Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Nga sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V giai đoạn ba trên 40.000 người


Nga đang tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba với vaccine Sputnik V trên ít nhất 2.000 người và chuẩn bị thử nghiệm diện rộng với 40.000 người.

"Đợt thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả, khả năng tạo miễn dịch và độ an toàn của vaccine Sputnik V sẽ bắt đầu tại Nga từ tuần sau, với sự tham gia của 40.000 người tình nguyện thuộc những nhóm nguy cơ khác nhau tại hơn 45 trung tâm y tế", Arseniy Palagin, thư ký báo chí Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), tổ chức hỗ trợ tài chính cho Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến tối 20/8.

Đại diện RDIF thêm rằng thử nghiệm Giai đoạn ba đã được tiến hành trên 2.000 người tại Nga từ ngày 12/8, một ngày sau khi vaccine Sputnik V được Bộ Y tế Nga cấp phép.

Sputnik V do Viện Gameleya phát triển, là vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và công sức nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới.

Nga, Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu "cuộc chạy đua" sản xuất vaccine Covid-19 đầu tiên. Theo dữ liệu dự thảo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tuần qua, hiện có 29 loại vaccine đang được đánh giá lâm sàng.

Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây cho rằng Nga đã "đốt cháy giai đoạn" trong quá trình phát triển vaccine và cấp phép cho Sputnik V trước khi tiến hành thử nghiệm Giai đoạn ba trên hàng nghìn người.

Thử nghiệm lâm sàng, hay thử nghiệm Giai đoạn ba, là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô lớn. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định được tiêm vaccine để theo dõi hiệu quả cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.

Trước những cáo buộc của các nước phương Tây, các quan chức Nga, trong đó có Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko, khẳng định những hoài nghi về vaccine này là vô căn cứ.

"Chúng tôi đã chứng kiến một số quốc gia tiến hành chiến tranh thông tin chống lại Nga, nhưng phần lớn các nước đều muốn tìm hiểu về cơ chế hoạt động của loại vaccine này. Chúng tôi không muốn chính trị hóa vaccine, càng có nhiều loại vaccine thì nhân loại càng được hưởng lợi", giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev nói trong cuộc họp báo hôm nay.

Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ, đồng thời Moskva đã nhận được đơn hàng chế tạo khoảng một tỷ liều vaccine.

Tuy nhiên, Aleksander Gintsburg, giám đốc Viện Gameleya, lưu ý vaccine Sputnik V sẽ không được lưu hành rộng rãi trước tháng 1/2021 vì phải mất 4-5 tháng để theo dõi thêm hiệu quả cũng như phản ứng phụ có thể xảy ra.

Theo VnExpress
0

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Nhạc cho bà bầu - số 6



Âm nhạc cho bà bầu giúp cho thai nhi phát triển thông minh, mạnh khỏe
0

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Thực phẩm giúp tăng kích thước "núi đôi" an toàn

Sở hữu vòng một căng tròn, quyến rũ là mơ ước của rất nhiều cô gái, nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Tuy nhiên, để " núi đôi "được căng tròn tự nhiên cũng không phải là điều quá khó khăn, bạn hoàn toàn có thể cải thiện vòng một của mình nhờ những thực phẩm thường ngày.

Theo những thực phẩm giàu protein và vitamin như trứng, sữa, các loại đậu, đu đủ xanh sẽ giúp cho vòng một của bạn nở nang và đầy đặn hơn. Không cần nhờ đến dao kéo, các bạn nữ hoàn toàn có thể làm đẹp cho vòng một của mình ngay tại nhà với những thực phẩm đơn giản, dễ tìm và an toàn. Bạn chỉ cần dành ra chút thời gian rảnh mỗi ngày để mua và chế biến những thực phẩm này, chúng sẽ mang đến cho bạn những tác dụng mà bạn không thể ngờ tới.

Trứng và sữa

Trứng và sữa có khả năng tự tổng hợp hóc môn trong cơ thể nhờ có chứa hàm lượng lớn vitamin A và B. Quá trình này giúp cơ thể phụ nữ, đặc biệt là vòng một phát triển nở nang hơn.

Thực phẩm chế biến từ đậu

Những loại thực phẩm như: đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu phộng … có chứa một hàm lượng phong phú protein và lexithin, có khả năng thúc đẩy tuyến vú phát triển, nhất là trong giai đoạn dậy thì. Khi cơ thể đã trưởng thành, thực phẩm họ đậu còn có tác dụng giúp ngực săn chắc, đầy đặn hơn.


Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin nhóm B (B1, B2…B12) có ở nhiều loại thực phẩm khác nhau như cơm, rau xanh (đặc biệt là rau chân vịt), cá, ngũ cốc… Các vitamin này phối hợp với nhau giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, duy trì quá trình trao đổi chất. Nó cũng đồng thời giúp cho tuyến vú hoạt động một cách ổn định.

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E ngoài tác dụng dưỡng da còn là dinh dưỡng quan trọng trong việc thúc đầy hóc môn nữ phát triển và duy trì tính đàn hồi cho vòng một của bạn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin E như: dưa chuột, các loại củ, quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, các loại hạt, củ…

Ngoài ra ưu tiên các loại thực phẩm sau:

Lạc và hạt vừng đen

Đây những loại thực phẩm nổi tiếng có nhiều vitamin E, có thể kích thích sự bài tiết ra chất làm săn chắc, từ đó khiến cho ngực được nâng lên và to hơn. Trong hạt vừng còn có thành phần có tác dụng chống lại sự lão hoá ở phụ nữ, hàm lượng vitamin B phong phú có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có lợi cho sự tổng hợp của hooc môn giới tính và chất tạo độ săn chắc. Do đó hạt vừng có tác dụng giúp bạn có một bộ ngực đẹp.

Rau xanh

Nên ăn nhiều các loại rau xanh như bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng, cải ngọt… vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Vitamin E, C và A nằm trong nhóm những vitamin chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp loại thải các gốc tự do và các độc tố khác ra khỏi cơ thể.

Chất chống oxy hóa và chất xơ còn đóng vai trò mấu chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các loại ung thư, trong đó có ung thư vú - căn bệnh thường gặp ở phụ nữ.

Các loại rau xanh nhiều lá còn chứa nhiều chất indoles và sulforaphane, là những phytochemical (hợp chất hóa học tự nhiên có trong thực vật) có khả năng đánh bại các chất độc và chất sinh ung thư. Để hạn chế lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát, bạn nên chế biến các món rau bằng phương pháp luộc.

Nho

Nho là loại quả chứa rất nhiều các loại vitamin, cũng có tác dụng ngăn ngực chảy xệ, nhão do thời gian.

Cách chế biến nho tốt nhất cho ngực là pha nước ép cùng cà chua. Nho bóc vỏ bỏ hạt “ cà chua bỏ vỏ ép thành nước. Uống đều đặn mỗi ngày có thể cải thiện nội tiết tố, giúp nở ngực.

Quả bơ

Quả bơ giàu axit béo không bão hòa, tăng độ đàn hồi các mô ngực, có chứa vitamin A có thể thúc đẩy quá trình tiết hormon sinh dục nữ và vitamin C có thể ngăn chặn sự biến dạng của ngực, vitamin E giúp tăng kích cỡ ngực. Bạn có thể xay bơ với quả óc chó hoặc hạnh nhân, thêm mật ong để uống. Chỉ trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy tác dụng.

Ngoài ra bạn có thể kết hợp với một số bài thể dục đơn giản để có vòng 1 như ý bằng cách dùng tay của mình đặt song song với ngực rồi xoa theo chiều kim đồng hồ thành các vòng nhỏ, thật nhẹ nhàng từ ngoài vào trong của khuôn ngực. Sau đó đẩy ngược trở lại từ trong ra. Lặp lại ít nhất 8 lần một ngày và thường xuyên làm sẽ cho bạn hiệu quả như mong muốn. Nhưng bạn nên nhớ chỉ làm thật nhẹ nhàng vì nếu làm mạnh quá có thể gây phản ứng ngược khiến khuôn ngực của bạn tệ hại hơn.

BS Nguyễn Kim


Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nang-vong-mot-bang-thuc-pham-n173980.html?&utm_source=dable
0

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Trứng lộn tần ngải cứu , thuốc bắc


Trứng lộn tần ngải cứu , thuốc bắc. Trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc giúp tăng sinh lực, tăng khả năng sinh lý.
0

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Chống Covid-19 hiệu quả, Việt Nam gặt hái lợi ích chiến lược

Chống Covid-19 hiệu quả, Việt Nam gặt hái lợi ích chiến lược

Hoạt động xuất khẩu khẩu trang và các bộ dụng cụ xét nghiệm giúp Việt Nam giảm bớt những tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế

Các trường học và phương tiện công cộng hoạt động trở lại và gần một tháng trôi qua, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm nào trong cộng đồng. Đó là nội dung mở đầu bài viết trên báo The Straits Times (Singapore) hôm 12-5, theo đó nhận định Việt Nam đang gặt hái những lợi ích chiến lược từ phản ứng nhanh nhạy đối với dịch Covid-19.

Bài viết dẫn lời các chuyên gia tư vấn kinh doanh cho biết giới đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm tới Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tăng sức ép buộc họ nhanh chóng chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. "Trong 1-2 tháng đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát, mọi thứ bị đình trệ. Tuy nhiên, chúng tôi hiện nhận thấy ngày càng có nhiều email và cuộc gọi từ các công ty quan tâm đầu tư vào Việt Nam" - ông Trent Davies, quản lý tư vấn kinh doanh quốc tế của Công ty Tư vấn Dezan Shira & Associates , cho biết.

Hoạt động xuất khẩu khẩu trang và các bộ dụng cụ xét nghiệm cũng đang giúp Việt Nam giảm bớt những tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế. So với các quốc gia trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore (những nơi đã ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm Covid-19), Việt Nam có số ca bệnh thấp hơn nhiều (chưa đến 300) thông qua sự kết hợp giữa các biện pháp hạn chế đi lại, cách ly, xét nghiệm và truy tìm những trường hợp tiếp xúc gần ca nhiễm từ sớm.

Đáng chú ý, Việt Nam đã tự sản xuất các bộ dụng cụ xét nghiệm trong nước và chúng đang được sản xuất hàng loạt để xuất khẩu sang các nước như Iran, Phần Lan và Malaysia. Bộ xét nghiệm do các nhà nghiên cứu Học viện Quân y và Công ty Việt Á phát triển cho kết quả chỉ sau khoảng một giờ. Sản phẩm này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Anh phê duyệt vào tháng trước và được phép xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Trong khi đó, Công ty Vắc-xin Vabiotech của Việt Nam đã hợp tác với Trường ĐH Bristol (Anh) để bắt đầu thử nghiệm vắc-xin phòng Covid-19 trên chuột.

Song song đó, hoạt động sản xuất khẩu trang cũng đang được tăng cường, giúp bù đắp những thiệt hại cho ngành công nghiệp may mặc bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu ở phương Tây. Ngay cả trước khi quy định giới hạn xuất khẩu được dỡ bỏ vào cuối tháng trước, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 80 triệu khẩu trang đến các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc trong nửa đầu tháng 4. Bên cạnh đó, Pháp cũng đang có nhu cầu mua số lượng lớn khẩu trang từ Việt Nam khi nước này bắt buộc người dân sử dụng khẩu trang tham gia giao thông công cộng và tại các trường trung học trong bối cảnh nới lỏng tình trạng phong tỏa toàn quốc. Việt Nam cũng đã tặng hơn 1 triệu khẩu trang cho các nước như Campuchia, Lào, Mỹ, Nga…

Cũng nhờ khống chế dịch Covid-19 thành công, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên vực dậy ngành du lịch trước một loạt nước khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… Đó là nhận định được Công ty Truyền thông Skift (Mỹ), chuyên cung cấp các dịch vụ tin tức, nghiên cứu và tiếp thị cho ngành du lịch đưa ra hôm 12-5.

Sáng tạo, minh bạch

Truyền thông quốc tế hôm 12-5 tiếp tục ca ngợi công tác phòng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam và cho rằng đây là thành tựu mà nhiều nước trên thế giới "phải ghen tị". Trong bài viết có tựa đề: "Làm thế nào mà Việt Nam, một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, chống Covid-19 tốt như vậy?", đài ABC (Úc) nhận định chìa khóa thành công của Việt Nam là chiến lược xét nghiệm, truy dấu tích cực cùng với các chiến dịch truyền thông công cộng hiệu quả, nhanh chóng và quyết liệt. "Công tác đánh giá rủi ro đầu tiên được Việt Nam tiến hành vào đầu tháng 1, ngay khi các trường hợp nhiễm virus ở Trung Quốc bắt đầu được báo cáo" - đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ông Kidong Park, cho biết.

Trong khi đó, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Mike Toole của Viện Nghiên cứu Burnet (Úc) đánh giá Việt Nam "có lẽ hành động nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào bên ngoài Trung Quốc" và điều này được thể hiện qua những động thái như sớm bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, ngưng mọi chuyến bay quốc tế, nỗ lực phát triển bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19... "Đến thời điểm đầu tháng 3, trong khi Mỹ còn chưa có bộ dụng cụ xét nghiệm hiệu quả nào thì các nhà khoa học Việt Nam đã phát triển thành công 3 bộ hiệu quả, chi phí thấp" - ông Toole cho biết, đồng thời đánh giá cao sự minh bạch và sáng tạo của chính phủ Việt Nam ngay từ đầu.

Nguồn: Người Lao Động
0

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

10 loại trái cây hàng đầu chống ung thư

VOV.VN - Rất nhiều loại trái cây mang lại tác dụng bất ngờ cho sức khỏe bạn như cà chua, cam, táo, các loại quả mọng...


Các loại quả mọng: Dâu tây, quả việt quất… giàu chất chống oxy hóa và có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, những loại quả mọng chứa ít đường so với các loại trái cây khác nên sẽ tốt cho sức khỏe hơn.


Cà chua: Chứa lycopene và các thành phần chống ung thư khác, cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.


Cam: Những loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin và chất xơ. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, cam còn được biết đến là loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan.


Táo: Chứa hợp chất flavonoid, táo có tác dụng chống ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để phòng bệnh hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường.


Quả bơ: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng đáng kinh ngạc của quả bơ trong việc phòng ngừa một số căn bệnh đáng sợ như ung thư và bệnh tiêu hóa.


Chuối: Bên cạnh tác dụng ổn định lượng đường huyết, chuối còn giàu kali và magie - hai khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.


Nho: Đây cũng là một trong những loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Nho chứa resveratrol - một hợp chất quan trọng có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.


Xoài: Nếu ăn một lượng vừa phải, hợp chất lutein và zeaxanthin trong xoài sẽ có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.


Lựu: Giàu tannin. lựu là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lựu còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư máu.


Đu đủ: Giàu vitamin A, B và E, đu đủ có tác dụng điều hòa huyết áp cũng như đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại trái cây chống ung thư tuyệt vời./.

Theo VOV.VN
0

10 loại trái cây hàng đầu chống ung thư

VOV.VN - Rất nhiều loại trái cây mang lại tác dụng bất ngờ cho sức khỏe bạn như cà chua, cam, táo, các loại quả mọng...


Các loại quả mọng: Dâu tây, quả việt quất… giàu chất chống oxy hóa và có thể ngăn ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra, những loại quả mọng chứa ít đường so với các loại trái cây khác nên sẽ tốt cho sức khỏe hơn.


Cà chua: Chứa lycopene và các thành phần chống ung thư khác, cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.


Cam: Những loại trái cây họ cam quýt giàu vitamin và chất xơ. Sự kết hợp của các thành phần này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư. Đặc biệt, cam còn được biết đến là loại trái cây có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư gan.


Táo: Chứa hợp chất flavonoid, táo có tác dụng chống ung thư và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để phòng bệnh hen suyễn, chống lại bệnh tiểu đường.


Quả bơ: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng đáng kinh ngạc của quả bơ trong việc phòng ngừa một số căn bệnh đáng sợ như ung thư và bệnh tiêu hóa.


Chuối: Bên cạnh tác dụng ổn định lượng đường huyết, chuối còn giàu kali và magie - hai khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.


Nho: Đây cũng là một trong những loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày và ung thư ruột kết. Nho chứa resveratrol - một hợp chất quan trọng có tác dụng điều hòa lượng đường huyết trong cơ thể.


Xoài: Nếu ăn một lượng vừa phải, hợp chất lutein và zeaxanthin trong xoài sẽ có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ ung thư.


Lựu: Giàu tannin. lựu là loại trái cây tuyệt vời có tác dụng loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lựu còn được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư máu.


Đu đủ: Giàu vitamin A, B và E, đu đủ có tác dụng điều hòa huyết áp cũng như đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại trái cây chống ung thư tuyệt vời./.

Theo VOV.VN
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Trồng một cây nguyệt quế bên hiên nhà: Riêng lá cây đã có 8 lợi ích "đáng nể" cho sức khỏe

Nguyệt quế vừa được xem là cây cảnh vì có hoa đẹp lại thơm, trong khi đó, nó được đánh giá là cây thuốc, cây gia vị với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn muốn trồng chứ?

Nếu bạn là một người yêu thích cây xanh, hiểu rõ lợi ích của việc trồng cây thì khi nói đến nguyệt quế, bạn có thể sẽ không còn cảm thấy xa lạ. Cây này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và ngày nay đã được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, lá nguyệt quế mà chúng ta sẽ nói đến, còn có thể gọi là lá thơm (hương diệp), có thể đã được sử dụng rộng rãi trong nhà bếp mỗi ngày, nhưng bạn có thể không hiểu hết lợi ích của nó đối với sức khỏe con người.

Sau đây là những lợi ích mà bạn cần tìm hiểu để tận dụng nó phục vụ cho sức khỏe của bạn.

Vì sao nguyệt quế lại được yêu thích và trồng nhiều?

Lá nguyệt quế có khả năng giải độc rất tốt, có thể trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn.

Đồng thời, nó có hỗ trợ y tế rất tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, cải thiện sức khỏe của tim, giảm viêm, giảm các vấn đề về hô hấp và tối ưu hóa hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa một số loại ung thư.

Tên gọi nguyệt quế được sử dụng cho nhiều giống cây khác nhau, vì vậy bạn cần tìm hiểu cây nguyệt quế "chuẩn danh xưng khoa học" để tránh bị nhầm lẫn do thói quen đặt tên gọi của nhiều địa phương.

Có nhiều loại lá khác có hình dáng và mùi thơm tương tự lá nguyệt quế, nhưng thành phần và hàm lượng dinh dưỡng có thể rất khác nhau.

Nguyệt quế là cây dạng bụi xanh hoặc cây nhỏ phổ biến ở khu vực Địa Trung Hải rồi sau đó đã từng được trồng lan rộng trong khu vực. Tuy nhiên, với sự thay đổi của khí hậu, khu vực tăng trưởng tự nhiên của chúng đã bị thu hẹp rất nhiều.

Tuy nhiên, lá nguyệt quế là một phần của văn hóa ẩm thực và dược liệu trong hàng ngàn năm, ít nhất là từ thời La Mã.

Việc sử dụng lá nguyệt quế không chỉ bao gồm nghiền lá thành gia vị cho các món súp và món hầm, mà còn sử dụng toàn bộ lá làm gia vị cho một số món ăn Ý và lấy ra để trang trí món ăn sau khi nấu.

Mặc dù lá nguyệt quế không được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, nhưng chiết xuất của nó được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế. Lá nguyệt quế là một vật liệu thường được sử dụng cho liệu pháp mùi hương và thảo dược. Nó được sử dụng để điều trị các vấn đề về da và hô hấp.


Lợi ích đáng nể của nguyệt quế

1, Sức khỏe của hệ tiêu hóa

Lá nguyệt quế có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Nó có thể được sử dụng làm thuốc lợi tiểu để kích thích đi tiểu và giảm độc tính của cơ thể, và khi chất độc được tiêu hóa và đào thải, nó sẽ kích thích nôn mửa (như chất gây nôn).
Ngoài ra, các hợp chất hữu cơ có trong lá nguyệt quế rất hiệu quả để làm giảm sự khó chịu ở đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích và thậm chí làm giảm các triệu chứng của bệnh đau vùng bụng.

Trong chế độ ăn uống hiện đại, có một số protein rất phức tạp có thể dẫn đến khó tiêu hóa, thì thật may là các enzyme độc ​​đáo có trong lá nguyệt quế sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.


2, Sức khỏe của hệ hô hấp

Khi tinh dầu của lá nguyệt quế được chiết xuất, có thể được trộn vào một loại thuốc mỡ và bôi lên ngực để giúp làm giảm các vấn đề hô hấp khác nhau.

Bạn cũng có thể sử dụng lá nguyệt quế xay nhuyễn thành hỗn hợp nhão mịn, bôi lên ngực và giữ qua đêm.

Hít hơi nước (xông mũi) có tác dụng tương tự như liệu pháp mùi hương, đạt được hiệu quả đào thải nhất định và loại bỏ vi khuẩn có hại bị mắc kẹt trong đường hô hấp do đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của đường hô hấp.

3, Lợi ích đối với sức khỏe mái tóc

Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của nang tóc và loại bỏ gàu, bạn có thể ngâm lá nguyệt quế trong nước và chà lên da đầu sau khi gội đầu. Các hóa chất và thành phần dễ bay hơi trong lá nguyệt quế có thể giúp loại bỏ da đầu khô và tình trạng gàu.


4, Hoạt tính chống viêm

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của lá nguyệt quế là có thể làm giảm viêm khắp cơ thể.

Lá nguyệt quế chứa một chất phytonutrient khá độc đáo gọi là parthenolide, khi bôi tại chỗ cho các khu vực bị ảnh hưởng (như đau khớp hoặc các khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm khớp) có thể nhanh chóng giảm viêm và giảm nhẹ kích ứng.

Hiệu quả này cũng có thể đạt được thông qua việc sử dụng lá nguyệt quế bình thường như gia vị.

5, Sức khỏe tim mạch

Chất Axit caffeic và Rutin là những hợp chất hữu cơ quan trọng được tìm thấy trong lá nguyệt quế. Chúng có thể cải thiện sức khỏe của tim rất nhiều. Rutin có thể củng cố thành mao mạch của tim và trên vùng tay chân, và axit caffeic có thể giúp loại bỏ cholesterol "xấu" trong hệ thống tim mạch.


6, Phòng chống ung thư

Sự kết hợp độc đáo của các chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ trong lá nguyệt quế, bao gồm phytonutrients, catechin, linalool và parthenolide, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Các gốc tự do có thể khiến các tế bào khỏe mạnh đột biến thành tế bào ung thư và lá nguyệt quế đặc biệt tốt trong việc ngăn chặn hiện tượng này.

7, Giảm lo lắng và căng thẳng

Một trong những lợi ích chưa biết nhất của lá nguyệt quế là khả năng làm dịu tự nhiên của chúng.

Chất Linalool thường được nhắc đến phổ biến với húng tây và húng quế, nhưng nó cũng có trong lá nguyệt quế và có thể giúp giảm mức độ hormone căng thẳng trong cơ thể, đặc biệt là khi được sử dụng trong liệu pháp mùi hương (tinh dầu).
Hormone căng thẳng quá mức có những rủi ro nhất định cho sức khỏe lâu dài. Vì vậy, lá nguyệt quế có thể giúp chúng ta "bình tĩnh" và thư giãn ngay cả trong những thời điểm lo lắng nhất.

8, Quản lý bệnh tiểu đường

Lá nguyệt quế có liên quan trực tiếp đến chức năng thụ thể insulin được cải thiện và điều chỉnh nồng độ đường trong máu.

Đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ thường xuyên lá nguyệt quế có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cuối cùng, chúng tôi cần nhắc bạn rằng lá nguyệt quế là một tên gọi phổ biến, và lá của nhiều loại cây khác nhau trên thế giới cũng được gọi với tên trùng nhau như vậy.

Tuy nhiên, để có thể nhận ra những lợi ích trên, điều quan trọng nhất là tìm ra những chiếc lá thực sự đến từ cây nguyệt quế mà chúng ta nói đến ở bài này.

Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng với một số thành phần nào trong nhóm họ cây Cinnamomum, thì bạn cũng có thể bị dị ứng với lá nguyệt quế.

*Theo Health/Sohu
0

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Việt Nam bước đầu tiêm thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 trên chuột

Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho hay Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắc xin và tiêm thử nghiệm trên chuột.


TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận những những mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.

Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.

Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong nhiều tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

TS Đạt cũng cho biết thêm trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau giai đoạn này, vắc xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của dự tuyển vắc xin này.

Tính tới sáng 3/5, Việt Nam ghi nhận 270 ca mắc Covid-19. Kể từ sáng 16/4, đến nay, cả nước không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.

51 bệnh nhân còn lại đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh. Đa số bệnh nhân có sức khoẻ ổn định, 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus này.

Nguồn: https://zingnews.vn/viet-nam-buoc-dau-tiem-thu-nghiem-vac-xin-phong-covid-19-tren-chuot-post1080248.html
0

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Tiếp tục nghiên cứu khả năng thuốc lá ngừa coronavirus

Nghiên cứu mới ở Pháp cho thấy, nicotine có thể miễn nhiễm coronavirus lập tức làm dấy lên những hoài nghi và khiến các thử nghiệm tiếp đang được tiếp tục.

Các nhà khoa học Pháp đang chờ phê duyệt để nghiên cứu sâu hơn “công dụng” của nicotine. Ảnh: Shutterstock


Các phát hiện mới được đưa ra sau khi nhóm nhà nghiên cứu tại một bệnh viện hàng đầu ở thủ đô Paris đã kiểm tra 343 bệnh nhân nhiễm coronavirus và 139 người khác mới bị mắc nCoV với các triệu chứng nhẹ hơn.

"Trong số những bệnh nhân này, chỉ có 5% là những người hút thuốc lá", giáo sư Zahir Amoura, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu này cũng có kết quả tương tự với những phát hiện được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng New England hồi tháng trước cho biết, chỉ có 12,6% trong số 1.000 người mắc Covid-19 ở Trung Quốc là những người hút thuốc.

Theo nhà sinh học thần kinh nổi tiếng Jean-Pierre Changeux ở Viện Pasteur (Pháp), đồng tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu đã đặt ra một giả thuyết cho rằng, chất nicotine có thể đã bám vào các thụ thể tế bào và ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào và lây lan trong cơ thể.

Hiện các nhà nghiên cứu đang chờ phê duyệt từ giới chức y tế ở Pháp để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo. Và họ đang lên kế hoạch sẽ sử dụng “miếng dán nicotine” cho toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện Pitie-Salpetriere ở Paris, nơi đầu tiên thực hiện các nghiên cứu này test khả năng liệu nó có bảo vệ họ chống lại coronavirus hay không.


Chất nicotine có thể đã bám vào các thụ thể tế bào và ngăn chặn coronavirus xâm nhập. Đồ họa: Frontiers

“Ngoài ra, bệnh viện này cũng sẽ sử dụng miếng dán trên đối với bệnh nhân nhập viện để xem liệu nó có giúp giảm triệu chứng bệnh đồng thời giảm nguy cơ phơi nhiễm cho cả đội ngũ chăm sóc hay không”, ông Amoura cho hay.

Trong lúc các nghiên cứu sâu hơn đang cần thiết được đẩy nhanh thì các chuyên gia cũng cảnh báo, không khuyến khích mọi người hút thuốc hoặc sử dụng miếng dán nicotine như một biện pháp phòng vệ chống lại coronavirus.

"Chúng ta không được quên tác hại của nicotine. Đặc biệt là những người không hút thuốc thì tuyệt đối không nên sử dụng nicotine như là các chất thay thế bởi nó sẽ gây ra tác dụng phụ và gây nghiện”, ông Jerome Salomon, quan chức hàng đầu của Bộ Y tế Pháp khuyến cáo.


Trong cuộc chiến chống nCoV cũng đã xuất hiện nhiều tin đồn liên quan đến thuốc lá. Ảnh: Getty Images

Hiện thuốc lá vẫn là kẻ sát nhân số một ở Pháp, với ước tính 75.000 ca tử vong mỗi năm do hút thuốc. Tỷ lệ người hút thuốc lá ở nước này khoảng 35%.

Trong đại dịch Covid-19 đang hoành hành, nước Pháp là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của coronavirus ở châu Âu, với hơn 21.000 ca tử vong và hơn 155.000 ca nhiễm bệnh được báo cáo.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/tiep-tuc-nghien-cuu-kha-nang-thuoc-la-ngua-coronavirus-d263308.html
0

Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm : Tây phương tỉnh thức trong đau đớn

Trong những năm 1990, hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu và Mỹ đa phần chuyển sang Trung Quốc. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, phương Tây tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành dược phẩm thế giới là do Trung Quốc sản xuất. CC0 Pixabay/stevepb


Mọi ngả đường đều dẫn đến Trung Quốc

Theo nhận định của báo Le Figaro trong bài viết « Khi Tây phương từ bỏ ngành sản xuất dược phẩm » đăng ngày 13/04/2020, sức khỏe của người dân phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và chính sự bùng phát toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 đã giúp người châu Âu và Mỹ « tỉnh ngộ ». Có một điều các nhà khoa học, giới chuyên môn phần nào đã nắm rõ, nhưng đa phần công chúng thì chưa biết : trong vòng chưa đến 30 năm, tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đi đầu là châu Âu và Mỹ, đã « nhường » một phần lớn « chủ quyền » về thuốc men và trang thiết bị y tế cho Trung Quốc. Quốc gia rộng lớn này trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm. Đáng nói hơn nữa là Trung Quốc nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện giờ không còn được bào chế nữa.

Chẳng hạn, Trung Quốc sản xuất tới 97% dược liệu và hóa chất cần thiết để sản xuất kháng sinh đồng dạng (générique) tiêu thụ tại Mỹ - đối thủ địa chính trị của Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm được hưởng lợi lớn từ chính sách di dời ngành công nghiệp dược phẩm của Tây phương, song suy cho cùng thì nền sản xuất Ấn Độ cũng không thoát được cảnh phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế. Nói một cách hình ảnh như chuyên gia Rosemary Gibson của viện Hastings, Mỹ, thì « Tất cả mọi con đường đều dẫn đến Trung Quốc ».

Bức màn bí mật thời « thị trường toàn cầu »

Cũng theo chuyên gia Gibson, điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê về lĩnh vực dược phẩm thường được bao phủ bằng một bức màn bí mật cho dù chúng ta đang sống trong « một thị trường toàn cầu ». Tuy nhiên, việc khan hiếm nói chung các loại thuốc quan trọng sống còn vào lúc nhiều nhà máy của Trung Quốc phải ngưng hoạt động, khiến chính phủ các nước yêu cầu phải có các số liệu chính xác. Từ tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ Nga Vladimir Putin cho đến lãnh đạo Mỹ Donald Trump dường như đều có chung yêu cầu khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm và công nghiệp hóa học của quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng bắt đầu suy tính đến việc đa dạng hóa và « hồi hương » các dây chuyền sản xuất quan trọng.

Ông Bruno Bonnemain, chủ tịch một nhóm làm việc về việc gián đoạn chuỗi cung ứng, cho Le Figaro biết là tại Viện Dược Phẩm Quốc Gia Pháp, từ 10 năm nay, các nhà nghiên cứu đã gióng những hồi chuông báo động về việc Pháp mất quyền tự chủ về dược phẩm do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Bonnemain giải thích là, ngay từ năm 2011, cơ quan này đã được huy động để tiến hành một nghiên cứu cho bộ Y Tế Pháp. Theo báo cáo của Viện Dược Phẩm Quốc Gia, « đối với 86% bệnh viện ở châu Âu, việc khan hiếm thuốc đã trở thành một chủ đề gây lo ngại hàng ngày. Những loại thuốc có liên quan nhiều nhất là thuốc chống nhiễm trùng, chống ung thư, tiếp theo đó là các loại thuốc hồi sức cấp cứu, thuốc tim mạch và thuốc gây mê ».

Chiến lược yếu kém

Nhu cầu cao của các nước mới mới trỗi dậy đã khiến nhu cầu thuốc trên toàn cầu khó được đáp ứng. Ngoài ra, còn phải kể đến việc nhiều nhà máy phải ngưng sản xuất vì các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, kỹ thuật hay xã hội. Đó là chưa kể đến các vụ tai tiếng về chất lượng thuốc, chẳng hạn héparin, chất làm loãng máu được nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm 81 người tại Mỹ thiệt mạng. Chuyên gia Bruno Bonnemain lấy làm tiếc là « Không một ai đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi khi vẫn chưa quá muộn ».

Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính vẫn được sản xuất tại châu Âu, chỉ có 20% được nhập từ nước ngoài. Ấy vậy mà sau 30 năm, hiện nay các con số này đã bị đảo ngược. Ông Bonnemain nhấn mạnh : « Sự thay đổi lớn bắt đầu diễn ra trong những năm 1990, sau đó tăng tốc dần vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển ồ ạt vì chi phí nhân công và các quy định về môi trường ».

Kế hoạch ban đầu là tất cả đều được sản xuất tại một nơi. Thế nhưng, với sự cạnh tranh của thuốc đồng dạng generique được sản xuất tại các nước đang phát triển, ngành dược phẩm đã thuê thầu phụ cả mảng sản xuất dược liệu thô, hoạt chất và kể cả thuốc. Đó là thời toàn cầu hóa theo kiểu đôi bên đều có lợi, cho phép một số doanh nghiệp cất cánh và những công ty khác sản xuất với giá thấp. Từng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, ông Bonnemain nói thẳng : « Sai lầm lớn nhất của các chính phủ của chúng ta là không coi các loại thuốc là sản phẩm chiến lược nữa. Khi ưu tiên giá thành, họ đã để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Quyền tự chủ đã bị từ bỏ ».

Quá lơ là về hóa hữu cơ

Đã có thời nước Đức, chứ không phải Trung Quốc, được gọi là nhà máy dược phẩm và hóa chất của cả thế giới. Nói về chuyện nước Đức dịch chuyển các nhà máy dược phẩm, giáo sư Stefan Laufer, từng là chủ tịch hiệp hội Dược Sĩ Quốc Gia Đức cho đến tháng 12/2019, có cùng phân tích như chuyên gia Pháp Bruno Bonnemain. Sự thay đổi cũng bắt đầu từ đầu những năm 1990, và sự di chuyển lớn nền sản xuất sang Châu Á và đặc biệt là tới Trung Quốc cũng diễn ra từ 10 năm nay. Ông Laufet tóm lược : « Do áp lực từ các cơ quan bảo hiểm y tế Đức, thuốc trở thành một sản phẩm mà tiêu chí quan trọng nhất là giá thành chứ không phải chất lượng ». Theo ông, yếu tố môi trường là một lý do lớn dẫn đến việc dịch chuyển ngành hóa học hữu cơ, vốn có lợi cho ngành công nghiệp hóa dược phẩm rất phát triển của Đức. Chuyên gia Laufer lấy làm tiếc là Đức đã quá lơ là, bỏ bê các nhà máy hóa hữu cơ ».

Giáo sư Laufer nhấn mạnh : « Nước Đức đã quá đề cao giá trị thị trường toàn cầu khi cho rằng không cần nghĩ tới sự độc lập quốc gia bởi vì thị trường luôn được đáp ứng. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ không có thị trường toàn cầu. Nước nào cũng đóng cửa biên giới và đấu đá nhau để giành giật khẩu trang và thuốc men ! » Cũng giống như chuyên gia Pháp Bonnemain, giáo sư Đức Laufer đã gióng những hồi chuông báo động ngay từ năm 2012. Quân đội Đức cũng đã lên tiếng cảnh báo về sự yếu kém về chiến lược. Ông Laufer nhớ lại : « Chúng tôi đã đến Quốc Hội. Các bản báo cáo được gửi đến rất nhiều. Nhưng chẳng ai quan tâm … »

Còn dân biểu Đức Claudia Bernhard, thuộc đảng Die Linke, một người lưu tâm đến hồ sơ này, giải thích : « Sự thiếu phản ứng của các cơ quan công quyền là do sự tác động của các nhà vận động hành lang cho ngành dược phẩm », liên quan đến việc các Quỹ bảo hiểm chịu trách nhiệm ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc. Dân biểu này lấy làm tiếc là « Sự thiếu vắng hành động của chính phủ trung ương đã duy trì sự phụ thuộc về dược phẩm. Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh cuối cùng tại Đức đã đóng cửa vào năm 2017. Nhà nước cần cho tái thiết nền công nghiệp dược phẩm, quay lại bào chế các hoạt chất chính. Nói thì dễ hơn làm, nhưng cuộc khủng hoảng không để cho chúng ta có sự lựa chọn, đây là câu hỏi sống còn ». Dân biểu Claudia Bernhard lấy làm mừng vì lãnh đạo Y Tế ở các bang của Đức cũng đề xuất theo hướng nói trên.

Sự thức tỉnh đầy đau đớn

Liên quan đến nước Nga, một nhà tư vấn của hãng tin RNC Pharma, Nikolai Bespalov, cho Le Figaro biết « một cuộc di dời, tương tự những gì đến với phương Tây, đã xảy ra sau khi Liên Xô sụp đổ, tạo ra sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc và Ấn Độ (về các hoạt chất và dược liệu thô, 50-70%) » Mối lo là có thật cho dù Nga vẫn có kho dự trữ. Kể từ năm 2010, một nỗ lực dịch chuyển sản xuất về nước đã được khởi động và chính phủ Nga hồi cuối tháng Hai đã quyết định thúc đẩy sản xuất trong ngành hóa chất và dược phẩm.

Nhìn sang nước Mỹ, theo Le Figaro, có môt sự tỉnh thức đầy đau đớn. Với virus corona, người Mỹ mới nhận ra sức khỏe của họ phụ thuộc vào « đại địch thủ » Trung Quốc như thế nào. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì sản xuất những hoạt chất chính và các nhà máy vẫn bào chế dược phẩm, nhưng Trung Quốc vẫn thống trị thị trường Mỹ về dược liệu và các hoạt chất chính để sản xuất thuốc đồng dạng và kháng sinh đồng dạng. Tình trạng này tạo ra sự suy yếu chiến lược nghiêm trọng cho nước Mỹ.

Trong một báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại, nhà nghiên cưu Yang Zong Yuhan nhắc tới một cuộc trao đổi ở Nhà Trắng mà nhà báo Mỹ Bob Woodward từng nới tới, theo đó kinh tế gia trưởng Gary Cohn của Nhà Trắng lưu ý là trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể dùng thuốc kháng sinh để đáp trả Mỹ vì Trung Quốc cung cấp tới 97 % lượng kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ : « Nếu quý vị là người Trung Quốc và quý vị muốn hủy hoại nước Mỹ, đơn giản quý vị chỉ cần ngưng gửi thuốc kháng sinh cho chúng tôi ».

Nhà nghiên cứu Rosemary Gibson của viện Hastings nhấn mạnh virus corona càng khiến Mỹ có ý thức về sự phụ thuộc nói trên. Tân Hoa Xã hôm 04/03 nhận định kịch bản Trung Quốc ngưng xuất khẩu thuốc men sang Mỹ sẽ gây khó khăn cho Mỹ, « nhấn chìm nước Mỹ trong đại dương virus corona ». Nhiều nhà chiến lược Mỹ có ý tưởng tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc. Tại Hạ Viện, một nhóm dân biểu Dân Chủ và Cộng Hòa đề xuất một dự luật nhằm khuyến khích việc « hồi hương » một số dây chuyền sản xuất thuốc.

Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia về hồ sơ này đều lưu ý về những khó khăn liên quan đến thời hạn, chi phí, kiến thức hiểu biết để tái lập nền sản xuất. Chuyên gia Đức Laufer cũng tỏ ý hoài nghi về lâu dài : « Việc này sẽ phải mất nhiều năm, các quy trình sản xuất hóa học tinh khiết rất phức tạp, nhất là phải sáng chế ra các công nghệ riêng để đảm bảo tôn trọng tiêu chuẩn xanh (…) Việc này đương nhiên sẽ phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước châu Âu, bởi vì các nước không thể sản xuất toàn bộ chỉ trong nước họ (…) Tất cả những điều trên đòi hỏi có sự thay đổi thực sự trong tư duy. »

Nguồn: http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200424-ph%E1%BB%A5-thu%E1%BB%99c-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%E1%BA%A9m-t%C3%A2y-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%89nh-th%E1%BB%A9c-trong-%C4%91au-%C4%91%E1%BB%9Bn
0

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Loại củ "rẻ như cho" ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 8 bệnh ung thư, chữa được đủ bệnh đặc biệt là dạ dày và xương khớp


Là loại củ có giá vài ngàn đến vài chục ngàn/kg, thường dùng để tẩm ướp thực phẩm nên không nhiều người biết loại củ nhỏ bé này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe...

Trong đời sống ẩm thực của người dân Việt Nam luôn có tập quán dùng nhiều gia vị. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn còn có tác dụng điều hòa âm dương, hàn nhiệt của thức ăn. Trong đó, củ riềng là một nguyên liệu không thể thiếu.

Riềng được mệnh danh là thứ "gia vị của cuộc sống", có giá vài ngàn đến vài chục ngàn/kg. Giá "rẻ như cho" nhưng không phải ai cũng biết riềng là một loại "thuốc quý" mang nhiều đặc tính chữa bệnh giống với củ gừng.


Theo y học hiện đại, trong 100g riềng có chứa:

- 15,3 gram carbohydrate

- 1,2 gram protein

- 1 gram chất béo

- 2,4 gram chất xơ

- 11,8 miligam natri

- 5,4 gram vitamin C

Theo y học hiện đại, củ riềng đem lại những lợi ích gì?

1. Chống 8 bệnh ung thư

Một trong những lợi ích quý báu của củ riềng đó chính là tác dụng chống bệnh ung thư. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi các loại ung thư và khối u khác nhau khi sử dụng củ riềng.

Loại củ này được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày, bạch cầu, u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật). Do chứa đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao, riềng có thể làm trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác.

2. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Con người có thể sử dụng củ riềng như một phương pháp phòng ngừa bệnh tim và bất kỳ rủi ro nào liên quan đến hệ thống tim mạch của con người.


Riềng có thể cải thiện sức khỏe tim.

Loại củ này có thể cải thiện sức khỏe tim bằng cách giảm các cơn co thắt tim và cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng. Riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim khác.

3. Chống đái tháo đường

Theo một nghiên cứu được Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ công bố vào năm 2015, chiết xuất metanolic trong củ riềng có khả năng chống đái tháo đường. Các bộ phận của củ riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.

Không những thế, chiết xuất riềng còn được chứng minh có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, hoạt động kiểm soát glucose của riềng ngang bằng với thuốc trị đái tháo đường tổng hợp.

4. Chữa viêm khớp

Củ riềng được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội nên nó vô cùng có lợi trong điều trị viêm khớp. Ngoài ra, các chất chống viêm như gingerol có trong riềng có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.


Củ riềng được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội nên nó vô cùng có lợi trong điều trị viêm khớp.

5. Giảm lipid máu và cholesterol

Riềng là loại củ có chứa đầy đủ các flavonoid như kaempferol, quercetin và galanin... rất hữu ích trong việc làm giảm mức cholesterol cũng như nồng độ lipid trong máu. Các chiết xuất của riềng được khẳng định là có khả năng chống lại synthase axit béo, do đó làm giảm mức cholesterol cũng như chất béo trung tính.

6. Kiểm soát hen suyễn

Củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Loại củ này có tác dụng chống co thắt, hỗ trợ làm giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn. Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại củ này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa các bệnh như hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Riềng cũng là một loại thuốc quý trong Đông y

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Có nhiều tác dụng trong việc chữa khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, ho, viêm họng, đau xương khớp...

Theo lương y Trung, riềng vừa là thực phẩm, vừa là bài thuốc rất lành tính có sẵn trong dân gian nên mọi người đều có thể sử dụng tại nhà, kể cả là người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt, riềng có thể hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh ung thư, tuy nhiên không có tác dụng điều trị ung thư triệt để vì vậy bệnh nhân nên tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến cáo riềng là loại củ có tính nóng nên phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng kẻo làm ảnh hưởng đến thể trạng, trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.


Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng:

- Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.

- Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.

- Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

- Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…

- Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: Hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g.

- Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: Củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).

- Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Nguồn: https://afamily.vn/loai-cu-re-nhu-cho-o-viet-nam-khong-ngo-lai-la-thuoc-quy-chong-8-benh-ung-thu-chua-duoc-du-benh-dac-biet-la-da-day-va-xuong-khop-20200420200611276.chn
0

Ngoại trưởng Mỹ cảm ơn Việt Nam hỗ trợ vận chuyển 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ chống dịch Covid-19

Theo một tuyên bố của ông Pompeo do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cung cấp, Ngoại trưởng Mỹ tại cuộc họp trực tuyến về Covid-19 với ASEAN sáng 23/4 đã cảm ơn các đối tác thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).


Theo tuyên bố, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi cảm ơn các đối tác ASEAN vì sự hỗ trợ quý báu của họ trong việc thúc đẩy nguồn cung cấp y tế quan trọng vào Mỹ, cũng như sự hỗ trợ của họ cho các chuyến bay hồi hương của công dân Mỹ. Ví dụ, Việt Nam đã tạo điều kiện thông quan cho các chuyến bay chở 2,2 triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân tới Mỹ và chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những lô hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong những tuần tới...".

"Bên cạnh đó, từ đầu tháng 4, Malaysia đã tạo điều kiện vận chuyển nhanh hơn 1,3 triệu kg găng tay cho nhân viên y tế Mỹ. Campuchia giúp người Mỹ về nước an toàn từ du thuyền Westerdam", tuyên bố cho biết thêm.

Ông Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước ASEAN trong việc ứng phó Covid-19. Trong đó, Washington nêu cao tầm quan trọng của minh bạch thông tin.

Tới nay, Mỹ đã chi hơn 35,3 triệu USD vào quỹ y tế khẩn cấp để giúp đỡ các nước ASEAN chống lại virus corona chủng mới, đóng góp vào 3,5 tỷ USD hỗ trợ y tế công đã cung cấp cho khắp các nước ASEAN trong 20 năm qua, ông Pompeo nói.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết, phía Mỹ cam kết tiếp tục hợp tác với ASEAN để đánh bại đại dịch này và cùng quay trở lại công việc xây dựng một tương lai tươi sáng cho khu vực.

Nguồn: https://baomoi.com/ngoai-truong-my-cam-on-viet-nam-ho-tro-van-chuyen-2-2-trieu-bo-do-bao-ho-chong-dich-covid-19/c/34815555.epi
0

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Bệnh nhân COVID-19 đầu tiên từng làm việc ở phòng thí nghiệm Vũ Hán


(16/04/2020)- Kênh truyền hình Mỹ Fox New dẫn nguồn tin khẳng định rằng người đầu tiên mắc căn bệnh truyền nhiễm coronavirus COVID-19 đã làm việc ở phòng thí nghiệm của Viện virus học tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

“Các nguồn tin cho rằng vụ lây truyền (virus) đầu tiên từ dơi sang người, và “bệnh nhân số 0” đã từng làm việc ở phòng thí nghiệm, rồi sau đó mới xuất hiện trong dân chúng Vũ Hán”, kênh truyền hình đưa tin dẫn “nhiều nguồn tin biết chi tiết về những hành động trước đó của chính phủ Trung Quốc và từng nhìn thấy những tài liệu liên quan”.

Một trong nguồn tin của kênh truyền hình đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện “một chiến dịch che giấu bằng chứng đắt đỏ nhất” trong lịch sử.

Đồng thời khẳng định rằng phòng thí nghiệm này không chế tạo vũ khí sinh học, mà chỉ có nhiệm vụ trình bày những kết quả xuất sắc của các nhà khoa học Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu virus.

Trước đó Bộ ngoại giao CHND Trung Hoa đã lên tiếng đáp trả những lời cáo buộc nước này che giấu thông tin về chủ đề coronavirus, tuyên bố rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã giữ lập trường công khai và có trách nhiệm trong việc công bố số liệu về bệnh dịch coronavirus.

Chính quyền Trung Quốc ngày 31/12/2019 đã thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới về sự bùng phát căn bệnh đường hô hấp không rõ nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) thuộc miền trung nước này. Các chuyên gia xác định tác nhân gây bệnh là một chủng coronavirus mới, về sau căn bệnh được dặt tên chính thức là COVID-19.

Tổ chức Y tế thế giới ngày 11 tháng 3 tuyên bố sự bùng phát bệnh coronavirus chủng mới COVID-19 là đại dịch. Theo số liệu mới nhất của WHO, trên thế giới đã có hơn 1,9 triệu người nhiễm bệnh, hơn 123 nghìn người tử vong.
0

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Virus corona gây bệnh Covid-19 tấn công hệ miễn dịch như HIV


Tờ Bưu điện Hoa Nam mới đây dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc và Mỹ phát hiện virus corona chủng mới SARS-CoV-2 có thể tấn công hệ miễn dịch của con người và gây thiệt hại tương tự như ở bệnh nhân nhiễm virus HIV.
0

Phát hiện cho thấy virus mới hoạt động tương tự HIV

(12/04/2020)- Một nghiên cứu mới cho thấy virus Covid-19 có thể xâm nhập vào tế bào miễn dịch và hoạt động như virus HIV.

Virus corona gây ra Covid-19 có thể tiêu diệt các tế bào miễn dịch, South China Morning Post dẫn lời các nhà khoa học.

Phát hiện bất ngờ này được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Thượng Hải và New York.

Lu Lu, từ Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải và Jang Shibo, từ Trung tâm Máu New York, đã kết hợp virus corona có tên chính thức là Sars-CoV-2 với các dòng tế bào lympho T được nuôi trong phòng thí nghiệm.

Tế bào lympho T, còn được gọi là tế bào T, đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và loại bỏ những kẻ xâm nhập vào cơ thể.

Họ làm điều này bằng cách bắt một tế bào bị nhiễm virus, khoan một lỗ trên màng tế bào và tiêm chất độc vào tế bào. Những hóa chất này tiêu diệt cả virus và tế bào bị nhiễm bệnh và xé chúng thành từng mảnh.


Tế bào T tấn công các tế bào độc hại với cơ thể. Ảnh: Shutterstock.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, tế bào T đã trở thành con mồi của virus corona trong thí nghiệm của họ. Họ đã tìm thấy một cấu trúc độc đáo trong protein virus có vẻ như đã kích hoạt sự hợp nhất của một lớp vỏ virus và màng tế bào khi chúng tiếp xúc.

Sau đó, virus xâm nhập vào tế bào T và kiểm soát chúng, vô hiệu hóa chức năng bảo vệ của tế bào T.

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm tương tự với virus Sars và phát hiện ra rằng virus Sars không có khả năng lây nhiễm các tế bào T.

Các nghiên cứu về việc virus corona lây nhiễm các tế bào T nguyên phát sẽ “gợi lên những ý tưởng mới về cơ chế gây bệnh và các biện pháp điều trị”, các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài báo được công bố trên chuyên san Cellular & Immunology trong tuần này.

Một bác sĩ làm việc tại bệnh viện công điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh cho biết phát hiện này đã bổ sung thêm một bằng chứng cho mối lo ngại rằng Covid-19 đôi khi hoạt động như virus HIV.

“Ngày càng có nhiều người so sánh nó với HIV”, bác sĩ này cho biết và yêu cầu giấu tên do sự nhạy cảm của vấn đề.

Vào tháng 2, Chen Yongwen và các đồng nghiệp của ông tại Viện Miễn dịch học của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cảnh báo rằng số lượng tế bào T có thể giảm đáng kể ở bệnh nhân Covid-19. Số lượng tế bào T càng thấp, nguy cơ tử vong càng cao.

Kết luận này sau đó đã được xác nhận bằng việc khám nghiệm tử thi trên hơn 20 bệnh nhân Covid-19. Hệ thống miễn dịch của họ gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Các bác sĩ đã cho biết tổn thương trên cơ quan nội tạng của các bệnh nhân này như là sự kết hợp của Sars và AIDS.

Gien giúp Sars-CoV-2 có khả năng kết hợp với tế bào T không được tìm thấy trong các virus corona khác ở người hoặc động vật.

Tuy nhiên, một số loại virus gây chết người như HIV và Ebola có trình tự gien tương tự. Điều này dẫn đến suy đoán rằng virus corona mới có thể đã lây truyền lặng lẽ trên con người trong một thời gian dài trước khi gây ra đại dịch này.

Theo Zing News
0

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Nghiên cứu ra loại thuốc có thể diệt virus corona trong 48 giờ

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện loại thuốc có thể tiêu diệt virus corona trong 48 giờ ở phòng thí nghiệm.


Các nhà khoa học đang thử nghiệm ivermectin để chữa Covid-19. Ảnh: Anadolu.

Theo BGR, các nhà nghiên cứu từ Australia vừa phát hiện Ivermectin, loại thuốc tiềm năng có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2.

Nó có khả năng tiêu diệt mọi dấu vết của virus chỉ trong vòng 2 ngày, nhưng mới giới hạn ở các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Ivermectin được phát triển từ giữa thập niên 70 thế kỷ trước để chữa bệnh ký sinh trùng bao gồm chấy, ghẻ và các bệnh liên quan đến giun. Thuốc cũng được dùng để chữa bệnh giun chỉ Onchocerca, một bệnh nhiệt đới khiến người bệnh ngứa dữ dội, nổi mụn dưới da và có thể gây mù lòa.

Thuốc được sử dụng định kỳ mỗi 6-12 tháng để tiêu diệt ấu trùng và giun trưởng thành. Giới y học còn dùng nó cho bệnh nhân HIV, sốt xuất huyết và Zika. Đây có thể là lý do các nhà nghiên cứu thử nghiệm Ivermectin trong quá trình điều trị người nhiễm SARS-CoV-2.

Nhóm khoa học từ Viện khám phá y sinh (BDI) thuộc ĐH Monash cùng Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty kết luận Ivermectin có thể là cơ sở để phát triển vaccine Covid-19.

“Chúng tôi phát hiện chỉ một liều duy nhất cũng có thể loại bỏ hoàn toàn RNA virus trong vòng 48h, và chỉ sau 24h, nó đã tiêu diệt lượng virus đáng kể”, Tiến sĩ Kylie Wagstaff của BDI nói.

Ông Kylie cho biết thêm họ mới thử nghiệm thuốc trong ống nghiệm và cần thử nghiệm trên người mới kết luận được thuốc có khả năng điều trị Covid-19 không. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ xác định tác dụng của thuốc đối với virus corona ở liều lượng thích hợp dành cho người.

Hiện chưa rõ liệu Ivermectin có được thử nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 hay không và tiến hành vào lúc nào.

Theo Zing News
0

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Việt Nam điều trị bệnh nhân Covid-19 thế nào?


(08/04/2020)- Các bác sĩ cập nhật liên tục nhiều phác đồ quốc tế, rồi tính toán loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt trong quá trình điều trị bệnh nhân.

Bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định: "Điều trị bệnh nhân Covid-19 thực sự khó khăn bởi đây là bệnh mới, cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng. Mỗi bệnh nhân lại có những triệu chứng và tiến triển bệnh khác nhau".

Đối mặt Covid-19, các bác sĩ phải đọc nhiều tài liệu nước ngoài để tham khảo, cùng nghiên cứu với hội đồng chuyên môn, đưa ra phác đồ ngay từ giai đoạn đầu chống dịch, và luôn cập nhật những điểm mới hàng ngày.

Các thầy thuốc sau đó còn cân nhắc tìm các loại thuốc và liều lượng thích hợp với người Việt Nam. Có những loại thuốc vốn được dùng để điều trị bệnh khác, song bác sĩ cùng hội đồng chuyên môn thấy được những tác dụng khác nhau của nó, có thể áp dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19.

"Ví dụ thuốc Aluvia, vốn điều trị cho bệnh nhân HIV, song có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh nhân nhiễm nCoV, bên cạnh phác đồ Cloroquine", bác sĩ nói.

Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp điều trị các bệnh nhân nhẹ. Những ngày đầu dịch, hầu hết bệnh nhân ở mức độ nhẹ, được điều trị triệu chứng nhẹ như viêm hô hấp trên, viêm phổi nhẹ, được truyền dịch và dùng thuốc nâng cao thể trạng. Song cũng có bệnh nhân diễn tiến bất thường. So với các bệnh có biểu hiện lâm sàng tương tự, Covid-19 có nhiều điểm khác và mới.

Bác sĩ Mai kể có những trường hợp tiến triển bệnh rất chóng vánh. Một bệnh nhân ở công ty Trường Sinh vừa chuyển lên Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, sáng đang ở mức độ nhẹ, chiều đã khó thở, suy hô hấp, phải chuyển xuống Khoa Cấp cứu.

"Mỗi khi bệnh nhân sốt hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc, chúng tôi trăn trở suy tính cách điều trị", bác sĩ kể. "Có nhiều phác đồ, chúng tôi phải chọn lựa".

Ví dụ Cloroquine có tác dụng độc lên cơ tim, thầy thuốc phải tầm soát kỹ về tim, siêu âm tim, điện tim... rồi mới có thể ra quyết định.


Bác sĩ thăm khám bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Đông Anh, Hà Nội ngày 24/3. Ảnh: Ngọc Thành

Các ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) được điều trị tại phòng cấp cứu của các khoa hoặc Khoa hồi sức tích cực. Ca bệnh nguy kịch (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) được điều trị tại phòng Hồi sức tích cực.

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, cho biết đối với nhóm bệnh nhân nặng, tiến triển suy hô hấp rất nhanh, buổi sáng có thể bình thường nhưng buổi chiều chụp CT có thể trắng cả phổi.

"Nhóm bệnh nhân này phải theo dõi rất sát vì có thể suy hô hấp bất cứ lúc nào. Đó là diễn biến khác so với bệnh nhiễm khuẩn thông thường", bác sĩ Ninh nói.

Các thầy thuốc đã dày dạn kinh nghiệm trong điều trị những ca nặng và nguy kịch do virus H1N1 và H5N1, nhưng với Covid-19, họ phải xây dựng chiến lược thở máy với sự khác biệt nhất định.

"Chiến lược thở máy rất quan trọng, giúp kiểm soát được đường thở của bệnh nhân", bác sĩ Hải Ninh cho biết. "Trong quá trình điều trị, phải theo dõi rất sát phản ứng của bệnh nhân, nếu thuốc có hiệu quả thì tiếp tục áp dụng, nếu không đáp ứng tốt thì ngay lập tức phải đổi phác đồ".

Điều may mắn cho đến nay, theo các bác sĩ, là trong quá trình điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt. Các thuốc có trong phác đồ của thế giới, Việt Nam đều đang sử dụng hiệu quả.

Theo VnExpress
0

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Tại sao cần uống nhiều nước để phòng ngừa virus corona


(05/04/2020)- Chuyên gia về Nội khoa và Tiết niệu học, TS Arzu Akgyul nói với phóng viên báo Sözcü của Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại nhiều bệnh tật, kể cả COVID-19.

Ông nhấn mạnh rằng nước là công cụ chính để điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cũng như «chuyên chở» dưỡng chất đến cho các tế bào và loại bỏ chất thải của quá trình hoạt động sinh tồn hàng ngày.

Như bác sĩ nhắc nhở, nước đảm bảo lọc bỏ độc tố, điều hoà nhiệt độ cơ thể, cũng như mật độ đậm đặc của máu. Nếu uống không đủ nước, độc tố sẽ tích tụ trong máu. Kết quả là người đó có thể bị sỏi đường tiết niệu hoặc suy thận.

Bảo vệ chống nhiễm trùng

TS Akgyul cho biết, một trong những biện pháp bảo vệ chống nhiễm trùng coronavirus là duy trì khả năng miễn dịch, đòi hỏi sự hợp lý và cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.

«Uống đủ nước hàng ngày giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, vô hiệu hóa vi khuẩn và virus», - ông nhấn mạnh.

Chuyên gia cũng nhắc rằng súc miệng bằng nước muối hoặc đơn giản là nước ấm cũng sẽ có lợi. Ngoài ra, uống nước thường xuyên trong khoảng cách thời gian hợp lý sẽ ngăn chặn khả năng mất nước đồng thời tăng cao sức đề kháng miễn dịch.
0