Vibay

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Trung Quốc tự rước vạ vào thân

20/12/2012- Chính Trung Quốc với chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt, hiếu chiến và ngang ngược trong mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng đã đẩy họ đến với Mỹ. Chính sách đó sẽ khiến Trung Quốc “tự mang vạ vào thân”.

Có một câu chuyện vui được lan truyền khắp châu Á như sau, với câu hỏi “Ai là nhà ngoại giao Mỹ hoạt động hiệu quả nhất ở châu Á?” và câu trả lời là: “Quý ông Bắc Kinh, vâng, chính quí ông Bob Bắc Kinh đang là cánh tay đắc lực của Mỹ”.

Câu chuyện này mang hàm ý những hành động gần đây của Bắc Kinh như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc và tạo ra một số thách thức tuy không được công bố nhưng rất nhạy cảm đối với Malaysia. Tất cả những điều đó lại tạo ra một kết cục mà chính Trung Quốc không hề mong muốn: một liên minh chống Trung Quốc được Hoa Kỳ âm thầm hậu thuẫn trải từ Ấn Độ cho tới vùng biển Nhật Bản.


Theo 2 tác giả trên trang The National Interest, Trung Quốc có chính sách ngoại giao rất tệ.

Và dường như bổ sung thêm phản ứng đầy cảm xúc cho kết quả đó, vừa qua Ngoại trưởng Philippines đã nói rằng nếu Nhật Bản tái vũ trang và từ bỏ điều khoản về quốc gia hòa bình trong Hiến pháp của mình thì Manila “sẽ rất hoan nghênh điều đó”.

Vậy điều gì đang diễn ra vậy? Vậy hành động quyết liệt và ngoan cố của Trung Quốc có dẫn tới hậu quả là nước này tự kiềm chế hoặc thậm chí là tự cô lập bản thân không? Có lẽ ai cũng có cơ sở để nghĩ như vậy.

Thứ nhất, căng thẳng về chủ quyền gia tăng khi Cộng hòa nhân chủ nhân dân Trung Hoa có những động thái đầy giả dối. Trong năm 2011, ông Tập Cận Bình khi đó được chọn là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào đã tham gia các cuộc họp kín với các nhà lãnh đạo châu Á, khiến họ cảm nhận một cách mơ hồ rằng ông Tập sẽ hành động để giải quyết căng thẳng chủ quyền. Nhưng điều xảy ra trên thực tế lại ngược lại.

Thứ hai, Trung Quốc ngày càng hiếu chiến về vấn đề Biển Đông và biển Hoa Đông. Vào giữa tháng 8 vừa qua, 2 vụ chặn tàu thăm dò dầu khí của Malaysia đang hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này đã gây ra hậu quả mà một quan chức cấp cao Malaysia mô tả là “ngoại giao thận trọng 30 năm đốt một giờ”. Không giống như Việt Nam, Indonesia, Singapore hay Philippines, Malaysia luôn tránh trực tiếp phản đối “đường 9 điểm” của Trung Quốc, (Bắc Kinh từ chối cung cấp tọa độ của “đường 9 điểm”). Trong tháng 7, Trung Quốc thành lập cái gọi là một “thành phố” mới (Tam Sa) để “quản lý” tuyên bố chủ quyền của nước này trên Biển Đông và đến tháng 11 thì nước này cho lưu hành hộ chiếu mới với bản đồ bao gồm toàn bộ vùng biển này. Điều đó đã khiến Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan lên tiếng cảnh cáo rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành “Palestine của châu Á”.

Thứ ba, Trung Quốc đang đặc biệt “nhắm đến” Nhật Bản. Sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong thời gian gần đây về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là một phần của triết lý ngoại giao “giết gà dọa khỉ” (trừng phạt nước này để răn đe nước khác) của nước này: Bắc Kinh biết rõ rằng các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền hàng hải với Trung Quốc sẽ lo sợ khi chứng kiến nước này gây gổ với Nhật Bản, một cường quốc châu Á khác, lớn mạnh hơn họ rất nhiều.

Vậy có cách nào để thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn này không? Các nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng chọn từ “lấy làm trọng tâm” để mô tả chuyến công du tới châu Á của Tổng thống Obama vừa qua thì điều đó có nghĩa họ chưa hề có hành động gì giúp giải quyết khúc mắc trên.

Từ “trọng tâm” mà Hoa Kỳ tuyên bố thực chất chỉ là sự “lòe bịp”. Giống như các chính quyền tiền nhiệm, chính quyền Obama vẫn luôn tiếp tục điều động các lực lượng Mỹ đến châu Á đồng thời khai thác các mối quan hệ đồng minh và đối tác. Động lực cho sự hợp tác là giữa Mỹ và các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương chính là những lợi ích mà cả hai bên đạt được.

Trong thời kỳ giữa những năm 2000, cả các quốc gia lớn và nhỏ xung quanh Trung Quốc đều âm thầm bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ làm đối trọng với “người khổng lồ châu Á” này. Trung Quốc vờ như không biết đến điều đó và cáo buộc Washington đang tiến tới “kiềm chế” Trung Quốc. Trên thực tế, những hành động hiện nay của Trung Quốc đang dẫn đến phản ứng đối trọng từ khắp nơi trong khu vực, từ Ấn Độ cho đến Việt Nam và Nhật Bản. Ngược lại, khi Trung Quốc thực hiện “chính sách ngoại giao nụ cười” thì kết quả đem lại là vô cùng tuyệt vời, chuẩn bị nền tảng cho uy thế lớn chưa từng có của nước này trong khu vực.

Vậy tại sao Trung Quốc lại hành xử “như một chàng thanh niên tồi” như vậy? Những chính sách ngày càng quyết liệt của Trung Quốc khiến dư luận đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của nước này. Ví dụ, phải chăng sự cáu kỉnh hiện nay của “người khổng lồ châu Á” là điềm báo trước cho Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc tại Đông Á? Hay chẳng lẽ Trung Quốc không nhận thấy rằng cách tiếp cận của nước này về chủ quyền trên biển đang đi ngược lại Hiệp ước về Luật Biển mà chính nước này đã phê chuẩn?
Có thể Trung Quốc sẽ là một cường quốc có xu hướng sẽ tập trung vào mục tiêu bù đắp lại quá khứ bị “sỉ nhục” và “bẽ mặt” của nước này. Xét cho cùng, trong 3 thập kỷ qua không quốc gia nào thu lợi từ hệ thống toàn cầu hóa nhiều như Trung Quốc.


Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết liệt trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Hoa Kỳ cũng đã sử dụng những đặc quyền của một cường quốc trong một số trường hợp như Học thuyết Monroe và nhiều vụ lật đổ chính quyền nước ngoài khác nhau. Nhưng loại bỏ những yếu tố trên thì Hoa Kỳ vẫn là kiến trúc sư và là người quản lý hệ thống quốc tế hậu Chiến tranh mà hệ thống này đang tiếp tục làm giàu cho Trung Quốc – cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN.

Bất chấp cơ sở mơ hồ đẩy chủ ý của cái gọi là “đường chín đoạn” hay bất kỳ động cơ nào khác nhằm trả đũa cho quá khứ đau thương của mình, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác mà phải “chung sống hòa thuận” với các nước láng giềng. Ngay cả khi Trung Quốc phản đối thì chính các cường quốc châu Á khác mong muốn Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực, không phải với tư cách một kẻ bá chủ, mà là một người làm đối trọng. Sau khi đánh mất hẳn vị thế của mình đối với Myanmar, Trung Quốc bây giờ chỉ còn 2 đồng minh châu Á thân cận nhất: một Pakistan bất ổn và một Triều Tiên bị cô lập.

Nếu hành vi mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa khá thô lỗ như hiện nay tiếp tục được Trung Quốc dùng làm “phương thuốc” chữa trị cho những yếu kém nội tại thì Bắc Kinh đang tự “chuốc lấy” rắc rối. Tốt hơn, Trung Quốc nên đi theo con đường: cùng Hoa Kỳ nhận thức được vị thế của 2 nước trong khu vực châu Á và sau đó cùng nhau tham gia quản lý một hệ thống hàng hải dựa trên luật pháp. Nhưng những hành động vừa qua của Bắc Kinh lại đang bám vào một chính sách ngu ngốc và tự cô lập, khoét sâu mối nghi ngờ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và khiến hai quốc gia khó lòng đạt đến lợi ích chung.

Infonet

4 nhận xét:

  1. Trung Quốc quá tham lam, tham quá rồi sẽ bị thâm ! Tiêu diệt Trung Quốc để trừ hậu họa !

    Trả lờiXóa
  2. Khuyến cáo: Các bạn hãy cẩn thận khi vào Vibay này...đây là Website của bọn TQ tạo nên...Theo một số tại liệu thì Vibay, Dubai...là đều của TQ có cài virus gián điệp để đánh cắp dữ liệu, một mặt là để kích động lòng dân, để dân VN hiểu sai sự thật...một mặt nhặm bôi nhọ VN...cẩn thận !!!

    Trả lờiXóa
  3. hai phong we tui20 tháng 6, 2013

    khoi lo.minh cai toi 6 chuong trinh diet virut tong pc nen do cha con nao tham nhap vo duoc

    Trả lờiXóa
  4. sang tan trong dungxxx20 tháng 7, 2013

    trung quoc vi dai muon nam song mai doi doi trong su nghiep vi dai cua dang,nha nuoc va nhan dan viet nam,Mao chu tich muon nam,du me cai lu phan dong nuoc ngoai noi xau trung quoc cua chung ta

    Trả lờiXóa