Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Biển Đông : Không nên để Trung Quốc tự do lợi dụng Liên Hiệp Quốc

Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, và bị tố cáo trước công luận quốc tế, Trung Quốc đã phản pháo bằng một bản "tuyên bố lập trường" gởi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong bài phân tích : "Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông : Cứ thử xem !", trên báo The Diplomat ngày 16/06/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho đấy là một mưu toan lợi dụng Liên Hiệp Quốc "để được cả chì lẫn chài" và cần phải vạch trần. RFI xin giới thiệu toàn văn bài viết.


Đòi hỏi chủ quyền trên biển của các quốc gia ven Biển Đông. Ảnh : Bộ Quốc phòng Mỹ

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông - bắt đầu từ đầu tháng Năm - đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hợp Quốc.

Hành động quốc tế hóa tranh chấp với Việt Nam của Trung Quốc không thể hiện một sự thay đổi trong chính sách lâu dài của Bắc Kinh, theo đó tranh chấp trên biển chỉ có thể được giải quyết một cách song phương thông qua đàm phán và tham vấn trực tiếp giữa các bên liên quan. Một hôm sau khi Trung Quốc gửi văn kiện trên, bà Hoa Xuân Oánh, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lại tuyên bố rằng Trung Quốc bác bỏ đề nghị trọng tài của Liên Hiệp Quốc về cuộc tranh chấp với Việt Nam.

Như vậy tại sao Trung Quốc lại đưa cuộc tranh chấp với Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc ?

Năm 2003, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy Trung ương chính thức thông qua học thuyết "Tam chủng chiến pháp" (san zhong zhanfa - 三种 战 法). Học thuyết này là một nhân tố thiết yếu của cuộc chiến tranh thông tin.

Theo công trình nghiên cứu "Ba chiến pháp của Trung Quốc" do Timothy A. Walton viết năm 2012 cho văn phòng tư vấn Delex Consulting, Studies and Analysis, chiến pháp của Trung Quốc bao gồm ba thành tố : chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin, và chiến tranh pháp lý. Chính thành tố thứ ba này là cơ sở cho bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.

Theo Walton, chiến pháp thông tin là một chiến lược được thiết kế nhằm tác động lên dư luận quốc tế, tạo hậu thuẫn cho Trung Quốc và làm nản lòng đối thủ trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

Bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc đã được gửi đến Liên Hiệp Quốc để đánh bật các nỗ lực tuyên truyền và để cô lập Việt Nam. Đại đa số các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều không có lợi ích trực tiếp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhiều nước Đông Nam Á vốn e ngại các hành động của Trung Quốc, sẽ né tránh khi bị buộc phải công khai bày tỏ lập trường về vấn đề này.

Chiến pháp pháp lý, theo Walton, là một chiến lược sử dụng luật pháp Trung Quốc và quốc tế để tôn cao nền tảng pháp lý của việc Trung Quốc khẳng định quyền lợi của mình. Bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc đầy rẫy những dẫn chứng trong luật pháp quốc tế được chọn lọc để hỗ trợ cho lập trường của Trung Quốc.

Lập luận thiếu nhất quán và tự mâu thuẫn

Thoạt đầu, Trung Quốc đã bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan dầu bằng cách nói rằng nó nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc lưu ý rằng giàn khoan HD-981 nằm cách đảo Tri Tôn, ở phía cực tây quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý. (Tuy nhiên), theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), vùng lãnh hải chỉ rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven biển của một quốc gia.

Tuyên bố ngày 06/06/2014 của Trung Quốc đã sửa chữa sai lầm đó bằng cách cho rằng HD-981 nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc. Cách nói mới đó tuy nhiên, đã thiếu cơ sở pháp lý.

Theo UNCLOS, mục đích duy nhất của vùng tiếp giáp lãnh hải là để cho phép một quốc gia ven biển "thực hiện quyền kiểm soát cần thiết nhằm : (a) ngăn chặn hành vi vi phạm luật lệ và quy định về hải quan, tài chánh, xuất nhập cảnh hoặc y tế trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình; (b) trừng phạt các hành vi vi phạm các luật lệ và quy định nói trên được tiến hành trước đó trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình."

Trung Quốc cũng tìm cách gây nhiễu trong cuộc tranh chấp với Việt Nam bằng cách thúc đẩy lập luận theo đó vị trí của HD-981 gần quần đảo Hoàng Sa hơn là bờ biển Việt Nam. Tuyên bố lập trường của Trung Quốc chẳng hạn, đã cho rằng HD-981 đang hoạt động ở nơi cách cả đảo Tri Tôn lẫn đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, và cách bờ biển Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.

Nhưng cùng lúc, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, nằm gần Philippines hơn là vùng đất Trung Quốc gần nhất. Theo luật pháp quốc tế, yếu tố "gần" đơn thuần không đủ để chứng minh chủ quyền.

Dùng luật quốc tế cho mình, nhưng không cho nước khác áp dụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc gởi lên Liên Hợp Quốc hiện đang làm suy yếu việc Bắc Kinh sử dụng chiến tranh pháp lý để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Ví dụ, tuyên bố của Trung Quốc viết :

"Các vùng biển giữa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của Trung Quốc và bờ biển đất liền Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền khẳng định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS."

Nếu quả thực là như vậy, Trung Quốc nên theo các quy định của UNCLOS để xử lý các yêu sách chồng lấn. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nên có những dàn xếp tạm thời về các vùng tranh chấp cho đến khi đạt được thoả thuận về phân định. Trong thời gian đó, mỗi bên nên cấm làm thay đổi hiện trạng và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Rõ ràng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp đã vi phạm nguyên tắc pháp lý quốc tế.

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc cũng đã làm suy yếu tính hợp pháp của họ khi Bắc Kinh lập luận rằng luật pháp quốc tế không thích hợp. Văn bản của Trung Quốc ghi nhận :

"Tuy nhiên, vùng biển này sẽ không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc (của luật pháp quốc tế) nào trong việc phân định."

Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Mã Triều Húc (Ma Zhaozu), đã góp phần vào cuộc chiến tranh thông tin của Bắc Kinh bằng cách lặp lại các lập luận tương tự trong một bài ý kiến trên báo Úc The Australian ngày 13/06/2014. Nhân vật này cho rằng khu vực tranh chấp chưa bao giờ được phân định và "dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào [của luật pháp quốc tế], các vùng biển liên quan sẽ không bao giờ trở thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam."

Phải đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an !

Các thành viên của cộng đồng quốc tế đang lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam và tác động đối với an ninh khu vực cần phải nắm lấy việc Trung Quốc chính thức đệ trình bản tuyên bố lập trường lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Các nước nên vận động để vấn đề này được đưa lên Hội đồng Bảo an.

Không được để cho Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến tranh thông tin với mục đích thu lợi cả hai đầu - cho lưu hành một bản tuyên bố lập trường tại Liên Hiệp Quốc để chứng minh tính chất nghiêm túc của họ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, và lại từ chối đề nghị trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Mỹ và Úc nên thúc đẩy một cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhật Bản và các cường quốc hàng hải khác có quyền lợi trong việc Biển Đông ổn định nên tham gia vào việc thúc đẩy đó.

Trung Quốc phải bị đẩy vào một vị thế khó chịu khi phải phản đối bất kỳ một cuộc tranh luận nào tại Hội đồng Bảo an, qua đó từ bỏ mưu toan sử dụng Liên Hiệp Quốc cho mục đích tuyên truyền, hoặc phải phủ quyết mọi nghị quyết phát sinh từ một cuộc tranh luận trong Hội đồng Bảo an chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. 


RFI
0

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Ý nghĩa của việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông đối với kinh tế toàn cầu

Chuyên trang phân tích tài chính Qfinance vừa đăng tải bài viết “What does pulling and shoving in a South China sea meant to a tellurian economy?” của tác giả Anthony Harrington về sự liên quan giữa những căng thẳng trên biển Đông đối với nền kinh tế toàn cầu. Ban biên tập xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết này.

Trong cuốn sách “Asia’s Cauldron: The South China Sea and a finish of a fast Pacific” (Chảo lửa châu Á: biển Đông và sự kết thúc một Thái Bình Dương ổn định) nhà phân tích chính trị của công ty tình báo tư nhân Stratfor, ông Robert Kaplan đưa ra quan điểm về lý do tại sao Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông lại cùng tuyên bố chủ quyền ở một vùng biển. Cuốn sách đã hình thành nên chủ đề của một cuộc nói chuyện gần đây của Kaplan tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (FPRI).

Điểm khởi đầu của Kaplan, như trong tất cả các phân tích của mình, là những hạn chế được áp đặt bởi vị trí địa lý vào sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo và các quốc gia.

Nếu bạn bắt đầu bằng các thông tin về địa lý, bạn ngay lập tức sẽ có hai câu chuyện mâu thuẫn về Trung Quốc, theo Kaplan.


Đầu tiên là Trung Quốc lớn hơn rất nhiều so với những gì thể hiện trên bản đồ. Bạn có vùng Viễn Đông của Nga với dân số chỉ khoảng 7 triệu người sống trong một khu vực rộng lớn giàu khoáng sản như gỗ, vàng, uranium, tiếp giáp với khu vực Mãn Châu của Trung Quốc và 100 triệu người ở miền tây Trung Quốc, những người có thể đổ qua biên giới Trung – Nga để chiếm lại vùng đất đã từng thuộc về Trung Quốc cho đến giữa thế kỷ XIX.

Một thực tế mâu thuẫn khác là Trung Quốc thực sự nhỏ hơn những gì đang thể hiện trên bản đồ địa lý. Kaplan chỉ ra rằng dân tộc Hán, những người đang nắm giữ các vị trí quyền lực thống trị trong nhà nước Trung Quốc, đang sống ở khu vực trung tâm và bờ biển phía đông đất nước.

Người Mông Cổ ghét họ, người Hồi giáo Turtuk ghét họ, và sống ở phía tây, nơi bắt nguồn của các con sông lớn của Trung Quốc cùng với hầu hết tài nguyên khoáng sản – tất cả đều ép người Hán vào một không gian nhỏ hẹp hơn nhiều so với bản đồ của Trung Quốc.

Kaplan đã chỉ ra rằng nếu Trung Quốc thực hiện tự do dân chủ, chắc chắc đất nước Trung Quốc sẽ gặp những bất ổn về bạo lực sắc tộc và gần như sẽ bị phân liệt thành nhiều quốc gia.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo Trung Quốc cũng phải đối phó với những vấn đề của nền kinh tế. Vậy giới lãnh đạo Trung Quốc đã làm gì khi nhận ra điều này? Họ đã kích động chủ nghĩa dân tộc để người dân có một thứ gì đó để la hét.

Vậy họ sẽ hướng đến đâu? Rõ ràng là về mặt địa lý thì địa điểm hướng tới chính là Biển Đông và Biển Hoa Đông. Kaplan chỉ ra rằng đây là một khu vực tự nhiên với nhiều nước tiếp giáp: Việt Nam ở phía tây, Philippines ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc và Malaysia ở phía tây nam.

Trung Quốc tuyên bố 80% biển Đông thuộc về mình, nhưng Việt Nam và những nước khác đã dựa vào Luật biển quốc tế để khẳng định rằng vùng lãnh hải của mỗi nước phụ thuộc vào đường bờ biển của mình.

Việt Nam khẳng định một giới hạn lãnh hải 200 hải lý ở Biển Đông. Philippines cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, và như vậy, đã có một sự mâu thuẫn trong tuyên bố chủ quyền.

Lý do Trung Quốc đang đưa một lượng lớn sức mạnh hải quân vào Biển Đông, theo Kaplan, là họ đang học theo một bài học cơ bản từ lịch sử Mỹ. Bài học này là khả năng triển khai sức mạnh hải quân ra vùng biển Caribbean và trở thành thế lực thống trị ở đó, dẫn đến việc Mỹ trở thành một siêu cường quốc.

Kaplan lập luận: “Tây bán cầu được chia thành hai khu vực phía bắc và nam của khu rừng nhiệt đới Amazon. Khi Mỹ giành quyền kiểm soát vùng Vịnh Mexico, họ đã đạt được sự thống trị ở tây bán cầu”.

Những gì Trung Quốc muốn làm là ép Mỹ và những nước khác lui ra khỏi biển Đông để họ có thể giành quyền lực thống trị ở khu vực này. Điều này sẽ đồng thời cung cấp cho Trung Quốc khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương, và từ đó sẽ cho phép kiểm soát thương mại toàn cầu.

Nguyễn Anh (dịch từ Qfinance)

Anthony Harrington là một doanh nhân và là nhà báo chuyên lĩnh vực năng lượng. Ông thường xuyên viết cho tờ Scotsman, Glassgow Herald, tạp chí Financial Director, tạp chí Pensions Insight…
0

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Hình thành "liên minh chiến lược" "tứ cường" chống Trung Quốc

Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật- Úc- Ấn- Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 



   Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet trên tàu sân bay USS George  Washington


Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực vận động cho việc sửa đổi hiến pháp, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự với các nước đồng minh. Nhật Bản đang từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật. Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, với dự án trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự.

Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “phòng vệ tập thể của Nhật Bản”. Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Tokyo và tuyên bố sẽ “đối đầu” với Trung Quốc khi cần thiết. Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La vừa qua ở Singapore, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo, gián tiếp lên án Trung Quốc đôi xử với các láng giềng theo kiểu “lấy thịt đè người” mà chính Nhật Bản cũng là nạn nhân.

Giữa thập niên 2000, ý tưởng xây dựng một vành đai an ninh bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã được ba vị thủ tướng khi đó là Junichiro Koizumi của Nhật Bản, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn Độ phác thảo và được Tổng thống Mỹ George W.Bush ủng hộ.

Hiện nay, giới quan sát cho rằng, yếu tố Trung Quốc đã thúc đẩy hình thành một “liên minh chiến lược” tứ cường Nhật-Úc-Ấn-Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ không để Trung Quốc khuấy đảo biển Đông

Nhà chiến lược người Mỹ Ernest Bower, chuyên gia phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi nhận định Mỹ sẽ không mạnh tay can thiệp để bảo vệ Việt Nam, trang tin Want China Times của Đài Loan đưa tin ngày 13/6.

Ông Bower chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc kể từ khi nước này ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. “Rõ ràng, sự hung hăng gần đây của Trung Quốc đã gây nên sự lo ngại tại các nước láng giềng”, ông Bower nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Đức Deutsche Welle. Tiếp đó, ông phát biểu trên tờ Washington Times (Mỹ): “Bắc Kinh nghĩ rằng Washington lúng túng và không có gan thực hiện một cuộc can thiệp nghiêm trọng, cho nên Trung Quốc mới có động thái địa chính trị là hạ đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa của Việt Nam”.

Trong khi Mỹ lên án những hành động Trung Quốc ở biển Đông là “khiêu khích”, nhiều nhà phân tích chính trị nói rằng, không có lý do gì Mỹ lâm vào một cuộc chiến với Trung Quốc vì Việt Nam, do đây là xung đột song phương. Tuy nhiên, chiến lược gia Bower cho rằng, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Việt Nam tùy thuộc hoàn cảnh; Trung Quốc không nên nhận định sai tình hình. Theo ông, sẽ là sai lầm khi cho rằng Mỹ sẽ không hành động quân sự để cho Trung Quốc mặc sức muốn làm gì thì làm với Việt Nam.



Cherry Radio
0

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

"Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ"

Vui lòng cân nhắc khi xem !

Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ.



             Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore - Ảnh: ST




Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.

Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này

Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.

Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.

Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.

Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.

Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.



Cuộc cạnh tranh cuối cùng

Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa. Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.

Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.


Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ

     Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.

Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.

Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.

Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.

Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.

Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.

Lý Quang Diệu - Cựu thủ tướng Singapore






                                                     Dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

                                                     Dẫn link Tạp chí Chim lợn

                                                          Theo Facebook Dũng Võ



0

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Đằng sau việc Nga - Trung ký thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD

Sau hơn một thập kỷ trì hoãn, ngày 21/5, Nga-Trung đã ký thỏa thuận khí đốt lịch sử với giá trị lên tới 400 tỉ USD với thời hạn 30 năm. Ngay sau khi việc này được công bố, giá cổ phiếu của Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) tăng nhanh. Nga coi đây là thắng lợi lớn vì đã tìm được thị trường mới, không phụ thuộc vào châu Âu, đồng thời giúp Moskva phát triển các mỏ mới ở phía Đông Siberia…

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình uống mừng sau khi ký thỏa thuận khí đốt lịch sử.

Nhưng trong bài viết trên tờ Moskva Times mới đây, tác giả Alexei Bayer đã cảnh báo, có thể Tổng thống Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga bằng hợp đồng 400 tỉ USD. Bởi mặc dù thỏa thuận khí đốt đã được ký từ hôm 21/5, nhưng cho tới nay giá bán vẫn được giữ bí mật. Tổng giám đốc Gazprom Alexei Miller từ chối nói rõ giá khí đốt cho Trung Quốc vì coi đó là "bí mật doanh nghiệp".

Sau khi bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD được ký, Trung-Nga đều thoả mãn bởi Moskva giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu, còn Bắc Kinh có thêm nguồn cung quan trọng giải tỏa cơn khát năng lượng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây bởi thông qua thỏa thuận này, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tập Cận Bình càng thêm gắn bó - từ năm 2013 đến nay, lãnh đạo hai nước đã có 7 lần tiếp xúc trực tiếp.

Trong khi các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co coi thỏa thuận kể trên sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Gazprom, kể cả khi giá chính xác không được công khai vì họ đang mua sự đa dạng hóa, nhưng giới chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Nên nhớ, đây không phải là thỏa thuận dễ đạt được bởi thời gian thương thảo giữa hai bên đã kéo dài 10 năm, có lúc tưởng chừng tan vỡ. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung được ký vào lúc 4 giờ sáng (theo giờ Bắc Kinh), cho thấy phần nào sự khẩn cấp của cuộc đàm phán bởi Tổng thống Putin quyết không rời Thượng Hải mà không có thỏa thuận nào được ký về lĩnh vực nhạy cảm này. Nhưng để ký được thỏa thuận khí đốt lịch sử, ông Putin đã phải nhượng bộ bởi trước đó Trung Quốc chê giá khí đốt của Nga đắt.

Nhiều chuyên gia nhận định, Nga bán cho Trung Quốc với giá khoảng 350 USD/1.000m3 khí đốt. Hơn nữa, 38 tỉ m3/năm bán cho Trung Quốc thông qua đường ống có tên "Sức mạnh Siberia" không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu và giá bán có vẻ rất sát với giá sản xuất và vận chuyển nên lợi ích kinh tế không đáng kể. Hơn nữa, nếu xét về giá trị kinh tế, hợp đồng này chỉ chiếm 16% tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom (từ năm 2018), trong khi tổng kim ngạch thương mại Trung-Nga chỉ bằng 1/3 kim ngạch Trung Quốc-Liên minh châu Âu và 1/5 kim ngạch Trung-Mỹ.

Phương Tây coi hợp đồng 400 tỉ USD ẩn chứa nhiều mưu đồ địa-chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế. Bởi hợp đồng kể trên được ký sau khi Nga liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến việc sáp nhập Crimea. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ vượt xa con số 38 tỷ m3/năm một khi các dự án đường ống vận chuyển hoàn tất và kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lấy lại đà tăng trưởng như trước đây.

Điều đáng nói là toàn bộ số khí đốt bán cho Trung Quốc được tính ngang bằng với mức giá bán cho châu Âu hiện nay, trong khi hợp đồng phải tới năm 2018 mới chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, Nga phải chi khá nhiều tiền cho việc xây dựng đường ống dẫn khí mới nối sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại quốc tế để trả nguyên liệu thô của Nga, hoặc sẽ trừ dần số tiền thanh toán vào hàng hóa và dịch vụ xuất sang nước này. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với buôn bán song phương dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm tới và 200 tỷ USD trước năm 2025.

Riêng hợp đồng khí đốt vừa ký sẽ được thanh toán bằng USD bởi đây là tuyên bố hôm 23/5 của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moskva, trong bối cảnh châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và kỹ thuật ở Moskva, Nga có những kẻ thù đầy thế lực, nhưng lại không có đồng minh mạnh mẽ, đó là lý do họ cần tới sự ủng hộ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chuyên gia cũng đã tính tới những hệ lụy của thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đối với cấu trúc địa-chính trị thế giới.

Theo nhận định của bà Morena Skalamera, chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ), tuy Nga-Trung gắn kết với nhau về vấn đề năng lượng, nhưng Moskva luôn đề phòng toan tính của Bắc Kinh ở khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực, chưa kể tới cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á. Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với khu vực Trung Á vốn được coi là sân sau của Nga. Tại hội nghị SCO ở Bishkek hồi tháng 9/2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa mới". Nếu được hình thành, vành đai này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Liên minh Á-Âu của Tổng thống Putin



QT.KD - CAND
0

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

Australia lo ngại nguy cơ xung đột trên Biển Đông

(VNE) Thư ký Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho rằng nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông là có thật, dù không nước nào muốn điều đó xảy ra.


Hai tàu Trung Quốc cùng áp sát, mở vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: Nguyễn Đông

"Tôi không tin rằng Trung Quốc, Nhật Bản hay các nước ASEAN muốn xung đột", ABC News dẫn lời ông Richardson phát biểu tại Thượng viện Australia. "Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tính toán sai lầm luôn luôn tồn tại. Có một sự lo ngại rằng tính toán sai lầm có thể dẫn đến những điều ngoài dự kiến".

Căng thẳng đang dâng cao ở các vùng nước giàu tài nguyên trên Biển Đông và Hoa Đông khi Trung Quốc thực thi các hành động ngày càng mạnh để yêu sách chủ quyền trên biển, tranh chấp với các nước Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam hồi tuần trước là vụ việc mới nhất trong chuỗi đối đầu trên Biển Đông sau khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Dù các vùng biển trên nằm cách Australia hàng nghìn km về phía bắc, ông Richardson cho rằng nước này vẫn có lợi ích quốc gia trong những gì đang xảy ra. 52% lượng giao thương hàng xuất khẩu của Australia là thông qua Biển Đông.

Ông Richardson bày tỏ sự chia sẻ với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, trong đó lên án Trung Quốc gây bất ổn trên Biển Đông. Ông thừa nhận rằng những hành động gần đây của Trung Quốc là đáng quan ngại.

Australia gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, tuy nhiên ông Richardson cho hay điều này không ảnh hưởng đến việc hợp tác với Trung Quốc. Australia khẳng định không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp và ủng hộ việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnson hôm qua cũng nhấn mạnh, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông là một mối lo ngại "thực sự nghiêm trọng" với Australia.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Johnson cho hay Australia sẽ nỗ lực thuyết phục Trung Quốc rằng vẫn có "một con đường khác" không chứa nguy cơ đối đầu và căng thẳng trên biển.

Chính phủ Australia được cho là đang tìm cách thiết lập khả năng phòng thủ trước sự gia tăng những hành động quyết liệt của Trung Quốc trong khu vực. Thủ tướng Australia Tony Abbott đang phải cân bằng các lợi ích quốc gia giữa Mỹ, một đồng minh chiến lược, và Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của nước này.

Anh Ngọc
0

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Nhật bán tên lửa chống hạm cho ASEAN chống Trung Quốc: Mũi tên 2 đích!

ANTĐ - Chính phủ Nhật đã cho phép các công ty quốc phòng nước này tham gia “Triển lãm trang bị vũ khí quốc tế” được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 6 tại Paris nước Pháp.

Đây là cuộc triển lãm về vũ khí lục quân và hệ thống phòng không quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Được biết, tham gia cuộc triển lãm lần này có khoảng 14 doanh nghiệp Nhật và 20 doanh nghiệp Trung Quốc.


Tên lửa chống hạm siêu âm ASM-3 (trắng sáng) treo dưới cánh máy bay F-2A

Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp hai nước cùng tham dự một cuộc triễn lãm quy mô lớn tầm cỡ quốc tế như vậy. Việc này đã được giới sản xuất vũ khí thế giới quan tâm và dự đoán rằng sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Nhật Bản trên thị trường vũ khí quốc tế trong tương lai.

Truyền thông Nhật Bản và châu Âu đồng loạt đưa tin là công ty Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries, Hitachi và Toshiba sẽ trình làng các loại xe quân dụng, thiết bị rà phá mìn và trang bị phòng hóa tại triển lãm này, còn phía Trung Quốc sẽ mang đến triển lãm những thiết bị thông tin và các sản phẩm bảo vệ an toàn dân sự.

Sau khi các công ty hàng đầu về công nghiệp quốc phòng Nhật Bản tham gia vào thị trường vũ khí quốc tế, việc họ có thể chiếm lĩnh cơ hội kinh doanh, tranh giành các đơn đặt hàng với các doanh nghiệp Trung Quốc được hay không, đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất tên lửa, trang bị vũ khí lục quân và tàu chiến Nhật Bản chiếm ưu thế hơn so với Trung Quốc về mặt kỹ thuật.

Còn báo chí Mỹ thì cho biết, Tokyo đang nghiên cứu tên lửa chống hạm tốc độ siêu vượt âm có thể dùng để ngăn chặn tàu chiến mặt nước của hải quân Trung Quốc, ngoài ra, tàu ngầm thông thường của Nhật cũng có thể trở thành vũ khí răn đe đối với tàu chiến và tàu ngầm của hải quân PLA.

Những đánh giá về sức mạnh chiến đấu của tên lửa chống hạm Nhật Bản hầu như đều có cơ sở. Lực lượng tự vệ trên biển và trên không của nước này đã được trang bị một lượng lớn tên lửa chống hạm tiên tiến trong nước sản xuất, có khả năng phóng từ tất cả các phương tiện phóng trên không, trên biển và trên đất liền.

Ví dụ, Nhật đã nghiên cứu tên lửa chống hạm phóng từ trên không trung Type 80 có thể lắp đặt trên máy bay chiến đấu nội địa F-1, F-2 và máy bay F-4EJ "Phantom" do Mỹ sản xuất, tầm bắn hiệu quả 50 km, không chỉ có thể tấn công tàu mặt nước, mà nó còn có thể dùng để phá hủy các mục tiêu cố định trên mặt đất như công trình kiến trúc và cầu cống của đối phương.

Dựa trên nền tảng của Type 80, doanh nghiệp quân sự của Nhật đã phát triển thành công tên lửa chống hạm Type 88 SSM-1 (phóng trên mặt đất), Type 90 (phóng từ chiến hạm), Type 91 và Type 93 (sử dụng trên máy bay), trong đó Type 91 chủ yếu trang bị cho máy bay tuần tra chống ngầm P-3C “Orion” và máy bay chống ngầm P-X.

Tầm bắn của Type 93 đã được nâng lên gấp 2 lần thế hệ ban đầu Type 80, đồng thời nó được lắp đặt hệ thống dẫn đường ảnh hồng ngoại giai đoạn cuối do công ty Fuji Nhật Bản sản xuất, đã nâng độ chính xác của loại tên lửa này lên một bước.

Theo tạp chí quốc phòng “Jane’s Defence Weekly” của Anh, thế hệ tiếp sau Type 93 là tên lửa siêu vượt âm ASM-3 được trang bị động cơ phản lực ramjet, đồng thời được lựa chọn công nghệ tàng hình, uy lực cực mạnh.

Có thể thấy, khả năng tên lửa chống hạm của Nhật Bản không hề thua kém so với các tên lửa cùng loại của Trung Quốc, đã trở thành hệ thống tấn công ba chiều hải, lục, không quân lợi hại của Nhật Bản.


Hệ thống tên lửa bờ đối hạm SSM-1 - Type 88 của Nhật

Các chuyên gia phân tích quân sự cho biết, tên lửa chống hạm của Nhật Bản có kỹ thuật tiên tiến, độ chính xác cao, tương lai không loại trừ khả năng Tokyo sẽ bán cho các quốc gia Trung Đông và Đông Nam Á, có thể tạo ra sự cạnh tranh đối với tên lửa chống hạm của Trung Quốc trên thị trường xuất khẩu.

Điều đáng nói là, ngoài việc trực tiếp đe dọa đến tàu chiến của hải quân Trung Quốc, Nhật có thể xuất khẩu các hệ thống này cho các quốc gia ASEAN có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc như Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam... đối phó với chiến hạm của hải quân nước này…

Đây là điều rất dễ xảy ra, bởi vì khi đó Nhật vừa có thể làm giảm uy thế của xuất khẩu vũ khí Trung Quốc, vừa giúp các "đồng minh" đối phó với Bắc Kinh, phân tán sức mạnh của hải quân nước này. Vì vậy, hiện nay Bắc Kinh rất quan tâm đến trang bị, vũ khí của Tokyo, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu tên lửa chống hạm.

Đức Sơn
Theo News of the World
1

Chuyên gia Úc: Có khả năng chiến tranh giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ ở biển Đông

Một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các đồng minh châu Á của Mỹ, chẳng hạn như Philippines, là có thể xảy ra, bất chấp quan hệ kinh tế sâu đậm giữa các nước này với Bắc Kinh, một chuyên gia phân tích an ninh người Úc bình luận.

Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang di chuyển gần đảo Guam - Ảnh: Hải quân Mỹ

Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.

“Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914”, Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.

Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

“Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình”, giáo sư Dupont nói.

Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.

Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều "được tính toán từ trước", nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.

“Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines”, chuyên gia này cảnh báo.

Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

“Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc”, giáo sư Dupoint nói.

“Trong khoảng hơn 2 thập niên qua, Trung Quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa”, ông Dupont cho biết thêm.

Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.

Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để “tái củng cố mạng lưới đồng minh” trong khu vực.

Hoàng Uy-Báo Thanh Niên
0

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại diễn đàn Shangri-La 30-5-2014

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.

"Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.

Trong bài diễn văn vào tối hôm 30/05, ông Abe nhấn mạnh về nhu cầu cần phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.



'Ba nguyên tắc'

"Khi chúng ta nói về luật lệ trên biển thì điều đó có nghĩa gì. Nếu chúng ta lấy tinh thần cơ bản mà chúng ta đã đưa vào luật quốc tế qua năm tháng thì có thể thấy có ba nguyên tắc, và luật lệ trên biển là điều đơn giản và dễ hiểu.

"Nguyên tắc thứ nhất các các nước tuyên bố và làm rõ chủ quyền dựa vào luật lệ quốc tế.

"Nguyên tắc thứ hai là các nước không dùng vũ lực hay hăm dọa nhằm để khẳng định chủ quyền.

"Và nguyên tắc thứ ba là các nước sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.

"Tôi thúc giục tất cả các nước chúng ta tại châu Á và Thái Bình Dương, mỗi nước hãy tuân thủ triệt để ba nguyên tắc này.

"Chẳng hạn như Indonesia và Philipppines, họ đã ký Hiệp định về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và tôi hoan nghênh bước đi này, đây là một ví dụ tuyệt vời về việc tôn trọng luật lệ trên biển.

"Chính phủ Nhật ủng hộ mạnh nỗ lực của Philippines kêu gọi cho một nghị quyết đối với tranh chấp tại Biển Đông sao cho tuân thủ ba nguyên tắc này.

"Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng đã kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông.

'Phòng vệ tập thể'

"Các động thái nhằm củng cố việc thay đổi hiện trạng bằng cách tạo ra sự việc đã rồi cần bị lên án mạnh mẽ vì đó là điều đi ngược lại với tinh thần của các nguyên tắc trên.

"Liệu quý vị có đồng ý rằng giờ là lúc phải cam kết chắc chắn với tinh thần và các điều khoản của Tuyên bố các Quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002 (DOC), mà toàn bộ các quốc gia có liên quan trên biển cùng đồng thuận tuân theo và không thực hiện các hành động đơn phương làm thay đổi thực trạng một cách lâu dài.

"Thời điểm để cống hiến trí tuệ của chúng ta nhằm khôi phục hòa bình trên biển là lúc này.

"Điều mà cả thế giới đang nóng lòng chờ đợi là biển và trời của chúng ta được quán xuyến bằng luật, luật lệ và qui trình giải quyết tranh chấp sẵn có.

"Điều chúng ta ít mong đợi nhất là sợ rằng luật pháp bị thay thế bằng các mối đe dọa, sự hăm dọa chen chân vào luật lệ và rằng các tình huống bất ngờ sẽ xảy vào thời điểm và địa điểm bất định.

"Tôi hy vọng mạnh mẽ rằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) thật sự có hiệu quả có thể được thiết lập trên Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc, và điều này có thể nhanh chóng đạt tới", ông Abe phát biểu.

Jonathan Marcus, phóng viên ngoại giao BBC nhận định rằng ông Abe muốn tăng cường ủng hộ cho các nước đang có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.

"Ông Abe lên án những ai muốn “thay đổi hiện trạng” bằng cách áp đặt và đây là một đòn nữa giáng vào Trung Quốc.

"Ông Abe muốn thay đổi đồng thuận cho Nhật Bản thời hậu chiến nhằm tạo điều kiện để Tokyo có vai trò chủ động hơn trong phòng vệ tập thể. Không phải là ông Abe nói cái gì mà nói điều đó ở đâu.

"Không có tổ chức an ninh tập thể nào như Nato tại châu Á và vì vậy diễn đàn được biết tới với tên gọi Đối thoại Shangri-La trở thành “sự kiện” an ninh thường niên chính trong vùng.

"Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo của Nhật đọc diễn văn của diễn giả chính tại đây, một chỉ dấu rõ ràng rằng ông Abe muốn Nhật đóng vai trò sâu rộng hơn nữa trong cuộc tranh luận an ninh có qui mô", phóng viên Marcus nhận định.


Nguồn: BBC, Vietnam+
0

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Mỹ lập khối đồng minh mới đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông

(TNO) Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.


Khối đồng minh an ninh mới sẽ bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản, trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines.

Truyền thông Philippines cho rằng Washington còn muốn Singapore và Thái Lan gia nhập khối đồng minh mới này, trong khi chỉ động viên Malaysia làm đối tác chiến lược.

Theo nhận định của tờ South China Morning Post, Bắc Kinh có thể đã thuyết phục Thủ tướng Malaysia Najib Razak (có chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 27.5) rằng Malaysia không đứng về phía Philippines và Việt Nam trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông. Trung Quốc còn ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam.

Trong một diễn đàn về an ninh ngay sau khi kết thúc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á vừa qua ở Philippines, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đề cập đến khối đồng minh an ninh mới này, nhưng cho biết đây là bí mật.

Theo China Topix, Mỹ sẽ không xây dựng thêm căn cứ quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ làm việc với các nước đồng minh thân cận nhất để các quốc gia này làm trụ cột, hỗ trợ và bảo vệ cho các nước khác trong khối đồng minh mới.

Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28.5, Tổng thống Barack Obama cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".

Ông Obama cho biết quân đội Mỹ phải sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng, theo AFP.

“Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, ông Obama nói.

Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây mà Washington từng lên án là "khiêu khích".

Trước đó, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối bất kỳ những khối đồng minh quân sự nào trong khu vực.

Phúc Duy/ Thanh Niên
0

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Tổng thống Obama cảnh báo "hành động xâm lược" ở biển Đông

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả "hành động gây hấn" của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên biển, nhưng nói rằng Washington nên làm gương bằng việc phê chuẩn một hiệp ước quan trọng.


Tổng thống Obama phát biểu tại trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.

Trong một bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề chính sách đối ngoại tại học viện quân sự West Point, Tổng thống Obama nói rằng Mỹ cần phải dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội Mỹ phải chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng.

"Hành động gây hấn trong khu vực mà không bị kiểm soát - cho dù ở miền nam Ukraine hay biển Đông, hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta, và có thể lôi cuốn quân đội chúng ta can dự," ông Obama nói.

Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh cảnh báo về bất kỳ quyết định sử dụng vũ lực nào. "Ảnh hưởng của Mỹ luôn mạnh hơn khi chúng ta đi đầu làm gương," ông nói.

"Chúng ta không thể cố gắng giải quyết những vấn đề ở Biển Đông khi chúng ta không chịu đảm bảo rằng Công ước về Luật Biển được phê chuẩn, dù thực tế là các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta nói rằng hiệp ước đó giúp thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta," ông Obama nói, không nêu đích danh Trung Quốc khi ông phát biểu ngoài câu chữ chuẩn bị sẵn trong bài phát biểu.

"Đó không phải là sự lãnh đạo, đó là sự thoái lui. Đó không phải là sức mạnh. Đó là sự yếu kém," ông Obama nói.

Những thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đối thủ đã từ chối phê chuẩn hiệp ước, nói rằng công ước của Liên Hiệp Quốc sẽ làm mất hiệu lực chủ quyền của Mỹ.

Gần đây căng thẳng đã dâng cao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải. Việt Nam hôm thứ Ba cáo buộc Bắc Kinh đâm chìm một tàu đánh cá của mình ở Biển Đông.

'Hành động tập thể'

Ông Obama nói Mỹ vẫn sẽ lãnh đạo nhưng cần "tránh những sai lầm đắt giá" trong quá khứ và cho biết chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ sẽ dựa trên "hành động mang tính tập thể" với đồng minh.

"Những người hoài nghi thường xem nhẹ tính hiệu quả của hành động đa phương. Đối với họ, giải quyết vấn đề thông qua các định chế quốc tế, hay tôn trọng luật pháp quốc tế là biểu hiện của sự yếu ớt. Tôi nghĩ là họ đã sai," ông nói.

Tổng thống Obama cũng công bố khoản ngân sách 5 tỷ đô la để chống khủng bố trên toàn cầu và hứa Hoa Kỳ "sẽ không tạo ra nhiều kẻ thù hơn số mà chúng ta loại khỏi chiến trường."

Việc quân đội Hoa Kỳ chấm dứt sứ mệnh tại Afghanistan vào cuối năm nay sẽ giải phóng các nguồn tài chính để đối phó với những đe dọa ở những nơi khác, chẳng hạn "quỹ hợp tác chống khủng bố" trị giá 5 tỷ đôla để giúp các nước chống chủ nghĩa cực đoan.

Khoản tiền này sẽ được sử dụng cho việc huấn luyện lực lượng an ninh tại Yemen, hỗ trợ liên minh đa quốc gia đang gìn giữ hòa bình ở Somalia, hợp tác với các đồng minh châu Âu để huấn luyện lực lượng an ninh hoạt động hiệu quả ở Libya và trợ giúp chiến dịch của Pháp ở Mali, ông nói thêm.

Đề cập đến cuộc nội chiến ở Syria, ông hứa sẽ "tăng cường hỗ trợ" cho phe đối lập dù không nói cụ thể.


Các thành viên của lớp tốt nghiệp năm 2014 tại Trường Võ bị West Point ném mũ của họ ở phần cuối của buổi lễ hôm thứ Tư

Chính sách ngoại giao mới

Bài phát biểu của ông Obama được cho là nhằm định hình lại chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, trong đó vẫn sử dụng quân đội khi cần thiết nhưng chỉ khi có sự đồng thuận của quốc tế.

"Chúng ta cần mở rộng các công cụ của mình để bao gồm các các biện pháp ngoại giao và phát triển, trừng phạt và cô lập, dùng đến luật pháp quốc tế - và nếu chính đáng, cần thiết và hiệu quả thì sử dụng hành động quân sự đa phương."

"Chúng ta phải làm vậy vì những hành động mang tính tập thể trong những trường hợp này nhiều khả năng sẽ thành công hơn, có thể duy trì dễ hơn, và khó dẫn tới những sai lầm đắt giá."

Đây là bài diễn văn đầu tiên trong hàng loạt phát biểu của Tổng thống Mỹ về chính sách ngoại giao trong 10 ngày tới để đáp lại các chỉ trích rằng chính sách đối ngoại của Mỹ là 'yếu ớt'.

Hôm 28/5, một nhân vật chủ chốt của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ nói sự "thiếu quyết đoán và thận trọng quá mức" của ông Obama "khiến người ta phải lo lắng".

"Tôi không nói là chúng ta phải làm cảnh sát của thế giới, nhưng tôi cho rằng việc chúng ta không lãnh đạo đang tạo ra một khoảng trống, và chính trong khoảng trống đấy nhiều vấn đề đã nảy sinh," Thượng Nghĩ sỹ Bob Corker nói.

Bình luận về bài diễn văn then chốt của ông Obama ở West Point, một số báo tiếng Anh so sánh 'học thuyết ngoại giao' của ông với Chủ thuyết Nixon trong thập niên 1970.

Quan điểm 'giúp đồng minh nhưng không đánh thay' của Tổng thống Richard Nixon khi đó đã khiến Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ cho các chính quyền ở Tehran và Sài Gòn nhưng đồng thời rút quân tác chiến của Mỹ ra.

Học thuyết Nixon sau đó bị phê phán là thất bại ở cả Iran và Nam Việt Nam.

Nguồn: GMA News, BBC, VOA
0

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Nhật điều tàu tới Biển Đông diễn tập cùng Hải quân Việt Nam

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc diễn tập đa quốc gia tại khu vực Biển Đông.


Tàu vận tải đổ bộ Kunisaki của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản

Cuộc diễn tập sẽ diễn ra đầu tháng 6 này với sự tham dự của các lực lượng hải quân Việt Nam, Philipines, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Australia cùng với Nhật Bản và Mỹ.

Hàng hóa và thiết bị đã được chất lên tàu chiến của lực lượng phòng vệ Nhật Bản đậu ở ngoài khơi vịnh Tokyo. Những người lính này sẽ tham gia với các binh lính thuộc một số quốc gia Đông Nam Á, Australia và Mỹ trong cuộc diễn tập cứu hộ nhân đạo và thảm họa trên biển được tổ chức tại khu vực Biển Đông.

Cuộc diễn tập này có tên gọi Đối tác Thái Bình Dương với mục đích tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng hải quân trong khu vực trong trường hợp xảy ra thảm họa. Diễn tập cứu hộ cứu nạn là một nội dung trong hợp tác an ninh phi truyền thống giữa các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đe dọa làm mất ổn định khu vực, hợp tác an ninh phi truyền thống được coi là hướng đi hiệu quả để các nước tăng cường lòng tin và làm sâu sắc thêm mối quan hệ chiến lược.

Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong sáng kiến Diễn tập Thái Bình Dương. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tham gia năm 2007. Còn năm nay, dự kiến lần đầu tiên sẽ có sự tham dự của New Zealand, Chile và Singapore.

0

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Trung Quốc tự rước vạ vào thân

20/12/2012- Chính Trung Quốc với chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt, hiếu chiến và ngang ngược trong mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng đã đẩy họ đến với Mỹ. Chính sách đó sẽ khiến Trung Quốc “tự mang vạ vào thân”.

Có một câu chuyện vui được lan truyền khắp châu Á như sau, với câu hỏi “Ai là nhà ngoại giao Mỹ hoạt động hiệu quả nhất ở châu Á?” và câu trả lời là: “Quý ông Bắc Kinh, vâng, chính quí ông Bob Bắc Kinh đang là cánh tay đắc lực của Mỹ”.

Câu chuyện này mang hàm ý những hành động gần đây của Bắc Kinh như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc và tạo ra một số thách thức tuy không được công bố nhưng rất nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả những điều đó lại tạo ra một kết cục mà chính Trung Quốc không hề mong muốn: một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ âm thầm hậu thuẫn trải từ Ấn Độ cho tới vùng biển Nhật Bản.


Theo 2 tác giả trên trang The National Interest, Trung Quốc có chính sách ngoại giao rất tệ.

Và dường như bổ sung thêm phản ứng đầy cảm xúc cho kết quả đó, vừa qua Ngoại trưởng Philippines đã nói rằng nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ điều khoản về quốc gia hòa bình trong Hiến pháp của mình thì Manila “sẽ rất hoan nghênh điều đó”.

Vậy điều gì đang diễn ra vậy? Vậy hành động quyết liệt và ngoan cố của Trung Quốc có dẫn tới hậu quả là nước này tự kiềm chế hoặc thậm chí là tự cô lập bản thân không? Có lẽ ai cũng có cơ sở để nghĩ như vậy.

Thứ nhất, căng thẳng về chủ quyền gia tăng khi Cộng hòa nhân chủ nhân dân Trung Hoa có những động thái đầy giả dối. Trong năm 2011, ông Tập Cận Bình khi đó được chọn là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia các cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo châu Á, khiến họ cảm nhận một cách mơ hồ rằng ông Tập sẽ hành động để giải quyết căng thẳng chủ quyền. Nhưng điều xảy ra trên thực tế lại ngược lại.

Thứ hai, Trung Quốc ngày càng hiếu chiến về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Vào giữa tháng 8 vừa qua, 2 vụ chặn tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đang hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này đã gây ra hậu quả mà một quan chức cấp cao Malaysia mô tả là “ngoại giao thận trọng 30 năm đốt một giờ”. Không giống như Việt Nam, Indonesia, Singapore hay Philippines, Malaysia luôn tránh trực tiếp phản đối “đường 9 điểm” của Trung Quốc, (Bắc Kinh từ chối cung cấp tọa độ của “đường 9 điểm”). Trong tháng 7, Trung Quốc thành lập cái gọi là một “thành phố” mới (Tam Sa) để “quản lý” tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông và đến tháng 11 thì nước này cho lưu hành hộ chiếu mới với bản đồ bao gồm toàn bộ vùng biển này. Điều đó đã khiến Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh cáo rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành “Palestine của châu Á”.

Thứ ba, Trung Quốc đang đặc biệt “nhắm đến” Nhật Bản. Sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong thời gian gần đây về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là một phần của triết lý ngoại giao “giết gà dọa khỉ” (trừng phạt nước này để răn đe nước khác) của nước này: Bắc Kinh biết rõ rằng các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền hàng hải với Trung Quốc sẽ lo sợ khi chứng kiến nước này gây gổ với Nhật Bản, một cường quốc châu Á khác, lớn mạnh hơn họ rất nhiều.

Vậy có cách nào để thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn này không? Các nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng chọn từ “lấy làm trọng tâm” để mô tả chuyến công du tới châu Á của Tổng thống Obama vừa qua thì điều đó có nghĩa họ chưa hề có hành động gì giúp giải quyết khúc mắc trên.

Từ “trọng tâm” mà Hoa Kỳ tuyên bố thực chất chỉ là sự “lòe bịp”. Giống như các chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Obama vẫn luôn tiếp tục điều động các lực lượng Mỹ đến châu Á đồng thời khai thác các mối quan hệ đồng minh và đối tác. Động lực cho sự hợp tác là giữa Mỹ và các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là những lợi ích mà cả hai bên đạt được.

Trong thời kỳ giữa những năm 2000, cả các quốc gia lớn và nhỏ xung quanh Trung Quốc đều âm thầm bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ làm đối trọng với “người khổng lồ châu Á” này. Trung Quốc vờ như không biết đến điều đó và cáo buộc Washington đang tiến tới “kiềm chế” Trung Quốc. Trên thực tế, những hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến phản ứng đối trọng từ khắp nơi trong khu vực, từ Ấn Độ cho đến Việt Nam và Nhật Bản. Ngược lại, khi Trung Quốc thực hiện “chính sách ngoại giao nụ cười” thì kết quả đem lại là vô cùng tuyệt vời, chuẩn bị nền tảng cho uy thế lớn chưa từng có của nước này trong khu vực.

Vậy tại sao Trung Quốc lại hành xử “như một chàng thanh niên tồi” như vậy? Những chính sách ngày càng quyết liệt của Trung Quốc khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của nước này. Ví dụ, phải chăng sự cáu kỉnh hiện nay của “người khổng lồ châu Á” là điềm báo trước cho Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc tại Đông Á? Hay chẳng lẽ Trung Quốc không nhận thấy rằng cách tiếp cận của nước này về chủ quyền trên biển đang đi ngược lại Hiệp ước về Luật Biển mà chính nước này đã phê chuẩn?
Có thể Trung Quốc sẽ là một cường quốc có xu hướng sẽ tập trung vào mục tiêu bù đắp lại quá khứ bị “sỉ nhục” và “bẽ mặt” của nước này. Xét cho cùng, trong 3 thập kỷ qua không quốc gia nào thu lợi từ hệ thống toàn cầu hóa nhiều như Trung Quốc.


Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết liệt trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Hoa Kỳ cũng đã sử dụng những đặc quyền của một cường quốc trong một số trường hợp như Học thuyết Monroe và nhiều vụ lật đổ chính quyền nước ngoài khác nhau. Nhưng loại bỏ những yếu tố trên thì Hoa Kỳ vẫn là kiến trúc sư và là người quản lý hệ thống quốc tế hậu Chiến tranh mà hệ thống này đang tiếp tục làm giàu cho Trung Quốc – cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN.

Bất chấp cơ sở mơ hồ đẩy chủ ý của cái gọi là “đường chín đoạn” hay bất kỳ động cơ nào khác nhằm trả đũa cho quá khứ đau thương của mình, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác mà phải “chung sống hòa thuận” với các nước láng giềng. Ngay cả khi Trung Quốc phản đối thì chính các cường quốc châu Á khác mong muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực, không phải với tư cách một kẻ bá chủ, mà là một người làm đối trọng. Sau khi đánh mất hẳn vị thế của mình đối với Myanmar, Trung Quốc bây giờ chỉ còn 2 đồng minh châu Á thân cận nhất: một Pakistan bất ổn và một Triều Tiên bị cô lập.

Nếu hành vi mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa khá thô lỗ như hiện nay tiếp tục được Trung Quốc dùng làm “phương thuốc” chữa trị cho những yếu kém nội tại thì Bắc Kinh đang tự “chuốc lấy” rắc rối. Tốt hơn, Trung Quốc nên đi theo con đường: cùng Hoa Kỳ nhận thức được vị thế của 2 nước trong khu vực châu Á và sau đó cùng nhau tham gia quản lý một hệ thống hàng hải dựa trên luật pháp. Nhưng những hành động vừa qua của Bắc Kinh lại đang bám vào một chính sách ngu ngốc và tự cô lập, khoét sâu mối nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và khiến hai quốc gia khó lòng đạt đến lợi ích chung.

Infonet
4

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Video: Sóng ngầm trong môi trường an ninh Châu Á- Thái Bình Dương

19/12/2012- Những ngày cuối năm 2012, bầu không khí an ninh quốc phòng tưởng chừng như khá ổn định, không có biến động lớn trong khu vực Châu- Á Thái Bình Dương đã bị khuấy định bởi những sự kiện xảy ra dồn dập.... Việt Nam đang làm gì để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam...


Trình phát gồm 2 clip được xuất bản trên YouTube ngày 18/12/2012.
0

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Philippines và Việt Nam đàm phán phân định vùng lãnh hải ?


Tàu hải quân Philippines tuần tra gần 1 giàn khoan dầu khí của nước này

Chương trình "Chào buổi sáng" của Phoenix TV phát sóng ngày 18 tháng 12- 2012 cho biết, Philipines tham vấn với Việt Nam về việc từ chối chủ quyền của Trung Quốc trong phân định ranh giới biển Đông", sau đây là lời phát thanh viên:



Phát thanh viên Yang Juan: "Tin kinh tế Nhật Bản" báo cáo rằng, vào ngày 14 tháng này (12/2012), hai nước Philippines và Việt Nam đã bắt đầu tham vấn đường lãnh hải trong vùng biển thuộc biển Đông, cuộc tham vấn được tổ chức tại thủ đô Manila của Philippines, mỗi bên đã cử một thứ trưởng ngoại giao để đàm phán. Cả hai đều tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nhưng không phân định đường lãnh hải, lần này hai bên hy vọng rằng thông qua các cuộc đàm phán để phân định vùng biển lãnh thổ tương ứng của họ, và giải quyết một phần chồng chéo , các nhà phân tích chỉ ra rằng hai nước này làm như vậy để phủ nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông.

Trong vấn đề tranh chấp biển Đông, hai bên sẽ báo cáo kết quả với ASEAN vào năm tới và đấu tranh cho sự nhất trí của ASEAN, hai bên hy vọng sẽ tăng cường đoàn kết trong ASEAN để kiềm chế Trung Quốc.

Lưu ý: Bản dịch không chuẩn do sử dụng Google dịch, bài được biên tập lại để có nội dung tương tự và không chắc chắn chính xác từng câu chữ.
1

Nhật quyết không thỏa hiệp về Senkaku

18/12/2012- Người sẽ trở thành thủ tướng sắp tới của Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố không thể có thỏa hiệp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thủ lĩnh đảng Dân chủ tự do (LDP) của Nhật Shinzo Abe hôm qua đã có cuộc họp báo đầu tiên sau khi LDP thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 16.12. Với tư cách Chủ tịch LDP, ông Abe sẽ chính thức được đề cử làm thủ tướng thứ bảy trong vòng hơn 6 năm qua của Nhật vào ngày 26.12, theo Kyodo News. Trước đó, ông từng giữ cương vị đứng đầu chính phủ trong giai đoạn 2006-2007. Tại cuộc họp báo ngày 17.12, ông Abe đã nêu lập trường về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Senkaku là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Nhật sở hữu và kiểm soát quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Không có chỗ cho thương lượng về điểm này”, AFP dẫn lời ông Abe khẳng định.


Ông Shinzo Abe quyết cứng rắn với Trung Quốc - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, ông Abe tuyên bố vẫn muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc thông qua đối thoại nhưng nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng cần thắt chặt quan hệ với phần còn lại của châu Á, Ấn Độ và Úc, không chỉ về ngoại giao mà còn về năng lượng và an ninh, trước khi cải thiện quan hệ với Trung Quốc”. Ông còn khẳng định Nhật không thể tăng cường sức mạnh ngoại giao nếu không đẩy mạnh quan hệ đồng minh với Mỹ, theo Đài NHK. Các lãnh đạo Mỹ, Anh và Campuchia đã lên tiếng chúc mừng chiến thắng của LDP và cá nhân ông Abe.

Với quan điểm thiên hữu và có phần cứng rắn trong các vấn đề tranh chấp, sự trở lại của ông Abe khiến một số bên trong khu vực tỏ ra lo ngại. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua tuyên bố Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” về hướng đi tương lai của Nhật, theo AFP. Tuy nhiên, bà Hoa khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương và nhấn mạnh: “công việc hiện nay là giải quyết hợp lý vấn đề tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư”. Tờ Hoàn Cầu thời báo thì cảnh báo: “Khi ông Abe lên nắm quyền, Trung Quốc cần có hành động thực tế để ông ấy hiểu chính xác vấn đề. Nếu ông ấy cứng rắn quá mức với Trung Quốc, chúng tôi sẽ đáp trả”. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc lên tiếng kêu gọi ông Shinzo Abe nỗ lực hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng, theo Yonhap.

Sau thất bại ngày 16.12, Thủ tướng Yoshihiko Noda của đảng cầm quyền DPJ thừa nhận thất bại và tuyên bố từ chức chủ địch đảng để nhận trách nhiệm, theo Đài NHK. Giới quan sát cho rằng DPJ bị cử tri trừng phạt do xử lý kém việc di dời căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa cũng như hậu quả của thảm họa động đất/sóng thần dẫn đến sự cố hạt nhân hồi tháng 3.2011. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo LDP không nên ngủ quên trong chiến thắng vì các cử tri “có thói quen thay thủ tướng”của Nhật sẽ lại đưa ra “phán quyết nghiêm khắc trong lần tới”.


Việt Nam chúc mừng

Ngày 17.12, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước kết quả bầu cử Hạ viện Nhật Bản, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam chúc mừng thắng lợi của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện vừa qua. Chúng tôi tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do, đất nước Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường và củng cố, phù hợp với lợi ích, nguyện vọng nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới”.  

Ng.Phong


Thanh Niên
0

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Báo Nga: “Trung Quốc sẽ không thể trở thành siêu cường”

17/12/2012- (GDVN) - Báo cáo của Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ đã đưa ra nhận định tình hình và cục diện thế giới trong 15-20 năm tới với nhiều sự thay đổi to lớn.


Cuối tháng 11/2012, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus thăm Trung Quốc, lên tham quan tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu và tàu hộ vệ tên lửa Từ Châu - Hải quân Trung Quốc

Ngày 12/12, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản đăng bài viết “Cục diện Mỹ lãnh đạo thế giới năm 2030 sẽ kết thúc” cho rằng, báo cáo ngày 10/12 của Ủy ban tình báo quốc gia Mỹ đã nhận định về tình hình thế giới trong 15-20 năm tới, dự đoán, thực lực kinh tế và quân sự của Mỹ sẽ giảm xuống một cách tương đối, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy, Mỹ có thể phát huy vai trò ảnh hưởng thế nào sẽ chi phối trật tự thế giới năm 2030.

20 năm tới sẽ là thời kỳ quá độ từ “một siêu cường (Mỹ) thống trị thế giới” sang “thời đại đa cực hóa”. Báo cáo bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về việc sức mạnh quốc gia của Mỹ suy yếu sẽ làm cho thế giới rơi vào sự bất ổn nghiêm trọng hơn.

Báo cáo còn phân tích cho rằng, trong 15-20 năm tới, châu Á-Thái Bình Dương có thể xảy ra một sự việc - đó là một nước trỗi dậy về sức mạnh sẽ thay thế Mỹ và lãnh đạo xây dựng trật tự quốc tế mới. Các nước mới nổi như Trung Quốc tuy hoàn toàn không ưa gì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, nhưng cũng được lợi rất lớn từ đó, dự kiến họ sẽ ưu tiên xem xét duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị.

Vì vậy, báo cáo chỉ ra, Mỹ rất có thể sẽ nhận được yêu cầu của các nước khác, tiếp tục can thiệp vào các cuộc xung đột và các vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng thái độ hoàn toàn không dễ đoán.


Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc huấn luyện quét ngư lôi.

Một khi các nước châu Á xảy ra cuộc xung đột dữ dội do các vấn đề như biển Đông, rất nhiều nước sẽ hy vọng Mỹ làm người “duy trì ổn định”, thậm chí đến Trung Quốc cũng có nhu cầu này. Vào năm 2030 xét tới sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên, sự đối lập giữa Mỹ-Trung trong vấn đề Đài Loan, có thể còn cần có Mỹ “tiếp tục duy trì sự can thiệp ở cấp độ cao”.

Cũng trong ngày 12/12, tờ “Nezavisimaya Gazeta” Nga đã đăng bài viết “Trung Quốc không thể trở thành siêu cường” của tác giả Vladimir Skosyrev. Bài viết cho rằng, năm 2030, Trung Quốc có tiềm lực vươn lên thành nền kinh tế ở top đầu thế giới, nhưng danh hiệu “siêu cường” là điều mà Bắc Kinh không thể với tới. Bản báo cáo mang tên “Xu thế toàn cầu năm 2030” mới được công khai trước khi nhiệm kỳ 2 của ông Obama ra mắt, đã vẽ lên sự thay đổi to lớn sắp xảy ra trên thế giới.

Mặc dù Mỹ thụt lùi so với Trung Quốc là một việc khó nói trước, nhưng vai trò lãnh đạo thế giới của Washington vẫn có thể được bảo toàn, một trong những nguyên nhân chính là họ có thể tự cung cấp năng lượng. Báo cáo này chỉ ra, “quốc gia bá quyền sẽ không thể tái hiện, thế giới sẽ ngày càng có xu hướng đa cực hóa, thực lực sẽ chuyển dịch sang hệ thống mạng và liên minh”.

Đọc được báo cáo này có người vui có người lo, “trong lịch sử lần đầu tiên xuất hiện cục diện dưới đây, đó là đa số người sẽ không còn chịu cảnh nghèo đói, tầng lớp trung lưu trở thành lực lượng chính của xã hội hầu hết các nước”. Một mối nguy hiểm lớn khác là mâu thuẫn giữa những nước sở hữu hạt nhân, như Ấn Độ và Pakistan. Phải hòa giải những nguy cơ tương tự, Washington và Bắc Kinh phải xây dựng “quan hệ đối tác chính trị”.

Ấn Độ là quốc gia hạt nhân hiện đang đẩy mạnh phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng lắp nhiều đầu đạn hạt nhân.

Yakov Berger, chuyên gia Viện nghiên cứu Viễn Đông, Viện khoa học Nga cho rằng, bản báo cáo này “đã đưa ra đánh giá bảo thủ nhất đối với triển vọng đấu đá Mỹ-Trung”, một số chuyên gia khác cho rằng, thời gian Trung Quốc giằng co với Mỹ về tổng sản lượng kinh tế sẽ đến vào khoảng năm 2018 hoặc năm 2020.

Bởi vì, GDP hiện nay của Trung Quốc bằng một nửa của Mỹ, nếu như mấy năm tới vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 7-8%, và nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu sức sống như cũ, thì đây là một khả năng.

Tuy nhiên, tiền đề của vấn đề này là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu luôn “thuận buồm xuôi gió”, không bị suy sụp, đồng thời cũng không có sự đột phá công nghệ quan trọng nào tương tự cuộc cách mạng khai thác khí nham thạch của Mỹ. Bởi vì, bất kỳ nhân tố nào nói trên đều có thể khiến cho Bắc Kinh nỗ lực theo đuổi ưu thế của Washington trở thành con số không.

Còn việc Trung Quốc và Mỹ có thể xây dựng được mối quan hệ đối tác là một điều không hề đơn giản. Trung Quốc và Mỹ lệ thuộc lẫn nhau, bất kể là về kinh tế hay nhân văn. Các doanh nhân Mỹ tích cực làm ăn ở Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều ở Mỹ. Con cháu của các quan chức Trung Quốc rất thích du học ở Mỹ.


Đại hội 18 Đảng Cộng sản tái khẳng định nguyên tắc chủ quyền, tức là kiên quyết bảo vệ cái gọi là "lợi ích cốt lõi", chủ trương xây dựng "cường quốc biển". Mọi động thái của Trung Quốc đều tập trung vào kiểm soát, chiếm hữu các vùng biển xung quanh, gây lo ngại cho các nước láng giềng. Họ mạnh bạo tiến hành các hoạt động trên biển Hoa Đông, biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước.

Berger chỉ ra: “Đồng thời, mâu thuẫn giữa hai nước cũng ngày càng tăng lên. Mỹ không chịu lùi lại phía sau Trung Quốc, Trung Quốc lại hy vọng bỏ Mỹ ở lại phía sau.

Con đường của Bắc Kinh là, vừa không thể nhượng bộ đối với Washington, để Washington đụng đến lợi ích của Trung Quốc, vừa không thể để quan hệ song phương bị tan vỡ”.

Bản báo cáo này thừa nhận quan hệ Trung-Mỹ tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp biển đảo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các cuộc chiến tranh mới.

Mặc dù các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi tồn tại khả năng bùng phát các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vị thế trong nền kinh tế thế giới của các nước như Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từng bước tăng lên. Do vấn đề lão hóa dân số ngày càng nổi lên, Nga, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ “suy thoái từ từ” trong 20 năm tới.


Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có chuyến thăm gây chú ý tới "Chiến khu Quảng Châu" và Hạm đội Nam Hải.

Nguồn: Báo Giáo Dục
3