Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Cố vấn An ninh Quốc gia trình bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á

TÒA BẠCH ỐC — Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ giữ vững cam kết đối với việc tái cân bằng các ưu tiên về an ninh và kinh tế sang vùng Á Châu Thái Bình Dương. Theo tường thuật của thông tín viên Dan Robinson của đài VOA tại Tòa Bạch Ốc, bà Susan Rice cũng loan báo kế hoạch công du Á Châu của ông Obama vào năm tới.

Bài diễn văn mà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đọc hôm thứ tư là diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách Á Châu Thái Bình Dương của một giới chức cấp cao của Tòa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Barack Obama bị buộc phải hủy bỏ chuyến đi để dự hộïi nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia và các chuyến viếng thăm Malaysia, Brunei và Philippines.

Ngoại trưởng John Kerry đã đi thay cho ông Obama, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ, vì vụ chính phủ đóng cửa từng phần kéo dài 16 ngày, đã nêu lên những câu hỏi mới về chính sách tái cân bằng của Mỹ.

Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, bà Susan Rice cho biết Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư. Bà cũng nói rằng mọi người không nên nghi ngờ gì về cam kết của Hoa Kỳ.

Tái cân bằng sang Á Châu Thái Bình Dương tiếp tục là một nền tảng của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama. Bất kể có bao nhiêu điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm cam kết bền bỉ của chúng tôi đối với khu vực vô cùng quan trọng này. Bạn bè của chúng tôi ở Á Châu xứng đáng, và sẽ tiếp tục nhận được, sự chú tâm của chúng tôi ở mức độ cao nhất.

Bà Rice cho hay các mục tiêu ngắn hạn của ông Obama bao gồm những tiến bộ lâu bền về tăng cường an ninh, thúc đẩy sự thịnh vượng và thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền.

Bà nói rằng các mối quan hệ đồng minh và sự phân bổ sức mạnh của Mỹ, và “việc nâng cấp và đa dạng hóa những sự giàn xếp an ninh” có mục đích làm cho khu vực này an toàn hơn, bao gồm việc bố trí 60% chiến hạm Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 2020.

Về vấn đề Trung Quốc, bà Rice nói rằng Hoa Kỳ muốn áp dụng một mô hình mới của các mối quan hệ nước lớn, để “quản lý sự cạnh tranh không thể tránh được trong lúc tăng cường sự hợp tác về những vấn đề mà đôi bên có quyền lợi chung ở Á Châu và những nơi khác.”

Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì những nguyên tắc cơ bản.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cổ xúy cho sự tôn trọng thể chế pháp trị, nhân quyền, tự do tôn giáo và những nguyên tắc dân chủ. Đây là những khát vọng chung của tất cả mọi người và chúng tôi sẽ làm việc này ngay cả vào những lúc, và đặc biệt là vào những lúc, mà việc này không dễ dàng hay không tiện lợi."

Bà Rice cũng cho biết việc duy trì áp lực để Bắc Triều Tiên tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân là một thí dụ của sự trùng hợp về quyền lợi của Mỹ và Trung Quốc.

Bà nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với điều kiện là cuộc thương thuyết có tính chất khả tín và bàn tới toàn bộ chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

"Những mưu toan của Bình Nhưỡng nhằm tiến hành đối thoại trong lúc giữ nguyên những yếu tố then chốt của chương trình vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được và sẽ không thành công."

Khi nói tới những vụ tranh chấp ở Biển Hoa Ðông và Biển Ðông, mà bà gọi là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực và quyền lợi của Mỹ, bà Rice hối thúc các nước liên hệ tăng cường sự tiếp xúc và bác bỏ những hành động cưỡng ép và xâm lấn.

Về vấn đề Miến Điện, bà Rice đã nêu ra những tiến bộ như cải cách chính trị và việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị. Bà nói rằng Washington lạc quan về tình hình của quốc gia Đông Nam Á này, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, như khắc phục những mối căng thẳng và bạo động giữa các sắc dân.

"Nếu tiến bộ tiếp tục cho tới cuối nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng thống Obama chúng tôi hy vọng là chúng tôi đã giúp Miến Điện tái lập vị thế của một nước lãnh đạo khu vực và là một nền dân chủ tuy non trẻ nhưng năng động và thịnh vượng."

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ những người hoạt động cho cải cách chính trị và dân chủ “từ Campuchia cho tới Fiji” và sẽ giúp đỡ các nước tăng cường các định chế và tôn trọng pháp quyền.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ
0

Tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh thử nghiệm đối kháng tàu ngầm Nga trên biển

(Soha.vn) - Trong cuộc thử nghiệm, tàu ngầm Lipetsk mô phỏng lực lượng tàu ngầm của đối phương để kiểm tra các hệ thống, bao gồm cả hệ thống tên lửa trên tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh.


Trên vùng biển Baltic, Hải quân Nga đang tiến hành thử nghiệm một chiếc tàu ngầm diesel-điện Kilo nâng cấp, được trang bị với hệ thống vũ khí, thiết bị thông tin liên lạc và sonar mới. Phi hành đoàn có thể nghe và phát hiện ra hàng chục nguồn âm thanh khác nhau được phát ra từ các tàu ngầm tương tự, nhưng không hề bị kẻ thù phát hiện.

Tàu ngầm Project 877 Kilo mang tên Lipetsk (B-177) thuộc biên chế của Hạm đội Biển Bắc, sau khi được nâng cấp đã tham gia vào Hạm đội Baltic để tiến hành các thử nghiệm cùng với chiếc tàu ngầm Project 636.1 Varshavyanka mang tên HQ-183 TP. Hồ Chí Minh do nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi của Nga đóng cho Hải quân Việt Nam. Trong cuộc thử nghiệm, tàu ngầm Lipetsk đóng vai mô phỏng lực lượng tàu ngầm của đối phương để kiểm tra hệ thống, bao gồm cả hệ thống tên lửa trang bị trên tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Cuộc thử nghiệm cũng tiến hành huấn luyện di tản kíp thủy thủ trên tàu, nhờ sự hỗ trợ của một phương tiện cứu hộ.

Kể từ khi được đưa vào hoạt động, các tàu ngầm diesel-điện Kilo chưa từng gặp phải tai nạn nghiêm trọng nào và được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm có độ tin cậy tốt nhất thế giới. Đặc biệt hơn, khả năng di chuyển cực êm và bất ngờ xuất hiện tiêu diệt đối phương khiến Kilo được mệnh danh là "Hố đen".

Các tàu ngầm diesel tuy không thể hoạt động dài ngày dưới nước so với tàu ngầm hạt nhân, nhưng lại có một lời thế quan trọng, chúng chạy rất êm khi di chuyển dưới nước, khiến đối phương không thể phát hiện ra. Trong khoang, tàu ngầm Kilo được trang bị những hệ thống vũ khí mới nhất, hệ thống thông tin liên lạc và sonar mới, mà còn được ví như là "tai và mắt" của tàu ngầm.

Roman Sagitov, một kỹ thuật viên sonar cho biết, tàu ngầm Kilo Lipetsk có thể phân loại chính xác hàng chục nguồn âm thanh cùng lúc. Những cải tiến mới trên con tàu giúp nó có thể ở dưới nước liên tục tới 20 ngày hoặc hơn thế.

Đối với các tàu ngầm Kilo Nga đóng cho Hải quân Việt Nam (biến thể Kilo 636.1), lần đầu tiên nhà sản xuất đã thiết lập hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến. Các hệ thống vũ khí, sonar và các miếng gạch cách âm trên tàu cũng đã được cải tiến đáng kể, giúp nó có khả năng tác chiến vượt trội so với các biến thể Kilo 877EKM và Kilo 636 trước đó.

Cần lưu ý rằng, tàu ngầm Lipetsk của Hải quân Nga thuộc Project 877 và thuộc dòng Kilo đầu tiên. Chính vì vậy, con tàu dù có nâng cấp triệt để đi chăng nữa cũng không thể so sánh được với các tàu ngầm Kilo 636.1 của Hải quân Việt Nam về mức độ hiện đại. Chỉ trong khoảng 1 - 2 tháng nữa, chúng ta sẽ tiếp nhận "sát thủ giấu mình" Kilo đầu tiên và tăng cường đáng kể sức mạnh tác chiến trên và dưới mặt biển.

Theo Soha News
0

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Việt Nam - Ấn Độ tăng hợp tác dầu khí, quốc phòng

Việt Nam và Ấn Độ vừa ký kết nhiều hiệp ước trong đó có thỏa thuận tăng cường hợp tác dò tìm và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Nhật báo Người Việt dẫn nguồn Hindustan Times cho hay.


Bắc Kinh luôn ngang ngược tuyên bố 80% Biển Đông như “ao nhà” của mình bất chấp sự phẫn nộ của các nước khác trong khu vực. Việc Việt Nam và Ấn Độ ký kết hợp tác như vậy sẽ khó tránh khỏi sự khó chịu thêm và phản ứng từ phương bắc.

Các thỏa hiệp tăng cường hợp tác dò tìm và khai thác dầu khí Biển Đông Ấn Độ – Việt Nam được ký kết hôm Thứ Hai 20/11/2013 sau cuộc hội đàm quan hệ nhiều mặt giữa thủ tướng Manmohan Singh và ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN về các vấn đề khu vực và những phương cách nâng cao mối quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập từ năm 2007.

“Cả Ấn Độ và Việt Nam nằm ở khu vực có tiềm năng lớn lao nhưng cũng có rất nhiều thử thách. Chúng tôi cùng có chủ đích hợp tác với các nước khác trong khu vực để có một Á châu ổn định hòa bình và thịnh vượng. Vì vậy, chúng tôi xây dựng mối quan hệ toàn diện với một lịch trình rộng rãi về hợp tác song phương và khu vực”. Bản thông cáo báo chí phổ biến sau cuộc hội đàm nói như vậy.

Theo hãng tin Ấn PTI, Việt nam cho công ty dầu khí ONGC Videsh Limited dò tìm và khai thác thêm một lô nữa trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Không thấy tin tức cho biết lô đó nằm ở đâu, có dính vào cái “Lưỡi Bò” hay không. Bắc Kinh sẽ nhảy dựng lên nếu chuyện này xảy ra.

Chỉ thấy tin cho biết Bản Ghi Nhớ giữa Tập Đoàn Dầu Khí quốc doanh Việt Nam và công ty ONGC Videsh Limited (OVL) nói hai bên hợp tác dò tìm, phát triển và sản xuất tài nguyên dầu khí ở hai nước với các đầu tư mới của OVL tại một số lô tại Việt Nam. Tập đoàn Petro Vietnam cũng được mới tham dự các lô đấu thầu công khai ở Ấn và ở các nước thứ ba.

Nhưng theo tin báo Hindustan Times, Việt Nam nhượng cho Ấn dò tìm dầu khí tại 7 lô trên Biển Đông. OVL đã ký hợp đồng sản xuất dầu với Petro Việt Nam tại lô 6.1 mà sản xuất thương mại bắt đầu từ năm nay. Công ty OVL đã từng được cấp phép dò tìm tại các lô 127 và 128 từ năm 2006 nhưng họ đã từ bỏ lô 127 vì không tìm thấy gì. Còn lô 128 thì cũng dự tính bỏ cuộc khi hết thời hạn dò tìm vào năm tới với lý do “kỹ thuật và thương mại” không có lợi.

Các lô 127 và 128 có cái “Lưỡi Bò” vắt chéo qua nên Bắc Kinh từng lên tiếng đe dọa trả đủa. Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh từng bắn tiếng hồi thúc Ấn Độ “tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Trung quốc và và ngừng dò tìm dầu khí” trên Biển Đông.


Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố chống đơn phương dò tìm và phát triển dầu khí trên các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông nhưng lại không chịu đàm phán tranh chấp đa phương mà chỉ muốn điều đình tay đôi để dễ dùng thế nước lớn chèn ép.

Dù bị Bắc Kinh đe dọa, Hà Nội có lần đã tuyên bố Ấn Độ có quyền theo đuổi dò tìm và phát triển dầu khí ở những lô hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

Tuần trước, nhân chuyến thăm viếng Việt Nam của tổng thống Nga Vladimir Putin, Petro Vietnam đã ký một số hợp đồng hợp tác với một số đối tác Nga, trong đó có bản ghi nhớ về việc công ty Nga Rosneft tham gia lô 15-1/05 thềm lục địa Việt Nam.

Hợp tác quốc phòng

Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ và Bộ trưởng Quốc phòng RK Mathur đã đồng ý tăng cường hợp tác trong xây dựng năng lực chiến đấu, các dự án chung và đào tạo.

Ấn Độ đã đồng ý đào tạo 500 thủy thủ tàu ngầm Việt Nam và sẽ chuyển giao bốn tàu hải quân theo hạn mức tín dụng 100 triệu USD.

Thủ tướng Singh nhấn mạnh: "Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng, an ninh và nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa. Ấn Độ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc hiện đại hóa, đào tạo quốc phòng và lực lượng an ninh."

Trong một tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo gọi hợp tác quốc phòng là một "trụ cột quan trọng" của đối tác chiến lược và nhất trí gia tăng đối thoại quốc phòng, đào tạo và diễn tập, cho tàu chiến cập cảng , xây dựng năng lực và trao đổi các vấn đề chiến lược.

Về khinh tế, biên bản ghi nhớ chính thức hóa quyết định của Việt Nam trao cho công ty Tata Power một dự án nhiệt điện trị giá 1,8 tỷ USD và một thỏa thuận hàng không có thể dẫn tới việc thành lập các đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia.
2

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Cảnh sát biển đóng mới tàu trinh sát 500CV

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vừa ký hợp đồng đóng mới tàu Trinh sát 500CV (ký hiệu thiết kế TS-500CV) với Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Minh thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 

Việt Nam đã đóng được nhiều tàu tuần tra hiện đại trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển. Ảnh Canhsatbien.vn
Đại diện chủ đầu tư, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển, và đại diện nhà thầu, Đại tá Hoàng Sỹ Chung, Giám đốc công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Minh (Tổng cục CNQP), đã tiến hành ký kết hợp đồng.

Tại buổi ký kết, hai bên đã thảo luận kỹ các điều khoản của hợp đồng và thống nhất ký vào biên bản hợp đồng đóng mới tàu trinh sát TS-500CV chiếc số 1, đảm bảo đúng thủ tục theo quy định.

Được biết TS-500CV là loại tàu vỏ thép, có chức năng nhiệm vụ là: Trinh sát, thực thi pháp luật trên biển; khai thác thủy, hải sản, kết hợp làm kinh tế và các nhiệm vụ khác được giao.

Những năm gần đây, Cảnh sát biển Việt Nam đã được trang bị các loại tàu hiện đại như: ĐN-2000, TT-120, TT-200, TT-400, TK-3500, K-206, cùng vũ khí, khí tài đồng bộ, tiên tiến.

Tàu cảnh sát biển đa năng ĐN-2000 có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tàu còn thực hiện chức năng tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2.200 tấn.


                               Lễ ký kết hợp đồng đóng mới tàu trinh sát 500CV chiếc số 1.
 
Tầm hoạt động của tàu ĐN-2000 tới 5000 hải lý, có khả năng hành trình liên tục 40 ngày đêm trên biển và hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12. Các loại tàu tuần tiễu cao tốc TT-120, TT-200, TT-400 kết cấu vỏ thép có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, khả năng tự động hóa, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng lớn.

Chẳng hạn, tàu TT-400 chịu sóng đến cấp 10; tàu TT-200 có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1.800 hải lý. Ưu điểm nổi bật đối với các tàu tuần tiễu cao tốc trang bị cho Cảnh sát biển Việt Nam là đều được đóng ở các nhà máy đóng tàu trong nước, có khả năng nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ, lắp đặt vũ khí, khí tài phù hợp với điều kiện tác chiến của ta.

Các tàu đóng mới có trang bị kỹ thuật hiện đại, tự động hóa cao và khả năng tích hợp được nhiều loại vũ khí, khí tài tiên tiến. Cùng với lực lượng, phương tiện trên biển, cảnh sát biển nước ta còn được trang bị các loại máy bay tuần thám biển và khí tài đồng bộ hiện đại.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
0

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Ấn Độ có thể bán tên lửa đối đất Pragati cho Việt Nam

Trích dẫn các nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, hãng tin INN của nước này tiết lộ rằng, cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ có thể cung cấp hệ thống tên lửa chiến thuật Pragati (một biến thể xuất khẩu của tên lửa Prahaar) cho Việt Nam.

Tên lửa chiến thuật Pragati
Tên lửa chiến thuật Pragati

"Tên lửa chiến thuật Pragati có tầm bắn từ 60 - 170km và có thể được cung cấp cho Việt Nam" - theo các nguồn tin thân cận của DRDO. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có thể là một đối tác tiềm năng khác quan tâm đến tên lửa của Ấn Độ. Tuy nhiên, INN đã loại trừ khả năng này, bởi Seoul đang sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật MGM-140 (viết tắt là ATacMS) của Mỹ.

Được biết, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã ra mắt tên lửa chiến thuật mới Pragati tại cuộc Triển lãm công nghệ quốc phòng và hàng không vũ trụ quốc tế Seoul International Aerospace and Defence (Seoul ADEX 2013) ở Hàn Quốc. Trong đó, DRDO tuyên bố rằng, họ đã được chính phủ phê duyệt cho phép xuất khẩu loại tên lửa chiến thuật này cho những bạn bè thân thiết, nếu như họ quan tâm tới Pragati.

Loại tên lửa mới này có thân dài 7,4 m và đường kính 0,42 m, mang đầu đạn thường nặng 200kg. Pragati sử dụng nhiên liệu rắn và hệ thống ống phóng tự động (MLS). Cùng một lúc Pragati có thể phóng từ 2-6 quả tên lửa tùy theo thiết kế. Tốc độ phóng các tên lửa chỉ cách nhau 5 giây.

Tên lửa Pragati sử dụng kết hợp lực đẩy véc-tơ và kiểm soát khí động học để ổn định trong quá trình phóng lên và quỹ đạo bay để đạt được bán kính lệch mục tiêu nhỏ hơn 20 mét. Pragati được dẫn đường bằng sự kết hợp giữa hệ thống định vị quán tính Gyro Laser Ring (RLG) và hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Hệ thống Pragati được triển khai nhanh chóng với khả năng bắn hàng loạt rocket nhờ vào hệ thống điều khiển gồm một lệnh tác chiến và 4 nút điều khiển qua cáp quang và liên kết không dây LOS. Hệ thống tên lửa được gắn với loại xe có khả năng di động cao HMV với 6, 4 hoặc 3 trục, tùy thuộc vào trọng lượng và số lượng ống phóng sử dụng tương ứng.

Ngoài ra hệ thống ống phóng còn được kết cấu hệ thống khớp trục và điện cơ tự động cho phép nó ổn định triển khai hoạt động nhanh chóng. Nó có khả năng triển khai trong chế độ độc lập hoặc chế độ tập trung.

Ấn Độ có kế hoạch xuất khẩu Pragati - chính phủ đã cho phép cung cấp tên lửa này đến các quốc gia thân thiện. Theo tuyên bố của phó giám đốc DRDO, công ty Ấn Độ Tata đã phối hợp phát triển Pragati cho quân đội nước này. Pragati có thể được coi là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Prahaar, báo Times of India cho hay.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/inn-an-do-co-the-ban-ten-lua-pragati-cho-viet-nam-2358960/
1

Ai đang chuẩn bị chiến tranh?

(PetroTimes) - Những tuyên bố mới đây của một số chính trị gia cùng lãnh đạo quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đang khiến cho căng thẳng tại biển Hoa Đông và Biển Đông càng thêm phức tạp, thậm chí bao phủ một bầu không khí chiến tranh. Nếu những cuộc khẩu chiến hiện nay không được kiểm soát sẽ dẫn tới các hành động khó lường.

Khẩu chiến sẽ biến thành khai hỏa

Ngày 30/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc “chẳng còn gì để nói, cần chuẩn bị cho khả năng nổ ra xung đột” khi đề cập tới căng thẳng với Nhật Bản xung quanh tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây được coi là phản ứng của Bắc Kinh trước tuyên bố hôm 29/10 của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi ông Itsunori Onodera coi hành động xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc đã đẩy khu vực vào trạng thái chông chênh giữa hòa bình với chiến tranh và điều này đã đẩy căng thẳng Trung - Nhật leo thang lên một nấc mới.

Thời báo Hoàn Cầu cũng coi Mỹ là “kẻ đứng sau giật dây” Nhật Bản khiêu khích Trung Quốc” bởi Washington không muốn đánh mất vai trò cân bằng ở Đông Á; đồng thời nhấn mạnh, chỉ cần Mỹ không công khai ủng hộ Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc thì Bắc Kinh cần bỏ qua thái độ của Washington để tập trung vào việc “chế áp khiêu khích của Tokyo”. Theo giới phân tích, sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại được dịp tái “dậy sóng” khiến dư luận quan ngại về viễn cảnh một cuộc xung đột vũ trang có thể được châm ngòi bất kỳ lúc nào.

Trung Quốc khoa trương về hạm đội tàu ngầm
Trung Quốc khoa trương về hạm đội tàu ngầm

Trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 26/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: Tokyo nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại “nỗ lực của Trung Quốc” trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao. Đáp lại tuyên bố này, ngày 26/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Tokyo đừng xem nhẹ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân.

Ngày 27/10, Thủ tướng Shinzo Abe lại tuyên bố: “Sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào nhằm tìm cách thay đổi thế nguyên trạng trong khu vực”. Đây rõ ràng là cảnh báo trực tiếp nhằm vào Trung Quốc bởi Tokyo thường xuyên cáo buộc Bắc Kinh tìm cách thay đổi nguyên trạng ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại, Trường đại học Thanh Hoa Lưu Giang Vĩnh cho rằng, phát biểu hôm 27/10 của ông Shinzo Abe đánh dấu việc Thủ tướng Nhật Bản bắt đầu khẳng định mạnh mẽ về mối đe dọa đến từ Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi các nước thúc đẩy Nhật Bản trở thành lực lượng cốt lõi “kiềm chế Trung Quốc”.

Ngày 28/10, người ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố: những bình luận khiêu khích của các lãnh đạo Nhật Bản liên quan đến Trung Quốc cho thấy phương pháp lừa dối của những chính trị gia này và sự ngạo mạn, lương tâm tội lỗi của họ. Bà Hoa Xuân Doanh cũng chỉ trích những phát biểu gần đây của Thủ tướng Shinzo Abe liên quan đến việc Trung Quốc âm mưu dùng vũ lực thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông.

Cũng trong ngày 28/10, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho rằng, chỉ cần một máy bay của Trung Quốc bị bắn rơi, các mối thù hận “trong sâu thẳm” giữa hai nước sẽ bùng phát, cục diện Đông Bắc Á sẽ sụp đổ theo hiệu ứng dây chuyền, xung đột Trung - Nhật rất có thể diễn biến thành một cuộc chiến tranh cục bộ. Còn theo ông Lưu Kiến Dũng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc Trường đại học Thanh Hoa, Trung Quốc: Nhật Bản đang triển khai một cuộc chiến tâm lý và dư luận. Trong khi đó, Giáo sư Ngưu Trọng Quân thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, tuy cả Trung Quốc và Nhật Bản đều không muốn có xung đột, nhưng rất khó để tránh những vụ khai hỏa nhầm!

Những động thái đáng ngại

Ngày 29/10, 2/5 tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần đảo Okinawa (giữa đảo Yonaguni và Iriomote) của Nhật Bản sau khi tham gia tập trận ở Thái Bình Dương. Trước đó (28/10), Trung Quốc lại “gây hấn” với Nhật Bản bằng việc điều các tàu tuần duyên đến khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Việc này diễn ra sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, sẽ dùng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Bắc Kinh.

Cũng trong ngày 29/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã cáo buộc những hành động của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông đang đe dọa đến hòa bình. Ông Itsunori Onodera coi việc trong tới 3 ngày liên tiếp, 4 máy bay quân sự Trung Quốc (2 máy bay ném bom và 2 máy bay cảnh báo sớm) liên tục bay qua lại eo biển Miyako nằm giữa đảo Okinawa và Miyako buộc Tokyo phải điều chiến đấu cơ cất cánh là động thái rất không bình thường. Do đó, Nhật Bản sẽ có những phản kháng thích đáng nhằm tránh những ảnh hưởng an ninh từ việc máy bay của Trung Quốc xâm nhập vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng cảnh báo, Bắc Kinh không nên chọc giận Tokyo.


Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản

Theo kênh truyền hình quốc gia Nhật Bản Nippon Hoso Kyokai, các máy bay của không quân Trung Quốc bị phát hiện ở gần không phận Okinawa trong 3 ngày liên tiếp và theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên Trung Quốc cho 4 phi cơ bay thành đội hình trên khu vực phòng không của nước này. Trước đó, Tokyo từng cảnh báo, sẽ bắn hạ các máy bay tuần tra xâm nhập không phận Nhật Bản. Theo nhận định của bà Chikako Ueki, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Waseda, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ dọa suông bởi các quy định áp dụng cho máy bay có người lái khi xâm phạm không phận của một quốc gia cũng có thể được áp dụng trong trường hợp máy bay không người lái.

Ngày 28/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, để đối phó với những hoạt động hải dương của Trung Quốc, Tokyo đang cân nhắc nhập máy bay trinh sát không người lái MQ-8 Fire Scout (hơn 160 chiếc), để kéo dài thời gian bay trinh sát, nâng cao khả năng giám sát tàu chiến và máy bay Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, Tokyo đã sử dụng máy bay trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Được biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng vừa công bố bản báo cáo sơ bộ dự toán ngân sách phòng vệ năm 2014, trong đó đặc biệt là kế hoạch mua sắm và triển khai vũ khí, trang bị hiện đại (của 3 lực lượng hải, lục và không quân) để đối phó với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Tokyo còn đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự liên hợp Thái Bình Dương với lực lượng không, hải quân và lính thủy đánh bộ Mỹ ở Hawaii.

Cũng trong ngày 28/10, Đài Truyền hình NHK Nhật Bản đưa tin, 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đang triển khai diễn tập đối kháng chiến đấu thực tế biển xa mang tên “Cơ động-5” ở vùng biển phía nam Okinawa, Nhật Bản (từ 18/10 đến đầu tháng 11). Đây được coi là động thái nhằm kiềm chế Nhật Bản bởi Tokyo và Bắc Kinh đang đối đầu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hoạt động của 3 hạm đội kể trên đã bị tàu chiến và máy bay do thám của nước ngoài theo dõi chặt chẽ. Hành trình bay của máy bay ném bom Trung Quốc luôn bị máy bay nước ngoài bám theo, biên đội tàu chiến Trung Quốc cũng bị tàu chiến nước ngoài bám sát trong cự ly gần. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, hoạt động và huấn luyện của máy bay Trung Quốc, trong đó có máy bay không người lái ở vùng biển có liên quan ở biển Hoa Đông phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Theo mạng Tạp chí Forbes của Mỹ, Thủ tướng Shinzo Abe đang mạnh dạn dẫn dắt Nhật Bản bước lên con đường độc lập về ngoại giao và quốc phòng. Trong khi đó tờ Học giả ngoại giao của Nhật Bản, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng kiêu căng, gây thù chuốc oán với các nước xung quanh và Bắc Kinh luôn áp dụng chính sách “chia để trị” đối với các nước láng giềng, nhưng hiện kiên quyết gạt Philippines và Nhật Bản ra khỏi “cuộc chơi”. Bởi Bắc Kinh cho rằng, Tokyo và Manila đều là đồng minh của Mỹ và không có biên giới đất liền với Trung Quốc.

Các nước hữu quan nâng cao cảnh giác

Ngày 29/10, Tân Hoa xã dẫn bài của trang mạng tuần san “Tin tức Quốc phòng” cho rằng, 5 năm tới, Ấn Độ có kế hoạch chi hơn 2 tỉ USD, mở rộng biên đội máy bay không người lái (UAV), trong đó có máy bay không người lái cỡ nhỏ (mini), để nâng cao năng lực tình báo, thông tin và giám sát biên giới. Trong tháng 10/2013, Lục quân Ấn Độ đã phát thư mời thầu để mua 49 máy bay không người lái nhằm theo dõi, giám sát và thu thập tin tức tình báo theo thời gian thực đối với các hoạt động, điều động nhân viên hoặc xe cộ, nhận biết mục tiêu và tin tình báo điện tử - thư tín. Và biên giới Ấn - Trung là một trong những địa chỉ ưu tiên của vấn đề này. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng từng cho rằng, Ấn Độ đã thể hiện sự kiên nhẫn của mình trong quan hệ với Trung Quốc về một loạt vấn đề, trong đó có tranh chấp biên giới.

Ngày 30/10, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein, theo đó 2 nước tiếp tục tăng cường giao lưu quân sự, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển toàn diện và sẽ tập trận chung với sự tham gia của hải, lục, không quân trong năm 2014. Tờ The Straits Times từng dẫn lời ông Hishammuddin Hussein về việc xây dựng một căn cứ hải quân và thành lập lực lượng thủy quân lục chiến ở Bintulu. Và những động thái mới của Malaysia trên Biển Đông thời gian gần đây là tín hiệu cho thấy quyết tâm của Kuala Lumpur trong việc bảo vệ các lợi ích hàng hải của mình. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, mục đích thành lập căn cứ hải quân tại đây là nhằm bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và các vùng biển lân cận. Căn cứ hải quân thành lập mới ở Bintulu rất gần bãi cạn James ở cực Nam quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi Trung Quốc từng tập trận bất hợp pháp trong năm nay.

Ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy khu trục hạm tàng hình mới nhất USS Zumwalt (có giá lên đến 3,5 tỉ USD) để phục vụ trong các chiến dịch bí mật. Đây được coi là động thái nhằm khẳng định vị thế độc tôn trên biển của Mỹ. Nhưng trước đó (25/10), trang web của Đài Phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã viện dẫn quan điểm của ông Zbigniew Brzezinski, chuyên gia địa - chính trị nổi tiếng của Mỹ lại cho rằng, Washington đang đứng trước nguy cơ mất địa vị bá chủ thế giới. Thông tin này xuất hiện cùng thời điểm giới truyền thông Mỹ bày tỏ sự lo lắng trước tình hình Đại Lục và Đài Loan ngày càng xích lại gần nhau, đồng thời cảnh báo về nguy cơ nếu Mỹ bị Trung Quốc hất cẳng khỏi Đài Loan thì vị thế của Washington càng bị thu hẹp.

Về phần mình, Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, Tư lệnh cụm tàu sân bay tấn công USS George Washington có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản cho biết, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ có tác dụng làm dịu những căng thẳng âm ỷ và các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh, sẽ có mặt ở Biển Đông nếu xảy ra xung đột. Ngày 28/10, tờ Philstar của Philippines đưa tin, Tập đoàn sản xuất máy bay AgustaWestland của Anh và Italia đã giành được gói thầu cung cấp 8 chiếc trực thăng tấn công AW-109 Power, trị giá 3,44 tỉ peso (khoảng 60,256 triệu USD) cho không quân Philippines. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo đã xác nhận thông tin này và cho rằng, số trực thăng này có thể được bàn giao vào năm tới nếu ngân sách sớm được phân bổ. Đây được coi là động thái tiếp theo kế hoạch nâng cấp quốc phòng của Philippines để đối phó với âm mưu độc bá Biển Đông của Trung Quốc.

Ngày 28/10, Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) đăng bài “Ba lý do ngoại giao về Senkaku/Điếu Ngư nên bí mật” của chuyên gia khoa học chính trị Mira Rapp-Hooper ở Đại học Columbia (Mỹ). Theo chuyên gia Mira Rapp-Hooper, Bắc Kinh và Tokyo chắc chắn muốn thương thảo về việc tổ chức một cuộc gặp cấp cao để giải quyết căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nhưng hai bên hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, có ít nhất 3 lý do để hy vọng việc này sẽ tiếp tục. Thứ nhất, vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư liên quan đến yếu tố tình cảm dân tộc rất lớn. Thứ hai, các thông tin gần đây cho thấy hai nước không phải lần đầu tiến hành ngoại giao bí mật về vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Thứ ba, ngoại giao bí mật có thể là một công cụ quan trọng vì các nước Đông Á và Mỹ rất quan tâm đến bản chất của thỏa thuận về Senkaku/Điếu Ngư.


http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/ai-dang-chuan-bi-chien-tranh.html
0

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Vũ khí Trung Quốc có thể diệt tàu ngầm Kilo

(ĐVO) Lực lượng Hải quân Trung Quốc không có trong biên chế các chiến hạm chuyên chống ngầm, ngoại trừ một số lượng rất lớn các xuồng tuần tiễu hãng nhẹ, có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát các vùng nước ven bờ và chống ngầm. Tổng số xuồng tuần tiễu có 95 chiếc kiểu "Hải Nam", 22 chiếc "Hải Ju", 2 chiếc "Hải Qi", 17 chiếc "Thượng Hải-3" và 98 chiếc "Thượng Hải-2".

Vũ khí ngầm cơ bản của các xuồng tuần tiễu chủ yếu là bom chìm (khoảng 24.310 quả bom chìm phản lực và bom chìm), số lượng bom chìm khoảng 2500 quả. Xuồng tuần tiễu có nhiệm vụ chống ngầm các khu vực ven biển, vùng nước quanh các căn cứ quân sự Hải quân.

Trên biển lớn, tiềm lực chống ngầm của hải quân PLA là các loại vũ khí chống ngầm và đài sonar trinh sát, tìm kiếm tầu ngầm trang bị cho các tàu khu trục và khinh hạm. Đài sonar hiện đại nhất là tổ hợp sonar "DUBV-23" (phiên bản Trung Quốc là "SJD-8/9").

Đây là tổ hợp sonar trung tần do Pháp sản xuất được lắp trên tàu khu trục “Chu Hải” năm 1991. Tổ hợp sonar chống ngầm có khả năng phát hiện, xác định và theo dõi tàu ngầm ở chế độ chủ động – thụ động, khoảng cách phát hiện mục tiêu đến 20 km.

Tàu khu trục “Chu Hải”.
Tàu khu trục “Chu Hải”.

Tổ hợp sonar "DUBV-23" được lắp cho các khu trục hạm khu trục hạm lớp Lữ Đại, lớp Lự Hộ - 052, Lữ Hải- 051, Lữ Châu 051C, các tàu Quảng Châu, Lan Châu, Thẩm Dương thuộc lớp tàu 052C Lương II, hai chiếc khinh hạm dự án 054. Số lượng tàu trang bị "DUBV-23" chiếm khoảng 15,6% khu trục hạm.

Tổ hợp "DUBV-43" phao kéo được trang bị cho hai khu trục hạm lớp Lữ Hộ, khu trục hạm Chu Hải, và một khu trục hạm lớp Lữ Đại. 4 khu trục hạm "Sovremennyi" nhập khẩu từ Nga được lắp đặt tổ hợp sonar "Platina MS-E" tầm xa phát hiện tàu ngầm từ 10 – 15 km.

Tổng số các tàu có sonar là 14 khu trục hạm và 2 khinh hạm, chiếm 21% tổng số khu trục hạm của Trung Quốc. 15 khu trục hạm còn lại và 46 khinh hạm được lắp sonar phiên bản cũ từ năm 1950 "EH-5" của Liên Xô chiếm61% và "S-07H" Trung Quốc chiếm 18%.

Khu trục hạm "Sovremennyi"

Không quân chống ngầm hạm đội của Trung Quốc là các máy bay trực thăng. Có 14 khu trục hạm và 17 khinh hạm có sàn đỗ trực thăng, chiếm khoảng 40% tổng số tàu khu trục. Ba loại trực thăng chống ngầm được sử dụng là "Z-9А, -С", "Ка-28" và "Z-8". "Z-9А" là trực thăng của Pháp AS 565 "Panther" lắp đặt thiết bị dò tìm "Thomson" ngư lôi chống ngầm "244S" của Ý.

Tiếp theo Trung Quốc sản xuất "Z-9С" theo lisence trực thăng AS 365N "Dauphin II" của Pháp, mang tên lửa hoặc ngư lôi chống ngầm.

Trực thăng đa nhiệm "Ка-28"là máy bay chống ngầm thuộc biên chế của các khu trục hạm dự án 956E và 956EМ. Đến năm 2006 Hải quân PLA có 11 chiếc Ka-28. Tổng số trực thăng chống ngầm có 42 chiếc bao gồm 19 chiếc "Z-9А, -С" và 4 chiếc "Ка-28" trên tàu khu trục, 19 chiếc "Z-9А,-С" trên khinh hạm.

Trực thăng chống ngầm Z-9C Trung Quốc

Lực lượng không quân tuần biển – chống ngầm Hải quân PLA có 4 chiếc thủy phi cơ "SH-5", 8 chiếc máy bay tuần biển "Y-8X" và 23 máy bay trực thăng "Z-8" và "SA 321Ja "Super Frelon" của Pháp. Máy bay tuần biển "Y-8X" là phiên bản An – 12 bán kính hoạt động 5620 km, trang bị hệ thống trinh sát hồng ngoại và vũ khí chống ngầm (bom chìm, ngư lôi).

Trực thăng Z-8 có tầm bay khoảng 830 km, thời gian hoạt động liên tục là 2,5 h. Theo nhiều nguồn tin, Hải quân PLA đang muốn mua thêm 15 máy bay chống ngầm lưỡng cư "Бе-200" nhằm tăng cường khả năng chống ngầm trên biển lớn.


Trực thăng chống ngầm Z-9C Trung Quốc

Lực lượng chống ngầm mạnh nhất của Trung Quốc là các tàu ngầm được trang bị các đài sonar và ngư lôi chống ngầm.

Hiện nay, các đài sonar trang bị cho tàu ngầm là đài sonar "Eledon" của Pháp, nhập khẩu năm 1976. Đài có anten "TSM 2233" bao gồm anten thụ động xác định khoảng cách "DUUX-5" "Fenelone" và anten chủ động "Velox M5/M7". Khoảng cách phát hiện tàu ngầm từ 20 – 30 km phía trước.

Sonar "Eledon" lắp trên các tàu ngầm nguyên tử lớp Xia, Hán và tàu ngầm diesel lớp Minh, riêng tàu ngầm lớp Minh còn lắp thêm các anten bên sườn "DUUX-2" tầm hoạt động là 1200 m.

Trên các tàu ngầm diesel dự án 877 và 636 lớp Kilo được trang bị sonar "CIM-400E - EM", khả năng phát hiện mục tiêu tàu ngầm trên khoảng cách 16 km, xác định và dẫn bắn 2 mục tiêu, theo dõi 12 mục tiêu.

Vũ khí chống ngầm hiện đại chủ yếu của Hải quân Trung Quốc là ngư lôi chống ngầm các loại, bao gồm có ngư lôi Yu – 4A cỡ đạn 533m , Tect – 71, Yu – 7, A-244 cỡ đạn 324 dành cho không quân chống ngầm. Các ngư lôi đều có thể hoạt động ở độ sâu từ 5 – 400m. Trung Quốc còn sở hữu tên lửa chống ngầm 91RE1 thuộc tổ hợp Club- N.

Ngư lôi chống ngầm A 244 của Ý

Trên các khu trục hạm và khinh hạm lắp các tổ hợp phóng bom chìm phản lực 12 ống phóng "FQF-2500" 213-mm, cơ số đạn 120. Các khu trục hạm nhập khẩu từ Nga lắp đặt tổ hợp 6 ống phóng 305-mm "РBU-1000", cơ số đạn 48.

Tàu khu trục “Chu Hải”.
Ngư lôi chống ngầm A 244 của Ý.

ực lượng chống ngầm hải quân PLA thực tế chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ các cụm chiến hạm và các vùng nước, các căn cứ hải quân ven biển và hải đảo. Với vũ khí trang bị chống ngầm hiện có, Hải quân Trung Quốc chưa đủ tiềm lực để thống trị các vùng nước lớn như Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trịnh Thái Bằng (Nguồn: Flot.com)

Báo Đất Việt
0

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Chế tạo khối điều khiển cho tên lửa diệt hạm P-21/22

Cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống điều khiển bắn trong tổ hợp tên lửa chống tàu P-21/22.

Hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E là một bộ phận quan trọng của Tổ hợp tên lửa P-21, P-22 trên tàu Project 1241RE, dùng để điều khiển bắn tên lửa trên tàu. Hệ thống sử dụng linh kiện điện tử từ những năm 1970-1980.

Nạp đạn tên lửa P-21/22 trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE.
Nạp đạn tên lửa P-21/22 trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE.

P-21/22 là định danh biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình chống tàu P-15M Termit do Liên Xô phát triển, hiện được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE và tàu cao tốc tên lửa Osa của Việt Nam. Loại tên lửa này đạt tầm bắn xa đến 80km, dùng đầu tự dẫn radar chủ động.

Trong quá trình khai thác, sử dụng, hệ thống đã bộc lộ nhiều nhược điểm như dễ hư hỏng, độ tin cậy, ổn định hoạt động không cao; vật tư, phụ tùng thay thế khan hiếm, chi phí cao. Để khắc phục những khó khăn trên, cần phải nghiên cứu cải tiến các thiết bị theo hướng vi mạch, bán dẫn hóa các thiết bị điện tử hoặc chế tạo mới các thiết bị với các linh kiện điện tử công nghệ cao thông dụng trên thị trường nhằm thay thế thiết bị điện tử cũ.

Đề tài “Thiết kế, chế tạo khối GRU-2203 cho tổ hợp tên lửa P-21, P-22” do Đại tá, TS Phạm Trung Dũng (Học viện Kỹ thuật quân sự) làm chủ nhiệm, được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đó. Sau một thời gian thực hiện, đề tài hoàn thành đạt kết quả khá.

Với việc thay thế các module điện tử đã giúp hệ thống máy điều khiển bắn Korall-E hoạt động ổn định tốt hơn; đồng thời giúp cho cán bộ, nhân viên kỹ thuật trên tàu thuận lợi trong kiểm tra, sửa chữa, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Được áp dụng vào thực tế từ năm 2011, sản phẩm của đề tài, khối GRU-2203 được các cán bộ chuyên ngành kỹ thuật đánh giá cao, là sản phẩm sử dụng các linh kiện điện tử công nghệ mới có độ ổn định và tin cậy cao. Kết quả và sản phẩm của đề tài có khả năng nhân rộng, sản xuất số lượng lớn để phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các tàu hải quân.

Theo báo Quân đội Nhân dân/ Kiến Thức
0

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

VN có hơn 200 bệ tên lửa sẵn sàng nhấn chìm tàu địch

(Soha.vn) - Năm 2017, dự kiến Việt Nam sẽ có hơn 200 bệ tên lửa chống hạm trên các tàu chiến, sẵn sàng "nhấn chìm" những kẻ có âm mưu thôn tính Biển Đông

Hiện đại hóa, đa dạng hóa nhanh chóng lực lượng tàu chiến


Những năm gần đây, lực lượng Hải quân Việt Nam được ưu tiên đầu tư, trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh các phương tiện tuần tra như tàu tuần tra, máy bay tuần thám và các thiết bị trinh sát như radar thế hệ mới, các tổ hợp tác chiến điện tử cùng các máy bay tác chiến biển thì các tàu mang tên lửa là lực lượng được đầu tư mạnh mẽ nhất.

Trước hết, phải tính đến các chiến hạm Gepard 3.9. Hiện nay, Hải quân Việt Nam đã đưa vào trang bị 2 tàu, mỗi tàu 8 tên lửa hiện đại Kh-35, như vậy đã có 16 tên lửa.

Chưa kể hiện nay, Nga đã khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam từ ngày 24/9/2013. Hai tàu mới này theo thông báo của nhà máy là sẽ có trang bị hiện đại hơn, đồng thời nâng cao về mặt tác chiến chống ngầm. Hai tàu Gepard dự kiến sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016-2017.


Tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) tuần tra trên biển

Tiếp theo đó là 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, mỗi tàu mang 8 tên lửa hiện đại Exocet của Pháp. Ngày 23/8/2013, báo chí Hà Lan đưa tin nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD). Hai tàu này chưa rõ thời gian bàn giao, nhưng chiếc thứ nhất dự đoán sẽ được bàn giao trước năm 2016.

Lực lượng tàu tên lửa tiếp theo là chiếc BPS-500 được trang bị 8 tên lửa Kh-35E. Mặc dù theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đóng 10 tàu này, nhưng hiện tại chỉ hoàn thành 1 tàu. Nguyên nhân là do có lẽ hiệu quả không cao bằng các tàu lớp Molniya.
Lực lượng được xem là đội phản ứng nhanh của Việt Nam chính là các tàu Molniya dự án 12418. Hiện nay, đã có 2 tàu đưa vào trang bị. Theo kế hoạch, sẽ có 6 tàu nữa được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Hai tàu đầu tiên đóng tại nhà máy Ba Son đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. 4 tàu còn lại của hợp đồng sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2015.

Như vậy đến năm 2015, Hải quân Việt Nam sẽ có trong biên chế 8 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya, mỗi tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E tầm bắn 130 km, không loại trừ sẽ có biến thể mới nhất Kh-35 UE tầm bắn 220 km.
Một lực lượng mang tính đột phá tiếp theo là các tàu ngầm Kilo 636. Chiếc đầu tiên theo thông báo sẽ được bàn giao vào ngày Kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga (7/11). Theo kế hoạch, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Số vũ khí mỗi tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn.

Ngoài ra chưa kể các tên lửa thế hệ cũ P-15, P-21 được trang bị trên các tàu khác.

Không dưới 200 bệ tên lửa chống hạm sẵn sàng nhấn chìm tàu địch

Bây giờ chúng ta sẽ thống kê xem, tại một thời điểm bất kỳ, trên Biển Đông, Việt Nam có thể có tối đa bao nhiêu tên lửa chống hạm nằm trên bệ phóng sẵn sàng ngăn chặn những kể xâm chiếm chủ quyền.

Ngay tại thời điểm hiện tại, chúng ta đã có 16 tên lửa trên 2 tàu Gepard, 32 quả trên 2 tàu Molniya và 8 quả trên tàu BPS-500, tất cả đều là tên lửa hiện đại Kh-25E. Như vậy tổng là 54 quả, có thể không nhiều nhưng với sự hỗ trợ của các lực lượng không quân hải quân, chúng có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong giai đoạn ngắn hiện nay.

Số lượng tên lửa này sẽ tăng lên một các nhanh chóng sau một vài năm nữa. Tới năm 2015, sau khi hoàn thành thêm 6 tàu Molniya chúng ta sẽ có 8 tàu với tổng cộng 128 tên lửa, cùng với 16 tên lửa trên hai tàu Gepard, 8 tên lửa trên BPS-500 và 12 tên lửa chống hạm trên 3 tàu Kilo. Như vậy, tổng cộng số tên lửa có thể sẵn sàng là 164 tên lửa.


Các tàu Molniya sẽ đóng vai trò là lực lượng cơ động nhanh, mạnh của Hải quân Việt Nam

Nếu đến hết năm 2016, so với 2015, sẽ tăng thêm 3 tàu Kilo với 12 tên lửa và ít nhất 1 tàu SIGMA với 8 tên lửa, khi đó tổng số tên lửa là 184 tên lửa.

Đến năm 2017, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu Gepard với 16 tên lửa chống hạm, nâng số tên lửa chống hạm tổng cộng lên 200 quả với các loại Kh-35E tầm bắn 130 km, Exocet tầm bắn 180 km, Kh-35UE tầm bắn 220 km, 3M54E tầm bắn 220 km.

Bên cạnh đó, các ngư lôi, thủy lôi từ cả tàu mặt nước và tàu ngầm có thể gây cho đối phương những thiệt hại không ngờ tới. Đó là chưa kể các tổ hợp tên lửa bờ hết sức uy lực như Bastion, Redut, Ruzbeh tầm bắn tới không chỉ ngăn chặn địch xâm phạm bờ biển mà còn có thể hợp đồng tác chiến tung ra các đòn tiêu diệt đối phương. Việt Nam còn có một lực lượng nữa là các máy bay không quân hải quân, chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm và giáng xuống tàu chiến đối phương những đòn hủy diệt từ bầu trời.

Với lượng tên lửa "khủng" như vậy, mật độ hỏa lực tập trung cao, Việt Nam sẽ đủ sức giữ vững chủ quyền biển đảo, ngăn chặn âm mưu của những kẻ muốn thôn tính Biển Đông.

Theo Soha News
3

Úc và Mỹ nghe lén cả Việt Nam, Trung Quốc và ASEAN

Úc đã dùng các tòa đại sứ của họ để nghe lén các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, các nước ASEAN và cung cấp cho Mỹ, Anh, Canada và New Zealand...


Sơ đồ các tòa đại sứ Úc tại các nước châu Á dính nghi án nghe lén - Đồ họa: Sydney Morning Herald

Sự việc này khiến Trung Quốc và nhiều nước ASEAN giận dữ lên tiếng chỉ trích.

Fairfax dựa vào nguồn báo Đức Der Spiegel căn cứ tài liệu rò rỉ của cựu điệp viên CIA và NSA, Edward Snowden cho biết, một chương trình thu thập thông tin bí mật gọi là Stateroom gồm tòa đại sứ của 5 nước Mỹ, Anh, Canada, Úc, và New Zealand.

Theo đó tòa đại sứ Úc tại châu Á đảm nhiệm việc nghe lén nước chủ nhà, sau đó chia sẻ thông tin thu được cho nhóm 5, gọi là "Năm con mắt".

Theo Fairfax, các tòa đại sứ Úc có nhiệm vụ thu thập tin tức, bao gồm tại Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan), Hà Nội (Việt Nam), Bắc Kinh (Trung Quốc), Dili (Đông Timor), và Cao ủy Úc tại Kuala Lumpur (Malaysia) và ở Port Moresby (Papua New Guinea).

Fairfax căn cứ trên nguồn tài liệu của Der Spiegel và phỏng vấn vài cựu quan chức tình báo, cho biết các tòa đại sứ nói trên của Úc đã thâm nhập các cuộc gọi điện thoại và dữ liệu internet trên khắp châu Á.

Tài liệu của Snowden cho biết các thiết bị nghe lén thường giấu rất kỹ, như ăng ten thường giấu trong các kiến trúc giả hoặc ngụy trang trên mái nhà.

Ông Des Ball, một chuyên viên tình báo cao cấp của Úc nói với hãng tin AP rằng ông thường ngụy trang ăng ten trên mái 5 tòa đại sứ Úc ở châu Á, nhưng không nói là ở nước nào.

Ông cũng tỏ ra ngạc nhiên với thông tin của báo Der Spiegel, vì nhiều nước vẫn thường dùng tòa đại sứ của họ vào việc nghe lén và do thám nước chủ nhà.


Tổng hành dinh của NSA (Mỹ), nơi thực hiện các vụ nghe lén toàn cầu và hợp tác nhiều nước cùng do thám - Ảnh: itproportal.com

Trước thông tin của Fairfax, Bộ Ngoại giao và kinh tế Úc từ chối đưa ra bình luận.

Còn Thủ tướng Úc, Tony Abbott tuyên bố: "Mỗi cơ quan chính quyền Úc, mỗi viên chức Úc ở trong nước hay nước ngoài đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật".

"Trung Quốc đặc biệt quan ngại về báo cáo này và yêu cầu có sự giải thích rõ ràng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói.

Trong thông báo phát ra ngày 31/10, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Marty Natalegawa cho biết "Indonesia không thể chấp nhận và phản đối mạnh mẽ tin tức về sự tồn tại của các cơ sở nghe lén viễn thông tại Tòa đại sứ Mỹ ở Jakarta".

Bộ trưởng Nội vụ Malaysia, Ahmad Zahid Hamidi cho biết chính phủ xem đây là vấn đề nghiêm trọng và sẽ điều tra liệu Tòa đại sứ Mỹ ở Kuala Lumpur được dùng làm căn cứ do thám. Đảng đối lập ở Malaysia cùng ngày 31.10 đã yêu cầu chính phủ ra phản đối mạnh mẽ với tòa đại sứ Úc và Mỹ.

Còn Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan, Thiếu tướng Paradorn Pattanathabutr cho biết chính phủ Thái Lan đã tuyên bố với phía Mỹ rằng do thám là một loại tội ác theo luật pháp của Thái Lan, và Thái Lan sẽ không hợp tác với Mỹ nếu được yêu cầu hợp tác nghe lén.

Nhưng ông tỏ ý nghi ngờ tòa đại sứ Úc có khả năng nghe lén, vì Mỹ có nhiều tài nguyên và nhân lực hơn Úc.

Theo Báo mới/Tin Nóng/ TNO
1

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hải Quân Mỹ hạ thủy khu trục hạm tàng hình

Chiến hạm mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ vừa được hạ thủy trong tuần này tại tiểu bang Maine. Theo CNN, điều này đánh dấu một kỷ nguyên mới đối với chiến tranh trên biển.


Ngày 28/10/2013 vừa qua, Hải quân Mỹ đã tiến hành lễ hạ thủy khu trục hạm tàng hình mới nhất mang tên USS Zumwalt xuống sông Kennebec, bang Maine.

USS Zumwalt, khu trục hạm đầu tiên thuộc hạng DDG-1000, dài và nhanh hơn, đồng thời có trang bị vũ khí tối tân, có thể tiêu diệt được mục tiêu ở cách xa 60 dặm.

Với độ dài 610 ft và rộng 81 ft, chiếc Zumwalt dài và thon hơn USS Arizona, chiếc chiến hạm bị đánh chìm tại Trân Châu Cảng và trọng lượng cũng chỉ bằng phân nửa.

Hầu hết siêu cấu trúc của tàu được bọc vòm bằng thứ hợp chất sợi carbon nhẹ. Vòm và phần còn lại của tàu được thiết kế theo góc cạnh giúp bị phát hiện bằng radar 50 lần khó hơn so với tàu chiến thông thường.

Hải Quân Mỹ dự trù chi ra $9 tỉ để nghiên cứu và phát triển vào chương trình DDG-1000, cộng với chừng $20 tỉ cho việc thiết kế và chế tạo bảy chiếc. Nhưng chi phí cao hơn dự trù khiến chỉ sản xuất được ba chiếc.


Sau khi hạ thủy, chiếc tàu còn đợi để được trang bị vũ khí gồm hai hệ thống AGS, có khả năng hướng dẫn đạn bằng máy điện toán, bay bằng sức đẩy hỏa tiễn và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 63 dặm, tức xa gấp ba lần so với tàu chiến hiện thời.

Thủy thủ đoàn chỉ có 150 người thay vì 275 trên các khu trục hạm thông thường.

Khi đưa vào hoạt động, Zumwalt sẽ là tàu chiến tàng hình lớn nhất của Hải Quân Mỹ. (TP)

Theo Người Việt
0

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hải quân Việt Nam thử nghiệm tàu tên lửa Molnya

Hải quân Việt Nam bắt đầu thử nghiệm các tàu tên lửa lớp Molnya, chế tạo ở trong nước theo giấy phép sản xuất của Nga.


Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Rybinsk “Vympel”" Oleg Belkov nói với phóng viên của hãng tin ARMS-TASS: " Cặp tàu đầu tiên được đóng tại Việt Nam bắt đầu bước vào thử nghiệm". Trên các tàu thứ 3 và thứ 4 của Việt Nam đang lắp đặt thiết bị. Hai tàu khác tiếp tục việc đóng thân tàu.

> Việt Nam sắp hoàn thành 2 tàu tên lửa Molniya thứ 3, 4 ?

Ông Oleg Belkov nói: "Sau kết quả thử nghiệm hai tàu tên lửa tàu đầu tiên, phía Việt Nam sẽ thông qua quyết định sản xuất 4 tàu lớp Molnya”.

Tổng cộng có thể Việt Nam sẽ đóng 8 chiếc Molnya. Trước đó, ông Belkov từng tiết lộ rằng Việt Nam sẽ đóng khoảng 10 chiếc loại này.

Cũng theo ông này, nhà máy đóng tàu Vympel đang giúp đỡ Việt Nam đóng các tàu tên lửa lớp Molnya Project 12418. Toàn bộ quá trình đóng tàu đều được các kỹ sư của Cục thiết kế biển trung tâm Almaz từ Saint Peteburg và nhà máy đóng tàu Vympel giám sát về mặt kỹ thuật.

Quá trình cung cấp thiết bị (phụ tùng, linh kiện) để đóng tàu cho phía Việt Nam đã được bắt đầu từ năm 2010 trong khuôn khổ một bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD, và sẽ kéo dài đến năm 2016.

Tàu tên lửa Molnya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.

Molnya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.

Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molnya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km (1), trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.

Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molnya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

VOR

(1): Trong một bản tin, Đài tiếng nói nước Nga nói tên lửa này có tầm bắn 300km.
0

Nga ưu tiên hoàn tất tàu ngầm Kilo 636 cho Việt Nam

(TTXVN) Theo nguồn tin riêng của RIA Novosti trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam sẽ được bàn giao vào ngày 7/11/2013.

“Văn kiện bàn giao kỹ thuật sẽ được ký kết vào ngày 7/11. Lễ thượng cờ quốc gia đặt hàng và lễ ký kết chính thức văn kiện tiếp nhận đơn hàng sẽ diễn ra vào đầu năm 2014 tại Việt Nam” – RIA Novosti cho biết.

Tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngầm Hà Nội

Nguồn tin này cho biết thêm, “khoảng giữa tháng 11, chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu lên đường về căn cứ hải quân ở quốc gia đặt hàng.”

Cũng theo nguồn tin này, chiếc thứ hai đang trải qua quá trình thử nghiệm tại biển Baltic.

Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga sáu chiếc tàu ngầm Kilo 636 thế hệ mới vào năm 2009. Theo kế hoạch, năm 2013 Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Với việc sở hữu sáu tàu ngầm lớp Kilo hiện đại, trong tương lai Hải quân Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm có sức chiến đấu cao phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc.

Các tàu ngầm Kilo 636 Nga đóng cho Việt Nam thuộc thế hệ thứ ba, có lượng giãn nước 3,1 nghìn tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 mét, thủy thủ đoàn gồm 52 người. Tàu được lắp đặt các trang thiết bị công nghệ hiện đại, các tổ hợp vũ khí đa dạng và mạnh mẽ, gồm: sáu ống phòng ngư lôi 533mm, mìn biển và tên lửa tấn công Club.

Trước đây các tàu ngầm Kilo đã nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, chính các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho lớp tàu này biệt danh “Hố đen trong đại dương”.

Ngày nay, những tàu ngầm Kilo mà Nga đang đóng cho Việt Nam sẽ trang bị các phương tiện trinh sát tiên tiến, cho phép phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn từ 3 tới 4 lần so với tầm phát hiện của tất cả các tàu ngầm Kilo đã ra đời trước đây, đang có trong trang bị của hải quân các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác.

Ở thời điểm hiện tại, nhà máy đóng tàu nổi tiếng Admiraltei verfi đang ưu tiên mọi nguồn lực để hoàn thành hợp đồng đóng toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm Kilo 636 cho hải quân Việt Nam với thời gian nhanh nhất và chất lượng được đảm bảo ở mức tối đa. Thậm chí, theo lãnh đạo nhà máy, ngay cả dự án tàu ngầm phi hạt nhân đóng cho Hải quân Nga cũng không có được ưu tiên như vậy.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, sau Việt Nam, nhiều quốc gia Đông Nam Á và Châu Á đang có quan tâm đặc biệt với việc mua sắm các tàu ngầm Kilo của Nga. Một số quốc gia đã sở hữu tàu ngầm Kilo cũng muốn sở hữu những tàu mới, hiện đại hơn.

Tuy nhiên, quá trình đàm phán, ký kết, thực thi và bàn giao hợp đồng sẽ phải mất nhiều năm mới hoàn thành. Đó là chưa kể, sắp tới hầu hết các tàu ngầm Kilo đóng từ thời Liên Xô đang có trong trang bị của Nga đã trải qua thời gian sử dụng hơn 30 năm và nhiều lần phải nâng cấp, sẽ phải bị loại ra khỏi trang bị và bổ sung các tàu được đóng mới.

Thực tế này sẽ là áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp đóng tàu Nga. Và các đối tác mới sẽ không còn nhận được cơ chế ưu tiên đặc biệt như đã có với Việt Nam./.

Khôi Nguyên (Vietnam+)
0

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

'Chắc chắn tàu ngầm Trường Sa thành công'

LTS: Dù không thành công, ta cũng khâm phục con người ấy, ý chí ấy!

(VnE) Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa khẳng định đã chế tạo thành công hệ thống không khí tuần hoàn độc lập AIP, công nghệ được cho là mang tính quyết định đến thành bại của việc chế tạo tàu ngầm.

Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP) của ông Hòa đang được thử nghiệm. Ảnh: H.T.
Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP) của ông Hòa đang được thử nghiệm. Ảnh: H.T.

"Có công nghệ hệ thống không khí tuần hoàn độc lập (AIP), đồng nghĩa với việc chế tạo tàu ngầm Trường Sa mini của tôi 100% thành công", ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân trong lĩnh vực cơ khí ở Thái Bình, 53 tuổi nói với VnExpress sau hai tháng chế tạo hệ thống này. Ông Hòa cho biết, ông và các đồng nghiệp đang chuẩn bị đưa công nghệ này vào chiếc tàu ngầm mini để chạy thử nghiệm.

"Việc tạo công nghệ cho tàu ngầm lặn xuống nổi lên, bơi ra biển và quay trở về là không khó, chỉ cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm là có thể làm được", ông Hòa lạc quan cho biết.

Để hoàn thành công nghệ trên, trong hai tháng qua, ông Hòa cho biết đã "ngốn" rất nhiều tài liệu của nước ngoài về AIP. Cũng trong thời gian này, ông và đồng nghiệp phải liên tục "tăng ca" để hoàn thiện công nghệ tàu ngầm. "Có lẽ với nhiều người, công nghệ này tạo ra ở Việt Nam là điều không tưởng và có thể vì tôi 'điếc không sợ súng' nên làm được", ông Hòa nói.

Theo doanh nhân người Thái Bình này, nguyên lý công nghệ AIP do ông và đồng nghiệp tạo ra cũng giống các nước trên thế giới, nhưng vật liệu, hình thức và chu trình thì khác với mục đích là "ba nhất" là rẻ nhất, nhỏ nhất và dễ chế tạo nhất.

Ông Hòa cung cấp thêm, hệ thống do ông tạo ra có ba phần gồm Lọc CO2 và khí độc; Lọc hơi nước; Lọc bụi carbon. Trong đó khó khăn nhất với nhóm là thiết kế phần lọc CO2 vì phải tính toán phương án làm sao lọc hết loại khí này. "Lý thuyết thì có nhưng thực tế thì chưa, các ứng dụng trong phòng thí nghiệm thì không mang ra ngoài thực tế được", ông Hòa nói.
Thông tin từ doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết, tàu ngầm mini Trường Sa  có chiều dài 9 mét, cao 3 mét, được trang bị 2 động cơ diezel 90 Hp, hoạt động bằng Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP). Tốc độ thiết kế tối đa 40km/h; Bán kính hoạt động 800 km; Thời gian lặn 15 giờ; Độ sâu lặn tối đa 50 m.

"Ngoài hệ thống AIP chạy thành công, điều đặc biệt hơn là trước đây tôi nghĩ con tàu chỉ lặn 15 tiếng, nhưng theo tính toán mới nó có thể chạy liên tục một ngày một đêm", ông Hòa cho hay.

Ông Hòa đang chuẩn bị đưa hệ thống AIP vào trong tàu ngầm, sau đó mang thử nghiệm trong hồ nước gần xưởng sản xuất, tiếp theo, ông sẽ đưa tàu ngầm ra biển. Nếu thành công, ông Hòa sẽ tiếp tục tạo ra tàu ngầm lớn hơn, hiện đại hơn.

"Chế tạo tàu ngầm tôi muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ rằng, thế hệ trước làm được, thì các bạn thế hệ sau hãy làm đi. Tàu ngầm không phải thứ gì đó kinh khủng, nhiều thứ còn phức tạp hơn cả công nghệ AIP nhiều. Người Việt mình vẫn làm thứ mà nhiều người cho là không tưởng", người đàn ông tuổi trung niên này tỏ vẻ tự tin.


Tàu ngầm Hoàng Sa mini do ông Hòa và nhóm nghiên cứu tạo. Ảnh: Q.H.

Thông tin doanh nhân Thái Bình sẽ chế tạo chiếc tàu ngầm để thử nghiệm tại Việt Nam, khiến nhiều người "sửng sốt". Bên cạnh ý kiến ủng hộ và hy vọng ông Hòa sẽ thành công, thì không ít ý kiến bày tỏ lo ngại, ngờ vực dự án tàu ngầm của ông, nhất là về vấn đề công nghệ.

Công nghệ AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được ông Narcís Monturiol i Estarriol, kỹ sư người Tây Ban Nha đề xuất. Năm 1867, ông chế tạo thành công động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học. Hiện có nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi. Động cơ sử dụng công nghệ này không phải nước nào cũng có thể chế tạo.

Lo ngại về tính khả thi khi chế tạo động cơ công nghệ AIP tại Việt Nam càng có cơ sở khi đầu tháng 9 ông Hòa tuyên bố dừng dự án chế tạo tàu ngầm. Thực chất, doanh nhân này muốn có thêm thời gian để tập trung hoàn thành công nghệ AIP.

Trao đổi với VnExpress về công nghệ AIP, một chuyên gia cho rằng, ông Hòa cần xem xét cẩn thận. Việc tạo ra công nghệ này đúng là khó khăn nhất, nhưng còn nhiều yếu tố khác quyết định đến thành bại của tàu ngầm như thiết kế vật liệu, kết cấu, hình dáng, khung tàu và các thông số khác. Bên cạnh đó, ông Hòa cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm để đảm bảo con tàu lặn ở quãng đường xa mà không xảy ra sự cố nào.

Hương Thu

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chac-chan-tau-ngam...
0

Báo TQ: "Năm 2012 Việt Nam mua 30 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc"

(GDVN) - Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD)... tiền vũ khí của TQ.

Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013
Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013

Mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 10 dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, rất nhiều chuyên gia cho rằng, những thông tin liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mua hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa HQ-9 Trung Quốc có ý nghĩa mang tính tiêu chí, nó có nghĩa là thị trường thương mại vũ khí thế giới từ đây đã xuất hiện một nhân vật mới: trẻ, có tính tấn công và rất có "dã tâm".

Trước đây, các công ty Trung Quốc chủ yếu được biết đến với việc cung ứng vũ khí hạng nhẹ cỡ nhỏ cho các nước đang phát triển, gần đây hình ảnh này đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc bán tất cả các sản phẩm, từ súng trường đến tàu hộ vệ, máy bay tiêm kích siêu âm và các vũ khí công nghệ cao khác, cần có sẽ có.

Đặc điểm nổi bật của các nhà tiêu thụ vũ khí Trung Quốc là tính tấn công mạnh, ngày càng gạt bỏ mạnh mẽ các đối thủ cạnh tranh, hơn nữa không chỉ ở thị trường các nước đang phát triển.

Chiến thắng đáng ngạc nhiên

Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, vị thế nước thành viên NATO cùng với sự không hài lòng "không giấu giếm" của Mỹ và đồng minh đều không thể ngăn cản được quyết tâm Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chuẩn bị ký hợp đồng lớn, mua hệ thống vũ khí phòng không - phòng thủ tên lửa của công ty Trung Quốc mới được biết đến, chứ không phải của công ty Mỹ.


Mô hình tàu tấn công đổ bộ mới của Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ từ chối đề nghị của Mỹ, mà còn từ chối đề nghị của công ty Nga và châu Âu. Tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định lựa chọn tên lửa HQ-9 của Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc, gây ngạc nhiên cho Washington, Brussels và Moscow.

Điều gây ngạc nhiên hơn là, khi Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc, rõ ràng biết trang bị công nghệ của Trung Quốc khi sử dụng sẽ xuất hiện vấn đề tương thích với vũ khí NATO được trang bị trước đó.

Hơn nữa, Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc còn nằm trong danh sách đen bị Bộ Ngoại giao Mỹ trừng phạt, lý do là công ty Trung Quốc đã tiến hành giao dịch vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên, vì vậy bị Mỹ trừng phạt.

Thỏa thuận cuối cùng Trung Quốc cung cấp hệ thống phòng không HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời còn chưa ký kết. Thổ Nhĩ Kỳ có thể cuối cùng không chịu được sức ép mạnh mẽ của Washington, từ chối trang bị kỹ thuật của Trung Quốc. Nhưng, mặt khác, Trung Quốc báo giá có sức hấp dẫn rất lớn, bởi vì Trung Quốc đã áp dụng phương pháp cũ "lần nào cũng đúng": bán phá giá. Giá bán hệ thống vũ khí phòng không của Trung Quốc chỉ là 3 tỷ USD, rẻ hơn rất nhiều sản phẩm cùng loại của Mỹ, châu Âu và Nga.

Bất kể sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống vũ khí phòng không-phòng thủ tên lửa của Trung Quốc kết thúc như thế nào, nó đều chứng minh, Trung Quốc đã mạnh mẽ xâm nhập thị trường vũ khí quốc tế, trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của tất cả các nước lớn xuất khẩu vũ khí, hơn nữa thanh thế rất lớn, không còn che che đậy đậy như trước đây. Chuyên gia Pieter Wezeman, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng, đây là chiến thắng gây ngạc nhiên của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Thời đại Trung Quốc chỉ tiêu thụ súng trường tự động và đạn ở các nước thế giới thứ ba đã trở thành quá khứ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước lớn xuất khẩu vũ khí như các nước phát triển phương Tây. Căn cứ vào số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm công bố vào đầu năm nay, trong giai đoạn từ năm 2008-2012, quy mô tiêu thụ của vũ khí thông thường của Trung Quốc gồm máy bay, tàu chiến, tên lửa và pháo tăng trưởng 162% so với cùng kỳ. Khách hàng chủ yếu của vũ khí Trung Quốc là Pakistan.

Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Pakistan đã mua 611,8 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc, sau đó lần lượt là Bangladesh (351,3 triệu USD), Bolivia (289 triệu USD), Venezuela (279 triệu USD), Zambia (140 triệu USD), Saudi Arabia (107 triệu USD), Iran (76 triệu USD), Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD).

Trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu vũ khí thế giới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế đưa ra, Trung Quốc đứng thứ 5, đã vượt Anh, nhưng chủ yếu là nhờ vào nhập khẩu vũ khí của Pakistan. Trong khi đó, 5 năm trước đó, Trung Quốc xếp thứ 8.

Căn cứ vào số liệu của Jane's Information Group, kim ngạch xuất khẩu vũ khí Trung Quốc đổi sang đồng USD cũng đang tăng nhanh, hầu như gấp đôi trong 5 năm qua, đạt 2,2 tỷ USD, chẳng hạn còn nhiều hơn tổng số của Canada và Thụy Điển. Trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu vũ khí (USD), Trung Quốc hiện xếp thứ 8 thế giới.


Mô hình tên lửa không đối đất chuyên dụng và máy bay không người lái dòng CH của Trung Quốc


Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc được cho là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc, căn cứ vào thông tin công bố trên mạng chính thức của công ty này, lợi nhuận năm 2012 đạt 9,8 tỷ nhân dân tệ, khoảng 1,6 tỷ USD.

Một nhà sản xuất vũ khí được biết đến nữa của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp Phương Nam, lợi nhuận năm 2011 khoảng 1 tỷ USD. Hai công ty này cùng với một loạt nhà sản xuất vũ khí khác của Trung Quốc hoàn toàn có thể đứng vào bảng danh sách 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí mạnh nhất thế giới.

Nhưng, khi đưa ra danh sách như trên, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm hoàn toàn không liệt kê được các công ty Trung Quốc, nguyên nhân là không nắm chắc số liệu thống kê chính xác và đáng tin cậy.

Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vốn cho nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay quân dụng và động cơ hàng không, mục đích là nhằm thu hẹp khoảng cách rõ rệt với phương Tây và Nga. Nhà phân tích Anderson của Jane's Information Group cho rằng, Trung Quốc có thể đuổi kịp đối thủ cạnh tranh trong triển vọng trung hạn, không có vấn đề gì đặc biệt trên phương diện này.
Về công nghệ, Trung Quốc tạm thời còn lạc hậu 10 năm. Nhưng, xét đến sự kiên trì của Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu đã định và nguồn lực vật chất khổng lồ của họ, thời gian Trung Quốc vượt phương Tây trên phương diện này hầu như đã rất gần.

Một phần vũ khí tương đối của Trung Quốc hiện có thể không bằng sản phẩm cùng loại của phương Tây, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là vũ khí của Trung Quốc chất lượng không được, không ai mua và không có thị trường. Giá rẻ giúp cho các nhà thương mại vũ khí Trung Quốc gạt bỏ đối thủ cạnh tranh ở các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều khách hàng mới, chẳng hạn Argentina. Năm 2011, Trung Quốc-Argentina đã ký hợp đồng cung ứng 40 máy bay trực thăng hạng nhẹ, lô Z-11 đầu tiên năm nay đã trang bị cho Không quân Argentina.
Đối vối việc khách hàng sử dụng trang bị mua giá rẻ của Trung Quốc làm nền tảng, rồi lắp vũ khí chất lượng cao của phương Tây, Trung Quốc cũng không tức giận. Chẳng hạn, năm 2012, Algeria đã đặt mua 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ của Trung Quốc, chuẩn bị lắp ráp thiết bị radar của công ty Hà Lan. Trong khi đó, Thái Lan tiến hành cải tiến tàu hộ vệ nhập khẩu của Trung Quốc dưới sự giúp đỡ của Tập đoàn Saab Thuỵ Điển.

Trung Quốc hy vọng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ và các phương diện khác, hơn nữa Trung Quốc cũng có năng lực này. Trung Quốc chưa bao giờ tiếc tiền tiếc của trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị mới. Để cạnh tranh được với vũ khí Trung Quốc "hàng đẹp giá rẻ", các đối thủ cạnh tranh phương Tây sẽ buộc phải cắt giảm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-TQ-Nam-2012...
0

Những thành tựu của Học viện KTQS


Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày truyền thống (28/10/1966 - 28/10/2013), từ ngày 10-15/10, Học viện Kỹ thuật quân sự đã tổ chức trưng bày và giới thiệu hơn 100 sản phẩm khoa học, quân sự.

Cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ kỹ thuật cho quân đội và đất nước; trước yêu cầu xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong đó có một số lĩnh vực tiến thẳng lên hiện đại, Học viện Kỹ thuật quân sự đã chủ động đột phá nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học (NCKH), từng bước làm chủ các khí tài, trang bị công nghệ cao…

Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày truyền thống (28-10-1966/28-10-2013), từ ngày 10 đến 15-10, Học viện Kỹ thuật quân sự đã tổ chức trưng bày và giới thiệu hơn 100 sản phẩm là kết quả từ 24 đề tài cấp Nhà nước, 54 đề tài cấp Bộ, ngành, 215 đề tài cấp cơ sở đã và đang được thực hiện trong giai đoạn 2010-2013.


Ban giám đốc Học viện KTQS giới thiệu với Thượng tướng Trương Quang Khánh một số sản phẩm khoa học tiêu biểu.

Trên cơ sở những chủ trương và nghị quyết về phát triển hoạt động KHCN giai đoạn 2010-2015 của Đảng ủy Học viện, nhiều nhiệm vụ KHCN đã đạt được những kết quả tốt về cả khoa học và thực tiễn theo hướng làm chủ công nghệ nền và công nghệ chế tạo trong nhiều lĩnh vực: Ra-đa, Tên lửa, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin, Mô phỏng, Tích hợp hệ thống… Đặc biệt, đối với 5 hướng hiện đại hóa Hải quân, Phòng không- Không quân, Tác chiến điện tử, Thông tin, Trinh sát kỹ thuật, Học viện đã có nhiều sản phẩm với nhiều triển vọng, có thể đưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tế như Ra-đa cỡ nhỏ, tầm thấp HR; Hệ thống nhận biết chủ quyền quốc gia; Mô hình đài điều khiển tên lửa S-300 PMU1 phục vụ huấn luyện ứng dụng công nghệ mô phỏng bán tự nhiên; Bộ nguồn đặc chủng cho tên lửa IGLA, tên lửa X29T, phao thủy âm, thủy lôi UĐM…


Thử nghiệm thiết bị tập bắn của Học viện KTQS


Chuẩn bị thiết bị khí tài quang học cho bài giảng tại Học viện KTQS

Ứng dụng kết quả NCKH thông qua hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ trong 3 năm qua tiếp tục được đẩy mạnh với doanh thu gần 170 tỷ đồng. Các sản phẩm có thế mạnh của Học viện tiếp tục được khẳng định trong và ngoài quân đội như: Pin nhiệt cho tên lửa IGLA; Trường bắn ảo, Thiết bị bắn tập súng tiểu liên AK bài 2 MBT-07; Thiết bị mô phỏng huấn luyện Pháo phòng không; Thiết kế, chế tạo modem vệ tinh chuyên dụng cho Bộ Công an… Hoạt động hợp tác NCKH trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Việc hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài có công nghệ mạnh trong thiết kế vi mạch tích hợp chuyên dụng phục vụ an ninh, quốc phòng đã đạt được kết quả tốt, sẵn sàng cho việc sản xuất vật tư kỹ thuật, thiết kế chế tạo mới và thiết kế ""ngược"" các module đặc chủng phục vụ nhu cầu bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí trang bị công nghệ cao.

Những thành tựu trên đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Học viện trong đẩy mạnh hoạt động KHCN giai đoạn 2010-2015. Trong đó, Đảng ủy, Ban giám đốc luôn quan tâm tới việc xây dựng tiềm lực NCKH, nhất là phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên định hướng sản phẩm trong các hoạt động KHCN, kết hợp nhiệm vụ đào tạo và NCKH gắn với định hướng hiện đại hóa của quân đội. Sự chuyển giao thế hệ trong NCKH được thực hiện vững chắc, các nhà khoa học trẻ đã kế tiếp lớp đàn anh ở hầu hết các lĩnh vực chuyên ngành.

Hiện tại, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trẻ (dưới 40 tuổi) được giao chủ trì đề tài cấp Nhà nước, Bộ, ngành chiếm hơn 30%, nghiên cứu cơ bản 75%, cấp Học viện chiếm 40%. Nhằm bồi dưỡng nâng cao tiềm lực KHCN, trước hết là tiềm lực đội ngũ, Học viện đã triển khai nhiều giải pháp. Cùng với gửi đi đào tạo, Học viện đã chủ động liên hệ đưa cán bộ, giáo viên trẻ đi thực tế đơn vị từ 6 tháng đến một năm tại các nhà máy, đơn vị thuộc các quân, binh chủng để nắm bắt khả năng công nghệ, nhu cầu thực tiễn trong đào tạo, huấn luyện, cải tiến vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại. Trong xây dựng và triển khai các nhiệm vụ NCKH cấp cơ sở, Học viện đã dành ưu tiên đặc biệt cho đội ngũ cán bộ khoa học trẻ. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng thực hiện đề tài, Học viện cho phép tạm ứng trước kinh phí từ nguồn tự có đối với những đề tài kinh phí phân bổ chậm, mạnh dạn phân cấp quản lý để tăng cường tính chủ động của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ NCKH…

Trong thời gian trưng bày sản phẩm, Học viện đã được đón tiếp và giới thiệu các sản phẩm với đồng chí Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các cán bộ, chuyên gia của Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục CNQP, Cục Kỹ thuật Hải quân... Các đồng chí lãnh đạo và khách tham quan đã cho nhiều ý kiến thiết thực, giúp cho việc định hướng hoạt động KHCN trong giai đoạn tiếp theo của Học viện.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH trong thời gian tới, Học viện chủ trương tiếp tục bám sát các định hướng, các chương trình NCKH của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý khoa học cấp trên, cơ quan kỹ thuật của các tổng cục và các quân, binh chủng để xây dựng, đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu triển khai có tính khoa học, hiệu quả, khả thi cao. Cùng với việc triển khai xây dựng và hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tăng cường mở rộng hợp tác và phát triển dịch vụ khoa học công nghệ…

Nguồn: Báo Đất Việt, Soha News
0

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thủ tướng Nhật cảnh báo việc Trung Quốc dùng vũ lực

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay đưa ra lời cảnh cáo mới với Trung Quốc về việc sử dụng lực lượng ở gần quần đảo tranh chấp, sau khi Tokyo điều các máy bay chiến đấu để đáp lại việc máy bay quân sự Trung Quốc tới gần quần đảo Okinawa.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) phát biểu trước 4.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka hôm nay. Đứng sau ông Abe là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera. Ảnh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) phát biểu trước 4.000 binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka hôm nay. Đứng sau ông Abe là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera. Ảnh: AFP

"Chúng ta thể hiện rõ quan điểm rằng chúng ta là một quốc gia không chấp nhận thay đổi trật tự thế giới thông qua vũ lực. Chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp như do thám và tình báo để phục vụ quan điểm đó", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka.

"Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đây là thực tế. Các bạn sẽ phải hoàn toàn thoát khỏi tư duy cũ là chỉ là lực lượng quốc phòng hoạt động trên nguyên tắc phòng vệ", ông nói.

Tranh cãi giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á gia tăng sau khi Bắc Kinh cảnh báo bất kỳ hành động thù địch nào trên bầu trời chống lại các máy bay không người lái Trung Quốc cũng sẽ bị coi là chiến tranh.

Ông Abe có chuyến thị sát quân sự tại Trại Asaka trong khu vực Nerima Ward của Tokyo, nơi tàu đổ bộ Mỹ đóng quân, như một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản quyết tâm bảo vệ những hòn đảo xa xôi. Bộ Quốc phòng Nhật cũng lên kế hoạch thành lập đơn vị đổ bộ đặc biệt để bảo vệ các hòn đảo phía nam và thậm chí là giành lại đảo, AFP cho hay.

"Chúng ta thể hiện rõ quan điểm rằng chúng ta là một quốc gia không chấp nhận thay đổi trật tự thế giới thông qua vũ lực. Chúng ta sẽ sử dụng tất cả các biện pháp như do thám và tình báo để phục vụ quan điểm đó", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước 4.000 binh lính của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Trại huấn luyện Asaka.

"Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên căng thẳng. Đây là thực tế. Các bạn sẽ phải hoàn toàn thoát khỏi tư duy cũ là chỉ là lực lượng quốc phòng hoạt động trên nguyên tắc phòng vệ", ông nói.


"Có những lo ngại rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, hơn là bằng các quy định của luật pháp", Thủ tướng Nhật trước đó trả lời phỏng vấn của báo Mỹ Wall Street Journal nói. "Tuy nhiên, nếu Trung Quốc chỉ chọn con đường đó, thì sẽ không thể xây dựng được hòa bình".

"Vì thế, họ không nên chọn con đường đó. Nhiều nước hy vọng Nhật Bản sẽ thể hiện quan điểm mạnh mẽ và hy vọng kết quả là Trung Quốc sẽ có những hành động có trách nhiệm với cộng động quốc tế", ông Abe nói hôm qua.

Hôm nay, các hãng truyền thông Nhật Bản như Jiji Press và Kyodo News cho hay Nhật Bản đã huy động các máy bay chiến đấu F-15 hoạt động trong hai ngày để phòng vệ sau khi 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay qua vùng biển quốc tế gần chuỗi đảo Okinawa.

Theo các hãng tin, hai máy bay cảnh báo sớm Y8 và hai máy bay ném bom H6 của Trung Quốc bay từ khu vực biển Hoa Đông tới Thái Bình Dương và quay lại nhưng không vi phạm không phận của Nhật Bản.

Phía Trung Quốc hôm qua lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nhật Bản về việc bắn hạ máy bay không người lái của nước ngoài nếu xâm phạm không phận và bỏ qua lời cảnh báo.

"Chúng tôi cảnh báo các bên liên quan không đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ an toàn lãnh thộ quốc gia. Nếu Nhật Bản thực hiện việc bắn hạ máy bay thì sẽ là hành động khiêu khích nghiêm trọng, một hành động chiến tranh và chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp để đáp trả hành động khiêu khích đó", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố trên trang web của bộ.

Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo nhỏ Senkaku/Điếu Ngư không người trên biển Hoa Đông. Kể từ khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc thường xuyên điều tàu và máy bay chiến đấu tới khu vực và Nhật Bản cũng điều các máy bay tới bảo vệ, làm dấy lên lo ngại một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc xung quanh các đảo tranh chấp.

Vũ Hà

VnExpress, NHK, Báo Đất Việt
0

Nếu Nhật bắn hạ máy bay, TQ coi đó là chiến tranh

Theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 26/10 tuyên bố các chuyến bay và hoạt động huấn luyện của máy bay quân sự Trung Quốc, kể cả máy bay không người lái, trên các khu vực hữu quan ở biển Hoa Đông là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản
Máy bay ném bom H6 của Trung Quốc từng tới gần địa phận Nhật Bản trong tháng trước. Ảnh: China-defense-mashup

Bình luận này được đưa ra tại cuộc họp báo ngày 26/10 để trả lời một câu hỏi về kế hoạch của Nhật Bản bắn hạ những máy bay không người lái xâm phạm không phận nước này.

Ông Cảnh Nhạn Sinh khẳng định nếu Nhật Bản thực hiện những động thái như vậy, đó sẽ là sự khiêu khích nghiêm trọng đối với Trung Quốc và là một hành động chiến tranh.

Nhật tung chiến đấu cơ F15 khi máy bay Trung Quốc đến gần

Trung Quốc sẽ có biện pháp cương quyết để giáng trả và phía Nhật Bản sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả đó.

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không ngày 26/10 đã xuất kích trong ngày thứ hai liên tiếp để đối phó với 4 máy bay quân sự Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế giữa đảo chính của quần đảo Okinawa và đảo Miyako.

Tuy nhiên, tuyên bố của bộ trên khẳng định 4 máy bay Trung Quốc, gồm 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm Y8 và 2 máy bay ném bom H6, đã không xâm phạm không phận Nhật Bản khi bay từ biển Hoa Đông ra Thái Bình Dương và quay trở lại.

Hôm 25/10, 2 chiếc Y8 và 2 chiếc H6 của Trung Quốc cũng bay theo hành trình tương tự. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đề cao cảnh giác do lo ngại quân đội Trung Quốc có thể đang leo thang hành động ở biển Hoa Đông./.

(Vietnam+)
0

Thủ tướng Abe: Nhật sẵn sàng ứng chiến với Trung Quốc

(Kienthuc.net.vn) - Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố: Nhật Bản sẵn sàng ứng chiến với Trung Quốc trong trường hợp phải viện đến vũ lực để theo đuổi các lợi ích địa chính trị.

“Tôi nhận ra rằng, Nhật Bản sẽ phát huy vai trò lãnh đạo không chỉ trên mặt trận kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Abe nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Thủ tướng Nhật cho rằng, Nhật Bản đã quá hướng nội trong suốt 15 năm qua nhưng khi khôi phục được sức mạnh kinh tế “chúng tôi muốn đóng góp nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.

Theo Wall Street Journal, Thủ tướng Abe khẳng định: Nhật Bản sẽ “góp sức” trong việc chống lại Trung Quốc ở châu Á.

“Có nhiều quan ngại cho rằng, Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, chứ không phải bằng pháp chế. Nếu Trung Quốc chọn con đường này, họ sẽ không thể phát triển một cách yên ổn. Do đó, họ không nên chọn con đường đó. Nhiều quốc gia mong đợi Nhật mạnh mẽ bày tỏ quan điểm này. Và họ cũng kỳ vọng rằng, Trung Quốc sẽ hành động có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng Nhật nhắc khéo.

Trong hơn một năm qua, quan hệ Bắc Kinh – Tokyo đóng băng bởi tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku leo thang. Khi quay trở lại nắm quyền lãnh đạo Nhật Bản, một trong những việc đầu tiên Thủ tướng Abe làm là tăng ngân sách quốc phòng nhằm tăng cường khả năng đối phó với sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong suốt 11 năm qua, một động thái như vậy diễn ra ở Tokyo.

Tháng sau, Tokyo cũng có kế hoạch tập trận Hải quân và không quân quy mô lớn nhằm kiểm tra và tăng cường khả năng phòng thủ biển đảo. Đồng thời, mục đích của cuộc tập trận còn nhằm phô trương thanh thế và sức mạnh quân sự với con rồng châu Á.

http://kienthuc.net.vn/the-gioi/thu-tuong-
0