Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc bien Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Lãnh đạo Quốc hội Mỹ: “Phải chặn đứng âm mưu chiếm đoạt Biển Đông”

(Infonet) Nếu thế giới không lên tiếng phản đối mạnh mẽ và tìm cách ngăn chặn những tuyên bố đầy mập mờ và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông thì hòa bình và ổn định trong khu vực khó có thể được bảo đảm, Dana Rohrabacher, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ tuyên bố.

Ông Dana Rohrabacher , Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ
Ông Dana Rohrabacher , Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ

Trong một cuộc điều trần trước Tiểu ban Đối ngoại về những đe dọa của các tuyên bố hàng hải do Trung Quốc đưa ra có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực và an ninh hàng hải, Chủ tịch Rohrabacher khẳng định, những hành động này của Bắc Kinh là có chủ ý, đã được chuẩn bị từ lâu nhằm mục đích mở rộng sự kiểm soát đối với những vùng biển ở Đông Á và Đông Nam Á thông qua các “chiêu bài” khiêu khích, thách thức và cuối cùng là thống trị khu vực.

Chính sách “Trục châu Á” sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu Mỹ không xóa bỏ được những mối đe dọa ở khu vực này, ông Chủ tịch tiểu ban nói.

Richard Fisher, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế, cũng cho rằng việc sử dụng sức mạnh và áp lực bằng quân sự trong việc theo đuổi yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang gia tăng nguy cơ dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự, đặc biệt là với Nhật Bản và Philippines.

Sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh và hành vi đe dọa các đồng minh của Mỹ là nhằm thách thức khả năng của Washington trong việc bảo vệ những lợi ích của mình và do đó làm giảm độ tin cậy của các cam kết liên minh của Mỹ trong khu vực, vị chuyên gia này nói.

Trong thời gian qua, Nhật Bản đã liên tục kiềm chế để không sử dụng bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc nhăm nhe giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nhưng khả năng của một biến cố quân sự ngày càng tăng, ông nói.

Các lực lượng của Philippines cũng đang bị Trung Quốc đánh bật khỏi những vùng biển truyền thống và thậm chí là bị ép phải từ bỏ cả những vùng biển nằm trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của mình (EEZ).


Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Steven Mosher, một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực nhân khẩu học ở châu Á cho rằng, Bắc Kinh đang áp dụng biện pháp cai trị bằng sức mạnh đối với người dân của họ vào việc đối xử với các nước láng giềng nhỏ và yếu của họ.

Điều này phần nào lý giải cho thái độ rất ngạo mạn và xem nhẹ các bên có liên quan trong tranh chấp Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, đặc biệt là trong quá trình Trung Quốc đang nhắm đến mưu đồ thôn tính các quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Mosher cho biết.

Đến nay, chỉ duy nhất có sự hiện diện liên tục của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên sự bảo lãnh của Hạm đội 7 của Mỹ là còn giữ được thế ngang ngửa với Trung Quốc. “Nếu không Hạm đội 7, rất có thể Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm các đảo còn lại trong Biển Đông và Biển Tây Philippines” ông Steven Mosher nói.

http://infonet.vn/The-gioi/Lanh-dao-Quoc-hoi-My-Phai-chan-dung-am-muu-chiem-doat-Bien-Dong/118428.info
0

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Việt Nam, Malaysia tăng cường hợp tác trên biển

Theo hãng thông tấn Malaysia Bernama, phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Hà Nội hôm 1/11, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein cho biết, Malaysia sẽ làm việc chặt chẽ hơn với Việt Nam để ngăn chặn những hiểu lầm trên biển giữa hai bên phát triển thành đối đầu quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Tun Hussien duyệt đội danh dự. (Ảnh QĐND)
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Tun Hussien duyệt đội danh dự. (Ảnh QĐND)

Hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng và hướng tới ký kết văn bản tuần tra chung giữ hải quân hai nước. Qua đó, tạo điều kiện cho Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng bảo vệ bờ biển Malaysia tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước trong thời gian tới, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như trao đổi đoàn; giao lưu các cấp, nhất là ở cấp cao; thiết lập cơ chế đối thoại về Chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng và họp Nhóm Công tác chung cấp Cục Đối ngoại; tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sỹ quan hai nước...

Hãng thông tấn Bernama dẫn lời Hishammuddin nói: "Tôi cũng chuyển tải ý định của chúng tôi muốn Malaysia và Việt Nam hợp tác nhằm thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng giữa các nước ASEAN thành hiện thực".

"Điều này nhằm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các thành viên ASEAN, để chúng ta sẽ không phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ bên ngoài ASEAN", ông nói.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 1/11, đúng vào dịp kỷ niệm 40 thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Về phương diện quốc phòng, năm 2008, hai nước đã ký hiệp ước hợp tác quốc phòng – một dấu mốc đánh dấu mối quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng nâng cao và đi vào chiều sâu.

Trước chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã tới thăm chính thức Trung Quốc và hội đàm với người đồng cấp Thường Vạn Toàn. Kết quả nổi bật của chuyến thăm này là hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng thông qua các cuộc tập trận chung, bắt đầu từ năm 2014, trao đổi sĩ quan hải quân và các nguồn lực công nghiệp quốc phòng để chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

Theo Petrotimes, Bernama
0

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

VN có hơn 200 bệ tên lửa sẵn sàng nhấn chìm tàu địch

(Soha.vn) - Năm 2017, dự kiến Việt Nam sẽ có hơn 200 bệ tên lửa chống hạm trên các tàu chiến, sẵn sàng "nhấn chìm" những kẻ có âm mưu thôn tính Biển Đông

Hiện đại hóa, đa dạng hóa nhanh chóng lực lượng tàu chiến


Những năm gần đây, lực lượng Hải quân Việt Nam được ưu tiên đầu tư, trang bị nhiều loại vũ khí, phương tiện hiện đại để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh các phương tiện tuần tra như tàu tuần tra, máy bay tuần thám và các thiết bị trinh sát như radar thế hệ mới, các tổ hợp tác chiến điện tử cùng các máy bay tác chiến biển thì các tàu mang tên lửa là lực lượng được đầu tư mạnh mẽ nhất.

Trước hết, phải tính đến các chiến hạm Gepard 3.9. Hiện nay, Hải quân Việt Nam đã đưa vào trang bị 2 tàu, mỗi tàu 8 tên lửa hiện đại Kh-35, như vậy đã có 16 tên lửa.

Chưa kể hiện nay, Nga đã khởi công đóng thêm 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 cho Việt Nam từ ngày 24/9/2013. Hai tàu mới này theo thông báo của nhà máy là sẽ có trang bị hiện đại hơn, đồng thời nâng cao về mặt tác chiến chống ngầm. Hai tàu Gepard dự kiến sẽ được bàn giao cho Việt Nam vào năm 2016-2017.


Tàu Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) tuần tra trên biển

Tiếp theo đó là 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA, mỗi tàu mang 8 tên lửa hiện đại Exocet của Pháp. Ngày 23/8/2013, báo chí Hà Lan đưa tin nhà máy đóng tàu Damen của nước này đã đạt được một thỏa thuận với Hải quân Việt Nam về việc cung cấp 2 tàu hộ tống tàng hình lớp SIGMA tối tân với giá trị lên tới nửa tỷ Euro (khoảng 667 triệu USD). Hai tàu này chưa rõ thời gian bàn giao, nhưng chiếc thứ nhất dự đoán sẽ được bàn giao trước năm 2016.

Lực lượng tàu tên lửa tiếp theo là chiếc BPS-500 được trang bị 8 tên lửa Kh-35E. Mặc dù theo kế hoạch, Việt Nam sẽ đóng 10 tàu này, nhưng hiện tại chỉ hoàn thành 1 tàu. Nguyên nhân là do có lẽ hiệu quả không cao bằng các tàu lớp Molniya.
Lực lượng được xem là đội phản ứng nhanh của Việt Nam chính là các tàu Molniya dự án 12418. Hiện nay, đã có 2 tàu đưa vào trang bị. Theo kế hoạch, sẽ có 6 tàu nữa được đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Hai tàu đầu tiên đóng tại nhà máy Ba Son đã bước vào giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2013. 4 tàu còn lại của hợp đồng sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối năm 2015.

Như vậy đến năm 2015, Hải quân Việt Nam sẽ có trong biên chế 8 tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya, mỗi tàu được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E tầm bắn 130 km, không loại trừ sẽ có biến thể mới nhất Kh-35 UE tầm bắn 220 km.
Một lực lượng mang tính đột phá tiếp theo là các tàu ngầm Kilo 636. Chiếc đầu tiên theo thông báo sẽ được bàn giao vào ngày Kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga (7/11). Theo kế hoạch, năm 2013, Việt Nam sẽ nhận bàn giao hai chiếc đầu tiên, chiếc cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2016. Số vũ khí mỗi tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn.

Ngoài ra chưa kể các tên lửa thế hệ cũ P-15, P-21 được trang bị trên các tàu khác.

Không dưới 200 bệ tên lửa chống hạm sẵn sàng nhấn chìm tàu địch

Bây giờ chúng ta sẽ thống kê xem, tại một thời điểm bất kỳ, trên Biển Đông, Việt Nam có thể có tối đa bao nhiêu tên lửa chống hạm nằm trên bệ phóng sẵn sàng ngăn chặn những kể xâm chiếm chủ quyền.

Ngay tại thời điểm hiện tại, chúng ta đã có 16 tên lửa trên 2 tàu Gepard, 32 quả trên 2 tàu Molniya và 8 quả trên tàu BPS-500, tất cả đều là tên lửa hiện đại Kh-25E. Như vậy tổng là 54 quả, có thể không nhiều nhưng với sự hỗ trợ của các lực lượng không quân hải quân, chúng có thể đảm nhận được nhiệm vụ trong giai đoạn ngắn hiện nay.

Số lượng tên lửa này sẽ tăng lên một các nhanh chóng sau một vài năm nữa. Tới năm 2015, sau khi hoàn thành thêm 6 tàu Molniya chúng ta sẽ có 8 tàu với tổng cộng 128 tên lửa, cùng với 16 tên lửa trên hai tàu Gepard, 8 tên lửa trên BPS-500 và 12 tên lửa chống hạm trên 3 tàu Kilo. Như vậy, tổng cộng số tên lửa có thể sẵn sàng là 164 tên lửa.


Các tàu Molniya sẽ đóng vai trò là lực lượng cơ động nhanh, mạnh của Hải quân Việt Nam

Nếu đến hết năm 2016, so với 2015, sẽ tăng thêm 3 tàu Kilo với 12 tên lửa và ít nhất 1 tàu SIGMA với 8 tên lửa, khi đó tổng số tên lửa là 184 tên lửa.

Đến năm 2017, Việt Nam sẽ nhận thêm 2 tàu Gepard với 16 tên lửa chống hạm, nâng số tên lửa chống hạm tổng cộng lên 200 quả với các loại Kh-35E tầm bắn 130 km, Exocet tầm bắn 180 km, Kh-35UE tầm bắn 220 km, 3M54E tầm bắn 220 km.

Bên cạnh đó, các ngư lôi, thủy lôi từ cả tàu mặt nước và tàu ngầm có thể gây cho đối phương những thiệt hại không ngờ tới. Đó là chưa kể các tổ hợp tên lửa bờ hết sức uy lực như Bastion, Redut, Ruzbeh tầm bắn tới không chỉ ngăn chặn địch xâm phạm bờ biển mà còn có thể hợp đồng tác chiến tung ra các đòn tiêu diệt đối phương. Việt Nam còn có một lực lượng nữa là các máy bay không quân hải quân, chúng cũng có thể mang tên lửa chống hạm và giáng xuống tàu chiến đối phương những đòn hủy diệt từ bầu trời.

Với lượng tên lửa "khủng" như vậy, mật độ hỏa lực tập trung cao, Việt Nam sẽ đủ sức giữ vững chủ quyền biển đảo, ngăn chặn âm mưu của những kẻ muốn thôn tính Biển Đông.

Theo Soha News
3

Khép lại vấn đề phục hồi căn cứ hải quân của Nga tại Cam Ranh

Ông Vitaly Naumkin, giám đốc Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho rằng cảng Cam Ranh của Việt Nam đã có thể Trạm hậu cần dành cho các tàu của Hải quân Nga. Tuy nhiên, vấn đề về sự phục hồi quy mô đầy đủ căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh sẽ không được đem vào chương trình nghị sự giữa Moscow và Hà Nội, ông Naumkin cho biết khi trả lời phỏng vấn "Interfax".

"Theo tôi, vấn đề này đã được đóng lại. Chúng tôi rời khỏi đó có nghĩa là đã đi hẳn,” - ông nói.

Tuy nhiên, ông Naumkin bày tỏ quan điểm rằng Việt Nam sẽ cho phép Nga sử dụng cảng như là một điểm dịch vụ hậu cần cho tàu của Hải quân, giống như cảng Tartus của Syria.

"Có thể tàu chiến và tàu của chúng tôi đến đó để tiếp nhiên liệu, nhận tiếp tế và sửa chữa nhỏ," – ông Naumkin nói.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng và an ninh Viktor Ozerov nói rằng thượng nghị sĩ ủng hộ việc khôi phục lại căn cứ hải quân tại Việt Nam. Năm 1979, Moscow và Hà Nội đã ký một thỏa thuận trong thời gian 25 năm về việc sử dụng cảng Cam Ranh với tư cách là căn cứ của Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó đã trở thành trạm hậu cần 922 của Hạm đội Thái Bình Dương. Tại cảng có thể hiện diện đồng thời 10 tàu nổi, 8 tàu ngầm với cơ sở nổi, 6 tàu phụ trợ của Hải quân. Trong năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hợp đồng với Việt Nam và rút về trước thời hạn. Các binh sĩ cuối cùng của Nga rời vịnh Cam Ranh tháng 5 năm 2002.

Theo VOR
0

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

"Mỹ sẵn sàng giúp lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam"

Trong hai ngày 28-29/10, tại thủ đô Washington D.C của Mỹ, Việt Nam và Mỹ đã tổ chức đối thoại chính sách quốc phòng cấp thứ trưởng.

Dự cuộc đối thoại trên đây về phía Việt Nam có Đoàn cán bộ quân sự cấp cao do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu. Đoàn Mỹ dự đối thoại do Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Vikram Singh dẫn đầu cùng 42 thành viên là quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Chính phủ.

Lễ ký biên bản hợp tác cảnh sát biển Việt- Mỹ
Lễ ký biên bản hợp tác cảnh sát biển Việt- Mỹ

Cuộc đối thoại lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố phát triển quan hệ đối tác toàn diện hồi tháng Bảy qua.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đánh giá cuộc đối thoại lần này thành công tốt đẹp, phù hợp tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nhà nước, đáp ứng nhu cầu, điều kiện và lợi ích của mỗi nước cũng như lợi ích của khu vực. Tại cuộc đối thoại, Phó Trợ lý bộ trưởng Vikram Singh đã truyền tải thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết dù gặp khó khăn về ngân sách, nhưng chính sách tái cân bằng ở Châu Á-Thái bình dương của Mỹ là không thay đổi. Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như đối tác mới, trong đó có Việt Nam. Với tinh thần đó, hai bên đã thẳng thắn trao đổi, đánh giá tiến trình hợp tác quốc phòng và quân sự giữa hai nước kể từ cuộc đối thoại lần thứ ba tổ chức cuối năm 2012 tại Hà Nội. Mỹ bày tỏ sự biết ơn đối với Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh, coi đây là một lĩnh vực hợp tác nhân đạo mang tính biểu tượng.

Tại cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thay mặt Đoàn trao bốn bộ hồ sơ gồm các địa điểm tìm kiếm mới mà Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho Mỹ trong thời gian tới. Mỹ cũng cam kết tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề tẩy độc dioxin, xử lý bom mìn cùng vật liệt nổ còn sót lại sau chiến tranh. Phía Mỹ cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình tập hợp thông tin để cung cấp cho phía Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong chiến tranh. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác về tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ hậu quả thiên tai giữa hai bên bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường năng lực. Đặc biệt, Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam, hỗ trợ lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Hai bên mong muốn hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển, nghiên cứu dự báo và chia sẻ kinh nghiệm. Các quan chức quốc phòng hai nước đã chứng kiến Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm ký biên bản hợp tác với Đô đốc Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ, Robert Papp.

Tại cuộc đối thoại, hai bên còn trao đổi ý kiến về tình hình an ninh khu vực và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có tự do an toàn hàng hải, an ninh biển cũng như mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Hai bên có quan điểm chung là giải quyết mọi vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, tôn trọng luật pháp quốc tế. Hai bên bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Ngoài ra, hai bên cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo thông qua hợp tác giữa các học viện quốc phòng, các viện nghiên cứu của hai nước, thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các lực lượng chuyên ngành như hải quân, các tàu chiến thăm viếng lẫn nhau và sửa chữa dịch vụ hậu cần tại các cảng của Việt Nam. Hai bên hy vọng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm 2014. Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này có kế hoạch mời Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tới Mỹ vào tháng 4/2014, đồng thời bày tỏ mong muốn Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng sẽ có mặt tại cuộc gặp được đánh giá là quan trọng này.

Về quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong khuôn khổ đa phương, Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nhằm xây dựng lòng tin, đem lại lợi ích chung cho Mỹ và các nước ASEAN. Mỹ cũng hoan nghênh Việt Nam tuyên bố chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, mong muốn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam thực hiện hiệu quả các hoạt động này. Hai bên đánh giá cao tiến trình hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM+ và cho rằng đây là một trong những cấu trúc an ninh mới đang nổi lên và cần được tăng cường mạnh mẽ, cần hợp tác thực chất hơn và hiệu quả hơn trong tương lai.

Ngoài chương trình đối thoại, Đoàn cán bộ quân sự cấp cao của Việt Nam còn đi thăm một số căn cứ hải quân, lực lượng phòng vệ bờ biển của Mỹ./.

(TTXVN)
1

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Báo Mỹ: Hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh Biển Đông

(GDVN) - Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để thu hoạch được kinh nghiệm chiến đấu thực tế, có năng lực tác chiến ngoài duyên hải.

Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Đông

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" dẫn tờ "China in Brief" của Quỹ Jamestown Mỹ ngày 24 tháng 10 có bài viết nhan đề "Vừa làm vừa sáng tạo hành động của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Aden".

Bài viết cho rằng, trước khi Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên điều tàu chiến đến vùng biển Somalia, các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh đã rất quan tâm đến việc bảo đảm hậu cần và thách thức hành động có liên quan đến nhiệm vụ chống cướp biển.

Nhìn vào các biểu hiện như hỗ trợ hậu cần biển xa của Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc đang từng bước cải thiện cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động chống cướp biển của họ.

Việc triển khai lâu dài ở nước ngoài hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, các loại kỹ năng cần thiết đều chưa nắm chắc trước khi Quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động ở vịnh Aden. Hải quân tiên tiến nhất có thể coi việc này như "cơm bữa", tức là chuyện thường ngày, nhưng Hải quân Trung Quốc lại học từng tí một, từng bước nắm lấy các kỹ năng tiếp tế trên biển xa. Tiếp dầu và bảo đảm đầy đủ nước ngọt có chất lượng, bảo đảm thức ăn và thuốc men là một thách thức.

Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)
Tốp biên đội hộ tống thứ 6, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vịnh Aden, vùng biển Somalia (ảnh tư liệu)

Đến nay, xu thế quan trọng bảo đảm hậu cần của Hải quân Trung Quốc là ngày càng lệ thuộc vào các cảng biển của nước ngoài. Chẳng hạn, khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ chống khủng bố, chỉ có tàu tiếp tế Vi Sơn Hồ hai lần dừng lại, cập bến trong thời gian ngắn ở vịnh Aden để bổ sung vật tư, còn tàu khu trục Hải Khẩu và Vũ Hán chỉ tiến hành tiếp tế trên biển, không dừng lại ở các cảng.

Rõ ràng là, Trung Quốc lo ngại sẽ gây ra sự phản đối của địa phương. Cách làm không bình thường này từng khiến cho các nhà quan sát Hải quân Mỹ kinh ngạc. Đến nay, tàu thuyền biên đội hộ tống của Trung Quốc ngày càng lệ thuộc vào cập cảng tiếp tế ở nước ngoài.

Mặc dù chống cướp biển ở biển xa đã đem lại cơ hội mới cho hành động và bảo đảm hậu cần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hiểu rõ việc duy trì chi phí khổng lồ cho nhiệm vụ này. Như một quan chức cấp cao quân đội từng nói, Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn.

Ban đầu, Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền vượt quá định mức, điều tàu chiến đến vịnh Aden, là do nhiệm vụ chống cướp biển sẽ có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế quý giá. Dù sao nếu không có những hoạt động này, trong ngắn hạn, Trung Quốc hầu như không có cơ hội khác để điều động lực lượng quân sự ra ngoài duyên hải.

Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc (Hạm đội Nam Hải) làm nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia, vịnh Aden (ảnh tư liệu)
Biên đội hộ tống Hải quân Trung Quốc (Hạm đội Nam Hải) làm nhiệm vụ hộ tống ở vùng biển Somalia, vịnh Aden (ảnh tư liệu)

Nhưng Quân đội trung Quốc tiến bộ nhanh chóng. Sĩ quan cấp cao nắm rất nhanh ngoại giao trên biển, Hải quân Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập và hành động liên hợp với hải quân các nước ngày càng nhiều, rất nhiều tàu chiến mặt nước hiện đại của Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm biển xa...

Điều này làm nảy sinh vấn đề lớn hơn: Trong tương lai, chi phí hộ tống và thu lợi của Hải quân sẽ đánh giá thế nào? Các chi phí trực tiếp gồm xăng dầu, thực phẩm và thuốc men, hao tổn thiết bị và đạn dược, trang bị dùng cho các hoạt động huấn luyện, diễn tập.

Ngoài ra, Bắc Kinh khẳng định đã xem xét chi phí cơ hội khi điều tàu tiếp tế và tàu đổ bộ đến vịnh Aden, bởi vì, những tàu chiến này có thể tác chiến mang tính khu vực nhiều hơn - như làm công tác chuẩn bị cho sự leo thang ở eo biển Đài Loan, leo thang tranh chấp ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông.

Điều này có lẽ giúp cho Bắc Kinh có góc nhìn rất khác nhau về chi phí cho các hoạt động biển xa. Quân đội Trung Quốc rất có thể muốn mở rộng "thu hoạch" ở vịnh Aden. Rõ ràng, hiện nay, Trung Quốc đang tận dụng hoạt động chống cướp biển để có được kinh nghiệm cho tàu chiến tiên tiến nhất.

Biên đội tàu chiến hộ tống Trung Quốc
Biên đội tàu chiến hộ tống Trung Quốc

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Bao-My-Hai-quan-Trung-Quoc-chuan-bi-cho-chien-tranh-Bien-Dong/322813.gd
0

Bắc Kinh lại đang bắt đầu tái triển khai sách lược "CHIA ĐỂ TRỊ"

Vài tháng qua, TQ lại bắt đầu tái triển khai sách lược "chia để trị", thực hiện "ngoại giao nụ cười" ở Đông Nam Á, tiến hành tấn công "quyến rũ".

Tháng 10 năm 2013, Trung Quốc tiến hành diễn tập đối kháng thực binh "Cơ động-5".

Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng kiêu căng, hợm mình, gây thù chuốc oán với các nước xung quanh. Nhìn vào lịch sử, Trung quốc luôn áp dụng chính sách "chia để trị" đối với các nước láng giềng, hiệu quả rõ ràng.

Nhưng, trong 2 năm qua, Bắc Kinh hầu như gây tranh chấp với tất cả các nước láng giềng (có lẽ chỉ có Nga và Pakistan là ngoại lệ), bởi vì một số hành động của Trung Quốc đã gây ra sự bất mãn cho rất nhiều nước láng giềng.

Gần đây, Trung Quốc tái triển khai "ngoại giao nụ cười", thực hiện chiến lược "chia để trị" đối với các nước láng giềng.

Kết quả như dự đoán: Các nước láng giềng ngày càng liên kết với nhau để cùng cảnh giác, làm suy yếu "siêu thực lực" của Trung Quốc. Đồng thời, họ càng tích cực thu hút các nước lớn bên ngoài tới để giúp họ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nhưng, vài tháng qua, Bắc Kinh lại bắt đầu tái triển khai sách lược "chia để trị". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tái triển khai "ngoại giao nụ cười" ở các khu vực như Đông Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, sau nửa năm liên tục nhiều lần kích động đối phương, Bắc Kinh lại lấy lòng Ấn Độ. Thậm chí, quan hệ Trung-Mỹ cũng đang từng bước chuyển biến tốt...
Trong đợt tấn công "quyến rũ" của Trung Quốc, có hai nước rõ ràng bị gạt ra ngoài: Philippines và Nhật Bản. Bắc Kinh kiên quyết duy trì quan hệ căng thẳng với hai nước này, từ chối thái độ thân thiện của nhà lãnh đạo các nước này. Nói chung, điều này phù hợp với chiến lược "chia để trị".

Mặc dù vậy, chiến lược này cũng làm nảy sinh một vấn đề rất rõ là, Bắc Kinh tại sao quyết định duy trì trạng thái căng thẳng với Nhật Bản và Philippines, đồng thời lại cải thiện quan hệ với các nước khác, cho dù cũng tồn tại tranh chấp lãnh thổ với các nước này, như Việt Nam và Ấn Độ.

Trong đó, tồn tại nhiều khả năng. Ít nhất đối với Nhật Bản, học giả Trung Quốc cho rằng, đối với Bắc Kinh, tranh chấp đảo Senkaku kéo đài và các tranh chấp lãnh thổ khác có sự khác biệt về bản chất. Như Thẩm Đinh Lập, Đại học Phục Đán cho rằng, vấn đề biển Hoa Đông thiên hơn về chính trị. Trung Quốc cho rằng, họ từng bị Nhật Bản xâm chiếm trong quá khứ. Trong khi đó, vấn đề Biển Đông có liên quan nhiều hơn tới kinh tế.

Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến vùng biển Tây Thái Bình Dương

Một khả năng khác là, Trung Quốc quyết định tập trung vào Nhật Bản, Philippines, bởi vì họ đều là đồng minh của Mỹ. Vì vậy, Bắc Kinh có thể cân nhắc, dù sao Manila và Tokyo đều đã kiên trì đứng vào phe của Mỹ, giữa Bắc Kinh với họ xảy ra xung đột cũng sẽ không gây tổn thất nhiều hơn.

Trong khi đó, theo cách nhìn nhận của chuyên gia TQ, Bắc Kinh coi các nước như Việt Nam và Ấn Độ là kẻ thù có thể sẽ tạo ra rủi ro thực sự, đó là Việt Nam và Ấn Độ sẽ thực sự bị đẩy vào phe của Mỹ. Nhưng, điều cần chú ý là, Trung Quốc hoàn toàn không nhằm vào các đồng minh của Mỹ như Thái Lan và Hàn Quốc, thực chất còn luôn tỏ thái độ thân thiện với họ.

Một khả năng gây lo ngại sâu sắc nữa là, Trung Quốc tập trung đối phó với Nhật Bản và Philippines là do họ không có biên giới đất liền với Trung Quốc. Mấy chục năm qua, Trung Quốc luôn đổi mới triệt để lực lượng hải quân và không quân, nhưng về truyền thống Lục quân - lực lượng chiếm vị thế chi phối theo truyền thống được quan tâm tương đối ít. Trung Quốc sở dĩ có thể thoải mái hành động trái ngược với lịch sử như vậy chủ yếu là do biên giới đất liền với các nước láng giềng đã cơ bản thực hiện hòa bình.

Ở mức độ rất lớn, Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng thực lực ra bên ngoài tùy thuộc vào năng lực duy trì an ninh biên giới đất liền của họ. Tranh chấp gay gắt kéo dài với các nước láng giềng trên đất liền có thể sẽ khiến cho con đường vươn ra đại dương của Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn.





Lực lượng Thủy quân lục chiến Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ


Binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập


Xe bọc thép Trung Quốc trong một cuộc diễn tập.

Tàu đổ bộ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập.


Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ

Theo Báo Giáo Dục Việt Nam
0

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nhật sẵn sàng yểm trợ Đông Nam Á đối phó với Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẵn sàng phản công ngoại giao chống lại chiến lược
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Wall Street Journal hôm nay 26/10/2013, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẵn sàng cứng rắn hơn trước Trung Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực để đạt được các mục đích ngoại giao trong khu vực Châu Á.

Quan hệ giữa hai chính quyền Tokyo và Bắc Kinh đã xấu đi từ đầu năm nay, chủ yếu do việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.Thủ tướng Nhật - mà quyết định đầu tiên khi lên cầm quyền là tăng ngân sách quốc phòng, lần đầu kể từ 11 năm qua - đã nói rõ là muốn đóng một vai trò tích cực hơn cho hòa bình và ổn định khu vực, được ông gọi là « chủ nghĩa hòa bình tích cực ». Tokyo còn dự định tổ chức một cuộc tập trận trên biển và trên không vào tháng 11, có thể là nhằm chứng tỏ với Bắc Kinh khả năng bảo vệ các hòn đảo của mình.

Ông Shinzo Abe nói với Wall Street Journal là trong những cuộc tiếp xúc gần đây với các nhà lãnh đạo trong khu vực, ông đã nhận ra rằng các láng giềng Châu Á trông cậy vào Nhật Bản để có thể tiến hành phản công ngoại giao chống lại chiến lược của Trung Quốc, được đánh giá là ngày càng thô bạo.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết : « Một số quốc gia lo sợ là Trung Quốc toan tính dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng, chứ không thượng tôn pháp luật. Nhưng nếu Bắc Kinh chọn lựa con đường này, thì họ sẽ không thể tìm ra được lối thoát một cách hòa bình ».

Ông Shinzo Abe nói thêm : « Như vậy Trung Quốc không nên hành động như thế, và rất nhiều nước trông cậy vào Nhật Bản để bày tỏ quan điểm trên một cách dứt khoát. Những quốc gia này hy vọng nhờ đó mà Bắc Kinh sẽ bắt đầu có những động thái có trách nhiệm hơn trong cộng đồng quốc tế ».

Ngoài việc xung đột với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc còn dấn sâu vào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam và Philippines, với những hành động hung hăng, lấn lướt những nước láng giềng nhỏ yếu hơn.

Theo RFI

Trích dẫn từ Báo Đất Việt:

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The Wall Street Journal, ông Abe khẳng định nước Nhật đã sẵn sàng đảm đương vai trò là người tiên phong ở châu Á nhằm chống lại sức mạnh của Trung Quốc và thái độ hung hăng của nước này trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Tôi nhận ra rằng các nước trong khu vực trông đợi Nhật Bản giữ vai trò đầu tàu không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong cả việc đảm bảo an ninh ở khu vực.”, nhà lãnh đạo khẳng định.

“Có những quan ngại rằng Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng trong khu vực thay vì tuân thủ pháp luật quốc tế. Nhưng nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, họ sẽ không thể trỗi dậy trong hòa bình. Thế nên họ sẽ không chọn phương pháp này, nhiều quốc gia mong muốn Nhật Bản thể hiện quan điểm đó một cách mạnh mẽ.”.
1

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Mỹ phô trương lực lượng Hải quân ở Biển Đông

Hôm qua 25/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington tiến vào Vịnh Manila sau khi đã đi qua vùng Biển Đông trong tuần qua, đi thăm những nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mục tiêu của chuyến đi này là nhằm phô trương lực lượng Hải quân của Mỹ để củng cố trở lại vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực.


Máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet và trực thăng SH-60 Seahawk của hải quân Mỹ trên tàu USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, tháng 8/2011

Do khủng hoảng về ngân sách quốc gia, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải hủy bỏ chuyến công du Đông Nam Á, không dự được hai cuộc họp Thượng đỉnh APEC và Đông Á, tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lên các nước trong khu vực. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chia nhau đi thăm nhiều nước Đông Nam Á, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư béo bở.

Sự vắng mặt của Tổng thống Obama đã được xem như là dấu hiệu của sự suy yếu về kinh tế và ngoại giao của Mỹ ở Châu Á và đã khiến nhiều người hoài nghi về chính sách « xoay trục » sang Châu Á của Mỹ. Dư luận Đông Nam Á tự hỏi là trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc, liệu Hoa Kỳ có can thiệp quân sự, hay nói đúng hơn là có đủ khả năng để can thiệp quân sự hay không ?

Có lẽ nhằm giải tỏa những hoài nghi đó, Washington trong tuần qua đã phô trương sức mạnh của Hải quân Mỹ qua việc điều chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington đến Biển Đông.

USS George Washington là tàu dẫn đầu đội hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ, bao gồm thêm hai tuần dương hạm trang bị tên lửa, một khu trục hạm, một tàu tiếp tế và một tàu ngầm tấn công. Chỉ riêng trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã có khoảng 6000 nhân viên quân sự làm việc.

Chủ nhật 20/10/2013, chiếc hàng không mẫu hạm này đã đậu ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Đà Nẳng và một đoàn sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam cùng với các quan chức chính quyền Việt Nam và đại sứ Mỹ tại Hà Nội, đã bay ra thăm tàu.

Khi đón tiếp đoàn Việt Nam, một Tư lệnh trên hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tuyên bố : « Tầm quan trọng chiến lược của vùng Biển Đông và quyền tự do lưu thông hàng hải đều mang tính chất sống còn đối với Việt Nam và Hoa Kỳ ».

Chiếc khu trục hạm USS John McCain theo dự kiến cũng sẽ ghé cảng Việt Nam để tập huấn chung với Hải quân Việt Nam, với sự tham gia của ba chiến hạm của Nhật.

Thứ Tư 23/10/2013, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã đến vùng biển Malaysia và cũng mời các quan chức cao cấp của nước này lên thăm tàu, đồng thời, tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội Malaysia.

Cùng ngày hôm đó, tàu ngầm tấn công USS Santa Fe của đội hàng không mẫu hạm đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để giới thiệu cho các sĩ quan Hải quân Singapore về khả năng chiến đấu bảo vệ bờ biển của tàu này. Các lãnh đạo chính phủ Singapore cũng bay ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington.

Ngày 24/10, khi đi ngang qua vùng Biển Đông từ Malaysia đến Philippines, viên đô đốc chỉ huy hàng không mẫu hạm này đã mở một cuộc họp báo với nhiều đài truyền hình và hãng thông tấn quốc tế, với đằng sau là những chiến đấu cơ đang cất cánh từ sân bay của tàu, một cách để phô trương khả năng sẵn sàng tác chiến của Hải quân Mỹ ở khu vực trong trường hợp xảy ra xung đột giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc do tranh chấp chủ quyền biển đảo.
0

Philippines rút lại lời tố giác Trung Quốc

Trong một động thái gây bất ngờ, Tổng thống Philippines nói nước ông đã sai khi tố giác Trung Quốc cắm cọc bê tông trên bãi cạn Scarborough.

Bằng chứng về các 'cọc bê tông của Trung Quốc' mà Philippines đưa ra hồi tháng Chín
Bằng chứng về các 'cọc bê tông của Trung Quốc' mà Philippines đưa ra hồi tháng Chín

Manila gần như quay ngoắt 180 độ khi Tổng thống Benigno Aquino nói rằng cáo buộc khi trước của Philippines là sai, "các cột bê tông đã có ở [trên bãi cạn] từ lâu chứ không phải là điều mới".

“Chúng ta không có lý do gì để quan ngại hơn về chúng."

Phát biểu mới nhất này, đưa ra hôm thứ Tư 23/10, đã gây ra đồn đoán về chiến thuật mới của Philippines tại Biển Đông, nhất là khi mà mấy tháng trước Manila còn đối đầu khá căng thẳng với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền.

Hồi tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chở cọc bê tông tới dựng trên bãi Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, như một biện pháp khẳng định chủ quyền.

Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước cáo buộc này.

Philippines cũng đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông của Bắc Kinh, vẫn được gọi là 'đường lưỡi bò'. Hiện chưa rõ triển vọng khiếu kiện ra sao.

'Bẻ từng chiếc đũa'?

Tờ Financial Times của Anh dẫn lời Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, bình luận rằng phát biểu của Tổng thống Aquino chỉ là một trong các động thái quay ngoắt mới nhất của Philippines trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Ông Storey nhắc lại hồi năm 2011 Philippines cũng từng cáo buộc Trung Quốc chở vật liệu xây dựng ra bãi Amy Douglas (tiếng Việt gọi là bãi Trung Lễ, thuộc quần đảo Trường Sa) nằm cách Palawan 125 hải lý, nhưng không đưa ra được bằng chứng nào.

“Hành động đó như là tự bắn vào chân mình và lần này họ lại lặp lại. Điều này không có lợi gì cho uy tín của họ [Philippines]."

Căng thẳng hồi tháng Chín cũng đã khiến Tổng thống Aquino hủy chuyến đi Quảng Tây tham dự Triển lãm Trung Quốc-Asean, bởi vậy sự thay đổi đột ngột trong thái độ lần này thu hút khá nhiều sự chú ý của giới quan sát.

Rommel Banlaoi, cựu giáo sư Học viện Quốc phòng Philippines, cho đây là "bài học cho Manila phải kỹ càng hơn trong việc đưa ra các bình luận hay tuyên bố vốn có thể gây thêm xung đột hay hiểu lầm ở Biển Đông".

Gary Li, phân tích gia cao cấp tại tổ chức IHS Maritime, thì nói việc ông Acquino thừa nhận sai lầm là khá bất thường vì xưa nay Philippines nhiều lần lỡ lời nhưng sau đó ỉm đi và cũng chẳng xin lỗi.

Có thể đây là hiệu quả của chiến lược "tăng cường đối thoại" với các nước láng giềng Đông Nam Á của ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc, ông Li đặt câu hỏi.

Ông cũng cho rằng việc Việt Nam và Trung Quốc thống nhất thành lập Nhóm công tác về hợp tác trên biển trong chuyến thăm Hà Nội mới đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là "bước đột phá".

Phóng viên Hồng Nga của BBC thì nói, những động thái mới đây cho thấy dường như Bắc Kinh đang đạt thắng lợi bước đầu trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á phải đàm phán song phương với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền Biển Đông.

"Nếu Trung Quốc thành công trong việc 'bẻ từng chiếc đũa' thì nỗ lực của các nước khối Asean trong đàm phán Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) sẽ thất bại nặng nề," phóng viên của chúng tôi nhận định.

Mới đây, một liên doanh dầu khí Philippines-Anh bắt đầu thảo luận hợp tác với Trung Quốc về thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông.

Liên doanh Forum Energy plc và tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang đàm phán thăm dò khai thác gần Bãi Cỏ Rong mà Việt Nam và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Nếu một thỏa thuận được đưa ra thì đây sẽ là lần đầu tiên các công ty của Philippines và Trung Quốc cùng làm ăn trong vùng biển tranh chấp.

BBC
0

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Mỹ - Phi tuyên bố: "Dốc sức tái lập trật tự trên biển Đông"

(ANTĐ) Gần đây, Bộ trưởng quốc phòng 2 nước Mỹ và Philippines đã ra tuyên bố chung Washington, cho biết, 2 nước sẽ nỗ lực hết sức vì tự do hàng hải ở khu vực đông Nam Á, bảo đảm tuyến đường huyết mạch từ biển Đông đến eo biển Malacca “không gặp phải chướng ngại vật gì”.

Ngay sau đó, tư lệnh lục quân Philippines Emmanuel Bautista và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Dempsey, cũng cho biết, trong một tuyên bố chung là trong vấn đề bảo đảm tự do hàng hải, phá vỡ các chướng ngại trong lưu thông hàng hóa vận tải biển qua khu vực biển Đông, Mỹ và Philippines có chung quan điểm lợi ích về vấn đề này.

Tuyên bố cho biết, Mỹ và Philippines sẽ nỗ lực tăng cường một môi trường an ninh tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, bảo vệ lợi ích của tất cả các bên trong lĩnh vực vận tải biển, “ngăn chặn những ý đồ cản trở tự do hàng hải” hoặc “những thế lực âm mưu sử dụng các hành động gây tổn hại đến tự do và an ninh thương mại trên biển”, tái lập trật tự trên biển Đông.

Lãnh đạo quân đội 2 nước Mỹ - Phi kêu gọi các bên sử dụng các phương pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ các quy định và điều lệ chung trong khu vực để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Tàu chiến Mỹ trên Vịnh Subic- Căn cứ hải quân cũ của Mỹ

Tuyên bố nhấn mạnh, Manila và Washington sẽ nỗ lực xây dựng một quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ, mạnh mẽ, ổn định và phản ứng linh hoạt; đẩy mạnh các hoạt động quân sự, huấn luyện và diễn tập song phương; tăng cường quy mô các lực lượng Mỹ đóng quân tạm thời, luân chuyển thường trú tại các căn cứ quân sự của Philippines trên biển Đông.

Ngày 14/08 vừa qua, phái đoàn hỗn hợp của 2 nước đã tiến hành vòng hội đàm thứ nhất tại Manila, thảo luận về các quy định cho phép Mỹ được vận chuyển, cất trữ các trang bị, vũ khí tại các kho bãi của Philippines, phục vụ công tác huấn luyện và diễn tập; đồng thời mở rộng luân chuyển quân thường trú tại các căn cứ quân sự Philippines. Vòng hội đàm thứ 2 chuẩn bị được triển khai tại Washington.

Theo tin cho biết, cho phép quân đội nước ngoài đóng quân ở Philippines luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Năm 1991, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu nhất trí đóng cửa căn cứ không quân Clark, nằm ở phụ cận Manila và căn cứ hải quân Subic nằm ven bờ biển Đông, chấm dứt sự hiện diện quân sự kéo dài gần 1 thế kỷ của Mỹ ở Philippines.

Binh lính Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận
Binh lính Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận

Các phương tiện truyền thông Philippines cho biết, chính vì vậy mà Mỹ và Philippines mới “lách luật”, đưa ra chủ đề thảo luận là “mở rộng sự luân chuyển quân đội Mỹ thường trú tại Philippines”, mà không phải là cho phép Mỹ tái lập căn cứ quân sự hoặc cho phép Mỹ hiện diện vĩnh viễn tại quốc gia này như trước đây.

Điểm đặc biệt là trong tuyên bố chung trên và cả các tuyên bố bên lề đều “không có 1 chữ nào nói về Trung Quốc”, nhưng người ta đều hiểu là mục đích chính của cuộc hội đàm đa vòng lần này là nhằm cho phép Mỹ đóng quân trở lại Philippines, hỗ trợ nước này trong tranh chấp chủ quyền và giúp họ ngăn chặn sự uy hiếp ngày càng gia tăng trên biển Đông của Trung Quốc.

(Theo ANTĐ)
0

Cam Ranh và Subic– Sự khác biệt tạo vị thế Việt Nam: Bình Luận

Vai trò vị trí quan trọng của Cam Ranh (Việt Nam) và Subic (Philippines) trên Biển Đông tuy có thể là giống nhau, nhưng sách lược sử dụng nó đã tạo ra sự khác biệt Việt Nam và Philippines.


Chẳng cần phải nói rõ vị trí, tầm quan trọng của Cam Ranh và Subic trên Biển Đông làm gì, vì ai cũng hiểu. Chỉ biết rằng, Cam Ranh và Subic đã từng đối đầu nhau trong cuộc chiến tranh lạnh. Khi đó Liên Xô và Việt Nam là liên minh quân sự với nhau và Liên Xô lấy Cam Ranh làm căn cứ, còn Mỹ thì liên minh quân sự với Philippines và lấy Subic làm căn cứ.

Thời thế đổi thay, Cam Ranh và Subic không còn là căn cứ quân sự của nước ngoài nào nhưng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo theo tình hình tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông, một lần nữa, Cam Ram Ranh, Subic lại được sự quan tâm lớn của giới quân sự, ngoại giao và của các bên liên quan.

Tại sao Philippines “không còn gì để mất” với Trung Quốc?

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines xảy ra quyết liệt khi bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc dùng tàu cá có hộ tống của tàu Hải giám chiếm đoạt và bãi Cỏ May (một trong 9 đảo của quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines đang chiếm) đang bị Trung Quốc lăm le chiếm nốt khi tuyên bố chủ quyền ngang ngược.

Thực tế thì đã có vài lần Philippines đàm phán “song phương” với Trung Quốc nhưng ở vào thời điểm thế lực của Hải quân quá yếu trong khi tham vọng của Trung Quốc quá lớn, không thể kiềm chế, thì đàm phán trong vị thế đó làm sao thành công cho Philippines.

Rốt cuộc, khi Philippines đã thấm hiểu được “ý chí” của Trung Quốc thì cái giá phải trả là mất bãi cạn Scarborough. Và, cho đến giờ, phải chăng giữa Trung Quốc và Philippines thì “không còn gì để nói với nhau”, “các biện pháp ngoại giao đã cạn” trong tranh chấp chủ quyền trên biển?

Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì vi phạm UNCLOS với cái gọi là “đường lưỡi bò”; Philippines tăng cường sức mạnh với tốc độ nhanh cho lực lượng Hải quân, không quân; Philippines làm mới nóng liên minh quân sự với Mỹ; Philippines là nước ở châu Á-TBD duy nhất công khai bày tỏ ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang…là sự đáp trả rất quyết liệt, nhưng với Trung Quốc, nếu chỉ vậy thôi thì đây là chuyện nhỏ. Philippines sử dụng căn cứ Subic như thế nào mới là chuyện lớn, đáng quan tâm, lo ngại của Trung Quốc.

Rõ ràng là cả Trung Quốc và Philippines đều biết chính xác là Mỹ không đem quân sang để đánh nhau với Trung Quốc bởi mấy đảo đá, bãi cạn của Philippines tranh chấp vì đó không phải là lợi ích quốc gia của Mỹ. Philippines cũng đã có bài học của Gruzia quá tin vào NATO, Mỹ sẽ đối đầu quân sự với Nga nên có hành động “xỉa răng cho cọp”.

Nói chung, ít có một quốc gia nào đi bảo vệ một quốc gia nhỏ bé mà sẵn sàng đụng đầu với một đối thủ ngang ngửa, đặc biệt quốc gia thực dụng như Mỹ thì không bao giờ có.

Hiện diện quân sự của Mỹ ở Subic không phải cùng trực tiếp với Philippines tranh chấp chủ quyền mà để không chế Biển Đông và eo biển Malacca khi cần, ngăn cản Trung Quốc đang ham muốn và ráo riết thực hiện.

Khi Mỹ hiện diện tại Subic thì cái gọi là “vòng dây xiết quanh cổ Trung Quốc” càng chặt lại là điều Trung Quốc, một siêu cường, không thể chấp nhận.

Có thể nói, đụng độ tranh chấp với Philippines, Trung Quốc đã không ngờ gây ra một mâu thuẫn trong chiến lược Biển Đông rất khó giải quyết. Đó là, Trung Quốc phải lựa chọn giữa việc đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông hay lôi thôi với mấy cái đảo đá chìm để “dọn chỗ VIP trên Biển Đông” cho Mỹ…

Đương nhiên, muốn chiếm Biển Đông và khống chế eo biển Malacca thì Trung Quốc bắt buộc không những phải loại bỏ Philippines, Mỹ mà còn các quốc gia liên quan khác nhưng không phải, không thể bây giờ.

Tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông bằng thế lực Philippines bây giờ là quá khả năng, do đó, chỉ có thể dựa vào Mỹ để “mặc cả, chia chác” với Trung Quốc có lợi nhất hơn là không có gì.

Nên nhớ rằng, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam, do đó, mọi thỏa thuận của bất cứ quốc gia nào với nhau trên quần đảo Trường Sa là phi pháp.

Cam Ranh, Việt Nam đủ khả năng khai thác, sử dụng

Philippines và Việt Nam cũng có tranh chấp căng thẳng về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Cam Ranh của Việt Nam còn có lợi thế hơn Subic nhiều lần…Vậy tại sao Việt Nam và Philippines có cách khai thác sử dụng 2 cảng nổi tiếng đó khác nhau?

Philippines có liên minh quân sự với Mỹ nên không sợ Trung Quốc tấn công. Việt Nam không liên minh quân sự với ai cả nên phải tăng cường cảnh giác, tự lực tự cường, “thắt lưng buộc bụng” để nâng cao năng lực phòng thủ bảo vệ Tổ quốc sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, bắt chúng phải trả giá đắt.

Với Cam Ranh, giới quân sự thì đánh giá Cam Ranh có một vị trí vô cùng quan trọng và lợi hại trong khu vực. Rằng, ai có Cam Ranh thì khống chế được Biển Đông, ai có Trường Sa cũng khống chế được Biển Đông và cuối cùng thì ai khống chế được Biển Đông là làm chủ toàn khu vực…

Điều lý thú là Việt Nam có cả Cam Ranh và Trường Sa nhưng lại không có ý tưởng khống chế Biển Đông để làm chủ khu vực ngay cả khi nếu có đủ khả năng để phục vụ cho ý tưởng đó.

Việt Nam đã, đang chỉ có đủ khả năng, tìm mọi khả năng, tăng cường mọi khả năng, sử dụng, khai thác một cách hợp lý, sáng tạo vị trí Cam Ranh, Trường Sa nhằm một mục đích là bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên Biển Đông được quốc tế công nhận mà không nhằm làm hại hay để đối phó với một quốc gia nào.

Đó cũng là điều giải thích rõ ràng quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với quốc gia nào để chống nước thứ 3 (lẽ dĩ nhiên điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có chuyện cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự).

Cho nên, Cam Ranh chỉ là căn cứ quân sự liên hợp gồm không quân, hải quân hiện đại của Việt Nam, chỉ phục vụ mục đích quân sự duy nhất cho Việt Nam. Đồng thời, Cam Ranh cũng là nơi cung cấp dịch vụ (hàng hải, hậu cần, kỹ thuật) cho tàu thuyền quân sự hay dân sự của bất cứ quốc gia nào.

Đó cũng là sự khác biệt giữa Việt Nam và Philippines. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ vị trí địa lý quốc gia, từ tính cách dân tộc và đặc biệt là từ năng lực bảo vệ chủ quyền…của 2 quốc gia khác nhau.

Tại sao Cam Ranh của Việt Nam không giống như Subic của Philippines? Tại sao Việt Nam không liên minh quân sự với cường quốc số 1 hay số 2 thế giới để dựa dẫm vào họ?...

Ít nhiều ta đã có câu trả lời.

Lê Ngọc Thống

Báo Đất Việt
0

Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu tuần tra lớn nhất

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã chính thức tiếp nhận tàu tuần tra đa năng lớn nhất DN-2000 do nhà máy trong nước tự đóng.

Ngày 25/10 tại Hải Phòng, Nhà máy Z189 - Tổng cục Công nghiệp quốc phòng bàn giao tàu cảnh sát biển số hiệu 8001 cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Tàu tuần tra đa năng DN-2000 số hiệu 8001.
Tàu tuần tra đa năng DN-2000 số hiệu 8001.

Khám phá tàu Cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam

Tàu 8001 thuộc lớp DN-2000 do Tập đoàn Damen Hà Lan thiết kế, nhà máy Z189 thực hiện việc chế tạo. Đây là loại đa năng vỏ thép, kết cấu hàn, dài 90m, rộng 14m, vận tốc tối đa hơn 21 hải lý/giờ, có thể chở 120 người, có sàn đỗ cho máy bay trực thăng 14 tấn và các trang thiết bị đồng bộ.

Thời gian hoạt động của tàu liên tục trên biển là 40 ngày đêm (lương thực, thực phẩm dự trữ đảm bảo cho toàn bộ kíp tàu 70 người). Tàu có khả năng kéo tàu khác với lượng giãn nước đến 2.200 tấn.

Việc đóng mới và đưa tàu 8001 vào sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản; cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Theo Thanh Niên
0

"Diều hâu" La Viện vu cáo Việt Nam hút trộm dầu của Trung Quốc


(Soha.vn) - La Viện cũng đăng đàn vu cáo Việt Nam chèn ép, “hút trộm dầu mỏ của Trung Quốc”, đồng thời dọa nạt “rồi sẽ có lúc Trung Quốc sẽ rút kiếm hành sự”.

Tướng diều hâu La Viện, một gương mặt quen thuộc và có thể xem như người đi đầu của phe “diều hâu” quân đội Trung Quốc. Mang hàm thiếu tướng, là con trai của một khai quốc công thần, La Viện thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng như là người luôn có thái độ cứng rắn và những phát ngôn hiếu chiến với những vấn đề liên quan tới tranh chấp biên giới biển đảo, đặc biệt là với Nhật Bản và khu vực Biển Đông.

La Viện từng hô hào ném bom Biển Đông
La Viện từng hô hào ném bom Biển Đông

La Viện là con trai của La Thanh Trường, người từng là thư ký thân cận của cố thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Với một gia cảnh đặc biệt, La Viện dễ dàng thăng tiến trong quân đội giải phóng quân Trung Quốc.

Cũng như nhiều tướng diều hâu khác, La Viện chủ yếu tham gia công tác nghiên cứu với nhiệm vụ chính là xuất hiện tại các buổi hội nghị và thuyết giảng. La Viện còn là khách mời quen thuộc của các chương trình bình luận quân sự đậm chất “diều hâu” của truyền thông Trung Quốc, vốn được coi là những công cụ đắc lực nuôi lớn chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở nước này.

La Viện thuộc loại diều hâu nhiều chuyện, với tư cách là một quân nhân nhưng viên tướng này lại thường xuyên có những phát ngôn động chạm và thừa thãi. Ông ta từng bị cư dân mạng Trung Quốc “ném đá” tới mức phải đóng cửa trang cá nhân weibo vì có những lời lẽ can thiệp vào chính trị.

La Viện từng mạnh mồm tuyên bố đánh khắp Biển Đông, ném bom thẳng vào Tokyo v.v.. Những phát ngôn này tuy cũng giành được sự ủng hộ của một số người Trung Quốc hiếu chiến, nhưng lại bị vạch mặt bởi nhiều người có đầu óc, nhất là các học giả có tiếng tăm.

Ngày 23/9, trong một bài phỏng vấn, viên tướng này đã huênh hoang và lớn tiếng dọa nạt rằng “Trung Quốc bình định xong Biển Đông sẽ tính sổ với Nhật Bản”. Tuyên bố này đi ngược lại với những lý lẽ vỗ ngực tự xưng “Trung Quốc là một dân tộc yêu hòa bình” của chính La Viện trước đó.

Đây chỉ là một trong số vô vàn lời hiếu chiến khoác lác của La Viện từ nhiều năm nay. Năm 2011, La Viện cũng đăng đàn vu cáo Việt Nam chèn ép, “hút trộm dầu mỏ của Trung Quốc”, đồng thời dọa nạt “rồi sẽ có lúc Trung Quốc sẽ rút kiếm hành sự”.

Những lý lẽ xuyên tạc quen thuộc, với chung một mô típ là Trung Quốc đang nhịn nhục, còn các nước như Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ v.v. đang bắt nạt họ là chiêu trò được tập đoàn tướng tá diều hâu Trung Quốc tận dụng triệt để nhằm khơi lên lòng hận thù dân tộc và chủ nghĩa Đại Hán.

Họ mặc sức khoác lác trên truyền hình và báo chí, được “thả phanh” đưa ra những luận điệu đi ngược lại với tinh thần ngoại giao hòa bình của quốc tế càng chứng tỏ rõ rằng những nhân vật này là công cụ tuyên truyền cho chính quyền, trở thành những cái loa phát thanh đưa đi những thông điệp dọa nạt “không chính thức” dành cho các nước láng giềng của Trung Quốc.

Soha News
0

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Philippines, Trung Quốc đàm phán khai thác dầu khí ở Biển Ðông


Một công ty liên doanh Philippines - Anh đã bắt đầu thương thảo với một công ty nhà nước sản xuất dầu khí của Trung Quốc để đạt một thỏa thuận cùng thăm dò dầu khí tại Bãi Cỏ Rong, một khu vực rộng lớn mà Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Năng lượng Phillippines cho biết các cuộc thương thảo giữa công ty Energy Forum PLC và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã trong giai đoạn sơ bộ. Ông cho biết thêm một thỏa thuận thương mại hy vọng có thể đạt được bất chấp sự tranh chấp lâu nay đối với Bãi Cỏ Rong.

Một giải pháp khác không đạt được thỏa thuận là đôi bên sẽ “không bao giờ khai thác.”

Tổng thống Benigno Aquino cho biết bất kỳ thỏa thuận nào như vậy với Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp Philippines. Bãi Cỏ Rong, nằm ở phía tây bắc tỉnh Palawan của Philippines, rõ ràng thuộc phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Phillipines, ông Aquino nói.

Bộ trưởng Năng lượng Philippines nói tranh chấp lãnh thổ đã cản trở hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của nước này, nhưng nói thêm Philippines cần tìm cách khai thác trữ lượng dầu khí tiềm năng lớn của mình để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

Trung Quốc và Philippines, cùng với một số nước khác bao gồm Việt Nam, đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông.

Hồi tháng 3 năm 2011, tàu Trung Quốc tìm cách xua một tàu thăm dò của Philippines khỏi Bãi Cỏ Rong. Philippines sau đó điều hai máy bay chiến đấu tới đây nhưng tàu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực tranh chấp.

Theo VOA
0

Malaysia tăng cường võ trang đề phòng Trung Quốc

Bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Malaysia đã kín đáo phòng bị. Ngoài mặt, Kuala Lupur không có những tuyên bố hùng hồn, nhưng trong thực tế lại tăng cường võ trang với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ. Theo tiết lộ của nhật báo Úc The Australian số ra hôm nay, 23/10/2013, một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của chiến lược đề phòng Bắc Kinh của Malaysia là việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến và kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân chỉ cách vùng bãi đá ngầm James ( James Shoal - thuộc Trường Sa) 100 km và bị Trung Quốc nhòm ngó.

Cuộc tập trận chung Carat 2013 giữa quân đội Mỹ và Malaysia
Cuộc tập trận chung Carat 2013 giữa quân đội Mỹ và Malaysia.

Cho đến nay, trong số các quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Malaysia là nước luôn luôn giữ thái độ mềm mỏng, để khỏi gây tổn hại cho quan hệ kinh tế rất tốt đẹp giữa hai bên. Kuala Lumpur hầu như đều im lặng trước các động thái quyết đoán của Bắc Kinh, kể cả khi bị Bắc Kinh khiêu khích.

Hành động thô bạo nhất của Trung Quốc đối với Malaysia xẩy ra vào tháng Ba, vừa qua, khi Hải quân Trung Quốc cử một hạm đội hùng hậu - bao gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn cùng nhiều chiến hạm khác - đến tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn gần bãi ngầm James, ngoài khơi bờ biển phía Nam của bang Sarawak thuộc Malaysia, nằm ở phía bắc đảo Borneo.

Đây là một bãi cạn nằm ở cực nam Biển Đông, thường được gộp chung vào quần đảo Trường Sa, chỉ cách bang Sarawak của Malaysia khoảng 80 km, được Malaysia tuyên bố chủ quyền, nhưng lại bị Bắc Kinh tranh chấp, xem đấy là vùng cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.

Trong lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương chuyến tiếp cận James Shoal của Hải quân Trung Quốc, Malaysia hầu như không có phản ứng. Thế nhưng, theo tiết lộ của chuyên san quốc phòng IHS Janes’s Defense Weekly hôm 15/10 vừa qua, về phương diện quốc phòng, Kuala Lumpur đã có phản ứng dứt khoát.

Nguồn tin trên cho biết là mới đây, Malaysia đã loan báo việc thành lập một căn cứ hải quân mới tại thành phố ven biển Bintulu, bang Sarawak, tức là cách bãi cạn James Shoal bị Trung Quốc tranh chấp không đầy 100 km. Mục tiêu của lực lượng đồn trú tại căn cứ này là bảo vệ khu vực, cũng như nguồn dự trữ dầu khí quốc gia trong vùng.

Mối đe dọa Trung Quốc trên James Shoal không được nói ra, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Malysia Hishammudin Tun Hussein đã tiết lộ việc quân đội sẽ thành lập tiểu đoàn thủy quân lục chiến đầu tiên của mình. Đơn vị mới này có nòng cốt là lính nhảy dù, và thu nhận thêm người từ lục quân, không quân và hải quân.

Theo Jane’s Defence Weekly, chính quyền Malaysia đã nhờ Mỹ giúp đỡ trong việc thành lập lực lượng thủy quân lục chiến, chủ yếu trong vấn đề huấn luyện cũng như trang bị. Kuala muốn mua lại một số thiết bị mà quân đội Mỹ sẽ không dùng tới sau khi triệt thoái khỏi Afghanistan.

Bên cạnh đó, Malaysia cũng dự kiến ​​mua trực thăng tấn công sử dụng trên biển, chẳng hạn như loại Apache hay Super Cobra của Mỹ, hay loại Tiger của tập đoàn Châu Âu Eurocopter.

Kuala Lumpur cũng tìm mua một chiếc tàu đổ bộ mới thay thế cho chiếc duy nhất của nước này đã bị cháy cách đây bốn năm. Theo Jane’s Defense Weekly, Malaysia đang đàm phán với Pháp – về chiếc Mistral - và Hàn Quốc về việc mua tàu đổ bộ. Hoa Kỳ cũng muốn bán chiếc Denver của họ cho Malaysia.

Giới quan sát đã gắn liền hai quyết định lập căn cứ Hải quân mới tại Bintulu và thành lập đơn vị thủy quân lục chiến của Malaysia với hàng loạt các vụ tàu hải quân và tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Malaysia ngoài khơi miền đông Malaysia và vùng quần đảo Trường Sa thuộc Malaysia.

Dù không phản đối công khai, như Việt Nam hay Philippines, nhưng rõ ràng Malaysia đang hết sức quan ngại trước các động thái của Trung Quốc tại Biển Đông. Một biểu hiện khác thể hiện thái độ lo ngại, đó là việc Kuala Lumpur đã cho tăng cường các cuộc tuần tra trên vùng biển có liên quan.

Trọng Nghĩa/ RFI
0

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Việt Nam- Trung Quốc: Ít gậy, nhiều cà rốt

(Brendan O'Reilly/ ATO- 22.10.2013) Việt Nam một lần nữa trở thành chiến địa giữa các siêu cường khi những rạn nứt tiếp tục khoét sâu ở Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đối phó với các cường quốc toàn cầu đầy tham vọng bằng vị trí độc lập và sức mạnh địa chính trị của riêng mình.


Sự cạnh tranh đang leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cung cấp cả thuận lợi và thách thức cho các nhà lãnh đạo tại Hà Nội khi hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đang tìm kiếm ảnh hưởng chiến lược và kinh tế mạnh hơn ở Đông Nam Á .

Chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong tham vọng khu vực của Trung Quốc. Chuyến thăm này nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ "không ổn định" của Trung Quốc với láng giềng Việt Nam.

Ông Lý trở lại Bắc Kinh với các kết quả đầy ấn tượng của các hiệp định kinh tế và chính trị, trong đó có một sự sắp xếp để bắt đầu khai thác chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Bắc Bộ, nơi hai nước đang tranh chấp biên giới hàng hải. Sự hợp tác có thể mở đường cho các bước phát triển tiếp theo để giải quyết tranh chấp ở những vùng lãnh hải khác, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Gần đây nhất là ngày 20 tháng 3, tàu hải quân Trung Quốc đã bắn cháy một tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực tranh chấp, gây thiệt hại đáng kể cho ngư dân dẫn tới cuộc biểu tình dường như tự phát chống Trung Quốc ở Việt Nam. Trong tháng 11 năm 2012, một bản đồ (sai trái) trong hộ chiếu mới của Trung Quốc thể hiện biển Đông như một phần lãnh thổ (phi pháp) của Trung Quốc khiến Philippines và Việt Nam phản đối gay gắt.

Việt Nam và Trung Quốc hiện đang làm sâu sắc hơn quan hệ song phương của họ trên cơ sở "dễ trước, khó sau ". Đầu tiên là những nhiệm vụ tương đối đơn giản của việc nới lỏng biên giới, cải thiện giao thông vận tải, và tự do hóa dòng vốn đầu tư. Sau đó sẽ đến các vấn đề phức tạp về chủ quyền trên Biển Đông.

Thành công của ông Lý trong việc thuyết phục các lãnh đạo Việt Nam đồng ý để cùng khai thác nguồn tài nguyên, bao gồm cả các khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí trong vùng biển vẫn còn đang tranh chấp. Thỏa thuận này có thể là kết quả của chính sách ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Trước khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Brunei đầu tháng này, Bắc Kinh đồng ý đàm phán để thiết lập một quy tắc ứng xử ở Biển Đông - mặc dù có ít tiến bộ đã được thực hiện cho đến nay.

Chia để trị

Trung Quốc hiện nay dường như đang theo đuổi một chính sách "chia để trị " - có lẽ đúng hơn nên gọi là "phân chia và phát triển" - ở Biển Đông.

Trong chuyến thăm của ông Lý tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN , Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và công ty dầu khí quốc gia của Brunei đã ký thỏa thuận thăm dò và khai thác dầu khí chung trong vùng biển tranh chấp của họ.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Tất cả những nước này có mức độ hiện diện quân sự khác nhau trong khu vực tranh chấp.

Đã có một loạt các cuộc xung đột vũ trang trên các vùng lãnh thổ, gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1980. Năm ngoái, tàu của Trung Quốc và Philippines đã rơi vào tình thế bế tắc trong một cuộc đối đầu căng thẳng tại Bãi Scarborough.

Bây giờ, Bắc Kinh giấu cây rậy của nó và vung một củ cà rốt trong hy vọng tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Với sức mạnh của một nước lớn trong tranh chấp với các nước nhỏ khác, Bắc Kinh, cho đến nay, tìm cách xử lý các tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở đàm phán song phương chứ không phải thông qua cơ chế đa phương.

Kế hoạch mới với Brunei và Việt Nam là một phần của chiến lược này. Đó là một nước cờ nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế chung cho các quốc gia hợp tác, trong khi cô lập yêu sách của Philippines, nước đòi có sự can thiệp của bên thứ ba trong tranh chấp.

Manila khẳng định chủ quyền trước Trung Quốc bằng cách tìm kiếm công lý từ tòa án quốc tế, việc này không nằm trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS ). Bắc Kinh lập tức "giãy đành đạch", trong khi chưa có một cơ chế nào để giải quyết các cãi vã như vậy.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kiên quyết về sự cần thiết để tránh "quốc tế hóa" các tranh chấp Biển Đông. Nhân dân Nhật báo dẫn lời Wu Shicun , chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, gần đây đã nói rằng:

" Các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, chắc chắn, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến các yêu sách khác là chấm dứt cãi nhau về chủ quyền và ngồi vào bàn để cùng phát triển là một lựa chọn thực tế. Những nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ dẫn đến việc suy giảm của mối quan hệ song phương và làm trầm trọng thêm tình hình ".

" Quốc tế hóa " cũng là lý do kéo Mỹ tham gia vào các tranh chấp. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN , Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi ASEAN thúc đẩy " để tăng cường sự gắn kết và thống nhất " liên quan đến Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng tỏa ý nhắc nhở Bắc Kinh rằng lãnh thổ hàng hải là quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Để chống lại nguy cơ đoàn kết đa phương mà ông Lý tiến hành nhiệm vụ song phương với Việt Nam. Bắc Kinh rất muốn lôi kéo Hà Nội từ bỏ bất kỳ liên minh khu vực nào do Washington và Tokyo thực hiện để kiềm chế ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc. Thành công ngoại giao của ông Lý tại Hà Nội phản ánh không chỉ tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, mà còn tận dụng sự khôn ngoan của Việt Nam về vị trí địa chính trị của nó.

Tán tỉnh ngoại giao

Trước chuyến thăm Hà Nội của ông Lý, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp John Kerry tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ- Việt, cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự Mỹ tại Việt Nam vào thời điểm Hà Nội đưa ra hồ sơ dự thầu để xây dựng các cơ sở năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận này đại diện cho những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm tăng cường vị thế của mình tại Hà Nội.

Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất để tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trừ Trung Quốc, một ngoại lệ đáng chú ý.

Washington cũng mong muốn Việt Nam trở thành một tiêu điểm vững chắc hơn trong quỹ đạo chiến lược châu Á của mình. Trớ trêu thay, cuộc chiến tranh Mỹ- Việt vẫn là một nỗi ám ảnh. Đối với hầu hết lịch sử của Việt Nam, nước láng giềng Trung Quốc mới là kẻ thù đáng sợ nhất của nó .

Truyền thống dân tộc Việt Nam chủ yếu được xác định bởi các cuộc chiến tranh liên miên để giành độc lập khỏi ách thống trị của Trung Quốc. Lần cuối cùng quân đội Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch quân sự lớn trong cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979. Gần đây, hai bên cũng đã giao tranh trên biển.

Qua nhiều thế kỷ, Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều giày xéo do những khát vọng khu vực của các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc, Pháp, đế quốc Nhật, và Mỹ. Tuy nhiên, bây giờ Việt Nam có thể sử dụng nền độc lập kiếm được một cách gian khổ với lợi thế địa chính trị trung tâm của mình để tự quyết định vận mệnh trong cuộc leo thang chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Cả hai siêu cường luôn cân nhắc kỹ lợi ích của Hà Nội vì sợ rằng họ đẩy Việt Nam vào vòng tay rộng mở của đối thủ của họ. Cạnh tranh cho tình cảm của Việt Nam đang diễn ra đồng thời trong các lĩnh vực chính trị, chiến lược, văn hóa và kinh tế. Với một nước tương đối nghèo như Việt Nam, giúp nâng cao phát triển kinh tế có thể là phương pháp hiệu quả nhất đem lại lợi ích cho Hà Nội. Về vấn đề này, Bắc Kinh dường như có một lợi thế đáng kể so với Washington .

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng đã cho vay hơn 1 tỷ USD để Hà Nội phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Khi tiền lương nhân công tăng lên ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sản xuất của họ đến nơi có chi phí thấp hơn ở Việt Nam. Để mở đường cho các dịch chuyển đầu tư, cả hai bên đã đồng ý về cải cách để tạo thông thoáng cho đầu tư xuyên biên giới.

Ván bài của Bắc Kinh ở Việt Nam phản ánh của chiến lược chung của Trung Quốc đối với tất cả các nước Đông Nam Á. "Phát triển" trong " phân chia và phát triển " (chia để trị) liên quan không chỉ đến các nguồn tài nguyên dưới vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, mà còn là lợi ích từ nền kinh tế khu vực rộng lớn theo xu hướng thương mại tự do, Bắc Kinh đang thúc đẩy một Hiệp định Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng cường.

Điều khiến Trung Quốc thúc đẩy hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á bởi cả hai mệnh lệnh thương mại và chiến lược. Khi các quốc gia Đông Nam Á trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư, sẽ ngày càng khó khăn cho Washington để đảm bảo cam kết của mình với các đồng minh chiến lược.

Việt Nam đã được hưởng lợi từ vị trí trung tâm của mình giữa một nước Mỹ mạnh mẽ và một Trung Quốc ngày càng thịnh vượng. Thật vậy, nhiều nước ASEAN được hưởng lợi từ sự tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh, miễn là củ cà rốt, không phải cây gậy, vẫn là chiến lược cạnh tranh chính giữa các siêu cường trong khu vực.

Brendan P O'Reilly là một nhà văn và là nhà giáo dục học, đến từ thành phố Seattle, có hội sở ở Trung Quốc. Ông, là tác giả của tác phẩm The Transcendent Harmony, có địa chỉ email: oreillyasia@gmail.com

( Bản quyền 2013 Asia Times Online (Holdings) Ltd. Tất cả các quyền. )
0

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Tàu ngầm Hà Nội đến Cam Ranh cuối tháng 1- 2014

(VTC News) - Truyền thông Nga nói chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên dành cho Hải quân Việt Nam đã vượt qua các cuộc thử nghiệm.

Chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm của dự án 636, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty (trực thuộc Tổng công ty đóng tàu thống nhất), cho Hải quân Việt Nam, đã vuợt qua các cuộc thử nghiệm giao- nhận thành công, theo hãng thông tấn Nga Interfax .

Tàu ngầm Hà Nội
Tàu ngầm Hà Nội

“Các thử nghiệm giao nhận chiếc tàu xuất khẩu đầu tiên đã hoàn thành. Việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng - ký kết biên bản giao - nhận tạm thời – đã được lên kế hoạch vào đầu tháng Mười một năm nay. Cuối tháng Giêng, tàu ngầm sẽ được đưa đến Cam Ranh, và ở đây sẽ ký kết biên bản cuối cùng về việc tiếp nhận hàng”, Interfax dẫn nguồn tin từ nhà máy Admiralty.

Nhà máy đóng tàu Admiralty trong năm nay sẽ chuyển giao cho Hải quân Việt Nam hai chiếc đầu tiên các tàu ngầm điện- diesel của dự án 636 “Varshavyanka” trong số sáu chiếc theo hợp đồng.

Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm diesel-điện dự án 636 cho Việt Nam đã được ký kết từ năm 2009 trong chuyến đến thăm Matxcova của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bên cạnh việc đóng các tàu ngầm, hợp đồng còn dự trù mục đào tạo thủy thủ đoàn cho Việt Nam, cũng như cung cấp các thiết bị và vật tư kỹ thuật cần thiết.

Để đào tạo các thủy thủ đoàn tàu ngầm Việt Nam, một trung tâm đào tạo đã được xây dựng tại vịnh Cam Ranh với sự hỗ trợ của công ty cổ phần St Petersburg "Tập đoàn NPO Avrora". Xí nghiệp đã phát triển và chế tạo năm hệ thống cho những tàu ngầm này, đặc biệt là hệ thống thông tin – điều khiển tự động "Lama", hệ thống điều khiển tàu ngầm "Palladium" và hệ thống điều khiển hành trình "Pyrit".

Tàu ngầm diesel - điện dự án 636 thuộc thế hệ tàu ngầm thứ ba. Các tàu ngầm này có tiềm năng cải tiến tốt, cho phép tích hợp vũ khí mới trên tàu, đặc biệt là tổ hợp tên lửa chống hạm Club, mở rộng đáng kể tầm bắn tiêu diệt mục tiêu. Trong dự án này đã thiết lập lần đầu tiên hệ thống hỗ trợ sự sống mới cho thủy thủ đoàn - loại bỏ áp lực trong các khoang, dập cháy bằng nitơ cũng như các hệ thống máy tính tân tiến.

Theo VTC
0

Trung Quốc "quan ngại" Nga - ngăn cản Hàn Quốc bán vũ khí cho Việt Nam - Philippines

Để đạt được mục đích, người Trung Quốc sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn.

Hôm 21-10-2013, Báo chí loan tin Trung Quốc yêu cầu Hàn Quốc không bán chiến đấu cơ cho Philippines. Theo đó, một tờ báo của Nhật hôm thứ bảy vừa qua đưa tin, trước cuộc họp thượng đỉnh ở Seoul giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Philippines ngày 17/10, Trung Quốc đã yêu cầu Hàn Quốc không bán các chiến đấu cơ FA-50 cho Philippines.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50.

Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Hàn Quốc đã từ chối yêu cầu và cho biết không thể chấp nhận sự “can thiệp” đối với việc xuất khẩu vũ khí – lợi ích quốc gia của Hàn Quốc.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày 17/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã cảm ơn Tổng thống Philippines Aquino quyết định mua FA-50 của Hàn Quốc và kêu gọi đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng.

Một quan chức chính phủ Hàn Quốc cho hay, “Philippines đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc…và có vẻ như đó là lý do vì sao Bắc Kinh phản đối nhiều lần qua Sứ quán Trung Quốc và các kênh khác”.

“Mỗi lần báo chí Hàn Quốc hay Philippines đưa tin về vụ mua bán FA-50, Trung Quốc phản ứng rất sốt sắng, cố gắng xác nhận nguồn tin thông qua các kênh ngoại giao”, một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho hay. Tuy nhiên nguồn tin này khẳng định cuộc mua bán sẽ vẫn diễn ra.

Không chỉ ngăn cản Hàn Quốc, Trung Quốc còn "quan ngại" việc Nga cung cấp vũ khí cho Việt Nam. Đài Tiếng nói nước Nga hôm 10.10.2013 cho biết:
Quá trình tái trang bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, diễn ra có sự tham gia tích cực của Nga, đang là việc thu hút quan tâm ở phương Tây và các nước láng giềng châu Á, song hành với quan ngại ngày càng tăng của CHND Trung Hoa. Được biết, người Trung Quốc đã phát biểu về mối quan ngại này với phía Nga trong các quá trình tiếp xúc song phương.
Đài tiếng nói nước Nga cho biết thêm, theo nhận xét của ông Vasily Kashin chuyên viên Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, Việt Nam chỉ thực hiện những động thái cần thiết tối thiểu để lực lượng vũ trang của đất nước theo kịp nhịp bước thời đại.

Dù vậy, hàng loạt nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã tuyên bố trực tiếp rằng Việt Nam đang tái trang bị mạnh, cụ thể là trong lực lượng quốc phòng xuất hiện cả những chiếc tàu ngầm diesel-điện tiên tiến, và do đó tạo ra "mối đe dọa rõ rệt" với an ninh quốc gia của CHND Trung Hoa.

Đài tiếng nói nước Nga nói rõ: Giả sử Nga từ chối cung cấp các loại vũ khí cần thiết cho Việt Nam, phía Việt Nam sẽ đối mặt với mối đe dọa giảm sút khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước mình và sự xáo trộn cân bằng lực lượng trong khu vực. Trong tình trạng suy yếu dễ bị tổn thương như vậy, Việt Nam chắc chắn phải hướng tới nguồn cung cấp đối trọng thay thế duy nhất về vũ khí hiện đại, là Hoa Kỳ và các đồng minh của người Mỹ. Không giống như Nga, Hoa Kỳ hầu như luôn luôn ràng buộc hợp tác quân sự- kỹ thuật với việc thực hiện tổ hợp điều kiện chính trị.

Tiến trình dần dần xích lại gần nhau của Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự - chính trị có thể được thúc đẩy nhanh hơn rõ rệt. Khi ấy Việt Nam sẽ nhận được số vũ khí tương đương hoặc thậm chí là nhiều hơn so với mức hiện nay đang nhận từ Nga, đồng thời cũng sẽ chuyển hướng từ chính sách giữ thế cân bằng giữa các cường quốc sang chính sách liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ. Do đó, giả như Matxcơva không cung cấp vũ khí cho Hà Nội thì sẽ là phương án xấu với Bắc Kinh, gây hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho an ninh của Trung Quốc, hơn là duy trì tiếp nối quá trình cung cấp như hiện nay.

Xem thêm:

Trung Quốc vẫn âm mưu độc chiếm Biển Đông (Kiến Thức).

Trung Quốc âm mưu độc chiếm dầu mỏ trên biển Đông (Tuổi Trẻ).

Trung Quốc và 3 bước đi độc chiếm biển Đông (Tuổi Trẻ).

Trung Quốc xua 23.000 tàu cá xuống biển Đông (Tuổi Trẻ).

......
0

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Việt Nam - Philippines: Một thế cờ, hai cách chơi với TQ

(The Diplomat- 21.10.13) Cả hai nước đều nhìn thấy các khu vực tranh chấp là lợi ích sống còn, nhưng đã có cách tiếp cận khác nhau trong cách nhấn yêu sách của mình.


Trong số các bên tranh chấp và các quốc gia ven Biển Đông, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo và lo ngại nhiều nhất về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực chiến lược và giàu tài nguyên ở biển Đông. Bởi vì quyền lực của họ không đối xứng trong tương quan với Trung Quốc- nước có những tuyên bố chủ quyền rộng lớn nhất ở Biển Đông. Manila và Hà Nội đều ủng hộ Trục châu Á của Mỹ để cân bằng với sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Bắc Kinh. Cả hai nước đều sử dụng đường lối tiếp cận ngoại giao gia tăng tăng sao cho càng nhiều nước ủng hộ càng tốt.

Philippines đã củng cố quốc phòng và thực thi pháp luật hàng hải với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong khi đó Việt Nam dựa vào các đối tác truyền thống của mình - Ấn Độ và Nga - như một sức mạnh bổ sung nhằm đối phó với quyền lực thái hóa ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Cả hai nước cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước ASEAN.

Tranh chấp Biển Đông đã một lần gây chú ý khi Philippines tìm đến tòa án của Liên Hiệp Quốc để thách thức đường chín đoạn của Trung Quốc trong lúc các bên tranh chấp, vào thời điểm đó, đang tìm cách để quản lý tranh chấp thông qua các cơ chế khu vực và các cuộc đàm phán song phương. Không ngạc nhiên, hành xử của Manila đã khiến Bắc Kinh khó chịu nên đã nhất quyết không quốc tế hóa tranh chấp. Trong khi có thể là quá sớm để đánh giá chiến lược của Manila ở giai đoạn này, thật thú vị để xem xét những yếu tố dẫn đến sự tương đồng, cũng như chênh lệch, trong các chiến lược của Manila và Hà Nội để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến lược của Việt Nam được hình thành bởi lịch sử, quan hệ kinh tế và vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc. Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại và đầu tư với Trung Quốc và sự phụ thuộc này hạn chế hành động của Việt Nam .

Tuy nhiên, trong tất cả các bên tranh chấp, Việt Nam đã bị mất lãnh hải vào tay Trung Quốc nhiều nhất ở Biển Đông - Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần của Quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Do đó, Hà Nội có nhiều trục xoay để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Cả hai nước (Việt, Trung) cũng đang tranh chấp các lô dầu khí ngoài khơi mỗi nước, các lô này đã trao cho các công ty năng lượng nước ngoài và đều có cáo buộc lẫn nhau trong các vụ bắt giữ và sách nhiễu các ngư dân của họ.

Tuy nhiên, cùng với những cuộc đụng độ là các sự kiện tích cực quan trọng như phân định ranh giới đất liền, thiết lập một vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ và gần đây nhất là việc tạo ra một đường dây nóng mà có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm thiểu các " sự cố " trên biển phát sinh từ tranh chấp chồng chéo các ngư trường.

Là hai nước xã hội chủ nghĩa với một lịch sử của sự cạnh tranh và hợp tác (Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh lạnh), nhiều kênh, chính thức và bán chính thức, bao gồm cả các cuộc đàm phán với tư cách Đảng- Đảng, đã đóng vai trò như là nền tảng để đảm bảo rằng những căng thẳng đang giữ ở mức kiểm soát được và không được phép làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của mối quan hệ song phương, đặc biệt là thương mại và đầu tư. Trong thực tế, mới đây, hai nước đã ký 12 thỏa thuận tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan hệ thương mại, cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hải, và thiết lập một nhóm công tác chung để xem xét khai thác chung ở Biển Đông.

Hiện trạng này dường như là một thành tựu của ngoại giao Trung Quốc, giảm thiểu xung đột với Việt Nam vào thời điểm mà Bắc Kinh đang bị lôi kéo vào một vụ tranh chấp với Philippines, tương tự như với Việt Nam ở Biển Đông. Khi nói đến Việt Nam, Trung Quốc dường như đã sử dụng chiến lược đúng đắn vào đúng thời điểm. Do đó quan hệ song phương đảm bảo mặc dù vẫn tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, khiến cho Việt Nam có ít động lực để làm những gì mà Philippines đã và đang làm là thách thức các yêu sách của Bắc Kinh trước một cơ quan quốc tế.

Tất nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực ASEAN, và cũng đang cố gắng để cải thiện quan hệ với Mỹ, cũng như tư vấn với Philippines về mối quan tâm lẫn nhau. Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự hỗ trợ cho các bước đi của Manila để giải quyết tranh chấp, sự ủng hộ này không thể đủ tốt để dẫn tới một mặt trận Hà Nội - Manila thống nhất trong cuộc chiến với Bắc Kinh. Một lần nữa, Hà Nội bị hạn chế trong lựa chọn của mình để đối phó với Trung Quốc, không phản ứng cứng rắn cũng như tiết kiệm từng lời lẽ trong những tuyên bố phản đối Bắc Kinh. Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện sự không hài lòng của mình với Trung Quốc thông qua những cái tên như Diễn đàn khu vực ASEAN như là một lối thoát quốc tế cho sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực. Trong khi đó, như các nước ASEAN khác, và đặc biệt là những nước có tuyên bố Biển Đông, Việt Nam sẽ theo dõi chặt chẽ kết quả của Manila trong nỗ lực tìm kiếm công lý từ trọng tài quốc tế mới có thể định hình lại chiến lược của mình cho phù hợp. Với thách thức pháp lý của Manila, có thể được lập luận rằng lãnh đạo Trung Quốc dường như sẵn sàng thỏa hiệp với Hà Nội chỉ để cô lập Manila và ngăn chặn việc tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại các yêu sách sâu rộng của Bắc Kinh ở biển Đông.

Trong khi đó, chiến lược của Philippines được thúc đẩy bởi một nhận thức chống lại Bắc Kinh bằng cái giá của nó. Mặc dù nước này quản lý các khu vực lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (?), khả năng quân sự của Manila còn hạn chế. Sự chiếm đóng Bãi Vành Khăn diễn ra khoảng hai năm sau khi Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippines. Sự kiện đó đánh dấu "mối đe dọa Trung Quốc" trở thành hiện thực. Kể từ đó, Bắc Kinh đã tăng cường công sự và sự hiện diện hải quân trong khu vực.

Là một nhà nước yếu về quân sự, Manila trong đợi vào Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ được ký kết từ năm 1951. Nhưng mối quan hệ Trung-Mỹ đã được làm ấm, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế, có thể đặt giới hạn cho những gì Manila có thể mong đợi từ các đồng minh truyền thống của mình.

Trước lo sợ về một sự hiểu biết Trung-Mỹ ở Biển Đông , trong đó Washington ngầm đồng thuận để Bắc Kinh củng cố vị trí của mình trong vùng biển nửa đóng nửa mở này cũng có thể trở thành một yếu tố khiến Philippines đa dạng hóa các đối tác an ninh để cung cấp cho Manila nhiều cánh cửa để hành động độc lập.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quan trọng nhất đối với Philippines về thương mại và an ninh, bất chấp những thăng trầm trong mối quan hệ. Manila đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở Subic và Clark vào năm 1991 nhưng cho phép quân đội Mỹ trở lại vào năm 1999 thông qua Hiệp định Thăm viếng Quân sự, và từ đó đã là một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Manila là một đối tác tự nhiên trong chiến lược tái cân bằng sức mạnh ở chấu Á của Washington.

Philippines cũng tăng cường quan hệ với Nhật Bản, nước cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Việc liên kết này có thể giúp Philippines hấp thụ các biện pháp trả đũa Trung Quốc, và như vậy có thể đã khuyến khích Manila đứng dậy chống lại Bắc Kinh .

Do đó, có thể nói rằng đã có sự sắp xếp quyền lực và sắp xếp các chiến lược của riêng Việt Nam và Philippines. Hơn nữa, trái ngược với Việt Nam, Philippines không có thương mại lớn và phụ thuộc đầu tư từ Trung Quốc, khi Mỹ và Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại và viện trợ chính. Sự thật, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Philippines, đã được phát triển, và chắc chắn Philippines cảm thấy những ảnh hưởng từ việc Trung Quốc quyết định hạn chế lãnh vực du lịch và nhập khẩu chuối. Tuy nhiên, sự trừng phạt kinh tế của Trung Quốc không đủ uốn cong Manila, ít nhất là cho tới bây giờ. Ví dụ , Philippines có thể bù đắp sự mất mát từ thị phần chuối ở Trung Quốc bằng cách xuất khẩu sang Mỹ.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ sẽ tiếp tục tạo ra một lỗ hỏng dài ở Biển Đông. Mặc dù một số nước ASEAN đã hoan nghênh việc tái cân bằng của Mỹ, nhưng hầu hết đều đã phát triển quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc trong những năm qua. Biển Đông do đó có tiềm năng để trở thành một vấn đề chia rẽ trong khu vực. Điều này tạo ra ấn tượng trong một số nhà lãnh đạo Philippines rằng ASEAN có thể không còn là một diễn đàn đáng tin cậy và hiệu quả để giải quyết vấn đề Biển Đông. Các quốc gia có tranh chấp truyền thống và chưa được giải quyết với Trung Quốc, như Nhật Bản và Ấn Độ , chỉ có thể hỗ trợ rất ít cho tranh chấp Biển Đông, nhưng cam kết của họ vẫn còn được nhìn thấy.

Biển Đông có tầm quan trọng về chiến lược, an ninh, kinh tế và chính trị cho cả Philippines và Việt Nam. Cả hai nước đều thấy khu vực Biển Đông trong tuyên bố chủ quyền của họ là yếu tố quan trọng của an ninh quốc gia, các kênh thương mại quan trọng, ngư trường truyền thống và là một nguồn tài nguyên năng lượng bản địa ngoài khơi,... ngay cả khi không đề cập đến như là lãnh thổ không tách rời của họ. Tuy nhiên, việc cân nhắc lịch sử, kinh tế và an ninh- chính trị đã khiến hai nước phát triển các chiến lược Biển Đông khác nhau, đặc biệt là trong các chiến lược đối phó với Trung Quốc.

Tác giả Lucio Blanco Pitlo IIIAmruta Karambelkar

Nguồn: The Diplomat
0