Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu vũ trụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Thiên Nhãn: Giải mã một biểu tượng bí ẩn

‘Tác giả: Matthew Wilson

Thiên Nhãn’ (Eye of Providence) – hình ảnh con mắt độc nhất nằm trong hình tam giác – là một trong những biểu tượng như thế, được gắn không chỉ với hội Tam Điểm (Freemasonry) mà cả với hội Khai Sáng (Illuminati), một hội kín gồm những cá nhân ưu tú được cho là đang tìm cách kiểm soát các vấn đề toàn cầu.
0

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Rùng mình với những âm thanh được tàu vũ trụ của NASA ghi lại

NASA đã ghi lại được những âm thanh khiến bạn "rợn tóc gáy" trong vũ trụ và chuyển sang dạng âm thanh mà con người có thể nghe thấy được.

0

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Ghi chép kỳ bí về "Mặt trăng máu" trên toàn thế giới

Trở lại những truyền thuyết và tín ngưỡng cổ của các dân tộc xưa trên Trái đất.

Trở lại với các thời kỳ cổ đại trên Trái đất, hiện tượng nguyệt thực bị phủ lên mình một tấm màn kỳ bí với nhiều sắc thái mờ ảo bởi các tín ngưỡng khác nhau trên khắp các vùng miền.

Theo các ghi chép cổ, người Babylon là dân tộc đầu tiên đã quan sát được hiện tượng nguyệt thực vào ngày 2/2/746 TCN. Sau đó, Anaxagoras là người đầu tiên giải thích hiện tượng này là do Trái đất che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu lên bề mặt Mặt trăng.


Tuy vậy, tại châu Á, người dân Trung Quốc cổ đại và một số dân tộc khác lại có chung quan điểm rằng nguyệt thực xảy ra khi một con rồng hoặc một con gấu ăn mất Mặt trăng.

Ở Trung Quốc, trường hợp quan sát nguyệt thực sớm nhất ghi nhận được là vào khoảng năm 1000 TCN. Hình ảnh Mặt trăng bị nhuốm màu đỏ như máu và dần dần biến mất khỏi bầu trời khiến họ tin rằng đó là điềm không lành, báo hiệu nạn đói và dịch bệnh. Để đuổi con quỷ dữ đói khát đã ăn mất Mặt trăng, người Trung Quốc cho rằng cần phải tạo ra thật nhiều tiếng động lớn khiến nó sợ hãi. Khi nguyệt thực bắt đầu, họ tụ tập lại, cố gắng gõ trống và gào thét to hết mức có thể.


Người dân Nhật Bản, láng giềng của Trung Hoa cổ xưa, cũng gắn hình ảnh nguyệt thực với điềm dữ. Họ cho rằng ánh trăng khi đang xảy ra nguyệt thực nếu chiếu vào người có thể gây nhiễm độc. Vì vậy, một số hầm trú ẩn đã được xây dựng nhằm mục đích tránh ánh sáng Mặt trăng. Một số khác lại cho rằng nguyệt thực đồng nghĩa với việc sắp có động đất xảy ra.


Hầm trú nguyệt thực của người Nhật Bản.

Ở Ấn Độ, nguyệt thực lại được xem là điềm báo chiến tranh hay sự hủy diệt. Trong ngày xảy ra hiện tượng hiếm có này, họ không ăn thức ăn được nấu chín, không đụng tới vật sắc nhọn để tránh tai họa có thể xảy đến với mình. Những người phụ nữ mang thai không được phép nhìn vào Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực, hoặc thậm chí không được ra khỏi nhà. Người dân Ấn Độ tin rằng, điều đó sẽ khiến đứa trẻ sinh ra bị dị tật. Cách tốt nhất là ở trong nhà, tĩnh tâm để sức mạnh của Đấng tối cao giúp họ có thêm niềm tin xóa bỏ sức mạnh đen tối của Mặt trăng đang bị nuốt chửng.


Phụ nữ Ấn Độ có thai phải ở trong nhà để tránh ánh sáng độc của nguyệt thực.

Còn đối với một số người theo Thiên chúa giáo, họ cho rằng đó là sự trừng phạt của Chúa, là cách người thể hiện sự phẫn nộ đối với loài người. Thường thì hình ảnh nguyệt thực được gắn liền với hình ảnh cái chết của Chúa trên cây thánh giá. Ngoài ra, nó còn liên quan đến Ngày phán xét và sự tận diệt của Trái đất.


Ít ai biết rằng, nguyệt thực đã cứu sống nhà thám hiểm vĩ đại Christopher Columbus. Khoảng 500 năm trước, sau ba chuyến đi đầu huyền thoại, chuyến đi thứ tư đến Thế giới mới của Columbus đã không gặp may mắn. Thuyền của ông bị sâu bọ đục thủng và chìm dần.

Không còn lựa chọn nào khác, nhà thám hiểm đã phải dạt tàu vào vịnh biển Thánh Anne ở Jamaica để sửa chữa. Những người thổ dân Jamaica đã tỏ ra rất tốt bụng với thủy thủ đoàn khi tiếp tế thực phẩm và các vật dụng khác để họ dựng nơi ở. Tuy nhiên, những thành viên trong thủy thủ đoàn thì không đáp lại lòng tốt đó. Họ chỉ chực lợi dụng những thổ dân tốt bụng này bất cứ khi nào có thể.


Cuối cùng, khi quá mệt mỏi vì thái độ cư xử vô ơn của thủy thủ đoàn, những người thổ dân quyết định cắt nguồn cung cấp thực phẩm. Để giải quyết tình trạng khan lương thực, nhà thám hiểm Columbus đã yêu cầu các thổ dân một cuộc gặp mặt trước hoàng hôn ngày 29/2/1504.

Ông nói với các thổ dân rằng: “Đấng tối cao không hài lòng về các ngươi. Ngài không thích cách các ngươi đối xử với Columbus và thủy thủ đoàn của ông ta. Ngài sẽ cho các ngươi thấy sự tức giận bằng cách đưa Mặt trăng đi khỏi bầu trời”.


Sau đó, Mặt trăng bắt đầu nhú lên từ đường chân trời phía đông rồi chuyển dần sang màu đỏ. Càng lên cao, Mặt trăng càng bị “nuốt” và biến mất từng phần. Vài giờ sau, hầu như không còn ai có thể nhìn thấy nó nữa.

Các thổ dân trở nên sợ hãi và hoảng loạn. Họ van nài Columbus mang Mặt trăng trở lại, chấp nhận tiếp tục cung cấp thực phẩm hay bất cứ thứ gì thủy thủ đoàn yêu cầu. Columbus, trong vai diễn của mình, nói rằng với thái độ thành khẩn của họ, Đấng tối cao sẽ đem Mặt trăng trở lại. Sau đó, khi nguyệt thực toàn phần kết thúc, Mặt trăng đã trở lại như hình dạng ban đầu, khiến cho các thổ dân vui mừng khôn xiết.


Vậy là hiện tượng nguyệt thực đã cứu Christopher Columbus khỏi cảnh chết đói nơi xứ người.

Ngày nay, nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn kỳ thú được rất nhiều người quan tâm chờ đón bởi tần suất xảy ra không nhiều và thời gian kéo dài không lâu. Đợt nguyệt thực xảy ra sắp tới thật sự là một cơ hội hiếm có để chúng ta có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục này. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Nguồn: Soha News
0

Phát hiện hố đen gần Trái Đất nhất có thể quan sát bằng mắt thường


Nằm ở chòm sao Telescopium, các nhà nghiên cứu nói rằng hố đen này cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng và có thể quan sát được bằng mắt thường.

Phát hiện hố đen gần Trái Đất nhất có thể quan sát bằng mắt thường
0

Nguyệt thực đen: Bí ẩn hiện tượng Mặt Trăng đột ngột "bốc hơi" trên trời khiến giới khoa học kinh ngạc

Cách đây gần 1000 năm, một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra khiến Mặt Trăng như biến mất trên bầu trời. Thực hư chuyện này ra sao?

1. "Cổng địa ngục" che khuất bầu trời

Cách đây gần một thiên niên kỷ (1000 năm), một biến động lớn đã xảy ra trong bầu khí quyển Trái Đất: Một đám mây khổng lồ chứa rất nhiều hạt lưu huỳnh trải khắp tầng bình lưu, biến bầu trời tối đen như mực, trước khi rơi xuống Trái Đất.

Sở dĩ ngày này chúng ta biết đến sự kiện này là vì, các nhà nghiên cứu đã khoan và phân tích lõi băng - các mẫu được lấy từ sâu bên trong các tảng băng hoặc sông băng - nơi lưu trữ sol khí lưu huỳnh sinh ra bởi các vụ phun trào núi lửa khổng lồ lan đến tầng bình lưu (nằm ở độ cao vào khoảng từ 16 km đến 80 km trên mực nước biển) sau đó lắng lại trên bề mặt hành tinh chúng ta.

'Tác giả' của đám mây lưu huỳnh khổng lồ, che khuất cả bầu trời khi đó là ngọn núi lửa Hekla cao 1.491 mét của Iceland. Thời Trung cổ, người châu Âu gọi ngọn núi lửa này là "Cổng địa ngục".


Thời Trung cổ, người châu Âu gọi ngọn núi lửa Hekla này là "Cổng địa ngục". Nguồn: ALAMY

Là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Iceland, Hekla rất thường xuyên thức giấc. Các vụ phun trào lớn thường xuyên của núi lửa đã bao phủ phần lớn Iceland bằng tephra (mạt vụn núi lửa). Đó là lý do trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu cho rằng núi lửa Hekla đã làm Mặt Trăng biến mất khỏi tầm nhìn của con người năm 1110 (cách đây 910 năm).

TUY NHIÊN, theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Tiến sĩ cổ khí hậu học Sébastien Guillet từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ, Hekla không phải là nguyên nhân. Vậy, sự kiện Mặt Trăng biến mất khỏi tầm mắt xảy ra như thế nào? nguyên nhân do đâu?

2. Nguyệt thực đen năm 1110

Theo các ghi chép của NASA dựa trên các ghi chép về thiên văn cổ, 7 lần nguyệt thực toàn phần có thể quan sát được ở châu Âu trong 20 năm đầu tiên của thiên niên kỷ trước, xảy ra vào giữa các năm 1100 và 1120.

Trong số này, một nhân chứng quan sát nguyệt thực toàn phần xảy ra vào tháng 5/1110 đã viết về bóng tối đặc biệt của Mặt Trăng trong hiện tượng này, như sau:

"Vào đêm thứ năm trong tháng 5/1110, Mặt Trăng xuất hiện ánh sáng rực rỡ vào buổi tối, nhưng sau đó ánh sáng của nó giảm dần. Ngay khi màn đêm buông xuống, nó đã bị dập tắt hoàn toàn, không ánh sáng, không hình cầu, cũng không có bất cứ thứ gì được nhìn thấy. Mặt Trăng hoàn toàn biến mất trước mắt", trích đoạn trong cuốn Biên niên sử Peterborough.

Rất nhiều nhà thiên văn học đã thảo luận về nguyệt thực tối bí ẩn và bất thường này. Hàng thế kỷ sau khi nó xảy ra, nhà thiên văn học người Anh Georges Frederick Chambers (1841–1915) đã viết rằng: "Rõ ràng sự kiện nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110 này là một ví dụ của NGUYỆT THỰC ĐEN ('black' lunar eclipse) khi Mặt Trăng trở nên vô hình trên bầu trời thay vì tỏa sáng với màu đỏ đồng quen thuộc".


Sự kiện nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110 này là một ví dụ của NGUYỆT THỰC ĐEN ('black' lunar eclipse) khi Mặt Trăng trở nên vô hình trên bầu trời thay vì tỏa sáng với màu đỏ đồng quen thuộc". Ảnh minh họa: NASA

Nhóm tác của nghiên cứu nhận định: Mặc dù sự kiện này đã nổi tiếng trong lịch sử thiên văn học, tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng sự hiện diện của các sol khí lưu huỳnh trong tầng bình lưu do núi lửa Hekla gây ra không đủ lớn để trở thành nguyên nhân gây ra sự kiện bất thường đó của Mặt Trăng.

"Các hiện tượng quang học khí quyển ngoạn mục liên quan đến các sol khí núi lửa ở độ cao lớn đã thu hút sự chú ý của các nhà biên niên sử từ thời cổ đại. Đặc biệt, độ sáng được báo cáo của nguyệt thực có thể được sử dụng để phát hiện các sol khí núi lửa trong tầng bình lưu sau các vụ phun trào lớn", nhóm nghiên cứu viết.

Nếu vậy, ngọn núi lửa nào chịu trách nhiệm cho đám mây lưu huỳnh khổng lồ, làm che khuất cả Mặt Trăng năm 1110?

Mặc dù không thể biết chắc chắn, nhóm nghiên cứu cho rằng lời giải thích khả thi nhất là ngọn núi lửa Asama trên đảo Honshū của Nhật Bản, nơi đã tạo ra một vụ phun trào khổng lồ kéo dài hàng tháng vào năm 1108 - lớn hơn đáng kể so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, giết chết hơn 1.400 người.

Một cuốn sách từng ghi lại sự kiện năm 1108 rằng: "Có một ngọn lửa khổng lồ trên đỉnh núi lửa, sau khi phun trào, các lớp tro núi lửa dày đặc ở khắp mọi nơi. Đây là điều chưa từng xảy ra. Chuyện xảy ra thật kỳ lạ và hiếm có".

Ngoài các ghi chép về vụ phun trào khổng lồ của núi lửa Asama, các nhà nghiên cứu cũng xem xét bằng chứng về vòng cây, cho thấy năm 1109 là một năm lạnh đặc biệt (khoảng 1 độ C ở Bắc bán cầu).

Các tài liệu này cho thấy, vào đầu những năm 1100 đã xảy ta liên tiếp các thảm họa tự nhiên, có tác động đến khí hậu và xã hội thời đó. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra năm 1110, thay vì xuất hiện những hình ảnh quen thuộc, cũng vì những sự kiện thiên nhiên cộng dồn lại gây nên.

Rất có thể khí lưu huỳnh, tro bụi núi lửa sinh ra từ vụ phun trào khổng lồ kéo dài hàng tháng trời của Asama đã tạo thành lớp chăn dày che khuất Mặt Trăng vào đêm tháng 5 năm 1110 năm đó. Tất nhiên, việc lý giải nguyên nhân sự kiện năm 1110 gặp không ít khó khăn, vì thế, giới khoa học đang tiếp tục tìm hiểu sự việc cách đây gần 1000 năm đó.

Những phát hiện được báo cáo trong Scientific Reports.
0

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

Phát hiện "Hệ Mặt Trời" cổ đại có 2 hành tinh khổng lồ


"Thợ săn hành tinh" TESS của NASA đã phát hiện 2 thế giới "địa ngục" mới thuộc về một ngôi sao già cỗi mang tên TOI-1130.

Cả 2 hành tinh mang tên TOI-1130b và TOI-1130c đều là 2 hành tinh khí khổng lồ, đồng dạng với Sao Mộc. Thế nhưng trái với Sao Mộc khá lạnh và đầy mây phủ, 2 hành tinh này thực sự là những địa ngục với nhiệt độ hoàn toàn không phù hợp cho sinh vật sống.

Sau phát hiện ban đầu của TESS, các nhà thiên văn từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã dùng một số hệ thống kính viễn vọng mặt đất như Pan-STARSS, TRAPPIST-South và SMARTS để thu thập thông tin rõ ràng hơn về 2 hành tinh đáng sợ này.
0

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Hệ Mặt Trời đã từng có nền văn minh khác ngoài Trái Đất?

Một trong những câu hỏi mở về sinh học vũ trụ là liệu có sự sống ở đâu đó trong hệ mặt trời nữa không?


Hai nhà vật lý thiên văn học người Mỹ, ông Avi Loeb ở Trường đại học Harvard và ông Jason Wright ở Trường đại học bang Pennsylvania đều tìm cách trả lời câu hỏi này.

Ông Loeb cho rằng những cổ vật công nghệ từ những nền văn minh đến từ bên ngoài hệ mặt trời có thể tồn tại đâu đó trên Mặt Trăng đủ nhiều để nói lên rằng “chúng tôi tồn tại”.

Ông Wright, một thành viên của Trung tâm các Ngoại hành tinh và Thế giới có sự sống, đã tiến hành nghiên cứu và nhận định một loài sinh vật có trình độ công nghệ đã tồn tại trong hệ mặt trời trước khi loài người xuất hiện trên Trái Đất.

Năm 2016, ông đã tập hợp và trình bày nghiên cứu của mình nói về nguồn gốc và địa điểm những “kỹ thuật tín hiệu” của một nền văn minh như vậy, trong khi các nhà thiên văn học khác tìm kiếm ánh sáng từ các vật thể trong vành đai Kuiper “có thể là đèn hiệu cho biết sự tồn tại của các công nghệ ngoài trái đất, hay chính là các nền văn minh khác ngoài Trái Đất.”

Nguồn gốc và địa điểm của những kỹ thuật tín hiệu của một sinh vật có trình độ công nghệ có thể đã từng xuất hiện trên chính Trái Đất thời cổ đại hoặc trên một hành tinh nào khác, như trên sao Kim trước khi nó là hành tinh khí nhà kính như ngày nay hoặc trên sao Hỏa khi nó còn có nước.

Trong trường hợp sao Kim, sự xuất hiện của khí nhà kính và biến đổi bề mặt có thể đã xóa sạch mọi bằng chứng của sự tồn tại của nền văn minh đó trên bề mặt hành tinh này. Trong trường hợp của Trái Đất, sự bào mòn và sau đó là kiến tạo địa tầng có thể cũng đã xóa đi hầu hết các bằng chứng nếu loài sinh vật đó đã sống cách đây 1 tỷ năm.

Những kỹ thuật tín hiệu bản địa còn lại có thể đã vô cùng xưa cũ, khiến cho việc tìm kiếm địa điểm tồn tại của chúng trở nên rất khó khăn nếu chúng có còn lại ở bên dưới lớp bề mặt của sao Hỏa và Mặt Trăng hoặc nơi nào khác trong hệ mặt trời.

Ông Wright quả quyết rằng “câu trả lời hiển nhiên nhất là biến cố địa chất mà truyền thuyết gọi là cơn Đại hồng thủy, cho dù nó là một sự kiện của thiên nhiên, như là một vụ va chạm thiên thạch ở cấp độ hủy diệt, hay sự kiện tự thân như là thảm họa khí hậu toàn cầu đi nữa.

Trong trường hợp đó là một loài sinh vật du hành không gian từ bên ngoài đến định cư trong hệ mặt trời thì sự kiện biến cố đó chỉ vĩnh viễn xóa sổ loài sinh vật này nếu có rất nhiều thảm họa ở khắp hệ mặt trời diễn ra liên tục gần như cùng một lúc (một loạt các sao chổi hoặc chiến tranh giữa các hành tinh), hoặc nếu việc định cư đó không đủ thỏa mãn cho loài sinh vật này.

Một khả năng khác là đã có một vụ nổ tia gamma hay siêu tân tinh gây ra thảm họa trong toàn bộ hệ mặt trời.

Từ quan điểm khoa học thuần túy, ông Wright cho rằng đó là một câu hỏi hoàn toàn hợp lý khi đặt vấn đề liệu sự sống có thể đã hay đang tồn tại ở nơi nào khác trong Hệ Mặt Trời hay không.

Trong một bài báo khoa học năm 2019, nhà vật lý thiên văn học Loeb cùng đồng nghiệp đã trả lời câu hỏi này một cách chắc chắn rằng “có”. Các tác giả nói đến việc tìm kiếm trên bề mặt Mặt Trăng các vật thể liên sao qua thời gian có thể đã đem đến đây những mầm sống từ những môi trường có sự sống khác trong vũ trụ.

Trong bài “Mặt Trăng là lưới đánh bắt sự sống ngoài Trái Đất”, ông viết “việc Mặt Trăng không có khí quyển đảm bảo cho những người đưa tin này chạm được đến bề mặt Mặt Trăng mà không hề bị cháy.

Bên cạnh đó, Mặt Trăng không có hoạt động địa chất chứng tỏ những bằng chứng trên bề mặt sẽ được bảo tồn mà không bị pha trộn với vật chất nằm sâu bên dưới. Như một hộp thư tự nhiên, bề mặt Mặt Trăng thu thập tất cả những vật thể rơi xuống trong vài tỷ năm về trước. Phần lớn những “lá thư” này đến từ bên trong hệ mặt trời”.

Phạm Hường

Theo Daily Galaxy


Link gốc: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/he-mat-troi-da-tung-co-nen-van-minh-khac-ngoai-trai-dat-20200504000733905.htm
0