Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt - Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

(SCMP) Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD.
0

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

(The Diplomat - 04/01/2021) Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.
0

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Mỹ coi Việt Nam là ưu tiên hợp tác trong chuỗi cung ứng


Mỹ cho biết xác định Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong các dự án tại khu vực sắp tới, gồm sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

Thông tin được Adam Boehler, Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết trong cuộc gặp với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc ở thủ đô Washington ngày 2/6, theo thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.


Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc, trái, trao 500 khẩu trang cho ông Boehler để tặng DFC tại thủ đô Washington ngày 2/6. Ảnh: ĐSQVNTM.

Ông Boehler cho hay DFC cũng quan tâm hỗ trợ các dự án phát triển tại khu vực tiểu vùng Mekong. Cơ quan này đang triển khai một loạt kế hoạch nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, hạ tầng và kinh tế số.

Đại sứ Ngọc đề nghị DFC tiếp tục tham gia vào các hoạt động liên quan trong năm nay, khi Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao. Các hoạt động gồm các hội nghị ASEAN - Mỹ, Việt Nam - Mỹ về hợp tác đầu tư tại khu vực.

Khi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan ra khắp thế giới từ đầu năm nay, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các nước áp dụng biện pháp hạn chế để chặn dịch. Doanh nghiệp nhiều nước đã tính đến phương án chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung, giảm thiểu rủi ro.

Trong phiên họp Quốc hội giữa tháng 5, đại diện Chính phủ Việt Nam khẳng định bên cạnh những khó khăn do đại dịch, Việt Nam vẫn có những thời cơ mới mở ra khi làn sóng dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc đã bắt đầu. Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trước đó cho rằng việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19 đã "ghi điểm" về môi trường đầu tư.

Từ tháng ba, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng. Khoảng 4 triệu chiếc AirPods sẽ được được sản xuất tại Việt Nam trong quý II. Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, làm dấy lên khả năng hãng này mở nhà máy tại Việt Nam. Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Amazon và Home Depot bắt đầu tuyển dụng, tìm kiếm chuỗi cung ứng, coi Việt Nam là một trong những điểm đến bên cạnh các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.

Nguồn: VnExpress
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Tàu sân bay Mỹ lây COVID-19 từ đội bay, không phải từ chuyến thăm Việt Nam

(16/04/2020)- Các quan chức quân sự Mỹ ngày càng chắc chắn rằng, vụ bùng phát COVID-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt hồi tháng trước khởi nguồn từ các chuyến bay, không phải là kết quả của chuyến thăm cảng Đà Nẵng, báo Mỹ Wall Street Journal đưa tin ngày 16/4.


Các quan chức quân sự Mỹ đi đến kết luận như vậy sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân của vụ bùng phát dịch bệnh khiến tàu sân bay Theodore Roosevelt phải ngừng hoạt động ở châu Á, chuyển hướng về cảng ở đảo Guam (Mỹ) – nơi hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có cả cựu chỉ huy tàu, đang bị cách ly. Đây là ổ dịch lớn nhất tấn công quân nhân Mỹ.

Hơn 600 người trên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-Cov-2 (virus gây dịch bệnh COVID-19) và một thượng sĩ 41 tuổi đã tử vong. Một số người đang được điều trị trong bệnh viện.

Ổ dịch tàu sân bay Theodore Roosevelt cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ phải cải tổ lại nhân sự. Hạm trưởng Brett Crozier bị miễn nhiệm chức vụ chỉ huy tàu sân bay sau khi viết thư và phân phát một bản ghi nhớ về tình hình COVID-19 trên tàu. Sau đó, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly (người quyết định sa thải hạm trưởng Crozier) từ chức sau khi chỉ trích ông Crozier một cách nặng nề.

Việc tình nghi dịch bệnh bùng phát trên tàu sân bay bắt nguồn từ các chuyến đi của các thành viên tổ lái (phi công lái máy bay trên tàu) khiến người ta lo ngại rằng, việc hải quân Mỹ quyết định không cho tàu cập cảng, đi thăm các nơi là không đủ để chặn đà lây nhiễm coronavirus mới. Hoạt động bình thường của tàu sân bay, trong đó có các máy bay cất và hạ cánh, cũng có vai trò trong việc lây nhiễm virus.


Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mang đến Đà Nẵng hàng chục chiếc đấu cơ hợp thành một trong những không đoàn tàu sân bay hiện đại bậc nhất thế giới. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tàu sân bay Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng từ ngày 4-9/3 (giờ Mỹ). Sau khi rời Việt Nam hơn 2 tuần, các thủy thủ trên tàu bắt đầu có triệu chứng và sau đó xét nghiệm cho thấy họ dương tính với SARS-Cov-2.

Các quan chức quân sự Mỹ nói rằng, tất cả gần 5.500 người trên tàu sân bay không ai nhiễm virus cho đến ngày 24 hoặc 25/3. Nói cách khác, hơn 2 tuần sau khi tàu rời cảng Đà Nẵng, thành viên đầu tiên của thủy thủ đoàn mới mắc bệnh.

Do giai đoạn ủ bệnh kéo dài 14 ngày, nên giới chức quân đội Mỹ loại bỏ khả năng việc thăm cảng là nguồn bệnh, các quan chức nói.

Một số quan chức quân sự Mỹ nói rằng, nhiều khả năng các chuyến bay do các phi đội trên tàu sân bay thực hiện, trong đó có chuyến bay chở hàng giữa tàu và Philippines, Nhật Bản… là nguồn khởi phát COVID-19.

Các tàu sân bay Mỹ thường có vài chục máy bay trên boong, cùng với tổ bay, phi công – những người tham gia các hoạt động không vận.

Những ca mắc COVID-19 đầu tiên trên tàu sân bay Theodore Roosevelt là thành viên của đội bay trên tàu, các quan chức quân sự nói.

Các quan chức Mỹ (những người tham gia chuyến thăm của tàu sân bay tới Đà Nẵng) nói rằng, giới chức Việt Nam thời điểm đó đã rất cẩn thận phòng chống COVID-19, thường xuyên đo thân nhiệt người ra vào, theo dõi các ổ dịch ở phòng tránh…

Ngoài ra, thành viên thủy thủ đoàn tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (đi cùng tàu sân bay Theodore Roosevelt) cũng lên bờ tham gia các hoạt động, nhưng ai mắc bệnh, đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm thứ Ba.

Lãnh đạo hải quân Mỹ đang xem xét số phận của hạm trưởng Crozier. Nhiều quan chức đang trông chờ ông sẽ được phục chức chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt trong những ngày tới.


Mang đồ ăn cho thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt không mắc COVID-19 ngày 7/4. Ảnh: US Navy.

Theo Tiền Phong
0