Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Virus. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa


Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi

Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".

Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».

Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.

Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.

Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.

Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.

Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.

Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.

Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".

Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".

Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán

Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.

Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".

Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.

Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?

Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ

Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.

Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

Một nhà nghiên cứu mất tích

Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.

Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.

Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
0

Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ chống dịch Covid-19

Theo một tuyên bố của ông Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, Ngoại trưởng Mỹ tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN sáng 23/4 đã cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Theo tuyên bố, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Mỹ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới...".

"Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam", tuyên bố cho biết thêm.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong việc ứng phó Covid-19. Trong đó, Washington nêu cao tầm quan trọng của minh bạch thông tin.

Tới nay, Mỹ đã chi hơn 35,3 triệu USD vào quỹ y tế khẩn cấp để giúp đỡ các nước ASEAN chống lại virus corona chủng mới, đóng góp vào 3,5 tỷ USD hỗ trợ y tế công đã cung cấp cho khắp các nước ASEAN trong 20 năm qua, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

Nguồn: https://baomoi.com/ngoai-truong-my-cam-on-viet-nam-ho-tro-van-chuyen-2-2-trieu-bo-do-bao-ho-chong-dich-covid-19/c/34815555.epi
0

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

“Chúng chờ đợi chúng ta”: bác sĩ nói về “hàng trăm loại virus mới”


(06/04/2020)- Trong các cơ thể động vật có hàng trăm loại virus chưa vượt qua hàng rào giữa các loài để rồi sau đó có thể lây nhiễm sang người, ông Alexander Semenov, phó giám đốc Viện nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học Pasteur cho biết trên kênh truyền hình Russia 1.

Theo ông, virus muốn lây lan cần nhiều sự tiếp xúc giữa các loài, để chúng có thể tìm được một cơ thể thích hợp của con người.

"Có hàng trăm loại virut trong động vật hoang dã chưa vượt qua hàng rào giữa các loài. Chúng sống trong các cơ thể động vật và chờ đợi chúng ta. Chúng ta chỉ là chưa tiếp xúc với chúng mà thôi".

Hơn nữa, trong trường hợp có tiếp xúc, sớm hay muộn cũng sẽ có một người dễ bị nhiễm virut, nhà virus học nói.

Trước đó, WHO đã nêu ra triệu chứng rõ rệt nhất khi bị nhiễm coronavirus là sốt trên 38 độ. Có hơn 90 phần trăm những người bị nhiễm gặp phải trạng thái này.

Tổ chức Y tế Thế giới ngày 11 tháng 3 đã công bố sự bùng phát căn bệnh coronavirus chủng mới COVID-19 là đại dịch. Theo số liệu mới nhất của WHO, trên toàn thế giới ghi nhận hơn 1,13 triệu trường hợp nhiễm bệnh, gần 63 nghìn người tử vong.

Theo Sputnik
0