Vibay
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thu vien quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

‘Siêu phẩm’ xe tăng của quân đội Israel

Để đối phó với vấn đề hạt nhân Iran, Israel có thể phải huy động tới kho vũ khí hiện đại của mình, trong đó có cỗ xe tăng bất khả chiến bại Merkava Mk-4.

Xe tăng Merkava Mk-4
Merkava Mk-4

Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk-4 được xem là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng Israel, xe tăng được chế tạo bởi Tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Israel IMI cho quân đội nước này IDF.

Trong gia đình xe tăng Merkava mà IMI đã chế tạo thì Merkava Mk-4 được đánh giá là một “siêu phẩm”. Xe tăng này được thiết kế ở mức gần như hoàn hảo trong cả tấn công lẫn phòng thủ và được đánh giá là chiếc xe tăng được bảo vệ tốt nhất thế giới.


Merkava Mk4 được trang bị hệ thống giáp modun hỗn hợp bao gồm nhiều lớp gốm-thép-hợp kim niken cùng với thiết kế tháp pháo tương đối dốc để làm giảm góc chạm của vũ khí chống tăng. Hai bên hông được trang bị váy bảo vệ làm bằng vật liệu composite.

Xe tăng sử dụng pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7.62 mm, 1 súng cối 60 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Mk4 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực rất tiên tiến bao gồm: Máy tính đường đạn ổn định trục có khả năng bắn trong khi xe đang di chuyển, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-hồng ngoại hoạt động bất kể ngày đêm, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser.

Hệ thống cảnh báo chiếu laser LSW-2, hệ thống thông tin liên lạc VRC-2, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể tóm gọn những mục tiêu di chuyển với tốc độ cao kể cả trực thăng và khóa chúng trong tầm bắn của vũ khí để tiêu diệt.


Cỗ xe tăng bất khả chiến bại

Ngoài hệ thống giáp bảo vệ mạnh mẽ, điều làm nên danh tiếng cỗ xe tăng bất khả chiến bại chính là nhờ hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A. Hệ thống được thiết kế để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng, súng chống tăng cá nhân và đạn pháo.


Rafale Trophy ASPRO-A là một hệ thống phòng vệ chủ động được trang bị cho xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép các loại để đối phó với mối nguy hiểm đến từ tên lửa chống tăng có điều khiển và súng chống tăng cá nhân.

Hệ thống bao gồm một radar EL/M 2133 băng tần F/G, phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng, radar có 4 ăng ten được gắn trên xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, radar được hỗ trợ bởi các cảm biến cảnh báo laser.

Khi một tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng được bắn vào xe, máy tính trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến để thiết lập và tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng, một khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.


Hệ thống kích nổ này được bố trí hai bên hông của chiếc xe, nó sử dụng một cánh tay nạp từ bên trong xe tăng, nó đã được lập trình sẳn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu. Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể động năng của tên lửa chống tăng, khiến việc xuyên thủng võ giáp của xe tăng trở nên khó khăn hơn.

Vụ nổ được diễn ra trong một phạm vị hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm. Hệ thống có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa chống tăng cùng lúc từ mọi hướng. Hệ thống tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong điều kiện tác chiến đô thị, nơi mà tầm nhìn của các xe tăng rất hạn chế.

Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra, đơn vị tham chiến lập tức có thể công kích tiêu diệt đối phương, thông qua đó làm giảm hiệu quả của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển bằng dây dẫn.

Theo các thông tin từ IDF, trong chiến tranh Lebanon năm 2006, hơn 40 xe tăng của Israel đã bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng, hàng năm có rất nhiều xe tăng bị tiêu diệt khi đang làm nhiệm vụ bởi các súng chống tăng cá nhân RPG của Nga được các tay súng của phiến quân Hezbollah sử dụng. Lực lượng tăng thiết giáp của Israel cũng rất khó phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương dẫn đến hiệu quả phản công kém.

Điều này đã dẫn đến nỗ lực phát triển một hệ thống bảo vệ chủ động APS(Active Protection Systems) cho các xe tăng và xe thiết giáp của quân đội Israel. Rafale Trophy ASPRO-A ra đời là kết quả của nỗ lực tuyệt vời của giới khoa học quân sự nước này. Xe tăng Merkava Mk-4 vốn đã nổi tiếng bởi hệ thống giáp bảo vệ tuyệt vời, nay được trang bị thêm hệ thống bảo vệ chủ động APS biến Merkava Mk-4 thành xe tăng bất khả chiến bại

Mỹ cũng đang xúc tiến để phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho các xe tăng và xe thiết giáp của mình.

0

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Câu chuyện sĩ quan bất tuân thượng lệnh để cứu thế giới

Cách đây 30 năm, máy tính của quân đội Xô viết cảnh báo Mỹ đã bắn vài tên lửa hạt nhân sang Liên Xô. Nếu viên sĩ quan trực ban báo cáo ngay sự việc lên giới lãnh đạo chính trị và quân sự, có lẽ chiến tranh giữa hai siêu cường hàng đầu đã nổ ra.


Vào lúc sáng sớm ngày 26/9/1983, hệ thống cảnh báo sớm của Liên Xô phát hiện nhiều vật thể bay từ Mỹ. Dữ liệu máy tính cho thấy chúng là những quả tên lửa hạt nhân. Trong trường hợp như thế, quân đội Liên Xô có quyền bắn trả tên lửa về phía Mỹ.

Nhưng Stanislav Petrov, người sĩ quan có nhiệm vụ theo dõi những vụ phóng tên lửa của các nước thù địch hôm đó, đã quyết định không báo cáo vụ việc lên sĩ quan cấp trên. Đó là một hành động vi phạm kỷ luật quân đội, nghĩa là không làm đúng trách nhiệm của quân nhân. Nhưng có lẽ hành động của Petrov đã cứu cả thế giới.

Nếu ông báo cáo sự việc, Liên Xô sẽ đáp trả Mỹ bằng tên lửa hạt nhân và chiến tranh sẽ bùng nổ. Do Liên Xô và Mỹ là hai siêu cường với rất nhiều đồng minh, rất có thể cuộc chiến giữa họ sẽ châm ngòi cho đại chiến thế giới lần thứ ba.


Stanislav Petrov, người theo dõi tên lửa trong ngày 26/9/1983. Ảnh: BBC.

“Tôi có đủ cơ sở để chứng minh đó là một vụ tấn công bằng tên lửa. Nếu tôi gửi báo cáo lên cấp trên, chắc chắn không ai phản bác lệnh bắn tên lửa về phía Mỹ để trả đũa”, Petrov nói với BBC. Petrov – người đã về hưu với quân hàm trung tá và đang sống trong một thành phố nhỏ gần thủ đô Moscow – là một thành viên trong một đội chuyên gia công nghệ thông tin được đào tạo kỹ lưỡng để phục vụ trong một trung tâm cảnh báo sớm tên lửa của Liên Xô. Căn cứ này nằm khá gần thủ đô Moscow.

Quá trình đào tạo của ông rất khắc nghiệt, còn những mệnh lệnh dành cho ông rất rõ ràng. Nhiệm vụ của Petrov là báo cáo mọi cuộc tấn công bằng tên lửa lên giới lãnh đạo chính trị và quân đội Xô viết.

Trong bầu không khí chính trị năm 1983, việc Liên Xô đáp trả vụ bắn tên lửa từ Mỹ là hành động chắc chắn xảy ra. Vì thế, khi cảnh báo những quả tên lửa từ Mỹ bay về phía Liên Xô xuất hiện, Petrov gần như hóa đá trong phút chốc. “Còi báo động vang lên, nhưng tôi vẫn ngồi trên ghế trong vài giây.

Tôi nhìn vào màn hình lớn màu đỏ với từ ‘phóng’ trên đó”, ông kể. Hệ thống báo với Petrov rằng mức độ tin cậy của cảnh báo đang đạt mức cao nhất, nghĩa là máy tính khẳng định chắc chắn Mỹ vừa phóng tên lửa. “Một phút sau còi lại vang lên. Quả tên lửa thứ hai đã rời khỏi bệ phóng của Mỹ. Sau đó họ tiếp tục phóng quả tên lửa thứ ba, thứ tư và thứ năm”, Petrov hồi tưởng.

Máy tính đổi nội dung báo động từ "phóng tên lửa" sang “tấn công bằng tên lửa". Petrov đốt vài điếu thuốc trong lúc suy tính. “Quân đội không quy định chúng tôi phải suy nghĩ bao lâu trước khi báo cáo một vụ tấn công. Song chúng tôi biết mỗi giây trì hoãn đều là khoảng thời gian quý giá. Chúng tôi phải báo cáo sự việc lên giới lãnh đạo chính trị và quân sự ngay lập tức.

Tất cả những việc tôi phải làm là tới vị trí của điện thoại, quay số trực tiếp tới những chỉ huy hàng đầu. Song tôi không thể cử động. Tôi cảm thấy như tôi đang ngồi trên một chảo rán nóng”, ông thừa nhận.


Chính phủ Liên Xô quy định rằng nếu kẻ thù tấn công Liên Xô bằng tên lửa hạt nhân, quân đội Xô viết sẽ đáp trả bằng tên lửa hạt nhân. Ảnh: AP.

Mặc dù bản chất của vụ tấn công dường như đã rõ ràng, Petrov vẫn cảm thấy hoài nghi về một số điểm. Ngoài một số chuyên gia công nghệ thông tin như ông, Liên Xô còn có chuyên gia khác để theo dõi lực lượng tên lửa của Mỹ. Một số nhân viên vận hành radar vệ tinh nói với ông rằng họ không thấy bất kỳ quả tên lửa nào trên bầu trời Liên Xô.

Nhưng họ chỉ là những người thuộc bộ phận hỗ trợ. Quân đội quy định rất rõ ràng quyết định phải dựa trên số liệu của máy tính, nghĩa là ông phải là người ra quyết định.

Điều khiến Petrov nghi ngờ là mức độ mạnh và rõ ràng của cảnh báo. “Chúng tôi có 28 hoặc 29 cấp độ an ninh. Sau khi xác định mục tiêu, chúng tôi phải xem mục tiêu thuộc cấp độ an ninh nào.

Trong trường hợp này, tôi không tin vào cảnh báo của máy tính”, ông giải thích. Petrov gọi sĩ quan trực tại trụ sở của quân đội Liên Xô và báo cáo rằng sự cố máy tính đã xảy ra, nhưng không hề nói tới cảnh báo tên lửa.

Nếu ông phán đoán sai, rất có thể một vụ nổ hạt nhân đã xảy ra trên lãnh thổ Liên Xô vài phút sau đó. Nhưng nếu ông phán đoán đúng thì ông đã ngăn chặn một cuộc chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ. “23 phút sau tôi nhận ra rằng chẳng quả tên lửa nào rơi xuống đất.

Nếu Mỹ thực sự tấn công Liên Xô, chắc chắn tên lửa đã nổ. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm”, ông vừa nói vừa mỉm cười. Giờ đây, sau 30 năm, Petrov vẫn nghĩ rằng khả năng ông phán đoán đúng hôm ấy chỉ là 50%.

Ông thừa nhận rằng ông chưa bao giờ chắc chắn rằng máy tính đã cảnh báo sai. “Tôi là sĩ quan duy nhất trong nhóm theo dõi tên lửa học từ trường dân sự. Tất cả đồng nghiệp của tôi đều là quân nhân chuyên nghiệp nên họ tuân thủ mệnh lệnh một cách nghiêm ngặt. Vì thế, tôi tin rằng, nếu hôm đó một sĩ quan khác trực, chắc chắn anh ta sẽ ban bố lệnh báo động”, ông lập luận.

Vài ngày sau cấp trên khiển khách Petrov, nhưng không phải về việc ông bỏ qua cảnh báo tên lửa của máy tính, mà do những sai phạm trong sổ trực ban. “Tôi đã giữ bí mật trong 10 năm. Thật xấu hổ khi hệ thống máy tính của quân đội Liên Xô cảnh báo sai trong trường hợp ấy”, ông nói.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, câu chuyện của Petrov đã xuất hiện trên nhiều tờ báo và ông nhận nhiều giải thưởng quốc tế. Nhưng cựu sĩ quan không nghĩ ông là một anh hùng. “Đó là công việc của tôi. Nhưng thế giới đã may mắn vì hôm đó tôi là người trực”, ông nhận xét.

Quỳnh Trang Theo Tri Thức

0

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Chiến lược quân sự 'không đối xứng' của Trung Quốc

Các chiến lược gia quân sự Trung Quốc từ rất lâu rồi đã bị cuốn hút bởi cách tiếp cận của phương thức chiến tranh không đối xứng.

Trong khi đó, Trung Quốc không ảo tưởng về việc chuẩn bị quân sự cho cuộc chiến chống lại Mỹ vì Bắc Kinh biết rằng, mình vẫn chưa phải là đối thủ của Washington trong thời gian ít nhất là 20-30 năm nữa.

Minh họa quá trình tiêu diệt vệ tinh của tên lửa KT của Trung Quốc
Minh họa quá trình tiêu diệt vệ tinh của tên lửa KT của Trung Quốc

Do đó, quân đội Trung Quốc đang phát triển một loạt các chiến lược không đối xứng để ngăn chặn Mỹ cho đến lúc sức mạnh quân sự của họ có khả năng “chín” hoàn toàn khi đối đầu với Lầu Năm Góc.

Hơn mười năm trước đây, các nhà khoa học, quân sự Mỹ đã đánh giá rất cao chương trình tên lửa của Trung Quốc. Trong năm 2010, quân đội Trung Quốc thông báo rằng họ bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo đầy tham vọng DF- 21A chống tàu sân bay. Trong năm 2013 đã có một vài báo cáo rằng các tên lửa DF- 21A đã được triển khai với số lượng nhỏ ở miền nam Trung Quốc. DF- 21A được cho là " sát thủ tàu sân bay ", nhằm hạn chế các nhóm tàu sân bay Mỹ trong trường hợp một cuộc xung đột với Đài Loan hoặc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.


Trung Quốc quyết định sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) là bất thường, bởi vì theo các chuyên gia, phát triển và sản xuất một loại tên lửa đạn đạo phức tạp hơn nhiều so với tên lửa hành trình. Quyết định của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt cược vào loại vũ khí này đã phản ánh sự phát triển đầy tự tin của ngành công nghiệp quân sự trong nước. Dự án tên lửa ASBM đúng là một mối đe dọa tiềm tàng cho các lực lượng Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

Mặt khác, Bắc Kinh biết rằng quân đội Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào vệ tinh thông tin liên lạc để tiến hành các hoạt động quân sự nên quân đội Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền đáng kể cho sự phát triển vũ khí chống vệ tinh.

Đầu năm 2007, Trung Quốc phóng thành công tên lửa chống vệ tinh đầu tiên, nó đã phá hủy một vệ tinh cũ của Bắc Kinh trong không gian. Trong tháng 5 năm 2013, Trung Quốc phóng tên lửa bay tới 10 000 km vào vũ trụ, điều này cho thấy các tên lửa được thiết kế như vũ khí chống vệ tinh. Trong cả hai đợt, Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc.

Ngoài lĩnh vực tên lửa, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm các loại vũ khí laser. Xung laser có thể phá vỡ các vệ tinh thông tin liên lạc, tùy thuộc vào cường độ laser, thậm chí có thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.

Chương trình tên lửa của Trung Quốc cũng đang phát triển vững chắc và những yêu cầu mới là tăng độ chính xác và phạm vi phải xa hơn nữa. Tiến bộ trong dự án tên lửa, được mong đợi để phát triển các chương trình không gian chiến lược như tham vọng thám hiểm mặt trăng và sao Hỏa của Bắc Kinh

Chiến lược quân sự không đối xứng của quân đội Trung Quốc là không giới hạn trong một lĩnh vực hẹp, mà mở rộng đến các khu vực khác – trên đất liền, trên biển, trên không, thậm chí cả trên vũ trụ.

Lấy ví dụ ở trên biển, không giống như nhiều người nghĩ, ở đây hải quân Trung Quốc không tập trung vào việc làm thế nào để dùng một tàu sân bay nhằm tiêu diệt một tàu sân bay của kẻ thù. Mà Trung Quốc triển khai một số lượng lớn các tàu ngầm tấn công với vũ khí thông thường và hạt nhân, và số lượng máy bay chiến đấu mang tên lửa và bom có thể tiêu diệt tàu sân bay cũng như tàu nổi của đối phương.

Ngoài tàu ngầm , hải quân Trung Quốc sở hữu hàng ngàn tên lửa đối không, đối đất, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Hải quân cũng đã phát triển hàng loạt các tàu khu trục, tàu chiến mang tên lửa và tàu hộ tống có khả năng hoạt động ở cả vùng nước hẹp và các khu vực ven biển, chúng có thể rất hiệu quả với các đối thủ lớn hơn, đặc biệt là nếu sử dụng chiến thuật “bầy đàn”.

Một lĩnh vực khác được PLA đang ngày càng quan tâm là - là chiến tranh mạng . Từ năm 2000, quân đội Trung Quốc đã thảo luận về khái niệm tổng chiến tranh hoặc chiến tranh không giới hạn , trong đó quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật không đối xứng trong mọi lĩnh vực.

Phổ biến nhất trong công việc của Trung Quốc liên quan đến chiến tranh không đối xứng được viết bởi hai đại tá quân đội Trung Quốc vào năm 1999 , được đặt tên là " chiến tranh không giới hạn ".

Các cuộc tấn công và xâm nhập vào các mạng máy tính nhạy cảm đối với Mỹ và các nước tiên tiến khác, điều này thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về loại “ vũ khí ảo” này .

Trong những năm gần đây , các cơ sở giáo dục của Trung Quốc , chẳng hạn như Học viện Khoa học Quân sự , Viện Quốc phòng và Viện Quân Sự của Hải quân dành nhiều thời gian để nghiên cứu về các chiến dịch quân sự ở phương Tây.

Mặc dù sự trung thành với chiến tranh không đối xứng của Trung Quốc không phải là mới, khái niệm này được nhanh chóng di chuyển từ lý thuyết đến thực hành, nhanh chóng trở thành phương pháp tiếp cận thống trị. Bạn không nên cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ phải chỉ dựa trên chiến lược không đối xứng. Thực tế là Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách công nghệ, nhiều chính sách của mình để được như phổ biến.

Do trong tâm thức từ ngàn năm có thể chiến lược này sẽ vẫn chi phối. Ngược lại, Mỹ không nhìn vào chiến tranh không đối xứng và các hình thức phi tiêu chuẩn khác. Cái gọi là hành động quân sự kiểu Mỹ tập trung vào hỏa lực tấn công và bỏ qua các yếu tố phòng thủ.

Câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ sẽ có thể đối phó với một hệ thống riêng biệt, và liệu họ sẽ có thể hiểu được bản chất của chiến lược không đối xứng trong mọi lĩnh vực của Trung Quốc. Theo ghi nhận của chuyên gia Scott Dzhaspar có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quân cho rằng: " sự kết hợp của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình kết hợp với tàu ngầm và tàu khu trục mang tên lửa có thể gây tử vong cho một tàu sân bay. Một số lượng lớn các tên lửa với các biện pháp chống nhiễu sóng vô tuyến có thể vô hiệu hóa các hệ thống tiên tiến nhất của chúng tôi như Aegis ". Đó chính là điều Scott Dzhaspar muốn nói đến “ chiến lược không đối xứng” của Bắc Kinh.

Trong thực tế, vào năm 2006 chống lại Israel, Hezbollah phóng một loạt tên lửa do Trung Quốc sản xuất, kết quả là một tàu hộ tống lớp Eliat Israel bị phá hủy, giết chết bốn thủy thủ. Tàu hộ tống này được coi là tàu tiên tiến nhất trong các loại tàu hộ tống hiện có trên thế giới.

Trong khi Mỹ sẽ duy trì ưu thế quân sự của mình trong tương lai gần, Trung Quốc có cơ hội để làm suy yếu lợi thế này. Điều này có thể có một tác động tích cực cho cả hai bên, cho rằng hai siêu cường sẽ hạn chế lẫn nhau. Trung Quốc và Mỹ đã trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ nhiều lợi ích. Các mối quan hệ có lợi có thể làm giảm nguy cơ xung đột. Tuy nhiên , điều đáng ghi nhớ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới thế kỷ trước, Đức là đối tác thương mại chính của nước Anh.

TP (Theo News Land)
0

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Vì sao châu Á ‘vung tiền’ mua vũ khí ?

Trong bối cảnh cả thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế, việc chi tiêu quốc phòng châu Á sẽ vượt qua châu Âu lần đầu tiên ngay trong năm nay đã khiến thế giới không khỏi chú ý. Giới chuyên gia đã đưa ra nhiều lý do khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở một kết luận: Quá trình hiện đại hóa quân sự của châu Á sẽ còn kéo dài.


Theo phân tích của chuyên gia cấp cao Felix K. Chang (Viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại), một phần lớn sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của cả châu Á xuất phát từ Trung Quốc đi cùng với những tham vọng ngày càng lớn của nước này. Việc Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự và tuôn ra những tuyên bố cứng rắn đã thúc đẩy các nước châu Á khác lao vào cuộc đua.

Sự tiến bộ của Trung Quốc
Vào đầu thập niên này, phần lớn ngân sách quân sự của Trung Quốc đã được dành để chuẩn bị cho việc huy động quốc gia và duy trì lực lượng thông thường với số lượng lớn. Trong một vài năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu tái phân bổ ngân sách, chuyển các nguồn lực từ các lực lượng bộ binh sang lực lượng hải quân và không quân. Cụ thể, nước này đã giảm mạnh lực lượng bộ binh với việc cho xuất ngũ hơn 1 triệu quân; kế hoạch là giảm từ hơn 120 sư đoàn xuống còn chưa tới 60 sư đoàn được trang bị đầy đủ vào cuối thập niên này. Điểm đáng chú ý, quá trình này đi kèm với việc thúc đẩy các nguồn lực giành cho nghiên cứu, phát triển và mua lại của các hệ thống vũ khí mới.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc


Về hải quân, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã tiến nhanh hơn trong vòng một thập niên qua mặc dù Trung Quốc vẫn phải mua một số lượng tàu khu trục và tàu ngầm từ Nga, nhưng sau đó họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm riêng và cuối cùng đã tân trang lại một tàu sân bay cũ của Liên Xô gọi là tàu Liaoning (Liêu Ninh) vào năm 2012. Trung Quốc có thể xây dựng thêm hai tàu riêng của mình trong những năm tới.

Hải quân Trung Quốc thậm chí còn xây dựng một căn cứ hải quân mới, rất lớn ở mũi phía nam của đảo Hải Nam bao gồm một đường hầm dưới lòng đất để tấn công hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo.

So với cùng kỳ trước đó, lực lượng không quân của Trung Quốc bắt đầu chuyển mình, từng bước thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng các loại máy bay chiến đấu Su-30MKK và Su-27SK hiện đại hơn của Nga và những loại máy bay chiến đấu bản xứ J-10 và J-11.

Để tạo ra hạm đội mới của mình, Trung Quốc đã đầu tư mạnh không chỉ vào những mẫu thiết kế kỹ thuật đổi chiều với Nga, mà còn đặt nền móng cho một ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trong nước có thể phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của mình. Trong khi đó, lực lượng không quân cũng đã mua các loại máy bay đòi hỏi sẽ phải có một chiến trường "thông tin hóa" kèm theo, chẳng hạn như máy bay A-50 và Y-8W để cảnh báo sớm và trinh thám (AEW & C) và máy bay H-6U để tiếp dầu trên không.

Trung Quốc cũng đã xuất sắc trong việc phát triển công nghệ và tên lửa. Lực lượng quân sự thông thường cũng đã có tên lửa không-đối-không mới và tên lửa hành trình phóng từ dưới biển chống tàu đầu tiên. Còn lực lượng quân sự chiến lược của Trung Quốc còn nhận được không chỉ tên lửa đạn đạo mới, mà còn có cả tên lửa đủ khả năng chính xác nhắm đến mục tiêu một con tàu trên biển (nếu kết hợp với một hệ thống giám sát đại dương đủ đảm bảo độ chính xác). Lo ngại sự thống trị của Mỹ trong không gian, Trung Quốc đưa vào quỹ đạo vệ tinh quân sự riêng của mình cũng như thiết kế và thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh, đầu tiên vào năm 2007 và sau đó có thể lặp lại sớm nhất vào năm 2013.

J-31 và những tiến bộ về công nghệ sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã khiến nhiều nước ngạc nhiên.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn còn tồn tại không ít những thiếu sót. Các tàu chiến mới do Trung Quốc tự đóng đa số sử dụng động cơ tuabin khí đốt Ukraina mà được hệ thống radar tìm kiếm trên không của Nga bảo vệ. Và mặc dù Viện Thiết kế Máy bay Chengdu của Trung Quốc và Tổng công ty Máy bay Thẩm Dương đã làm giới quan sát sửng sốt khi cho ra mắt của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo J-20 và J-31, nhưng hầu hết các hạm đội máy bay chiến đấu nâng cấp của Trung Quốc vẫn còn sử dụng những động cơ phản lực được Nga và Ukraina thiết kế và sản xuất.

Chưa hết, người ta còn cảm thấy rất ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc đã đàm phán với Nga để mua chừng 48 máy bay chiến đấu Su-35 mới, cho dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Cả châu Á cùng “vào cuộc”

Trung Quốc đã không “đơn độc”. Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đã làm như vậy ngay từ những năm đầu của thập niên 1990 dù gần đây họ đều gặp phải những rắc rối vì khủng hoảng kinh tế.

Khi nền kinh tế của Nhật Bản vật lộn đầu tiên với hai "thập niên mất mát", các lực lượng tự vệ Nhật Bản cố gắng duy trì cơ cấu lực lượng - chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của Tokyo đối với các công ty hàng không vũ trụ và các công ty đóng tàu để có được sự ổn định cho loại máy bay chiến đấu F-2 và tàu chiến mới.

Quân sự của Ấn Độ ở tình trạng còn tồi tệ hơn. Trong suốt những năm 1990, sức mạnh của Ấn Độ bị suy sụp trước hoạt động nổi dậy chống đối ở Kashmir, trong khi ngân sách bị teo lại do lạm phát cao và đồng tiền mất giá. Kết quả là, quân đội Ấn Độ phải chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh Kargil năm 2002 chủ yếu bằng các trang thiết bị lỗi thời.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ


Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 xảy ra tại Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tham vọng hiện đại hóa quân sự của họ. Ví dụ như Thái Lan từng mơ ước trở thành một cường quốc hải quân châu Á. Đầu những năm 1990, Bangkok thậm chí tài trợ xây dựng mới một tàu sân bay đầu tiên của khu vực Đông Á, mang tên Chakri Naruebet, đưa vào hoạt động năm 1996. Nhưng ngay sau khi cuộc khủng hoảng, các tàu tạm dừng hoạt động tại cảng, chỉ có thể đi lại một ngày trong tháng để duy trì và hỗ trợ cho số máy bay phản lực Harrier ít ỏi còn lại. Một số phận tương tự xảy ra với máy bay chiến đấu F/A-18 và MiG- 29 hiện đại của Malaysia. Với chi phí bảo dưỡng cao nên hiếm khi có thể bay, do vậy khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng bị ảnh hưởng.

Bước sang thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, kinh tế châu Á đã bắt đầu hồi phục và kéo theo đó là các chương trình nâng cấp quân đội bắt đầu được tái khởi động.

Đầu tiên là Ấn Độ. Nhưng thách thức lớn nhất chính là bộ máy quan liêu và lãng phí của chính mình. Chương trình xe tăng Arjun là điển hình của sự kém hiệu quả này, thì một thực tế còn đáng lo ngại hơn là quân đội sau 27 năm chờ đợi không còn chịu đựng nổi để nhận bất cứ pháo binh mới nào. Tuy nhiên, Ấn Độ đã thành công trong việc nâng cấp cơ sở dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc và trong vịnh Bengal, sau một số chi phí quá mức, cùng với việc đưa vào sử dụng một tàu sân bay tân trang lại của Liên Xô, mang tên Vikramaditya, cũng như tàu ngầm tấn công hạt nhân mới Akula.

Cũng phục hồi từ cuộc khủng hoảng nợ vào giữa thập niên, Hàn Quốc hồi sinh kế hoạch hiện đại hóa quân sự của mình. Kể từ đó, nước này đã mua sắm xe tăng mới, xe chiến đấu bọc thép, tàu khu trục Aegis trang bị đầy đủ, và sáu tàu ngầm loại 214.

Nhìn chung, chỉ trong vòng vài năm qua hầu hết các nước châu Á khác đều tăng tốc các chương trình hiện đại hóa quân sự của họ. Indonesia cũng bắt đầu hiện đại hóa với quy mô lớn trong năm 2012 với nhiều đơn đặt hàng các loại xe chiến đấu, 3 tàu ngầm loại 209 do Hàn Quốc xây dựng, một số lượng nhỏ các máy bay chiến đấu Su-30MK2, và một lượng lớn hơn các máy bay huấn luyện và vận tải. Nhưng có lẽ điểm ngoặt ấn tượng nhất là ở Philippine mà trước đó các bộ phận của lực lượng vũ trang nhằm bảo vệ bên ngoài giảm xuống gần như không tồn tại. Sự thay đổi diễn ra vào năm 2011, khi Manila mua hai chiến hạm sắp được "nghỉ hưu" của Mỹ và bắt đầu thảo luận với Nhật Bản về 10 tàu tuần tra nhỏ. Kể từ đó, chính phủ Philippine đã lùng sục khắp thế giới cho các thiết bị quân sự, gần đây đã đàm phán mua hàng chục máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và thậm chí còn cân nhắc mua hai tàu khu trục tên lửa Italia.

Tiêm kích đa năng Su-30 MK2 của không quân Indonesia.


Nhật Bản nằm trong số các quốc gia mới nhất tăng cường tốc độ chi tiêu quân sự. Bên cạnh việc tiếp tục chương trình mỗi năm 1 tàu ngầm tấn công và 1 khu trục mới, tốc độ này có thể tăng lên trong những năm tới.

Nhật Bản cũng đã thay thế tàu chiến cũ bằng những con tàu mạnh mẽ hơn nhiều. Hai tàu khu trục lớp Shirane từ thời 1970, mang theo ba máy bay trực thăng mỗi tàu, sẽ được thay thế bằng hai tàu 22DDH mới - "tàu khu trục máy bay trực thăng" - mỗi một tàu trong số đó trên danh nghĩa sẽ có thể mang theo cả tá máy bay trực thăng, nhưng kích thước và sự di chuyển của chúng sát hơn với những tàu tấn công đổ bộ của Mỹ Wasp, có khả năng hoạt động cho máy bay chiến đấu V/STOL và 40 máy bay trực thăng.

Tàu khu trục 22DDH đầu tiên, mang tên Izumo, đã được hạ thủy trong tháng 8/2013. Với chiến thắng của liên minh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc bầu cử thượng viện của Nhật Bản một tháng trước đó, có thể là ông sẽ thúc đẩy thông qua các biện pháp mới để tăng tốc độ mua sắm tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển, sự giảm giá gần đây của đồng yên Nhật Bản có thể buộc ông phải mở rộng việc mua các máy bay chiến đấu của Mỹ.Ngoài Trung Quốc, chỉ có Singapore đã liên tục dành nguồn lực để nâng cấp tất cả ba chi nhánh lực lượng vũ trang của mình từ những năm 1990. Kết quả là quốc đảo này đã có thể chuyển đổi các lực lượng quốc phòng địa phương thành quân đội hiện đại với khả năng triển khai sức mạnh đáng kể, bao gồm không chỉ các tàu ngầm tấn công, mà còn cả tàu đệm khí đổ bộ và không chỉ có máy bay chiến đấu F-15SG và F-16C/D, mà cả máy bay được hỗ trợ hệ thống mạng AEW&C và máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Ngày 8/9, Singapore đã chuẩn bị nhận bàn giao chiếc tàu ngầm lớp Archer thứ hai và có khả năng sẽ là quốc gia thứ hai châu Á, sau Nhật Bản, mua được tiêm kích F-35 của Mỹ.
Phần 2
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” – nguyên nhân dẫn đến việc phình to của ngân sách quốc phòng tại các nước châu Á chẳng giống nhau nhưng có điều, chúng lại liên quan khá nhiều đến một cái tên quen thuộc ở châu Á: Trung Quốc.


Chuyện trong nhà

Không thể phủ nhận, những chương trình hiện đại hóa quân sự có liên quan khá nhiều đến các tính toán chính trị trong nước. Ở những nước mà quân đội can thiệp vào đời sống chính trị, các chính trị gia dân sự đôi khi phải sử dụng ngân sách quốc phòng lớn hơn nhằm mua sự bình yên. Một lý do khác liên quan đến chi phí quân sự được gắn trực tiếp đến việc ủng hộ các công ty trong nước được ưu đãi, hoặc các ngành công nghiệp hoặc cung cấp việc làm địa phương. 


Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng tương đối phát triển như Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore. Đơn đặt hàng thường xuyên đối với các tàu chiến và tàu ngầm của Nhật Bản có thể phản ánh niềm hy vọng duy trì vị trí ngành đóng tàu của đất nước ngang với mong muốn cải thiện an ninh, đặc biệt là sau khi các đơn đặt hàng tàu thương mại chủ yếu chuyển sang các nước “giá rẻ” như Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng cách xây dựng quân đội truyền thống là không đủ để chống lại sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và đã thúc đẩy hiện đại hóa PLA.


Mặc dù vậy, những toan tính chiến lược liên quan đến những thay đổi trong môi trường địa chính trị đã đóng vai trò lớn nhất trong việc tăng cường quân sự ở châu Á.

Ngay từ năm 1991, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sau khi chứng kiến sự thành công không thể phủ nhận về vũ khí và cách tổ chức của Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã nhận ra sự cần thiết phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang của họ. Cuối cùng giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu ra rằng cách xây dựng quân đội truyền thống là không đủ để chống lại sức mạnh hải quân và không quân của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương và chỉ có cách hiện đại hóa quân sự toàn diện mới có thể hy vọng ngăn chặn các nước khác tác động đến "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.


Bị đe dọa bởi Trung Quốc?


Việc tăng tốc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng châu Á nhận thấy sự suy giảm an ninh tương đối. Ấn Độ đã nhanh chóng phản ứng bởi những nghi ngờ trong lịch sử với Trung Quốc - kẻ thù trong cuộc xung đột biên giới năm 1962 giữa Trung Quốc và Ấn Độ và là một đồng minh của Pakistan - kẻ thù lâu năm của Ấn Độ. Và trong suốt những năm 2000, New Delhi không ngừng lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc với việc sử dụng (cả mục đích dân sự - quân sự) các cơ sở hạ tầng sân bay, đường sắt, và đường bộ ở Tây Tạng và những lợi ích thương mại ngày càng tăng ở Ấn Độ Dương.


Khi sức mạnh quân sự tăng lên, Trung Quốc lập tức lấn tới trong các tuyên bố chủ quyền.


Không xa lạ gì với các kế hoạch bao vây, các chuyên gia an ninh Ấn Độ đã nhận thấy Trung Quốc phát triển một "chuỗi ngọc trai" trên Ấn Độ Dương và có thể một ngày nào đó bao vây Ấn Độ. Và như vậy, ngay cả khi Trung Quốc thường nêu khẩu hiệu chống lại Mỹ, nhưng Ấn Độ cũng phải chú trọng đến khả năng quân sự của mình để đối phó với Trung Quốc và tự bản thân thấy mình cũng bị đe dọa. Ấn Độ cho xây dựng 6 tiền đồn trên núi (bao gồm cả hai tiền đồn mới) ở Arunachal Pradesh chỉ để đối mặt với 3 chốt tuần tra núi của Trung Quốc ở phía bên kia. Trong năm 2013, Ấn Độ thậm chí quyết định "về nguyên tắc" tài trợ cho một quân đoàn "tấn công" mới, để củng cố cho các đơn vị tiền tuyến một khả năng tấn công tốt hơn.


Trong những năm gần đây, nhiều nước châu Á khác đã bắt đầu phản ứng tương tự với sự tăng cường quân sự của Trung Quốc, mặc dù họ trước đó đã hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc bởi vì những lợi ích kinh tế được mang lại. Nhưng khi Trung Quốc tự tin với việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế và sức mạnh quân sự, Bắc Kinh bắt đầu khẳng định ưu tiên lợi ích của mình trong các tranh chấp với khu vực Đông Nam Á. Thay vì chấp nhận đối thoại đa phương, Trung Quốc dường như ngày càng đứng ngoài mối quan tâm khu vực Đông Nam Á và theo đuổi mục tiêu của mình riêng biệt hoặc chỉ thông qua đàm phán song phương. Thực tế là phương pháp tiếp cận gần đây của Trung Quốc xung đột với cả việc phân chia sử dụng sông Mekong và cả biên giới trên biển của nước này ở Biển Đông.



Vào cuối năm 2007, Bắc Kinh đã nâng cấp cơ quan hành chính quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trở thành "thành phố cấp quận" tại tỉnh Hải Nam. Sau đó, Trung Quốc đưa tuyên bố chủ quyền Biển Đông trở thành "lợi ích cốt lõi" của mình - thể hiện sự sẵn sàng chiến đấu. Một số nước Đông Nam Á công khai đối đầu với sự quyết đoán của Trung Quốc tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 vào năm 2010.


Các nước Đông Nam Á hiểu rằng cần phải tăng cường năng lực quốc phòng trước thái độ ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc đã cảm thấy tức giận khi bị cự tuyệt. Trong năm 2012, Trung Quốc bị làm tăng thêm căng thẳng khi cho xây dựng cơ sở trên bãi cạn Scaborough mà Philippine tuyên bố chủ quyền và gây ra bế tắc hàng hải kéo dài hàng tháng. Kết quả là, mặc dù nhiều nước Đông Nam Á từng cho rằng lợi ích của Trung Quốc trong việc tăng cường quân sự là một phần của "sự trỗi dậy hòa bình" giờ đây họ cũng cẩn thận với Trung Quốc hơn rất nhiều và việc mua sắm quân sự cũng trở nên cấp bách hơn.



Một loạt sự kiện tương tự xảy ra ở Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) mà Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông. Bắt đầu từ năm 2010, tàu tuần tra Trung Quốc và Nhật Bản đã phải đối mặt nhau trong các vùng biển xung quanh các đảo. Sau đó, Bắc Kinh tăng cường tuần tra hàng hải tại khu vực này và cho phép công dân nước mình trút sự tức giận vào những lợi ích thương mại của Nhật Bản tại Trung Quốc. Mặt khác, ngày càng nhiều người Nhật thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường chuẩn bị quốc phòng. Kết quả là Tokyo đã triển khai thêm một phi đội máy bay chiến đấu F- 15J đến Okinawa và duy trì tuần tra bảo vệ ở gần quần đảo tranh chấp suốt ngày đêm. Tuy nhiên, nhu cầu duy trì tuần tra như thế khiến các thiết bị của các lực lượng tự vệ của Nhật Bản và bảo vệ bờ biển đã bắt đầu căng thẳng, dẫn đến nhu cầu về máy bay và các tàu mới có khả năng hơn.



Một số chuyên gia hiện nay cho rằng tăng cường quân sự của châu Á có thể dẫn đến tình trạng chạy đua vũ trang của một hoặc nhiều nước, thậm chí là giữa liên minh các nước. Cho đến nay, không một quốc gia châu Á hoặc liên minh các quốc gia có thể đủ khả năng để cạnh tranh trực tiếp với tốc độ cũng như quy mô hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, ngăn cản sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy chưa hẳn là một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng phần lớn việc tăng cường trang bị quân sự của châu Á có thể được mô tả như là một cuộc đuổi bắt vũ trang. Mặc dù các nước châu Á không đưa ra một khẩu hiệu đối với Trung Quốc, song họ đã cố gắng tăng cường sức mạnh quân sự - một phần thông qua việc hiện đại hóa quốc phòng và một phần thông qua các mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc bên ngoài làm rào cản chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc.


Chẳng có gì nghi ngờ đó là lý do tại sao các nước châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippine.... có lợi ích dường như rất khác nhau trong quá khứ, hiện nay lại trở nên quá quan tâm đến hợp tác kinh tế và hợp tác an ninh.


Phan Sương - Infonet.vn
0

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Những khía cạnh quân sự trong chiến lược "xoay trục" của Mỹ sang châu Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Chủ Nhật, ngày 1/9/2013

(Tạp chí Asian Affairs, tháng 10-12/2012)

Tóm tắt: Đây là lần thứ 3 các nhà hoạch định chính sách ca Hoa Kỳ đã cân nhắc việc xoay trục sang châu Á. Tuy nhiên, ln này thì khác hn, vì rõ ràng cơ sở lực hấp dẫn của nền kinh tế toàn cầu đang chuyn từ Tây sang Đông. Với tư cách là quốc gia hùng mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ một lợi ích quốc gia quan trọng hơn cả trong việc duy trì sự thịnh vượng và trật tự của khu vực này.

Nhưng Washington D.C thừa nhận rng mình không còn có thể áp đặt được nữa các giải pháp đi với các chính phủ lớn trong khu vực. Một chiến lược mới của Hoa Kỳ đối với châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải tính đến những giới hạn hết sức nghiêm ngặt được áp đặt vào các chính sách đi ngoại và quốc phòng của Hoa Kỳ do sự suy thoái kinh tế tương đi của Hoa Kỳ. Điu này có nghĩa là Washington sẽ phải thuyết phục các bạn bè và đồng minh của mình đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với an ninh khu vực. Cái gọi là hệ thng liên minh do Hoa Kỳ bảo trợ San Francisco sẽ phi được thay đi, để làm cho đáp ứng hơn với nhng vấn đề mà Hoa Kỳ và các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực phi đi mặt, Bài viết được đề xuất của Lầu Năm Góc như một sự phàn ứng đi với việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và là nguồn gốc của sự tái đảm bảo cho các bạn bè và đồng minh của Washington D.C trong khu vực.

Việc Chính quyền Obama nâng tầm khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên thành “một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu của chúng ta” có khả năng là quyết định chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua. Bài viết này sẽ xem xét những gì mà chính quyền này sẽ phải làm để biến khát vọng này thành một chiến lược có hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác khu vực và thúc đẩy những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ đồng thời tránh một “cuộc chiến tranh bá quyền” với Trung Quốc. Tác giả bài viết này sẽ chú trọng vào các yếu tố quân sự của việc xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ, mặc dù đây chỉ là một yếu tố của bất cứ chiến dịch mới nào của Hoa Kỳ nhằm tăng cường vị thế của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á.

Trước hết là một lưu ý có tính khuyên răn, Hoa Kỳ vẫn có nhiều việc phải làm ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự đang gia tăng đều đặn của mình, và những cơ hội do sự bận rộn của Hoa Kỳ ở Trung Đông tạo ra, để thách thức ảnh hưởng của Washington D.C ở khu vực châu Á. Hoa Kỳ cũng đã bị các chính phủ châu Á chỉ trích mạnh mẽ – trong đó có cả các bạn bè và đồng minh chủ yếu của Hoa Kỳ trong khu vực – về việc xử lý cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và về vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Ở mức độ cơ bản hơn, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng đòn bẩy đối với những tài sản kinh tế của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và tài trợ cho việc ứng phó quân sự đầy tham vọng với việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, vì việc này sẽ bị hạn chế nhiều bởi các vấn đề kinh tế trong nước. Trong những hoàn cảnh này, bất cứ chiến lược quân sự nào đối với châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải đặt ưu tiên rất cao vào việc hỗ trợ tích cực cho các bạn bè và đồng minh của chúng ta trong khu vực. Đây sẽ là một trong những lý do giải thích tại sao các công cụ quyền lực mềm như hoạt động ngoại giao và hợp tác kinh tế sẽ có tầm quan trọng như các chính sách quân sự trong chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu coi nhẹ những phương tiện lâu dài mà Hoa Kỳ có thể dựa vào khi Hoa Kỳ “xoay trục” sang châu Á. Ngay cả nếu những dự đoán trường hợp tồi tệ nhất trở thành sự thật, và Lầu Năm Góc phải cắt giảm chi phí một nghìn tỉ USD trong thập kỷ tới, Hoa Kỳ vẫn sẽ có khả năng dựa vào các nguồn tài lực quân sự khác thường ở khu vực châu Á. Quan trọng hơn, Washington D.C có thể tìm được lòng tin và phương hướng từ thực tế rằng hầu hết các chính phủ châu Á – Thái Bình Dương vẫn coi trật tự quốc tế tự do là sự đảm bảo tốt nhất của họ cho sự thịnh vượng và an ninh và vẫn chấp nhận việc không thể thiếu được sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong trật tự này. Nếu xử lý một cách thích hợp, Hoa Kỳ sẽ có khả năng sử dụng sức hấp dẫn vốn có của tầm nhìn của mình về trật tự quốc tế tự do để tạo dựng lại vị thế và ảnh hưởng của mình với mức rủi ro thấp nhất trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Hoa Kỳ không phải là sự bá quyền của Hoa Kỳ, và như John Ikenberry đã lưu ý, “các biện pháp gây sức ép đòi thay đổi – và tổ chức lại trật tự này – đang gia tăng”. Trong những hoàn cảnh này, Hoa Kỳ sẽ cần phối hợp với các bạn bè và đồng minh của mình trong khu vực không chỉ để tạo cơ hội cho châu Á trong hệ thống quốc tế này mà còn tạo cơ hội cho Trung Quốc ở khu vực châu Á. Điều này sẽ không chỉ đòi hỏi phải có một ý thức về một tương lai chung, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết chính xác của Washington D.C về những cách thức mà các bạn bè và đồng minh trong khu vực nhìn nhận lịch sử về sự dính líu của Hoa Kỳ trong khu vực.

Sự “xoay trục” và vòng cung: Chiến lược của Obama trong bối cảnh lịch sử

Đây là lân thứ ba giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã tranh luận về những điều thuận lợi và bất lợi của một chiến lược đặt trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào châu Á-Thái Bình Dương. Kết hợp với nhau, cả ba cuộc tranh luận về chính sách này có thể được coi là một tiến trình điều chỉnh dần dần của Hoa Kỳ về bản sắc của mình với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương. Trong giai đoạn đầu, một cuộc tranh luận sôi nổi mang tính quốc gia đã diễn ra cả về sự khôn ngoan và đạo đức của việc triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ vào châu Á. Sau gần 50 năm lập luận, Hoa Kỳ đã lao vào Thái Bình Dương vào cuối thế kỷ 19 – thôn tính Hawaii năm 1898, khởi đầu một cuộc chiến tranh tàn bạo ở Philippines năm 1899, và triển khai 4.000 quân đến Trung Quốc năm 1900 để giúp đỡ dập tắt cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Các chiến dịch xuyên Thái Bình Dương này bị Liên đoàn chống Đế quốc và các tổ chức khác của Hoa Kỳ công kích như là sự phản bội những giá trị Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có tốt hơn so với các nước châu Âu phi đạo đức nếu nước này tìm cách trở thành đế chế, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, ở châu Á?

Cuộc Chiến tranh Philippines là một “sáng kiến” liều lĩnh nhất và tốn kém nhất trong thời kỳ này. Chiến dịch quân sự, diễn ra từ 1899 đến 1902, đã gây thương vong trên 4.000 quân Hoa Kỳ – một thiệt hại nhiều hơn đáng kể so với chiến dịch kéo dài cả thập kỷ của Hoa Kỳ ở Ápganixtan, vào thời điểm khi dân số Hoa Kỳ vào khoảng 1/4 dân số hiện nay. Tuy nhiên người Hoa Kỳ không nhớ đến cuộc chiến tranh này cho đến khi nó trở thành một nguồn nghiên cứu đối với các nhà vạch kế hoạch quan tâm đến chống nổi dậy. Tuy nhiên, Michael Hunt và Steven Levine nhẳc nhở chúng ta rằng cuộc chiến tranh này có những tác động lâu dài đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ:

“Bất kể khó áp đặt đến đâu và gây tranh cãi đến mức nào ở trong nước, vị thế đế quốc mà Hoa Kỳ đã tạo ra ở Philippines có những kết quả mạnh mẽ đóng góp quan trọng cho các cuộc chiến tranh sau này ở Thái Bình Dương. Hãy xem Philippines cùng với Hawaii và Guam đã chứng tỏ những tuyên bố của Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và nuôi dưỡng sự thèm khát phát triển hơn nữa vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực”.

Hunt và Levine cũng cho rằng “những hành động glành thêm lãnh thổ này là … một thách thức trực tiếp đối với tương lai của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc khu vực loại một có những lợi ích trong việc mở rộng những giải pháp thương mại và đối ngoại của mình”. Chiến dịch mở rộng đế chế của Nhật Bản vào những năm 1930, lên đến đỉnh điểm trong cú sốc Trân Châu Cảng, mở ra giai đoạn “xoay trục” thứ hai “của Hoa Kỳ sang châu Á. Vào các giai đoạn sau đó của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ phát triển các kế hoạch về các căn cứ được triển khai phía trước khắp Thái Bình Dương để đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ một lần nữa trở thành “gã khờ bị ăn đấm” bởi một cường quốc châu Á đang nổi lên. Chiến lược này đã được điều chỉnh sau chiến tranh cho phù hợp với những đòi hỏi về sự răn đe hạt nhân và thực tế chiếm đóng quân sự của Hoa Kỳ ở Nhật Bản. Vấn đề đối với các nhà vạch kế hoạch quốc phòng sau chiến tranh là liệu những sáng kiến khác hẳn nhau này có nên được đưa vào một chiến lược lớn hơn và đầy tham vọng hơn nào đó về an ninh châu Á-Thái Bình Dương hay không. Nhưng những lập luận ủng hộ hệ thống liên minh đa phương ở châu Á dựa trên hai thực tế. Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn được chỉ đạo bởi một nhóm người mà nguồn gốc sắc tộc và văn hóa của họ là khắp Đại Tây Dương, và những người vẫn coi châu Âu là trung tâm của hệ thống quốc tế. Thứ hai, ngay cả các nhà hoạch định chính sách phần nào đồng tình với lập luận cho rằng châu Á nên được coi là ưu tiên hàng đầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc lý giải về cách thức mà một hệ thống an ninh gắn kết về địa chiến lược có thể được thành lập và quản lý trong một khu vực rất rộng lớn, rất phức tạp, và rất xa lạ đối với Hoa Kỳ. Trong những hoàn cảnh này, Washington D.C lựa chọn cái gọi là hệ thống các hiệp ước phòng thủ hai bên và ba bên San Francisco tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện quân sự và chính trị của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương mà không khóa chặt Hoa Kỳ vào một liên minh đa phương như NATO.

Trong Chiến tranh Lạnh, việc bảo vệ do hệ thống San Francisco đem lại có thể làm cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực, tập trung chú ý vào các vấn đề kinh tế không có lợi cho các vấn đề quốc phòng, phù hợp với Học thuyết Yoshida, Do những hoàn cảnh đặc biệt của mình, Nhật Bản trở thành “nhà nước hậu hiện đại” thành công nhất ngoài cộng đồng châu Âu. Năm 2004, Robert Cooper giải thích rằng Nhật Bản hậu hiện đại “có những giới hạn tự áp đặt về chi phí và những khả năng quốc phòng. Nước này không còn quan tâm đến việc glành lãnh thổ hay sử dụng vũ lực”. Tuy nhiên, Cooper tiếp tục lưu ý: “Không may đối với Nhật Bản, đây là một quốc gia hậu hiện đại được bao quanh bởi các nước được khóa chặt vào một kỷ nguyên trước đó”. Ông dự đoán rằng “nếu Trung Quốc phát triển theo một cách không hứa hẹn… Nhật Bản có thể buộc phải trở lại chủ nghĩa hiện đại phòng thủ”. Việc thích nghi với một tư thế của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ này đang diễn ra ở Nhật Bản hiện nay, và chính xác vì những lý do mà Cooper dự đoán.

Trong khi đó, ở Đông Nam Á, sự bảo vệ quân sự của Hoa Kỳ đã cho phép, và những trải nghiệm lịch sử với chủ nghĩa thực dân đã khuyến khích, các chính phủ tập trung vào những mối quan tâm trong nước của riêng mình và củng cố các thể chế mới và các cách ứng xử để xử lý các vấn đề địa phương. Sự phát triển của ASEAN như một “Khu vực Hòa bình, Tự do, và Trung lập” là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình này. Các nước thành viên ASEAN can dự vào nhiều trong số hành vi ứng xử đặc trưng của các nhà nước hậu hiện đại, nhưng họ đã phát triển những đặc tính này ngoài những đặc tính an ninh truyền thống (có nghĩa là hiện đại) hơn đặc trưng bởi quyền lực cứng và sự tự lực quân sự. Trong những hoàn cảnh này, các nước ASEAN thấy mình thích ứng dễ dàng hơn với những đòi hỏi của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ so với Nhật Bản trong một môi trường an ninh đang thay đổi. Nhưng Washington D.C không thể đương nhiên cho rằng những nồ lực của mình nhằm tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ được các chính phủ Đông Nam Á hoan nghênh, đặc biệt nếu các chính sách của Hoa Kỳ buộc họ phải lựa chọn giữa Washington D.C và Bắc Kinh.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc – Những lựa chọn của Hoa Kỳ

Lịch sử cũng đã tạo ra những rào cản đáng kể đối với sự hợp tác Mỹ – Trung. Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã chuyển mối quan hệ của mình với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ một tình trạng thù địch rõ ràng sang mối quan hệ đối địch lẫn lộn. Không may, vào thời điểm George H.W. Bush lên cầm quyền năm 1989, các mối quan hệ Mỹ-Trung không phát triển thành mối quan hệ song phương tích cực và có hiệu quả hơn. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Bush đã báo hiệu điều quan trọng rằng ông đã chấp thuận một mối quan hệ được cải thiện và mở rộng của Hoa Kỳ với Trung Quốc bằng cách thực hiện một chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh. Ông đã có một số lý do để lạc quan về những quan điểm của mình. Bush không được đầu tư về mặt tình cảm về vấn đề Đài Loan như người tiền nhiệm của ông. Quả thực, chính Bush, với tư cách là người được đề cử là phó tổng thống năm 1980, đã đến thăm Trung Quốc để “làm yên lòng Đặng Tiểu Bình rằng bất chấp sau khi đề cập đến điều này trong một bài phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử, ông ấy (Ronald Reagan) không tin vào hai Trung Hoa (Trung Hoa Đại lục và Trung Hoa Dân quốc) và rằng ông ấy sẽ tôn trọng thông cáo Thượng Hải”. Người ta cũng có thể lập luận rằng vào thời điểm Bush lên cầm quyền, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng nhận rõ các xu hướng ở Đài Loan (dân chủ hóa, và ảnh hưởng chính trị đang gia tăng của người gốc Đài Loan) sẽ làm cho các quan hệ hai bờ Eo Biển trở thành có vấn đề và ít khả năng đoán trước hơn nếu không thể đạt được một số thay đổi đáng kể. Bush cũng là một người thực dụng hơn nhiều so với hoặc Jimmy Carter hoặc Ronald Reagan, và có xu hướng chấp thuận ưu tiên cao hơn cho những cân nhắc chiến lược so với hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và cam kết lâu dài của Bắc Kinh với chủ nghĩa cộng sản. Về cơ bản hơn, Bush chấp nhận rằng Trung Quốc đã có đòi hòi nào đó là ở bên thắng cuộc trong cuộc Chiến tranh Lạnh – như điều mà James Mann gọi là một “đồng minh ngầm”- và rằng Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong thời kỳ quá độ hòa bình đi tới một trật tự quốc tế hậu Xôviết.

Thật không may, Tổng thống Bush chưa bao giờ có cơ hội để thử thách những giới hạn của sự hợp tác chiến lược với các bên đồng chức Trung Quốc. Vào thời điểm Bush lên cầm quyền, ban lãnh đạo Bắc Kinh đang can dự vào các cuộc đấu tranh quyền lực quyết liệt trong nước về nhịp độ và phương hướng cải cách. Mấy tháng sau, khi xe tăng của PLA lăn bánh trên quảng trường Thiên An Môn, Bush trở nên không thể can dự một cuộc đối thoại thực sự với Trung Quốc. Các mối quan hệ Mỹ-Trung đã bị kẹt trong tình trạng gò ép từ đó. Những thay đổi lớn duy nhất về phía Trung Quốc từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự tiến bộ mạnh mẽ về kinh tế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những cải thiện đi kèm về những khả năng quân sự của Trung Quốc.

Học thuyết về quan hệ quốc tế cũng không tạo điều kiện dễ dàng lắm khi chúng ta ứng dụng nó vào tình hình Mỹ-Trung. Hầu hết các cuộc chuyển giao quyền lực cuối cùng đều đi đến một cuộc đấu đá, và trong rất nhiều trường hợp đó là một cuộc chiến tranh mà không bên nào mong muốn. Trong trường hợp mối quan hệ Mỹ-Trung, cả hai bên tiếp tục bày tỏ cam kết mạnh mẽ về những thỏa hiệp chung, nhưng theo những điều kiện riêng của họ. Một lập luận điển hình của Hoa Kỳ khẳng định rằng “Hoa Kỳ cần tập trung mở rộng một chương trình nghị sự chung với Trung Quốc, bằng cách chấp nhận một tình thế buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc”. Mặt khác, Trung Quốc không tạo điều kiện dễ dàng cho Hoa Kỳ phát triển một tình thế dễ thỏa hiệp hơn. Bắc Kinh đã hỗ trợ giọng điệu “phát triển hòa bình” bằng chiến dịch đầy ấn tượng là hiện đại hóa quân sự, được tiếp sức bởi tỉ lệ gia tăng chi phí quốc phòng trung bình là 12% mỗi năm. Nếu các xu hướng hiện nay ở Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp diễn, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ vượt Hoa Kỳ về chi phí quốc phòng vào năm 2035.

Một số nhà bình luận đã tìm cách làm yên lòng từ sự hội nhập ngày càng tăng của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu. Không tính đến mối đe dọa do Trung Quốc tăng cường khả năng triển khai sức mạnh quân sự vượt ra ngoài biên giới nước này gây ra, các nhà bình luận này lập luận rằng Bắc Kinh có lợi ích đang gia tăng trong hệ thống quốc tế có trật tự và có thể đoán trước được. Những người lạc quan như Edward Steinfeld cũng đã khẳng định rằng Trung Quốc đang trên đường đi tới “chủ nghĩa độc đoán đang tự lỗi thời” và rằng “thời điểm nước này là một đối thủ hiện tại đã đi đến chỗ kết thúc”. Tuy nhiên, các chuyên gia khác của Hoa Kỳ nhìn nhận sự tiến bộ kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn khác hẳn: như là đâu máy hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc, là nguồn gốc của chính sách đối ngoại ngày càng rộng mở và quyết đoán của Trung Quốc. Và là mối đe dọa trực tiếp đối với các nguyên tắc khác nhau của thương mại tự do và hợp tác kinh tế quốc tế. Các nhà bình luận cũng lưu ý rằng tình huống đảm bảo hủy hoại kinh tế lẫn nhau hiện tồn tại giữa Washington D.C và Bắc Kinh không phải là một nhân tố đảm bảo sự ổn định đáng tin cậy, vì nó khuyến khích mỗi nước cho rằng – phù hợp với lôgích của chính sách bên miệng hố chiến tranh – họ có thể đẩy bên kia đi rất xa mà không mất sự kiểm soát.

Tình hình tương tự diễn ra đối với sự cân bằng quân sự giữa Washington D.C và Bắc Kinh. Một mặt, sự cân bằng chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là rất ổn định, vì không có nước nào muốn xảy ra chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, mặt khác sự cân bằng chiến lược ngày càng chịu sức ép do những phát triển không tương xứng về các khả năng và học thuyết phòng thủ của hai nước. Vì Hoa Kỳ là một nước lớn nguyên trạng đã có một loạt công cụ quân sự đầy ấn tượng để đe dọa Trung Quốc, hầu hết sự thay đổi gây mất ổn định xuất phát từ PLA. Washington D.C đã đặc biệt lưu ý về việc Trung Quốc phát triển các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), bao gồm các hệ thống chống vệ tinh động năng và phi động năng, tên lửa hành trình thông thường và tên lửa đạn đạo, tàu ngầm, và các khả năng chiến tranh trên mạng ngày càng hiện đại. Các nhà vạch kế hoạch quốc phòng của Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại về những bối cảnh mang tính học thuyết đối với các hệ thống mới này, vì họ có xu hướng đặt ưu tiên cao vào việc tấn công trước và dựa vào yếu tố bất ngờ để glành được lợi thế chiến lược. Những đề nghị về chính sách của Hoa Kỳ nhằm chống lại khả năng A2/AD đang gia tăng của Trung Quốc sẽ được thảo luận sau đây trong bài viết này.

Do nhịp độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc chưa có khả năng giảm bớt, và vì điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng tựơng ứng về sự mất an ninh của Hoa Kỳ, phận sự của cả hai bên là dựa vào hoạt động ngoại giao để giữ cho cuộc cạnh tranh của họ trong tầm kiểm soát. Zbigniew Brzezinski đã lập luận về một hiến chương toàn diện để vẫn “làm bạn” với Trung Quốc. Nhưng như Robert Ross đã nhận xét: “Những lợi thế địa lý và sự năng động kinh tế của nước này, và tầm quan trọng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc và Đông Á, đặt Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với Hoa Kỳ. Thực tế chiến lược này đảm bảo rằng Washington D.C và Bắc Kinh sẽ không thể phát triển một mối quan hệ hữu nghị, hay thậm chí chủ yếu mang tính hợp tác trong vòng 15 đến 20 năm tới”.

Không có lý do giải thích tại sao Hoa KỲ không nên tìm kiếm hình thức hiểu biết toàn diện với Trung Quốc mà Brzezinski khuyến cáo. Nhưng nỗ lực của Tổng thống Obama nhằm “điều chinh lại” các mối quan hệ Mỹ-Nga khiến cho chúng ta không có lý do gì để lạc quan, và mối quan hệ Trung – Mỹ tạo ra những rào cản cao hơn đáng kể. Hai thập kỷ sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các vấn đề đã gây cản trở các mối quan hệ Mỹ-Trung trong suốt Chiến tranh Lạnh – vị thế của Đài Loan, cuộc đối đầu Bắc-Nam trên bán đảo Triều Tiên, và những bất đồng cơ bản về các nguyên tắc chính trị, kình tế, và nhân quyền – vẫn chưa giải quyết được.

Vì dường như không có khả năng Washington D.C sẽ có thể đề ra một giải pháp toàn diện với Bắc Kinh mà có thể là cơ sở cho một tạm ước Hoa Kỳ nên theo đuổi một chiến lược tốt thứ hai là điều chỉnh cho thích nghi với sức mạnh của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương đồng thời phát triển các phương thức mới về hợp tác an ninh với các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

Tiến ti một chiến lưc “xoay trục” cua Hoa Kỳ: các nguồn lý tưởng và vật chất

Washington D.C sẽ tiếp tục dựa vào hệ thống đồng minh hai bên và ba bên San Francisco đã được thành lập trong Chiến tranh Lạnh với những nỗ lực nhằm tái đảm bảo. Và lôi kéo sự ủng hộ từ các bạn bè và đồng minh châu Á – Thái Bình Dương. Trong 6 thập kỷ qua hệ thống San Francisco này thường được mô tả là mối quan hệ nghèo nàn của NATO. Hệ thống này chắc chắn đã trải qua những thăng trầm trong quãng thời gian đó, nhưng bất chấp lịch sử xáo động của nó, hệ thống San Francisco đã Tồn tại và thích nghi. Hiện nay, hệ thống San Francisco còn lại này vẫn là nền tảng cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng nó cần sự sửa đổi và tăng cường đáng kể. Phần này sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống San Francisco, sử dụng một thể thức đã được sử dụng 4 thập kỷ trước bởi Joseph Nye, người đã lập luận rằng tất cả các tổ chức trong khu vực có thể được đánh giá theo phương diện các nguồn lý tưởng và vật chất. Các nguồn lý tưởng nói về sự đánh giá mà các nước thành viên của một tổ chức khu vực đưa ra về tổ chức đó. Các nguồn vật chất nói về khả năng của tổ chức đó trong việc hoàn thành những nhiệm vụ mà nó cam kết. Nếu chúng ta áp dụng các chuẩn mực của Nye vào mạng lưới an ninh do Hoa Kỳ bảo trợ ở châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta phát hiện ra vấn đề sau:

Các nguồn lý tưởng: nhng điều thuận lợi

* Sự đánh giá cao ngày càng tăng giữa các chính phủ then chốt trong khu vực về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương. Bất chấp những gánh nặng lịch sư đã được đề cập ở trên, nhiều bên tham gia trong khu vực coi việc “xoay trục” của Hoa Kỳ sang châu Á là sự lựa chọn ít tồi tệ nhất vào thời điểm khi Bắc Kinh bắt đầu sử dụng “sức mạnh đe dọa kết hợp” nhằm gây ảnh hưởng đến những quyết định như quy chế về Biển Nam Trung Hoa.

* Như đã được đề cập ở trên, bất chấp những đòn nặng nề đánh vào trật tự quốc tế tự do (đáng chú ý nhất là các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 và năn 2008) các chính phủ then chốt châu Á vẫn coi phiên bản nào đó của trật tự này là sự đảm bảo tốt nhất cho an ninh và thịnh vượng của họ. Điều này sẽ tiếp tục tạo cho Washington D.C những lợi thế đáng kể so với Trung Quốc khi các chính phủ châu Á đang tính toán những chiến lược lâu dài của họ.

* Ngay cả trong tình hình hạn chế kinh tế nghiêm trọng, Washington D.C có thể sẽ tiếp tục tạo dựng danh tiếng của mình là một nhà cung cấp những lợi ích chung trong khu vực và trên thế giới.

Các nguồn lý tưởng: những điều bất lợi

* Washington D.C phải làm việc với, và xoay quanh, những thói quen và những sở thích hậu hiện đại còn lại trong các chính phủ châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt ở Nhật Bản và Đông Nam Á. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đôi khi phản ứng trước những hành vi ứng xử như vậy với thái độ thất vọng, phàn nàn về sự ưu tiên quy trình so với sản phẩm và lời nói trên hành động. Nhưng việc gây sức ép buộc các chính phủ này phải tiến hành những điều chỉnh hơn nữa và nhanh hơn theo những tư thế của chủ nghĩa hiện đại phòng thủ có thể mang đến kết quả ngược lại.

* Trung Quốc đã hoàn toàn thành công trong thập kỷ qua trong những nỗ lực của riêng mình nhằm tạo ra sự nổi bật hơn với tư cách là một bên tham gia có ảnh hưởng trong khu vực. Để hoàn thành được việc này, Bắc Kinh đã dựa vào hoạt động ngoại giao “bạn bè với mọi ngưòi” được tăng cường bởi sự hợp tác kinh tế. Trong nhiều trường hợp nước này có thể gạt Washington D.C ra ngoài lề bởi những sự lôi kéo những bản sắc chung của châu Á và thời kỳ hậu thực dân.

Có một vài sự thật hiển nhiên mà không ai muốn bàn đến có thể làm phức tạp thêm các mối quan hệ của Hoa Kỳ với các chính phủ then chốt châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. “Sự thật bị phớt lờ lớn nhất” là những lo ngại của châu Á về nguy cơ xảy ra cuộc xung đột qua Eo biển Đài Loan. Washington D.C cam kết bảo vệ Đài Loan trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ đại lục. Nhưng chưa rõ các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ lý giải thế nào về những nghĩa vụ của họ trong những hoàn cảnh này. Và bất cứ tuyên bố hay chính sách nào của Hoa Kỳ buộc các chính phủ trong khu vực phải công khai đối đầu với những vấn đề như vậy có thể có những hậu quả tiêu cực đối với mọi quốc gia trừ Trung Quốc.

Các ngun vật cht: điu thuận lợi

*Mặc dù nói về việc kéo quá căng lực lượng và cắt giảm ngân sách, Hoa Kỳ có thể vẫn sử dụng các nguồn tài lực quân sự làm giảm những khả năng của Trung Quốc. Một kiểm toán sơ bộ của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương làm nổi bật lên 6 nhóm tàu sân bay chiến đấu, 180 tàu chiến và 1.500 máy bay được sự yểm trợ của 100.000 quân. Trên thực tế, các phương tiện của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ gia tăng trong tương lai gần, phù hợp với một kế hoạch được công bố gần đây nhằm định hình lại sự hiện diện trên biển toàn cầu của Hoa Kỳ từ sự phân chia theo tỉ lệ 50/50 đến 40/60 giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Điều này sẽ tạo cho Hoa Kỳ một bước đệm ít nhất 10 năm để đề ra một tạm ước với Trung Qưốc hoặc phối hợp với các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực để phát triển một cơ cấu an ninh khu vực mới để điều chỉnh cho thích hợp, và đương đầu với PLA.

* Như đã được đề cập ở trên, hầu hết bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực đều lặng lẽ điều chỉnh cho phù hợp với những tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách gia tăng chi phí quốc phòng của họ và phát triển các tình hình hợp tác an ninh mới với các nước láng giềng của họ và với Hoa Kỳ. Những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để phát triển những khả năng này đòi hỏi một chiến lược “phòng thủ năng động” là trường hợp nổi bật. Tokyo cũng bắt đầu phát triển những dàn xếp an ninh “tiểu đa phương” mới vừa là phương tiện để thúc đẩy hệ thống San Francisco vừa là cách để tăng cường vị thế của họ như một cường quốc trung lập trong khu vực. Những ví dụ gây ấn tượng nhất về sự hợp tác tiểu đa phương của Tokyo là hợp tác với Canberra. Hai chính phủ đã ký Tuyên bố chung về hợp tác an ninh (năm 2009) và một Hiệp định mua sắm và trao đổi dịch vụ (năm 2010) để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác an ninh. Những sáng kiến này có thể được hiểu là những phản ứng đối với một ý thức đang gia tăng về khả năng dễ bị tổn thương và dễ bị tác động chiến lược của cả hai nước. Trọng khi đó, các nước thành viên ASEAN đã gia tăng ngân sách quốc phòng của họ khoảng 13,5% năm 2011, trong khi đồng thời phát triển các hình thức hợp tác quốc phòng mới giữa họ và với Washington D.C.

Các nguồn vật chất: điều bất lợi

* Đúng vào thời điểm Washington D.C đang tìm kiếm những cơ hội mới cho sự hợp tác an ninh khắp châu Á – Thái Bình Dương, Washington cũng đang điều chỉnh cho thích nghi với những sức ép buộc phải thương lượng lại những dàn xếp quốc phòng lâu dài với các đồng minh quan trọng nhất của mình. Ở Hàn Quốc, việc tái triển khai các lực lượng của Hoa Kỳ đến các khu vực ít dân cư hơn, việc giảm toàn bộ quy mô lực lượng của Hoa Kỳ, và những kế hoạch trao quyền chỉ huy cho Seoul vào năm 2015 là sự minh họa đầy đủ. Một tiền trình điều chỉnh khó khăn và có dụng ý hơn đã diễn ra ở Nhật Bản trong hơn một thập kỷ. như đã được thể hiện bằng tuvên bổ gần đây về những kế hoạch rút khoảng 9.000 lính Hoa Kỳ khỏi Nhật Bản trong mấy năm tới.

* Việc Trung Quốc có khả năng lấy tác dụng đòn bẩy từ các hoạt động kinh tế của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là sự kiềm chế nữa đối với chiến lược xoay trục đầy tham vọng của Hoa Kỳ. Thương mại song phương của Trung Quốc với các chính phủ châu Á đã tăng khoảng 47% trong 6 tháng đầu sau khi Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN đi vào hoạt động vào 1/1/2010, và đầu tư của Trung Quốc ở khu vực đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua. Các mối liên kết kinh tế này mang lại cho Bắc Kinh đòn bẩy quyền lực mềm mà Washington D.C không thể hy vọng sánh được ở Đông Nam Á.

* Những diễn biến đã gây chú ý nhất từ các chuyên gia quốc phòng Hoa Kỳ có liên quan đến việc cải thiện đều đặn khả năng tiến hành chiến tranh và triển khai sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt việc PLA tăng cường khả năng can dự vào các hoạt động A2/AD. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ khảo sát cuộc tranh luận đang gia tăng trong giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ về những lựa chọn của Hoa Kỳ để ứng phó với khả năng A2/AD đang gia tăng của Trung Quốc.

Những lựa chọn giữ cân bằng bên ngoài

Những kinh nghiệm có tính khuyên răn về các cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam kết hợp với sự áp chế của khoảng cách và những sự nhạy cảm của các đồng minh then chốt trong khu vực thuyết phục Washington D.C phát triển và duy trì một chiến lược cân bằng bên ngoài ở khu vực Thái Bình Dương. Trung Quốc hiện nay đang phát triển các khả năng quân sự và ủng hộ những học thuyết nhằm thách thức một yếu tố then chốt của chiến lược đó – khả năng của Hoa Kỳ hoạt động không bị trừng phạt ở mức tương đối trong khắp vùng biển này. Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lo ngại rằng khi Trung Quốc phát triển các khả năng A2/AD của mình, các bạn bè và đồng minh then chốt của Hoa Kỳ sẽ bắt đầu phân vân có phải Osinhtơn vẫn sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ những cam kết an ninh của mình hay không. Điều này đã khiến cho Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm hoạt động mới là Không-Hải Tác chiến (ASB) nhằm hướng dẫn việc phát triển và triển khai các hệ thống có khả năng “tấn công chiều sâu theo mạng lưới, được kết hợp nhằm gây rối, phá hủy và đánh bại … các mối đe dọa A2/AD”. Trong khi đó Văn phòng phụ trách Không-Hải Tác chiến của Lầu Năm Góc đã nhấn mạnh rằng ASB “không phải là một khái niệm nhằm vào bất cứ kẻ thù tiềm tàng đặc biệt nào”, không nghi ngờ rằng trọng tâm chủ yếu của việc vạch kể hoạch ASB là Trung Quốc. Quả thực, các nhà hoạch định chính sách không thể giải thích lý do căn bản về ASB mà không có một số đề cập cụ thể về việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Một ví dụ có căn cứ là trong một bài báo được công bố gần đây của Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân, và Đô đốc Jonathan Greenert, phụ trách các Hoạt động tác chiến Hải quân: “Đặc biệt lo ngại là nỗ lực bên bỉ của một số nước nào đó nhằm phát triển, dự trữ, và phổ biến vũ khí chính xác tầm xa tiên tiến. Những vũ khí tiên tiến này có thể được kết thành mạng lưới và kết hợp với các hệ thống giám sát tinh vi ngoài đường chân trời. Tên lửa đạn đạo tầm xa chống tàu chiến như DF-2ID của Trung Quốc, tên lửa hành trình tầm xa như DH-10 của Trung Quốc, và tên lửa đạn đạo cơ động và phòng không cải tiến, bao gồm những biến thể S-300/400/500 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc, cho phép những kẻ thù tiềm tàng đe dọa quyền tự do hoạt động của không quân và của hải quân trong vòng hàng tràm dặm từ bờ biển của họ”.

Điểm thứ nhất cần được đưa ra về ASB là sẽ phải mất vài năm trước khi Bắc Kinh phát triển các loại khả năng A2/AD trên thực tế có thể làm xói mòn những cam kết răn đe mở rộng của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương. Và như đã được đề cập ở trên, hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đã lặng lẽ, nhưng đầy tham vọng, phát triển các lực lượng và các học thuyết quân sự của mình. Nếu được xử lý một cách thích hợp, Hoa Kỳ và các bạn bè và đồng minh khu vực của Hoa Kỳ có thể tiếp tục sử dụng tiến trình cân bằng khôn khéo và dần dần này để tăng cường an ninh châu Á -Thái Bình Dương.

Điểm thứ hai phải được xem xét là trong một kỷ nguyên khó khăn về kinh tế, bất cứ học thuyết quân sự mới nào của Hoa Kỳ mà đòi hỏi các hệ thống vũ khí mới kỹ thuật cao sẽ là điều “khó thuyết phục” ở trong nước. Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DOD) sẽ chi 267,9 tỉ USD cho các chương trình ASB từ năm 2010 đến năm 2016. Máy bay sẽ chiếm 61,7% khoản chi phí này, với máy bay F-35 chiếm phần lớn nhất trong ngân sách (82 tỉ USD). Hơn nữa, trong khi khẳng định với độc giả rằng người ta đã “thông báo về tài chính” của ASB mà Tướng Schwartz và Đô đốc Greenert thừa nhận rằng “sự dư thừa và vượt trội nào đó là cần thiết trong các lĩnh vực cụ thể”. Những “lĩnh vực” này đặc biệt hẳn sẽ là các mục tiêu dễ dàng để cắt giảm ngân sách.

Các cuộc tranh cãi về chi phí của ASB cũng sẽ trở nên phức tạp hơn bởi các hoạt độna chính trị quan liêu, khi Lục quân đội và các bạn bè của nó trong Quốc hội thách thức mục tiêu ưu tiên dành cho sáng kiến Không lực – Hải quân chung này trong một môi trường ngân sách được mất ngang nhau. Douglas MacGregor và Young Kim đưa ra lập luận tiêu biểu trên tờ Tập san các lực lượng vũ trang:… “không có quân viễn chinh kết hợp của Hoa Kỳ và các lực lượng lục quân liên minh. ASB có nguy cơ trở thành cái tương đương với cuộc chiến tranh bao vây thời trung cổ trong thế kỷ 21. Do quy mô và tầm sâu của Trung Quốc, nên văn hóa độc đoán của nước này và các thể chế hỗ trợ an ninh trong nước, các lực lượng tấn công không quân và hải quân của Hoa Kỳ có thể hết đạn được điều khiển chính xác rất lâu trước khi họ hết các mục tiêu để tấn công hoặc đạt được những điều kiện thuận lợi để đi đến hồi kết có thể chấp nhận được. Nếu không có một kế hoạch thực tế phối hợp các lực lượng lục quân của Hoa Kỳ và liên minh từ các nước trong khu vực như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí Nga, và các lực lượng lục quân hùng mạnh cỏ khả năng đe dọa sự tồn tại của chế độ Trung Quốc và sự gắn kết quốc gia trong nước từ nhiều hướng, thì khả năng đạt được sự kết thúc xung đột với điều kiện có lợi cho những lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh là rất thấp đến mức không có”.

Những lập luận của MacGregor và Kim đưa chúng ta tới lý do thứ ba, và quan trọng nhất, để lo ngại về Không-Hải Tác chiến. Chúng tập trung chú ý của chúng ta vào những gì có thể thực sự diễn ra nếu chiến sự nổ ra giữa Trung Quốc và một lực lượng của Hoa Kỳ được huấn luyện và trang bị để tiến hành Không-Hải Tác chiến. Hầu hết các kịch bản gắn với ASB đặt ưu tiên cao vào các cuộc tấn công chính xác tầm xa chống lại tên lửa và các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA được bố trí ở đại lục Trung Quốc. Quá thường xuyên những kịch bản này không lưu ý đầy đủ về chính nguy cơ thực sự của một phản ứng quá mức của Trung Quốc. Như T.X. Hummes đã lập luận: “Không-Hải Tác chiến đòi hỏi các cuộc tấn công sớm và lặp đi lặp lại vào đại lục Trung Quốc cũng như trên mạng Internet và trên không gian. Trung Quốc có thể hiểu nhầm các cuộc tấn công vào các hệ thống thông thường A2/AD là những nỗ lực nhằm che mắt Trung Quốc và phá hoại khả năng chỉ huy và kiểm soát các lực lượng hạt nhân của nước này. Đây là một hình thức leo thang rất nguy hiểm”.

Không-Hải Tác chiến thường được giải thích là sự kế tiếp khái niệm Không-Lục Tác chiến đã được phát triển trong Chiến tranh Lạnh để ứng phó với lợi thế quân sự thông thường đáng kể của Liên Xô trên mặt trận trung tâm của NATO. Điều tương tự là rõ ràng: Việc dựa vào các hệ thống vũ khí mới và một học thuyết tấn công thọc sâu mới nhằm bù đắp cho sự bất lợi quân sự nào đó. Nhưng những khác biệt giữa Không-Hải Tác chiến và Không-Lục Tác chiến thực sự là điều bổ ích hơn. Không-Lục Tác chiến được thiết kế cho tình hình trong đó NATO và Hiệp ước Yacsava là hai con bọ cạp trong một cái chai – sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực ngay lập tức, áp sát chống lại nhau dọc theo Fulda Gap và North German Plain. Không gì có thể so sánh được trong trường hợp quan hệ Mỹ-Trung, và cả hai phía vẫn dường như cam kết tránh một tình huống như vậy.

Một số khía cạnh của Không-Hải Tác chiến là tương đối không gây tranh cãi và nhạy cảm. Những khía cạnh này bao gồm những nỗ lực đa dạng hóa và tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Việc triển khai theo kế hoạch tới 9.000 lính thủy đánh bộ đến Guam, việc mở một căn cứ mới gần đây cho 2,500 lính thủy đánh bộ ở miền Bắc Australia, các cuộc thương lượng đang diễn ra giữa Washington D.C và Canberra về sự tiếp cận quân sự của Hoa Kỳ tới quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương, và các cuộc đàm phán giữa Washington D.C và Manila về những khả năng sử dụng các cơ sở của Philippines dành cho máy bay giám sát hoặc các tàu hải quân của Hoa Kỳ là những ví dụ hay về những điều chỉnh khiêm tốn phù hợp với lôgích của Không-Hải Tác chiến. Nhưng còn quá sớm để làm gia tăng những căng thẳng Mỹ-Trung bằng sự phát triển và công bố những khả năng mới về các cuộc tấn công thọc sâu có độ chính xác cao chống lại các thiết bị của PLA trên đất liền của Trung Quốc.

Washington D.C cũng nên thận trọng về bất cứ sáng kiến Không-Hải Tác chiến nào buộc các bạn bè và đồng minh trong khu vực công khai đối mặt với các kịch bản quân sự gây tranh cãi. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh qua Eo biển Đài Loan là ví dụ rõ ràng nhất vì đây vừa là một nguồn gốc cụ thể gây đau đầu cho các đồng minh then chốt của Hoa Kỳ vừa là một kịch bản cho cuộc xung đột Mỹ-Trung luôn được những người đề xướng Không-Hải Tác chiến viện dẫn nhiều nhất. Đơn giản là còn quá sớm, và quá nguy hiểm, để Hoa Kỳ hối thúc các đồng minh then chốt công khai ủng hộ học thuyết hoạt động tác chiến gây tranh cãi này. Điều này đặc biệt đúng đối với Nhật Bản, quốc gia luôn được nhắc đến như một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ học thuyết ASB nào.

Trong bản báo cáo đầy ảnh hưởng của họ ủng hộ Không-Hải Tác chiến, Jan Van Tol, Mark Gunzinger, Andrew Krepinevich và Jim Thomas đưa ra một phần lập luận của họ với tiêu đề “Cần có ý thức về tình trạng khẩn cấp”. Trái lại, bài viết này đã lập luận rằng ASB cần được tiếp cận một cách thận trọng, và trước đó cần tham vấn rộng rãi các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.

ASB cũng không phải là lựa chọn duy nhất đối với Hoa Kỳ. T.X. Hammes đã lập luận một cách thuyết phục rằng chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi là theo hướng leo thang ít hơn, ít tốn kém hơn, ít khả năng gây rối hơn đối với các mối quan hệ liên minh của Hoa Kỳ ở châu Á -Thái Bình Dương, “về mặt tác chiến, nó sử dụng các phương tiện sẵn có hiện nay và các biện pháp hạn chế để ngăn không cho Trung Quốc sử dụng vùng biển bên trong Chuỗi đảo thứ nhất, bảo vệ hải phận và không phận của chuỗi đảo thứ nhất, và chi phi không phận và hải phận bên ngoài chuỗi đảo này. Sẽ không tiến hành các hoạt động thâm nhập không phận của Trung Quốc… Thay vào đó, chiến lược này sử dụng biện pháp bóp nghẹt kinh tế để làm cho Trung Quốc kiệt sức đến mức nước này phải tìm cách kết thúc chiến tranh”.

Vào thời điểm khi Trung Quốc ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc đang gia tăng của nước này vào các nguồn cung cấp năng lượng của nước ngoài và thương mại trên biển, một chiến lược Kiểm soát Ngoài khơi đã gửi đi một thông điệp răn đe mạnh mẽ cho Bắc Kinh. Nhưng nó gần như không gây mất ổn định tiềm tàng như mối đe dọa của các cuộc tấn công trực tiếp chống Trung Quốc đại lục. Nó cũng không đòi hỏi Hoa Kỳ làm nhiều hơn những gì nước này đang làm hiện nay, vì hầu hết các phương tiện trên đất liền, trên biển và trên không mà Hoa Kỳ cần để đe dọa Trung Quốc bằng biện pháp bóp nghẹt từ từ đã có sẵn. Cuối cùng Hoa Kỳ không cần công khai đe dọa Trung Quốc bằng một chiến lược Kim soát Ngoài khơi, vì các nhà vạch kế hoạch quốc phòng của Trung Quốc đã bận rộn với “vấn đề Malacca” này. Quả thực,

Hoa Kỳ có lẽ sẽ không thể thuyết phục được Trung Quốc rằng nước này không phải lo ngại về khả năng này trong tương lai có thể nhìn thấy trước.

Việc đe dọa Trung Quốc bằng biện pháp kiểm soát trên biển chắc chắn là rủi ro. Nhưng như T.X Hammes thừa nhận: “Không có một chiến lược ‘hay’ nào cho một cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”. Tuy nhiên chiến lược Kim soát Ngoài khơi là linh hoạt hơn nhiều, có thể kiểm soát được, và khả thi hơn so với Không-Hải Tác chiến. Washington D.C cũng dễ dàng thích nghi hơn nhiều với chiến lược “xoay trục” lâu dài đặt ưu tiên cao vào việc làm yên lòng, và tìm kiếm sự ủng hộ từ các bạn bè và đồng minh trong khu vực.

Kết luận

Năm 1995 William Tow và tác giả bài viết này dự đoán rằng “đôi khi trong tương lai không quá xa Hoa Kỳ sẽ không còn ở vào vị trí đảm bảo sự ổn định của châu Á – Thái Bình Dương bằng những hành động đơn phương và sự hiện diện quân sự ở phía trước nữa”. Tương lai không quá xa đó đã đến. Nhưng Washington D.C có thể có được sự tái đảm bảo đáng kể từ các xu hướng đang diễn ra trong khu vực chứng tỏ rằng hầu hết các chính phủ ở châu Á – Thái Bình Dương thừa nhận cần phải phối hợp với Hoa Kỳ để “tạo cơ hội cho Trung Quốc” mà không gây phương hại cho độc lập hoặc an ninh của họ. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã đề cập đến thách thức mà Hoa Kỳ phải đối mặt khi “giúp đỡ các nước khác tự bảo vệ họ” và ông kết luận một cách đúng đắn rằng một chiến lược như vậy “phải chứa đầy những liều lượng mạnh về sự khiêm tốn và chủ nghĩa thực dụng”, bài viết này đưa ra lý lẽ cho thêm hai đòi hỏi nữa – lòng kiên trì và niềm tin ./.


Nguồn: http://basam.info/2013/09/07/2019-nhung-khia-canh-quan-su-trong-chien-luoc-xoay-truc-cua-my-sang-chau-a/
0

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 31/8/2013

TTXVN (New Delhi 30/8)

Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (1PCS) có trụ sở tại New Delhi, vừa đăng bài của tác giả Rajaram Panda với tiêu đề “n Độ- Việt Nam: Hợp tác quốc phòng, quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược ”, nội dung như sau:

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm Ấn Độ hồi giữa tháng 7 để tham dự kỳ họp ủy ban hỗn hợp Việt-Ấn lần thứ 15 và đánh giá lại mối quan hệ giữa hai nước. Trong những năm qua, quan hệ Việt-Ấn đã nâng cấp từ quan hệ truyền thống lên quan hệ đối tác chiến lược. Thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc đã chú ý đến chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bởi Trung Quốc quan ngại rằng nhiều nước châu Á đang cố gắng vượt ra ngoài, vươn tới Ấn Độ do lo ngại sự đe doạ từ Trung Quốc.

Quan hệ đối tác chiến lưc

Ngoại trường Ấn Độ Salman Khurshid đã tái khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ nồng ấm, gần gũi với sự tin tưởng ở mức độ cao, có sự hiểu biết ở các cấp. Việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam gặp nhau thường xuyên bên lề các hội nghị thượng đỉnh đa phương, cấu trúc mang tính thể chế của đối tác chiến lược Việt-Ấn dựa trên tuyên bố chung và các cơ chế đối thoại đối tác chiến lược năm 2007. Trong đó, Việt Nam nhắc lại một cách thường xuyên việc ủng hộ Ấn Độ tham gia ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Việt Nam cũng ký vào bản dự thảo Nghị quyết nhóm G4 đề nghị cải tò Hội đồng bảo an. Hiện nay, hợp tác quốc phòng và an ninh Việt-Ấn được thúc đẩy và đang phát triển trên cơ sở chia sẻ lợi ích và đảm bảo sự ổn định về an ninh.

Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược bằng việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2012, hai nước đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập đối tác chiến lược, 20 năm thiết lập đối tác đối thoại Ấn Độ-ASEAN. Hai bên đã tổ chức kỷ niệm những sự kiện này bằng “Năm hữu nghị Việt- Ấn”. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cuộc họp của ủy ban hỗn hợp lần thứ 15 cho thấy đối tác chiến lược bao gồm cả trao đối các chương trình hợp tác song phương lẫn tăng cường trao đổi hơn nữa những vấn đề thế giới và khu vực hai bên cùng quan tâm. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid khẳng định cam kết nàv với giới báo chí quốc tế. Cả hai ngoại trưởng đã đồng ý cũng có các hoạt động và tăng cường nội dung hợp tác đối tác chiến lược trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, đầu tư-thương mại, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm khác. Tiềm năng rất to lớn và hai nước cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm nắm bắt nhiều cơ hội.

Hợp tác quốc phòng

Nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược, cả hai nước đã quyết tâm đưa hợp tác về quốc phòng đi vào chiều sâu. Lần đầu tiên, Ấn Độ đã đồng ý cho Việt Nam vay 100 triệu USD để mua thiết bị quân sự. Gói tín dụng dự kiến sẽ được ký trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ vào cuối năm nay. Việt Nam sẽ sử dụng số tiền này để mua 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ đà thiết lập mối quan hệ chiến lược bao gồm cả việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, đào tạo các sỹ quan trẻ cho quân đội Việt Nam và thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Tuy nhiên, đây là một cơ hội hiếm có khi Ấn Độ đề nghị một gói tín dụng liên quan đến thiết bị quốc phòng trong thời điểm hiện nay. Thông thường với các nuóc láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ thì nước này mới đưa ra đề nghị cho vay tín dụng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng mà Mauritius là một ví dụ điển hình. Chính phủ Ấn Độ muốn coi gói tín dụng này là động thái tích cực nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Trước đây Ấn Độ đã đồng ý cấp cho Việt Nam gói tín dụng trị giá 45 triệu USD để xây dựng dự án điện (Hydel) do công ty BHEL thực hiện, đề nghị cấp siêu máy tính Param cho Việt Nam.

Ấn Độ đang tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước nằm ngoài sườn phía Đông như là một phần của chính sách hướng Đông. Ấn Độ và lực lượng hải quân của một số nước Đông Nam Á đã hợp tác với hàng loạt các cuộc tập trận chung. Hải quân Ấn Độ cũng có các cuộc tập trận, tuần tra chung với đối tác Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Bên cạch các cuộc tập trận hải quân Malabar (Mỹ-Ấn Độ), Ấn Độ và Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận hải quân tháng 6/2012. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Nhật Bản tháng 5/2013, hai nước đã đồng ý tăng cường các cuộc tập trận chung Ấn-Nhật một cách thường xuyên.

Quan hệ kinh tế

Quan hệ kinh tế hai nước cũng đã được mở rộng. Nhiều nhà đầu tư của Ấn Độ đang vào Việt Nam. Thương mại song phương đã tăng lên mức 6 tỷ USD trong năm 2012-2013. Cả hai nước mong muốn đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015. Các công ty của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam khoảng 936 triệu USD trong 86 dự án thuộc các lĩnh vực khai thác dầu khí, than, xây dựng nhà máy đường, công nghệ thông tin, nông nghiệp v.v..Việt Nam đã có nhiều lời đề nghị, mời gọi đầu tư liên quan đến lĩnh vực thương mại và đầu tư. Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khai thác dầu khí, điện, khoa học công nghệ, nông nghiệp. Một dự an điên hình là tập đoàn TATA thắng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phủ 2 với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD ở Sóc Trăng. Ấn Độ đã chuyển từ vị trí thứ 40 lên vị trí thứ 12 về các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ năm 2012 sẽ cho phép Bank of India và Indian Overseas Bank nâng cấp văn phòng đại diện của họ ở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 2/2003 và tháng 3/2008 lên thành ngân hàng chi nhánh trong tương lai…

Về phía mình, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trung bình giá trị mỗi dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính đến ngày 28/2/2010 là khoảng 17,50 triệu USD, song chỉ có một dự án nhỏ của Việt Nam tại Ấn Độ trong hai thập niên qua. Các nhà đầu tư Việt Nam có lợi thế đầu tư trong các dự án thủy điện nhỏ trong khi Ấn Độ cần thêm các nguồn năng lượng, trong đó có thủy điện.

 Trao đi văn hoá

Hai nước đã hợp tác mạnh mẽ trong việc xây dựng khả năng và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam đà tham gia một cách tích cực các chương trình đào tạo thuộc chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ. Hiện nay, có khoảng 150 suất học bổng ITEC mà Ấn Độ dành cho Việt Nam hàng năm cùng với 16 học bổng thuộc Kế hoạch học bổng văn hóa chung (GCSS), 14 học bổng của Chương trình trao đổi giáo dục (EEP) 10 học bổng theo Chương trình học bổng MGC. Ấn Độ đã thành lập trung tâm công nghệ cao Ấn-Việt giá trị 2 triệu USD (ARC-ICT) ở Hà nội và đang cung cấp một siêu máy tính PARAM đa dụng.

Tầm quan trọng của tăng trưởng châu Á

Châu Á đã trở thành trung tâm thu hút, là động lực cho sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng của thế giới. Bất chấp suy giảm của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng mạnh, với mức trung bình năm 2012 đạt 7,6%. Một đặc điểm cần chú ý về sự tăng trưởng của châu Á là chú nghĩa khu vực đang nổi lên. Có tổng cộng khoảng 76 thoả thuận về thương mại tự do và châu Á-Thái Bình Dương dẫn dắt sự hội nhập kinh tế thế giới trong bối cảnh các vòng đàm phán Doha tiến triển chậm. Trong thời gian tới, số hiệp định thương mại tự do và các loại hình kết nối kinh tế khác sè tiếp tục tăng. Ví dụ cùng với quá trình hình thành cộng đồng ASEAN, sẽ xuất hiện đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do Đônng Á, sự gắn kết về kinh tế được thúc đẩy giữa các nước ASEAN với Mỹ, hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Mối quan hệ trong ASEM, APEC hiện đã được mở rộng sang các lĩnh vực phi truyền thống.

Mặc dù đã có những bước tiến dài và ấn tượng song tiềm năng của châu Á còn rất lớn và có thể nắm lấy nhiều cơ hội hơn. Những sáng kiến liên khu vực như kết nối Sáng kiến khu vực sông Mekong-sông Hằng với quan hệ giữa các nước ASEAN và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là những lĩnh vực mà trong đó Ấn Độ giúp đỡ một cách có hiệu quả, như hợp tác tiểu vùng sông Mekong mà Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là một phần của dự án, và những sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông trên biển và đất liền. Nhận thức được sự can dự của Ấn Độ đối với các nước ASEAN cả về chính trị và kinh tế, với tư cách là một thành viên năng động và có trách nhiệm trong ASEAN, Việt Nam đang đi đầu trong việc hợp tác giữa Ấn Độ với ASEAN. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, được thiết lập năm 2007, đã xác định rất rõ các trụ cột trong hợp tác, gồm chính trị, an ninh- quốc phòng, kinh tế- thương mại, tăng cường đầu tư và thương mại, hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa kỹ thuật, và hợp tác tại các diễn đàn khu vực và đa phương.

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011, cả Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí những bước đi và mục đích cụ thể nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã được dự kiến nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương Việt-Ấn. Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Kapil Sibal đã thăm Việt Nam tháng 6/2013 và đạt được số thoả thuận với các đối tác Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) làm nền tảng cơ bản cho mô hình phát triển mới. Việt Nam coi Ấn Độ là một cường quốc về IT trên thế giới có thể giúp đỡ và ủng hộ mình. Việt Nam và Ấn Độ nên thành lập Dự an liên doanh về lĩnh vực IT để tạo điều kiện sử dụng những ưu thế trong lĩnh vực phần mền của Ấn Độ và phần cứng của Việt Nam.

Kết luận

Có thể thấy Việt Nam đang tăng cường thúc đẩy uan hệ với các cương quốc bên ngoài khu vực một cách thận trọng và chắc chắn. Một yếu tố quan trọng nhất hiện nay, bên cạnh nhu cầu về kinh tế, nhân tố đang định hướng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam, là những tính toán mang tính chiến lược.

Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp là: Liệu Ấn Độ đã sẵn sàng đảm nhận vai trò “nhân tố cân bằng khu vực” hay vẫn thích núp dưới chiến lược “chính sách không muốn mạo hiểm” khi đối phó với Trung Quốc? Với sự ủng hộ của Mỹ và đáp ứng những mong đợi từ các nước châu Á khác (trừ Trung Quốc), Ấn Độ nên nắm vai trò lãnh đạo trong các vấn đề châu Á. Không ai đề nghị Ấn Độ phải lãnh đạo hoặc tham gia một mặt trận chống Trung Quốc, song là một bên tham gia quan trọng, Ấ Độ không thể né tránh trách nhiệm để chứng kiến hòa bình và trật tự được duy trì tại châu Á bởi chính sách tích cực của mình./.

Nguồn: http://basam.info/2013/09/06/2016-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-an-do/
1