Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Một người Mỹ tự chế tạo tên lửa tái sử dụng giống Falcon 9 ( SpaceX )

Joe Barnard là một người Mỹ làm việc trong lĩnh vực quay phim và sản xuất âm nhạc đã tạm gác lại công việc chính của mình để theo đuổi đam mê chế tạo tên lửa nghiệp dư, anh chia sẽ đam mê trên kênh BPS.space của mình.

Sau khi Joe thấy vụ phóng và hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9 (đưa phi thuyền SpaceX vào không gian), anh cũng muốn làm điều đó nên anh ta đã tự mình học mọi thứ có thể về khoa học tên lửa để có được công việc tại SpaceX. Kể từ đó, nhiều công ty đã đến gõ cửa nhà anh ta, nhưng Joe đã quyết định tiếp tục nỗ lực để chế tạo, phóng và hạ cánh tên lửa quy mô đầy đủ chức năng với chi phí và thời gian thử nghiệm như 1 tên lửa thực sự.
1

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

"Vũ khí trả thù 2", tên lửa liên lục địa của quân đội Đức Quốc Xã ►


V2 là tên lửa đạn đạo tầm xa nguyên bản và là vật thể nhân tạo đầu tiên vươn tới khu vực cận quỹ đạo. Với tầm bắn 320 km, mang một đầu đạn 975 kg, V2 có thể đạt vận tốc 5.700 km mỗi giờ
0

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Việt Nam chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp

(10/12/2011) Các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp.


Phóng thử tên lửa SS-N-3 Shaddock

Các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam) đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược.

Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ... Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.

Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta.

Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195...

Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm,

nhằm phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới.

Theo Báo Quân Đội Nhân Dân

Video: Tên lửa Club-M, tầm khống chế 450km. Không rõ Việt Nam có loại tên lửa này không nhưng nó là một trong những loại tên lửa sử dụng cho hệ thống Bastion mà Việt Nam đã mua của Nga.

0

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Việt Nam đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos từ Ấn Độ.


Trang mạng quân sự Trung Quốc loan tin, Việt Nam đã đàm phán mua 15 tên lửa BrahMos từ Ấn Độ.
(ĐVO-27/09/11) Theo đó, một bài viết đăng trên trang mạng Junshijia khẳng định rằng, liên doanh phát triển tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ muốn bán loại tên lửa chống hạm siêu hạng này cho Việt Nam.

Theo nguồn tin giấu tên cung cấp cho báo Trung Quốc khẳng định rằng, Việt Nam, là đối tác hàng đầu trong số "15 quốc gia thân thiện" khi mua tên lửa BrahMos với Ấn Độ. Thông tin về quá trình đám phán cũng đã được trình lên ủy ban hợp tác quân sự Nga - Ấn.

"Các cuộc đàm phán chính thức đã được tổ chức, tuy nhiên kế hoạch cung cấp tên lửa cụ thể vẫn chưa được thông qua. Kế hoạch mua sắm của Việt Nam được cho là có giá trị rất lớn.

Việc bán tên lửa BrahMos ra nước ngoài cần có sự đồng thuận của cả Nga và Ấn Độ, tuy nhiên điều này không còn là trở ngại. Mối quan hệ giữa Ấn Độ, Nga và Việt Nam đều ở mức đối tác chiến lược", trang mạng có đoạn.

Năm 2009, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ AK Antony, phía Ấn Độ đã cam kết trợ giúp Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân.

Bài viết trên trang Junshijia nhận định, việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam có thể cũng là một phần trong kế hoạch xây dựng đối tác chiến lược giữa đôi bên.

Hiện tại, tên lửa BrahMos vẫn chưa hề được cung cấp cho bất kỳ quốc gia thứ 3 nào, tuy nhiên nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến loại tên lửa siêu hạng này.

Nguoi-Viet.com:

Ấn Ðộ đã cung cấp cho Việt Nam một số lượng lớn phụ tùng để tân trang khoảng 100 chiếc chiến đấu cơ Mig 21 già nua cũng như phụ tùng cho mấy chiếc tàu chiến mua từ hồi còn Liên Xô. Tin tức thời sự gần đây nói Ấn Ðộ huấn luyện cho Việt Nam tác chiến tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua của Nga, trong khi Ấn cũng đã mua từ trước và có nhiều kinh nghiệm.

Trong một bản tin khác của báo Straits Time ở Singapore, Việt Nam cũng đang điều đình để mua 12 vận tải cơ tầm ngắn Let L-410 của Cộng Hòa Séc. Mục đích chính yếu là tiếp vận cho các lực lượng trú đóng ở các hải đảo Trường Sa.

Ðây là loại phi cơ vận tản bán phản lực cỡ nhỏ với 2 động cơ, tầm hoạt động tối đa 770 hải ly (hay 1,430 km).

Hồi năm ngoái Việt Nam đã được Cộng Hòa Séc giúp nâng cấp một loại hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ sử dụng kỹ thuật ký hiệu thông thường sang kỹ thuật số.

Quốc Việt (theo Junshijia)
0