Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Tàu sân bay Mỹ lây COVID-19 từ đội bay, không phải từ chuyến thăm Việt Nam

(16/04/2020)- Các quan chức quân sự Mỹ ngày càng chắc chắn rằng, vụ bùng phát COVID-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hồi tháng trước khởi nguồn từ các chuyến bay, không phải là kết quả của chuyến thăm cảng Đà Nẵng, báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin ngày 16/4.


Các quan chức quân sự Mỹ đi đến kết luận như vậy sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân của vụ bùng phát dịch bệnh khiến tàu sân bay Theodore Roosevelt phải ngừng hoạt động ở châu Á, chuyển hướng về cảng ở đảo Guam (Mỹ) – nơi hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có cả cựu chỉ huy tàu, đang bị cách ly. Đây là ổ dịch lớn nhất tấn công quân nhân Mỹ.

Hơn 600 người trên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2 (virus gây dịch bệnh COVID-19) và một thượng sĩ 41 tuổi đã tử vong. Một số người đang được điều trị trong bệnh viện.

Ổ dịch tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ phải cải tổ lại nhân sự. Hạm trưởng Brett Crozier bị miễn nhiệm chức vụ chỉ huy tàu sân bay sau khi viết thư và phân phát một bản ghi nhớ về tình hình COVID-19 trên tàu. Sau đó, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly (người quyết định sa thải hạm trưởng Crozier) từ chức sau khi chỉ trích ông Crozier một cách nặng nề.

Việc tình nghi dịch bệnh bùng phát trên tàu sân bay bắt nguồn từ các chuyến đi của các thành viên tổ lái (phi công lái máy bay trên tàu) khiến người ta lo ngại rằng, việc hải quân Mỹ quyết định không cho tàu cập cảng, đi thăm các nơi là không đủ để chặn đà lây nhiễm coronavirus mới. Hoạt động bình thường của tàu sân bay, trong đó có các máy bay cất và hạ cánh, cũng có vai trò trong việc lây nhiễm virus.


Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mang đến Đà Nẵng hàng chục chiếc đấu cơ hợp thành một trong những không đoàn tàu sân bay hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tàu sân bay Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng từ ngày 4-9/3 (giờ Mỹ). Sau khi rời Việt Nam hơn 2 tuần, các thủy thủ trên tàu bắt đầu có triệu chứng và sau đó xét nghiệm cho thấy họ dương tính với SARS-Cov-2.

Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng, tất cả gần 5.500 người trên tàu sân bay không ai nhiễm virus cho đến ngày 24 hoặc 25/3. Nói cách khác, hơn 2 tuần sau khi tàu rời cảng Đà Nẵng, thành viên đầu tiên của thủy thủ đoàn mới mắc bệnh.

Do giai đoạn ủ bệnh kéo dài 14 ngày, nên giới chức quân đội Mỹ loại bỏ khả năng việc thăm cảng là nguồn bệnh, các quan chức nói.

Một số quan chức quân sự Mỹ nói rằng, nhiều khả năng các chuyến bay do các phi đội trên tàu sân bay thực hiện, trong đó có chuyến bay chở hàng giữa tàu và Philippines, Nhật Bản… là nguồn khởi phát COVID-19.

Các tàu sân bay Mỹ thường có vài chục máy bay trên boong, cùng với tổ bay, phi công – những người tham gia các hoạt động không vận.

Những ca mắc COVID-19 đầu tiên trên tàu sân bay Theodore Roosevelt là thành viên của đội bay trên tàu, các quan chức quân sự nói.

Các quan chức Mỹ (những người tham gia chuyến thăm của tàu sân bay tới Đà Nẵng) nói rằng, giới chức Việt Nam thời điểm đó đã rất cẩn thận phòng chống COVID-19, thường xuyên đo thân nhiệt người ra vào, theo dõi các ổ dịch ở phòng tránh…

Ngoài ra, thành viên thủy thủ đoàn tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (đi cùng tàu sân bay Theodore Roosevelt) cũng lên bờ tham gia các hoạt động, nhưng ai mắc bệnh, đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm thứ Ba.

Lãnh đạo hải quân Mỹ đang xem xét số phận của hạm trưởng Crozier. Nhiều quan chức đang trông chờ ông sẽ được phục chức chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt trong những ngày tới.


Mang đồ ăn cho thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt không mắc COVID-19 ngày 7/4. Ảnh: US Navy.

Theo Tiền Phong
0

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Nhật Bản sẽ có tàu sân bay đầu tiên từ Thế chiến II để đối phó TQ

Nhật Bản sẽ lần đầu tiên có ít nhất một tàu sân bay kể từ Thế chiến thứ 2. Đây là một trong những nỗ lực để chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

0

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Trung Quốc đóng tàu sân bay thứ ba


Type-001A, tàu sân bay đầu tiên do TQ tự sản xuất

Trung Quốc khởi công đóng chiếc tàu sân bay thứ ba – báo CNS dẫn tin Tân Hoa Xã hôm 25/11.

Trong bài báo đang trên mạng WeChat, Tân Hoa Xã nói rằng khi chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai và là chiếc đầu tiên do Trung Quốc thiết kế và chế tạo đang thử nghiệm trên trên biển, một chiếc “tàu sân bay thế hệ mới” đang được chế tạo theo kế hoạch.
0

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Mỹ "bức xúc" với TSB Liêu Ninh của Trung Quốc

28/11/2012- Cuộc thử nghiệm hạ cánh của máy bay chiến đấu Trung Quốc trên boong hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã gây sự bức xúc khó kiềm chế từ phía Washington.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland tuyên bố quốc gia sẽ không ngừng hỗ trợ các đồng minh châu Á trên bình diện sự tăng cường sức mạnh quân sự Trung Quốc. Nhà ngoại giao Mỹ thậm chí đe dọa những động thái phù hợp trong trường hợp cần thiết.

Vào hôm Chủ nhật 25-11, Trung Quốc thực hiện thành công các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của phi cơ chiến đấu trên boong từ tàu sân bay số một của nước này. Mặc dù vậy, giới chuyên gia quốc tế vẫn phân vân về dự báo thời hạn đi vào hoạt động chính thức của hàng không mẫu hạm Trung Quốc.


Nhưng Washington cho thấy, họ nhìn nhận sự kiện như mối đe dọa tiềm năng cho sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị Nga, nhận định: “Trung Quốc lúc này đang đặc biệt tích cực thâm nhập khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu trước đó quốc gia huy động tiềm năng ảnh hưởng về kinh tế và dân số, thì giờ đây sẵn sàng nhấn cả bằng sức mạnh quân sự.


Hải quân Trung Quốc xây dựng tàu sân bay của mình trên cơ sở hàng không mẫu hạm Varyag cũ của Liên Xô. Bên cạnh đó, quốc gia đang triển khai đóng bốn tàu sân bay mới.”

Theo ông Konstantin Sivkov, năm tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành lời đáp có trọng lượng cho chiến lược tăng cường tiềm lực và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việc Bắc Kinh chuyển hướng tập trung vào sự có mặt quân sự trên biển trùng lặp về thời gian với động thái huy động đến 60% tiềm lực hải quân tới khu vực của Lầu Năm Góc.


Mỹ hiện liên tục duy trì không dưới hai cụm tàu sân bay ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Quốc gia còn thường xuyên có mặt trong các cuộc tập trận hải quân chung với Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Úc.

Tâm điểm của cuộc đối đầu địa chính trị đang được chuyển dịch về phía châu Á – Thái Bình Dương, bởi cả Mỹ và Trung Quốc đều đánh giá đây là khu vực lợi ích sống còn - Giám đốc Trung tâm Các nghiên cứu xã hội chính trị, ông Vladimir Yevseyev phân tích: “Cái Mỹ đang triển khai là một hệ thống toàn cầu kiềm chế Trung Quốc. Bao hàm trong đó có các căn cứ không quân và hải quân hùng mạnh trên lãnh thổ Úc. Rõ ràng, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines cũng sẽ được tăng cường. Mỹ đang bằng mọi cách tiến sát tới Trung Quốc. Một vòng cung phòng thủ tên lửa được rải từ Úc đến Alaska.”


Theo các chuyên gia, mục tiêu của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á là vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa Trung Quốc. Rõ ràng, sự xuất hiện của các tàu sân bay Trung Quốc cũng điều chỉnh hệ thống Mỹ chuyên giám sát tiềm lực hải quân Trung Quốc. Lúc này, trong các cuộc đàm phán quân sự với Mỹ, Trung Quốc cương quyết đưa yếu sách đòi chấm dứt các hoạt động tình báo ở Thái Bình Dương.

Mới đây tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hứa sẽ không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Trên thực tế, tuyên bố của bà Victoria Nuland rằng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh ở châu Á trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự đã gạt bỏ lời hứa hẹn này của người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Theo Voice of Russia

0

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Tàu sân bay Trung Quốc chạy thử nghiệm lần thứ 2

(Vibay-30/11/2011) Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lần thứ hai vào ngày thứ ba 29/11/2011 sau khi trải qua nâng cấp và thử nghiệm giữa lúc căng thẳng tăng cao trong khu vực tranh chấp lãnh thổ hàng hải.











Trực thăng Z-8 trên boong tàu sân bay Trung Quốc.


Tuần trước, Bắc Kinh cho biết sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Thái Bình Dương, sau một chiến dịch ngoại giao lớn của Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Hoa Kỳ như là một cường quốc Thái Bình Dương.

Top 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới

1. USS Theodore Roosevelt (117.200 t)


2. USS George Washington (116.700 t)


3. USS Harry S. Truman (113.800 t)


4. USS John C. Stennis (116.400 t)


5. USS George H. W. Bush (115.700 t)

6. USS Dwight D. Eisenhower (113.800 t)

7. USS Ronald Regan (113.600 t)

8. USS Carl Vinson (113.500 t)

9. USS Abraham Lincoln (110.000 t)

10. USS Nimitz (110.000 t)
0