Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân VN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2018

Việt Nam đã mua UAV tuần thám biển Boeing-insitu ScanEagle của Mỹ

Trang defensenews.com vừa đưa tin, trong khoảng thời gian 2005 - 2014, Việt Nam đã tăng cường chi tiêu quân sự, đưa họ lọt vào danh sách một trong những thị trường nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới.


UAV tuần thám Boeing-insitu ScanEagle
0

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Việt Nam sở hữu loại vũ khí thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự thế giới

Chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ tư mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là tàu Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh.

tàu ngầm Hải Phòng

Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là "Hà Nội", "Hồ Chí Minh" và "Hải Phòng" đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam.

Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết:


"Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học."

Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h. Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương." Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.

Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa «Club» hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300 km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc đến ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5,10 mét, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Các thủy thủ Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Dành cho thủy thủ Việt Nam đã tổ chức các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi. Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển. Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74, rộng 10 mét, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong một tháng rưỡi. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào năm 2016.

Xin nói thêm là tên lửa «Club» không chỉ được trang bị cho tàu ngầm, mà cả cho tàu chiến nổi mà Nga chuyển giao cho Việt Nam. Các tên lửa như vậy cũng có thể triển khai trên các tàu vận tải. Đặc điểm của tổ hợp gồm bốn tên lửa hành trình là bề ngoài chúng giống như một container tiêu chuẩn loại 12 mét được sử dụng cho vận tải đường biển trên toàn thế giới.
Chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng loại vũ khí này có thể hoàn toàn thay đổi cán cân quân sự toàn cầu. Theo chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc Ruben Johnson, bề ngoài các tổ hợp này không phân biệt với container hàng hóa thông thường khiến cho không thể xác định bên trong có gì — tên lửa hay hàng hóa thông thường. Thoạt đầu, tàu chở hàng vô hại xuất hiện gần bờ, và vài phút tiếp theo mục tiêu của đối phương đã bị tiêu diệt.

0

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Việt Nam tự đóng mới nhiều tàu đổ bộ, tàu tuần tiễu

Cục Vận tải, Bộ Quốc phòng đang hoàn tất thủ tục mua xe vận tải trọng tải lớn, đóng mới nhiều tàu đổ bộ, vận tải, tuần tiễu...


Tàu đổ bộ Việt Nam tự đóng ST-2300

Trong dịp gặp mặt báo chí đàu xuân Ất Mùi ngày 6/3/2015, Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) đã đưa ra thông tin đáng chú ý nêu trên.

Năm qua, mặc dù các đơn vị trong Cục Vận tải đóng quân phân tán, hoạt động trên nhiều hướng, nhiều tuyến như đường bộ, đường thủy, đường sắt, ven biển Bắc – Nam và Quần đảo Trường Sa; hàng hóa nhiều chủng loại và yêu cầu chính xác, bí mật, an toàn cao; tình hình an ninh Biển Đông diễn biến phức tạp, song Cục Vận tải đã khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, Cục đã tập trung vào củng cố kiện toàn tổ chức, lực lượng vận tải toàn quân; mua sắm, cấp phát xe vận tải cấp chiến lược và xe vận tải nhẹ cho các đơn vị trong toàn quân, cũng như triển khai đóng mới tàu thuyền quân sự theo kế hoạch…

Trước đó, Báo Quân đội nhân dân đưa tin, một trong những sự kiện nổi bật của ngành Hậu cần quân đội năm 2014 là đã đầu tư mua sắm, cấp phát nhiều trang bị nhóm I cho hậu cần toàn quân theo Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 623/NQ-QUTW ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương như:

Xe vận tải thế hệ mới trang bị cho vận tải chiến lược; xe vận tải nhẹ trang bị cho các đơn vị toàn quân; xư tra nạp xăng dầu cho Quân chủng Hải quân, Quân chủng PK-KQ. Đóng mới tàu đổ bộ 80 tấn ST 2300 cùng nhiều phương tiện vận tải thủy hiện đại.

Hiện nay cơ sở đóng tàu quân đội đã đóng mới thành công tàu vận tải đổ bộ ST-2300. Đây là loại tàu đổ bộ 80 tấn, có vỏ thép, ca-bin bố trí phía đuôi tàu, phía trước bố trí sàn và cầu đổ bộ.

Tàu có chiều dài 27,5m; rộng 6,8m; cao 2,8m; lượng chiếm nước đầy tải: 153 tấn; vận tốc lớn nhất là 12 hải lý/giờ. Tàu có thể hoạt động liên tục với thời gian 60 giờ.

Nhờ thiết kế với sự năng động, tàu ST-2300 có thể thực hiện đổ bộ bộ đội, vũ khí trang bị kỹ thuật; vận chuyển vũ khí trang bị kỹ thuật, vật chất hậu cần; tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng thực hiện một số nhiệm vụ khác.

Được biết, tàu đổ bộ ST-2300 là sản phẩm của Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn, thuộc Xí nghiệp Liên hợp Sông Thu (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).

Xí nghiệp Sông Thu hiện đang là một trong những lá cờ đàu của ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt về hải quân Việt Nam. Được biết trong năm 2014 vừa qua, Sông Thu cũng đóng thành công tàu cảnh sát biển cỡ lớn, công nghệ hiện đại DN2000.

Báo Đất Việt
0

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Thủy thủ VN điều khiển tàu ngầm TP.HCM lập kỉ lục

Tàu HQ-183 TP.HCM đã thực hiện cú lặn sâu kỷ lục đến 285 m trong khi trần lặn theo thiết kế là 300 m khiến chuyên gia Nga cũng phải thán phục.
Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 20/12 tàu ngầm mang tên TP.HCM đón đoàn lãnh đạo TP.HCM do ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - dẫn đầu đến thăm.

Anh Nguyễn Văn Bách (40 tuổi) thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM (thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 189) chia sẻ, chuyến đi biển dài ngày anh ngủ rất ít vì dưới lòng biển mất ý niệm về thời gian đêm ngày.

Anh tiết lộ ngày 6/12 vừa qua, kíp tàu HQ-183 TP.HCM do anh chỉ huy đã thực hiện cú lặn sâu kỷ lục đến 285 m trong khi trần lặn theo thiết kế của tàu HQ-183 TP.HCM, mệnh danh là “hố đen đại dương”, là 300 m khiến chuyên gia Nga cũng phải thán phục.

Trung tá Bách cũng cho biết, muốn gia nhập lực lượng hải quân đã ngặt nghèo, vào lực lượng tàu ngầm càng khó bội phần, bởi phải vượt qua nhiều bài kiểm tra thể lực, trình độ, kỹ năng rất nghiêm ngặt. Chỉ cần sơ sẩy một vòng là bị loại ngay.


Trung tá Nguyễn Văn Bách, thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM (phải), tặng ông Võ Văn Thưởng chai nước biển lấy từ độ sâu 285 m.

Ngoài ra, môn ngoại ngữ cũng là thử thách rất lớn với nhiều sĩ quan, bởi thời gian học chỉ có hai năm nhưng yêu cầu về khối lượng kiến thức rất lớn.

Về khẩu phần thức ăn cho thủy thủ đoàn, anh Bách cho biết chủ yếu là thức ăn khô, giàu dinh dưỡng. Sở dĩ trên tàu ngầm phải ăn khô vừa không mất nhiều thời gian chế biến, chỉ cần thêm nước nóng vào để nở ra là có thể có canh, cơm, thịt.

Mặt khác, nếu tổ chức nấu nướng nhiều lượng nhiệt tỏa ra nhiều sẽ đốt cháy ôxy, tàu sẽ nóng lên, rất ngột ngạt. Thủy thủ đoàn được trang bị sách, máy xem phim… để giải trí.

Anh Bách bảo gian khổ như vậy nhưng đời lính tàu ngầm cũng có nhiều dấu ấn đặc biệt mà không phải ai cũng có được.

Dấu ấn thiêng liêng trong chuyến lặn đầu tiên xuống lòng biển của anh em tàu ngầm là phải uống cạn nửa lít nước biển mà không được rớt một giọt, nếu không sẽ phải uống lại từ đầu.

“Tục uống nước biển đối với lực lượng tàu ngầm như lời tuyên thệ chính thức trở thành sĩ quan tàu ngầm và trung thành khi tham gia lực lượng tàu ngầm. Tục này để ngầm hiểu vượt qua rủi ro để không phải uống nước biển thêm lần nữa và cũng nguyện cho tàu ngầm có số lần nổi, chìm ngang nhau” - Trung tá Bách chia sẻ.

Dấu ấn khó phai nhất là được tổ chức sinh nhật dưới lòng biển. Riêng anh Bách đã hai lần được làm sinh nhật tại tàu ngầm, lần đầu tiên tại biển Baltic Nga, độ sâu 50 m và lần thứ hai tại Việt Nam cũng ở độ sâu hàng chục mét.

Đại tá Trần Thanh Nghiêm, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tàu ngầm 189, cho biết hai tàu ngầm HQ-182 Hà Nội và HQ-183 TP.HCM nhận đến nay đã tròn một năm. Từ đó đến nay tàu đã thực hiện tổng cộng 16 chuyến đi, trong đó có sáu chuyến đi độc lập, 10 chuyến đi có chuyên gia Nga.

Huấn luyện cảm giác y như thật

Một trong những nơi đặc biệt mà đoàn lãnh đạo TP đến thăm là Trung tâm huấn luyện tàu ngầm. Đây là trung tâm lớn nhất, hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, chuyên huấn luyện thủy thủ thao tác trong tàu ngầm.

Tại đây, thủy thủ được trải qua những phần huấn luyện với cảm giác y như thật khi đi biển trong sóng, gió, rung chấn, khi tàu lặn và nổi lên mặt nước.


Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM cùng các ban ngành tham quan tàu ngầm HQ-183 TP Hồ Chí Minh trong một lần khác vào tháng 3/2014. (Ảnh TTO)

Lãnh đạo TP đã trải nghiệm cảm giác khi tàu ngầm đi trong sóng cấp 5, cấp 6 (khi nổi) với sự nghiêng lắc dữ dội. Đặc biệt, trung tâm rất chú ý đến kỹ năng sinh tồn của thủy thủ trong những tình huống nguy hiểm, khi sự cố xảy ra. Trung tâm có hẳn một mô hình tổ hợp huấn luyện chống cháy, chống chìm rất hiện đại.

Thượng tá Hoàng Lương Ngọc, phó lữ đoàn trưởng - tham mưu trưởng Lữ đoàn 189, cho biết: “Nước sẽ được bơm vào khoang để anh em trong đó xử lý, bịt kín lỗ thủng ở nhiều vị trí và độ khó khác nhau.

Hoặc ở tổ hợp huấn luyện chống cháy, sẽ tạo cháy thật ở bên trong khoang, thủy thủ phải chống cháy trong khi các cửa khoang đóng kín. Bài tập này nhằm chuẩn bị tâm lý và kỹ năng khắc phục hỏng hóc cho thủy thủ trong những sự cố khác nhau”.

Tổng hợp PLO, TTO
0