Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quan su. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tuc quan su. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Việt Nam sẽ tập trận chung với Malaysia

Theo nhật báo Malaysia, The New Straits Times số ra hôm nay, 03/11/2013, Chính quyền Malaysia đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam bằng việc thiết lập một tuyến liên lạc trực tiếp giữa các căn cứ hải quân hai nước gần Biển Đông. Liên kết này sẽ cho phép hai bên trao đổi ngay với nhau mỗi khi nẩy sinh vấn đề tại Biển Đông.


Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein, ông đã thảo luận với đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh hôm thứ Sáu 01/11 tại Hà Nội về những nỗ lực nhằm thiết lập đường dây trực tiếp nối liền Căn cứ Hải quân Vùng biển số 1 của Malaysia đặt ở Kuantan với Bộ phận chỉ huy Hải quân Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết là việc thành lập đường dây nóng này sẽ cho phép hai nước liên lạc ngay với nhau trong trường hợp xẩy ra bất kỳ vấn đề nào trên biển. Bên cạnh đó, Malaysia cũng mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy việc hình thành cơ chế Hợp tác Công nghiệp Quốc phòng ASEAN.

Bộ trường Quốc phòng Malaysia đã ghé Hà Nội sau ba ngày công du Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Hishamuddin thăm Việt Nam kể từ khi ông được cử giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia vào tháng Năm vừa qua.

Nhân chuyến ghé thăm Việt Nam lần này, hai nước cũng đã đồng ý để tăng cường quan hệ quốc phòng, từ việc tổ chức các cuộc họp hàng năm ở cấp lãnh đạo, cho đến vấn đề trao đổi nhân sự trong giáo dục đào tạo, tiến hành tập trận chung, hợp tác thêm trong lãnh vực mới công nghiệp quốc phòng và tăng cường hợp tác trong vấn đề an ninh hàng hải.

Xin nhắc lại quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia rất tốt, kể cả trong lãnh vực đồng khai thác dầu khí ngoài khơi, cho dù hai bên vẫn có tuyên bố chủ quyền đối kháng nhau tại khu vực quần đảo Trường Sa.

http://www.nst.com.my/nation/general/malaysia-vietnam-may-link...
0

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Nhật Bản bác bỏ phản đối của Trung Quốc về cản trở tập trận

Nhật Bản hôm qua (1/11) đã lên tiếng bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc của phía TQ cho rằng họ đã quấy nhiễu, can thiệp vào một cuộc tập trận của nước láng giềng ở khu vực Tây TBD.

Tàu chiến Nhật
Tàu chiến Nhật

Tokyo cho rằng, việc Bắc Kinh gửi văn bản ngoại giao chính thức phản đối hành động của Nhật Bản là không thể chấp nhận được và rằng Tokyo đã hành động phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trước đó, hôm 31/10, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối chính thức về mặt ngoại giao đối với cái mà nước này gọi là “hành động khiêu khích nguy hiểm” của phía Nhật Bản khi theo dõi một cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun cáo buộc một tàu chiến và một máy bay quân sự của Nhật Bản đã làm gián đoạn cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật của Trung Quốc hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, ông Yang không cho biết cụ thể địa điểm chính xác nơi diễn ra cuộc tập trận.

Phản ứng trước lời cáo buộc và những chỉ trích gay gắt của phía Trung Quốc nói trên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Itsunori onodera hôm qua đã tuyên bố trước cánh phóng viên rằng, Nhật Bản không làm bất kỳ điều gì để can thiệp vào cuộc tập trận của Trung Quốc diễn ra ở vùng biển phía đông nam dãy đảo Sakishima. Đây là khu vực nằm về phía nam quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

"Chúng tôi đã tiến hành các hoạt động giám sát, đề phòng thông thường, phù hợp với luật pháp quốc tế. Quan điểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được”, ông onodera nhấn mạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng onodera cho hay, quan điểm trên của Tokyo đã được chuyển đến cho phía Bắc Kinh và rằng Nhật Bản kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình.

Sau những lời phản bác đầy mạnh mẽ nói trên, Bộ trưởng onodera cũng có hành động làm dịu tình hình bằng phát biểu, sự việc vừa rồi cho thấy hai nước Trung, Nhật cần phải xây dựng một cơ chế liên lạc rõ ràng hơn. "Đối với Trung quốc, việc tiến hành các cuộc tập trận định kỳ không phải là hành động bất hợp pháp trong khi việc chúng tôi có những bước đi thận trọng là hợp lẽ tự nhiên, tôi tin là như vậy. Vì thế, việc hai nước thiết lập một đường dây nóng là quan trọng để tránh sự hoài nghi và thiếu tin tưởng”, ông onodera nói thêm.

Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang xấu đi một cách nghiêm trọng vì cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, tàu thuyền và máy bay hai nước Trung-Nhật thường xuyên rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở gần quần đảo tranh chấp, làm dấy lên nguy cơ xảy ra xung đột quân sự.

Trong tuần vừa rồi, giới lãnh đạo hai nước lại xảy ra một cuộc khẩu chiến dữ dội trong đó Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố, Tokyo sẵn sàng đối đầu quyết liệt hơn với Bắc Kinh và sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động phá vỡ thế nguyên trạng nào trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc cảnh báo về viễn cảnh chiến tranh với Nhật Bản.

ANTĐ/ Soha News
0

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Hải quân Việt Nam tiếp nhận thủy phi cơ DHC-6: Video

Ngày 29/10, tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận chiếc thủy phi cơ DHC-6 do Công ty Viking, Canada sản xuất.

Chiếc thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam, có tốc độ bay tối đa trên 300km/h; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832km.

Thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ. Máy bay có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và trên mặt nước. DHC-6 được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-34 hoặc PT6A-35.


Thủy phi cơ DHC-6 được trang bị cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam để thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn.

Việc tiếp nhận và đưa vào sử dụng chính thức thủy phi cơ DHC-6 nằm trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Không chỉ cung cấp máy bay, phía Canada còn tiến hành đào tạo phi công cho Việt Nam. Hôm 10/7, tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air và công ty thành viên Pacific Aviation đã tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đào tạo điều khiển và khai thác thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 (còn gọi là Guardian 400) cho 8 phi công Không quân Hải quân Việt Nam.

Đây là đợt đào tạo đầu tiên theo hợp đồng mua 6 chiếc Guardian 400 mà Không quân Hải quân Việt Nam ký với Viking Air.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Ed Fast, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Canada, khẳng định thỏa thuận mua máy bay Guardian 400 cùng với sự kiện 8 phi công Việt Nam hoàn tất xuất sắc khóa đào tạo đánh đấu một bước tiến mới trong hợp tác giữa hai bên, cũng như đem đến nhiều hứa hẹn cho tương lai.

Nhà sản xuất Viking đã nhận được hợp đồng từ Việt Nam sản xuất 6 máy bay DHC-6 vào tháng 5/2010. Ba trong số 6 chiếc này được thiết kế đặc biệt cho các nhiệm vụ tuần tra, giám sát trên biển và duyên hải, chuyên chở quân và hàng hóa, thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/hai-quan-viet-nam-tiep-nhan-thuy-phi-co-dhc-6-2358563/
0

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Nga thử nghiệm thành công chiến đấu cơ thế hệ thứ 5

(Dân trí) - Nga vừa tiến hành thử nghiệm thành công chuyến bay đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ 5 trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Mỹ và châu Âu về hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD)

Chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.
Chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga.

Tập đoàn Sukhoi của Nga cho biết nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 27/10.

Trong chuyến bay thử nghiệm này, chiếc máy bay trên đã cất cánh từ sân bay của nhà máy Komsomolsk-na-Amur.

“T-50 đã vượt qua tất cả các thử nghiệm đối với hệ thống vũ khí”, Tư lệnh không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev, thông báo.

Trước đó, hôm 25/10, Tập đoàn Sukhoi cũng đã hoàn thành quy trình kiểm tra mặt đất đối với mẫu máy bay mới này.

Dự kiến, các máy bay chiến đấu mới sẽ bắt đầu được cung cấp cho quân đội Nga vào năm 2017. Mốc bàn giao này đã từng bị hoãn hai lần vì nhiều lý do. Ban đầu, Nga có kế hoạch trang bị máy bay chiến đấu T-50 cho quân đội vào năm 2015.

Chiến đấu cơ T-50 là sản phẩm của dự án hợp tác chung giữa Nga với Ấn Độ, vốn được Nga khởi động từ năm 2002 và sau đó 5 năm thì có thêm sự tham gia của Ấn Độ. Loại máy bay này được thiết kế nhằm đối trọng với máy bay chiến đấu tối tân F-35 và F-22 của Mỹ. F-35 do Tập đoàn Lookheed Martin sản xuất, còn F-22 là sản phẩm phối hợp giữa Lookheed Martin với hãng Boeing.

Với khả năng chiến đấu cao, tốc độ bay siêu âm, được lắp đặt hệ thống bảo vệ tối tân, trọng lượng khi cất cánh 20 tấn (giữa mức 17,2 tấn của F-35 và 24 tấn của F-22), tích hợp công nghệ hiện đại của hai đàn anh Su-47 và MIG 1.44,… nên T-50 được xem là “cơn ác mộng” đối với bất kỳ kẻ thù nào của nước Nga.

Thông tin về chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của T-50 được Mátxcơva công bố trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ đang gia tăng sau khi Washington cố tình đẩy mạnh mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu (NMD) với việc khởi động thiết lập các cấu phần NMD ở Romania và Ba Lan.

Vũ Anh/ Dân Trí
Theo Interfax
0

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Tàu Tự vệ bờ biển Nhật Bản huấn luyện chung với Hải quân Việt Nam

Đây là một trong những hoạt động nổi bật trong chuyến thăm hữu nghị tại Đà Nẵng của lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao.


Sáng 19/10, 2 tàu huấn luyện JDS Kashima (TV3508) và Shirayuki (TV3517) cùng tàu hộ tống Isoyuki (DD127) của Nhật Bản do Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa làm chỉ huy đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm thành phố Đà Nẵng, kéo dài đến trưa ngày 21/10.

Sáng 19/10, nhóm tàu hộ vệ bờ biển Nhật Bản do Chuẩn Đô đốc Fumiyuki Kitagawa chỉ huy đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Đà Nẵng. Tham gia lễ đón đoàn, về phía Việt Nam có đại diện Cục Đối ngoại - Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân; Bộ Tư lệnh QK, Bộ Chỉ huy Quân sự và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng. Tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam – ông Hiroshi Fukada, Đại tá Manabu Ozawa - Tùy viên quân sự Nhật Bản tại Việt Nam cùng nhân viên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã cùng ra đón tàu.


Lễ đón sĩ quan, thủy thủ đoàn Tàu lực lượng Tự vệ biển Nhật Bản.

Nhóm tàu thuộc lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản thăm hữu nghị Đà Nẵng gồm tàu huấn luyện JDS KASHIMA, tàu huấn luyện SHIRAYUKI và tàu hộ tống ISOYUKI với thủy thủ đoàn 750 người.

Trong 3 ngày lưu tại Đà Nẵng, sỹ quan và thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao với một số đơn vị quân đội trên địa bàn thành phố, tham quan các danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng và Quảng Nam. Theo kế hoạch, nhóm tàu của lực lượng Tự vệ bờ biển Nhật Bản cũng sẽ cùng Hải quân Việt Nam tiến hành hoạt động huấn huyện chung trên biển trong chuyến thăm lần này.

Được biết, các hoạt động bao gồm huấn luyện chung với Hải quân Việt Nam về cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Theo CAND
0

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Osprey lần đầu tiên tham gia tập trận chung Mỹ - Nhật: Video

Ngày 16/10, hai máy bay vận tải hạng nặng MV-22 Osprey của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã tham gia cuộc tập trận chung với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ở tỉnh Shiga, miền Tây Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên loại máy bay này tham gia tập trận chung giữa hai nước.

Đài truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết vào khoảng 10h30' theo giờ địa phương, hai máy bay MV-22 Osprey đã cất cánh từ căn cứ quân sự Mỹ Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi để đến khu huấn luyện của JSDF tại Shiga tham gia tập trận. Dự kiến, hai máy bay này sẽ quay lại căn cứ quân sự Mỹ vào tối cùng ngày.

Từ ngày 8/10, Mỹ và Nhật đã khởi động cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày với sự tham gia của 230 binh sĩ hai bên nhằm tăng cường năng lực cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản và giảm thiểu gánh nặng cho các căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Ô-ki-na-oa), miền Nam Nhật Bản.

Ngoài phần diễn tập có sự tham gia của máy bay MV-22 Osprey tại Shiga, hải quân hai nước cũng tiến hành một số nội dung huấn luyện khác về giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với các tình huống giả định như động đất, sóng thần.


NHK/ TTXVN/ Tin tức
0

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Việc cung cấp vũ khí Nga đến Việt Nam không gây tổn hại cho lợi ích Trung Quốc

(RUVR- 10.10.13) Quá trình tái trang bị các lực lượng vũ trang Việt Nam, diễn ra có sự tham gia tích cực của Nga, đang là việc thu hút quan tâm ở phương Tây và các nước láng giềng châu Á, song hành với quan ngại ngày càng tăng của CHND Trung Hoa. Được biết, người Trung Quốc đã phát biểu về mối quan ngại này với phía Nga trong quá trình các tiếp xúc song phương. Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Vasily Kashin chuyên viên Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ, Việt Nam chỉ thực hiện những động thái cần thiết tối thiểu để lực lượng vũ trang của đất nước theo kịp nhịp bước thời đại.

Dù vậy, hàng loạt nhà bình luận quân sự Trung Quốc đã tuyên bố trực tiếp rằng Việt Nam đang tái trang bị mạnh, cụ thể là trong lực lượng quốc phòng xuất hiện cả những chiếc tàu ngầm diesel-điện tiên tiến, và do đó tạo ra mối đe dọa rõ rệt với an ninh quốc gia của CHND Trung Hoa.

Quả thực, Việt Nam đã trở thành một đối tác lớn của Nga trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của Nga, Việt Nam đang tạo lập hạm đội tàu ngầm trong thành phần có 6 tàu ngầm đề án 636. Việt Nam cũng nhận được từ Nga các chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu tên lửa, khu trục hạm, tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không các loại khác nhau. Nga giúp Việt Nam bảo trì các trang bị vũ khí Liên Xô cung cấp trước đây và dành hỗ trợ nghiêm túc trong việc đào tạo các sĩ quan Việt Nam theo các chuyên ngành kỹ thuật.

Tuy nhiên, cũng không nên quá phóng đại ý nghĩa những thành công của Việt Nam trong lĩnh vực hiện đại hóa quốc phòng. Sẽ là ngây thơ nếu chờ đợi rằng một quốc gia lớn nhất của khu vực Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển nhanh chóng cứ mãi hài lòng với kho vũ khí còn sót lại từ thời xô-viết.

Trung Quốc hàng năm tiến hành chế tạo những tàu ngầm hạt nhân mới, hàng năm cho ra đời hàng chục máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, Trung Quốc đã thu xếp khâu xây dựng tàu khu trục, có trang bị hệ thống riêng tương tự với Aegis của Mỹ. So với tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, thì những thành quả của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Dù Nga có sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Việt Nam chăng nữa, thì Việt Nam đơn giản là chưa đủ nguồn lực tài chính để xây dựng và duy trì lực lượng không quân và hải quân trong tình trạng chuẩn bị chiến đấu đến mức có thể thách thức Trung Quốc. Việt Nam chỉ cố gắng để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của quốc phòng. Và Trung Quốc nên lấy làm may mắn vì Việt Nam thực hiện điều đó với sự giúp đỡ của Nga.

Vì sao lại như vậy?

Bất kể luôn có căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn khác biệt so với quan hệ giữa Trung Quốc và những đồng minh gần gũi của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ chiến lược của mình với Việt Nam, trông đợi thu hút quốc gia chủ chốt này của vùng Đông Nam Á vào hợp tác kinh tế quy mô lớn. Đồng thời, tranh chấp lãnh thổ chưa được tháo gỡ và sự hiện hữu tình cảm dân tộc mạnh mẽ từ cả hai bên có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng cục bộ, - chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều nhận thức được điều đó và đang cố gắng hạ nhiệt khủng hoảng trước khi mối quan hệ này gây những hệ lụy tổn hại không thể khắc phục.

Giả sử Nga từ chối cung cấp các loại vũ khí cần thiết cho Việt Nam, phía Việt Nam sẽ đối mặt với mối đe dọa giảm sút khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nước mình và sự xáo trộn cân bằng lực lượng trong khu vực. Trong tình trạng suy yếu dễ bị tổn thương như vậy, Việt Nam chắc chắn phải hướng tới nguồn cung cấp đối trọng thay thế duy nhất về vũ khí hiện đại, là Hoa Kỳ và các đồng minh của người Mỹ. Không giống như Nga, Hoa Kỳ hầu như luôn luôn ràng buộc hợp tác quân sự- kỹ thuật với việc thực hiện tổ hợp điều kiện chính trị. Tiến trình dần dần xích lại gần nhau của Mỹ và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự - chính trị có thể được thúc đẩy nhanh hơn rõ rệt. Khi ấy Việt Nam sẽ nhận được số vũ khí tương đương hoặc thậm chí là nhiều hơn so với mức hiện nay đang nhận từ Nga, đồng thời cũng sẽ chuyển hướng từ chính sách giữ thế cân bằng giữa các cường quốc sang chính sách liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ. Do đó, giả như Matxcơva không cung cấp vũ khí cho Hà Nội thì sẽ là phương án xấu với Bắc Kinh, gây hậu quả tiêu cực nghiêm trọng cho an ninh của Trung Quốc, hơn là duy trì tiếp nối quá trình cung cấp như hiện nay.

Nguồn: Tiếng nói nước Nga
0

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Trung Quốc phát triển tàu sân bay hai thân 180.000 tấn

(Soha.vn) - Trung Quốc sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển tàu sân bay hai thân tải trọng 180.000 tấn đầu tiên trên thế giới.


Báo cáo của Qianzhan.com hôm thứ Ba (8/10) cho biết rằng Trung Quốc phải chấm dứt “thói quen của mình là đi theo bước chân của những người nước khác”.

Nguồn tin cho biết rằng thông qua việc phân tích kỹ thuật một cách tỉ mỉ, Trung Quốc sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển tàu sân bay hai thân tải trọng 180.000 tấn đầu tiên trên thế giới.

Nguồn tin nhận định nếu thành công, tàu sân bay này sẽ biến Trung Quốc trở thành bá chủ trên đại dương. Hàng không mẫu hạm hai thân sẽ có công suất lớn, có khả năng mang tới 125 tiêm kích tàng hình thế hệ mới J-20, đủ sức tiêu diệt bất kỳ tàu sân bay hiện có trên thế giới.

Nguồn tin nói rằng Trung Quốc tiến hành nghiên cứu tàu sân bay hai thân 180.000 tấn vì so với tàu sân bay một thân, nó có lợi thế đặc biệt.

Một tàu sân bay thân đôi có thể có hai đường băng giống hệt nhau cho phép các máy bay có thể cất và hạ cánh đồng thời.

So sánh với lớp tàu sân bay hiện đại nhất thế giới hiện nay của Hải quân Hoa Kỳ, nguồn tin cho biết rằng đường băng chéo trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ quá ngắn, dễ dẫn đến những rủi ro trong quá trình cất hạ cánh của các máy bay chiến đấu.

Hiện tại, Hải quân Trung Quốc đang có sự phục vụ của tàu sân bay Liêu Ninh mua lại từ Ukraine. Theo một số nguồn tin, nước này đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị tiến hành đóng tàu sân bay đầu tiên “made in China” mang tên Type 001A. Tàu có lượng giãn nước 55.000 tấn, sử dụng hệ thống động cơ thông thường và có thể chở từ 40 đến 45 tiêm kích trên hạm J-15.

Các báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc sẽ đóng 2 tàu sân bay vào năm 2013 và 2015, dự kiến sẽ đưa vào biên chế trong năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có số liệu chính xác về số lượng tàu sân bay mà Trung Quốc đang đóng.

Nguồn: Soha News
0

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

John Kerry: Từ Việt Nam đến Syria

Trong một cuộc phỏng vấn 60 phút, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thừa nhận ông vẫn đang canh cánh bên mình những bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam khi tìm kiếm giải pháp cho xung đột ở Syria.

Bốn thập kỷ trước đây, anh lính trẻ Kerry lần đầu tiên thu hút sự chú của toàn thể nước Mỹ khi là người lãnh đạo phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.

Từng là một binh sĩ nhận được nhiều giải thưởng vì những đóng góp cho chính phủ Mỹ như huy chương Ngôi Sao Bạc, Ngôi Sao Đồng và 3 huy chương Trái Tim Đỏ Tía (Purple Hearts) nhưng John Kerry lại trở thành phát ngôn viên của Hội cựu binh Mỹ chống chiến tranh.


John Kerry diễn thuyết phản đối chiến tranh Việt Nam trong chương trình Meet the Press ngày 18/4/1971.

Kerry đặc biệt trở nên nổi tiếng trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện năm 1971 khi dám nhìn thẳng xuống các quan chức chính phủ Mỹ và yêu cầu: “Những người lãnh đạo đất nước này ở đâu? ...Ước gì Chúa lòng thành có thể xóa đi những ký ức của chúng tôi về cuộc chiến đó, cũng nhanh chóng như chính quyền này đã xóa bỏ ký ức của họ về chúng tôi”.

Vài tuần sau, Kerry lần đầu tiên xuất hiện trên Chương trình 60 Phút (60 Minutes) của đài truyền hình CBS News để phỏng vấn về cuộc chiến Việt Nam. Lúc đó ông 27 tuổi, mặc quần quần jean bạc phếc và mái tóc dày rậm rạp đặc trưng của thập niên 1970.

42 năm sau, ngày 29/9/2013, Kerry quay trở lại chương trình này cho cuộc phỏng vấn lần thứ 5 và cũng nói về cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng với mối liên hệ tới Syria.

Khi được hỏi đã áp dụng cuộc chiến Việt Nam như thế nào trong trường hợp này, Kerry cho biết ông đã cố gắng truyền tải thông điệp với nước Mỹ về Syria theo cách minh bạch nhất và giải mật tối đa thông tin có thể liên quan tới sự dính líu của Mỹ ở Syria.

“Tôi đặc biệt phải lưu tâm chính vì cuộc chiến ở Việt Nam. Khi đó chính phủ đã nói dối nhân dân Mỹ suốt nhiều năm liền và đó là nơi đã lấy đi quá nhiều mạng sống vì các nhà lãnh đạo đã không công bằng với chúng ta”.

“Bạn không muốn bị mắc kẹt trong một cuộc chiến”, Kerry nói thêm. “Đó là những gì đã xảy ra ở Việt Nam và đang xảy ra ở Syria. Vì thế, chúng tôi đã rất cẩn trọng”.

Henry Schuster, người sản xuất Chương trình 60 Phút và trực tiếp tham gia tổ chức cuộc phỏng vấn với Kerry ngày 29/9 nói rằng, di sản từ hoạt động phản chiến là thứ vẫn tiếp tục đeo đuổi Ngoại trưởng Mỹ và có thể sẽ vẫn luôn luôn như vậy.

“Đó là một phần của cuộc đời ông”, Schuster nói. “Chắc chắn ông ấy sẽ luôn luôn được hỏi và buộc phải suy nghĩ về nó”.

Nguồn: CBS News

Tiếng Việt: Soha News
0

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Việt Nam tham gia lực lượng Liên Hiệp Quốc ở Phi châu

HÀ NỘI (NV) - Việt Nam sẽ gửi đơn vị quân đội đến hai nước Nam Sudan và Mali ở châu Phi trong chương trình bảo vệ hòa bình thế giới của Liên Hiệp Quốc vào năm tới.


Sĩ quan CSVN tham dự một khóa huấn luyện Anh ngữ chuẩn bị tham dự Lực lượng bảo vệ bòa bình LHQ do chính phủ Anh tài trợ. (Hình: VietnamNet)

Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng VN nói với hệ thống truyền thanh truyền hình nhà nước hôm Thứ Sáu 27/9/2013 đồng thời với sự thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đọc diễn văn tại phiên họp khoáng đại tổ chức Liên Hiệp Quốc ở New York.

Như từng loan báo một số lần, các đơn vị VN tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình LHQ sẽ không được gửi tới các khu vực đang có tranh chấp hay chiến tranh. Họ chỉ góp mặt trong 4 loại hoạt động gồm tham mưu, công binh, quân y và quan sát viên.

Tại LHQ, ông Nguyễn Tấn Dũng buổi sáng ngày Thứ Sáu đã tiếp xúc với tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng một số vị cầm đầu các cơ quan của LHQ. Theo trang nhà chinhphu.vn, ông Dũng thông báo với ông tổng thư ký LHQ là Việt Nam “triển khai những đóng góp mới, trước mắt là kế hoạch Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vào năm 2014”.

Kế hoạch đưa Việt Nam vào lực lượng bảo vệ hòa bình LHQ đã được chuẩn bị rất chậm chạp suốt từ 8 năm qua. Hồi Tháng Bảy, 24 sĩ quan VN đã tốt nghiệp một khóa huấn luyện Anh ngữ 5 tháng qua sự tài trợ của chính phủ Anh quốc. Tin về việc tham gia lực lượng LHQ ở Phi Châu từng được loan báo từ hồi Tháng Hai vừa qua khi phụ tá tổng thư ký LHQ đặc trách Lực lượng Gìn Giữ Hòa Bình Edmond Mullet đến Việt Nam.

Một bản công điện của tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội bị “Wikileaks” tiết lộ trên internet năm 2009 nói rằng, nhà cầm quyền Hà Nội “lưỡng lự” đối với việc nên hay không gửi lực lượng tham gia hoạt động bảo vệ hòa bình của LHQ.

Công điện thuật lại cuộc nói chuyện giữa bà phó đại sứ Virginia Palmer và thứ trưởng ngoại giao VN Lê Hoài Trung diễn tả sự lo ngại của Hà Nội nhiều thứ gồm cả đối phó với các trường hợp binh sĩ VN thiệt mạng.

Nam Sudan là một nước mới tách ra khỏi Sudan từ năm 2011 sau thời gian nội chiến đẫm máu hơn 50 năm, ở khoảng giữa Châu Phi. Dân số không chính xác trên dưới 8 triệu người triền miên trong tranh chấp lãnh thổ với Sudan và những trại tị nạn thiếu từ thực phẩm đến nước uống.

Mali, ở khu vực Tây Phi phía nam Algeria, có dân số khoảng hơn 14 triệu người. Tuy dành được độc lập từ năm 1960 nhưng khủng hoảng chính trị thường xuyên trong sự đe dọa của các nhóm Hồi giáo cực đoan. (TN)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174192&zoneid=2#.Uka6uOh1AfU
0

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Vũ khí và huyền thoại: Những hệ thống vũ khí Nga

(Vibay- 21/9/13) Flight International, tuần báo hàng không-vũ trụ toàn cầu, vừa thực hiện một cuộc khảo sát trực tuyến về những vũ khí huyền thoại được công bố tại Anh. Dưới đây là những vũ khí Nga:

Chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ 4 tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết do Sukhoi nghiên cứu và phát triển nằm trong danh sách những vũ khí huyền thoại của Flight International.

Súng trường tự động Kalashnikov, ra đời năm 1949 như AK-47. Súng AK hiện đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của 106 quốc gia. Ước tính có khoảng 70 triệu - 105 triệu súng trường tấn công Kalashnikov với các phiên bản khác nhau trên thế giới. AK-47 đứng đầu danh sách những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20 theo một cuộc thăm dò của tạp chí Giải phóng của Pháp (France’s Liberation), xếp hạng cao hơn cả vũ khí hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

Mi-8, máy bay vận tải tầm trung đa năng được sử dụng cho một loạt các nhiệm vụ trên toàn thế giới. Mi-8 dẫn đầu thế giới về số lượng các phiên bản sửa đổi khác nhau: hơn 100. Trong những năm 1964-1969, 7 kỷ lục thế giới đã được thiết lập với việc sử dụng máy bay trực thăng này.

S-300, hệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không với nhiều phiên bản khác nhau có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu ở nhiều độ cao với tầm bắn lên tới 300 km. Đây là hệ thống đa kênh đầu tiên có thể theo dõi lên đến sáu mục tiêu và bắn cùng lúc 12 tên lửa vào các mục tiêu đó. Hệ thống này rất năng động và chỉ mất năm phút để triển khai.

Tàu ngầm tên lửa đường đạn chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân Akula (Project 941). Tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo D-19 bao gồm 20 tên lửa đạn đạo R-39 với 10 đầu đạn MIRV nặng nặng 100 ngàn tấn mỗi đầu đạn có tầm bắn 8.300km. Sáu tàu ngầm Akula được ghi nhận trong sách kỷ lục Guinness như là những tàu ngầm lớn nhất thế giới. Với một hồ bơi, phòng tắm hơi và phòng tập thể dục trên tàu, Akula được ví như "Khách sạn Hilton nổi".

Pantsir-S1, pháo tự hành kết hợp tên lửa đất-đối-không và hệ thống vũ khí pháo phòng không. Nó có thể chạm mục tiêu ở độ cao từ 0 đến 15 km và tầm bắn từ 200 mét đến 20 km (12 dặm). Việt nam đã từng quan tâm đến việc trang bị hệ thống này cho quân đội nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa đường rây di động, các tên lửa đã được triển khai với sự trợ giúp của 3 đầu máy xe lửa. Quân đội Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu tiên vào năm 1987 và năm 1991 thêm 12 hệ thống. Tất cả hệ thống đều bị gỡ bỏ, hệ thống cuối cùng bị "đắp chiếu" vào năm 2005. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Nga đang có kế hoạch làm sống lại loại vũ khí "khủng" này và hệ thống đầu tiên dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020.

Ka-52 Alligator, máy bay trực thăng thế hệ mới tấn công trong mọi điều kiện thời tiết. Nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất và các mục tiêu bay tốc độ thấp. Máy bay trực thăng được trang bị một khẩu pháo 30-mm, tên lửa Vikhr dẫn đường bằng laser, rốc-két, bao gồm S-24, và bom. Để cải thiện khả năng sống sót cho phi công, Ka-52 được trang bị một ghế phóng K-37-800. Trước khi ghế được phóng, các cánh quạt được thổi bay đi bởi chất nổ trong các đĩa cánh quạt.

RPG-7, phòng không vác vai, không điều khiển, phóng lựu chống tăng được thiết kế để diệt tăng, hệ thống pháo tự hành và xe bọc thép khác,...

R-36M, hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ thứ 3 của Liện Xô với tên lửa đẩy liên lục địa nhiên liệu lỏng 2 giai đoạn 15А14. Lúc đương thời, nó được coi là tên lửa đường đạn mạnh nhất thế giới thời đó.

Theo RIAN.
0

Trung Quốc tập trận đổ bộ trên Biển Đông

Hạm đội Nam Hải (Hải quân Trung Quốc) vừa tiến hành cuộc tập trận đổ bộ đánh chiếm bờ biển quy mô lớn trên Biển Đông.




Cuộc tập trận đổ bộ đường biển diễn ra ở tỉnh Quảng Đông nằm
trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn Sứ mệnh Hành động 2013 của Quân đội Trung Quốc. Lực lượng tham
gia tập trận đổ bộ lần này chủ yếu là đội tàu và binh sĩ lính thủy đánh bộ thuộc Hạm đội Nam
Hải.



Theo báo chí địa phương, cuộc tập trận chính thức bắt
đầu lúc 7h sáng ngày 18/9, lực lượng tiên phong như pháo binh tầm xa, không quân, không quân lục
quân, xe tăng triển khai tấn công vào hàng loạt hệ thống phòng thủ của đối phương trên bờ
biển.



Đặc biệt, trong cuộc tập trận lần này, bộ chỉ huy và
lực lượng tham gia đưa vào sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu. Trong ảnh là trực thăng Mi-17
của Không quân Lục quân Trung Quốc yểm trợ hỏa lực và chở quân đổ bộ.



Xe chiến đấu bộ binh và xe tăng lội nước Type 63A của lính
thủy đánh bộ Trung Quốc ồ ạt tiến vào bờ.



Quan sát trong bức ảnh này có thể thấy, Hạm đội Nam Hải đã
huy động tàu đổ bộ lớn nhất Hải quân Trung Quốc Type 071 chở xe tăng, quân đổ bộ. Trong ảnh là
những chiếc xe tăng, xe chiến đấu lội nước rời tàu đổ bộ nhanh chóng tiến vào đánh chiếm bờ
biển.



Lính thủy di chuyển trên những xuồng máy tốc độ cao lên bờ
biển.



Đánh bại hệ thống phòng ngự bờ biển đối phương, các tàu đổ
bộ lớn tiếp cận gần bờ để xe tăng chiến đấu hạng nặng Type 96 đổ bộ.



Lính thủy đánh bộ tiến chiếm các hệ thống công sự
phòng ngự đối phương.


AloBacsi.vn
Theo Bằng Hữu - Kiến Thức

0

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Mỹ - Philippines sắp tập trận gần Scarborough

(NLĐO) - Quân đội Mỹ và Philippines sẽ bắt đầu cuộc tập trận thường niên gần vùng biển tranh chấp ở biển Đông trong một động thái có thể gây thêm căng thẳng với Trung Quốc vào ngày mai, 18-9.

Theo kế hoạch, 2.300 lính thủy đánh bộ mỗi nước sẽ tham gia cuộc tập trận Phiblex tại một căn cứ hải quân ở tỉnh Zambales, cách bãi cạn Scarborough 240 km, từ ngày 18-9. Quân đội Philippines cho biết cuộc tập trận kéo dài 3 tuần, có sự tham gia của 2 tàu chiến Mỹ, bao gồm nội dung bắn đạn thật trên đất liền.


Đại sứ Mỹ tại Manila cho biết cuộc tập trận Phiblex được thiết kế để cải thiện sự phối hợp và khả năng ứng phó của quân đội hai nước trước những thiên tai và tình huống khẩn cấp khác trong khu vực. Cuộc tập trận còn nhằm cải thiện khả năng bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ.

Cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang thương thảo về sự tăng cường hiện diện quân sự của mình ở Philippines và trước thềm chuyến thăm Manila của Tổng thống Barack Obama vào tháng tới. Philippines đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông, mà bãi cạn Scarborough đang là một điểm nóng.

Trong một diễn biến khác, hôm nay, 17-9, quân đội Philippines đã giành lại quyền kiểm soát 70% khu vực bị các tay súng nổi dậy chiếm giữ ở thành phố Zamboanga trong 9 ngày qua, đồng thời giải cứu 116 người trong số những con tin đang bị phiến quân cầm giữ.

Đã có 3 binh sĩ thiệt mạng và 10 người bị thương trong cuộc đụng độ mới nhất vào rạng sáng cùng ngày, nâng tổng số binh sĩ và cảnh sát thiệt mạng lên 12 người. Không những thế, ông Jose Chiquito Malayo, chỉ huy lực lượng cảnh sát Zamboanga bị phiến quân bắt cóc trong lúc tìm cách thuyết phục họ đầu hàng.

Theo người phát ngôn quân đội, hơn 100 thành viên Mặt trận giải phóng dân tộc Moro (MNLF) vẫn đang giam giữ con tin tại những nơi thuộc sự kiểm soát của họ tại Zamboanga trong 9 ngày qua. Phía MNLF cũng có hơn 100 tay súng bị tiêu diệt hoặc bị bắt giữ.

Tuy nhiên, trên đường tháo chạy, các tay súng MNLF đã bắt cóc cảnh sát trưởng thành phố Zamboanga Jose Chiquito Malayo cùng một số thuộc cấp vào trưa 17-9. Đại tá Malayo đang bị sử dụng làm lá chắn sống tại các khu vực mà MNLF tạm kiểm soát ven biển, theo xác nhận của đại tá Edwin de Ocampo - sĩ quan hậu cần của cảnh sát ở khu vực Tây Mindanao.

Trước đó, ngày 16-9, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết nước này sẵn sàng làm trung gian hòa giải cho bế tắc hiện nay giữa quân đội Philippines và phiến quân MNLF ở thành phố cảng Zamboanga. Indonesia chính là nước từng hỗ trợ thỏa thuận hòa bình năm 1996 giữa Chính phủ Philippines và MNLF ở Philippines

P.Võ (Theo Inquirer, AP)

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-philippines-sap-tap-tran-gan-scarborough-20130917050846989.htm
0

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Việt Nam định mua các hệ thống tác chiến điện tử tối tân

VietnamDefence - Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua các hệ thống chế áp vô tuyến điện tử tối tân của Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant, hai trang tin quân sự Nga Rostec, Military-informant đưa tin ngày 14.9.2013.


Trạm chế áp vô tuyến điện tử 1L269 Krasukha-2 (rostech.ru)

Một đoàn chuyên gia Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng với các quan chức của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport sẽ đến thành phố Veliky Novgorod. Mục đích của chuyến đi là thăm một trong các công ty quốc phòng hàng đầu của Nga là NPO Kvant, nằm trong thành phần tập đoàn KRET.

Theo bộ phận báo chí của Kvant, phía Việt Nam đã tỏ ý muốn tìm hiểu các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại và tương lai mà NPO Kvant đang sản xuất. Do đó, các hệ thống tác chiến điện tử sẽ được giới thiệu cho phái đoàn Việt Nam.

Sau đó, tại trường thử của Kvant sẽ giới thiệu hoạt động của các hệ thống của tổ hợp tác chiến điện tử ở chế độ trình diễn thu, phát tín hiệu vô tuyến và gây nhiễu. Chuyến thăm được ấn định vào ngày 18/9/2013.

Dự kiến, phái đoàn Việt nam sẽ được giới thiệu cả trạm chế áp điện tử tối tân nhất 1L269 Krasukha-2.

1L269 Krasukha-2 là trạm chế áp điện tử kết hợp module gây nhiễu mặt đất chuẩn hóa dùng để bảo vệ các mục tiêu trước radar hàng không trong đội hình các tiểu đoàn tác chiến điện tử. Việc thử nghiệm nhà nước đối với Krasukha-2 đã hoàn thành vào năm 2009.

Tập đoàn KRET (Công nghệ vô tuyến điện tử) được thành lập vào năm 2009, tập hợp hơn 50 xí nghiệp của ngành công nghiệp vô tuyến điện tử của Nga.

Cuối năm 2012, Hội đồng Giám sát Tổng công ty Rostekhnology (Công nghệ Nga) đã quyết định đưa tập đòa Aviapriborostroenie vào thành phần KRET.

Rostekhnology sở hữu 100% cổ phần của công ty KRET.

Nguồn: Rostec, Military-informant, 14.9.2013.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/vietnam/Viet-Nam-de-mat-den-cac-he-thong-tac-chien-dien-tu-toi-tan/20139/52901.vnd

http://www.military-informant.com/index.php/army/3641-1.html
0

Ấn Độ phóng thành công tên lửa hạt nhân có thể "phủ sóng" toàn Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, vào lúc 8h50' sáng 15/9 (giờ địa phương), Ấn Độ đã tiến hành vụ thử tên lửa Agni-V có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại bãi thử trên đảo Wheeler, ngoài khơi bờ biển bang Odisha. Đây là vụ thử tên lửa đạn đạo Agni-V lần thứ hai, vụ thử đầu tiên được tiến hành ngày 19/4/2012.


Agni V được phóng thử. Ảnh: AFP

Tên lửa Agni-V do Ấn Độ tự chế tạo, có ba tầng, dài 17 mét và rộng 2 mét, trọng lượng khoảng 50 tấn và hoạt động bằng nhiên liệu rắn. Đây là loại tên lửa đất đối đất, có thể mang đầu đạn hạt nhân với trọng tải hơn một tấn. Agni-V có tầm bắn hơn 5.000 km, đưa New Delhi gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có tên lửa hạt nhân tầm xa

Agni-V là thế hệ tên lửa hiện đại nhất của dòng Agni, được áp dụng một số công nghệ mới kết hợp với đầu đạn định vị và dẫn đường, đảm bảo độ chính xác cao. Nhiều công nghệ mới do Ấn Độ tự phát triển đã được ứng dụng thành công trong vụ thử Agni –V lần đầu tiên. Hệ thống định vị Ring Laser Gyro giúp đầu đạn tới mục tiêu rất chính xác. Ấn Độ sẽ tiến hành thêm một số vụ thử nữa trước khi đưa Agni-V vào phiên chế hoạt động.

Trong các dòng tên lửa Agni, Ấn Độ hiện có Agni-I có tầm xa 700 km, Agni-II tầm xa 2.000 km, Agni-III có tầm xa 2.500km và Agni-IV có tầm xa hơn 3.500 km.




http://thethaovanhoa.vn/quoc-te/an-do-thu-thanh-cong-ten-lua-dan-dao-tam-ban-hon-5000-km-n20130915133741239.htm
0

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Không quân Thái Lan đặt mục tiêu dẫn đầu ĐNA vào 2019

(ĐVO- 14/9/13) Nhờ vào hợp đồng mua sắm các máy bay chiến đấu Gripen mới, Không quân Hoàng gia Thái Lan đang hướng tới mục tiêu trở thành lực lượng đứng đầu trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2019. Báo Đất Việt trính dẫn Bangkok Post cho hay hôm nay.

Tờ Bangkok Post dẫn lời của Tổng Tư lệnh Quân đội Thái Lan Thanasak Patimapragorn cho biết vào hôm 12/9 rằng, Lực lượng không quân Thái Lan có thể vươn lên dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2019 theo đúng kế hoạch.

Ông Patimapragorn nói với các nhà báo rằng, các quốc gia khác đã ca ngợi hợp đồng mua máy bay chiến đấu Gripen của không quân Thái Lan, và rằng họ sẽ tích hợp hệ thống thông tin của mình với Lục quân và Hải quân Hoàng gia Thái Lan trong tương lai.

Theo Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Thái Lan, hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu Gripen nhằm mục đích quốc phòng để chống lại các mối đe dọa trong tương lai và không phải chiến tranh.



Phi đội các chiến đấu cơ JAS-39 Gripen của Không quân Thái Lan

Ông nói rằng, các máy bay chiến đấu này sẽ trở thành một bộ phận của các lực lượng gìn giữ hòa bình Đông Nam Á khi Cộng đồng các quốc gia Asean (AC) chính thức được hình thành vào năm 2015.

Không quân Hoàng gia Thái Lan đã mua những máy bay chiến đấu tiên tiến JAS-39 Gripen từ Saab - một công ty hàng không vũ trụ của Thụy Điển, để thay thế cho các máy bay chiến đấu F-5 đã lỗi thời do Mỹ phát triển, những máy bay này đã phải ngừng hoạt động vào năm 2007.

Hợp đồng mua sắm sẽ có 2 đợt. Đợt đầu tiên gồm 6 chiếc máy bay chiến đấu Gripen, một chiếc máy bay cảnh báo sớm Saab 340 AEW và một chiếc máy bay vận tải Saab 340 B1, các hợp đồng trên đã được triển khai dần dần từ năm 2010 tới năm 2011, trong khi giai đoạn mua sắm thứ hai gồm 6 chiếc Gripen và 01 chiếc máy bay giám sát và cảnh báo sớm trên không Saab 340 AEW có thể sẽ được ký kết trong năm nay.

Nguồn: http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/khong-quan-thai-lan-vuot-viet-nam-singapore-dung-dau-dna-2354870/

http://thediplomat.com/asean-beat/2013/09/13/thailands-air-force-a-leading-power-in-asean/

http://www.themalaysianinsider.com/world/article/royal-thai-air-force-aims-to-be-regional-leading-force-by-2019-bernama
0

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Ảnh: Mỹ, Trung Quốc tập trận chung gần Hawaii

Ngày 9/9/2013 các chiến hạm Mỹ và Trung Quốc đã tham gia một cuộc tập trận chung nhằm tìm kiếm và cứu hộ ở gần Hawaii, Mỹ.

Bốn tàu chiến của Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục trang bị tên lửa Qingdao, khinh hạm tên lửa Linyi cùng với tàu USS Lake Erie của Mỹ, và ba trực thăng đã tham gia sự kiện này.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã nhận lời mời tham gia cuộc tập trận Hải quân quy mô hoành tráng nhất tại Thái Bình Dương do Mỹ đứng ra tổ chức, đó là RIMPAC. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia sự kiện này.

Lính Mỹ quan sát diễn tập tìm kiếm và cứu hộ trên tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo của Hải quân Trung Quốc gần Hawaii, Hoa Kỳ, ngày 09 tháng 9 năm 2013. Bốn tàu hải quân bao gồm tàu khu trục Thanh Đảo, tàu khu trục Lâm Nghi và tàu khu trục USS Lake Erie, và ba máy bay trực thăng, thực hiện một cuộc tìm kiếm và cứu hộ chung gần Hawaii vào thứ hai.

Tàu hải quân Mỹ, Trung Quốc thực hiện diễn tập tìm kiếm - cứu hộ gần Hawaii ngày 9.9.2013.





Nguồn: http://english.cntv.cn/album/20130911/100007/pic_show_js.shtm
1

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

VN tham gia diễn tập chống khủng bố quốc tế


(BBC- 10/9/13) Lần đầu tiên Việt Nam tham gia diễn tập chống khủng bố giữa các nước Asean và tám quốc gia đối tác, tổ chức ở Indonesia.

Báo Jakarta Post cho hay cuộc diễn tập chống khủng bố khu vực châu Á-Thái Bình Dương khai mạc hôm 9/9 và sẽ kéo dài 5 ngày.

Tổng cộng 872 binh lính và giới chức quân đội từ 18 quốc gia có mặt trong các hoạt động tại Trung tâm Hòa bình và An ninh Quốc tế ở Sentul, ngoại ô thủ đô Jakarta.

Nội dung diễn tập dựa trên tình huống giả định các phần tử khủng bố tiến hành các cuộc tấn công bằng bom nhằm vào một tàu chở dầu và vào một sự kiện có đông người tham dự, báo của quân đội Việt Nam cho biết.

Ngoài 10 nước Asean, tại cuộc diễn tập theo cơ chế hợp tác quốc phòng Asean mở rộng (ADMM+) còn có Mỹ, Australia, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và Nga.

Nhật Bản và Nga chỉ có mặt với tư cách quan sát viên.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam gửi lính tham gia một diễn tập đa quốc gia ở ngoài lãnh thổ của mình.
Trong các cuộc diễn tập quốc tế, cho tới nay Việt Nam mới chỉ tham gia cấp cao nhất là quan sát viên.
Hoạt động lần này được cho sẽ giúp thêm kinh nghiệm cho Việt Nam trong hợp tác chống khủng bố trong khu vực.

Chống khủng bố

Các hãng thông tấn nói nước chủ nhà Indonesia đóng góp nhiều quân nhất trong cuộc diễn tập lần này - 405 lính. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 32 lính đặc nhiệm.

Tư lệnh các lực lượng vũ trang Indonesia Moeldoko đã khai mạc cuộc diễn tập với bài diễn văn, trong đó ông nói các nhóm khủng bố đang chuyển sang các hình thức hoạt động mới khó nhận dạng hơn và do vậy "chúng ta cần cơ chế hợp tác toàn diện và tương tác" để bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng của người dân trong khu vực.

Đây cũng là diễn tập chống khủng bố đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, do Indonesia và Mỹ đồng chủ trì. Lần tới sẽ là Australia và Singapore.

Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+ lần hai được tổ chức cuối tháng Tám ở Brunei. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tới tham dự và tại đó ông đã có cuộc gặp với người đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel.

Ông Hagel dự tính sẽ thăm Việt Nam vào năm tới.

Việt Nam vẫn tuyên bố không tham gia các cuộc tập trận chung mà các nước trong khu vực đã tổ chức nhiều lần như tập trận Hổ Mang vàng ở Thái Lan, Rimpac ở Haiwaii hay Angkor Sentinel ở Campuchia.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/09/130910_asean_joint_exercise.shtml
0

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Ngắm máy bay L-410 sẽ được trang bị cho Không quân Việt Nam

Một website của Bộ Công thương Czech loan báo, theo nhiều chuyên gia và các tạp chí quân sự nước ngoài, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc.

Bản tin 80 cán bộ được tập huấn về máy bay động cơ trên báo Quân đội Nhân dân hồi tháng 4 nói rõ:

Trong thời gian hai ngày tập huấn, các học viên được giới thiệu về vũ khí trang bị mới như máy bay CASA-212, L-410, DH-6, EC-255; thống nhất cách tính hệ số kỹ thuật, cách đăng ký ghi chép hồ sơ, lý lịch của Kỹ thuật hàng không khi xuất xưởng tại nhà máy và trong quá trình khai thác sử dụng tại đơn vị;

Quân đội Nhân dân

Máy bay L-410
Máy bay L-410. Ảnh: http://www.zdl.army.cz/

Theo báo Người đưa tin, cách đây ít lâu, nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Alexandr Vondara, một website của Bộ Công thương Czech loan báo, theo nhiều chuyên gia và các tạp chí quân sự nước ngoài, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc.

Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khó có thể tiếp cận được.

L-410 đạt tốc độ đến 457 km/h và tầm bay đến 546 km, chở được 19 khách hay 1,7 tấn hàng. Khi mang thêm bình xăng phụ, hoặc không tải, tầm bay của nó có thể đạt 940 km. Biến thể UVP-E20 khác với biến thể cơ sở ở cánh quạt 5 lá cánh, động cơ mạnh hơn và khả năng cất/hạ cánh đường băng ngắn.

L-410UVP-E20 được sản xuất theo 2 biến thể: biến thể cơ sở và biến thể với buồng lái “kính” (sử dụng các màn hình hiển thị thông tin thay cho thiết bị thông thường). Biến thể đầu có đơn giá gần 2,4 triệu euro, biến thể thứ hai có đơn giá 2,6 triệu euro.

Với chi phí rẻ, cơ động và dễ điều khiển lại có thể cất/hạ cánh trên đường băng cực ngắn, bên cạnh việc vận tải, L-410 hữu dụng đối với cả việc trinh sát không ảnh, giám sát biên giới… Thậm chí, Không quân Ukraine còn sử dụng L-410 cho việc huấn luyện quân nhảy dù.

Cũng liên quan đến việc Việt Nam mua máy bay vận tải của nước ngoài, trong cuộc gặp và thảo luận với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam vào hôm 27/5 tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết rằng, Không quân Việt Nam cần một loại máy bay có thể triển khai lực lượng, vận tải, sức chở tối đa 10 tấn và có một cánh cửa phía sau để đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Theo các phương tiện truyền thông Indonesia, Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới việc mua được các máy bay CN-295 do nước này chế tạo theo giấy phép hợp tác sản xuất của Airbus Military.

Theo ông Budiman, việc chuyển giao sản xuất máy bay CN-295 mà do Airbus Military cung cấp theo đơn hàng của Việt Nam cho PT Indonesian Aerospace là rất có khả năng, bởi Airbus Military và PT Indonesian Aerospace đang có quan hệ hợp tác sản xuất máy bay.

Indonesia cũng đã được Airbus bổ nhiệm làm đại lý chính cho việc bán và bảo hành máy bay ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Một số hình ảnh về máy bay vận tải quân sự L-410 Việt Nam định mua:





Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/ngam-12-may-bay-van-tai-quan-su-l-410-viet-nam-dinh-mua-a89674.html

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/238146/Default.aspx
0