Vibay

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 31/8/2013

TTXVN (New Delhi 30/8)

Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (1PCS) có trụ sở tại New Delhi, vừa đăng bài của tác giả Rajaram Panda với tiêu đề “n Độ- Việt Nam: Hợp tác quốc phòng, quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược ”, nội dung như sau:

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh thăm Ấn Độ hồi giữa tháng 7 để tham dự kỳ họp ủy ban hỗn hợp Việt-Ấn lần thứ 15 và đánh giá lại mối quan hệ giữa hai nước. Trong những năm qua, quan hệ Việt-Ấn đã nâng cấp từ quan hệ truyền thống lên quan hệ đối tác chiến lược. Thực tế, các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc đã chú ý đến chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam bởi Trung Quốc quan ngại rằng nhiều nước châu Á đang cố gắng vượt ra ngoài, vươn tới Ấn Độ do lo ngại sự đe doạ từ Trung Quốc.

Quan hệ đối tác chiến lưc

Ngoại trường Ấn Độ Salman Khurshid đã tái khẳng định rằng quan hệ đối tác chiến lược Việt-Ấn được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ nồng ấm, gần gũi với sự tin tưởng ở mức độ cao, có sự hiểu biết ở các cấp. Việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm cấp cao đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước. Thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam gặp nhau thường xuyên bên lề các hội nghị thượng đỉnh đa phương, cấu trúc mang tính thể chế của đối tác chiến lược Việt-Ấn dựa trên tuyên bố chung và các cơ chế đối thoại đối tác chiến lược năm 2007. Trong đó, Việt Nam nhắc lại một cách thường xuyên việc ủng hộ Ấn Độ tham gia ứng cử vào ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Việt Nam cũng ký vào bản dự thảo Nghị quyết nhóm G4 đề nghị cải tò Hội đồng bảo an. Hiện nay, hợp tác quốc phòng và an ninh Việt-Ấn được thúc đẩy và đang phát triển trên cơ sở chia sẻ lợi ích và đảm bảo sự ổn định về an ninh.

Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược bằng việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2012, hai nước đã kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập đối tác chiến lược, 20 năm thiết lập đối tác đối thoại Ấn Độ-ASEAN. Hai bên đã tổ chức kỷ niệm những sự kiện này bằng “Năm hữu nghị Việt- Ấn”. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và cuộc họp của ủy ban hỗn hợp lần thứ 15 cho thấy đối tác chiến lược bao gồm cả trao đối các chương trình hợp tác song phương lẫn tăng cường trao đổi hơn nữa những vấn đề thế giới và khu vực hai bên cùng quan tâm. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid khẳng định cam kết nàv với giới báo chí quốc tế. Cả hai ngoại trưởng đã đồng ý cũng có các hoạt động và tăng cường nội dung hợp tác đối tác chiến lược trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, đầu tư-thương mại, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm khác. Tiềm năng rất to lớn và hai nước cần phải tăng cường hợp tác hơn nữa nhằm nắm bắt nhiều cơ hội.

Hợp tác quốc phòng

Nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược, cả hai nước đã quyết tâm đưa hợp tác về quốc phòng đi vào chiều sâu. Lần đầu tiên, Ấn Độ đã đồng ý cho Việt Nam vay 100 triệu USD để mua thiết bị quân sự. Gói tín dụng dự kiến sẽ được ký trong thời gian Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Ấn Độ vào cuối năm nay. Việt Nam sẽ sử dụng số tiền này để mua 4 tàu tuần tra của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ đà thiết lập mối quan hệ chiến lược bao gồm cả việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, đào tạo các sỹ quan trẻ cho quân đội Việt Nam và thường xuyên thăm viếng lẫn nhau. Tuy nhiên, đây là một cơ hội hiếm có khi Ấn Độ đề nghị một gói tín dụng liên quan đến thiết bị quốc phòng trong thời điểm hiện nay. Thông thường với các nuóc láng giềng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ thì nước này mới đưa ra đề nghị cho vay tín dụng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng mà Mauritius là một ví dụ điển hình. Chính phủ Ấn Độ muốn coi gói tín dụng này là động thái tích cực nhằm tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Trước đây Ấn Độ đã đồng ý cấp cho Việt Nam gói tín dụng trị giá 45 triệu USD để xây dựng dự án điện (Hydel) do công ty BHEL thực hiện, đề nghị cấp siêu máy tính Param cho Việt Nam.

Ấn Độ đang tăng cường quan hệ an ninh với tất cả các nước nằm ngoài sườn phía Đông như là một phần của chính sách hướng Đông. Ấn Độ và lực lượng hải quân của một số nước Đông Nam Á đã hợp tác với hàng loạt các cuộc tập trận chung. Hải quân Ấn Độ cũng có các cuộc tập trận, tuần tra chung với đối tác Thái Lan, Singapore và Nhật Bản. Bên cạch các cuộc tập trận hải quân Malabar (Mỹ-Ấn Độ), Ấn Độ và Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận hải quân tháng 6/2012. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Nhật Bản tháng 5/2013, hai nước đã đồng ý tăng cường các cuộc tập trận chung Ấn-Nhật một cách thường xuyên.

Quan hệ kinh tế

Quan hệ kinh tế hai nước cũng đã được mở rộng. Nhiều nhà đầu tư của Ấn Độ đang vào Việt Nam. Thương mại song phương đã tăng lên mức 6 tỷ USD trong năm 2012-2013. Cả hai nước mong muốn đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015. Các công ty của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam khoảng 936 triệu USD trong 86 dự án thuộc các lĩnh vực khai thác dầu khí, than, xây dựng nhà máy đường, công nghệ thông tin, nông nghiệp v.v..Việt Nam đã có nhiều lời đề nghị, mời gọi đầu tư liên quan đến lĩnh vực thương mại và đầu tư. Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Ấn Độ tham gia đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khai thác dầu khí, điện, khoa học công nghệ, nông nghiệp. Một dự an điên hình là tập đoàn TATA thắng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phủ 2 với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD ở Sóc Trăng. Ấn Độ đã chuyển từ vị trí thứ 40 lên vị trí thứ 12 về các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ năm 2012 sẽ cho phép Bank of India và Indian Overseas Bank nâng cấp văn phòng đại diện của họ ở Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 2/2003 và tháng 3/2008 lên thành ngân hàng chi nhánh trong tương lai…

Về phía mình, các nhà đầu tư Việt Nam đã trở nên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trung bình giá trị mỗi dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tính đến ngày 28/2/2010 là khoảng 17,50 triệu USD, song chỉ có một dự án nhỏ của Việt Nam tại Ấn Độ trong hai thập niên qua. Các nhà đầu tư Việt Nam có lợi thế đầu tư trong các dự án thủy điện nhỏ trong khi Ấn Độ cần thêm các nguồn năng lượng, trong đó có thủy điện.

 Trao đi văn hoá

Hai nước đã hợp tác mạnh mẽ trong việc xây dựng khả năng và phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam đà tham gia một cách tích cực các chương trình đào tạo thuộc chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật của Ấn Độ. Hiện nay, có khoảng 150 suất học bổng ITEC mà Ấn Độ dành cho Việt Nam hàng năm cùng với 16 học bổng thuộc Kế hoạch học bổng văn hóa chung (GCSS), 14 học bổng của Chương trình trao đổi giáo dục (EEP) 10 học bổng theo Chương trình học bổng MGC. Ấn Độ đã thành lập trung tâm công nghệ cao Ấn-Việt giá trị 2 triệu USD (ARC-ICT) ở Hà nội và đang cung cấp một siêu máy tính PARAM đa dụng.

Tầm quan trọng của tăng trưởng châu Á

Châu Á đã trở thành trung tâm thu hút, là động lực cho sự phục hồi kinh tế và tăng trưởng của thế giới. Bất chấp suy giảm của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế châu Á vẫn tăng trưởng mạnh, với mức trung bình năm 2012 đạt 7,6%. Một đặc điểm cần chú ý về sự tăng trưởng của châu Á là chú nghĩa khu vực đang nổi lên. Có tổng cộng khoảng 76 thoả thuận về thương mại tự do và châu Á-Thái Bình Dương dẫn dắt sự hội nhập kinh tế thế giới trong bối cảnh các vòng đàm phán Doha tiến triển chậm. Trong thời gian tới, số hiệp định thương mại tự do và các loại hình kết nối kinh tế khác sè tiếp tục tăng. Ví dụ cùng với quá trình hình thành cộng đồng ASEAN, sẽ xuất hiện đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực thương mại tự do Đônng Á, sự gắn kết về kinh tế được thúc đẩy giữa các nước ASEAN với Mỹ, hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Mối quan hệ trong ASEM, APEC hiện đã được mở rộng sang các lĩnh vực phi truyền thống.

Mặc dù đã có những bước tiến dài và ấn tượng song tiềm năng của châu Á còn rất lớn và có thể nắm lấy nhiều cơ hội hơn. Những sáng kiến liên khu vực như kết nối Sáng kiến khu vực sông Mekong-sông Hằng với quan hệ giữa các nước ASEAN và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) là những lĩnh vực mà trong đó Ấn Độ giúp đỡ một cách có hiệu quả, như hợp tác tiểu vùng sông Mekong mà Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc là một phần của dự án, và những sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông trên biển và đất liền. Nhận thức được sự can dự của Ấn Độ đối với các nước ASEAN cả về chính trị và kinh tế, với tư cách là một thành viên năng động và có trách nhiệm trong ASEAN, Việt Nam đang đi đầu trong việc hợp tác giữa Ấn Độ với ASEAN. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, được thiết lập năm 2007, đã xác định rất rõ các trụ cột trong hợp tác, gồm chính trị, an ninh- quốc phòng, kinh tế- thương mại, tăng cường đầu tư và thương mại, hợp tác khoa học công nghệ, văn hóa kỹ thuật, và hợp tác tại các diễn đàn khu vực và đa phương.

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011, cả Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí những bước đi và mục đích cụ thể nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

Các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã được dự kiến nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương Việt-Ấn. Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Kapil Sibal đã thăm Việt Nam tháng 6/2013 và đạt được số thoả thuận với các đối tác Việt Nam. Trong những năm sắp tới, Việt Nam sẽ chọn lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) làm nền tảng cơ bản cho mô hình phát triển mới. Việt Nam coi Ấn Độ là một cường quốc về IT trên thế giới có thể giúp đỡ và ủng hộ mình. Việt Nam và Ấn Độ nên thành lập Dự an liên doanh về lĩnh vực IT để tạo điều kiện sử dụng những ưu thế trong lĩnh vực phần mền của Ấn Độ và phần cứng của Việt Nam.

Kết luận

Có thể thấy Việt Nam đang tăng cường thúc đẩy uan hệ với các cương quốc bên ngoài khu vực một cách thận trọng và chắc chắn. Một yếu tố quan trọng nhất hiện nay, bên cạnh nhu cầu về kinh tế, nhân tố đang định hướng cho chính sách đối ngoại của Việt Nam, là những tính toán mang tính chiến lược.

Câu hỏi vẫn chưa có lời đáp là: Liệu Ấn Độ đã sẵn sàng đảm nhận vai trò “nhân tố cân bằng khu vực” hay vẫn thích núp dưới chiến lược “chính sách không muốn mạo hiểm” khi đối phó với Trung Quốc? Với sự ủng hộ của Mỹ và đáp ứng những mong đợi từ các nước châu Á khác (trừ Trung Quốc), Ấn Độ nên nắm vai trò lãnh đạo trong các vấn đề châu Á. Không ai đề nghị Ấn Độ phải lãnh đạo hoặc tham gia một mặt trận chống Trung Quốc, song là một bên tham gia quan trọng, Ấ Độ không thể né tránh trách nhiệm để chứng kiến hòa bình và trật tự được duy trì tại châu Á bởi chính sách tích cực của mình./.

Nguồn: http://basam.info/2013/09/06/2016-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-nam-an-do/

1 nhận xét:

  1. Một khi quân đội VN có đầy đủ thực lực và sức mạnh thì sẽ tái chiếm những đảo đã bị chiếm đóng trái phép và thu hồi đảo hoàng sa trở lại cho VN...

    Trả lờiXóa