pháp Citroën đã thiết lập xưởng sản xuất đầu tiên ở Đông Dương với trụ sở ban đầu tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, ngày nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Sang đến thời Việt Nam Cộng hòa xưởng sản xuất được dời đi và đổi tên thành Công ty Xe hơi Citroën, tiếp đến là Công ty Xe hơi Saigon.


Trụ sở Công Ty Xe Hơi Saigon (viết theo kiểu đọc của phương Tây).

Sau Thế chiến thứ 2, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV. Sau đó hãng này tiếp tục cho ra đời loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari lần lượt vào cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Vào giữa thập niên 60, trước sức ép cạnh tranh từ các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone.... cũng như các loại ô tô Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… nhập khẩu từ Nhật Bản, hãng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được. Chiếc xe được đặt tên là La Dalat.

Năm 1969, công ty Citroën mua bản quyền thiết kế của chiếc Baby Brousse từ công ty Ateliers et Forges de l’Ebrié.

Tiếp đó, các kỹ sư của chi nhánh Société Automobile d’Extrême-Orient tại Sài Gòn bắt tay vào sản xuất và lắp ráp ngay tại Việt Nam một chiếc xe tuy không sang trọng và mạnh như xe Mỹ, nhưng giá thành và chất lượng ăn đứt tất cả các loại xe của Nhật.


Một quảng cáo của công ty Xe hơi Citroën tại Sài Gòn.

Và chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng... nhập cảng từ Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,... được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn.


Một chiếc La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975.

Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Baby Brousse, nhưng La Dalat được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.

Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 75/25 và đến năm 1975 khi hãng Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.


Một số mẫu xe La Dalat vào những năm 1970.


Động cơ của La Dalat.

Theo thiết kế, chiếc xe này sở hữu động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Chiếc xe có chiều dài 3,5m; rộng 1,53m; cao 1,54m; nặng khoảng từ 480-590 kg tùy theo kiểu.


Một xe La Dalat được tân trang tại Sài Gòn hiện nay.

La Dalat được đánh giá là chiếc xe ít tốn xăng, dễ sửa chữa, dễ thay thế các bộ phận hỏng hóc, đặc biệt các bộ phận như cánh cửa, kính xe đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.


Một chiếc La Dalat cổ bên những chiếc xe hơi hiện đại.

Tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn không hề nhỏ mang tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.

Theo Kiều Châu/ Bizlive
0

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Máy bay đầu tiên do Việt Nam sản xuất ?

VNS-41 là máy bay lưỡng dụng (thủy phi cơ) nhẹ được nhà máy A41 thuộc cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu sản xuất dựa vào kiễu máy bay của Nga là Che-22 "Korvet" mà Việt Nam đã mua lại từ Philippines. Đây là một loại máy bay có thể hạ cánh trên mặt đất và mặt nước. Cho đến nay, đây là loại máy bay được sản xuất thành công và được đưa vào sử dụng thương mại tại Việt Nam.

Máy bay dài 6,970 mét, cao 2,535 mét, tầm bay tối đa 200-300 km, trần bay 3.000m và chở được 2 đến 3 người. Máy bay được gắn hai động cơ Rotax-582 (64 sức ngựa) của Áo.

Máy bay sẽ được dùng cho tuần tra rừng và các mục đích nông nghiệp cũng như cho thể thao, du lịch và sử dụng thương mại. Máy bay có bình trữ nhiên liệu có khả năng chứa 80 lít, cho phép nó bay trong 4 tiếng đồng hồ và có thể bay được với vận tốc từ 120 đến 135 km một giờ. Máy bay cần lấy đà khoảng từ 50 đến 70 trên mặt đất để cất cánh và 200 đến 300 mét dưới mặt nước. Trọng lượng cất cánh tối đa là 780 kg. Toàn bộ thân chính, thân đuôi, cánh giữa của máy bay được làm bằng vật liệu composite cao cấp với mức độ nội địa hóa là 70%.

Dự án phát triển máy bay này bắt đầu vào tháng 6 năm 2003 và tháng 9 năm 2005 thì thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Xem thêm: https://vibay.blogspot.com/2012/07/mot-so-vu-khi-trang-bi-quoc-phong-do-vn.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/VNS-41



0

Chiếc xe ô tô quân sự đầu tiên do Việt Nam sản xuất


Ngày 21/12/1958, xe ô tô “Chiến thắng” mang biển số QS0001 rời xưởng như một minh chứng về trí thông minh sáng tạo và sự cần cù, khéo léo của tập thể hơn 500 cán bộ công nhân viên của xưởng “Chiến Thắng”.

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng đại tá Nguyễn Mạnh Khang cùng các cựu chiến binh nhà máy Z157 vẫn nhớ như in về chiếc xe ô tô quân sự đầu tiên ấy của Việt Nam, do quân đội chế tạo.

* Link lưu trữ: https://drive.google.com/file/d/1F82Xg5eeO-HCOiSLJevLe5SXAfwbN256/view

* Các link khác:

http://soha.vn/chiec-xe-o-to-quan-su-dau-tien-do-viet-nam-san-xuat-2016073111331307.htm

https://www.dailymotion.com/video/x6wtejs



0

Chiếc ô tô đầu tiên do Việt Nam sản xuất năm 1958

Sau 60 năm chiếc ô tô đầu tiên của Việt Nam được sản xuất mang tên 'Chiến Thắng', ngày 2/10/2018, 2 chiếc xe hơi thương hiệu Việt lại tái xuất nhưng trong một triển lãm lớn nhất thế giới Paris Motor Show.

Ngày 2/10, sự xuất hiện của 2 mẫu ô tô VinFast đã đánh dấu 1 kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Nhưng ít ai biết được, trước đó ngành công nghiệp ô tô đã ghi nhận 2 thương hiệu ô tô của Việt Nam.

“Siêu xe” Chiến Thắng 1958

Vào năm 1958, nhà máy Chiến Thắng đã quyết định sản xuất một chiếc ô tô nhỏ theo cách của ta. Ngày đó, nhiệm vụ sản xuất ô tô được giao cho Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang, Giám đốc nhà máy Z157 và ông Vũ Văn Đôn, Cục trưởng Cục Quản lý xe.


Chiếc ô tô Chiến Thắng được dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp.

Trong một lần nói về chiếc ô tô “made in Việt Nam” đầu tiên, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cho biết, chiếc ô tô Chiến Thắng là mồ hôi công sức của cả một tập thể. Chiếc ô tô Chiến Thắng có thể nhận gọi là chiếc ô tô đầu tiên do người Việt chế tạo.

Thiếu tướng Vũ Văn Đôn đến với ngành công nghệ, chế tạo ô tô từ lúc còn rất trẻ. Năm 1949, khi đó mới hơn 20 tuổi và vừa tốt nghiệp trường Kỹ nghệ thực hành (một trường cơ khí của Pháp), Thiếu tướng Đôn đã được Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng thời kỳ đó là ông Tạ Quang Bửu giao cho làm Giám đốc Nha Sự vụ Cục Quân giới.

Đến năm 1954, ông Vũ Văn Đôn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý xe (Bộ Quốc phòng) và ông quyết tâm làm bằng được chiếc ô tô đầu tiên của người Việt.

Đúng ngày 22/12/1958, tại nhà máy Chiến Thắng đã cho ra mắt chiếc ô tô đầu tiên (4 chỗ ngồi) do người Việt Nam sản xuất. Mặc dù xe được lắp ráp từ nhiều linh kiện khác nhau, tỷ lệ nội địa hóa chưa đạt 100%, song nó không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ.

Chiếc ô tô Chiến Thắng được làm dựa theo chiếc Fregate chạy xăng của Pháp. Các bộ phận như thân máy, nắp máy, chế hòa khí, bơm xăng, bơm dầu được các thợ chiến trường mày mò tìm mẫu, tạo khuôn mẫu trước, sau đó đúc gang rồi mới đưa lên cắt gọt, gia công cơ khí cho thật tinh xảo.

Có những chi tiết phải đúc đi, đúc lại rất nhiều lần mới thành công. Nguyên liệu chủ yếu lấy từ đống phế liệu chiến tranh của Pháp “nấu” đúc lại. Đến phần chế tạo trục guồng của máy bàn phải dùng một trục bánh tàu hỏa, đo đạc lấy kích thước, vẽ mẫu chuẩn. Chỉ riêng cái “trục guồng quay” này, cả tổ tiện, nguội, mài... phải “đánh vật” lăn lộn làm suốt đêm ngày mất gần hai tuần lễ.

Tuy nhiên, có những chi tiết không thể làm được và phải lắp đồ ngoại, đó là: Nến điện, dây điện, hệ thống đồng hồ và chỉ thị, bóng điện, hệ thống kính, săm lốp và vòng bi.

Họa sĩ Diệp Minh Châu đã giúp đỡ nhà máy về tạo dáng và màu sắc. Ông còn bỏ tiền mua ngà voi làm núm còi, trên đó khắc nổi hình chùa Một Cột. Ông làm một tượng nhỏ bằng thạch cao người chiến sĩ cầm cờ để nhà máy đúc đồng gắn lên nắp capô.

Chiếc xe có biểu tượng của chữ V, có thể hiểu là “Việt Nam” hay “Victory” (Chiến Thắng). Chính vì lẽ đó, chiếc ô tô “Chiến Thắng” mang biển số QS 0001 chính thức được ra đời.


Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc.

Ngay sau khi chế tạo thành công chiếc ô tô đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến xem và động viên: "Ta đã sản xuất được xe con. Từ nay về sau cần nghiên cứu, sản xuất xe vận tải để phục vụ đất nước". Khi được đề nghị nhận chiếc xe, Hồ Chủ tịch từ chối: "Cảm ơn các chú đã quan tâm đến Bác, tặng Bác chiếc xe này. Nhưng hiện nay, Bác đã có xe đi rồi. Vậy các chú giúp Bác tặng lại chiếc xe này cho thương binh. Các chú ấy cần chiếc xe mới và tốt thế này hơn Bác".

Mục đích của việc sản xuất ô tô Chiến Thắng 1958 là để giải quyết nhu cầu giao thông tăng cao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thống nhất đất nước.

Quốc khánh năm 1959, ô tô con "Chiến Thắng" do quân đội chế tạo được xếp vào đội hình diễu binh tại Quảng trường Ba Đình.

Huyền thoại ô tô “Trường Sơn”

Không chỉ sản xuất ra chiếc Chiến Thắng, Việt Nam đã có thời điểm tự mình sản xuất ra những chiếc xe máy. Chiếc xe máy đầu tiên, đặt nền móng của ngành công nghệ cơ khí chế tạo Việt Nam là chiếc Ấp Bắc. Ấp Bắc có tốc độ trung bình đạt 50 - 60 km/giờ, tiếng nổ giòn và rất khỏe, chạy đường gồ ghề rất tốt.

Với sự thành công nhất định, Thiếu tướng Vũ Văn Đôn cùng tập thể các đồng chí trong ngành đã quyết tâm làm một chiếc xe ô tô “thực sự của Việt Nam”. Không còn chắp vá linh kiện như chiếc Chiến Thắng.

Chiếc ô tô thứ 2 được đặt tên là “Trường Sơn”. Trong đó, nhà máy Z159 phụ trách làm piston (pit - tông), vòng bi, cần số; Nhà máy Z179 làm sắt xi, gầm xe.

Một ngày cuối năm 1971, gần như toàn thể cán bộ trong Cục Quản lý xe tập hợp ở Văn Điển để xem xe chạy thử. Kết quả ngoài mong đợi, xe không hề có trục trặc gì xảy ra. Đó là chiếc xe hoàn hảo nhất với phần lớn thiết bị do Việt Nam chế tạo. Mấy hôm sau, chiếc xe được điều “đi B” và nó đã hoạt động tốt cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Xe_h%C6%A1i_Chi%E1%BA%BFn_Th%E1%BA%AFng
0