Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Các biện pháp quân sự của Mỹ ở châu Á và sách lược đối phó của Trung Quốc


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 17/11/2013

(Tạp chí “ Vòng quanh Đông Nam Á ”, tháng 5/2013)

1. Nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông

Trên thực tế, từ sau khi Chiến tranh Lạnh những năm 90 của thế kỷ 20 kết thúc, Mỹ bắt đầu tiến hành bố trí chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chính quyền Bill Clinton, xu hướng Mỹ chuyển dịch chiến lược sang phía Đông đã bắt đầu xuất hiện.

Tháng 7/1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton cho rằng: “Thời điểm Mỹ cùng với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực này xây dựng ‘Cộng đồng Thái Bình Dương mới’ đã đến. Tháng 11/1993, Tổng thống Bill Clinton lại cho rằng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, châu Á có lợi ích kinh tế quan trọng đối với Mỹ, vì vậy, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ sẽ chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á, từ ưu tiên an ninh sang ưu tiên kinh tế.

Sau sự kiện “11/9” năm 2001, Chính quyền Bush (con) phát động Chiến tranh Afghanistan và Iraq, coi hai quốc gia này là cứ điểm quân sự, tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ tại châu Á. Ngay cả khi chính Bush (con) đang tập trung chống khủng bố, nhưng Mỹ vẫn không quên tăng cường bố trí quân sự ở đảo Guam. Mỹ coi trọng các nước đồng minh, tích cực xử lý quan hệ với các nước phi đồng minh ở khu vưc châu Á-Thái Bình Dương, cố gắng chủ đạo toàn diện trật tự chính trị kinh tế và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy, nếu như nói Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, không bằng nói Mỹ chưa từng rời khỏi khu vực châu Á Thái Bình Dương. Và từ khi Chính quyền Obama lên cầm quyền đến nay, Chính phủ Mỹ càng chú trọng việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tháng 10/2010, tại Hawaii Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có bài diễn thuyết về chính sách châu Á của Mỹ, nêu rõ phải chuyển dịch toàn diện trọng điểm về ngoại giao, kinh tế, an ninh quân sự và truyền bá giá trị quan của Mỹ sang châu Á. Ngay từ ngày đầu tiên khi Chính quyền Obama lên cầm quyền đã coi việc chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông là nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ. Chính sách quay trở lại châu Á đại diện cho xu thế bành trướng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lựa chọn khu vực Đông Nam Á làm khu vực đến thăm đầu tiên của mình. Ngày 18/11/2012, tại Bangkok, Thái Lan, Obama bầy tỏ sau khi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai việc Obama đến thăm 3 nước châu Á không có gì là bất ngờ, vì Mỹ chính là và mãi mãi là quốc gia Thái Bình Dương khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất của kinh tế thế giới, khu vực này rất quan trọng đối với an ninh và phồn vinh của Mỹ trong thế kỷ 21, đóng vai trò then chốt đối với việc tăng thêm việc làm của người dân Mỹ. Việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có đặc điểm nổi bật là lấy “sức mạnh thông minh” làm phương châm chỉ đạo, các biện pháp vận dụng tổng hợp quân sự, chính trị kinh tế, ngoại giao… đều được tiến hành. Như việc Hillary Clinton đưa ra 6 phương châm hành động quan trọng: tăng cường liên minh an ninh song phương, đi sâu quan hệ với các nước mới nổi bao gồm cả Trung Quốc; tham gia các tổ chức đa phương khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; xây dựng nền tảng hiện diện quân sự vững chắc; nâng cao dân chủ và nhân quyền Trong 6 phương châm hành động nêu trên, có 3 phương châm hành động liên quan tới các bước an ninh quân sự. Đúng như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta khi đó từng bầy tỏ: “Việc tại khu vực tiền duyên của chúng ta ở châu Á- Thái Bình Dương được bố trí lực lượng quân sự đầy đủ là trọng tâm trong cam kết của chúng ta đối với khu vực này”. Hơn nữa, “Từ lâu nay, Mỹ luôn đi sâu tham gia các công việc của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là trong thời kỳ chiến tranh hay là thời kỳ hòa bình, cho dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa cầm quyền, cho dù Washington chỉ trích hay nhường nhịn nhau, cho dù thặng dư hay thâm hụt tài chính, đều không bao giờ thay đổi. Trước kia chúng ta ở đây, hiện nay ở đây, trong tương lai vẫn sẽ ở đây”. Việc bố trí lực lượng quân sự ở nước ngoài là để ủng hộ chính sách và chiến lược quốc gia của Mỹ, cũng là để bảo đảm việc Mỹ triển khai hợp tác tích cực với các đồng minh và đối tác của Mỹ, và giành lấy sự ủng hộ của các nước này.

2. Các biện pháp quân sự chủ yếu của Mỹ khi chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông

“Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương” trên lĩnh vực quân sự của Mỹ chủ yếu bao gồm hai mặt liên hệ với nhau, đó là: tái cân bằng về địa lý và tái cân bằng về khả năng quân sự. về địa lý, tái cân bằng chiến lược hao gồm việc điều chỉnh chiến lược khu vực, tư thế quân sự và kết cấu sức mạnh đã tồn tại ở khu vực này của Mỹ, để đối phó với các thách thức và cơ hội xuất hiện ở khu vực này. Về khả năng quân sự, tái cân bằng chiến lược bao gồm sự đầu tư cần thiết đối với các mặt như phần cứng, hệ thống và khoa học kỹ thuật..,từ đó khiến cho quân đội Mỹ có thể bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, khi phải đối diện với thách thức của sức mạnh quân sự khu vực đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, củng cố và phát triển quan hệ đồng minh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ với các nước đồng minh và đối tác hợp tác chủ yếu ở châu Á là mấu chốt tăng trưởng và ổn định của khu vực này trong tương lai. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh lịch sử đã cho thấy một khuôn khổ khu vực lớn mạnh có thể kích thích hợp tác, kiềm chế các hành vi khiêu khích. Khuôn khổ này đòi hỏi cần phải tiếp tục nỗ lực, cần có quan hệ đối tác tiếp tục nỗ lực, vững mạnh, điều quan trọng là vẫn cần có sự lãnh đạo của Mỹ, đây là trọng tâm trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Tất cả các hành động ngoại giao, kinh tế và quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều nhằm thực hiện mục tiêu này. Hệ thống đồng minh song phương là khởi điểm và cơ sở để Mỹ can dự vào an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tháng 11/2009, trong thời gian đến thăm Nhật Bản, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu quan trọng, tỏ rõ chính sách châu Á của Mỹ và thái độ của Mỹ đối với liên minh Mỹ-Nhật, Obama cho rằng: “Từ khi nhậm chức đến nay, tôi luôn nỗ lực khôi phục địa vị chủ đạo của Mỹ ở khu vực châu Á… nhưng thành quả mà Mỹ đạt được ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên mức độ nhất định thường phải dựa vào quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật lâu dài và bền vững”.

Các học giả Mỹ cũng kiến nghị Mỹ phải xây dựng một liên minh quân sự ở châu Á có sức hội tụ lớn hơn, như vậy mới có thể thực hiện được lợi ích chính trị và kinh tế của Mỹ, các nước đồng minh là bàn đạp của Mỹ. Và khi phải đối phó với các thách thức an ninh khó khăn đang phải đối diện ở khu vực này, kết cấu đồng minh là không thể thay thế, Nhưng với tư cách là công cụ của chính sách quốc gia, đồng minh là nhân tố biến động trong quá trình đang thay đổi không ngừng, cần phải điều chỉnh vai trò, sứ mệnh và khả năng để phù hợp với một môi trường quốc tế thay đổi. Chính quyền Obama cũng tiến hành điều chỉnh tương đối đối với hệ thống đồng minh châu Á, lợi dụng mối quan hệ căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản để ngăn chặn xu hướng ly tâm của Hàn Quốc và Nhật Bản, tăng cường liên minh quân sự Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật. Tại bán đảo Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh với Hàn Quốc, đặc biệt là sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeong tháng 11/2010, Triều Tiên phóng vệ tinh tháng 4/2012, Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 tháng 2/2013, Mỹ và Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức tập trận quy mô lớn, đồng thời bắt đầu đồn trú quân đội tại Australia.

Thứ hai, mở rộng hợp tác quân sự với Ấn Độ, các nước Đông Nam Á như Singaoore, Thái Lan… Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ ngày càng chặt chẽ. Trong 10 năm qua, quân đội Mỹ cũng tập trận với quân đội Ẩn Độ, số lần tập trận hàng năm đều tăng lên, mối liên hệ giữa quân đội hai nước cũng không ngừng mở rộng, trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua hơn 8 tỷ USD trang thiết bị quân sự cửa Mỹ. Mỹ đưa quân đến Australia, bố trí hải quân ở Singapore, triển khai hợp tác quân sự trên các lĩnh vực mới với Philippines, mời Myanmar tham gia tập trận “Hổ mang vàng” giữa Mỹ và Thái Lan trong năm 2013…, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tầu chiến hải quân, lực lượng lính thủy và lính thủy đánh bộ của Mỹ đã tham gia hơn 170 cuộc tập trận song phương và đa phương, tiến hành hơn 250 chuyến viếng thăm các bến cảng của khu vực này. Lấy các căn cứ quân sự châu Á làm căn cứ hoạt động, lực lượng vũ trang của Mỹ có thể sẽ mở rộng khả năng hoạt động của các lực lượng này đến Ẩn Độ Dương và vịnh Persian.

Thứ ba, lợi dụng tranh chấp lãnh thổ lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước xung quanh, xây dựng vòng cung bao vây Trung Quốc, về vấn đề Biển Đông, Mỹ giữ lập trường thiên vị rõ ràng đối với các nước có tranh chấp với Trung Quốc, tiếp đến can dự vào vấn đề Biển Đông. Mỹ tuyên bố Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương, cũng là nước lớn có sự hiện diện lâu dài ở khu vực này việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng, bảo vệ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp không bị cản trở đều liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ. Mỹ không ngừng chỉ trích hành vi bảo vệ chủ quyền quốc gia hợp pháp của Trung Quốc, về vấn đề đảo Điếu Ngư tuy Mỹ nhiều lần tuyên bố giữ lập trường trung lập, nhưng việc chủ trương đưa đảo Điếu Ngư vào phạm vi của Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Nhật đã cho thấy Mỹ thiên vị Nhật Bản.

Thứ tư, tăng cường thực lực quân sự của hải quân và không quân, đổi mới quan niệm tác chiến. Từ bề ngoài cho thấy ngân sách quân sự của Mỹ đang cắt giảm, trên thực tế là đang tiến hành tái bố trí khu vực. Về địa lý, tăng thêm số nước có liên hệ quân sự với Mỹ, mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nâng cao khả năng hành động quân sự. Tháng 3/2013, khi diễn thuyết tại Hiệp hội châu Á-Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Tom Donilon cho rằng: “Trong vài năm tới, trong lực lượng quân sự của Mỹ sẽ có, một phần tương đối lớn được bố trí ở khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 2020, 60% hạm đội hải quân Mỹ sẽ lấy khu vực Thái Bình Dương làm căn cứ.

Trong 5 năm tới, không quân của Mỹ cũng sẽ dần dần chuyển trọng tâm đến khu vực Thái Bình Dương. Mỹ đang tăng cường sức mạnh của lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ. Lầu Năm Góc đang hoạch định kế hoạch, ưu tiên bố trí khả năng quân sự hiện đại hóa nhất cho Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, bao gồm tầu ngầm, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35 và các loại máy bay trinh sát tiên tiến nhất. Hơn nữa, chúng ta đang hợp tác với các nước đồng minh để giành lấy tiến triển nhanh chóng trong việc mở rộng hệ thống rađa và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, đưa tới sự bảo hộ cho các nước đồng minh của Mỹ và toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Đồng thời, Mỹ cũng coi trọng việc đổi mới quan niệm tác chiến, tháng 1/2012, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Khái niệm can dự tác chiến liên hợp”, đồng thời đưa ra khái niệm “Tác chiến liên hợp không quân – hải quân”, tìm cách phối hợp và nâng cấp lực lượng không quân và hải quân. Ngoài ra, Mỹ còn đầu tư máy bay tiếp dầu trên không, máy bay ném bom kiểu mới cũng như tầu tuần tra trên biển và máy bay chống tầu ngầm tiên tiến.

3. Phân tích nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông dưới góc độ an ninh quân sự

Từ những thông tin do Bộ Quốc phòng và các kênh chính phủ khác của Mỹ công bố cho thấy nguyên nhân của việc Mỹ chuyển dich trọng tâm chiến lược sang phía Đông chủ yếu có:

Thứ nhất, nâng cao khả năng lãnh đạo của Mỹ, duy trì địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu. Ngày 5/1/2012 Mỹ đã công bố Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia mới nhất “Duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ – Nhiệm vụ ưu tiên của quốc phòng trong thế kỷ 21”. Mục tiêu của Mỹ là trong môi trường an ninh toàn cầu mang tính thách thức phải “duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ”, bảo đảm an ninh tuyệt đối, bảo vệ ưu thế tuyệt đối và lợi ích quốc gia của Mỹ. Thể hiện rõ địa vị lãnh đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện tại khu vực tiền duyên của Mỹ ở khu vực này, không cho phép ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện cục diện sức mạnh chính trị, kinh tế, an ninh và quân sự bài xích Mỹ. Thứ hai, bảo vệ lợi ích rộng rãi của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ Jame J. Przystup từng cho rằng lợi ích của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm: bảo vệ lãnh thổ của Mỹ, bảo vệ công dân Mỹ; tiến vào thị trường châu Á-Thái Bình Dương.

Tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Mỹ ủng hộ những nỗ lực nhằm mở rộng và bảo đảm việc thâm nhập thị trường, tăng cường nỗ lực mở rộng thương mại thông qua việc thành lập Khu thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và ký hiệp định tự do với Australia, Singapore và Hàn Quốc; bảo đảm tự do trên các vùng biển quốc tế; duy trì thế cân bằng, đề phòng bất kỳ một cường quốc và tập đoàn quốc gia nào trỗi dậy gây trở ngại cho sự tham gia về chính trị và kinh tế của Mỹ đối với khu vực này; ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt và hệ thống phóng tên lửa đạn đạo; nâng cao dân chủ và nhân quyền. Báo cáo “Duy trì địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ – Nhiệm vụ ưu tiên của quốc phòng trong thế kỷ 21” cũng, đã trình bầy về vấn đề này: “Lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển được mở rộng từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á đến khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, sự phát triển này tạo ra sự thay đổi không ngừng giữa thách thức và cơ hội. Vì vậy, cho dù quân đội Mỹ tiếp tục thúc đẩy an ninh toàn cầu, nhưng Mỹ vẫn phải tái điều chỉnh đối với chiến lược khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác hợp tác chủ yếu ở châu Á là điều then chốt quyết định sự tăng trưởng và ổn định của khu vực này trong tương lai.

Các đồng minh hiện nay của Mỹ đã đặt nền tảng quan trọng cho an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ cũng sẽ mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các đối tác mới nổi của toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Ấn Độ, để ủng hộ Ấn Độ với tư cách là nước dẫn đầu kinh tế trong khu vực, và tạo ra môi trường an ninh rộng rãi hơn ở khu vực Ấn Độ Dương”. Từ Ấn Độ Đương đến khu vực ven biển phía Tây nước Mỹ, cư trú một nửa dân số thế giới, có các đồng minh quan trọng của Mỹ, có các nước lớn kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, còn có nhiều tuyến đường vận tải năng lượng và thương mại sôi động nhất trên thế giới.

Lượng hàng hóa chuyên chở thông qua Biển Đông chiếm tới một nửa lượng hàng hóa thế giới. Thứ ba, tuyên truyền “Thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc”, tìm kiếm lý do và tạo cớ cho việc Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương bằng quân sự. Thứ tư, chuyển đổi phương hướng và phương châm chiến lược quân sự của Mỹ. Chính quyền Obama đã thay đổi chính sách chống khủng bố từ chủ yếu sử dụng vũ lực trong thời kỳ Chính quyền Bush (con), chuyển sang rút quân khỏi Iraq, tăng thêm quân đội cho Afghanistan, tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á, thực hiện coi trọng cả Trung Đông và Đông Á trong địa vị chiến lược quân sự của Mỹ. Từ phương châm chiến lược cho thấy Mỹ đã rút được bài học chống khủng bố ở Iraq, thay đổi chiến thuật biển người, chuyển sang nhấn mạnh tầm quan trọng về vai trò của biển đối với Mỹ, nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của hải quân đối với Mỹ, hoạch định kế hoạch tác chiến liên hợp không quân và hải quân. Và khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính là khu vực mà Mỹ quan tâm nhất đến việc kết hợp tác chiến giữa không quân và hải quân. Từ góc độ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy khu vực này có các đối tác đồng minh quân sự quan trọng nhất của Mỹ, lại có Trung Quốc và Nga là hai đối thủ cạnh tranh tiềm tàng chủ yếu nhất của Mỹ, vừa có vấn đề do Chiến tranh Lạnh để lại, vừa có rất nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.

4. Kiến nghịsách lược đối phó của Trung Quốc đối với biện pháp quân sự của Mỹkhi chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông

Mỹ vẫn duy trì tư duy Chiến tranh Lạnh, không ngừng tăng cường hệ thống đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của mình, việc Mỹ duy trì mức độ căng thẳng vừa phải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc có thể tạo ra cái cớ cho Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông. Từ ý nghĩa này cho thấy việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông chắc chắn sẽ là nhân tố tiêu cực trong phát triển an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và việc Mỹ không ngừng bố trí lực lượng ở khu vực xung quanh Trung Quốc trở thành biến số lớn nhất gây ảnh hưởng đến an ninh xung quanh Trung Quốc. Để bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển xung quanh Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kiến nghị Trung Quốc phải áp dụng các biện pháp tích cực để đối phó.

(1). Kiến nghị dựa theo chiến lược phát triển biển quốc gia được đề xuất trong báo cáo Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra sức thúc đẩy công cuộc xây dựng cường quốc biển

Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra chiến lược phát triển biển quốc gia “nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”, vạch rõ phương hướng tiên tiến cho công cuộc phát triển và xây dựng biển của Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc thế giới chắc chắn phải hướng ra biển. Từ lịch sử cho thấy sự trỗi dậy của các nước lớn đều gắn liền với biển. Việc Mỹ thực hiện chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông cũng dựa trên tầm quan trọng của biển đối với Mỹ.

Biển có ý nghĩa chiến lược đặc biệt đối với Trung Quốc đang trỗi dậy. Với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc không tránh khỏi phải phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên. Và gần một nửa lượng dầu mỏ hàng năm của Trung Quốc, trên 80% thương mại quốc tế phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển đi qua eo biển Malacca. Trung Quốc tồn tại bất đồng về chủ quyền một số đảo và phân định vùng biển với một vài nước, cũng khiến cho sự quan tâm của các giới ở Trung Quốc đối với biển không ngừng tăng lên, cũng đưa tới cơ hội cho công chúng Trung Quốc nâng cao ý thức biển, kết hợp chặt chẽ giữa việc phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia với các biện pháp bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia, phối hợp hành động bảo vệ quyền lợi biển giữa chính phủ với nhân dân; kết hợp việc phát triển thực lực hải quân với bảo vệ lợi ích an ninh chủ quyền và lợi ích tại nước ngoài của Trung Quốc.

(2). Kiến nghị hoạch định mô hình ngoại giao xung quanh “Thái độ chủ động, can thiệp trước, có thể kiểm soát toàn bộ quá trình, có lợi cho Trung Quốc, cùng có lợi cùng thắng lợi”

Giảm thiểu việc nẩy sinh những vấn đề làm cho tình hình phức tạp thêm, đưa tới ảnh hưởng bất lợi, do không can thiệp trước hoặc mức độ can thiệp không đủ gây nên. Coi trọng việc áp dụng biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao và chiến lược để bảo vệ ổn định an ninh xung quanh. Đối với vấn đề đảo Điếu Ngư, phải không ngừng củng cố những thành quả đã giành được, liên kết hai bờ eo biển Đài Loan, cùng bảo vệ chủ quyền quốc gia. Kết hợp chặt chẽ giữa việc thực thi chiến lược phát triển biển với việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

(3). Tiếp tục thực hiện phương châm “coi láng giềng là bạn, thân thiện với láng giềng”

Đông Á là một khu vực chủ yếu khi Trung Quốc trỗi dậy, môi trường xung quanh ổn định hài hòa rất quan trọng đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc. Giải quyết ổn thỏa tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với các nước xung quanh, củng cố láng giềng hữu nghị, đi sâu hợp tác cùng có lợi, nỗ lực khiến cho sự phát triển của Trung Quốc đem đến nhiêu điều tốt lành hơn cho các nước xung quanh, thực hiện mục tiêu “láng giềng giầu có, láng giềng an ninh, láng giềng thân thiện”.

(4). Kiến nghị tích cực thúc đẩy việc phát triển lành mạnh và thuận lợi quan hệ Trung-Mỹ

Việc Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông quả thực đã tạo nên sức ép và mối đe dọa nhất định cho Trung Quốc, nhưng suy cho cùng quan hệ Trung-Mỹ lại không giống với quan hệ Mỹ-Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau trên lĩnh vực kinh tế, an ninh và chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ khiến cho quan hệ Trung-Mỹ xuất hiện cục diện cạnh tranh và hợp tác cùng tồn tại; trong một thời kỳ nhất định, sự cạnh tranh, thậm chí đối kháng giữa Trung Quốc và Mỹ trên một số lĩnh vực không thể làm mất đi hợp tác giữa hai nước.

Sự mở rộng của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng tăng thêm cơ hội trao đổi hiểu biết giữa Trung Quốc và Mỹ, điều hòa lập trường giải quyết tranh chấp giữa hai bên, đưa tới cơ hội cho việc thúc đẩy trật tự khu vực và thế giới phát triển theo hướng công bằng hợp lý. Vì vậy, Trung Quốc phải coi trọng vai trò của các cơ chế đối thoại Trung-Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường đối thoại an ninh chiến lược mới, thực hiện trao đổi lành mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, xây dựng quan hệ với các nước lớn mới nổi./.

Theo Ba Sàm
0

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á

Tác giả: Benjamin Schreer, ASPI

Người dịch: Huỳnh Phan

01-11-2013

Bình luận gần đây về việc Tổng thống Barack Obama hủy bỏ vào phút cuối chuyến đi của ông đến cuộc họp APEC tại Bali và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei phản ánh áp đảo lối suy nghĩ cổ điển ‘tổng bằng không’. Dư luận chung là tính đáng tin của việc Mỹ ‘xoay trục’ đã bị xói mòn nhiều thêm nữa, và rằng Trung Quốc đã sử dụng sự vắng mặt của Obama để củng cố vị trí của mình với các quốc gia ASEAN.

Tuy nhiên, chính trị quốc tế hầu như không theo động lực nhị phân như vậy. Trên thực tế, vì nhiều lý do, mục tiêu của Bắc Kinh nhằm tăng cường vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á với cái giá mà Washington phải chịu rất có nhiều khả năng thất bại. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khu vực đều hiểu rất rõ rằng chuyến đi Đông Nam Á của Tổng thống bị hủy không đồng nghĩa với một sự thay đổi trong chiến lược châu Á của Hoa Kỳ. Các cường quốc khu vực chính như Malaysia và Indonesia thừa nhận việc Obama ở nhà là chuyện bắt buộc. Thay vào đó, Ngoại trưởng John Kerry đã tham dự cả hai cuộc họp và đã đưa ra thông điệp chính mà các nước Đông Nam Á muốn nghe: Mỹ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông một cách hòa bình.

Thứ hai, thông điệp này làm lộ gót chân Asin của Trung Quốc ở Đông Nam Á: trong khi các nước ASEAN có tranh chấp đang mong muốn đàm phán, Bắc Kinh lại không sẵn sàng thỏa hiệp về chủ quyền lãnh thổ quá đáng của nước này ở Biển Đông. Tại Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường không những lặp lại rằng Bắc Kinh có ‘các quyền không thể tranh cãi’ bên trong đường ‘chín đoạn’ mà ông còn cảnh báo các nước không trực tiếp có dính dáng, kể cả Úc và Nhật Bản, phải đứng ngoài các tranh chấp này. Như vậy, Trung Quốc không đạt được nhiều tiến bộ trong việc thuyết phục các nước Đông Nam Á về thiện ý của mình. Nói một cách đơn giản, hành vi quyết đoán của họ trong Biển Đông đã gây ra hao hụt hầu như khó khôi phục về lòng tin giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN. Nó cũng mở ra một con đường cho các đấu thủ bên ngoài như Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường vai trò an ninh ở Đông Nam Á.

Thứ ba, kết quả là một số quốc gia Đông Nam Á tỏ dấu hiệu về hành vi ‘cân bằng bên trong’ và ‘bên ngoài’ chống lại Trung Quốc. Với hậu thuẫn chủ yếu của Nga, Việt Nam đang phát triển các thành phần khả năng ‘chống tiếp cận/ từ chối khu vực’ (anti-access/area-denial – A2/AD) để bù vào việc tăng cường lực lượng biển trong khu vực của Trung Quốc. Sau nhiều thập kỷ lo lắng về vấn đề an ninh nội bộ, Philippines đang cố gắng xây dựng một vị thế ‘phòng thủ đáng tin tối thiểu’ chống Trung Quốc. Những nước khác rõ ràng đang tìm cách che chắn khả năng có căng thẳng nhiều hơn ở Biển Đông. Chẳng hạn, Singapore mời Mỹ triển khai bốn tàu chiến ven biển. Họ cũng có khả năng chọn máy bay Joint Strike Fighter làm máy bay chiến đấu kế tiếp của mình, điều này sẽ tăng cường việc hợp tác quân sự với Mỹ.

Thứ tư, các diễn giải cho rằng sự vắng mặt của Obama là bằng chứng cho sự thiếu chuyên tâm về tái cân bằng là có vấn đề. Có hai lập luận chính thường được đưa ra. Một là Washington đang quá bận rộn với Trung Đông và hai là Hoa Kỳ không còn tiền để tài trợ cho việc chuyển trục về châu Á – Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc. Lập luận đầu không nhận thấy được rằng Mỹ vẫn còn là một cường quốc toàn cầu với trách nhiệm toàn cầu – đơn giản là vì phát biểu gần đây của ông Obama trước Đại hội đồng LHQ đề cập quá ít về châu Á – Thái Bình Dương so với Trung Đông không có nghĩa là Mỹ đột nhiên thiếu quan tâm đối với châu Á.

Lập luận thứ hai cũng không thuyết phục. Mặc dù có sức ép lên ngân sách quốc phòng của Mỹ, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục chuyển các hệ thống quân sự quan trọng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hồi đầu tháng 10, các quan chức Mỹ đã thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ triển khai máy bay dọ thám không người lái Global Hawk đến Nhật Bản vào đầu năm 2014. Và vào năm 2017 thủy quân lục chiến sẽ bắt đầu triển khai F – 35B tới Nhật Bản, đánh dấu sự triển khai máy bay chiến đấu Joint Strike lần đầu bên ngoài nước Mỹ. Ngoài ra, Thủy quân Lục chiến Mỹ đang xây dựng một căn cứ chỉ huy cao cấp mới trên đảo Palawan ở Philippines để giám sát Biển Đông. Đường băng trên đảo sẽ được nâng cấp để có thể phục vụ việc không vận chiến lược của Mỹ (và có khả năng cho máy bay chiến đấu). Nói cách khác, Philippines là bước mới nhất trong chiến lược của Mỹ để tăng cường sự hiện diện luân phiên của thủy quân lục chiến trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, làm phức tạp đáng kể kế hoạch hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Cuối cùng, các đồng minh của Mỹ có vẻ sẵn sàng gánh vác nhiều hơn để hậu thuẫn việc xoay trục của Mỹ. Úc là một ví dụ. Thủ tướng Abbott vừa công bố quyết định của Chính phủ Úc chia sẻ chi phí tài chính cho sự hiện diện tăng cường của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ ở Bắc Úc. Đồng thời, cách tiếp cận nồng nhiệt của ông với Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản – đồng minh châu Á quan trọng khác của Mỹ – tại hội nghị thượng đỉnh, bao gồm việc thừa nhận rằng Tokyo cần phải đóng vai trò an ninh khu vực tích cực hơn, đã làm ông nhận lãnh nhiều nhận xét gay gắt tại Bắc Kinh.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là Úc, các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của Mỹ hiện nay đang trong tiến trình chống Trung Quốc. Nhưng họ có một lợi ích cốt lõi trong việc duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và có nhận thức sâu sắc về thời điểm bước vào vị trí. Trung Quốc còn quá xa mới tới chỗ làm suy sụp vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á.

Benjamin Schreer là một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI).

Nguồn: East Asia Forum

Tiếng Việt: Ba Sàm
0

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Câu chuyện sĩ quan bất tuân thượng lệnh để cứu thế giới

Cách đây 30 năm, máy tính của quân đội Xô viết cảnh báo Mỹ đã bắn vài tên lửa hạt nhân sang Liên Xô. Nếu viên sĩ quan trực ban báo cáo ngay sự việc lên giới lãnh đạo chính trị và quân sự, có lẽ chiến tranh giữa hai siêu cường hàng đầu đã nổ ra.


Vào lúc sáng sớm ngày 26/9/1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô phát hiện nhiều vật thể bay từ Mỹ. Dữ liệu máy tính cho thấy chúng là những quả tên lửa hạt nhân. Trong trường hợp như thế, quân đội Liên Xô có quyền bắn trả tên lửa về phía Mỹ.

Nhưng Stanislav Petrov, người sĩ quan có nhiệm vụ theo dõi những vụ phóng tên lửa của các nước thù địch hôm đó, đã quyết định không báo cáo vụ việc lên sĩ quan cấp trên. Đó là một hành động vi phạm kỷ luật quân đội, nghĩa là không làm đúng trách nhiệm của quân nhân. Nhưng có lẽ hành động của Petrov đã cứu cả thế giới.

Nếu ông báo cáo sự việc, Liên Xô sẽ đáp trả Mỹ bằng tên lửa hạt nhân và chiến tranh sẽ bùng nổ. Do Liên Xô và Mỹ là hai siêu cường với rất nhiều đồng minh, rất có thể cuộc chiến giữa họ sẽ châm ngòi cho đại chiến thế giới lần thứ ba.


Stanislav Petrov, người theo dõi tên lửa trong ngày 26/9/1983. Ảnh: BBC.

“Tôi có đủ cơ sở để chứng minh đó là một vụ tấn công bằng tên lửa. Nếu tôi gửi báo cáo lên cấp trên, chắc chắn không ai phản bác lệnh bắn tên lửa về phía Mỹ để trả đũa”, Petrov nói với BBC. Petrov – người đã về hưu với quân hàm trung tá và đang sống trong một thành phố nhỏ gần thủ đô Moscow – là một thành viên trong một đội chuyên gia công nghệ thông tin được đào tạo kỹ lưỡng để phục vụ trong một trung tâm cảnh báo sớm tên lửa của Liên Xô. Căn cứ này nằm khá gần thủ đô Moscow.

Quá trình đào tạo của ông rất khắc nghiệt, còn những mệnh lệnh dành cho ông rất rõ ràng. Nhiệm vụ của Petrov là báo cáo mọi cuộc tấn công bằng tên lửa lên giới lãnh đạo chính trị và quân đội Xô viết.

Trong bầu không khí chính trị năm 1983, việc Liên Xô đáp trả vụ bắn tên lửa từ Mỹ là hành động chắc chắn xảy ra. Vì thế, khi cảnh báo những quả tên lửa từ Mỹ bay về phía Liên Xô xuất hiện, Petrov gần như hóa đá trong phút chốc. “Còi báo động vang lên, nhưng tôi vẫn ngồi trên ghế trong vài giây.

Tôi nhìn vào màn hình lớn màu đỏ với từ ‘phóng’ trên đó”, ông kể. Hệ thống báo với Petrov rằng mức độ tin cậy của cảnh báo đang đạt mức cao nhất, nghĩa là máy tính khẳng định chắc chắn Mỹ vừa phóng tên lửa. “Một phút sau còi lại vang lên. Quả tên lửa thứ hai đã rời khỏi bệ phóng của Mỹ. Sau đó họ tiếp tục phóng quả tên lửa thứ ba, thứ tư và thứ năm”, Petrov hồi tưởng.

Máy tính đổi nội dung báo động từ "phóng tên lửa" sang “tấn công bằng tên lửa". Petrov đốt vài điếu thuốc trong lúc suy tính. “Quân đội không quy định chúng tôi phải suy nghĩ bao lâu trước khi báo cáo một vụ tấn công. Song chúng tôi biết mỗi giây trì hoãn đều là khoảng thời gian quý giá. Chúng tôi phải báo cáo sự việc lên giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngay lập tức.

Tất cả những việc tôi phải làm là tới vị trí của điện thoại, quay số trực tiếp tới những chỉ huy hàng đầu. Song tôi không thể cử động. Tôi cảm thấy như tôi đang ngồi trên một chảo rán nóng”, ông thừa nhận.


Chính phủ Liên Xô quy định rằng nếu kẻ thù tấn công Liên Xô bằng tên lửa hạt nhân, quân đội Xô viết sẽ đáp trả bằng tên lửa hạt nhân. Ảnh: AP.

Mặc dù bản chất của vụ tấn công dường như đã rõ ràng, Petrov vẫn cảm thấy hoài nghi về một số điểm. Ngoài một số chuyên gia công nghệ thông tin như ông, Liên Xô còn có chuyên gia khác để theo dõi lực lượng tên lửa của Mỹ. Một số nhân viên vận hành radar vệ tinh nói với ông rằng họ không thấy bất kỳ quả tên lửa nào trên bầu trời Liên Xô.

Nhưng họ chỉ là những người thuộc bộ phận hỗ trợ. Quân đội quy định rất rõ ràng quyết định phải dựa trên số liệu của máy tính, nghĩa là ông phải là người ra quyết định.

Điều khiến Petrov nghi ngờ là mức độ mạnh và rõ ràng của cảnh báo. “Chúng tôi có 28 hoặc 29 cấp độ an ninh. Sau khi xác định mục tiêu, chúng tôi phải xem mục tiêu thuộc cấp độ an ninh nào.

Trong trường hợp này, tôi không tin vào cảnh báo của máy tính”, ông giải thích. Petrov gọi sĩ quan trực tại trụ sở của quân đội Liên Xô và báo cáo rằng sự cố máy tính đã xảy ra, nhưng không hề nói tới cảnh báo tên lửa.

Nếu ông phán đoán sai, rất có thể một vụ nổ hạt nhân đã xảy ra trên lãnh thổ Liên Xô vài phút sau đó. Nhưng nếu ông phán đoán đúng thì ông đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ. “23 phút sau tôi nhận ra rằng chẳng quả tên lửa nào rơi xuống đất.

Nếu Mỹ thực sự tấn công Liên Xô, chắc chắn tên lửa đã nổ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm”, ông vừa nói vừa mỉm cười. Giờ đây, sau 30 năm, Petrov vẫn nghĩ rằng khả năng ông phán đoán đúng hôm ấy chỉ là 50%.

Ông thừa nhận rằng ông chưa bao giờ chắc chắn rằng máy tính đã cảnh báo sai. “Tôi là sĩ quan duy nhất trong nhóm theo dõi tên lửa học từ trường dân sự. Tất cả đồng nghiệp của tôi đều là quân nhân chuyên nghiệp nên họ tuân thủ mệnh lệnh một cách nghiêm ngặt. Vì thế, tôi tin rằng, nếu hôm đó một sĩ quan khác trực, chắc chắn anh ta sẽ ban bố lệnh báo động”, ông lập luận.

Vài ngày sau cấp trên khiển khách Petrov, nhưng không phải về việc ông bỏ qua cảnh báo tên lửa của máy tính, mà do những sai phạm trong sổ trực ban. “Tôi đã giữ bí mật trong 10 năm. Thật xấu hổ khi hệ thống máy tính của quân đội Liên Xô cảnh báo sai trong trường hợp ấy”, ông nói.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, câu chuyện của Petrov đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và ông nhận nhiều giải thưởng quốc tế. Nhưng cựu sĩ quan không nghĩ ông là một anh hùng. “Đó là công việc của tôi. Nhưng thế giới đã may mắn vì hôm đó tôi là người trực”, ông nhận xét.

Quỳnh Trang Theo Tri Thức

0

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Chiến lược quân sự 'không đối xứng' của Trung Quốc

Các chiến lược gia quân sự Trung Quốc từ rất lâu rồi đã bị cuốn hút bởi cách tiếp cận của phương thức chiến tranh không đối xứng.

Trong khi đó, Trung Quốc không ảo tưởng về việc chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến chống lại Mỹ vì Bắc Kinh biết rằng, mình vẫn chưa phải là đối thủ của Washington trong thời gian ít nhất là 20-30 năm nữa.

Minh họa quá trình tiêu diệt vệ tinh của tên lửa KT của Trung Quốc
Minh họa quá trình tiêu diệt vệ tinh của tên lửa KT của Trung Quốc

Do đó, quân đội Trung Quốc đang phát triển một loạt các chiến lược không đối xứng để ngăn chặn Mỹ cho đến lúc sức mạnh quân sự của họ có khả năng “chín” hoàn toàn khi đối đầu với Lầu Năm Góc.

Hơn mười năm trước đây, các nhà khoa học, quân sự Mỹ đã đánh giá rất cao chương trình tên lửa của Trung Quốc. Trong năm 2010, quân đội Trung Quốc thông báo rằng họ bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo đầy tham vọng DF- 21A chống tàu sân bay. Trong năm 2013 đã có một vài báo cáo rằng các tên lửa DF- 21A đã được triển khai với số lượng nhỏ ở miền nam Trung Quốc. DF- 21A được cho là " sát thủ tàu sân bay ", nhằm hạn chế các nhóm tàu sân bay Mỹ trong trường hợp một cuộc xung đột với Đài Loan hoặc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.


Trung Quốc quyết định sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) là bất thường, bởi vì theo các chuyên gia, phát triển và sản xuất một loại tên lửa đạn đạo phức tạp hơn nhiều so với tên lửa hành trình. Quyết định của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt cược vào loại vũ khí này đã phản ánh sự phát triển đầy tự tin của ngành công nghiệp quân sự trong nước. Dự án tên lửa ASBM đúng là một mối đe dọa tiềm tàng cho các lực lượng Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

Mặt khác, Bắc Kinh biết rằng quân đội Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào vệ tinh thông tin liên lạc để tiến hành các hoạt động quân sự nên quân đội Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền đáng kể cho sự phát triển vũ khí chống vệ tinh.

Đầu năm 2007, Trung Quốc phóng thành công tên lửa chống vệ tinh đầu tiên, nó đã phá hủy một vệ tinh cũ của Bắc Kinh trong không gian. Trong tháng 5 năm 2013, Trung Quốc phóng tên lửa bay tới 10 000 km vào vũ trụ, điều này cho thấy các tên lửa được thiết kế như vũ khí chống vệ tinh. Trong cả hai đợt, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc.

Ngoài lĩnh vực tên lửa, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm các loại vũ khí laser. Xung laser có thể phá vỡ các vệ tinh thông tin liên lạc, tùy thuộc vào cường độ laser, thậm chí có thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.

Chương trình tên lửa của Trung Quốc cũng đang phát triển vững chắc và những yêu cầu mới là tăng độ chính xác và phạm vi phải xa hơn nữa. Tiến bộ trong dự án tên lửa, được mong đợi để phát triển các chương trình không gian chiến lược như tham vọng thám hiểm mặt trăng và sao Hỏa của Bắc Kinh

Chiến lược quân sự không đối xứng của quân đội Trung Quốc là không giới hạn trong một lĩnh vực hẹp, mà mở rộng đến các khu vực khác – trên đất liền, trên biển, trên không, thậm chí cả trên vũ trụ.

Lấy ví dụ ở trên biển, không giống như nhiều người nghĩ, ở đây hải quân Trung Quốc không tập trung vào việc làm thế nào để dùng một tàu sân bay nhằm tiêu diệt một tàu sân bay của kẻ thù. Mà Trung Quốc triển khai một số lượng lớn các tàu ngầm tấn công với vũ khí thông thường và hạt nhân, và số lượng máy bay chiến đấu mang tên lửa và bom có thể tiêu diệt tàu sân bay cũng như tàu nổi của đối phương.

Ngoài tàu ngầm , hải quân Trung Quốc sở hữu hàng ngàn tên lửa đối không, đối đất, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hải quân cũng đã phát triển hàng loạt các tàu khu trục, tàu chiến mang tên lửa và tàu hộ tống có khả năng hoạt động ở cả vùng nước hẹp và các khu vực ven biển, chúng có thể rất hiệu quả với các đối thủ lớn hơn, đặc biệt là nếu sử dụng chiến thuật “bầy đàn”.

Một lĩnh vực khác được PLA đang ngày càng quan tâm là - là chiến tranh mạng . Từ năm 2000, quân đội Trung Quốc đã thảo luận về khái niệm tổng chiến tranh hoặc chiến tranh không giới hạn , trong đó quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật không đối xứng trong mọi lĩnh vực.

Phổ biến nhất trong công việc của Trung Quốc liên quan đến chiến tranh không đối xứng được viết bởi hai đại tá quân đội Trung Quốc vào năm 1999 , được đặt tên là " chiến tranh không giới hạn ".

Các cuộc tấn công và xâm nhập vào các mạng máy tính nhạy cảm đối với Mỹ và các nước tiên tiến khác, điều này thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về loại “ vũ khí ảo” này .

Trong những năm gần đây , các cơ sở giáo dục của Trung Quốc , chẳng hạn như Học viện Khoa học Quân sự , Viện Quốc phòng và Viện Quân Sự của Hải quân dành nhiều thời gian để nghiên cứu về các chiến dịch quân sự ở phương Tây.

Mặc dù sự trung thành với chiến tranh không đối xứng của Trung Quốc không phải là mới, khái niệm này được nhanh chóng di chuyển từ lý thuyết đến thực hành, nhanh chóng trở thành phương pháp tiếp cận thống trị. Bạn không nên cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ phải chỉ dựa trên chiến lược không đối xứng. Thực tế là Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ, nhiều chính sách của mình để được như phổ biến.

Do trong tâm thức từ ngàn năm có thể chiến lược này sẽ vẫn chi phối. Ngược lại, Mỹ không nhìn vào chiến tranh không đối xứng và các hình thức phi tiêu chuẩn khác. Cái gọi là hành động quân sự kiểu Mỹ tập trung vào hỏa lực tấn công và bỏ qua các yếu tố phòng thủ.

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ sẽ có thể đối phó với một hệ thống riêng biệt, và liệu họ sẽ có thể hiểu được bản chất của chiến lược không đối xứng trong mọi lĩnh vực của Trung Quốc. Theo ghi nhận của chuyên gia Scott Dzhaspar có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quân cho rằng: " sự kết hợp của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình kết hợp với tàu ngầm và tàu khu trục mang tên lửa có thể gây tử vong cho một tàu sân bay. Một số lượng lớn các tên lửa với các biện pháp chống nhiễu sóng vô tuyến có thể vô hiệu hóa các hệ thống tiên tiến nhất của chúng tôi như Aegis ". Đó chính là điều Scott Dzhaspar muốn nói đến “ chiến lược không đối xứng” của Bắc Kinh.

Trong thực tế, vào năm 2006 chống lại Israel, Hezbollah phóng một loạt tên lửa do Trung Quốc sản xuất, kết quả là một tàu hộ tống lớp Eliat Israel bị phá hủy, giết chết bốn thủy thủ. Tàu hộ tống này được coi là tàu tiên tiến nhất trong các loại tàu hộ tống hiện có trên thế giới.

Trong khi Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự của mình trong tương lai gần, Trung Quốc có cơ hội để làm suy yếu lợi thế này. Điều này có thể có một tác động tích cực cho cả hai bên, cho rằng hai siêu cường sẽ hạn chế lẫn nhau. Trung Quốc và Mỹ đã trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ nhiều lợi ích. Các mối quan hệ có lợi có thể làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên , điều đáng ghi nhớ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ trước, Đức là đối tác thương mại chính của nước Anh.

TP (Theo News Land)
0

Mất nước từng phần?

 Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh 

Tôi giật mình khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc, nội dung như sau:

“Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là một huyện “chó ăn đá, gà ăn sỏi trong những năm trước đây. Thế rồi, ngành du lịch phát triển, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây đó cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với những nguy cơ, trong đó đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt vào tay người TQ, và thanh niên bị nghiện ngập.


Một người dân Kỳ Anh, yêu cầu dấu tên, buồn bã nói rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ, mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giầu có và hách dịch của người TQ. Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh. Ông này nói thêm rằng hiện tại huyện Kỳ Anh trong con mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người TQ, ở đó mọi thứ quyền lợi và quyền lực đều về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế với người TQ. Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh.

Một bà mẹ và một ông bố giấu tên cho biết thêm trước khi người TQ có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, nay 70% thanh niên hư hỏng và nghiện ngập. Bà mẹ và ông bố giấu tên nghi ngờ tác động rất nguy hiểm của người TQ, với ý đồ không tốt”.

Đoạn tin trên cho thấy thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.

TQ đã mua 3.000 ha rừng biên giới, mua một đoạn bờ biển Đà Nẵng và nơi nào đó nữa. Những nơi TQ mua (hoặc thuê dài hạn) người Việt Nam ngay cả công an cũng không vào được thì cũng giống như Kỳ Anh thôi.

Không biết lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng công an của Bộ có kiểm sát và xử lý vụ Kỳ Anh không?

Không biết Thủ tướng có biết tình hình hiện tại ở Kỳ Anh không?

 Ngoài những nơi TQ mua hoặc thuê dài hạn, họ làm chủ, họ làm gì trong những nơi ấy không ai biết.
Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ “nuôi cá”, họ đã khảo sát được vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, “mua” thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt Nam, họ tự do đưa ồ át lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta, rồi có những người lưu trú trái phép, định cư trái phép. Đây là một mối nguy nếu ta không cương quyết trục xuất những người TQ nhập cảnh trái phép, lưu trú, định cư trái phép ra khỏi nước ta theo luật pháp Việt Nam. Năm ngoái TQ đưa tin bắt giữ 40 người Việt Nam xâm nhập trái phép TQ. TQ làm được sao ta lại không làm được? Dù “hữu nghị” cũng phải có đấu tranh.

Giới cầm quyền TQ luôn mồm nói “Hữu nghị bền vững, hợp tác cùng thắng, cùng phồn vinh”, nhưng hành động của họ thì hoàn toàn ngược lại. Họ đã cài thế hòng bóp nghẹt ta.

Nhân dân ta cần cảnh giác, những vị có trách nhiệm cần có kế hoạch đề phòng. Theo tôi nghĩ quan trọng nhất là những nhà lãnh đạo cần quay lại với dân, thực hiện dân chủ, thi hành những chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thật sự gắn bó với dân thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thì mới có thể hóa giải được âm mưu nham hiểm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán để giữ được độc lập chủ quyền./.

N.T.V.

Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của Quê Choa
................................
Tên bài của Quê Choa, tên gốc:Chẳng lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ " Bành" phương Bắc?

0

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Biển Đông - Chiến trường mới của chủ nghĩa dân tộc châu Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Thứ Bảy, ngày 19/10/2013

TTXVN (Paris 18/10)

Báo Le Monde ngày 10/10 có bài viết về tranh chấp ở Biển Đông cho rằng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một loạt cuộc họp cấp cao diễn ra tại Đông Nam Á đầu tháng 10 đã tạo cơ hội để Trung Quốc tự do hành động với các vấn đề của khu vực. Nội dung chính bài viết như sau:

Về phía châu Á, tất nhiên đã có những tiếng nói bầy tỏ sự lo lắng đối với chiến lược “chuyển hướng” sang châu Á-Thái Bình Dương của Chính quyền Obama, một yếu tố tạo đối trọng với các tham vọng của Trung Quốc, về phần mình, Trung Quốc tỏ ra khoan hòa và mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế trên mọi phương diện. Bắc Kinh cam kết tăng cường hội nhập thương mại với các nước Đông Nam Á và nâng gấp đôi mức trao đổi thương mại với các nước trong khu vực từ nay đến năm 2020. Còn các vấn đề lãnh thổ? Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN tại Bandar Seri Begawan (Brunei): “Chúng ta cần cùng nhau làm việc để biển Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.

Jean-Pierre Cabestan, một chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong nhận xét cuộc tấn công ngoại giao của Lý Khắc Cường cho thấy Bắc Kinh đang thay đổi chiến lược: “Có một thiện chí hòa dịu từ phía Trung Quốc. Không biết có phải là tạm thời hay không, nhưng tôi tin rằng Trung Quốc đã ý thức được các tác dụng phụ của cách tiếp cận hung hăng quá đà ngoài Biển Đông mà họ áp dụng tới nay. Người ta đã lưu ý thấy các cuộc tranh luận ở Trung Quốc, trong giới nghiên cứu, kể cả ở Trường Đảng và trong các nhóm chính thức, về cái giá của thái độ hung hăng này .

Theo Cabestan, cứ mỗi lần tham dự các diễn đàn kiểu này, Trung Quốc đều chơi chiêu bài như vậy. Các nước liên quan sẽ không tin lời hứa của Trung Quốc là thật, đặc biệt là Indonesia, quốc gia có trọng lượng ở ASEAN và có những tham vọng địa chính trị riêng. Tất cả vấn đề là ở chỗ đợi xem Trung Quốc có thiện chí với các cuộc thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông như Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nêu tại Bandar Seri Begawan hay không.

Sau một thời gian dài tranh luận về chủ đề này, Bắc Kinh lần đầu tiên – tại một cuộc họp với ASEAN ở Túc Châu ngày 15/9 – đã chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử là một phần nghị sự trong các cuộc gặp chính thức giữa quan chức cấp cao Trung Quốc và những người đồng nhiệm ASEAN, cho phép bảo đảm tính liên tục trong các cuộc thảo luận và các tham vấn chính thức. Các khu vực trên Biển Đông đã thực sự trở thành một chiến trường đối đầu của các chủ nghĩa dân tộc châu Á và là nơi các mối căng thăng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa đang thúc đẩy Trung Quốc phá vỡ vòng vây vật chất và chiến lược được tạo thành từ chuỗi đảo nằm ven biển gần và từ các đồng minh hoặc các nước thân cận với Mỹ.

Sự khan hiếm các nguồn hải sản hoặc những sự tước đoạt và tình cảm tích tụ của các nhân tố khu vực nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh là một nguồn gây xung đột thường trực. Đó là chưa kể tới cuộc chạy đua vũ trang ở cấp độ lực lượng hải quân và sự phát triển ngoạn mục các khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Andrew s. Erickson, một chuyên gia nghiên cứu về hải quân Trung Quốc thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Rhode Island (Mỹ), từng lưu ý trên tạp chí “The Diplomat” hồi tháng 3/2013 rằng “Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) ngày càng có nhiều nguồn lực khả năng và sự bảo đảm hơn để giá trị hóa các lợi ích của Trung Quốc trên vành đai mà Bắc Kinh yêu sách, đặc biệt tại các vùng biển gần.

Theo quan điểm của Trung Quốc, mọi vấn đề chủ quyền đều không thể đàm phán và Bắc Kinh muốn giành lại “các quyền lịch sử” đối với một vùng lãnh hải mênh mông ở Biển Đông. Như vậy, vùng lãnh hải này sẽ bao gồm Biển Hoa Đông, nơi có các hòn đảo không người sinh sống trên quần đao Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản quản lý từ năm 1972; hoặc ở Biển Đông (Biển Hoa Nam), một vùng rộng lớn hình thành theo đường lưỡi bò, được ấn định bởi cái mà người Trung Quốc gọi “đường chín đoạn”, bao gồm 3 quần đảo và dải đá ngầm lớn. Trung Quốc hiện đang kiểm soát thực tế một phần, chẳng hạn quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa), nhưng đang muốn thâu tóm toàn bộ bất chấp các nước ven biển khác, trước hết gồm Việt Nam và Philippines, tiếp đến là Brunei, Malaysia và Indonesia.

Cho đến nay, Bắc Kinh đang triển khai một chiến lược hai mặt. Đối với các nước láng giềng và các đối thủ, Trung Quốc dựa vào cái mà nhà nghiên cứu Stephanie Kleine-Ahlbrandt (Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế – ICG) mô tả là “sự quyết đoán phản ứng”, có nghĩa là nắm bắt cơ hội từ khủng hoảng để đảo ngược nguyên trạng sao cho có lợi. Đó là trường hợp Trung Quốc đã làm với Nhật Bản sau khi Tokyo tiến hành quốc hữu hóa tháng 9/2012, quần đảo Senkaku vốn thuộc quyền sở hữu của một điền chủ Nhật Bản. Bắc Kinh đã lập tức chính thức yêu cầu Liên Hợp Quốc công nhận Điếu Ngư thuộc chủ quyền của Trung Quốc, sau đó ra lệnh cho các lực lượng tuần duyên của mình xâm nhập sâu và hầu như hàng ngày vào các vùng lãnh hải của Nhật Bản.

Theo Kleine-Albrandt, Bắc Kinh đang tìm mọi cách áp đặt một nguyên trạng mới, đó là ý đồ đồng quản lý các hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ở Biển Đông, năm 2012, Bắc Kinh lấy cớ Philippines khám xét tàu thuyền của các ngư dân Trung Quốc để giành quyền kiểm soát thực tế đảo Hoàng Nham (bãi đá cạn Scarborough) bằng các tầu riêng của mình. “Vùng biển” mà Bắc Kinh đòi chủ quyền ở Biển Đông là rất có vấn đề nếu chiếu theo các điều khoản trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc phê chuẩn năm 1996. Một cách khái quát, việc sở hữu đầy đủ các hòn đảo và bãi cạn liên quan có thể dẫn tới việc thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế quan trọng, nhưng trong mọi trường hợp đều không phải là một vùng biển gần quy mô lớn như Bắc Kinh chỉ định là “lãnh hải của Trung Quốc”.

Trung Quốc đã cho xây dựng cả một cơ sở tư pháp và hành chính hỗn hợp để làm chỗ dựa cho các yêu sách chủ quyền của mình. Tháng 7/2012, Trung Quốc đã thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa ở Hoàng Sa và dựng lên ở đây một trạm đồn trú của quân đội. Tam Sa là thành phố được trao thẩm quyền quản lý đối với một vùng lãnh hải nằm bên trong “đường chín đoạn”, gồm Trường Sa (Nam Sa) và bãi ngầm Macclesfield (Trung Sa) hiện đang chịu một phần kiếm soát của các nước Đông Nam Á. Tỉnh Hải Nam mà Tam Sa trực thuộc cũng ban hành một bộ luật ủy quyền cho các đơn vị tuần duyên khám xét trên một vùng biển rộng lớn các tàu thuyền “không tôn trọng các quy định” – chẳng hạn các ngư dân nước ngoài đi vào vùng được coi là đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Sự không rõ ràng về bờ biền của Trung Quốc đã gắn chặt với tư duy nạn nhân hóa phức tạp – trước các cựu thực dân, trong đó có Nhật Bản và cả các cường quốc châu Âu thông qua đường biển – và với sự bao vây cũng như “trò chơi đồng minh” của Mỹ. Đó là chiến lược “chuyển hướng” sang châu Á-Thái Bình Dương mà Hillary Clinton đã đề cập lần đầu tiên vào tháng 11/2011. Chiến lược này đã liên tục bị Bắc Kinh chỉ trích kịch liệt là âm mưu “ngăn chặn Trung Quốc”, tóm lại là một thách thức công khai đối với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc cho dù Bắc Kinh không thể gọi rõ tên.

Chiến lược của Mỹ đã “khích lệ và tăng cường” nhu cầu của các nước châu Á về mặt an ninh. Đây chính là quan điểm – được nêu trên diễn đàn “Thời báo Hoàn cầu” tháng 3/2013 – của Lưu A Minh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện khoa học xã hội Thượng Hải: “Mỹ đã khai thác nhu cầu hoặc sự lo ngại về an ninh của các nước châu Á trong một ý tưởng rằng các nước này sẽ phục vụ cho chiến lược riêng của Mỹ, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc lại trở thành sự bao biện cho việc theo đuổi một chiến lược như vậy”.

Bắc Kinh đã dựng lên một hàng rào rất cao và mọi nhượng bộ của giới lãnh đạo đối với phạm vi chủ quyền trên biển đều đẩy họ hứng chịu búa rìu của dư luận Trung Quốc. Công cuộc tái chinh phục vùng ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn là một dự án dài hạn đối với Trung Quốc. Nếu muốn gạt bỏ thách thức, Mỹ buộc phải tránh bị gạt ra rìa trên lĩnh vực kinh tế và phải chứng tỏ được mình tại các hội nghị thượng đỉnh của khu vực./.

Theo Ba Sàm
0

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Vì sao châu Á ‘vung tiền’ mua vũ khí ?

Trong bối cảnh cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế, việc chi tiêu quốc phòng châu Á sẽ vượt qua châu Âu lần đầu tiên ngay trong năm nay đã khiến thế giới không khỏi chú ý. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở một kết luận: Quá trình hiện đại hóa quân sự của châu Á sẽ còn kéo dài.


Theo phân tích của chuyên gia cấp cao Felix K. Chang (Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại), một phần lớn sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của cả châu Á xuất phát từ Trung Quốc đi cùng với những tham vọng ngày càng lớn của nước này. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự và tuôn ra những tuyên bố cứng rắn đã thúc đẩy các nước châu Á khác lao vào cuộc đua.

Sự tiến bộ của Trung Quốc
Vào đầu thập niên này, phần lớn ngân sách quân sự của Trung Quốc đã được dành để chuẩn bị cho việc huy động quốc gia và duy trì lực lượng thông thường với số lượng lớn. Trong một vài năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu tái phân bổ ngân sách, chuyển các nguồn lực từ các lực lượng bộ binh sang lực lượng hải quân và không quân. Cụ thể, nước này đã giảm mạnh lực lượng bộ binh với việc cho xuất ngũ hơn 1 triệu quân; kế hoạch là giảm từ hơn 120 sư đoàn xuống còn chưa tới 60 sư đoàn được trang bị đầy đủ vào cuối thập niên này. Điểm đáng chú ý, quá trình này đi kèm với việc thúc đẩy các nguồn lực giành cho nghiên cứu, phát triển và mua lại của các hệ thống vũ khí mới.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc


Về hải quân, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã tiến nhanh hơn trong vòng một thập niên qua mặc dù Trung Quốc vẫn phải mua một số lượng tàu khu trục và tàu ngầm từ Nga, nhưng sau đó họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm riêng và cuối cùng đã tân trang lại một tàu sân bay cũ của Liên Xô gọi là tàu Liaoning (Liêu Ninh) vào năm 2012. Trung Quốc có thể xây dựng thêm hai tàu riêng của mình trong những năm tới.

Hải quân Trung Quốc thậm chí còn xây dựng một căn cứ hải quân mới, rất lớn ở mũi phía nam của đảo Hải Nam bao gồm một đường hầm dưới lòng đất để tấn công hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

So với cùng kỳ trước đó, lực lượng không quân của Trung Quốc bắt đầu chuyển mình, từng bước thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng các loại máy bay chiến đấu Su-30MKK và Su-27SK hiện đại hơn của Nga và những loại máy bay chiến đấu bản xứ J-10 và J-11.

Để tạo ra hạm đội mới của mình, Trung Quốc đã đầu tư mạnh không chỉ vào những mẫu thiết kế kỹ thuật đổi chiều với Nga, mà còn đặt nền móng cho một ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trong nước có thể phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của mình. Trong khi đó, lực lượng không quân cũng đã mua các loại máy bay đòi hỏi sẽ phải có một chiến trường "thông tin hóa" kèm theo, chẳng hạn như máy bay A-50 và Y-8W để cảnh báo sớm và trinh thám (AEW & C) và máy bay H-6U để tiếp dầu trên không.

Trung Quốc cũng đã xuất sắc trong việc phát triển công nghệ và tên lửa. Lực lượng quân sự thông thường cũng đã có tên lửa không-đối-không mới và tên lửa hành trình phóng từ dưới biển chống tàu đầu tiên. Còn lực lượng quân sự chiến lược của Trung Quốc còn nhận được không chỉ tên lửa đạn đạo mới, mà còn có cả tên lửa đủ khả năng chính xác nhắm đến mục tiêu một con tàu trên biển (nếu kết hợp với một hệ thống giám sát đại dương đủ đảm bảo độ chính xác). Lo ngại sự thống trị của Mỹ trong không gian, Trung Quốc đưa vào quỹ đạo vệ tinh quân sự riêng của mình cũng như thiết kế và thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, đầu tiên vào năm 2007 và sau đó có thể lặp lại sớm nhất vào năm 2013.

J-31 và những tiến bộ về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã khiến nhiều nước ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn tồn tại không ít những thiếu sót. Các tàu chiến mới do Trung Quốc tự đóng đa số sử dụng động cơ tuabin khí đốt Ukraina mà được hệ thống radar tìm kiếm trên không của Nga bảo vệ. Và mặc dù Viện Thiết kế Máy bay Chengdu của Trung Quốc và Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương đã làm giới quan sát sửng sốt khi cho ra mắt của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo J-20 và J-31, nhưng hầu hết các hạm đội máy bay chiến đấu nâng cấp của Trung Quốc vẫn còn sử dụng những động cơ phản lực được Nga và Ukraina thiết kế và sản xuất.

Chưa hết, người ta còn cảm thấy rất ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc đã đàm phán với Nga để mua chừng 48 máy bay chiến đấu Su-35 mới, cho dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Cả châu Á cùng “vào cuộc”

Trung Quốc đã không “đơn độc”. Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đã làm như vậy ngay từ những năm đầu của thập niên 1990 dù gần đây họ đều gặp phải những rắc rối vì khủng hoảng kinh tế.

Khi nền kinh tế của Nhật Bản vật lộn đầu tiên với hai "thập niên mất mát", các lực lượng tự vệ Nhật Bản cố gắng duy trì cơ cấu lực lượng - chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của Tokyo đối với các công ty hàng không vũ trụ và các công ty đóng tàu để có được sự ổn định cho loại máy bay chiến đấu F-2 và tàu chiến mới.

Quân sự của Ấn Độ ở tình trạng còn tồi tệ hơn. Trong suốt những năm 1990, sức mạnh của Ấn Độ bị suy sụp trước hoạt động nổi dậy chống đối ở Kashmir, trong khi ngân sách bị teo lại do lạm phát cao và đồng tiền mất giá. Kết quả là, quân đội Ấn Độ phải chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh Kargil năm 2002 chủ yếu bằng các trang thiết bị lỗi thời.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ


Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 xảy ra tại Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng hiện đại hóa quân sự của họ. Ví dụ như Thái Lan từng mơ ước trở thành một cường quốc hải quân châu Á. Đầu những năm 1990, Bangkok thậm chí tài trợ xây dựng mới một tàu sân bay đầu tiên của khu vực Đông Á, mang tên Chakri Naruebet, đưa vào hoạt động năm 1996. Nhưng ngay sau khi cuộc khủng hoảng, các tàu tạm dừng hoạt động tại cảng, chỉ có thể đi lại một ngày trong tháng để duy trì và hỗ trợ cho số máy bay phản lực Harrier ít ỏi còn lại. Một số phận tương tự xảy ra với máy bay chiến đấu F/A-18 và MiG- 29 hiện đại của Malaysia. Với chi phí bảo dưỡng cao nên hiếm khi có thể bay, do vậy khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng bị ảnh hưởng.

Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, kinh tế châu Á đã bắt đầu hồi phục và kéo theo đó là các chương trình nâng cấp quân đội bắt đầu được tái khởi động.

Đầu tiên là Ấn Độ. Nhưng thách thức lớn nhất chính là bộ máy quan liêu và lãng phí của chính mình. Chương trình xe tăng Arjun là điển hình của sự kém hiệu quả này, thì một thực tế còn đáng lo ngại hơn là quân đội sau 27 năm chờ đợi không còn chịu đựng nổi để nhận bất cứ pháo binh mới nào. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thành công trong việc nâng cấp cơ sở dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc và trong vịnh Bengal, sau một số chi phí quá mức, cùng với việc đưa vào sử dụng một tàu sân bay tân trang lại của Liên Xô, mang tên Vikramaditya, cũng như tàu ngầm tấn công hạt nhân mới Akula.

Cũng phục hồi từ cuộc khủng hoảng nợ vào giữa thập niên, Hàn Quốc hồi sinh kế hoạch hiện đại hóa quân sự của mình. Kể từ đó, nước này đã mua sắm xe tăng mới, xe chiến đấu bọc thép, tàu khu trục Aegis trang bị đầy đủ, và sáu tàu ngầm loại 214.

Nhìn chung, chỉ trong vòng vài năm qua hầu hết các nước châu Á khác đều tăng tốc các chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Indonesia cũng bắt đầu hiện đại hóa với quy mô lớn trong năm 2012 với nhiều đơn đặt hàng các loại xe chiến đấu, 3 tàu ngầm loại 209 do Hàn Quốc xây dựng, một số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu Su-30MK2, và một lượng lớn hơn các máy bay huấn luyện và vận tải. Nhưng có lẽ điểm ngoặt ấn tượng nhất là ở Philippine mà trước đó các bộ phận của lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ bên ngoài giảm xuống gần như không tồn tại. Sự thay đổi diễn ra vào năm 2011, khi Manila mua hai chiến hạm sắp được "nghỉ hưu" của Mỹ và bắt đầu thảo luận với Nhật Bản về 10 tàu tuần tra nhỏ. Kể từ đó, chính phủ Philippine đã lùng sục khắp thế giới cho các thiết bị quân sự, gần đây đã đàm phán mua hàng chục máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và thậm chí còn cân nhắc mua hai tàu khu trục tên lửa Italia.

Tiêm kích đa năng Su-30 MK2 của không quân Indonesia.


Nhật Bản nằm trong số các quốc gia mới nhất tăng cường tốc độ chi tiêu quân sự. Bên cạnh việc tiếp tục chương trình mỗi năm 1 tàu ngầm tấn công và 1 khu trục mới, tốc độ này có thể tăng lên trong những năm tới.

Nhật Bản cũng đã thay thế tàu chiến cũ bằng những con tàu mạnh mẽ hơn nhiều. Hai tàu khu trục lớp Shirane từ thời 1970, mang theo ba máy bay trực thăng mỗi tàu, sẽ được thay thế bằng hai tàu 22DDH mới - "tàu khu trục máy bay trực thăng" - mỗi một tàu trong số đó trên danh nghĩa sẽ có thể mang theo cả tá máy bay trực thăng, nhưng kích thước và sự di chuyển của chúng sát hơn với những tàu tấn công đổ bộ của Mỹ Wasp, có khả năng hoạt động cho máy bay chiến đấu V/STOL và 40 máy bay trực thăng.

Tàu khu trục 22DDH đầu tiên, mang tên Izumo, đã được hạ thủy trong tháng 8/2013. Với chiến thắng của liên minh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản một tháng trước đó, có thể là ông sẽ thúc đẩy thông qua các biện pháp mới để tăng tốc độ mua sắm tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển, sự giảm giá gần đây của đồng yên Nhật Bản có thể buộc ông phải mở rộng việc mua các máy bay chiến đấu của Mỹ.Ngoài Trung Quốc, chỉ có Singapore đã liên tục dành nguồn lực để nâng cấp tất cả ba chi nhánh lực lượng vũ trang của mình từ những năm 1990. Kết quả là quốc đảo này đã có thể chuyển đổi các lực lượng quốc phòng địa phương thành quân đội hiện đại với khả năng triển khai sức mạnh đáng kể, bao gồm không chỉ các tàu ngầm tấn công, mà còn cả tàu đệm khí đổ bộ và không chỉ có máy bay chiến đấu F-15SG và F-16C/D, mà cả máy bay được hỗ trợ hệ thống mạng AEW&C và máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Ngày 8/9, Singapore đã chuẩn bị nhận bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Archer thứ hai và có khả năng sẽ là quốc gia thứ hai châu Á, sau Nhật Bản, mua được tiêm kích F-35 của Mỹ.
Phần 2
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” – nguyên nhân dẫn đến việc phình to của ngân sách quốc phòng tại các nước châu Á chẳng giống nhau nhưng có điều, chúng lại liên quan khá nhiều đến một cái tên quen thuộc ở châu Á: Trung Quốc.


Chuyện trong nhà

Không thể phủ nhận, những chương trình hiện đại hóa quân sự có liên quan khá nhiều đến các tính toán chính trị trong nước. Ở những nước mà quân đội can thiệp vào đời sống chính trị, các chính trị gia dân sự đôi khi phải sử dụng ngân sách quốc phòng lớn hơn nhằm mua sự bình yên. Một lý do khác liên quan đến chi phí quân sự được gắn trực tiếp đến việc ủng hộ các công ty trong nước được ưu đãi, hoặc các ngành công nghiệp hoặc cung cấp việc làm địa phương. 


Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tương đối phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore. Đơn đặt hàng thường xuyên đối với các tàu chiến và tàu ngầm của Nhật Bản có thể phản ánh niềm hy vọng duy trì vị trí ngành đóng tàu của đất nước ngang với mong muốn cải thiện an ninh, đặc biệt là sau khi các đơn đặt hàng tàu thương mại chủ yếu chuyển sang các nước “giá rẻ” như Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng cách xây dựng quân đội truyền thống là không đủ để chống lại sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và đã thúc đẩy hiện đại hóa PLA.


Mặc dù vậy, những toan tính chiến lược liên quan đến những thay đổi trong môi trường địa chính trị đã đóng vai trò lớn nhất trong việc tăng cường quân sự ở châu Á.

Ngay từ năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sau khi chứng kiến sự thành công không thể phủ nhận về vũ khí và cách tổ chức của Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã nhận ra sự cần thiết phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ. Cuối cùng giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu ra rằng cách xây dựng quân đội truyền thống là không đủ để chống lại sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ có cách hiện đại hóa quân sự toàn diện mới có thể hy vọng ngăn chặn các nước khác tác động đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.


Bị đe dọa bởi Trung Quốc?


Việc tăng tốc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng châu Á nhận thấy sự suy giảm an ninh tương đối. Ấn Độ đã nhanh chóng phản ứng bởi những nghi ngờ trong lịch sử với Trung Quốc - kẻ thù trong cuộc xung đột biên giới năm 1962 giữa Trung Quốc và Ấn Độ và là một đồng minh của Pakistan - kẻ thù lâu năm của Ấn Độ. Và trong suốt những năm 2000, New Delhi không ngừng lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc với việc sử dụng (cả mục đích dân sự - quân sự) các cơ sở hạ tầng sân bay, đường sắt, và đường bộ ở Tây Tạng và những lợi ích thương mại ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương.


Khi sức mạnh quân sự tăng lên, Trung Quốc lập tức lấn tới trong các tuyên bố chủ quyền.


Không xa lạ gì với các kế hoạch bao vây, các chuyên gia an ninh Ấn Độ đã nhận thấy Trung Quốc phát triển một "chuỗi ngọc trai" trên Ấn Độ Dương và có thể một ngày nào đó bao vây Ấn Độ. Và như vậy, ngay cả khi Trung Quốc thường nêu khẩu hiệu chống lại Mỹ, nhưng Ấn Độ cũng phải chú trọng đến khả năng quân sự của mình để đối phó với Trung Quốc và tự bản thân thấy mình cũng bị đe dọa. Ấn Độ cho xây dựng 6 tiền đồn trên núi (bao gồm cả hai tiền đồn mới) ở Arunachal Pradesh chỉ để đối mặt với 3 chốt tuần tra núi của Trung Quốc ở phía bên kia. Trong năm 2013, Ấn Độ thậm chí quyết định "về nguyên tắc" tài trợ cho một quân đoàn "tấn công" mới, để củng cố cho các đơn vị tiền tuyến một khả năng tấn công tốt hơn.


Trong những năm gần đây, nhiều nước châu Á khác đã bắt đầu phản ứng tương tự với sự tăng cường quân sự của Trung Quốc, mặc dù họ trước đó đã hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc bởi vì những lợi ích kinh tế được mang lại. Nhưng khi Trung Quốc tự tin với việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế và sức mạnh quân sự, Bắc Kinh bắt đầu khẳng định ưu tiên lợi ích của mình trong các tranh chấp với khu vực Đông Nam Á. Thay vì chấp nhận đối thoại đa phương, Trung Quốc dường như ngày càng đứng ngoài mối quan tâm khu vực Đông Nam Á và theo đuổi mục tiêu của mình riêng biệt hoặc chỉ thông qua đàm phán song phương. Thực tế là phương pháp tiếp cận gần đây của Trung Quốc xung đột với cả việc phân chia sử dụng sông Mekong và cả biên giới trên biển của nước này ở Biển Đông.



Vào cuối năm 2007, Bắc Kinh đã nâng cấp cơ quan hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trở thành "thành phố cấp quận" tại tỉnh Hải Nam. Sau đó, Trung Quốc đưa tuyên bố chủ quyền Biển Đông trở thành "lợi ích cốt lõi" của mình - thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu. Một số nước Đông Nam Á công khai đối đầu với sự quyết đoán của Trung Quốc tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 vào năm 2010.


Các nước Đông Nam Á hiểu rằng cần phải tăng cường năng lực quốc phòng trước thái độ ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc đã cảm thấy tức giận khi bị cự tuyệt. Trong năm 2012, Trung Quốc bị làm tăng thêm căng thẳng khi cho xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scaborough mà Philippine tuyên bố chủ quyền và gây ra bế tắc hàng hải kéo dài hàng tháng. Kết quả là, mặc dù nhiều nước Đông Nam Á từng cho rằng lợi ích của Trung Quốc trong việc tăng cường quân sự là một phần của "sự trỗi dậy hòa bình" giờ đây họ cũng cẩn thận với Trung Quốc hơn rất nhiều và việc mua sắm quân sự cũng trở nên cấp bách hơn.



Một loạt sự kiện tương tự xảy ra ở Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông. Bắt đầu từ năm 2010, tàu tuần tra Trung Quốc và Nhật Bản đã phải đối mặt nhau trong các vùng biển xung quanh các đảo. Sau đó, Bắc Kinh tăng cường tuần tra hàng hải tại khu vực này và cho phép công dân nước mình trút sự tức giận vào những lợi ích thương mại của Nhật Bản tại Trung Quốc. Mặt khác, ngày càng nhiều người Nhật thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường chuẩn bị quốc phòng. Kết quả là Tokyo đã triển khai thêm một phi đội máy bay chiến đấu F- 15J đến Okinawa và duy trì tuần tra bảo vệ ở gần quần đảo tranh chấp suốt ngày đêm. Tuy nhiên, nhu cầu duy trì tuần tra như thế khiến các thiết bị của các lực lượng tự vệ của Nhật Bản và bảo vệ bờ biển đã bắt đầu căng thẳng, dẫn đến nhu cầu về máy bay và các tàu mới có khả năng hơn.



Một số chuyên gia hiện nay cho rằng tăng cường quân sự của châu Á có thể dẫn đến tình trạng chạy đua vũ trang của một hoặc nhiều nước, thậm chí là giữa liên minh các nước. Cho đến nay, không một quốc gia châu Á hoặc liên minh các quốc gia có thể đủ khả năng để cạnh tranh trực tiếp với tốc độ cũng như quy mô hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, ngăn cản sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy chưa hẳn là một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng phần lớn việc tăng cường trang bị quân sự của châu Á có thể được mô tả như là một cuộc đuổi bắt vũ trang. Mặc dù các nước châu Á không đưa ra một khẩu hiệu đối với Trung Quốc, song họ đã cố gắng tăng cường sức mạnh quân sự - một phần thông qua việc hiện đại hóa quốc phòng và một phần thông qua các mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc bên ngoài làm rào cản chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Chẳng có gì nghi ngờ đó là lý do tại sao các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippine.... có lợi ích dường như rất khác nhau trong quá khứ, hiện nay lại trở nên quá quan tâm đến hợp tác kinh tế và hợp tác an ninh.


Phan Sương - Infonet.vn
0

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Viện Khổng Tử hay cuộc xâm lăng văn hóa Trung Quốc ?

(Thanh Phương, RFI- 21.10.13) Trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo « nhất trí » thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam.

Thật ra, Viện Khổng tử đã được Trung Quốc thành lập ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam đã được chính phủ Hà Nội quyết định từ năm 2009, nhưng thông báo chính thức về việc thành lập viện này đã một lần nữa gây lo ngại cho giới nhân sĩ trí thức Việt Nam về nguy cơ xâm lăng văn hóa của Trung Quốc, trong bối cảnh mà phim ảnh Trung Quốc từ nhiều năm qua tràn ngập các đài truyền hình Việt Nam và văn hóa Trung Qu ốc chi phối ngày càng nhiều đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong kiến trúc đền chùa.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội nêu lên những nguy cơ tiềm ẩn từ Viện Khổng tử sẽ được thành lập ở Việt Nam :


Mở trình phát HTML5

RFI : Xin kính chào tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Thưa ông, những nước như Pháp hay Đức cũng đã có những trung tâm văn hóa ở Việt Nam như Alliance Française hay Viện Goethe. Nhưng vì sao việc thành lập Viện Khổng tử của Trung Quốc lại gây lo ngại như vậy ?

TS Nguyễn Xuân Diện : Việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam không phải chỉ mới được đặt ra trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Lý Khắc Cường, mà từ năm 2009, ông Tập Cận Bình, khi ấy là phó chủ tịch Trung Quốc, khi đi thăm Việt Nam đã thúc giục Việt Nam thành lập Viện Khổng tử để tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.

Theo tôi biết, trên thế giới hiện đã có hơn 40 nước có tổng cộng hàng trăm Học viện Khổng tử. Riêng Thái Lan thì đã có 13 Học viện Khổng tử. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nét tương đồng nhau về mặt văn hóa và gần đây là người ta có nhắc đến tương đồng về chính trị, nhưng đến bây giờ mới xúc tiến mạnh việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Theo tôi biết, học viện này sẽ được đặt trong Đại học Hà Nội (Đại học Ngoại ngữ cũ).

Từ khi nhận được tin này, những nhà nghiên cứu, những nhân sĩ, trí thức rất là lo lắng. Lo lắng nhiều hơn là vui mừng. Nhiều nước đã đặt các học viện, các trung tâm văn hóa ở Việt Nam, nhưng những học viện, những trung tâm đó không gây lo ngại nhiều như Học viện Khổng tử này. Lý do là vì trong người dân Việt Nam luôn thường trực một tinh thần phản kháng, một sự tự đề kháng đối với văn hóa Trung Quốc, mặc dù là tư tưởng của Khổng tử, các thiết chế, mô hình Nhà nước theo kiểu Nho giáo của Khổng tử đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ rất lâu rồi.

Chúng tôi rất lo lắng bởi vì Viện Khổng tử này chắc chắn không phải được lập nên để tuyên truyền về giáo lý, tinh thần triết học hay cuộc đời và sự nghiệp của Khổng tử, cũng như về Nho học : Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Tam Tòng Tứ Đức ...

RFI : Theo ông biết thì Viện Khổng tử của Trung Qu ốc ở Việt Nam sẽ hoạt động như thế nào ?

Thực chất đây sẽ là một trung tâm văn hóa và ngôn ngữ, nhằm giới thiệu, quảng bá về văn hóa Trung Quốc : thi ca, âm nhạc, ẩm thực, trà đạo..., và sẽ có những giao lưu văn hóa giữa các nghệ sĩ Việt Nam và Trung Quốc. Đằng sau đó luôn là những hoạt động tư vấn về du học, tức là kéo thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc du học ngày càng nhiều. Đây cũng sẽ là trung tâm dạy Trung văn, tức là tiếng Hoa.

Đó là những hoạt động bề nổi, còn đằng sau nó chắc chắn sẽ là những hoạt động tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về mặt văn hóa và tư tưởng về một nước Trung Hoa hiện đại. Chính vì vậy nhiều nhà quan sát cho rằng việc thành lập Viện Khổng tử chính một sự thể hiện quyền lực mềm của Trung Quốc, hoặc có người gay gắt hơn thì nói rằng đấy là bước đầu đặt cơ sở cho việc bành trướng văn hóa.

Điều này thật đáng lo ngại, bởi vì sức ép và sự tuyên truyền văn hóa của văn hóa Trung Quốc hiện đại lên Việt Nam hiện nay rất là mạnh mẽ. Nhân dân đã không được những người làm công tác văn hóa dẫn dắt, cho nên, họ có sự sùng bái văn hóa Trung Quốc rất là quá đáng.

Ví dụ ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục ở Việt Nam và Đông Nam Á là chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Ngôi chùa ấy chẳng có dáng dấp gì mang bản sắc Việt Nam, mà thực chất là một ngôi chùa Tàu, mà hàng năm lại thu hút hàng triệu du khách. Các phim ảnh Trung Quốc thì chiếu tràn lan trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương. Rồi thì việc dựng các tượng sư tử Trung Quốc ở các đình chùa, đền miếu, cũng như ở trụ sở các tổng công ty. Rồi thì hàng hóa, đèn lồng Trung Quốc cũng tràn lan.

Chính những điều đó khiến người ta lo rằng là với Viện Khổng tử, Trung Quốc coi như đã đặt một bàn chân xâm lăng văn hóa đối với Việt Nam. Chưa bao giờ sức mạnh văn hóa Việt Nam suy yếu nhiều như hiện nay. Khi nào mà chúng ta không chống lại được xâm lăng về văn hóa, thì chúng ta sẽ không còn gì là nền tảng của nước Việt Nam nữa và sẽ bị đồng hóa. Đây sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm. Xâm lăng về văn hóa còn nguy hiểm hơn là xâm lăng về quân sự. Cho nên tôi thấy rất lo ngại.

RFI : Nhưng trong sự xâm lăng văn hóa này phải chăng cũng có sự tiếp tay của các lãnh đạo văn hóa, đã cho chiếu quá nhiều phim ảnh Trung Quốc trên truyền hình quốc gia, đến mức giới trẻ Việt Nam bây giờ thuộc sử Tàu hơn là sử Việt ?

Đúng là bây giờ trẻ con cấp 1, cấp 2, cấp 3 thuộc sử Tàu hơn là sử Việt. Văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng rất nhiều đến ngôn ngữ thường ngày của các em. Sóng truyền hình Trung Quốc tràn lan như vậy. Không những thế các bộ phim của cũng thế. Chúng ta thấy rằng là năm 2010, phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, tức là phim Đường tới thành Thăng Long, từ kịch bản, đạo diễn, cho đến diễn viên và vai quần chúng, cũng như bối cảnh, hậu kỳ, trang phục đều là do người Trung Quốc làm.

Bộ phim mang tính phản văn hóa như vậy cho nên các nhà nghiên cứu, các học giả đã yêu cầu không được chiếu bộ phim đó trong đại lễ 1000 năm Thăng Long. Về sau người ta mới phát hiện bộ phim đó không chỉ mang tính phản văn hóa, mà còn phản quốc, vì những nội dung lịch sử đã bị bóp méo và làm sai lạc.

Chúng tôi lo ngại vì giới lãnh đạo văn hóa Việt Nam hiện nay hiễu một cách rất là ấu trĩ và vô cùng hạn chế về văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, họ không phát động được trong cán bộ, công chức trên toàn quốc về việc phải có một sự đề kháng như thế nào đối với văn hóa Trung Quốc.

Hậu quả là vào những dịp Tết trong những năm gần đây, có khi cả thành phố, thị trấn thắp toàn đèn lồng Trung Quốc. Hà Nội gần đây đã phải phát động việc dẹp bỏ các tượng đá sư tử ở các đền chùa. Như vậy tức là họ cũng đã thấy được một phần rồi, nhưng những cái mà họ thấy được, nhưng so với những cái mà những người lãnh đạo cần phải có là chưa tương xứng. Chính vì vậy, những người tha thiết với truyền thống, với văn hóa Việt Nam đang rất là lo lắng.

RFI : Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, để cưỡng lại sự xâm lăng về văn hóa đó, liệu chúng ta có thể phát động một chiến dịch giống như chiến dịch kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, để tẩy chay hàng Trung Quốc, cho dù chúng ta vẫn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của văn hóa Trung Quốc ?

TS Nguyễn Xuân Diện : Cách đây vài năm Bộ Chính trị đã phát động phong trào người Việt dùng hàng Việt. Lúc ấy báo chí cũng làm rùm beng một vài sự hưởng ứng đó. Nhưng bây giờ chuyện ấy đã chìm đi rồi. Người ta cũng không nghĩ đến chuyện giữ gìn những phong trào đó hay phát động một lần nữa.

Nhưng trong nhân dân, nhất là trong giới trẻ đã ngấm ngầm một phong trào muốn tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, trước hết là hàng thực phẩm và thuốc chữa bệnh, nhưng đó cũng chỉ là những phong trào tự phát, chứ không phải là được phát động sâu rộng, được truyền thông Nhà nước cổ vũ, khuyến khích.

Tôi nghĩ rằng nên khơi dậy một tinh thần dân tộc và một tinh thần bài Hoa đúng mức. Bài Hoa đây không phải là bác bỏ hết những gì có nguồn gốc từ Trung Quốc, một nền văn minh lớn của nhân loại. Nằm cạnh một nền văn minh lớn như thế, Việt Nam cần tiếp thu, thừa hưởng những giá trị văn hóa, những tác phẩm lớn của Trung Quốc mà đã mang tầm mức nhân loại.

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải giới thiệu trong dân chúng, nhất là cho lớp trẻ, những nét đẹp của văn hóa Việt Nam, những giá trị thẩm mỹ thuần Việt, những tác phẩm văn học, mỹ thuật Việt Nam, những văn hóa chùa, làng...

Muốn đem lại một sự đề kháng đối với sự xâm lăng văn hóa của bên ngoài, thì trước hết cần phải khơi dậy, giáo dục sự hiểu biết cho lớp trẻ về văn hóa của cha ông. Trong mạnh, thì ngoài mới không xâm lăng vào được. Khi người ta yêu quý những nét văn hóa đẹp đó, thì người ta mới dốc sức gìn giữ nó, tạo nên một lớp áo giáp bảo vệ trước sự xâm lăng từ bên ngoài.

Mặc dù Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm, liên miên bị Trung Quốc xâm lược như vậy, mặc dù người Trung Quốc đã truyền chữ Hán vào Việt Nam, thiết lập chế độ cai trị, áp đặt văn hóa lễ nghi, nhưng đã không thể đồng hóa Việt Nam.

Lý do là vì văn hóa Việt Nam trong mấy nghìn năm qua được dựa trên một nền tảng vững bền của văn hóa Việt gốc ở Đông Nam Á, mà điểm son mà văn hóa làng, chống lại được sự xâm lăng về mặt văn hóa, giữ được những giá trị văn hóa và chính những giá trị văn hóa đó trở lại làm nên sức mạnh của dân tộc, đánh thắng được những trận lừng lẫy trong lịch sử.

RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

0

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Lo lắng và nghi ngại Học viện Khổng tử


(RFA- 17.10.13) Học viện Khổng tử nhằm khuếch trương sức mạnh mềm của Trung Quốc trên khắp thế giới chưa có mặt ở Việt Nam, dù hai quốc gia có mối tương đồng lớn về văn hóa và chính trị. Thỏa thuận về Học viện Khổng Tử tại Việt Nam được đề cập đến trong tuyên bố chung ngày 15/10/2013 sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Sự kiện chính trị liền kề với đám tang của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường bắt đầu vào ngày 13/10 và kết thúc ngày 15/10. Có lời đồn là cờ rủ để tang tướng Giáp tại thủ đô Hà Nội đã được vội vả dựng dậy dù thời gian tang chế theo quy định chưa kết thúc, để thỏa mãn những nghi thức ngoại giao. Có vài ý kiến trên truyền thông quốc tế cho rằng chuyến đi này nhằm xoa dịu những mối căng thẳng chứ chưa giải quyết các tranh chấp giữa đôi bên.

Cuối cùng thì hai bên đã ra một bản tuyên bố chung với lời lẽ ngoại giao về quan hệ hai nước, không quên ca ngợi quan hệ giữa hai đảng cộng sản. Các cụm từ như thúc đẩy quan hệ, hữu nghị, tăng cường hợp tác… được sử dụng như mọi khi. Một vài cái tên cụ thể được nêu ra về các công ty Trung Quốc, các cửa khẩu biên giới… không có gì đặc biệt.

 

Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về khổng giáo trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để cho người Việt làm.

-GS Nguyễn Huệ Chi
Có một việc cụ thể khá đặc biệt, đó là “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.”

Nó đặc biệt vì theo lời của một ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc, ông Lý Trường Xuân nói với báo The Economist trong thời gian gần đây rằng Các Viện Khổng tử trên thế giới là phần quan trọng cho cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc tại nước ngoài.

Không giống các tổ chức văn hóa như Hội đồng Anh của nước Anh, Liên minh Pháp ngữ của Pháp, hay Viện Goethe của Đức là các tổ chức độc lập, Viện Khổng Tử là một định chế của nhà nước Trung Quốc, mà mục đích được nhiều người nói rằng để khuếch trương “sức mạnh mềm” của Trung Quốc trên thế giới.

Điều đáng ngạc nhiên là hiện nay số lượng học viện Khổng Tử trên thế giới đã vượt qua con số 100, không những ở các quốc gia có nền văn hóa khác Trung Hoa, mà cả ở hai nước khá tương đồng về văn hóa là Nhật Bản và Hàn quốc, tuy nhiên chưa có Viện Khổng tử nào được thành lập tại Việt Nam, dù rằng Việt Nam hiện tại không những tương đồng về văn hóa với Trung Quốc mà còn tương đồng về chính trị nữa.

Khổng tử được xem như ông tổ của những giá trị văn hóa tinh thần của người Trung Hoa ngày nay. Ông sống cách đây hơn 2000 năm, những luận giải của ông về xã hội, về quan hệ quân vương với thần dân, về sự trung tâm của Đế chế Trung Hoa… được xem là cốt lõi của Khổng giáo, một dòng tư tưởng được truyền đến ba nước láng giềng phía đông và nam của Trung Quốc là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, hoặc tự nguyện trong trường hợp Nhật Bản, hoặc cùng với sự đô hộ như trường hợp Triều Tiên và Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một người có lâu năm nghiên cứu về văn học Hán Nôm nói về ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam như sau:

“Sự ảnh hưởng của Khổng giáo ở Việt Nam rất là lâu đời, cùng với thời kỳ Bắc thuộc, giảm thiểu tối đa dưới thời Lý Trần, mạnh lên cuối triều Trần rồi rất mạnh ở triều Nguyễn.”

Dấu ấn Khổng giáo bàng bạc khắp nơi trong xã hội Việt Nam, từ sự hữu hình như bức tượng Khổng Tử giữa những hàng cột sơn màu đỏ của Văn Miếu Quốc tử giám giữa lòng thủ đô Hà Nội, cho đến sự tương đồng rất nhiều của ngôn ngữ trong nhóm từ vựng Hán Việt, cho đến những quan niệm xã hội Tam cương ngũ thường ngự trị cho đến nay trong hầu như tất các gia đình Việt Nam. Giáo sư Huệ Chi nói tiếp về sự nghiên cứu Khổng Giáo, và quan điểm của ông về sự tồn tại của một Học Viện Khổng tử tại Việt Nam:

“Nếu có một nghiên cứu có hệ thống về khổng giáo trong đời sống xã hội, văn hóa tinh thần của người Việt thì rất tốt, nhưng tôi cho rằng việc ấy nên để cho người Việt làm. Nếu như Khổng tử học viện có thể làm những việc như L’Espace của Pháp, hay Viện Goeth của Đức, nơi hội tụ những vấn đề về Văn hóa thì rất là tốt. Nhưng tất cả những gì người Tàu làm từ trước đến giờ tôi thấy không tốt.”

Sự thôn tính văn hóa

Không phát biểu về những nghi ngại như Giáo sư Huệ Chi, nhưng Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Trưởng Khoa Văn hóa học tại Đại học Khoa học xã hội nhân văn tại Thành Phố HCM hầu như cũng có cùng quan điểm với Giáo sư Huệ Chi về sự thành lập Học viện Khổng Tử:

 

Sự cưỡng chống lại sự thôn tính về văn hóa và tư tưởng của người Tàu nơi người Việt lúc nào cũng tồn tại. Cho nên cái sự chậm chạp của Viện Khổng tử là do vậy.

-GS Nguyễn Huệ Chi
“Nghiên cứu Khổng giáo thì tốt thôi, nền văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa lớn, ngôn ngữ và văn hóa của họ đáng cho chúng ta học hỏi, tuy nhiên có hay không có Khổng tử học viện thì chúng ta cũng làm điều đó, cũng không cần có một viện như thế, và chúng ta cũng không thiếu tiền bạc để cần đến sự trợ giúp của họ.”

Có lẽ những nghi ngại này của giới học giả đã làm cho việc ra đời của Học Viện Khổng tử tại Việt Nam chưa thành hiện thực, dù có nhiều nhà nghiên cứu đã từng nói rằng xã hội Việt Nam về chừng mực nào đó như một xã hội Trung Hoa thu nhỏ. Hơn nữa, sự tương đồng về chính trị của hai đảng cộng sản cầm quyền dường như cũng không giúp gì cho việc khuếch trương bộ máy tuyên truyền tại nước ngoài của Trung Quốc như ông Lý Trường Xuân nói với tờ The Economist.

Giáo sư Huệ Chi nói về sự cưỡng chống lại sự thành lập Học Viện Khổng tử tại Việt nam:

"Sự cưỡng chế chống lại sự thôn tính về văn hóa và tư tưởng của người Tàu nơi người Việt lúc nào cũng tồn tại. Cho nên cái sự chậm chạp của Viện Khổng tử là do vậy, và có thể là có những người có quyền lực ở Việt Nam và cũng tỉnh táo lên tiếng về sự nguy hiểm đó.”

Trên các trang web của các Học viện Khổng tử trên thế giới, đều thấy những dòng chữ về khuếch trương văn hóa, ngôn ngữ… Một hình ảnh thân thiện của nước trung Hoa đang lên. Nhưng điều đó rõ ràng không đánh lùi được sự nghi ngại của tầng lớp trí thức Việt Nam như Giáo sư Huệ Chi. Có phải chăng sự nghi ngại đó không những bắt nguồn từ quan hệ đầy chông gai qua hàng ngàn năm giữa hai nước láng giềng, mà còn bắt nguồn từ những xung đột lãnh thổ hiện tại, mà ngay cả sự tương đồng ý thức hệ giữa hai đảng cầm quyền vẫn chưa vượt qua được.

Có thể sẽ dễ hiểu hơn câu chuyện Học viện Khổng tử ở Việt nam nếu so sánh sức mạnh mềm của ông Lý Trường Xuân, phụ trách cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, và sức mạnh cứng của Giải phóng quân Trung Quốc ngoài khơi với đường chín vạch chiếm 80% diện tích biển Đông. Sức mạnh mềm của Học viện Khổng Tử chưa biết tốt đẹp ra sao đối với người Việt, nhưng những ngư dân Việt ở miền Trung thì biết rất rõ sức mạnh cứng của những chiếc tàu hải giám Trung Hoa.

Kính Hòa, phóng viên RFA
0