Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Không quân Việt Nam mua 3 máy bay vận tải C-295

Phát ngôn viên Airbus DS vừa xác nhận rằng công ty này sẽ bán cho Việt Nam 3 máy bay vận tải quân sự C-295.


Máy bay vận tải C-295. Ảnh: Airbus Military

Theo trang IHS Jane's, phát biểu tại cơ sở của công ty ở Seville (Tây Ban Nha) hôm 9/6, Giám đốc kinh doanh máy bay quân sự của Airbus DS, ông Antonio Rodriguez Barberan nói rằng.

Ngoài Ecuador đã mua 3 chiếc C-295 biến thể vận tải thì 17 máy bay còn lại đã được bán cho những khách hàng bí mật.

Tuy nhiên, 1 nhân viên trong dây chuyền sản xuất của công ty này đã tiết lộ rằng, Việt Nam chính là 1 trong những khách hàng như vậy.

Sau đó, phát ngôn viên của Airbus DS xác nhận lại với IHS Jane's, cho biết Việt Nam đã thực sự đặt hàng 3 chiếc máy bay vận tải C-295, các thông tin chi tiết không được tiết lộ thêm.

Vị quan chức Airbus DS còn cho biết thêm rằng, trong năm 2014, Airbus DS đã bán được tổng cộng 20 máy bay C-295.

Hiện tại, mới chỉ có số lượng tương đối nhỏ các quốc gia sử dụng máy bay C-295 ở Trung Đông và Bắc Phi như Algeria, Ai Cập, Jordan và Oman.

Các chi tiết liên quan đến các hệ thống cảm biến và vũ khí được lắp trên máy bay C-295 biến thể chiến đấu không được tiết lộ.

Mặc dù vậy, trong một văn bản trình chiếu của Airbus DS đã cho thấy máy bay sẽ được trang bị 1 khẩu pháo 30mm M230 và 6 điểm treo dưới cánh cho các tên lửa, rocket dẫn đường.

Máy bay còn được trang bị 1 rađa khẩu độ mở tổ hợp (SAR) và tháp cảm biến điện - quang/hồng ngoại (EO/IR).

Ngoài ra, biến thể máy bay này cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát mặt đất giống như một máy bay đặc biệt.

Báo Đất Việt
0

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Tương lai của Thái Bình Dương


F-16 Falcons và A-10 Thunderbolt tập bay chiến thuật phía trên căn cứ của Không quân Mỹ ở Osan, Hàn Quốc. Ảnh của Đại tá Judd Fancher, Không quân Hoa Kỳ.

(Vibay-05/12/2011) Trong nhiều năm Hoa Kỳ đã có một vị trí thoải mái của sức mạnh kinh tế và năng lực quân sự cấp trên ở khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, không có quốc gia nào ở Thái Bình Dương đặt ra một thách thức thực tế đến khả năng sức mạnh của các lực lượng quân sự Mỹ hoặc độc quyền ảnh hưởng kinh tế của Mỹ.

Kinh nghiệm trong lịch sử con người đã dạy cho chúng ta rằng không có gì là tồn tại vĩnh viễn. Với sự thay đổi và những thách thức phải đối mặt với tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo nên một khu vực rất phức tạp, nhạy cảm, và ngay bây giờ.

Trong khi Trung Quốc và Hoa Kỳ phụ thuộc lẫn nhau để tiếp tục tăng trưởng kinh tế, cả hai nước có nhiều lý do cho việc áp dụng một chính sách mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương. Các nhiệm vụ là xây dựng các lực lượng hữu hiệu để vượt qua những thách thức đang tồn tại và vượt qua những mối đe dọa có thể xuất hiện trong tương lai gần.

Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến lược nhằm đảm bảo một sự hiện diện mạnh để chi phối và được tôn trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi cũng được công nhận là một quyền lực hàng đầu trong quan hệ quốc tế.

Việc xây dựng quân đội của Trung Quốc có thể được chia thành hai phần riêng biệt. Tập trung đầu tiên và trực tiếp nhất là sự phát triển nhanh chóng của hệ thống vũ khí khai thác các lỗ hổng lớn nhất của lực lượng Mỹ và đồng minh triển khai tại Thái Bình Dương, đó là tên lửa đạn đạo chống tàu, tên lửa hành trình, tàu ngầm và máy bay tàng hình. Giai đoạn thứ hai là phát triển dần dần các hệ thống vũ khí đầy tham vọng phù hợp với dự báo sức mạnh quân sự trên toàn thế giới về sự phát triển các tàu sân bay, tàu chiến nỗi, và tàu ngầm tấn công tầm xa.

Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khả năng quân sự của Trung Quốc đang được cải thiện với một tốc độ chống mặt và sẽ sớm đạt được một mức độ cao của khả năng phòng thủ và tấn công. Điều này không thể tránh khỏi va chạm căng thẳng với các lực lượng Mỹ đóng quân tại Thái Bình Dương và tất cả những đồng minh của Mỹ.

Với việc triển khai như hiện nay, các lực lượng Hoa Kỳ dễ bị tổn thương bởi các thế hệ tên lửa hành trình và tên lửa chống tàu cải tiến của Trung Quốc. Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Thái Bình Dương của Mỹ và đồng minh không ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cũng không có khả năng phòng thủ thành công trong việc đối phó với mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc và cần ngay lập tức nâng cấp và củng cố. Không lực Mỹ và đồng minh và các lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương cũng không được trang bị đầy đủ để đối phó với khả năng Trung Quốc.


Tên lửa Đông Phong của Trung Quốc, tầm bắn 3000km, là mối đe dọa thực tế cho các tàu sân bay Mỹ.

Chính quyền Obama, nhận ra những thiếu sót tồn tại trong sự liên kết hiện tại của các lực lượng thân thiện ở Thái Bình Dương nên đã tìm cách đặt nền móng cho việc cải thiện và tăng cường khả năng quân sự của lực lượng Mỹ ở khu vực này. Với cuộc khủng hoảng ngân sách hiện hành tại Hoa Kỳ, một sự mở rộng, Thái Bình Dương và tái cấu trúc sẽ có thể đạt được trong một kế hoạch hạn chế. Thỏa thuận Mỹ và Úc để thiết lập một lực lượng thường trú của Mỹ tại Úc là một sự khởi đầu, nhưng chỉ mới bắt đầu.

Các đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương cũng đang cần nâng cấp quân sự. Đối với một số nước trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã duy trì một lịch trình đều đặn các bài tập đào tạo tác chiến với Nhật Bản, Philippines, Úc, Thái Lan, và các quốc gia khác như một phương tiện tiêu chuẩn hóa phản ứng đe dọa và làm quen chiến thuật. Trong những tháng gần đây, cường độ của các bài tập đã leo thang.

Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Australia, và các đồng minh khác ở Thái Bình Dương đang tích cực tìm kiếm vũ khí thay thế cho các trang bị không quân lão hóa và các tài sản hải quân cũ kỹ của họ và lo lắng về việc tăng cường quan hệ quân sự đầy rũi ro của họ với Mỹ trong khi lo ngại về việc quân đội Trung Quốc ngày càng mở rộng và hành vi đặc biệt hung hăng trong Biển Việt Đông. Trung Quốc phản đối việc bán F-16 cho Đài Loan, mở ra một liên minh quân sự Mỹ - Úc, Nhật Bản mua F-35 của Mỹ, và tất cả các đề xuất để tăng cường khả năng quân sự của Hàn Quốc.

Trong cùng thời gian, vấn đề tài chính có thể trở thành một xem xét quan trọng và làm lu mờ bất kỳ đề xuất mở rộng khả năng quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương. Các đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ cũng đang trải qua suy giảm kinh tế và cần hỗ trợ của Mỹ. Tìm một giải pháp khả thi với tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với nhiều lo âu và không chắc chắn được tạo ra bởi những hành động gần đây của Trung Quốc, sẽ đòi hỏi một mức độ chưa từng có các hành động và cam kết từ chính quyền Mỹ.

Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang cần một phản ứng ngay lập tức để đối phó với thách thức quân sự của Trung Quốc đặt ra trong khi tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế - một nhiệm vụ như một con dao hai lưỡi sẽ yêu cầu lãnh đạo công ty , các nhà ngoại giao có chiến lược chu đáo, kiên trì, và các khoản tiền đáng kể. Cách thức mà trong đó tất cả những điều này được thực hiện có thể xác định các thế lực thực sự trên sân khấu thế giới trong tương lai./.

------------------------------------------------------------------------------

Về tác giả: Richard D. Dudley

Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Richard D. Dudley đã phục vụ cho Thủy quân lục chiến trong 26 năm, đã nghỉ hưu và có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động trên tàu chiến và triển khai đổ bộ . Trong thời gian phụ vụ của mình, Thiếu tá Dudley có chuyên môn trong hậu cần và hỗ trợ. Trong 15 năm qua, ông sống tại Nhật Bản, phục vụ như một chuyên gia tư vấn quản lý bán hàng khu vực và địa phương cho Marine Corps Air Station ở Nhật Bản.


F-35B thực tập trên tàu sân bay.
0

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Toàn cảnh Không quân Việt Nam trên báo Trung Quốc

(VNTime-03/12/2011) Hôm 30/11, tờ Tiexue của Trung Quốc đã cho đăng một loạt những hình ảnh nói về các trang thiết bị, vũ khí, khí tài của Không quân Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Su-30MK2 của Việt Nam


"Với các loại máy bay chiến đấu chủ yếu như: MiG-21, Su-22, Su-27, Su-30MK2... trực thăng săn ngầm, trực thăng vận tải Mi-8, ngoài ra còn một loạt các máy bay khác như máy bay tuần tra biển M-28, máy bay huấn luyện L-39, Không quân Việt Nam vẫn thể hiện là một đối thủ đáng gờm so với Không quân của các nước trong khu vực Đông Nam Á." Tiexue cho biết.

Dưới đây là hình ảnh Không quân Việt Nam trên báo Tiexue:

 

Mô tả ảnh.
Hình ảnh sân bay quân sự và nhà chứa máy bay quân sự của Không quân Việt Nam


Mô tả ảnh.
Kĩ sư và công nhân Việt Nam đang sửa chữa những chiếc Su-27/30


Mô tả ảnh.
Hình ảnh các máy bay vận tải và trực thăng tại 1 sân bay của Việt Nam


Mô tả ảnh.
Máy bay huấn luyện L-39 của Không quân Việt Nam


Mô tả ảnh.
Su-22M4 của Không quân Việt Nam


Mô tả ảnh.
Máy bay tuần tra M-28 của Việt Nam


Mô tả ảnh.
Trực thăng săn ngầm của Không quân Việt Nam


Mô tả ảnh.
Su-27


Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
 

 

Phú nguyễn/Theo Tiexue - Phunutoday

0