Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn nCoV. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nCoV. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Sắp có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước

Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6.

Tuân thủ phòng dịch trên các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước


Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6. Trong đó, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines thực hiện 14 chuyến, Vietjet thực hiện 5 chuyến, Bamboo thực hiện 2 chuyến.

Cụ thể, từ nay đến hết tháng 5 sẽ có 12 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Thái Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 18-5.

1 chuyến bay từ Ấn Độ về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 19-5.

1 chuyến bay từ Myanmar về nước do Vietjet thực hiện vào ngày 21-5.

1 chuyến bay từ Hà Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 23-5.

2 chuyến bay từ Đài Loan về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 25-5.

2 chuyến bay từ Hàn Quốc về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 27-5.

3 chuyến bay từ Singapore về nước, do Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo mỗi hãng một chuyến vào ngày 29-5.

1 chuyến bay từ Anh về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 31-5.

Tiếp theo đó, trong tháng 6, sẽ có 9 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay từ Úc và một chuyến bay từ New Zealand do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 1-6.

1 chuyến bay từ Nhật Bản về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 3-6.

1 chuyến bay từ Phần Lan, Thuỵ Điển về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 5-6.

Mỗi nước 1 chuyến bay từ Canada, Angola, Kuwait, Mỹ về nước do Vietnam Airlines thực hiện lần lượt vào các ngày 7, 11, 13 và 15-6.

Phương án khai thác các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước vì những lý do đặc biệt đã được thông báo đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện.


Nguồn: https://www.sggp.org.vn/sap-co-21-chuyen-bay-cho-cong-dan-viet-nam-ve-nuoc-662619.html
0

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Trump dọa cắt quan hệ với Trung Quốc

Trump nói rằng ông thất vọng với cách Trung Quốc xử lý Covid-19 và có thể trả đũa bằng cách cắt hoàn toàn quan hệ với nước này.

"Tôi có mối quan hệ rất tốt đẹp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng ngay bây giờ tôi không muốn nói chuyện với ông ấy", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network được phát sóng hôm nay.

Trump cũng cho biết ông rất thất vọng vì Trung Quốc không ngăn chặn được Covid-19 và đại dịch toàn cầu đã khiến thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung trở nên u ám.


"Tôi rất thất vọng về Trung Quốc. Lẽ ra họ không bao giờ được để dịch bệnh xảy ra. Tôi đã thực hiện một thỏa thuận thương mại tuyệt vời nhưng bây giờ không cảm thấy như vậy nữa. Thỏa thuận vừa ráo mực thì dịch bệnh đã ập đến", Trump nói.

Khi được hỏi Mỹ có thể đáp trả thế nào, Trump không đưa ra thông tin cụ thể, nhưng nói với giọng đe dọa: "Có nhiều thứ chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt hoàn toàn quan hệ với họ".

"Khi làm việc đó, điều gì sẽ xảy ra", Trump nói tiếp. "Chúng ta sẽ tiết kiệm được 500 tỷ USD nếu cắt toàn bộ quan hệ với Trung Quốc".

Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019 và âm thầm lây lan khi Washington và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một hồi tháng 1. Trump từng ca ngợi thỏa thuận này là thành tựu lớn.

Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết mua ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong hai năm, trong khi Mỹ đồng ý không áp thuế quan theo giai đoạn với hàng hóa Trung Quốc. Tờ Global Times của Trung Quốc đưa tin các cố vấn giấu tên am hiểu các cuộc đàm phán đã đề nghị quan chức Trung Quốc xem xét khả năng hủy thỏa thuận thương mại giai đoạn một và đàm phán một thỏa thuận mới có lợi hơn cho Trung Quốc.

Trump hôm 11/5 tuyên bố ông không hứng thú đàm phán lại với Trung Quốc và lặp lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn. Ông cũng tập trung nhiều hơn vào phản ứng của Trung Quốc đối với đợt bùng phát Covid-19 hơn là nguồn gốc virus.

"Chúng tôi có rất nhiều thông tin, và nó không ổn chút nào. Dù từ phòng thí nghiệm hay những con dơi, tất cả đều đến từ Trung Quốc và họ nên ngăn chặn. Họ lẽ ra nên ngăn chặn từ nguồn nhưng mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát", Tổng thống Mỹ cho hay.

Covid-19 đã xuất hiện tại 212 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm và gần 300.000 người tử vong. Mỹ cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh và xử lý chậm chạp, khiến thế giới bỏ lỡ thời gian ứng phó, đồng thời nghi ngờ nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Trung Quốc bác bỏ toàn bộ cáo buộc, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là "phi thực tế và vô căn cứ".

Nguồn: https://vnexpress.net/trump-doa-cat-quan-he-voi-trung-quoc-4099580.html
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Quân đội đã chống “giặc” Covid-19 như thế nào?



“Chống dịch như chống giặc”, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng có vai trò tích cực trong phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua. Phóng viên VTC đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về vai trò của quân đội trước thách thức an ninh phi truyền thống như Covid-19.
0

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Virus corona từ góc nhìn khoa học


Năm 2020, chúng ta biết thế nào là đại dịch. Thế giới đang chiến đấu chống lại virus corona chủng mới có tên là COVID-19. Chúng ta thường nghe nói là “các nhà khoa học đang xử lý”. Nhưng điều đó nghĩa là gì?
0

Việt Nam bước đầu tiêm thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên chuột

Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.


TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận những những mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.

Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.

Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong nhiều tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

TS Đạt cũng cho biết thêm trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của dự tuyển vắc xin này.

Tính tới sáng 3/5, Việt Nam ghi nhận 270 ca mắc Covid-19. Kể từ sáng 16/4, đến nay, cả nước không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.

51 bệnh nhân còn lại đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định, 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus này.

Nguồn: https://zingnews.vn/viet-nam-buoc-dau-tiem-thu-nghiem-vac-xin-phong-covid-19-tren-chuot-post1080248.html
0

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Tổng thống Trump nói có bằng chứng virus gây Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, sau khi tuyên bố có bằng chứng liên kết virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 với một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.


Tổng thống Trump cho biết có thể áp đặt thuế quan mới lên Trung Quốc

AFP ngày 1.5 đưa tin khi được hỏi liệu có bất cứ bằng chứng nào khiến Mỹ tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc gây bùng phát dịch bệnh Covid-19 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, tôi có”, song không tiết lộ thêm thông tin liên quan.

Tổng thống Trump phát biểu trước các phóng viên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 30.4 (giờ Mỹ) rằng các cơ quan Mỹ đang điều tra làm thế nào SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên và cách xử lý của Trung Quốc như thế nào để ngăn dịch Covid-19 lây lan phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Trump nói thêm Mỹ có thông tin về những gì xảy ra tại Trung Quốc và ông sẽ sớm có bản báo cáo về vụ việc này “trong tương lai không xa”.

“Lẽ ra họ có thể đã ngăn chặn được nó”, Tổng thống Trump nói, đề cập việc Trung Quốc không nhanh chóng hủy các chuyến bay quốc tế ra khỏi đất nước.

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump còn cho biết ông có thể xem xét áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc nếu tính đến các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-trump-noi-co-bang-chung-virus-gay-covid-19-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-1218251.html
0

Trung Quốc gây áp lực, đòi EU sửa báo cáo liên quan virus

Nhà ngoại giao trưởng của EU, ông Josep Borrell, thừa nhận Trung Quốc đã gây áp lực buộc EU phải thay đổi báo cáo về việc Trung Quốc đưa ra thông tin sai lệch về Covid-19.

Ngày 30/4, ông Josep Borrell, Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, lần đầu tiên thừa nhận Trung Quốc đã cố gắng tác động đến báo cáo của Liên minh châu Âu (EU). Báo cáo này cáo buộc Trung Quốc đưa ra thông tin sai lệch về dịch bệnh, theo South China Morning Post.


Ông Josep Borrell là Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên , ông Borrell bác bỏ các cáo buộc rằng EU cúi đầu trước sự đe dọa của Trung Quốc và thay đổi báo cáo của mình.

“Trung Quốc có gây áp lực không? Hãy nhìn xem, rõ ràng Trung Quốc có bày tỏ mối quan ngại của họ khi họ biết tài liệu bị lộ và họ bày tỏ thông qua các kênh ngoại giao”, ông Borrell nói với Nghị viện châu Âu tại Brussels.

Ông Borrell cũng cho biết báo cáo EU công bố “chỉ ra rõ ràng chiến dịch làm nhiễu thông tin được nhà nước tài trợ và nêu rất cụ thể các bên đứng sau chiến dịch này, bao gồm cả Trung Quốc”.

“Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng không có thay đổi nào trong báo cáo được công bố tuần trước (để chiều) theo mối quan tâm của bên thứ ba, trong trường hợp này là Trung Quốc”, ông nói thêm.

“Chúng ta không hạ giọng. Chúng ta không cúi đầu trước bất cứ ai”.

Ông Borrell được triệu tập tới buổi làm việc tại Nghị viện châu Âu để giải trình việc nhóm của ông bị cáo buộc cúi đầu trước sự đe dọa của Trung Quốc và đưa ra một báo cáo sai lệch.

Ông Borrell đã né tránh một số câu hỏi, trong đó có một câu hỏi của ông Reinhard Bütikofer, nghị sĩ người Đức và là chủ tịch phái đoàn về quan hệ với Trung Quốc. Ông Bütikofer đã hỏi liệu ông Borrell có ủng hộ Thụy Điển và Đức kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về nguồn gốc của virus hay không.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc Trung Quốc tham gia vào chiến dịch đưa ra thông tin sai lệch trong đại dịch. Trung Quốc cũng kêu gọi các quốc gia khác công nhận nỗ lực kiềm chế virus và giúp đỡ các quốc gia khác của mình.

Nguồn: https://zingnews.vn/trung-quoc-gay-ap-luc-doi-eu-sua-bao-cao-lien-quan-virus-post1079595.html
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Trung Quốc trước áp lực bị kiện vì Covid-19

Trong khi chính quyền Trung Quốc liên tục tuyên bố là “nạn nhân” của Covid-19 thì nhiều tổ chức, chính quyền các nước lại khởi kiện Bắc Kinh với lý do làm bệnh dịch lây lan rộng.

Một công nhân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc


Tối 24.4, tờ South China Morning Post dẫn báo cáo của Tập đoàn theo dõi tình báo SITE Intelligence (Mỹ) cho biết phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc) và nhiều tổ chức lớn đã bị tin tặc tấn công. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị rò rỉ 450 địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập của nhân viên. Ngân hàng Thế giới, tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng nằm trong danh sách nạn nhân.

Mặc dù chưa xác định được nhóm tin tặc, SITE nhận định thủ phạm cố tình quấy rối và thu thập thông tin nhạy cảm về nguồn gốc Covid-19, vốn có thể gây khó khăn lớn cho Bắc Kinh.
Bị nhiều bang của Mỹ đệ đơn kiện

Trước đó, nhiều tổ chức, chính quyền đã lên án, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của Covid-19. Cụ thể, ngày 23.4, Mississippi trở thành tiểu bang tiếp theo ở Mỹ sau Missouri lên kế hoạch đệ đơn kiện yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này.

Tờ Hoàn cầu Thời báo gay gắt gọi quyết định của hai bang trên là hành động theo “chủ nghĩa côn đồ” (nguyên văn: hooliganism). Điều này chỉ dẫn đến sự “ăn miếng trả miếng” và kéo cả thế giới vào hỗn loạn.

Trước đó, ngày 20.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác cùng nhau thay vì đổ lỗi hay yêu cầu bồi thường. Và vi rút có nguồn gốc khoa học nên cần tôn trọng sự thật và khoa học, đừng nên chính trị hóa vấn đề.

Tuyên bố trên được đưa ra nhằm phản đối các cáo buộc liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và hậu quả nặng nề nếu cố ý để vi rút lây lan. Washington gần đây liên tục yêu cầu Bắc Kinh mở cửa cho chuyên gia Mỹ vào Vũ Hán để điều tra.

Truyền thông và giới chức Mỹ đã tung ra hàng loạt điều tra và nghiên cứu buộc tội Trung Quốc che đậy thông tin vi rút SARS-CoV-2 và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số giả thuyết cũng cho rằng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã nghiên cứu một loại vũ khí sinh học mới và vô tình để lọt ra môi trường tự nhiên.

Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton chia sẻ với kênh Fox ngày 20.4 rằng ông đang đề xuất dự luật cho phép tất cả nạn nhân của vi rút có thể kiện chính phủ Trung Quốc và áp đặt biện pháp trừng phạt với những người che đậy thông tin.

Trong khi đó, liên quan việc bang Missouri đệ đơn kiện lên tòa án liên bang yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này, Tổng chưởng lý bang Eric Schmitt muốn người dân của bang được bồi thường và Trung Quốc phải ngừng tích trữ thiết bị y tế.

Trước đó, nhiều đơn kiện dân sự tập thể khác do các doanh nghiệp đứng tên đã được đệ trình ở bang Florida và Nevada. Theo cuộc thăm dò của tổ chức Redfield & Wilton Strategies (Anh) trên 1.500 cử tri Mỹ, có đến 50% người được hỏi sẵn sàng ủng hộ một vụ kiện tập thể ở bang của họ để tìm kiếm sự bồi thường từ Trung Quốc.
Nhiều cuộc điều tra nhằm vào Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ cũng kéo theo các cuộc điều tra độc lập từ nhiều nước nhằm vào sự ứng phó chậm trễ của Trung Quốc. Lực lượng tình báo khắp thế giới được cho là đang thu thập thông tin về phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự lây lan ban đầu của vi rút.

Tờ Daily Mail đưa tin Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin hơn về giai đoạn khởi phát đại dịch. Các lãnh đạo châu Âu khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đều đặt ra nghi vấn về tỷ lệ tử vong và nguồn gốc lây nhiễm ở Trung Quốc.

Tờ Bild, nhật báo hàng đầu của Đức, thì đăng tải hóa đơn trị giá 160 tỉ USD đòi Trung Quốc bồi thường cho những tổn thất về du lịch, hàng không, điện ảnh của nước này. Đính kèm với hóa đơn là lá thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích Bắc Kinh giấu dịch.

Ngày 22.4, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố kêu gọi tất cả thành viên của WHO hợp tác đẩy nhanh việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2.

Trong khi đó, phía Bắc Kinh nhiều lần cho rằng những kiện tụng trên là không có giá trị và phương Tây đang chính trị hóa vấn đề.

Đòi bồi thường 4.000 tỉ USD

Theo BBC hồi đầu tháng 4, tổ chức Henry Jackson Society ở Anh đề xuất kiện Trung Quốc vì vi phạm các nguyên tắc y tế trong quá trình xử lý dịch. Tổ chức này yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4.000 tỉ USD cho thế giới, riêng Anh phải được bồi thường 449 tỉ USD.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-truoc-ap-luc-bi-kien-vi-covid-19-1215842.html
0

Mua máy xét nghiệm Covid-19: Nơi 7 tỷ, chỗ chỉ 1,5 tỷ


Sau khi Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt, nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nam và Quảng Trị đều rà soát, báo cáo việc mua sắm thiết bị xét nghiệm.

Hôm 22/4, Bộ Công an khởi tố ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 6 bị can với cáo buộc câu kết, gian lận, thông đồng nâng khống giá mua Hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19.

Vụ việc trên trở thành vấn đề được dư luận rất quan tâm, nhiều địa phương trong cả nước đồng loạt cho thanh, kiểm tra công tác mua máy xét nghiệm.

Quảng Ninh chỉ đạo thanh tra việc mua máy

Đây là địa phương đầu tiên yêu cầu rà soát thủ tục liên quan mua máy Realtime PCR tự động xét nghiệm và các thiết bị y tế liên quan phòng, chống dịch bệnh.

Cụ thể, ngày 24/4, khi có dư luận về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cao hơn nhiều lần so với giá thực tế, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục trong công tác mua sắm thiết bị.


Hệ thống máy xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Hải Phòng.

Tỉnh ủy Quảng Ninh giao Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ phòng, chống dịch và vấn đề mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh của Sở Y tế. Nếu có vi phạm cần xử lý nghiêm tập thể, cá nhân theo quy định.

Về phía Sở Y tế Quảng Ninh, đơn vị khẳng định dù chưa có giá nhập khẩu chính thức, nhưng nhà cung cấp thiết bị báo bộ thiết bị này có giá thấp hơn khoảng 2 tỷ, so với máy mà CDC Hà Nội đã mua (7 tỷ).

Quảng Nam mua máy đúng quy định
Hai ngày sau khi vụ việc tại CDC Hà Nội bị phanh phui, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Y tế báo cáo việc mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR với giá 7,5 tỷ đồng để trang bị cho CDC Quảng Nam.

Trước đó, ngày 24/3, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt lựa chọn nhà thầu mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động. Dự toán chi cho Sở Y tế 7,56 tỷ đồng để mua thiết bị này.

Đến ngày 1/4, CDC Quảng Nam vận hành hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam khẳng định việc mua máy đúng quy định hiện hành và đã được UBND tỉnh đồng ý.

Về mức giá hơn 7,5 tỷ đồng cho bộ thiết bị, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam nói do hãng sản xuất hoặc nhà phân phối mua hàng về rồi định giá. Việc này tùy thuộc thị trường và loại máy móc được bán.

Hải Phòng phủ nhận mua máy giá 10 tỷ

Ngày 25/4, Sở Y tế Hải Phòng có báo cáo gửi Bộ Y tế trong đó khẳng định địa phương này chưa thực hiện việc mua sắm hệ thống máy Realtime PCR tự động.

Về việc thành phố đã tự trang bị và vận hành máy xét nghiệm Covid-19 đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng từ ngày 21/3, đại diện Sở Y tế Hải Phòng cho biết đây là thiết bị đi mượn.

Còn trả lời trên một tờ báo điện tử thời điểm chuẩn bị vận hành máy xét nghiệm, Giám đốc Sở Y tế nói thành phố mua với giá gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó vị lãnh đạo này phủ nhận thông tin trên.

Đến ngày 26/4, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam, giao Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính rà soát lại toàn bộ quy trình các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, tránh để xảy ra sai sót.


6 bị can liên quan sai phạm tại CDC Hà Nội. Ảnh: Bộ Công an.

Nhiều nơi mua máy xét nghiệm giá rẻ
Cũng trong ngày 26/4, lãnh đạo Sở Y tế 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị cho biết các địa phương này đều mua hệ thống máy xét nghiệm với mức giá chưa bằng 1/3 so với CDC Hà Nội.

Cụ thể, Sở Y tế Quảng Bình chọn mua máy của Đức. Sau khi tham khảo giá của một số nơi đã mua, đơn vị đưa ra hội đồng của Sở Tài chính để thẩm định. Sau đó, mức giá mà tỉnh phê duyệt mua máy khoảng 3 tỷ đồng gồm, giá máy hơn 1,6 tỷ, còn lại là hệ thống tách chiết và một số phụ kiện khác.

Còn Sở Y tế Quảng Trị cho hay họ mua máy xét nghiệm Realtime PCR và máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ để xét nghiệm Covid-19.

Theo thẩm định, máy xét nghiệm Realtime PCR có giá 1,65 tỷ đồng và máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ giá hơn 1 tỷ. Nhưng sau khi CDC Quảng Trị đàm phán, nhà cung cấp đã giảm giá các máy còn 1,5 tỷ và 650 triệu.

Bộ Y tế vừa gửi 2 công văn đến Sở Y tế các địa phương và nhiều bệnh viện đề nghị báo cáo kết quả mua sắm thiết bị.

Bộ Y tế đề nghị các nơi bổ sung số liệu và tổng hợp báo cáo kết quả mua sắm hệ thống máy Real-time PCR tự động của hãng Quiagen (Đức) và toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống. Thời gian báo cáo bổ sung thêm gồm tất cả hợp đồng đã được ký trong 2 năm (từ 1/3/2018 đến 29/2).

Các tài liệu đề nghị photocopy, đóng dấu sao y bản chính và gửi kèm báo cáo về Bộ Y tế gồm: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu; hợp đồng mua bán giữa các bên, tài liệu về thông số, tính năng kỹ thuật của hệ thống; catologue của thiết bị chính và các thiết bị thành phần của hệ thống, chụp ảnh của các thiết bị nêu trên.

Nguồn: https://zingnews.vn/mua-may-xet-nghiem-covid-19-noi-7-ty-cho-chi-1-5-ty-post1077694.html
0

Tiếp tục nghiên cứu khả năng thuốc lá ngừa coronavirus

Nghiên cứu mới ở Pháp cho thấy, nicotine có thể miễn nhiễm coronavirus lập tức làm dấy lên những hoài nghi và khiến các thử nghiệm tiếp đang được tiếp tục.

Các nhà khoa học Pháp đang chờ phê duyệt để nghiên cứu sâu hơn “công dụng” của nicotine. Ảnh: Shutterstock


Các phát hiện mới được đưa ra sau khi nhóm nhà nghiên cứu tại một bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Paris đã kiểm tra 343 bệnh nhân nhiễm coronavirus và 139 người khác mới bị mắc nCoV với các triệu chứng nhẹ hơn.

"Trong số những bệnh nhân này, chỉ có 5% là những người hút thuốc lá", giáo sư Zahir Amoura, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu này cũng có kết quả tương tự với những phát hiện được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng New England hồi tháng trước cho biết, chỉ có 12,6% trong số 1.000 người mắc Covid-19 ở Trung Quốc là những người hút thuốc.

Theo nhà sinh học thần kinh nổi tiếng Jean-Pierre Changeux ở Viện Pasteur (Pháp), đồng tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu đã đặt ra một giả thuyết cho rằng, chất nicotine có thể đã bám vào các thụ thể tế bào và ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào và lây lan trong cơ thể.

Hiện các nhà nghiên cứu đang chờ phê duyệt từ giới chức y tế ở Pháp để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo. Và họ đang lên kế hoạch sẽ sử dụng “miếng dán nicotine” cho toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện Pitie-Salpetriere ở Paris, nơi đầu tiên thực hiện các nghiên cứu này test khả năng liệu nó có bảo vệ họ chống lại coronavirus hay không.


Chất nicotine có thể đã bám vào các thụ thể tế bào và ngăn chặn coronavirus xâm nhập. Đồ họa: Frontiers

“Ngoài ra, bệnh viện này cũng sẽ sử dụng miếng dán trên đối với bệnh nhân nhập viện để xem liệu nó có giúp giảm triệu chứng bệnh đồng thời giảm nguy cơ phơi nhiễm cho cả đội ngũ chăm sóc hay không”, ông Amoura cho hay.

Trong lúc các nghiên cứu sâu hơn đang cần thiết được đẩy nhanh thì các chuyên gia cũng cảnh báo, không khuyến khích mọi người hút thuốc hoặc sử dụng miếng dán nicotine như một biện pháp phòng vệ chống lại coronavirus.

"Chúng ta không được quên tác hại của nicotine. Đặc biệt là những người không hút thuốc thì tuyệt đối không nên sử dụng nicotine như là các chất thay thế bởi nó sẽ gây ra tác dụng phụ và gây nghiện”, ông Jerome Salomon, quan chức hàng đầu của Bộ Y tế Pháp khuyến cáo.


Trong cuộc chiến chống nCoV cũng đã xuất hiện nhiều tin đồn liên quan đến thuốc lá. Ảnh: Getty Images

Hiện thuốc lá vẫn là kẻ sát nhân số một ở Pháp, với ước tính 75.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc. Tỷ lệ người hút thuốc lá ở nước này khoảng 35%.

Trong đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nước Pháp là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của coronavirus ở châu Âu, với hơn 21.000 ca tử vong và hơn 155.000 ca nhiễm bệnh được báo cáo.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/tiep-tuc-nghien-cuu-kha-nang-thuoc-la-ngua-coronavirus-d263308.html
0

Hệ thống do Hồ Chí Minh tạo ra giúp đánh bại Covid-19 tại Việt Nam


Đến nay trên thế giới ghi nhận gần 2 triệu 650 nghìn ca nhiễm virus corona, trong đó gần 186 nghìn ca tử vong. Với số ca nhiễm hơn 855 nghìn và gần 48 nghìn ca tử vong, Hoa Kỳ đã trở thành nước có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất trên thế giới. Và số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Trong khi đó, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cả một tuần đến ngày thứ Sáu. Tính đến sáng 26-4, tổng số ca nhiễm virus của Việt Nam là 270. Làm thế nào một quốc gia có gần 100 triệu dân với diện tích lãnh thổ nhỏ, đường biên giới dài với Trung Quốc và các mối liên hệ quốc tế sôi động, nhưng có thu nhập bình quân không phải cao nhất và hệ thống y tế chưa phát triển cao lại có thể đạt được kết qua này? Cả thế giới muốn biết câu trả lời.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Việt Nam đã cho thấy rõ rằng, hệ thống quản lý hoạt động rất hiệu quả. - Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Quốc gia St.Petersburg nhận xét. - Nghệ thuật quản lý là sử dụng các nguồn lực hạn chế để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đất nước rất nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các mối đe dọa chính đã được xác định, và tất cả các nỗ lực đều nhằm phòng tránh đến mức tối đa nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh".

Ngay vào ngày 28 tháng 1, Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo hoạt động này, tập hợp năng lực chuyên môn của đội ngũ bác sĩ để đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ, và dựa trên những khuyến nghị này Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đó là việc cách ly tất cả những người mắc bệnh, nguyên tắc cách ly đối với những người tiếp xúc với người nhiễm. Các biện pháp này nhanh chóng dẫn đến kết quả cụ thể, bởi vì nếu xuất hiện các triệu chứng trong quá trình kiểm dịch, người này ngay lập tức được cách ly điều trị tại bệnh viện. Sau đó bệnh nhân bị hạn chế liên lạc. Ở Việt Nam có mức độ huy động sức dân rất cao và trình độ quản lý rất cao. Ở nước này, chính phủ quan lý các quá trình, chứ không phải quá trình quản lý chính phủ. Có thể nói, trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, Việt Nam đã sử dụng hệ thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển, trong đó nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Tiếp tục tuyên truyền tới người dân nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.


Cơ sở của hệ thống này đã được phát triển trong các cuộc kháng chiến, và tiềm năng huy động sức dân được duy trì và được sử dụng đầy đủ trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Không phải ngẫu nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chống dịch như chống giặc.

Bây giờ hệ thống này được hiện đại hóa, cải tiến, có sử dụng các công nghệ thông tin và Internet. Việt Nam phát triển và sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19, sử dụng các ứng dụng để người dân khai báo y tế nhằm chủ động cho công tác phòng dịch. Tuy nhiên, điều chính trong hệ thống này là khối đại đoàn kết toàn dân, tính kỷ luật cao và nhận thức về mức độ nghiêm trọng của tình huống này. Chính quyền cung cấp cho người dân vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, và người dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chính quyền.

Chống dịch như chống giặc

Trong khi đó ở Hoa Kỳ những nhà truyền giáo trên TV nguyền rủa virus, ở nhiều quốc gia ngươi dân coi lệnh “cách ly xã hội” như một biện pháp hạn chế tự do hoặc sử dụng thời gian này để giải trí, mà sau đó họ phải trả giá đắt. Ở một số quốc gia tiền công được sử dụng không phải để bảo vệ hiệu quả người dân, mà để tổ chức những chiến dịch đáng ngờ.

Kết quả của tất cả điều này là số ca nhiễm và số ca tử vong ngày càng tăng. Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực để tạo ra một hệ thống rõ ràng, mạch lạc và minh bạch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bênh và phát hiện sớm các ca nhiễm, hệ thống này đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Toàn bộ người dân nhận ra sự nghiêm trọng của mối đe dọa. Trước đây người Việt Nam đã sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, bây giờ họ cho toàn thế giới thấy một tấm gương về cuộc đấu tranh vì sức khỏe của toàn dân, chuyên gia Nga nói.

Nguồn: https://vn.sputniknews.com/vietnam/202004268972231-he-thong-do-ho-chi-minh-tao-ra-giup-danh-bai-covid-19-tai-viet-nam/
0

WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á vừa cho biết Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Cụ thể, ngày 24/4, cơ quan thẩm định của WHO đã gửi thư thông báo việc công nhận sản phẩm bộ kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm Covid-19 nêu trên của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

Trước đó, ngày 21/4, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm này. Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã gửi chứng nhận cho Công ty Việt Á.

MHRA đã tiến hành kiểm định chất lượng, thử nghiệm trong thực tế và cấp phép cho bộ sản phẩm trên, theo đó bộ sản phẩm xét nghiệm này sẽ được bán tự do tại tất cả các nước thành viên khu vực kinh tế châu Âu (EEA) mà Anh là thành viên. EEA hiện gồm các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 3 nước: Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

Anh đã rời EU vào ngày 31/1/2020 nhưng Luật Dược phẩm của EU vẫn được áp dụng cho Anh đến hết ngày 31/12/2020. Theo quy định của EU, chứng nhận CE do bất kỳ thành viên nào của liên minh này cấp cũng được lưu hành trên toàn EU.

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam có những ưu điểm gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ kit của Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu điểm như thời gian cho kết quả nhanh hơn, dễ sử dụng hơn so với quy trình hướng dẫn của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Đại diện công ty Việt Á cho biết thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 là hơn 2 giờ. Bộ kit xét nghiệm này đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát hiện bệnh tốt.

Hiện năng lực sản xuất của công ty theo đóng gói dùng trong nước là khoảng 10.000 bộ/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Còn theo đóng gói xuất khẩu thì công suất trung bình là 100.000 bộ/ngày và tối đa là 200.000 bộ/ngày. Với các công suất này thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế.

Được biết, chi phí sản xuất bộ kít đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000-600.000 đồng/bộ.

Bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh.

Sau khi được Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Vương quốc Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và 1 số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu bộ/tháng.

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tổ chức quan tâm đến sản phẩm như Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ Clinton Health Access Initiative (CHAI).

Việc được WHO chấp thuận sẽ mở thêm những cơ hội mới để kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đến được nhiều thị trường hơn trên thế giới.











0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Covid-19 : Đường lây nhiễm mới tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc


Trung Quốc ngày 23/04/2020 thông báo phát hiện thêm 10 ca nhiễm virus corona trên toàn quốc. Vùng đông bắc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch lây lan, đặc biệt là tại tỉnh Hắc Long Giang sát biên với Nga. Riêng tại thủ phủ tỉnh này là Cáp Nhĩ Tân (Harbin), hàng loạt quan chức đang trong vòng bị điều tra vì đã để một bệnh nhân lây nhiễm cho khoảng 60 người chung quanh.

Thông tín viên trong khu vực Đông Bắc Á, Stéphane Lagarde cho biết thêm :

Giới truyền thông ban đầu nói đến một nam sinh viên từ thành phố New York trở về, nhưng sau đó đã sửa lại giới tính của nguồn lây nhiễm. Đó là một nữ sinh từ Mỹ về lại Cáp Nhĩ Tân hôm 19/03 vừa qua và có thể cô là điểm khởi đầu của cả một chuỗi lây nhiễm dài.

Người bị nhiễm đầu tiên là một cô bạn gái của nữ sinh viên đó. Cả hai ở cùng một chung cư. Kế tới đến lượt gia đình và bạn bè bị lây nhiễm. Trong số này có một cụ ông 87 tuổi và ông cũng là một kênh truyền nhiễm quan trọng.

Theo đài truyền hình địa phương, khi phải nhập viện ông đã lây sang cho nhiều người khác. Về phần cô nữ sinh từ Mỹ trở về, sau hai tuần lễ đầu bị cách ly, hai đợt khám hôm 31/03 và 03/04 cho thấy cô không mang bệnh, nhưng chỉ một tuần lễ sau đó xét nghiệm cho thấy nữ sinh này dương tính với virus corona.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, tổng cộng cô gái này là đầu mối lây nhiễm cho khoảng từ 50 đến 60 người, khiến cả tỉnh trong tư thế báo động. Một chuỗi lây nhiễm dài như vậy chứng tỏ mọi người đã mất cảnh giác quá sớm, theo như tờ báo này nhận định. 18 quan chức của thành phố, trong đó có giám đốc cơ quan y tế đang bị điều tra.


Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200423-covid-19-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-t%E1%BA%A1i-c%C3%A1p-nh%C4%A9-t%C3%A2n-trung-qu%E1%BB%91c
0

Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ chống dịch Covid-19

Theo một tuyên bố của ông Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, Ngoại trưởng Mỹ tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN sáng 23/4 đã cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Theo tuyên bố, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Mỹ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới...".

"Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam", tuyên bố cho biết thêm.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong việc ứng phó Covid-19. Trong đó, Washington nêu cao tầm quan trọng của minh bạch thông tin.

Tới nay, Mỹ đã chi hơn 35,3 triệu USD vào quỹ y tế khẩn cấp để giúp đỡ các nước ASEAN chống lại virus corona chủng mới, đóng góp vào 3,5 tỷ USD hỗ trợ y tế công đã cung cấp cho khắp các nước ASEAN trong 20 năm qua, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

Nguồn: https://baomoi.com/ngoai-truong-my-cam-on-viet-nam-ho-tro-van-chuyen-2-2-trieu-bo-do-bao-ho-chong-dich-covid-19/c/34815555.epi
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi vĩnh viễn tất cả chúng ta

Rồi đây, khi vượt qua dịch COVID-19 hay phải chung sống với nạn dịch này, mỗi người trong chúng ta dù địa vị, tuổi tác, trình độ, giới tính, màu da, dân tộc có thể khác nhau nhưng chắc sẽ chung một suy nghĩ, đánh giá, thậm chí đến nhận thức rằng: COVID-19 làm THAY ĐỔI tất cả.


Khác với những gì trước đó, có những thứ sẽ mất đi, nhưng có những điều sẽ sinh ra trong và sau dịch, để cân đong sự được mất là khó, càng không khả thi khi lượng hóa những biến chuyển này. Khi diễn biến dịch còn phức tạp, những đánh giá, dự báo thay vì hàng năm, hàng tháng, thì có đến hàng ngày, hàng giờ.

Do vậy, nói gì, viết gì cho thời gian tới, có thể còn sớm, nhưng biên lại những gì đang diễn ra từ trạng thái tâm lý của người trong cuộc lúc này cũng chính là cách ta suy nghĩ về nó – về thứ đang làm thay đổi thế giới.

Những con số ca bệnh mới, số người chết, số người được chữa khỏi, tâm dịch, khu vực cách ly, Fo, F1, F2, dương tính, âm tính… không chỉ là những thống kê đơn thuần của ngành y tế, chính quyền, được cập nhật, còn là thông tin quan tâm đến độ từ người bán rau, bán hoa, bác đạp xích lô, chị nhặt ve chai… đến những người chủ doanh nghiệp, từ những công nhân cặm cụi, miệt mài trong các dây chuyền sản xuất tưởng chỉ biết đưa cái này vào, lấy cái kia ra… đến các công chức bàn giấy đều thạo tin về COVID-19.

Toang rồi… cư dân mạng bất kể ngày đêm tương tác với nhau, thật, giả lẫn lộn, bình luận, trạng thái, chia sẻ, bày tỏ thái độ về nhân vật, diễn biến dịch…hầu hết như những người chứng kiến tận mắt, đến tận nơi.

Sang trang mới, đúng là sang trang mới với học sinh và không chỉ là học sinh còn là giáo viên, nhà trường, phương pháp dạy học, cách thức học, còn là gia đình với môi trường tưởng chừng như trên giấy nay đã thành thực tế gia đình chính là trường học. Từ tin nghỉ học tuần này, nghỉ học đến tuần sau, đến lúc ít quan tâm đến ngày nào đến trường mà bao giờ kết thúc năm học, thi kiểu gì… như là bài toán mà đáp số đang còn nhiều nghiệm.

Với lúc đầu khi dịch đến tưởng chừng những ngành du lịch, dịch vụ, hàng không… bị ảnh hưởng trực tiếp, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn kiến nghị các chính sách tháo gỡ khó khăn giảm, miễn, giãn thuế… các gói hỗ trợ tưởng chừng dành cho ngành mình. Đến nay, hình như sự quan tâm lại từ những điều hết sức bình dị, đời thường như người hướng dẫn viên mai chưa biết làm gì, bác bán vé số chiều nay sẽ ăn gì, anh chạy xe ôm tối nay sẽ ngủ ở đâu,… những mảnh đời, cảnh đời thời COVID-19, sự khó khăn dường như đang đi vào và đi ra từ chính những ngõ, hẻm.

Tâm lý xã hội ngờ vực, hoang mang, tự tin, hi vọng, với diễn biến xúc cảm phụ thuộc vào tình hình dịch COVID-19.

Những cử chỉ gần gũi thân thương, giao tiếp đã có từ ngàn đời, gấm vào máu, như là thành trì tưởng chừng chỉ có thể chia cắt bởi cái chết như cái ôm, nụ hôn, cái bắt tay đến nay đã chuyển thành những ánh mắt thay điều muốn nói, giãn cách xã hội, giữ khoảng cách 2 mét như một đơn vị tính hữu hình mà vô hình, không chỉ là mệnh lệnh hành chính, có những lúc nó xuất hiện như là bản năng. Liệu COVID-19 có thể hình thành một phương thức giao tiếp mới hay hơn nữa là văn hóa giao tiếp mới hay không ? chưa có câu trả lời chắc chắn, phải chăng phụ thuộc vào thời gian dịch?

Đến cả số phận, nghi thức thiêng liêng của mỗi con người thường chỉ được một lần là sự sinh ra, hôn nhân, cái chết, nay thời COVID-19 đều khác. Chưa bao giờ sự chứng kiến thời khắc thiêng liêng đó của mỗi đời người lại thay đổi đến như thế. Thay vì sự loan báo, chia sẻ đến nhiều người bằng phương thức trực tiếp có từ lâu đời hàng ngàn năm và lâu hơn thế nữa, chưa thể biết chính xác được, mà nay, có nơi nếu hôn nhân phải đến không dừng được thì chỉ có vài người thân chứng kiến, hay những đám tang ngoài người nằm trong hòm và nhân viên tang lễ là trực tiếp, không có cả người thân bên cạnh, còn lại người dự được chia sẻ, tương tác qua các công cụ của mạng xã hội.

Hằng đêm, cũng có những người tâm sự với bạn COVID-19, hỏi bạn sinh ra từ đâu, bạn oán thoán, giận dữ gì mà muốn tìm đến không từ một ai, một quốc gia nào… những câu hỏi, sẻ chia được tâm sự như hỏi chính mình, hỏi về những ứng xử của con người với tự nhiên với đất mẹ, những câu hỏi mà sự trả lời không dừng ở một khoảng thời gian, một thế hệ hay một quốc gia.

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, có những quốc gia như Việt Nam đã từng sống trong trạng thái xã hội thời chiến, thấm thía những giá trị, nâng niu từng giây phút của hòa bình. Nay vì COVID-19, “Chống dịch như chống giặc” có nơi không khí của “thời chiến” như trở về mặc dù không bom rơi, đạn nổ. Sự dò xét, cảnh giác…ánh mắt…cử chỉ…xuất hiện từ những con ngõ đến những đô thị lớn, âu cũng là trạng thái bắt buộc, cần có!

Cũng như trong những lúc khó khăn, thử thách, chính là mảnh đất nảy sinh sự lạc quan, niềm tin. Những bài hát, vần thơ… trước đây phải hàng ngày, hàng tháng thậm chí còn nhiều hơn thế mới ra đời, lan tỏa, nay tính bằng giờ, bằng phút. Những câu chuyện, bộ phim thường chạy trước và sau thực tế cuộc sống, nay như muốn song song với sau. Phải chăng COVID-19 đã hối thúc và làm nên được điều này? Không biết rồi sau khi đánh giá lại các nhà lý luận có thể đúc rút một bước chuyển mới, một giai đoạn mới của văn học, nghệ thuật thời COVID-19 hay hậu COVID-19.

Hình ảnh những người chiến sỹ áo trắng, chiến sỹ áo xanh…được khắc họa như những người ở tuyến đầu với những phẩm chất vốn có được hiện hữu, rõ nét hơn trong “cuộc chiến chống dịch COVID-19”. Những tấm gương, những lời ngợi ca, sự hy sinh vừa trực tiếp, vừa thầm lặng của các anh, các chị đang lan tỏa, tiếp thêm sức mạnh, thắp sáng niềm tin cho toàn xã hội, từng nhà, từng người.

Như đã thành truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta lúc khó khăn, khi hoạn nạn “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”. Những câu chuyện chia ngọt, sẻ bùi, tấm lòng nhân ái, nghĩa đồng bào… những sáng kiến hữu ích đầy nhân văn như cây ATM gạo… đã ra đời từ thực tế cuộc sống mùa dịch COVID-19, không cần đề tài nghiên cứu, hay mệnh lệnh chỉ đạo mà xuất phát từ tấm lòng và không chỉ vì tấm lòng.
Còn nhiều câu chuyện, mà như đồng bào nói là kể từ ngày này, sang ngày khác, đêm này sang đêm khác cũng không hết được về tình cảnh do COVID-19 làm thay đổi chúng ta. Nhưng phải kể, phải nói, phải ngợi ca có những người lãnh đạo xả thân ngày đêm, không có Tết cổ truyền dân tộc, những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hay cả những đắn đo, cân nhắc…những hình ảnh vội vàng nhưng rất thời sự về khoảng khắc quyết định khi bước vào những giai đoạn cam go của chiến dịch, cuộc chiến.

Hình như từ sự tạm dừng lại, chậm lại của hầu hết các quan hệ xã hội… bởi dịch COVID-19, nay chúng ta đang dần chuyển trạng thái dần thích nghi, điều chỉnh, thậm chí tiếp tục một số quan hệ không thể dừng mãi được. Liệu đấy là do thời gian hay do quy luật? hay chuyển chiến thuật từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Khi bắt đầu dịch, có lúc đến 80-90% thông tin, thời lượng trên báo, truyền hình, mạng xã hội về chống dịch COVID-19, có người băn khoăn vì sự ngập tràn thông tin, nhất là những cảnh báo, bình luận thiếu cơ sở, gây sự hoang mang, hay tập trung hướng nhìn, dư luận vào một phía, một vế, tất cả cho tiền tuyến phòng, chống dịch, rất ít tiếng nói, câu chuyện và sự chuẩn bị cho hậu phương, sự tái thiết, nhưng rồi thời gian, đến nay đã khác.

Lịch sử nhân loại chứng kiến những cuộc chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai…cướp đi sinh mạng hàng triệu người, làm suy tàn cả nền văn minh, hay xóa cả một dân tộc. Nhưng cũng qua những biến chuyển này, lịch sử cũng sang trang mới, có những quốc gia trở lên hùng cường, hay sản sinh ra những thế hệ mới khác trước.

Đúng là chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai có thể xuất phát từ chủ quan, khách quan, từ con người hay tự nhiên, nhưng đều có nguồn gốc từ sự ứng xử, sự mất cân bằng và là điều không ai mong muốn, nhưng cũng chính nó vừa là thử thách, khó khăn song cũng là thời cơ và hình thành sự thay đổi mang tính bước ngoặt.

Theo dòng lịch sử nhân loại các cuộc cánh mạng công nghiệp với phạm vi ảnh hưởng làm biến chuyển thế giới. Từ những năm đầu của thế kỷ 21 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhắc tới nhiều hơn, lúc đầu tưởng chỉ ở những nước phát triển, nhưng đến nay tầm vóc và sức ảnh hưởng đã đến mọi quốc gia không phân biệt mạnh, yếu, lớn nhỏ và nó đang trở lên mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn không chỉ ở phương diện quốc gia mà đã đến từng gia đình, cá nhân, dần thống trị ở hầu hết các quan hệ xã hội.
Và sự nhận biết sức mạnh này được thể hiện rõ qua dịch COVID-19, nhiều phương thức giao tiếp trực tiếp đã chuyển thành gián tiếp, mọi quy tắc, mọi nền kinh tế, mọi ngành nghề, thậm chí thách thức cả nội hàm của khái niệm “con người” mạng xã hội, các công cụ công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi chúng ta, tính riêng tư của mỗi cá nhân.

Có những kịch bản liên quan đến dịch COVID-19 đã được phác họa, theo khía cạnh thời gian như dịch kéo dài 3 tháng, 6 tháng hay đến hết năm 2020, theo ngành như tài chính, du lịch, giao thông… thậm chí khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang được dự báo, nhưng cũng có những kịch bản mang tính bao trùm như: sẽ đẩy lùi, ngăn chặn được dịch; sẽ kiểm soát, khống chế được dịch; dịch sẽ tự lui…

Viễn cảnh về kịch bản thứ nhất cuộc sống kinh tế xã hội sẽ hồi sinh, tái thiết, có thể có những thay đổi nhưng không lớn. Kịch bản thứ hai mang lại bức tranh về những thay đổi tự thân mang tính toàn diện của xã hội từ việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân… sẽ có vắc xin phòng dịch, đến việc đi lại, giao tiếp…từ thiết kế không gian sống, không gian công cộng và những tiêu chuẩn về giao thông, đô thị, kiến trúc sẽ thay đổi, đến cả thời trang, thậm chí khẩu trang có thể là bộ phận không thiếu được của trang phục như quần, áo hiện nay…

Còn chỉ khi xuất hiện bởi sự can thiệp của một đấng siêu nhiên, hoặc tự bản thân virus Corona nhận thấy đã hoàn thành sứ mệnh tự rút trong một buổi sáng đẹp trời khi bình minh vừa lên thay thế bóng đêm, trong tiếng gió xào xạc còn lẫn mùi hương, líu lo tiếng chim hót là kịch bản thứ ba chắc chỉ xuất hiện trong giấc mơ hoặc những bộ phim.

Phải chăng ngay từ bây giờ, trong dịch ta phải chuẩn bị cuộc sống sau dịch, thậm chí chung sống cùng với dịch… như cha ông ta chuẩn bị lực lượng, cử người đi đào tạo nước ngoài… từ lúc chiến tranh vẫn còn căng thẳng để lúc hòa bình dựng xây đất nước, hay thân cây phải chuẩn bị mạch nguồn dinh dưỡng, từ lúc nhánh, cành sắp rơi để đâm chồi, nảy lộc trong thời gian tới.

Có nhiều điều sẽ thay đổi hoặc không, như linh tính sự thay đổi về kinh tế với phương thức của nó, văn hóa, gia đình với những giá trị cũ được làm mới lại, hay môi trưởng, tự nhiên sự ứng xử sẽ không chỉ còn trên giấy, nhận thức mà sẽ là hành động thiết thực, cụ thể trên toàn diện các cấp độ từ con người đến quốc gia, khu vực. Những điều bình dị nhất, tự nhiên nhất, gần gũi nhất, con người nhất mà bấy lâu nay cuộc sống cuốn đi, mờ đi, nay trong dịch đang hiện lên như bản năng gốc, giá trị cốt lõi và còn có thể có những thay đổi nữa, có sự mất đi và sự sinh thành.

Liệu đây có là khoảng thời gian chúng ta chậm lại, dừng lại, tự nhìn lại chính chúng ta, cách chúng ta ứng xử với nhau với tự nhiên môi trường?

Liệu đây có phải là cơ hội để chúng ta thay đổi hay thực sự bắt buộc phải đổi thay?

Chắc chắn còn nhiều câu hỏi nữa trong mùa dịch COVID-19.

Nhận thức là một quá trình, với thời điểm này những gì viết lên, nói lên, chưa thể mang tính đúc rút vì còn sớm, có thể có cái đúng, có cái chưa đúng, nhưng chắc chắn sẽ có sự THAY ĐỔI của xã hội, gia đình, cá nhân bởi dịch COVID-19, bởi chính chúng ta, không chỉ bởi chúng ta, mà còn có tính quy luật của tự nhiên, yếu tố khách quan của lịch sử.

Theo NGUYỄN THANH SƠN / VIETTIMES
0

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên từng làm việc ở phòng thí nghiệm Vũ Hán


(16/04/2020)- Kênh truyền hình Mỹ Fox New dẫn nguồn tin khẳng định rằng người đầu tiên mắc căn bệnh truyền nhiễm coronavirus COVID-19 đã làm việc ở phòng thí nghiệm của Viện virus học tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

“Các nguồn tin cho rằng vụ lây truyền (virus) đầu tiên từ dơi sang người, và “bệnh nhân số 0” đã từng làm việc ở phòng thí nghiệm, rồi sau đó mới xuất hiện trong dân chúng Vũ Hán”, kênh truyền hình đưa tin dẫn “nhiều nguồn tin biết chi tiết về những hành động trước đó của chính phủ Trung Quốc và từng nhìn thấy những tài liệu liên quan”.

Một trong nguồn tin của kênh truyền hình đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện “một chiến dịch che giấu bằng chứng đắt đỏ nhất” trong lịch sử.

Đồng thời khẳng định rằng phòng thí nghiệm này không chế tạo vũ khí sinh học, mà chỉ có nhiệm vụ trình bày những kết quả xuất sắc của các nhà khoa học Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu virus.

Trước đó Bộ ngoại giao CHND Trung Hoa đã lên tiếng đáp trả những lời cáo buộc nước này che giấu thông tin về chủ đề coronavirus, tuyên bố rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã giữ lập trường công khai và có trách nhiệm trong việc công bố số liệu về bệnh dịch coronavirus.

Chính quyền Trung Quốc ngày 31/12/2019 đã thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới về sự bùng phát căn bệnh đường hô hấp không rõ nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) thuộc miền trung nước này. Các chuyên gia xác định tác nhân gây bệnh là một chủng coronavirus mới, về sau căn bệnh được dặt tên chính thức là COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới ngày 11 tháng 3 tuyên bố sự bùng phát bệnh coronavirus chủng mới COVID-19 là đại dịch. Theo số liệu mới nhất của WHO, trên thế giới đã có hơn 1,9 triệu người nhiễm bệnh, hơn 123 nghìn người tử vong.
0

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

COVID-19 diễn biến nghiêm trọng, gần 1.000 người Việt ở Mỹ đăng ký về nước

(13/04/2020)- Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ, sáng 10/4, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã tham gia chương trình Trao đổi trực tuyến giữa các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ với Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam (TNSV) tại Mỹ về tình hình dịch bệnh COVID-19 và các biện pháp hỗ trợ công dân và du học sinh Việt Nam tại Mỹ.


Những người tham gia cuộc trao đổi trực tuyến với Đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Mỹ (Ảnh: ĐSQ VN)

Cùng dự có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn, Trưởng Phòng Lãnh sự - Lãnh sự quán Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú, Chủ tịch Hội TNSV Mai Phan Zymaris, Tổng Thư ký Hội TNSV Thọ Trần cùng đại diện phụ huynh và du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tại cuộc trao đổi, các đại biểu tham dự đều chia sẻ về diễn biến lan rộng và phức tạp của dịch COVID-19, tác động rất lớn đến mọi mặt của đời sống, và du học sinh là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong thời gian qua, việc một số trường học tại Mỹ tạm thời đóng cửa và tình hình bùng phát dịch tại một số tiểu bang và thành phố lớn đã khiến nhiều du học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi không còn chỗ ở, một số bạn bị “kẹt” tại sân bay khi đang trên đường về Việt Nam để tránh dịch.

Do định kiến về nguồn gốc phát sinh dịch bệnh COVID-19 khiến du học sinh Việt Nam có nguy cơ đối mặt với sự kỳ thị. Các đại biểu cũng được nghe đại diện du học sinh tại Mỹ và phụ huynh từ Việt Nam có con đang học tập tại vùng tâm dịch chia sẻ những băn khoăn, lo lắng về các nguy cơ, tìm hiểu thông tin về các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp du học sinh bị nhiễm COVID-19, những điều cần lưu ý trong trường hợp phải về nước khẩn cấp.

Đại sứ Hà Kim Ngọc cùng các Trưởng Cơ quan đại diện khác đã chia sẻ thêm thông tin về nỗ lực của các Cơ quan đại diện trong hỗ trợ nhiều trường hợp du học sinh bị “kẹt” tại sân bay, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn và động viên tinh thần công dân ở vùng tâm dịch, các câu chuyện về tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt Nam và các chi hội du học sinh Việt Nam tại Mỹ.

Trả lời các câu hỏi và quan tâm của nhiều du học sinh và phụ huynh, Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện đặc biệt ưu tiên công tác bảo hộ công dân, trong đó có hỗ trợ các du học sinh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Các Cơ quan đại diện đã tăng cường các hình thức tiếp nhận thông tin qua trang mạng, thư điện tử và đường dây nóng 24/7. Đại sứ đề nghị công dân, du học sinh Việt Nam tại Mỹ cần nhanh chóng liên hệ các Cơ quan đại diện để được bảo hộ công dân trong các tình huống khẩn cấp. Đại sứ cũng chia sẻ trong thời gian qua, qua nhiều kênh và nhiều cấp, Đại sứ quán đã vận động các cơ quan sở tại Mỹ có các biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam và cộng đồng hơn 30.000 du học sinh, bảo đảm môi trường an toàn, ổn định để du học sinh tiếp tục học tập, nghiên cứu tại Mỹ.

Đến nay, chính quyền Mỹ không có chính sách bắt buộc công dân hay du học sinh nước ngoài phải rời khỏi Mỹ. Về vấn đề đang được dư luận quan tâm là việc triển khai các chuyến bay thương mại để đưa công dân, du học sinh Việt Nam về nước, Đại sứ cho biết hiện Chính phủ đã giao các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án trên cơ sở bảo đảm phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước, điều trị y tế và diễn biến kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.

Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể về các đối tượng ưu tiên khi thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước. Hiện nay, Đại sứ quán và các Cơ quan đại diện tại Mỹ đã nhận được gần 1.000 đơn đăng ký nhu cầu về nước và đã chuyển các cơ quan trong nước xem xét, xử lý.

Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Đại sứ cũng đề nghị công dân Việt Nam, các bạn du học sinh cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của sở tại về phòng ngừa dịch bệnh, giãn cách xã hội và nên tiếp tục ở lại sở tại nếu điều kiện cho phép. Đại sứ cảm ơn các bậc phụ huynh đang tiếp tục là hậu phương vững chắc, nguồn động viên quý báu để các bạn du học sinh trụ lại trong thời điểm khó khăn này.

Đại sứ cũng đánh giá cao vai trò và đóng góp của Hội Thanh niên Sinh viên tại Mỹ đã chủ động, tích cực có các biện pháp hỗ trợ du học sinh, và sự chia sẻ, hỗ trợ của nhiều cá nhân, tổ chức hảo tâm trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ với nhiều trường hợp đang gặp khó khăn.

Các phụ huynh và du học sinh cũng nghe các chia sẻ và tư vấn từ các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston và San Francisco, Lãnh sự Việt Nam tại New York về các biện pháp cụ thể mà phụ huynh, học sinh cần lưu ý để tiếp tục học tập, làm việc ổn định, phòng ngừa khả năng lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ.

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Lương Quốc Huy cũng đề nghị phụ huynh và du học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định di chuyển trong thời điểm này. Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Trác Toàn cung cấp các hình thức thông tin hiệu quả để Tổng Lãnh sự quán hỗ trợ công dân, du học sinh tại khu vực tiểu bang California và 10 bang lân cận ở bờ Tây.

Lãnh sự Việt Nam tại New York Hoàng Thanh Tú lưu ý các du học sinh tại vùng tâm dịch New York cần hết sức chú ý các biện pháp tự phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng cho biết Lãnh sự quán Việt Nam tại New York luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ công dân và du học sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề xuất phương án đưa một số công dân về nước, ưu tiên cho nhóm người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em dưới 18 tuổi, đảm bảo cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung ở trong nước.

Một số trường hợp người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân và hợp đồng lao động hợp pháp ở nước ngoài sẽ cần tiến hành thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để thẩm tra thân nhân và sẽ có phương án phù hợp.

Theo Tiền Phong
0

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Hàn Quốc đạt bước tiến đột phá về Covid-19


Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tạo thành công “bản đồ độ phân giải cao” về đoạn mã di truyền ARN của SARS-CoV-2, giúp hiểu biết rõ hơn về chủng virus gây dịch Covid-19.

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu đạt bước tiến đột phá do hai nhà khoa học V. Narry Kim và Chang Hyeshi dẫn dầu, công tác tại Trung tâm Nghiên cứu RNA của Viện Khoa học Cơ bản Seoul.

Nhóm nghiên cứu cũng hợp tác với một nhánh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). “Chúng tôi tạo ra bản đồ độ phân giải cao về cấu trúc di truyền của SARS-CoV-2”, Kim nói. “Bản đồ này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách virus nhân bản và cách chúng lẩn trốn hệ miễn dịch của con người”.

Kim là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu ở Hàn Quốc. Cô là hình mẫu cho các nhà khoa học trẻ, đặc biệt là phụ nữ - đối tượng chỉ chiếm 19% lực lượng lao động trong các ngành khoa học của Hàn Quốc.

Giáo sư Lee Hoanjong tại Bệnh viện Nhi đồng thuộc Đại học Quốc gia Seoul cho biết, nghiên cứu cho phép dự đoán loại protein nào được tạo ra bởi virus, từ đó giúp phát triển vaccine.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học hôm 9.4. SARS-CoV-2 không tự nhân bản mà virus chứa mã di truyền. Khi tìm được tế bào sống phù hợp, virus sẽ đưa đoạn mã di truyền này vào tế bào để kích hoạt cơ chế nhân bản.

Đoạn mã di truyền của SARS-CoV-2 chứa tới 30.000 ký tự. Khi sao chép với số lượng lớn, virus còn tạo ra nhiều đoạn mã di truyền nhỏ hơn để tạo ra các loại protein với chức năng khác nhau, như ức chế hệ miễn dịch ở người.

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã sử dụng hai kỹ thuật giải trình tự di truyền, xác định từng chức năng của từng đoạn mã di truyền, từ đó phát hiện thêm nhiều đoạn mã ở cấp nhỏ hơn, chưa rõ virus dùng để làm gì.

“Bên cạnh cấu trúc của SARS-CoV-2, chùng tôi còn tìm thấy nhiều thông tin di truyền (RNA) bí ẩn chưa từng được biết đến”, Kim nói. “Phát hiện mới này có thể giải thích cách SARS-CoV-2 tiến hóa một cách nhanh chóng, lây nhiễm từ vật sang người…”.

Các mã di truyền nhỏ còn giúp virus hình thành cơ chế giúp tránh khỏi sự truy lùng của hệ miễn dịch bên trong vật chủ.

Hiểu được toàn bộ chuỗi di truyền, biết được virus có thể sản sinh các dạng protein nào là yếu tố quan trọng giúp hình thành vaccine. Đó là vì SARS-CoV-2 có cơ chế thích nghi nên nếu chỉ tập trung vào ức chế một loại protein cụ thể, virus có thể dùng mã di truyền sản xuất kiểu protein khác.

Kim nói nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm hiểu các chức năng từng của từng RNA nhỏ để xem sự biến đổi của virus tác động ra sao đến sự nhân bản và phản ứng của hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu về kiểu gene của SARS-CoV-2 trước đây cho thấy virus có cơ chế khá giống với virus HIV, giúp kết nối với tế bào người nhanh gấp 1.000 virus Corona gây dịch SARS.

Nguồn: SCMP, 24H
0

Bác sĩ Pháp chỉ ra triệu chứng trên da do nhiễm COVID-19

Đại diện của Hiệp hội bác sĩ da liễu Pháp (SNDV) lưu ý rằng: trong một số trường hợp, quá trình nhiễm bệnh COVID-19 đi kèm với sự xuất hiện phát ban và đốm nhỏ trên da.


Triệu chứng trên da do nhiễm COVID-19

Tuy nhiên, các triệu chứng khác không được quan sát thấy ở những bệnh nhân này, nhưng chúng dễ lây cho người khác.

Được biết, ban đầu các bác sĩ đã nói về các triệu chứng như vậy trong nhóm WhatsApp trao đổi thông tin của 400 bác sĩ, hành nghề ở các phòng khám tư nhân và những người làm việc trong các trường đại học và bệnh viện ở Pháp.

Phân tích sâu hơn các thông tin thu thập được cho thấy: trong một số trường hợp khi bệnh tiến triển mà không có triệu chứng "cổ điển" (ho, sốt, khó thở), bệnh nhân bị nổi mẩn da, nổi mề đay và các đốm tương tự như khi bị bỏng lạnh ở đầu ngón tay và ngón chân.

Nhưng điều đáng chú ý: cái gọi là exanthema (phát ban da) xuất hiện với nhiều loại bệnh nhiễm virus, bao gồm cả những virus gây ra các bệnh về đường hô hấp. Phát ban cũng có thể là một biểu hiện của dị ứng mùa xuân.

Tuy nhiên, bác sĩ Pháp kêu gọi đồng nghiệp trên khắp thế giới chú ý đến những bệnh nhân có triệu chứng như vậy và cần test kiểm tra COVID-19 cho họ. Rốt cuộc, họ có thể gây nguy hiểm cho người khác và vô tình không biết về điều đó.

Liệu các nhà khoa học sẽ có thể xác định thêm một số biểu hiện độc đáo của phản ứng da đối với COVID-19, thời gian sẽ trả lời. Để làm điều này, bác sĩ cần tích lũy thêm dữ liệu về quá trình nhiễm coronavirus mới.

Nhân tiện,chúng tôi nhắc lại: Vesti.Ru trước đây đã viết về một triệu chứng bất thường khác, có khả năng cho thấy sự nhiễm vi-rút SARS-CoV-2.
0

Virus corona gây bệnh Covid-19 tấn công hệ miễn dịch như HIV


Tờ Bưu điện Hoa Nam mới đây dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc và Mỹ phát hiện virus corona chủng mới SARS-CoV-2 có thể tấn công hệ miễn dịch của con người và gây thiệt hại tương tự như ở bệnh nhân nhiễm virus HIV.
0