Sĩ quan CSVN tham dự một khóa huấn luyện Anh ngữ chuẩn bị tham dự Lực lượng bảo vệ bòa bình LHQ do chính phủ Anh tài trợ. (Hình: VietnamNet)
Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng VN nói với hệ thống truyền thanh truyền hình nhà nước hôm Thứ Sáu 27/9/2013 đồng thời với sự thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta đọc diễn văn tại phiên họp khoáng đại tổ chức Liên Hiệp Quốc ở New York.
Như từng loan báo một số lần, các đơn vị VN tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình LHQ sẽ không được gửi tới các khu vực đang có tranh chấp hay chiến tranh. Họ chỉ góp mặt trong 4 loại hoạt động gồm tham mưu, công binh, quân y và quan sát viên.
Tại LHQ, ông Nguyễn Tấn Dũng buổi sáng ngày Thứ Sáu đã tiếp xúc với tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng một số vị cầm đầu các cơ quan của LHQ. Theo trang nhà chinhphu.vn, ông Dũng thông báo với ông tổng thư ký LHQ là Việt Nam “triển khai những đóng góp mới, trước mắt là kế hoạch Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ vào năm 2014”.
Kế hoạch đưa Việt Nam vào lực lượng bảo vệ hòa bình LHQ đã được chuẩn bị rất chậm chạp suốt từ 8 năm qua. Hồi Tháng Bảy, 24 sĩ quan VN đã tốt nghiệp một khóa huấn luyện Anh ngữ 5 tháng qua sự tài trợ của chính phủ Anh quốc. Tin về việc tham gia lực lượng LHQ ở Phi Châu từng được loan báo từ hồi Tháng Hai vừa qua khi phụ tá tổng thư ký LHQ đặc trách Lực lượng Gìn Giữ Hòa Bình Edmond Mullet đến Việt Nam.
Một bản công điện của tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội bị “Wikileaks” tiết lộ trên internet năm 2009 nói rằng, nhà cầm quyền Hà Nội “lưỡng lự” đối với việc nên hay không gửi lực lượng tham gia hoạt động bảo vệ hòa bình của LHQ.
Công điện thuật lại cuộc nói chuyện giữa bà phó đại sứ Virginia Palmer và thứ trưởng ngoại giao VN Lê Hoài Trung diễn tả sự lo ngại của Hà Nội nhiều thứ gồm cả đối phó với các trường hợp binh sĩ VN thiệt mạng.
Nam Sudan là một nước mới tách ra khỏi Sudan từ năm 2011 sau thời gian nội chiến đẫm máu hơn 50 năm, ở khoảng giữa Châu Phi. Dân số không chính xác trên dưới 8 triệu người triền miên trong tranh chấp lãnh thổ với Sudan và những trại tị nạn thiếu từ thực phẩm đến nước uống.
Mali, ở khu vực Tây Phi phía nam Algeria, có dân số khoảng hơn 14 triệu người. Tuy dành được độc lập từ năm 1960 nhưng khủng hoảng chính trị thường xuyên trong sự đe dọa của các nhóm Hồi giáo cực đoan. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174192&zoneid=2#.Uka6uOh1AfU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét