(The Diplomat- 21.10.13) Cả hai nước đều nhìn thấy các khu vực tranh chấp là lợi ích sống còn, nhưng đã có cách tiếp cận khác nhau trong cách nhấn yêu sách của mình.
Trong số các bên tranh chấp và các quốc gia ven Biển Đông, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo và lo ngại nhiều nhất về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực chiến lược và giàu tài nguyên ở biển Đông. Bởi vì quyền lực của họ không đối xứng trong tương quan với Trung Quốc- nước có những tuyên bố chủ quyền rộng lớn nhất ở Biển Đông. Manila và Hà Nội đều ủng hộ Trục châu Á của Mỹ để cân bằng với sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Bắc Kinh. Cả hai nước đều sử dụng đường lối tiếp cận ngoại giao gia tăng tăng sao cho càng nhiều nước ủng hộ càng tốt.
Philippines đã củng cố quốc phòng và thực thi pháp luật hàng hải với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong khi đó Việt Nam dựa vào các đối tác truyền thống của mình - Ấn Độ và Nga - như một sức mạnh bổ sung nhằm đối phó với quyền lực thái hóa ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Cả hai nước cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước ASEAN.
Tranh chấp Biển Đông đã một lần gây chú ý khi Philippines tìm đến tòa án của Liên Hiệp Quốc để thách thức đường chín đoạn của Trung Quốc trong lúc các bên tranh chấp, vào thời điểm đó, đang tìm cách để quản lý tranh chấp thông qua các cơ chế khu vực và các cuộc đàm phán song phương. Không ngạc nhiên, hành xử của Manila đã khiến Bắc Kinh khó chịu nên đã nhất quyết không quốc tế hóa tranh chấp. Trong khi có thể là quá sớm để đánh giá chiến lược của Manila ở giai đoạn này, thật thú vị để xem xét những yếu tố dẫn đến sự tương đồng, cũng như chênh lệch, trong các chiến lược của Manila và Hà Nội để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông.
Chiến lược của Việt Nam được hình thành bởi lịch sử, quan hệ kinh tế và vị trí địa lý gần gũi với Trung Quốc. Nền kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thương mại và đầu tư với Trung Quốc và sự phụ thuộc này hạn chế hành động của Việt Nam .
Tuy nhiên, trong tất cả các bên tranh chấp, Việt Nam đã bị mất lãnh hải vào tay Trung Quốc nhiều nhất ở Biển Đông - Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần của Quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Do đó, Hà Nội có nhiều trục xoay để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Cả hai nước (Việt, Trung) cũng đang tranh chấp các lô dầu khí ngoài khơi mỗi nước, các lô này đã trao cho các công ty năng lượng nước ngoài và đều có cáo buộc lẫn nhau trong các vụ bắt giữ và sách nhiễu các ngư dân của họ.
Tuy nhiên, cùng với những cuộc đụng độ là các sự kiện tích cực quan trọng như phân định ranh giới đất liền, thiết lập một vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ và gần đây nhất là việc tạo ra một đường dây nóng mà có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm thiểu các " sự cố " trên biển phát sinh từ tranh chấp chồng chéo các ngư trường.
Là hai nước xã hội chủ nghĩa với một lịch sử của sự cạnh tranh và hợp tác (Bắc Kinh là đồng minh của Hà Nội trong chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh lạnh), nhiều kênh, chính thức và bán chính thức, bao gồm cả các cuộc đàm phán với tư cách Đảng- Đảng, đã đóng vai trò như là nền tảng để đảm bảo rằng những căng thẳng đang giữ ở mức kiểm soát được và không được phép làm ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của mối quan hệ song phương, đặc biệt là thương mại và đầu tư. Trong thực tế, mới đây, hai nước đã ký 12 thỏa thuận tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan hệ thương mại, cơ sở hạ tầng, năng lượng và hàng hải, và thiết lập một nhóm công tác chung để xem xét khai thác chung ở Biển Đông.
Hiện trạng này dường như là một thành tựu của ngoại giao Trung Quốc, giảm thiểu xung đột với Việt Nam vào thời điểm mà Bắc Kinh đang bị lôi kéo vào một vụ tranh chấp với Philippines, tương tự như với Việt Nam ở Biển Đông. Khi nói đến Việt Nam, Trung Quốc dường như đã sử dụng chiến lược đúng đắn vào đúng thời điểm. Do đó quan hệ song phương đảm bảo mặc dù vẫn tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, khiến cho Việt Nam có ít động lực để làm những gì mà Philippines đã và đang làm là thách thức các yêu sách của Bắc Kinh trước một cơ quan quốc tế.
Tất nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực ASEAN, và cũng đang cố gắng để cải thiện quan hệ với Mỹ, cũng như tư vấn với Philippines về mối quan tâm lẫn nhau. Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự hỗ trợ cho các bước đi của Manila để giải quyết tranh chấp, sự ủng hộ này không thể đủ tốt để dẫn tới một mặt trận Hà Nội - Manila thống nhất trong cuộc chiến với Bắc Kinh. Một lần nữa, Hà Nội bị hạn chế trong lựa chọn của mình để đối phó với Trung Quốc, không phản ứng cứng rắn cũng như tiết kiệm từng lời lẽ trong những tuyên bố phản đối Bắc Kinh. Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện sự không hài lòng của mình với Trung Quốc thông qua những cái tên như Diễn đàn khu vực ASEAN như là một lối thoát quốc tế cho sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực. Trong khi đó, như các nước ASEAN khác, và đặc biệt là những nước có tuyên bố Biển Đông, Việt Nam sẽ theo dõi chặt chẽ kết quả của Manila trong nỗ lực tìm kiếm công lý từ trọng tài quốc tế mới có thể định hình lại chiến lược của mình cho phù hợp. Với thách thức pháp lý của Manila, có thể được lập luận rằng lãnh đạo Trung Quốc dường như sẵn sàng thỏa hiệp với Hà Nội chỉ để cô lập Manila và ngăn chặn việc tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại các yêu sách sâu rộng của Bắc Kinh ở biển Đông.
Trong khi đó, chiến lược của Philippines được thúc đẩy bởi một nhận thức chống lại Bắc Kinh bằng cái giá của nó. Mặc dù nước này quản lý các khu vực lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (?), khả năng quân sự của Manila còn hạn chế. Sự chiếm đóng Bãi Vành Khăn diễn ra khoảng hai năm sau khi Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippines. Sự kiện đó đánh dấu "mối đe dọa Trung Quốc" trở thành hiện thực. Kể từ đó, Bắc Kinh đã tăng cường công sự và sự hiện diện hải quân trong khu vực.
Là một nhà nước yếu về quân sự, Manila trong đợi vào Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ được ký kết từ năm 1951. Nhưng mối quan hệ Trung-Mỹ đã được làm ấm, đặc biệt là trên mặt trận kinh tế, có thể đặt giới hạn cho những gì Manila có thể mong đợi từ các đồng minh truyền thống của mình.
Trước lo sợ về một sự hiểu biết Trung-Mỹ ở Biển Đông , trong đó Washington ngầm đồng thuận để Bắc Kinh củng cố vị trí của mình trong vùng biển nửa đóng nửa mở này cũng có thể trở thành một yếu tố khiến Philippines đa dạng hóa các đối tác an ninh để cung cấp cho Manila nhiều cánh cửa để hành động độc lập.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quan trọng nhất đối với Philippines về thương mại và an ninh, bất chấp những thăng trầm trong mối quan hệ. Manila đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở Subic và Clark vào năm 1991 nhưng cho phép quân đội Mỹ trở lại vào năm 1999 thông qua Hiệp định Thăm viếng Quân sự, và từ đó đã là một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố. Manila là một đối tác tự nhiên trong chiến lược tái cân bằng sức mạnh ở chấu Á của Washington.
Philippines cũng tăng cường quan hệ với Nhật Bản, nước cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Việc liên kết này có thể giúp Philippines hấp thụ các biện pháp trả đũa Trung Quốc, và như vậy có thể đã khuyến khích Manila đứng dậy chống lại Bắc Kinh .
Do đó, có thể nói rằng đã có sự sắp xếp quyền lực và sắp xếp các chiến lược của riêng Việt Nam và Philippines. Hơn nữa, trái ngược với Việt Nam, Philippines không có thương mại lớn và phụ thuộc đầu tư từ Trung Quốc, khi Mỹ và Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại và viện trợ chính. Sự thật, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Philippines, đã được phát triển, và chắc chắn Philippines cảm thấy những ảnh hưởng từ việc Trung Quốc quyết định hạn chế lãnh vực du lịch và nhập khẩu chuối. Tuy nhiên, sự trừng phạt kinh tế của Trung Quốc không đủ uốn cong Manila, ít nhất là cho tới bây giờ. Ví dụ , Philippines có thể bù đắp sự mất mát từ thị phần chuối ở Trung Quốc bằng cách xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối của Mỹ sẽ tiếp tục tạo ra một lỗ hỏng dài ở Biển Đông. Mặc dù một số nước ASEAN đã hoan nghênh việc tái cân bằng của Mỹ, nhưng hầu hết đều đã phát triển quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc trong những năm qua. Biển Đông do đó có tiềm năng để trở thành một vấn đề chia rẽ trong khu vực. Điều này tạo ra ấn tượng trong một số nhà lãnh đạo Philippines rằng ASEAN có thể không còn là một diễn đàn đáng tin cậy và hiệu quả để giải quyết vấn đề Biển Đông. Các quốc gia có tranh chấp truyền thống và chưa được giải quyết với Trung Quốc, như Nhật Bản và Ấn Độ , chỉ có thể hỗ trợ rất ít cho tranh chấp Biển Đông, nhưng cam kết của họ vẫn còn được nhìn thấy.
Biển Đông có tầm quan trọng về chiến lược, an ninh, kinh tế và chính trị cho cả Philippines và Việt Nam. Cả hai nước đều thấy khu vực Biển Đông trong tuyên bố chủ quyền của họ là yếu tố quan trọng của an ninh quốc gia, các kênh thương mại quan trọng, ngư trường truyền thống và là một nguồn tài nguyên năng lượng bản địa ngoài khơi,... ngay cả khi không đề cập đến như là lãnh thổ không tách rời của họ. Tuy nhiên, việc cân nhắc lịch sử, kinh tế và an ninh- chính trị đã khiến hai nước phát triển các chiến lược Biển Đông khác nhau, đặc biệt là trong các chiến lược đối phó với Trung Quốc.
Tác giả Lucio Blanco Pitlo III và Amruta Karambelkar
Nguồn: The Diplomat
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét