Theo GS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, một trong những giải pháp giữ nước ngọt hiệu quả là biến những dòng sông trở thành hồ trữ ngọt.
GS.TS Nguyễn Quốc Dũng (bên phải ngoài cùng) trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam về giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Ảnh: NNVN.
Chấp nhận sống chung với hạn, mặn
Theo GS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, ĐBSCL là một trong 5 vùng trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học đã tính toán rằng, với kịch bản biến đổi khí hậu trung bình, đến năm 2100 mực nước biển dâng lên 70cm.
Nhưng ở Việt Nam, tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tiến hành đo độ lún ở ĐBSCL tại 3 điểm của Cà Mau trong nhiều năm và đưa ra con số tốc độ lún bình quân ở vùng đất này khoảng 2,5cm/năm. Như vậy, 100 năm nữa ĐBSCL sẽ lún 2,5m. Thậm chí, có dự đoán còn cho rằng ĐBSCL chỉ còn tồn tại khoảng 80 năm.
Tất nhiên đó mới chỉ là dự đoán và hơi cực đoan, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, vì chương trình của GIZ đang tiếp tục đo ở các vùng khác, chứ không thể lấy kết quả đo của Cà Mau để khái quát cho cả vùng đồng bằng rộng lớn.
Năm 2020, nước mặn xâm nhập sâu kỷ lục vào đất liền tại các tỉnh ven biển miền Tây Nam bộ. Ảnh: Quang Dũng.
Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn là ĐBSCL đã và sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi nước biển dâng và biến đổi khí hậu, vì cao độ của vùng đất này thấp. Chúng ta có thể liên tưởng đến Hà Lan, quốc gia phần lớn nằm ở độ cao dưới mực nước biển (lại còn có những vùng người ta phải đắp đê sau đó hút nước ra, chẳng hạn như sân bay Amtesdam nằm ở độ cao thấp hơn mực nước biển khoảng 7 – 8m).
Từ năm 1953, sau trận lũ lịch sử, người Hà Lan đã đẩy mạnh đắp đê lấn biển, nhưng những sáng kiến trị thủy của Hà Lan không phải lúc nào cũng đúng ngay từ đầu. Ví dụ, họ làm đê ngăn mặn, nhưng một thời gian sau, nhận thấy những con đê chính là tác nhân tác động xấu đến môi trường. Về sau, Hà Lan phải mở đê (bằng cách mở cống) để trả lại dòng chảy tự nhiên, chỉ khi nào cần thiết (bão trên biển Bắc) mới đóng cống lại.
Ở Việt Nam, gần đây chúng ta nhận thức mới được vấn đề này và đã chuyển từ khái niệm ngăn mặn sang kiểm soát mặn, thích ứng với mặn. Các cống thủy lợi đã dần khép kín một vùng rộng lớn, để giữ nước ngọt trong kênh rạch, ngăn mặn ngoài sông trong một giai đoạn ngắn. Phần lớn thời gian trong năm trả về trạng thái lưu thông tự nhiên.
Ngăn sông trữ ngọt - giải pháp hay
Để kiểm soát mặn ở ĐBSCL thì cần làm tốt hai việc. Thứ nhất phải nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo hạn mặn để chủ động ứng phó. Thứ hai phải có hệ thống dự báo khí tượng thủy văn dài hạn và có mô hình thủy lực tính hệ thống sông ngòi vùng ĐBSCL được nghiên cứu và hoàn thiện dần trong nhiều năm.
Hiện nay, rất mừng là mỗi xã vùng ảnh hưởng ở ĐBSCL đều được trang bị thiết bị đo mặn; công tác dự báo sớm về hạn, mặn do đó cũng khá chính xác. Nhờ đó trong vụ đông xuân 2019 – 2020, chúng ta đã thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy lịch gieo cấy sớm hơn khoảng 1 tháng để né hạn hán, xâm nhập mặn.
GS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: NNVN.
Nếu hạn mặn lịch sử năm 2016 có hơn 400.000 ha cây trồng bị thiệt hại vì nhiễm mặn, thì năm 2020, hạn mặn khốc liệt hơn 2016 nhưng diện tích bị ảnh hưởng thiệt hại chỉ khoảng 57.000 ha.
Những năm qua, chúng ta đã đầu tư và sớm đưa vào những công trình kiểm soát mặn lớn như cống Ninh Quới, cống Xuân Hòa, cống Vũng Liêm... Trong đó, 6 công trình lớn đã vượt tiến độ hoàn thành trước 6 – 14 tháng, đã hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát mặn vụ đông xuân 2019 – 2020, với diện tích khoảng 300.000 ha.
Về mặt công trình, trước đây sử dụng các cửa van tự động thủy lực để ngăn mặn, giữ ngọt. Với loại cửa tự động này chúng ta không chủ động trong việc vận hành. Từ 2 năm trước, Bộ NN-PTNT đã cho thay đổi các cửa van tự động thành cửa van phẳng, có thể đóng mở bất kỳ lúc nào. Có nghĩa là, khi độ mặn nước sông cho phép thì mở cửa lấy nước vào kênh.
Đến nay, Bộ NN-PTNT đã cho sửa trên 100 cống như vậy, chưa kể số các địa phương tự làm. Sắp tới còn tiếp tục làm. Còn các cống mới xây dựng thì tất nhiên là đều dùng loại có thể chủ động đóng mở.
Bộ NN-PTNT cũng đã đầu tư xây dựng các cống lớn để kiểm soát mặn, bao cho cả vùng lớn. Ví dụ như xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé tổng mức đầu tư trên 3.300 tỷ đồng phát huy hiệu quả trực tiếp cho trên 380.000ha của 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Một số địa phương ở ĐBSCL đã đắp đập tạm để ngăn mặn và giữ ngọt trên các sông cụt, qua đó trữ được nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ảnh: Quang Dũng.
Nếu cống Cái Lớn – Cái Bé đi vào vận hành, chúng ta chỉ đóng khoảng 15 ngày để ngăn mặn vào thời kỳ triều cường cao, còn lại là mở liên tục quanh năm. Hệ thống thủy lợi này sẽ giữ được một số lượng nước ngọt khổng lồ cho 4 tỉnh nói trên.
Bộ NN-PTNT cũng tiếp tục đầu tư hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi lớn, ví dụ như hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre. Tiếc rằng, do còn 1 cống không kịp tiến độ nên mùa khô vừa qua Bến Tre bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, phải cấp cứu bằng đập tạm. Tôi tin rằng, đến thời kỳ hạn hán, xâm nhập mặn năm 2021, khi hệ thống kiểm soát mặn vùng Bắc Bến Tre hoàn chỉnh thì tỉnh này sẽ thu hẹp rất nhiều diện tích ảnh hưởng do thiên tai.
Có thể nói, ngăn sông tạo hồ trữ ngọt đang là một giải pháp chống hạn mặn hiệu quả ở ĐBSCL trong thời gian qua.
Nguồn: https://nongnghiep.vn/ngan-song-tru-ngot-cho-dong-bang-song-cuu-long-d264196.html
0
GS.TS Nguyễn Quốc Dũng (bên phải ngoài cùng) trao đổi với PV Báo Nông nghiệp Việt Nam về giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Ảnh: NNVN.
Chấp nhận sống chung với hạn, mặn
Theo GS.TS Nguyễn Quốc Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, ĐBSCL là một trong 5 vùng trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học đã tính toán rằng, với kịch bản biến đổi khí hậu trung bình, đến năm 2100 mực nước biển dâng lên 70cm.
Nhưng ở Việt Nam, tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) đã tiến hành đo độ lún ở ĐBSCL tại 3 điểm của Cà Mau trong nhiều năm và đưa ra con số tốc độ lún bình quân ở vùng đất này khoảng 2,5cm/năm. Như vậy, 100 năm nữa ĐBSCL sẽ lún 2,5m. Thậm chí, có dự đoán còn cho rằng ĐBSCL chỉ còn tồn tại khoảng 80 năm.
Tất nhiên đó mới chỉ là dự đoán và hơi cực đoan, chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, vì chương trình của GIZ đang tiếp tục đo ở các vùng khác, chứ không thể lấy kết quả đo của Cà Mau để khái quát cho cả vùng đồng bằng rộng lớn.
Năm 2020, nước mặn xâm nhập sâu kỷ lục vào đất liền tại các tỉnh ven biển miền Tây Nam bộ. Ảnh: Quang Dũng.
Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn là ĐBSCL đã và sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi nước biển dâng và biến đổi khí hậu, vì cao độ của vùng đất này thấp. Chúng ta có thể liên tưởng đến Hà Lan, quốc gia phần lớn nằm ở độ cao dưới mực nước biển (lại còn có những vùng người ta phải đắp đê sau đó hút nước ra, chẳng hạn như sân bay Amtesdam nằm ở độ cao thấp hơn mực nước biển khoảng 7 – 8m).
Từ năm 1953, sau trận lũ lịch sử, người Hà Lan đã đẩy mạnh đắp đê lấn biển, nhưng những sáng kiến trị thủy của Hà Lan không phải lúc nào cũng đúng ngay từ đầu. Ví dụ, họ làm đê ngăn mặn, nhưng một thời gian sau, nhận thấy những con đê chính là tác nhân tác động xấu đến môi trường. Về sau, Hà Lan phải mở đê (bằng cách mở cống) để trả lại dòng chảy tự nhiên, chỉ khi nào cần thiết (bão trên biển Bắc) mới đóng cống lại.
Ở Việt Nam, gần đây chúng ta nhận thức mới được vấn đề này và đã chuyển từ khái niệm ngăn mặn sang kiểm soát mặn, thích ứng với mặn. Các cống thủy lợi đã dần khép kín một vùng rộng lớn, để giữ nước ngọt trong kênh rạch, ngăn mặn ngoài sông trong một giai đoạn ngắn. Phần lớn thời gian trong năm trả về trạng thái lưu thông tự nhiên.
Ngăn sông trữ ngọt - giải pháp hay
Để kiểm soát mặn ở ĐBSCL thì cần làm tốt hai việc. Thứ nhất phải nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo hạn mặn để chủ động ứng phó. Thứ hai phải có hệ thống dự báo khí tượng thủy văn dài hạn và có mô hình thủy lực tính hệ thống sông ngòi vùng ĐBSCL được nghiên cứu và hoàn thiện dần trong nhiều năm.
Hiện nay, rất mừng là mỗi xã vùng ảnh hưởng ở ĐBSCL đều được trang bị thiết bị đo mặn; công tác dự báo sớm về hạn, mặn do đó cũng khá chính xác. Nhờ đó trong vụ đông xuân 2019 – 2020, chúng ta đã thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy lịch gieo cấy sớm hơn khoảng 1 tháng để né hạn hán, xâm nhập mặn.
GS.TS Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam. Ảnh: NNVN.
Nếu hạn mặn lịch sử năm 2016 có hơn 400.000 ha cây trồng bị thiệt hại vì nhiễm mặn, thì năm 2020, hạn mặn khốc liệt hơn 2016 nhưng diện tích bị ảnh hưởng thiệt hại chỉ khoảng 57.000 ha.
Những năm qua, chúng ta đã đầu tư và sớm đưa vào những công trình kiểm soát mặn lớn như cống Ninh Quới, cống Xuân Hòa, cống Vũng Liêm... Trong đó, 6 công trình lớn đã vượt tiến độ hoàn thành trước 6 – 14 tháng, đã hỗ trợ đắc lực trong việc kiểm soát mặn vụ đông xuân 2019 – 2020, với diện tích khoảng 300.000 ha.
Về mặt công trình, trước đây sử dụng các cửa van tự động thủy lực để ngăn mặn, giữ ngọt. Với loại cửa tự động này chúng ta không chủ động trong việc vận hành. Từ 2 năm trước, Bộ NN-PTNT đã cho thay đổi các cửa van tự động thành cửa van phẳng, có thể đóng mở bất kỳ lúc nào. Có nghĩa là, khi độ mặn nước sông cho phép thì mở cửa lấy nước vào kênh.
Đến nay, Bộ NN-PTNT đã cho sửa trên 100 cống như vậy, chưa kể số các địa phương tự làm. Sắp tới còn tiếp tục làm. Còn các cống mới xây dựng thì tất nhiên là đều dùng loại có thể chủ động đóng mở.
Bộ NN-PTNT cũng đã đầu tư xây dựng các cống lớn để kiểm soát mặn, bao cho cả vùng lớn. Ví dụ như xây dựng cống Cái Lớn - Cái Bé tổng mức đầu tư trên 3.300 tỷ đồng phát huy hiệu quả trực tiếp cho trên 380.000ha của 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Một số địa phương ở ĐBSCL đã đắp đập tạm để ngăn mặn và giữ ngọt trên các sông cụt, qua đó trữ được nguồn nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ảnh: Quang Dũng.
Nếu cống Cái Lớn – Cái Bé đi vào vận hành, chúng ta chỉ đóng khoảng 15 ngày để ngăn mặn vào thời kỳ triều cường cao, còn lại là mở liên tục quanh năm. Hệ thống thủy lợi này sẽ giữ được một số lượng nước ngọt khổng lồ cho 4 tỉnh nói trên.
Bộ NN-PTNT cũng tiếp tục đầu tư hoàn thiện khép kín các hệ thống thủy lợi lớn, ví dụ như hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre. Tiếc rằng, do còn 1 cống không kịp tiến độ nên mùa khô vừa qua Bến Tre bị mặn xâm nhập nghiêm trọng, phải cấp cứu bằng đập tạm. Tôi tin rằng, đến thời kỳ hạn hán, xâm nhập mặn năm 2021, khi hệ thống kiểm soát mặn vùng Bắc Bến Tre hoàn chỉnh thì tỉnh này sẽ thu hẹp rất nhiều diện tích ảnh hưởng do thiên tai.
Có thể nói, ngăn sông tạo hồ trữ ngọt đang là một giải pháp chống hạn mặn hiệu quả ở ĐBSCL trong thời gian qua.
Công trình trọng điểm Cái Lớn - Cái Bé
Dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé triển khai xây dựng tại huyện Châu Thành và huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, gồm: cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với quốc lộ 61. Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, do Bộ NN-PTNT là cấp quyết định đầu tư, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 là chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Quy mô, công trình cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455 m, gồm 11 khoang. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85 m, gồm 2 khoang. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu giao thông tải trọng 30T (HL93).
Nhiệm vụ của dự án nhằm kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ, ngọt lợ luân phiên. Vùng hưởng lợi của dự án giai đoạn 1 với diện tích tự nhiên là hơn 384.000 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là trên 346.000 ha. Kết hợp với tuyến đê biển Tây, tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, giảm ngập úng… Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
Nguồn: https://nongnghiep.vn/ngan-song-tru-ngot-cho-dong-bang-song-cuu-long-d264196.html