Vibay

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Việt Nam- Trung Quốc: Ít gậy, nhiều cà rốt

(Brendan O'Reilly/ ATO- 22.10.2013) Việt Nam một lần nữa trở thành chiến địa giữa các siêu cường khi những rạn nứt tiếp tục khoét sâu ở Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đối phó với các cường quốc toàn cầu đầy tham vọng bằng vị trí độc lập và sức mạnh địa chính trị của riêng mình.


Sự cạnh tranh đang leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cung cấp cả thuận lợi và thách thức cho các nhà lãnh đạo tại Hà Nội khi hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới đang tìm kiếm ảnh hưởng chiến lược và kinh tế mạnh hơn ở Đông Nam Á .

Chuyến thăm cấp cao của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của Việt Nam trong tham vọng khu vực của Trung Quốc. Chuyến thăm này nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ "không ổn định" của Trung Quốc với láng giềng Việt Nam.

Ông Lý trở lại Bắc Kinh với các kết quả đầy ấn tượng của các hiệp định kinh tế và chính trị, trong đó có một sự sắp xếp để bắt đầu khai thác chung các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Bắc Bộ, nơi hai nước đang tranh chấp biên giới hàng hải. Sự hợp tác có thể mở đường cho các bước phát triển tiếp theo để giải quyết tranh chấp ở những vùng lãnh hải khác, bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Gần đây nhất là ngày 20 tháng 3, tàu hải quân Trung Quốc đã bắn cháy một tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực tranh chấp, gây thiệt hại đáng kể cho ngư dân dẫn tới cuộc biểu tình dường như tự phát chống Trung Quốc ở Việt Nam. Trong tháng 11 năm 2012, một bản đồ (sai trái) trong hộ chiếu mới của Trung Quốc thể hiện biển Đông như một phần lãnh thổ (phi pháp) của Trung Quốc khiến Philippines và Việt Nam phản đối gay gắt.

Việt Nam và Trung Quốc hiện đang làm sâu sắc hơn quan hệ song phương của họ trên cơ sở "dễ trước, khó sau ". Đầu tiên là những nhiệm vụ tương đối đơn giản của việc nới lỏng biên giới, cải thiện giao thông vận tải, và tự do hóa dòng vốn đầu tư. Sau đó sẽ đến các vấn đề phức tạp về chủ quyền trên Biển Đông.

Thành công của ông Lý trong việc thuyết phục các lãnh đạo Việt Nam đồng ý để cùng khai thác nguồn tài nguyên, bao gồm cả các khu vực có nhiều tiềm năng dầu khí trong vùng biển vẫn còn đang tranh chấp. Thỏa thuận này có thể là kết quả của chính sách ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Trước khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) họp tại Brunei đầu tháng này, Bắc Kinh đồng ý đàm phán để thiết lập một quy tắc ứng xử ở Biển Đông - mặc dù có ít tiến bộ đã được thực hiện cho đến nay.

Chia để trị

Trung Quốc hiện nay dường như đang theo đuổi một chính sách "chia để trị " - có lẽ đúng hơn nên gọi là "phân chia và phát triển" - ở Biển Đông.

Trong chuyến thăm của ông Lý tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN , Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và công ty dầu khí quốc gia của Brunei đã ký thỏa thuận thăm dò và khai thác dầu khí chung trong vùng biển tranh chấp của họ.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Tất cả những nước này có mức độ hiện diện quân sự khác nhau trong khu vực tranh chấp.

Đã có một loạt các cuộc xung đột vũ trang trên các vùng lãnh thổ, gần đây nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1980. Năm ngoái, tàu của Trung Quốc và Philippines đã rơi vào tình thế bế tắc trong một cuộc đối đầu căng thẳng tại Bãi Scarborough.

Bây giờ, Bắc Kinh giấu cây rậy của nó và vung một củ cà rốt trong hy vọng tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Với sức mạnh của một nước lớn trong tranh chấp với các nước nhỏ khác, Bắc Kinh, cho đến nay, tìm cách xử lý các tranh chấp lãnh thổ trên cơ sở đàm phán song phương chứ không phải thông qua cơ chế đa phương.

Kế hoạch mới với Brunei và Việt Nam là một phần của chiến lược này. Đó là một nước cờ nhằm mục đích mang lại lợi ích kinh tế chung cho các quốc gia hợp tác, trong khi cô lập yêu sách của Philippines, nước đòi có sự can thiệp của bên thứ ba trong tranh chấp.

Manila khẳng định chủ quyền trước Trung Quốc bằng cách tìm kiếm công lý từ tòa án quốc tế, việc này không nằm trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS ). Bắc Kinh lập tức "giãy đành đạch", trong khi chưa có một cơ chế nào để giải quyết các cãi vã như vậy.

Phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kiên quyết về sự cần thiết để tránh "quốc tế hóa" các tranh chấp Biển Đông. Nhân dân Nhật báo dẫn lời Wu Shicun , chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, gần đây đã nói rằng:

" Các thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, chắc chắn, đã gửi một thông điệp rõ ràng đến các yêu sách khác là chấm dứt cãi nhau về chủ quyền và ngồi vào bàn để cùng phát triển là một lựa chọn thực tế. Những nỗ lực quốc tế hóa vấn đề biển Đông sẽ dẫn đến việc suy giảm của mối quan hệ song phương và làm trầm trọng thêm tình hình ".

" Quốc tế hóa " cũng là lý do kéo Mỹ tham gia vào các tranh chấp. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN , Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi ASEAN thúc đẩy " để tăng cường sự gắn kết và thống nhất " liên quan đến Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng tỏa ý nhắc nhở Bắc Kinh rằng lãnh thổ hàng hải là quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Để chống lại nguy cơ đoàn kết đa phương mà ông Lý tiến hành nhiệm vụ song phương với Việt Nam. Bắc Kinh rất muốn lôi kéo Hà Nội từ bỏ bất kỳ liên minh khu vực nào do Washington và Tokyo thực hiện để kiềm chế ảnh hưởng khu vực của Trung Quốc. Thành công ngoại giao của ông Lý tại Hà Nội phản ánh không chỉ tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực, mà còn tận dụng sự khôn ngoan của Việt Nam về vị trí địa chính trị của nó.

Tán tỉnh ngoại giao

Trước chuyến thăm Hà Nội của ông Lý, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp John Kerry tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ- Việt, cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân dân sự Mỹ tại Việt Nam vào thời điểm Hà Nội đưa ra hồ sơ dự thầu để xây dựng các cơ sở năng lượng hạt nhân. Thỏa thuận này đại diện cho những nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm tăng cường vị thế của mình tại Hà Nội.

Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất để tự do hóa thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương trừ Trung Quốc, một ngoại lệ đáng chú ý.

Washington cũng mong muốn Việt Nam trở thành một tiêu điểm vững chắc hơn trong quỹ đạo chiến lược châu Á của mình. Trớ trêu thay, cuộc chiến tranh Mỹ- Việt vẫn là một nỗi ám ảnh. Đối với hầu hết lịch sử của Việt Nam, nước láng giềng Trung Quốc mới là kẻ thù đáng sợ nhất của nó .

Truyền thống dân tộc Việt Nam chủ yếu được xác định bởi các cuộc chiến tranh liên miên để giành độc lập khỏi ách thống trị của Trung Quốc. Lần cuối cùng quân đội Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch quân sự lớn trong cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979. Gần đây, hai bên cũng đã giao tranh trên biển.

Qua nhiều thế kỷ, Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều giày xéo do những khát vọng khu vực của các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc, Pháp, đế quốc Nhật, và Mỹ. Tuy nhiên, bây giờ Việt Nam có thể sử dụng nền độc lập kiếm được một cách gian khổ với lợi thế địa chính trị trung tâm của mình để tự quyết định vận mệnh trong cuộc leo thang chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Cả hai siêu cường luôn cân nhắc kỹ lợi ích của Hà Nội vì sợ rằng họ đẩy Việt Nam vào vòng tay rộng mở của đối thủ của họ. Cạnh tranh cho tình cảm của Việt Nam đang diễn ra đồng thời trong các lĩnh vực chính trị, chiến lược, văn hóa và kinh tế. Với một nước tương đối nghèo như Việt Nam, giúp nâng cao phát triển kinh tế có thể là phương pháp hiệu quả nhất đem lại lợi ích cho Hà Nội. Về vấn đề này, Bắc Kinh dường như có một lợi thế đáng kể so với Washington .

Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng đã cho vay hơn 1 tỷ USD để Hà Nội phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết. Khi tiền lương nhân công tăng lên ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sản xuất của họ đến nơi có chi phí thấp hơn ở Việt Nam. Để mở đường cho các dịch chuyển đầu tư, cả hai bên đã đồng ý về cải cách để tạo thông thoáng cho đầu tư xuyên biên giới.

Ván bài của Bắc Kinh ở Việt Nam phản ánh của chiến lược chung của Trung Quốc đối với tất cả các nước Đông Nam Á. "Phát triển" trong " phân chia và phát triển " (chia để trị) liên quan không chỉ đến các nguồn tài nguyên dưới vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, mà còn là lợi ích từ nền kinh tế khu vực rộng lớn theo xu hướng thương mại tự do, Bắc Kinh đang thúc đẩy một Hiệp định Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng cường.

Điều khiến Trung Quốc thúc đẩy hội nhập kinh tế mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á bởi cả hai mệnh lệnh thương mại và chiến lược. Khi các quốc gia Đông Nam Á trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về thương mại và đầu tư, sẽ ngày càng khó khăn cho Washington để đảm bảo cam kết của mình với các đồng minh chiến lược.

Việt Nam đã được hưởng lợi từ vị trí trung tâm của mình giữa một nước Mỹ mạnh mẽ và một Trung Quốc ngày càng thịnh vượng. Thật vậy, nhiều nước ASEAN được hưởng lợi từ sự tranh giành ảnh hưởng giữa Washington và Bắc Kinh, miễn là củ cà rốt, không phải cây gậy, vẫn là chiến lược cạnh tranh chính giữa các siêu cường trong khu vực.

Brendan P O'Reilly là một nhà văn và là nhà giáo dục học, đến từ thành phố Seattle, có hội sở ở Trung Quốc. Ông, là tác giả của tác phẩm The Transcendent Harmony, có địa chỉ email: oreillyasia@gmail.com

( Bản quyền 2013 Asia Times Online (Holdings) Ltd. Tất cả các quyền. )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét