Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nước Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Cội nguồn căng thẳng trên biển giữa Nga và Ukraine

Kiev muốn đảm bảo quyền tự do tiếp cận Biển Azov, trong khi Moskva coi hoạt động của tàu chiến Ukraine là hành vi thách thức.
Hải quân Ukraine hồi tháng 9 thông báo hai tàu chiến của họ đã thực hiện thành công hành trình từ Biển Đen tới Biển Azov, băng qua eo biển do Nga kiểm soát và thực thi quyền hàng hải của Ukraine theo luật pháp quốc tế. Truyền thông Ukraine cũng ca ngợi đây là "một chiến dịch táo bạo và khôn khéo ngay dưới mũi kẻ thù", trong khi báo chí Nga mỉa mai rằng những tàu chiến "gỉ sét" này đã "bò qua eo biển Kerch", theo NPR.
0

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Nga : Kho vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Putin có gì?

“Có tầm bắn không giới hạn”, “siêu thanh” hoặc dùng laser, kho vũ khí mới “bất khả chiến bại” của Nga đã được tổng thống Vladimir Putin giới thiệu trước Nghị Viện trong gần suốt một giờ hôm 01/03/2018.


Một tên lửa liên lục địa được tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trước Nghị Viện Nga ngày 01/03/2018. Ảnh chụp màn hình Huffington Post.
0

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Nga thử nghiệm động cơ hạt nhân dùng cho tên lửa

01/4/12-Theo Trung tâm Đổi mới Skolkovo, nơi được mệnh danh là "Thung lũng Silicon" của Nga, nước này đã bắt đầu thử nghiệm việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân trong các động cơ tên lửa vũ trụ.

"Dự án này đã bước vào giai đoạn chính thức với một số loại nhiên liệu đang được thử nghiệm," ông Denis Kovalevich, người đứng đầu nhóm công nghệ hạt nhân thuộc Quỹ Skolkovo nói với Interfax.

Theo ông, mục đích của việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân là nhằm phục vụ các chuyến du hành liên hành tinh và công việc đang được triển khai theo lộ trình. Một động cơ hạt nhân hoàn toàn do Nga thiết kế dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2014 và sẽ sẵn sàng phục vụ vào năm 2017.

Ông Kovalevich cho biết thêm Roscosmos, cơ quan (vũ trụ Nga) khởi xướng dự án trên, đã phân bổ khoảng 805 triệu rup (khoảng 27 triệu USD) cho công trình này.

Động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân được thiết kế để phục vụ trong vòng ba năm mà không phải tiếp liệu và sẽ trang bị cho các tàu vũ trụ được phóng bằng tên lửa đẩy Proton và Angara của Nga./.

Huy Lê (Vietnam+)
0

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Putin trong vòng khói lửa

11/12/2011 - Hàng ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ ở thủ đô Moscow của Nga.


Có tới 50.000 người xuống đường gần điện Kremlin để biểu tình phản đối kết quả bầu cử Hạ viện mà họ cho là gian dối và đòi bầu cử lại.




Một số người cũng kêu gọi Thủ tướng Vladimir Putin ( người vừa được Trung Quốc trao giải Hòa Bình Khổng Tử) từ chức.
Các cuộc xuống đường nhỏ hơn cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác.
Những người cộng sản, quốc gia và phe tự do thân phương Tây đều cùng nhau xuống đường bất chấp các khác biệt mà họ có.


Các nhóm này cáo buộc có gian lận rộng khắp trong cuộc bầu cử hôm 4/12 cho dù đảng Nước Nga Thống Nhất của Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev bị giảm số phiếu ủng hộ xuống 49% từ con số 64% của kỳ bầu cử trước.


Các cuộc biểu tình diễn ra ngay sau bầu cử đã khiến 1.000 người bị bắt, chủ yếu ở Moscow, và một số nhà lãnh đạo biểu tình chính như nhà vận động chống tham nhũng Alexei Navalny đã bị tù.


Một thông điệp trên trang blog của ông Navalny nói: "Đã đến lúc quẳng hết xiềng xích. Chúng ta không phải là súc vật hay nô lệ. Chúng ta có tiếng nói và chúng ta có sức mạnh để bảo vệ nó."
Thủ tướng Vladimir Putin chưa bao giờ gặp phải các cuộc biểu tình như hiện nay, phóng viên BBC ở Moscow Steve Rosenberg cho biết.
Trong một thập niên cầm quyền, đầu tiên ở vị trí tổng thống, sau đó là thủ tướng ông đã quen với chuyện được coi là chính trị gia quyền lực và nổi tiếng nhất.
Nhưng như một trong những người biểu tình nói với phóng viên BBC, nước Nga đang thay đổi.


Biểu tình ở St.Petersburg

'Chúng tôi là nhân dân'

Cảnh sát nói số người tập trung ở Quảng trường Bolotnaya trong cuộc tụ họp vì "Bầu cử Công bằng" vào khoảng 25.000 trong khi những người tổ chức nói có tới 100.000 người tham gia.
Phóng viên BBC Daniel Sandford tường thuật tại chỗ nói số người tham gia có vẻ gần với con số 50.000 hơn.
Anh cũng nói: "Người ta thực sự cảm thấy cảm giác giận giữ - và cho dù số người không lớn tính theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhưng theo tiêu chuẩn Moscow thì đây là cuộc biểu tình rất, rất quan trọng.


"Kể từ những năm 1990, chưa bao giờ có số người như thế này xuống đường."
Các nhóm tham gia biểu tình đã thông qua một nghị quyết kêu gọi hủy kết quả bầu cử hôm Chủ Nhật, tổ chức bầu cử mới, người đứng đầu ủy ban bầu cử Vladimir Churov phải từ chức và tổ chức điều tra cáo buộc gian lận bầu cử cũng như trả tự do ngay lập tức cho những người biểu tình bị bắt.


Konstantin Kosachyov, một dân biểu của đảng Nước Nga Thống Nhất phát biểu nhân danh điện Kremlin rằng chính quyền bác bỏ chuyện đàm phán về các đòi hỏi của người biểu tình.
"Với tất cả lòng kính trọng cho những người biểu tình, họ không phải là một đảng chính trị," ông được hãng tin Reuters trích lời nói.

Chính quyền đã đồng ý để cuộc biểu tình diễn ra với điều kiện địa điểm biểu tình chuyển từ Quảng trường Cách Mạng sang Quảng trường Bolotnaya, một đảo trên sông Moscow nằm ở phía nam điện Kremlin nhằm có thể kiểm soát được các điểm ra vào.


Những người tuần hành đã đổ tới đây qua cây cầu chạy dưới các bức tường bao quanh tường điện Kremlin và qua hàng rào cảnh sát dài.
Các nhân vật có tiếng tại biểu tình bao gồm cả nhà hoạt động đối lập trẻ tuổi hơn như Yevgenia Chirikova tới cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov và cựu phó thủ tướng dưới thời cố Tổng thống Boris Yeltsin, Boris Nemtsov.




Ít nhất 50.000 cảnh sát và lính chống bạo động được triển khai ở Moscow trước cuộc biểu tình hôm thứ Bẩy và phóng viên BBC nói thành phố trong giống một quốc gia cảnh sát hơn một nền dân chủ.
Không có các tin tức về tổng số vụ bắt bớ liên quan tới biểu tình ở Moscow nhưng bộ nội vụ nói họ đã bắt 130 người trên toàn quốc, đa số là ở vùng viễn đông Khabarovsk.

Trong các diễn biến khác:

Những người biểu tình ở cảng Thái Bình Dương Vladivostock mang biểu ngữ và khẩu hiệu như "Lũ chuột xéo đi" và "Hỡi những tên biển thủ và trộm cắp - hãy trả lại bầu cử cho chúng tôi!"
Tại Kurgan, giáp biên với Kazakhstan, cảnh sát giải tán một cuộc tụ tập không xin phép của khoảng 200-400 người.

Khoảng 3.000 người tụ họp trong hai giờ ở Novosibirsk bất chấp thời tiết -20 độ C.
Ít nhất 3.000 người tụ họp tại Yekaterinburg, hô vang "Tự do cho tù chính trị" và "Nước Nga không có Putin".

Khuyên Medvedev

Tại St Petersburg, thành phố lớn thứ hai của Nga, hàng ngàn người tập trung ở Quảng trường Pionerskaya để nghe các diễn văn kêu gọi bầu cử lại và đòi ông Putin ra đi, phóng viên BBC Richard Galpin cho hay.

Cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa và được tổ chức tốt cho dù một số người biểu tình bị cảnh sát kéo đi ở những nơi khác trong thành phố.

Daniil Klubov, một nhà lãnh đạo sinh viên tại cuộc tụ họp ở St Petersburg, nói với BBC rằng các sinh viên chịu sức ép không được tham gia biểu tình.
"Tôi không thuộc phong trào chính trị nào cả - Tôi chỉ là một sinh viên đã chán ngấy tất cả những lời dối trá," anh nói.

Anh cũng cho biết anh và các bạn sinh viên khác đã nhận được những lời đe dọa nặc danh trên vKontakte, một trang mạng xã hội ở Nga tương tự như Facebook, rằng họ đối mặt với án tù, bị đuổi khỏi trường hay bị gọi nhập ngũ.

Cảnh sát ước tính số người biểu tình ở St Petersburg ở mức 10.000 người.
Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử Hạ viện Nga, đảng Nước Nga Thống Nhất được 49% số phiếu, giảm so với mức 64% họ đạt được trong lần bỏ phiếu trước.

Tuy nhiên họ vẫn là đảng lớn nhất ở quốc hội, theo sau là Đảng Cộng sản.

Hôm thứ Sáu, Ủy ban Quyền Con người thuộc phủ tổng thống khuyên ông Medvedev rằng các tin tức về gian lận bầu cử gây lo ngại sâu sắc và cần phải bầu cử lại nếu các tin tức này chính xác.
Tuy nhiên ủy ban không có quyền ra lệnh bầu cử mới

Ông Putin, người là tổng thống trong giai đoạn 2000-2008 vẫn được cho là sẽ chiến thắng trong bầu cử tổng thống vào tháng Ba.

Hôm thứ Năm ông đổ lỗi cho Hoa Kỳ tiếp sức cho các cuộc biểu tình gần đây sau khi Ngoại trưởng Hillary Clinton bày tỏ lo ngại về bầu cử ở Nga.



Nguồn : Bài của BBC. Hình ành từ báo chí quốc tế.
0

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Ở Nga sẽ có binh chủng mới

(Tiếng nói nước Nga - 20/05/11) Đến cuối năm nay trong lực lượng vũ trang Nga sẽ xuất hiện binh chủng phòng không-vũ trụ (ASD). Tại cuộc họp của Ủy ban quốc phòng và an ninh thuộc Hội đồng Liên bang, vị chỉ huy lực lượng Vũ trụ Nga là Trung tướng Oleg Ostapenko đã kể về việc thành lập bộ phận mới của quân đội và những yếu tố cấu thành của binh chủng này.

Nhiệm vụ bổ sung binh chủng mới cho quân đội đã do Tổng Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Nga - Tổng thống Dmitry Medvedev đặt ra. Thành phần mới được tạo lập trong khuôn khổ công cuộc tái tổ chức hệ thống phòng không-vũ trụ quốc gia hiện có của Nga. Chức năng mà binh chủng mới được giao phó là bảo vệ quyền lợi của đất nước trong không gian hàng không-vũ trụ.

Trưởng biên tập tạp chí “Quốc phòng”, ông Igor Korotchenko nhận xét: “Quyết định thành lập hệ thống thống nhất của không quân và lực lượng phòng thủ không gian của Nga là bước đi nhằm vô hiệu hóa những mối đe dọa quân sự tiềm ẩn, sẽ trở thành bức xúc với Nga trong vòng 15-20 năm tới. Trong khoảng thời gian đó, tại hàng loạt nước phương Tây, mà trước hết là ở Hoa Kỳ, sẽ có máy bay tấn công siêu âm mới, sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu không chỉ trong phạm vi tầng bình lưu tĩnh khí, mà kể cả ở vùng không gian gần Trái đất. Ngoài ra, quanh vành đai biên giới Nga khi ấy sẽ là tình trạng khá căng thẳng, liên quan đến việc xuất hiện trong tại hàng loạt nước các tổ hợp tên lửa hoạt động-chiến thuật, ẩn chứa mối đe dọa cho an ninh của nước Nga.

Nga tạo lập hệ thống phòng không-vũ trụ thống nhất chính nhằm để trung hòa những nguy cơ như vậy trong tương lai gần, - chuyên viên Igor Korotchenko khái quát. Binh chủng mới ra đời trên cơ sở lực lượng Không gian của Nga. Trong đội ngũ này sẽ bao gồm tất cả các hệ thống hiện có về phòng không, lá chắn tên lửa, bao gồm cả hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Matxcơva, hệ thống cảnh báo về tấn công tên lửa, cũng như các thê đội vệ tinh vũ trụ đảm bảo theo dõi những phương hướng có thể hàm chứa nguy cơ đòn tấn công tên lửa. Với triển vọng ngay sau khi tiếp nhận những tổ hợp mới C-500, đủ khả năng tiêu diệt những mục tiêu kể cả trong không gian gần, đội ngũ binh chủng mới sẽ có được diện mạo hoàn chỉnh. Quân đội Nga tiếp tục tích cực củng cố trang bị với tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumph” hiện đại, vốn đã có mặt ở một số đơn vị. Hệ thống “Triumph” (theo bảng phân định của NATO là SA-21 Growler) có thể đối chọi với các phi cơ chiến thuật và chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung và triệt hạ những mục tiêu siêu âm.

Theo ý kiến của giới chuyên viên, hiện nay mối đe dọa từ không gian-vũ trụ đang là hiện thực hơn cả đối với an ninh quân sự của nước Nga. Đòn tấn công từ vũ trụ có thể giáng xuống bất cứ điểm nào trên địa cầu. Vì thế, việc thành lập binh chủng phòng không-vũ trụ với nhiệm vụ nối kết hệ thống trinh sát thăm dò không gian và và chặn đứng mối đe dọa là hoàn toàn đáp ứng cho nhiệm vụ củng cố vững chắc an ninh quốc gia.
0