Vibay

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Việt Nam đang trở thành lựa chọn thân thiện hơn trong kỹ nguyên của Trump

Đó là kết luận trong một bài viết của tờ Forein Policy hôm nay khi viết về những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với Việt Nam.

Bài báo viết: “Trên hành trình lái xe 2,5 giờ đồng hồ giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, du khách hầu như không nhìn thấy vùng nông thôn. Những khu công nghiệp nằm đầy bên đường trên hầu như cả hành trình. Và đó chỉ là một phần trong hành lang công nghiệp đang bùng nổ ở miền đông bắc Việt Nam với các nhà máy sản xuất mọi thứ từ Ford Focuses đến máy ảnh iPhone.


Nằm ở khu công nghiệp Yên Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên phía Bắc Hà Nội là khu phức hợp khổng lồ Samsung trải rộng 100 hecta. Cơ sở ở Thái Nguyên, cùng với 7 nhà máy khác ở Việt Nam, đã sản xuất hầu hết điện thoại thông minh tiêu thụ trên thế giới của Samsung và chiếm khoảng 25% hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nhà cung cấp Apple cũng đang tiến bước trong cuộc chơi với LG Innotek của Hàn Quốc - một nhà sản xuất linh kiện máy ảnh cho Iphones, gần đây đã mở một nhà máy ở Hải Phòng - thành phố ven biển có cảng nước sâu cho phép đưa hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng ra thị trường toàn cầu. LG Display, đơn vị cung cấp màn hình cảm ứng OLED cho Apple cũng hoạt động tại Hải Phòng.

Thực tế trên mặt đất là rõ ràng: Việt Nam - một nước từng phụ thuộc vào quần áo và các hàng xuất khẩu giá rẻ, đã bắt đầu trở thành đối thủ của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Và với làn sóng doanh nhân châu Á tái cơ cấu để tránh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, các hãng đang háo hức hơn bao giờ hết với việc di chuyển sản xuất đến người láng giềng phương Nam nhỏ hơn của Trung Quốc để né thuế.

Đáng nói nhất là quyết định của Goertek - công ty Trung Quốc lắp ráp Airpods của Apple, đã di chuyển mọi hoạt động sản xuất các thiết bị tai nghe đến Việt Nam. Chủ tịch công ty này là Jiang Bin tính trước về xem xét địa chính trị này: “Vì các yếu tố kinh tế vĩ mô - như biến động thị trường bên ngoài và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, hoạt động và quản lý của công ty đã trở nên khó khăn hơn” - ông nói trong báo cáo thường niên 6 tháng 1 lần của công ty năm 2018.

Lợi thế sản xuất ở Việt Nam so với hàng xóm phương Bắc đã nổi lên trước cả khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng. Ở Thâm Quyến - Trung Quốc, quê hương của nhà cung cấp cho Apple là Foxconn ở khu công nghiệp Longhua, mức lương tháng tối thiểu hiện nay là 2200 tệ (tương đương 315 USD). Ngược lại, mức lương cao nhất ở Việt Nam (Chính phủ đặt nhiều mức lương tối thiểu dựa trên chi phí sinh hoạt của các vùng) hầu như chỉ bằng một nửa ở mức 3,98 triệu đồng Việt Nam (tương đương 170 USD). Lương thậm chí còn thấp hơn khi ở xa các thành phố lớn, chẳng hạn ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, nơi có nhà máy Samsung, lương tối thiểu là 3,09 triệu (130 USD).

Việt Nam cũng là nước đã ký rất nhiều thỏa thuận tự do thương mại, là nước đã ký đầu tiên vào hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ vẫn còn tham gia dưới thời Tổng thống Obama và sau đó lại tiếp tục thương lượng lại một thỏa thuận mới không có Mỹ. Châu Âu cũng đang nằm trong chương trình của họ với dự thảo cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam - EU đã được thông qua hồi tháng 7.

Ký những thỏa thuận này với yêu cầu thiết lập kinh tế thị trường ở mức độ tự do chưa từng thấy ở Trung Quốc, Việt Nam đứng ở vị trí 68 trên bảng xếp hạng các nước thuận tiện kinh doanh trong khi Trung Quốc đứng thứ 78. Trung Quốc và Việt Nam cũng có thỏa thuận tự do thương mại riêng giữa hai nước, cho phép các hãng ở Việt Nam nhập khẩu rẻ hơn các nguyên vật liệu thô từ Trung Quốc để sản xuất và xuất khẩu.


Một chợ biên giới ở Hà Giang

Và mặc dù có những lo ngại kéo dài rằng Việt Nam cũng sẽ ở trong tầm ngắm của Trump khi ông này đã công khai càu nhàu về 38,35 tỷ USD thâm hụt thương mại với Việt Nam, các lãnh đạo ở Hà Nội có vẻ đã nhận được mặt tốt của Tổng thống Mỹ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà Trắng năm 2017, ông đã mang đến món quà trị giá 8 tỷ USD gồm các hợp đồng với các công ty Mỹ, một động thái đã được Trump công khai khen ngợi.

Có lẽ quan trọng hơn là sự hội tụ của khát vọng quốc phòng của Việt Nam và con người kinh tế của Trump. Hà Nội trong thời gian dài là khách hàng công nghiệp vũ khí Nga và cũng đã từ lâu muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ để bảo vệ lợi ích ở Biển đông trước Bắc Kinh. Cánh cửa cuối cùng đã mở ra năm 2016 khi Obama gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí từ thời chiến tranh Việt Nam cho cựu thù của Mỹ. Thay vào đó họ cho phép bán vũ khí trong từng trường hợp.

Mặc dù các nhà phân tích địa chính trị tập trung vào những gì có thể bán cho Việt Nam trong khi cân bằng quan hệ với Trung Quốc, Trump lại thấy rõ ràng tiềm năng bán hàng như một cơ hội kinh doanh.

Trong cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc tháng 11/2017 khi thăm Hà Nội, Trump gần như chào hàng người đồng nhiệm mua vũ khí Mỹ. Ông nói với ông Phúc trong Phủ Chủ tịch của Việt Nam “Chúng tôi làm ra những thiết bị tốt nhất, chúng tôi tạo ra những máy bay và thiết bị quân sự tốt nhất và bất kỳ thứ gì mà các bạn có thể chỉ định. Những tên lửa ở trong danh mục mà không ai có thể tới gần”.

Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy các tên lửa sắp được bán vì có vẻ nó là một cây cầu quá xa cho cả Washington và Bắc Kinh, việc bán vũ khí đang diễn ra chậm nhưng chắc. Công ty Metal Shark Boats có trụ ở ở Louisiana đã bán hàng chục xuồng tuần tra quân sự cho Việt Nam từ 2017 trong khi Boeing đã được báo cáo bán UAV trinh sát cho Việt Nam.

Công nghiệp hàng không Việt Nam cũng lựa chọn mua hàng Mỹ. Trong một động thái cực kỳ lạ lùng, Tập đoàn FLC, một đơn vị có trụ sở tại Hà Nội tập trung chủ yếu vào bất động sản đã ký thỏa thuận mua 20 chiếc Boeing 787 Dreamliners với giá 5,6 tỷ USD cho kế hoạch Bamboo Airways - một số lượng máy bay gây sửng sốt cho một sự khởi đầu.

Và Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất quốc gia đã ký thỏa thuận hồi tháng 7 mua 100 chiếc Boeing 737 với giá 12,7 tỷ USD. Mặc dù thâm hụt thương mại hầu như chắc chắn sẽ không bị loại trừ, Việt Nam thực sự đã đáp ứng lại ý kiến của Trump ở mức cao nhất.

Là một quốc gia đông dân nhất thế giới. Trung Quốc vẫn có một số lợi thế hơn Việt Nam. Lực lượng lao động Trung Quốc, mặc dù già hơn Việt Nam và không được đặc biệt đào tạo tốt hơn nhưng vẫn có nhiều lao động lành nghề hơn dựa vào quy mô tuyệt đối. Sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có những lợi ích khi các hãng có thể tiếp cận khách hàng Trung Quốc mà không phải thông qua biên giới. Việt Nam sẽ phải đào tạo lực lượng lao động nhanh hơn và chất lượng hơn để cạnh tranh. Một vài quá trình đã đang được thực hiện - sinh viên đại học Việt Nam ở Mỹ đã đông thứ 6, chỉ ít hơn sinh viên các nước hàng xóm của Mỹ là Canada và Mexico.

Nhưng với việc Trung Quốc có vẻ còn là đối thủ của phương Tây trong tương lai có thể thấy được, sự sẵn sàng hợp tác với các trung tâm quyền lực ở Bắc Mỹ và châu Âu cung cấp cho Việt Nam một lợi thế chính trị không dễ mất và quan hệ đối tác chiến lược đang lớn lên với Lầu Năm Góc kết nối quan hệ kinh tế và quốc phòng song phương hai nước. Đã leo lên nấc thang của chuỗi cung ứng toàn cầu và sẵn sàng cải cách để thích nghi với các thỏa thuận tự do thương mại, Việt Nam đã không chỉ là lựa chọn rẻ hơn mà còn là lựa chọn thân thiện hơn Trung Quốc trong kỷ nguyên Trump.

Theo Forein Policy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét