Lê Mã Lương tuyên bố sẽ cầm đầu các anh em, gồm những tướng lĩnh quân đội đến "hỏi thăm" Bộ Ngoại Giao VN nếu để mất Bãi Tư Chính. Phát biểu của tướng Lương tại Tọa đàm Khoa Học vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc Tế diễn ra tại Hà Nội, hôm 6/10/2019.
Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019
Phát biểu gây tranh cãi gay gắt của Lê Mã Lương
Lê Mã Lương tuyên bố sẽ cầm đầu các anh em, gồm những tướng lĩnh quân đội đến "hỏi thăm" Bộ Ngoại Giao VN nếu để mất Bãi Tư Chính. Phát biểu của tướng Lương tại Tọa đàm Khoa Học vùng biển Bãi Tư Chính và Luật Pháp Quốc Tế diễn ra tại Hà Nội, hôm 6/10/2019.
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019
Xoay quanh chuyện Lê Mã Lương chê lãnh đạo Bộ Quốc phòng
Trông một cuộc tọa đàm đầu tháng 10, ông Lê Mã Lương bất ngờ có những nhận xét cá nhân về hai người đứng đầu Bộ Quốc phòng.
Nguồn: VN Youtuber
Bác bỏ luận điệu sai trái của Thiếu tướng Lê Mã Lương, LS Hoàng Duy Hùng
LS Hoàng Duy Hùng, từ Tp. Houston, Texas, Hoa Kỳ, bác bỏ luận điệu sai trái của Thiếu tướng Lê Mã Lương.
Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019
Về tư duy địa kinh tế – địa chính trị của thế kỷ 21
Gần ba mươi năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế – chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế.
Thế giới có nhiều kinh nghiệm tốt, nhiều tấm gương thần kỳ trong phát triển kinh tế, nhưng Việt Nam không thể máy móc làm theo, lý do đơn giản là thời thế đã thay đổi và Việt Nam không giống họ. Chiến lược phát triển kinh tế cũng không thể chạy theo những ảo vọng chính trị, bất chấp thực tế cuộc sống. Một chiến lược phát triển kinh tế hợp lý phải căn cứ vào điều kiện và thực lực của đất nước, đồng thời phải phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Với tư tưởng chủ đạo trên, khoa học về địa chính trị và địa kinh tế sẽ là những công cụ quan trọng giúp chúng ta hoạch định được một chiến lược phát triển kinh tế hợp lý và khả thi nhất.
1. Tư duy mới bắt nguồn từ sự thay đổi của Thời đại
Địa kinh tế là khoa học nghiên cứu các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực. Chẳng hạn, đặc điểm địa lý khu vực Địa Trung Hải tạo ra thế mạnh để phát triển vận tải biển và thương nghiệp của các quốc gia ở khu vực này. Địa chính trị là khoa học nghiên cứu các yếu tố địa lý chi phối xu thế và thái độ chính trị của quốc gia hoặc khu vực. Học thuyết domino chính trị là ví dụ rõ nét về địa chính trị. Học thuyết này đã ám ảnh các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản lan xuống phía Nam, làm cho Hoa Kỳ ngày càng dính líu và cuối cùng can dự vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Lạnh kết thúc làm mỗi quốc gia phải thay đổi nhận thức về các giá trị và lợi ích để phù hợp với trật tự thế giới mới. Những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật làm cho mọi lĩnh vực của đời sống luôn trong trạng thái thay đổi nhanh chóng, nhân tố mới xuất hiện ngày càng nhanh và nhiều khiến cho rất nhiều quan niệm cũ bị phá vỡ hoặc cần phải xem xét lại. Cũng trong trạng thái phát triển mới này của thế giới, nhiều quan niệm địa kinh tế và địa chính trị truyền thống trở nên lỗi thời và cần được thay thế bằng những quan niệm mới phù hợp với thời đại. Để xây dựng những quan niệm mới, trước hết, chúng ta cần nhận dạng đúng xu thế và các nhân tố mới đang quyết định đến tiến trình phát triển của thế giới đương đại.
Thứ nhất, toàn cầu hóa đang trở thành xu thế nổi bật tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển và đạt được những thành công lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Toàn cầu hóa diễn ra không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà trên mọi lĩnh vực của cuộc sống kể cả văn hóa, chính trị, mang lại cho các quốc gia cơ may phát triển, chia sẻ những kinh nghiệm, ưu thế và cả rủi ro giữa các quốc gia và khu vực. Những thành tựu đầy sức thuyết phục của Trung Quốc kể từ khi nước này mở cửa, sự trì trệ, bế tắc của một số quốc gia biệt lập như Afghanistan, Iraq, CHDCND Triều Tiên… là những ví dụ tương phản rõ nét nhất về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với mỗi cộng đồng dân tộc.
Thứ hai, các lực lượng đa quốc gia, đặc biệt là công ty đa quốc gia và các công ty nước ngoài có vai trò ngày càng quan trọng đối với mỗi quốc gia mà họ có mặt. Đóng góp của các công ty nước ngoài đối với nền kinh tế của mỗi nước ngày càng lớn. Điều này đúng với cả trường hợp Hoa Kỳ, nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Vào năm 1996, các công ty loại này sản xuất 15,8% giá trị sản phẩm hàng hóa tại Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 13,2% năm 1988 và chỉ 8,8% năm 1985. Tại Anh, Canada, Thụy Điển cũng có khuynh hướng tương tự. Thậm chí các hãng nước ngoài ở Ireland còn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều, sản xuất ra 66% sản lượng hàng hóa và sử dụng 47% nhân lực của quốc gia này. Những nét phác thảo trên cho thấy, mọi quốc gia, kể cả những quốc gia phát triển nhất, ngày càng lệ thuộc và gắn bó mọi mặt với nhau, và vì vậy, để phát triển, Việt Nam càng không thể đứng ngoài quy luật chung này.
Cuối cùng và đặc biệt quan trọng là, thế giới ngày càng bị ảnh hưởng và chi phối bởi các cường quốc. Trong nửa đầu thế kỷ XXI, các cường quốc vẫn tiếp tục là lực lượng thao túng hệ thống chính trị, kinh tế toàn cầu. Điều đáng lưu ý là, trước đây, các cường quốc tạo ra thế lưỡng cực, còn hiện nay, các cường quốc ảnh hưởng một cách đa chiều đến mức nhiều người nhầm lẫn thế giới phát triển theo xu thế đa cực. Thực ra thế giới không đa cực. Nếu trong nửa đầu thế kỷ này, người Mỹ không cải thiện về mặt văn hóa, không đổi mới chính trị để có thể lãnh đạo thế giới một cách đồng thuận, Hoa Kỳ sẽ không có phẩm chất của một quốc gia lãnh đạo thế giới, có nghĩa là thế giới vẫn trong trạng thái vô cực.
2. Địa kinh tế và địa chính trị – Khoa học của những quan niệm động
Trong thời đại chúng ta không thể tiếp tục nhận thức thế giới theo những quan niệm có tính bất biến, những quan niệm mới về địa chính trị và địa kinh tế mà chúng ta phát triển phải có đặc tính động, phù hợp với đặc điểm cơ bản của thế giới năng động ngày nay.
Thứ nhất, đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế của mỗi quốc gia thay đổi theo trình độ phát triển và bối cảnh chung của khu vực và thế giới. Thí dụ, Việt Nam có vị trí liền kề với Trung Quốc, nhưng nếu quốc gia khổng lồ này không tích cực đổi mới như hiện nay mà vẫn trong tình trạng trì trệ của những năm 60 – 70, thì đặc điểm địa chính trị của Việt Nam sẽ được nhìn nhận khác đi trong một bối cảnh khác. Việc xuất hiện những con rồng châu Á như Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc làm thay đổi nhiều đặc điểm và tính chất của thị trường khu vực, làm đặc điểm địa kinh tế của khu vực thay đổi, và bởi vậy, nhận định về địa kinh tế của Việt Nam cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ hai, bán kính vùng ảnh hưởng của địa chính trị, địa kinh tế có xu hướng mở rộng trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay, các diễn biến chính trị, kinh tế – xã hội quan trọng nhanh chóng lan tỏa trên mọi miền của thế giới. Trước đây, với Việt Nam, Trung Quốc là láng giềng còn Hoa Kỳ là miền đất rất xa xôi, nhưng quan niệm này nay đã thay đổi cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật của thời đại. Ngày nay, với APEC, với diễn đàn Á – Âu, nhiều quốc gia xa xôi đã trở nên gần gũi với Việt Nam cả về chính trị cũng như kinh tế – xã hội.
Thứ ba, lợi ích quốc gia ngày càng bị đan xen với lợi ích quốc tế khiến cho việc xử lý các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế phải đặc biệt cẩn trọng và linh hoạt hơn.Nói đến địa chính trị và địa kinh tế là nói đến lợi ích quốc gia. Trong quá khứ, do sự xâm nhập của các lực lượng quốc tế vào một quốc gia ở mức độ rất hạn chế nên lợi ích quốc gia thường tách biệt, thậm chí đối lập với lợi ích quốc tế.Ngày nay, với sự lên ngôi của các lực lượng đa quốc gia, các lợi ích quốc gia thường đan xen lên nhau đến mức khó phân biệt rạch ròi. Chẳng hạn, khi bất đồng với EU trong vấn đề Iraq, Hoa Kỳ không thể trừng phạt kinh tế các công ty EU vì trong đó có lợi ích của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Những quan niệm mới trên sẽ giúp chúng ta đánh giá xác thực các ưu thế về địa kinh tế và địa chính trị của Việt Nam, góp phần đưa ra một chiến lược phát triển kinh tế khả thi, linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh trước một thế giới năng động, phức tạp và nhiều rủi ro của hiện tại và tương lai.
3. Khai thác ưu thế địa chính trị và địa kinh tế
Vận dụng tư duy mới để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam phải kết hợp giữa khai thác triệt để các ưu thế địa chính trị, địa kinh tế của đất nước với việc thực thi một chính sách hợp tác kinh tế quốc tế sáng suốt. Một chiến lược như vậy sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xác lập địa vị của Việt Nam trong hệ thống kinh tế – chính trị toàn cầu.
Trước hết, để có một chiến lược phát triển kinh tế đúng, chúng ta phải hiểu mình, hiểu cấu trúc lực lượng xã hội, hiểu trạng thái hiện tại, những gì chúng ta đang có và mục tiêu chúng ta cần vươn tới. Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nền kinh tế tạo ra rất ít giá trị gia tăng. Việt Nam là một quốc gia không có nhiều truyền thống kinh doanh. Lịch sử Việt Nam thiếu vắng những nhà công thương lớn. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đạt được thành tích đáng kể trong nông nghiệp nhưng trên tổng thể, nông nghiệp cũng phơi bày những điểm yếu cơ bản của chúng ta. Hiện nay, 70 đến 80% lực lượng lao động Việt Nam đang làm việc trong khu vực nông nghiệp, ngành kinh tế tạo được rất ít giá trị gia tăng. Chúng ta phải phát triển những ngành kinh tế làm ra nhiều giá trị gia tăng, phải phấn đấu để sao cho trong vòng 15 đến 20 năm tới có được một tỷ lệ lao động như vậy làm việc trong các ngành kinh tế mới này.
Tiếp đó, chúng ta phải hiểu người, tức các quốc gia, các thể chế quốc tế, chấp nhận họ như những đối tác và cũng có thể là đối thủ cạnh tranh. Hiểu để hợp tác và khai thác sức mạnh của các đối tác, hạn chế những thế mạnh của đối thủ cạnh tranh. Nhưng dù là đối tác hay đối thủ, họ đều có ích cho chúng ta và trên những khía cạnh và mức độ khác nhau, họ đều tham gia vào quá trình đổi mới, phát triển của Việt Nam. Hiểu được điều này chúng ta sẽ có thái độ trân trọng và có cách đối thoại, hợp tác có hiệu quả nhất với các đối tác bên ngoài.
Điều cuối cùng, việc khai thác các ưu thế địa chính trị và địa kinh tế luôn phải gắn với xu thế và các nhân tố chủ yếu quyết định đến tiến trình phát triển của thời đại. Vận dụng tư duy mới trong địa kinh tế và địa chính trị, chúng ta có thể tránh được những sai lầm của quá khứ trong công tác hoạch định chiến lược phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và tự do thương mại bùng nổ như hiện nay, chúng ta không nhất thiết phải làm lại những gì thế giới đã làm mà cần ưu tiên khai thác thế mạnh của mình để chủ động gia nhập quá trình này. Chỉ có như vậy chúng ta mới xác lập được vị trí xứng đáng của Việt Nam trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Trong khuôn khổ hạn chế, bài viết này không có tham vọng vạch ra một cách chi tiết, mà chỉ mong muốn đưa ra một phác thảo cơ bản nhất cho chiến lược phát triển kinh tế mới của Việt Nam trong khoảng thời gian 15 đến 20 năm tới.
Phát triển kinh tế mềm để điều chỉnh và thích ứng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và nhiều biến động
Tư duy địa chính trị và địa kinh tế mới cho thấy không thể xây dựng kinh tế theo cấu trúc cứng nhắc và càng không thể phát triển Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa. Việt Nam hiện đại hóa mà không cần và không nhất thiết phải công nghiệp hóa. Công nghiệp không phải là một thế mạnh của Việt Nam, hãy để cho Trung Quốc và các nước khác làm công nghiệp. Chủ trương công nghiệp hóa chỉ hướng phát triển kinh tế Việt Nam cho những mục tiêu trong nước mà không thấy được Việt Nam cần phát triển kinh tế để đáp ứng đòi hỏi của thị trường khu vực và thế giới. Nếu phát triển theo hướng công nghiệp hóa, chúng ta sẽ tiếp tục đánh mất những ưu thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình. Công nghiệp hóa trong giai đoạn hiện nay không chỉ là sự bất khả thi về vốn đầu tư, mà về bản chất chỉ là sự làm lại những gì thế giới đã làm nhưng luôn thua kém về trình độ, và do vậy, không thể cạnh tranh với các quốc gia công nghiệp đi trước. Công nghiệp hóa sẽ dẫn đến một cơ cấu kinh tế cứng, khó thích ứng và rất khó điều chỉnh trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và nhiều biến động.
Việt Nam nên phát triển kinh tế mềm, trở thành một quốc gia cung cấp dịch vụ cho khu vực và thế giới, bởi đất nước ta án ngữ một dải rất rộng vùng Đông Nam á, là cửa ngõ thông ra thế giới của một khu vực rộng lớn từ Lào đến Campuchia, toàn bộ miền Đông – Bắc Thái Lan và miền Bắc Miến Điện. Với việc phát triển kinh tế dịch vụ, Việt Nam sẽ có vị thế quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phát triển tại khu vực. Hạt nhân cấu trúc kinh tế mềm của Việt Nam dựa trên phát triển kinh tế dịch vụ, đặc biệt là du lịch và ngành kinh tế biển. Ví dụ như khu vực Hạ Long, 30 năm trước đây là một trung tâm công nghiệp khai thác mỏ, cung cấp than để công nghiệp hóa đất nước, một thành phố bụi bặm với những con người lầm lũi. Bây giờ, Hạ Long có ngành kinh tế du lịch với Vịnh Hạ Long nổi tiếng và khu nghỉ mát Tuần Châu hiện đại. Du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn than, giúp vùng than đoạn tuyệt với quá khứ lầm than và ngày càng trở nên tươi đẹp
Trục Đông – Tây, con đường hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nhất
Trước đây, người Pháp phân chia Việt Nam thành ba kỳ theo trục Bắc – Nam, nhưng với quan điểm địa kinh tế hiện đại, cách phân chia này đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, Việt Nam cần phát triển theo hướng Đông – Tây thay vì theo trục Bắc – Nam như cũ. Việt Nam phải phát huy thế mạnh của đất nước có hơn 3000 km bờ biển trong bối cảnh đại dương là một vùng kinh tế được khai thác mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu. Vận tải đường biển với chi phí thấp và năng lực chuyển tải lớn sẽ nối thế giới với Việt Nam đi tới các khu vực kém phát triển của các quốc gia láng giềng phía Tây. Phát triển lan truyền theo trục Đông – Tây thể hiện tư tưởng hội nhập quốc tế và tạo ra cơ hội để Việt Nam có thể đạt được tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với trục Bắc – Nam.
Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc nhưng thực chất là gần với khu vực lạc hậu của Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam hay Việt Nam hỗ trợ các vùng lạc hậu của Trung Quốc phát triển? Đại dương mênh mông mở ra cơ hội lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai. Nếu không nhận thức được điều này, tiếp tục phát triển Việt Nam theo trục Bắc – Nam sẽ dẫn đến nhiều sai lầm, kể cả trong việc phân bổ quyền lực bộ máy lãnh đạo. Chiến lược phát triển theo trục Đông – Tây, xây dựng các đô thị ven biển làm hạt nhân và tạo nguồn động lực lan truyền quá trình phát triển tới các vùng sâu của Việt Nam và đi tới các quốc gia láng giềng, sẽ mang lại nhiều cơ may và lợi ích to lớn cho Việt Nam và cả khu vực.
Phát triển theo trục Đông – Tây, với việc mở mang kinh tế biển và vận tải biển, không chỉ giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, không những tạo điều kiện cho Việt Nam xâm nhập thị trường Trung Quốc rộng lớn mà còn cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khổng lồ này. Nếu không phát triển theo trục Đông – Tây, Việt Nam không khai thác được các ưu thế về địa kinh tế của mình và càng trở nên bị động và lúng túng trong cuộc cạnh tranh với một nước Trung Quốc có quá nhiều ưu thế. Chỉ khi nào công cuộc cải cách biến Trung Quốc thành một quốc gia phát triển thực sự, tất cả các vùng kinh tế của nước này đạt được trình độ phát triển cao thì trục Bắc – Nam mới tác động tích cực đến sự phát triển của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, những hàng hóa có chất lượng quốc tế cũng như nguồn công nghệ cao vào Việt Nam từ phía Đông mà không phải từ phía Bắc, trục Bắc – Nam không những không tác động tích cực, thậm chí còn có nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Bởi luồng hàng hóa vào Việt Nam theo trục này thường là hàng hóa của nền công nghiệp hương trấn địa phương với chất lượng thấp và có nhiều biểu hiện vi phạm các quy định thương mại quốc tế.
Thái độ chính trị sáng suốt cho một chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế hiệu quả
Trong tư duy địa chính trị và địa kinh tế hiện đại, một chiến lược hợp tác kinh tế hiệu quả phải gắn liền với một đường lối hợp tác chính trị sáng suốt. Bởi vậy, trước tiên chúng ta cần phác thảo những nét chủ yếu để nhận diện các đối tác chính trị quan trọng nhất.
Hoa Kỳ với vai trò cường quốc số một thế giới, luôn quan tâm đến cả thế giới, tuy nhiên, do năng lực không phải là vô hạn, Hoa Kỳ chỉ đặc biệt chú trọng đến một số đối tác và khu vực quan trọng nhất. Trung Quốc đặt trọng tâm những mối quan tâm vào toàn bộ châu á và ngày càng quan tâm hơn đến khu vực ASEAN, nhưng do những vấn đề của chính mình, giữa tham vọng và năng lực của quốc gia này còn là một khoảng cách lớn. Trung Quốc để ý đến Việt Nam nhiều nhất trong số các quốc gia láng giềng phía nam vì những quan hệ vốn có trong lịch sử và vì Việt Nam là một quốc gia với 80 triệu dân, có một vị trí đáng kể trên trường quốc tế. Trung Quốc có thể thông qua Việt Nam để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khối ASEAN. Ngoài ra, còn phải kể đến Nhật Bản, nước cũng có tham vọng trở thành cường quốc khu vực, và do vậy cũng chú ý nhiều đến Việt Nam trong chiến lược Đại Đông á của họ.
Việt Nam không phải là một nước lớn nhưng cũng không bao giờ là một quốc gia nhỏ bé. Trong bảng xếp hạng thế giới, với vị trí thứ 15-16 về dân số và 66 về diện tích, đáng lẽ phải là một quốc gia có ảnh hưởng quan trọng trên trường quốc tế nhưng chúng ta đã phạm phải sai lầm trong phát triển, bỏ lỡ nhiều cơ hội, thời gian và công sức nên Việt Nam vẫn chưa có vị thế tương xứng với tầm vóc của mình.
Chúng ta đang sống trong thời đại của đối thoại và hợp tác quốc tế, nhưng dường như chúng ta vẫn tiếp tục xem quá khứ là đối tác quan trọng nhất. Thế hệ hiện tại thỏa hiệp với những yêu cầu của thế hệ đi trước làm cho sự phát triển của Việt Nam tiến triển rất chậm chạp. Cũng vì ít tham gia đối thoại chính trị quốc tế nên Việt Nam chưa có chính sách hợp tác quốc tế hiệu quả. Hội nhập trong nỗi lo sợ đánh mất mình và diễn đạt sự bảo vệ bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa thành vỏ bọc nhằm bảo tồn cả những yếu tố đã lạc hậu của hệ thống chính trị, làm cho mọi hoạt động chính trị của Việt Nam về cơ bản là đàm phán và thỏa hiệp với quá khứ. Chừng nào chưa thoát khỏi sự chi phối của quá khứ thì Việt Nam vẫn chưa có chính sách hợp tác quốc tế hiệu quả và chúng ta vẫn chỉ là một quốc gia tự náo nhiệt mình.
Chiến lược hợp tác quốc tế sáng suốt và hợp lý nhất của Việt Nam trong vòng nửa đầu thế kỷ XXI là mở cửa sang phương Tây, hợp tác triệt để với Hoa Kỳ, chung sống hòa bình với Trung Quốc. Chúng ta không mong đợi nhiều từ Trung Quốc nhưng hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc là điều kiện tối cần thiết để chúng ta có điều kiện tập trung những cố gắng vào phát triển kinh tế. Trong chiến lược hợp tác và cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam phát triển kinh tế càng khác với Trung Quốc bao nhiêu càng tốt. Trên thế giới này không có một nước nào có thể cạnh tranh với Trung Quốc nếu sản xuất những hàng hóa có đặc tính giống hàng hóa Trung Quốc. Nước Thụy Sĩ nhỏ bé nhưng người Thụy Sĩ sống tốt bên cạnh châu Âu hùng mạnh nhờ dịch vụ ngân hàng và sản xuất những máy móc tinh vi. Kinh nghiệm của người Thuỵ Sĩ chỉ ra cho chúng ta nên sản xuất những gì khác biệt với hàng hóa Trung Quốc, những gì mà đặc tính số đông không là ưu thế. Chỉ có như vậy Việt Nam mới phát triển ổn định và ít rủi ro bên cạnh một nền kinh tế lớn như Trung Quốc.
Không hoạch định được tương lai, người ta có thể trở thành một bộ phận trong tương lai của người khác. Không có con đường nào đi tới tương lai tốt đẹp lại được dẫn dắt bằng một tư duy lạc hậu. Hoạch định chiến lược phát triển là sự quy hoạch tương lai, đòi hỏi nhiều sáng tạo của trí tưởng tượng, tính năng động và sự sáng suốt khoa học. Trong một thời gian dài bị chi phối bởi những tham vọng chủ quan, kinh tế Việt Nam luôn bị đặt vào tình thế bị động, lúng túng đối phó trước thực tế phát triển. Nguyên nhân có phần do chúng ta đã bỏ qua hoặc xử lý thiếu hiệu quả các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế khi hoạch định chiến lược phát triển cho đất nước. Không thể dựa vào ảo tưởng chính trị để đưa ra những mục tiêu nhằm tự huyễn hoặc mình và cũng không thể sao chép, lặp lại những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Trong nhiệm vụ khó khăn và phức tạp này, vận dụng một cách sáng tạo những quan niệm khoa học hiện đại về địa chính trị và địa kinh tế sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm của quá khứ. Chỉ có sự sáng suốt khoa học mới có thể đưa ra một quyết sách chiến lược phát triển kinh tế hợp lý nhất, con đường đúng đắn và nhanh nhất đi tới tương lai, hội nhập vào trào lưu chung của thời đại. Chính trong quá trình này chúng ta sẽ tìm lại được chính mình, một nước Việt Nam mới, giàu mạnh và phát triển.
S.T
Theo Redsvn
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019
Chủ nghĩa xã hội qua góc nhìn của Albert Einstein
Albert Einstein (sinh năm 1879 tại Đức, mất 1955 tại Hoa Kỳ) được xem là một trong những nhà vật lý lớn nhất từ trước tới nay. Công trình chính của ông, thuyết tương đối (1905/1915), là xương sống của ngành vật lý hiện đại. Năm 1922, ông nhận Giải Nobel vì những đóng góp quan trọng cho vật lý học lý thuyết, nhất là việc khám phá định luật về hiệu ứng quang điện. Tháng 12-1932 ông sang Mỹ rồi không trở về nước khi Đức Quốc xã giành chính quyền vào đầu năm sau.
Không những là một nhà khoa học vĩ đại, Einstein còn hoạt động tích cực chống chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa quân phiệt. Trước nỗi khổ của dân tộc Do Thái, ông góp phần đáng kể vào việc thành lập và xây dựng nước Israel.
Nhiều lần Einstein tự giới thiệu mình là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ít ai biết đến bài báo “Why Socialism?” đăng trong số đầu tiên của tạp chí Monthly Review của Mỹ (số tháng 5-1949). Trong đó, ông đề cập đến những vấn đề của cả chế độ tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội.
Nguồn: Albert Einstein, Why Socialism? Monthly Review May 2009 [May 1949]
Biên dịch: Phạm Hải Hồ
——————————————
Sự khác nhau giữa khoa học và kinh tế [1]
Một người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có nên bày tỏ quan điểm về chủ nghĩa xã hội hay không? Một loạt lý do khiến tôi nghĩ rằng nên làm việc ấy.
Trước hết, chúng ta hãy xem xét vấn đề từ quan điểm khoa học. Bề ngoài có vẻ như không có sự khác biệt đáng kể nào về phương pháp giữa thiên văn học và kinh tế học: Các nhà khoa học thuộc hai ngành ấy đều cố gắng khám phá những quy luật được chấp nhận rộng rãi cho một nhóm hiện tượng để hiểu càng rõ càng tốt về mối liên kết giữa chúng với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế lại có những khác biệt về phương pháp. Việc khám phá những quy luật chung trong lĩnh vực kinh tế gặp khó khăn, bởi vì các hiện tượng kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố rất khó được đánh giá riêng biệt. Hơn nữa, như đã biết, kinh nghiệm tích lũy từ đầu giai đoạn gọi là “văn minh” chủ yếu bị ảnh hưởng và giới hạn bởi những vấn đề không chỉ có tính chất kinh tế. Chẳng hạn như đa số các thực thể quốc gia lớn trong lịch sử đều tồn tại nhờ xâm lăng nước khác. Các dân tộc xâm lược đã củng cố vị thế của mình – về pháp lý và kinh tế – là giai cấp có đặc quyền đặc lợi ở nước bị xâm chiếm. Họ nắm giữ độc quyền sở hữu đất đai và cử những người từ tầng lớp của mình vào chức linh mục. Trong vai trò quản lý hệ thống giáo dục, các linh mục đã thể chế hóa tình trạng phân chia giai cấp của xã hội và tạo ra một hệ thống giá trị ảnh hưởng tới hành vi xã hội của người dân mà những người này hầu như không nhận thức được điều đó.
Mặc dù truyền thống lịch sử ấy có thể nói là thuộc về quá khứ nhưng chúng ta chưa thực sự vượt qua cái mà Thorstein Veblen [2] gọi là “giai đoạn cướp bóc” ở nơi nào cả. Các dữ kiện kinh tế quan sát được thuộc về giai đoạn đó và cả những quy luật mà chúng ta có thể rút ra từ chúng cũng không thể áp dụng cho những giai đoạn khác. Vì mục tiêu thực sự của chủ nghĩa xã hội chính xác là để khắc phục và vượt qua giai đoạn nói trên, khoa học kinh tế hiện nay chỉ có thể giúp chúng ta hiểu một ít về xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Lý do thứ hai là, chủ nghĩa xã hội hướng tới mục tiêu đạo đức – xã hội. Nhưng khoa học lại không thể tạo ra những mục tiêu, nó càng không thể gợi cho con người những mục tiêu ấy; trong trường hợp tốt nhất, khoa học chỉ có thể cung cấp phương tiện để đạt tới những mục tiêu nào đó. Trái lại, các mục tiêu lại được những nhân vật có lý tưởng đạo đức cao cả nghĩ ra và – nếu không chết non mà mạnh mẽ, đầy sức sống – chúng sẽ được nhiều người tiếp nhận, phổ biến và quyết định, tuy có phần không chủ ý, sự tiến hóa chậm rãi của xã hội.
Bởi những lý do ấy, chúng ta nên thận trọng, không đánh giá quá cao khoa học và phương pháp khoa học khi xem xét các vấn đề của con người; chúng ta không nên cho rằng chỉ các chuyên gia mới có quyền phát biểu về những vấn đề liên quan đến tổ chức của xã hội.
Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Từ lâu nay, vô số tiếng nói khẳng định rằng xã hội loài người đang trải qua một cuộc khủng hoảng và sự ổn định xã hội bị phá hủy. Đặc điểm của một tình trạng như thế là những cá nhân có thái độ bàng quan, thậm chí đầy ác cảm đối với tập thể lớn hay nhỏ của họ. Để giải thích điều tôi muốn nói, tôi xin kể một kinh nghiệm cá nhân. Cách đây không lâu, tôi thảo luận với một người đàn ông thông minh và thân thiện về hiểm họa của một cuộc chiến tranh mới mà theo tôi, nó đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của nhân loại và chỉ một tổ chức siêu quốc gia (a supra-national organization) mới có thể bảo đảm sự an toàn trước hiểm họa ấy. Đáp lại, người khách của tôi – rất bình thản, lãnh đạm – nói: “Tại sao bạn hết sức chống lại sự biến mất của loài người như vậy?”
Tôi chắc rằng chỉ trước đây một thế kỷ thôi, không ai có thể phát biểu một cách nông nổi như thế. Đó là phát biểu của một người đã nỗ lực tìm sự thăng bằng nội tâm nhưng vô ích và đã mất ít nhiều hy vọng thành công. Đó là biểu hiện của nỗi cô đơn, cách biệt khiến bao người phải đau khổ trong lúc này. Đâu là nguyên nhân của nó? Có lối thoát nào không?
Không khó đặt ra những câu hỏi ấy, nhưng trả lời chúng với một chút chắc chắn là điều khó khăn. Tuy vậy, tôi phải cố gắng hết sức, mặc dù biết rõ những cảm nghĩ và nỗ lực của chúng ta thường trái ngược nhau và khó hiểu vì không thể được diễn tả bằng những công thức đơn giản, dễ dàng.
Con người vừa là một cá thể vừa là thành viên của xã hội. Là một cá thể, con người cố gắng bảo vệ sự sống của mình và người thân cũng như tìm cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân, phát triển năng khiếu bẩm sinh của mình. Là thành viên xã hội, con người cố tìm sự tôn trọng và yêu mến của đồng loại, chia sẻ niềm vui với họ, an ủi họ khi đau buồn và giúp họ cải thiện điều kiện sống. Chỉ sự hiện hữu của các nỗ lực đa dạng, thường trái ngược nhau ấy mới làm nên tính cách riêng của một người và sự kết hợp đặc thù của chúng quyết định mức độ một cá nhân có thể đạt tới trạng thái cân bằng nội tại và góp phần giúp ích cho xã hội. Hoàn toàn có thể là sức mạnh tương đối của hai động lực ấy chủ yếu phụ thuộc vào di truyền. Nhưng rốt cuộc rồi nhân cách vẫn thường được tạo nên bởi môi trường mà một người tình cờ lạc vào trong thời gian phát triển của mình, bởi cấu trúc xã hội mà trong đó anh ta lớn lên, bởi các truyền thống và sự phán đoán của xã hội về những hành vi khác nhau. Đối với con người cá thể, khái niệm “xã hội” trừu tượng có nghĩa là toàn thể các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp của người ấy với những người đồng thời và tất cả những người thuộc các thế hệ trước. Con người cá thể có khả năng tư duy, cảm xúc, phấn đấu và làm việc độc lập; nhưng trong đời sống thể chất, lý trí và tình cảm của mình, cá nhân phụ thuộc vào xã hội đến nỗi không thể nào nghĩ đến và hiểu cá nhân bên ngoài khung cảnh xã hội. Chính “xã hội” là cái đem lại cho con người quần áo, chỗ ở, công cụ lao động, ngôn ngữ, các hình thức tư duy và đa số nội dung tư tưởng; con người sống được là nhờ công sức và thành tựu của nhiều triệu người trong hiện tại và quá khứ, tất cả đều ẩn sau cái từ nhỏ nhoi “xã hội”.
Vì thế, sự phụ thuộc của cá nhân vào xã hội là một quy luật tự nhiên, một quy luật – cũng như loài kiến và loài ong – con người không thể xóa bỏ được. Tuy nhiên, trong khi cả quá trình sống của các loài ong kiến bị ràng buộc cho tới từng chi tiết nhỏ bởi bản năng di truyền bất biến, các mẫu hình xã hội và các mối quan hệ tương hỗ của con người dễ biến đổi và nhạy cảm với sự đổi thay. Ký ức, khả năng tạo ra cái mới và năng khiếu giao tiếp bằng lời nói là điều kiện cho con người có những phát triển không chịu sự chi phối của các nhu cầu sinh học. Các phát triển như thế hiện rõ qua những truyền thống, thiết chế và tổ chức; qua văn chương; qua những thành tựu khoa học kỹ thuật; qua những tác phẩm nghệ thuật. Điều ấy giải thích vì sao con người, trong một ý nghĩa nào đó, có thể tự tác động đến đời sống của mình và vì sao trong quá trình này, tư duy và ý chí có thể giữ một vai trò.
Qua đường di truyền, con người khi sinh ra đã có một cơ sở sinh học phải được xem là vững chắc, không thể thay đổi. Nó bao gồm cả các bản năng tự nhiên vốn đặc trưng cho loài người. Ngoài ra, trong cuộc đời mình con người còn tiếp nhận từ xã hội một nền tảng văn hóa qua việc giao tiếp và nhiều loại ảnh hưởng khác. Chính cái nền tảng văn hóa ấy phải chịu thay đổi theo thời gian và chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Với những nghiên cứu đối chiếu các nền văn hóa gọi là “sơ khai”, ngành nhân chủng học hiện đại chỉ rõ rằng hành vi xã hội của con người có thể rất khác nhau và tùy thuộc vào những mẫu hình văn hóa, những cách thức tổ chức chiếm ưu thế trong xã hội. Đây chính là điều mà những ai mong muốn thay đổi số phận con người có thể đặt hy vọng vào: Không phải bởi nền tảng sinh học của mình mà con người buộc phải tiêu diệt lẫn nhau hay cam chịu những điều bất hạnh do con người tự gây ra cho mình.
Nếu chúng ta tự hỏi nên sửa đổi cơ cấu xã hội và quan điểm về văn hóa như thế nào để con người càng hài lòng với đời sống của mình càng tốt, thì chúng ta phải luôn luôn ý thức rằng có những hoàn cảnh không thể nào thay đổi được. Như đã đề cập trước đây, trạng thái sinh học của con người, trên thực tế, không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi. Hơn nữa, những phát triển công nghệ và dân số học trong một vài thế kỷ gần đây đã tạo ra những điều kiện vững bền. Với một mật độ dân số tương đối cao và những vật dụng không thể thiếu cho sự tồn tại của họ, thì một sự phân công tối đa và một bộ máy sản xuất tập trung cao độ là hết sức cần thiết. Thời kỳ mà những cá nhân riêng lẽ hay những nhóm nhỏ có thể hoàn toàn tự cung tự cấp, thời kỳ có vẻ bình dị, yên ả khi hồi tưởng ấy đã vĩnh viễn qua rồi. Chỉ hơi cường điệu nếu khẳng định rằng nhân loại ngay bây giờ đã tạo thành một cộng đồng sản xuất và tiêu dùng toàn thế giới.
Bản chất cuộc khủng hoảng trong thời đại chúng ta
Đến đây, tôi có thể trình bày ngắn về vấn đề đối với tôi là bản chất cuộc khủng hoảng trong thời đại của chúng ta. Nó liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hơn bao giờ hết, con người nhận thức về sự lệ thuộc của mình vào xã hội. Nhưng con người không trải nghiệm sự lệ thuộc ấy như một điều tích cực, một quan hệ hữu cơ, một sức mạnh che chở mình, mà như một mối đe dọa các quyền lợi tự nhiên hay ngay cả đời sống kinh tế của mình. Hơn nữa, con người có một vị trí trong xã hội cho phép các bản năng ích kỷ luôn luôn được nhấn mạnh, trong khi các bản năng xã hội vốn đã yếu thì ngày càng suy yếu hơn. Tất cả mọi người – cho dù họ có vị trí nào trong xã hội đi nữa – đều cảm thấy khổ sở vì quá trình ấy. Vô tình bị trói buộc bởi tính tự kỉ trung tâm, họ cảm thấy bất an, cô độc và mất đi niềm vui chân chất, giản dị và tự nhiên. Con người chỉ có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ngắn và đầy nguy hiểm của mình qua sự cống hiến cho xã hội.
Theo quan điểm của tôi, tình trạng vô chính phủ về mặt kinh tế hiện nay là nguồn gốc của sự tha hóa. Trước mắt chúng ta là một cộng đồng sản xuất khổng lồ mà các thành viên không ngừng tìm cách tước đoạt lẫn nhau các thành quả lao động tập thể – không bằng bạo lực nhưng thường bằng sự nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ. Về phương diện này, điều quan trọng là nhận thức rằng các phương tiện sản xuất – tức là toàn bộ khả năng sản xuất cần thiết để làm ra hàng tiêu dùng cũng như tư liệu sản xuất mới – về mặt pháp lý có thể thuộc về tài sản cá nhân và đa số trường hợp cũng là như thế.
Để đơn giản hóa, sau đây tôi sẽ gọi “công nhân” là những người không sở hữu phương tiện sản xuất – mặc dù đó không hẳn là nghĩa thông thường của từ “công nhân”. Chủ sở hữu phương tiện sản xuất giữ một vị trí trong xã hội cho phép ông ta mua sức lao động của công nhân. Với các phương tiện sản xuất, người công nhân làm ra những sản phẩm mới và những sản phẩm này trở thành tài sản của nhà tư bản. Điểm chính yếu trong quá trình ấy là tỉ lệ giữa giá trị thực mà người công nhân tạo ra và tiền công anh ta thực sự nhận được. Nếu như hợp đồng lao động “để ngỏ”, tiền công của người công nhân không được định bởi giá trị thực của sản phẩm mà bởi nhu cầu tối thiểu của anh ta và yêu cầu về sức lao động của nhà tư bản so với số công nhân cạnh tranh việc làm với nhau. Điều quan trọng là nên hiểu rằng ngay cả trong lý thuyết, lương công nhân cũng chẳng được định bởi giá trị sản phẩm do anh ta làm ra.
Tư bản tư nhân có khuynh hướng tập trung vào tay một số ít người – một phần do sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, phần khác do phát triển công nghệ và sự mở rộng phân công lao động đã thúc đẩy quá trình hình thành những đơn vị sản xuất lớn, làm thiệt hại những đơn vị nhỏ hơn. Kết quả của những tiến trình ấy là một tập đoàn tư bản đầu sỏ với quyền lực to lớn mà ngay cả một tổ chức chính trị có cấu trúc dân chủ cũng không kiểm soát được. Thật vậy, các đại biểu của cơ quan lập pháp được bầu bởi những đảng phái chủ yếu nhận tài trợ hoặc ít nhất cũng chịu tác động của những nhà tư bản tư nhân, những người trên thực tế tách biệt cử tri với ngành lập pháp. Hậu quả là các đại biểu nhân dân không bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các bộ phận dân chúng thiệt thòi về mặt xã hội. Hơn nữa, trong điều kiện hiện hữu, tất nhiên các nhà tư bản kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp các phương tiện thông tin chính yếu (báo chí, đài phát thanh, hệ thống giáo dục). Vì thế nên công dân khó có thể, trong đa số trường hợp gần như không thể rút ra những kết luận khách quan và sử dụng các quyền chính trị của mình một cách khôn ngoan.
Tình trạng phổ biến trong một nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư bản được mô tả bởi hai nguyên lý chính: thứ nhất, các phương tiện sản xuất (tư bản) thuộc sở hữu tư nhân, chủ sở hữu được tùy nghi sử dụng; thứ hai, hợp đồng lao động là hợp đồng để ngỏ. Dĩ nhiên không có xã hội tư bản nào là thuần túy theo đúng nghĩa. Đặc biệt cần lưu ý rằng sau những cuộc đấu tranh chính trị gay gắt và dai dẳng, công nhân đã thành công trong việc đảm bảo một hình thức sửa đổi đôi chút của “hợp đồng lao động để ngỏ” cho một số bộ phận công nhân nào đó. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế hiện nay không khác gì chủ nghĩa tư bản “thuần túy” cho lắm.
Sản xuất vì lợi nhuận, không vì lợi ích. Không có một bảo đảm nào để những ai có khả năng và sẵn sàng làm việc đều có thể tìm được việc làm; gần như lúc nào cũng có một “đạo quân thất nghiệp”. Người lao động luôn luôn sợ mất việc làm. Vì những công nhân thất nghiệp và lương thấp không tạo thành một thị trường mang lại lợi nhuận nên việc sản xuất hàng hóa bị giới hạn và hậu quả là tình trạng nghèo khổ. Tiến bộ công nghệ thường khiến số người thất nghiệp tăng thêm thay vì làm giảm gánh nặng công việc cho tất cả mọi người. Cùng với sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản, động cơ lợi nhuận là nguyên nhân của sự bất ổn trong quá trình tích lũy vốn và đầu tư, khiến cho ngày càng có nhiều đợt suy thoái nặng nề hơn. Cạnh tranh vô giới hạn khiến lao động bị lãng phí rất nhiều và làm bại liệt ý thức xã hội của những cá nhân mà tôi đã đề cập tới.
Tôi cho rằng tình trạng bại liệt ấy là tai họa lớn nhất của chủ nghĩa tư bản. Cả hệ thống giáo dục của chúng ta phải chịu tổn thất vì nó. Sinh viên bị nhồi sọ là phải nỗ lực cạnh tranh với nhau, họ được tập luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như là bước chuẩn bị cho đường công danh của họ.
Vấn đề tập trung quyền lực trong chủ nghĩa xã hội
Tôi tin chắc rằng chỉ có một phương cách loại trừ tai họa nặng nề đó, ấy là thiết lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kèm theo một hệ thống giáo dục hướng tới những mục tiêu xã hội. Trong một nền kinh tế như thế, các phương tiện sản xuất thuộc về xã hội và được sử dụng theo kế hoạch. Một nền kinh tế kế hoạch điều tiết sản xuất theo nhu cầu sẽ phân phối công việc cho tất cả những ai có khả năng lao động và bảo đảm sinh kế cho mọi đàn ông, đàn bà cũng như trẻ con. Ngoài việc giúp con người khai thác năng khiếu bẩm sinh của mình, hệ thống giáo dục còn cố gắng phát triển trong con người một ý thức trách nhiệm đối với đồng loại, thay vì ca tụng quyền lực và sự thành công như trong xã hội hiện tại của chúng ta.
Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng một nền kinh tế kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế kế hoạch theo cách hiểu thông thường có thể kèm theo một sự nô dịch hóa cá nhân hoàn toàn. Thành tựu của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có giải đáp cho vài vấn đề chính trị – xã hội vô cùng khó khăn: Xét đến việc tập trung hóa cao độ những lực lượng chính trị và kinh tế, làm thế nào để có thể ngăn ngừa một bộ máy quan liêu có quyền lực tuyệt đối, vô hạn? Làm thế nào để các quyền lợi của cá nhân được bảo vệ và nhờ đó mà một đối trọng dân chủ của bộ máy quan liêu được bảo đảm?
Nhận thức về các mục tiêu và vấn đề của chủ nghĩa là vô cùng quan trọng trong thời kỳ quá độ của chúng ta. Trong điều kiện hiện nay, việc thảo luận các vấn đề ấy một cách cởi mở, tự do là điều cấm kị [3] nên tôi cho rằng sự sáng lập tạp chí này là một dịch vụ công quan trọng.
—————————————————–
Chú thích:
[1] Các tiểu đề và lời chú thích là của người dịch.
[2] Thorstein Veblen (1827-1929): nhà kinh tế học và xã hội học Hoa Kỳ, nghiên cứu về sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền của Mỹ, lý thuyết về xã hội, những quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng v.v. Ông có ảnh hưởng lớn trong giới khoa học kinh tế quốc dân và xã hội học ở Mỹ.
[3] Chắc hẳn Einstein muốn nói đến chính sách chống cộng cực đoan ở Mỹ trong “thời kỳ McCarthy” (1947-1956). Không kể nhiều đảng viên cộng sản và lãnh tụ phái tả, những người bị tình nghi âm mưu lật đổ, phá hoại, hoạt động gián điệp đều là đối tượng của chính sách này. Trong số đó, có nhiều nhà khoa học (ví dụ như Edward Condon, Robert Oppenheimer, Albert Einstein) và nhiều văn nghệ sĩ danh tiếng (Charlie Chaplin, Thomas Mann, Bertold Brecht, Arthur Miller v.v.). Họ bị theo dõi, thẩm vấn điều tra, cách chức hay trục xuất, thậm chí bị án tù. Nặng nề nhất là trường hợp hai vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg bị kết án tử hình vì tội cung cấp tài liệu làm bom nguyên tử cho Liên Xô, chủ yếu chỉ dựa trên lời khai của một em trai của Ethel. Năm 1953, hai người bị tử hình, bất kể sự phản đối dữ dội trên khắp thế giới.
Theo PRO&CONTRA
Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019
Ông Võ Văn Thưởng: Có một thế lực thứ ba cực kỳ nguy hiểm
Theo ý kiến của Ông Võ Văn Thưởng, thế lực thù địch thứ ba cực kỳ nguy hiểm chính những cán bộ, đảng viên bị suy thoái, biến chất trong nội bộ Đảng và cơ quan nhà nước cùng với những đối tượng phản động, chống đối; cơ hội chính trị bên ngoài. Nhóm thế lực thù địch thứ ba này đã tấn công gây ra không ích thiệt hại cho đất nước.
Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018
Về việc có công nhận hay không công nhận VNCH là một chính thể
Thứ nhất, VNCH là một chính thể và đã được công nhận quốc tế và ngay cả từ phía VNDCCH lẫn MTDTGP MNVN cũng công nhận họ. Nhưng công nhận đến mức nào và thể loại công nhận gì thì ít người biết đến nên tranh cãi vô bổ.
Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018
Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói về việc kỷ luật ông Chu Hảo
Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018
Bài nói chuyện tiêu biểu về người Việt chống Cộng ở hải ngoại những năm 2010- 2019
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
Bài nói chuyện dưới đây của nhà báo Trần Nhật Phong cho biết vì sao blogger Mẹ Nấm chỉ là một cái cần câu để kiếm tiền.
* Link xem:
1. https://drive.google.com/file/d/115gf-yNc6Wg2MFn3m7aNyVwSAwLsQpvB/view
2. https://www.youtube.com/watch?v=I70MD00Xndo&t=1562s
Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Tướng Brisset: "Trung Quốc sẽ chiếm Biển Đông nếu Việt Nam không lôi kéo được sự chú ý của thế giới"
Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này.
RFI : Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân não ?
RFI : Thưa ông, việc kiện ra tòa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế ?
Rõ ràng là Việt Nam, Philippines có các lý do tuyệt hảo khi đi tìm một giải pháp pháp lý, vì khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước tòa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lý. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế.
RFI : Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế ?
Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của mình, bất chấp mọi luật pháp quốc tế.
RFI : Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp ?
Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đã ký vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, vì một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn.
Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, thì để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho mình hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng.
RFI : Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay vì đa phương …
Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rõ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc vì không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh.
RFI : Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế đều thất bại, như ông biết
Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia - và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các tòa án độc lập.
Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rõ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. Vì vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến.
RFI : Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn ?
Tất nhiên rồi !
RFI : Ông nghĩ gì về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi ?
Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đã được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận hòa bình, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.
Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đã thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột vì muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc.
Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này vì có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ vì trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ - một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến.
Việt Nam cố gắng hòa hoãn vì biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông.
RFI : Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không ?
Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đã có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đã có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự phòng không, máy bay tiêm kích…cho Trung Quốc.
Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đã thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoãn. Bởi vì người Nga biết rõ rằng về mặt quân sự, việc « có qua có lại » không hề hiện hữu : Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi.
RFI : Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở bãi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ ?
Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh chìm một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam thì dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ý cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề.
RFI : Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta còn nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này ?
Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là trò chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta còn bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt thì đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn.
RFI : Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không ?
Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ý đến vấn đề của mình, thì Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đã thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm.
Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thì cần phải làm cho thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông.
RFI : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ.
Ngư dân Việt chứng kiến Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma
Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.
Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.
'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.
Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.
Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.
Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.
Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.
Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Trường Sa Báo cáo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết,Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng 5 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Philippines hồi tháng 3 đã tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma. Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong hai năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi đường băng hoạt động. |
Thành Luân - Báo Đất Việt
TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa
Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.
Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.
Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.
Trung Quốc lên án tiếp
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.
“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.
Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.
“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.
Nguồn: BBC
Ngư dân Việt chứng kiến Trung Quốc xây dựng ở Gạc Ma
Ngày 14/6, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, tháng 5 vừa qua ông có chuyến đi ra quần đảo Trường Sa cùng đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa, ông đã thấy công trường của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma.
Theo đó, khi ông đứng trên đảo Cô Lin (cách đảo Gạc Ma 7-8 km) cầm ống nhòm nhìn sang đảo Gạc Ma thì thấy những bãi cát trắng xóa, có 3-4 xà lan đậu quanh, trên xà lan có các cần cẩu đang hoạt động. Ngoài ra có 2 tàu hộ vệ tên lửa gần đó, 1 tàu vận tải có lẽ để tiếp tế lương thực.
'Các chiến sĩ ở Cô Lin cũng cho biết, Trung Quốc tiến hành xây dựng trái phép, mở rộng diện tích bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 3-4 tháng. Việt Nam cũng đã có phản ứng đối với Trung Quốc', ông Bản nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), Ủy viên Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam thông tin ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá ở Trường Sa báo về, Trung Quốc sử dụng các tàu sắt cũ, bơm đầy bê tông vào dựng thành đảo nhân tạo quanh đảo đá Gạc Ma.
Ông Chinh cũng dẫn lại phản ánh của ngư dân cho biết, khi họ đi qua Gạc Ma, Trung Quốc bắn súng đe dọa, buộc họ phải né bằng cách đi đường khác.
Hiện Lý Sơn có khoảng 30 tàu cá hoạt động ở Trường Sa.
Nhận xét về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Gạc Ma của Việt Nam, ông Chinh cho rằng rất có thể Trung Quốc đang cố mở rộng diện tích để thiết lập vùng nhận dạng phòng không để khống chế Trường Sa.
Còn ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa nhận định, Gạc Ma gần như là trung tâm của quần đảo Trường Sa, các tàu muốn đến các cụm đảo của Việt Nam đều phải đi qua, do đó việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quanh Gạc Ma là cực kỳ nguy hiểm.
Trung Quốc thay đổi hiện trạng 5 bãi đá ở Trường Sa Báo cáo từ Phủ tổng thống Philippines cho biết,Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng 5 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Philippines hồi tháng 3 đã tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma. Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong hai năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi đường băng hoạt động. |
Thành Luân - Báo Đất Việt
TQ khởi công xây trường học ở Hoàng Sa
Trung Quốc đang xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa để cho khoảng 40 con em của các binh sỹ và người dân của họ cư trú trên quần đảo này, hãng tin Mỹ AP cho biết.
Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.
Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.
Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.
Trung Quốc lên án tiếp
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Sáu ngày 13/6, Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ các hành động của Việt Nam và Philippines tại Biển Đông trong phiên họp lần thứ 24 của các nước tham gia vào Công ước Quốc tế về Luật Biển.
Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã thông báo với hội nghị về ‘những hành động khiêu khích’ của phía Việt Nam nhằm cản trở hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển có tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, theo tường thuật của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV.
Ông cũng lên án việc Việt Nam tuyên bố có chủ quyền đối với Hoàng Sa vì ông cho rằng chính phủ nước này đã ‘công nhận chủ quyền của Trung Quốc từ năm 1974 trở về trước’.
“Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ là ‘quan hệ giữa các nước phải dựa trên sự thành thật và đáng tin’. Ngoài ra trong quan hệ quốc tế cũng có một nguyên tắc cơ bản là ‘không nói ngược’. Việt Nam đã nuốt lời hứa, phủ nhận những gì mà họ đã hứa trước. Thử hỏi làm sao Việt Nam có thể xây dựng lòng tin với cộng động quốc tế? Làm sao mà người ta có thể tin vào lời hứa của Việt Nam?” ông Vương phát biểu trước đại biểu các nước.
Về tranh chấp với Philippines cũng trên Biển Đông, ông Vương nói ‘gốc rễ của vấn đề là việc Philippines chiếm giữ phi pháp một số hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và tìm cách sử dụng trọng tài quốc tế để hợp pháp hóa những hành động khiêu khích và xâm phạm của họ cũng như đề giành được sự cảm thông và ủng hộ của cộng đồng quốc tế’.
“Do tranh chấp (giữa Trung Quốc và Philippines) có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và đường biên giới trên biển nên Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất cứ cách giải quyết cưỡng ép nào. Việc Trung Quốc bác bỏ bất cứ ý tưởng đưa ra trọng tài giải quyết do Philippines đưa ra là phù hợp với luật pháp quốc tế và lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này sẽ không thay đổi,” ông nói.
Nguồn: BBC
Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Cách đây vài năm, Trung Quốc nổi lên là công xưởng của toàn thế giới. Hàng hóa của họ chu du khắp nơi và được đón nhận nhờ hai yếu tố: giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt hàng hóa bê bối của Trung Quốc xuất hiện dày đặc làm người tiêu dùng hoang mang. Và đến ngày nay, hàng hóa “made in China” gần như bị xem là hàng kém chất lượng và thậm chí là có hại cho người tiêu dùng.
Tiếp đó là sự kiện xâm lấn Biển Đông và gây hấn với nhiều quốc gia có chủ quyền biển đảo trong khu vực. Hình ảnh Trung Quốc lập tức biến thành một thằng nhãi ranh mới lớn hung hăng bất trị của thế giới. Vẽ bản đồ đường 9 đoạn, ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa, đặt giàn khoan HD-981 và liên tục gây hấn bạo lực với tàu cá Việt Nam trong chính vùng lãnh hải của Việt Nam,…đã cho thấy Trung Quốc đang đóng vai ác trong vở kịch chính họ tạo ra.
Mới đây Trung Quốc lại đeo một mặt nạ thiện chí khi cử ông Hồng Tiểu Dũng làm tân lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam. Trước khi tới Việt Nam, ông Hồng là Phó đặc phái viên Văn phòng đặc trách ở Hong Kong. Các chuyên gia cho rằng hoạt động ở Hong Kong sẽ cho ông Hồng những "kinh nghiệm vô giá" khi xử lý quan hệ nhạy cảm giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào thời điểm kịch tính. Được biết, mặc dù đã được trao trả về cho Trung Quốc từ 17 năm trước, nhưng Hong Kong luôn nằm trong danh sách cần chinh phục của chính quyền Bắc Kinh.
Càng phải nói thêm, Bắc Kinh luôn đánh giá tình hình ở Hong Kong là phức tạp và độc nhất. Vậy việc cử ông Hồng đến làm việc tại Hà Nội có phải là một sách lược nhằm kiểm soát ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam? Nếu đúng là vậy, Trung Quốc đang diễn một vai ác dở tệ. Bởi vì Hong Kong là Hong Kong và Hà Nội là Hà Nội. Hong Kong là đứa con rơi nhặt lại của Trung Quốc, còn Hà Nội là đối trọng với Bắc Kinh trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một mối quan hệ giả tạo của Bắc Kinh, nhưng Hà Nội trước đó cứ ngỡ đó là mối thâm giao thân thiết.
Nhiều người nêu câu hỏi: Nếu xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta phải làm sao? Theo tôi, lo ngại đó là không cần thiết. Chúng ta đang đánh giá quá cao Trung Quốc. Trung Quốc chưa đủ thông minh để phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nếu Trung Quốc đủ thông minh, họ đã không cư xử kém cỏi và tiểu nhân đến mức ấy. Ai cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đang từng bước trở thành cường quốc trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên lối hành xử của họ lại nhỏ nhen và bần tiện. Nếu có thể so sánh, tôi muốn so sánh Trung Quốc như một đứa trẻ vị thành niên to xác đã được thế giới nuông chìu quá mức và trở nên ích kỷ, bất trị.
Sỡ dĩ tôi muốn so sánh như vậy là bởi vì hình ảnh đứa trẻ vị thành niên bất trị cũng phổ biến trên khắp đất nước gần 1,4 tỷ dân này. Chính sách một con cùng với sự thịnh vượng đã biến những đứa trẻ con một đó thành những trẻ em hư cần giáo dục. Và cho dù có to xác thì trẻ vị thành niên cũng chưa phải là người lớn, và do đó rất cần sự dạy bảo từ những tiền bối trưởng thành hơn.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á – hay còn gọi là Đối Thoại Shangri-La diễn ra vào ngày 31/5 vừa qua tại Singapore, đoàn đại diện Trung Quốc cũng bị đánh giá là cư xử hung hăng và vô phép tắc. Tiến sỹ Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ và cũng là chuyên viên của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phát biểu: “Tôi rất ngạc nhiên khi tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc) nói rằng: Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông. Nhưng xin nhắc lại, không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào điều đó. Rất nhiều lần trong cuộc Đối thoại Shangri-La, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Không có thành viên của bất cứ đoàn nào có cách hành xử kỳ cục và không thể tưởng tượng nổi giống như đoàn Trung Quốc. Trong tình huống tương tự, các thành viên đoàn Mỹ cũng sẽ không bao giờ hành xử thô lỗ như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Tôi cho rằng cách hành xử của đoàn Trung Quốc tại Shangri-La rất không chuyên nghiệp và thể hiện sự thiếu tự tin của một cường quốc.” Rõ ràng “đàn anh” Hoa Kỳ đã có những nhận định xác đáng về đứa em to xác kém cỏi Trung Quốc, rằng “không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào” những cáo buộc dối trá trắng trợn của bọn chúng, và rõ ràng lối cư xử kém cỏi đó chỉ thể hiện “sự thiếu tự tin của một cường quốc”.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc dùng mọi biện pháp (có thể cả vũ lực) để hiện thực hóa giấc mơ ngông cuồng trở thành bá quyền ở Biển Đông? Cần phải xem xét mục đích của đường lưỡi bò 9 đoạn. Đây chính là kế hoạch chính của Trung Quốc hiện nay. Trong khi cả thế giới tỏ ra ngạc nhiên rằng có căn cứ nào cho đường lưỡi bò 9 đoạn ấy, thì chính Trung Quốc cũng đang loay hoay tìm bằng chứng xác thực cho cái hải đồ ảo tưởng của chính mình.
Ngoài mục tiêu xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia, đường lưỡi bò 9 đoạn còn ảnh hưởng đến lợi ích địa kinh tế của những nước liên quan và các quốc gia lớn khác (trong đó có Hoa Kỳ). Khi đường lưỡi bò được hiện thực hóa, các tiếp cận vào khu vực Đông Nam Á gần như đều phải thông qua Trung Quốc. Vậy ngoài Việt Nam và những nước trực tiếp liên quan, các quốc gia khác (trong đó có Hoa Kỳ) có sẽ làm ngơ cho qua chuyện? Chắc chắn là không, vì tại Diễn đàn Shangri-La, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo Trung Quốc rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự thế giới bị đe dọa. Nhật Bản và Úc cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc trong vụ việc này. Rõ ràng chúng ta sẽ không đứng một mình trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Vấn đề là hãy hành động chín chắn như một người lớn trước những động thái xấc xược của đứa trẻ ranh Trung Quốc. Chúng ta cần cư xử đúng với luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi ủng hộ từ những quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những hành vi vi phạm những nguyên tắc cơ bản về công ước quốc tế. Hãy tận dụng những hành động và thái độ hung hăng của Trung Quốc, biến chúng thành cơ sở để cả thế giới ra tay dạy dỗ. Thời đại này là thời đại của thông tin nhanh chóng và chính xác. Mọi người dân đều có thể trở thành một chiến sĩ thông tin để tố cáo mọi hành vi của Trung Quốc ra thế giới. Đã đến lúc chúng ta cần tập hợp luận cứ để cho Trung Quốc một bài học về phép tắc cư xử và hành động cho đáng mặt một cường quốc mới nổi.
Cao Huy Huân
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trung Quốc - Đứa trẻ hư cần được dạy dỗ
Cách đây vài năm, Trung Quốc nổi lên là công xưởng của toàn thế giới. Hàng hóa của họ chu du khắp nơi và được đón nhận nhờ hai yếu tố: giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, cũng chỉ một thời gian ngắn sau đó, hàng loạt hàng hóa bê bối của Trung Quốc xuất hiện dày đặc làm người tiêu dùng hoang mang. Và đến ngày nay, hàng hóa “made in China” gần như bị xem là hàng kém chất lượng và thậm chí là có hại cho người tiêu dùng.
Tiếp đó là sự kiện xâm lấn Biển Đông và gây hấn với nhiều quốc gia có chủ quyền biển đảo trong khu vực. Hình ảnh Trung Quốc lập tức biến thành một thằng nhãi ranh mới lớn hung hăng bất trị của thế giới. Vẽ bản đồ đường 9 đoạn, ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa, đặt giàn khoan HD-981 và liên tục gây hấn bạo lực với tàu cá Việt Nam trong chính vùng lãnh hải của Việt Nam,…đã cho thấy Trung Quốc đang đóng vai ác trong vở kịch chính họ tạo ra.
Mới đây Trung Quốc lại đeo một mặt nạ thiện chí khi cử ông Hồng Tiểu Dũng làm tân lãnh sự Trung Quốc tại Việt Nam. Trước khi tới Việt Nam, ông Hồng là Phó đặc phái viên Văn phòng đặc trách ở Hong Kong. Các chuyên gia cho rằng hoạt động ở Hong Kong sẽ cho ông Hồng những "kinh nghiệm vô giá" khi xử lý quan hệ nhạy cảm giữa Bắc Kinh và Hà Nội vào thời điểm kịch tính. Được biết, mặc dù đã được trao trả về cho Trung Quốc từ 17 năm trước, nhưng Hong Kong luôn nằm trong danh sách cần chinh phục của chính quyền Bắc Kinh.
Càng phải nói thêm, Bắc Kinh luôn đánh giá tình hình ở Hong Kong là phức tạp và độc nhất. Vậy việc cử ông Hồng đến làm việc tại Hà Nội có phải là một sách lược nhằm kiểm soát ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam? Nếu đúng là vậy, Trung Quốc đang diễn một vai ác dở tệ. Bởi vì Hong Kong là Hong Kong và Hà Nội là Hà Nội. Hong Kong là đứa con rơi nhặt lại của Trung Quốc, còn Hà Nội là đối trọng với Bắc Kinh trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một mối quan hệ giả tạo của Bắc Kinh, nhưng Hà Nội trước đó cứ ngỡ đó là mối thâm giao thân thiết.
Nhiều người nêu câu hỏi: Nếu xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta phải làm sao? Theo tôi, lo ngại đó là không cần thiết. Chúng ta đang đánh giá quá cao Trung Quốc. Trung Quốc chưa đủ thông minh để phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nếu Trung Quốc đủ thông minh, họ đã không cư xử kém cỏi và tiểu nhân đến mức ấy. Ai cũng nhận thấy rằng Trung Quốc đang từng bước trở thành cường quốc trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên lối hành xử của họ lại nhỏ nhen và bần tiện. Nếu có thể so sánh, tôi muốn so sánh Trung Quốc như một đứa trẻ vị thành niên to xác đã được thế giới nuông chìu quá mức và trở nên ích kỷ, bất trị.
Sỡ dĩ tôi muốn so sánh như vậy là bởi vì hình ảnh đứa trẻ vị thành niên bất trị cũng phổ biến trên khắp đất nước gần 1,4 tỷ dân này. Chính sách một con cùng với sự thịnh vượng đã biến những đứa trẻ con một đó thành những trẻ em hư cần giáo dục. Và cho dù có to xác thì trẻ vị thành niên cũng chưa phải là người lớn, và do đó rất cần sự dạy bảo từ những tiền bối trưởng thành hơn.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á – hay còn gọi là Đối Thoại Shangri-La diễn ra vào ngày 31/5 vừa qua tại Singapore, đoàn đại diện Trung Quốc cũng bị đánh giá là cư xử hung hăng và vô phép tắc. Tiến sỹ Ely Ratner - Phó Giám đốc Chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm nghiên cứu về một nền an ninh mới của Mỹ và cũng là chuyên viên của Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phát biểu: “Tôi rất ngạc nhiên khi tướng Vương Quán Trung (Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc) nói rằng: Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông. Nhưng xin nhắc lại, không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào điều đó. Rất nhiều lần trong cuộc Đối thoại Shangri-La, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Không có thành viên của bất cứ đoàn nào có cách hành xử kỳ cục và không thể tưởng tượng nổi giống như đoàn Trung Quốc. Trong tình huống tương tự, các thành viên đoàn Mỹ cũng sẽ không bao giờ hành xử thô lỗ như vậy với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Tôi cho rằng cách hành xử của đoàn Trung Quốc tại Shangri-La rất không chuyên nghiệp và thể hiện sự thiếu tự tin của một cường quốc.” Rõ ràng “đàn anh” Hoa Kỳ đã có những nhận định xác đáng về đứa em to xác kém cỏi Trung Quốc, rằng “không ai bên ngoài Trung Quốc tin vào” những cáo buộc dối trá trắng trợn của bọn chúng, và rõ ràng lối cư xử kém cỏi đó chỉ thể hiện “sự thiếu tự tin của một cường quốc”.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc dùng mọi biện pháp (có thể cả vũ lực) để hiện thực hóa giấc mơ ngông cuồng trở thành bá quyền ở Biển Đông? Cần phải xem xét mục đích của đường lưỡi bò 9 đoạn. Đây chính là kế hoạch chính của Trung Quốc hiện nay. Trong khi cả thế giới tỏ ra ngạc nhiên rằng có căn cứ nào cho đường lưỡi bò 9 đoạn ấy, thì chính Trung Quốc cũng đang loay hoay tìm bằng chứng xác thực cho cái hải đồ ảo tưởng của chính mình.
Ngoài mục tiêu xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia, đường lưỡi bò 9 đoạn còn ảnh hưởng đến lợi ích địa kinh tế của những nước liên quan và các quốc gia lớn khác (trong đó có Hoa Kỳ). Khi đường lưỡi bò được hiện thực hóa, các tiếp cận vào khu vực Đông Nam Á gần như đều phải thông qua Trung Quốc. Vậy ngoài Việt Nam và những nước trực tiếp liên quan, các quốc gia khác (trong đó có Hoa Kỳ) có sẽ làm ngơ cho qua chuyện? Chắc chắn là không, vì tại Diễn đàn Shangri-La, chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo Trung Quốc rằng Washington sẽ không làm ngơ nếu trật tự thế giới bị đe dọa. Nhật Bản và Úc cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc trong vụ việc này. Rõ ràng chúng ta sẽ không đứng một mình trong cuộc chiến với Trung Quốc.
Vấn đề là hãy hành động chín chắn như một người lớn trước những động thái xấc xược của đứa trẻ ranh Trung Quốc. Chúng ta cần cư xử đúng với luật pháp quốc tế, đồng thời kêu gọi ủng hộ từ những quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những hành vi vi phạm những nguyên tắc cơ bản về công ước quốc tế. Hãy tận dụng những hành động và thái độ hung hăng của Trung Quốc, biến chúng thành cơ sở để cả thế giới ra tay dạy dỗ. Thời đại này là thời đại của thông tin nhanh chóng và chính xác. Mọi người dân đều có thể trở thành một chiến sĩ thông tin để tố cáo mọi hành vi của Trung Quốc ra thế giới. Đã đến lúc chúng ta cần tập hợp luận cứ để cho Trung Quốc một bài học về phép tắc cư xử và hành động cho đáng mặt một cường quốc mới nổi.
Cao Huy Huân
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014
Đằng sau việc Nga - Trung ký thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD
Nhưng trong bài viết trên tờ Moskva Times mới đây, tác giả Alexei Bayer đã cảnh báo, có thể Tổng thống Putin đang cầm cố tương lai của nước Nga bằng hợp đồng 400 tỉ USD. Bởi mặc dù thỏa thuận khí đốt đã được ký từ hôm 21/5, nhưng cho tới nay giá bán vẫn được giữ bí mật. Tổng giám đốc Gazprom Alexei Miller từ chối nói rõ giá khí đốt cho Trung Quốc vì coi đó là "bí mật doanh nghiệp".
Sau khi bản hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD được ký, Trung-Nga đều thoả mãn bởi Moskva giảm sự lệ thuộc vào thị trường châu Âu, còn Bắc Kinh có thêm nguồn cung quan trọng giải tỏa cơn khát năng lượng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây bởi thông qua thỏa thuận này, Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Tập Cận Bình càng thêm gắn bó - từ năm 2013 đến nay, lãnh đạo hai nước đã có 7 lần tiếp xúc trực tiếp.
Trong khi các nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein & Co coi thỏa thuận kể trên sẽ đem lại lợi ích dài hạn cho Gazprom, kể cả khi giá chính xác không được công khai vì họ đang mua sự đa dạng hóa, nhưng giới chuyên môn lại không nghĩ như vậy. Nên nhớ, đây không phải là thỏa thuận dễ đạt được bởi thời gian thương thảo giữa hai bên đã kéo dài 10 năm, có lúc tưởng chừng tan vỡ. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận khí đốt Nga-Trung được ký vào lúc 4 giờ sáng (theo giờ Bắc Kinh), cho thấy phần nào sự khẩn cấp của cuộc đàm phán bởi Tổng thống Putin quyết không rời Thượng Hải mà không có thỏa thuận nào được ký về lĩnh vực nhạy cảm này. Nhưng để ký được thỏa thuận khí đốt lịch sử, ông Putin đã phải nhượng bộ bởi trước đó Trung Quốc chê giá khí đốt của Nga đắt.
Nhiều chuyên gia nhận định, Nga bán cho Trung Quốc với giá khoảng 350 USD/1.000m3 khí đốt. Hơn nữa, 38 tỉ m3/năm bán cho Trung Quốc thông qua đường ống có tên "Sức mạnh Siberia" không đủ bù đắp tổn thất từ thị trường châu Âu và giá bán có vẻ rất sát với giá sản xuất và vận chuyển nên lợi ích kinh tế không đáng kể. Hơn nữa, nếu xét về giá trị kinh tế, hợp đồng này chỉ chiếm 16% tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Gazprom (từ năm 2018), trong khi tổng kim ngạch thương mại Trung-Nga chỉ bằng 1/3 kim ngạch Trung Quốc-Liên minh châu Âu và 1/5 kim ngạch Trung-Mỹ.
Phương Tây coi hợp đồng 400 tỉ USD ẩn chứa nhiều mưu đồ địa-chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế. Bởi hợp đồng kể trên được ký sau khi Nga liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến việc sáp nhập Crimea. Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ vượt xa con số 38 tỷ m3/năm một khi các dự án đường ống vận chuyển hoàn tất và kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lấy lại đà tăng trưởng như trước đây.
Điều đáng nói là toàn bộ số khí đốt bán cho Trung Quốc được tính ngang bằng với mức giá bán cho châu Âu hiện nay, trong khi hợp đồng phải tới năm 2018 mới chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, Nga phải chi khá nhiều tiền cho việc xây dựng đường ống dẫn khí mới nối sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc sử dụng đồng NDT trong thanh toán thương mại quốc tế để trả nguyên liệu thô của Nga, hoặc sẽ trừ dần số tiền thanh toán vào hàng hóa và dịch vụ xuất sang nước này. Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với buôn bán song phương dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm tới và 200 tỷ USD trước năm 2025.
Riêng hợp đồng khí đốt vừa ký sẽ được thanh toán bằng USD bởi đây là tuyên bố hôm 23/5 của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thương vụ lịch sử mà Tổng thống Putin đạt được nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày sẽ mở ra một thị trường lớn mới cho Moskva, trong bối cảnh châu Âu đang muốn giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào các nguồn cung khí đốt từ Nga. Theo ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và kỹ thuật ở Moskva, Nga có những kẻ thù đầy thế lực, nhưng lại không có đồng minh mạnh mẽ, đó là lý do họ cần tới sự ủng hộ của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chuyên gia cũng đã tính tới những hệ lụy của thỏa thuận khí đốt Nga-Trung đối với cấu trúc địa-chính trị thế giới.
Theo nhận định của bà Morena Skalamera, chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ), tuy Nga-Trung gắn kết với nhau về vấn đề năng lượng, nhưng Moskva luôn đề phòng toan tính của Bắc Kinh ở khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực, chưa kể tới cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Á. Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với khu vực Trung Á vốn được coi là sân sau của Nga. Tại hội nghị SCO ở Bishkek hồi tháng 9/2013, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa mới". Nếu được hình thành, vành đai này sẽ là đối thủ cạnh tranh với Liên minh Á-Âu của Tổng thống Putin
Du khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng vọt
Thống kê này nói rằng, du khách Trung Quốc đến Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014, xấp xỉ 1 triệu người, tăng 43.4% so với cùng giai đoạn này của năm rồi. Cũng theo thống kê này thì du khách Trung Quốc đến Việt Nam chiếm gần 27% tổng số du khách ngoại quốc đến Việt Nam 5 tháng đầu năm nay. Trong số này, phần lớn là khách du lịch, còn lại là thương gia và người có thân nhân tại Việt Nam.
Báo Tiền Phong dẫn thống kê trên cho biết, sau người Trung Quốc dẫn đầu số lượng du khách đến Việt Nam, là người Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Còn theo báo Lao Ðộng, giới thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại tại các huyện: Ayun Pa, Ia Pa, Kông Chro, Chư Prông và thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Những “người khách không được mời” này đến âm thầm, nhưng hoạt động rầm rộ qua việc khảo sát, thuê đất và mời gọi nông dân địa phương trồng dưa hấu không hạt, hứa hẹn sẽ mua lại với giá cao gấp 3 giá dưa hấu nội địa Việt Nam.
Báo Lao Ðộng nói rằng, các thương lái Trung Quốc đặt cọc trước một số tiền, và dắt theo tiểu thương Việt Nam ở các tỉnh khác, gọi là đại diện của mình lo việc thu mua. Vì những lẽ này, nông dân tỉnh Gia Lai ồ ạt rủ nhau phá bỏ vườn cây cũ để quay sang gieo trồng dưa hấu không hạt theo yêu cầu của thương nhân Trung Quốc.
Báo Lao Ðộng dẫn phúc trình của chính quyền tỉnh Gia Lai cho hay, hoạt động kể trên của thương nhân Trung Quốc đã được xúc tiến từ cuối tháng 3, 2014 cho đến nay. Cuộc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước Việt-Trung không làm họ chùn bước. Cho rằng hoạt động của nhóm thương lái Trung Quốc kể trên có thể gây ảnh hưởng xấu nền an ninh kinh tế địa phương, công an tỉnh Gia Lai đã lập biên bản, trục xuất một loạt 7 người Trung Quốc tại huyện Chư Prông.
Báo Lao Ðộng còn dẫn thông báo của chính quyền tỉnh Gia Lai hô hào nông dân Việt không nên chuyển đổi cây trồng, đổ xô nhau trồng dưa hấu theo lời chiêu dụ của thương lái Trung Quốc. Theo văn bản này, nông dân Việt Nam mở rộng diện tích trồng dưa sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thừa, khiến dưa bị ứ đọng, rớt giá và hậu quả cuối cùng là lỗ nặng. (PL)
Yêu cầu Trung Quốc xử sự đúng tư cách thành viên HĐBA LHQ
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, xử sự đúng tư cách của một nước lớn, của 1 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, đồng thời khẳng định sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ Việt Nam.
--> Xem tiếp
Trung Quốc đang làm ngược trách nhiệm thành viên thường trực HĐBA
Trung Quốc đang làm ngược lại trách nhiệm và nghĩa vụ của một nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ.
Đó là khẳng định của Thiếu tướng Tình báo quân đội Ba Lan, ông Murat Ryszard khi trao đổi với phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
--> Xem tiếp