NEW DELHI (NV)- Việt Nam cho Ấn Độ dò tìm và khai thác dầu khí các lô ở Biển Đông và một lô ở Uzbekistan đồng thời đổi lại được Ấn Độ cấp tín dụng cho mua 4 tàu tuần tra và các lợi ích quân sự khác.
Bản đồ các lô dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa. Việt Nam cho Ấn đặc quyền dò tìm và phát triển một số lô mà không phải qua đấu thầu. (Hình: Internet)
Báo Hindu ở New Delhi cho hay, Việt Nam tặng (offer) cho Ấn Độ 7 lô để thăm dò dầu khí mà không phải qua đấu thầu. Điểm đặc biệt là các lô này không nằm ở các khu vực Việt Nam đang phải tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung quốc trên Biển Đông.
Trong số các lô đó, không kể một lô Việt Nam được Uzbekistan (tiểu quốc trung Á nằm phía bắc Afghanistan) cấp phép dò tìm và phát triển nay cho Ấn Độ hợp tác, 5 lô nằm ở phía nam và các lô còn lại nằm ở vịnh Bắc phần.
“OVL dự tính nghiên cứu các dữ kiện (tiềm năng dầu khí) của các lô đó và có quyền chọn một hay một số, hoặc lấy hết hay không lấy lô nào”. Báo Hindu dựa vào nguồn cung cấp tin của họ để nói như vậy.
Theo nguồn tin này, OVL có đặc quyền 3 tháng để thẩm định các lô 17, 41 và 43. Rồi trong trường hợp nhìn thấy khả năng lợi ích thương mại thì cho Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Việt Nam (PVN) đề nghị hợp đồng phân chia quyền lợi. Đồng thời OVL cũng có đặc quyền như thế đối với các lô 10 & 11-1 và 102 & 106/10.
Lô 17 nằm ở phía nam Vũng Tàu. Lô 41 ở tây nam Rạch Giá, lô 43 ở phía tây Cà Mau. Lô 10&11-1 ở bồn trũng Nam Côn Sơn trong khi lô 102&106/100 ở phía đông Hải Phòng.
Việt Nam từng để công ty OVL, công ty con của tập đoàn dầu khí quốc doanh Ấn ONGC (Oil and Natural Gas Corps) , dò tìm và khai thác hai lô 127 và 128 thuộc khu vực Bồn trũng Phú Khánh ngoài khơi miền Trung Việt Nam bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh vì có cái “Lưỡi Bò” vắt dọc qua. Tuy nhiên, OVL đã bỏ lô 127 vì không thấy mạch dầu khí khả thi và cũng dự trù bỏ lô 128 vào năm tới khi hết hạn đặc quyền, cũng với lý do tương tự.
Hiện OVL đang nắm giữ 45% cổ phần tại lô 6.1 (bồn trũng Nam Côn Sơn), chia lợi tức sản xuất của mỏ khí đốt ước lượng 2.1 tỉ mét khối mà hiện nay họ đã đầu tư vào đây $415 triệu.
Khi thấy báo chí loan tin có thỏa hiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ về hợp tác dầu khí trên Biển Đông nhân chuyến thăm viếng của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, hôm Thứ Năm 21/11/2013, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đưa ra các phản ứng dè dặt chứ không có gì đe dọa mạnh bạo như những lần phản ứng trước.
“Quan điểm của Trung quốc về vấn đề Biển Đông (họ gọi là biển Hoa Nam) là rõ rệt và không thay đổi.” Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trả lời một câu hỏi trong buổi họp báo, “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan làm thêm những điều dẫn đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Cho phép dò tìm và khai thác mà không phải qua thủ tục đấu thầu quốc tế là một đặc ân không phải dễ xảy ra nếu không có gì đổi lại cho Hà Nội. Hôm Thứ Tư 20/11/2013, báo chí Ấn Độ cho hay nước này cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam $100 triệu để nâng khả năng hiện đại hóa quân đội.
“Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp cho Việt Nam hiện đại hóa và huấn luyện các lực lượng quân đội và an ninh, kể cả việc cấp tín dụng $100 triệu USD để mua sắm trang bị quốc phòng”. Thủ tướng Manmohan Singh loan báo nhân chuyến thăm viếng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tin về việc hai nước thảo luận khoản tín dụng $100 triệu để mua 4 tàu tuần cao tốc (do một công ty Ấn đóng) đã có từ năm 2010 nhưng đến nay mới chính thức ngã ngũ. Ngoài chuyện bán trả góp cho Việt Nam 4 tàu tuần, Ấn Độ còn thỏa thuận huấn luyện cho Việt Nam khoảng 500 sĩ quan, chuyên viên hải quân và phi công khu trục.
Theo báo chí quốc tế, phía Việt Nam muốn được Ấn Độ cho tham gia vào chương trình phát triển hỏa tiễn siêu thanh Brahmos mà quốc gia này đang phát triển chung với Nga. Đây là loại hỏa tiễn có các phiên bản trang bị trên cả tàu chiến, tàu ngầm và máy bay khu trục mà Hà Nội rất muốn vì nó uy lực hơn hỏa tiễn 3M-54E tốc độ cận âm của Nga chế tạo được trang bị cho tàu chiến, tàu ngầm của Việt Nam. Tuy nhiên không thấy có nguồn tin nào có chi tiết nhiều hơn đối với chuyện này.
Ngoài chuyện dành cho Ấn Độ ưu đãi đặc biệt về dầu khí, Hà Nội cũng để cho công ty Tata của Ấn Độ xây dựng một nhà máy nhiệt điện 1,200MW dự tính tại Long Phú (Sóc Trăng). Tata từng gặp nhiều khó khăn trong dự án thành lập một nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh suốt từ năm 2008 đến nay hiện vẫn còn bị “treo”. (TN)
Theo Người Việt
0
Bản đồ các lô dầu khí của Việt Nam trên thềm lục địa. Việt Nam cho Ấn đặc quyền dò tìm và phát triển một số lô mà không phải qua đấu thầu. (Hình: Internet)
Báo Hindu ở New Delhi cho hay, Việt Nam tặng (offer) cho Ấn Độ 7 lô để thăm dò dầu khí mà không phải qua đấu thầu. Điểm đặc biệt là các lô này không nằm ở các khu vực Việt Nam đang phải tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung quốc trên Biển Đông.
Trong số các lô đó, không kể một lô Việt Nam được Uzbekistan (tiểu quốc trung Á nằm phía bắc Afghanistan) cấp phép dò tìm và phát triển nay cho Ấn Độ hợp tác, 5 lô nằm ở phía nam và các lô còn lại nằm ở vịnh Bắc phần.
“OVL dự tính nghiên cứu các dữ kiện (tiềm năng dầu khí) của các lô đó và có quyền chọn một hay một số, hoặc lấy hết hay không lấy lô nào”. Báo Hindu dựa vào nguồn cung cấp tin của họ để nói như vậy.
Theo nguồn tin này, OVL có đặc quyền 3 tháng để thẩm định các lô 17, 41 và 43. Rồi trong trường hợp nhìn thấy khả năng lợi ích thương mại thì cho Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Việt Nam (PVN) đề nghị hợp đồng phân chia quyền lợi. Đồng thời OVL cũng có đặc quyền như thế đối với các lô 10 & 11-1 và 102 & 106/10.
Lô 17 nằm ở phía nam Vũng Tàu. Lô 41 ở tây nam Rạch Giá, lô 43 ở phía tây Cà Mau. Lô 10&11-1 ở bồn trũng Nam Côn Sơn trong khi lô 102&106/100 ở phía đông Hải Phòng.
Việt Nam từng để công ty OVL, công ty con của tập đoàn dầu khí quốc doanh Ấn ONGC (Oil and Natural Gas Corps) , dò tìm và khai thác hai lô 127 và 128 thuộc khu vực Bồn trũng Phú Khánh ngoài khơi miền Trung Việt Nam bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh vì có cái “Lưỡi Bò” vắt dọc qua. Tuy nhiên, OVL đã bỏ lô 127 vì không thấy mạch dầu khí khả thi và cũng dự trù bỏ lô 128 vào năm tới khi hết hạn đặc quyền, cũng với lý do tương tự.
Hiện OVL đang nắm giữ 45% cổ phần tại lô 6.1 (bồn trũng Nam Côn Sơn), chia lợi tức sản xuất của mỏ khí đốt ước lượng 2.1 tỉ mét khối mà hiện nay họ đã đầu tư vào đây $415 triệu.
Khi thấy báo chí loan tin có thỏa hiệp giữa Việt Nam và Ấn Độ về hợp tác dầu khí trên Biển Đông nhân chuyến thăm viếng của tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, hôm Thứ Năm 21/11/2013, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đưa ra các phản ứng dè dặt chứ không có gì đe dọa mạnh bạo như những lần phản ứng trước.
“Quan điểm của Trung quốc về vấn đề Biển Đông (họ gọi là biển Hoa Nam) là rõ rệt và không thay đổi.” Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trả lời một câu hỏi trong buổi họp báo, “Chúng tôi hy vọng các bên liên quan làm thêm những điều dẫn đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Cho phép dò tìm và khai thác mà không phải qua thủ tục đấu thầu quốc tế là một đặc ân không phải dễ xảy ra nếu không có gì đổi lại cho Hà Nội. Hôm Thứ Tư 20/11/2013, báo chí Ấn Độ cho hay nước này cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam $100 triệu để nâng khả năng hiện đại hóa quân đội.
“Ấn Độ sẽ tiếp tục giúp cho Việt Nam hiện đại hóa và huấn luyện các lực lượng quân đội và an ninh, kể cả việc cấp tín dụng $100 triệu USD để mua sắm trang bị quốc phòng”. Thủ tướng Manmohan Singh loan báo nhân chuyến thăm viếng của ông Nguyễn Phú Trọng.
Tin về việc hai nước thảo luận khoản tín dụng $100 triệu để mua 4 tàu tuần cao tốc (do một công ty Ấn đóng) đã có từ năm 2010 nhưng đến nay mới chính thức ngã ngũ. Ngoài chuyện bán trả góp cho Việt Nam 4 tàu tuần, Ấn Độ còn thỏa thuận huấn luyện cho Việt Nam khoảng 500 sĩ quan, chuyên viên hải quân và phi công khu trục.
Theo báo chí quốc tế, phía Việt Nam muốn được Ấn Độ cho tham gia vào chương trình phát triển hỏa tiễn siêu thanh Brahmos mà quốc gia này đang phát triển chung với Nga. Đây là loại hỏa tiễn có các phiên bản trang bị trên cả tàu chiến, tàu ngầm và máy bay khu trục mà Hà Nội rất muốn vì nó uy lực hơn hỏa tiễn 3M-54E tốc độ cận âm của Nga chế tạo được trang bị cho tàu chiến, tàu ngầm của Việt Nam. Tuy nhiên không thấy có nguồn tin nào có chi tiết nhiều hơn đối với chuyện này.
Ngoài chuyện dành cho Ấn Độ ưu đãi đặc biệt về dầu khí, Hà Nội cũng để cho công ty Tata của Ấn Độ xây dựng một nhà máy nhiệt điện 1,200MW dự tính tại Long Phú (Sóc Trăng). Tata từng gặp nhiều khó khăn trong dự án thành lập một nhà máy sản xuất thép tại Hà Tĩnh suốt từ năm 2008 đến nay hiện vẫn còn bị “treo”. (TN)
Theo Người Việt