Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức quân sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Nhật sẽ gửi tàu tuần duyên cho Việt Nam vào đầu năm 2015

(TNO) Việt Nam dự kiến sẽ nhận tàu tuần duyên Nhật Bản vào đầu năm 2015, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với hãng tin Reuters vào ngày 1.6.

Phát biểu bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết phía Nhật sẽ huấn luyện và chia sẻ thông tin với lực lượng tuần duyên Việt Nam, cũng như sẽ gửi một số tàu cho Việt Nam.

Ông Vịnh cũng cho biết mọi việc đang tiến triển rất thuận lợi và Việt Nam dự kiến sẽ nhận tàu vào đầu năm 2015.

Hồi giữa tuần, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố với quốc hội nước này rằng Nhật Bản chưa thể giao ngay tàu tuần tra cho Việt Nam vì lực lượng tuần duyên Nhật đang quá tải với các hoạt động giám sát trên biển.

Thượng tướng Vịnh còn nói thêm rằng ông hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản, và Mỹ, đồng thời cho rằng các nước khác nên lên tiếng phản đối các hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông.

Thượng tướng bình luận ông có cảm giác các nước, công khai hoặc chưa công khai, đều nhận ra hành động sai trái của Trung Quốc và không đồng ý với những hành động này.

Các nước cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn, công khai hơn, ông Vịnh kêu gọi.

Reuters cho biết một số quốc gia Đông Nam Á, chẳng hạn như Malaysia, vẫn chưa lên tiếng phản đối Bắc Kinh vì sợ sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ kinh tế song phương.

Thượng tướng Vịnh cũng cho biết thêm rằng trong cuộc gặp gỡ với trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Shangri-La, ông đã nói rõ rằng Việt Nam không bao giờ muốn có căng thẳng với Trung Quốc.

Việt Nam không muốn đánh nhau để phân định kẻ thắng người thua với Trung Quốc, mà chỉ muốn hòa bình và giữ gìn chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, theo thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Hoàng Uy/ Thanh Niên
0

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Báo Nga: Việt Nam đã có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E

Theo một bản tin trên báo Kommersant, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga đang sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E.

Báo Kommersant ngày 26/5 trích dẫn nguồn tin thân cận từ Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E. (1)

Trong khí đó, báo cáo tài chính của KTRV cũng cho biết rằng, tháng 12/2012 họ đã hoàn thành một hợp đồng cung cấp các tên lửa chống hạm 3M24 Uran phiên bản đặt trên đất liền cho Hải quân Việt Nam. Các thông tin chi tiết về hợp đồng chưa được nêu rõ. (2)


Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E

Bal-E là phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal, được Quân đội Nga thông qua vào năm 2008. Tổ hợp vũ khí này được phát triển bởi Công ty Cổ phần KBM, một công ty con của KTRV ở thủ đô Moscow.

Cấu trúc của một tổ hợp Bal-E bao gồm xe chỉ huy và liên lạc cơ động, xe tự hành mang bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E và các xe chở, tiếp đạn cho các loạt bắn tiếp theo. Bal-E được thiết kế để kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu khác và hạ tầng trên bờ; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến của đối phương trong phạm vi tấn công 120 km với tổng số đạn tên lửa được trang bị cho một tổ hợp lên đến 64 quả.

Cần nhấn mạnh rằng, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng loại đạn 3M24 Uran quen thuộc trong Hải quân Việt Nam. Đạn tên lửa Uran cũng chính là loại vũ khí tiêu chuẩn trang bị trên các tàu tên lửa lớp Gepard 3.9 và lớp Molniya hay BPS-500 của Hải quân Việt Nam.

Tên lửa 3M-24E hay còn gọi là Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).

Kh-35 dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh vây ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.


Tên lửa chống tàu Kh-35E

Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg (biến thể xuất khẩu Uran-E), Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước đến 5.000 tấn.

Tuy không có sức mạnh về tầm xa và tốc độ như đạn tên lửa hành trình Yakhont của hệ thống Bastion-P, nhưng Bal-E lại có khả năng tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, thay đổi trận địa trong khoảng thời gian ngắn, rồi lại sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo. Vì vậy, nếu có thêm Bal-E, Hải quân Việt Nam sẽ tạo ra một mạng lưới tên lửa bờ tích hợp, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong nhiệm vụ tấn công phá hủy các tàu chiến đối phương và bảo vệ bờ biển.

Theo Soha News

(1), (2): Đoạn cuối, trang 1 của bản tin trên Kommersant theo link : http://www.kommersant.ru/doc/2479531?isSearch=True

Sức mạnh hệ thống Bal-E với tên lửa Uran
0

Quân đội Việt Nam thử nghiệm vũ khí cải tiến và chuẩn bị diễn tập


Ngày 24/5, tại khu vực xã Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Bộ Quốc phòng tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến một số loại vũ khí trên tàu PCF của Quân khu 9.


Quá trình tổ chức bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn

Thượng tướng Trương Quang Khánh, ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.
Các đơn vị nghiên cứu, tham gia bắn thử nghiệm đã làm tốt công tác chuẩn bị mọi mặt. Quá trình tổ chức bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT).

Thượng tướng Trương Quang Khánh biểu dương các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến VKTBKT. Kết quả của buổi bắn thử nghiệm là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và thực hiện những phương án tiếp theo để hoàn thiện công nghệ, sản xuất VKTBKT phục vụ huấn luyện và SSCĐ, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân khu 9 nói riêng và của Quân đội nói chung.

Cũng trong ngày 24/5, Đại tá Nguyễn Ngọc Cả, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 315 (Quân khu 5) cho biết, Thực hiện Chỉ thị số 332/CT-BTL ngày 6-3-2014 của Bộ Tư lệnh Quân khu về việc tổ chức diễn tập chỉ huy – cơ quan 1 bên 2 cấp ngoài thực địa cho Sư đoàn BB315 có hợp đồng các đơn vị Binh chủng và bắn đạn thật, trong những ngày qua, đơn vị đã gấp rút hoàn thành mọi công tác chuẩn bị.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập, Sư đoàn 315 đã chủ động xây dựng kế hoạch cơ động lực lượng; hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị quân, binh chủng và các đơn vị có liên quan khảo sát địa hình trước khi triển khai lực lượng hành quân. Phối hợp cùng với cơ quan cấp trên bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật cho đơn vị diễn tập. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ bảo đảm chặt chẽ, sát thực tế chiến đấu.

PN-14 là diễn tập có quy mô lớn, quân số đông, cự ly hành quân hơn 350km, qua nhiều địa hình phức tạp, thời tiết nắng nóng, nhưng với tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo, các đơn vị của sư đoàn và các đơn vị có trong hiệp đồng đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị.

Trước đó, chiều ngày 23/5, tại trường bắn K3, khu vực Chi Lăng, Quân khu 9, Cục Khoa học Quân sự, Quân khu 9, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp tổ chức bắn thử nghiệm, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến thay thế vũ khí hỏa lực của Mỹ trên xe Thiết giáp M113 bằng vũ khí khí tài do Việt Nam chế tạo. Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và trao đổi về quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến VKTBKT.

Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tuân, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự cho biết: Được sự chỉ đạo của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, cơ quan đã triển khai thực hiện kế hoạch và xác định mục tiêu, khả năng, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ.

Thượng tướng Trương Quang Khánh biểu dương các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến. Đồng thời yêu cầu các đơn vị tham gia chấp hành nghiêm công tác bắn, nguyên tắc bắn thử nghiệm để đảm bảo an toàn tuyệt đối và phối hợp hiệp đồng tốt trong tổ chức bắn.

Hạng mục bắn thử gồm: Súng chống tăng 73mm SPG-9 bắn mục tiêu xe tăng; súng 12,7mm NSV bắn trực thăng bốc quân, bắn mục tiêu mặt đất; súng đại liên 7,62mm PKMSN bắn mục tiêu mặt đất. Quá trình bắn thử nghiệm, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu, nội dung từng hạng mục bắn; bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, VKTBKT.

Thượng tướng Trương Quang Khánh khẳng định, kết quả của buổi bắn thử nghiệm là cơ sở để các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các phương án tiếp theo về nghiên cứu sản xuất các TBVKKT phục vụ huấn luyện và SSCĐ nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân đội.


Kíp xe tiến vào vị trí bắn.


Thượng tướng Trương Quang Khánh kiểm tra VKTBKT trên xe


Kiểm tra kết quả bắn


hượng tướng Trương Quang Khánh góp ý về VKTBKT sau bắn thử nghiệm

Nguồn: Tin, ảnh ĐÌNH HÙNG – VIỆT HÀ- TÙNG LÂM – VĂN TUÂN (Quân đội nhân dân)
0

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Ấn Độ triển khai 8 vạn binh sĩ đối phó Trung Quốc

(Vibay- 20/11/2013) Ủy ban An ninh của Nội các Ấn Độ đã đồng ý cho quân đội nước này triển khai một quân đoàn tấn công miền núi và 2 lữ đoàn tăng- thiết giáp độc lập, tổng cộng 80.000 binh sĩ, dọc theo tuyến biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. The Times of India cho hay hôm 19-11-2013.

Ấn Độ đã có 3 quân đoàn tấn công, trong số 13 lực lượng tương tự của một quân đội với tổng quân số 1.13 triệu binh sĩ, được triển khai chủ yếu để răn đe Pakistan, đặt căn cứ tại Panagarh ở Tây Bengal (có thể cơ động sang mặt trận Trung - Ấn).

Lực lượng mới được gọi là Quân đoàn 17 sẽ được triển khai cùng với cơ sở hạ tầng dự kiến kéo dài trong 7 năm với chi phí khoảng 90 triệu Rupee.

"Các sĩ quan và binh lính đã được chỉ định đến các đơn vị mới", một sĩ quan quân đội Ấn Độ cho biết.

Với các trung đoàn tăng- thiết giáp bổ sung mới và các đơn vị bộ binh có căn cứ ở Ladakh , Sikkim và Uttarakhand kết hợp với Quân đoàn 17 mới, lần đầu tiên Ấn độ có khả năng khởi động một cuộc phản công vào Tây Tạng trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc, báo cáo viết.

Trong năm 2009-10, Ấn Độ đã triển khai 2 sư đoàn bộ binh (35.000 binh lính và 1.260 sĩ quan) đặt tại Lekhapani và Missamari ở khu vực Assam. Nhiệm vụ của 2 sư này là bảo vệ Bang Pradesh.

Các lực lượng mới sẽ giúp Ấn Độ tăng cường răn đe trước các âm mưu thôn tính lãnh thổ Ấn Độ của Trung Quốc.

Hiện tại Trung Quốc đang "tích cực" tăng cường khả năng quân sự ở Tây Tạng với ít nhất năm căn cứ không quân hoạt động đầy đủ, một mạng lưới đường sắt rộng lớn và hơn 58.000 cây số đường giao thông cho phép Trung Quốc di chuyển hơn 30 sư đoàn ( mỗi sư với hơn 15.000 lính ) cơ động nhanh chóng dọc giới tuyến Ấn - Trung. Tỷ lệ quân số giữa Trung Quốc và Ấ Độ dọc biên giới là 3:1.
0

YJ-91: “Lưỡi hái tử thần” diệt chiến hạm Aegis Mỹ

Để phá thế bao vây bằng chiến hạm Aegis của Mỹ và đồng minh, Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa chống radar để tiêu diệt “trái tim” Aegis.

Tên lửa Kh-31P được bắn đi từ máy bay chiến đấu Su-30MK.
Tên lửa Kh-31P được bắn đi từ máy bay chiến đấu Su-30MK.

Gần đây, 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc đã tập trận “Cơ động số 5” tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lực lượng hải quân Nhật Bản đã cử tàu khu trục tên lửa Ikazuchi (DD-107) thả neo, tiến hành quấy nhiễu hoạt động tập trận của Trung Quốc.

Một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng Trung-Nhật đang chạy đua sức mạnh phòng thủ qua các cuộc tập trận lớn. Đáng chú ý, Nhật Bản đóng mới 2 tàu khu trục Aegis thì Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển hệ thống tên lửa “tiêu diệt” tàu khu trục Aegis của Nhật Bản.


Một trong các tàu khu trục Nhật Bản trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

“Tạo thế cờ vây” Trung Quốc

Đài Truyền hình CNN của Mỹ nhận định, khu vực Tây Thái Bình Dương đang diễn ra thế đối kháng quân sự. Trước đây, Nhật Bản và quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản lo ngại nhất chính là các loại tên lửa dẫn đường và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây Mỹ liên tục thử nghiệm thành công các loại tên lửa chống tên lửa, chính điều này đã giúp Mỹ, Nhật tăng thêm niềm tin “đối chọi” với Trung Quốc

Hãng tin Reuters nhận định, Mỹ tăng cường cung cấp hỗ trợ hệ thống chiến đấu Aegis cho tàu chiến ở hải quân nhiều quốc gia trên thế giới. Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã đạt được hợp đồng trị giá 1 tỉ USD để nâng cấp hệ thống Aegis, sẽ thiết kế nghiên cứu một loại tàu chiến Aegis thế hệ mới.


Nhật Bản đã được trang bị tên lửa đánh chặn "siêu hạng" SM-3 trên tàu chiến.

Tạp chí quân sự của Nga cho biết, ngoài Nhật Bản, Mỹ đang có kế hoạch cung cấp hệ thống Aegis cho Hàn Quốc và Ấn Độ, hòng “tạo thế cờ vây” Trung Quốc trên biển. Gần đây, hải quân Hàn Quốc có kế hoạch sẽ đóng tàu khu trục Aegis cỡ trung có lượng dãn nước 5.600 tấn.

Đối mặt với “thế cờ vây Aegis” của Mỹ như vậy, Trung Quốc sẽ có biện pháp như thế nào? Con át chủ bài đó chính là các loại tên lửa chống radar mới, có thể tiêu diệt radar AN/SPY-1 – “trái tim” hệ thống chiến đấu Aegis.

Trung Quốc làm thế nào để khắc chế Aegis?

Tháng 12.1997, một lượng nhỏ tên lửa chống radar Kh-31P được Nga xuất khẩu cho Trung Quốc. Tiếp đó, vào cuối năm 2002 - đầu năm 2003, Trung Quốc nhập khẩu thêm 200 quả Kh-31P từ Nga.
Sau đó không lâu, Trung Quốc bắt đầu mua giấy phép sản xuất Kh-31P của Nga để chế tạo loại tên lửa này với định danh YJ-91 trong giai đoạn 2003-2004.

Trung Quốc chính thức giới thiệu tên lửa chống radar YJ-91 tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2010. Tên lửa chống radar kiểu mới được sản xuất theo giấy phép của Nga trở thành vũ khí chủ yếu đột phá hệ thống phòng không đối phương của không quân Trung Quốc.


Trung Quốc mua một số lượng lớn tên lửa chống radar Kh-31P của Nga để sao chép công nghệ tạo ra mẫu YJ-91.

Loại tên lửa này có thể tấn công các đài radar trên mặt đất lẫn các đài radar trên các tàu chiến. Truyền thông Nga nhận định, “điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của tàu chiến Nhật Bản đang phải đối mặt với “lưỡi hái tử thần”.

Tên lửa của Trung Quốc và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đang hình thành thế đối kháng. Trong khi Mỹ liên tục nâng cấp hệ thống Aegis thì Trung Quốc cũng không ngừng cải tiến YJ-91. Giới chức nước ngoài nhận định, tên lửa chống radar YJ-91 là khắc tinh của hệ thống chiến đấu Aegis.

YJ-91 dài 4,7m, trọng lượng 0,6 tấn, đường kính thân 360mm, trọng lượng phần chiến đấu nặng 90kg.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định, YJ-91 về khả năng sát thương và tốc độ bay thì cao hơn hẳn so với tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-88 HARM của Mỹ. Đặc biệt, tầm phóng của tên lửa YJ-91 vượt 150km, tốc độ bay của tên lửa cũng đã được tăng lên rất rõ rệt (Mach 4.5), rất nhiều tính năng đều ưu việt hơn sản phẩm cùng loại của Nga.

Tuy vậy, nhược điểm của YJ-91 đó là vấn đề trọng lượng. Trọng lượng đạn quá nặng, do vậy cần loại máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ chống radar, trong khi đó trọng lượng tên lửa AGM-88 của Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa trọng lượng của YJ-91.


Cường kích JH-7 không quân - Hải quân Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa chống radar YJ-91.

Trong những năm gần đây, ngành chế tạo tên lửa Trung Quốc đạt được những thành công vượt bậc, đặc biệt là các loại tên lửa chống radar, trong đó phải kể đến tên lửa PL-16.

Tên lửa PL-16 với trọng lượng phóng chỉ khoảng 360kg, tầm phóng khoảng 80km (xa hơn 30km so với tên lửa AGM-88 của Mỹ), tốc độ tối đa 2.280km/h, sử dụng tấn công các radar phòng không, có thể trang bị cho tiêm kích hạng nhẹ J-10, J-8, J-7…

Ngoài ra, còn có tên lửa chống bức xạ LD-10, với đường kính khoảng 203mm, trọng lượng 20kg, tầm bắn khoảng 70km. Tên lửa này thích hợp trang bị cho nhiều loại máy bay hiện nay của Trung Quốc.

Theo Kiến Thức
0