Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Chiến lược răn đe tập thể sẽ 'ghè chân' Trung Quốc ở biển Đông

Việc các nhóm nước cùng ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc có thể tạo ra một hiệu ứng lớn khiến uy tín Bắc Kinh suy giảm mạnh.

HMAS Parramatta (phải) tập trận cùng USS Barry và USS Bunker Hill ở Biển Đông.

Giữa đại dịch COVID-19, báo chí quốc tế dẫn lời chính trị gia và giới học giả từ Đông sang Tây chỉ trích Bắc Kinh “thừa nước đục thả câu”, gây rối biển Đông. Các chỉ trích xuất hiện khi Trung Quốc (TQ) tiến hành hàng loạt động thái leo thang mới tại khu vực.

TQ ngang ngược và vô trách nhiệm

Về thực địa, TQ để tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam (VN); chỉa súng radar vào tàu hải quân Philippines; đưa đội tàu khảo sát Địa chất hải dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế một số nước và thực hiện các hành động ngờ vực; đặt các trạm nghiên cứu khoa học..

Về yêu sách và thể chế, chính quyền Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận đảo mới trực thuộc cái mà TQ gọi là “thành phố Tam Sa”; ban hành bản cập nhật “danh xưng tiêu chuẩn” (hay còn gọi là tên chính thức) cho hàng chục đảo, đá và thực thể trong lòng biển; đưa công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để tình bày yêu sách Tứ Sa – chứa đựng nội hàm là yêu sách đường lưỡi bò mở rộng với tham vọng độc chiếm khoảng trên 90% vùng biển Đông, v.v.

Giới quan sát đồng thuận với nhau rằng: Tất cả hành động trên về bản chất không có gì mới, đều nằm trong kế hoạch tính trước của TQ. Song song đó, cách hành xử này phi pháp một cách trắng trợn, cho thấy TQ là một cường quốc ngang ngược và vô trách nhiệm, đặc biệt đặt trong bối cảnh thế giới đang bận rộn chống dịch COVID-19, vốn xuất phát và bùng nổ từ TP Vũ Hán của TQ.


Hình ảnh các tháp radar, nhà chứa máy bay và tòa nhà năm tầng do Trung Quốc xây dựng trái phép tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam). Ảnh: NYT

Đe dọa uy tín TQ

Câu hỏi đặt ra là trước các sức ép tập thể, TQ có thật sự lo ngại? Có – nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều khẳng định. Có ít nhất ba lý do để khiến Bắc Kinh lo sợ sức ép từ phía một tập thể các quốc gia.

Thứ nhất, về mặt chính trị, TQ đang cố xây dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm, “trỗi dậy hòa bình” mà chính quyền Tập Cận Bình đã hứa. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích, với sự khuếch tán thông tin thời Internet, chẳng mấy chốc hình ảnh xấu xí của TQ có thể bị phơi bày.

Hình ảnh tàu hải cảnh TQ đâm chìm tàu VN và sự phản đối quyết liệt từ phía VN với chính quyền Bắc Kinh hồi đầu tháng 4 đã lay động đến chính trường Mỹ, buộc các chính trị gia phải lên tiếng.

Các văn bản ngoại giao chính thức, thể hiện sự đồng cảm và ủng hộ của Philippines sau vụ việc tương tự mà ngư dân Philippines là nạn nhân hồi năm 2019 (may mắn được ngư dân VN cứu), càng khiến TQ bị cô lập trên mặt trận dư luận quốc tế. Nhiều chỉ trích quốc tế nhằm thẳng vào TQ, mô tả “sự suy thoái niềm tin vào trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh” trong việc ứng xử với các nước láng giềng.


Lính Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson tại Đà Nẵng ngày 5-3-2018. Ảnh: REUTERS

TQ đã cố gắng xây dựng “Một Vành đai, Một Con đường” từ Á đến Âu cùng hệ thống ngân hàng hỗ trợ phát triển hạ tầng, cạnh tranh lại các thể chế trước nay của Mỹ, Nhật Bản, v.v. Tuy nhiên, tất cả đều tạo ra tranh cãi, hoài nghi dữ dội từ rất nhiều quốc gia về tính minh bạch và ý đồ chính trị.

Tương tự, trong đại dịch COVID-19, TQ thực hiện “ngoại giao y tế”, tỏ ra hào phóng trong việc viện trợ nhân lực và trang thiết bị y tế cho các nước. Tuy nhiên, giá cả và chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từ TQ kém. Song song đó, nhiều nước lo ngại TQ “cho đi một thì đòi lại hai”, tìm cách ảnh hưởng nền chính trị nội địa, nên họ cũng e ngại, thậm chí từ chối nhận sự “giúp đỡ” từ TQ.

Hành xử phi pháp và vô lý ở biển Đông có thể sẽ trở thành “giọt nước tràn ly”, khiến niềm tin về một cường quốc có trách nhiệm đối với TQ sẽ tiêu tan. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ: Số lượng quốc gia và âm lượng của sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào Bắc Kinh có bay đủ xa để gióng lên hồi chuông cảnh báo về “mối đe dọa TQ” với khu vực và thế giới hay không.


Tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần thực hiện chiến lược bắt nạt ở biển Đông. Ảnh minh họa: SCMP

Ảnh hưởng phát triển kinh tế

Về mặt kinh tế, TQ đang vật lộn với “tứ bề thọ địch”. Cuối tháng 3-2020, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế TQ trong năm nay có thể ngừng tăng trưởng hoặc chỉ đạt 2,3% do ảnh hưởng của COVID-19. Nếu thành hiện thực thì đây là mức tăng trưởng thấp không thể ngờ, tạo kỷ lục trong nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, sự thật phía sau còn đáng lo ngại hơn nhiều. Thứ nhất, nợ công TQ đang tăng cao kỷ lục, tạo áp lực lên các chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thời khủng hoảng – điều mà TQ tỏ ra sành sỏi trong nhiều thập niên qua. Nói cách khác, khả năng can thiệp của chính phủ vào quy luật của thị trường giảm đi đáng kể, trong khi các doanh nghiệp “thây ma” (sống lay lắt nhờ hỗ trợ của chính phủ) vẫn chưa có những chỉ dấu phục hồi, phát triển.

Mặt khác, đại dịch đã đánh mạnh vào nền sản xuất của nhiều nước. Một bài học từ việc thiếu nguồn vật tư y tế trong đại dịch chính là: Toàn cầu hóa có thể khiến các quốc gia đưa hệ thống sản xuất ra nước ngoài có thể gặp khó khăn khi có thảm họa. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch bệnh, các thảm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu, v.v. có thể sẽ được xem xét cẩn trọng trong việc hoạch định chính sách sản xuất quốc gia. Một phiên bản “Toàn cầu hóa 2.0” đã được một số người nhắc đến: Các nước toàn cầu hóa cũng phải đảm bảo một phần năng lực tự sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

Vì thế cho nên, các lợi ích về lao động giá rẻ, nguyên liệu giá rẻ mà lâu nay TQ có ưu thế trong việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ bị “xét lại”, ưu tiên cho an ninh quốc gia trong trường hợp thảm họa xảy ra. Nói cách khác, doanh nghiệp các nước sẽ ít được khuyến khích di chuyển nhà máy sang TQ. Điều đó có thể tạo ra áp lực về thất nghiệp và suy thoái nền kinh tế sản xuất nội địa. Quan trọng không kém, báo chí nước ngoài đưa tin một số doanh nghiệp Mỹ, từ sau ảnh hưởng của thương chiến Mỹ-TQ và nay là đại dịch, đã rời TQ vô thời hạn.


Nền sản xuất Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, và có thể bị ảnh hưởng bởi leo thang của nước này ở biển Đông. Ảnh minh họa: MARKET WATCH.

Các rủi ro trong quan hệ Mỹ-TQ ngày càng tăng cao, nhất là khi đối đầu ở biển Đông, biển Hoa Đông và cạnh tranh toàn cầu giữa hai nước ngày càng rõ. Điều đó làm suy giảm phần nào niềm tin của nhà đầu tư vào TQ, thế nên việc chuyển sang các quốc gia có nền chính trị ổn định và có mối quan hệ tốt đẹp với phương Tây sẽ là lựa chọn ưu thế hơn.

Chín vì thế, nếu một tập thể các quốc gia cùng lên tiếng chỉ trích TQ kèm theo các động thái “trừng phạt” kinh tế, sẽ khiến TQ lao đao. Mỹ và nhiều nước phương Tây chính là đối tác lớn của TQ, và TQ xem phương Tây là thị trường quan trọng nhất vì giá trị hàng xuất khẩu cao. Kinh tế các nước phương Tây ảnh hưởng vì dịch, và nếu kèm theo ý thức chống lại TQ gia tăng, thì phương Tây có quyền chuyển hướng chọn lựa đầu tư vào các nhà cung cấp ở ASEAN và châu Á khác, thay vì tiếp tục chơi với TQ. Bắc Kinh chắn chắn lo ngại điều này.

Ngăn TQ thiết lập luật chơi riêng

Điều quan trọng thứ ba khiến TQ ngán ngại sức ép tập thể chính là đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Bắc Kinh và ASEAN. TQ đang theo đuổi đàm phán với mục đích lập ra một cuộc chơi riêng giữa TQ và từng nước ASEAN nhưng mang dáng vóc của tập thể ASEAN, đồng thời đẩy sự ảnh hưởng của Mỹ và các quốc gia bên ngoài ra khỏi khu vực biển Đông.

Trái lại, nhiều nước ASEAN mong muốn thông qua thể chế này, tạo ra một cuộc chơi công bằng dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Có hai điểm mấu chốt mà các nước ASEAN theo đuổi: (i) Nội dung COC phải có tính bao quát phạm vi cả biển Đông chứ không chỉ ở khu vực quần đảo Trường Sa (như TQ mong muốn); và (ii) phải có cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, trong đó phải lượng tính được các biện pháp chế tài nếu một trong các bên vi phạm.


Người dân Philippines phản đối hành vi của Trung Quốc ở biển Đông.

TQ đang lợi dụng mối quan hệ thân thiết với chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (nhiệm kỳ đến 2021), cũng là nước điều phối quan hệ ASEAN-TQ giai đoạn hiện tại, trong đàm phán COC. Bắc Kinh kỳ vọng có thể tạo sức ép thông qua một COC có lợi cho họ vào 2021, khi mà các giai đoạn chiếm, bồi lấp, xây đảo nhân tạo, quân sự hóa, thể chế hóa biển Đông đã hoàn tất. Vì vậy, các sức ép từ phía các nước trong khu vực và các quốc gia thứ ba có thể tạo nên một làn sóng chống lại TQ. Trong đó, các quốc gia trung dung hoặc đứng ngoài tranh chấp có thể thay đổi quan điểm, chuyển hướng chống TQ. Điều đó càng tạo áp lực cho TQ trên bàn đàm phán COC.

Thậm chí, một sức ép tập thể đủ lớn từ cộng đồng quốc tế có thể là động lực để tạo ra các sáng kiến giải quyết tranh chấp ở biển Đông, có tiềm năng và kỳ vọng không thua kém COC. Trong đó, có sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Úc hay Ấn Độ và châu Âu.

Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng phương Tây, nhất là EU, chỉ mới bắt đầu có ý thức rõ ràng về “mối đe dọa TQ” ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Việc các nước khu vực và thế giới cùng lên tiếng về hành xử phi pháp của TQ có thể thay đổi rõ nét nhận thức EU, điều đó sẽ quyết định đáng kể đến hành xử của các cường quốc này đối với Bắc Kinh.


Tàu tiếp dầu USNS Rappahannock di chuyển qua biển Đông. Ảnh: US NAVY

Nếu các nước biển Đông kết hợp phương Tây trên các mặt trận phát ngôn, kinh tế, an ninh và ngoại giao thông qua các sáng kiến cụ thể, có công cụ thực thi hiệu quả, thì đó sẽ là sự đối trọng rất đáng kể trong việc “ghè chân” TQ ở biển Đông.

Ví dụ: Đồng loạt chỉ trích các hành động sai phạm của TQ qua các kênh khác nhau; hợp tác tuần tra chung, đảm bảo tự do hàng hải và đánh bắt hải sản đúng luật; cùng ban hành các đạo luật trừng phạt kinh tế (từ các nước lớn và có thị trường quan trọng với TQ; v.v. Một mình Mỹ hay chỉ vài nước sẽ là chưa đủ, nhưng một tập thể nhiều quốc gia thì chắc chắn TQ phải dè chừng.

Các nước đồng loạt hành động

Các hành động của TQ ngay tức khắc bị dư luận phản đối, chỉ trích. Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Ngô Toàn Thắng hôm 23-4 đã trả lời báo chí liên quan đến công hàm hôm 17-4 của TQ gửi lên Liên Hiệp Quốc và phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Cảnh Sảng hôm 20 và 21-4 về biển Đông.

Ông Ngô Toàn Thắng khẳng định: Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý của TQ đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn trái với Công ước Luật Biển năm 1982. VN đã lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc để bác bỏ các yêu sách này. VN cũng đã giao thiệp với TQ để khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của VN, bác bỏ quan điểm sai trái của TQ.

Hôm 19-4, VN cũng lên tiếng phản đối hành xử phi pháp của TQ liên quan đến việc lập ra hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Lập trường nhất quán của VN là mạnh mẽ phản đối cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN… Các hành vi của TQ như trên không có giá trị và không được công nhận; không có lợi ích cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới.”

Về phía Philippines, hãng tin CNN dẫn thông báo của Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. trên Twitter chiều tối 22-4 cho biết: Philippines phản đối TQ về việc đơn phương lập ra hai quận Nam Sa và Tây Sa, xem một phần lãnh thổ của Philippines thuộc tỉnh Hải Nam của TQ. Song song đó, Manila cũng gửi công hàm phản đối việc TQ đã chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines “ở vùng biển Philippines”. “Cả hai hành động nói trên của TQ đều vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines” - Ngoại trưởng Locsin viết.

Malaysia cũng lên tiếng về thông tin đội tàu Địa chất hải dương 8 của TQ hoạt động gần tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella của Công ty dầu khí Petronas, Malaysia. Hôm 23-4, Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein tuyên bố nước này quyết bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của họ ở biển Đông, đồng thời các tranh chấp nên được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Mỹ và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại trước hành động leo thang của TQ giữa lúc thế giới tập trung chống dịch. Sau khi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và hàng loạt nghị sĩ Mỹ lên tiếng chỉ trích TQ liên quan đến các hành xử gây rối ở biển Đông, Washington cử các đội tàu hải quân đến biển Đông, phối hợp với tàu hải quân hoàng gia Úc để tập trận và tuần tra tự do hàng hải.

Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/chien-luoc-ran-de-tap-the-se-ghe-chan-trung-quoc-o-bien-dong-908446.html
0

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Trung Quốc không trực tiếp bác thông tin thuê căn cứ ở Campuchia

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thể hiện sự mập mờ khi được hỏi về thông tin nước này bí mật thỏa thuận dùng căn cứ hải quân ở Campuchia.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng. Ảnh: AFP.


"Theo tôi được biết, phía Campuchia đã phủ nhận điều này. Là láng giềng hữu nghị truyền thống, Trung Quốc và Campuchia đã hợp tác trên nhiều lĩnh vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố trong cuộc họp báo hôm qua, khi được yêu cầu xác minh thông tin rằng Bắc Kinh và Phnom Penh đã bí mật ký một thỏa thuận cho thuê căn cứ hải quân.

Ông Cảnh cho rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước là "cởi mở, minh bạch, bình đẳng, cùng có lợi", đồng thời cảnh báo các bên liên quan không "suy diễn" về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia.

Phát biểu được ông Cảnh đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên của nước này và đồng minh cho biết Bắc Kinh và Phnom Penh hồi đầu năm bí mật ký thỏa thuận cho phép Trung Quốc độc quyền sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream ở tây nam Campuchia, nằm ngay trên vịnh Thái Lan.

Theo dự thảo mà quan chức Mỹ có được, Trung Quốc có thể bố trí quân nhân, vũ khí và neo đậu tàu chiến tại quân cảng Ream, biến nơi đây thành cơ sở hải quân chuyên dụng đầu tiên của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Thỏa thuận có giá trị trong 30 năm và được tự động gia hạn sau mỗi 10 năm. Bài báo cho hay quan chức Mỹ đang tranh luận liệu Washington có thuyết phục Phnom Penh đảo ngược quyết định hay không.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen sau đó lên tiếng bác bỏ, cho rằng thông tin được báo Mỹ đưa ra là bịa đặt bởi hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ.


Vị trí căn cứ Ream của Campuchia. Đồ họa: WSJ.

Căn cứ Ream do hải quân Campuchia vận hành thuộc tỉnh Sihanoukville ở tây nam nước này, nằm trên bờ biển giáp vịnh Thái Lan. Quân đội Mỹ và Campuchia từng tiến hành một số cuộc diễn tập chung tại đây trước khi quan hệ quốc phòng song phương trở nên nguội lạnh, trong bối cảnh Phnom Penh xích lại gần hơn với Bắc Kinh.

Trung Quốc là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia trong những năm gần đây. Ngoài các khoản viện trợ quân sự, Bắc Kinh trong năm 2017 đã hỗ trợ Phnom Penh 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương. Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước năm nay cũng tổ chức tập trận "Rồng Vàng" với quy mô lớn để tăng cường hợp tác.

Nguyễn Hoàng (Theo NHK)
0

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

Video: Nga bắn thử tên lửa diệt hạm mới


Video cho thấy Nga bắn thử 1 loại tên lửa diệt hạm mới có tên gọi là Mosquito. Nó là tên lửa hành trình tầm thấp siêu thanh, được thiết kế để đưa lên các tàu trên mặt nước với lượng giãn nước lên tới 20.000 tấn.

Đây tên lửa siêu thanh duy nhất trên thế giới, có khả năng đạt Mach 2,8 (khoảng 3.400 km/ giờ) trong khi bay ở độ cao cực thấp.

Tên lửa nặng bốn tấn dang rộng đôi cánh sau khi phóng, bay lên và sau đó rơi xuống độ cao 20 mét so với mặt nước. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa chỉ bay cao 7 mét.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=k_WzlX3w8ak
0

Sức mạnh quân sự đáng "gờm" của Pháp trong duyệt binh mừng quốc khánh


Ngày 14-7, Pháp tổ chức duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm Quốc khánh tại đại lộ Champs-Elyseés với nhiều khí tài quân sự hiện đại.


Máy bay nhả khói màu quốc kỳ Pháp - Ảnh: Reuters



Trình diễn ván bay cá nhân - Ảnh: Reuters
0

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

CSB Việt Nam đụng độ tàu hải giám TQ ở Bãi Tư Chính


Các tàu Cảnh sát biển và hải giám Trung Quốc đã đối đầu nhau trong một tuần qua xung quanh một bãi san hô trên biển Đông mà Việt Nam đang kiểm soát, làm dấy lên nguy cơ xung đột quân sự giữa hai nước đang có tranh chấp vùng biển.
0

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Cội nguồn căng thẳng trên biển giữa Nga và Ukraine

Kiev muốn đảm bảo quyền tự do tiếp cận Biển Azov, trong khi Moskva coi hoạt động của tàu chiến Ukraine là hành vi thách thức.
Hải quân Ukraine hồi tháng 9 thông báo hai tàu chiến của họ đã thực hiện thành công hành trình từ Biển Đen tới Biển Azov, băng qua eo biển do Nga kiểm soát và thực thi quyền hàng hải của Ukraine theo luật pháp quốc tế. Truyền thông Ukraine cũng ca ngợi đây là "một chiến dịch táo bạo và khôn khéo ngay dưới mũi kẻ thù", trong khi báo chí Nga mỉa mai rằng những tàu chiến "gỉ sét" này đã "bò qua eo biển Kerch", theo NPR.
0

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Sự thực đã có bao nhiêu tên lửa hành trình Mỹ và đồng minh bị phòng không Syria bắn hạ?

Hai phía Nga và Mỹ đang tạo nên một cuộc chiến truyền thông khi công bố các số liệu rất khác nhau về kết quả của trận không kích.


Phòng không Syria đánh chặn tên lửa Mỹ và đồng minh ngày 14 tháng 4/2018.
0

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Mỹ, Anh, Pháp đã không kích Syria: Hình ảnh, video

Tổng thống Hoa Kỳ đã chính thức ra lệnh tấn công Syria. Anh và Pháp là hai đồng minh sát cánh cùng Mỹ trong chiến dịch này. Tin loan lúc 21giờ, giờ Washington (8giờ Hà Nội) ngày 14/04/2018.

"Cách đây ít phút, tôi đã ra lệnh cho Quân đội Mỹ phát động tấn công chính xác vào các mục tiên có liên quan tới vũ khí hóa học của nhà độc tài Syria Bashar al-Assad", ông Trump tuyên bố trong bài phát biểu được ghi hình từ Nhà Trắng.
0

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

TT Trump cảnh báo Nga: Hãy sẳn sàng đón tên lửa Mỹ không kích Syria

"Nga đã thề sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào nhằm vào Syria. Nga hãy chuẩn bị đi, bởi tên lửa sắp tới rồi đó, đẹp, mới và "thông minh!" là một phần những gì Tổng thống Mỹ đã đăng tải trên Twitter. Ông Trump cho rằng Nga không nên làm đồng minh với "Động vật Giết người bằng Khí độc - kẻ giết hại dân chúng và thích thú với điều đó".
0

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Nhật Bản lập lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh trước mối đe dọa từ Trung Quốc

(GDVN) - Đây là thay đổi lớn nhất của quân đội Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, do lo ngại Trung Quốc chiếm quần đảo Senkaku ở Hoa Đông.

Reuters ngày 7/4 đưa tin, Nhật Bản hôm thứ Bảy đã kích hoạt lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh đầu tiên của mình kể từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc để đối phó với kẻ xâm lược các hòn đảo dọc theo bờ biển Hoa Đông mà Tokyo lo ngại.

Trong một buổi lễ tổ chức tại căn cứ quân sự gần Sasebo quận Nagasaki, khoảng 1500 thành viên lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh mặc quân phục dã chiến đã tham gia sự kiện này.


Lữ đoàn thủy quân lục chiến phản ứng nhanh Nhật Bản diễn tập ngày 7/4. ảnh: The Japan Times.
0

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn


Không quân Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn. Video đăng lên Facebook hôm nay cho thấy các máy bay chiến đấu hiện đại Nga diễn tập bắn tên lửa qui mô lớn.
0

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Hàn Quốc phô diễn sức mạnh quân sự trong tập trận "Đại bàng non"


Các cuộc thao diễn mang tên "Đại bàng non" diễn ra từ ngày 01 tháng 4/2018 cũng giống như các cuộc thao dượt trước đây, với hơn 23.000 binh sĩ Mỹ và 300.000 binh sĩ Hàn Quốc tham gia.

Video dưới đây được tải lên YouTube ngày 02/4/2018. Vũ khí hạng nặng được khai hỏa từ phút thứ 7:50
2

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Máy bay F-16 Israel bị phòng không Syria bắn hạ

Ngày 10.02.2018, 6 giờ 30 phút sáng, một chiếc tiêm kích đa nhiệm F-16 thuộc không quân Israel bị bắn rơi khi xâm nhập phi pháp vào không phận Syria, trên vùng nông thôn phía tây Damascus. Chiếc máy bay bị một trận địa tên lửa phòng không Syria bắn hạ.


Máy bay F-16 Israel bị Syria bắn hạ. Ảnh minh họa của RT.
0

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Video: Đài Loan tập trận bắn đạn thật, mô phỏng cuộc phản công chống đổ bộ


Quân đội Đài Loan vào hôm qua, 30/01/2018, đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật, mô phỏng một chiến dịch đối phó với một cuộc tấn công đổ bộ lên đảo. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc càng lúc càng gia tăng sức ép trên chính quyền Đài Bắc.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, cuộc tập trận huy động cả ba binh chủng hải, lục, không quân, với máy bay dọ thám được cử theo dõi « tàu địch » đang tiến lại gần đảo, trong lúc xe tăng nã pháo vào lực lượng địch đổ bộ lên cảng Hoa Liên (Hualien), bờ biển phía đông Đài Loan, nhìn ra Thái Bình Dương.

Trực thăng chiến đấu cũng lâm trận, thả tín hiệu giả để đánh lừa đối phương, và chiến đấu cơ F-16 mô phỏng các thao tác oanh kích để hỗ trợ cho binh lính ở dưới đất đang chiến đấu với « quân thù » đội mũ đỏ để dễ phân biệt.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan không nói rõ là kịch bản thao diễn thường niên này là dàn dựng một cuộc xâm chiếm từ phía Trung Quốc, nhưng cho biết mục tiêu nhằm « chứng tỏ quyết tâm của Đài Loan bảo vệ an ninh đất nước và hòa bình ở eo biển Đài Loan ».

Từ khi bà Thái Anh Văn lên nhậm chức tổng thống Đài Loan, quan hệ Bắc Kinh-Đài Bắc đã căng thẳng hẳn lên.

Tổng thống Đài Loan vào tháng qua đã lên tiếng cảnh báo về hành vi « bành trướng quân sự » của Trung Quốc, với liên tiếp nhiều vụ phô trương sức mạnh không quân và hải quân chung quanh đảo.

Đài Bắc còn phản đối việc Trung Quốc mở những hành lang hàng không mới bên trên eo biển, bị cho là « nguy hiểm » và có « ý đồ chính trị ». Chính quyền Đài Loan đảo rất bực tức vì « không được tham khảo ý kiến trước ».

Nguồn: RFI, SCMP, http://www.mediafire.com/file/e1wov1ahyac2zxv...
0

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Chuyên gia nước ngoài phân tích điểm yếu của Quân đội Việt Nam

Chuyên gia người Singapore ông Ngô Thương Tô phân tích về những điểm yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên Tạp chí The Diplomat trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Kênh VN Youtuber 2 dịch và giới thiệu.
0

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria ▶

Hôm Chủ nhật Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yıldırım đã công bố mục đích của chiến dịch ở Afrin.


Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không kích Afrin, Syria

"Chiến dịch sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn để tạo ra khu vực an ninh 30 km, nơi quét sạch bọn khủng bố", — kênh truyền hình NTV trích dẫn lời ông Thủ tướng.

Video Không quân Thổ Nhĩ Kỳ ném bom các mục tiêu người Kurd ở Afrin, Syria:

Ông nói thêm rằng vào thời điểm này không có thương vong nào với các binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ công bố khởi động chiến dịch "Cành ô liu" chống lại các hình thái vũ trang của người Kurd ở Afrin thuộc Syria. Chiến dịch bắt đầu lúc 17:00 theo giờ Matxcơva. Theo dữ liệu của Bộ Tổng tham mưu, trong chiến dịch này huy động 72 máy bay, diệt 108 trong tổng số 113 mục tiêu.

Chiến sự ác liệt giữa Lực lượng Dân quân người Kurd ở Syria và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yıldırım tuyên bố về khả năng tiến hành chiến dịch mặt đất ở Afrin trong ngày Chủ nhật.

Chính phủ Syria kịch liệt lên án cuộc tấn công của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ vào thành phố Afrin, là bộ phận không tách rời của đất nước Syria.
0

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Các cuộc diễn tập qui mô lớn của VPA năm 2017

Video tổng hợp các cuộc diễn tập lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2017.

Lưu trữ: Mediafire.com/...

0

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Bị tấn công, lính Trung Quốc tháo chạy, bỏ mặc nhân viên LHQ bị hãm hiếp

Theo thông tin từ Associated Press, vào ngày 11/7 vừa qua, hơn 100 tay súng đã tấn công căn cứ của Liên Hợp Quốc tại thủ đô Juba, Nam Sudan. Nhưng thay vì bảo vệ hàng chục ngàn dân thường đang lánh nạn tại đây, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ bao gồm các binh sĩ Ethopia và Trung Quốc lại … tháo chạy.


Lính gìn giữ hòa bình Trung Quốc. (Ảnh: Chinanews)

Trong khi các binh sĩ Ethiopia còn giúp sơ tán thường dân và có lúc còn bắn trả, thì các binh sĩ Trung Quốc chỉ lo thoát thân, bỏ lại vũ khí đạn dược sau lưng.

Theo báo cáo của Center for Civilians in Conflict (một tổ chức bảo vệ thường dân trong các cuộc xung đột, có trụ sở tại Washington), phiến quân đã “hãm hiếp tập thể ít nhất 5 nhân viên cứu trợ quốc tế, đánh đập hay tấn công tình dục ít nhất hàng chục người khác và xử tử một phóng viên Nam Sudan”.


Lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan bị bỏ tụt lại phía sau. Ảnh: Albert Gonzalez Farran/AFP/Getty Images

Ngay sau đó hãng tin Associated Press đã tiến hành một cuộc phỏng vấn qua điện thoại đối với 8 người nước ngoài sống sót sau vụ tấn công, trong đó có 3 người cho biết họ đã bị hiếp dâm. Theo AP, 5 người khác đã bị đánh đập và tất cả đều yêu cầu giấu tên nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và duy trì hoạt động của tổ chức tại Nam Sudan.

Một nữ nhân viên cứu trợ nói rằng một người lính thuộc quân đội Nam Sudan đã chĩa súng AK-47 vào đầu của mình và đưa ra sự lựa chọn rằng: “Hoặc là cô quan hệ tình dục với tôi, hoặc tôi sẽ bắt mọi người có mặt ở đây hãm hiếp cô và sau đó tôi sẽ bắn vào đầu cô”. Người này nói thêm rằng mình đã bị hãm hiếp bởi 15 lính Nam Sudan vào tối hôm đó.

Hành động của quân đội Nam Sudan bị xem là vụ tấn công tồi tệ nhất nhằm vào các nhân viên cứu trợ trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm qua tại quốc gia này. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là sự thờ ơ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc có mặt trong khu vực.


Tổng thống Nam Sudan, Salva Kiir cùng các thành viên của Hội đồng Bảo an tại Juba tháng trước. Ảnh: Justin Lynch/AP

Theo đó, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đóng quân cách khu vực xảy ra vụ tấn công khoảng 1,5km đã từ chối trả lời những cuộc gọi trong tuyệt vọng của các nhân viên cứu trợ đang gặp nạn, còn các binh sĩ Trung Quốc tại đó đã ngay lập tức tháo chạy ngay lập tức, bỏ lại vũ khí, đạn dược sau lưng sau khi 2 người lính của nhóm này tử nạn do trúng đạn pháo.

Tuy nhiên, trái với thông tin do báo chí quốc tế đăng tải, tờ Beijing News lại đưa tin rằng, sau khi các xe bọc thép của LHQ trúng đạn, quan chức chỉ huy phía Trung Quốc là Vương Ngọc An đã ra lệnh cho các binh sĩ nước này bắn trả và “ép các phần tử vũ trang phải rút lui”.

Tờ này cho biết, các quân nhân Trung Quốc đã tiến hành cấp cứu và dập lửa ở các xe bị tấn công và… lập tuyến phòng thủ tại hiện trường.


Xe bọc thép của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở trại tị nạn vùng Juba, Nam Sudan. Ảnh: ason Patinkin/AP

“Lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc đã phong tỏa và kiểm soát tòa nhà LHQ, trại tị nạn… và các vị trí trọng điểm, ngăn chặn các tay súng tiến vào khu vực của LHQ,” Beijing News viết.

Còn hãng Tân Hoa Xã thì đưa tin rằng, trong cuộc xung đột ác liệt ngày 11/7, lực lượng của Trung Quốc đã “kiên cường cố thủ trận địa, tiếp tục chấp hành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”. Tờ Thời báo Hoàn Cầu thì giật dòng tít: “Sự hy sinh của binh sĩ gìn giữ hòa bình Trung Quốc đủ khiến thế giới phải rung động”.

Được biết, sự việc trên diễn ra trong bối cảnh các cuộc xung đột ở thủ đô Juba vẫn xảy ra trên đường phố giữa binh sĩ thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Sudan trung thành với Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng đối lập trung thành với đối thủ của Tổng thống, Riek Machar.

Liên Hiệp Quốc cho biết, hiện tại họ đang tiến hành các cuộc điều tra xác định nguyên nhân vì sao lực lượng gìn gữ hòa bình không đáp ứng những cuộc gọi cầu cứu từ những nạn nhân.

Nguồn: dkn.tv/...

Xem thêm:
0

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

[VIDEO] Hệ thống Bastion-P của Việt Nam huấn luyện tác chiến


Lữ đoàn 681 thuộc Vùng 2 Hải quân hiện là đơn vị duy nhất được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hiện đại.

Được thành lập vào ngày 23/8/2006, đến năm 2010, Lữ đoàn 681 đã tiếp nhận đưa vào huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P hiện đại.

Các tổ hợp Bastion-P có khả năng tiêu diệt mục tiêu là tàu chiến mặt nước, bao gồm cả nhóm tàu sân bay, tàu hộ tống, tàu đổ bộ...

Một hệ thống Bastion-P hoàn chỉnh bao gồm: 1 - 2 xe chỉ huy, điều khiển; 1 xe hỗ trợ, 4 xe phóng đặt trên khung gầm MZKT-7930; 4 xe tiếp đạn. Trong đó xe phóng có thể triển khai cách xe chỉ huy, điều khiển ở khoảng cách lên tới 25 km, thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu yêu cầu 5 phút và để phóng hết 2 quả đạn chỉ mất từ 2 - 5 giây.

Bastion-P sử dụng dòng tên lửa chống hạm Yakhont có tầm bắn tối đa lên đến 300 km, tốc độ bay Mach 2,5, mang được đầu đạn nặng 250 kg.

Để vận hành tốt, thành thục tổ hợp tên lửa bờ hiện đại này thì công tác huấn luyện tại Lữ đoàn 681 luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong những tiêu chí mà chỉ huy đơn vị đặt ra đó là Huấn luyện "5 sát thực".

Nguồn: Soha News
0

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Truyền hình Hải quân tháng 8 - 2016

Truyen hinh Hai Quan thang 8 - 2016

Truyền hình Hải quân tháng 8 - 2016. Chuyên mục tổ quốc và người lính biển.
0