Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus Corona. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus Corona. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Cứu cháu bé sơ sinh bị chôn sống; Có thuốc trị COVID-19 trong tháng 6



TTO - Bản tin 30s Nóng 31-5: Truyền thông Nga đưa tin ngày 11-6, các bệnh viện của Nga sẽ có thuốc điều trị COVID-19; Người dân Ấn Độ vừa cứu được một bé sơ sinh bị chôn sống; Diễn biến sức khỏe bé gái 6 tuổi bị cha đánh dã man vì đổ gạo vào cát.
0

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Sắp có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước

Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6.

Tuân thủ phòng dịch trên các chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước


Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, dự kiến sẽ có 21 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến ngày 15-6. Trong đó, hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines thực hiện 14 chuyến, Vietjet thực hiện 5 chuyến, Bamboo thực hiện 2 chuyến.

Cụ thể, từ nay đến hết tháng 5 sẽ có 12 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Thái Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 18-5.

1 chuyến bay từ Ấn Độ về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 19-5.

1 chuyến bay từ Myanmar về nước do Vietjet thực hiện vào ngày 21-5.

1 chuyến bay từ Hà Lan về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 23-5.

2 chuyến bay từ Đài Loan về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 25-5.

2 chuyến bay từ Hàn Quốc về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 27-5.

3 chuyến bay từ Singapore về nước, do Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo mỗi hãng một chuyến vào ngày 29-5.

1 chuyến bay từ Anh về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 31-5.

Tiếp theo đó, trong tháng 6, sẽ có 9 chuyến bay chở công dân Việt Nam về nước, bao gồm:

1 chuyến bay từ Úc và một chuyến bay từ New Zealand do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 1-6.

1 chuyến bay từ Nhật Bản về nước, trong đó 1 chuyến do Vietnam Airlines thực hiện, 1 chuyến do Vietjet thực hiện vào ngày 3-6.

1 chuyến bay từ Phần Lan, Thuỵ Điển về nước do Vietnam Airlines thực hiện vào ngày 5-6.

Mỗi nước 1 chuyến bay từ Canada, Angola, Kuwait, Mỹ về nước do Vietnam Airlines thực hiện lần lượt vào các ngày 7, 11, 13 và 15-6.

Phương án khai thác các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước vì những lý do đặc biệt đã được thông báo đến Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp thực hiện.


Nguồn: https://www.sggp.org.vn/sap-co-21-chuyen-bay-cho-cong-dan-viet-nam-ve-nuoc-662619.html
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Quân đội đã chống “giặc” Covid-19 như thế nào?



“Chống dịch như chống giặc”, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng có vai trò tích cực trong phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua. Phóng viên VTC đã có cuộc trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về vai trò của quân đội trước thách thức an ninh phi truyền thống như Covid-19.
0

Báo cáo mới của Mỹ về Covid-19 “lật tẩy Trung Quốc”

Các quan chức Mỹ tin rằng Trung Quốc “che giấu mức độ bùng phát của dịch bệnh Covid-19 để dự trữ vật tư y tế cần thiết nhằm đối phó với dịch bệnh này”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Reuters


Hôm 4-5, AP công bố một báo cáo tình báo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) gồm 4 trang đề ngày 1-5, trong đó phân tích: "Trong khi hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2, Trung Quốc tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu vật tư y tế. Họ cố gắng che đậy việc đó, làm xáo trộn và trì hoãn việc cung cấp dữ liệu thương mại của mình".

Báo cáo cũng tiết lộ rằng cho tới cuối tháng 1, Bắc Kinh trì hoãn thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm. Qua đó, họ có thể đặt hàng vật tư y tế từ nước ngoài. Lượng nhập khẩu khẩu trang, áo choàng phẫu thuật và găng tay của Trung Quốc sau đó tăng mạnh.

Hôm 3-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đổ lỗi cho các quan chức tình báo nước ông vì không làm rõ mức độ nguy hiểm của Covid-19 sớm hơn.

Trước đây, ông chủ Nhà Trắng từng suy đoán Trung Quốc có thể đã "để xổng virus SARS-CoV-2 do sai sót". Các cơ quan tình báo Mỹ cho biết vẫn đang xem xét giả thuyết này.

Phát biểu trên đài ABC hôm 3-5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói "không có lý do nào để ông tin virus SARS-CoV-2 bị lây lan một cách có chủ ý". Tuy nhiên, ông nói thêm: "Hãy nhớ rằng Trung Quốc từng lây nhiễm (dịch bệnh) cho thế giới và họ có lịch sử vận ​​hành các phòng thí nghiệm không đạt chuẩn. Đây không phải là lần đầu tiên virus lây lan bởi trục trặc của phòng thí nghiệm Trung Quốc. Tôi có thể khẳng định rằng có nhiều bằng chứng chỉ ra (virus SARS-CoV-2) bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở TP Vũ Hán" – ông Pompeo nhấn mạnh.


Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc tố ông Pompeo "bịa đặt" vì không trưng ra bằng chứng cụ thể.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho đài Fox News biết Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị nghiêm trọng nhất đối với Mỹ trong thế kỷ tới. "Chính phủ ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với đại dịch này. Chúng tôi biết họ đã che đậy nó" - ông Cruz nói.

Tính đến ngày 4-5 (giờ GMT), số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ở Mỹ lần lượt là 1.187.768 và 68.587 ca, còn ở Trung Quốc là 82.877 và 4.633 ca.

Trên toàn cầu, số ca nhiễm đã lên tới 3.563.686, số ca tử vong là 248.145 và số ca hồi phục là 1.153.847, theo trang web thống kê worldometer.info.

Theo Người Lao Động
0

Ngoại trưởng Mỹ: Có bằng chứng lớn SARS-CoV-2 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định 'có bằng chứng lớn' cho thấy virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.


“Tôi có thể nói với bạn rằng, có bằng chứng lớn rằng virus corona chủng mới đến từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán của Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với "This Week" của ABC vào hôm 3/5.

Đồng thời, ông Mike Pompeo cũng nhấn mạnh “tôi nghĩ cả thế giới giờ có thể thấy rõ, Trung Quốc có lịch sử lây bệnh cho thế giới, và họ vận hành những phòng thí nghiệm không đạt chuẩn".

Mặc dù chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, song ông Mike Pompeo từ chối bình luận về khả năng virus SARS-CoV-2 bị phát tán một cách có chủ đích.

Cũng theo Ngoại trưởng Mỹ, việc Trung Quốc tìm cách che giấu sự nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu đã tạo ra "nguy cơ to lớn" cho thế giới. "Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng tôi sẽ buộc người có trách nhiệm phải trả giá", ông Mike Pompeo tuyên bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần chỉ trích vai trò của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. Hôm 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm vì che giấu thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh.

Tổng thống Trump cũng nói ông đã thấy tài liệu giúp ông tin rằng virus COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang triển khai các cuộc điều tra nghiêm túc về những gì xảy ra tại Trung Quốc thời gian đầu dịch COVID-19. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định dịch bệnh lẽ ra nên được chấm dứt "ngay tại nguồn" và nó có thể đã chấm dứt nhanh hơn và không lan rộng ra toàn bộ thế giới.

Viện virus học Vũ Hán, nằm tại thành phố khởi phát đại dịch, đã bác giả thuyết virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm của mình.

Trong cuộc họp báo chiều 16/4, khi được hỏi về đồn đoán virus SARS-CoV-2 được tạo ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định đây là tuyên bố "thiếu căn cứ".

"Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nhiều lần nói rằng, không có bằng chứng nào về việc virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học", ông Triệu cho hay.

Nguồn: https://vtc.vn/thoi-su-quoc-te/ngoai-truong-my-co-bang-chung-lon-sars-cov-2-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-ar543842.html
0

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Virus corona từ góc nhìn khoa học


Năm 2020, chúng ta biết thế nào là đại dịch. Thế giới đang chiến đấu chống lại virus corona chủng mới có tên là COVID-19. Chúng ta thường nghe nói là “các nhà khoa học đang xử lý”. Nhưng điều đó nghĩa là gì?
0

Việt Nam bước đầu tiêm thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên chuột

Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.


TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận những những mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.

Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.

Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong nhiều tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

TS Đạt cũng cho biết thêm trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của dự tuyển vắc xin này.

Tính tới sáng 3/5, Việt Nam ghi nhận 270 ca mắc Covid-19. Kể từ sáng 16/4, đến nay, cả nước không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.

51 bệnh nhân còn lại đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định, 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus này.

Nguồn: https://zingnews.vn/viet-nam-buoc-dau-tiem-thu-nghiem-vac-xin-phong-covid-19-tren-chuot-post1080248.html
0

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Việt Nam nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Covid-19

Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế), cho biết đã bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.

Ngày 1.5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày không có thêm ca mắc Covid-19. Từ 6 giờ sáng 16.4 đến 18 giờ chiều 1.5, Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 270 bệnh nhân (BN) Covid-19 tại Việt Nam có 219 ca đã được công bố khỏi bệnh.

Ngoài ra, đã ghi nhận 14 ca bệnh tái dương tính với virus SARS-CoV-2 sau nhiều lần đã có kết quả xét nghiệm âm tính, được công bố khỏi bệnh. Mới nhất, tối 1.5, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết có thêm 2 bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh đã dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2.

Đây là 2 trường hợp liên quan đến ổ dịch quán bar Buddha và dương tính sau 15 ngày xuất viện, gồm bệnh nhân 124 (nam, 52 tuổi, quốc tịch Brazil) và bệnh nhân 235 (nam, 25 tuổi, quốc tịch Anh). Hiện 47.735 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly y tế.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có hướng dẫn biện pháp ứng phó tại các cơ sở kinh doanh dược trong giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc chủ động lên phương án sản xuất, kinh doanh, phân phối thuốc để cung ứng đủ thuốc trong mọi tình huống.

Ngày 1.5, trao đổi với Thanh Niên, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế), cho biết đơn vị này đã bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm. Trong các tuần qua, vắc xin đã được tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Trong hơn 2 tháng qua, VABIOTECH đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tiến hành nghiên cứu vắc xin phòng bệnh Covid-19 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus SARS-CoV-2. Đây là ''nguyên liệu'' quan trọng cho sản xuất vắc xin. Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh Covid-19.

Trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Hà Nội) để đánh giá về sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của vắc xin, từ đó xác định tiềm năng của công nghệ này trong việc phát triển vắc xin trong tương lai, phục vụ chống dịch Covid-19.

* Sửa đổi quy định hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong du lịch

Ngày 1.5, Tổng cục Du lịch có Quyết định 474 sửa đổi Quyết định 473 hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn tại các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch ngày 29.4. Theo đó, hủy bỏ điểm e khoản 2 điều 4 của Quyết định 473 với nội dung “du khách không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch”.

Theo Quyết định 474, lý do hủy điều khoản này vì không cần thiết, do luật đã quy định và không thuộc lĩnh vực quản lý của ngành du lịch. Trước đó, Quyết định 473 bị phản đối vì không đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong công khai thông tin về dịch Covid-19, đồng thời trái với quyền tự do thông tin và được thông tin đã mặc định trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và luật Tiếp cận thông tin.

Nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/viet-nam-nghien-cuu-phat-trien-vac-xin-phong-covid-19-1218531.html
0

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Tổng thống Trump nói có bằng chứng virus gây Covid-19 từ phòng thí nghiệm Vũ Hán

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc, sau khi tuyên bố có bằng chứng liên kết virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 với một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.


Tổng thống Trump cho biết có thể áp đặt thuế quan mới lên Trung Quốc

AFP ngày 1.5 đưa tin khi được hỏi liệu có bất cứ bằng chứng nào khiến Mỹ tin chắc rằng Viện Virus học Vũ Hán là nguồn gốc gây bùng phát dịch bệnh Covid-19 hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: “Vâng, tôi có”, song không tiết lộ thêm thông tin liên quan.

Tổng thống Trump phát biểu trước các phóng viên tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 30.4 (giờ Mỹ) rằng các cơ quan Mỹ đang điều tra làm thế nào SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên và cách xử lý của Trung Quốc như thế nào để ngăn dịch Covid-19 lây lan phần còn lại của thế giới.

Tổng thống Trump nói thêm Mỹ có thông tin về những gì xảy ra tại Trung Quốc và ông sẽ sớm có bản báo cáo về vụ việc này “trong tương lai không xa”.

“Lẽ ra họ có thể đã ngăn chặn được nó”, Tổng thống Trump nói, đề cập việc Trung Quốc không nhanh chóng hủy các chuyến bay quốc tế ra khỏi đất nước.

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Trump còn cho biết ông có thể xem xét áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc nếu tính đến các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-trump-noi-co-bang-chung-virus-gay-covid-19-tu-phong-thi-nghiem-vu-han-1218251.html
0

Trung Quốc gây áp lực, đòi EU sửa báo cáo liên quan virus

Nhà ngoại giao trưởng của EU, ông Josep Borrell, thừa nhận Trung Quốc đã gây áp lực buộc EU phải thay đổi báo cáo về việc Trung Quốc đưa ra thông tin sai lệch về Covid-19.

Ngày 30/4, ông Josep Borrell, Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, lần đầu tiên thừa nhận Trung Quốc đã cố gắng tác động đến báo cáo của Liên minh châu Âu (EU). Báo cáo này cáo buộc Trung Quốc đưa ra thông tin sai lệch về dịch bệnh, theo South China Morning Post.


Ông Josep Borrell là Đại diện Ngoại giao và An ninh Cấp cao kiêm Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên , ông Borrell bác bỏ các cáo buộc rằng EU cúi đầu trước sự đe dọa của Trung Quốc và thay đổi báo cáo của mình.

“Trung Quốc có gây áp lực không? Hãy nhìn xem, rõ ràng Trung Quốc có bày tỏ mối quan ngại của họ khi họ biết tài liệu bị lộ và họ bày tỏ thông qua các kênh ngoại giao”, ông Borrell nói với Nghị viện châu Âu tại Brussels.

Ông Borrell cũng cho biết báo cáo EU công bố “chỉ ra rõ ràng chiến dịch làm nhiễu thông tin được nhà nước tài trợ và nêu rất cụ thể các bên đứng sau chiến dịch này, bao gồm cả Trung Quốc”.

“Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng không có thay đổi nào trong báo cáo được công bố tuần trước (để chiều) theo mối quan tâm của bên thứ ba, trong trường hợp này là Trung Quốc”, ông nói thêm.

“Chúng ta không hạ giọng. Chúng ta không cúi đầu trước bất cứ ai”.

Ông Borrell được triệu tập tới buổi làm việc tại Nghị viện châu Âu để giải trình việc nhóm của ông bị cáo buộc cúi đầu trước sự đe dọa của Trung Quốc và đưa ra một báo cáo sai lệch.

Ông Borrell đã né tránh một số câu hỏi, trong đó có một câu hỏi của ông Reinhard Bütikofer, nghị sĩ người Đức và là chủ tịch phái đoàn về quan hệ với Trung Quốc. Ông Bütikofer đã hỏi liệu ông Borrell có ủng hộ Thụy Điển và Đức kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn về nguồn gốc của virus hay không.

Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc Trung Quốc tham gia vào chiến dịch đưa ra thông tin sai lệch trong đại dịch. Trung Quốc cũng kêu gọi các quốc gia khác công nhận nỗ lực kiềm chế virus và giúp đỡ các quốc gia khác của mình.

Nguồn: https://zingnews.vn/trung-quoc-gay-ap-luc-doi-eu-sua-bao-cao-lien-quan-virus-post1079595.html
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Trung Quốc trước áp lực bị kiện vì Covid-19

Trong khi chính quyền Trung Quốc liên tục tuyên bố là “nạn nhân” của Covid-19 thì nhiều tổ chức, chính quyền các nước lại khởi kiện Bắc Kinh với lý do làm bệnh dịch lây lan rộng.

Một công nhân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc


Tối 24.4, tờ South China Morning Post dẫn báo cáo của Tập đoàn theo dõi tình báo SITE Intelligence (Mỹ) cho biết phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc) và nhiều tổ chức lớn đã bị tin tặc tấn công. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị rò rỉ 450 địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập của nhân viên. Ngân hàng Thế giới, tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng nằm trong danh sách nạn nhân.

Mặc dù chưa xác định được nhóm tin tặc, SITE nhận định thủ phạm cố tình quấy rối và thu thập thông tin nhạy cảm về nguồn gốc Covid-19, vốn có thể gây khó khăn lớn cho Bắc Kinh.
Bị nhiều bang của Mỹ đệ đơn kiện

Trước đó, nhiều tổ chức, chính quyền đã lên án, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của Covid-19. Cụ thể, ngày 23.4, Mississippi trở thành tiểu bang tiếp theo ở Mỹ sau Missouri lên kế hoạch đệ đơn kiện yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này.

Tờ Hoàn cầu Thời báo gay gắt gọi quyết định của hai bang trên là hành động theo “chủ nghĩa côn đồ” (nguyên văn: hooliganism). Điều này chỉ dẫn đến sự “ăn miếng trả miếng” và kéo cả thế giới vào hỗn loạn.

Trước đó, ngày 20.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác cùng nhau thay vì đổ lỗi hay yêu cầu bồi thường. Và vi rút có nguồn gốc khoa học nên cần tôn trọng sự thật và khoa học, đừng nên chính trị hóa vấn đề.

Tuyên bố trên được đưa ra nhằm phản đối các cáo buộc liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và hậu quả nặng nề nếu cố ý để vi rút lây lan. Washington gần đây liên tục yêu cầu Bắc Kinh mở cửa cho chuyên gia Mỹ vào Vũ Hán để điều tra.

Truyền thông và giới chức Mỹ đã tung ra hàng loạt điều tra và nghiên cứu buộc tội Trung Quốc che đậy thông tin vi rút SARS-CoV-2 và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số giả thuyết cũng cho rằng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã nghiên cứu một loại vũ khí sinh học mới và vô tình để lọt ra môi trường tự nhiên.

Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton chia sẻ với kênh Fox ngày 20.4 rằng ông đang đề xuất dự luật cho phép tất cả nạn nhân của vi rút có thể kiện chính phủ Trung Quốc và áp đặt biện pháp trừng phạt với những người che đậy thông tin.

Trong khi đó, liên quan việc bang Missouri đệ đơn kiện lên tòa án liên bang yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này, Tổng chưởng lý bang Eric Schmitt muốn người dân của bang được bồi thường và Trung Quốc phải ngừng tích trữ thiết bị y tế.

Trước đó, nhiều đơn kiện dân sự tập thể khác do các doanh nghiệp đứng tên đã được đệ trình ở bang Florida và Nevada. Theo cuộc thăm dò của tổ chức Redfield & Wilton Strategies (Anh) trên 1.500 cử tri Mỹ, có đến 50% người được hỏi sẵn sàng ủng hộ một vụ kiện tập thể ở bang của họ để tìm kiếm sự bồi thường từ Trung Quốc.
Nhiều cuộc điều tra nhằm vào Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ cũng kéo theo các cuộc điều tra độc lập từ nhiều nước nhằm vào sự ứng phó chậm trễ của Trung Quốc. Lực lượng tình báo khắp thế giới được cho là đang thu thập thông tin về phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự lây lan ban đầu của vi rút.

Tờ Daily Mail đưa tin Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin hơn về giai đoạn khởi phát đại dịch. Các lãnh đạo châu Âu khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đều đặt ra nghi vấn về tỷ lệ tử vong và nguồn gốc lây nhiễm ở Trung Quốc.

Tờ Bild, nhật báo hàng đầu của Đức, thì đăng tải hóa đơn trị giá 160 tỉ USD đòi Trung Quốc bồi thường cho những tổn thất về du lịch, hàng không, điện ảnh của nước này. Đính kèm với hóa đơn là lá thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích Bắc Kinh giấu dịch.

Ngày 22.4, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố kêu gọi tất cả thành viên của WHO hợp tác đẩy nhanh việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2.

Trong khi đó, phía Bắc Kinh nhiều lần cho rằng những kiện tụng trên là không có giá trị và phương Tây đang chính trị hóa vấn đề.

Đòi bồi thường 4.000 tỉ USD

Theo BBC hồi đầu tháng 4, tổ chức Henry Jackson Society ở Anh đề xuất kiện Trung Quốc vì vi phạm các nguyên tắc y tế trong quá trình xử lý dịch. Tổ chức này yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4.000 tỉ USD cho thế giới, riêng Anh phải được bồi thường 449 tỉ USD.

Nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-truoc-ap-luc-bi-kien-vi-covid-19-1215842.html
0

WHO công nhận bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam


Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

Đại diện Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á vừa cho biết Tổ chức Y tế thế giới đã công nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

Cụ thể, ngày 24/4, cơ quan thẩm định của WHO đã gửi thư thông báo việc công nhận sản phẩm bộ kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm Covid-19 nêu trên của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.

Trước đó, ngày 21/4, Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho bộ sản phẩm xét nghiệm này. Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) đã gửi chứng nhận cho Công ty Việt Á.

MHRA đã tiến hành kiểm định chất lượng, thử nghiệm trong thực tế và cấp phép cho bộ sản phẩm trên, theo đó bộ sản phẩm xét nghiệm này sẽ được bán tự do tại tất cả các nước thành viên khu vực kinh tế châu Âu (EEA) mà Anh là thành viên. EEA hiện gồm các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và 3 nước: Iceland, Liechtenstein và Na Uy.

Anh đã rời EU vào ngày 31/1/2020 nhưng Luật Dược phẩm của EU vẫn được áp dụng cho Anh đến hết ngày 31/12/2020. Theo quy định của EU, chứng nhận CE do bất kỳ thành viên nào của liên minh này cấp cũng được lưu hành trên toàn EU.

Bộ kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam có những ưu điểm gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ kit của Việt Nam được đánh giá có nhiều ưu điểm như thời gian cho kết quả nhanh hơn, dễ sử dụng hơn so với quy trình hướng dẫn của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.

Đại diện công ty Việt Á cho biết thời gian đầy đủ của quy trình để cho ra kết quả dương tính hay âm tính với SARS-CoV-2 là hơn 2 giờ. Bộ kit xét nghiệm này đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát hiện bệnh tốt.

Hiện năng lực sản xuất của công ty theo đóng gói dùng trong nước là khoảng 10.000 bộ/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần. Còn theo đóng gói xuất khẩu thì công suất trung bình là 100.000 bộ/ngày và tối đa là 200.000 bộ/ngày. Với các công suất này thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế.

Được biết, chi phí sản xuất bộ kít đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000-600.000 đồng/bộ.

Bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 có thể được bán tự do ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu bao gồm Vương quốc Anh.

Sau khi được Bộ Y tế và chăm sóc xã hội Vương quốc Anh cấp phép, bộ sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và 1 số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu bộ/tháng.

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều tổ chức quan tâm đến sản phẩm như Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ Clinton Health Access Initiative (CHAI).

Việc được WHO chấp thuận sẽ mở thêm những cơ hội mới để kít xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đến được nhiều thị trường hơn trên thế giới.











0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

COVID-19 hình thành các xu hướng mới trong trật tự toàn cầu?

Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc Tập đoàn The Economist (Anh), đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) sẽ không tạo ra một trật tự toàn cầu hoàn toàn mới nhưng sẽ mang đến những thay đổi ở ba khía cạnh quan trọng.


Thứ nhất, bộc lộ những thực tế mà trước nay chưa được quan tâm đúng mức như việc Trung Quốc đã thiết lập phạm vi ảnh hưởng của mình tại nhiều khu vực trên thế giới mà trước kia nhiều nước không để ý.
Thứ hai, đẩy nhanh các xu hướng địa chính trị hiện nay, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang Đông.

Thứ ba, COVID-19 có khả năng là chất xúc tác cho những thay đổi khó dự đoán hiện nay tại cả những nước phát triển và đang phát triển về những vấn đề như tương lai của Liên minh châu Âu (EU), vai trò của Nga và các cường quốc tầm trung khác.

Lịch sử đã chứng minh các cuộc khủng hoảng thường góp phần làm gia tăng cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra đã và đang làm trầm trọng thêm mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Rất khó có khả năng những đổ vỡ hiện tại trong mối quan hệ giữa hai bên sẽ được hàn gắn trong thời gian ngắn. Dịch bệnh sẽ làm gia tăng các mâu thuẫn cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc, phá vỡ sự hòa hoãn tạm thời giữa hai bên sau thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết hồi đầu năm nay. Ngay cả trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, căng thẳng và nguy cơ đối đầu giữa hai bên tại Biển Đông vẫn gia tăng. COVID-19 không phải là nguyên nhân tạo ra những khó khăn mới trong quan hệ Mỹ-Trung mà chỉ thúc đẩy thêm những xu hướng đã hiện hữu từ nhiều năm qua khi hai nước cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và chính trị toàn cầu.

Bên cạnh những căng thẳng truyền thống là cuộc chiến "tung tin xuyên tạc" để công kích lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc đang tìm cách chối bỏ trách nhiệm của nước này về việc để bùng phát dịch bệnh bằng cách phát tán những thông tin nhiễu loạn và các thuyết âm mưu khác nhau. Trong khi đó, Mỹ đáp trả bằng cách quy kết trực tiếp trách nhiệm cho Trung Quốc, trong đó có việc gọi tên "virus Vũ Hán" hoặc "virus Trung Quốc". Trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quốc tế về thông tin và dư luận, Trung Quốc nhấn mạnh vào sự so sánh tương phản giữa "hiệu quả" của họ trong việc khống chế dịch bệnh của nước này so với "sai lầm" trong mô hình dân chủ của Mỹ và phương Tây.

Đại dịch sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển cán cân quyền lực toàn cầu từ Tây sang Đông thông qua những tác động tiêu cực sâu rộng và để lại hậu quả lâu dài đối với các nền kinh tế phát triển của Mỹ và châu Âu. Những biện pháp tài chính và tiền tệ mà những nước này đã và đang đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế chưa chắc đã đủ để đảo ngược tác động tiêu cực của dịch bệnh, trong khi chắc chắn sẽ làm gia tăng nguy cơ khủng hoảng nợ công về trung hạn. Trong khi đó, Trung Quốc lại được hưởng lợi khi là một trong những nước đầu tiên vượt qua khủng hoảng nên có điều kiện tập trung nguồn lực vực dậy nền kinh tế. Trung Quốc sẽ càng có thêm khả năng trở thành một siêu cường toàn cầu lớn hơn sau khủng hoảng.

Chắc chắn đại dịch sẽ ít nhiều làm dấy lên những nghi ngại từ nhiều nước về sự lệ thuộc vào các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc cũng như trách nhiệm của nước này khi không có những bước đi phù hợp trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Tuy nhiên, những điều này sẽ khó tác động đến vị thế của Trung Quốc như một siêu cường có tầm ảnh hưởng lớn hơn sau đại dịch. Hiện Trung Quốc đang cố sức khắc phục những tổn hại về uy tín và hình ảnh trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, thông qua hỗ trợ y tế cho các nước và khu vực khác trên thế giới. Trung Quốc cũng sẽ tìm cách khoét sâu vào những hạn chế của Mỹ trong phản ứng đối với đại dịch. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhiều khả năng cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra sẽ chỉ càng làm bộc lộ rõ hơn những khu vực ảnh hưởng đã định hình của Trung Quốc tại châu Phi, khu vực Đông Âu, Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Lúc này Trung Quốc lại càng có cơ hội mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua cung cấp viện trợ về y tế và tài chính, trang thiết bị cho các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Chẳng hạn, Trung Quốc đang thiết lập một "Vành đai và Con đường" về y tế tại một số nước châu Phi, vừa để củng cố hình ảnh và quyền lực "mềm" trên phạm vi toàn cầu, vừa để bảo vệ các lợi ích kinh tế và an ninh của nước này tại châu Phi. Các khu vực ảnh hưởng mới thiết lập của Trung Quốc sẽ trở thành những "đấu trường" mới cho cạnh tranh và xung đột nước lớn giữa Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh.

Chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho thấy sự suy giảm sức mạnh toàn cầu của Mỹ bởi nhiều quốc gia ngày càng cho rằng nước này không còn là một đối tác đáng tin cậy cho dù trên thực tế, Mỹ vẫn là siêu cường toàn cầu về sức mạnh kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi trường quốc tế đã và đang tạo cơ hội cho Trung Quốc lấp vào những khoảng trống nhất định, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh càng khiến Mỹ tập trung nguồn lực và sự chú ý vào trong nước. Nếu đánh giá thấp sức mạnh và ảnh hưởng lãnh đạo của Mỹ thì sẽ là một sai lầm. Hơn lúc nào hết, Mỹ đang ý thức rất rõ những tham vọng, toan tính của Trung Quốc và chắc chắn sẽ đáp trả.

Thất bại trong việc triển khai một phản ứng toàn châu Âu đối với khủng hoảng và xu hướng mỗi nước thành viên tự lo cho người dân của họ đã giáng một đòn mạnh vào EU. Các nước thành viên EU không hành động thống nhất và phối hợp khi khủng hoảng nổ ra mà hành động đơn phương, đóng cửa biên giới, ngừng đi lại tự do và dừng các quan hệ giao thông vận tải mà không có sự phối hợp. Mức độ chia rẽ và thiếu đoàn kết của châu Âu được phơi bày rất rõ ràng khi lời kêu gọi trợ giúp của Ý lúc đầu bị nhiều nước châu Âu khác phớt lờ, thậm chí có nước còn ngăn chặn xuất khẩu thuốc men và trang thiết bị y tế, cho phép Trung Quốc "nhảy vào" cung cấp viện trợ và qua đó củng cố thêm ảnh hưởng toàn cầu của nước này. Sau đó, EU đề nghị hỗ trợ một cách muộn màng cho các thành viên EU gặp khó khăn cũng như các nước thành viên có nhu cầu khác ở Tây Balkan nhưng khi đó thì "sự đã rồi". Tình trạng chia rẽ cùng tâm lý oán giận đã hình thành và sẽ tồn tại dai dẳng. Dịch bệnh càng lan rộng càng thúc đẩy sự chia rẽ trong lòng châu Âu, giữa phía Bắc và phía Nam, phía Đông với phía Tây. Tiếp sau các cuộc khủng hoảng nợ, nhập cư và Anh rời khỏi EU (còn được gọi là Brexit), cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ càng khiến EU suy yếu.

Những cường quốc khu vực như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các nước khác trong những năm gần đây đã tìm cách khai thác sự đổ vỡ của trật tự toàn cầu "sân sau" của họ. Đối với những nước này, đại dịch được xem như cơ hội để thúc đẩy sự hiện diện khu vực và toàn cầu. Nga đã gửi viện trợ y tế cho Ý trên những chuyến bay gắn dòng chữ "Từ nước Nga yêu thương", trong khi EU và các đối tác truyền thống khác chưa kịp hỗ trợ. Nga cũng đã thông báo sẽ gửi thiết bị y tế cho Mỹ. Tất nhiên trong thời điểm hiện tại, một số cường quốc khu vực như vậy cũng bị tác động bởi dịch bệnh nên khả năng mở rộng ảnh hưởng của họ cũng sẽ bị cản trở về ngắn hạn. Tuy nhiên, về lâu dài, dịch bệnh sẽ càng thúc đẩy sự phân rã và hình thành các xu hướng mới trong trật tự toàn cầu theo hướng có lợi cho nhóm các cường quốc mới nổi như Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU)

Theo: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-quoc-te/69-nghien-cu-quc-t/7457-covdi-19-hinh-thanh-cac-xu-huong-moi-trong-trat-tu-toan-cau
0

Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa


Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi

Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".

Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».

Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.

Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.

Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.

Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.

Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.

Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.

Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".

Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".

Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán

Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.

Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".

Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.

Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?

Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ

Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.

Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

Một nhà nghiên cứu mất tích

Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.

Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.

Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
0

Covid-19 : Đường lây nhiễm mới tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc


Trung Quốc ngày 23/04/2020 thông báo phát hiện thêm 10 ca nhiễm virus corona trên toàn quốc. Vùng đông bắc tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch lây lan, đặc biệt là tại tỉnh Hắc Long Giang sát biên với Nga. Riêng tại thủ phủ tỉnh này là Cáp Nhĩ Tân (Harbin), hàng loạt quan chức đang trong vòng bị điều tra vì đã để một bệnh nhân lây nhiễm cho khoảng 60 người chung quanh.

Thông tín viên trong khu vực Đông Bắc Á, Stéphane Lagarde cho biết thêm :

Giới truyền thông ban đầu nói đến một nam sinh viên từ thành phố New York trở về, nhưng sau đó đã sửa lại giới tính của nguồn lây nhiễm. Đó là một nữ sinh từ Mỹ về lại Cáp Nhĩ Tân hôm 19/03 vừa qua và có thể cô là điểm khởi đầu của cả một chuỗi lây nhiễm dài.

Người bị nhiễm đầu tiên là một cô bạn gái của nữ sinh viên đó. Cả hai ở cùng một chung cư. Kế tới đến lượt gia đình và bạn bè bị lây nhiễm. Trong số này có một cụ ông 87 tuổi và ông cũng là một kênh truyền nhiễm quan trọng.

Theo đài truyền hình địa phương, khi phải nhập viện ông đã lây sang cho nhiều người khác. Về phần cô nữ sinh từ Mỹ trở về, sau hai tuần lễ đầu bị cách ly, hai đợt khám hôm 31/03 và 03/04 cho thấy cô không mang bệnh, nhưng chỉ một tuần lễ sau đó xét nghiệm cho thấy nữ sinh này dương tính với virus corona.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, tổng cộng cô gái này là đầu mối lây nhiễm cho khoảng từ 50 đến 60 người, khiến cả tỉnh trong tư thế báo động. Một chuỗi lây nhiễm dài như vậy chứng tỏ mọi người đã mất cảnh giác quá sớm, theo như tờ báo này nhận định. 18 quan chức của thành phố, trong đó có giám đốc cơ quan y tế đang bị điều tra.


Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200423-covid-19-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C3%A2y-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-t%E1%BA%A1i-c%C3%A1p-nh%C4%A9-t%C3%A2n-trung-qu%E1%BB%91c
0

Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ chống dịch Covid-19

Theo một tuyên bố của ông Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, Ngoại trưởng Mỹ tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN sáng 23/4 đã cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Theo tuyên bố, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Mỹ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới...".

"Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam", tuyên bố cho biết thêm.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong việc ứng phó Covid-19. Trong đó, Washington nêu cao tầm quan trọng của minh bạch thông tin.

Tới nay, Mỹ đã chi hơn 35,3 triệu USD vào quỹ y tế khẩn cấp để giúp đỡ các nước ASEAN chống lại virus corona chủng mới, đóng góp vào 3,5 tỷ USD hỗ trợ y tế công đã cung cấp cho khắp các nước ASEAN trong 20 năm qua, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

Nguồn: https://baomoi.com/ngoai-truong-my-cam-on-viet-nam-ho-tro-van-chuyen-2-2-trieu-bo-do-bao-ho-chong-dich-covid-19/c/34815555.epi
0