Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021
Quân đội Mỹ chuẩn bị gì cho chiến tranh với Trung Quốc?
Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020
Úc và Ấn Độ ký kết thỏa thuận về việc cùng sử dụng căn cứ quân sự
Ấn Độ và Úc vào hôm nay 04/06/2020 đã ký một thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ quân sự của nhau vào việc hỗ trợ hậu cần. Hai bên đồng thời đồng ý tăng cường hợp tác ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương trong bối cảnh quan hệ của hai nước với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng
Thỏa thuận liên quan đến việc “hỗ trợ hậu cần song phương - Mutual Logistics Support” đã được thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Úc Scott Morrison ký kết trong một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến.
Thông cáo công bố sau cuộc họp nêu rõ: “Hai bên đồng ý tiếp tục thắt chặt và mở rộng hợp tác quốc phòng qua việc tăng cường quy mô và tính phức tạp các cuộc tập trận song phương và các hoạt động khác nhằm phát triển những hướng mới đối phó với những thách thức về an ninh mà hai bên cùng chia sẻ”.
Thỏa thuận này được ký trong bối cảnh tranh chấp Ấn -Trung về biên giới ở vùng Himalaya nổi cộm trở lại và quan hệ Canberra-Bắc Kinh cũng bị khuấy động sau khi Úc kêu gọi mở điều tra quốc tế về vụ virus corona xuất phát từ Vũ Hán.
Riêng về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, hai bên đã nhắc lại cam kết thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở một khu vực rộng lớn mà cả Ấn Độ lẫn Úc đều nhấn mạnh là rất quan trọng đối với thế giới.
Tuyên bố chung về tầm nhìn trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Một tuyên bố chung về tầm nhìn chung của hai quốc gia về hợp tác hàng hải ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nêu rõ : "Ấn Độ và Úc có mối quan tâm lâu dài đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở", không loại trừ bất kỳ nước nào và vận hành trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế.
Hai bên đã khẳng định cùng quan tâm đến việc " bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Theo giới quan sát, tuyên bố về hợp tác hàng hải Ấn Độ-Úc đã gián tiếp đề cập đến Trung Quốc và các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông.
Trung Quốc phản đối Mỹ về Biển Đông
Liên quan đến Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên vào hôm qua, 03/06, đã tiếp tục nhắc lại các luận điểm về "chủ quyền lãnh thổ lịch sử" của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Đây là phản ứng của Trung Quốc chống lại việc Mỹ vừa gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200604-u%CC%81c-va%CC%80-%C3%A2%CC%81n-%C4%91%C3%B4%CC%A3-ky%CC%81-k%C3%AA%CC%81t-tho%CC%89a-thu%C3%A2%CC%A3n-v%C3%AA%CC%80-vi%C3%AA%CC%A3c-cu%CC%80ng-s%C6%B0%CC%89-du%CC%A3ng-c%C4%83n-c%C6%B0%CC%81-qu%C3%A2n-s%C6%B0%CC%A3
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020
Tàu sân bay Mỹ lây COVID-19 từ đội bay, không phải từ chuyến thăm Việt Nam
Các quan chức quân sự Mỹ đi đến kết luận như vậy sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân của vụ bùng phát dịch bệnh khiến tàu sân bay Theodore Roosevelt phải ngừng hoạt động ở châu Á, chuyển hướng về cảng ở đảo Guam (Mỹ) – nơi hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có cả cựu chỉ huy tàu, đang bị cách ly. Đây là ổ dịch lớn nhất tấn công quân nhân Mỹ.
Hơn 600 người trên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2 (virus gây dịch bệnh COVID-19) và một thượng sĩ 41 tuổi đã tử vong. Một số người đang được điều trị trong bệnh viện.
Ổ dịch tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ phải cải tổ lại nhân sự. Hạm trưởng Brett Crozier bị miễn nhiệm chức vụ chỉ huy tàu sân bay sau khi viết thư và phân phát một bản ghi nhớ về tình hình COVID-19 trên tàu. Sau đó, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly (người quyết định sa thải hạm trưởng Crozier) từ chức sau khi chỉ trích ông Crozier một cách nặng nề.
Việc tình nghi dịch bệnh bùng phát trên tàu sân bay bắt nguồn từ các chuyến đi của các thành viên tổ lái (phi công lái máy bay trên tàu) khiến người ta lo ngại rằng, việc hải quân Mỹ quyết định không cho tàu cập cảng, đi thăm các nơi là không đủ để chặn đà lây nhiễm coronavirus mới. Hoạt động bình thường của tàu sân bay, trong đó có các máy bay cất và hạ cánh, cũng có vai trò trong việc lây nhiễm virus.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mang đến Đà Nẵng hàng chục chiếc đấu cơ hợp thành một trong những không đoàn tàu sân bay hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Nguyễn Thành.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng từ ngày 4-9/3 (giờ Mỹ). Sau khi rời Việt Nam hơn 2 tuần, các thủy thủ trên tàu bắt đầu có triệu chứng và sau đó xét nghiệm cho thấy họ dương tính với SARS-Cov-2.
Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng, tất cả gần 5.500 người trên tàu sân bay không ai nhiễm virus cho đến ngày 24 hoặc 25/3. Nói cách khác, hơn 2 tuần sau khi tàu rời cảng Đà Nẵng, thành viên đầu tiên của thủy thủ đoàn mới mắc bệnh.
Do giai đoạn ủ bệnh kéo dài 14 ngày, nên giới chức quân đội Mỹ loại bỏ khả năng việc thăm cảng là nguồn bệnh, các quan chức nói.
Một số quan chức quân sự Mỹ nói rằng, nhiều khả năng các chuyến bay do các phi đội trên tàu sân bay thực hiện, trong đó có chuyến bay chở hàng giữa tàu và Philippines, Nhật Bản… là nguồn khởi phát COVID-19.
Các tàu sân bay Mỹ thường có vài chục máy bay trên boong, cùng với tổ bay, phi công – những người tham gia các hoạt động không vận.
Những ca mắc COVID-19 đầu tiên trên tàu sân bay Theodore Roosevelt là thành viên của đội bay trên tàu, các quan chức quân sự nói.
Các quan chức Mỹ (những người tham gia chuyến thăm của tàu sân bay tới Đà Nẵng) nói rằng, giới chức Việt Nam thời điểm đó đã rất cẩn thận phòng chống COVID-19, thường xuyên đo thân nhiệt người ra vào, theo dõi các ổ dịch ở phòng tránh…
Ngoài ra, thành viên thủy thủ đoàn tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (đi cùng tàu sân bay Theodore Roosevelt) cũng lên bờ tham gia các hoạt động, nhưng ai mắc bệnh, đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
Lãnh đạo hải quân Mỹ đang xem xét số phận của hạm trưởng Crozier. Nhiều quan chức đang trông chờ ông sẽ được phục chức chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt trong những ngày tới.
Theo Tiền Phong
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020
Việt Nam quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông
(11/04/2020)- Trung Quốc lợi dụng Covid-19 gây căng thẳng ở Biển Đông: Liệu Việt Nam, Philippines và Malaysia có cùng nhau đoàn kết chống lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông?
Vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam chỉ là để Trung Quốc phô trương cơ bắp, thị uy sức mạnh và khẳng định quyền bá chủ ở Biển Đông trong khi cả thế giới đang vật lộn chống lại đại dịch Covid-19.
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch Covid-19 để làm căng thẳng tình hình ở Biển Đông, bác bỏ yêu sách chủ quyền của các quốc gia láng giềng nhỏ hơn trong Đông Nam Á trên tuyến hàng hải thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực.
Về diễn biến mới trên Biển Đông, theo GS. Carl Thayer và PGS. Batongbacal, với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Nhưng để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác. Theo đó, Việt Nam phải tiếp tục phản đối bất kỳ hành động trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi Bắc Kinh có những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc muốn thị uy sức mạnh khi đánh chìm tàu cá Việt Nam?
Asia Times mới đây có bài phân tích của tác giả Richard Javad Heydarian (Giáo sư chính trị tại Đại học hàng đầu Philippines De La Salle - học giả nghiên cứu uy tín về Biển Đông) liên quan đến việc chính quyền Bắc Kinh tranh thủ chớp lấy cơ hội khi cả thế giới đang dồn sự chú ý đến coronavirus để “khẳng định chủ quyền lịch sử”, uy vũ sức mạnh và quyền bá chủ ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Khi các quốc gia Đông Nam Á đang vật lộn quay cuồng chống lại dịch bệnh Covid-19, đồng thời, nhóm tàu chiến và căn cứ quân sự của Hải quân Hoa Kỳ cũng đang ở trong thế yếu trước nguy cơ bùng phát và lây lan virus corona, đe dọa tính mạng nhiều người, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của các bên thì Trung Quốc lại đang dùng mọi cách tận dụng cuộc khủng hoảng “dịch bệnh chết chóc” như thứ cơ hội chiến lược nhằm khẳng định quyền kiểm soát ở Biển Đông.
Với việc không một quân nhân nào của lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hay những đơn vị hữu quan khác được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2, cường quốc châu Á này đang ngày càng “phô trương cơ bắp” thông qua loạt cuộc tập trận lớn của Quân đội, Hải quân, Không quân PLA nhằm củng cố quyền kiểm soát những thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Theo Asia Times, mục đích mà Trung Quốc muốn hướng đến là rất đa dạng và khó lường, điển hình như gần đây nhất, Bắc Kinh muốn giám sát chiến lược Biển Đông và “đánh phủ đầu” yêu sách chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á nhỏ và yếu thế hơn.
Ngày 2 tháng 4, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam bị phía Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa. Tàu cá mang số hiệu QNg-90617 TS, công suất 420 CV do ngư dân Trần Hồng Thọ (sinh năm 1987 ở thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) làm chủ phương tiện đăng ký hành nghề lặn. Tàu cá này xuất bến tại Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ vào ngày 20 tháng 3 để ra vùng biển quần đảo Hoàng Sa hành nghề, trên tàu có 8 lao động.
Theo ghi nhận, khi bị tông chìm, có 3 tàu cá gồm tàu cá mang số hiệu QNg-90045 TS do ngư dân Đặng Tằm làm chủ phương tiện, tàu cá QNg-90399 TS do ngư dân Đặng Dũng làm chủ phương tiện và tàu cá QNg-90929 TS do ngư dân Nguyễn Thành Linh làm chủ phương tiện chạy đến để cứu hộ nhưng khi đến nơi thì không thấy phương tiện và ngư dân đi trên tàu cá QNg-90617 TS mà thấy một tàu sắt màu trắng của nước ngoài (Trung Quốc) đang xuất hiện tại đây. Ba tàu cá tiếp tục tìm kiếm nhưng không phát hiện được tàu cá QNg-90617 TS cùng các ngư dân bị nạn, nên ngư dân Đặng Tằm đã gọi điện thông báo sự việc đến cơ quan chức năng.
Trước đó, tối ngày 2 tháng 4, ông Phùng Bá Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cũng xác nhận địa phương đã nhận tin báo của anh Nguyễn Thành Linh (chủ tàu QNg 90929) báo về phía tàu Trung Quốc đã trao trả 8 ngư dân trên tàu của anh Trần Hồng Thọ.
“Sau khi tàu của anh Thọ bị tông chìm, ba tàu của ngư dân đến cứu thì tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến 8 giờ, tàu Trung Quốc bắt giữ trái pháp luật hai trong ba tàu đến cứu về đảo Phú Lâm. Họ giữ tại đây đến 16 giờ 30 mới trao trả 8 lao động trên tàu của anh Thọ và để hai tàu này đi”, ngư dân Nguyễn Thành Linh cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cáo buộc tàu đánh cá Việt Nam xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc và khẳng định chính tàu cá của Việt Nam đột ngột chuyển hướng và đâm mạnh vào ram Tàu Hải cảnh của Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng khẳng định Bắc Kinh chỉ muốn chia sẻ thực tiễn và kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc với các quốc gia khác, và sẽ không biến dịch bệnh thành bất kỳ loại vũ khí hoặc công cụ địa chính trị nào.
“Chính tàu cá Việt Nam đâm vào Tàu Hải cảnh của chúng tôi và bị chìm - tất cả 8 thủy thủ đoàn đã được giải cứu”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Quân (Zhang Jun) bình luận về vụ việc này.
“Chúng tôi đã kêu gọi Việt Nam thực hiện nghiêm túc những biện pháp để tránh các sự cố tương tự xảy ra trong bối cảnh hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ngày càng gia tăng thường xuyên ở vùng biển Hoàng Sa”, ông Trương Quân nói.
Học giả Philippines: Trung Quốc lợi dụng khủng hoảng coronavirus để dễ chiếm Biển Đông
Bình luận trên Asia Times, nhà nghiên cứu Biển Đông Richard Javad Heydarian cho biết, đại dịch coronavirus bắt nguồn từ Trung Quốc đang khiến nền kinh tế Philippines đối mặt với hàng loạt nguy cơ, thách thức, sự đình trệ và xu hướng suy thoái, cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng lên tình hình kinh doanh, sản xuất, đời sống xã hội nước này, càng làm tăng thêm sự tức giận và bất bình giữa những người dân Philippines cũng như giới quan chức. Tất cả đều cảm thấy Bắc Kinh đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng để giành lấy quyền bá chủ trên các vùng biển và thực thể mà Manila tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
“Có những lo ngại đồng thời rằng bệnh dịch coronavirus có thể làm suy yếu khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) để bảo vệ đất nước chống lại các cuộc nổi dậy và các nhóm khủng bố ở các vùng cực nam và ngoại vi, cũng như bên ngoài Trung Quốc , phía nam Biển Hoa Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương”, học giả Philippines bình luận.
“Trong khi Philippines đang vật lộn với tình hình Covid-19 diễn biến leo thang, Trung Quốc đồng thời đẩy mạnh quá trình quân sự hóa Đá Vành Khăn”, Asia Times cho biết.
Chưa hết, Trung Quốc cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các căn cứ quân sự Subic và Clark chiến lược của Philippines hơn 100 hải lý.
Mỹ, Philippines lên tiếng ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng bác bỏ lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khẳng định rằng tàu Hải cảnh Trung Quốc đã có hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và đe dọa tính mạng cũng như làm tổn hại tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.
“Hành động trên của tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, gây thiệt hại về tài sản, đe doạ an toàn tính mạng và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân và Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình và không có lợi cho quan hệ hai nước cũng như việc duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
Ngày 03/04/2020, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
Vụ việc đánh dấu lần thứ hai trong 12 tháng qua, lực lượng Hải giám, dân quân biển của Trung Quốc đã khiêu khích, đánh chìm tàu cá của những “đối thủ” quốc gia Đông Nam Á khác.
“Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi đã cho thấy niềm tin vào tình bạn đã bị mất như thế nào qua vụ việc như vậy, và niềm tin đã được tạo ra nhiều thế nào bởi hành động nhân văn của Việt Nam trực tiếp cứu mạng sống của ngư dân Philippines của chúng tôi", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ.
Trong tuyên bố phát ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh rằng các ngư dân nước này cũng từng là nạn nhân của Trung Quốc và sẽ mãi ghi nhớ hành động nhân đạo của Việt Nam khi cứu vớt các ngư dân Philippines.
“Chúng tôi đã không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam về hành động đó. Và với suy nghĩ trên, chúng tôi đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết”, Manila khẳng định.
Bộ Ngoại giao Philippines đồng thời cũng nhấn mạnh rằng các sự cố như vừa xảy ra với tàu cá Việt Nam khiến quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc bị xói mòn trong bối cảnh hai bên đang đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Cũng trong một động thái ủng hộ Việt Nam và chỉ trích “thói bắt nạt” của Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 9/4 ra tuyên bố lên án hành động của Trung Quốc trong vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc va chạm và đâm chìm một tàu cá của Việt Nam tại khu vực gần đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.
“Hành vi của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị ép buộc và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực nhằm đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh đại dịch Covid-19 cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, vì điều đó tạo điều kiện cùng giải quyết mối đe dọa chung theo cách minh bạch, tập trung và hiệu quả.
Lầu Năm Góc cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế những hành động gây mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực toàn cầu tập trung đối phó với đại dịch, hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản.
Việt Nam Philippines lẫn Malaysia sẽ cùng chống Trung Quốc ở Biển Đông?
Mặc dù vẫn còn đó những quan điểm khác biệt trong vấn đề Biển Đông, cả Việt Nam, Philippines lẫn Malaysia đều gắn kết nhau một cách tự nhiên trên góc độ đặt trọng tâm sâu sắc vào luật pháp quốc tế.
Sau sự kiện Trung Quốc sử dụng tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông để phản bác công hàm của hai nước Philippines và Malaysia, ngày 30/3, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
“Luật lệ dựa trên luật pháp sẽ có lợi cho Việt Nam, Philippines và Malaysia hơn nhiều so với luật rừng, nơi kẻ mạnh săn đuổi và chiến thắng kẻ yếu”, đó là ý kiến khẳng đinh của PGS Jay Batongbacal - giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển (Đại học Philippines) bình luận với Tuổi Trẻ cho hay.
Dù được ký ngày 30 tháng 3, đến ngày 7 tháng 4 thông tin về công hàm của Việt Nam mới được phổ biến. Đây cũng là quãng thời gian Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc tới vụ việc tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi (Việt Nam) ở vùng nước gần Hoàng Sa ngày 2 tháng 4.
Theo GS Carl Thayer, lý do mà nội dung đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) rất khó được thông qua cũng là vì bản thân Bộ Quy tắc này không định nghĩa được khu vực hàng hải ở Biển Đông mà nó sẽ áp đặt tính ràng buộc, bởi ngay cả trong nội bộ ASEAN cũng chưa nhất trí về hiện trạng khu vực này.
Dẫn chứng về vấn đề này, GS Thayer cũng nhấn mạnh, trong công hàm ngày 12/12/2019, Malaysia liên tục khẳng định đó chỉ là bản đệ trình một phần, và nó "không ảnh hưởng tới việc phân định thềm lục địa" và "không ảnh hưởng tới lập trường của các nước liên quan tới tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải".
“Điều đó để ngỏ khả năng Malaysia, Philippines và Việt Nam có thể phân định khu vực chồng lấn để giải quyết tranh chấp. Philippines và Việt Nam hiện đang "cùng tông" đối với chuyện tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài (The Hague, Hà Lan) trong việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc. Một lập trường nhất trí của ba nước sẽ có ích cho việc cô lập Trung Quốc về chính trị nhưng không làm thay đổi hiện trạng trên thực địa”, GS Thayer nhận định.
Cũng đồng ý với quan điểm này, PGS Jay Batongbacal của Philippines cũng khẳng định, không phải Việt Nam, Philippines và Malaysia đang "đoàn kết" chống lại Trung Quốc nếu hiểu theo lẽ thông thường.
“Rõ ràng mỗi nước vẫn hành động độc lập với nhau và không nhất thiết nhất trí với từng chi tiết khi đưa ra một lập trường đơn nhất khi đối mặt với Trung Quốc”, - ông Batongbacal nhận định.
PGS Batongbacal không cho rằng động thái của các nước trong thời gian vừa qua là “đoàn kết” theo nghĩa ba nước này đã “nhất trí một cách có ý thức” để cất lên tiếng nói duy nhất, hoặc đưa ra một lập trường chung nhất trong các tranh chấp.
“Tôi nghĩ chúng ta chưa đến thời điểm cố ý và chủ động phối hợp cho các quyết định, chính sách và hành động về vấn đề này. Nhưng tôi cho rằng cái chúng ta đang chứng kiến là một sự nhất quán tự nhiên, hợp lôgic trong lập trường của mỗi bên, vốn dĩ đang là kỳ vọng vì tất cả đều cam kết với quy định pháp luật và đang đặt trọng tâm sâu sắc vào luật pháp quốc tế”, - PGS Batongbacal đưa ra quan điểm.
Theo ông Batongbacal, vì Việt Nam, Philippines hay Malaysia đều là các nước nhỏ, đang phát triển với sức mạnh quân sự và chính trị còn hạn chế hơn các nước lớn nên việc chú trọng luật quốc tế là tinh thần phù hợp. Việc tuân thủ luật pháp, bảo vệ và lên tiếng theo lẽ phải là điều kiện và nhu cầu hiển nhiên để đảm bảo lợi ích quốc gia.
“Đối với các nước này, tuân thủ luật pháp quốc tế đã được đồng thuận và áp dụng lên tất cả mọi người là yêu cầu cần thiết để họ đảm bảo sự độc lập và chủ quyền”, PGS Batongbacal nhấn mạnh.
Việt Nam không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông: Cần cơ sở pháp lý
Liên quan đến công hàm mới nhất gửi Liên Hiệp Quốc, tại họp báo chiều ngày 9 tháng 4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết việc lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là điều bình thường, thể hiện lại lập trường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ tại công hàm này”, bà Hằng nói.
Đồng thời đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là “giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã được thể hiện trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.
Nhiều học giả quốc tế cũng nhận xét, công hàm ngày 30.3 của Việt Nam là động thái đúng đắn, phù hợp và cần thiết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong vấn đề biển đảo.
GS Thayer nhấn mạnh, Việt Nam phải tiếp tục phản đối bất kỳ hành động nào của Bắc Kinh khi nước này có những hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Theo chuyên gia này, việc cung cấp “một dấu vết pháp lý trên giấy” là rất cần thiết để chứng minh tính nhất quán của Việt Nam trong lập trường về Biển Đông, đặc biệt là trong một thời gian dài.
Cả hai GS Thayer lẫn PGS Batongbacal đều cho rằng, với những động thái trong thời gian qua, Việt Nam đang đi đúng hướng và thậm chí có thể thắng nếu gửi đơn kiện Trung Quốc. Mặc dù vậy, để chắc chắn thành công, Việt Nam cần có một chiến lược sâu rộng, kết hợp với sự ủng hộ từ các nhân tố khác.
PGS Batongbacal nhận định, những vi phạm mới nhất của Trung Quốc như vụ đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp hàng hải, triển khai nghiên cứu khoa học trên biển ở vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và mới đây nhất là đâm chìm tàu cá Việt Nam, tất cả đều có thể là cơ sở cho những đơn kiện trong tương lai.
Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng đơn kiện chỉ là một công cụ pháp lý. Biện pháp này phải được cân nhắc hết sức cẩn thận và phối hợp với những hành động ngoại giao và chính trị. Tất cả phải được tiến hành đồng thời và độc lập trong giai đoạn xét xử vụ kiện. Bên thưa kiện phải xem nó là một phần trong khuôn khổ một chiến lược rộng lớn hơn.
“Vì thế, bất kỳ động thái hay diễn biến nào trong vụ kiện cũng phải được phối hợp với chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như chính sách ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc và các khía cạnh khác trong mối quan hệ song phương này", - PGS Batongbacal kết luận
Theo Sputnik News
Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến hoạt động quân sự toàn cầu?
Trong lúc đại dịch COVID-19 đang lan rộng, các nước trên thế giới không chỉ đối phó với vấn đề sức khỏe cộng đồng và suy thoái kinh tế mà còn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến lực lượng quân sự của mình. Cho dù quân đội không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì các biện pháp cách ly hiện đang được áp dụng vẫn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các hoạt động quân sự. Có thể thấy quân đội ở các nước như Mỹ bị điều động ra chiến tuyến chống dịch COVID-19 ngày càng nhiều. Hậu quả đương nhiên là lực lượng này sẽ bộc lộ nhiều hạn chế về kỹ năng chiến đấu khi phải đối mặt với các lực lượng thù địch ở nước ngoài. Thậm chí những hạn chế này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực quân sự trong dài hạn.
Hạn chế tác chiến
Yêu cầu cách ly quân nhân và có thể là cả gia đình họ tại các căn cứ quân sự nhằm kiểm soát virus sẽ ảnh hưởng nhiều tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Điều này có thể thấy rõ trước tiên ở Hàn Quốc, nơi tình trạng lây nhiễm đã xảy ra ở một căn cứ của quân đội Mỹ. Cho dù dịch bệnh không lây lan trong lực lượng quân sự của một nước, thì chính các biện pháp giãn cách xã hội hay cách ly phòng ngừa cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động quân sự mà thường được tiến hành với sự tham gia của đông đảo quân nhân và thông qua hình thức giao tiếp trực tiếp. Tình trạng quân đội bị ảnh hưởng như vậy đã xảy ra ở Iraq, nơi mà Mỹ mới đây phải giảm bớt quân số đóng tại các căn cứ nhằm hạn chế sự lây nhiễm của dịch COVID-19 trong quân đội và cũng là nơi mà quân đội Anh và Hà Lan phải tạm ngừng các hoạt động huấn luyện với lực lượng quân sự Iraq vì những lý do tương tự. Quân đội Mỹ gần đây cũng phải hạn chế tham gia tập trận với châu Âu, vốn là hoạt động quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Âu trong vòng 25 năm trở lại đây.
Bên cạnh việc thực thi quy định cách ly, việc tham gia chống dịch cũng có nguy cơ khiến dịch COVID-19 bùng phát ngay trong lực lượng quân sự với những hệ quả hết sức phức tạp. Nếu dịch bùng phát trong quân đội thì không chỉ khả năng chủ động tác chiến bị tê liệt, mà ngay cả khả năng tiếp tục hỗ trợ chống dịch của các đơn vị nhiễm bệnh cũng sẽ bị hạn chế. Sự bùng phát dịch trên quy mô lớn cũng có thể dẫn tới yêu cầu phải có sự can thiệp y tế mà một số địa phương không thể đáp ứng – điều này đặc biệt khó khăn đối với những đơn vị được điều đến hỗ trợ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Khi chính các quân nhân bị nhiễm bệnh và cần có người chăm sóc, điều trị, thì việc đảm bảo an ninh cho các đơn vị này sẽ trở nên bất khả thi hoặc chỉ khả thi ở mức độ hạn chế. Mặc dù các quân nhân ít có nguy cơ bị ốm và nhiễm bệnh bởi họ còn trẻ và được rèn luyện thể chất ở mức độ cao, nhưng khả năng có những ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng trong quân đội là điều hoàn toàn có thể xảy ra và cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ.
Đối với một số hoạt động quân sự đặc thù như trong lực lượng hải quân, nỗ lực cách ly có thể dễ dàng hơn. Ví dụ, Italy có thể nhanh chóng cách ly 2 tàu hải quân của họ ngay sau khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bắt đầu lan rộng. Chính Hải quân Mỹ mới đây cũng áp dụng biện pháp hạn chế cập cảng, đồng thời tự cách ly 14 ngày trước trước khi cập cảng. Với biện pháp tránh cập cảng nhiều lần và tự cách ly trên biển, nguy cơ hải quân nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài đã giảm đáng kể nhưng không hoàn toàn biến mất.
Tuy nhiên, nếu có ca nhiễm ngay trên tàu hải quân thì dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh như đã thấy trong trường hợp các tàu du lịch bị nhiễm virus trong thời gian vừa qua. Các trang thiết bị y tế trên tàu có thể không đủ để điều trị số bệnh nhân cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp. Việc thiếu trang thiết bị y tế cũng là một thách thức trong vấn đề phối hợp xin trợ giúp từ bên ngoài hoặc sơ tán bệnh nhân. Việc đổi quân trên tàu cũng không đơn giản và chỉ có thể thực hiện sau khi đã tiến hành khử trùng diệt khuẩn, mà điều này lại khó khả thi trên biển, đặc biệt là đối với các tàu ngầm hạt nhân (những tàu này dù hoạt động tương đối biệt lập nhưng không thể được coi là hoàn toàn miễn nhiễm với các dịch bệnh bùng phát). Các tàu một khi đã nhiễm dịch thì không thể vận hành bình thường. Do đó, khả năng tác chiến của hải quân trong một số trường hợp sẽ bị hạn chế đáng kể.
Tình trạng mất khả năng tác chiến như vậy cũng có thể xảy ra ở các đơn vị quân sự đặc chủng. Ngoài các đơn vị quân y, các đơn vị phi công chiến đấu, đặc nhiệm, kỹ thuật quân sự và cả các công ty thuộc quân đội cũng không miễn nhiễm trước dịch bệnh và cùng phải bị cách ly nếu cần. Tuy nhiên, việc các đơn vị này mất khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ đương nhiên sẽ tác động trực tiếp đến quân đội Mỹ và đồng minh, nhất là trong thời gian ngắn hạn trước mắt. Những lực lượng này có vai trò thiết yếu không chỉ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ hiện đang dẫn dắt mà còn trong việc giải quyết chiến sự ở nhiều điểm nóng trên thế giới như Triều Tiên, Iran, Syria và các khu vực gần biên giới Nga.
Đại dịch COVID-19 hiện đang lây lan ra toàn cầu theo từng khu vực, bắt đầu là các nước gần Trung Quốc (tâm dịch ban đầu) nhất. Triều Tiên đã bắt đầu tập trận trở lại vào tháng 3, sau hai tháng án binh bất động vì phải đối phó với nguy cơ nhiễm bệnh. Trong khi đó, Mỹ giờ đây mới bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa trên diện rộng (yêu cầu người dân ở nhà). Sự khác biệt về múi giờ và mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh (Trung Quốc đã vượt qua được đỉnh dịch trong khi Mỹ sắp phải đối phó với đỉnh dịch) có thể mở ra cơ hội cho một số nước nổi lên ở khu vực. Nếu khả năng tác chiến quân sự của Mỹ bị hạn chế đáng kể, cho dù chỉ ở một lĩnh vực nhất định, thì những toan tính của các nhà lãnh đạo cũng sẽ khó có thể được thực hiện một cách hoàn hảo vì thiếu nguồn lực để thực thi hoặc vì những hậu quả khó lường xảy ra do quân đội bị nhiễm bệnh trên quy mô lớn.
Những rủi ro ngoài chiến tranh
Tuy nhiên, những tác động tiềm tàng của đại dịch COVID-19 sẽ không chỉ giới hạn ở các đơn vị quân sự đang hoạt động. Ở những nước hiện phải tăng cường khả năng ứng phó nhanh trước sự lây lan của dịch bệnh cũng như hậu quả của nó, lực lượng quân sự được huy động để hỗ trợ giải quyết khủng hoảng và thực thi các biện pháp cách ly ngày càng đông.
Chẳng hạn, các nước Ý, Đức và Pháp đã bắt đầu huy động lực lượng quân sự vào việc xây dựng các bệnh viện dã chiến, vận chuyển người nhiễm bệnh và thực hiện nhiều công tác chống dịch khác. Và khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn, các đơn vị chủ lực sẽ không còn sức để thực thi nhiệm vụ quốc phòng và các nhiệm vụ khác. Tuy vậy, điều này không hẳn sẽ làm thay đổi cán cân quân sự giữa các nước bởi tình hình dịch COVID-19 hiện tại cũng chưa tới mức phá hủy sức mạnh quân sự của bất kỳ nước nào. Ví dụ, Nga hiện đã phải ngừng tập trận ở các vùng biên giới vì e ngại quân lính sẽ nhiễm virus, cho dù số ca nhiễm virus ở Nga hiện vẫn ít hơn nhiều so với các nước NATO khác.
Ngoài việc khả năng sẵn sàng chiến đấu và duy trì cán cân sức mạnh với các nước khác của quân đội Mỹ có thể bị ảnh hưởng, các chiến dịch chống khủng bố cũng có nguy cơ bị gián đoạn nghiêm trọng. Do đặc thù công việc, các lực lượng quân sự này sẽ không phải gánh thêm những nhiệm vụ và trách nhiệm khác trong thời gian tập trung dập dịch. Khi quân đội buộc phải hủy tập trận hoặc huấn luyện do được huy động vào việc dập dịch, khả năng họ được điều sang hỗ trợ các lĩnh vực khác hầu như là không có. Cho dù năng lực quân sự của họ không phải là vấn đề đáng lo ngại, thì việc điều chuyển một lực lượng quân sự ra nước ngoài và đưa một lực lượng quân sự khác về nước sẽ có nguy cơ đẩy nhanh tốc độ lây lan dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng Ebola ở châu Phi giai đoạn 2014-2016 là một ví dụ điển hình. Ở thời điểm đó, người ta không thể điều chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ra vào vùng dịch bởi lo ngại dịch bệnh sẽ lây lan.
Hậu quả lâu dài
Hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành quốc phòng và ngân sách quốc phòng trong dài hạn, kể cả sau khi dịch kết thúc. Đặc biệt, lực lượng phòng không cho dù không liên quan chặt chẽ tới ngành hàng không dân dụng cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do những thiệt hại nói chung của ngành hàng không thế giới gây nên. Nhiều lĩnh vực khác trong ngành quốc phòng cũng sẽ bị ảnh hưởng do quy định giãn cách xã hội cản trở việc đi lại, hợp tác và thử nghiệm những tính năng mới trong ngành. Chính điều này sẽ khiến nhiều dự án đang được thực hiện bị dừng lại giữa chừng hoặc bị chậm so với kế hoạch đã định. Ví dụ, Không quân Mỹ đã phải dời lịch thử nghiệm Hệ thống quản lý tác chiến tiên tiến của họ từ tháng 4 sang tháng 6 năm nay do dịch COVID-19.
Các nhà máy đóng tàu hải quân ở các nước như Ý và Canada cũng bị đóng cửa tạm thời, và như vậy sẽ chậm giao hàng theo đơn đặt cũng như không thể hoàn thành các đơn hàng bảo dưỡng tàu trong thời gian đại dịch diễn ra.
Những rủi ro về tài chính do các hoạt động trên tạm thời bị gián đoạn sẽ còn lớn hơn ở các nền kinh tế phải tập trung nguồn lực để khống chế dịch bệnh và do đó không thể chi nhiều cho công tác quốc phòng. Đương nhiên điều này không có nghĩa là ngân sách quốc phòng sẽ ít đi bởi mỗi nước có mức độ ưu tiên riêng cho từng lĩnh vực, nhưng không thể loại trừ khả năng kịch bản này xảy ra.
Ngân sách bị hạn chế cũng sẽ dẫn tới việc các nước buộc phải dịch chuyển các nguồn lực của mình và thúc đẩy các kế hoạch giảm bớt hoặc rút toàn bộ lực lượng quân sự đang đồn trú ở nước ngoài về nước.
Xét tới những ảnh hưởng dài hạn đối với việc phát triển năng lực quân sự (chẳng hạn như khi ngân sách dành cho quốc phòng giảm hay các dự án phát triển quân sự bị tạm dừng) và việc các đơn vị bị tạm ngừng hoạt động, có thể nói những đại dịch như COVID-19 đủ khả năng gây rủi ro cho tất cả các hoạt động trên toàn thế giới, thậm chí có thể khiến một số lực lượng quân sự bị tê liệt hoàn toàn.
Do đặc thù công việc là thực thi các chính sách an ninh trong và ngoài nước cũng như trực tiếp hỗ trợ các hoạt động nhân đạo nên lực lượng quân sự chính là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020
Bắc Kinh đẩy nhanh năng lực điều binh khẩn cấp khắp Biển Đông
Vừa “thoát” dịch bệnh, tăng tốc hoàn thiện máy bay đổ bộ
Tối 8.4, trang tin ECNS, của China News Service - hãng thông tấn lớn thứ hai của Trung Quốc, dẫn nguồn từ Đài truyền hình trung ương nước này (CCTV) đưa tin Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) đang điều động nhân sự tại một cơ sở ở Kinh Môn (tỉnh Hồ Bắc) để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện máy bay đổ bộ AG600.
Chương trình làm việc được thúc đẩy ngay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Hồ Bắc được kiểm soát. Nhờ đó, theo truyền thông Trung Quốc, thủy phi cơ đổ bộ AG600 đã có bước tiến mới. CCTV dẫn lời người đứng đầu căn cứ của AVIC ở Chu Hải cho hay máy bay AG600 đã sẵn sàng thử nghiệm bay huấn luyện trên biển.
Bay thử nghiệm lần đầu trên đất liền vào năm 2017 và bay thử nghiệm lần đầu ở một hồ chứa nước vào năm 2018, AG600 được Bắc Kinh kỳ vọng hoàn thành bay thử nghiệm trên biển trong năm nay. Lâu nay, việc bay thử nghiệm trên biển thường có nhiều thách thức hơn trên đất liền, nhất là việc cất và hạ cánh của thủy phi cơ do mặt biển thường có nhiều biến động.
Theo kế hoạch, chiếc AG600 đầu tiên sẽ được bàn giao cho quân đội vào năm 2022.
Lý giải động cơ của Trung Quốc
Trả lời Thanh Niên ngày 9.4, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: “Đến nay, hầu hết các quốc gia đã kết thúc các chương trình phát triển thủy phi cơ đổ bộ. Các nước còn theo đuổi phương tiện này chỉ gồm Nhật Bản, Nga và Canada”.
“Thế thì tại sao giờ đây Trung Quốc cũng muốn phát triển thủy phi cơ đổ bộ?”, TS Nagao đặt vấn đề và giải đáp: “Thủy phi cơ đổ bộ là loại khí tài đáp ứng chiến lược của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific)”.
Cụ thể, trong quá khứ thời Thế chiến 2, loại máy bay này có vai trò rất hữu dụng lúc Mỹ khai thác ở Indo - Pacific khi có thể cất và hạ cánh phần lớn địa điểm ở vùng biển rộng lớn, để đáp ứng nhiều nhiệm vụ như chiến đấu chống tàu ngầm, chống tàu chiến nổi, vận tải, tuần tra… Thủy phi cơ cũng cho phép cất và hạ cánh dễ dàng trên biển để có thể kiểm soát các đảo, bãi đá nhỏ.
“Chính vì thế, Trung Quốc phát triển thủy phi cơ AG600 nhằm phát triển khả năng tiếp cận nhanh các đảo nhỏ, bãi đá...”, TS Nagao nhận định. Và thực tế thì đây cũng chính là đặc điểm của Biển Đông mà Trung Quốc đang nuôi tham vọng bá quyền.
Lý giải trên là phù hợp khi chính trang tin ECNS cũng cho rằng AG600 có thể hoạt động trong nhiều điều kiện, đặc biệt là khả năng chở theo 30 binh sĩ, vũ khí để đổ bộ khẩn cấp trên biển.
Với tầm bay hơn 4.000 km cùng tốc độ hành trình khoảng 500 km/giờ, AG600 khi đồn trú ở đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) của Việt Nam, mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, có thể nhanh chóng vươn đến mọi khu vực ở Biển Đông. Vì thế, theo ECNS, với việc biên chế AG600, Bắc Kinh có thể sử dụng phương tiện này để sẵn sàng tiếp viện cả binh sĩ lẫn vũ khí đến Biển Đông khi cần thiết.
Hiện Trung Quốc có đường băng ở 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập, mà nước này đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều bãi đá khác thì Bắc Kinh đã xây dựng hạ tầng, nhưng khó có thể thiết lập đường băng, nên AG600 chính là giải pháp để kết nối đến các bãi đá này.
Phân tích sâu hơn trong tổng thể chiến lược, TS Nagao chỉ ra rằng Bắc Kinh có thể phát triển một năng lực đổ bộ bao gồm nhiều phương tiện khi kết hợp AG600 với các loại tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng Type-075 và tàu vận tải đổ bộ Type-071.
Mới đây, đầu tháng 4, truyền thông Trung Quốc rộ tin vừa hạ thủy chiếc tàu đổ bộ Type-075 thứ hai. Đây là tàu đổ bộ có độ choán nước toàn tải xấp xỉ 40.000 tấn, dài khoảng 237 m và có thể mang theo 30 trực thăng chiến đấu đa nhiệm Z-8 và Z-9.
Trong tương lai, Bắc Kinh đang kỳ vọng phát triển máy bay tiêm kích cất cánh đường băng ngắn hạ cánh thẳng đứng để trang bị cho lớp tàu Type-075 nhằm biến loại tàu này thành tàu sân bay như cách Mỹ đang thực hiện với tàu đổ bộ lớp America, lớp Wasp.
Bên cạnh đó, tàu Type-071 vừa có thể chở vũ khí, bao gồm cả tàu đổ bộ đệm khí, mang theo gần 1.000 lính cũng đóng vai trò đổ bộ quan trọng. Chính vì thế, khi kết hợp thủy phi cơ AG600 với các loại tàu đổ bộ Type-075 và Type-071 thì Trung Quốc có thể hình thành năng lực tác chiến đổ bộ cả đường không lẫn đường biển.
Ngoài ra, việc sở hữu AG600 còn được cho là nhằm đóng vai trò hậu cần đối với hoạt động của tàu sân bay, đặc biệt đối với công tác giải cứu phi công gặp nạn. Nếu phi công gặp nạn, AG600 có thể bay nhanh hơn so với máy bay trực thăng để đến địa điểm cần giải cứu.
Siêu thủy phi cơ đổ bộ của Nhật
Trong khi Trung Quốc vẫn đang hoàn thiện AG600, Nhật đã sở hữu dòng thủy phi cơ đổ bộ hiện đại ShinMaywa US-2. Theo một số báo cáo thì nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, hay Ấn Độ đều đang tỏ ý muốn đặt mua US-2 từ Nhật, bởi thực tế chứng minh US-2 có khả năng hoạt động khá ưu việt, cất và hạ cánh trên biển ngay cả giữa thời tiết xấu, như sóng cao đến 3 m. Tuy nhiên, để sở hữu US-2 thì thách thức khá lớn là phải trả mức giá đến hơn 100 triệu USD, theo một số tạp chí chuyên ngành.
Việt Nam đã sẵn sàng đến đâu cho cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc ?
Chiều 9.4, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, đại diện DPA (hãng thông tấn của Đức) đã gửi câu hỏi về tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Cụ thể, đại diện DPA nêu: Trước đây, Việt Nam nhiều lần cho biết không loại trừ khả năng kiện Trung Quốc liên quan đến những đòi hỏi về chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Vậy tiến trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý đã hoàn thành chưa? Liệu Việt Nam có tiến hành các thủ tục khởi kiện Trung Quốc sau khi Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 30.3 đã gửi Công hàm phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
Trả lời câu hỏi này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, như đã thể hiện trong Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
“Việc lưu hành Công hàm tại LHQ là bình thường, thể hiện lập trường và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam”, bà Hằng nói, đồng thời nhấn mạnh: “Lập trường nhất quán của Việt Nam cũng đã thể hiện đầy đủ tại Công hàm này. Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định theo UNCLOS 1982”.
Cũng tại buổi họp báo, bình luận về việc truyền thông Trung Quốc cho biết nước này chuẩn bị đưa thủy phi cơ cỡ lớn ra Biển Đông, bà Hằng nêu rõ: “Quan điểm nhất quán của Việt Nam là duy trì hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi mong muốn các nước tăng cường hợp tác, đóng góp tích cực vào mục tiêu nói trên”.
Vũ Hân/ Thanh Niên
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019
Việt Nam xếp vị trí 23 trong TOP các quốc gia hàng đầu có quân đội mạnh nhất năm 2019
Trang web Global Fire Power hàng năm xếp hạng 137 quân đội hiện đại, sử dụng 55 tiêu chí khác nhau để chấm điểm cho mỗi quân đội.
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người, với chỉ số cuối cùng Việt Nam đứng đầu thế giới. Với dân số trên 90 triệu người và mọi nam công dân đủ 18 tuổi đều phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, do đó dễ hiểu vì sao số lượng quân dự bị động viên của Việt Nam lại cao nhất thế giới.
Ngoài ra, lực lượng vũ trang Việt Nam có 318 đơn vị trên không, trong số đó 216 chiếc là máy bay chiến đấu, 140 chiếc là máy bay trực thăng.
Quân đội nhân dân Việt Nam cũng có 2.575 xe tăng, 2.530 xe bọc thép, 350 đơn vị pháo binh, đang bảo vệ lợi ích của nhà nước.
Trên biển, quốc phòng của Việt Nam được bảo đảm bởi 65 tàu thuộc nhiều tầng, lớp khác nhau.
Quân đội Mỹ, Nga và Trung Quốc, theo truyền thống đứng 3 vị trí đầu tiên trong danh sách này.
Hoa Kỳ có tổng cộng 13.398 máy bay, bao gồm 5.760 trực thăng – nhiều nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng của Mỹ cũng là khủng nhất, ở mức 716 tỷ USD, so với nước đứng thứ nhì là Trung Quốc thì nhiều hơn 492 tỷ USD. Về mặt số tàu hải quân, Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc. Hai nước này có lần lượt là 415 và 714 tàu quân sự.
Nga là nước đứng đầu thế giới về số lượng xe tăng chiến đấu (với 21.932 chiếc) – nhiều gấp 3 lần tổng số xe tăng của Mỹ. Nga cũng nhất về số xe chiến đấu thiết giáp (với hơn 50.000 chiếc) và pháo tự hành. Với các thông số so sánh khác, Nga giữ vị trí thứ 2 hoặc 3. Nga cũng sở hữu một lực lượng hải quân mạnh, với tổng cộng 352 chiến hạm, gồm 82 tàu hộ tống nhỏ.
Trung Quốc có 714 tàu hải quân (đứng đầu thế giới), gồm 119 tàu tuần tra, 76 tàu ngầm và 52 tàu hộ vệ. Nước này cũng đứng đầu danh sách về phương diện pháo kéo (với 6.246 khẩu). Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về số lượng xe tăng chiến đấu, xe chiến đấu thiết giáp, máy bay tiêm kích và máy bay cường kích.
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019
Trung Quốc không trực tiếp bác thông tin thuê căn cứ ở Campuchia
"Theo tôi được biết, phía Campuchia đã phủ nhận điều này. Là láng giềng hữu nghị truyền thống, Trung Quốc và Campuchia đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố trong cuộc họp báo hôm qua, khi được yêu cầu xác minh thông tin rằng Bắc Kinh và Phnom Penh đã bí mật ký một thỏa thuận cho thuê căn cứ hải quân.
Ông Cảnh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là "cởi mở, minh bạch, bình đẳng, cùng có lợi", đồng thời cảnh báo các bên liên quan không "suy diễn" về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia.
Phát biểu được ông Cảnh đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của nước này và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm bí mật ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream ở tây nam Campuchia, nằm ngay trên vịnh Thái Lan.
Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc có thể bố trí quân nhân, vũ khí và neo đậu tàu chiến tại quân cảng Ream, biến nơi đây thành cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận liệu Washington có thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó lên tiếng bác bỏ, cho rằng thông tin được báo Mỹ đưa ra là bịa đặt bởi hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ.
Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này, nằm trên bờ biển giáp vịnh Thái Lan. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung tại đây trước khi quan hệ quốc phòng song phương trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.
Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác.
Nguyễn Hoàng (Theo NHK)
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019
Malaysia phóng tên lửa chống tàu trên Biển Đông, thông điệp gửi Trung Quốc?
Trang IHS Jane’s 360 mới đây đưa tin Hải quân hoàng gia Malaysia (RMN) phóng tên lửa từ tàu hộ tống lớp Kasturi, chiếc KD Kasturi và một trực thăng hải quân Super Lynx.
Chiếc KD Kasturi phóng tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II trong khi trực thăng Super Lynx phóng tên lửa chống tàu Sea Skua.
Video: https://www.express.co.uk/news/world/1154757/south-china-sea-news-world-war-3-latest-malaysia-beijing-jinping-spratly-island
"Vụ phóng thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng chế ngự được các hoạt động trên Biển Đông" - Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Bin Sabu nói trong tuyên bố sau cuộc diễn tập.
"Việc thực thi các cuộc diễn tập sẽ đảm bảo cộng đồng hàng hải, đặc biệt những ai tại vùng biển phía đông bán đảo Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích trên Biển Đông" - ông nhấn mạnh.
Lần cuối RMN phóng tên lửa chống tàu là trong các cuộc diễn tập hải quân năm 2014.
Một số tàu tham gia cuộc tập trận ngày 15-7 gồm tàu ngầm KD Abdul Rahman lớp Perdana Menteri, tàu hộ tống Laksamana Hang Nadim và Laksamana Tan Pusmah, tàu khu trục KD Lekiu.
Cuộc diễn tập phóng tên lửa của RMN diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông. Trung Quốc bị cáo buộc quấy rối các tàu thăm dò dầu và khí đốt của Malaysia, Việt Nam trong những tuần qua, theo trang Express.
Nguồn: Tuổi Trẻ, Jane's 360
Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018
Nga phóng thành công tên lửa phòng không hiện đại ►
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga gần đây đã thực hiện thành công một vụ phóng thử tên lửa phòng hiện đại tại thao trường ở Kazakhstan.
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018
Israel bất ngờ tấn công Syria
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018
TQ khoe vũ khí "tối mật" đang hiện diện ở Biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc lần đầu tiên cho ra mắt công chúng 2 hệ thống vũ khí chiến thuật hiện đại nhất của nước này đang được triển khai ở biển Hoa Đông và Biển Đông ngay trong Triển lãm Hàng không Chu Hải.
Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018
Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn
Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn. Video đăng lên Facebook hôm nay cho thấy các máy bay chiến đấu hiện đại Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn.
Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014
Tổ hợp tên lửa Bastion-P, lựa chọn hợp lý cho phòng thủ bờ biển
Bastion-P thứ 3. "Lá chắn thép" này được Nga bán có lựa chọn cho một số
quốc gia nhất định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tổ hợp tên lửa Bastions P của Việt Nam |
Tuần báo Tin tức công nghiệp quốc phòng Nga dẫn lời một đại diện Nga tham gia phiên họp của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự cho biết: "Trong điều kiện hiện tại và các hợp đồng đang chuẩn bị ký kết, Việt Nam có đầy đủ cơ hội để trong ngắn hạn trở thành đối tác hợp tác số 1 của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự ở Đông Nam Á".
Theo vị quan chức này, trong phiên họp, Việt Nam và Nga cũng đã thảo luận về khả năng mua thêm một tiểu đoàn tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P thứ ba, cũng như các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 và các hệ thống tên lửa phòng không.
Đây là một thông tin giành được sự chú ý đặc biệt của nhiều nước khác. Từ khi có mặt trong biên chế lực lượng Hải quân Việt Nam, tổ hợp Bastion-P với tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont đã nhanh chóng trở thành "lá chắn thép" của Việt Nam.
Yakhont với tốc độ cao tới 750 m/s, khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được. Phần chiến đấu 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả đạn.
Bán kính chiến đấu của tổ hợp là 300 km, có thể bảo vệ được bờ biển dài 600 km, cơ số đạn cho mỗi tổ hợp là 36 tên lửa Yakhont.
Một điều đặc biệt nữa nằm ở chiến thuật của tổ hợp, để tăng xác suất tiêu diệt, Bastion-P sử dụng chiến thuật “bầy sói”. Một mục tiêu sẽ sử dụng 3 quả tên lửa đi theo 3 quỹ đạo khác nhau nhằm tránh hỏa lực của đối phương. Một quả phóng lên cao cung cấp vị trí mục tiêu cho 2 quả bay thấp hơn. Sau khi tiêu diệt mục tiêu chủ yếu, các tên lửa còn lại hướng đến các tàu khác và loại trừ khả năng 2 tên lửa tấn công cùng một mục tiêu.
Với công nghệ cực kỳ hiện đại và độ dài bờ biển được bảo vệ 600 km, Bastion-P thực sự là lựa chọn sáng suốt của Việt Nam
Với sức mạnh hủy diệt như vậy, không ngạc nhiên khi rất nhiều nước vừa e sợ vừa muốn sở hữu Bastion-P, trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga coi đây như một vũ khí chiến lược chỉ được phép xuất khẩu cho một số nước nhất định mà không có Trung Quốc.
- Các tổ hợp tên lửa bờ cũ như Rubezh sử dụng tên lửa P-21 đã khá lạc hậu, chi phí vận hành bảo dưỡng lớn, tầm bắn ngắn (80 km), độ chính xác không cao, kích thước cồng kềnh, quỹ đạo đơn giản dễ bị đánh chặn và sắp hết tuổi thọ.
- Bờ biển Việt Nam dài, hai tiểu đoàn đang có hiện nay chưa thể đảm bảo bao quát được hết các khu vực trọng yếu chứ chưa nói đến toàn bộ bờ biển
- Tình hình Biển Đông có những bước phát triển mới phức tạp hơn, các nước có liên quan đều ra sức tăng cường sức mạnh quân sự. Do vậy, Việt Nam cần tăng cường sức mạnh để phù hợp với tình hình.
Từ những lí do trên, có thể thấy rằng việc mua thêm tổ hợp Bastion-P là một nhu cầu cấp thiết của Hải quân Việt Nam. Vậy tổ hợp mới này sẽ được bố trí ở vị trí nào để phù hợp với chiến lược phòng thủ của Việt Nam?
Việt Nam nên bố trí Bastion mới ở đâu?
Có thể thông qua tìm hiểu việc bố trí lực lượng hải quân của Việt Nam để xác định xem các địa bàn chiến lược.
Hiện nay, Hải quân Việt Nam có những căn cứ Hải quân lớn ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, Cam Ranh tương lai sẽ phát triển thành căn cứ quan trọng nhất của Việt Nam, là trái tim sức mạnh của Hải quân, là mái nhà của các tàu ngầm Kilo và các tàu chiến hiện đại nhất. Do vậy từ rất sớm nơi đây đã được ưu tiên phòng thủ hướng biển với các trang bị hiện đại nhất.
Địa bàn TP. Hồ Chí Minh nằm hơi lùi vào sâu so với đường bờ biển, chếch xuống phía nam, xa các địa điểm nóng trên Biển Đông. Do là trung tâm kinh tế của cả nước nên lực lượng bảo vệ ở TP. Hồ Chí Minh cũng đã được xây dựng từ trước với đầy đủ các quân binh chủng và trang thiết bị hiện đại nhất. Do vậy, mối nguy hại từ phía biển đối với TP. Hồ Chí Minh không nhiều và lực lượng ở đây cũng đã đủ sức đối phó.
Như vậy còn hai địa điểm là Hải Phòng và Đà Nẵng. Hai địa điểm này đều phù hợp để bố trí Bastion-P.
Hải Phòng từ lâu được coi là “thủ đô Hải quân”, trong thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cảng Hải Phòng là nơi tiếp tế nhiều vật chất, vũ khí cho đất nước. Ngày nay dù vai trò không còn được như trong kháng chiến nhưng Hải Phòng vẫn là cửa ngõ thông thương lớn nhất của toàn miền Bắc.
Bố trí Bastion-P ở đây rất hợp lý bởi với tầm bắn 300 km của Yakhont, nó có thể bao quát toàn bộ vịnh Bắc Bộ, đề phòng trường hợp đối phương sử dụng lực lượng tàu đông đảo phong tỏa vịnh Bắc Bộ như Mỹ đã từng tiến hành trong chiến tranh Việt Nam.
Đặc biệt, phía trước vịnh Bắc Bộ là Hải Nam, nơi đặt căn cứ lớn nhất của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc. Khi căng thẳng trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể có những biến động khó lường thì việc phòng thủ vịnh Bắc Bộ là việc hết sức cần chú ý.
Bố trí Bastion-P mới ở Hải Phòng sẽ giúp Việt Nam bảo vệ vịnh Bắc Bộ (vùng khoanh tròn bán kính 300 km, vùng bảo vệ của Bastion-P)
Tuy nhiên, không chỉ Hải Phòng, Đà Nẵng cũng là nơi có thể đặt Bastion-P bởi Đà Nẵng là địa bàn quân sự bố trí nhiều tàu chiến, lực lượng Không quân đánh biển của Việt Nam. Đặc biệt về địa lý, Đà Nẵng còn là nơi nằm trên đoạn cong nhô ra biển của lãnh thổ Việt Nam, do vậy nếu đặt Bastion-P ở đây thì tầm bao quát sẽ rất lớn.
Không chỉ vậy, Hoàng Sa và Trường Sa sẽ là nơi nóng bỏng nhất trên Biển Đông. Hoàng Sa thuộc phạm vi quản lý hành chính của Đà Nẵng, còn Trường Sa nằm ở lùi ở phía nam. Nếu được đặt ở Đà Nẵng, Bastion-P có thể tạo ra một vành đai an toàn trên biển để các tàu chiến Việt Nam tránh được sự đe dọa của tàu chiến đối phương đồng thời phát huy sức mạnh ngăn chặn các hành động leo thang của đối phương hoặc phong tỏa đường xuống phía nam của Trung Quốc.
Bố trí Bastion-P mới ở Đà Nẵng sẽ giúp Việt Nam lập vành đai an toàn trên biển để các lực lượng tàu chiến dễ dàng hoạt động (vùng khoanh tròn bán kính 300 km, vùng bảo vệ của Bastion-P)
Ngoài Bastion-P và Rubezh, Việt Nam hiện sở hữu tổ hợp Redut-M cũng rất uy lực. Tuy kích thước cồng kềnh, quỹ đạo bay khá đơn giản nhưng tầm bay lớn đến 550 km, cùng đầu đạn lên tới 1.000 kg có thể đánh chìm tàu có lượng giãn nước tới 20.000 tấn, kể cả tàu sân bay.
Do vậy, nếu điều kiện kinh tế cho phép, Việt Nam nên mua thêm 2 tiểu đoàn Bastion-P để bố trí ở Hải Phòng và Đà Nẵng. Còn nếu kinh tế chưa cho phép, chỉ mua được thêm 1 tiểu đoàn, Việt Nam cũng cần bố trí lại các tổ hợp Rubezh và Redut-M để đồng thời đảm bảo được sức mạnh trên tất cả các vị trí.
Tình hình Biển Đông ngày càng phát triển, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo ngày càng có những yêu cầu mới cao hơn cả về con người và vũ khí trang bị, nhưng với sự sáng suốt của mình trong thời gian qua, Việt Nam đã lựa chọn đầu tư hợp lý các loại trang bị mới với chi phí vừa phải. Tin tưởng rằng tương lai gần, tổ hợp Bastion sẽ được bố trí một cách hợp lý để phát huy hiệu quả cao nhất.
Theo Trí Thức TrẻThứ Tư, 18 tháng 6, 2014
Ông Putin đồng ý bán S-400 cho TQ
Theo kênh truyền hình thương mại RBK TV của Nga, Tổng thống Nga Putin đã chấp nhận bán từ hai đến bốn hệ thống phòng thủ tên lửa và trên không S-400 cho Trung Quốc. Nếu đây là sự thực, Trung Quốc sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua hệ thống phòng thủ hiện đại này. Hiện, Trung Quốc đang triển khai một số hệ thống phòng thủ S-300 từ thời Liên Xô.
Mặc dù các cuộc đàm phán đang diễn ra, một vài người cho rằng, Nga không nên bán cho Trung Quốc hệ thống tên lửa đất đối không S-400 vì nhiều lý do.
Đầu tiên, có nhiều báo cáo cho rằng Nga có kế hoạch khấu trừ tất cả doanh số bán hàng ra nước ngoài của S-400 cho đến khi đủ đáp ứng nhu cầu quân đội của Moscow, có thể sau thập kỷ này.
Quan trọng hơn, có rất nhiều quan ngại dấy lên trong quân đội Nga cho rằng Trung Quốc sẽ mua một số hệ thống nhằm mục đích ăn trộm công nghệ và sao chép lại thành một phiên bản nội địa. Điều này cũng đã từng xảy ra với những hệ thống quân sự Nga bán cho Trung Quốc trong quá khứ.
Về vấn đề này, Nga và Trung Quốc sẽ ký Thỏa thuận bảo vệ tài sản và trí tuệ mạnh mẽ hơn (IPP). Một thỏa thuận IPP đã từng được ký vào năm 2008, nhưng các quan chức Nga sau đó đã hủy bỏ nó do còn vướng nhiều thiếu sót. Đến năm 2012, hai nước cũng ký một thỏa thuận IPP, vài chi tiết của thương vụ này đã được tiết lộ.
Vè hệ thống S-400, chuyên trang quân sự Jane cho hay, Nga và Trung Quốc hy vọng sẽ vượt qua những trở ngại về sao chép công nghệ bằng việc sử dụng thỏa thuận IPP và doanh số bán hàng. Nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn hệ thống tên lửa S-400, ngành công nghiệp vũ trang của Nga sẽ ít chịu thiệt hại hơn trong trường hợp Bắc Kinh nhăm nhe sao chép lại công nghệ này.
S-400 có thể giúp nâng cấp đáng kể sức mạnh quân sự của Trung QUốc trong những điều kiện khác nhau. Không quốc gia nào bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi hệ thống S-400 của Trung Quốc-vũ khí có pham vi tác động lên tới 400 kilometers. Các chuyên gia cho biết nó có thể giúp Bắc Kinh đạt được ưu thế trên không ở eo biển Đài Loan. York Chen, cựu thành viên của Hội đồng an ninh quốc gia của Đài Loan cho hay: “Khi S-400 cùng phối hợp với các máy bay chiến đấu đóng trên các căn cứ biển và đất liền của Trung Quốc, họ sẽ càng tự tin duy trì kiểm soát trên không, cũng tước đi khả năng chống phá có tổ chức của Lực lượng Không quân Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.”
Trong khi Đài loan có thể chịu ảnh hưởng lớn nhất của S-400, không phải một họ phải đối chọi với tiềm lực mới này.
Nhật cũng không ưa gì sự xuất hiện của S-400 của Trung Quốc do vấn đề liên quan đến quần đảo Sensaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, ảnh hưởng của S-400 lên quyền kiểm soát của Nhật sẽ bị giảm bớt bởi thương vụ mua bán bay chiến đấu F-35 của Tokyo. Các máy bay chiến đấu đang được chế tạo để đối chọi với các hệ thống phong không tiên tiến.
Ấn Độ cũng bị S-400 đe dọa. Bởi vì hệ thống này có thể chống được tên lửa đạn đạo, việc Trung Quốc triển khai S-400 có thể đe dọa đến những răn đe quân sự chiến lược của Ấn Độ. Nếu Trung Quốc tung ra một cuộc không kích đầu tiên vào kho hạt nhân của Ấn Độ sẽ có thể quét sạch gần như mọi lực lượng chiến lược vì các hệ thống phòng thủ tên lửa như S-400 có khả năng chống lại những tên lửa tiềm tàng.
Thương vụ mua bán vũ khí hiện đại đáng chú ý này phải chăng chứng tỏ Nga-Trung đang tiến tới quan hệ đồng minh chiến lược?
Nguồn : Tin Mới
Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014
Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295
Theo trang IHS Jane's, phát biểu tại cơ sở của công ty ở Seville (Tây Ban Nha) hôm 9/6, Giám đốc kinh doanh máy bay quân sự của Airbus DS, ông Antonio Rodriguez Barberan nói rằng.
Ngoài Ecuador đã mua 3 chiếc C-295 biến thể vận tải thì 17 máy bay còn lại đã được bán cho những khách hàng bí mật.
Tuy nhiên, 1 nhân viên trong dây chuyền sản xuất của công ty này đã tiết lộ rằng, Việt Nam chính là 1 trong những khách hàng như vậy.
Sau đó, phát ngôn viên của Airbus DS xác nhận lại với IHS Jane's, cho biết Việt Nam đã thực sự đặt hàng 3 chiếc máy bay vận tải C-295, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.
Vị quan chức Airbus DS còn cho biết thêm rằng, trong năm 2014, Airbus DS đã bán được tổng cộng 20 máy bay C-295.
Hiện tại, mới chỉ có số lượng tương đối nhỏ các quốc gia sử dụng máy bay C-295 ở Trung Đông và Bắc Phi như Algeria, Ai Cập, Jordan và Oman.
Các chi tiết liên quan đến các hệ thống cảm biến và vũ khí được lắp trên máy bay C-295 biến thể chiến đấu không được tiết lộ.
Mặc dù vậy, trong một văn bản trình chiếu của Airbus DS đã cho thấy máy bay sẽ được trang bị 1 khẩu pháo 30mm M230 và 6 điểm treo dưới cánh cho các tên lửa, rocket dẫn đường.
Máy bay còn được trang bị 1 rađa khẩu độ mở tổ hợp (SAR) và tháp cảm biến điện - quang/hồng ngoại (EO/IR).
Ngoài ra, biến thể máy bay này cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát mặt đất giống như một máy bay đặc biệt.
Báo Đất Việt
Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014
Các phương tiện Việt Nam truy tìm phi cơ mất tích của Malaysia
Máy bay tuần thám biển CASA của Cảnh sát Biển Việt Nam đang rà soát trên biển nhằm tìm ra phi cơ mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ngươi ta gọi CASA là “mắt thần Biển Đông” do nó sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại để thực hiện tốt nhiệm vụ tuần thám hải quân. Ảnh: QDND.
Trước đó không quân Việt Nam đã cử các máy bay AN-26 rà soát vùng biển nghi vấn nhằm tìm kiếm manh mối về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines. Suốt những ngày qua, phi đội bay 3 chiếc AN-26 của không quân Việt Nam hoạt động liên tục để tìm kiếm những vật thể trên biển.
Ngoài ra, Việt Nam còn triển khai thủy phi cơ DHC-6. Chiều 9/3, Quân chủng Hải quân đã điều động phi cơ số hiệu VNT 777 từ Cam Ranh tham gia tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Nhằm tiếp cận dị vật ở khoảng cách gần, không quân Việt Nam cử trực thăng đa nhiệm Mil Mi-171 tham gia hoạt động tìm kiếm. Khả năng cơ động giúp Mi-171 dễ dàng trục vớt dị vật hoặc hỗ trợ xác định chúng là mảnh vỡ từ chiếc Boeing 777 mất tích hay không.
Bên cạnh nỗ lực rà soát từ trên không, Việt Nam cũng cử các tàu cứu hộ, tàu hải quân, tàu kiểm ngư và tàu cảnh sát biển tới khu vực phi hành đoàn chuyến bay MH370 liên lạc lần cuối. Các tàu cứu hộ của Việt Nam bao gồm SAR-413, SAR-272. Tàu SAR 413 đang đảm nhiệm vai trò trung tâm chỉ huy của chiến dịch. Ảnh: QDND.
Cảnh sát biển Việt Nam đưa hai tàu CSB-2001 và CSB-2003 tham gia chiến dịch tìm kiếm. Các tàu hải quân HQ-954, HQ-637, HQ-888 và tàu kiểm ngư KN-774 cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự. Chúng rà soát mặt biển, tiếp cận và nghiên cứu những vật thể mà các đội tìm kiếm trên không thể phát hiện. Ảnh: QDND.
Trong diễn biến mới nhất, Việt Nam quyết định sử dụng VNREDSAT-1, vệ tinh quang học quan sát trái đất, có khả năng chụp hình toàn bộ bề mặt địa cầ,u để tìm kiếm tung tích chiếc Boeing 777 của Malaysia. Vào 11h hôm 11/3, VNREDSAT-1 bay qua vùng biển mà chiếc Boeing 777 phát tín hiệu lần cuối. Ảnh: Astrium.
Việt Nam thành lập Trạm radar ở Cà Mau chỉ huy các chuyến bay tìm kiếm cứu nạn trên biển - Ảnh: Quốc Huy
Các chiến hạm Việt Nam neo đậu ở Phú Quốc sẵn sàng xuất phát phục vụ tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích khi có lệnh. Ảnh: BBC
Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012
"Hanoi" submarine began sea test
At the time of sea trials, the submarine will berth at the Light Port near Kaliningrad. This submarine is first in the export version of the 06.361 project, new machinery and equipment modernization. In particular, according to the portal of the Navy, the ship has a new system to ensure the lives of crew members. Such a system has been previously tested successfully on the submarine "Saint Petersburg" 677 Lada projiect.
VOR
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Video: Mỹ thử vũ khí laser phá hủy tên lửa Đông Phong của TQ chỉ trong 3 giây
20/12/2012- Vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 2012, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công một loại vũ khí laser cỡ nhỏ ADAM (Area Defense Anti-Munitions) để tiêu diệt một tên lửa cách nơi bắn tia laser 1,6 km. Theo báo cáo, một chiếu xạ tia laser năng lượng cao bắn trúng và phá hủy một tên lửa đang bay chỉ trong 3 giây. Truyền thông Trung Quốc cho rằng vụ thử này nhắm đến tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Thách thức đối với Trung Quốc: Chiến tranh hay hòa bình ?
Chuyển tiếp chính trị tại Trung Quốc vô cùng quan trọng đối với thế giới. Sự liên quan quan trọng của toàn bộ vụ bê bối Bạc Hy Lai cũng là về cải cách chính trị. Trong một hệ thống chính trị cởi mở hơn, một người như Bạc Hy Lai, một Bí thư Thành ủy bị “ngã ngựa” tại Trùng Khánh, có thể bị ngăn chặn từ lâu trước khi có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, hoặc ông ta có thể thay đổi con đường của mình để vươn đến vị trí cao nhất với đầy đủ tính pháp lý.
Nhưng cải cách chính trị không phải là một vấn đề nội bộ Trung Quốc đơn thuần. Vì Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế số hai thế giới và tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, vấn đề không chỉ là sự hội nhập toàn diện của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới mà còn là sự hội nhập toàn diện vào hệ thống chính trị toàn cầu.
Sự hòa hợp của hệ thống chính trị Trung Quốc với phần còn lại của thế giới có vai trò tối quan trọng để thúc đẩy hòa nhập kinh tế và duy trì hòa bình. Việc được điều hành bởi các hệ thống chính trị tương đồng không bảo đảm cho hòa bình và sự hòa nhập chính trị. Đã có vài minh chứng lịch sử về chiến tranh giữa các nền dân chủ hay chiến tranh giữa các hệ thống chính quyền độc đoán. Sự khác biệt trong hệ thống chính trị là nguyên nhân của những ngờ vực và hiểu lầm và càng dễ dẫn đến xung đột, rạn nứt kinh tế và chiến tranh.
Tất nhiên, có nhiều điều thế giới có thể học từ Trung Quốc (chẳng hạn như chế độ đãi ngộ nhân tài, kỹ năng tổ chức), nhưng do thế giới đã bị lấn át và điều hành trong 300 năm qua bởi các nguyên tắc và quan điểm của phương Tây, vì vậy rất khó có khả năng trong vòng 30 năm tới thế giới đó sẽ chấp nhận các nguyên tắc thuần Trung Quốc.
Nếu như Trung Quốc trong giai đoạn này luôn muốn có được sức mạnh quân sự và chính trị lớn và cố gắng áp đặt nguyên tắc của mình lên thế giới, thì thế giới sẽ dễ dàng hợp lại cùng nhau để chống Trung Quốc và vì vậy sẽ chèn ép Trung Quốc và tham vọng của nước này.
Vì vậy, sự hòa hợp của Trung Quốc và thế giới phải xảy ra phần lớn theo nguyên tắc của phương Tây. Nhưng dân chủ không chỉ là một vài quy định về việc làm thế nào để giành phiếu. Nó là về các hệ thống phức tạp và nền văn hóa được thể hiện và củng cố cho những hệ thống này.
Trung Quốc bị chi phối mạnh mẽ bởi sự pha trộn đặc biệt giữa chế độ phong kiến cũ với cấu trúc và văn hóa XHCN. Rất khó để thay đổi cấu trúc này hay thậm chí thay đổi chúng mà không gây ra nguy cơ đối đầu với những nhóm lợi ích bất di bất dịch – và những mối đe dọa gây ra sự sụp đổ của cấu trúc này cũng như những lợi ích của chúng có thể tạo nên một sự kháng cự bằng vũ trang chống lại sự thay đổi.
Trong 30 năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã trợ giúp sự tăng trưởng và chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng trong một vấn đề khó khăn và nhạy cảm hơn nhiều đối với cả Trung Quốc và thế giới – cải cách chính trị, Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ ai. Bắc Kinh cần sự hỗ trợ để bảo đảm rằng sự thay đổi chính trị trong nước sẽ giúp nước này hội nhập với thế giới và sẽ không bị tách ra làm hai phần. Vì vậy, đó là một vấn đề của sự cai trị trên toàn cầu, xét trên khía cạnh hòa bình và nền kinh tế toàn cầu.
Hơn thế nữa, hòa nhập chính trị cũng là cơ sở cho hội nhập kinh tế. Không có chính trị, kinh tế không thể một mình mang lại thống nhất và hòa bình, như châu Âu đã cho thấy trong những tháng gần đây. Cuộc khủng hoảng vẫn còn đang tiếp diễn tại châu Âu đã chứng minh rằng liên minh tiền tệ mà không có liên minh chính trị cuối cùng sẽ tạo ra một con quỷ.
Thậm chí, trong một môi trường ổn định và hòa bình, như tại châu Âu hiện nay, được định hình trong hàng thập kỷ bởi sự hợp tác chặt chẽ ở mọi cấp độ, trong đó có cả quân sự và chiến lược, sự thống nhất tiền tệ không có nền tảng tài khóa thống nhất (điều thực sự là cơ sở của thống nhất chính trị) sẽ không ngăn chặn được các thảm họa.
Thêm vào đó, trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng, không rõ liệu một liên minh tiền tệ không có sự thống nhất chính trị có giúp ích được không. Nhiều người tại Đức, Italia, Phần Lan, Tây Ban Nha và Hy Lạp tranh luận rằng nền kinh tế của họ sẽ tốt hơn nếu không có đồng euro.
Nếu sự thiếu thống nhất chính trị tạo ra những vấn đề lớn tại một nơi như châu Âu, nơi đã có sự hợp tác chặt chẽ ở mọi cấp độ trong hàng thế kỷ, chỉ có thể hình dung rằng sự thiếu hòa hợp chính trị có thể tạo được ra trong một môi trường như tại Trung Quốc trong quan hệ với phần còn lại của thế giới, Ở đây, chúng ta thấy rằng giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới không có sự hợp tác quân sự và chiến lược chặt chẽ, có một sự khác biệt văn hóa lớn và tranh chấp lãnh thổ, sự ngờ vực sâu sắc, và sự trao đổi với phần còn lại của thế giới dựa trên hợp tác kinh tế mang lại lợi ích ngắn hạn (chẳng hạn việc sản xuất tại Trung Quốc hay mua các hàng hóa Trung Quốc là vì chi phí sản xuất tại đây thấp). Trong trường hợp chi phí sản xuất của Trung Quốc tăng và không song hành cùng tăng chất lượng, hàng hóa của Trung Quốc sẽ mất lợi thế và thị trường nội địa Trung Quốc sẽ không thể giành được sự quan tâm thích đáng từ nước ngoài – và khi đó Trung Quốc có thê bị cô lập và dẫn đến bị tấn công.
Tất nhiên, đồng euro là một nhân tố chính cho tăng trưởng và hòa bình tại châu Âu, nhưng nó tồn tại hai vấn đề: đồng euro không hòa hợp được các hệ thống tài khóa tại châu Âu, và vấn đề này hợp cùng với sự bất ổn định giá trị khi so sánh với USD (đồng tiền tiêu chuẩn kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) và với đồng tiền có vai trò quốc tế sau đó, đồng nhân dân tệ. Các yếu tố này đã góp phần tạo ra sự bất ổn trong các hệ thống chính trị xã hội toàn cầu.
Tại một hội nghị trong tháng 11 ở Bắc Kinh, chuyên gia Robert Mundell đã ám chỉ rằng việc thiếu một đồng tiền toàn cầu sẽ gây ra các vấn đề lớn, gồm: Thiếu một đơn vị thanh toán quốc tế, thiếu một cơ sở cho sự ổn định tiền tệ, sự biến động bất định của tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt, biến động lớn về giá các nguyên liệu thô, mức cần thiết của lượng dự trữ quốc tế”.
Điều này phù hợp với 3 điểm lo ngại về kinh tế toàn cầu trong suốt Hội nghị G20 năm 2010 tại Pari: “1. Sự mất ổn định quá mức của giá các nguyên liệu thô. 2. Sự mất ổn định quá mức của tỷ giá hối đoái. 3. Các hệ thống quản lý yếu kém”.
Sự cần thiết của hòa hợp chính trị Trung Quốc với thế giới không phải là một nhân tố bên ngoài. Mô hình của sự hợp pháp hóa quyền lực tại Trung Quốc đơn giản là các vấn đề sau trong các thế kỷ đã qua: một nhóm người với vai trò lãnh đạo thuyết phục có thể dẫn dắt một cuộc cách mạng hay xâm lược thành công có thể lật đổ triều đại đương đại và thành lập một triều đại mới.
Người cai trị hiện tại gánh vác một nửa trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình tại quốc gia này và phúc lợi của người dân cho tới một cuộc cách mạng mới, sau một hay hai thế kỷ, sẽ lật đổ triều đại của ông ta. Chu kỳ đặc trưng này cũng sẽ dẫn tới sự tái phân bổ đất đai dưới triều đại mới được thành lập và mở rộng diện nộp thuế (khi không ai có sức mạnh để buộc chính quyền chấp nhận rằng một ai đó không phải nộp thuế). Vì vậy, trong thời kỳ sau, có một sự tập trung hóa đất đai và thu hẹp diện nộp thuế, khi mà những địa chủ giàu có và quyền lực, những người tích lũy của cải và bóc lột người khác trên mảnh đất của họ, tập hợp đủ sức mạnh để không phải trả khoản thuế mà họ nợ. Sự tập trung hóa đất đai và thu hẹp diện nộp thuế sẽ khiến nhà nước phải tăng thuế trong khi dân chúng tăng sự chia rẽ giữa những người “có của cải” – các gia đình sở hữu đất với những người’ “không có gì” – những gia đình không có đất đai. Những người giàu có thể càng giàu thêm, những người nghèo lại càng nghèo đi. Tình trạng này sẽ khiến số người nghèo gia tăng, và họ trở nên giận dữ hơn vì vị trí xã hội của họ, và đến lượt nó, theo như quan điểm cổ xưa, có thể gây ra sự chia rẽ giữa người cai trị với sự thần thánh và người dân. Người dân, dưới sự trợ giúp của thần thánh, hoặc ông trời, có thể thể đánh đổ chế độ và lập nên một đứa con mới của trời, một người trị vì mới.
Đó là trong thời kỳ cổ đại, cho đến thời Mao Trạch Đông, người thực sự là người trị vì cuối cùng của Trung Quốc. Sau đó không còn người trị vì nào nữa, mà chỉ có đội ngũ lãnh đạo tập thể của một số nhân vật kỳ cựu xung quanh Đặng Tiểu Bình và các chế độ sau đó của các nhà kỹ trị Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không dựa vào sự trợ giúp từ thần thánh hay thiên đình, khi ông nổi tiếng là người theo thuyết vô thần, và những người kế vị ông đã cố gắng nhận sự trợ giúp từ người dân. Nhưng khi thiếu đi chỗ dựa từ thần thánh hay từ các cuộc bầu cử hiện đại, sự hỗ trợ này quả là khó có thể đo lường và tin tưởng.
Các chế độ cũ của phương Tây cũng dựa vào Chúa và người dân. Theo những câu nói của người xưa, “Tiếng nói của người dân là tiếng nói của Chúa”, Khi, trong thời kỳ khai sáng, Chúa tách rời khỏi hình ảnh chính trị, các nước phương Tây tìm thấy một nguồn mới về sự thần thánh trong sự sùng bái của sự ủy thác của công chúng đối với việc bầu cử. Những tiếng nói hiện đại cũng có thể là “Tiếng nói của người dân là tiếng nói của Chúa”.
Hiện tại, Trung Quốc không có Chúa và không có sự ủy thác rõ ràng và có thể đo đếm được của một cuộc bầu cử phổ thông. Thực tế là Trung Quốc không có thiên đường và không có người dân. Hơn thế nữa, quan hệ sở hữu, phân phối và tập trung đất đai truyền thống cổ đại – quan hệ đã điều chỉnh và định hướng chu kỳ triều đại trong quá khứ – cũng đã không còn, vì một lý do đơn giản là kinh tế điền địa đã không còn quan trọng tại Trung Quốc.
Trong quá khứ, hơn 90% dân số Trung Quốc sống tại các làng quê, trong khi hiện tại chỉ chưa đến 50% sống tại các khu vực này, và tỷ lệ đang ngày càng giảm. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế cũng giảm và do vậy chu kỳ thịnh, suy của các triều đại cũng đã kết thúc hoàn toàn. Nếu quyền lực Cộng sản bị lật đổ, nó sẽ không xảy ra với các cuộc nổi dậy của nông dân như trong quá khứ. Điều này khiến cho hệ thống chính trị của Trung Quốc như một quả bóng bay trên không trung: không có ai, không có thiên đường và không có chu kỳ đất đai và không có những mối đe dọa lớn đối với giới cầm quyền – nhưng cũng không có hỗ trợ lớn, không có điểm tựa chính.
Nó có thế được xem là một điểm rất mạnh, nhưng cũng có thể xem là một điểm cực kỳ yếu kém, với nền tảng rất nhỏ. Nền tảng hỗ trợ thực tế duy nhất là cấu trúc của nó: một hệ thống Xôviết lồng ghép với hệ thống phong kiến cũ của Trung Quốc, cấu trúc này tự nuôi sống mình và đất nước. Nó cũng là rào cản chính đối với quá trình cải cách và những thành tựu khác của đất nước. Cải cách cấu trúc nhà nước này là cực kỳ khó, bởi nó dựa trên và ăn sâu vào văn hóa đã trải rộng trên toàn đất nước.
Nhưng Trung Quốc cần cải cách để tiến lên và thế giới cần Trung Quốc cải cách cấu trúc để làm cho hệ thống chính trị của Trung Quốc hòa hợp với thế giới. Hòa hợp chính trị có thể tạo chỗ dựa cho kinh tế toàn cầu và thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến lên một bước mạnh hơn. Nó cũng có thể giúp kiểm soát giá nguyên liệu thô, giúp đổi mới công nghệ và kiểm soát khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – nhân dân tệ có thể là dễ dàng bởi vì chỉ cần sự tham gia của hai chính quyền trung ương trong khi có thể kiểm soát 35% kinh tế toàn cầu và có thể là một nửa tăng trưởng toàn cầu. Nó cũng có thể dễ dàng hơn bởi sự ràng buộc kéo dài giữa hai đồng tiền. Nhưng để đạt được thỏa thuận này trước hết cần có một sự hòa hợp chính trị.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – euro có thể sẽ khó khăn hơn bởi các hệ thống không chỉ bao gồm hai thực thể chính trị có thể đối thoại song phương. Đằng sau ban lãnh đạo “ảo” tại Brúcxen, có những tiếng nói không hòa hợp tại châu Âu, mỗi tiếng nói có ưu tiên riêng mà sẽ không suy giảm bất chấp nguy cơ khủng hoảng lớn về chính trị, xã hội và kinh tế.
Nhưng nếu một thỏa thuận kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra, châu Âu có thể cũng tham gia, và một lực hấp dẫn tương tự có thể xảy ra với đồng yên Nhật và đồng bảng Anh. Nó cũng có thể giúp ổn định giá nguyên liệu thô như dầu và khí đốt tại Trung Đông và Nga. Nó có thể là cơ sở cho một hệ thống tài chính quốc tế Bretton Woods mới về kinh tế và chính trị. Nó cũng có thể hỗ trợ cho sự hội tụ chiến lược và quân sự. Ấn định tỷ giá hối đoái và hội tụ quân sự chiến lược-chính trị có thể tạo ra một cấp độ mới cho các nhà cải cách và các doanh nhân vươn ra tầm thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu cũng có trách nhiệm lớn. Trong khu vực đồng euro và USD, các quốc gia đang bị các núi nợ đè nặng, Tuy nhiên, một sự tái định giá tài sản của các nước này và một bản cân đối mới cho các quốc gia, đề cập đến quyền sở hữu và kêu gọi đầu tư tư nhân vào tài sản nhà nước, có thể thay đổi hình ảnh tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Nhưng mọi thứ xoay quanh Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không bắt đầu tiến trình hòa hợp chính trị với thế giới, tất cả các nước khác sẽ bị kẹt. Và vì vậy, các hệ quả có thể là khắc nghiệt đối với Trung Quốc và tất cả các nước khác.
Đây là một giấc mơ, nhưng cũng có thể có giá trị sau cơn ác mộng – khả năng đối đầu dữ dội với Trung Quốc, vấn đề của Trung Quốc luôn bao gồm hai yếu tố, một yếu tố đại diện bởi nguy cơ đối với bản thân Trung Quốc với tư cách là một thực thể địa chính trị và yếu tố còn lại là do Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng ta có thế tách riêng hai vấn đề bởi nếu không có Đảng Cộng sản, Trung Quốc với tư cách là một nền dân chủ có thể gây ra một số nguy cơ đối với thế giới. Giả định rằng sự vươn lên của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, nó sẽ làm giảm quyền lực của Mỹ. Chúng ta có thể thấy những lựa chọn khác nhau mà Mỹ có thể dùng để ngăn chặn hay làm chậm sự vươn lên của Trung Quốc, điều có thể gây ra nhiều vấn đề cho Mỹ. Lựa chọn đầu tiên là chiến tranh chống lại Trung Quốc. Mỹ có thể phát động một cuộc chiến lớn chống lại Trung Quốc, Tron2 trường hợp này Mỹ đương nhiên sẽ thắng khi giết được 400 triệu người Trung Quốc, số lượng này lớn gấp 8 lần số người chết trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Gây ra số lượng thương vong quá lớn tại Trung Quốc có thể tạo nên những vết thương về tinh thần và đạo đức lớn tại Mỹ, làm giảm năng lượng của Mỹ trong nhiều thế kỷ, điều có thể khiến Mỹ đi xuống ngay cả khi là kẻ thắng trận. Mặt khác, nếu nhìn vào Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy rằng từ năm 1980 đến 2010, chính sách một con tại Trung Quốc đã lấy đi của dân số nước này 400 triệu người. Tức là nếu không có chính sách đó, dân số Trung Quốc hiện có thể đã lên đến 1,8 tỷ người. Vì vậy, nếu Trung Quốc, sau thất bại đẫm máu đó, sẽ bỏ chính sách một con và dân số có thể tăng trở lại lên 1,4 tỷ người trong khoảng 30 năm. Trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ cực kỳ giận dữ với Mỹ và sẽ dẫn đến việc trả thù vào một thời điểm nào đó khi mà Mỹ có thể vẫn bị tổn thương về phương diện đạo đức vì đã giết hại 400 triệu người.
Có thể có lựa chọn thứ hai, đó là chia rẽ Trung Quốc thành nhiều nhà nước cạnh tranh của người Trung Quốc. Lựa chọn này có thể xua đi một số căng thẳng trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời có thể đem lại cho Mỹ lựa chọn chiến đấu với một Trung Quốc nhỏ hơn. Trên thực tế, Trung Quốc có thể bị chia tách thành 4 – 5 nước nhỏ, mỗi nước có dân số ngang bằng Mỹ. Điều đó có nghĩa là mỗi nước Trung Quốc nhỏ cuối cùng có thể trở thành một đối thủ mạnh của các nước kia.
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng thế giới, bao gồm nền văn minh Trung Quốc cổ đại, đã bị chia rẽ. Ngoài bản thân Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), chúng ta có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Xinhgapo, tất cả đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ rất cạnh tranh. Tuy nhiên, Nhật Bản, quốc gia lớn nhất trong số đó, có dân số chỉ bằng một phần ba so với Mỹ và so với một quốc gia giả định Trung Quốc nhỏ hơn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã gần như vượt qua kinh tế Mỹ và đặt ra một điều khi đó được xem là mối đe dọa chiến lược lớn. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán nguy cơ của nhiều nước Trung Quốc trên thế giới. Có nghĩa là, nhiều nước Trung Quốc có thể đặt ra một thách thức lớn hơn, thách thức lớn về kinh tế, đối với Mỹ hơn là một nước Trung Quốc thống nhất.
Lựa chọn thứ ba có thể là một cuộc chiến hủy diệt chống lại Trung Quốc, khi đó 1,4 tỷ người bị thảm sát. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại ngày nay, điều này là cực kỳ khó xảy ra. Nỗ lực của Hitler nhằm tiêu diệt 10 triệu người Do Thái đã chứng minh đó là điều không thể. Trên thực tế, nỗ lực của Hitler đã giúp tái sinh Nhà nước Do Thái Ixraen sau 2000 năm, và sức mạnh cũng như ảnh hưởng của người Do Thái hiện lớn hơn so với những năm 1930 – thời kỳ xảy ra chiến dịch tiêu diệt người Do Thái của quân phát xít.
Người Trung Quốc đã chứng minh sức tái sinh rất lớn tại nhiều nước Đông Nam Á. Ví dụ, tại Inđônêxia, trong khi chỉ chiếm thiểu số (có thể là nhỏ hơn 5% dân số) hay tại Philippin (khoảng 1% dân số), nhưng họ kiểm soát khoảng 90% nền kinh tế. Diệt vong 1,4 tỷ người Trung Quốc là khó khăn hơn gấp bội so với nỗ lực của Hitler và gần như chắc chắn sẽ kết thúc với thất bại khủng khiếp.
Lựa chọn thứ tư là chiến lược hiện nay của Mỹ, chính sách ngăn chặn/can dự, mang lại kết quả hỗn hợp. Chiến lược ngăn chặn toàn diện mà Mỹ áp đặt chống lại Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh gặp khó khăn vì nền kinh tế Liên Xô rất ít hoặc là không trao đồi với các nền kinh tế tư bản. Trong tình huống đó, các nền kinh tế tư bản có thể gây áp lực lên Liên Xô và khiến nền kinh tế của Liên Xô phải gánh chịu mà bản thân họ không phải chịu tổn hại gì. Kiềm chế Liên Xô trên thực tế có thể mang lại lợi ích cho các nước tư bản.
Ngược lại, hiện nay Trung Quốc hội nhập toàn diện với các nền kinh tế tư bản. Bất kỳ sự kiềm chế thực tế nào đối với Trung Quốc cũng có thể gây tổn hại cho Trung Quốc, nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến các nước tư bản. Sự hội nhập kinh tế ở mức độ cao giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới cho thấy có một số lượng ngày càng nhiều người ngoài Trung Quốc có thể bị tác động xấu trong trường hợp có chính sách ngăn chặn, và vì vậy họ sẽ chống lại chính sách này.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể dễ dàng chống lại bất kỳ chính sách ngăn chặn nào trên hai mặt trận. Thứ nhất, bằng cách tăng những lợi ích ủng hộ cho Trung Quốc tại Mỹ và các quốc gia khác. Các quốc gia khác có thể bị gây áp lực trong việc lựa chọn quan hệ với Mỹ hay Trung Quốc, và những nước đó có thể tận dụng tình thế khó khăn này để tăng cường thu hút vốn và “bán mình” cho người trả giá cao hơn – hay thậm chí là cho cả hai người trả giá. Vì vậy, thực tế họ có thể được lợi trong cuộc chiến giữa hai cường quốc này.
Chính sách ngăn chặn và ràng buộc này tạo ra một tình thế rất phức tạp xung quanh Trung Quốc với các quốc gia không đứng về phía Trung Quốc nhưng cũng không hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Do đó, trong dài hạn, chính sách này tạo ra một tình thế mà trong đó Trung Quốc sẽ không hoàn toàn bị kiềm tỏa và các nước xung quanh Trung Quốc có thể trở thành một thách thức đối với Mỹ.
Cuối cùng, kết quả có thể là: A – Trung Quốc bị kiềm tỏa, nhưng Mỹ phải đối đầu với nhiều nước hung hăng xung quanh Trung Quốc; hoặc B – Trung Quốc không bị kiềm tỏa và bị chọc giận bởi sự cạnh tranh này.
Ngoài ra, có một bầu không khí hoài nghi trên thế giới, nơi mà mọi người cạnh tranh với nhau và vai trò của Mỹ có thể suy giảm. Đó là một tình huống hoàn toàn giống với sự cạnh tranh toàn diện của thời kỳ Chiến Quốc hay của châu Âu với sự suy thoái của Đế chế Habsburg sau Vương triều Philip II và trước sự nổi lên của các siêu cường Pháp và Liên hiệp Anh.
Tất nhiên, có những cách khác mà Mỹ có thể tìm ra chính sách đúng của mình để ngăn chặn/can dự. Tuy nhiên, thực tế là 10 năm thực hiện những chính sách như vậy của Mỹ đã không hiệu quả trong việc kiềm tỏa Trung Quốc. Chính sách đó tạo ra một sự ngờ vực gia tăng giữa hai nước và góp phần vào tăng trưởng của các nước và các nền kinh tế rất hung hăng và cạnh tranh với cả Trung Quốc và Mỹ.
Thực tế là cho dù chính sách ngăn chặn có thành công hoàn toàn, thì Mỹ cũng có thể phải đối đầu với áp lực lớn hơn từ các nước trước đây đã chống lại Trung Quốc, một vài trong số các nước đó có thể thấy rằng, sau khi Trung Quốc thất bại, họ sẽ bắt đầu với chính sách chống Mỹ. Tất nhiên, hoạt động chính trị là đánh bại các kẻ thù vào lúc đó. Tuy nhiên, có thể dễ dàng hơn để tránh việc đối đầu vói một kẻ thù trong khi tạo ra một kẻ thù mới.
Trong bất cứ trường họp nào, Trung Quốc cũng đại diện cho một mối đe dọa ngoài vấn đề về Đảng Cộng sản. Khi nhìn vào phong trào dân tộc chủ nghĩa và phong trào chống Nhật Bản, có người sẽ nghĩ rằng một Trung Quốc dân chủ có thể dễ dàng trở nên hung hăng hơn và chuyển sang chủ nghĩa phát xít. Có lẽ trong trường hợp này, đối vói Mỹ, Đảng Cộng sản lại là hữu ích chứ không phải là một kẻ thù.
Có lẽ, với những phân tích đơn giản và ngắn gọn trên. Oasinhtơn nên nghĩ về các hướng rất khác nhau. Kế hoạch là xây dựng một cục diện Trung-Mỹ mới. Kế hoạch này cũng có thể loại trừ hoàn toàn cuộc chơi bập bênh trên lĩnh vực địa chính trị – và tại Trung Quốc. Nó được hỗ trợ bởi ý tưởng của Trịnh Tất Kiên về xây dựng một cộng đồng có lợi ích chung. Chỉ có thông qua hợp tác giữa hai nước mới bảo đảm cho vai trò chính trị của Mỹ trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp theo. Không có nó, bất kỳ giải pháp nào cũng kéo Mỹ cùng với Trung Quốc đi xuống.
Hợp tác với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là quá dễ dàng, trong điều kiện Trung Quốc là một quốc gia phân cấp rõ ràng, nơi mà một đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội rộng lớn. Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng lúc đó, đang ở trong một cuộc khủng hoang chính trị nghiêm trọng và hiện tại không có quyết định rõ ràng phải làm gì.
Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức lo lắng về việc Mỹ có thể lợi dụng khủng hoảng hiện tại để tấn công Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đương nhiên cần một giải pháp thoát ra khỏi tình thế khó khăn hiện tại và Mỹ cần một giải pháp để thoát khỏi những thách thức chiến lược hiện tại với Trung Quốc. Mỹ cần năng lượng và sức sống từ Trung Quốc, và với Trung Quốc trên đường chân trời phía Tây, Trung Quốc có thể là giới hạn sau cùng đối với Mỹ, giới hạn đã được hình thành từ Caliphoócnia đến Haoai. Trung Quốc có thể mang lại sự thúc đẩy cần thiết cho Mỹ. Trung Quốc thực sự quan tâm tới việc tiếp cận có hệ thống với Mỹ.
Dù tăng trưởng nhanh, nhưng Trung Quốc có một trở ngại hệ thống: thiếu sự đổi mới, tức là thiếu khả năng sản sinh công nghệ mới và ý tưởng mới về thế giới. Năng lực sáng tạo đến từ Mỹ, tuy nhiên lại thiếu sức sống như của Trung Quốc. Do vậy, có rất nhiều không gian cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này.
Tuy nhiên, có một sự thiếu tin tưởng một cách sâu sắc từ cả hai phía. Sự thiếu tin tưởng này có thể được khắc phục một cách triệt để. Nghĩa là, Mỹ có thể giúp đỡ Trung Quốc trong suốt thời kỳ chuyển giao hiện tại của Trung Quốc, thời kỳ này không làm suy giảm sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà làm cho quyền lực của Đảng Cộng sản thêm vững chắc bằng chế độ dân chủ và hiệu quả hơn.
Cùng lúc đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ có thể có sự tham gia của các nước khác, những nước cảm thấy liên quan hơn là đứng ngoài cuộc. Việc loại trừ các nước đó có thể khiến các nước này chống lại cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời phá hỏng mọi sự tin tưởng mới được tạo ra. Đó có thể là một hành động cân bằng khó khăn, nhưng là khả thi và có thể dễ dàng hơn việc mỗi nước “bán mình” cho cả Trung Quốc và Mỹ./.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Theo Ba Sàm