Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Mỹ công bố tài liệu bác bỏ "đường chín đoạn" của Trung Quốc, video



Biển Đông tuần này tiếp tục dậy sóng khi Mỹ công bố tài liệu bác bỏ "tuyên bố chủ quyền" của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có đề cập đến Việt Nam, Philippines,... Ngay sau đó, Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng về vấn đề này. Nguồn: FBNC
0

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2021

Quân đội Mỹ chuẩn bị gì cho chiến tranh với Trung Quốc?

TTO - Xung đột quân sự Mỹ - Trung là điều không ai mong đợi, nhưng các nhà hoạch định chính sách quân sự của cả hai nước không thể ngồi yên và cầu nguyện cho điều tốt nhất.

Thủy quân lục chiến Mỹ tập trận ở Chonburi, Thái Lan vào tháng 2-2020 - Ảnh: AP


0

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

(Project Syndicate) Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.
0

Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

(Nikkei Asia) Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí thông thường chống lại Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa tấn công chính xác dọc theo cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” như một phần của khoản chi 27,4 tỷ USD sẽ được xem xét cho chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong sáu năm tới.
0

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

(SCMP) Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD.
0

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Thương mại tự do sẽ giúp Mỹ chiến thắng Trung Quốc?


(WSJ - 22/02/2021) Tuyên bố của tổng thống Biden rằng nước Mỹ đã trở lại và sẵn sàng tham gia vào các tiến trình ngoại giao là sự trở về với phong cách lãnh đạo đặc trưng của chúng ta suốt nhiều thế hệ. Đây cũng là tin vui cho những người tin rằng sự dẫn dắt của Hoa Kỳ là cần thiết đối với trật tự toàn cầu. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại lại không có tên trong danh sách các ưu tiên ngoại giao của tổng thống. Điều này cần suy nghĩ lại.
0

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Lãnh đạo Thượng viện Mỹ thúc đẩy dự luật đối phó Trung Quốc

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ đề nghị các nhà lập pháp soạn thảo dự luật để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh leo thang.
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer (Ảnh: Getty)
0

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

'Tứ giác kim cương' củng cố liên thủ đối phó Trung Quốc

Việc Ấn Độ và Úc vừa ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự được xem là bước tiến mới trong sự phối hợp của tứ giác an ninh, gồm Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Úc, để đối phó với Trung Quốc.


Các tàu chiến Ấn Độ và Úc trong cuộc tập trận AUSINDEX năm 2019

Tuần qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Úc Scott Morrison đã có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến. Qua đó, hai bên thông qua nhiều hiệp định quân sự quan trọng như Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA), Thỏa thuận triển khai khoa học và công nghệ quốc phòng (DST)… Cả hai đều khẳng định việc tăng cường thỏa thuận là nhằm hướng đến cùng cam kết hợp tác vì an ninh, ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Thời gian qua, các nước trong tứ giác an ninh chia sẻ chung tầm nhìn về Indo-Pacific với nội dung cốt lõi là nhằm đảm bảo an ninh chung trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại trong khu vực.

Bổ sung thỏa thuận quân sự

Trả lời Thanh Niên ngày 7.6, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận định: Việc Ấn Độ và Úc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến và thông qua Thỏa thuận hỗ trợ hậu cần (LEMOA) có ý nghĩa quan trọng. Bởi thỏa thuận này là bằng chứng cho thấy bước tiến triển của tứ giác an ninh (hay còn gọi là “tứ giác kim cương”).

Gần đây, việc hợp tác của tứ giác an ninh được cho là tiến triển nhưng làm sao để đo lường sự tiến triển đó thì vẫn đang gây tranh cãi, nhất là khi đến giờ vẫn chưa có một thỏa thuận liên minh nào được ký kết. Mà khi không có hiệp ước liên minh nào thì làm thế nào đo lường tiến trình hợp tác?

Để đo lường tiến trình hợp tác trong trường hợp này thì có thể xét đến các thỏa thuận để tạo điều kiện sẵn sàng chiến đấu cùng nhau. Các thỏa thuận như thế hướng đến việc chia sẻ thông tin, cho phép truy cập nguồn dữ liệu của nhau, chia sẻ việc cung cấp nguồn lực.

Trong đó, để chia sẻ thông tin, Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự (G-SOMIA) đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Ấn Độ, Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ. Nhật Bản và Úc không có hiệp định song phương tương tự G-SOMIA, nhưng liên minh tình báo Ngũ nhãn (gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand) lại có thỏa thuận hợp tác tình báo với Nhật Bản. Dựa vào khung hợp tác này, Tokyo và Canberra có thể chia sẻ thông tin tình báo.

Để cùng chia sẻ nguồn lực hậu cần và truy cập vào cơ sở dữ liệu của nhau, Hiệp định Thu nhận và dịch vụ tương hỗ (ACSA) cũng đã có các ký kết song phương gồm: Mỹ - Nhật, Mỹ - Úc, Nhật - Úc. Về mặt lý thuyết, Mỹ và Ấn Độ chưa phải là đồng minh và hai nước cũng chưa ký kết ACSA. Ấn Độ cũng chưa ký kết ACSA với Nhật Bản. Giờ đây, Ấn Độ vừa ký kết LEMOA với Úc. Mục đích là giống nhau nên LEMOA có thể xem là một ACSA phiên bản Ấn Độ để New Delhi ký kết với các bên khác như Tokyo hay Washington.


Sơ lược về các thỏa thuận hợp tác tình báo và hậu cần của “tứ giác kim cương”

Khi đó, Mỹ - Nhật - Úc - Ấn sẽ có đủ hệ thống thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo, hậu cần như một mạng lưới đồng minh ở Indo-Pacific nhằm đối phó những mối nguy từ Trung Quốc như định hướng của “tứ giác kim cương”.

Thường xuyên tập trận chung

Thực tế thời gian qua, các nước trong “tứ giác kim cương” liên tục có những hoạt động chung ở Indo-Pacific nói chung, Biển Đông nói riêng.

Cuối tháng 5, Mỹ điều động 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer tham gia tập trận cùng 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2 của Nhật Bản, ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Tháng 6.2019, tàu chiến JS Izumo của Nhật Bản đã có cuộc tập trận chung với hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan ở khu vực Biển Đông.

Cũng trên Biển Đông, tháng 4.2020, tàu hộ tống HMAS Parramatta thuộc Úc đã tập trận cùng tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Barry của Mỹ. Tháng 9.2019, tàu chiến của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ tổ chức tập trận chung thường niên Malabar tại vùng biển ngoài khơi thành phố Sasebo (Nhật Bản).

Về tập trận song phương trong nhóm “tứ giác kim cương”, năm 2019, Úc đã điều động hạm đội tàu chiến lớn nhất nước này kể từ sau Thế chiến 2 tham gia cuộc tập trận chung với Ấn Độ mang tên AUSINDEX.

Không chỉ vậy, một số thành viên trong nhóm “tứ giác kim cương” còn cùng nhau tổ chức tập trận đa phương với các nước khác trong khu vực. Tháng 5.2019, Hạm đội 7 của Mỹ thông báo tàu chiến nước này cùng chiến hạm của Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc có cuộc tập trận chung đầu tiên ở gần đảo Guam. Cũng trong tháng 5.2019, hải quân 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Philippines điều 6 chiến hạm tập trận chung trên Biển Đông.

Các cuộc tập trận chung có sự tham gia của các nước thuộc “bộ tứ kim cương” trên Biển Đông luôn được giới chuyên gia đánh giá như động thái thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại đây.

Ấn - Trung nhất trí giải quyết tranh chấp biên giới

Ấn Độ và Trung Quốc đang hành động nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng và ẩu đả kéo dài cả tháng qua dọc theo đường kiểm soát thực tế (LAC), cụ thể là tại 4 điểm ở phía đông Ladakh, theo báo Hindustan Times hôm qua 7.6 dẫn nguồn thạo tin.

Trước đó, trung tướng Harinder Singh, tư lệnh quân đoàn 14 đóng tại Leh thuộc khu vực Ladakh, dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ hội đàm với đoàn của thiếu tướng Liễu Lâm, chỉ huy quân khu Nam Tân Cương, tại Moldo-Chushul ở bên phần Trung Quốc ngày 6.6. Cuộc đối thoại kéo dài 7 giờ đánh dấu lần đầu tiên diễn ra đối thoại ở cấp tướng kể từ khi vụ chạm trán giữa binh sĩ tuần tra hai nước xảy ra gần hồ Pangong trên Himalaya ngày 5.5.

Hai bên đồng ý giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và dựa trên các thỏa thuận song phương đã ký kết, đồng thời nhất trí rằng quân đội Ấn - Trung không thể để tình hình leo thang dọc theo LAC như vừa qua. Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm qua cũng ra thông cáo với cùng nội dung.

H.G/ Báo Thanh Niên
0

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông


Đại sứ Mỹ tại LHQ gửi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không phù hợp với luật pháp quốc tế".

"Hôm nay, Mỹ phản đối các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông tại Liên Hợp Quốc. Chúng tôi coi những yêu sách này là bất hợp pháp và nguy hiểm. Các quốc gia thành viên phải đoàn kết để duy trì luật pháp quốc tế và tự do trên biển", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/6 viết trên Twitter.


Công hàm do Mỹ gửi lên LHQ để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông

Ông đăng kèm công hàm do Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft gửi lên Tổng thư ký Antonio Guterres, nói về công hàm số CML/14/2019 Trung Quốc gửi cho Liên Hợp Quốc ngày 12/12/2019 để phản đối đệ trình của Malaysia lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) cùng ngày.

"Mỹ xác định các yêu sách hàng hải này không phù hợp với luật pháp quốc tế theo Công ước về Luật Biển 1982", công hàm có đoạn viết. Mỹ yêu cầu Liên Hợp Quốc gửi công hàm phản đối này đến tất cả thành viên, đồng thời đăng tải trên trang web của văn phòng pháp chế.

Trong công hàm ngày 12/12/2019, Trung Quốc cho biết nước này "có chủ quyền" với quần đảo ở Biển Đông, "bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa". Trung Quốc cũng nhắc đến "quyền lịch sử" ở Biển Đông.

Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 30/3, Việt Nam gửi công hàm lên LHQ, phản đối công hàm nói trên của Trung Quốc, khẳng định yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
0

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Căng thẳng chính trị tại Mỹ - Trung Quốc - Hồng Kông



Căng thẳng chính trị tại Mỹ - Trung Quốc - Hồng Kông sau khi Bắc Kinh thông qua Luật An Ninh Hồng Công.

Với đạo luật này, Bắc Kinh gia tăng kiểm soát đặc khu hành chính Hồng Kông. Vài giờ trước cuộc biểu quyết của Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố trước Quốc Hội Mỹ rằng Hồng Kông không còn đủ điều kiện hưởng quy chế ưu đãi của Hoa Kỳ.
0

Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông trong tâm bão cuộc đọ sức Mỹ - Trung


Liệu Hoa Kỳ có quay trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam hay không ? Trung Quốc và Mỹ đọ sức ở đại hội đồng Y tế Thế Giới, ai thắng ai thua ? Tương lai nào cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan ? Tăng ngân sách quốc phòng, phải chăng Trung Quốc muốn tiếp tục khẳng định thế siêu cường ? Và Hồng Kông, thời kỳ tự do sắp chấm dứt ? Trên đây là những câu hỏi lớn trong tháng Năm này.

Tin âm thanh:



Việt Nam khó có thể để Mỹ trở lại vịnh Cam Ranh

Tháng Năm chập chờn bóng đen một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong cuộc khẩu chiến giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới liên quan đến nguồn gốc dịch bệnh virus corona chủng mới, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Lời đồn thổi rộ lên từ cuối tháng 4 đầu tháng 5/2020 cho rằng Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh của Việt Nam chẳng khác gì như châm thêm dầu vào lửa.

Theo phân tích của chuyên gia người Úc, Carl Thayer, giáo sư danh dự Học Viện Quốc Phòng Úc với ban tiếng Anh đài RFI, điều này khó thể xảy ra do chính sách « Ba Không » của Việt Nam. Ông cũng ghi nhận là số lần tầu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam ngày một nhiều : « Về vịnh Cam Ranh, vài năm gần đây, Hoa Kỳ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa tại Việt Nam ».

Dù vậy, giáo sư Carl Thayer thận trọng cảnh báo : « Bất chấp chuyến thăm cảng Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, ba chuyến thăm khác của tầu chiến Mỹ và cuộc thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Obama, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ. Kinh nghiệm lâu nay của tôi về Việt Nam cho thấy Hà Nội chẳng được lợi gì khi xem Trung Quốc là kẻ thù vĩnh viễn của họ ».

WHO : Trung Quốc ghi một điểm trước Mỹ ?

Ngày 19/05/2020, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) kết thúc cuộc họp đại hội đồng trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc đối chọi nhau gay gắt về nguồn gốc dịch bệnh Covid-19 và cách xử lý cuộc khủng hoảng của WHO, bị Mỹ tố cáo là « theo đuôi » Trung Quốc.

Trước sức ép của Mỹ, WHO thông qua một nghị quyết yêu cầu « đánh giá độc lập và khách quan » hoạt động của cơ quan này trong công cuộc đối phó với dịch Covid-19. Nhưng nghị quyết này không tháo gỡ được áp lực đe dọa của Mỹ. Tổng thống Donald Trump kỳ hạn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong vòng một tháng để cải cách cụ thể, nếu không, Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi Tổ Chức.

Về điểm này, chuyên gia địa chính trị Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS đánh giá như sau :

« Trên bình diện ngoại giao, đương nhiên Trung Quốc đã thắng. Một phần là vì cam kết của chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu Trung Quốc tìm ra được vác-xin, đây sẽ được xem như là tài sản chung của thế giới, và như vậy sẽ được đưa ra sử dụng đại trà. Cam kết này còn nhằm chống lại những tuyên bố của lãnh đạo người Anh hãng dược Sanofi, cho rằng vác-xin tìm được trước hết sẽ dành cho thị trường Mỹ. Tiếp đến là do sự vắng bóng của Trump đã nhường chỗ cho Trung Quốc.

Chúng ta có thể nghĩ rằng Liên Hiệp Châu Âu cũng là bên thắng cuộc trong lần họp này. Cuộc họp gây quỹ mà Liên Hiệp Châu Âu tổ chức hôm 08/5 để tìm nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu một vác-xin đã thành công, quyên góp được 8 tỷ euro. Và châu Âu đã đưa ra được một hình ảnh đa phương, không bị nghi ngờ giấu giếm như Trung Quốc, hay có sự thèm muốn trá hình. Do Hoa Kỳ thoái lui, sự có mặt của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định sự hiện diện của phương Tây, và như vậy cũng nhằm không để Trung Quốc là cường quốc duy nhất độc chiếm địa bàn. »

Chuyên gia Anh : « Bắc Kinh không tha thứ cho tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn »

Ngày 20/05/2020, trong bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khẳng định người dân Đài Loan sẽ không chấp nhận đánh đổi « Hòa bình, Bình đẳng, Dân chủ và Đối thoại » cho nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ » mà Bắc Kinh đang sử dụng để thâu tóm Đài Loan và làm thay đổi nguyên trạng giữa đôi bờ eo biển.

Ông Steve Tsang, chuyên gia ngành Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) trường Đại học Luân Đôn, trả lời câu hỏi đài RFI nhận định về tương lai quan hệ hai bên bờ eo biển trong bốn năm tới sẽ không mấy gì sáng sủa hơn so với bốn năm vừa qua.

« Trong bốn năm tới chúng ta sẽ chứng kiến một sự tiếp nối nếu không muốn nói là xuống cấp trong mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, vốn dĩ đã rất căng thẳng. Đài Loan là một ví dụ điển hình cho thấy làm thế nào một đất nước dân chủ, về văn hóa và chủ yếu là người Hoa, đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng Covid-19.

Đây chính là một sự tương phản rõ nét trước sự bất lực của Trung Quốc hồi đầu mùa dịch. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, rõ ràng tỏ ra khó chịu và tức giận, chắc chắn sẽ không tha thứ cho Thái Anh Văn về việc đã chống dịch thành công và tái đắc cử trên cơ sở một cương lĩnh không chấp nhận quan điểm của Trung Quốc về Đài Loan ».

Ngân sách quốc phòng Trung Quốc : Vẫn tăng cho dù khủng hoảng kinh tế.

Khóa họp Quốc Hội thường niên của Trung Quốc ngày 22/05/2020, sau hơn hai tháng rưỡi bị trễ vì dịch bệnh Covid-19 đã tập trung mọi sự chú ý của giới quan sát. Lần đầu tiên Trung Quốc không thông báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế như thông lệ. Ngược lại, Bắc Kinh cho biết duy trì mức tăng ngân sách quốc phòng ở mức 6,6%.

Theo nhận định của ông Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, Viện Montaigne với đài RFI, bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn, công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc vẫn được tiếp tục.

« Những năm gần đây, mối tương quan giữa ngân sách quốc phòng và tăng trưởng kinh tế là khá mạnh. Thường thì tăng trưởng kinh tế thấp hơn mức tăng quốc phòng một điểm. Ví dụ như trong năm 2019, mức tăng chính thức cho quốc phòng là 7,5%, trong khi tăng trưởng kinh tế là 6,5%.

Năm nay, chúng tôi vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng có thể dự đoán bởi vì Ngân hàng Thế giới đưa ra con số là -3%, nhưng con số này có thể còn tệ hơn nữa. Tín hiệu mà Trung Quốc muốn đưa ra là quốc phòng vẫn là yếu tố được bảo đảm, tránh không bị tác động của khủng hoảng kinh tế, tiếp tục được tăng cường, đồng thời gởi đến quốc tế một tín hiệu về sức mạnh và ổn định. »

Hồng Kông : Quy chế « Một quốc gia, Hai chế độ » đã chấm dứt ?

Đỉnh điểm thời sự tháng Năm là cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông lại trỗi dậy, với việc Trung Quốc thông qua Luật An ninh Quốc gia mới. Đạo luật nghiêm cấm và trừng phạt mọi hành vi « phản bội, ly khai, phản loạn, và lật đổ » chế độ sẽ được áp đặt với Hồng Kông. Người dân đặc khu hành chính lên án đây là một biện pháp bóp nghẹt « các quyền tự do ». Hoa Kỳ lập tức phản ứng dọa rút « quy chế ưu đãi thương mại » đối với Hồng Kông.

Trên đài RFI, ông Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp, chuyên gia về chính trị Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đã « thất hứa » với chính những cam kết của mình đưa ra vào thời điểm Anh Quốc nhượng địa.

« Đây là một sự thay đổi sâu rộng đến mức người ta không khỏi nghi ngờ việc gìn giữ công thức "Một nhà nước, Hai chế độ". Luật Cơ Bản – một dạng Hiến pháp của Hồng Kông ghi rất rõ là Luật quốc gia, tức là luật của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa không thể áp dụng ở Hồng Kông ngoại trừ các lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng. Luật an ninh vùa được thông qua chẳng liên quan gì đến ngoại giao cũng như quốc phòng cả. Hơn nữa, lúc đầu, chính quyền Hồng Kông từng nói là không thể sửa đổi Luật Cơ Bản Hồng Kông trong một sớm một chiều, thế rồi chỉ trong một đợt nghỉ cuối tuần, họ đã thay đổi ý kiến.

Việc thông qua dự luật về an ninh cho thấy là Bắc Kinh hoàn toàn coi thường những cam kết mà họ đã đưa ra vào năm 1984 và năm 1990 khi thiết lập Luật Cơ Bản và muốn áp đặt đạo luật này ở Hồng Kông vì Trung Quốc hiểu rõ là người dân Hồng Kông đang đứng dậy chống lại mọi hành động can thiệp của Bắc Kinh. Và nhất là chính quyền Hồng Kông hiện nay tuân theo lệnh của Bắc Kinh, đã hoàn toàn bất lực không làm được bất kể điều gì để có được ảnh hưởng đối với xã hội Hồng Kông. »

Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200530-viet-nam-trung-quoc-hoa-k%E1%BB%B3-dai-loan-hong-kong-xung-dot
0

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Trump dọa cắt quan hệ với Trung Quốc

Trump nói rằng ông thất vọng với cách Trung Quốc xử lý Covid-19 và có thể trả đũa bằng cách cắt hoàn toàn quan hệ với nước này.

"Tôi có mối quan hệ rất tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng ngay bây giờ tôi không muốn nói chuyện với ông ấy", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network được phát sóng hôm nay.

Trump cũng cho biết ông rất thất vọng vì Trung Quốc không ngăn chặn được Covid-19 và đại dịch toàn cầu đã khiến thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trở nên u ám.


"Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Lẽ ra họ không bao giờ được để dịch bệnh xảy ra. Tôi đã thực hiện một thỏa thuận thương mại tuyệt vời nhưng bây giờ không cảm thấy như vậy nữa. Thỏa thuận vừa ráo mực thì dịch bệnh đã ập đến", Trump nói.

Khi được hỏi Mỹ có thể đáp trả thế nào, Trump không đưa ra thông tin cụ thể, nhưng nói với giọng đe dọa: "Có nhiều thứ chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt hoàn toàn quan hệ với họ".

"Khi làm việc đó, điều gì sẽ xảy ra", Trump nói tiếp. "Chúng ta sẽ tiết kiệm được 500 tỷ USD nếu cắt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc".

Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019 và âm thầm lây lan khi Washington và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1. Trump từng ca ngợi thỏa thuận này là thành tựu lớn.

Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong hai năm, trong khi Mỹ đồng ý không áp thuế quan theo giai đoạn với hàng hóa Trung Quốc. Tờ Global Times của Trung Quốc đưa tin các cố vấn giấu tên am hiểu các cuộc đàm phán đã đề nghị quan chức Trung Quốc xem xét khả năng hủy thỏa thuận thương mại giai đoạn một và đàm phán một thỏa thuận mới có lợi hơn cho Trung Quốc.

Trump hôm 11/5 tuyên bố ông không hứng thú đàm phán lại với Trung Quốc và lặp lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn. Ông cũng tập trung nhiều hơn vào phản ứng của Trung Quốc đối với đợt bùng phát Covid-19 hơn là nguồn gốc virus.

"Chúng tôi có rất nhiều thông tin, và nó không ổn chút nào. Dù từ phòng thí nghiệm hay những con dơi, tất cả đều đến từ Trung Quốc và họ nên ngăn chặn. Họ lẽ ra nên ngăn chặn từ nguồn nhưng mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát", Tổng thống Mỹ cho hay.

Covid-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm và gần 300.000 người tử vong. Mỹ cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh và xử lý chậm chạp, khiến thế giới bỏ lỡ thời gian ứng phó, đồng thời nghi ngờ nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Trung Quốc bác bỏ toàn bộ cáo buộc, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là "phi thực tế và vô căn cứ".

Nguồn: https://vnexpress.net/trump-doa-cat-quan-he-voi-trung-quoc-4099580.html
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Báo cáo mới của Mỹ về Covid-19 “lật tẩy Trung Quốc”

Các quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc “che giấu mức độ bùng phát của dịch bệnh Covid-19 để dự trữ vật tư y tế cần thiết nhằm đối phó với dịch bệnh này”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters


Hôm 4-5, AP công bố một báo cáo tình báo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) gồm 4 trang đề ngày 1-5, trong đó phân tích: "Trong khi hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2, Trung Quốc tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu vật tư y tế. Họ cố gắng che đậy việc đó, làm xáo trộn và trì hoãn việc cung cấp dữ liệu thương mại của mình".

Báo cáo cũng tiết lộ rằng cho tới cuối tháng 1, Bắc Kinh trì hoãn thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm. Qua đó, họ có thể đặt hàng vật tư y tế từ nước ngoài. Lượng nhập khẩu khẩu trang, áo choàng phẫu thuật và găng tay của Trung Quốc sau đó tăng mạnh.

Hôm 3-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho các quan chức tình báo nước ông vì không làm rõ mức độ nguy hiểm của Covid-19 sớm hơn.

Trước đây, ông chủ Nhà Trắng từng suy đoán Trung Quốc có thể đã "để xổng virus SARS-CoV-2 do sai sót". Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết vẫn đang xem xét giả thuyết này.

Phát biểu trên đài ABC hôm 3-5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "không có lý do nào để ông tin virus SARS-CoV-2 bị lây lan một cách có chủ ý". Tuy nhiên, ông nói thêm: "Hãy nhớ rằng Trung Quốc từng lây nhiễm (dịch bệnh) cho thế giới và họ có lịch sử vận ​​hành các phòng thí nghiệm không đạt chuẩn. Đây không phải là lần đầu tiên virus lây lan bởi trục trặc của phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tôi có thể khẳng định rằng có nhiều bằng chứng chỉ ra (virus SARS-CoV-2) bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở TP Vũ Hán" – ông Pompeo nhấn mạnh.


Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc tố ông Pompeo "bịa đặt" vì không trưng ra bằng chứng cụ thể.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho đài Fox News biết Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị nghiêm trọng nhất đối với Mỹ trong thế kỷ tới. "Chính phủ ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với đại dịch này. Chúng tôi biết họ đã che đậy nó" - ông Cruz nói.

Tính đến ngày 4-5 (giờ GMT), số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Mỹ lần lượt là 1.187.768 và 68.587 ca, còn ở Trung Quốc là 82.877 và 4.633 ca.

Trên toàn cầu, số ca nhiễm đã lên tới 3.563.686, số ca tử vong là 248.145 và số ca hồi phục là 1.153.847, theo trang web thống kê worldometer.info.

Theo Người Lao Động
0

Ngoại trưởng Mỹ: Có bằng chứng lớn SARS-CoV-2 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định 'có bằng chứng lớn' cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.


“Tôi có thể nói với bạn rằng, có bằng chứng lớn rằng virus corona chủng mới đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán của Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với "This Week" của ABC vào hôm 3/5.

Đồng thời, ông Mike Pompeo cũng nhấn mạnh “tôi nghĩ cả thế giới giờ có thể thấy rõ, Trung Quốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới, và họ vận hành những phòng thí nghiệm không đạt chuẩn".

Mặc dù chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, song ông Mike Pompeo từ chối bình luận về khả năng virus SARS-CoV-2 bị phát tán một cách có chủ đích.

Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, việc Trung Quốc tìm cách che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu đã tạo ra "nguy cơ to lớn" cho thế giới. "Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng tôi sẽ buộc người có trách nhiệm phải trả giá", ông Mike Pompeo tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần chỉ trích vai trò của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. Hôm 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm vì che giấu thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh.

Tổng thống Trump cũng nói ông đã thấy tài liệu giúp ông tin rằng virus COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang triển khai các cuộc điều tra nghiêm túc về những gì xảy ra tại Trung Quốc thời gian đầu dịch COVID-19. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định dịch bệnh lẽ ra nên được chấm dứt "ngay tại nguồn" và nó có thể đã chấm dứt nhanh hơn và không lan rộng ra toàn bộ thế giới.

Viện virus học Vũ Hán, nằm tại thành phố khởi phát đại dịch, đã bác giả thuyết virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm của mình.

Trong cuộc họp báo chiều 16/4, khi được hỏi về đồn đoán virus SARS-CoV-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định đây là tuyên bố "thiếu căn cứ".

"Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nhiều lần nói rằng, không có bằng chứng nào về việc virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học", ông Triệu cho hay.

Nguồn: https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/ngoai-truong-my-co-bang-chung-lon-sars-cov-2-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-ar543842.html
0

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Tổng thống Trump nói có bằng chứng virus gây Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, sau khi tuyên bố có bằng chứng liên kết virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 với một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.


Tổng thống Trump cho biết có thể áp đặt thuế quan mới lên Trung Quốc

AFP ngày 1.5 đưa tin khi được hỏi liệu có bất cứ bằng chứng nào khiến Mỹ tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc gây bùng phát dịch bệnh Covid-19 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, tôi có”, song không tiết lộ thêm thông tin liên quan.

Tổng thống Trump phát biểu trước các phóng viên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 30.4 (giờ Mỹ) rằng các cơ quan Mỹ đang điều tra làm thế nào SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên và cách xử lý của Trung Quốc như thế nào để ngăn dịch Covid-19 lây lan phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Trump nói thêm Mỹ có thông tin về những gì xảy ra tại Trung Quốc và ông sẽ sớm có bản báo cáo về vụ việc này “trong tương lai không xa”.

“Lẽ ra họ có thể đã ngăn chặn được nó”, Tổng thống Trump nói, đề cập việc Trung Quốc không nhanh chóng hủy các chuyến bay quốc tế ra khỏi đất nước.

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump còn cho biết ông có thể xem xét áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc nếu tính đến các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-trump-noi-co-bang-chung-virus-gay-covid-19-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-1218251.html
0

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Mỹ gọi Trung Quốc "hành xử côn đồ", Bắc Kinh nói Washington "tư duy băng đảng"

Sau khi một quan chức Mỹ mô tả Bắc Kinh là "chế độ côn đồ", Trung Quốc đáp trả bằng cách cáo buộc Washington áp dụng "logic băng đảng xã hội đen".


Người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ.
0

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Mỹ quan ngại trước 'sự áp bức' của Trung Quốc ở Biển Đông

Mỹ cho rằng việc Trung Quốc can thiệp hoạt động khai thác dầu khí lâu nay ở Biển Đông có thể gây bất ổn an ninh năng lượng trong khu vực.


Một tàu hải cảnh của Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.

Trong thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 cho biết Washington quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam.

Thông cáo nhấn mạnh "hành động lặp đi lặp lại" của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi "đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Binh Dương tự do và cởi mở".

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo hồi đầu năm từng lưu ý rằng "bằng cách ngăn chặn sự phát triển ở Biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng chế, Trung Quốc đã ngăn các quốc gia ASEAN tiếp cận nguồn dự trữ năng lượng có thể phục hồi trị giá 2,5 nghìn tỷ USD".

"Việc Trung Quốc cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn đang tranh chấp ở Biển Đông, bên cạnh những nỗ lực khác nhằm tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp trên Biển Đông, trong đó có việc sử dụng dân quân biển để gây sức ép, cưỡng chế và đe dọa các quốc gia khác, đang làm suy yếu hòa bình và ổn định của khu vực", thông cáo nêu rõ.

"Mỹ kiên quyết phản đối hành vi cưỡng chế và đe dọa từ bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ cũng như hàng hải của mình", thông cáo có đoạn. "Trung Quốc cần kiềm chế tham gia vào những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn này".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 19/7 cho biết nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc trong những ngày qua đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Bà Hằng nêu rõ đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.

Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam, theo người phát ngôn.

Theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vì mục đích kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Đối với thềm lục địa, quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó.

Vũ Hoàng (Theo Reuters, US Department of State)
0

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

National Interest: Thế chiến III có thể bắt đầu ở Biển Đông


(Sputnik) - Năm 2019, những khu vực “nóng” nhất trên thế giới, nơi có thể xảy ra Thế chiến thứ ba, vẫn là Biển Đông, Ukraina, Vịnh Ba Tư và Bán đảo Triều Tiên, đây là quan điểm của ông Robert Farley, giáo sư Trường đại học quân sự của quân đội Mỹ trong bài báo đăng trên tạp chí The National Interest.
0

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Tàu chiến Mỹ đi sát quần đảo Hoàng Sa

Hãng tin CNN của Mỹ, vào ngày 29/11/2018 loan tin rằng tuần dương hạm mang tên lửa USS Chancellorsville đã đi tuần tra sát quần đảo Hoàng Sa vào hôm ngày thứ hai 26/11.


Tuần dương hạm USS Chancellorsville tại hong Kong, 21/11/2018.
0

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Thương mại và Biển Đông : Mỹ siết thêm gọng kềm trên TQ

Trong cùng một ngày, hôm qua, 20/11/2018, Mỹ đã có hai động thái nhắm vào Trung Quốc. Tại Washington, văn phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ tố cáo Bắc Kinh cố giữ chính sách thương mại « vô lý, bất công » đối với Hoa Kỳ, trong lúc tại Biển Đông, Không Quân Mỹ lại cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay ngang khu vực Biển Đông trong một cử chỉ thị uy. Theo giới quan sát, rõ ràng là Mỹ đang gia tăng sức ép trên Trung Quốc trong bối cảnh lãnh đạo hai nước chuẩn bị gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G.20 vào cuối tháng 11.


Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer (2nd R) và thành viên của phái đoàn thương mại Hoa Kỳ sang Trung Quốc, rời khỏi khách sạn ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3 tháng 5 năm 2018.
0