Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phân tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phân tích. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Khủng hoảng Covid-19 : Trung Quốc "trục lợi" hay châu Âu bất lực ?


(05/04/2020)- Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cách nay ba tháng và đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng dịch tễ này đã làm lộ rõ những yếu kém của một châu Âu già cỗi, thiếu một tầm nhìn, một chiến lược chung trên bình diện y tế cũng như là những lổ hỗng của hệ thống y tế Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới.

Nghe:


Một châu Âu « già nua » thụ động

Hơn một triệu người bị nhiễm bệnh, khoảng 50 ngàn người chết, gần một nửa dân số thế giới phải « tự giam mình » ở nhà, dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang khuynh đảo cả thế giới. Nếu như Trung Quốc giờ đây đang dần thoát ra khỏi trận dịch, thì các đại cường khác từ châu Âu đến Mỹ vẫn đang phải lao đao đối phó.

Thế nhưng, cuộc chiến dịch tễ này còn mang dáng dấp của một cuộc đọ sức giữa hai mô hình xã hội : Độc tài và Dân chủ. Giờ đây có một câu hỏi đang dấy lên : Phải chăng Trung Quốc khi thoát ra khỏi dịch bệnh còn hùng mạnh hơn và đang thắng cuộc chiến toàn cầu chống virus corona, ít nhất là trên bình diện thông tin ?

Quả thật, Trung Quốc dường như đang dập tắt được dịch bệnh trong nước nhờ vào những biện pháp nghiêm ngặt. Những biện pháp lúc ban đầu bị chỉ trích là chỉ có một chế độ toàn trị mới có thể đưa ra những quy định khắt khe đến như thế, để rồi sau đó, được sao chép lại bằng cách này hay cách khác tại các nước được cho là « dân chủ ».

Và nhất là hình ảnh một Trung Quốc « cứu nhân độ thế » được tuyên truyền rầm rộ : Đến hỗ trợ nước Ý, gởi hàng cứu trợ đến châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới… Con đường tơ lụa kinh tế - thương mại của Trung Quốc giờ còn là con đường tơ lụa y tế.

« Tiên trách kỷ, hậu trách nhân »

Phương Tây chỉ trích đó là chuyện tuyên truyền, Trung Quốc đến chỉ để bảo vệ lợi ích của mình chứ chẳng phải đến cứu giúp người dân. Nhưng dịch bệnh nổ ra cho thấy rõ sự thiếu khả năng chuẩn bị đề phòng của châu lục già từ nhân sự, trang thiết bị cho đến cả về mặt chiến lược. Ông Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), có quan điểm cho rằng châu Âu trước hết phải tự trách mình :

« Đương nhiên là Trung Quốc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ai có thể phê phán Trung Quốc ? Nước nào cũng làm điều đó, châu Âu cũng vậy. Còn nếu châu Âu không làm, thì chỉ nên tự trách lấy mình và đừng chỉ trích Trung Quốc đã làm như thế. Quả thật khi Trung Quốc đến hỗ trợ các nước khác, cũng là lúc nước này tự giúp mình, bởi vì Trung Quốc cần các nước khác tái khởi động nền kinh tế của họ do Trung Quốc cũng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Thế nên, thay vì chỉ tập trung vào chỉ trích những điều mà tôi cho là vô bổ hay là về hệ tư tưởng của Trung Quốc, phương Tây nên nhìn thẳng vào sự việc. »

Thế giới đang đứng trước một bước ngoặt mới. Trong cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, kéo dài từ bao lâu nay, chẳng phải Bắc Kinh đang thắng là nhờ vào Hoa Kỳ hay sao ? Chuyên gia Pascal Boniface giải thích tiếp :

« Đó cũng có thể là do chính sách thảm hại của ông Donald Trump đối với đại dịch virus corona kể cả ở trong nước, từ lâu cự tuyệt nhìn nhận sự việc, giờ đang bị chỉ trích ở trong nước và điều này có thể khiến ông trả giá đắt cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020. Donald Trump điều hành siêu cường hàng đầu thế giới, vậy đâu rồi vai trò lãnh đạo hàng đầu của ông ? ».

Donald Trump được xem như là lãnh đạo thế giới phương Tây, thiếu trách nhiệm là một chuyện, nhưng còn châu Âu thì sao ? Vẫn theo ông Pascal Boniface, Trung Quốc « ghi bàn » đó cũng là vì sự thụ động, trì trệ, và nhất là thái độ « ỷ lại » của châu Âu vào Mỹ.

« Bởi vì nếu Trung Quốc đang thắng đó chẳng phải là do châu Âu tự phó mặc điều đó cho Trung Quốc ? Tại sao châu Âu không thúc đẩy việc cùng suy nghĩ một sự tự chủ về chiến lược cho chính mình kể cả trên phương diện truyền thông cũng như là một chính sách y tế ? Nếu không muốn Trung Quốc ghi được nhiều điểm trong cuộc chiến này, nên chăng châu Âu cũng phải phát triển một chính sách độc lập khác biệt với Hoa Kỳ ? »

Cuối cùng, nhà nghiên cứu địa chính trị kêu gọi trước những thách thức thật sự do Trung Quốc đặt ra, thay vì ta thán, phàn nàn rằng đó là một chế độ độc tài… đã đến lúc châu Âu nên xắn lấy tay áo, gánh lấy trách nhiệm và bảo vệ lấy lợi ích của chính mình. Cần phải bảo vệ và vạch ra một chính sách chung mà hiện nay chưa hề có. Bất luận thế nào, châu Âu chớ nên trách Trung Quốc là đang bảo vệ lợi ích của họ, nếu như chính bản thân châu Âu không có khả năng bảo vệ lấy chính mình.

Covid-19 và những lỗ hổng y tế của Mỹ

Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã làm cho hơn 6.000 người chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người dân « hai tuần địa ngục » sắp tới, khi dự phóng con số nạn nhân có thể lên từ 100 -240 ngàn người. Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới.

Bất chấp dịch bệnh hoành hành dữ dội trong nước, chủ nhân Nhà Trắng vẫn khước từ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc như nhiều nước châu Âu đang làm. Và tùy theo từng bang, biện pháp phong tỏa được áp dụng một cách khác nhau.

Trả lời các câu hỏi của RFI, cô Sarah Rozenblum, chuyên nghiên cứu về Y tế công và Khoa học chính trị tại đại học Michigan cho rằng khủng hoảng dịch tễ hiện nay cho thấy rõ những khiếm khuyết của hệ thống y tế của Mỹ.

« Điều đó có liên quan đến đặc tính rất phân cấp của hệ thống y tế Mỹ. Ở nước này, các quyết định y tế được đưa ra ở cấp độ bang hay địa phương. Bởi vì, ý tưởng chính là làm sao các quyết định đưa ra phải gần với nhu cầu của dân chúng.

Khi không có các cuộc khủng hoảng có quy mô lớn, điều này có ý nghĩa. Nhưng trong cuộc đại dịch toàn cầu này, cần phải hợp nhất, phối hợp hài hòa đối phó ở cấp độ từng bang mà cả ở quy mô liên bang. Đó chính là những gì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị nguy cơ đại dịch đề ra, do chính quyền Obama soạn thảo.

Thế nhưng cách nay vài ngày, chúng tôi được biết là chính quyền Donald Trump đã quyết định cố tình lờ đi tập sách, vốn khuyến nghị chính phủ liên bang nắm giữ một vai trò thống nhất, một vai trò tuyến đầu…

Trong khi chính quyền Donald Trump quyết định chọn thoái lui ra khỏi việc quản lý của khủng hoảng trên bình diện y tế khi ưu tiên cho mảng kinh tế nhiều hơn, Ông ấy đã ủy thác việc xử lý dịch bệnh cho các thống đốc và chính quyền địa phương, vốn dĩ có những phản ứng ít nhiều gì cũng hung hăng hơn, duy ý chí và nhiều khiếm khuyết. »

Liệu rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay có thể làm tạo ra một mô hình xã hội mới hay một hệ thống y tế mới tại Mỹ ? Về câu hỏi này, cô Sarah Rozenblum tỏ ra không mấy lạc quan.

« Hiện có 87 triệu người dân Mỹ là không có hoặc có bảo hiểm rất ít. Nghỉ bệnh không được quy định trong luật liên bang và chỉ có 11 bang công nhận quyền này. Chúng ta cũng biết là rất nhiều người dân Mỹ có bảo hiểm y tế qua trung gian người tuyển dụng.

Giờ phải chờ xem liệu cuộc khủng hoảng này có thể làm xuất hiện một trật tự xã hội mới, một mô hình chính trị hay một hệ thống y tế mới hay không. Điều đó có thể lắm nhưng lịch sử nước Mỹ luôn cho thấy là điều này khó có thể thực hiện.

Ví dụ, ngày hôm sau vụ khủng bố 11-9, việc xử lý cuộc khủng hoảng đã không có chút gì là tình liên đới cả, bởi vì những người thuộc lực lượng phản ứng nhanh như bác sĩ, hay lính cứu hỏa khi bắt đầu phát bệnh ung thư, hay các chứng bệnh đường hô hấp sau các chiến dịch cứu hộ phải mất rất nhiều thời gian để có bảo hiểm y tế.

Tại Mỹ, các thảm họa thiên nhiên tệ hại chưa bao giờ dẫn đến những thay đổi triệt để trên bình diện y tế. Hiện nay, tình hình có thể sẽ khác đi do tính chất chưa từng thấy của cuộc khủng hoảng, vốn dĩ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, rất khó mà tiên đoán được. »
0

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Xoay quanh chuyện Lê Mã Lương chê lãnh đạo Bộ Quốc phòng


Trông một cuộc tọa đàm đầu tháng 10, ông Lê Mã Lương bất ngờ có những nhận xét cá nhân về hai người đứng đầu Bộ Quốc phòng.
Nguồn: VN Youtuber
0

Bác bỏ luận điệu sai trái của Thiếu tướng Lê Mã Lương, LS Hoàng Duy Hùng


LS Hoàng Duy Hùng, từ Tp. Houston, Texas, Hoa Kỳ, bác bỏ luận điệu sai trái của Thiếu tướng Lê Mã Lương.
0

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Trung Quốc mưu độc chiếm Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng xa hơn

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc từ bỏ tham vọng và các động thái để từng bước chiếm lĩnh Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng ra Thái Bình Dương, lấn chiếm xa hơn ở Ấn Độ Dương – nơi đang bị Trung Quốc bủa vây bằng đại dự án Một Vành đai, Một Con đường.



Tại Đối thoại Shangri-la đầu tháng 6 vừa qua, trả lời một quan chức quốc phòng Trung Quốc (TQ) về việc hai tàu chiến của Mỹ tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa vào cuối tháng 5/2018 để thách thức các tuyên bố chủ quyền của TQ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định: “Chúng tôi không tiến hành tuần tra tự do hàng hải cho riêng nước Mỹ… Đó là tự do cho tất cả các quốc gia lớn lẫn nhỏ thực hiện qua lại ở các vùng biển phục vụ cho sự thịnh vượng của họ, và họ có đủ lý do để làm điều ấy”.

Dù vậy theo đánh giá của bà Bonnie Glaser và ông Gregory Poling, hai chuyên gia Biển Đông thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, các tuyên bố từ phía Mỹ như Bộ trưởng Mattis đưa ra, và việc Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự tại Biển Đông không ngăn được TQ tiếp tục các hành vi đe dọa tự do hàng hải của khu vực, đặc biệt là của các nước láng giềng.

“Hành vi này của TQ gây tổn thất kinh tế đối với các nước đang phát triển trong khu vực, và rộng hơn là đe dọa luật pháp quốc tế và lợi ích của Mỹ trong việc duy trì một trật tự dựa trên các nguyên tắc”, hai chuyên gia viết trên tạp chí Foreign Affairs hôm 5/6 vừa qua.


Trung Quốc đã xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay và cơ sở radar phi pháp trên đá Chữ Thập. Ảnh: AMTI/ Thanh niên

Trung Quốc sẽ tiếp tục từng bước lấn tới

Cả TQ và Mỹ đều hiểu rằng đây là giai đoạn mà cả hai quốc gia đều không muốn bày tỏ bất kỳ sự nhượng bộ nào. Trung Quốc kể từ tháng 7 năm ngoái đã liên tục gây căng thẳng ở Biển Đông. Từ việc cưỡng ép, đe dọa một số dự án dầu khí nằm trong thềm lục địa của Việt Nam, đến việc đặt vũ khí hạng nặng bao gồm tên lửa, máy bay ném bom, các thiết bị phá sóng, radar, tập trận, v.v... ở các thực thể nhân tạo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.

Trong khi đó, Philippines cũng bị TQ chèn ép khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hà Lan về vụ Philippines kiện TQ vào năm 2016 cho đến nay không cho thấy nhiều tác dụng về mặt chiến lược. Không những thế, Manila đã phải thỏa thuận với TQ để tiến hành khai thác chung nguồn tài nguyên mà theo phán quyết của Tòa Trọng tài, có thể hiểu không thuộc về TQ.

Một cách vô lý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng vào giữa tháng 5 vừa qua tuyên bố: “Tôi muốn nhắc lại rằng không một quốc gia, tổ chức, công ty hay cá nhân nào, khi không có sự cho phép của Chính phủ TQ, có thể thực hiện các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc thẩm quyền của TQ. Chúng tôi kêu gọi các bên có liên quan tôn trọng nghiêm túc quyền chủ quyền và quyền tài phán của TQ, không làm bất kì điều gì có thể tác động đến các mối quan hệ song phương và hòa bình, ổn định khu vực”.

Các tuyên bố này luôn đi đôi với các hoạt động vũ trang có tính toán của TQ nhằm vừa răn đe bằng lời nói, vừa lấn tới trên thực địa, đặc biệt là khi cán cân quyền lực tại khu vực đang ưu thế về phía TQ. Bên cạnh đó, nhân tố Tập Cận Bình rất quan trọng. “Chiến thắng lịch sử” tại Đại hội Đảng 19 cho phép ông Tập có thêm nhiều thời gian để củng cố chiến lược mang màu sắc cá nhân của mình, đó là phát triển lực lượng quân đội hùng mạnh để theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và khẳng định vị thế của TQ trên trường quốc tế.

Hơn ai hết trong những người tiền nhiệm, “chủ nghĩa xét lại” ít nhất tại khu vực Châu Á đang là ưu tiên của ông Tập. Bắc Kinh nuôi tham vọng thiết lập lại cấu trúc an ninh khu vực hiện hành; tái định hình các thể chế an ninh, chính trị khu vực hiện tại; xét lại các quy tắc và chuẩn mực đang điều chỉnh các mối quan hệ khu vực; và khao khát đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình chương trình nghị sự khu vực. Nói nôm na, cái gọi là “thượng tôn pháp luật” hay tuân theo luật chơi chung của quốc tế đang bị TQ nỗ lực xóa bỏ, nhằm thay thế và củng cố một luật chơi mới do TQ đề ra và tất cả các bên, kể cả Mỹ và các cường quốc trong, ngoài khu vực dù muốn hay không đều phải tuân thủ.

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy TQ từ bỏ tham vọng và các động thái “tằm ăn lá dâu” (tằm thực) để từng bước chiếm lĩnh Biển Đông, làm bàn đạp bành trướng ra khu vực Thái Bình Dương, lấn chiếm xa hơn ở khu vực Ấn Độ Dương – nơi đang bị TQ bủa vây bằng đại dự án Một Vành đai, Một Con đường. Bất kỳ một sự “suy xét lại” hay tỏ ra chùn bước cũng sẽ khiến chủ nghĩa dân tộc của TQ hoài nghi về tư thế vững chắc của Bắc Kinh trước Washington và phương Tây.

Theo Vietnamnet
0

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

TS. Trần Công Trục nói về âm mưu của Trung Quốc trong vụ đụng độ gần bãi Tư Chính


PhoBolsaTV phỏng vấn tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam về sự kiện nóng ở Biển Đông: Năm 2014 mục tiêu chính của Trung Quốc khi tạo ra vụ HD-981 là xây dựng trái phép tại Gạc Ma, hiện nay với nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8, mục tiêu chính của Trung Quốc là gì?

Nguồn: PhoBolsaTV

* Video đã được cắt bỏ phần đầu để tập trung trung vào phần quang trọng hơn. Xem nội dung đầy đủ trên YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=8V8kj7mBxZU
0

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

‘Hiệp định CPTPP giúp Việt Nam nâng cao vị thế’

Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vừa là cơ hội nhưng đặt ra nhiều thách thức về luật pháp, lao động…


Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Ảnh : TTXVN

Ngày 2-11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Chất lượng cao và toàn diện, cam kết sâu sắc

Trước đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8-3-2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore. Sau khi ký hiệp định, các nước sẽ thực hiện thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để hiệp định có hiệu lực.

Theo Chủ tịch nước, về cơ bản, Hiệp định CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ như một số nghĩa vụ về sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, tài chính, viễn thông, môi trường, minh bạch hóa và chống tham nhũng. Việc hoãn các nghĩa vụ này là để bảo đảm cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP.

“Mặc dù các nước thành viên CPTPP đã quyết định tạm hoãn áp dụng một số nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao nhưng về tổng thể, Hiệp định CPTTP vẫn được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay” – Chủ tịch nước nêu.

Đánh giá về tác động của Hiệp định CPTPP với Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong tờ trình nêu: “Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế”.

Ngoài ra, CPTPP cũng giúp Việt Nam nâng cao nội lực để ứng phó, củng cố vị thế nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

Sửa đổi, bổ sung 12 luật, nghị định

Về các thách thức, tờ trình của Chủ tịch nước nêu: Việc mở cửa các hoạt động kinh tế đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng…. đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị-xã hội.

Sau khi trình bày thêm các vấn đề về việc phê chuẩn, Chủ tịch nước nói: “Đối với Việt Nam, Chính phủ đề xuất Hiệp định CPTPP và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào của hiệp định”.

Chủ tịch nước kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện hiệp định. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan rà soát, hoàn thiện danh mục các luật, pháp lệnh, nghị định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.

“Kết quả rà soát đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung 12 văn bản gồm tám luật, bốn nghị định của Chính phủ; kiến nghị ban hành mới bảy văn bản gồm sáu nghị định của Chính phủ, một quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị gia nhập ba điều ước quốc tế. Trong quá trình thực hiện hiệp định, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát sinh văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung sẽ có kiến nghị để sửa đổi, bổ sung kịp thời” – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay.

Tôn trọng và không can thiệp nội bộ

Sau khi Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng trình bày, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giới thiệu tóm tắt về CPTPP.

Theo đó, các nước thành viên CPTPP tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Về kinh tế, CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thu hút và cải thiện môi trường đầu tư…

Tuy vậy, Chính phủ đã xác định những thách thức và đề ra giải pháp. Bởi hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều FTA và độ mở của nền kinh tế khá lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một số lĩnh vực cụ thể.

“Thịt heo, thịt gà là những mặt hàng có thể gặp phải sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu do sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, ta đã bảo lưu được lộ trình giảm thuế nhập khẩu tương đối dài cho các sản phẩm này, chẳng hạn một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm” – Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói và nhấn mạnh đến việc Chính phủ đã có biện pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp…

Sau khi điểm qua những thách thức về thương mại, hoàn thiện thể chế, xã hội…, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đề cập tới thách thức trong lĩnh vực lao động. Tuy CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động nhưng thách thức lại nằm ở việc sửa đổi luật pháp về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của các tổ chức này tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam.

“Đây là thách thức nhưng cũng đồng thời là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng cho hay và đề cập thêm đến thách thức về an ninh mạng.

Dự kiến hiệp định sẽ được Quốc hội thông qua ngày 12-11 tới.

Cần kiểm soát được rủi ro, có giải pháp cho thách thức

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết: Hầu hết đại biểu tán thành sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP và cho rằng đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay.

Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là thể hiện cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khẳng định vai trò, vị trí của nước ta trong khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, cùng với đó là những rủi ro và thách thức đối với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, thu ngân sách, sở hữu trí tuệ, lao động, an toàn thông tin. Do vậy, Chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

CHÂN LUẬN
0

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Chân tướng Nguyên Ngọc

Sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật ông Chu Hảo, Nguyên Ngọc viết “… tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay…” để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.


Ông Nguyên Ngọc

PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc, Tổng biên tập, đưa đến cho người đọc những tri thức căn bản nhất của nhân loại mà chúng ta nhất thiết phải biết, hiểu, nếu muốn thật sự xây dựng một quốc gia văn minh, tiến bộ, cùng thiên hạ năm châu. Tôi vinh dự và tự hào là bạn thân của ông, đã cùng ông làm việc và tham gia các hoạt động xã hội trong nhiều năm nay.

Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc. Kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng “sĩ phu ngoảnh mặt”, hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc.

Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm…

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy”.

Vậy Nguyên Ngọc là ai? Tôi đã viết rất nhiều về Nguyên Ngọc, nay nhân chuyện Nguyên Ngọc cho “Chu Hảo có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa”, nên tôi xin nhắc lại một ít về Nguyên Ngọc về những chuyện y như Chu Hảo, Nguyên Ngọc cũng đã có nhiều tư tưởng “khai hoá” lộn ngược!

Nguyên Ngọc từng giữ cương vị Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN, với bản “Đề dẫn” cũng đã biết dẻo mồm hứa hẹn:

“Hôm nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng, tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học, vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này, chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình, cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu sót đó, đưa văn học ta tiến lên ngày càng ngang tầm nhiệm vụ của nó”.

Nhưng khi triển khai vào thực tế, giữa lời nói và việc làm của Nguyên Ngọc lại ngược nhau. Vì vậy Nguyên Ngọc đã bị “sa thải” rồi trở thành người bên lề. Nhưng vì xã hội Việt Nam trên con đường đổi mới, phát triển không tránh khỏi sự phân hóa về mọi mặt, kể cả sự phân hóa về chính trị, tư tưởng. Chính vậy Nguyên Ngọc vẫn có “đất dụng võ”, và với bọn hãnh tiến, cơ hội, đón gió, trở cờ, phản bội, những ý kiến, quan điểm chống phá của Nguyên Ngọc vẫn luôn được tung hô.

***

Khởi thủy là việc Nguyên Ngọc cho đăng những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp miêu tả Vua Quang Trung như tay du côn và cho “Nguyễn Ánh mới là nòi vương giả”. Tiếp theo cả nước mừng vui trong ngày toàn thắng thì ông lại ca ngợi cuốn sách cho đó là “nỗi buồn”. Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây nhất, trên VietNam.net, trong bài Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ? Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa và cũng không nên ca ngợi các Bà mẹ VN Anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH. Tôi đã viết, chỉ có một kẻ phản bội mới viết như Nguyên Ngọc mà thôi.

Trước tình trạng học sinh thi môn sử điểm kém, trên VietNam.net, Nguyên Ngọc viết:

“trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất… là môn sử và môn văn … Vì sao? … Thôi thì cho tôi nói thật vậy: vì đó là những môn bị chính trị hóa nhiều nhất, nặng nề nhất! …”

Ở đây Nguyên Ngọc thứ nhất đã hiểu sai về thực trạng ngành giáo dục, thứ hai Nguyên Ngọc cũng rất sai trái khi muốn “phi chính trị hóa” môn văn, môn sử thành trung tính, tức không còn thiện, ác, chính nghĩa, phi nghĩa nữa.

Thực chất việc học sinh chán học văn, sử, kể cả các môn xã hội khác đơn giản là vì học những môn đó ra trường khó kiếm việc làm, có kiếm được thì thu nhập cũng thấp. Vì vậy gần như hầu hết những học sinh khá, giỏi thường chú tâm học các môn tự nhiên để thi vào các trường khoa học kỹ thuật để lo cho tương lai. Không biết có phải vì vậy mà nhà văn, nhà báo bây giờ có nhiều người dốt quá không?

Như vậy Nguyên Ngọc cho học sinh chán học văn, sử do “bị chính trị hóa” là sai, là chính ông ta đã vu cáo chính trị!

***

Nếu không có tư tưởng thì việc học hỏi tư tưởng bên ngoài để truyền bá cũng là việc đáng quý. Phạm Xuân Nguyên viết về điều này của Nguyên Ngọc:

“Ông đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng… khi đất nước mở cửa hội nhập đòi hỏi phải có những trang bị hiểu biết về nhân loại, của nhân loại… Ông có một cơ bản tiếng Pháp vững, và trên hết là một lòng say mê đọc và truyền bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”.

ới khoa học công nghệ việc học hỏi tri thức nhân loại là tất yếu và bắt buộc, đơn giản là vì nếu không vậy thì nước ta có gì? Nhưng về khoa học xã hội và văn học nghệ thuật thì lại không như thế. Thế giới còn lâu mới là bình đẳng, vẫn còn ở đâu đó chân lý thuộc về kẻ mạnh. Các nước lớn vẫn muốn áp đặt khuôn mẫu của mình cho các nước nhỏ, vẫn muốn các nước nhỏ làm phên giậu cho mình. Với văn hóa nghệ thuật, quan niệm về cái hay, cái đẹp, cái tốt có những cái giống nhưng cũng có cái khác do thuần phong mỹ tục, môi trường sống và lịch sử mỗi nước mỗi khác nhau. Vì vậy người ta thường nói phải gạn đục khơi trong, chọn lựa những gì phù hợp, chọn những tinh hoa của thế giới là vì thế. Từ đó, cái quan trọng nhất là phải truyền đạt cho đúng. Mà cái công cụ chủ yếu là khả năng dịch thuật. Nhưng trước những vấn đề học thuật thì biết ngoại ngữ là chưa đủ; người ta còn cần một thứ quan trọng hơn, đó là nền tảng tri thức để hiểu, để dịch cho đúng.

Khi dịch cuốn Le Degré zéro de l’écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Barthes là Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc đã dịch sai l’écriture thành lối viết, trong khi Barthes quan niệm l’écriture chính là chiều cao sâu của tác phẩm, thể hiện sự dấn thân của nhà văn. Vì thế nên dịch l’écriture là “chữ nghĩa” bởi bản thân l’écriture cũng có nghĩa là “chữ viết”, còn thêm chữ “nghĩa” là “nghĩa lý” vào thành “nghĩa lý của câu chữ”, sẽ nói lên được sự dấn thân của nhà văn, đúng như sự định nghĩa l’écriture của Barthes.

Nhà văn cần phải dấn thân thì đúng rồi, nhưng dấn thân theo hướng nào mới là quan trọng; Nguyên Ngọc dấn thân vào cái ác, vào cái băng hoại, phản đạo lý, phản lịch sử v.v… thì dấn thân làm gỉ?

Nguyên Ngọc cũng dốt khi dịch câu của Kundera la sagesse de l’ambigui là sự hiền minh của tính nước đôi. Sagesse nghĩa Việt là trí tuệ, Nguyên Ngọc dịch là “sự hiền minh” thì không hợp, có vẻ “làm văn” quá. Sự hiền minh nói về khả năng nhận thức của các nhà hiền triết, đó là sự thấu suốt mang tính đạo lý, thiện đức vì trong cuộc sống có những sự thông thái mang tính ác. L’ambigui theo từ điển là sự mơ hồ. Mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Sự mơ hồ chỉ cái chưa rõ ràng, còn nước đôi chỉ sự lưỡng lự giữa hai cái. Trong vật lý lượng tử, bản chất nhị nguyên sóng hạt của các hạt lượng tử cũng có thể gọi là tính nước đôi. Câu trên Kundera muốn nói về phẩm chất quan trọng nhất của tiểu thuyết, nhà văn phải thấy được cái mà người thường không thấy, tức những gì còn mơ hồ. Vì vậy la sagesse de l’ambigui nên dịch là sự hiểu biết về những điều mơ hồ thì đúng hơn.

Nhan đề cuốn L’Insoutenable légèreté de l’être cũng của Kundera, Nguyên Ngọc đã dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh.

L’Insoutenable légèreté dịch đúng là “sự nhẹ không thể chịu nổi”, ý này thể hiện sự e ngại của Kundera về sự biến mất cái tôi trong thế giới hiện đại mà con người ngày một sống chen chúc hơn. Nên Nguyên Ngọc dịch là Nhẹ bồng (bồng trong phiêu bồng) cũng sai, bởi nó chỉ sự phiêu du nhẹ nhàng, ngược với cái sự nhẹ không chịu nổi nói trên. Theo tôi để dịch thoát ý và Việt hóa nên dịch là Nhẹ bẫng phận người. Bởi nó chỉ số phận con người bị coi nhẹ như không có, rất sát với ý tứ của Kundera.

***

Kundera rất “mê” Hiện tượng học, Nguyên Ngọc lại rất mê (mụ) Kundera. Hiện tượng học không chỉ là “mốt” của nhóm “văn sĩ chuộng lạ” ở nước ta, mà ngay cả Kundera cũng từng lấy nó làm cơ sở triết lý cho văn chương của mình. Nếu Descartes cho sự tồn tại của con người là sự suy tư “Cogito, ergo sum” thì Hiện tượng học của Husserl còn đi xa hơn: “Cogito, ergo cogito cogitatum”. Nghĩa là suy tư về cái tôi khi nó suy tư về sự suy tư. Hiện tượng học có thể có ý nghĩa khi ta khuôn nó trong một phạm vi nghiên cứu riêng về phân tích tâm lý: trước cùng một sự vật hoặc sự việc, tùy theo từng người, sẽ “tự sinh” các cảm nhận khác nhau. Nó có thể rất có ích cho các nhà văn xây dựng chiều sâu tâm trạng, thế giới tinh thần phong phú của nhân vật. Nhưng coi nó là triết học cao hơn cả duy tâm, duy vật, coi ý thức của cái tôi là nguyên lý cao nhất của nhận thức thì không phải. Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời sau Hiện tượng học đã chịu ảnh hưởng nhiều từ nó. Đó là một chủ nghĩa đề cao cái tôi, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự nhiên cũng như xã hội. Khi cực đoan, một số người đã đua nhau sống theo bản năng, tự nhiên chủ nghĩa, có thời thanh niên ở một số nước phương Tây đã đua nhau để nguyên râu tóc, lũ lượt kéo nhau lên rừng sống bằng rau trái, tự nhiên khỏa thân, tự do chung chạ v.v… Sau nữa, Chủ nghĩa Thực dụng ra đời cũng dựa trên cái Tôi “Không có cái gì gọi là chân lý khách quan mà chỉ có chân lý của cái tôi. Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”!

Trong lĩnh vực tri thức cao sâu, người ta cũng ham của lạ, cũng chạy theo những khái niệm lấp lánh, kêu beng beng của nước ngoài, nhưng thực chất chẳng hiểu gì về chúng. Nguyên Ngọc chính là người trong số đó.

Vì mê mụ vọng ngoại như thể, Nguyên Ngọc luôn ủng hộ, ca ngợi những tác giả, tác phẩm đề cao cái tôi chủ quan, dù là cực đoan, lập dị, lộn ngược, thậm chí phản động. Trong một bài trả lời phỏng vấn trên VietnamNet, Nguyên Ngọc viết:

“…Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng. Hơn ở đâu hết, trong Giáo Dục điều ấy càng rõ và thiết yếu”.

Một người luôn phản bác sự “chính trị hóa” vậy mà ở đây khi bàn về giáo dục Nguyên Ngọc cũng lại tranh thủ tuyên truyền chính trị cho con đường “đấu tranh” của mình, với những ý khiên cưỡng có tính kích động. Bản thân ông thời gian gần đây luôn ủng hộ những hành động viết bậy, nói bậy, quấy rối làm càn và cho đó là dân chủ thì với những ý trên, chẳng khác gì ông ta đã đi gieo mầm phản loạn độc hại, nguy hiểm trong tâm trí trong sáng của các em học sinh. Thực tế ông đã bênh Nhã Thuyên, một giáo viên ở Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội nhưng lại làm luận văn thạc sĩ ca ngợi thơ của nhóm Mở miệng, một thứ “thơ mất dậy”! Ông cũng có tên trong danh sách 144 vị trí thức mà tôi gọi là “trí thức bầy đàn” đã ký tên ủng hộ cô sinh viên Phương Uyên cùng Nguyên Kha rải truyền đơn chống phá Nhà nước và cờ VNCH; chế tạo chất nổ dự định sẽ cho nổ tượng đài Hồ Chí Minh ở Cần Thơ!

Một người như Nguyên Ngọc lại làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị một trường đại học (Phan Châu Trinh, Quảng Nam) thì sợ thật!

Cái danh “nhà tư tưởng” của Nguyên Ngọc thực chất là tư tưởng chống đối, quấy rối, bôi đen, lộn ngược; nói gọn như ngày xưa là “tư tưởng phản động”!

Đông La

Nguồn: Quochoi.org
0

Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược của Mỹ ở biển Đông như thế nào?

Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Tự Do và Cởi Mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn.

Khi Washington bắt đầu đối mặt Bắc Kinh trên nhiều mặt trận - kinh tế, chính trị và quân sự - chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở (FOIP) của chính quyền Trump nhanh chóng đạt được nhiều ý nghĩa hơn. Hoa Kỳ đã chiến đấu để xác định chế lược mới của mình, một cấu trúc khu vực cũng do Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dẫn đầu kể từ khi Trump ký kết vào tháng 11 năm ngoái tại Hội nghị Thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Phó Tổng thống Mike Pence, đã bắt đầu bình luận công khai về các chi tiết của chiến lược. Một quan chức Mỹ khác, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về vấn đề An ninh Châu Á và Thái Bình Dương Randall G. Schriver, gần đây đã đến thăm Việt Nam để nói về chiến lược mới của Hoa Kỳ có ý nghĩa đối với Hà Nội như thế nào. Schriver đã có chuyến thăm thứ ba tới Việt Nam như là một phần của Cuộc đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm giữa Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong bối cảnh mối quan hệ quân sự ngày càng tăng giữa hai cựu thù.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng 10, Schriver bắt đầu bằng cách đề cập đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như một “nhà hát ưu tiên”, trong khi nêu bật một số hành động hung hăng hơn của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Schriver đã xác định Chiến lược Quốc phòng mới của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột: 1) công nhận sự cạnh tranh quyền lực lớn, chủ yếu là giữa Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ; 2) sự phát triển và nuôi dưỡng của các đồng minh và đối tác quốc phòng; và 3) cải cách cơ cấu của Bộ Quốc phòng Mỹ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Cách Việt Nam hưởng lợi từ chiến lược mới của Hoa Kỳ

Một trong những cách mà Việt Nam có thể đạt được từ chiến lược FOIP là thông qua các hoạt động tự do chuyển hướng (FONOPs) được thực hiện bởi những quốc gia lớn trong khu vực. FONOP cho thấy Bắc Kinh và các quốc gia duyên hải được tự do và cỡi mở khi có tàu hải quân đi qua biển Đông - mặc dù Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở khoảng 90% vùng biển này và quyết tâm kiểm soát quyền đi qua.

Schriver đã đề cập đến một vụ FONOP gần đây của Mỹ liên quan đến vụ va chạm gần giữa tàu USS Decatur, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và Lan Châu, một tàu khu trục tên lửa Luyang-II của Trung Quốc, gần rạn san hô Gaven ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong FONOP, tàu khu trục Trung Quốc đã được thông báo trong khoảng cách khoảng 45 thước Anh (40 mét) của tàu khu trục Mỹ, khiến tàu chiến của Hoa Kỳ thay đổi hướng đi của mình để tránh va chạm. Năm nay, Hoa Kỳ đã tiến hành bốn FONOP ở Biển Đông cho đến nay, so với bốn FONOP trong năm 2017, ba vào năm 2016 và một vào năm 2015.

Theo Schriver, các FONOP của Hoa Kỳ đang phản ứng việc xây dựng đảo nhân tạo của Bắc Kinh - được xây dựng xung quanh các rạn san hô và mỏm đá để tạo ra "sự kiện trên mặt đất" trong nỗ lực tiếp tục tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Một số những mỏm đá và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố (chẳng hạn như Gaven Reef) thường bị ngập trong triều cường. Schriver đề nghị hành động tiếp theo có thể được thực hiện bởi chính quyền Trump nhằm chống lại các công ty Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng các đảo nhân tạo này - có lẽ là thông qua việc thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Trong không phận trên vùng biển tranh chấp, Schriver đã đề cập đến chính sách FOIP cũng sẽ chống lại bất kỳ tuyên bố hiện tại hoặc mới nào của Bắc Kinh về Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ), một trong những cách mà Trung Quốc cố gắng khẳng định chủ quyền của nó trong khu vực. Schriver nói rằng dưới một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở "Hoa Kỳ sẽ bay, chạy tàu và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", phù hợp với chính sách trước đây của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter dưới chính quyền Obama "chuyển trục sang châu Á" và tiết lộ sự ủng hộ ngầm đối với các tuyên bố lãnh thổ của các quốc gia ven biển như Việt Nam.

Với sự giúp đỡ từ những người bạn

Trong khi Chiến lược quốc phòng mới của Hoa Kỳ kêu gọi sự phát triển và nuôi dưỡng các đối tác quốc phòng như Việt Nam, Hà Nội sẽ không quá thân thiện bởi chính sách đối ngoại của mình là “Ba Không”: không có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, không có liên minh quân sự, và không liên quan đến bên thứ ba trong các tranh chấp.

Trong khi Hà Nội không chính thức liên quan đến các bên thứ ba trong tranh chấp về Biển Đông, Việt Nam sẽ đứng lên để đạt được sự gia tăng FONOP và các thách thức khác đối với việc xác nhận quyền lực của Bắc Kinh theo chiến lược Ấn-Thái Bình Dương tự do và mở của chính quyền Hoa Kỳ. Một số tàu hải quân tiến hành FONOP sẽ tiếp tục ghé cảng tại Vịnh Cam Ranh, tăng cường phát triển và nuôi dưỡng quan hệ đối tác quốc phòng giữa Hà Nội - Washington và các tay chơi hải quân lớn khác trong khu vực.

Nguồn: The Diplomat
0

Việt Nam đang trở thành lựa chọn thân thiện hơn trong kỹ nguyên của Trump

Đó là kết luận trong một bài viết của tờ Forein Policy hôm nay khi viết về những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam.

Bài báo viết: “Trên hành trình lái xe 2,5 giờ đồng hồ giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, du khách hầu như không nhìn thấy vùng nông thôn. Những khu công nghiệp nằm đầy bên đường trên hầu như cả hành trình. Và đó chỉ là một phần trong hành lang công nghiệp đang bùng nổ ở miền đông bắc Việt Nam với các nhà máy sản xuất mọi thứ từ Ford Focuses đến máy ảnh iPhone.


Nằm ở khu công nghiệp Yên Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà Nội là khu phức hợp khổng lồ Samsung trải rộng 100 hecta. Cơ sở ở Thái Nguyên, cùng với 7 nhà máy khác ở Việt Nam, đã sản xuất hầu hết điện thoại thông minh tiêu thụ trên thế giới của Samsung và chiếm khoảng 25% hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nhà cung cấp Apple cũng đang tiến bước trong cuộc chơi với LG Innotek của Hàn Quốc - một nhà sản xuất linh kiện máy ảnh cho Iphones, gần đây đã mở một nhà máy ở Hải Phòng - thành phố ven biển có cảng nước sâu cho phép đưa hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng ra thị trường toàn cầu. LG Display, đơn vị cung cấp màn hình cảm ứng OLED cho Apple cũng hoạt động tại Hải Phòng.

Thực tế trên mặt đất là rõ ràng: Việt Nam - một nước từng phụ thuộc vào quần áo và các hàng xuất khẩu giá rẻ, đã bắt đầu trở thành đối thủ của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Và với làn sóng doanh nhân châu Á tái cơ cấu để tránh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, các hãng đang háo hức hơn bao giờ hết với việc di chuyển sản xuất đến người láng giềng phương Nam nhỏ hơn của Trung Quốc để né thuế.

Đáng nói nhất là quyết định của Goertek - công ty Trung Quốc lắp ráp Airpods của Apple, đã di chuyển mọi hoạt động sản xuất các thiết bị tai nghe đến Việt Nam. Chủ tịch công ty này là Jiang Bin tính trước về xem xét địa chính trị này: “Vì các yếu tố kinh tế vĩ mô - như biến động thị trường bên ngoài và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, hoạt động và quản lý của công ty đã trở nên khó khăn hơn” - ông nói trong báo cáo thường niên 6 tháng 1 lần của công ty năm 2018.

Lợi thế sản xuất ở Việt Nam so với hàng xóm phương Bắc đã nổi lên trước cả khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng. Ở Thâm Quyến - Trung Quốc, quê hương của nhà cung cấp cho Apple là Foxconn ở khu công nghiệp Longhua, mức lương tháng tối thiểu hiện nay là 2200 tệ (tương đương 315 USD). Ngược lại, mức lương cao nhất ở Việt Nam (Chính phủ đặt nhiều mức lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt của các vùng) hầu như chỉ bằng một nửa ở mức 3,98 triệu đồng Việt Nam (tương đương 170 USD). Lương thậm chí còn thấp hơn khi ở xa các thành phố lớn, chẳng hạn ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, nơi có nhà máy Samsung, lương tối thiểu là 3,09 triệu (130 USD).

Việt Nam cũng là nước đã ký rất nhiều thỏa thuận tự do thương mại, là nước đã ký đầu tiên vào hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ vẫn còn tham gia dưới thời Tổng thống Obama và sau đó lại tiếp tục thương lượng lại một thỏa thuận mới không có Mỹ. Châu Âu cũng đang nằm trong chương trình của họ với dự thảo cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam - EU đã được thông qua hồi tháng 7.

Ký những thỏa thuận này với yêu cầu thiết lập kinh tế thị trường ở mức độ tự do chưa từng thấy ở Trung Quốc, Việt Nam đứng ở vị trí 68 trên bảng xếp hạng các nước thuận tiện kinh doanh trong khi Trung Quốc đứng thứ 78. Trung Quốc và Việt Nam cũng có thỏa thuận tự do thương mại riêng giữa hai nước, cho phép các hãng ở Việt Nam nhập khẩu rẻ hơn các nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu.


Một chợ biên giới ở Hà Giang

Và mặc dù có những lo ngại kéo dài rằng Việt Nam cũng sẽ ở trong tầm ngắm của Trump khi ông này đã công khai càu nhàu về 38,35 tỷ USD thâm hụt thương mại với Việt Nam, các lãnh đạo ở Hà Nội có vẻ đã nhận được mặt tốt của Tổng thống Mỹ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà Trắng năm 2017, ông đã mang đến món quà trị giá 8 tỷ USD gồm các hợp đồng với các công ty Mỹ, một động thái đã được Trump công khai khen ngợi.

Có lẽ quan trọng hơn là sự hội tụ của khát vọng quốc phòng của Việt Nam và con người kinh tế của Trump. Hà Nội trong thời gian dài là khách hàng công nghiệp vũ khí Nga và cũng đã từ lâu muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ để bảo vệ lợi ích ở Biển đông trước Bắc Kinh. Cánh cửa cuối cùng đã mở ra năm 2016 khi Obama gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ thời chiến tranh Việt Nam cho cựu thù của Mỹ. Thay vào đó họ cho phép bán vũ khí trong từng trường hợp.

Mặc dù các nhà phân tích địa chính trị tập trung vào những gì có thể bán cho Việt Nam trong khi cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Trump lại thấy rõ ràng tiềm năng bán hàng như một cơ hội kinh doanh.

Trong cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc tháng 11/2017 khi thăm Hà Nội, Trump gần như chào hàng người đồng nhiệm mua vũ khí Mỹ. Ông nói với ông Phúc trong Phủ Chủ tịch của Việt Nam “Chúng tôi làm ra những thiết bị tốt nhất, chúng tôi tạo ra những máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất và bất kỳ thứ gì mà các bạn có thể chỉ định. Những tên lửa ở trong danh mục mà không ai có thể tới gần”.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tên lửa sắp được bán vì có vẻ nó là một cây cầu quá xa cho cả Washington và Bắc Kinh, việc bán vũ khí đang diễn ra chậm nhưng chắc. Công ty Metal Shark Boats có trụ ở ở Louisiana đã bán hàng chục xuồng tuần tra quân sự cho Việt Nam từ 2017 trong khi Boeing đã được báo cáo bán UAV trinh sát cho Việt Nam.

Công nghiệp hàng không Việt Nam cũng lựa chọn mua hàng Mỹ. Trong một động thái cực kỳ lạ lùng, Tập đoàn FLC, một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội tập trung chủ yếu vào bất động sản đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliners với giá 5,6 tỷ USD cho kế hoạch Bamboo Airways - một số lượng máy bay gây sửng sốt cho một sự khởi đầu.

Và Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất quốc gia đã ký thỏa thuận hồi tháng 7 mua 100 chiếc Boeing 737 với giá 12,7 tỷ USD. Mặc dù thâm hụt thương mại hầu như chắc chắn sẽ không bị loại trừ, Việt Nam thực sự đã đáp ứng lại ý kiến của Trump ở mức cao nhất.

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc vẫn có một số lợi thế hơn Việt Nam. Lực lượng lao động Trung Quốc, mặc dù già hơn Việt Nam và không được đặc biệt đào tạo tốt hơn nhưng vẫn có nhiều lao động lành nghề hơn dựa vào quy mô tuyệt đối. Sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có những lợi ích khi các hãng có thể tiếp cận khách hàng Trung Quốc mà không phải thông qua biên giới. Việt Nam sẽ phải đào tạo lực lượng lao động nhanh hơn và chất lượng hơn để cạnh tranh. Một vài quá trình đã đang được thực hiện - sinh viên đại học Việt Nam ở Mỹ đã đông thứ 6, chỉ ít hơn sinh viên các nước hàng xóm của Mỹ là Canada và Mexico.

Nhưng với việc Trung Quốc có vẻ còn là đối thủ của phương Tây trong tương lai có thể thấy được, sự sẵn sàng hợp tác với các trung tâm quyền lực ở Bắc Mỹ và châu Âu cung cấp cho Việt Nam một lợi thế chính trị không dễ mất và quan hệ đối tác chiến lược đang lớn lên với Lầu Năm Góc kết nối quan hệ kinh tế và quốc phòng song phương hai nước. Đã leo lên nấc thang của chuỗi cung ứng toàn cầu và sẵn sàng cải cách để thích nghi với các thỏa thuận tự do thương mại, Việt Nam đã không chỉ là lựa chọn rẻ hơn mà còn là lựa chọn thân thiện hơn Trung Quốc trong kỷ nguyên Trump.

Theo Forein Policy
0

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Hoa Kỳ và thế trận Cờ Vây đối với Trung Quốc

Cuộc chiến Cờ Vây của Hoa Kỳ đang lôi kéo các đồng minh và đối tác nhằm cô lập Trung Quốc cả về kinh tế và quân sự, theo một ý kiến từ Hoa Kỳ.


Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm đến Bắc Kinh hồi tháng 11/2017

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như 'lời tuyên chiến' từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.

BBC phỏng vấn tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida về các diễn biến mới nhất liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung và vấn đề hướng đi của Việt Nam.

Câu hỏi đầu tiên là nhìn từ Hoa Kỳ, đây là vấn đề hai ông Trump-Pence muốn hướng tới cử tri Mỹ trước bầu cử giữa kỳ, hay thực sự nhắm vào Trung Quốc, và nếu đó là ý định của họ thì có lý do gì về chiến lược?

TS Phạm Đỗ Chí: Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn "nảy lửa" ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên những vấn đề tệ hại của các quốc gia theo đường lối Xã hội Chủ nghĩa trên toàn cầu, và kêu gọi các quốc gia đang phát triển nên tránh xa CNXH, đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc 'Chiến Tranh Lạnh Mới'.

Ông Trump đã cho khởi xướng chiến lược này ngay từ thời gian tranh cử của ông trong nội bộ Đảng Cộng hòa nhất là từ giữa năm 2016, gói ghém đơn giản trong khẩu hiệu làm Mỹ Đứng Đầu Trở Lại ("Make America Great Again") hay sau này trong 21 tháng đã làm Tổng thống, ông luôn dùng lời kêu gọi Nước Mỹ trên hết ("America First") như nguyên tắc cốt lõi cho các chính sách quốc gia hệ trọng.

Rõ ràng đó là chiến lược chỉ đạo của cặp ứng cử viên Trump-Pence nay thành hiện thực trong cương vị lãnh đạo, nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của cường quốc số một thế giới, tương phản hẳn với ngoại giao mềm của cựu Tổng thống Barack Obama đi xin lỗi khắp thế giới về vai trò sai lầm của Mỹ khi tỏ ra là lãnh đạo thế giới, là cảnh sát viên lo duy trì trật tự thế giới và đôi khi gây nhiều điều tai hại cho an ninh thế giới…

Vẻ mềm mỏng của ông Obama được vài nước tỏ ra yêu thích như cuộc đón tiếp nồng nhiệt ở Việt Nam nói là "ông bình dân gần gũi", nhưng ngược lại bị Trung Quốc coi khinh ra mặt với các nghi thức tiếp đón ông nhạt nhẽo lúc đến thăm Trung Quốc và "không đúng tầm nghi lễ đáng dành cho một nguyên thủ Hoa Kỳ", theo một số tờ báo bên Mỹ chê ông.

Hiện nay thì khác, chiến lược của ông Trump có thể coi như "một viên đá nhắm hai con chim", vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy "oai lực" của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

BBC:Nói đến chiến tranh thương mại, bước tiếp theo của Mỹ là gì, và các sáng kiến về chính sách họ được tính toán trong bối cảnh giá dầu, giá vàng, USD cũng biến động như thế nào, ông có thể giải thích rõ hơn?


Ông Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

TS Phạm Đỗ Chí: Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017.
Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, (về chủ nghĩa xã hội), phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự.

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới.

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama.

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.


Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73)

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

BBC: Tờ The Economist ở Anh vừa chạy headline nói về The Next Recession(Suy thoái lần sau) trên thế giớivà cho là chính phủ Trung Quốc đang gặp khó khăn, phá giá đồng Nhân dân tệ cũng khó, mà để giá tiền này cao thì xuất khẩu tiếp tục bị Trump đánh vào bằng thuế quan(tariffs), theo ông vấn đề có đúng thế không? Và cả sự phong tỏa công nghệ với Trung Quốc nữa, ảnh hưởng sẽ ra sao?

TS Phạm Đỗ Chí: Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ "The Next Recession" thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

Trái lại 'nhà tiên tri' về kinh tế mà tôi tin tưởng suốt vài chục năm qua là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền "kinh tế thực" (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Tôi vẫn đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

Nhưng tôi đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý "tẩu tán tài sản" của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn 'quân biết nói tiếng Hoa' vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

BBC:Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

TS Phạm Đỗ Chí: Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương 'gần Nga xa Trung Quốc', trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng 'đạo diễn' Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn 'đồng minh một lúc' là VNCH.

Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để 'giúp Nga đánh Hoa' vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và "mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025".

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh "một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới" là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ.

Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều "nhường nhịn" với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để "nắn gân Trung Quốc" và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.


Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn 'Đường Lưỡi Bò' ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

BBC:Cuối cùng, Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

TS Phạm Đỗ Chí: Đây là một đề tài lớn và quan trọng cần đề cập trong một bài bình luận riêng biệt. Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn 'Made in China' bằng 'mác Việt Nam giả' để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với 'âm mưu' này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng 'mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc' lúc vào cửa khẩu Mỹ.

Trong tinh thần này, Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 12/10/18 cho phép tiền CNY (NDT) vào bảy tỉnh biên giới (và sau này có thể lan tràn khắp VN), là một quyết định chính sách sai lầm cần rút lại ngay, trước khi có tác động làm hàng Trung Quốc tràn thêm ồ ạt vào Việt Nam, và làm lũng đoạn chính sách tiền tệ, ngoài vấn đề nghiêm trọng là vi hiến và xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN-- vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.
Không loại trừ trường hợp Mỹ có thể đề nghị tái lập TPP với vài điều kiện mới, để cô lập Trung Quốc thêm nữa ngoài vòng mua bán bùng nổ của châu Á với Bắc Mỹ và khối EU.

Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

Đó có thể là thế "Chẳng Đặng Đừng" duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

Nguồn: BBC News Tiếng Việt
0

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Biển Đông : Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ngày càng bị thách thức

Kể từ hôm nay, 02/10/2018, cuộc tập trận thường niên của 5 nước trong khối Ngũ Cường bao gồm Anh, Úc, New Zealand, Malaysia và Singapore bắt đầu diễn ra tại vùng Biển Đông. Nhân sự kiện này, các nước ngoài khu vực đã đưa chiến hạm vào khu vực, một sự kiện được nhiều nhà phân tích cho là sẽ tạo áp lực trên Trung Quốc, nước đã đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, và muốn các nước khác phải xin phép khi đi vào trong khu vực.


Tầu chiến Nhật Bản trong một đợt tham gia tập trận với hải quân Anh ở Ấn Độ Dương, ngày 26/09/2018.

Cuộc diễn tập quân sự của nhóm 5 nước trong khối Hiệp Ước Phòng Thủ Ngũ Cường (Five Power Defence Arrangements FPDA) sẽ kéo dài cho đến ngày 19/10, và theo hãng tin Úc AAP, sẽ diễn ra tại Biển Đông.

Điểm mà giới quan sát chú ý là các nước như Úc, New Zealand, và cả Anh Quốc đã loan báo gởi tàu và máy bay đến tham gia diễn tập. Úc chẳng hạn, cho biết sẽ phái hai tàu Hải Quân, 9 chiến đấu cơ F/A-18 Hornet, cùng 4 máy bay quân sự khác đến tham gia. New Zealand cũng góp mặt với khu trục hạm Te Mana, trong lúc chiến hạm Anh Argyll, trên đường đến cuộc tập huấn, đã cùng luyện tập với chiến hạm Nhật Bản ngoài Ấn Độ Dương.

Dĩ nhiên là nội dung thao diễn của các quốc gia trong khối Ngũ Cường không liên can gì tới tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với 4 nước ASEAN quanh Biển Đông, nhưng mật độ cao của chiến hạm ngoài khu vực trong vùng được cho là sẽ làm Trung Quốc bất an, trong bối cảnh Bắc Kinh tự nhận mình là chủ nhân của hầu hết Biển Đông, và luôn luôn dọa nạt nước khác mỗi khi lên án tàu thuyền nước họ đi vào vùng mà Trung Quốc cho là lãnh hải của mình.

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong số ra ngày 01/10, bối cảnh hiện nay không mấy thuận lợi cho Trung Quốc và “Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng nhiều đối với các yêu sách chủ quyền của họ trên Biển Đông”, vì các cường quốc lớn ngoài vùng đang càng lúc càng tăng cường sự hiện diện trong khu vực.

Đi đầu vẫn là Mỹ, đã tăng cường các chiến dịch không quân và hải quân để thách thức các “yêu sách quá đáng” của Trung Quốc. Ví dụ rõ nhất là chuyến tuần tra hôm Chủ Nhật 30/09 của khu trục hạm USS Decatur vào bên trong vùng 12 hải lý của đá Ga Ven và Gạc Ma.

Bên cạnh đó, trong khu vực thì Úc, và nhất là Nhật Bản, đều tỏ thái độ ủng hộ việc thực thi quyền tự do hàng hải tại Biển Đông. Ngoài khu vực, phải kể đến các động thái của Pháp và mới đây là của Anh.

Theo SCMP, nhiều chuyên gia phân tích nghĩ rằng trong bối cảnh Hoa Kỳ cứng rắn hơn với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, các đồng minh, đối tác của Mỹ khó có thể đứng ngoài.

Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh thuộc Đại Học Kỹ Thuật Nanyang tại Singapore nhận định : “Sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông không phải là điều đáng chú ý duy nhất nữa. Ta có thể thấy rằng các cường quốc khác cũng tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại đây”.

Chuyên gia Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nam Hải (tức Biển Đông) của Trung Quốc cho rằng chính thái độ quyết đoán hẳn lên của Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền, được các đảo nhân tạo mới bồi đắp ở Biển Đông hỗ trợ, đã khiến Mỹ cứng rắn hơn : “Điều đó đã gây áp lực lên Mỹ, và Washington đã kêu gọi các đồng minh như Nhật Bản và Anh, thậm chí là cả Úc, cùng tham gia vào việc đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông”.

Nguồn: RFI
0